ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN QUỐC PHONG
THÚC ĐẨY NGƢỜI DÂN KHU VỰC NÔNG THÔN MIỀN NÚI
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÒNG TRÁNH THAI
VÀ VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH SẢN
(Can thiệp tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN QUỐC PHONG
THÚC ĐẨY NGƢỜI DÂN KHU VỰC NÔNG THÔN MIỀN NÚI
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÒNG TRÁNH THAI
VÀ VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH SẢN
(Can thiệp tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS – TS Phạm Huy Dũng
Hà Nội – 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên lớp thạc sĩ Công tác xã hội, các thầy, cô
giáo khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã luôn dành cho những học viên cao học khóa 1 sự quan tâm đặc biệt và sự kỳ
vọng lớn lao về phát triển CTXH trong tương lai. Tấm lòng và sự nhiệt huyết của các
Thầy, Cô đã truyền cảm hứng cho tôi để hoàn thành chương trình học tập cũng như đề tài
luận văn này một cách tốt nhất có thể.
Tôi xin cảm ơn Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Y tế, Lãnh đạo UBND huyện Tiên
Yên, Quảng Ninh đã giúp tôi có cơ hội để làm việc và hoàn thành đề tài luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS Phạm Huy Dũng, dù rất bận rộn nhưng
đã đã luôn dành thời gian và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
này.
Trong thời gian học tập và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi hiểu đã có sự hy
sinh không nhỏ của những thành viên trong gia đình mình, vì vậy, qua đây, tôi cũng muốn
bày tỏ tình yêu thương vô hạn tới họ như một cách để thể hiện lòng biết ơn.
Nguyễn Quốc Phong
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp 7
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến đề tài 10
3. Ý nghĩa can thiệp 12
4. Mục đích can thiệp 13
5. Khách thể, vấn đề cần can thiệp 13
6. Phạm vi can thiệp 14
7. Phƣơng pháp can thiệp 14
NỘI DUNG CHÍNH 17
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 17
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp. 17
1.2. Phƣơng pháp tiếp cận trong can thiệp 19
1.3. Các khái niệm chính trong can thiệp 21
1.4. Cơ sở pháp lý của can thiệp 29
Chƣơng 2. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 30
2.1. Kế hoạch can thiệp 30
2.2. Hoạt động thực hiện can thiệp 39
2.2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế can thiệp 40
2.2.1.1. Nhận diện cộng đồng 40
2.2.1.2. Xác định nhu cầu 41
2.2.1.3. Thành lập ban điều hành tại cộng đồng 51
2.2.1.4. Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 55
2.2.1.5. Đánh giá nguồn lực và các cản trở 56
2.2.1.6. Hoạch định các hoạt động 58
2.2.2. Giai đoạn 2: Thực hiện can thiệp 63
2.2.2.2. Hoạt động tập huấn 64
2.2.2.3. Hoạt động truyền thông 69
2.2.2.4. Hoạt động tƣ vấn 74
2.2.2.5. Họp rút kinh nghiệm 78
2.2.2.6. Hoạt động theo dõi, giám sát 79
2.2.2.7. Hoạt động quản lý 82
2.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá và bàn giao các hoạt động can thiệp 83
4
2.2.3.1. Đánh giá 83
2.2.3.2. Bàn giao 93
Chƣơng 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 95
3.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng can thiệp 95
3.2. Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp ứng dụng và kiến thức thực tế 95
3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục 98
KẾT LUẬN 101
KHUYẾN NGHỊ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
Phụ lục 1: Bảng hỏi đánh giá định lƣợng 109
Phụ lục 2: Cách cho điểm các chỉ số của can thiệp đối với nhóm phụ nữ 121
Phụ lục 3: Một số kết quả đánh giá của can thiệp 123
Phụ lục 4: Một số đầu ra ghi nhận đƣợc sau can thiệp 124
Phụ lục 5: Ví dụ về kế hoạch tài chính 125
Phụ lục 6: Ví dụ bảng kiểm sử dụng trong giám sát kỹ năng tƣ vấn 126
Phụ lục 7: Ví dụ bảng kiểm sử dụng trong giám sát kỹ năng truyền thông 129
Phục lục 8: Ví dụ về sử dụng T-test để so sánh điểm số trung bình về kiến thức PTT và
VNĐSS 131
Phục lục 9: Ví dụ về sử dụng kiểm định Khi bình phƣơng để so sánh điểm số trung bình
về kiến thức PTT và VNĐSS 132
Phụ lục 10: Một số thông tin nhân khẩu học huyện Tiên Yên (2009) 133
Phụ lục 11: Các bài truyền thông về PTT và VNĐSS 134
Phụ lục 12: Bộ câu hỏi điều tra dành cho Y tế thôn 135
