DCQHBN : Dân ca Quan họ Bắc Ninh
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
NXB : Nhà xuất bản
QĐ : Quyết định
TTVH : Trung tâm văn hóa
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTT : Văn hóa thông tin
i
ii
iii
!"#$ %&$!'()*$+%
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một thể loại dân ca phong phú và đặc sắc
về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài dân ca Quan
họ Bắc Ninh đều có giai điệu riêng, ca từ riêng. Quan họ cổ truyền vốn không
phải là nghệ thuật biểu diễn với hai vai: nghệ sỹ - khán giả như Tuồng, Chèo,
Ca trù. Bản chất của nó là thú chơi dân dã, nên người ta mới gọi là “chơi quan
họ”. Quan họ hiện đại vừa là thú chơi tao nhã đồng thời còn là sự trình diễn
của người hát Quan họ cùng với các thiết bị âm thanh điện tử. Dân ca Quan
họ Bắc Ninh ẩn chứa trong mình cả một kho tàng văn hóa cổ. Vẻ đẹp của các
làn điệu dân ca ấn tương và đi vào lòng người không chỉ là những làn điệu
phổ thông quen thuộc mà còn có những ý nghĩa văn hóa và tầm vóc lịch sử
của chúng.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (
dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp
phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức
tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại.
Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung di sản dân ca Quan
họ Bắc Ninh nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do một loạt các vấn đề
khách quan và chủ quan mang tính thời đại, tính toàn cầu tác động tới kinh tế,
xã hội và văn hóa các nước trên thế giới tập trung ở một số lĩnh vực sau:
- : Quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã
hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa
các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy
thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
1
- ! Bản chất của những di sản văn hóa phi vật
thể là tập quán xã hội - phương thức sinh hoạt của cộng đồng. Một khi
phương thức sinh hoạt này bị coi là một thương phẩm để mưu cầu lợi nhuận,
thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn biến đổi.
"#$%& ' # ()*! Di sản văn hóa
phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành và phát triển gắn liền
với các không gian văn hóa làng xã. Làng chính là nơi giữ cái “gen” của văn
hóa Việt, để cho nó có thể biến hóa muôn vẻ mà ta vẫn là ta, là ta đặc sắc hơn,
phong phú hơn, mạnh hơn. Hiện nay ở Bắc Ninh, nông thôn tiếp tục quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, một số làng quan họ nay đã thành phố,
thành phường. Không gian văn hóa Quan họ làng xã truyền thống đang bị thu
hẹp dần. Vì vậy, bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với
ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ
Bắc Ninh.
- +%$*: Di sản văn hóa luôn là nội dung thu hút và
hấp dẫn khách du lịch. Du lịch tìm hiểu di sản văn hóa có thể phát huy, biến
tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển. Tuy nhiên không gian vùng di
sản văn hóa phi vật thể không thể đáp ứng được số lượng quá lớn khách du
lịch. Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó có
thể song hành với nhau. Du lịch khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất,
chức năng v.v… vốn có của văn hóa phi vật thể cơ bản bị biến đổi.
Văn hóa phi vật thể dân ca Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa mang tính
bền chắc, tiềm ẩn trong tâm thức cộng đồng lại vừa mỏng manh dễ bị biến
dạng bởi tính phi vật thể. Đặc biệt trong thời đại hiện nay Việt Nam đã tham
gia hội nhập kinh tế thế giới. Sự mở của nền kinh tế cũng dẫn đến văn hoá
ngoại lai tràn vào làm biến dạng những di sản văn hóa quí giá do cha ông để
lại. Do đó bảo vệ và phát huy giá trị những di sản văn hóa đó nhằm giữ gìn
một môi trường văn hoá - nhân văn lành mạnh là vấn đề cần quan tâm và
2
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan
họ Bắc Ninh là cần thiết và cấp bách. Với những lý do như vậy, em lựa chọn
đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh” là vấn đề hết sức có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo tồn và phát triển các di sản
văn hóa của đất nước.
,-!$%./0 %.!1/
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi
vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn vừa qua. Đề xuất giải pháp
huy động vốn nhằm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vât
thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư
nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Đánh giá hiện trạng về huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hoá dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
23%$4500 %.!1/
Nghiên cứu một số những giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
67 89:%0 %.!1/
- ,* -# : Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- ,* ) : Nghiên cứu tình hình và số liệu trong 5 năm, từ
năm 2009 đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020.
