Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần 77

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.04 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
***********
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
Công ty Cổ phần 77
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu
Lớp: Kế toán C - Khoá 11B - Hệ: Liên thông
MSSV: LT112765
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thế Hùng
Hà Nam, Tháng 03 năm 2012
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Mục Lục
Nội dung Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt……………………………………
Danh mục bảng biểu………………………………………………
Danh mục sơ đồ…………………………………………………….
Lời mở đầu……………………………………………………… 1
Phần 1 Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần 77 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần 77…… 2
1.1.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần 77………………………… 2
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần 77………. 2
1.1.3. Phương hướng phát triển của công ty Cổ phần 77………………… 4
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Cổ
phần 77…………………………………………………………….

5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần 77…………………… 5


1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Cổ phần 77 5
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cổ
phần 77……………………………………………………………

6
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của
công ty Cổ phần 77………………………………………………

9
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ
phần 77…………………………………………………………….

14
Phần 2 Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ
phần 77…………………………………………………………….

21
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần 77……………… 21
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần 77……………… 24
2.2.1. Các chính sách kế toán chung…………………………………… 24
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán…………………… 25
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán…………………… 26
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thông sổ sách kế toán……………………… 29
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán…………………………………. 31
Phần 3 Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
công ty Cổ phần 77……………………………………………… 33
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần 77……… 33

3.1.1. Những ưu điểm…………………………………………………… 33
3.1.2. Những nhược điểm ……………………………………………… 34
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần 77…. 35
3.2.1. Những ưu điểm…………………………………………………… 35
3.2.2. Nhược điểm……………………………………………………… 36
Kết luận…………………………………………………………… 37
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn…………………………………
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
• BCTC : Báo cáo tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
• BGĐ : Ban giám đốc
• BHYT : Bảo hiểm y tế
• BHXH : Bảo hiểm xã hội
• BKS : Ban kiểm soát
• CBCNV : Cán bộ công nhân viên
• CPBH : Chi phí bán hàng
• CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
• ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
• GTGT : Giá trị gia tăng
• HĐQT : Hội đồng quản trị
• NSNN : Ngân sách Nhà nước
• SXKD : Sản xuất kinh doanh
• TGNH : Tiền gửi ngân hàng
• TNDN : (Thuế) Thu nhập doanh nghiệp
• TSCĐ : Tài sản cố định
• VCSH : Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Bảng 1-1: Khái quát tình hình tài chính của công ty Cổ phần 77……… 15
Bảng 1-2: Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần 77……… 15
Bảng 1-3: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần 77………………… 17
Bảng 1-4: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần 77…… 1
8
Bảng 2-1: Danh mục tài khoản………………………………………… 27
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng……………………… 7
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Sơ đồ 1-2: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần 77…………… 10
Sơ đồ 2-1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần 77…………… 22
Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi
tính…………………………………………………………….

30
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
LỜI MỞ ĐẦU
Với phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, qua
những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường tiếp thu những bài giảng của các
thầy cô giáo, em đã nắm bắt được những kiến thức chung của xã hội cũng như
chuyên ngành học của mình. Để nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa
học, năng lực thực hành của bản thân. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà

