Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần tư vấn hạ tầng miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.64 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
CPBH : Chi phí bán hàng
GTGT : Giá trị gia tăng
DTT : Doanh thu thuần
KLTK : Khối lượng thiết kế
NVL : Nguyên vật liệu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK : Tài khoản
CP : Cổ phần
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình
VNĐ : Việt nam đồng
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
TL : Tiền lương
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo
tiền đề cho sự phát triển của các ngành sản xuất khác. Sản phẩm của ngành xây
dựng cơ bản vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và
xã hội. Trong các doanh nghiệp xây lắp, ngoài việc quan tâm ký các hợp đồng
xây dựng, doanh nghiệp xây dựng còn quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản


xuất đến mức cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm. Hiệu quả sản xuất là cơ sở
để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng công trình, tăng khả năng cạnh tranh
và uy tín trên thị trường đó là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà quản lý.
Là một đơn vị sản xuất công nghiệp với chức năng tạo ra các sản phẩm
xây dựng. Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền Bắc đã không ngừng trưởng
thành và nhanh chóng tạo được uy tín trong ngành xây dựng cơ bản nói riêng
và các ngành sản xuất nói chung. Với sự góp sức của lực lượng cán bộ công
nhân viên hùng hậu, lành nghề, tâm huyết với sự nghiệp đã làm nên thành
công của doanh nghiệp.
Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền Bắc không
nhiều song dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo: Tiến sĩ Đỗ
Thị Phương và các anh chị phòng kế toán trong công ty, em nhận thấy được tầm
quan trọng của công tác hạch toán kế toán đối với sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Từ đó em đã hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo thực tập gồm 3 nội dung chính sau:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền
Bắc
Phần 2: Thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần T vấn Hạ tầng
Miền Bắc
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN HẠ TẦNG MIỀN BẮC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn
Hạ tầng Miền Bắc
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền Bắc
- Địa chỉ:

- Mã số thuế:
- Điện thoại:
- Ngành nghề kinh doanh: Tư vấn giám sát công trình, xây dựng công
trình dân dụng, xây dựng công trình công nghiệp,
Công ty được thành lập theo Quyết định số 178/BXH - TCLĐ ngày
24/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng từ "Trung tâm tư vấn thiết kế" trực
thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.
Tên giao dịch quốc tế là:
Tên viết tắt là:
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Là doanh nghiệp đang thực hiện nhiều công trình trong lĩnh vực ngành
xây dựng. Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền Bắc luôn đi đầu trong công
tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên
cứu khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, tìm
kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng trong và
ngoài nước. Theo giấy phép ĐKKD, công ty được phép hoạt động kinh doanh
trong các lĩnh vực sau:
- Tư vấn đầu tư và quản lý dự án xây dựng.
- Tư vấn đấu thầu.
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
- Khảo sát xây dựng công trình, khảo sát đo đạc, đo vẽ bản đồ địa hình.
- Thiết kế quy hoạch.
- Đánh giá tác động của môi trường, điều tra xã hội về đô thị và các công
trình xây dựng.
- Lập thẩm tra báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ
thuật.
- Lập thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự

toán công trình.
- TƯ vấn thiết kế nội, ngoại thất.
- Tư vấn xây dựng các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
- Đầu tư bất động sản, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp và vệ
sinh môi trường.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của
công ty cũng như căn cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch
sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- Trên cơ sở các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, công ty tổ
chức nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trang
thiết bị, lực lượng lao động đạt kết quả tốt nhất.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục 1)
- Hội đồng Quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người
đại diện pháp nhân có quyền nhân danh Công ty giải quyết những vấn đề liên
quan đến pháp luật.
- Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
pháp luật về các quyết định của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một
hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về việc được phân
công ủy quyền.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch các