- ,* . +: Đề tài tập trung nghiên cứu về giá trị di sản dân ca
Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn
3
giá trị di sản, các giải pháp huy động vốn đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
;<0 =(> ?( @!!'(A/B:C
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc ghi danh di sản Dân ca Quan họ
Bắc Ninh sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyền
thống âm nhạc ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát huy hội nhập
xã hội và đẩy mạnh mối giao lưu giữa các vùng, đối thoại văn hóa và tôn
trọng sự đa dạng. Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã thể hiện được tầm vóc và vị
thế của loại hình văn hóa độc đáo của mình trong lòng bạn bè du khách và
người hâm mộ cả nước cũng như trên thế giới.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư, các nguồn lực để góp phần bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại nói chung,
đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng là giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ
mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn những phong tục, tập
quán tốt đẹp về lối sống sinh hoạt văn hóa xã hội.
DE00E#!'(A/B:C
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề huy động vốn để bảo tồn, phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca Quan họ Bắc
Ninh nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng về huy động vốn đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị
di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đồng thời đề xuất các giải pháp thu hút vốn
đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh.
F3!-!!'(A/B:C
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
có 4 chương:
4
/! Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề huy động vốn đầu
tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan
họ Bắc Ninh.
/! Phương pháp nghiên cứu.
/0! Thực trạng thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh
/1! Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá
trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh.
5
4G0
H<HIJKLMNOPQ
GRSATA/B:*:3:+ /U)V0:3!W!>. /U)V0:3
1.1.1. Một số khái niệm về vốn, huy động vốn và đầu tư vốn nhằm bảo tồn
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nói chung, dân ca Quan họ nói riêng
22223 4**56*567*5
X Y0Z/(%[9:*:3\
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Nói đến khái niệm vốn, nhiều nhà kinh tế học đã tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau nhưng đều thông qua phạm trù tư bản và có kết luận: Vốn
là phạm trù kinh tế.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những tiền đề
quan trọng đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nói chung, ngành văn hóa nghệ
thuật nói riêng. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn để bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể khác với đầu tư vốn trong các lĩnh vực khác là mục
tiêu chính không phải là mục đích lợi nhuận mà là vì mục tiêu xã hội, tuy
nhiên cũng như các nguồn vốn đầu tư khác, việc đầu tư vẫn phải có lợi
nhuận để bù đắp các chi phí và để tái đầu tư. Việc phân chia vốn thành
nhiều loại nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn và việc sử
dụng nguồn vốn đó cho nội dung công việc nào để thu được hiệu quả tốt
nhất. Nhận thức được các nguồn vốn nhằm phục vụ cho công tác huy động,
sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả.
X3)]/$4: Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất
kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện
dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và
hàng hoá đặc biệt khác.
6
X0/^:3)]/$4\ Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu
tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
X/U)V0:3)]/$4\ Là việc tìm các giải pháp, cơ chế để huy động
vốn đầu tư cho các mục tiêu cần thực hiện.
222289*5*: * 4; ($+ <=*; *>?
+@ABCDE
FG- !
- Việc đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại -
dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ du lịch Bắc Ninh có
tầm ảnh hưởng trong phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triển
kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch của nhân dân các làng Quan họ
nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tái đầu tư phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Bắc Ninh đối với các hạng mục có yếu tố xã hội hoá.
FGHI. !
- Việc đầu tư vốn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan
họ Bắc Ninh sẽ tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch mới đảm bảo phục vụ
tốt nhất cho du khách, sẽ tạo ấn tượng sâu sắc tới khách thăm quan trong và
ngoài nước. Giải quyết được nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca
Quan họ Bắc Ninh, đẩy mạnh tuyên truyền phong trào hát Quan họ tại cộng
đồng, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị di sản, tạo điều kiện để
cộng đồng trình diễn, giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninh với các cộng đồng
khác trong và ngoài nước. Đặc biệt đây là hình thức ngành Văn hóa - Du
lịch địa phương khai thác và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ một cách
bền vững.
- Làm cơ sở để người dân trước đây chỉ sống bằng nghề nông nâng cao
kiến thức về văn hoá xã hội.
7
- Các dự án đầu tư hoàn thành góp phần thu hút nhân lực của địa
phương, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cho
khu vực.