trường cũng như Quý Công ty Cổ phần 77 em được tiếp cận thực tế hoạt động
kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại công ty. Từ đó em có cơ hội vận
dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát tổng hợp,
đánh giá thực tế tình hình tài chính, kinh doanh của công ty.
Công ty Cổ phần 77 là một công ty nhỏ và vừa chuyên sản xuất xi măng,
kinh doanh vật liệu xây dựng, tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước sau
được cổ phần hóa, là một thành viên thuộc Tổng công ty Thành An - Tổng
cục Hậu Cần. Hoạt động của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế của đất nước. Để hiểu rõ hơn về công ty trong báo cáo tổng hợp em
xin được trình bày những nội dung sau:
Kết cấu báo cáo thực tập tổng hợp:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần 77.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ
phần 77.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
công ty Cổ phần 77.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN 77
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần 77
1.1.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần 77
Công ty Cổ phần 77 là một thành viên trực thuộc Tổng công ty Thành
An- Tổng cục Hậu Cần, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức và hoạt
động theo luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành có liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và điều lệ của Tổng công ty Thành An.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần 77
Tên giao dịch: 77 Joint Stock Company
Tên viết tắt: 77 J.I.C
Địa chỉ: Xã Liên Sơn - Huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0351.3820055 - 3820547
Fax: 0351.3820500
Giám đốc: Ông Nguyễn Bá Uyên
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần 77
Công ty Cổ phần 77 tiền thân là Xí nghiệp Xi măng X77 được thành lập
ngày 13/05/1977 theo Quyết định số 333/BQP - TCCB. Thời kỳ đầu thành lập
với số lao động thủ công là chủ yếu sản xuất xi măng PCB 30 phục vụ xây
dựng các công trình Quốc phòng, ngày 22/12/1979 đã ra mẻ xi măng đầu tiên
mang nhãn hiệu xi măng X77 chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam. Sau một thời gian sản xuất thử, ngày 1/3/1980, Nhà máy Xi măng
X77 chính thức bước vào sản xuất theo kế hoạch, đánh dấu một thời kỳ mới
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
-thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước và của Bộ
Quốc phòng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày
17/04/1993, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 463/QĐ - BQP
thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước “Xí nghiệp Xi măng X77” và được đổi
tên thành “Công ty Xi măng X77” thuộc Tổng công ty Thành An - Tổng cục
Hậu Cần. Sau khi được đổi tên thành Công ty Xi măng X77, nhiệm vụ của
công ty lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ
tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Mặc dù

gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể
CBCNV công ty đã từng bước nâng cao hoạt động SXKD của công ty.
Ngày 13/10/1997, Công ty Xi măng X77 được đổi tên thành Công ty 77
theo Quyết định số 1368/QĐ - BQP với giấy phép kinh doanh số 111779 ngày
18/11/1997 với ngành nghề kinh doanh chính là là sản xuất xi măng PCB 30,
PCB 40.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngày 23/11/2004, Bộ Quốc phòng
có Quyết định số 153/2004/QĐ - BQP chuyển đổi Công ty 77 thành Công ty
Cổ phần 77 với số vốn điều lệ là 17.500.000.000 đồng.
Với điều kiện kinh tế xã hội và vị trí địa lý thuận lợi cùng với tư duy
năng động, kiến thức sâu rộng, Công ty Cổ phần 77 đã cho ra đời những sản
phẩm với uy tín chất lượng cao. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng
tín nhiệm và đạt nhiều giải vàng chất lượng quốc gia:
Huy chương Vàng chất lượng cao ngành xây dựng năm 1993;
Bằng khen Hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm
1994;
Huy chương Bạc giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 1998;
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Giải Quả cầu vàng chất lượng cao cho sản phẩm xi măng năm 2004;
Giải Cúp vàng doanh nghiệp Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững
tháng 7 năm 2005.
Ngoài ra, công ty đã 2 lần nhận cờ thi đua luân lưu của Bộ Quốc phòng,
35 bằng khen các loại của Bộ Tài Chính, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu
Cần, Binh đoàn 11; ba huân chương chiến công, ba huân chương lao động các
hạng: Nhất, Nhì, Ba…. Năm 2002 được tỉnh Hà Nam tặng danh hiệu đơn vị
văn hoá.

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty cổ phần 77
vẫn xứng đáng với lòng tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm, đóng góp
một phần không nhỏ vào sự thành công của các công trình xây dựng lớn của
Nhà nước cũng như các công trình công nghiệp khác trên khắp mọi miền đất
nước.
1.1.3. Phương hướng phát triển của công ty Cổ phần 77
Để hội nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước và khu vực cũng
như trên toàn thế giới, để có thể giữ vững thị phần thắng thế trong cạnh tranh,
ngày một phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty
Cổ phần 77 có những phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
1- Lấy hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làm mục tiêu
chính;
2- Tổ chức vận hành hết công suất máy móc, thiết bị;
3- Tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu gọn nhẹ, có hiệu quả;
4- Mở rộng mạng lưới bán hàng, từng bước chiếm lĩnh thị trường;
5- Tập trung sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, từng bước giảm định
mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá
thành sản phẩm;
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
6- Tiếp tục đầu tư ngân quỹ đào tạo và đào tạo lại CBCNV sao cho đủ
năng lực đáp ứng đòi hỏi của công việc.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Cổ phần 77
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần 77
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty Cổ phần 77 là sản xuất xi
măng. Ngoài ra, Công ty còn khai thác đá, đất; sản xuất đá thương phẩm; mua
bán hàng hóa, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng, cát, đá,…). Trên cơ sở
đó một số nhiệm vụ của công ty được cụ thể hoá như sau:

- Tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển nguồn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất
tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động trong công ty, thực hiện
nghĩa vụ đối với NSNN và xã hội.
- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCNV.
- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý sản xuất, củng cố lại phòng ban,
phân xưởng cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới.
- Xây dựng các điểm, vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo đầu vào cho quá
trình sản xuất của công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần 77
Sản phẩm chính của công ty Cổ phần 77 là xi măng PCB 30 và PCB 40
mang nhãn hiệu Con Cá Heo được sản xuất trên công nghệ lò quay, phương
pháp khô có hệ thống tháp trao đổi nhiệt 5 cấp tiên tiến đã được bảo hộ tại
Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp TCVN 6260 -
1997. Sản phẩm xi măng của công ty được đóng bao phức hợp KPK đảm bảo
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn xuất xi
măng rời theo yêu cầu của khách hàng một cách tiên lợi.
Công ty có nguồn nguyên liệu phong phú với chất lượng cao và ổn định
rất phù hợp cho việc sản xuất xi măng, kết hợp với dây chuyền công nghệ
đồng bộ, thiết bị hiện đại, hệ thống nhanh bằng X quang, chương trình tối ưu
hóa thành phần phối liệu và hệ thống điều khiển tự động đảm bảo việc giám
sát và điều khiển liên tục quá trình sản xuất, duy trì chất lượng sản phẩm ở
mức cao nhất và có tính năng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại như: độ

mịn cao, hàm lượng C
3
S lớn, lượng vôi tự do thấp, hàm lượng kiềm thấp.
Xi măng 77 đã được tin dùng cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia
và xây dựng dân dụng. Mạng lưới tiêu thụ của công ty có mặt chủ yếu trên thị
trường các tỉnh phía Bắc, nổi bật là một số thị trường như: Hà Nam, Nam
Định, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên….
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Cổ phần 77
Công ty Cổ phần 77 sản xuất xi măng theo phương pháp khô với trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại, dây chuyền sản xuất xi măng lò quay cũng như các
bộ phận phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá toàn phần. Hệ thống
giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng
bộ, an toàn. Các quy trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xác
đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao và ổn định.
Vì sảm phẩm của công ty trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu chế biến
nên công ty đã vận dụng quy trình công nghệ chế biến kiểu liên tục, tổ chức
sản xuất theo từng phân xưởng. Hoạt động của dây chuyền công nghệ sản
xuất xi măng tuân thủ theo sơ đồ sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng







Quạt gió




Bột thô
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
7
Đá vôi Than Đất sét Xỉ Pyrít Khoáng hoá
Máy đập
Nhà sấy
Nhà sấy
Nhà sấy Kẹp hàm
Xi lô đá vôi Xi lô đất sét Xi lô than Xi lô xỷ pyrít Xi lô khoáng hoá
Cân băng định lượng
Máy nghiền liệu
Máy phân ly
Xi lô chứa bột phối liệu đã đồng nhấtBoong ke than
Boong ke phối liệu
Vận thăng, cân vít tải, máy trộn hai trục
Máy vê viên
Lò nung Clinker
Máy kẹp hàm
Xi lô 9 (xi lô ủ Clinker)
Cân băng định lượng
Máy nghiền xi
Máy phân ly
Xi lô 12 (xi lô xi măng rời)
Boong ke phụ gia
Cấp liệu mâm tròn