công trình, quy trình kỹ thuật, các biện pháp thi công, tính toán giá trị dự toán
và nhận thầu xây lắp các công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao,
lập báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch với công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ quản lý nguồn tài chính, tổ
chức thực hiện công tác Tài chính Kế toán tại Công ty, phân tích các hoạt
động tài chính, giúp công ty lập kế hoạch tài chính.
- Phòng Nhân sự: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý
nhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bố trí người lao động hợp lý, nghiên cứu
và giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, tiền thưởng,
BHXH đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành.
- Phòng Kinh doanh: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước,
trong và sau khi sản xuất, thiết lập toàn bộ hồ sơ dự toán công trình, định giá
và thiết lập giá thanh toán, kiểm tra bản vẽ thiết kế, tổng hợp, khối lượng
công trình, bám sát kế hoạch, tiến độ, biện pháp thi công và tham mưu
nghiệm thu.
- Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ trông coi và bảo vệ tài sản của công ty.
Ngoài các phòng ban trên công ty còn có Ban chỉ huy công trường và
các đội trực thuộc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thi công các công trình.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2
năm gần đây (2010 - 2011) (Phụ lục 2)
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 năm 2010 - 2011
ta thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển, các số liệu đạt được của năm
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
2011 nhìn chung đều cao hơn năm 2010. Doanh thu thuần của năm 2011 là
90.173.810.627 đ. Tăng 1.35% so với năm 2010 (88.979.639.287 đ). Tổng chi
phí kinh doanh của năm 2011 tăng 1.35% nên lợi nhuận gộp tăng lên tương
đối so với năm 2010 là 1.23%. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính năm
2011 là 524.484.878 đ lại giảm gần 1 nửa với năm 2010 (1.055.914.065 đ).

Bên cạnh đó thu nhập khác cũng giảm đáng kể năm 2011 giảm 278,3% so với
năm 2010, thêm vào đó chi phí khác cũng giảm rất nhiều (1965,8%). Tuy
nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2011 lại tăng 6.67% so với năm 2010.
Qua những nhận xét sơ bộ về tình hình hoạt động của Công ty năm 2011
so với năm 2010 kết quả cho thấy sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Công
ty giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo.
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TƯ VẤN HẠ TẦNG MIỀN BẮC
2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán
tại công ty cổ phần tư vấn hạ tầng miền Bắc
2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công ty Cổ phần kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ chứng
từ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các xưởng xây dựng đều
tập trung về phòng tài chính kế toán của Công ty để hạch toán và xử lý chịu
sự kiểm soát của Kế toán trưởng. Toàn bộ sổ sách kế toán của Công ty đều
theo mẫu QĐ của Bộ Tài chính.
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Phụ lục 3)
Hiện nay phòng kế toán có 7 người. Trong đó mỗi thành viên có nhiệm
vụ và chịu trách nhiệm về việc đã phân công từ khâu thu thập thông tin, lập
đủ, kiểm tra, phân loại chứng từ, xử lý hạch toán trên sổ chi tiết và các bảng
biểu quyết toán liên quan.
- Kế toán trưởng: Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán - tài
chính trong công ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán. Là người chịu trách
nhiệm trung về thông tin do phòng kế toán - tài chính cung cấp và thực hiện
các khoản đóng góp của Công ty với Ngân sách Nhà nước.
- Kế toán Tổng hợp: Ghi chép, phản ánh 1 cách tổng quan trên các tài

khoản, sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
- Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng, hạng mục công
trình và theo dõi các khoản công nợ.
- Kế toán giao dịch ngân hàng, TSCĐ: Thực hiện các nghiệp vụ ngân
hàng, vay vốn tín dụng và lập các kế hoạch thu chi, hàng tuần hàng tháng tới
ngân hàng lấy sổ phụ ngân hàng của doanh nghiệp. Theo dõi tình hình tăng
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch sửa
chữa, dự toán chi phí sửa chữa
- Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán Thuế: Thực hiện các nghiệp vụ về
các hoạt động vay vốn, lập các kế hoạch thu chi. Theo dõi ghi chép các khoản
thuế phải nộp và làm tờ khai thuế hàng tháng, lập báo cáo tổng các loại thuế
phải nộp, khoản thuế được khấu trừ cho kế toán tổng hợp vào cuối tháng.
- Kế toán tiền lương: Kế toán tiền lương phản ánh tình hình theo dõi,
ghi chép, tính toán và phân bổ các khoản tiền lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên trong Công ty.
- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu chi
đã được phê duyệt, lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập quỹ báo cáo tồn quỹ tiền
mặt
2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 năm
N.
- Kỳ kế toán: Theo quý và năm.
- Đơn vị tiền tệ: Tiền Việt Nam đồng (VNĐ).
- Phương pháp chuyển đổi tiền khác: Theo tỷ giá thực tế.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung (Phụ lục 4).

