Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Phú Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.34 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ
KINH TẾ QUỐC TẾ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Đỗ Duy Điệp, sinh viên lớp Quản trị kinh doanh thương
mại K40A, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế.
Tôi xin cam đoan đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Phú Thái" là do tôi tự viết dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Thanh Phong và sự giúp đỡ của
Công ty TNHH Phú Thái.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi có tham khảo một số tài liệu
nhưng không hề có sự sao chép. Nếu phát hiện có bất kì sự sao chép nào, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đỗ Duy Điệp
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
MỤC LỤC
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NG : Nguyên giá
TNHH : Trách nhiệm hữu han
TSCD : Tài sản cố định
TSLD : Tài sản lưu động
VCD : Vốn cố định


VLD : Vốn lưu động
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp
nào, vốn đều được xem là yếu tố quan trọng không thể thiếu, không có vốn thì
không thể hoạt động kinh doanh được. Khi có vốn rồi thì điều đầu tiên mà
doanh nghiệp phải làm thế nào để có được lợi nhuận, sử dụng như thế nào để
đồng vốn có hiệu quả, đây mới là sự quan tâm lớn nhất của những nhà lãnh
đạo và các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh. Do đó, đi tìm lời giải về
việc sử dụng vốn hay nói cách khác là các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp là vấn đề mang tính thời sự và thiết thực đối với
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Là một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vưc, Công ty TNHH Phú
Thái đương nhiên không nằm ngoài xu thế này. Trong quá trình thực tập tại
Công ty em đã chú trọng đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Phú
Thái” . Đây là một trong những vấn đề mà theo em có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Phú Thái
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công
ty TNHH Phú Thái
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty TNHH Phú Thái
Bằng những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập ở trường và

những kiến thức có được qua học hỏi thầy cô, bạn bè, các cán thuộc Công Ty
TNHH Phú Thái, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S
Nguyễn Thanh Phong, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
1.1. Thông tin chung về công ty
Công ty TNHH Phú Thái – Tên giao dịch quốc tế là: Phu Thai company
Laboratory
Tên viết tắt là: Phu Thai Co. LTD.
Công ty được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0302000079 ngày 05/01/2001 của sở kế hoạch Đầu tư
thành phố Hà Nội.
Có trụ sở tại: Số 86, phố Quang Trung, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng
Hoà, Hà Nội.
Số điện thoại: 034 882 205
Số Fax: 034 882 205
Email: PhuThai.com.vn
Số tài khoản giao dịch:102010000971
Tại: Ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Mã số thuế: 0500391305
* Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi
vừa và nhỏ, xây dựng công trình điện đến 35KV.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Lắp đặt các loại máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
- San lấp mặt bằng.
- Vận tải hành khách đường bộ.
- Vận tải hàng hoá đường bộ.
- Vận tải hàng hoá đường thủy.
- Thi công các công trình cấp thoát nước và xử lý nước sinh hoạt, nước
thải công nghiệp.
- Cho thuê nhà xưởng, kho bãi.
- Dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh than cám.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Sản xuất kinh doanh chế biến gỗ.
- Cho thuê máy móc thiết bị công trình.
Công Ty TNHH Phú Thái được thành lập dựa trên Luật Doanh nghiệp,
có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do công
ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài
khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Với số vốn ban đầu khoảng: 8.000.000.000 (Tám tỷ đồng Việt Nam),
Công ty TNHH Phú Thái đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hoạt động
kinh doanh của công ty được tiến hành ổn định. Trải qua 10 năm xây dựng và
phát triển đến nay Công ty TNHH Phú Thái đã đứng vững trên thị trường, tự
trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống
công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày
càng tăng.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Bên cạnh những biến động to lớn của thị trường thế giới cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và để khẳng định khả năng của