Kho phụ gia
Kho thạch cao
Kẹp hàm
Boong ke thạch cao
Đóng bao Kho xi măng bao
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
* Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đồng nhất sơ bộ và nghiền liệu:
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét. Các chất phụ
gia điều chỉnh thành phần hoá của phối liệu và trợ giúp cho quá trình tạo
khoáng clinker gồm quặng sắt, xỉ pyrít. Nhiên liệu dùng trong công nghệ
nung luyện clinker chủ yếu là than cám. Các nguyên, nhiên liệu trên được gia
công sơ bộ đạt kích thước và độ ẩm theo yêu cầu kỹ thuật (đối với than từ 3 -
5%, đối với đất sét từ 2 - 4%), than có thể dùng nhiều loại khác nhau để phối
trộn đảm bảo chất lượng và độ ổn định của bột liệu. Còn đá vôi và phụ gia
khoáng hoá được đập qua hệ thống đập hàm đập nhỏ đạt kích thước quy định,
chúng được phối trộn theo yêu cầu của bài toán phối liệu nhờ hệ thống cân
băng định lượng và được nghiền mịn trong máy nghiền chu trình kín. Hạt bột
liệu được đảm bảo độ mịn sẽ được chuyển lên máy phân ly để phân loại. Các
hạt bột liệu chứa trong các xi lô được hệ thống đảo trộn đồng nhất và được
kiểm tra thành phần hoá bằng máy phân tích nhanh. Sau khi đảo trộn việc
đồng nhất về thành phần bột liệu sẽ được đưa lên xi lô đồng nhất để cấp cho
công đoạn nung luyện.
- Công đoạn nung luyện Clinker: Để có được sản phẩm có chất lượng
cao thì phải nung luyện được Clinker tốt, vì vậy ở công đoạn này được thực
hiện theo một quy trình công nghệ rất nghiêm ngặt.
Hỗn hợp bột phối liệu đã đồng nhất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được vít định
lượng đưa lên máy trộn ẩm và đưa đến máy vê viên kích thước từ 5 - 12mm,
sau đó đưa vào lò nung. Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn hợp bột

liệu thực hiện các phản ứng lý hóa để hình thành Clinker. Clinker ra lò dạng
cục màu đen, kết phối tốt, có độ đặc, chắc, đập nhỏ và đưa vào lò ủ trong các
xi lô chứa. Tuỳ thuộc vào độ chín Clinker được phân loại qua bộ phận quản lý
quy trình và được chuyển vào các xi lô chứa khác nhau.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
- Công đoạn nghiền xi măng và đóng bao (thành phẩm):
Clinker, thạch cao và phụ gia hoạt tính được định lượng qua cân băng
điện tử sau đó đưa vào máy nghiền chu trình kín tạo nên bột xi măng rồi đưa
lên máy phân ly. Sau khi kiểm tra được độ mịn theo yêu cầu kỹ thuật sẽ được
chuyển vào các xi lô chứa và được đóng bao thành từng bao có khối lượng
50kg/bao qua các máy đóng bao. Xi măng đóng bao được xếp thành lô, qua
kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của
công ty Cổ phần 77
Bộ máy quản lý của công ty Cổ phần 77 được chỉ đạo thống nhất từ trên
xuống theo hình thức trực tuyến. Từ công ty đến các phân xưởng, tổ, đội, tới
người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng để phù hợp
với điều kiện, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Trong cơ cấu này
chức năng của các phòng ban đã được phát huy năng lực chuyên sâu của
mình.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Sơ đồ 1-2: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần 77
Chú thích: : Điều hành trực tuyến
: Kiểm soát hoạt động

* Chức năng, nhiềm vụ cơ bản của bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề
được pháp luật và điều lệ của công ty quy định. Đặc biệt là các cổ đông sẽ
thông qua các BCTC hàng năm của công ty và lên kế hoạch ngân sách tài
chính cho năm tiếp theo. ĐHĐCĐ sẽ bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm
soát của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
10
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
quản lý
sản xuất
Kế toán trưởng
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
kinh tế - kế
hoạch thị
trường
Phòng tổ
chức hành
chính
Ban kỹ
thuật an

toàn
Tổ cơ
khí, sửa
chữa
điện
nước
Các
phân
xưởng
Phòng
y tế
KCS Phòng
bảo vệ
Hội
trường
văn hoá
văn
nghệ
Các chi
nhánh
Phòng vật
tư - tiêu
thụ
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách
nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những nhà quản lý khác. Quyền và
nghĩa vụ của HĐQT do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của

