Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Qúa trình truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh trên báo in (khảo sát báo Bắc Ninh, Văn hóa; Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Văn hóa d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 203 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************


VÕ BIÊN THÙY


QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
TRÊN BÁO IN


( KHẢO SÁT BÁO: BẮC NINH, VĂN HÓA; TẠP CHÍ: VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA DÂN GIAN, HERITAGE
TỪ THÁNG 6/ 2001 ĐẾN THÁNG 6/2011 )






LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ










HÀ NỘI – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************


VÕ BIÊN THÙY


QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
TRÊN BÁO IN


( KHẢO SÁT BÁO: BẮC NINH, VĂN HÓA; TẠP CHÍ: VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA DÂN GIAN, HERITAGE
TỪ THÁNG 6/ 2001 ĐẾN THÁNG 6/2011 )



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI







HÀ NỘI – 2012



1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn 5
7. Bố cục luận văn 6
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VÀ
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 7
1.1. Truyền thông và quá trình truyền thông 7
1.2. Di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh 12
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN

VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRÊN
BÁO IN 28
2.1. Căn cứ phân chia giai đoạn của quá trình truyền thông 28
2.2. Giai đoạn 1: Từ tháng 6/2001 đến hết tháng 7/2004 – Giai đoạn trước khi
Việt Nam làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh
là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại 29
2.2.1. Thông kê tin, bài giai đoạn 1 29
2.2.2. Truyền thông về làng quan họ 29
2.2.3. Truyền thông về nghệ nhân quan họ 34
2.2.4. Hình thức truyền thông giai đoạn 1 39
2.3. Giai đoạn 2: Từ tháng 8/2004 đến hết tháng 9/2009 – Giai đoạn từ khi
Việt Nam bắt đầu làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Dân ca Quan họ
Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đến khi được công nhận vào
ngày 30/9/2009 45
2.3.1. Thống kê tin, bài giai đoạn 2 45
2.3.2. Truyền thông về đặc điểm của Dân ca Quan họ 45


2
2.3.3. Truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc
Ninh 51
2.3.4. Hình thức truyền thông giai đoạn 2 54
2.4. Giai đoạn 3: Từ tháng 10/2009 đến tháng 6/2011 – Giai đoạn sau khi Dân
ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại 60
2.4.1. Thông kê tin, bài giai đoạn 3 60
2.4.2. Nội dung truyền thông giai đoạn 3 60
2.4.3. Hình thức truyền thông giai đoạn 3 63
2.5. Quá trình truyền thông ra bên ngoài của báo in về di sản văn hóa phi vật
thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh qua khảo sát tạp chí Heritage từ tháng 6/2001

đến tháng 6/2011 64
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG DI
SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
TRÊN BÁO IN 66
3.1. Kinh nghiệm truyền thông di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trên báo in 66
3.1.1. Thuận lợi trong quá trình truyền thông di sản văn hóa phi vật thể Dân
ca Quan họ Bắc Ninh trên báo in 66
3.1.2. Hạn chế trong quá trình truyền thông di sản văn hóa phi vật thể Dân
ca Quan họ Bắc Ninh trên báo in 67
3.2. Giải pháp truyền thông di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trên báo in 69
3.2.1. Đối với cấp trung ương 70
3.2.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh 71
3.2.3. Đối với báo chí 79
Tiểu kết chương 3 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN 89



3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi công ước Di sản thế giới của UNESCO được thông qua
cách đây hơn 30 năm, ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được rằng cùng

với các di sản vật thể, di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố giữ vai trò
quan trọng trong bản sắc văn hóa, trong việc thúc đẩy tính sáng tạo và gìn giữ
đa dạng văn hóa. Hơn nữa, trong thế kỷ của khoa học và công nghệ, nhiều
hình thức di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu có nguy cơ bị thất truyền,
bị đe dọa mai một nghiêm trọng.
Riêng dân ca quan họ Bắc Ninh là một tài sản quý báu của vùng văn
hóa Kinh Bắc đã được UNESCO phong tặng di sản văn hóa phi vật thể của
thế giới năm 2009. Tuy nhiên hiện nay, Quan họ cũng đang dần mất đi tính
truyền thống và chuẩn mực vốn có. Bởi vậy chưa bao giờ nhiệm vụ truyền
thông cho âm nhạc truyền thống nói chung và Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói
riêng lại được đặt ra cấp bách như giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu truyền thông trên di sản văn hóa sẽ giúp các nhà nghiên cứu
rút ra được những bài học truyền thông, để từ đó hình thành mô hình truyền
thông hiệu quả nhất truyền thông cho những văn hóa Việt Nam đang muốn
được phong tặng di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Bản thân người thực hiện luận văn đã may mắn có một thời gian được làm
việc và giao lưu với Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong chuyến công tác
dài ngày tại nước CHDCND Lào.
Trước ý nghĩa sâu sắc của vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Quá trình
truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên báo


