Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 22- BQP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.54 KB, 59 trang )

Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ BÁN 53
HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ BÁN 54
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà nước, là mộ
vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thuế trở
thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy
sản xuất phát triển, mở rộng lưu thong hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong
hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, thiết lập sự công bằng xã
hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Vì vậy
nghiên cứu về thuế rất cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập
với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta chũng có những thay đổi về nền chính sách
vĩ mô như chính sách về thuế, chế độ kế toán. Kế toán với chức năng giúp chủ
doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những
thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp
thời. Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành kinh tế, nó có vai trò hết sức
quan trọng với nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề
tài: Thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty Cổ phần 22 –
Bộ Quốc Phòng.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương I: Thuế GTGT và kế toán thuế GTGT tại các DN sản xuất kinh
doanh.
Chương II: Thực tế công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 22-
BQP
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế


toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 22 – BQP.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG I
THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT – có tên tiếng Anh là Value Added tax ( viết tắt là VAT) – có
nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành
Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Ngày nay thuế GTGT đã được áp dụng
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng
thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng luật thuế này.
Ở nước ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 9 đã thông qua luật thuế
GTGT ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999, cho đến
nay thì luật thuế GTGT ở nước ta đã có những sửa đổi, thay mới phù hợp hơn
với tình hình thực tế kinh doanh
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của
hang hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông
sản phẩm hàng hóa. Từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành
và giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu
trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hóa,
dịch vụ và do ngưới tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT:
1.1.2.1 Vai trò của thuế GTGT trong quản lý nhà nước về kinh tế
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai
trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:

SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
1
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
· Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối
với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng
dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà
nước.
· Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu
xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ
chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
· Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà
còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác
dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện
cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
· Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với
hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
· Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao.
Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào
đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng
với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua
và người bán để trốn lậu thuế. Trong họat động bán lẻ người tiêu dùng không
cần đòi hỏi hoá đơn, vì họ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do là người
tiêu dùng cuối cùng điều này dẫn đến việc không xuất hóa đơn của người bán để
trốn thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn,
số thuế thu ở khâu này không nhiều.
· Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả
người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ
quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và
nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải
hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc

kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
2
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối
sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng
vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm
tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.
· Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng
hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là
biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện
tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
· Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện
đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới
để hạ giá thành sản phẩm.
· Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung
một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu góp phần
làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp
với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ
thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp
tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
1.1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT:
- Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
- Thuế GTGT có tính trung lập cao
+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của
người nộp thuế
+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình tổ chức và
phân chia các chu trình kinh tế.
+ Thuế GTGT không tham gia vào các mục tiêu ưu đãi khuyến khích đối
với một số ngành nghề, lĩnh vực hay một loại hàng hóa dịch vụ nào.

+ Thuế GTGT là thuế gián thu.
+ Thuế GTGT có tính lũy thoái trong thu nhập của doanh nghiệp
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
3
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.1.3 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế:
1.1.3.1 Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá dịch vụ
mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài). Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch
vụ, người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là người trả khoản thuế đó, không phân
biệt thu nhập cao hay thấp khi mua hàng đều phải trả số thuế như nhau.
1.1.3.2 Đối tượng không chịu thuế:
Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành quy định 25 nhóm hàng hóa
dịch vụ không chịu thuế GTGT ( xem phụ lục 1)
1.1.4 Đối tượng nộp thuế:
Tại điểm 2 mục I phần A Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007quy
định: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức
kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập
khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người
nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ bao
1- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và
Luật Hợp tác xã;
2- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tổ chức khác
3- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia

hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu
tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng
không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
4
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
4- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
1.2 Phương pháp tính thuế GTGT
1.2.1 Căn cứ tính thuế:
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
1.2.2 Giá tính thuế:
* Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT, giá tính thuế GTGT
được quy định như sau:
a) Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu
được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
* Tại điều 4 Nghị định số 123 quy định
1. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 123
(khoản 2 Điều 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ
(kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hoá) của tổ chức nước ngoài không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt
Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế) giá tính thuế là giá thanh
toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng
là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.

Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định tại khoản này là hàng hoá,
dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không
bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh
của cơ sở.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
5
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
3. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển
nhượng bất động sản trừ (-) giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường
hợp giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì giá đất được trừ
tính theo do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định tại thời chuyển nhượng bất động sản.
Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán,
chuyển nhượng hoặc cho thuê là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án
hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
4. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia
tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện
thương phẩm bình quân năm trước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
5. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có
đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ
số tiền đã trả thưởng cho khách.
6. Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại
khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm cả phụ thu, phụ phí thu thêm
mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
* Tại điểm 1.1 và 1.2 mục I phần B Thông tư số 129 quy định về giá tính
thuế của hàng hoá dịch vụ:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá

bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng,
trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ
sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
6
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu
thương mại dành cho khách hàng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế
nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại
cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo
mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.
1.2.3 Thuế suất:
Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế GTGT (thuế suất GTGT) là áp dụng
thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công
hay kinh doanh thương mại. Hiện hành các mức thuế suất thuế GTGT (thuế suất
GTGT) gồm có 0%, 5 % và 10 %. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau
thể hiện chính sách thuế điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng
hóa, dịch vụ. Thuế suất thuế GTGT (thuế suất GTGT) đối với hàng hóa, dịch vụ
quy định cụ thể như sau:
1. Mức thuế suất thuế GTGT (thuế suất GTGT) 0% áp dụng đối với hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá

trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các
trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước
ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng
vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất
khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản
23 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
7
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
2. Mức thuế suất thuế GTGT (thuế suất GTGT) 5% áp dụng đối với hàng
hoá, dịch vụ sau đây:
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo
quản sản phẩm nông nghiệp;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng;
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới
đánh cá;
- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản
phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng;
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã
bùn;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các
sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp;
bông sơ chế; giấy in báo;
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,

bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy
gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm
thuốc trừ sâu;
- Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh;
- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
8
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho
giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
- Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5
của Luật thuế giá trị gia tăng;
- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công
nghệ.
3. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (thuế suất GTGT)10% áp dụng đối
với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại các mục trên.
1.2.4 Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ( xem phụ lục 2)
Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp
thành lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác
đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ theo quy định,
trừ các đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này thuế GTGT được xác định theo công thức sau:
Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ

Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hóa
dịch vụ thì phải tính và thu thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra. Khi lập hóa
đơn bán hàng hóa, dịch vụ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng
số tiền người mua phải thanh toán.
Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế
và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra phải tinhstreen giá
thanh toán của hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn, chứng từ.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
9
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào được dùng chứng từ đặc thù ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở có thể căn cứ vào giá trên để xác
định giá chưa có thuế GTGT được khấu trừ
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn
bộ;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời
cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ
được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp
thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị
gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá
nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu
trừ toàn bộ
d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai,

khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh
doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót
thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu
tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
1.2.5 Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ( xem phụ lục 3)
Đối tượng áp dụng:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
10
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thức hiện đầy
đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Xác định thuế GTGT phải nộp:
+ Số thuế GTGT phải nộp = ( Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế) x ( Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó)
+ GTGT của hàng hóa, dịch vụ = ( Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra)
– ( Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra)
+ Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải
thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu
thêm mà bên mua phải trả.
+ Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng trị gái hàng
hóa, dịch vụ ( giá mua bao gồm cả thuế GTGT ) mà cơ sở sản xuất kinh doanh
đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra
trong kỳ.
- Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối
với từng cơ sở săn xuất kinh doanh như sau:

+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa,
dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định
căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ ( đối tượng nộp thuế có kê khai)
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán
hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo
hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch
vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa. Dịch vụ thi GTGT được xác định
bằng doanh thu nhân (x) với tỉ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
+ Đối với cá nhân ( hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chua đầy
đủ hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
11
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng tính
trên doanh thu.
Hóa đơn làm căn cứ để tính thuế GTGT theo phương pháp này là hóa đơn
được sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
1.3 Tài khoản kế toán sử dụng
*Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã
khấu trừ và còn được khấu trừ.
- Kết cấu: Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào
Bên có: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Số thuế GTGT của hàng mua được hưởng chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại người bán,
+ Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.
Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ, hoàn lại.
- Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá , dịch vụ
+ Tài khoản 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.