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp kê khai thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá trị thực tế hàng xuất kho: Nhập trước xuất trước.
2.3. Kế toán một số phần hành chủ yếu của Công ty
2.3.1. Kế toán nguyên vật liệu
2.3.1.1. Đánh giá nguyên vật liệu
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
- Tại thời điểm nhập kho
Giá trị thực tế
NVL nhập
kho
=
Giá
mu
a
+
Các khoản thuế
không được
hoàn lại (nếu có)
+
Chi phí vận
chuyển bốc xếp
-
CKTM
GGHM
(nếu có)
Ví dụ: Ngày 02/03/2011 Công ty nhập 20 Bộ dẫn mực in Model HP pro

K550 về nhập kho với số tiền là 650.000 đ/ 1 bộ, thuế GTGT 10%, chi phí
vận chuyển hàng về kho là 200.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Giá trị thực tế hàng nhập kho = 650.000 x 20 + 200.000 = 13.200.000 đ
- Tại thời điểm xuất kho: Giá trị vật liệu được tính theo phương pháp
nhập trước xuất trước.
Ví dụ: Tính tình hình nhập - xuất - tồn giấy in bản vẽ loại A0 trong
tháng 01/2011 như sau: (ĐVT: đồng)
 Số lượng hàng tồn trong kho: 100 cuộn đơn giá 220.000 đ/cuộn.
 Ngày 03/01 nhập kho 90 cuộn, đơn giá 230.000 đ/cuộn.
 Ngày 10/01 nhập kho 50 cuộn, đơn giá 235.000 đ/cuộn.
 Ngày 08/01 xuất kho 10 cuộn.
 Ngày 02/01 xuất kho 100 cuộn.
Trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
 Ngày 08/01 xuất kho 10 cuộn: Trị giá xuất kho = 10*220.000 =
2.200.000đ.
 Ngày 02/01 xuất kho 100 cuộn: Trị giá xuất kho = (90*220.000) +
(10*230.000) = 22.100.000 đ.
2.3.1.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm NVL
• Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu
chi,
• Tài khoản sử dụng: TK 152 "Nguyên vật
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
liệu", và các tài khoản liên quan khác.
• Phương pháp kế toán.
 Kế toán tăng NVL (Phụ lục 5)
Ví dụ: Ngày 15/01, Hóa đơn GTGT số 00126 mua 150 cuộn giấy in bản
vẽ loại A3 đã nhập kho, tổng giá trị thanh toán là 23.100.000 đã bao gồm thuế

VAT 10%. Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi:
Nợ TK 152: 21.000.000đ
Nợ TK 133: 2.100.000đ
Có TK 112: 23.100.000đ
 Kế toán giảm NVL (Phụ lục 6)
Ví dụ: Ngày 20/01, Xuất kho 5 Bộ mực In HP Pro K450 phục vụ cho
việc in bản vẽ thiết kế điện công trình nhà N05 - Bắc An Khánh với tổng giá
trị 3.000.000 đ. Kế toán ghi sổ
Nợ TK 621: 3.000.000đ
Có TK 152: 3.000.000đ
2.3.2. Kế toán Tài sản cố định (TSCĐ)
2.3.2.1. Phân loại TSCĐ
TSCĐ tại công ty gồm:
- TSCĐ hữu hình: Văn phòng, máy móc, thiết bị
- TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, thương hiệu Công ty Cổ phần Tư
vấn Hạ tầng Miền Bắc
2.3.2.2. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ của Công ty đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ:
Nguyên
giá TSCĐ
=
Trị giá mua
thực tế TSCĐ
+
Các khoản thuế
không được hoàn lại
+
Chi phí liên quan trực
tiếp khác (nếu có)