4
in (Khảo sát báo Bắc Ninh, Văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa dân gian
và Heritage từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2011)” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về loại hình
Dân ca và đã được công bố như: “Báo chí với việc bảo tồn và phát huy Dân
ca Xoan, ghẹo – Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Báo chí
Truyền Thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”; “Vấn đề bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí” – Luận văn tốt
nghiệp của Lê Vũ Điệp – Khoa Báo chí Truyền thông – Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn; “Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà
Nội” – Luận văn tốt nghiệp của Hoàng Hương Trà – Khoa Báo chí Truyền
thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… Nhưng nghiên cứu đề tài
truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh trên báo
in thì cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được công bố.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa học,
sách, báo, tạp chí.
- Sưu tầm, thống kê các dữ liệu về các sự kiện liên quan đến đề tài qua
sự thể hiện trên mặt báo.
- Sưu tầm tin, bài của báo chí viết về “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu để rút ra kết luận cuối cùng.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp như: Logic lịch sử,
phân tích tổng hợp thống kê, so sánh, quy nạp và diễn dịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề này trên 2 tờ báo là Văn hóa (Bộ
VHTTDL), Bắc Ninh và 3 tờ tạp chí là Văn hóa nghệ thuật (Bộ VHTTDL),


5
Văn hóa dân gian (Viện KHXHVN) và Heritage để có cái nhìn chính xác, cụ
thể về vấn đề.
- Thời gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể trong 10 năm từ tháng 6
năm 2001 đến hết tháng 6 năm 2011 trên các báo và tạp chí nêu trên.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, quá trình diễn xướng của Dân ca
Quan họ Bắc Ninh được phản ánh trên báo in.
- Tìm hiểu nội dung tin, bài qua khảo sát để xác định mức độ tham gia

của Báo in đối với quá trình truyền thông về Dân ca Quan họ Bắc Ninh trước,
trong và sau khi Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể.
- Giới thiệu và phân tích nghệ thuật truyền thông của Báo in thông qua
các loại tin, bài đăng trên các báo Văn hóa, Bắc Ninh và tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, văn hóa dân gian và nguồn sáng dân gian.
- Bằng khả năng của người làm công tác nghiên cứu, chúng tôi hy vọng
sẽ đưa ra được những ưu, nhược điểm cụ thể về nội dung cũng như hình thức
truyền thông của báo in về Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đồng thời đưa ra những
kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hơn sự thể hiện về nội dung và hình thức
của đề tài trên.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài góp phần tổng kết quá trình truyền thông cho di sản văn hóa phi
vật thể - Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong vòng 10 năm trên 2 tờ báo và 3
tờ tạp chí mà đề tài khảo sát và hiệu quả do quá trình truyền thông mang
lại dưới góc nhìn văn hóa Việt Nam
- Từ đó, đưa ra kinh nghiệm, giải pháp và xây dựng mô hình tiêu chuẩn về
quá trình truyền thông cho di sản văn hóa trên các báo và tạp chí.


6
Giá trị thực tiễn:
- Đề tài có giá trị thực tiễn với những người làm công tác quản lý hoạt
động truyền thông trên báo in, các cơ quan quản lý di sản văn hóa có
nhu cầu truyền thông cho di sản văn hóa đó.
Cái mới của đề tài:
- Đề tài đi sâu và nghiên cứu mẫu, phân tích các tác phẩm báo chí trong
quá trình truyền thông từ hình thức tới nội dung. Tiếp cận vấn đề qua 3
giai đoạn của quá trình truyền thông dựa trên các nguyên tắc truyền thông,

dưới góc nhìn văn hóa Việt Nam để rút ra được những kinh nghiệm thực
tiễn trong quá trình truyền thông cho di sản văn hóa trên loại hình báo in
sao cho hiệu quả và hấp dẫn nhất với công chúng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn được chia làm 3 chương cơ bản:
- Chương 1: Lý luận chung về báo chí truyền thông và Dân ca Quan
họ Bắc Ninh
- Chương 2: Phân tích quá trình truyền thông Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trên báo in
- Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình truyền thông di sản
văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên báo in.