- Giúp cộng đồng nhận diện và kiểm kê dân ca Quan họ Bắc Ninh định
kỳ theo từng năm
- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội
liên quan đến dân ca Quan họ Bắc Ninh ở các làng quê, khôi phục việc hát thi
lấy giải của các làng Quan họ.
- Hỗ trợ xây dựng nội dung và tài liệu truyền dạy Quan họ Bắc Ninh
trong trường học, trong các gia đình và tại cộng đồng theo địa bàn làng xã.
- Tạo mọi điều kiện để trình diễn/giao lưu dân ca Quan họ Bắc Ninh
với các cộng đồng khác trong nước và ngoài nước.
1.1.2. Một số khái niệm về văn hóa phi vật thể liên quan đến đề tài
22223 4*+ <=*; *>?
Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong
Khoản 1 điều 2 mục I - Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003:
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác
và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và
trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của
họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ
thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Hay nói cách khác: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần
gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không
8
ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”
22223 4*+@*+@ABCDE
* Theo một số tài liệu nghiên cứu, người Đức gọi dân ca là bài ca của
nhân dân, người Pháp thì gọi dân ca là những bài ca phổ cập trong quần
chúng, bài ca mang tính nhân dân.
Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2008 nêu khái niệm:
“dân ca là những bài hát lưu truyền trong dân gian, mang đặc trưng vùng,
miền và không rõ tác giả”, Sách Âm nhạc và Mỹ thuật của Nhà xuất bản Giáo
dục ấn hành năm 2002 khẳng định thêm: “dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua
năm tháng nên có sức sống với thời gian”.
Như vậy có thể hiểu dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệ
thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân, chúng được biến đổi
không phụ thuộc vào bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu.
* Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những bài hát do người dân vùng Bắc
Ninh sáng tác, được lưu truyền, truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác
“thể hiện tinh thần, triết lý và bản sắc địa phương của cộng đồng ở trong
vùng, thắt chặt mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thực
hành diễn xướng văn hóa này”.
Theo các nhà nghiên cứu, dân ca Quan họ Bắc Ninh có nhiều làn điệu,
nó khác với nhiều loại dân ca khác chỉ có một làn điệu âm nhạc. Trong dân ca
Quan họ Bắc Ninh, mỗi giọng (giai điệu âm nhạc) đều có lời ca riêng phù
hợp, nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau. Hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là ca
đối giọng (tức là đối làn điệu âm nhạc), nếu bên kia ra một giọng thì bên này
cũng phải có một bài đối lại lời khác nhưng cùng giọng với bài kia. Cho tới
nay dân ca Quan họ Bắc Ninh có 213 giọng với khoảng 400 bài ca thuộc ba
hệ thống giọng: lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn.
9
222023 4*&=7*; ($+ <=*; *>?2
* Bảo tồn: là việc bảo vệ, duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế,
những gì tồn đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mang
tính chất duy trì và tồn tại, phát triển lâu dài.
Di sản phi vật thể vốn rất phong phú và đa dạng, và điều có thể dễ nhận
thấy là, với thực tế đa dạng như vậy, không thể áp dụng một mô hình bảo tồn
cho tất cả các di sản. Có những di sản cần bảo tồn nguyên gốc (và bảo tồn
được), có những di sản chỉ có thể bảo tồn gần với nguyên gốc, có những di
sản phải bảo tồn phát triển…
Đồng thời cần có một quan niệm khác về hướng bảo tồn, đó là, với một
di sản phi vật thể có thể có nhiều phương án bảo tồn khác nhau và đồng thời
được áp dụng. Ví dụ đối với nghệ thuật truyền thống chẳng hạn, một mặt bảo
tồn nguyên trạng những gì còn lại, đồng thời mặt khác có thể phát triển, thay
đổi ở những mức độ sáng tạo khác nhau. Quan điểm này cho rằng một di sản
với càng nhiều hình thái tồn tại khác nhau càng có sức sống trong xã hội
đương đại. Có điều cần lưu ý rằng, khi thay đổi, phát triển di sản thì song
hành với nó, nhiệm vụ lưu giữ nguyên gốc vẫn phải được đặt ra.
* Phát huy các giá trị di sản văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn
hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội.
1.1.3. Các kênh huy động vốn đầu tư
"J7*5@<E:: Xây dựng các đề án, các dự án
thành phần các cơ chế chính sách trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm
căn cứ để Nhà nước bố trí từ nguồn vốn ngân sách cho các hoạt động bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh.