Phương pháp kế toán ( xem phụ lục 4)
* Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT được miên giảm, số thuế
GTGT phải nộp
- Kết cấu:
Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
+ Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước
+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Bên có: + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
12
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ để trao
đổi, biếu tặng,sử dụng nội bộ.
+ Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu
nhập bất thường.
+ Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu
-Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
-Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra, dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng hoá bán ra
bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng
hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng trong kỳ.
+ Tài khoản 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu, dùng để phản ánh số thuế
GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Phương pháp kế toán
1.4 Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT
1.4.1 Đăng ký thuế:

- Các cơ sở kinh doanh kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ
sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế về địa ddiemr kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu
liên quan theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Cơ sở
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nếu thực hiện
đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán thì tự nguyện dăng ký áp dụng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế sẽ xem xét giải
quyết để thực hiện.
Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế châm nhất là 10
ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
13
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
- Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề
kinh doanh, sát nhập, giải thể, hợp nhất, chia, tách có tổ chức cửa hàng, chi
nhánh,… phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi
có sự thay đổi đó.
- Cơ sở hoạt động sản xuất ở một địa phương này nhưng có trụ sở, văn
phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở bàn hàng
cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi bán hàng.
- Những cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ có chi nhánh cửa hàng
phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt chi nhánh, cửa hàng.
- Cơ sở xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi
đóng trụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng
công trình.
- Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể cá nhân kinh doanh theo
phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể cá nhân phải
trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh.
- Về việc cấp mã cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã thực
hiện nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho

cơ sở kinh doanh theo chế độ quy định về việc cấp mã số cho đối tượng nộp
thuế.
1.4.2 Kê khai thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng từng cho cơ
quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không
phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ
khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ
kê khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
· Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai
thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập
khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
14
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
· Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng
chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
· Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá
trị gia tăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất
quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác
định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất
cao nhất cuả hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
1.4.3 Hoàn thuế GTGT
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp được quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế được xét hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng
ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong
giai đọan đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho
đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên
thì được hòan thuế GTGT.

· Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hòan
thuế GTGT theo tháng.
· Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hòan
thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt họat động có số thuế GTGT nộp
thừa họăc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
· Cơ sở kinh doanh có quyết định hòan thuế GTGT của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hòan thuế GTGT theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ðối với cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ
quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
15
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế giá
trị gia tăng đầu vào cuả tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng
quý.
Ðối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu nếu số thuế đầu
vào cuả tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau ba tháng mà số thuế chưa được khấu
trừ vẫn còn lớn hơn số thuế đã được khấu trừ thì được xét hoàn lại số thuế chưa
được khấu trừ.
Ðể giải quyết hoàn thuế, cơ sở kinh doanh phải gửi đơn đề nghị kèm theo
hồ sơ xin hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế có trách
nhiệm kiểm tra xác định số thuế hoàn trả và thực hiện hoàn trả thuế hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền hoàn trả thuế cho cơ sở theo thẩm quyền quy định.

SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
16
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN 22 - BQP
2.1 Tổng quan chung về công ty cổ phần 22 – BQP
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần 22- BQP
- Tên giao dịch nước ngoài : Company 22
- Năm thành lập : 22/12/1970
- Địa chỉ trụ sở chính : Đường Nguyễn Văn Linh – Phường Sài Đồng –
Quận Long Biên – Hà Nội
Công ty 22 thuộc Tổng cục Hậu cần, tiền thân là Xưởng chế biến thực
phẩm 22. Xí nghiệp 22 thành lập vào ngày 22/12/1970 giữa lúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc đang bước vào giai đoạn ác liệt.
Những ngày thành lập Xưởng có 5 phân xưởng sản xuất, 1 chi bộ Đảng với
16 đảng viên dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo và chỉ huy Quân
khu 205 - Cục quân nhu – Tổng cục Hậu cần. Đến đầu năm 1979, xưởng 22 phát
triển thành Xí nghiệp 22 và được chuyển về trực thuộc trực tiếp Cục quân nhu.
Từ năm 1980 đến năm 1995, Xí nghiệp đã phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ
tiêu được giao thường xuyên và đột xuất, nhanh chóng chuyển hướng tổ chức
sản xuất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ, đổi mới công tác tổ chức quản lý, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và quyết định của Bộ Quốc Phòng về
việc sắp xếp lại các doanh nghiệp của Ngành hậu cần quân đội, ngày 24/4/1996,
BQP ra quyết định số 568/QĐ – CP đổi tên Xí nghiệp 22 thành Công ty 22
thuộc Tổng cục Hậu cần.
Ngày 11/6/1996 Tổng cục Hậu cần ra quyết định số 78/QĐ – H16 sát nhập
Xí nghiệp 24 thuộc Tổng cục Quân nhu về Công ty 22.
Ngày 01/07/2005 thực hiện quyết định số 1359/ QĐ – BQP của Bộ trưởng
Bộ quốc phòng về việc cổ phần hóa công ty 22 – TCHC. Ngày 12/06/2007 BQP
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
17

Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
đã có quyết định số 1392/ QĐ – BQP phê duyệt phương án và chuyển công ty
22 thuộc Tổng cục Hậu cần thành Công ty Cổ phần 22.
Suốt 39 năm phát triển, chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng
được nâng cao, sản phẩm của công ty luôn được sự tin tưởng của bộ đội và
khách hàng ngoài quân đội
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty Cô phần 22- BQP
Công ty 22 là doanh nghiệp thuộc Tổng Cục hậu cần – Bộ quốc phòng, mặt
hàng của công ty gồm 2 loại: mặt hàng quốc phòng, mặt hàng kinh tế, với các
ngành nghề kinh doanh:
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: bánh biscuits các loại,
lương khô các loại…
- Dụng cụ cấp dưỡng, dụng cụ gia đình và các sản phẩm kim khí ngành
quân trang: bát Inoocs, Xoong nhôm, xô tôn,…
- Sản xuất, kinh doanh, nước giải khát.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ sản xuất của công ty
- Huy chương, huy hiệu, logo.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty chức năng và nhiệm
vụ của mỗi phòng ban ( Xem phụ lục 5 )
Công ty Cổ phần 22 – BQP có quy mô vừa, đầu tư máy móc thiết bị theo
chiều sâu. Để phù hợp với nhiệm vụ, cơ cấu sản xuất, trình độ trang thiết bị theo
chiều sâu. Để phù hợp với nhiệm vụ, cơ cấu sản xuất, trình độ trang thiết bị và
đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn
nhẹ, khoa học. Công ty cổ phần 22 –BQP là một công ty cổ phần, vì vậy cơ cấu
tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình của một công ty cổ phần.
Bao gồm:
+ Đại hội cổ đông: Thông qua định hướng phát triển công ty, bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát…
+ Hội đồng quản trị: Quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, đưa ra các quyết

định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn…
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
18
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
+Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
trong quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung
thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh…
+ Tổng giám đốc: Tổ chức thực hiện các kế hoạch và phương án đầu tư của
công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức danh quản lý trong công ty, tuyển
dụng lao động…
+ Các phòng ban:
- Phòng tổ chức sản xuất kinh doanh : Là trung tâm phối hợp điều hành các
hoạt động của công ty, đôn đốc, tổng kết công tác thực hiện kế hoạch, đàm phán,
soạn thảo, theo dõi các hợp đồng kinh tế…
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công văn tài liệu, tổ chức hội nghị,
giải quyết tiêu chuẩn quân trang cho sĩ quan và công nhân viên quốc phòng, kết
hợp với các xí nghiệp trong quản lí trật tự an ninh khu tập thể…
- Phòng kĩ thuật: Là phòng phụ trách việc nghiên cứu, chế thử… Xây dựng
định mức, phổ biến công nghệ và chỉ đạo sản xuất sản phẩm mới, xây dựng tiến
độ kĩ thuật và đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm…
• Các xí nghiệp thành viên:
- Xí nghiệp 22( Long Biên – Gia Lâm – Hà Nội): Chuyên chế biến bánh
kẹo, lương thực, thực phẩm các loại.
- Xí nghiệp 24( Từ Liêm – Hà Nội): Chuyên sản xuất dụng cụ cấp dưỡng,
dụng cụ gia đình và các sản phẩm kim khí.
Xí nghiệp 198 ( Thường Tín – Hà Tây – Hà Nội): Chuyên sản xuất huân,
huy chương, logo, biểu tượng, mô hình, học cụ.
2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần 22 – BQP
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( phụ lục 6)
Doanh thu năm 2010 tăng 2.222.075.010 đ so với năm 2011 hay tương ứng