7
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VÀ DÂN CA
QUAN HỌ BẮC NINH

1.1. Truyền thông và quá trình truyền thông
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền

thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác
lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin
được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin
trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển
các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra
hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được
cú pháp của ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm,
hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này
được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm
chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, Hiểu một cách đơn
giản truyền thông (communication) là quá trình truyền đạt, chia sẽ thông tin;
là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân.
Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao
tiếp và tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông
qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi… để chuyển tải những thông
điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua quá trình truyền thông liên tục, con người


8
sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và
hành vi. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối
quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng,
xã hội. Nói cách khác, truyền thông là 1 trong những hoạt động căn bản của
bất cứ 1 tổ chức xã hội nào.
Như vậy, theo quan điểm của PGS.TS Đinh Văn Hường: “Truyền
thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ

năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và
nhận thức”
1.1.2. Quá trình truyền thông
Muốn truyền thông đạt hiệu quả cao cần phải nắm vững các bước, các
khía cạnh và các yếu tố của quá trình truyền thông.
-Người gửi(sender) là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là
nguồn truyền thông).
-Mã hóa(encoding) là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng.
-Thông điệp(message) : Tập hợp các biểu tượng mà bên gởi truyền đi.
-Phương tiện truyền thông(media) gồm các kênh truyền thông qua đó thông
điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận.
-Giải mã(decoding) là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng
do người gửi truyền đến.
-Người nhận(receiver) là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến.
-Đáp ứng(response) là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau
khi tiếp nhận thông điệp.


9
-Phản hồi(feeback) là một phần sự đáp ứng của người nhận được thông tin
trở lại cho người gửi.
-Nhiễu tạp(noise) là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình
truyền thông, dẫn đến kết quả là người nhận nhận được một thông điệp không
giống thông điệp được gửi đi.
Các yếu tố trong quá trình truyền thông

Mô hình này nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong hệ thống truyền
thông có hiệu quả. Người gửi phải truyền đạt thông tin đến công chúng mục
tiêu và định rõ xem mình muốn có những phản ứng đáp lại nào từ phía công
chúng. Họ phải mã hóa thông điệp của mình theo cách có tính đến quá trình

giải mã thông điệp thông thường của công chúng mục tiêu. Người gửi phải
lựa chọn những phương tiện truyền thông thích hợp và phải thiết kế những
kênh thông tin phản hồi để có thể biết phản ứng đáp lại của người nhận đối
với thông điệp đó.
Để đảm bảo việc truyền thông có hiệu quả, quá trình mã hóa của người
gửi phải ăn khớp với quá trình giải mã của người nhận. Thông điệp về cơ bản
phải là những tín hiệu quen thuộc đối với người nhận thì thông điệp đó mới
có hiệu quả. Điều này đòi hỏi những người truyền đạt thông tin từ một nhóm


10
xã hội (ví dụ những người qủang cáo) phải am hiểu những đặc điểm và thói
quen của một nhóm xã hội khác (ví dụ những người nội trợ) trong cách tiếp
nhận, tư duy và đáp ứng trước những thông tin gửi đến cho họ.
Công việc của người gửi là đưa được thông điệp của mình đến người
nhận. Nhưng trong bối cảnh bị tác động của hàng trăm thông điệp thương mại
mỗi ngày, công chúng mục tiêu có thể không nhận được thông điệp gửi đến vì
một trong ba lý do. Thứ nhất là sự chú ý có chọn lọc, nghĩa là họ chỉ nhớ
được một phần nhỏ thông điệp truyền đến họ. Người truyền thông phải thiết
kế thông điệp làm sao để nó vẫn thu hút được sự chú ý mặc dù xung quanh có
nhiều tác nhân làm phân tán. Sự chú ý có chọn lọc giải thích tại sao quảng cáo
với tiêu đề đậm nét hứa hẹn một điều gì đó, chẳng hạn như “Làm thế nào để
trẻ mãi” cùng với minh họa hấp dẫn và một vài lời ngắn gọn, lại có rất nhiều
khả năng được chú ý đến.
Đối với sự bóp méo có chọn lọc, người nhận có thái độ làm cho họ kỳ
vọng về cái mà họ muốn nghe hay thấy. Họ sẽ nghe thấy những cái phù hợp
với hệ thống niềm tin của mình. Kết quả là người nhận thường thêm vào
thông điệp những điều không có (phóng đại) và không nhận thấy những điều
khác thực có (lược bớt). Nhiệm vụ của người truyền đạt là cố gắng đảm bảo
thông điệp đơn giản, rõ ràng, lý thú và lặp lại nhiều lần để truyền đạt được

những điểm chính đến công chúng.
Đối với sự ghi nhớ có chọn lọcngười truyền đạt phải cố làm cho thông
điệp lưu lại lâu dài trong trí nhớ của người nhận, nơi lưu giữ tất cả những
thông tin đã được xử lý. Khi đi vào trí nhớ lâu dài của người nhận thông điệp
có thể cải biến niềm tin và thái độ của người nhận. Nhưng trước tiên thông
điệp phải lọt vào được trí nhớ ngắn của người nhận, nơi xử lý những thông tin


