Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SKKN Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào bài “Thực hành Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 48 trang )

Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu:
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1 Tìm hiểu chung về giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ
trong phân môn Tự nhiên và Xã hội:
1.1.1 Về môi trường:
1.1.2 Về kĩ năng sống:
1.1.3 Về sử dụng NLTK&HQ:
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1 Nhận thức về giáo dục BVMT, giáo dục KNS, SDNLTK&HQ
của giáo viên và ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp của học sinh:
2.1.1 Về mặt nhận thức của giáo viên:
2.1.2 Nhận thức của HS về việc giữ gìn trường học sạch đẹp:
3. VÀI BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KHI DẠY BÀI: “THỰC HÀNH:
GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP” CÓ LỒNG GHÉP GDBVMT,
GDKNS, GDSDNLTK&HQ:
3.1 Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học:
3.2 Biện pháp thứ 2: Nghiên cứu, trang bị cho bản thân những kiến
thức cần thiết về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp và hình thức
của GDBVMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ qua bài “Thực hành:
Giữ trường học sạch, đẹp”:
3
5
5
5


5
5
9
13
17
17
17
20
24
24
25
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
3.3 Biện pháp thứ 3: Quy trình một tiết dạy có lồng ghép GDBVMT,
GDKNS, GDSDNLTK&HQ:
4. ỨNG DỤNG VÀO BÀI DẠY:
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
KẾT LUẬN
36
38
45
46
47
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng đất nước ta đang ngày một phát triển, ngày một
chuyển mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đó là niềm tự hào chung

của cả dân tộc. Riêng tỉnh Bình Dương sau mười lăm năm tái lập có những bước
phát triển đột phá về nhiều mặt. Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao,
kinh tế đảm bảo, thu hút rất nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh. Vì vậy dân
số ngày càng tăng nhanh theo sự phát triển chung của tỉnh nhà. Song bên cạnh đó,
chúng ta có thể nhận thấy rằng việc ý thức bảo vệ môi trường cũng như sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả của người dân nói chung còn rất nhiều hạn chế.
Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào tình trạng hút thuốc trong học đường, xả
rác bừa bãi, sử dụng điện, nước lãng phí… Ngay trong những trường đại học lớn,
dù đã có những thùng rác phân loại nhưng rất ít người có ý thức phân loại rác.
Thậm chí, bên cạnh thùng rác vẫn chỏng chơ rác thải đó là sản phẩm của những
người ngại lại gần thùng rác. Bên cạnh các bến xe buýt gần trường học, trước cổng
trường vẫn thấy rác xả bừa bãi, điển hình là những tờ quảng cáo, túi ni-lông, giấy
gói thức ăn…
Tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí không phải là điều hiếm gặp. Ở không
ít nơi, các thiết bị chiếu sáng, quạt, điều hòa nhiệt độ được sử dụng một cách “vô
tội vạ”. Thiết bị điện không được tắt sau khi sử dụng, nước được xả thoải mái,
giấy cũng bị phung phí. Cộng đồng trường học vẫn chưa có thói quen dùng loại
“giấy một mặt”, cũng chưa có thói quen dùng các thiết bị công nghệ như gửi mail,
thay cho giấy…
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giáo dục kĩ năng sống (GDKNS), giáo
dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(SDNLTK&HQ) cho học sinh là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là ở bậc tiểu
học, vì bậc tiểu học là bậc nền móng, là bậc học phổ cập của hệ thống giáo dục
quốc dân. Hàng triệu trẻ em ở bậc tiểu học một khi đã được trang bị đầy đủ hành
trang, kiến thức về BVMT, SDNLTK&HQ sẽ là một lực lượng hùng hậu trong
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
mọi hoạt động tuyên truyền cải thiện môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên của xã hội nói riêng. Bên cạnh đó học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi
phát triển và định hình về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết, những vốn kiến thức