Phụ lục 13: Cách tính điểm các chỉ số của can thiệp đối với nhóm y tế thôn bản về PTT
và VNĐSS 141
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐH
Ban điều hành
CTXH
Công tác xã hội
NVXH
Nhân viên xã hội
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
PTT
Phòng tránh thai
SKSS
Sức khỏe sinh sản
TTGDSK
Truyền thông, giáo dục sức khỏe
UBND
Ủy ban nhân dân
VNĐSS
Viêm nhiễm đƣờng sinh sản
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kế hoạch can thiệp 34
Bảng 2: Cỡ mẫu của đánh giá nhu cầu 43
Bảng 3: Mẫu điều tra định lƣợng về kiến thức, thái độ, thực hành PTT và VNĐSS với
nhóm khách thể là phụ nữ 49
Bảng 5: Cấu trúc những thành phần tham gia BĐH tại địa phƣơng 52
Bảng 6: Ví dụ về kế hoạch hoạt động theo biểu đồ Grantt 60
Bảng 7: Các lớp tập huấn đã thực hiện 69
Bảng 8: Các loại hình truyền thông đã thực hiện cho phụ nữ 73
Bảng 9: Số ca tƣ vấn đã thực hiện trong can thiệp 76
Bảng 10: Bảng đánh giá ABCD 84
Bảng 11: Mẫu đánh giá định tính 87
Bảng 12: Quy trình thực hiện đánh giá 88
Bảng 13: So sánh kết quả điều tra định lƣợng trƣớc và sau can thiệp 90
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình phát triển cộng đồng 15
Hình 2: Mô hình thể hiện sự tham gia của cộng đồng 16
Hình 3: Mô hình lý thuyết Nhận Thức - Hành Vi 17
Hình 4: Mô hình can thiệp 18
Hình 5: Mô hình về cách tiếp cận của can thiệp 20
Hình 6: Mô hình thể hiện cơ sở hình thành can thiệp 29
Hình 7: Mô hình lập kế hoạch theo khung hợp lý 33
Hình 8: Các bƣớc PTCĐ và các hoạt động phù hợp 37
Hình 9: Quy trình thực hiện can thiệp 39
Hình 10: Biểu đồ Venn thể hiện các vấn đề sức khỏe đƣợc ngƣời dân quan tâm 46
Hình 11: Biểu đồ xƣơng cá thể hiện mối quan hệ nhân-quả 47
Hình 12: Sơ đồ hệ thống quản lý Y tế huyện Tiên Yên 51
Hình 13: Mô hình quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch 63
Hình 14: Sơ đồ hoạt động tập huấn trong can thiệp 68
Hình 15: Sơ đồ các bƣớc thay đổi hành vi 71
Hình 16: Sơ đồ các bƣớc thực hiện một buổi truyền thông nhóm nhỏ 72
Hình 17: Sơ đồ quy trình tƣ vấn 6 G và quy trình CTXH cá nhân 76
Hình 18: Mô hình thể hiện mục đích của đánh giá 86
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp
Tiên Yên là một huyện nghèo, miền núi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Bắc
của tỉnh Quảng Ninh, với 50% dân cƣ thuộc nhóm dân tộc thiểu số nhƣ Dao, Sán
Chỉ, Tày và Sán Dìu. Tổng diện tích đất của toàn huyện là 617 km
2
, trong đó 2/3 là
đồi núi, 7.628 ha là đất nông nghiệp, 10.997 ha là đất rừng, còn lại là đất sử dụng
cho các mục đích khác. Tiên Yên gồm 12 xã, một thị trấn và 120 thôn bản. Dân số
là khoảng gần 45 nghìn ngƣời, trong đó phụ nữ từ 15 – 49 là 10.695 ngƣời. Tỷ lệ
các hộ đói nghèo theo tiêu chí mới (thu nhập bình quân dƣới 400.000đ/ngƣời/tháng,
áp dụng đối với vùng nông thôn giai đọan 2011 - 2015, theo QĐ TTCP) tính chung
cả huyện là 28,6% nhƣng có sự khác biệt lớn giữa các xã, các thôn trong huyện(Phụ
lục 10). Những năm qua, cũng nhƣ nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng
dân tộc thiểu số khác trong cả nƣớc, Tiên Yên nhận đƣợc nhiều chính sách ƣu đãi
của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, chƣơng trình
135, khám và chữa bệnh miễn phí…nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bảo
đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân, tuy nhiên đời sống của một bộ phận khá đông
ngƣời dân ở Tiên Yên vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Hệ thống y tế của Tiên Yên có sự thay đổi về cơ cấu từ đầu năm 2007. Theo
nghị định số: 172 – 2005/ TTg năm 2005, Trung tâm y tế huyện đƣợc chia tách ra
thành ba đơn vị, bao gồm: Bệnh viện, Phòng y tế và Trung tâm Y Tế dự phòng. Tất
cả 13 xã và thị trấn của huyện Tiên Yên đều có Trạm y tế. Các Trạm y tế đều nằm
dƣới sự quản lý trực tiếp của Phòng y tế. Các Trạm y tế xã ở Tiên Yên thƣờng nằm
ở vị trí trung tâm địa bàn xã. Khoảng cách từ các thôn trong xã đến Trạm y tế trung
bình khoảng 3 đến 4 giờ đi bộ. Mỗi trạm có 4 -5 cán bộ y tế, cơ cấu gồm 1 đến 2 y
sỹ đa khoa, 1 đến 2 điều dƣỡng, 1 nữ hộ sinh. Cả huyện chỉ có 5 Trạm y tế xã có
bác sỹ, 6 Trạm y tế xã còn cán bộ y tế có trình độ sơ cấp. Tất cả 120 thôn bản trong
huyện đều có y tế thôn bản.
