1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
TÍNH CHUYÊN BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM TẠP
CHÍ TRUYỀN HÌNH
(Khảo sát trên ấn phẩm tạp chí Truyền hình VTV, tạp chí Truyền hình Số
VTC, tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội-2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
TÍNH CHUYÊN BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM
TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH
(Khảo sát trên ấn phẩm tạp chí Truyền hình VTV, tạp chí Truyền hình
Số VTC, tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẬU NGỌC ĐẢN
Hà Nội – 2013
5
MỤC LỤC
Phần mở đầu 8
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ TÍNH CHUYÊN
BIỆT TRÊN TẠP CHÍ 13
1.1 Lý luận chung về tạp chí 13
1.1.1 Khái niệm 13
1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam 14
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí 17
1.2 Một số vấn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí 19
1.2.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền thông tại
Việt Nam nói chung 19
1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí 22
* Tiểu kết chương 1 30
Chương 2. ĐẶC TRƯNG, ĐẶC THÙ CỦA TẠP CHÍ TRUYỀN
HÌNH 31
2.1 Đặc điểm giống và khác nhau của các ấn phẩm tạp chí truyền
hình được khảo sát 31
2.1.1 Sự giống nhau 31
2.1.2 Sự khác nhau 32
2.2 Tính chuyên biệt thể hiện trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình
được khảo sát so với các tạp chí khác 44
2.2.1 Nội dung chuyên biệt 44
2.2.2 Đối tượng độc giả, công chúng chuyên biệt 72
2.2.3 Ngôn ngữ chuyên biệt 75
2.2.4 Chuyên mục chuyên biệt 76
2.2.5 Hình thức 78
* Tiểu kết chương 2. 84
6
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN
BIỆT TRÊN CÁC ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH 85
3.1 Đánh giá tính chuyên biệt trên 3 ấn phẩm khảo sát 85
3.1.1 Ưu điểm 85
3.1.2 Nhược điểm 87
3.2 Các kiến nghị về việc xây dựng và nâng cao tính chuyên biệt
trên các ấn phẩm tạp chí Truyền hình 89
3.2.1 Xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để tăng
thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thông tin của từng tờ tạp chí. 90
3.2.2 Làm tốt hơn nữa các công tác điều tra xã hội học 91
3.2.3 Cần tạo nên bản sắc riêng trong cách thức hoạt động thông tin,
phản ánh. 92
3.2.4 Lãnh đạo cơ quan truyền hình cần coi việc đầu tư phát triển tạp
chí là thế mạnh, là yếu tố để hình thành tập đoàn báo chí - truyền
thông trong tương lai. 93
3.2.5 Đầu tư xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên. 94
* Tiểu kết chương 3. 96
Phần kết luận 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các tạp chí, ấn phẩm dành cho nữ giới ra đời từ năm 1993 - 2010 24
Bảng 2.1: Kết quả bảng khảo sát “Độc giả muốn đọc gì nhất trong các ấn
phẩm tạp chí truyền hình?” 73
Bảng 2.2: Bảng phân bổ tin tức trên các ấn phẩm truyền hình được
khảo sát 74
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % nội dung tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc
lĩnh vực truyền hình trên tạp chí Truyền hình VTV 45
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % nội dung tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc
lĩnh vực truyền hình trên tạp chí Truyền hình Hà Nội 49
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % nội dung tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc
lĩnh vực truyền hình trên tạp chí Truyền hình Số VTC 53
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % thông tin chỉ dẫn truyền hình trên tạp chí Truyền hình
VTV 56
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ % thông tin chỉ dẫn truyền hình trên tạp chí Truyền hình
Hà Nội 59
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % thông tin chỉ dẫn truyền hình trên tạp chí Truyền hình
Số VTC 61
Biểu đồ 2.7: Tạp chí Truyền hình Việt Nam VTV có 20% số bài viết mang
nội dung thông tin là cơ quan ngôn luận của Đài 63
Biểu đồ 2.8: Tạp chí Truyền hình Hà Nội có 26% số bài viết mang nội dung
thông tin là cơ quan ngôn luận của Đài 63
Biểu đồ 2.9: Tạp chí Truyền hình Số VTC có 10% số bài viết mang nội dung
thông tin là cơ quan ngôn luận của Đài 63
8
Phần mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cũng
như sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong môi trường toàn cầu
hóa, các loại hình báo chí nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về
hình thức, chất lượng, số lượng, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Hệ thống báo chí cả nước cũng đã tích cực tuyên truyền,
cổ vũ toàn dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Báo chí ngày càng khẳng định rõ vị trí,
vai trò là tiếng nói của Đảng, chính quyền, là diễn đàn của nhân dân, góp
phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, mở rộng dân chủ, tạo sự đồng
thuận trong xã hội, xây dựng đất nước ngày` càng giàu đẹp văn minh.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ báo chí nước ta đạt được trình độ phát
triển toàn diện như hiện nay, trên bình diện cả số lượng, chất lượng, loại hình,
công nghệ - kỹ thuật, đội ngũ làm báo. Bởi vậy, muốn đứng vững trong thị
trường báo chí sôi động hiện nay, mỗi tờ báo, mỗi tòa soạn đều phải giải bài
toán làm thế nào để tìm cho mình một hướng đi riêng, một bản sắc riêng… Và
chuyên biệt hóa trong truyền thông cũng là hướng đi mới và tất yếu của báo
chí nói chung.
Dòng tạp chí truyền hình là một trong số ít dòng tạp chí làm được điều
này. Mặc dù dòng tạp chí truyền hình chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây
nhưng không thể phủ nhận nó đã chiếm được lòng của số đông độc giả nhờ
phong cách, bản sắc riêng mà không phải dòng tạp chí nào cũng làm được,
đáp ứng đúng nhu cầu của một xã hội năng động, hiện đại. Nó đã thế hiện
được phong cách riêng, tính chuyên biệt riêng của dòng tạp chí của lĩnh vực
truyền hình. Điều này đã thu hút tác giả luận văn và mong muốn được đào sâu
vấn đề trên trong luận văn này.
