ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
BÙI MINH THUẬN
TÁI ĐỊNH CƯ VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG
CỦA NHÓM ĐAN LAI (THỔ) Ở VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT
(Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào,
xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI, 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
BÙI MINH THUẬN
TÁI ĐỊNH CƯ VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG
CỦA NHÓM ĐAN LAI (THỔ) Ở VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT
(Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào,
xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ SỸ GIÁO
HÀ NỘI, 2010
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
6
1.
Tính cấp thiết của đề tài
6
2.
Mục đích nghiên cứu
8
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
4.
Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học
9
5.
Đóng góp của luận văn
10
6.
Cấu trúc luận văn
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
11
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
11
1.1.1.
Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
11
1.1.2.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước
13
1.2.
Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
18
1.2.1.
Phương pháp nghiên cứu
18
1.2.2.
Khung phân tích
21
1.3.
Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu
21
1.4.
Một số khái niệm cơ bản
24
1.4.1.
Những khái niệm chung
24
1.4.2.
Khái niệm liên quan đến các hình thức tái định cư
27
1.4.3.
Quan điểm tái định cư
30
Tiểu kết chương 1
28
CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT
Ở NGHỆ AN
30
2.1.
Người Đan Lai ở Nghệ An
30
2.1.1.
Một số vấn đề về lịch sử tộc người
31
2.1.2.
Người Đan Lai ở Pù Mát (vùng khe Khặng)
37
2
2.2.
Từ rừng tự nhiên đến Vườn quốc gia Pù Mát
42
2.2.1.
Quá trình hình thành Vườn quốc gia Pù Mát
42
2.2.2.
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
44
2.2.3.
Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
46
Tiểu kết chương 2
48
CHƯƠNG 3: QÚA TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ
50
3.1.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
50
3.1.1.
Tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống
cho nhân dân di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ
50
3.1.2.
Chính sách an dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát
triển kinh tế vùng núi ở Đài Loan
51
3.1.3.
Xây dựng mô hình sử dụng đất dốc bền vững,
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho đồng
bào miền núi ở Philippine
53
3.2.
Quá trình hình thành dự án tái định cư ở Vườn quốc gia
Pù Mát
56
3.2.1.
Chủ trương của nhà nước
56
3.2.2.
Tình hình thực tế của địa phương
57
3.3.
Quá trình chuẩn bị và thực hiện tái định cư
60
3.3.1.
Quá trình chuẩn bị tái định cư
60
3.3.2.
Quá trình thực hiện tái định cư
63
3.4.
Những vấn đề bất cập
71
3.4.1.
Những vấn đề chung
72
3.4.2.
Những bất cập trong chính sách đền bù
73
3.4.3.
Những bất cập trong phương án tái định cư
76
Tiểu kết chương 3
79
3
CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI
81
4.1.
Trong phương thức mưu sinh
81
4.1.1.
Các hoạt động nông nghiệp
81
4.1.2.
Các hoạt động phi nông nghiệp
94
4.2.
Trong đời sống văn hoá - xã hội
101
4.2.1.
Đời sống cộng đồng làng bản
101
4.2.2.
Giáo dục, y tế
109
4.3.
Những vấn đề đặt ra
116
4.3.1.
Sở hữu tài nguyên
116
4.3.2.
Phương thức mưu sinh
117
4.3.3.
Tổ chức cộng đồng làng bản
119
4.3.4.
Giữ gìn các giá trị văn hoá
120
Tiểu kết chương 4
124
KẾT LUẬN
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
131
PHỤ LỤC
142
1
Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn
142
2
Danh sách những người cung cấp thông tin - tư liệu
143
3
Bảng từ Việt - Đan Lai
145
4
Một số văn bản có liên quan
150
5
Sơ đồ, bản đồ
158
6
Ảnh minh hoạ
162
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:
BQL:
BTTN:
CCĐCĐC&VKTM:
DCDC
ĐCĐC:
ĐHQG HN:
ĐKTN
KBTTN:
KBT:
SFNC:
PRA:
PTBV:
WB:
Nxb:
TĐC:
THCS:
THPT:
TNTN:
TW:
UBND:
VQG:
Ngân hàng Phát triển châu Á (viết tắt theo tiếng Anh)
Ban quản lý
Bảo tồn thiên nhiên
Chi cục Định canh định cư và Vùng Kinh tế mới
Du canh du cư
Định canh định cư
Đại học Quốc gia Hà Nội
Điều kiện tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn
Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn thiên nhiên Nghệ An
(viết tắt theo tiếng Anh)
Phương pháp đánh giá nông thôn có có người dân tham
gia (viết tắt theo tiếng Anh)
Phát triền bền vững
Ngân hàng Thế giới (viết tắt theo tiếng Anh)
Nhà xuất bản
Tái định cư
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tài nguyên thiên nhiên
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Vườn quốc gia
5
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 3.1:
Sự phân bố người Đan Lai - Ly Hà ở Con Cuông (năm 1978)
Tình hình phân bố các hộ dân cư thuộc 3 bản vùng khe Khặng
Kết quả PRA về phân loại kinh tế các hộ gia đình
Đánh giá của người dân (PRA) về thuận lợi và khó khăn của
phương án tái định cư và định cư tại chỗ
Sơ đồ 1.1:
Khung phân tích đời sống người dân sau tái định cư
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc trong đời sống của
con người. Cùng với sự gia tăng kinh tế ở các quốc gia, diện tích rừng tự nhiên
trên thế giới ngày càng bị giảm mạnh, đặc biệt là diện tích các khu rừng nhiệt đới.