"J7*5HI. K@+@: Xác định các thiết chế văn
hóa tại các địa phương liên quan đến địa điểm sinh hoạt dân ca Quan họ Bắc
Ninh như Đình, chùa, Nhà chứa… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn
10
và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh. Từ đó có biện pháp động
viên, khuyến khích nhân dân sở tại và du khách tự nguyện đóng góp kinh phí
cho việc bảo tồn, tôn tạo các địa điểm sinh hoạt của cộng đồng.
"J7;( ?<=;L+%$: Xây dựng các sản phẩm du
lịch đặc trưng của Bắc Ninh và của những làng Quan họ cổ, từ đó thu hút
được vốn từ các du khách đến thăm.
"J7K+ 4;: Xây dựng các dự án bảo tồn
không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ gốc, phục dựng các Trung tâm sinh
hoạt Quan họ mang tính truyền thống, xây dựng các Bảo tàng về trang phục
Quan họ, về sinh hoạt Quan họ, về con người Quan họ, gắn sinh hoạt văn hóa
Quan họ với các làng nghề truyền thống nhằm vừa quảng bá, giới thiệu di sản
dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của các
làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh… qua đó kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư để triển khai thực hiện dự án theo các hình thức BOT, BTO, BT …
,_% 0 %[9 /U)V0:3)`ab?$^# W$ /U!W!0%W$cde%Rb
:C E(# %:B$$ `
1.2.1. Các di sản văn hóa của Việt Nam đã được thế giới công nhận
Việt Nam là một trong những nước có hệ thống di sản văn hóa (vật thể
và phi vật thể) hết sức đồ sộ, đa dạng phong phú với 17 di sản thế giới, trên
3.000 di tích quốc gia và hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Trước thời
kỳ đổi mới và đặc biệt là trong chiến tranh, công tác quản lý di sản chưa được
quan tâm đúng mức, số di sản mất đi khá nhiều. Nhưng trong giai đoạn hiện
nay, công tác quản lý di sản được quan tâm hơn rất nhiều, điều này được thể
hiện trong nhiều chương trình mục tiêu của ngành văn hoá.
Trong nền văn hóa Việt Nam, văn hóa phi vật thể có vị thế hết sức quan
trọng, qua văn hóa phi vật thể, có thể nắm bắt, hiểu biết lịch sử dựng nước và
giữ nước của ông cha, đồng thời là nơi lưu giữ những nét độc đáo, giá trị tinh
hoa của bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, không ai có thể phủ nhận tầm
11
quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể trong đời sống, xã hội Việt Nam
hôm nay và trong tương lai. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và lập
hồ sơ đề xuất, đến nay chúng ta đã có những di sản văn hóa được thế giới
công nhận là:
F+ <= M M : !
- Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên
thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên
nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
FN+ <=* : 7!
- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo
tiêu chuẩn C (III) (IV).
- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn
C (II) (V).
- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu
chuẩn C (II) (III).
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản
văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI).
- Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C
(I)
F/+ 4OPEQR/S#>-TOH;*+
<= : 7!
- Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã
được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công
nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
12
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công
nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của
nhân loại.
- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi
danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp.
- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di
sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệu
thế giới.
- 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Di
sản tư liệu thế giới.
- Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công
viên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận.
- Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCO
ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ). Đúng 12h10 (giờ Paris,
tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên
chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp),
UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú
Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
1.2.2. Những thách thức trong công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn
và phát huy một số di sản thế giới ở Việt Nam
2222EIUV!
Nhã nhạc là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến là loại hình âm
nhạc thiêng liêng, chỉ dùng trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình và
những cuộc cúng tế thần linh, tổ tiên của triều đại. Tổ chức UNESCO đã công
13
nhận Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn) vào Kiệt tác Di
sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại.
Để bảo tồn và phát triển Nhã nhạc một cách bền vững, cần có chính sách
quản lý bảo tồn đặc thù dành cho Nhã nhạc, có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với
các nghệ nhân nhằm khuyến khích họ đóng góp, truyền đạt kinh nghiệm và bí
quyết nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Đội ngũ kế thừa này là các em có năng khiếu
và xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật, am hiểu nhạc cung đình.