9
Hiện nay, tại khu vực miền Bắc phải kể đến ba tờ tạp chí truyền hình
rất nổi bật đó là: Tạp chí truyền hình VTV (của Đài truyền hình Việt Nam),
Tạp chí truyền hình Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội), Tạp
chí truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC). Sự ra đời của
chúng đã thổi một làn gió mới mẻ vào hoạt động báo chí nói chung và hoạt
động tạp chí nói riêng. Chính bởi thế, việc nghiên cứu bản sắc, phong cách
riêng, cụ thể hơn là tính chuyên biệt của dòng tạp chí truyền hình và việc phát
triển tính chuyên biệt ấy là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tạp chí.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu sâu về tạp chí đó là khóa
luận cử nhân của Vũ Thị Vân Anh khoa báo chí – Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, năm 1996 với đề tài “Bước đầu tìm hiểu nội dung và hình thức
một số tạp chí văn hóa đời sống hiện nay”. Luận văn này đã bước đầu xây
dựng được hệ thống lý thuyết về tạp chí và nêu ra được một số đặc trưng, đặc
điểm nổi bật qua việc khảo sát nội dung và hình thức của tạp chí văn hóa đời
sống. Tuy nhiên khóa luận vẫn chưa khảo sát sâu các vấn đề khác của tạp chí
ngoài nội dung và hình thức.
Các vấn đề khác liên quan đến tạp chí cũng bắt đầu được đề cập rải rác
thông qua một số công trình nghiên cứu như khóa luận cử nhân của Nguyễn
Thu Hiền – khoa báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 1998
với đề tài “Hiệu quả và bất cập của dòng tạp chí chỉ dẫn tại Việt Nam”, và
khóa luận “Phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ trên báo chí” của Nguyễn
Quỳnh Hương, khoa báo chí – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm
1996. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền như khóa luận “Tạp chí Tiếng Việt – Những vấn đề cần
thảo luận dưới góc độ báo chí học”, “Câu chuyện báo chí trên các ấn phẩm
tạp chí, chuyên san hiện nay”…
10
Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào
đề cập tới tính chuyện biệt trên dòng tạp chí. Chỉ có một số ít bài viết, công
trình nghiên cứu nhỏ về tính chuyên biệt trên báo chí nói chung. Với đề tài
“Tính chuyện biệt trên dòng tạp chí truyền hình”, luận văn này sẽ có ý nghĩa
như là một trong những công trình khảo cứu đầu tiên về tính chuyên biệt trên
báo chí truyền thông nói chung và dòng tạp chí truyền hình nói riêng.
Từ việc phân tích lịch sử nghiên cứu đề tài nói trên, có thể thấy đề tài
luận văn là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam và không trùng lặp với
các nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Tìm hiểu và bước đầu trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý thuyết
liên quan đến truyền thông chuyên biệt.
Nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về tính chuyên biệt trên dòng
tạp chí hiện nay, khảo sát cụ thể trên dòng tạp chí truyền hình thông qua 3 ấn
phẩm: Tạp chí truyền hình VTV, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền
hình Số từ năm 2009 đến năm 2011 để minh chứng tính chuyên biệt của
truyền thông nói chung và dòng tạp chí nói riêng đang là xu thế tất yếu của
truyền thông hiện đại.
Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những yếu tố thể hiện tính chuyên biệt
trên dòng tạp chí truyền hình, trong đó tập trung sâu vào ba yếu tố chính: Nội
dung, hình thức và đối tượng công chúng chuyên biệt. Từ đó, đánh giá một
cách khoa học về ưu-nhược tính chuyên biệt được thể hiện trên 3 ấn phẩm
được khảo sát, và đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu để xây dựng và nâng
cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình.
3.2 Nhiệm vụ
Những mục tiêu nghiên cứu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm
vụ sau:
11
- Tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt hóa nói chung và truyền thông
chuyên biệt nói riêng.
- Trình bày rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại hình truyền
thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, báo mạng, phát thanh).
- Phân tích cụ thể về tính chuyên biệt của dòng tạp chí.
- Khảo sát thực tiễn tính chuyên biệt được thể hiện qua 3 ấn phẩm tạp
chí truyền hình từ năm 2009-2011.
- Đánh giá được những ưu- nhược của tính chuyên biệt được thể hiện
trên 3 ấn phẩm được khảo sát và đưa ra được những giải pháp, một số kinh
nghiệm bước đầu nhằm nâng cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tính chuyên biệt trên tạp chí.
- Phạm vị nghiên cứu: tạp chí Truyền hình VTV (của Đài truyền hình
Việt Nam), tạp chí Truyền hình Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hình
Hà Nội), tạp chí Truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) từ
năm 2009 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa
học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta.
Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về
truyền thông, lý luận về tạp chí liên quan đến đề tài được công bố.
Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết
hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm định tính và định lượng. Cụ thể, ngoài
phương pháp phân tích tài liệu, quan sát thực tế, luận văn sử dụng bảng hỏi để
khảo sát đối tượng độc giả của các tạp chí được khảo sát.
Cụ thể, tác giả luận văn đã phát ra 110 bảng hỏi dành cho độc giả của
Tạp chí truyền hình, thu về 96 phiếu. Bảng hỏi được phát trên internet và trực
tiếp tại một số công sở. Trước khi phát bảng hỏi, tác giả luận văn đã có điều
12
tra nhỏ về đối tượng khảo sát, nên chỉ có đối tượng là độc giả của tạp chí
truyền hình mới được trả lời bảng hỏi.
Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu một số chuyên gia như các
Tổng biên tập, Trưởng ban biên tập… để có thể mang lại kết quả nghiên cứu
khách quan, đa dạng và chính xác nhất.
6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận của truyền thông chuyên biệt và
tạp chí chuyên biệt.
- Góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận cho dòng tạp chí truyền hình.
- Xác định đặc trưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình trong mối
quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất của các dòng tạp chí khác.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các ấn phẩm tạp chí truyền
hình được khảo sát nâng cao hơn nữa được chất lượng nội dung, tăng sức hấp
dẫn với bạn đọc.
- Giúp cho lãnh đạo tòa soạn cũng như đội ngũ phóng viên thấy được
những yêu cầu phát triển của dòng tạp chí mang tính chuyên biệt cao nhằm
phát huy thế mạnh của dòng tạp chí truyền hình, ứng dụng với phương thức
làm báo hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm:
phần mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Lý luận chung về tạp chí và tính chuyên biệt trên tạp chí
Chương 2: Đặc trưng, đặc thù của dòng tạp chí truyền hình
Chương 3 – Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao tính chuyên biệt
trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình
13
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ TÍNH CHUYÊN BIỆT
TRÊN TẠP CHÍ
1.1 Lý luận chung về tạp chí
1.1.1 Khái niệm
Tạp chí là một sản phẩm của báo in, ra đời vào thế kỷ XVII, có nguồn
gốc ở Pháp. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại khá nhiều cách hiểu khác nhau về
“tạp chí”.
Từ điển Việt Nam phổ thông, do Đào Văn Tập biên soạn, xuất bản năm
1951 (Nhà sách Vĩnh Bảo, SG) định nghĩa: “Tạp chí là tập văn ra có kỳ hạn
nhất định, gồm nhiều mục”. [56, tr.139]
Còn Từ điển Tiếng Việt của Nxb. Khoa học Xã hội năm 1994 lại định
nghĩa: “Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài của nhiều tác giả
khác nhau về một ngành hoạt động nhất định, đóng thành tập”. [50, tr.127]
Lại có ý kiến cho rằng: “Trước đây, tạp chí như một cuốn nhật ký ghi
chép các sự kiện của tòa án, chính phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lí
luận, học thuật, chuyên sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong
ngành. Tính định kỳ của tạp chí dài (tuần, tháng, quý…). Dung lượng của tạp
chí lớn để truyền tải được tác phẩm lớn. Tạp chí thường có hai loại: tạp chí
mang tính tuyên truyền phổ biến và tạp chí mang tính chuyên ngành”.
Xét về nội dung, tạp chí thường là cơ quan ngôn luận mang tính học
thuật, lí luận, khoa học của một số tổ chức hay một hiệp hội nào đó để nghiên
cứu, trao đổi những vấn đề mang tính chuyên môn, chủ yếu dành cho đối
tượng có cùng chuyên môn.
Xét về hình thức, tạp chí phải có 5 trang trở lên, là loại ấn phẩm nhỏ
hơn báo, đóng thành tập, có bìa, chuyển tải các loại thông tin có tính tổng
hợp, chuyên sâu, xuất bản định kỳ ở một địa điểm nhất định, thời gian dài
nhất là nửa năm, ít nhất là định kỳ một tuần một lần.
14
Tạp chí in truyền thống khác với báo in ở chỗ tính thời sự của tạp chí
thấp hơn nhưng nội dung vấn đề và sự kiện đưa ra phân tích, bình luận lại sâu
và đầy đủ hơn. Thông tin của tạp chí là thông tin có tính khái quát và không
bị lỗi thời. Tạp chí còn khác báo ở hình thức trình bày và đồ họa.
1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam
Tạp chí ra đời vào thế kỷ XVII ở Pháp có tên gọi là “Journal”. Hình
thức sơ khai của tạp chí như một dạng nhật ký, để ghi lại các phiên họp của
quốc hội, nghị viện, các biên bản của tòa án và biên bản của những cuộc họp
khác. Dần dần, theo thời gian, văn bản này phát triển thành một tờ tạp chí
hoàn chỉnh với tư cách là một loại hình báo chí.
Tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XX tại Bắc
Kỳ. Điều kiện chính trị lúc này hết sức hà khắc, thực dân Pháp đã chiếm toàn
bộ Việt Nam. Đội ngũ Tây học ở Bắc Kỳ ít hơn so với Nam Kỳ nên ảnh
hưởng của nền văn minh phương Tây ít hơn. Sự phát triển chậm về kinh tế
cũng đã gây ít nhiều hạn chế cho hoạt động báo chí lúc này. Thực dân Pháp
thấy cần thiết phải có một tờ báo bằng Tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc cai
trị của mình. Và tờ “Đông Dương tạp chí” đã ra đời, do Nguyễn Văn Vĩnh
làm chủ bút. “Đông Dương tạp chí” (1913-1918) được coi là phụ trương của
tờ “Lục tỉnh tân văn”. Lúc đó mỗi tuần ra một số vào thứ 5, gồm 16 trang. Tờ
này tiêu biểu cho dòng báo chí thực dân, tuy nhiên cũng có nhiều bài viết thể
hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. “Đông Dương tạp chí” đã có một
số cộng tác viên khác tên tuổi như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Trần Trọng
Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Duy Tốn… “Đông Dương
tạp chí” sử dụng nhiều thể loại, chuyên mục bàn về các vấn đề xã hội, kinh tế,
thiên văn, điện báo, những bài mang tính tổng luận, tổng hợp, dịch thuật… Tờ
tạp chí này đã có những đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt một
cách nhuần nhuyễn.