Từ năm 1962, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các khu rừng đặc dụng nhằm
bảo tồn tính đa dạng của các hệ sinh thái. Mặc dầu vậy, các khu rừng này vẫn tiếp
tục bị tàn phá. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do những người dân sống
trong và quanh các khu rừng, phần lớn là người dân tộc thiểu số, có đời sống kinh
tế khó khăn, thường xuyên khai thác các sản phẩm của rừng. Thêm vào đó, là tập
quán du canh du cư (DCDC) đốt nương làm rẫy.
Để bảo vệ được tài nguyên rừng, ở một số VQG đang tiến hành thực hiện
di dân tái định cư (TĐC) để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người
dân như VQG Ba Bể có 450 hộ, VQG Mũi Cà Mau có 310 hộ, VQG Bù Gia Mập
với 217 hộ và VQG Cát Tiên có 78 hộ…
VQG Pù Mát là khu rừng đặc dụng ở phía Tây tỉnh Nghệ An có vai trò
quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở Bắc
Trung Bộ và Việt Nam. Cũng như hàng loạt các KBT khác ở Việt Nam VQG Pù
Mát đang gặp phải những vấn đề nan giải đe doạ đến sự tồn tại của nó. Khu vực
vùng đệm của VQG Pù Mát có một số lượng lớn dân cư sinh sống, chủ yếu là các
dân tộc Kinh, Thái, Hmông… Đặc biệt trong vùng lõi có 169 hộ với 956 nhân
khẩu (số liệu của UBND huyện Con Cuông, tháng 9/2001) người Đan Lai sống
trong tình trạng vô cùng khó khăn. Đời sống chủ yếu phụ thuộc vào việc khai
thác các nguồn lợi của rừng [93, tr.2].
Trước tình hình đó năm 2001 Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã
tiến hành lập dự án: “Thực hiện TĐC đồng bào dân tộc Đan Lai 3 bản Cò Phạt -
7
khe Cồn - bản Búng xã Môn Sơn - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An” di rời cộng
đồng người Đan Lai ra khỏi vùng lõi của VQG. Đặc biệt, từ khi có Quyết định
của của Thủ tướng Chính phủ số 280/2006 QĐ-TTg ngày 19/12/2006 phê duyệt
dự án: “Bảo tồn và PTBV tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại
vùng lõi VQG Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”. Theo kế hoạch, sẽ di
chuyển 146 hộ ra khỏi vùng lõi đến nơi ở mới và để lại 30 hộ. Đến nay đã tổ chức
được hai đợt với 78 hộ, 531 nhân khẩu ra ba bản TĐC tại Tân Sơn, Cửa Rào
thuộc xã Môn Sơn và Thạch Sơn thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
Người Đan Lai có mặt bằng dân trí thấp, đời sống vô cùng khó khăn, bao
đời nay các hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi của rừng.
Chính điều đó đã đặt ra những thách thức thực sự trong việc tiến hành TĐC và
đảm bảo đời sống cho đồng bào sau khi định cư tại địa bàn mới. Việc thay đổi địa
bàn cư trú chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng.
Mặc dù đã được các ban ngành, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và
hỗ trợ trong quá trình định cư tại nơi ở mới nhưng cuộc sống của đồng bào vẫn
đang gặp rất nhiều khó khăn. Thuộc vào dạng thức di dân không tự nguyện, thực
tế quá trình di dân và TĐC đã cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh sau TĐC như:
Thiếu nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất; Đất sản xuất vừa thiếu vừa cằn cỗi;
Thay đổi về phương thức sản xuất, không gian sinh tồn; Sự lệ thuộc vào ngân
sách Nhà nước, vào dự án nước ngoài; Sốc do tiếp cận quá nhanh với các phương
tiện sống hiện đại; Sự bất hợp lý trong chính sách đất đai; Xung đột lợi ích (cộng
đồng và VQG, giữa các cộng đồng với nhau); Thay đổi tập quán sản xuất Trong
khi đó, nhiều vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội phức tạp đã xuất hiện như những
thay đổi trong hoạt động nông nghiệp, quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ,
phong tục, tập quán, nếp sống, những va chạm trong quan hệ tộc người
Sự hỗ trợ trong chính sách di dân, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và
bảo tồn văn hóa đã gây nên những mâu thuẫn giữa việc quá chú trọng tới việc
8
bảo tồn VQG mà bỏ qua vấn đề văn hóa, vấn đề đảm bảo sinh kế. Mâu thuẫn
giữa việc đầu tư quá nhiều vào các giải pháp hỗ trợ kinh tế nhằm xóa đói giảm
nghèo (của chính quyền địa phương) theo quan điểm chủ quan của người lãnh
đạo, mà không quan tâm tới nền tảng kiến thức, nền tảng văn hóa, tập quán sản
xuất (gọi chung là vốn xã hội) của cộng đồng. Hay việc mâu thuẫn của mục tiêu
bảo tồn TNTN mang tính toàn cầu mà quên đi việc bảo vệ TNTN là vì con người,
trong khi đó chính những người dân ở đây lại không được bảo vệ. Vì mục tiêu
bảo tồn đa dạng sinh học mà đẩy các cộng đồng này vào cảnh bần cùng trên
chính mảnh đất ông cha họ để lại, mảnh đất mà tổ tiên họ ở và sinh sống từ trước
khi hình thành KBTTN và VQG. Những quan điểm tiếp cận trên đã không giải
quyết được một cách bền vững mục tiêu bảo tồn, mục tiêu PTBV các cộng đồng
dân tộc thiểu số, nên sự đầu tư kém phần hiệu quả đi.