về BVMT, SDNLTK&HQ của các em sẽ dễ dàng để lại dấu ấn sâu sắc, khó phai
trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặt khác trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động nếu
không được giáo dục sẽ dẫn đến hành động phá hoại môi trường, lãng phí nguồn
năng lượng một cách vô ý thức. Điều này sẽ làm giảm đi một số kĩ năng tốt cần
thiết trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy làm thế nào để hình thành cho các em
những tri thức, những hành vi, thái độ cư xử đúng với MT, NLTK&HQ là vấn đề
cấp thiết đồng thời có ý nghĩa chiến lược lâu dài của xã hội.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới các
phương pháp giáo dục, giáo dục lồng ghép tích hợp các nội dung như giáo dục
BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào các môn học đối với học sinh
tiểu học. Ba nội dung giáo dục này thật sự cần thiết và ít nhiều chúng cũng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau (Kĩ năng sống giúp các em có những kĩ năng cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày của con người, làm chủ bản thân và ứng phó tích cực
với các tình huống trong cuộc sống … để có thể góp phần BVMT, SDTKNL&HQ).
Chính vì vậy nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này
trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Bởi vì các
thầy cô giáo là những tấm gương rất thuyết phục, hằng ngày tiếp xúc với học sinh
là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc… Một lời nói của thầy cô có thể
tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng đặc
biệt là đối với học sinh tiểu học các em rất biết nghe lời và tin tưởng tuyệt đối vào
thầy cô của mình.
Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi luôn học hỏi, tham khảo tài liệu tìm
ra những phương pháp, những hình thức tổ chức giờ học sao cho có hiệu quả nhất
để lồng ghép giáo dục cho các em về ý thức BVMT, SDNLTK&HQ và rèn cho
các em những thói quen, những kĩ năng sống tốt cho bản thân trong cuộc sống
hằng ngày, điều này thể hiện cụ thể qua bài viết: “Vài biện pháp lồng ghép ba
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ vào bài:
Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp – Môn tự nhiên và xã hội lớp 2 ”.

2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục
TKNL&HQ vào bài:“Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” môn Tự nhiên và Xã
hội cho học sinh lớp 2.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu lý thuyết về những vấn đề có liên quan đến ba nội dung giáo dục, hệ
thống hóa những vấn đề có liên quan để xây dựng và trình bày nội dung nghiên
cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Bám sát mục tiêu bài học. Tìm hiểu thực tế tình trạng môi trường, nguồn năng
lượng, tham gia quan sát nhằm tìm hiểu kinh nghiệm. Lựa chọn, sử dụng các hình
thức tổ chức dạy học phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh. Trang bị cho
mình vốn kiến thức đầy đủ để có thể truyền tải đến các em một cách có hiệu quả
nhất ba nội dung giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tìm hiểu chung về giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ trong phân
môn Tự nhiên và Xã hội.
1.1.1 Về môi trường:
a) Khái niệm:
Môi trường và BVMT đã và đang là vấn đề được cả thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. MT có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền
vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và
tồn tại xung quanh chúng ta. Có nhiều quan niệm về MT:
- Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có
tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh
vật.
- Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ

vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật.
- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính
trị, đạo đức văn hóa, lịch sử và mĩ học.
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường
xã hội:
- Môi trường thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hóa học,
sinh học… tồn tại ngoài ý muốn của con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định… nhằm hướng các hoạt động của con
người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con
người.
b) Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
loài người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
Quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý
thức của con người.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát
triển bền vững đất nước.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi
trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
GDBVMT còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của
đất nước.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ

vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác GDBVMT phù
hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
c) Mục tiêu giáo dục BVMT trong môn tự nhiên xã hội:
Giáo dục BVMT qua môn Tự nhiên xã hội nhằm đạt được mục tiêu:
Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( đất, nước, cây cối, con vật,
Mặt trời, Trái đất,…).
- Biết và kể được một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
- Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến sức khỏe
của con người.
- Biết được một số biện pháp BVMT.
Kĩ năng, hành vi:
- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của con người.
- Tham gia một số hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi.
- Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia BVMT.
Thái độ, tình cảm:
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho
cây cối, con vật và con người.
- Có thái độ tích cực đối với việc BVMT; phê phán các hành động phá hoại
môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
d) Các mức độ tích hợp GDMT trong môn tự nhiện và xã hội:
+ Mức độ toàn phần:
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung
bài học. Như vậy là cũng góp phần giáo dục các em một cách tự nhiên về ý thức
BVMT.
+ Mức độ bộ phận:
- Khi dạy các bài tích hợp bộ phận giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học

Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Xác định nội dung GDMT có thể tích hợp vào bài học.
- Nội dung GDMT có thể tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào
trong quá trình tổ chức dạy học?
- Khi tổ chức dạy học giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn, đồng thời lưu ý giúp học
sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến
giáo dục BVMT. Khi dạy tích hợp GDMT phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, đạt mục
tiêu của bài học theo yêu cầu của bộ môn và mục tiêu giáo dục BVMT, không gò
ép nội dung không liên quan đến GDMT.
+ Mức độ liên hệ:
- Khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần có ý thức chuẩn bị nội dung tích hợp và
những vấn đề gợi mở, liên hệ và giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường,
tiến tới trang bị cho các em kĩ năng sống và học tập thích ứng với sự phát triển
bền vững.
- Đối với những bài lồng ghép ở mức độ này, khi tổ chức các hoạt động dạy
học, giáo viên vẫn phải lưu ý sao cho các hoạt động dạy học phù hợp với hình
thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời chú ý hướng dẫn
học sinh liên hệ, mở rộng nội dung theo hướng liên hệ giáo dục BVMT một cách
tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với
đặc trưng bộ môn.
e) Nội dung của giáo dục BVMT trong môn tự nhiên và xã hội lớp 2:
- Chủ đề con người và sức khỏe: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa
môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ
sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- Chủ đề Xã hội: Gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị, trang bị cho học sinh
những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người
và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc
sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có

ý thức với hành vi môi trường của mình.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Chủ đề Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con
vật và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ
chúng.
1.1.2 Về kĩ năng sống:
a) Khái niệm:
Thuật ngữ kĩ năng sống KNS bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông
Việt Nam từ những năm 1955-1996, thông qua các dự án giáo dục KNS để bảo vệ
sức khỏe phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường.
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những
cách khác nhau.
- Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo
dục của Liên hiệp quốc viết tắt là UNESCO)
- Có quan niệm coi KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có
cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Tổ chức y tế thế giới ( viết tắt là WHO) coi KNS
là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng
trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người
khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống
hàng ngày.
 Có thể hiểu rằng: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lí – xã hội của con
người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình
huống và giao tiếp có hiệu quả.
b)Ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường:
+ KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội.
- KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,
hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
- GDKNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao

chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu và quyền con người, quyền công dân
được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
+ Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
- Vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, nếu không có KNS
các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và
đất nước.
+ Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông:
- Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
xã hội.
- Giáo dục KNS cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các
em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó tích cực phù hợp trước các tình huống của cuộc sống,
rõ ràng là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD phổ thông.
+ Giáo dục KNS trong nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới:
- Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa KNS vào
nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chính khóa.
- Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình thức:
KNS là một môn học riêng biệt.
KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
c) Khả năng Giáo dục KNS trong môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.
Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học ( lớp 1,2,3) là một môn học giúp HS có
một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện
tượng đơn giản trong TN – XH.
Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như quan
sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các

sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho
bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái
độ thân thiện với thiên nhiên.
- Vì vậy môn TN – XH ở Tiểu học là một trong những môn học phù hợp để
GV có thể giáo dục KNS cho các em học sinh.
- Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về TN – XH, việc giáo dục KNS
qua môn TN – XH sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn
học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có
thể ứng xử hiệu quả các tình huống trong cuộc sống.
d) Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Tự nhiên và Xã hội:
Giáo dục KNS trong môn TN – XH giúp HS:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe,
ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ
trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội.
- Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận
xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH.
- Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực, Tự
nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc
sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công
cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường.
e) Nội dung giáo dục KNS trong môn TN-XH:
+ Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn Tự nhiên và Xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được
mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; Biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở
nhà, ở trường và ở cộng đồng.
- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: Rửa mặt, đánh răng,
tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh

cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường,
ở nơi công cộng.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của
bản thân; để ứng dụng phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng để bảo vệ
môi trường.
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường và nói
lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; Không tham gia vào
những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện
công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống
một cách tích cực.
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây
dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, với
những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ
lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời
nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải
quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo.
f) Một số phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực để GDKNS trong môn TNXH.
- PP/KT động não, quan sát, thí nghiệm, đóng vai, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ
thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật “ Hỏi và trả
lời”, kĩ thuật giao nhiệm vụ,…
 KT khăn trải bàn: HS được chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm
sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần

xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy theo số thành viên của nhóm
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về 1 vấn đề nào đó mà
giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh của khăn trải bàn trước mặt mình.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Sau đó thảo luận nhóm tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa
khăn trải bàn.
1.1.3 Về Giáo dục SDNLTK&HQ:
a) Khái niệm:
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả: “sử dụng NLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lý,
nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của
các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng
cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”
Ta có thể hiểu SDNLTK&HQ nghĩa là giảm bớt số NL sử dụng bằng cách loại
bỏ việc tiêu thụ NL lãng phí không cần thiết và không đúng cách. Điều đó còn có
nghĩa là sử dụng NL phù hợp với mục đích sử dụng, không lãng phí, sử dụng
những thiết bị ít tiêu hao NL; Sử dụng NL hiệu quả có nghĩa là giảm mức tiêu thụ
NL cho cùng một nhu cầu, một công việc hoặc cùng một đơn vị sản phẩm.
Bằng việc tiết kiệm NL, nâng cao hiệu quả sử dụng NL, các cá nhân, hộ gia
đình, tập thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời góp
phần tiết kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.
b) Thế nào là SDNLTK&HQ và sự cần thiết phải SDNLTK&HQ:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: Sử dụng hợp lý, giảm hao phí trong quá trình sử
dụng.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: Đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần thiết
với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
+ Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng:

- Các nguồn tài nguyên năng lượng đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt.
- Những vấn đề môi trường gây ra do hoạt động của con người, trong đó việc
khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch đóng
góp phần chủ yếu.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đóng góp vào thực hiện các nguyên
tắc phát triển bền vững của trái đất cũng như của mỗi quốc gia.
c) Sự cần thiết phải giáo dục SDNLTK&HQ:
Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc sử dụng năng
lượng và hiệu quả của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên sự
cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và hủy hoại môi trường sinh thái. Do
vậy, cần thiết giáo dục cho mọi người biết về năng lượng, tầm quan trọng của việc
SDNLTK&HQ trong sự phát triển bền vững.
d) Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ:
Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội nhằm giúp học sinh một
số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Năng lượng, năng lượng sạch.
- Các nguồn năng lượng như: Mặt trời, gió, nước, điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt
và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất.
- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền
vững.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong đời sống hàng ngày.
e) Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn
toàn với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài

câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ
trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung,
liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ.
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình,
SGK cho thấy mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội có thể ở cả 3 mức độ tích
hợp là toàn phần, bộ phận và liên hệ.
f) Hình thức, phương pháp và cách dạy dạng bài tích hợp giáo dục sử dụng
NLTK&HQ.
+ Hình thức:
Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học
trong lớp và ngoài lớp. Tuy nhiên, do học sinh tiểu học còn nhỏ hơn nữa thời gian
dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên
hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ
chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo
viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá
ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc
quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
+ Phương pháp:
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học.
Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp
dạy học bộ môn. Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục
SDNLTK&HQ đạt hiệu quả.
- Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế:
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng
tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi.
Khi giáo dục SDNLTK&HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể

tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
- Phương pháp thảo luận:
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về
năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Phương pháp đóng vai:
Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và
củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ. Do đó cần thiết kế những “kịch bản”
về SDNLTK&HQ có nội dung gắn với cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng
đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
+ Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả:


Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận:
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ
nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ
cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục
tiêu giáo dục SDNLTK&HQ vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định
nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì; thông qua
hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục
SDNLTK&HQ đạt hiệu quả.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng
theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu
sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ
nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học.

Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ:

Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được
nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các
kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp. Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề
gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng
sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng
theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục sử dụng
NLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành
động của học sinh. Tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện
mục tiêu của bài học.
- Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần:
Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các
hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu của bộ môn và đạt được mục tiêu
của bài học.
2. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
Vận dụng những hiểu biết qua quá trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến
GDBVMT, GDKNS, GDNLTK&HQ tôi tiến hành đi vào tìm hiểu những thông tin
cần thiết phục vụ tốt cho bài dạy của mình. Đầu tiên tôi tiến hành tìm hiểu nhận
thức của giáo viên về ba loại hình giáo dục, tìm hiểu ý thức của học sinh về việc
giữ gìn trường học sạch đẹp. Để từ đó rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn cho
quá trình dạy học.
2.1 Nhận thức giáo dục BVMT, giáo dục KNS, SDNLTK&HQ của giáo viên
và ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp của học sinh:
2.1.1 Về mặt nhận thức của giáo viên:
Để tìm hiểu nhận thức về các vấn đề trên tôi đã tiến hành điều tra 8 giáo viên
chia đều ở các tổ ( Tổ hành chánh: 1 giáo viên - tổ lớp 2: 2 giáo viên - Tổ lớp 2,3: 2
giáo viên - tổ lớp 4,5: 2 giáo viên – tổ bộ môn 1 giáo viên). Kết quả thu được như