Tiếp đó có tờ tạp chí “Nam Phong” (1917-1934) được viết bằng tiếng bản
xứ để thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền của thực dân Pháp. Tờ này do
15
Phạm Quỳnh làm chủ bút, dưới sự kiểm duyệt của Marty – Giám đốc Phòng an
ninh và chính trị Đông Dương. Đó là mục đích của thực dân Pháp, nhưng trên
thực tế, nội dung của tạp chí không hoàn toàn phản động mà cũng tồn tại những
điểm tiến bộ. Tạp chí “Nam Phong” có một số chuyên mục như “Luận thuyết”,
“Văn Uyển”, “Thời đàm”, “Văn học”… Các bài viết được đăng tải tương đối
rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực mang tính khảo cứu, chuyên sâu, có nhiều công
trình khảo cứu đặc sắc, giá trị. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tạp chí “Nam
Phong” là cuốn bách khoa nguyệt san, đọc “Nam Phong” người ta có thể học hỏi
trong đó nền văn minh Tây phương và Đông phương.
Giai đoạn 1930-1945, loại hình tạp chí ở Việt Nam khởi sắc với hai tờ
tạp chí “Tri Ân” và “Thanh Nghị. “Tri Ân” (1941-1946) là tạp chí của nhóm
Bùi Kỳ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Xuân
Hãn, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai… chuyên khảo cứu về văn học, sử
học, nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống, ít quan tâm đến vấn đề chính
trị, xã hội đương thời. Tạp chí “Thanh Nghị” (1941-1945) tập hợp được
những cây bút chủ yếu là trí thức Tây học trẻ tuổi cấp tiến như luật sư Vũ
Đình Hòe, Vũ Văn Hiến, Phan Anh, Đinh Gia Trinh…, các nhà khoa học tự
nhiên Nguyễn Xiển, Nguyễn Xuân Yêm, Ngụy Nhu Kon Tum… Tạp chí
“Thanh Nghị” dày hơn “Tri Tân” chuyên khảo cứu những vấn đề như luật
pháp, chính trị học, và các bộ môn khoa học tự nhiên khác.
Ngoài những tạp chí nói trên, còn phải kể đến các tạp chí văn học khác
như “Tao Đàn” (1939-1940), xuất bản 2 kỳ/ tháng, chủ bút là nhà thơ Tản Đà.
Tạp chí của các đảng phái chính trị như “Công hội đỏ” (1929), “Tạp chí Đỏ”
(1930), “Búa” (1931), “Cộng sản” (1932) – tạp chí của những tù nhân nhà tù
Hỏa Lò, tạp chí “Bôn-xê-vích” (1940)… ; Các tạp chí y khoa như “Phổ biến
Y học: (1934), “Bảo mệnh Cẩm nang” (1939); các tạp chí tôn giáo như “Bồ
Đề” (1936), “Quan Âm tạp chí” (1938)… Tóm lại, dù được ai thành lập thì
tạp chí nào cũng được lợi dụng để cổ vũ tinh thần yêu lịch sử, văn hóa dân
16
tộc. Nội dung tạp chí mang tinh thần độc lập dân tộc, đó cũng là một nhu cầu
nóng bỏng của toàn dân lúc đó.
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam chuyển
sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do. Sau khi đánh thắng các
thế lực để quốc chủ nghĩa xâm lược và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế
độ áp bức, bóc lột đã bị xóa bỏ trong xã hội ta, nhân dân lao động là người
chủ thực sự. Báo chí Việt Nam bước sang thời kỳ lịch sử mới. Báo chí lúc này
là tiếng nói của một quốc gia có chủ quyền độc lập, là diễn đàn của nhân dân.
Cùng với các loại hình báo chí khác, tạp chí ở Việt Nam cũng có sự phát triển
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và đặc biệt khởi sắc trong thời kỳ đổi mới đất
nước (từ năm 1986 đến nay).
Trong vòng 10 năm từ 1986 – 1996, số lượng tạp chí đã tăng 267,2%,
cụ thể là 110 tạp chí lên 320 đầu tạp chí. Và giai đoạn 1996-2008, tuy chưa có
số liệu thống kê cụ thể nhưng con số ước đạt còn nhiều, khoảng hơn 500 đầu
tạp chí. Cùng với sự gia tăng về đầu tạp chí thì số lượng bản in tạp chí cũng
tăng lên nhanh chóng. Nhiều tạp chí tăng kỳ, tăng trang. Trước kia, thời gian
giữa 2 kỳ ra của tạp chí thường từ 2 tháng, 3 tháng, thậm chí tới 6 tháng, thì
đến nay, các tạp chí ra 1 tháng 2 kỳ, có tạp chí ra hàng tuần. Ví dụ như “Tạp
chí Cộng sản” – cơ quan lí luận và chính trị của Trung Ương Đảng Cộng sản
Việt Nam – từ chỗ ra 1 kỳ/ tháng hiện nay đã ra 2 kỳ/ tháng và có thêm
chuyên sân “Hồ sơ Sự kiện” ấn thành 2 số/ tháng. Nhìn một cách tổng quát,
hệ thống mạng lưới tạp chí thuộc các tổ chức Đảng, Nhà nước, Đoàn thể quần
chúng ở nước ta hiện nay có thể tạm phân loại như sau:
- Tạp chí Chính trị như tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Giáo dục lí luận…
- Tạp chí quân sự như các tạp chí Quân đội Nhân dân, Lịch sử quân
sự, Huấn luyện…
- Tạp chí khoa học như các tạp chí Khoa học Tự nhiên, Khoa học xã
hội, Toán học, Vật lí, Triết học, Dân tộc học, Luật học, Cơ khí, Xã hội học,
Nghiên cứu Châu Âu…
17
- Tạp chí kinh tế như các tạp chí Thống kê, Vật giá, Tài chính, Thị
trường và giá cả, Thương mại…
- Tạp chí văn hóa – xã hội, nghệ thuật, giải trí như tạp chí Văn nghệ
Quân đội, Điện ảnh Kịch trường, Sóng nhạc, Truyền hình, Đẹp, Thời trang
trẻ, Người đẹp Việt Nam, Thế giới Phụ nữ, Hạnh phúc Gia đình, Mỹ phẩm,
Tiếp thị Gia đình, Thế giới Văn hóa…
- Tạp chí khoa học kỹ thuật như tạp chí Giao thông vận tải, Cầu
đường, Kiến trúc…
- Tạp chí y tế, giáo dục như các tạp chí Y học Việt Nam, Nội khoa,
Ngoại khoa, Thuốc và sức khỏe, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Giáo
dục & Thời đại.