Ngoài việc triển khai các chƣơng trình trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng
trình phòng chống sốt rét, phòng chống bƣớu cổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chƣơng
8
trình phòng chống lao, vệ sinh môi trƣờng, y tế học đƣờng, khám chữa bệnh thông
thƣờng…, các Trạm y tế còn có nhiệm vụ TTGDSKcho ngƣời dân. Đội ngũ y tế
thôn bản của huyện Tiên Yên tuy đông về số lƣợng nhƣng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ nhìn chung còn thấp (10% có trình độ sơ cấp, 90% qua đào tạo ngắn hạn
hoặc chƣa đƣợc đào tạo). Công việc chủ yếu của họ là hỗ trợ Cán bộTrạm y tế xã
trong việc thông báo tới ngƣời dân các chƣơng trình y tế đƣợc triển khai tại địa
phƣơng và một số việc đơn giản khác nhƣ ghi chép sổ sách, cân, đo trẻ…
Trong những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời dân ở huyện
Tiên Yên nói chung còn rất nhiều hạn chế. Tình trạng trẻ em suy dinh dƣỡng, ô
nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh lây lan khá phổ biến. Đặc biệt, hai vấn đề cấp thiết, đe
dọa trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của phụ nữ huyện Tiên Yên là vấn đề viêm
nhiễm đƣờng sinh sản (1176 mắc/1757 khám), chiếm 66,93%, và nạo phá thai
(khoảng 700 ca/năm - Số liệu phòng Y tế huyện Tiên Yên, 2009). Theo lãnh đạo
Trung tâm y tế huyện Tiên Yên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong
đó, một số nguyên nhân chính đƣợc nêu ra gồm: địa bàn rộng, nhân lực mỏng, năng
lực của cán bộ y tế còn nhiều hạn chế, công tác phòng ngừa, truyền thông giáo dục
sức khỏe ngƣời dân chƣa đƣợc chú ý đúng mức, chƣa phát huy đƣợc vai trò và khả
năng của đội ngũ y tế thôn bản.
Trong 10 năm qua, hầu hết các chƣơng trình PTCĐ ở Tiên Yên đều là
chƣơng trình của nhà nƣớc, đƣợc triển khai theo cách tiếp cận từ trên xuống (top-
down). Các chƣơng trình này đƣợc thiết kế và tổ chức thực hiện theo quan điểm và
cách nhìn nhận vấn đề của những ngƣời làm quản lý nhà nƣớc ở tầm vĩ mô hơn là
dựa trên nhu cầu thực tế và tiềm năng sẵn có của ngƣời dân địa phƣơng trong việc
nhìn nhận, đánh giá và tự giải quyết nan đề của chính họ. Vì thiếu hụt sự nỗ lực của
ngƣời dân và cách tiếp cận vấn đề có tính áp đặt nên mặc dù có sự đầu tƣ lớn,
nguồn lực dồi dào nhƣng hiệu quả mang lại từ những chƣơng trình này, theo đánh
giá của lãnh đạo và ngƣời dân địa phƣơng, là rất hạn chế. Bởi vì, nó không đảm bảo
tính bền vững và đôi khi còn tạo ra tâm lý trông chờ, ỉ lại của ngƣời dân vào những
chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, một số chƣơng trình PTCĐ đƣợc triển
khai khá bài bản tại Tiên Yên, theo cách tiếp cận từ dƣới lên (bottom –up) với sự
9
giúp đỡ của các tổ chức bên ngoài, có thể kể đến là Dự án “Tăng cường tiếp cận
giáo dục có chất lượng cho trẻ em vùng khó khăn ở Việt Nam nhằm giảm bớt
khoảng cách và phát triển hội nhập” do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và
Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (Save Children UK) hỗ trợ. Dự án đƣợc triển khai ở các
lớp mầm non tại một số xã, trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2009, nhằm mở ra
một hƣớng tiếp cận mới trong dạy và học song ngữ (dạy tiếng Việt song song với
tiếng mẹ đẻ của học sinh) cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Dự án “Tăng cường
dinh dưỡng cho trẻ em miền núi” do Công ty TNHH Tƣ vấn Đầu tƣ Y tế (CIHP)
triển khai từ 2005 đến 2007, nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của ngƣời dân
trong việc cung cấp bữa ăn dinh dƣỡng cho trẻ em dƣới 5 tuổi. Điểm khác biệt lớn
nhất trong quan điểm về làm PTCĐ của các tổ chức nêu trên so với cách tiếp cận
trong các chƣơng trình của nhà nƣớc là các tổ chức này đã tạo điều kiện tối đa để
ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình thực hiện, từ
phát hiện vấn đề, lập kế hoạch, triển khai hoạt động cho đến giám sát đánh giá kết
quả. Bản thân cán bộ, chuyên gia của các tổ chức này không trực tiếp làm giúp
ngƣời dân mà họ chỉ đóng vai trò xúc tác và kết nối các nguồn lực để ngƣời dân địa
phƣơng có thể phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, các
tổ chức hỗ trợ không những đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt mà còn giúp nâng cao
năng lực cộng đồng trong việc phát hiện, phòng ngừa và giải quyết những nan đề
mà họ gặp phải để tạo ra những thay đổi căn bản theo chiều hƣớng tích cực từ bên
trong và mang tính bền vững.