Ví dụ: Ngày 08/01/2011 mua một điều hòa (phụ lục 7). Giá mua thực tế
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
11.250.000 đ, thuế NK là 1.125.000 đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển
150.000đ.
Nguyên giá TSCĐ = 11.250.000 + 1.125.000 + 150.000 = 12.525.000 đ
- Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế
Ví dụ: Ngày 05/01/2011, Công ty mua một máy in Canon MF4570DN
có nguyên giá là 11.720.000 đ, thời gian sử dụng là 5 năm. Đến ngày
31/12/2011, số khấu hao lũy kế là 1.172.000 đ.
Giá trị còn lại của TSCĐ là: 11.720.000 - 1.172.000 = 10.548.000 đ
2.3.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ
• Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận
tài sản cố định, viên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh
giá lại tài sản cố định,
• Tài sản Kế toán sử dụng: TK 211 "Tài sản cố định hữu hình",
TK213 "Tài sản cố định vô hình", và các tài khoản đối ứng có liên
quan.
• Phương pháp kế toán
+ Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 22/1/2011, hóa đơn GTGT số 051558 và biên bản giao
nhận TSCĐ số 353, phòng tổ chức lao động nhận một máy Photocopy
Samsung, được đầu tư bằng quỹ ĐTPT. Giá mua bao gồm cả thuế GTGT là
35.200.000 thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt cho Công
ty Trần Anh.
Khi TSCĐ tăng, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ (Mẫu S23 - DN), kế toán
hạch toán:
Nợ TK: 32.000.000 đ

Nợ TK 133 (2): 3.200.000đ
Có TK 111: 35.200.000đ
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
TSCĐ được mua từ quỹ ĐTPT, kế toán thực hiện kết chuyển ghi tăng
NVKD:
Nợ TK 414: 32.000.000đ
Có TK 411: 32.000.000đ
Sau khi đã lậ xong các chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ. Hóa đơn GTGT (Phụ lục 8), biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ
(Phụ lục 9).
+ Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 23/01/2011, Công ty thanh lý 1 xe ôtô Toyota 4 chỗ nguyên
giá 570.000.000đ. Số đã khấu hao 475.000.000đ, chi phí thanh lý thuê ngoài
1.500.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt, khoản thu về từ thanh lý
95.000.000đ, thanh toán bằng TGNH.
- Ghi giảm nguyên giá xe ôtô:
Nợ TK 214: 475.000.000đ
Nợ TK 811: 95.000.000đ
Có TK 211: 570.000.000đ
- Phản ánh chi phí thanh lý ôtô:
Nợ TK 811: 1.500.000đ
Nợ TK 133 (1): 150.000đ
Có TK 111: 1.650.000
- Giá trị thu hồi từ thanh lý ôtô:
Nợ TK 112: 95.000.000đ
Có TK 711: 95.000.000đ
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.3.1. Kế toán tiền lương

• Hình thức trả lương
Hiện nay Công ty trả lương theo hình thức lương thời gian
• Phương pháp tính lương
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
Áp dụng đối với các công nhân viên khối hành chính văn phòng, việc
theo dõi thời gian làm việc của CBCNV được thực hiện từng phòng ban có
bảng chấm công được lập 1 tháng 1 lần (Phụ lục 10)
Lương thời
gian
=
Hệ số lương * Lương cơ bản
x Số ngày công thực tế
26
Ví dụ: Anh Vũ Toàn Thắng - nhân viên phòng kinh doanh, ngày công
thực tế đi làm trong tháng 6 là 24 ngày. Cho biết hệ số lương: 2,34. Mức
lương cơ bản 960.000đ.
Tiền lương của
anh Thắng
=
2.34 x 960.000
x 24 = 2.073.600đ
26
2.3.3.2. Kế toán cá khoản trích theo lương
• Nội dung và phương pháp xác định các khoản trích theo lương
Đối với các khoản trích theo lương Công ty áp dụng theo chế độ hiện
hành.
- BHXH: Trích 22% trên lương cơ bản, trong đó 16% do Công ty nộp và
tính vào CP SXKD; 6% trừ vào lương của người lao động.