- Tạp chí chỉ đạo hướng dẫn quản lí nghiệp vụ, chuyên ngành như tạp
chí Thanh tra, Pháp lý, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, Kiểm sát, Bảo hiểm
xã hội…
- Tạp chí đối ngoại làm công tác tuyên truyền tới độc giả nước ngoài,
phát hành bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, như các tạp chí Femmes
Vietnam, Women of Vietnam Review
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí
Trước hết cần khẳng định rằng, tạp chí cũng như báo in ở Việt Nam
ngày nay đều là thứ vũ khí, công cụ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ
Quốc và xây dựng đất nước. Tạp chí cũng như báo chí có nhiệm vụ truyền
đạt, phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước vào quần chúng, động viên, hướng dẫn và tổ chức quần chúng thực hiện
có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đó; đấu tranh trên mặt trận
ngôn luận, chống lại mọi luận điệu, âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp
cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, phản ánh trung thực nguyện
vọng và kinh nghiệm của quần chúng.
Tạp chí còn có chức năng riêng biệt so với báo in như sau:
18
- Tạp chí chú trọng truyền bá kiến thức lý luận cần thiết cho cán bộ
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa phương, giúp họ nắm
chắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để dựa vào đó động viên,
tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện.
- Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và nâng cao
kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động và
nghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy trong khi cố gắng thực hiện các chức năng chung
của báo chí, tạp chí còn phải coi trọng chức năng xây dựng và tuyên truyền lý
luận, dự báo khoa học. Do đó, loại thông tin có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
của các loại tạp chí, đặc biệt là tạp chí nghiên cứu khoa học, chính là thông tin
lý luận, thông tin khoa học.
Vì đặc điểm và chức năng riêng biệt đó nên hiệu quả của tạp chí không
nhất thiết phải tính bằng số lượng độc giả. Sự hấp dẫn của tạp chí chủ yếu ở
lượng thông tin và giá trị khoa học của nó, chứ không phải bằng lối hành văn
hấp dẫn, bóng bẩy.
Nhiệm vụ của tạp chí còn tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ
khoa học của ngành, cơ quan, lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham
gia. Nhưng về cơ bản, không thể không chú ý tới những nhiệm vụ cốt lõi sau:
- Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng
kết thực tiễn; khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và
phương hướng của tạp chí đã xác định.
- Hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ thông tin bao gồm thông tin
khoa học trong nước, nước ngoài và những hoạt động lĩnh vực, ngành.
Cho dù thuộc lĩnh vực nào và có những nhiệm vụ cụ thể ra sao thì tờ
tạp chí cũng là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng
và công tác tổ chức, là “người chiến sĩ” trong “đội quân xung kích của Đảng
trên mặt trận tư tưởng”.
19
1.2 Một số vấn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí
1.2.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền thông tại
Việt Nam nói chung
Trong cuốn “Báo Chí Hiện Đại Nước Ngoài: Những Quy Tắc Và
Nghịch Lý” của tác giả: X.A. Mikhailốp có viết: “Trong điều kiện toàn cầu
hóa không gian thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng
thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên biệt hóa, tạo cơ hội cho
những tổ chức ấy tìm được vị trí xã hội của mình, hướng tới một tầng lớp dân
cư hoàn toàn xác định, tác động hiệu quả đến người đọc, người nghe và
người xem”. [48, tr.98]
Trên thế giới khái niệm truyền thông chuyên biệt đã được nhắc đến từ
cuối thập niên XX. Trong chuyên khảo Báo chí chuyên biệt, một loại hình
đang lớn mạnh (Une presse quy monte: la pressep spésialiseé, Paris, 1974,
của tác giả Jacques Mosseau) được Th.s Phạm Thị Lan dịch và đăng tải trên
cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2008, có định nghĩa như sau:
“báo chí chuyên biệt là những ấn phẩm hướng tới một nhóm công chúng nhất
định, có những đặc điểm, những mối quan tâm chung (cùng độ tuổi, giới tính,
có chung mối quan tâm, cùng sở thích…) hoặc xoay quanh một lĩnh vực, một
chủ đề” [24, tr.48]. Theo đó, Jacques Mosseau chia báo chí chuyên biệt thành
hai nhánh: các ấn phẩm báo chí chuyên biệt theo đối tượng, các ấn phẩm báo
chí chuyên biệt theo nội dung, chủ đề.
Tại Việt Nam, khái niệm chuyên biệt đã được dùng trong nhiều lĩnh
vực ở Việt Nam. Tuy nhiên, truyền thông chuyên biệt đã được định hình và
ngày càng phát triển ở Việt Nam với sự ra đời và phát triển của một loạt kênh
truyền hình, phát thanh, báo và tạp chí theo hướng chuyên biệt.
Từ các quan điểm về báo chí, truyền thông chuyên biệt như trên, cũng
như căn cứ vào thực tế phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện
nay, theo tác giả luận văn thì: “Tính chuyên biệt trên báo chí truyền thông nói
20
chung được hiểu là một phương thức trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập
trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống, nhằm vào một lượng đối tượng
công chúng xác định, cụ thể”.
Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, các phương tiện thông tin đại
chúng ngày càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên biệt hóa,
tạo cơ hội cho những tổ chức ấy tìm được vị trí xã hội của mình, hướng đến
một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động có hiệu quả đến người đọc,
người nghe và người xem.