bản thân bà Nguyễn Thị Hồng Lý, ông Nguyễn Hồng Thái, ông Dương Văn
Vần đã quyết định cùng nhau thành lập công ty chuyên kinh doanh vật liệu
xây dựng lấy tên công ty là công ty TNHH Phú Thái.
Công ty thành lập ngày 05/01/2001 và đi vào hoạt động theo giấy phép
số 0302000079 của Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty luôn đạt hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đa dạng về chủng loại, đảm
bảo về mặt số lượng, chất lượng. Vì vậy, sản phẩm của công ty đã chiếm một
vị thế khá quan trọng trên thị trường hiện nay. Cho nên công ty đã đạt được
những kết quả rất khả quan. Lợi nhuận đạt được lên đến hàng tỷ đồng và tạo
được công ăn việc làm ổn định cho gần 100 lao động.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Phú Thái là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh
doanh vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng, thông qua quá trình kinh
doanh công ty nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu
của thị trường về phát triển doanh nghiệp, tăng tích luỹ cho ngân sách cải
thiện đời sống cho công nhân viên. Công ty Phú Thái có chức năng kinh doanh
các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi
thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách, hoạt động kinh
doanh theo luật pháp, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống của công nhân
viên trong toàn công ty quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, góp phần
làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
3
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: Th.S Nguyn Thanh Phong
* C cu t chc:
m bo qun lý sn xut tt cú hiu qu cụng tỏc qun lý ca cụng
ty c t chc theo mụ hỡnh trc tip vi b mỏy qun lý gn nh, qun lý
theo ch mt th trng ng u l giỏm c.
Giỏm c l ngi cú quyn quyt nh cao nht, i din theo phỏp lut

ca cụng ty, chu mi trỏch nhim trc phỏp lut, tp th cỏn b, nhõn viờn
trong lnh vc sn xut kinh doanh.
1.4. C cu t chc ca cụng ty
* Mụ hỡnh t chc
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
* Chc nng, nhim v ca cỏc phũng ban:
- Giỏm c: L ngi ng u, i din cho cụng ty trong vic qun lý
iu hnh ton b cỏc hot ng sn xut kinh doanh, cụng tỏc ti chớnh ca
doanh nghip. ng thi l ngi chu trỏch nhim trc phỏp lut.
SV: Duy ip Lp: QTKDTM K40A
4
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng kinh
doanh
Phòng
kỹ thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo
phân công và uỷ quyền của giám đốc.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh với giám đốc về toàn
bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, quyết toán với Nhà nước, cung
cấp thông tin trong việc quản lý tài chính và điều hành công ty.
- Phòng kinh doanh: Mở rộng thị trường kinh doanh của công ty, chăm
sóc những khách hàng có sẵn, xác nhận công nợ và thúc giục thu hồi công nợ
của khách hàng.
1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