Xuất phát từ những nhận thức như trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn
vấn đề: “Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở Vườn
quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào,
xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thực hiện di dân TĐC đã làm thay đổi đời sống của đồng
bào Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Nghiên cứu tập trung vào ban mục tiêu cơ bản sau đây:
1. Khẳng định những nét cơ bản trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội
trước và sau khi thực hiện quá trình di dân TĐC của người Đan Lai trên địa bàn
xã Môn Sơn.
2. Làm rõ sự thay đổi trong phương thức mưu sinh và đời sống văn hoá -
xã hội của nhóm Đan Lai trong quá trình TĐC.
3. Chỉ ra những điều bất cập cần khắc phục nhằm ổn định và cải thiện đời
sống cho đồng bào TĐC Đan Lai nói riêng và đồng bào TĐC nói chung, góp
9
phần vào công tác bảo tồn và PTBV cộng đồng người Đan Lai cũng như bảo tồn
TNTN ở VQG Pù Mát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đổi đời sống của các hộ dân
người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An sau khi thực hiện TĐC.
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu phương thức mưu sinh, đời sống văn hoá
- xã hội của người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện
Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ trước khi thực hiên di dân TĐC (năm 2002) cho đến
thời điểm hiện nay (tháng 6/2010).
4. Nguồn tài liệu và giả thiết khoa học
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là tài liệu điền dã
được thu thập qua các đợt khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu, các bài viết
về người Đan Lai, về vấn đề di dân TĐC, và bảo vệ TNTN trong các VQG của
các học giả trong nước (bao gồm sách, báo, tạp chí, thông báo khoa học, báo cáo
khoa học ) được lưu giữ tại các thư viện, UBND huyện Con Cuông, VQG Pù
Mát Cũng như các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hoá - xã
hội của xã Môn Sơn và huyện Con Cuông trong những năm từ 2000 đến 2010.
4.2. Giả thiết khoa học
1. Quá trình di dân TĐC của người Đan Lai thuộc vào dạng thức di dân
TĐC không tự nguyện. Vì vậy, quá trình đó sẽ có những tác động về nhiều mặt
làm thay đổi đời sống của người dân.
2. Với sự thay đổi về môi trường sống nên chắc chắn sẽ có tác động đến
tập quán sản xuất và hoạt động kinh tế của người Đan Lai, vốn dựa nhiều vào các
hoạt động khai thác tự nhiên.
10
3. Giữa địa bàn cũ và địa bàn mới có những khác biệt về đặc điểm tộc
người, văn hoá và xã hội, nên nhiều khả năng đồng bào sẽ phải đối mặt với
những biến đổi trong đời sống văn hoá xã hội, đặc biệt là các vấn đề trong quan
hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, phong tuc, tập quán, tín ngưỡng
4. Do liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội như thu hồi đất, phân chia
đất, phân chia phạm vi khai thác rừng nên sẽ tác động đến đời sống của địa
phương, địa bàn nhập cư. Điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề trong nhận
thức của dân sở tại cũng như trong quan hệ giữa cư dân mới và cư dân cũ.
5. Đóng góp của luận văn
- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống đầu tiên về di dân TĐC
cho cộng đồng cư dân ở vùng lõi VQG Pù Mát.
- Nêu lên những mặt tích cực cũng như những hạn chế và bất cập trong quá
trình thực hiện di dân và TĐC. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần cải thiện
đời sống, ổn định sản xuất và sinh hoạt cho đồng bào ở những nơi TĐC.
- Góp phần bổ xung tư liệu cho các nghiên cứu về di dân TĐC trong các dự
án phát triển ở Việt Nam, nhất là đối với các loại hình TĐC bắt buộc. Các kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lịch sử, văn
hoá của người Đan Lai.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn được
cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Người Đan Lai và Vườn quốc gia Pù Mát ở Nghệ An
Chương 3: Quá trình thực hiện tái định cư
Chương 4: Sự thay đổi phương thức mưu sinh và đời sống văn hoá - xã hội
11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Nghiên cứu về các cộng đồng sống ven và trong các vùng sinh thái từ lâu
đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm tiến hành để đánh giá sự tác
động của những cộng đồng này với nguồn TNTN hay nói một cách khác là
nghiên cứu lối sống và ứng xử với môi trường sống của người dân bản địa.