- BHYT: Trích 4,5 trên lương cơ bản, trong đó 3% do Công ty nộp và
tính vào CP SXKD; 1,5% trừ vào lương người lao động.
- BHTN: Trích 2% trên lương cơ bản, trong đó 1% do Công ty nộp và
tính vào CP SXKD; 1,5% trừ vào lương người lao động.
- KPCĐ: Trích trên tiền lương thực tế với tỷ lệ 2% tính vào CP SXKD.
• Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thah toán tiền
lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán
tiền thưởng,
• Tài khoản sử dụng: TK 334 "Phải trả người lao động", TK 338
"Phải trả, phải nộp khác" và các tài khoản đối ứng khác có liên
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
quan.
• Phương pháp kế toán:
• Ví dụ: Số tiền lương phải trả cho nhân viên tháng 01/2011, nhân
viên bộ phận quản lý là 40.150.000 đ, nhân viên bộ phận kinh
doanh 28.350.000đ. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ
lệ quy định.
Kế toán ghi:
Nợ TK 641: 28.350.000đ
Nợ TK 642: 40.150.000đ
Có TK 334: 68.500.000đ
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định:
Nợ TK 641: 6.237.000đ
Nợ TK 642: 8.833.000đ
Nợ TK 334: 5.822.500đ
Có TK 338: 20.892.500đ
(Chi tiết TK 3382 1.370.000đ
TK 3383 15.070.000đ

TK 3384 3.082.500đ
TK 3389 1.370.000đ)
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.3.4.1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
- Tài khoản sử dụng: TK 621.
- Chứng từ KT sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, giấy đề nghị tạm ứng
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ 1: Ngày 30/1 xuất kho 5 cuộn giấy in A0 trị giá 1.200.000 cho
xưởng thiết kế điện 1 thực hiện công trình N05 - Bắc An Khánh. Kế toán ghi:
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
Nợ TK 621 1.200.000đ
Có TK 152 1.200.000đ
Ví dụ 2: Ngày 30/1 mua 10 hộp mực HP150 trị giá 6.800.000đ thuế
GTGT 10% sử dụng ngay cho thiết kế điện 1 công trình N05 Bắc An Khánh.
Đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi:
Nợ TK 621: 6.800.000đ
Nợ TK 133: 680.000đ
Có TK 111: 7.480.000đ
2.3.4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 30/1 tính lương phải trả cho nhân viên trực tiếp thiết kế
điện công trình N05 - Bắc An Khánh số tiền là 52.000.000đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 52.000.000đ

Có TK 334: 52.000.000đ
2.3.4.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
- Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công bộ phận quản lý, bảng
thanh toán tiền lương bộ phận quản lý, bảng tính khấu hao TSCĐ.
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Tiền lương tháng 1 phải trả cho nhân viên giám sát thiết kế thi
công công trình N05 Bắc An Khánh là 26.550.000đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 627(1) (N05 BAK): 26.550.000đ
Có TK 334: 26.550.000đ
2.3.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thiết kế
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
dang" và các tài khoản liên quan khác.
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Tập hợp chi phí sản xuất công trình N05 - Bắc An Khánh
Nợ TK 154: 3.044.746.472đ
Có TK 621: 1.182.691.538đ
Có TK 622: 935.365.455đ
Có TK 627: 926.689.479đ
2.3.4.3. Đánh giá khối lượng thiết kế dở dang cuối kỳ
Cuối năm Công ty tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ. Chi phí dở dang của công trình là số dư nợ trên sổ chi tiết tài khoản 154.
Ví dụ: Công trình N05 Bắc An Khánh là công trình có khối lượng bàn
giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tháng 12/2011. Công trình đã hoàn
thành khối lượng thiết kế. Vậy chi phí thực tế của khối lượng thiết kế dở dang
cuối kỳ là không có.
+ Chi phí sản xuất của khối lượng thiết kế dở dang thực tế đầu kỳ là