* Những thuận lợi
Công ty TNHH Phú Thái là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Công ty tiến hành kinh doanh với giá thành đảm bảo hợp lý,
dựa trên phương châm: “Lấy thị trường làm hướng đạo, sáng tạo làm nòng
cốt, lấy quản lý để thúc đẩy hiệu quả đưa công ty theo con đường nâng cao uy
tín sản phẩm”.
Trong các quan hệ tín dụng ngân hàng, các khoản vay đều được sử dụng
có mục đích, luôn coi trọng chữ tín, thanh toán đầy đủ các khoản nợ khi đã
đến kỳ hạn, luôn tạo cho đối tác có cảm giác an toàn khi ký kết với công ty.
Mặt khác, công ty đã biết kết hợp, phân cấp quản lý, tổ chức hợp lý trong
việc sử dụng nguồn tài chính trong công ty như việc thu, chi các khoản tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng. Đồng thời vào các dịp nghỉ hè, lễ tết, công ty có tổ
chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát giúp họ có thời gian
thư giãn, vui chơi, giải toả đi những căng thẳng sau những ngày làm việc mệt
mỏi. Nhờ vậy mà chất lượng công việc được đảm bảo hoàn thành nhanh
chóng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
* Những khó khăn
Có thể thấy ngành sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng là
ngành có lợi nhuận cao, song bên cạnh đó vẫn còn gặp những khó khăn nhất
định. Bởi thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng luôn có những biến động
phức tạp. Mặc dù, máy móc thiết bị không còn lạc hậu nhưng đôi khi vẫn gặp
phải những rủi ro trong sản xuất, khối lượng công việc của các đợt vẫn còn
chưa dứt khoát nên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy khả năng cạnh tranh trên
thị trường còn nhiều thiếu sót, khó khăn trong việc ký kết các dự án.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI
2.1. Khái quát thực trạng kinh doanh của công ty
Cũng như những doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Phú Thái đã chủ
động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng
động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với kiều kiện, cơ chế thị
trường nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế
mới nên doanh nghiệp đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để
hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta phải hiểu, biết xem công ty
đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Để thấy
rõ hơn được quá trình phát triển của công ty chúng ta có thể dựa vào một số
chỉ tiêu đ ược mô tả qua bảng 2.1
Từ bảng 2.1 ta thấy doanh thu năm 2010 tăng vọt so với năm 2008. Lợi
nhuận năm 2008 đạt 46.170.418 VNĐ, năm 2010 lợi nhuận đạt 92.271.747
VNĐ. Điều này, chứng tỏ công ty đang có chiều hướng phát triển lớn mạnh,
điều đó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận
sau thuế
Như vậy, lợi nhuận trước thuế trong năm 2010 vừa qua là rất cao.
Nguyên nhân một phần là do thực hiện các quy trình xây dựng tốt hơn năm
trước rất nhiều, một phần do chi phí quản lý thấp hơn các năm trước. Do đó,
doanh thu qua các năm cũng liên tục tăng mang về cho công ty lợi nhuận
đáng kể.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty
giai đoạn 2008 - 2010
Đơn vị: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.366.732.354 60.786.889.256 77.027.636.511
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01- 02)
42.366.732.354 60.786.889.256 77.027.636.511
4. Giá vốn hàng bán 40.687.430.347 59.692.958.537 74.997.664.507
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 - 11)
1.679.302.007 1.093.930.719 2.029.972.004
6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.477.097 14.897.281
7. Chi phí tài chính 67.330.834 70.086.884 392.813.388
8. Chi phí quản lý kinh doanh 1.822.884.115 1.579.927.544 1.532.811.740
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
(210.912.942) (548.606.612) 119.244.157
10. Thu nhập khác 301.538.523 633.576.082 278.000.000
11. Chi phí khác 26.500.000 550.000 274.215.161
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 275.038.523 633.026.082 3.784.839
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 =
30 + 40)
64.125.581 84.419.470 123.028.996
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 17.955.163 14.869.658 30.757.249
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 - 51)
46.170.418 69.549.812 92.271.747
(Nguồn BCĐKT của công ty các năm 2008 - 2010).
Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên
cứu bảng 2.2
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn cố định của công ty

SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.TSCĐ HH 787 1.678 4.497
- Hao mòn lũy kế 361 474 600
- Nguyên giá 1.148 2.152 5.097
2. CF XDCB DD 755 755 755
3. Tổng 1.542 2.433 5.252
( Nguồn : BCTC của công ty từ năm 2008 - 2010)
Qua bảng 2.2 ta thấy: tài sản cố định hữu hạn của công ty chiếm phần
lớn trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định hữu hạn này
bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, máy thi công công trình,
máy vi tính và nhiều máy móc phục vụ cho quá trình kinh doanh của công
ty. Với hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình, mà tỷ trọng tài sản cố
định hữu hạn lại chiếm quá cao trong tổng số tài sản cố định của công ty.
Năm 2008 tỷ trọng này đạt 51,04%, năm 2009 đạt 68,97%, đến năm 2010 tỷ
trọng này đạt 85,62%. Như vậy, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của công ty
tại thời điểm lớn nhất là năm 2010 và có xu hướng tăng dần qua các năm.
Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ
cho quá trình thi công công trình.
Hơn thế nữa để hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thương
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
mại điện tử hiện nay thì công ty liên tục đổi mới trang thiết bị này là hoàn
toàn phù hợp. Nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp có được đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh hay không? Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và
tài sản của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Tỷ suất tài trợ vốn cố định của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tài sản cố định 1.148 2.152 5.097
2. Nợ dài hạn 0 -258 739
3. Vốn chủ sở hữu 4.000 8.000 8.000
4. VLĐ thường xuyên 2.852 5.590 3.642
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2008 - 2010)
Qua bảng 2.3 ta thấy từ năm 2008 đến 2010:
Nguồn vốn dài hạn < Tài sản cố định. Như vậy, vốn lưu động thường
xuyên của công ty < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố
định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắn
hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn làm
cho cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải
dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Do vậy,
doanh nghiệp phải huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu
tư dài hạn hoặc tiến hành cả hai biện pháp trên nhằm đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh
nghiệp là không tốt.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Cũng từ bảng 2.3 ta thấy doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào tài sản
cố định nhưng tài sản cố định của doanh nghiệp lại không được tài trợ một
cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn của công ty.
Để nắm rõ hơn ta xem tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vốn chủ sở hữu 4.071.059.296 8.140.609.108 8.232.880.855
I. Vốn chủ sở hữu 4.071.059.296 8.140.609.108 8.232.880.855
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.000.000.00
0
8.000.000.000 8.000.000.000
2. Vốn khác của chủ sở hữu 13.256.159 13.256.159 13.256.159
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 57.803.137 127.352.949 129.624.696
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2008 đến năm 2010)
Từ bảng 2.4 trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty (nguồn vốn
cố định) tăng lên là do kết chuyển từ nguồn vốn kinh doanh, đầu tư xây dựng
cơ bản sang. Còn lại các nguồn khác không thay đổi do không có sự kết
chuyển hoặc không được Ngân sách nhà nước cấp.
Không ai nghi ngờ gì về vai trò to lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Song cần thấy
những tác động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu công ty không biết quản
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả.
Qua bảng 2.5 ta thấy: hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm
2009 tăng cao hơn năm 2008 là 1,86 đồng. Năm 2008, một đồng vốn cố định
của công ty tạo ra được 34,98 đồng doanh thu. Năm 2009, một đồng vốn cố
định của công ty tạo ra được 36,84 đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2010,
một đồng vốn cố định của công ty laị chỉ tạo ra được 21,25 đồng doanh thu.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu thuần 42.366 60.786 77.027
2. Tài sản cố định bình quân 1.211 1.650 3.625
3. Hiệu quả sử dụng VCĐ (1/2) 34,98 36,84 21,25

4. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (2/1) 0,02 0,03 0,05
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2008 đến năm 2010)
Như vậy, năm 2009 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng
(36,84/34,98) 1,05 lần so với năm 2008, trong khi đó doanh thu thuần tăng
1,43 lần còn tài sản cố định chỉ tăng 1,36 lần. Doanh thu thuần tăng nhiều hơn
tốc độ tăng tài sản cố định.
Năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giảm 0,61 lần so với
năm 2008, doanh thu thuần tăng 1,82 lần, tài sản cố định tăng 2,99 lần.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp năm
2009 cao hơn năm 2008 là do lượng doanh thu thuần tăng, lớn hơn tốc độ
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
tăng của tài sản cố định. Nhưng đến năm 2010 thì lại giảm do tốc độ tăng của
tài sản cố định cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Bên cạnh đó, ta thấy chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định của công ty
có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2008, để tạo ra được một
đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0,02 đồng vốn cố định. Năm 2009, để tạo
ra được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0,03 đồng vốn cố định, tăng
0,01 đồng so với năm 2008. Năm 2010, để tạo ra một đồng doanh thu, doanh
nghiệp cần sử dụng 0,05 đồng vốn cố định, tăng 0,03 đồng so với năm 2008 và
tăng 0,02 đồng so với năm 2009. Như vậy, hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của
công ty như thế là cao, trong khi đó tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng quá
thấp trong tổng tài sản. Đây là một ưu thế của công ty, công ty nên phát huy
mạnh hơn mặt tích cực này.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, ta xem
xét đến chỉ tiêu tiếp theo là hệ số sinh lời của tài sản cố định. Hệ số này được
phản ánh đầy đủ qua bảng 2.6.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Từ bảng 2.6 ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của công ty qua
các năm như sau: năm 2008, cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,03
đồng lợi nhuận. Năm 2009,một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,04 đồng
lợi nhuận, tăng 0,01 đồng so với năm 2008. Năm 2010, chỉ tiêu này là 0,02
đồng lợi nhuận, giảm 0,02 đồng lợi nhuận so với năm 2009.
Bảng 2.6: Hệ số sinh lời của vốn cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Lợi nhuận sau thuế. 46 69 92
2.TSCĐ bình quân. 1.211 1.650 3.625
3. Hệ số sinh lời của TSCĐ (1/2) 0,03 0,04 0,02
(Nguồn BCTC của công ty từ năm 2008 đến năm 2010)
Từ những kết quả đạt được ở trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định
của công ty giai đoạn 2008 - 2010 là không ổn định. Đây là điều dễ thấy vì
lĩnh vực hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng và tự chủ hơn về khả
năng tài chính của mình. Hơn nữa, trong những năm gần đây Đảng và Nhà
nước đã chú trọng vào ngành, lĩnh vực này.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Qua trình bày ở trên ta thấy, tài sản cố định của công ty chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, nó ảnh hưởng gián tiếp tạo ra doanh thu,
lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên muốn có
được cái nhìn tổng quát, đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
TNHH Phú Thái ta phải đi sâu nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công tăng dần qua các năm với
tốc độ tăng khá nhanh. Cụ thể:
+ Năm 2008, một đồng vốn kinh doanh của công ty tạo ra được 34,98