Thế mạnh của quá trình chuyên biêt hóa truyền thông: Đó là nó
cho phép nâng cao hiệu quả của các bài vở của báo chí, đài phát thanh và
truyền hình, sử dụng phương tiện sẵn có với hiệu quả cao nhất. Quá trình
phân hóa giúp thiết lập ra được các ấn phẩm chuyên sâu vào một lĩnh vực,
giúp cho công chúng có thể lựa chọn dễ dàng ấn phẩm phù hợp. Trong tương
lai, việc khu biệt đối tượng và lựa chọn cho mình một lĩnh vực để kinh doanh
truyền thông là một xu hướng tất yếu.
1.2.1.1 Truyền hình
Hàng chục kênh truyền hình ra đời trong 5 năm (2005-2010). Cũng
trong 5 năm này tất cả các kênh truyền hình mới xuất hiện đều là các kênh
truyền hình chuyên biệt. Đặc biệt trong năm 2010, trung bình mỗi tháng có
một kênh truyền hình chuyên biệt ra đời. Thực tế này đã thể hiện rõ xu hướng
chuyên biệt hóa của ĐTH Việt Nam hiện nay.
Động lực trực tiếp dẫn tới sự ra đời của các kênh truyền hình chuyên
biệt đó là sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình trả tiền với sự tham gia của
các công ty, trung tâm truyền hình cáp, đài truyền hình kỹ thuật số.
Tóm lại, chuyên biệt hóa trong truyền hình cũng là cách tốt nhất để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả với khả năng “đào sâu” thông tin ,
khai thác sâu các vấn đề đáp ứng những yêu cầu thông tin cụ thể, chi tiết của
người xem. Với các đài truyền hình, trung tâm truyền hình cáp, các kênh
21
truyền hình chuyên biệt còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều thuận lợi
cho quá trình xây dựng thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như
hiện nay.
1.2.1.2 Phát thanh
Ngoài kênh VOV1, và VOV2 là kênh tổng hợp thời sự chính trị và văn
hóa xã hội thì các kênh còn lại của Đài đều là những kênh chuyên biệt phục
vụ nhóm đối tượng riêng. Đó là: VOV 3 - Kênh âm nhạc, thông tin và giải trí;
VOV 4 - Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người; VOV 5 - Kênh dành cho
cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng; VOV 6 - Kênh
dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới;
VOV-GT - Kênh thông tin giao thông.
Có thể nói, xu hướng chuyên biệt hóa cũng là xu hướng được nhà Đài
đầu tư và hướng đến.
1.2.1.3 Báo mạng
Báo mạng là loại hình báo chí mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời
gian gần đây. Xu hướng chuyên biệt hóa trên báo mạng vì thế cũng chưa thực
sự phát triển. Các trang báo mạng nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam lại là
những trang tin tức tổng hợp như VietnamNet, VnExpress, Dantri…
Các trang web chuyên biệt dành riêng cho một loại đối tượng cũng xuất
hiện rất nhiều như: Afamily.vn (Chuyên trang phụ nữ trẻ và gia đình),
Bongda.com.vn (Chuyên trang bóng đá, thể thao)… Tuy nhiên đây lại là
những trang thông tin điện tử, không phải là trang báo mạng chính thống.
Những tin tức trên trang này mặc dù rất chuyên biệt, tuy nhiên không đủ tin
tưởng và uy tín.
Chính vì vậy xu hướng chuyên biệt trên báo mạng vẫn là một xu hướng
mới, chưa phát triển như truyền hình và phát thanh.
1.2.1.4 Báo in
Mặc dù ra đời lâu nhất trong các loại hình báo chí, tuy nhiên dòng báo
in chuyên biệt vẫn xuất hiện ít hơn rất nhiều so với truyền hình và phát thanh.
22
Các tờ báo in nổi tiếng, số lượng phát hành cao lại chủ yếu là những tờ báo
mang tin tức tổng hợp như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh Niên…, còn các tờ
báo chuyên biệt mà thành công chỉ có thể kể đến trên “đầu ngón tay” như:
Bóng đá, Thể thao, Sinh viên Việt Nam…
Như vậy, so với tiềm năng phát triển của báo in thì với một số lượng
báo in chuyên biệt ít như vậy thì chưa xứng tầm. Có thể do dòng báo in phát
triển đến độ chuyên biệt hóa lại chuyển sang dòng tạp chí, chuyên san… phát
triển song song cùng cơ quan chủ quản với tờ báo in đó.
1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí
1.2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển tính chuyên biệt trên tạp chí
Theo tư liệu các cuốn “Thư tịch báo chí Việt Nam” của PGS.TS Tô
Huy Rứa, “Lược sử báo chí Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Chức, “Lịch
sử báo chí Việt Nam” của PGS.TS Vũ Quang Hưng chủ biên thì tờ “Đông
Dương tạp chí” ra số 1 ngày 15/5/1913 được coi là tờ báo quốc ngữ mang
tính chất tạp chí đầu tiên.