2.864.373.000
+ Chi phí sản xuất của khối lượng thiết kế thực tế trong kỳ là
3.044.746.472
+ Giá trị dự toán của khối lượng thiết kế hoàn thành: 5.909.119.472
Nên:
CP thực tế KL Thiết
kế dở dang CK
=
2.834.373.000 + 3.044.746.472
* 0 = 0
5.909.119.472 + 0
2.3.4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm thiết kế
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công
trình, hạng mục công trình.
Giá thành thực
tế của KLTK
hoàn thành
=
Chi phí TK
thực tế
DDĐK
+
Tổng chi phí TK
thực tế phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí TK
thực tế
DDCK
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18

15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
Ví dụ: Tại công ty có số liệu của công trình N05 - Bắc An Khánh như
sau. Đơn vị tính: VNĐ
Chi phí SX DDĐK: 2.864.373.000đ
Chi phí SX PSTK: 3.044.746.472đ
Chi phí SK DDCK: 0
Dựa vào số liệu, kế toán tính toán và xác định giá thành như sau:
Giá thành thực tế (N05 - Bắc An Khánh) = 2.864.373.000 +
3.044.746.472 - 0 = 5.909.119.472đ
2.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng
• Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 421 "Lợi nhuận chưa phân phối" để
xác định kết quả kinh doanh.
• Phương pháp xây dựng kết quả bán hàng
Kết quả hoạt động bán hàng = DTT - Giá vốn hàng bán - CPBH - CPQLDN
Ví dụ: Cuối năm 2011 căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển và xác định kết quả
kinh doanh như sau:
- Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511: 7.963.836.540đ
Có TK 911: 7.963.836.540đ
- Kết chuyển giá chi phí kinh doanh (giá vốn)
Nợ TK 911: 6.257.360.252đ
Có TK 632: 6.257.360.252đ
- Kết chuyển chi phí QLDN
Nợ TK 911: 855.934.222đ
Có TK 642: 855.934.222đ
Kết quả hoạt động kinh doanh = 7.963.836.540 - 6.257.360.252 -
855.934.222 = 850.542.066đ

SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
- Kết chuyển lợi nhuận:
Nợ TK 911: 850.542.066đ
Có TK 421: 850.542.066đ
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch của bản thân
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền
Bắc. em được tìm hiểu, học hỏi nắm bắt được những kiến thức thực tế về
chuyên ngành kế toán. TRong thời gian này em cũng có cơ hội được thực
hành những kiến thức đã được học ở trường vào công việc kế toán tại công ty.
Qua đó, em thấy được công việc tại từng doanh nghiệp đều dựa trên những
hình thức bộ máy kế toán cơ bản, nhưng tùy thuộc vào từng loại hình doanh
nghiệp thì công tác kế toán tại doanh nghiệp đó lại có những đặc thù riêng.
Nhờ đó em nhận thấy được tính đầy đủ, chính xác kịp thời trong công tác kế
toán là rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó em còn được làm quen với
nhiều sổ sách, hóa đơn, chứng từ giúp em không bị bỡ ngỡ sau khi ra trường
đi làm. Tuy nhiên công tác kế toán của công ty vẫn không tránh khỏi tồn tại
những vấn đề chưa hợp lý, chưa thật tối ưu cần phải khắc phục.
3.2. Một số ý kiến nhận xét
3.2.1. Ưu điểm
- Bộ máy quản lý: Công ty có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, các
phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho việc giám sát thi công,
quản lý kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tổ chức kế toán được hợp lý, khoa học, kịp
thời.