11
đến với dung lượng lưu trữ có hạn, và từ đó nó được chuyển sang trí nhớ lâu
dài của họ tùy thuộc vào số lần người nhận nhớ lại thông điệp đó và chi tiết
hóa ý nghĩa của thông tin. Nếu thái độ lúc đầu của người nhận đối với sự vật
là tích cực và người đó nhớ lại những luận cứ ủng hộ, thì thông điệp đó sẽ tiếp
nhận và ghi nhớ kỹ. Nếu thái độ lúc đầu của người nhận là tiêu cực và người
đó nhớ lại những lý lẽ phản bác, thì thông điệp bị từ chối, nhưng vẫn lưu lại
trong trí nhớ lâu dài. Lập luận phản bác ức chế việc thuyết phục bằng cách
đưa ra một thông điệp chống lại đã có sẵn. Phần lớn việc thuyết phục đòi hỏi
người nhận phải nhớ lại những suy nghĩ của mình. Phần lớn những trường
hợp gọi là thuyết phục thật ra là tự thuyết phục.
Qua nghiên cứu người ta thấy những đặc điểm của công chúng có mối
tương quan với khả năng bị thuyết phục của họ. Những người có trình độ học
vấn cao hay có tri thức được xem là khó bị thuyết phục, tuy nhiên điều này
chưa có bằng chứng xác đáng. Phụ nữ được xem là dễ bị thuyết phục hơn đàn
ông. Những người phụ nữ coi trọng vai trò giới tính truyền thống dễ bị ảnh
hưởng hơn những phụ nữ không muốn chấp nhận vai trò truyền thống. Những
người lấy chuẩn mực bên ngoài làm định hướng cho hành động và không có
quan điểm riêng của mình thường có vẻ dễ bị thuyết phục hơn. Nhữîng người
thiếu tự tin cũng được xem là dễ bị thuyết phục. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu của Cox và Bauer đã chứng tỏ rằng giữa lòng tự tin và khả năng bị thuyết
phục có mối liên hệ phi tuyến và những người có lòng tự tin vừa phải lại là

những người dễ bị thuyết phục nhất. Người truyền đạt cần tìm kiếm những
đặc điểm của công chúng có mối tương quan với khả năng bị thuyết phục và
sử dụng chúng trong khi thiết kế thông điệp và sử dụng phương tiện truyền
thông.



12
1.1.3. Lợi thế của truyền thông trên báo in
Báo viết (báo in) là một thể loại báo chí “cổ nhất” trong các loại hình
báo chí. Đây là loại hình báo chí đầu tiên của nhân loại. Như tên gọi của nó,
với đặc thù gắn liền với công nghệ in ấn nên hình thức thể hiện của loại hình
báo chí này là trên giấy. Báo viết hiện nay có nhiều khổ tuỳ theo cách trình
bày báo của mỗi toà soạn. Theo tiêu chí, mục đích, tôn chỉ của mỗi toà báo. Ở
những tờ báo đầu tiên, hình ảnh minh hoạ được các hoạ sĩ vẽ nhưng kể từ khi
nhiếp ảnh ra đời, báo viết đã có sự thay đổi khá rõ nét về mặt hình thức cũng
nhu cách trình bày báo. Trước sự phát triển như vũ bão của các loại hình báo
chí khác, báo in vẫn có một ưu thế nổi trội: Ảnh minh họa đem đến cho bạn
đọc một cái nhìn chân thực hơn về sự kiện. Giúp đôc giả kiểm tra được tính
xác thực của thông tin. Báo viết còn có đặc tính là có thể cung cấp cho bạn
đọc những thông tin chuyên sâu, bình luận chi tiết và có hệ thống về một vấn
đề, một sự kiện nào đó. Giúp người đọc nắm rõ thông tin hơn và có thời gian
nghiên cứu hơn các loại hình báo chí khác. Khả năng lưu trữ thông tin giúp
cho người đọc có thể lưu trữ những bài báo, bản tin theo chuyên đề, theo mục
đích của người đọc. Dễ dàng chia sẻ cùng những người khác. Một toà báo viết
cũng ít tốn kém cho việc đầu tư hạ tầng và trang thiết bị nếu so với những thể
loại báo chí khác như phát thanh, truyền hình chẳng hạn. Tính phổ cập (đại
chúng) của báo viết cao hơn so với các loại hình báo chí khác.
1.2. Di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.2.1. Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể

Giống như khái niệm “văn hóa”, không có một định nghĩa duy nhất cho
khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể”. Đây là một khái niệm rất rộng, dùng
để chỉ các hình thức đa dạng, phức tạp của các di sản đang tồn tại và đang
trong quá trình tiến hóa không ngừng


13
Điều 4 – Luật Di sản văn hóa 2003 định nghĩa: “Di sản văn hoá phi vật
thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ
bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng
dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.”
Theo Giáo sư Tô Ngọc Thanh: “Trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng
như cách hiểu của UNESCO, khi nói đến giá trị văn hóa phi vật thể là người
ta nghĩ ngay đến các giá trị văn hóa cổ truyền, chứ không phải giá trị văn hóa
đương đại. Có 2 lý do chủ yếu: Thứ nhất: Để hình thành các giá trị văn hóa thì
phải có một quá trình kết tinh, mà người ta gọi quá trình đó là “Độ lùi lịch
sử". Có những cái hôm nay chúng ta cho là tốt nhưng lịch sử sẽ phủ định, có
cái ta cho là phải vứt bỏ thì chính đó lại là giá trị mà lịch sử sau này thừa
nhận. Thứ hai: Là vì khối lượng văn hóa cổ truyền của tất cả các dân tộc trên
thế giới là đồ sộ, được tạo ra trong quá trình hình thành loài người hàng ngàn
năm mà đến nay người ta chưa hiểu biết hết và người ta thấy rằng nó cực kỳ
quý giá bởi tính nhân văn và tính dân tộc. Mặc khác, chúng ta đang có nguy
cơ bị mất, bị lãng quên bởi sự xâm lấn của các kỹ thuật, lối sống đương
đại…Cho nên khái niệm văn hóa phi vật thể tập trung vào các giá trị văn hóa
cổ truyền là đúng”
Khoản 1 điều 2 mục I Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của

UNESCO năm 2003 đã ghi nhận “di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các
tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là
những công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà
các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân,


14
công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các
nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ
qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành
trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối
với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của
Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các
văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về
sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về
phát triển bền vững”. Trong khái niệm này, UNSECO đã cố gắng cụ thể hóa
tính “trừu tượng” của di sản văn hóa phi vật thể bằng việc định dạng một số
biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể như tập quán, biểu đạt tri thức, kỹ
năng, các công cụ đồ vật, đồ tạo tác, các không gian văn hóa có liên quan…
Những biểu hiện này được ví như “hình thức chứa đựng” di sản văn hóa phi
vật thể. Đó cũng chính là phần cốt lõi bên trong, chính là phần hồn của di sản
văn hóa phi vật thể mà UNESCO ghi nhận dưới khía cạnh ý nghĩa đối với
cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể phải có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống
tinh thần của cộng đồng, được lưu truyền, tái tạo để tạo nên bản sắc của mỗi
cộng đồng và sự đa dạng văn hóa trên thế giới.
Việt Nam chúng ta hiện nay đã có 7 di sản phi vật thể được UNESCO
công nhận là Di sản thế giới theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là:
 Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được
công nhận ngày 24/11/2011.

 Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010.
 Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được
công nhận ngày 01/10/2009.


15
 Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được
công nhận ngày 30/9/2009.
 Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt
tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005,
đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại.
 Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại
Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận vào ngày
6/12/2012
Các đề cử mới cho di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam:
 Đờn ca tài tử Nam Bộ.
1.2.2. Nguồn gốc Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Dân ca Quan họ (còn được gọi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Dân ca
Quan họ Bắc Giang hay Dân ca Quan họ Kinh Bắc ) là những làn điệu dân
ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh
Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không
có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay
Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ mà ngày 10/10/1895, tỉnh Bắc Giang
tách khỏi tỉnh này. Tuy nhiên, loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở
vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính

phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng
9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), Quan họ đã được công nhận là di sản phi
vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.