sau:
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
+ Khái niệm về 3 hình thức giáo dục: Đa số giáo viên có nhận thức hết sức đúng
đắn về MT, KNS và SDNLTK&HQ.
+ Về vị trí và tầm quan trọng của việc GDMT, GDKNS và SDNLTK&HQ: Qua
điều tra tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên đều đồng ý nhận định:“Việc
GDMT, GDKNS và SDNLTK&HQ đặt ra ở cấp tiểu học là rất cần thiết”. Vài ý
kiến cho rằng:
 Ý kiến thứ nhất của thầy Trương Văn Tiến – Phó Hiệu trưởng nhà trường:
“Trong quá trình giảng dạy thực hiện theo quyết định số 16 của BGDĐT- Chuẩn
kiến thức kĩ năng. Đây là các mạch kiến thức theo quy định, truyền thụ những kiến
thức này đến với học sinh là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Chính vì lẽ đó năm học
2007-2008 BGDĐT đã đưa nội dung lồng ghép tích hợp GDBVMT vào bài học,
năm 2010-2011 tiếp tục thực hiện lồng ghép tích hợp GDKNS, năm 2011-2012
lồng ghép tích hợp GDSDNLTK&HQ, trong thời gian 4 năm thực hiện việc tích
hợp lồng ghép các nội dung trên vào bài học để giáo dục học sinh bản thân tôi
thấy việc tích hợp các nội dung để giáo dục học sinh là rất cần thiết và hợp lý.
Đối với học sinh tiểu học sự tiếp thu và nhận thức về BVMT, KNS, sử dụng
LNTK&HQ của các em còn hạn hẹp, việc lồng ghép ba nội dung giáo dục sẽ
khắc sâu kiến thức cho học sinh. Hình thành cho các em biết giữ vệ sinh môi
trường xung quanh nhà ở và nơi công cộng, hình thành cho học sinh kĩ năng phán
đoán xác định được những việc nào đúng, sai, việc nào nên làm và việc nào không
nên làm. Trong cuộc sống cần phải biết sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng
sao cho có hiệu quả.
Tuy ba nội dung tích hợp này đưa vào từng năm học khác nhau nhưng nội dung
giáo dục có liên quan chặt chẽ với nhau đều hình thành cho học sinh thói quen, kĩ
năng, hành vi và thái độ đúng. Chính vì lẽ đó nên bản thân tôi rất đồng tình với
những nội dung này”.
 Ý kiến thứ hai của cô Nguyễn Thị Hát – Giáo viên lớp 5D cho rằng:

“Theo tôi ba nội dung GDMT, GDKNS và GDSDNLTK&HQ là vòng xoay hai
chiều của một tam giác.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
GDKNS
GDMT GDSDNLTK&HQ

Điều đó có nghĩa là: Con người tồn tại trong MTTN được chính MTTN phục vụ
cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa thích sử dụng các yếu tố MT để đáp ứng
cho nhu cầu của bản thân nhưng trong thực tế có mấy ai khi sử dụng mà nghĩ rằng
các yếu tố này chỉ có giới hạn? Để sử dụng được lâu dài cần có biện pháp khai
thác, sử dụng đi đôi với tiết kiệm. Tiết kiệm làm gì? Tiết kiệm như thế nào? Phụ
thuộc hoàn toàn vào cách nghĩ, cách làm và cách sống của từng người.
Vẫn biết lòng tham của con người khó mà kiểm soát được nhưng nếu ngay từ
nhỏ được trao dồi những hiểu biết về tác hại của hành động thiếu ý thức từ phía
con người đối với môi trường thiên nhiên thì con người sẽ gánh chịu những điều
khủng khiếp đến từ thiên nhiên. Lúc đó bản thân ở trẻ sẽ hình thành dần ý thức
BVMT. Biết BVMT là biết những sản phẩm có trong MT cần sử dụng một cách tiết
kiệm và hiệu quả. Tạo được kĩ năng sống tốt, sống đẹp vì bản thân, vì xã hội.
Không những vậy theo tôi trẻ còn là phương tiện thông tin tuyên truyền và thực
thi “xét xử” những hành động của người lớn có giá trị cao nhất. Chính vì vậy ba
nội dung giáo dục này rất cần thiết được vận dụng vào chương trình giáo dục ở
tiểu học và các môi trường giáo dục khác”.
Những ý kiến trên là dấu hiệu đáng mừng cho quá trình giáo dục, từ những
nhận thức hết sức nghiêm túc và đúng đắn của giáo viên tạo động lực cho sự tìm
tòi, học hỏi: Làm thế nào để có thể áp dụng giáo dục vào bài dạy một cách tốt nhất
cho học sinh cảm nhận được sự cần thết phải BVMT, SDNLTK&HQ. Hình thành
ở các em những thói quen hành vi tốt, những kĩ năng sống tốt, cần thiết cho cuộc
sống thường ngày.
+ Về hình thức GDMT, GDKNS và SDNLTK&HQ:

Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Giáo dục BVMT, GDKNS và SDNLTK&HQ không phải chỉ tổ chức dạy học
trên lớp là đủ mà phần lớn giáo viên cho rằng có thể được thực hiện thông qua
nhiều con đường khác nhau như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các
hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động dạy học ngoài lớp, các hoạt động vui
chơi, ngoại khóa. Điều đáng phấn khởi là 88% giáo viên được thăm dò ý kiến cho
rằng môn TN-XH có nhiều khả năng giáo dục BVMT và SDNLTK&HQ vì bản
thân môn TN-XH lớp 1,2,3 hay khoa học ở lớp 4,5 có liên quan nhiều đến GDMT,
GDSDNLTK&HQ.
Nếu chúng ta biết vận dụng đúng và hiệu quả các phương pháp và hình thức
dạy học để giáo dục BVMT, GDKNS và SDNLTK&HQ qua môn TN-XH chẳng
những giúp học sinh mở rộng mà còn củng cố được kiến thức về TN-XH, giáo dục
tình yêu quê hương đất nước, lôi cuốn, phát huy tính tích cực tự giác tìm tòi, khám
phá của học sinh trong giờ học. Ngoài ra tạo được sự chuyển biến về nhận thức,
thái độ, hành vi của học sinh đối với việc BVMT, và SDNLTK&HQ. Các em sẽ
quan tâm hơn những thông tin về môi trường, sau đó tỏ ra bất bình trước những
hành động làm tổn hại đến môi trường, lãng phí năng lượng đồng thời có những
hành vi BVMT, SDNLTK&HQ như: Tham gia vệ sinh trường lớp, biết chăm sóc
bảo vệ cây, không vứt rác bừa bãi, biết tiết kiệm nguồn nước, xăng dầu, điện thắp
sáng. Hình thành ở các kĩ năng tốt như tự nhận thức về bản thân biết được những
hành động nên và không nên làm để BVMT, kĩ năng hợp tác cùng nhau hoàn thành
tốt công việc
2.1.2 Nhận thức của học sinh về việc giữ gìn trường học sạch đẹp:
Sau khi tìm hiểu nhận thức của giáo viên về GDMT, GDKNS và SDNLTK&HQ.
Để hoàn thành tốt bài giảng của mình (Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp) tôi
cũng đã tiến hành điều tra tìm hiểu về ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp của các
em. Thông qua đó có thể tìm hiểu thêm về việc BVMT, SDNLTK&HQ bằng phiếu
điều tra với hệ thống các câu hỏi như sau:
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ

vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌM HIỂU Ý THỨC CỦA HỌC SINH
VỀ GIỮ GÌN TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
( Ý thức BVMT, SDNLTK&HQ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1. Khi thấy một bạn đang hái hoa phượng trong sân trường em sẽ làm gì?
a. Bảo bạn hái nhiều hơn nữa vì hoa phượng rất đẹp.
b. Em đến hái hoa cùng bạn.
c. Khuyên bạn không nên hái hoa, vì hoa phượng mang lại vẻ đẹp cho sân
trường.
d. Rủ các bạn khác cùng đến hái hoa.
Câu 2. Khi thấy một mẩu giấy vứt ngay cửa lớp em sẽ làm gì?
a. Xem như không thấy em không quan tâm đến mẩu giấy đó.
b. Nhặt mang bỏ vào sọt rác cho lớp học được sạch sẽ hơn.
c. Không nhặt vì rác đó không phải em vứt.
d. Mách cô vì các bạn làm trực nhật lớp chưa sạch.
Câu 3. Em thường vứt rác ở đâu?
a. Trong sọt rác.
b. Vứt ngay ra sân trường.
c. Vứt trong hộc bàn hoặc ra ngoài cửa sổ lớp học
d. Có thể vứt rác vào sọt rác, vứt ra sân trường, vứt vào hộc bàn và vứt ra
ngoài cửa sổ lớp học đều được.
Câu 4. Em thường đi vệ sinh ở đâu?
a. Phía sau các phòng học.
b. Chỗ không có người nhìn thấy.
c. Ở nhà vệ sinh.
d. Ở sau các bụi cây.
Câu 5 Em thích làm những công việc gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?