Từ những thông tin ban đầu thu thập đƣợc nhƣ trên, ngƣời thực hiện đề tài
này đã xây dựng bản đề xuất ý tƣởng về một can thiệp theo hƣớngPTCĐ để huy
động nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, sau đó thuyết phục chính quyền địa phƣơng cấp
phép và đƣa vào thực hiện, cuối cùng là hoàn thành báo cáo đề tài đáp ứng những
yêu cầu của một luận văn Thạc sĩ CTXH theo hƣớng thực hành.
Kỳ vọng của tác giả là thông qua đề tài can thiệp này sẽ có cơ hội đƣợc áp
dụng những kiến thức, kỹ năng của CTXH đã học đƣợc vào thực tế để giúp cải thiện
đời sống của ngƣời dân huyện Tiên. Chủ đề can thiệp về nâng cao năng lực về PTT
và VNĐSS chỉ đƣợc xác định sau khi tác giả đã thực hiện hàng loạt nghiệp
10
vụchuyên môn CTXH (đƣợc mô tả chi tiết trong phần hoạt động) tại địa bàn, cùng
với sự tham gia của ngƣời dân tại cộng đồng.
Can thiệp này đƣợc sự hỗ trợ tài chính của tổ chức CORDAID – Hà Lan, do
Công ty TNHH Tƣ vấn Đầu tƣ Y tế thực hiện. Tác giả của luận văn này, ngƣời làm
việc ở vị trí cán bộ dự án, là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc viết đề xuất ý
tƣởng và trực tiếp triển khai các hoạt động của can thiệp. Ngoài ra, can thiệp này
còn có sự tham gia của hai thành viên khác, một ngƣời là lãnh đạo cơ quan, làm
việc ở vị trí quản lý dự án, giữ vai trò quản lý chung và cố vấn kỹ thuật cho can
thiệp, ngƣời còn lại là cán bộ hành chính tổng hợp, làm việc ở vị trí trợ lý, giữ vai
trò hỗ trợ các hoạt động hành chính, tài chính liên quan tới dự án.
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến đề tài
PTCĐ xuất hiện từ thập niên 40, tại một số nƣớc là thuộc địa cũ của Anh. Ở
Ghana, một ngƣời Anh đã vận động chính quyền và ngƣời dân góp công hoặc của
để làm đƣờng, trƣờng, trạm. Điều bất ngờ mà chiến dịch này mang lại là những dân
nghèo, ít học, cam chịu cuộc sống khổ cực, đã tham gia tích cực, góp công, góp của
để thực hiện những dự án để cải thiện đời sống cộng đồng. Kinh nghiệm này nhanh
chóng lan rộng, trở thành một hoạt động phổ biến ở nhiều nƣớc. Đến năm1950,
Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm PTCĐ và khuyến khích sử dụng nó nhƣ là một
công cụ để phát triển đất nƣớc.
PTCĐ xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, tại Trƣờng tiểu học Lái
Thiêu (Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng) với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO, nhằm gắn
nhà trƣờng với cộng đồng. Học sinh, bên cạnh việc học chữ, còn đƣợc học thêm kỹ
thuật trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh để phục vụ phát triển nông thôn. Thầy cô giáo
vừa có trách nhiệm dạy học vừa có nhiệm vụ giúp đỡ, hƣớng dẫn cộng đồng, và
ngƣợc lại, cộng đồng có trách nhiệm hỗ trợ phát triển nhà trƣờng. Từ lĩnh vực giáo
dục, PTCĐ đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Ngay sau đó, ở Long
An đã có Trƣờng Sƣ phạm cộng đồng, giảng dạy những kỹ năng về đời sống cho
sinh viên. Tiếp đó, PTCĐ đƣợc đƣa vào giảng dạy tại một số Trƣờng Cao đẳng và
Đại học sƣ phạm. Tuy nhiên, sốPTCĐ sinh viên theo học chuyên ngành này ít. Đầu
11
những năm 70, một số ngƣời tiên phong theo học PTCĐ ở nƣớc ngoài về nƣớc, theo
đó, bộ môn PTCĐđã đƣợc dạy tại Trƣờng Đào tạo cán bộ xã hội. Trong khoảng hơn
30 năm trở lại đây, ở Việt Nam, PTCĐ đƣợc biết đến rộng rãi hơn qua những
chƣơng trình viện trợ phát triển của nƣớc ngoài, do các tổ chức phi chính phủ trong
nƣớc và quốc tế thực hiện. Các chƣơng trình, dự án PTCĐ đƣợc triển khai rộng rãi
trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, hải đảo và những vùng khó khăn. Vấn đề can thiệp, phạm vi can
thiệp, đối tƣợng can thiệp, phƣơng pháp tiếp cận của các chƣơng trình, dự án có thể
giống hoặc khác nhau tùy theo mục tiêu, sứ mệnh, nguồn lực và tầm nhìn của mỗi
tổ chức. Tuy nhiên, những lĩnh vực can thiệp đƣợc nhiều tổ chức quan tâm trong
những năm gần đây là sinh kế cho ngƣời nghèo, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
ngƣời dân, phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu, chăm sóc giáo dục trẻ
em, HIV/AIDS…
Trong khoảng 20 năm qua, những can thiệp PTCĐ, trong lĩnh vực SKSS, do
nhà nƣớc hoặc các tổ chức phi chính phủ khởi xƣớng, đƣợc triển khai tại nhiều tỉnh,
thành phố trên cả nƣớc. Trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch
hóa gia đình đến năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Dự án
Tăng cƣờng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình cho vùng
nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, với mục tiêu: đẩy mạnh sự tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình của nhân dâncác vùng nghèo,
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc tăng cƣờng cung cấp thông tin, tƣ
vấn và cung cấp dịch vụ có chất lƣợng cao nhằm giảm nhanh mức sinh, từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng dân số ở các vùng này. Chƣơng trình này do Bộ Y tế chủ trì,
phối hợp với Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ ngành
liên quan triển khai (Quyết định số 18/2002/QĐ-TTg). Đến năm 2008, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Dự án Chăm sóc SKSS. Đây là dự án thuộc Chƣơng trình
Mục tiêu Quốc gia Phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và
HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010. Ngoài ra, lĩnh vực chăm sóc SKSS cũng nhận
đƣợc sự quan tâm của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế nhƣ: Quỹ dân số Liên
hợp quốc (UNFPA), Quỹ cứu trợ trẻ em Anh (SAVE CHILDREN UK), Quỹ dân số
12
thế giới (WPF) …,cùng với nhiều chƣơng trình, dự án khác nhau đã và đang đƣợc
triển khai. Báo cáo kết quả thực hiện của các tổ chức này, trong những năm qua, đã
cho thấy những chuyển biến tích cực trong nhận thức và thực hành của ngƣời dân
vùng can thiệp về vấn đề SKSS. Theo đó, tỉ lệ mắc bệnh và những tác động bất lợi
do tình trạng bệnh tật gây ra đã giảm đáng kể.
Mặc dù có khá nhiều chƣơng trình PTCĐ đƣợc triển khai nhƣ vậy, song việc
đảm nhiệm thực hiện các chƣơng trình này hầu hết là những ngƣời đƣợc đào tạo về
chuyên ngành Y tế công cộng, Xã hội học, Tâm lý học hoặc những ngành khác, còn
số ngƣời đƣợc đào tạo chính quy về chuyên ngành CTXH thực hiện thì rất ít. Trƣớc
thực tế này, một số tổ chức làm về PTCĐ đã chủ động mở các lớp đào tạo ngắn hạn
để trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về xây dựng, triển khai dự án cho
cho nhân viên của mình. Đến năm 2004 ngành CTXH đã chính thức có đƣợc mã
đào tạo trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo thống kê của Đại học Thăng Long, tính đến
năm 2012, đã có hơn 40 Trƣờng Đại học và Cao đẳng tham gia đào tạo ngành
CTXH tại Việt Nam. Nhờ đƣợc đào tạo bài bản mà kiến thức và kỹ năng của đội
ngũ làm CTXH nói chung và làm PTCĐ nói riêng từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa và đi
vào áp dụng hiệu quả.
Cũng giống nhƣ các huyện miền núi khác trong cả nƣớc, Tiên Yên đã triển
khai các chƣơng trình chăm sóc SKSS cho ngƣời dân từ cấp huyện tới cấp xã, theo
hệ thống của ngành y tế. Ngoài những chƣơng trình do hệ thống y tế nhà nƣớc triển
khai, cho tới thời điểm trƣớc khi can thiệp này đƣợcbắt đầu,huyện Tiên Yên chƣa
nhận đƣợc bất kỳ một sự hỗ trợ từ bên ngoài nào đối với công tác chăm sóc SKSS
cho phụ nữ. Chính vì vậy, can thiệp này đƣợc mong đợi là sẽ mang lại những tác
động quan trọng, góp phần cải thiện SKSS và đời sống của ngƣời dân huyện Tiên
Yên.
3. Ý nghĩa can thiệp
Can thiệp đóng góp quan trọng vào việc cải thiện sức khỏe cho cộng đồng
ngƣời dân huyện Tiên Yên, thông quaviệc:1) giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và
13
mắc VNĐSS của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản huyện Tiên Yên; 2) nâng cao kiến
thức, kỹ năng của cộng đồng trong việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về
SKSS.
Ngoài ra, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hành nghề CTXH
theo hƣớng PTCĐ,tại huyện Tiên Yên, cũng sẽđóng góp một phần nhỏvàophát tiển
kho tàng tri thức nghề CTXH.
4. Mục đích can thiệp
Mục đích của can thiệp là góp phần nâng cao sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Những mục tiêu cụ thể
cần đạt đƣợc sau hai năm thực hiện sự án này, đƣợc đặt ra trên cơ sở phân tích thực
trạng và những kết quả khảo sát ban đầu, là:
a) 80% cán bộ y tế đƣợc đào tạo có kiến thức và kỹ năng đúng trong truyền
thông GDSK, tƣ vấn về PTTvà VNĐSS
b) 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện có kiến thức và kỹ năng
đúng trong PTT và VNĐSS
5. Khách thể, vấn đề cần can thiệp
Trong can thiệp này, vấn đề can thiệp đƣợc xác định là nhận thức của ngƣời
dân về mang thai ngoài ý muốn và VNĐSS.