- Bộ máy kế toán: Tổ chức theo hình thức tập trung đảm bảo cho sự lãnh
đạo tập trung, thống nhất với nhân viên kế toán có trình độ kinh nghiệm, nhiệt
tình trong công việc, luôn đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả.
- Về hệ thống sổ sách chứng từ: Công ty áp dụng một cách linh hoạt hệ
thống danh mục chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo đề phù hợp với đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý.
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
3.2.2. Tồn tại
- Về kế toán chiết khấu thanh toán: Hiện nay Công ty chưa áp dụng
chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi khách hàng thanh toán
đúng hạn nên chưa khuyến khích được khách hàng thanh toán nhanh và đúng
hạn, việc này có thể làm ứ đọng vốn và phát sinh các khoản nợ khó đòi
- Về kế toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: NVL chủ yếu
của công ty là bút, giấy, mực in phục vụ cho việc thiết kế công trình
Những loại NVL này có thể bị giảm giá nhưng công ty chưa trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, đây cũng là nguyên nhân gây mất vốn và giảm
lãi của doanh nghiệp.
3.2.3. Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại
Công ty
- Về kế toán chiết khấu thanh toán: Để khuyến khích khách hàng thanh
toán nhanh Công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Khi
phát sinh chiết khấu thanh toán, Kế toán ghi
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131
- Về kế toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Để đảm bảo
nguyên tắc thận trọng trong kế toán, kế toán cần thực hiện trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
+ Cuối niên độ kế toán ghi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của

năm nay lớn hơn năm trước kế toán thực hiện trích lập số bổ sung ghi:
Nợ TK632
Có TK 159
+ Nếu trường hợp ngược lại kế toán ghi
Nợ TK 159
Có TK 711
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
PHỤ LỤC
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
Phụ lục 1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng Kế
hoạch Kỹ
thuật
Phòng Kế
hoạch Kỹ
thuật
Phòng
Kinh doanh
Phòng

Kinh doanh
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
Nhân sự
Phòng
Nhân sự
Xưởng
thiết kế
số 1
Xưởng
thiết kế
số 1
Xưởng
thiết kế
số 2
Xưởng
thiết kế
số 2
Xưởng
thiết kế
số 3
Xưởng
thiết kế
số 3
Xưởng

thiết kế
số 4
Xưởng
thiết kế
số 4
Xưởng
thiết kế
số 5
Xưởng
thiết kế
số 5
Xưởng
thiết kế
số 6
Xưởng
thiết kế
số 6
Xưởng
thiết kế
số 7
Xưởng
thiết kế
số 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
Phụ lục 2
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Năm 2010 - Năm 2011
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch (+-)

Tuyệt đối %
1
Tổng DT bán hàng
và cung cấp dịch vụ
89.638.872.584 90.305.031.522 666.158.938 0.73
2
DT về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
88.979.639.287 90.173.810.627 1.194.171.340 1.35
3
Tổng chi phí KD
(giá vốn hàng bán)
67.518.412.174 68.444.651.444 926.239.270 1.35
4
LN gộp về bán hàng
và cung cấp DV
21.461.227.113 21.729.159.183 267.932.070 1.23
5
DT hoạt động tài
chính
1.055.914.065 524.484.878 (531.429.187) (101.3)
6
Chi phí hoạt động
tài chính
133.379.905 263.888 (133.116.017) (50444.1)
7
LN thuần từ hoạt
động KD
7.179.501.943 6.301.637.118 (877.864.825) (13.9)
8 Chi phí bán hàng - - - -

9 Chi phí QLDN 15.204.259.330 15.951.743.055 747.483.720 4.68
10 Thu nhập khác 418.108.231 110.498.697 (307.609.552) (278.3)
11 Chi phí khác 872.821.152 42.249.938 (803.571.214) (1965.8)
12 Lợi nhuận khác (454.712.921) 68.248.759 522.961.680 766.2
13
Tổng lợi nhuận KT
trước thuế
6.724.789.022 6.369.885.877 (354.903.145) (5.57)
14 Thuế TNDN 1.659.193.743 945.902.203 (713.291.540) (75.4)
15
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
5.065.595.279 5.423.963.674 358.368.395 6.67
Phụ lục 3
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
ngân hàng và

kế toán TSCĐ
Kế toán
ngân hàng và
kế toán TSCĐ
Kế toán
vốn bằng tiền
kiêm kế toán thuế
Kế toán
vốn bằng tiền
kiêm kế toán thuế
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
tiền
lương
Thủ
quỹ
Thủ
quỹ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH KD & CN Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 7CD - KT18

×