Các tác phẩm tiêu biểu là J.E. Spencer với “Du canh ở Đông Nam Á”
(1966), “Những người nông dân trong rừng: Phát triển kinh tế và nền nông
nghiệp vùng đất khó canh tác ở Bắc Thái Lan” của B. Johnsin (1978), “Ai đang
ăn rừng?: dân số, tính hiện đại và nạn phá rừng ở Đông Nam Á” của Alberto
Gomes (1978), “Nông nghiệp và sử dụng tài nguyên trong một cộng đồng người
Kenya thuộc vùng rừng mưa miền xuôi” của See Chung Chin (1980), “Chúng tôi
ăn rừng…” của Georges Condominas (2008)
Ngoài ra, trong hệ thống công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
về vấn đề di dân và TĐC, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các chuyên khảo sau:
Tham khảo kết luận của Uỷ ban Thế giới về Đập (2000) qua nghiên cứu
125 đập lớn tại 52 quốc gia cho thấy hàng triệu người dân sống ở hạ lưu các đập -
phụ thuộc vào hoạt động lũ tự nhiên và thuỷ sản - gặp những tổn thất nghiêm
trọng đến cuộc sống. Số người di dời không được xác định rõ, nên không được
đền bù hoặc đền bù thường không đủ. Mức độ di dời càng lớn, cuộc sống của
cộng đồng bị ảnh hưởng càng ít có khả năng được phục hồi. Thiếu cam kết chính
trị hoặc năng lực của các chính quyền ảnh hưởng bất lợi đến bảo tồn di sản văn
hoá, các công trình khảo cổ của các cộng đồng địa phương và sự biến mất của
động thực vật. Dân tộc thiểu số và dân sở tại dễ bị tổn thương và các ảnh hưởng
tiêu cực đến cuộc sống văn hoá và tinh thần khi đối mặt với các mất mát do di
dời. Trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, khoảng cách về giới lớn và phụ nữ
12
thường xuyên phải chịu các chi phí xã hội nhiều hơn và thường bị phân biệt khi
phân bổ nguồn lực. Sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong đánh giá tác
động xã hội và môi trường thường diễn ra sau, thậm chí thiếu hoặc bị giới hạn về
phạm vi.
Tham khảo về kết quả nghiên cứu ở 44 trường hợp khác của Scudder (chỉ
có 3 trong số 44 (khoảng 7%) là thành công). Do cán bộ thực thi thiếu năng lực
(27 trường hợp); Thiếu vốn (22 trường hợp); Thiếu cam kết chính trị (quy hoạch
thiếu đất, cơ sở hạ tầng không đầy đủ như dự kiến); Thiếu cơ hội phát triển (tập
huấn, khuyến nông, tín dụng…); Số người TĐC dự kiến thấp hơn thực tế; Thiếu
sự tham gia của người TĐC vào quá trình quy hoạch; Mất đất (86% các trường
hợp nghiên cứu); Mất cơ hội việc làm; Ảnh hưởng đến an ninh lương thực (79%
trường hợp nghiên cứu phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực).
Hai chuyên khảo về vấn đề di dân và TĐC gồm: “Các phương pháp tiếp
cận nhân học về TĐC - Chính sách, thực tiễn và lý thuyết” và “TĐC, nguy cơ
nghèo hoá các vấn đề sinh kế bền vững” (2002) của Christopher McDowell
(Khoa Nhân học, Đại học Macquarie, Sydney). Hai chuyên khảo này đã đề cập
đến những vấn đề phương pháp luận liên quan đến TĐC, từ bản chất của TĐC, sự
khác biệt giữa TĐC tự nguyện và không tự nguyện, đến mối quan hệ giữa TĐC
với biến đổi kinh tế - xã hội của những cộng đồng di cư, với nguy cơ bần cùng
hoá sau TĐC, đồng thời đưa ra những định hướng để xây dựng các hình thức sinh
kế bền vững sau TĐC [14, tr.8].
Luận văn Thạc sĩ của Cao Thị Thu Yên, bảo vệ tại Viện Công nghệ Hoàng
gia Thuỷ Điển năm 2003, với đề tài: “Hướng tới sự bền vững của các đập (thuỷ
điện) lớn của Việt Nam - Vấn đề TĐC và các dự án thuỷ điện” (tiếng Anh). Luận
văn đã đề cập đến những vấn đề căn bản trong quá trình TĐC liên quan đến các
dự án thuỷ điện, những thành công và hạn chế, cũng như những khác biệt giữa
chính sách đưa ra với thực tiễn thực hiện. Thông qua nghiên cứu quá trình TĐC
13
của thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Yaly, luận văn đã đề cập đến những bất cập
trong công tác TĐC của các dự án thuỷ điện của Việt Nam và tác động của các
dự án đến đời sống của những người thuộc diện TĐC [14, tr.9].
Luận văn của Ulrika Bladh và Eva - Lena Nilsson, cũng tại Viện Công
nghệ Hoàng gia Thuỷ Điển năm (2005), với đề tài: “Xây dựng kế hoạch TĐC
không tự nguyện như thế nào - trường hợp dự án thuỷ điện Sơn La ở Việt Nam”.
(tiếng Anh) Thông qua luận văn đã cho thấy những tác động của quá trình TĐC ở
công trình thuỷ điện Sơn La đối với những người dân thuộc diện phải di dời,
thông qua hệ thống các nghiên cứu điểm trên địa bàn cả ba tỉnh Sơn La, Điện
Biên và Lai Châu. Đặc biệt, luận văn đã đi sâu xem xét vấn đề sở hữu đất đai, đền
bù, xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng của quá
trình TĐC, đồng thời xem xét mức độ tham gia của họ trong quá trình xây dựng
và triển khai kế hoạch [14, tr.9].
Các báo cáo và nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) về quá trình TĐC phục vụ các dự án phát triển nói
chung, kết hợp với các hướng dẫn của ADB và WB về di dân và TĐC như:
“TĐC không tự nguyện” và “Sổ tay về TĐC - hướng dẫn áp dụng vào thực tiễn”
(ADB) và “Sách hướng dẫn về TĐC không tự nguyện - việc hoạch định và thực
hiện các dự án phát triển” và “Chính sách hoạt động đối với vấn đề TĐC không
tự nguyện” (WB) [14, tr.9].
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi đã tiếp cận các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả về các vấn đề di dân, TĐC, bảo tồn và PTBV ở
VQG.