công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát (BKS): Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu
ra. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong điều hành hoạt
động kinh doanh, BCTC của công ty. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và
Ban giám đốc.
Ban giám đốc (BGĐ): Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên
và Nhà nước về hiệu quả SXKD của công ty. Là người điều hành SXKD của
công ty, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức, thực
hiện kế hoạch sản xuất, kỷ luật lao động. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm
soát sản xuất, xây dựng; thực hiện tiết kiệm trong SXKD.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với giám đốc để bố trí,
sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ của công ty nhằm thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị. Giúp giám đốc trong các hoạt động
thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh tế, tuyển dụng và quản lý nhân sự, thực
hiện các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giúp giám đốc thực
hiện các mặt công tác bảo vệ nội bộ, an toàn cơ quan, khen thưởng, kỷ luật
lao động.
Phòng kinh tế - kế hoạch thị trường: Tham mưu Giám đốc ký Hợp
đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán vật tư; xây dựng, điều hoà kế hoạch SXKD;
lập và trình duyệt các định hướng của Công ty; lập kế hoạch đầu tư, tái đầu
tư; nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp những thông tin về đối
thủ cạnh tranh, về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức… để kịp thời
nắm bắt nhu cầu thị trường. Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong từng thời
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
kỳ. Lên phương án, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Xây dựng kế
hoạch cân đối vật tư bảo đảm cung ứng, cấp phát vật tư kịp thời cho sản xuất.
Phòng quản lý sản xuất: Theo dõi từng bước, từng công đoạn sản xuất;

bố trí nhân lực, điều phối nhân lực giữa các phân xưởng trong dây chuyền;
theo dõi các nguồn cung ứng đầu vào luôn được đáp ứng đầy đủ tránh gây nên
tình trang trì trệ trong sản xuất.
Phòng vật tư - tiêu thụ: Có nhiệm vụ dự trữ, cấp phát các loại nguyên,
nhiên vật liệu, vật tư; quản lý điều hành thủ kho và kho thành phẩm đáp ứng
cho yêu cầu tiêu thụ sản phẩm; quản lý điều hành các đại lý tiêu thụ xi măng;
quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Phòng tài chính - kế toán: Giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra
tình hình tài chính của công ty. Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân
chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động
SXKD và sử dụng kinh phí của công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc
điều hành SXKD, lập báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của công ty. Lập
phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi
nhuận. Tính toán, trích nộp các khoản nộp NSNN, các loại quỹ, phân phối lợi
nhuận. Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng….
Ban kỹ thuật an toàn: Hướng dẫn, phổ biến các nguyên tắc an toàn
trong sản xuất, theo dõi việc cấp phát trang thiết bị bảo vệ lao động.
Tổ cơ khí, sửa chữa điện nước: Phụ trách lĩnh vực cơ khí, điện, nước;
lập kế hoạch dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng; trực tiếp thực hiện
bảo quản, sửa chữa máy móc, thiết bị.
Các phân xưởng: Là nơi trực tiếp sản xuất. Các công nhân chịu sự quản
lý của các quản đốc phân xưởng. Mỗi phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ
khác nhau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
+ Phân xưởng nguyên liệu: Bốc dỡ hàng hoá xuất nhập tại cảng chuyên
dùng của Công ty. Tổ chức gia công, chế biến nguyên, nhiên liệu phục vụ cho
sản xuất: sấy phụ gia, tổ chức nghiền bột phối liệu.

+ Phân xưởng nghiền liệu: Sản xuất bột liệu, cung cấp bột liệu cho phân
xưởng lò nung.
+ Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyện
clinker đưa vào các xi lô chứa.
+ Phân xưởng nghiền xi đóng bao (xưởng thành phẩm): Nghiền clinker
và phụ gia tạo ra xi măng và đóng bao.
+ Xưởng bao bì: Máy vỏ bao xi măng cấp cho phân xưởng thành phẩm.
+ Phân xưởng khai thác đá: Sản xuất, gia công, vận chuyển nguyên liệu
đá từ mỏ đá đến công ty giao cho xưởng nguyên liệu.
Phòng thí nghiệm KCS: Tổ chức thực hiện lấy mẫu và làm các thí
nghiệm phân tích hoá, phân tích cơ lý để phục vụ sản xuất. Tính toán và điều
chỉnh phối liệu trong quản trị sản xuất. Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng
các nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; đề xuất xử lý các
loại hàng không đủ tiêu chuẩn.
Phòng y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho CBCNV.
Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ vật tư, tài sản và trật tự an toàn
trong toàn công ty.
Hội trường văn hoá văn nghệ: Nơi tổ chức các buổi giao lưu văn hoá
văn nghệ với các đoàn thể CBCNV trong và ngoài công ty. Nơi tổ chức hội hè
cho con em CBCNV trong công ty nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho
CBCNV cũng như sân chơi lành mạnh cho con em họ trong những dịp hè.
Các chi nhánh: Nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích
quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ ngày càng rộng rãi.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
* Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luôn coi
bộ phận sau là khách hàng của bộ phận trước. Do vậy cần phải phục vụ tốt
nhất thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần 77
Ngay từ ngày đầu mới thành lập với đội ngũ cán bộ công nhân còn non
trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề cũng như trình độ quản lý. Trước tình hình đó,
dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự nỗ lực của các tổ chức trong công ty,
sau những năm thành lập và phát triển từ một đơn vị có quy mô nhỏ, thiết bị
nghèo nàn, lạc hậu, đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển.
Nhờ đó đã thu hút và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Đội ngũ
công nhân viên từ 200 người tăng lên đến 558 người. Trong đó:
15% trình độ đại học
55% trình độ học nghề, cao đẳng
30% trình độ phổ thông.
Thành tích công ty Cổ phần 77 đạt được trong những năm gần đây thông
qua một số chỉ tiêu sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế toán
Bảng 1-1: Khái quát tình hình tài chính của công ty của Công ty Cổ phần 77
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
(luỹ kế từ đầu năm tới cuối các quý)
Quý I Quý II Quý III
1. Tổng nguồn vốn
107.618.817.75
5
122.984.806.37
7
139.280.564.870 155.528.253.598 158.583.888.096
2. Tài sản cố định 42.761.078.903 38.295.334.011 36.643.838.124 34.963.706.671 33.394.396.034
3. Vốn chủ sở hữu 51.583.548.000 69.802.014.479 65.546.490.676 69.036.329.306 70.188.560.334