Bản thân các em hầu hết đã sử dụng được các nhạc cụ trình diễn. Lo lắng về
đội ngũ kế thừa, giáo sư Trần Văn Khê cảnh báo về xu hướng biểu diễn vô hồn
của nhạc công Nhã nhạc trẻ tuổi, cũng như xu hướng thêm vào các nhạc cụ, bài
bản vốn không phải của Nhã nhạc để tạo sự hoành tráng, phong phú. “Chúng ta
chỉ nên phát triển Nhã nhạc bằng cách sáng tác những bài bản mới trên cơ sở
của giai điệu cũ. Và khi trình diễn, chúng ta cần công khai, minh bạch cho
người nghe biết đâu là nguyên gốc, đâu là những bài bản được làm mới - ông
bày tỏ. Nhiều nghệ nhân cũng rất bất bình khi có nhiều tiết mục bị biến tướng
với lối tấu nhạc ‘cắm đầu mà đánh’, còn các nữ vũ công ‘vừa múa vừa cười’
trong khi Nhã nhạc cần sự trang trọng”. Thách thức đối với những người bảo
tồn di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại là không nhỏ.
2222W <=*/7 MJ@EM!
Ngày 25-11-2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của
Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã Nhạc Huế, được UNESCO công nhận là
"Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại". Đây là loại hình
văn hóa âm nhạc đặc sắc, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng các
dân tộc Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời,
gắn bó mật thiết với cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên. Không gian văn
hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của nó là các
dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có một
đội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng,
14
lễ hội. Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau,
mang đặc trưng của dân tộc mình.
Tuy nhiên việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng
trước thách thức to lớn. Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượng
các dàn cồng chiêng. Theo thống kê của Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai, trước
năm 1980 người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng.
Có gia đình sở hữu 2-3 bộ. Đến năm 1999, cả tỉnh chỉ còn 5.117 bộ, năm
2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ. Từ năm
1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003
lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng.
Những nghi lễ tín ngưỡng được gọi là truyền thống của cư dân Tây
Nguyên mới gắn liền với cồng chiêng, mới là bối cảnh chính của diễn xướng
cồng chiêng. Hiện tại ước chừng 60 - 70% cư dân thuộc các dân tộc Ê đê, Mơ
nông ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành, họ không còn tin vạn vật hữu linh,
không tin vào thần rừng, ma bến nước , không còn nhu cầu các nghi lễ tín
ngưỡng cũ nữa. Bây giờ những buôn, làng theo đạo Tin lành không thực hành
nghi lễ ấy thì tất nhiên họ sẽ không còn nhu cầu gắn bó với cồng chiêng nữa.
Đây thực sự là thách thức lớn nếu muốn bảo tồn và phát huy không gian văn
hóa cồng chiêng.
Đáng tiếc nhất là khi những người già, những nghệ nhân Tây Nguyên
chết đi đã mang theo cả kho tàng di sản văn hoá cồng chiêng mà không dễ
dàng tạo dựng và khôi phục được. Sự đứt gãy dòng chảy của văn hoá truyền
thống dẫn đến sự thờ ơ, hờ hững của lớp trẻ với văn hoá của các thế hệ tiền
nhân, trong đó có văn hoá âm nhạc cồng chiêng. Nguy cơ mai một cồng
chiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên. Các nghệ
nhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản nhạc
chiêng. Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân
chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng. Mặt khác,
15
những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng
cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng cư dân.
22202X5 *: + <=*&=*4-L;"/(Y
Ngày 31/9/2009, Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá
phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ban đầu, Ca trù được gọi là hát Ả đào - kiểu
hát nói của người kỹ nữ. Đến thế kỷ XV, Ca trù được ưa chuộng và thịnh
hành như một hình thức giải trí tinh thần cho các bậc vua, chúa. Sau này Ca
trù được biểu diễn ở đình làng, quán trọ, các nhà quyền quý và dần trở thành
hình thức giải trí phổ biến, món ăn tinh thần của tầng lớp trí thức trung lưu.
Thế kỷ thứ XIX đánh dấu sự phát triển rực rỡ nhất của Ca trù với 216 nhà hát
và hơn 2000 cô đầu ở Hà Nội. Cùng với thời gian, Ca trù không còn phổ biến
bị và đang bị mất dần.