Qua nhiều công trình nghiên cứu về báo, tạp chí ở Việt Nam đã chỉ ra
rằng báo chí chuyên biệt Việt Nam đã xuất hiện cách đây khá lâu. Trong bài viết
Toàn cảnh báo, tạp chí dành cho nữ giới (Báo chí những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Tập V, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), tác giả Đinh Hường đã thống
kê 10 tờ báo, tạp chí dành cho phụ nữ xuất bản trước cách mạng tháng Tám ở cả
ba miền Bắc, Trung, Nam. Đó là các tờ báo như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ
thời đàm (1930-1933), Phụ nữ tân văn (1929-1934), Nữ công tạp chí (1936-
1938), Nữ lưu (1936-1938), Việt Nữ (1937), Phụ nữ (1938-1939), Nữ giới (1938-
1939), Đàn bà (1939-1944), Bạn gái (1941)…
Giai đoạn trước 1945 cũng là giai đoạn dòng tạp chí chuyên biệt về
cách mạng của TW Đảng phát triển mạnh: Tạp chí Đỏ (5/8/1930), Tạp chí
Cộng sản (1931), Tạp chí Bôn-sê-vich (6/1934)… Sau 1945, dòng tạp chí
cách mạng này tiếp tục phát triển như: Tạp chí Sinh hoạt nội bộ (1947), Tạp
23
chí Cộng sản - thay thế Tạp chí Sinh hoạt nội bộ – (7/1950), Tạp chí Học tập
(12/1955), Tạp chí Cộng sản – thay thế Tạp chí Học tập (5/1/1977)…
Cùng trong giai đoạn trước 1945, một dòng tạp chí chuyên biệt khác cũng
phát triển không kém dòng tạp chí cách mạng đó là tạp chí về tôn giáo. Năm
1933- 1934 có các tờ: Niết bàn tạp chí, thánh thể báo. Năm 1939 có Tập kỷ yếu
Hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo Nam Thanh, Pháp âm Phật học, Cao Đài
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Viên Âm nguyệt san, Phật pháp chỉ Niết Bàn…
Mặc dù các tờ tạp chí tôn giáo này đều mang tính cách thuộc địa, chịu
sự kiểm soát của chính phủ bảo hộ nhưng đây có thể coi là một trong những
tờ tạp chí tiền thân khởi đầu cho sự xuất hiện của tính chuyên biệt trên tạp chí
tại Việt Nam. Các tờ này đều có các tin bài chuyên sâu về các khái niệm trong
Phật giáo, nguồn gốc, các thủ tục hành lễ… của đạo giáo này. Bên cạnh đó,
các tờ tạp chí này còn có chức năng tuyên truyền thương hiệu cho các tổ chức
tôn giáo, là cầu nối đạo giáo với người dân.
Sau này tính chuyên biệt xuất hiện trên các tạp chí ngày càng rõ nét
hơn: Ảo thuật tạp chí (1939), Y học thường thức (1939), Kịch ảnh (1939)…
Sự ra đời của các tạp chí mang tính chuyên biệt này giúp cho tình hình tạp chí
giai đoạn 1939-1945 thêm phong phú, tiền đề cho các tạp chí mang tính
chuyên biệt cao sau này.
Các mạng tháng Tám thành công xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc thực dân tạo điều kiện cho tạp chí nói chung và dòng tạp chí chuyên biệt
nói riêng phát triển sinh sôi. Nhiều tờ tạp chí chuyên biệt ra đời như: Tạp chí
Y học cổ truyền, Tạp chí Y học dự phòng, Tạp chí Nội khoa (của Tổng hội Y
dược học Việt Nam), Tạp chí Âm nhạc (của Hội nhạc sĩ), Tạp chí các khoa
học về trái đất (của Viện khoa học Việt Nam, nay là Trung tâm khoa học tự
nhiên và công nghệ quốc gia)…
Tuy nhiên phải đến giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, báo, tạp chí
chuyên biệt Việt Nam mới trở thành một hiện tượng, tạo nên một sự thay đổi
24
lớn trong bức tranh tổng thể của các ấn phẩm định kỳ với nội dung chuyên
biệt ra đời như báo Bóng đá, báo Chứng khoán, tạp chí Ô tô – Xe máy, Mỹ
phẩm, Tóc đẹp, Sành điệu, Đàn ông, Nam châm, Thế giới phụ nữ…
Đặc biệt, cũng tương tự như quá trình chuyên biệt hóa diễn ra trong
lĩnh vực truyền hình, giai đoạn 2006-2010 ghi nhận sự bùng nổ của các báo,
tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt. Trong chưa đầy 4 năm, hơn 40 tờ báo,
tạp chí, ấn phẩm định kỳ chuyên biệt xuất hiện. Trung bình mỗi năm có
khoảng 10 tờ báo, tạp chí, ấn phẩm chuyên biệt ra đời.
Năm ra đời
Ấn phẩm
1993
Thời trang trẻ
1995
Người đẹp Việt Nam, Thế giới phụ nữ
1996
Tư vấn và Tiêu dùng
1999
Mốt Việt Nam, Đẹp
2000
Cẩm nang mua sắm
2001
Tiếp thị gia đình, Sành điệu
2003
Phụ nữ và thể thao
2006
Phong cách, Sức sống mới, Cẩm nang mua sắm Lady
2007
Hàng hiệu
2008
2!Đẹp, Mốt và cuộc sống, Her world
2009
Style, Bầu, Nữ doanh nhân
2010
Cosmopolitan (Người thành thị), Elle (phái đẹp), Thời trang F
Bảng 1.1: Các tạp chí, ấn phẩm dành cho nữ giới ra đời năm 1993 - 2010
25
Cùng với xu hướng chuyên biệt hóa trong dòng tạp chí, ấn phẩm định
kỳ chuyên biệt dành cho phái nữ; các tạp chí, ấn phẩm chuyên biệt dành cho
trẻ em cũng phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây. Năm 2000 ghi nhận sự ra
đời của tạp chí Toán tuổi thơ, tạp chí toán học đầu tiên dành cho học sinh tiểu
học. Năm 2005, báo Rùa vàng dành cho lứa tuổi mầm non ra đời. Năm 2010
được coi là năm của báo, tạp chí dành cho trẻ em với sự xuất hiện của tạp chí
Ngôi nhà thông minh (Playhouse) vào tháng 2, tạp chí Công chúa vào tháng
3, tạp chí dành riêng cho bé trai Thế giới ô tô vào tháng 6…
Như vậy, xu hướng chuyên biệt hóa của báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ
tại Việt Nam hiện nay diễn ra tương đối toàn diện trên cả hai hướng chuyên
biệt theo nội dung và theo đối tượng độc giả. Hàng trăm tờ báo, tạp chí, ấn
phẩm định kỳ chuyên biệt, hàng chục kênh truyền hình chuyên biệt, một số
kênh phát thanh chuyên biệt xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI đã
tạo nên diện mạo mới của báo chí Việt Nam. Sự xuất hiện của các sản phẩm
truyền thông chuyên biệt này không chỉ đem tới những lựa chọn đa dạng cho
công chúng truyền thông, mặt khác nó còn mở ra những hướng nghiên cứu
mới mẻ đối với những nhà nghiên cứu truyền thông.