4. Thu nhập bình quân (1 người/tháng) 2.034.950 2.256.850 2.569.538 2.569.538 2.569.538
Bảng 1-2: Bảng phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần 77
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm 2010 so
với năm 2009
Năm 2011
Chênh lệch quý II so
với quý I
Chênh lệch quý III so
với quý II
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tổng nguồn vốn 15.365.988.622 14,28 16.247.688.728 11,67 3.055.634.498 1,96
2. Tài sản cố định - 4.465.744.892 - 10,44 - 1.680.131.453 - 4,59 - 1.569.310.637 - 4,49
3. Vốn chủ sở hữu 18.218.466.479 35,32 3.489.838.630 5,32 1.152.231.028 1,67
4. Thu nhập bình quân (1 người/tháng) 221.900 10,9 0 0 0 0
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán
Qua bảng số liệu của công ty cổ phần 77 qua các năm 2009 - 2011 cho
thấy:
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là
15.365.988.622 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 14,28% thể hiện quy mô
kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Sang năm
2011 nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng một cách ổn định.
Tài sản cố định năm 2010 giảm so với năm 2009 là 4.465.744.892 đồng
tương ứng với mức giảm 10,44%. Điều này là đương nhiên vì công ty phải
trích khấu hao cho các TSCĐ của mình. Năm 2011 công ty vẫn tiến hành trích
khấu hao tài sản cố định một cách đều đặn theo quy định nên cơ cấu TSCĐ

của công ty vẫn tiếp tục giảm qua các quý tương ứng với tốc độ giảm của quý
II so với quý I là 4,59% và quý III so với quý II là 4,49%.
VCSH năm 2010 so với năm 2009 là 18.218.466.479 đồng tương ứng
với tốc độ tăng 35,32%. VCSH tăng có thể do vốn đầu tư của các chủ sở hữu
tăng, cho thấy sự tin tưởng của các chủ sở hữu vào tình hình kinh doanh của
công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế toán
Bảng 1-3: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần 77
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
Quý I Quý II Quý III
Luỹ kế từ đầu
năm
1. Doanh thu về BH và CCDV
169.186.752.153 203.300.369.774 44.098.818.312 66.694.509.773 59.035.736.401 169.829.096.486
2. Giá vốn hàng bán
143.127.839.223 179.989.311.063 37.927.959.043 58.519.447.909 52.493.954.287 148.941.361.239
3. Doanh thu hoạt động tài chính
270.357.889 240.514.150 38.522.985 56.901.646 49.333.932 144.758.563
4. Chi phí tài chính
500.730.031 2.728.573.817 1.291.783.337 1.549.322.813 1.740.465.606 4.581.571.756
5. Chi phí bán hàng
3.294.009.070 4.248.423.210 1.072.048.631 1.279.465.546 1.153.525.244 3.505.039.421
6. Chi phí QLDN
7.427.313.289 6.887.131.664 1.830.732.347 1.993.056.625 1.896.975.109 5.720.764.081
7. Thu nhập khác
274.438.149 435.827.898 29.515.263 58.929.053 27.715.201 109.159.517