Sau 50 năm Ca trù vắng bóng ở các cửa đình, người dân không hề biết
Ca trù là âm nhạc của mình. Không còn tư liệu nghe nhìn cụ thể, có chăng là
những tư liệu viết bằng tiếng Hán. Ngay cả các nghệ nhân ở tuổi 80 cũng
không được chứng kiến hát cửa đình mà chỉ là hát ca quán. Những nghệ nhân
thuộc hàng "báu vật" như cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ Nguyễn Thị Chúc mặc dù
đã được công nhận là nghệ nhân dân gian, và với bộ môn ca trù thì họ thật sự
là những "di sản" sống, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa được một chế độ gì
từ phía nhà nước hoặc cơ quan xã hội nào. Những buổi biểu diễn của các cụ
dù thật hiếm hoi, nhưng luôn là miễn phí, và khách nghe cũng chỉ giới hạn
trong một bộ phận nào đó, số nghệ nhân thuộc hàng "báu vật" trong ca trù nói
riêng và các hình thức ca hát truyền thống khác nói chung ngày càng ít đi.
Năm 2006 còn 22 nghệ nhân ca trù nhưng cuối năm ngoái chỉ còn 12 cụ,
Nhiều không gian diễn xướng của ca trù thủa xưa như đình làng, cung đình
giờ cũng không còn nữa (chỉ còn ca quán). Chính vì vậy, bản thân từ "khẩn
cấp bảo vệ" của di sản phi vật thể này đã nói lên tất cả
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc bảo tồn và huy động
vốn để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
22022X5 *: * 4&=7+ <=*
16
Trong công tác bảo tồn di sản văn hoá luôn luôn có một thách thức lớn
là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Đối với di sản phi vật thể thì thách
thức này còn lớn hơn, bởi di sản phi vật thể vô hình, không nhìn thấy nên
nhiều khi có phần bị mai một, mất đi mà không biết. Những khó khăn, thách
thức và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể
trên thế giới và Việt Nam là bài học quý giá cho việc bảo tồn di sản văn hoá
và định hướng cho việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Di sản văn hoá ở đất nước chúng ta tuy đã bị chiến tranh và thiên nhiên
tàn phá rất nhiều, song về cơ bản, chúng ta còn bảo lưu được khá nhiều giá trị
văn hoá trong các làng, bản, thôn, xã. Đây chính là bài học kinh nghiệm để
quá trình CNH - HĐH, đô thị hoá phát huy được những mặt tích cực của nó
đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Chúng ta còn
nghèo, nhưng là nước phát triển sau, chúng ta nhận ra và được các bạn đồng
nghiệp cho biết về những nhược điểm, những thất bại mà các nước đi trước đã
vấp phải. Vì sao các bạn lại thấy quý các làng, bản, thôn, xã của chúng ta ở
nông thôn, miền núi, với những cánh đồng, luỹ tre, những ngôi nhà cổ đến các
ngành nghề thủ công truyền thống, hội làng, bài ca Quan họ, giọng hát Xoan,
… Vì theo tâm sự của các bạn, những năm trước đây khi quá chú trọng vào sự
phát triển kinh tế, họ đã đánh mất nhiều cái tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy, khi
đến Việt Nam, thấy chúng ta vẫn còn bảo lưu được các di sản đó, nên các bạn
đã khuyên chúng ta đừng để chúng bị mai một trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được tốt, ngoài
việc đúc rút các kinh nghiệm của bạn bè trên thế giới, phát huy những gì có
lợi, hạn chế và né tránh những gì có hại cho các giá trị văn hoá truyền thống
trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam hiện nay, còn phải tạo sự bền
vững cho các giá trị văn hoá truyền thống. Qua đó xác định một định hướng
mang tính chiến lược của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa để
17
cùng với cộng đồng tìm ra lời giải là chúng ta sẽ bảo tồn cái gì, bảo tồn thế
nào để giữ lại cho thế hệ mai sau các báu vật di sản văn hoá của dân tộc. Có
thể thấy rằng, Di sản văn hóa là tiềm năng, là động lực khi các chủ thể phát
huy thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hôm nay.