a. Tham gia quét dọn, làm vệ sinh trường lớp, tham gia trồng cây và chăm
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
sóc cây xanh trong sân trường.
b. Vứt rác, đi vệ sinh nơi nào tùy ý.
c. Em không thích quét dọn hay trồng cây, tưới cây vì làm việc nhiều sẽ bị
mệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
d. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 6. Khi vào nhà vệ sinh, em trông thấy có một vòi nước vẫn đang chảy vì ai
đó quên không khóa lại em sẽ làm gì?
a. Em vẫn để nguyên vậy rồi đi về lớp.
b. Cứ để vòi nước chảy cho sạch nhà vệ sinh.
c. Em khóa vòi nước lại và nói với cô để cô nhắc nhở các bạn.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 7. Khi thấy một vòi nước ở nhà vệ sinh hay hệ thống nước nào trong trường
bị hư làm nước cứ chảy rỉ hoài em sẽ làm gì?
a. Sẽ rửa tay ở chỗ nước chảy đó.
b. Rủ các bạn đến nghịch nước.
c. Hứng lấy chỗ nước ấy để rửa tay hoặc tưới hoa trong sân trường.
d. Báo với thầy cô sửa lại chỗ vòi nước hư đó để tránh lãng phí nước.
Câu 8 Em thường tưới hoa bằng cách nào?
a. Dùng vòi phun tưới hoa.
b. Dùng xô, thùng đựng nước rồi lấy ca múc nước tưới hoa.
c. 2 ý trên đều đúng.
Câu 9 Em sẽ là gì nếu vườn cây thuốc nam trong trường mọc đầy cỏ dại?
a. Em sẽ gọi các bạn nhổ hết cỏ đi.
b. Em không nhổ được vì nó sẽ làm tay em bị bẩn.
c. Em cùng các bạn nhổ hết cỏ để cây mau lớn.
d. Em không tán thành với 3 ý kiến trên.
Câu 10. Em cảm thấy thế nào khi được cùng các bạn tham gia tham gia vào việc

lao động vệ sinh trường lớp?
a. Em cảm thấy rất mệt khi phải làm những công việc đó.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
b. Em không thích vì nó làm em bẩn tay chân và lấm lem cả quần áo.
c. Em rất vui vì đã góp phần làm cho trường lớp mình thêm sạch đẹp.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Kết quả thu được như sau:
TSHS Đạt 9-10 câu Đạt 7-8 câu Đạt 5-6 câu Dưới 5 câu

39
TS % TS % TS % TS %
9 23,1 11 28,2 11 38,5 4 10,2
Qua kết quả điều tra cho thấy số học sinh có ý thức về việc BVMT và giữ gìn
trường học sạch đẹp chiếm tỉ lệ không cao (khá -tốt: chiếm 51.3% ; Trung bình:
chiếm 38%; học sinh chưa nhận thức tốt: chiếm 10,2%).
Đây cũng chỉ là con số khảo sát, thực tế theo quan sát hằng ngày cho thấy ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh còn rất thấp, mặc dù đã được các thầy
cô nhắc nhở, bản thân hiểu rõ những việc cần làm như: rác phải bỏ vào sọt rác, đi
vệ sinh phải đúng nơi quy định… nhưng các em vẫn chưa có thói quen thực hiện
hành vi đúng, trong lúc vui chơi vẫn ung dung vứt rác ra sân trường, chưa tự giác
giữ gìn vệ sinh chung trong và ngoài lớp học, nghịch nước trong nhà vệ sinh…
Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa những biện pháp giáo dục,
tạo sự ảnh hưởng sâu sắc đến các em giúp các em ý thức cao hơn và hình thành
hành vi thói quen tốt với việc BVMT và SDNLTK&HQ.
Từ những nghiên cứu ban đầu cho thấy thực trạng về ý thức BVMT, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước thực tế lớp tôi gặp phải những thuận lợi và khó
khăn như sau:
+ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của hướng dẫn BGH, tạo điều kiện để giáo viên có thể nâng

cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNS, GDBVMT, SDNLTK&HQ
qua các buổi học chuyên đề.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
Hỗ trợ tối đa về tranh ảnh, tài liệu, thông tin phục vụ cho tiết dạy có lồng ghép
những nội dung giáo dục BVMT, GDKNS, SDNLTK&HQ.
Ý thức về BVMT, SDNLTK&HQ của giáo viên trong nhà trường khá cao. Sẵn
sàng hỗ trợ và chia sẽ những hiểu biết của mình với đồng nghiệp khi gặp khó khăn
trong giảng dạy.
+ Khó khăn:
Trường Tiểu học Tân Định nơi tôi đang công tác là một trường nằm ở phía bắc
huyện Tân Uyên. Thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của huyện, hầu hết các em học
sinh lớp tôi là con của các gia đình lao động nghèo, trình độ dân trí thấp nên các
em chưa có điều kiện mở mang kiến thức từ phía gia đình, trong đó có kiến thức về
BVMT và SDNLTK&HQ, việc học tập của các em dường như phó mặc cho nhà
trường. Các em không được sự rèn luyện thêm từ phía gia đình nên kết quả học tập
còn chưa cao, ý thức về việc BVMT, SDNLTK&HQ cũng còn nhiều hạn chế, đa
số các em chưa có thói quen tốt trong việc BVMT giữ gìn trường học sạch đẹp. Đó
thực sự là một khó khăn lớn trong quá trình giáo dục.
3. VÀI BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KHI DẠY BÀI: “THỰC HÀNH: GIỮ
TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP” CÓ LỒNG GHÉP GDBVMT, GDKNS, GD
SDNLTK&HQ.
Xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS, GDBVMT, SDNLTK&HQ,
hiểu được những thuận lợi và khó khăn thực tế của lớp mình tôi tiến hành bắt tay
ngay vào việc làm thế nào để hoàn thành tốt bài dạy của mình gây được sự ảnh
hưởng sâu sắc đến các em, giúp các em có ý thức giữ gìn và biết tham gia vào
những việc làm cho trường học sạch đẹp.
3.1 Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học:
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay
nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn

thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu. Dễ mệt nhất là khi hoạt động
quá mạnh hoặc ở môi trường thiếu dưỡng khí.
Vài biện pháp lồng ghép ba nội dung giáo dục BVMT, giáo dục KNS, giáo dục SDNLTK&HQ
vào bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp” – Môn TN-XH lớp 2.
- Học sinh tiểu học nghe giảng bài rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi
chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên khi dạy phải tạo được những
hứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho các em thực hành, luyện tập.
- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động, thích tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng
nào đó nhất là hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
cũng chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy
học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò
chơi xen kẽ, … nhằm củng cố khắc sâu kiến thức giúp học sinh hiểu bài nhanh và
nhớ bài lâu hơn.
3.2 Biện pháp thứ 2: Nghiên cứu, trang bị cho bản thân những kiến thức
cần thiết về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp và hình thức của GDMT,
GDKNS, GDSDNLTK&HQ qua bài “Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp”:
Thuộc chủ đề xã hội, theo chuẩn kiến thức kĩ năng bài “Thực hành: Giữ gìn
trường học sạch đẹp” dạy cho học sinh biết thực hiện một số hoạt động làm cho
trường lớp sạch đẹp. Qua đó các em còn có thể nêu được cách tổ chức các bạn
tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
3.2.1 Giáo dục BVMT:
+ Cần thiết phải giữ môi trường học đường Xanh – Sạch – Đẹp.
Trong mỗi chúng ta ai cũng đều mong muốn được học tập và sinh hoạt trong
một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một
môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi thú vị, hấp dẫn đối với học sinh, làm cho
các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại
những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý
nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Để
trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thì không ai khác mà trong mỗi giáo viên và

học sinh chúng ta cần chung tay xây dựng.
Trước hết chúng ta cần làm gương trong mọi hoạt động bảo vệ trường lớp và
thực hiện tốt việc giáo dục học sinh.

×