doanh thu năm 2011 đạt 112,03% so với năm 2010.Doanh thu năm 2011 tăng so
với năm 2010 là do trong năm 2011 công ty đã thu hút thêm được một số lượng
lớn khách hàng nước ngoài, điều đó chứng tỏ về hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty đã có nhiều bước tiến.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
19
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Về giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 1.134.065.660 đ so với năm 2010. Chi
phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 lại thấp hơn 2011 89.999.676 đ điều này
chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt quy định tiết kiệm tránh lãng phí trong nội bộ
Công ty
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh xét về biến động
tuyệt đối thì năm 2011 tăng 1.571.603.245 đ so với năm 2010. Xét về biến động
tương đối thì năm 2011 đạt 125 % so với năm 2010 điều đó cũng biểu hiện dấu
hiệu tốt. Do lợi nhuận của công ty tăng khá cao nên số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp của năm 2011 cũng tăng lên 525.342.909 đ ( tăng 195 %) so với
năm 2010.
2.1.5 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 22 –
BQP
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần 22 – BQP ( xem sơ đồ
bộ máy – phụ lục 7 )
Công ty cổ phần 22 bao gồm nhiều thành viên, có quy mô vừa tổ chức hoạt
động tập trung trên cùng một địa bàn, do vậy để phù hợp với tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý đối với công tác thông tin kế
toán, Công ty cô phần 22 đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập
trung: toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán trung
tâm ( phòng tài chính kế toán) của công ty, các xí nghiệp thành viên không tổ
chức bộ máy kế toán mà các kế toán tại các xí nghiệp thành viên thực hiện tổng
hợp, thu nhập, kiểm tra chứng từ hạch toán ban đầu, lập bảng kê chứng từ, hàng
tuần gửi về phòng tài chính – kế toán công ty.

Công ty cổ phần 22 không tổ chức độc lập phòng kế toán và phòng tài
chính, mà gộp chung thành phòng tài chính – kế toán, cơ cấu bộ máy tài chính –
kế toán công ty bao gồm: 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính, 5 nhân
viên kế toán viên, và 3 kế toán tổng hợp tại các xí nghiệp thành viên.
• Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính: Chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Công ty về việc tổ chức thực hiện thu thập, ghi chép, tổng hợp và hạch
toán kế toán đối với toàn bộ hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty theo
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
20
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
đúng quy định, chế độ tài chính kế toán, đảm bảo tính chính xác, trung thực,
kịp thời.
•Các nhân viên kế toán:
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh các mặt hàng kinh tế: Theo dõi, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính
xác số hiện có và tình hình biến động các loại tiền của công ty, theo dõi tình
hình công nợ của công ty. Theo dõi chính xác chặt chẽ tình hình hiện có và biến
động của từng loại sản phẩm kinh tế. Cung cấp đầy đủ thông tin kế toán phục vụ
cho việc lập báo cáo tài chính liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và
phân phối kết quả bán hàng của Công ty.
- Kế toán vật tư kiêm kế toán tài sản cố định: Phản ánh tình hình hiện có và
tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty, tính khấu hao hàng tháng của từng loại
tài sản. Kiểm tra tình hình nhập xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản
xuất của Công ty
- Kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác về số lượng lao
động thời gian lao động của từng người từng bộ phận và hạch toán đúng theo
chế độ tiền lương.
- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Ghi chép, phản ánh đầy
đủ, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Kiểm tra
tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành.

- Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của mặt hàng Quốc
phòng, thực hiện kê khai và lập báo cáo thuế : Theo dõi kịp thời, chính xác chặt
chẽ tình hình hiện có và biến động của từng loại sản phẩm Quốc phòng. Cung
cấp đầy đủ thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính liên quan
đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả bán hàng của Công ty. Kê
khai và tính toán chính xác đầy đủ các loại thuế của Công ty, lập báo cáo thuế.
- Kế toán tại các xí nghiệp thành viên : Thu thập và phản ánh các nghiệp vụ
phát sinh tại các xí nghiệp thành viên, và cung cấp kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ
phát sinh cho phòng tài chính kế toán của Công ty.
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
21
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
2.1.5.2 Chính sách kế toán áp dụng:
Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính và các thông tư
hướng dẫn, sửa đổi bổ chế độ kế toán của Bộ tài chính, đồng thời công ty mở
một số tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của công ty.
+ Công ty cổ phần 22 áp dụng hình thức kế toán: Nhật kí chung
+ Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam Đồng
+ Phương thức tinh thuế GTGT: Khấu trừ
+ Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá mua thực tế mua hàng.
- Phương pháp tính giá trị hang tồn kho cuối kì: Nhập trước xuất trước.
- Phương pháp hạch toán hang tồn kho: Kê khai thường xuyên
+ Phương pháp kê khai tài sản cố định: tính khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng.
+ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : áp dụng theo quy định của chuẩn mực
số 14 – “ doanh thu và thu nhập khác: và chuẩn mực số 01 “ chuẩn mực chung”.
2.1.5.3 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng:
Hình thức kế toán công ty đang áp dụng : Hình thức nhật ký chung ( Xem

sơ đồ nhật ký chung – phụ lục 8)
2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 22 – BQP
2.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào
a) Chứng từ sử dụng
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hóa đơn chứng từ sau :
- Hóa đơn GTGT Mẫu số: 01/GTKT3/001
- Tờ khai thuế GTGT Mẫu số : 01/GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào PL01-2/GTGT
b) Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng Tài khoản 133 – Thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
22
Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Tài khoản 133 chỉ áp
dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh không thuộc diện
chịu thuế GTGT.
c) Sổ sách kế toán :
Kế toán sử dụng sổ cái tài khoản 133 và các sổ liên quan.
d) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
Ví dụ 1: Theo hoá đơn ngày 05/09/2011 Công ty mua Nhôm loại 1 của
Công ty Hồng Hà giá mua chưa có thuế là 98.747.400 đ thuế suất về thuế
GTGT là 5 % tổng giá thanh toán 103.685.100đ. Kèm theo giấy báo Nợ số 42
ngày 6/3/2008 chuyển tiền trả Công ty Hồng Hà số tiền 103.685.100đ. Số thép
này nhập kho theo phiếu nhập số 21 ngày 6/3/2008 đủ số lượng theo hợp đồng.
Kế toán thực hiện ghi nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 152 : 98.747.400đ
Nợ TK 1331 : 4.937.700đ

Có TK 112: 103.685.100đ
Ví dụ 2: Ngày 15/09/2011 Công ty mua một máy photocopy HITACHI có
tài liệu như sau:
+ Hoá đơn thuế VAT giá chưa thuế 86.500.000đ thuế GTGT được khấu
trừ: 8.650.000đ (xem phụ lục 9)
+ Phiếu chi số 18 ngày 15/3/2010 chi phí lắp đặt, vận chuyển máy:
2.640.000đ. Trong đố thuế GTGT 10% 240.000đ
Nghiệp vụ này kế toán Công ty lập định khoản ghi nhật ký chung như sau:
Nợ TK 211 : 86.500.000đ
Nợ TK 1332: 8.650.000đ
Có TK 112: 95.150.000đ
Chi phí vận chuyển, lắp đặt :
Nợ TK 211 : 2.400.000đ
Nợ TK 1332 : 240.000đ
Có TK 111: 2.400.000đ
SV: Đinh Thị Kim Trang MSV: 08A22905N
23

×