đồng doanh thu.
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn tại cố định công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Nguyên giá 1.148.181.209 2.152.224.845 5.097.156.856
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 361.567.381 474.091.794 600.150.421
( Nguồn BCTC của công ty năm 2008 - 2010)
+ Năm 2009, một đồng vốn kinh doanh của công ty tạo ra được 36,84
đồng doanh thu, tăng 1,86 đồng so với năm 2008.
+ Năm 2010, con số này là 21,25 đồng, giảm 15,59 đồng so với năm 2009.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng nhanh. Nếu như năm 2008,
công ty kém hiệu quả thì đến năm 2010 đã đạt được lợi nhuận là 92 triệu
đồng. Cụ thể năm 2008, một đồng vốn kinh doanh của công ty tham gia vào
sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận thì sang năm 2010 nó tạo ra
được 0,02 đồng lợi nhuận. Công ty cần có biện pháp sử ụng TSCĐ sao cho
có hiệu quả hơn trong nh ững năm tới.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tuy vậy, lợi nhuận liên tục tăng và năm 2010 lợi nhuận vẫn tăng (bằng
153 % so với năm 2009). Tuy doanh thu năm này tăng không nhiều
nhưng Công ty đã giảm được chi phí sản xuất và các chi phí khác do áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và do nâng cao được hiệu qủa
quản lý. Do đó, vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận cao. Đây là một kết
quả rất tốt, phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trên thị trường của
công ty nói chung rất khả quan.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Công ty TNHH Phú Thái chuyên về các lĩnh vực như: xây dựng các