Các nghiên cứu về di dân TĐC và chính sách di dân tại Việt Nam đã được
tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Cùng với tốc độ đầu tư và
phát triển nhanh cơ sở hạ tầng, di dân TĐC trong các dự án phát triển đang trở
14
thành một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đặc biệt là sự tác động đến
đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của cộng đồng TĐC, có thể kể đến những
công trình sau:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Bá Thuỷ (2002) với đề tài: “Di dân tự do của
các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Lăk giai
đoạn 1986 - 2000”. Luận án đã tập trung nghiên cứu thực trạng di dân tự do nói
chung và di dân tự do nói riêng từ địa bàn Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Lăk
trong thời gian từ 1986 - 2000. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
di dân nói trên. Đánh giá tác động của quá trình di dân đối với đời sống tộc người
đồng thời đưa ra các kiến nghị và giải pháp có giá trị ứng dụng cao trong công tác
di dân và TĐC. Tuy nhiên, luận án mới chỉ đề cập tới hình thức di dân tự do mà
chưa đề cập tới các hình thức di dân, TĐC khác.
Năm 2005, đoàn nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật
Việt Nam đã tiến hành dự án “Khảo sát nghiên cứu tiến độ và kết quả bước đầu
quá trình thực hiện TĐC, công trình thuỷ điện Sơn La”. Được tiến hành ở 5
huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La), Phong Thổ và Sìn Hồ (Lai
Châu). Nhằm tìm hiểu diễn biến của quá trình thực hiện di dân TĐC, những tác
động về kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường và sức khoẻ của cộng đồng di
chuyển và cộng đồng sở tại. Từ đó, nhận diện những tác động tích cực và rủi ro
của quá trình TĐC; Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm tư, nguyện vọng, quan hệ dân
tộc của cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại; Thu thập các tư liệu cơ bản còn
thiếu về sinh kế, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số tạo cơ sở dữ liệu
cho phân tích, dự báo chương trình TĐC trong tương lai. Dự án đã đưa ra những
tham vấn nhằm góp ý kiến và giải pháp giảm thiểu nhằm cải thiện những vấn đề
đang đặt ra của quá trình TĐC.
Tuy nhiên, nghiên cứu có những hạn chế như về cơ bản chỉ phản ánh thực
trạng vào thời điểm nghiên cứu, do số liệu điều tra, khảo sát theo cách cắt ngang,
15
không tránh khỏi tình trạng thông tin phản ánh chưa đầy đủ (đặc biệt là về mảng
vệ sinh, y tế). Việc đánh giá về môi trường chưa kết hợp với kết quả phân tích
mẫu đất, nước và không khí tại các điểm nghiên cứu. Chủ yếu sử dụng số liệu
quan sát, phỏng vấn và tài liệu sẵn có, bởi hạn chế về thời gian, kinh phí và ngôn
ngữ giao tiếp của đối tượng khảo sát đã ảnh hưởng đến chất lượng thông tin bảng
hỏi soạn sẵn.
Đoàn Bổng và Nguyễn Đức Anh (2007) với đề tài: “Bước đầu đánh giá
chất lượng cuộc sống người dân TĐC của dự án hồ Tả Trạch (Thừa Thiên
Huế)”. Đề tài khảo sát, tìm hiểu công tác thực hiện TĐC và phục hồi sinh kế của
người dân theo kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Khảo sát chất lượng
cuộc sống hiện tại của người dân sống ở các vùng TĐC thuộc dự án hồ Tả Trạch
và bước đầu đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác di dân TĐC.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học của tác giả Khúc Thị Thanh
Vân bảo vệ tại Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài:
“Ảnh hưởng của chính sách TĐC đối với cuộc sống người dân sau TĐC: Nghiên
cứu trường hợp thuỷ điện Bản Vẽ” (2008) . Luận văn đã cho thấy ảnh hưởng của
chính sách TĐC có tác động tới khả năng hoà nhập cộng đồng hoặc giữ gìn bản
sắc văn hoá của người dân. Luận văn cũng đề xuất những khuyến nghị cho việc
lập chính sách hoặc bổ khuyết các hoạt động trong quá trình thực hiện xây dựng
phương án TĐC, chương trình khôi phục cuộc sống trong một dự án phát triển.
Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ rõ được hết những ảnh hưởng cụ thể lên yếu tố sinh
kế của người dân TĐC mà chủ yếu đi sâu vào phân tích các chính sách TĐC.
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển với dự án: “Sinh kế bền vững
cho đồng bào TĐC (thực hiện trên khu TĐC dự án thuỷ điện Bản Vẽ tại huyện
Thanh Chương)” (2008). Dự án đã đạt được những mục tiêu như sử dụng đất dốc
có hiệu quả và bền vững, sử dụng đất vườn có hiệu quả, tạo thu nhập mà không
ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá và
16
an toàn sinh học. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên dự án gặp nhiều
khó khăn trong việc tạo ra những mô hình thật sự hiệu quả và tăng thu nhập cho
hộ gia đình.
Nguyễn Văn Sen (2008) đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đời sống kinh tế
- xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng,
phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài
đã tập trung nghiên cứu quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương;
Cơ sở lý luận và những chính sách của Nhà nước về vấn đề giải toả, di dời, TĐC;
Thực trạng đời sống của người dân TĐC trong quá trình xây dựng các khu công
nghiệp. Các khuyến nghị của đề tài đều hướng đến việc giải quyết những vấn đề
nảy sinh mới trong việc thực hiện đền bù, giải toả, di dời ở những địa phương
khác để đảm bảo sự hài hoà lợi ích của các bên tham gia như người dân, doanh
nghiệp, Nhà nước.
Nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc sống và tiềm năng phát triển của
người dân TĐC vùng lòng hồ công trình thuỷ điện A Vương - Quảng Nam”
(2009). Đã tiến hành so sánh những điều kiện thực tế và quy định chế độ của
chương trình TĐC của công trình để phát hiện và thông tin kịp thời đến đơn vị
quản lý. Nghiên cứu hiện trạng và dự báo về phát triển sinh kế của người dân tại
khu TĐC, đưa ra những đánh giá nhanh về môi trường khu TĐC, phát hiện
những bất cập trong môi trường sống của cộng đồng khu vực và từ đó đề ra một
số giải pháp đối với các vấn đề được xác định.
Những bài viết về vấn đề di dân của Nguyễn Văn Chính như “Biến đổi
kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn - đô thị ở miền Bắc Việt
Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản” (1997), “Di dân nội địa ở Việt Nam: Các chiến
lược sinh tồn và những khuôn mẫu đang thay đổi” (2000) và phần trình bày của
Khổng Diễn về quá trình di dân cả nước cũng như di dân của các dân tộc qua hai
17
kỳ Tổng điều tra dân số 1979 và 1989 trong công trình nghiên cứu “Dân số và
dân số học tộc người ở Việt Nam” (1995).
Trong khuôn khổ dự án: “Giám sát xu hướng phát triển miền núi phía Bắc
Việt Nam” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia
Hà Nội (ĐHQG HN) thực hiện đã tiến hành nghiên cứu “Hiện trạng kinh tế - xã
hội và môi trường bản khe Nóng thuộc VQG Pù Mát, huyện Con Cuông, Nghệ
An” (2000). Đây là địa bàn sinh sống của người Đan Lai trên địa bàn xã Châu
Sơn. Qua nghiên cứu cho thấy những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát
triển của người Đan Lai. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề cập đến nhiều vấn đề
liên quan đến đời sống như hệ sinh thái nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, quyền
sử dụng đất, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên. Từ đó, nhóm nghiên cứu có
những kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện và nâng cao
đời sống cho đồng bào Đan Lai.
Ngoài những công trình nghiên cứu, các bài viết và chuyên khảo thì báo
chí là một nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và có tính cập nhật cao, đã đề cập
đến nhiều khía cạnh của quá trình di dân TĐC ở VQG Pù Mát nói riêng và Việt
Nam hiện nay. Từ vấn đề quy hoạch, những bất cập nảy sinh trong quá trình di
dân và TĐC, sự khó khăn trong quá trình hoà nhập cuộc sống, những nỗ lực và
cố gắng của các cấp các ngành cũng như của người dân TĐC… Có thể điểm đến
một số bài viết tiêu biểu như: Di dân TĐC thuỷ điện Sơn La: Những khó khăn và
nỗ lực (Khánh Hưng, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 5/2006), Di dân TĐC
thuỷ điện Sơn La - Hiện trạng và giải pháp (Tạp chí Hoạt động Khoa học - Bộ
Khoa học và Công nghệ, số 7/2007), Dự án TĐC: Chi hàng chục tỷ đồng để được
gì? (Phan Sáng, Báo Tiền Phong, 3/2006), Quê mới của người Đan Lai (Duy
Cường, Báo Sài Gòn giải phóng, 6/2006), Bảo tồn và phát triển tộc người thiểu
số Đan Lai (Thông tấn xã Việt Nam, 1/2006), Nhiều bất cập trong việc di dân
người Đan Lai (Nguyễn Hoàng, Báo Dân trí điện tử, 3/2007), Di chuyển gần 200
18
người dân tộc Đan Lai (Đặng Nguyên Nghĩa, Việt Báo điện tử, 10/2007), Cuộc
sống mới của đồng bào Đan Lai (Nguyễn Minh, Tiền Phong online, 9/2009),
Thương lắm Đan Lai (Hương Mai, Báo Biên phòng, 11/2009), Sắc mới Đan Lai
(Minh Hạnh, Nghệ An Television, 8/2010), Người Đan Lai ở rừng Pù Mát (Lê
Anh Tuấn, Báo điện tử Nông thôn Ngày nay, 8/2010)… Nhìn chung, nguồn tư
liệu báo chí, với khả năng phản ánh nhanh chóng, kịp thời và đa diện đã cung cấp
những thông tin mang tính thời sự, chân thực và sống động về những vấn đề quan
trọng xung quanh công tác TĐC, bảo tồn TNTN và đời sống văn hoá của cộng
đồng người Đan Lai đã trở thành nguồn thông tin vô cùng quan trọng trong quá
trình thực hiện luận văn này.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Do phạm vi rộng và phức tạp của vấn đề, nên luận văn áp dụng phương
pháp nghiên cứu điểm, tức là lựa chọn một bộ phận dân cư nhất định, trong phạm
vi không gian phù hợp để nghiên cứu. Trong triển khai nghiên cứu luận văn, tác
giả dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân
tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở
phương pháp luận để vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên
cứu đề tài. Để hoàn thành được luận văn này chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cơ bản sau:
1.2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu dân tộc học, nhân học, việc lựa chọn điểm và đối tượng
nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong quá trình tiến hành lựa chọn
điểm và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã dựa trên một số tiêu chí như sau:
* Chọn điểm nghiên cứu:
- Là nơi sinh sống lâu đời và tập trung của cộng đồng người Đan Lai.