Cùng với sự vận động, biến chuyển trong đời sống kinh tế xã hội của
đất nước, loại hình tạp chí phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng,
đáp ứng nhu cầu độc giả. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng
cao. Tạo điều kiện cho tạp chí chuyên biệt phát triển cao, đáp ứng các nhu cầu
thông thi của độc giả trên mọi lĩnh vực cuộc sống.
1.2.2.2 Các yếu tố thể hiện tính chuyên biệt hóa trên tạp chí
a. Tính chuyên biệt hóa của tạp chí thể hiện trong nội hàm khái niệm
“tạp chí”
Theo Từ điển Bách Khoa Séc, Praha – 1989 thì: “Tạp chí là loại ấn
phẩm xuất bản thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý…) bao gồm tin
tức và các bài báo về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế…
Có nhiều loại hình tạp chí khác nhau được phân biệt qua nội dung như: Tạp
26
chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, chuyên nghề, tạp chí hội họa, tạp chí
ảnh, tạp chí thời trang, tạp chí hài hước…”. [40, tr.1137]
Theo Từ điển Báo chí thực hành B.OSV ALDOVA & J.HALAD khái
niệm Tạp chí được đưa ra và phân tích cụ thể hơn như sau: “Tạp chí là một
loại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điểm nhất định, có tính thường kỳ
đều đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số. Tạp chí khác với
nhật báo ở chỗ: tính thời sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát đề tài lại cao
hơn nhật báo. Tạp chí thường hướng tới phạm vi độc giả nào đó đã được
thông tin một cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa
mãn và đang đi tìm những số liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chuyên ngành hơn.
Khác với các loại tuần báo, báo bán nguyệt san, tạp chí có số lượng. Tạp chí
còn bao hàm cả các loại tạp chí khoa học chuyên ngành và các loại lược
thông tin tấn, tạp san (bullelin) xuất bản theo quý hoặc nửa năm một quyển.
Việc phân chia loại hình tạp chí cũng có nhiều cách khác nhau như:
1. Phân loại theo lượng xuất bản
2. Phân chia theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu nhi, người
cao tuổi)
3. Theo sở thích giải trí (ô tô, mô tô, âm nhạc, thể thao…)
4. Theo giới tính (phụ nữ, nam giới)
5. Theo chuyên ngành (hóa học, toán học, y học…)
6. Theo nội dung và thành phần độc giả (tạp chí gia đình, tạp chí phổ
cập tri thức, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành…).[156, tr.1210]
Ở Việt Nam ngoài xuất bản phẩm được định danh là tạp chí còn có
nhiều dạng bằng những tên gọi khác nhau: nội san, tạp san, nguyệt san, bán
nguyệt san… và được gọi chung là tạp chí. Do tính chất, quy mô, nhiệm vụ
của tạp chí Việt Nam cho nên nó có những đặc điểm riêng khác với tạp chí ở
các nước phát triển. Tạp chí Việt Nam nặng về tính lý luận và khoa học dẫn
tới các khái niệm cũng dựa trên các yếu tố cấu thành và mục tiêu hoạt động.
Hội nhà báo Việt Nam đưa ra quan điểm: “Tạp chí trên thực tế là một tờ báo
27
viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là cơ quan lí luận học thuật khoa
học của một tổ chức, một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu,
hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi
ngành mình, địa phương mình. Định kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn
định kỳ phát hành của báo”. [9,tr.160]
Còn theo TS. Đinh Hường trong cuốn “Tổ chức và hoạt động tòa
soạn”: Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của tòa
án, chính phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lý luận, học thuật chuyên
sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành. Tính định kỳ của tạp
chí dài (tháng, quý…). Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác
phẩm lớn. Tạp chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền phổ
biến và tạp chí truyền ngành”. [8, tr.124]
Sau đổi mới, dòng tạp chí Việt Nam còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực,
phục vụ nhiều nhu cầu khác của bạn đọc. Cho nên bản thân nội hàm của tạp
chí vẫn chưa thực sự được nêu ra đầy đủ.
Tuy nhiên tất cả các khái niệm trên đều có một điểm chung đó là tạp
chí tự bản thân nó mặc nhiên được chuyên biệt hóa, có thể theo nội dung, lĩnh
vực chuyên sâu; hoặc theo đối tượng công chúng hướng đến (tuổi tác, giới
tính, thành phần xã hội…) …
Như vậy để nghiên cứu tính chuyên biệt của một ấn phẩm tạp chí tác
giả luận văn xin được tập trung nghiên cứu sâu chủ yếu về nghệ thuật tạo
thông tin chuyên biệt với tính hướng đích đáp ứng nhu cầu bạn đọc trên tạp
chí, cụ thể ở đây là trên 3 loại ấn phẩm tạp chí truyền hình (Truyền hình Việt
Nam, Truyền hình Hà Nội, và Truyền hình Kỹ thuật Số VTC).
b. Tính chuyên biệt của tạp chí thể hiện trong hình thức và nội dung
Về khổ tạp chí: Theo xu hướng hiện đại khổ các tạp chí dần càng nhỏ
đi. Tuy nhiên các tạp chí càng quan tâm chủ yếu đến tính logic của nội dung
và chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên chúng thường được thiết kế