Từ vấn đề can thiệp nêu trên, NVXH và các thành viên BĐH huyện, đã xác
định đƣợc những nhóm khách thể, còn gọi là nhóm mục tiêu, hay đối tƣợng hƣởng
lợi mà can thiệp sẽ hƣớng tới, bao gồm:
a) Đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, hay còn gọi là đối tƣợng đích, là Phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản, từ 15 đến 49 tuổi.
b) Đối tƣợng hƣởng lợi gián tiếp là những cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức cộng đồng,
những ngƣời đƣợc thụ hƣởng một phần lợi ích mà can thiệp mang lại thông qua
việc tham gia vào các hoạt động hoặc có mối liên hệ với các khách thể khác của
can thiệp,ở một khía cạnh nào đó. Đối tƣợng hƣởng lợi gián tiếp của can thiệp
này là cán bộ y tế, từ cấp huyện, cấp xã, cho đếncấp thôn bản. Ngoài ra, những
14
đối tƣợng hƣởng lợi gián tiếp còn bao gồm những thành viên trong gia đình của
đối tƣợng đích.
6. Phạm vi can thiệp
Thời gian can thiệp là 2 năm, từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013.
Địa bàn can thiệp là toàn bộ 120 thôn bản, thuộc 12 xã và 1 thị trấn của huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh.Nội dung can thiệp tập trung vào việc nâng cao nhận thức
của ngƣời dân huyện Tiên Yên về các biện pháp PTT và VNĐSS, thông qua việc
nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế cấp huyện, xã và y tế thôn bản trong
truyền thông, tƣ vấn về SKSS.
7. Phƣơng pháp can thiệp
Can thiệp này sử dụng phƣơng pháp PTCĐ. Đây là một phƣơng pháp của
CTXH, đƣợc xây dựng trên cơ sở những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của
nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nhƣ: Tâm lý xã hội, Xã hội học, Chính trị
học, Nhân chủng học… Phƣơng này này đƣợc áp dụng để giải quyết một số vấn đề
khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hƣớng tới sự phát triển không ngừng về
đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, thông qua việc nâng cao năng lực,
tăng cƣờng sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời dân với nhau, giữa
ngƣời dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng
đồng. Nó đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết
các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong nhiều năm qua.
Nội dung của phƣơng pháp PTCĐ gồm có hai thành tố chính. Thứ nhất là nỗ lực
của bản thân cộng đồng và thứ hai là nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. NVXH chính là
cầu nối giữa hai thành tố này.
15
Hình 1: Mô hình phát triển cộng đồng
Nỗ lực của cộng đồng, còn gọi là nội lực, thể hiện ở việc ngƣời dân tham gia
với sự tự lực tối đa vào các hoạt động can thiệp. Sự tham gia của ngƣời dân không
phải mang tính hình thức mà là sự tham gia với một sự cam kết lâu dài, chủ động và
có vai trò ngày càng cao trong quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc
lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống
cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng các lợi ích của sự phát triển.
Sự tham gia này thể hiện rằng ngƣời dân không chỉ đƣợc coi là đối tƣợng của
các hoạt động mà là ngƣời chủ thực sự của các hoạt động đó. Mục đích của việc tạo
điều kiện cho ngƣời dân tham gia vào các hoạt động can thiệp là để:
a) Thực hiện dân chủ cơ sở.
b) Hạn chế sự thất bại của các hoạt động có thể xảy ra.
c) Tăng tính bền vững của các hoạt động.
d) Khai thác hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng.
e) Tạo cơ hội cho ngƣời dân có thể tự nâng cao năng lực.
Đối với một can thiệp theo hƣớng PTCĐ, sự tham gia của chính quyền địa
phƣơng, các hội đoàn thể, các cơ quan của nhà nƣớc tại địa phƣơng phải đƣợc xem
là một nhân tố bên trong,là một thành phần quan trọng của cộng đồng chứ không
phải là một lực lƣợng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng. Vì vậy, trong can
thiệp này, lãnh đạo UBND, các cơ quan y tế, từ cấp huyện cho đến cấp thôn
16
bản,đƣợc xác định là nhân tố bên trong, một thành phần không thể tách rời của cộng
đồng.Nguồn lực bên ngoài, còn gọi là ngoại lực, là sự hỗ trợ mang tính kỹ thuật
hoặc sự hỗ trợ về mặt tài chínhđể các nỗ lực của ngƣời dân mang lại hiệu quả cao
nhất.Trong can thiệp này, ngƣờithực hiện đề tàiđóng vai trò làNVXH, trong một số
tài liệu gọi là Tác viên cộng đồng, là cầu nối giữa nguồn lực bên ngoàivà nguồn nội
lực của cộng đồng để giúp cộng đồng phát triển. NVXH không phải là thành viên
của cộng đồngđó. Vì vậy, những nội dung đƣợc đề cập trong luận văn sẽ thể hiện
góc nhìn và quan điểm của ngƣời bên ngoài cộng đồng khi hỗ trợ cho những ngƣời
bên trong cộng đồng làm công tác phát triển.
Hình 2: Mô hình thể hiện sự tham gia của cộng đồng
Bên cạnh phƣơng pháp PTCĐ là phƣơng pháp chủ đạo đƣợc áp dụng trong
can thiệp này, NVXH cũng sử dụng một số kỹ thuật của phƣơng pháp CTXH nhóm
và CTXH cá nhân trong một số hoạt động cụ thể của can thiệp để tăng hiệu quả tác
động.