- Là nơi tiếp nhận dân TĐC từ VQG Pù Mát.
19
- Là nơi có tính đa dạng tộc người (nhằm nghiên cứu các vấn đề xã hội như
quan hệ tộc người, mối quan hệ giữa dân TĐC với dân bản địa).
- Là nơi có dân TĐC đến ở đã lâu (năm 2002). Để thấy được sự tác động
của chính sách TĐC; Sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống của cộng đồng; Sự
thích ứng và hoà nhập của cộng đồng trước không gian sinh tồn mới.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Về thành phần tộc người, là cộng đồng có những đặc trưng mang tính đặc
thù cao trong đời sống văn hoá - xã hội gắn chặt với điều kiện tự nhiên (ĐKTN)
của nơi cư trú (nhằm thấy được sự tác động của việc thay đổi môi trường sống).
- Về thành phần dân cư, có sự đa dạng về giới tính, lứa tuổi, tài sản, trình
độ học vấn (để thấy được mức độ tác động của việc TĐC đối với từng đối
tượng khác nhau như thế nào).
1.2.1.2. Thu thập thông tin, số liệu
* Nguồn số liệu:
- Nguồn số liệu thứ cấp: các thông tin về ĐKTN, đặc điểm kinh tế - văn
hoá và xã hội của huyện, của khu vực TĐC được thu thập qua báo cáo tổng kết
định kỳ, các tài liệu trong các phòng ban chức năng của tỉnh, huyện, xã và VQG
Pù Mát.
- Nguồn số liệu sơ cấp: các thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp trên
thực địa qua phỏng vấn người dân, thảo luận nhóm…
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal): là phương pháp đánh
giá nông thôn có người dân tham gia. Qua phương pháp này, người điều tra sẽ có
được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất về tình hình đời sống
vùng TĐC bởi đó là những ý kiến của chính những người dân sống trong khu vực
TĐC. Đây là phương pháp nghiên cứu bán cấu trúc nhưng tập trung và có hệ
thống được thực hiện tại các cộng đồng bởi các chuyên gia đa ngành và các thành
20
viên của các cộng đồng địa phương. Đây là một kỹ thuật nghiên cứu được phát
triển từ cuối những năm 70 đầu 80 trong thế kỷ XX bởi các nhà nghiên cứu phát
triển quốc tế. Bao gồm các phương pháp đó là:
. Phỏng vấn những người chủ chốt: gồm những cán bộ chủ chốt cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 555 nhằm thu thập những
thông tin về ĐKTN, kinh tế - văn hoá - xã hội và xung quanh vấn đề TĐC của
khu vực nghiên cứu.
. Phỏng vấn những người dân chịu ảnh hưởng của quá trình di dân TĐC.
. Thảo luận nhóm: tập trung tìm hiểu những ý kiến của cán bộ và người
dân sau khi di chuyển đến nơi ở mới. Chọn hộ thảo luận nhóm do trưởng bản tự
chọn có điều kiện: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá, có phụ nữ tham gia, có đại
diện lãnh đạo xã, thôn, bản (người đi dự phỏng vấn không phải là người đến tham
gia thảo luận).
. Phương pháp quan sát trực tiếp (tham gia): với mục đích tiếp cận dễ dàng
hơn với con người, phong tục tập quán cũng như điều kiện thực tế tại địa bàn
nghiên cứu, việc triển khai quan sát trực tiếp là vô cùng quan trọng trong nghiên
cứu dân tộc học, nhân học. Từ đó có được những thông tin quan trọng, chính xác
về địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Qua đó giúp cho việc phỏng vấn thêm
chính xác và tiết kiệm được thời gian phỏng vấn.
* Phương pháp kế thừa: kế thừa những kết quả nghiên cứu về VQG, di
dân, TĐC… đã được công bố ở các tài liệu. Từ đó chọn lọc, vận dụng và tìm ra
phương pháp phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
* Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: các thông tin thu thập trong
quá trình khảo sát trên thực địa được sẽ tiến hành phân loại, xử lý bằng các
phương pháp thống kê, hệ thống hoá, sơ đồ hoá
Trong các phương pháp trên, phương pháp được nhấn mạnh ở đây là
phương pháp quan sát trực tiếp (tham gia). Chúng tôi, quan sát trực tiếp điều kiện
21
địa lý tự nhiên, con người, đời sống kinh tế, hoạt động sinh hoạt của người dân…
Đồng thời đã tiến hành “ba cùng” với người dân để xây dựng lòng tin và mối
quan hệ gần gũi.
1.2.2. Khung phân tích
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích đời sống của người dân sau tái định cư
1.3. MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các chủ chương của Đảng và Nhà nước về vấn đề di dân TĐC, bảo tồn và
PTBV cộng đồng người Đan Lai gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên VQG Pù
Mát, thể hiện qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện (quyết định, chỉ
thị, thông tư ). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đóng vai trò định hướng cho
toàn bộ luận văn được đặc biệt chú trọng trong quá trình khảo sát, điều tra thực địa.