22022X5 *: * 4.*5?&=76; ($+ <=*
*+ <=*; *>? ( M2
Các di sản văn hóa nói cung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đều
được hình thành từ chính cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Chính vì thế cộng
đồng là chủ thể quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Do đó việc huy động vốn để bảo tồn các giá trị di sản văn
hóa phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Để đáp ứng nhu cầu về văn hóa của nhân dân, nhiều năm nay, nhà nước
đều dành kinh phí để bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa. Tuy nhiên, với
lòng ngưỡng vọng, nhiều cá nhân đã có những việc làm công đức nhằm chung
tay bảo tồn các di sản văn hóa. Trong xu thế ấy có những cá nhân đã bỏ ra
hàng tỷ đồng giúp quê hương bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa như Đình,
Chùa, Đền, Miếu, v.v… Ngoài ra, vai trò cộng đồng còn thể hiện trong việc
phát hiện, sưu tầm và hiến tặng những tài liệu, hiện vật liên quan đến các di
tích, giúp các giá trị truyền thống được khẳng định.
Tuy sự quan tâm của cộng đồng đã đóng góp to lớn trong việc bảo tồn
di sản văn hóa nhưng hầu như mới chỉ được quan tâm ở lĩnh vực tâm linh
(Đình, Đền, Chùa ) còn những giá trị di sản văn hóa phi vật thể như hát
Quan họ, hát Xoan, Ca trù, Ví giặm, Chèo, Tuồng, Nhã nhạc cung đình
Huế… cũng rất cần nhận được sự quan tâm để bảo tồn và phát huy giá trị thì
vẫn đang bị bỏ ngỏ. Bên cạnh những giá trị tâm linh thì những loại hình văn
nghệ dân gian cổ truyền của quê hương cũng cần được bảo tồn, phát huy giá
trị, nhất là khi những loại hình này đã được tổ chức UNESCO công nhận là di
sản văn hóa của nhân loại như: dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nhã nhạc
18
Cung đình Huế, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Sự mặn mà của cộng đồng với vốn
cổ của quê hương, sự hảo tâm của những tấm lòng từ thiện sẽ là động lực để
những làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm và không gian diễn xướng của
các loại hình văn nghệ dân gian được sống lại, song hành cùng đời sống sinh
hoạt của nhân dân.
Trong việc huy động vốn để bảo tồn giá trị di sản văn hóa, Nhà nước
đóng vai trò quan trọng, Chính phủ đã xây dựng các chương trình hành động
Quốc gia nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của các di sản văn hóa
phi vật thể thông qua việc xây dựng các đề án, dự án, chương trình hành
động, qua đó, không chỉ bảo tồn, mà các đề án, dự án còn tuyên truyền,
quảng bá và phát huy các giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể khi thường
xuyên tuyên truyền, biểu diễn cho công chúng trong và ngoài nước thưởng
thức; xây dựng các không gian bảo tồn phù hợp với sinh hoạt của các loại
hình sinh hoạt văn hóa phi vật thể; các hình thức truyền dạy, lưu giữ trong
cộng đồng v.v
2V$R30 %.!1/!EA%.Z/($f%V%e/0)*$+%A/B:C
Chủ đề “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói
chung, dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng”, trong những năm vừa qua, đã thu
hút và được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định
chính sách Đối với các nghiên cứu về đầu tư bảo tồn và phát huy các gía trị
văn hóa của các di sản văn hóa phi vật thể đã có nhiều nghiên cứu được
công bố dưới dạng kỷ yếu hội thảo khoa học, sách, luận văn, luận án và các
bài viết trên tạp chí trong và ngoài nước.
Đặc biệt đối với di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh
sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của
nhân loại. Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể di sản dân ca Quan họ Bắc
Ninh đã trở thành trách nhiệm và nhiệm vụ chung của mọi người. Các nghiên
cứu, tuy với cách tiếp cận khác nhau song đều khẳng định công tác bảo tồn
19
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần phải có tầm chiến lược trong phát triển
kinh tế - xã hội của các quốc gia và cần được xã hội hóa.
Xác định rõ tầm quan trọng các nghiên cứu đều tập trung vào sự phân
tích trên các khía cạnh bảo tồn và phát triển của các di sản văn hóa với các nội
dung hạng mục. Ở Việt Nam, đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan
tâm, như:
Trần Đình Luyện, Giám đốc sở VHTT Bắc Ninh (2006) ZABCD
E [(* = ;;&=7 ” Công trình đã nêu rõ đặc điểm của dân
ca Quan họ Bắc Ninh và đánh giá khai quát kết quả bảo tồn, phát huy văn hóa
Quan họ. Đề xuất một số gải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy văn hóa
Quan họ, đặc biệt nhấn rõ yêu cầu sưu tầm, nghiên cứu bổ sung làm phong
phú văn hóa Quan họ.