8. Chi phí khác
499.156.735 112.343.692 48.616.009 37.149.932 53.046.021 138.811.962
9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14.882.499.843 10.010.928.376 1.995.717.193 3.431.897.647 1.774.459.167 7.195.074.007
10. Chi phí thuế TNDN hiện hành
3.720.624.961 2.502.732.094 498.929.298 857.974.412 443.614.792 1.798.68.502
11. Lợi nhuận sau thuế TNDN
11.161.874.882 7.508.196.282 1.496.787.895 2.573.923.235 1.330.844.375 5.396.305.505
Bảng 1-4: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần 77
ĐVT: Đồng
Chênh lệch năm 2010 so
Năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế toán
1. Tổng doanh thu về BH và CCDV 34.113.617.621 20,16 22.595.691.461 51,24 - 7.658.773.372 - 11,48
2. Giá vốn hàng bán 36.861.471.840 25,75 20.591.488.866 54,29 - 6.025.493.622 - 10,3
3. Doanh thu hoạt động tài chính - 29.843.739 - 11,04 18.378.661 47,71 - 7.567.714 - 13,3
4. Chi phí tài chính 2.227.843.786 444,92 257.539.476 19,94 191.142.793 12,34
5. Chi phí bán hàng 954.414.140 28,97 207.416.915 19,35 - 125.940.302 - 9,84
6. Chi phí QLDN - 540.181.625 - 7,27 162.324.278 8,87 - 96.081.516 - 4,82
7. Thu nhập khác 161.389.749 58,81 22.413.790 75,94 - 24.213.852 - 46,63
8. Chi phí khác - 386.813.043 - 77,49 - 11.466.077 - 23,58 15.896.089 42,79
9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - 4.871.571.467 - 32,73 1.429.180.454 71,61 -1.650.438.480 - 48,19
10. Chi phí thuế TNDN hiện hành -1.217.892.867 - 32,73 357.295.114 71,67 - 412.609.620 - 48,19
11. Lợi nhuận sau thuế TNDN - 3.653.678.600 - 32,73 1.071.885.341 71,67 -1.237.828.860 - 48,19
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học KTQD - Khoa Kế
toán

Trong tình trạng nền kinh tế đang lạm phát, Công ty Cổ phần 77 đã ít
nhiều chịu sự ảnh hưởng của yếu tố này. Vì vậy, tình hình hoạt động SXKD
của công ty có nhiều biến động. Cụ thể được thể hiện qua bảng phân tích hiệu
quả kinh doanh trên:
Trong khi tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010 so với năm 2009
giảm 4.871.571.461 đồng tương ứng với tốc độ giảm 32,73% thì tổng doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng 34.113.617.621 đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 20,16%. Điều này đã cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tốt
chi phí làm giá thành sản phẩm tăng.
Giá vồn hàng bán là khoản mục chi phí có quy mô lớn nhất tăng 25,75%
năm 2010 so với năm 2009. Chứng tỏ sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên.
Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy sản phẩm của công ty đang được tiêu
thụ tốt, được thị trường chấp nhận.
Yếu tố đã ảnh hưởng lớn nhất làm giảm lợi nhuận năm 2010 so với năm
2009 là chi phí tài chính. Mức tăng 444,92% năm 2010 so với năm 2009 là
quá lớn. Bên cạnh đó thì doanh thu tài chính lại giảm 11,04%. Sự biến động
của thị trường tài chính do yếu tố lạm phát đã tác động vào hoạt động tài
chính của công ty gây ra mức tăng đột biến về chi phí tài chính và làm giảm
đáng kể lợi nhuận của công ty trong năm 2010.
Tuy chi phí QLDN năm 2010 so với năm 2009 giảm 7,27% nhưng chi
phí bán hàng năm 2010 lại tăng so với năm 2009 là 28,97%. Tốc độ tăng này
lại lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gần
1,5 lần một lần nữa cho thấy công ty đã chưa quản lý tốt chi phí.
Một yếu tố tích cực hơn là thu nhập khác năm 2010 so với năm 2009
tăng 58,81% trong khi chi phí khác năm 2010 so với năm 2009 giảm đáng kể
là 77,49% tuy vậy hoạt động này cũng không mang lại được nhiều lợi nhuận
trong công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thu Lớp: Kế toán C - Khóa 11B
19

×