17
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp.
Mục đích của can thiệp này là nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản
cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của huyện Tiên Yên, từ đó giúp họ thay đổi hành
vi chăm sóc sức khỏe của mình. Trong hệ thống lý thuyết CTXH, lý thuyết Nhận
Thức – Hành Vi đƣợc xem là phù hợp nhất để giúp NVXH đạt đƣợc mục tiêu can
thiệp đề ra.
Hình 3: Mô hình lý thuyết Nhận Thức - Hành Vi
Lý thuyết Nhận Thức – Hành Vi còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức
(behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tƣởng hành vi hoặc là trị
liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội. Lý thuyết
Nhận Thức – Hành Vi cho rằng, chính tƣ duy quyết định phản ứng chứ không phải
do tác nhân kích thích quyết định. Nhƣ vậy, theo mô hình trên thì S không phải là
nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân
kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
Các học giả theo quan điểm Nhận Thức – Hành Vi cho rằng, sở dĩ chúng ta
có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù
hợp. Do đó, để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn đó, chúng ta cần phải thay
đổi chính những suy nghĩ không thích nghi. Hầu hết hành vi là do con ngƣời học tập
(trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tƣơng tác với thế giới bên
18
ngoài, do đó con ngƣời có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về
việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố
nhận thức. Nhƣ vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con ngƣời
không phải đƣợc tạo ra bởi môi trƣờng, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề.
Con ngƣời học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và đƣợc thực hiện bằng suy nghĩ và
quan niệm của mỗi ngƣời về những gì họ đã trải nghiệm. Nhƣ vậy, lý thuyết Nhận
thức – Hành vi đánh giá cao vai trò của chủ thể con ngƣời trong hành vi của họ
(khác với thuyết hành vi coi trọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội
coi trọng yếu tố thói quen hay học tập).
1
Trên cơ sở thuyết Nhận Thức – Hành Vi, can thiệp này đã xây dựng mô hình
can thiệp nhƣ sau:
Hình 4: Mô hình can thiệp
Theo mô hình trên, hoạt động chủ đạo của can thiệp là truyền thôngvà tƣ
vấn. Các hoạt động này tác động vào nhận thức của ngƣời dân để giúp họ có nhận
thức và thái độ đúng về vấn đề SKSS. Khi đã có nhận thức và thái độ đúng, ngƣời
dân sẽ thay đổi hành vi chăm sóc SKSS của mình, từ hành vi có hại thành hành vi
có lợi.Ngƣợc lại, những hành vi có lợi cho sức khỏeđƣợc tạo ra cũng tác động trở
lại đối với nhận thức và thái độ ngƣời dân. Điều này trở thành động lực giúp họ duy
19
trì và phát huy những nhận thức, thái độ phù hợp hơn nữa và những hành vi có lợi
cho sức khỏe đƣợc duy trì và phát triển.
1.2. Phƣơng pháp tiếp cận trong can thiệp
Trong nhiều năm qua, không ít chƣơng trình, dự ánPTCĐ, đặc biệt là các
cộng đồng nông thôn, do các cơ quanthuộc Chính phủ triển khai, mang lại kết quả
rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là
phƣơng pháp tiếp cận chƣa phù hợp. Các chƣơng trình này thƣờng sử dụng phƣơng
pháp tiếp cận từ trên xuống (top – down). Nghĩa là các chƣơng trình, dự án đó đƣợc
xây dựng theo lối áp đặt từ trên xuống. Ngƣời dân chỉ là ngƣời thụ hƣởng hoặc
tham gia một cách thụ động.
Ngƣợc lại với cách tiếp cận của các chƣơng trình, dự án PTCĐ của các cơ
quan thuộc Chính phủ là những chƣơng trình, dự án do các Tổ chức phi chính phủ
(NGO) thực hiện. Những tổ chức này thƣờng sử dụng cách tiếp cận từ dƣới lên
(Bottom – up). Nghĩa là, trong quan điểm của họ, làm PTCĐ phải xuất phát từ chính
nhu cầu của ngƣời dân và sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động can thiệp là
yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cũng nhƣ sự bền vững của can thiệp. Tuy
nhiên, những can thiệp áp dụng cách tiếp cận từ dƣới lên không phải lúc nào cũng
đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Bởi vì, kinh nghiệm thực tế cho thấy, các can
thiệp rất khó đƣợc triển khai nếu nhƣ nó không dựa trên một hệ thống quản lý và hệ
thống cung cấp dịch vụ đã có sẵn do nhà nƣớc quản lý. Đồng thời, việc thiết lập một
hệ thống quản lý mới hoặc một hệ thống cung cấp dịch vụ mới tại cộng đồng, trong
nhiều trƣờng hợp, không nhận đƣợc sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nƣớc về
lĩnh vựcđó. Ngay cả trong trƣờng hợp đề xuấtcan thiệp đƣợc chấp thuận để triển
khai thì sau khi kết thúc sự hỗ trợ, hệ thống quản lý và dịch vụ do dự án mang lại
cũng rất khó duy trì hoạt động vì không có đủ nguồn lực và kinh phí.
Cách tiếp cận của can thiệp này lồng ghép giữa cách tiếp cận từ trên xuống
và cách tiếp cận từ dƣới lên, đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nhiều quốc gia khu vực
Châu Á trong những năm gần đây[17, pg. 8].