Các nghiên cứu về di dân và chính sách di dân tại Việt Nam đã được tiến
hành từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi di dân bị coi như là một vấn đề trở
ngại chứ không phải là một quy luật tất yếu xảy ra của sự phát triển xã hội. Các
luồng di dân chịu tác động của các chính sách trực tiếp và gián tiếp của các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, các tác động của các chương
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn, phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm
ĐKTN,
kinh tế, xã
hội, văn
hoá tại nơi
ở mới
Chính
sách TĐC
(đền bù,
bồi thường
tài sản và
hỗ trợ)
Đất đai,
nhà cửa,
cơ sở hạ
tầng, thu
nhập,sinh
kế, phong
tục tập
quán, tiếp
cận dịch
vụ công
Đời sống
kinh tế,
văn hoá
và xã hội
của người
dân TĐC
22
nghèo có những tác động sâu sắc và bền vững hơn đến các luồng di dân hơn là
các chính sách trực tiếp.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, cùng với tốc độ đầu tư và phát
triển nhanh cơ sở hạ tầng, di dân TĐC trong các dự án phát triển đang trở thành
một vấn đề được quan tâm. Sau khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, các văn
bản pháp quy liên quan đến việc bồi thường cho người dân khi Nhà nước thu hồi
đất được ban hành và cùng với nó là các quy định của các nhà tài trợ về công tác
TĐC.
Di dân không tự nguyện và ép buộc là hoạt động không chỉ xảy ra trong
quá trình thực hiện các dự án phát triển mà còn do tác động của thiên tai, chiến
tranh, xung đột, lường gạt Tuy nhiên, trong luận văn này chỉ chú trọng đến hình
thức di dân TĐC như một hệ quả của việc thực hiện các dự án phát triển.
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi Ludwig won Bertalanffy. Lý
thuyết này thường được đề cập đến trong các nghiên cứu về bảo vệ và phát triển, về
con người và thiên nhiên. Để vận dụng được lý thuyết này chúng tôi coi địa bàn
nghiên cứu như một “hệ thống sinh thái nhân văn” để phân tích các mối liên hệ giữa
các yếu tố thành phần trong toàn bộ hệ thống hơn là tập trung vào những thay đổi bên
trong của từng yếu tố. Lý thuyết hệ thống là một bộ phận của tư duy nhân loại, nó
đang phát triển như một công cụ mới, mạnh mẽ để phân tích và nhận biết nhiều hiện
tượng và xu hướng phát triển của nhiều sự kiện khác nhau. Hệ thống là một tổ chức
có nhiều bộ phận, mà các bộ phận này luôn luôn liên hệ với nhau, tương tác với nhau
có tổ chức và cùng hoạt động theo những cách thức nhất định để sản sinh ra những
kết quả nhất định. Các nghiên cứu PTBV thường dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc hệ
thống. Trừ vũ trụ ra thì tất cả các hệ thống tự nhiên đều là hệ thống mở. Một đặc điểm
vô cùng quan trọng của các hệ thống mở trong tự nhiên là chúng có xu hướng tự điều
chỉnh thông qua thông tin phản hồi để tiến tới cân bằng, làm cho các bộ phận trong hệ
thống nằm trong mối tương tác hài hoà và ổn định. Hệ thống sinh thái nhân văn là hệ
23
thống mà ở đó có sự tương tác giữa hai phân hệ: hệ tự nhiên và hệ xã hội để phân tích
các mối liên hệ giữa các yếu tố thành phần trong toàn bộ hệ thống. Khi con người tác
động vào thiên nhiên nếu biết vận dụng các quy luật của tự nhiên thì có thể phát triển
một cách bền vững [82, tr.7].
Nghiên cứu di dân trên thế giới chỉ mới bắt đầu dưới thời kỳ phát triển tư
bản chủ nghĩa ở phương Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau
(địa lý nhân văn, kinh tế, lịch sử, xã hội học, nhân học, thống kê, toán học ).
Di dân được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố mà trước hết trong lý thuyết di dân của
E.G. Ravestein (1885). Ông phát triển và thể hiện dưới các quy luật di dân có liên
quan đến quy mô dân số, mật độ, khoảng cách di dân. Điểm mạnh của lý thuyết này
mang tính khái quát hoá những quy luật di dân. Đây là lý thuyết mở đầu cho việc xây
dựng các lý thuyết xã hội học về di dân [3, tr.45].
Lý thuyết “Hút - đẩy” về di dân của Everetts Lee (1966) đã phân ra 4 nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, đó là các yếu tố cơ bản liên quan đến nơi
đi (nơi xuất phát), nơi đến (địa điểm/địa phương đến), các trở lực trung gian ngăn cản
sự di dân giữa nơi đi và nơi đến và vai trò của các yếu tố cá nhân mang tính đặc thù
của người di cư. Tuy nhiên, trong trường hợp di dân bắt buộc thì các yếu tố về
kinh tế, mạng lưới xã hội hình thành giữa các cộng đồng nơi đi và nơi đến
không còn giữ vai trò quan trọng như một động lực thúc đẩy quá trình di cư,
quyết định di cư cũng như là hướng di chuyển. Mặc dù trong chừng mực nào đó,
động lực kinh tế và yếu tố xã hội vẫn có tác động đến người dân TĐC thông qua
việc họ thường có mong muốn được TĐC gần, đến những nơi có ĐKTN gần gũi
và tương tự với điều kiện của nơi ở cũ [3, tr.46].
Lý thuyết về mối quan hệ giữa di dân và TĐC của Cernea, Michael M,
Guggenheim trong cuốn: “Anthropological Approaches to Resettlement - Policy,
Pratice, and Theory” (1993), kết hợp với lý thuyết về mối quan hệ qua lại giữa TĐC,