16
Quan họ gắn bó máu thịt với cuộc sống của con người Kinh Bắc.
Không những thế, Quan họ phản ánh đa diện mối quan hệ cộng đồng, quan hệ
tập thể trong xã hội con người Kinh Bắc: Liên kết xã hội bằng 1 chuỗi các
chuẩn mực gọi là “lối chơi quan họ”, hàng chục cộng đồng làng xã vùng Bắc
Ninh và Bắc Giang, theo thời gian đã tạo dựng nên 1 vùng văn hóa rộng lớn
gắn liền với 1 loại hình dân ca vô cùng độc đáo – Dân ca Quan họ. Không
gian văn hóa ấy nằm gọn trong vùng tam giác của 3 con sông, các tuyến giao
thông huyết mạch của cư dân Việt cổ xưa: Trải dài từ vùng đất nằm bên tả
ngạn sông Cà Lồ, kéo dài sang đến vùng hạ lưu sông Đuống; từ 1 vùng đất
thuộc tả ngạn sông Cầu, xuống tới tả ngạn sông Đuống. Đấy cũng chính là địa
bàn tương ứng với vùng đất cư trú lâu đời của 1 khối cư dân Việt cổ sinh sống
bằng nông nghiệp kết hợp với nghề phụ làm thủ công nghiệp và buôn bán….”
Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa
đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến
giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một
ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh
liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải
này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như
hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt
đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ
chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong
sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn

giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm
nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh
hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung
đình rồi trở lại với dân gian.


17
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu
và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm
những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.
Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh"
(bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ
hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với
khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát
đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các
câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai
bên hát.
1.2.3. Đặc điểm Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Các làng quan họ Kinh
Bắc tồn tại nhiều ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc
Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho
tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến
nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới
thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá.
Dân ca Quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát Quan họ vào mùa xuân,
mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một
cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối
giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của

hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca
dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc
đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ
có 3 hình thức chính :Hát canh,hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền


18
với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các “bọn” Quan họ, tục “ngủ bọn”. Mặc dù
các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư
dân các làng Quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật Dân ca Quan họ
này.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân
ca Quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài Quan họ trong sự phát
triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca Quan họ phát triển đến đỉnh cao
vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của Quan họ là những người nông dân Việt
(Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một
bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh
nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là
tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha v.v…Dân ca Quan họ chủ yếu là
nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những
tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng
hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca thêm phong
phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho
âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lí. Không dùng tiếng
phụ, lời phụ, lời ca dễ đơn điệu, mất cân đối.
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục
của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục
quan họ.



19

Trang phục quan họ của liền anh
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới
quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo
dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối
với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo
dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần
trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là
áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què
dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu,
hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền
anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi
tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường
ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp
với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra


20
cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay,
lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc
bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi
trong


Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là
liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào
nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba.

Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm
có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là
yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên
ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những
lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam
nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu
tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa.
Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen,
màu cánh dán trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh
sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng
cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.


21

Trang phục quan họ của liền chị
Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa
hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)
Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi
phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái quan họ xưa thường
sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể
đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài,
bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng
thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo.
Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như
màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng
buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi
hoa màu sắc phía trước người con gái.
Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với
váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy

màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy


22
quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình
lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con
khoai phía gót chân.
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ
công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến
khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải
biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón
chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội
nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.
Những thành tố của không gian văn hóa quan họ thể hiện ở hình thức
sinh hoạt, diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối
nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu
quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn
điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ,
chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các
đám giỗ chạp Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những câu
hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên
trong không gian văn hoá quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan
họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn
vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt
quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với
đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tới cái đẹp. Dân ca
quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại sau:
Quan họ truyền thống : Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ,
vùng Kinh Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ (44

làng ở Bắc Ninh, 5 làng ở Bắc Giang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc,


23
dân dã mang nét đẹp riêng vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam.
Kho băng ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện
vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Quan họ truyền thống hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền
anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê. Trong quan họ truyền
thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát
cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc,
mừng, hát thờ…
"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng
thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát). Các làn điệu
quan họ cổ tiêu biểu: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ
la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng
thanh, Tứ quý vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và hát
đến ngày nay.
Quan họ mới: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức
biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng
đồng, như: Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch Từ sau năm 1954, quan
họ được khai thác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu.
Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các
băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn
trên sân khấu.
Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với
khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới
không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính
giả trong nước và các quốc gia trên trên thế giới.
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền

thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa Quan họ

×