Nguyễn Trí Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin (2009)
ZC=7-# *ABCDE "\ = ;;*#U]2
Công trình nghiên cứu đã nêu rõ về không gian văn hóa Quan họ, với nhưng
giá trị về phong tục, tập quán,về đức tin tín ngưỡng, về thế và lối ứng xử của
người dân Quan họ Do vậy tác giả đã đề xuất chính sách và quản lý của nhà
nước va đầu tư tài chính về bảo tồn không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh.
Lê Danh Khiêm, Trưởng ban sưu tầm nghiên cứu Quan họ (2011)
Z3# *AB&=. 6[(*^*
G((#&=7]2 Tác giả đã phân tích các làm rõ các đặc điểm
văn hóa Quan họ và mối quan hệ trong nền văn hóa dân gian Việt Nam trên
các khía cạnh: Dân ca Quan họ; văn hóa tín ngưỡng lễ hội; tục kết bạn Quan
họ; văn hóa hành vi Quan họ Qua đó, khái quát nêu lên bức tranh khá đậm
nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bảo tồn không gian văn hóa
Quan họ Bắc Ninh.
Trần Linh Quý, Nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà
Bắc (2001), “ E^ ($&=KAB&=76;(
20
.<5 ]. Nghiên cứu nêu rõ những gia trị của văn hóa Quan họ,
thể hiện rõ nét về đội ngũ ca hát và có nhiều thế hệ nghệ nhân của Quan họ,
hệ thống khá bài bản Quan họ cổ truyền, nghệ thuật ca hát độc đáo của Quan
họ, môi trường của ca hát Quan họ v.v đã tạo ra một không gian văn hóa
khá đặc sắc là những gia trị lớn trong đời sống đương đại cần được gìn giữ,
bảo tồn và phát huy Những ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa có ảnh hưởng,
tác động đến không gian văn hóa, do vậy, không gian sinh hoạt văn hóa Quan
họ cần đặc biệt quan tâm, gìn giữ và phát huy giá trị.
Ngoài ra có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đề cập rất sâu và
rộng liên quan tới nhiều nội dung về dân ca Quan họ và vấn đề đầu tư bảo tồn
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh, như: Nguyễn
Bá Hòe; Nguyễn Thị Loan; Trần Quốc Lộc; Lê Duy Thu Về những vấn đề
phương pháp luận trong nghiên cứu dân ca Quan họ Bắc Ninh; Định hướng
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ; vấn đề huy động
các nguồn lực xã hội nhằm đầu tư bảo tồn phát huy giá tri văn hóa phi vật thể
nói chung đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, luận văn còn tham khảo các
công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa
Nghệ thuật, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xã hội học và các Báo cáo tổng hợp
đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh Tuy các báo cáo,
bài viết ở các mức độ khác nhau song đều khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về giá trị văn hóa Quan họ; tập trung đánh giá về đặc điểm, tính chất và
không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và phát
huy giá trị qua đó đề xuất các giải pháp cho việc bảo tồn di sản văn hóa phi
vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh
Trong quá trình nghiên cứu đây là những kết quả và tài liệu rất bổ ích,
em sẽ vận dụng và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học
nêu trên. Đồng thời tham khảo các bài viết có liên quan, những quan điểm
21
mới, chủ trương mới về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca
Quan họ trong thời gian tới.
4G0,
7g77PQ
,W!!h/ i%0 %.!1/
- Tại sao phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân
ca Quan họ Bắc Ninh?
- Thực trạng về huy động các nguồn vốn và việc đầu tư vốn để bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
thời gian qua?
- Giải pháp nào để huy động được các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
thời gian tới?
,,7 4G0# W#0 %.!1/
2.2.1. Các phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu
cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối
tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về vấn đề huy
động vốn đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan
họ Bắc Ninh được tiếp cận theo 2 cách, đó là:
(i). Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành
chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo qui định,
hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nhằm
thu hút huy động mọi nguồn vốn (bao gồm cả vốn ngân sách).
(ii). Tiếp cận theo chiều ngang chủ yếu là các quan hệ trong công tác
quản lý điều hành trên địa bàn thu hút, huy động mọi nguồn vốn nhằm đầu tư
bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Tiếp cận kết hợp thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp
cán bộ, các tổ chức cơ quan, tổ chức đoàn thể, các nghệ nhân dân ca Quan họ
22