công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình giao thông, công trình dân dụng
công nghệ. Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty là nguồn vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Đó không
phải là nguồn vốn cho không, không phải trả lãi mà đều phải trả, nếu doanh
nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì số lãi sẽ càng lớn hơn do số nợ của công
ty chuyển sang nợ quá hạn. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh
nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả
năng thanh toán,khắc phục được mọi rủi ro trong kinh doanh.Bởi vậy,phân
tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công
tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp
thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc Vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải giữ nguyên sử dụng số vốn đó
như thế nào cho có hiệu quả nhất. Để xác định hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty, ta cần nghiên cứu các vấn đề sau:
2.2.2.1. Cơ cấu vốn lưu động
Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn
lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó
phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta phân tích kết
cấu vốn lưu động. Bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản
lý thấy được tình hình phân bố vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi khoản trong
các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trong điểm cần quản lý và tìm giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Như vậy, vốn bằng tiền năm 2009 tăng về số tuyệt đối so với năm 2008
là 740 triệu đồng nhưng về số tương đối lại giảm đi (0,99%) do các nguyên
nhân sau:
Tiền mặt tại quỹ của công ty giảm đi 74 triệu đồng (0,33%), mà tiền
mặt tại quỹ của công ty dùng để thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên
của công ty và thanh toán đột xuất, tạm ứng mua hàng điều này chứng tỏ
công ty đã dùng khoản tiền này cho các khoản mục trên trong năm 2009 nhiều
hơn năm 2008. Lượng tiền mặt này tại quỹ của công ty giảm đi là tốt vì đó
cũng là số tiền mà công ty phải đi vay, phải trả lãi ngân hàng với lãi suất
0,62%/tháng, nếu công ty để tiền mặt tại quỹ nhiều sẽ lãng phí. Sang đến năm
2010 thì lượng tiền mặt tại quỹ này thay đổi không đáng kể so với năm 2009.
Tỉ giá ngân hàng của công ty năm 2009 tăng lên mà lượng tiền này dùng
để thanh toán với nước ngoài, thanh toán với tổng hoặc để thanh toán khi công ty
trúng thầu. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 814 triệu đồng nhưng về tỷ trọng
lại có xu hướng giảm đi (0,65%). Con số này sang đến năm 2010 giảm 287 triệu
đồng so với năm 2009 và giảm về số tương đối là (2,96%).
Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền về số
tuyệt đối thì nó biến động theo chiều hướng tăng - giảm còn về tỷ trọng thì nó
biến động theo chiều hướng giảm dần. Đây là một điểm tốt đối với công ty,
công ty không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng
vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn.
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn lưu động của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lượng % Lượng % Lượng %
I. Tiền 298 8,76 3.454 7,77 6.018 4,78
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả NL) 93 0,48 3.281 1,15 6.005 0,1
2. TGNH 205 8,28 173 7,63 13 4,67
II. Các khoản phải thu 14.144 41,51 13.147 32,39 27.906 46,44
1. Phải thu của khách hàng 7.428 26,94 11.985 29,53 26.464 44,04
2. Trả trước cho người bán 508 1,84 683 1,68 756 1,26
3. VAT được khấu trừ 573 2,08 253 0,42
4. Phải thu nội bộ 4.614 16,73
5. Phải thu khác 1.021 3,7 479 1,18 433 0,72
III. Hàng tồn kho 4.337 15,73 13.915 34,28 22.084 36,75
1. NVL tồn kho 690 2,5 1164 2,87 553 0,92
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 55 0,2 27 0,07 41 0,07
3. Chi phí SXKDDD 3.592 13,03 12.724 31,35 21.490 35,76
IV. TSLĐ khác 6.675 24,21 10.370 25,55 7.230 12,03
1. Tạm ứng 3.994 14,49 7.183 17,7 4.945 8,23
2. Chi phí trả trước 248 0,9 264 0,65 69 0,11
3. Chi phí chờ kết chuyển 2.223 8,06 2.544 6,27 1.985 3,3
4. Thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn hạn 210 0,76 379 0,93 231 0,38
Tổng 27.571 100 40.587 100 60.091 100
( Nguồn BCTC của công ty năm 2008 - 2010)
SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phong

Về các khoản phải thu: Năm 2008, các khoản phải thu của công ty là
14.144 triệu đồng chiếm 41,51% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2009, con
số này là 13.147 triệu đồng chiếm 32,39% trong tổng số vốn lưu động của
công ty. Năm 2010, các khoản phải thu của công ty là 27.906 triệu đồng
tương ứng với 46,44% trong tổng vốn lưu động.

Như vậy, năm 2009 các khoản phải thu của công ty giảm cả về số tuyệt đối
lẫn tương đối là 997 triệu (9,12%) so với năm 2006. Nhưng năm 2010 lại tăng so
với năm 2009 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối là 14.759 triệu (14,05%).

Các khoản phải thu nội bộ: Năm 2008 là 4.614 triệu đồng chiếm
16,73% trong tổng vốn lưu động của công ty, nhưng sang năm 2009, 2010 thì
con số này không còn nữa. Điều này có lợi cho công ty, ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả kinh doanh tại công ty

Đối với hàng tồn kho: Ta thấy hàng tồn kho của công ty có xu hướng
ngày càng tăng với tốc độ tăng cao. Cụ thể: năm 2008 hàng tồn kho của công ty
là 4.337 triệu đồng (chiếm 15,73%). Năm 2009 hàng tồn kho của công ty là 13.915
triệu đồng (chiếm 34,28%). Năm 2010 hàng tồn kho của công ty là 22.084 triệu
đồng (chiếm 36,75%).
Hàng tồn kho tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân
làm cho hàng tồn kho của công ty tăng lên là:
- Chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Nếu như năm 2008,
chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là 3.592 triệu đồng (13,03%) thì đến
năm 2010 là 21.490 triệu đồng (35,76%) chi phí này tăng lên chứng tỏ công
ty gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hoàn thành sản phẩm cuối kỳ.

SV: Đỗ Duy Điệp Lớp: QTKDTM K40A
20

×