20
Hình 5: Mô hình về cách tiếp cận của can thiệp
Trong khi, cách tiếp cận từ dƣới lênđảm bảo rằng vấn đề can thiệpđƣợc xuất
phát từ nhu cầu của ngƣời dân, tiềm năng của cộng đồng và ngƣời dân là tác nhân
chính trong giải quyết vấn đề của họ, thì cách tiếp cận từ trên xuống lại giúp đảm
bảo về tính pháp lý, tính khoa học cho can thiệp, đồng thời tận dụng và phát huy
đƣợc những nguồn lực quan trọng từ hệ thống dịch vụ đã đƣợc nhà nƣớc thiết lập.
Ngay từ ban đầu, can thiệp đã xác định rõ, hệ thống chính quyền và hệ thống
y tế địa phƣơng là các bộ phận không thể tách rời của cộng đồng. Việc tăng cƣờng
năng lực cho những cán bộ, nhân viên trong hệ thống này cũng chính là tăng
cƣờngnăng lực của cộng đồng. Khi năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong hệ
thống đƣợc nâng lên, họ tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo hơn trong việc lập kế
hoạch và thực thi nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao phó. Họ có thể thích ứng những
chính sách, chƣơng trình y tế,ở tầm vĩ mô, cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa
phƣơng và nguyện vọng của ngƣời dân.
Sự hỗ trợ của NVXH đƣợc xác định là nguồn lực bên ngoài cộng đồng, chỉ
tham gia hỗ trợ, trong thời gian nhất định,và đóng vai trò là ngƣờigiúp đỡ mà không
làm thay cộng đồng. Vai trò này sẽ giảm dần khi năng lực cộng đồng dần đƣợc cải
thiện và kết thúc khi cộng đồng đã có khả năng tự chủ.
21
1.3. Các khái niệm chính trong can thiệp
Khái niệm về nhận thức: Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là
quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con ngƣời,
nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
2
Khái niệm về thái độ:Khi nói tới định nghĩa về thái độ, từ trƣớc tới nay,
chúng ta không quên nhắc lại khái niệm thái độ đã đƣợc đƣa ra lần đầu tiên vào năm
1918 của hai nhà tâm lý học ngƣời Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki. Hai nhà tâm
lý học này cho rằng: “thái độ là định hƣớng chủ quan của cá nhân có hành động hay
không hành động khác mà đƣợc xã hội chấp nhận” . Hai ông cũng cho rằng : “thái
độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”. Nhƣ vậy, W.I.Thomas và
F.Znaniecki đã đồng nhất thái độ với định hƣớng giá trị của cá nhân. Trong can
thiệp này, tác giả sử dụng khái niệm về thái độ theo từ điển tiếng Việt. Thái độ đƣợc
định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hƣớng nào đó trƣớc
một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên
ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con ngƣời hay một sự việc nào đó”.
Khái niệm về hành vi:Theo Lê Công Minh, Khoa Giáo dục và Nâng cao sức
khỏe Viện Vệ sinh – Y tế công cộng TP.HCM,hành vi là xử sự của con nguời trong
một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định.
3
Hành vi con ngƣời hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ
thể của con ngƣời, các yếu tố này thƣờng đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
Hành vi sức khỏe là hành vi của con ngƣời có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định.Hành vi sức
khỏe bao gồm, hành vi tăng cƣờng sức khỏe (có lợi cho sức khỏe), hành vi duy trì
sức khỏe và hành vi có hại sức khỏe.
Khái niệm về phát triển: Theo quan điểm Triết học Marx – Lenin, phát triển
đƣợc hiểu là sự thay đổi đi từ thấp đến cao, theo chiều hƣớng tốt hơn, chất lƣợng
hơn. Vì vậy, phát triển luôn mang tính thời gian và so sánh.
4
Khái niệm cộng đồng: Hiện nay, khái niệm cộng đồng đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu và thực hành PTCĐ chấp nhận là cộng đồng có 2 nghĩa: 1) là nhóm dân
22
cƣ cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng những giá trị và tổ chức xã
hội cơ bản, 2) là nhóm dân cƣ có cùng những mối quan tâm cơ bản.
5
Theo cách hiểu trên, một cá nhân thuộc về một cộng đồng này nhƣng đồng
thời họ cũng có thể là một thành phần của nhiều cộng đồng khác. Ví dụ, một ngƣời
dân thôn A thuộc về cộng đồng thôn A theo nghĩa thứ nhất, cũng ở thời điểm đó,
theo nghĩa thứ hai, anh ta cũng có thể là một thành phần của một cộng đồng khác,
cộng đồng có cùng tôn giáo, nghề nghiệp, sở thích…
Theo Fichter, cộng đồng gồm 4 yếu tố:1) mối quan hệ mật thiết giữa các cá
nhân, 2) có mối liên hệ tình cảm/cảm xúc của cá nhân với những công việc của
cộng đồng, 3) có sự hiến dâng/dấn thân đối với những giá trị cao cả của cộng đồng,
4) có ý thức đoàn kết giữa những thành viên của cộng đồng.
6
Trong can thiệp này, ngƣời thực hiện luận văn có đồng quan điểm với tác giả
Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) cho rằng: cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ
cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và chịu
ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung đƣợc thiết lập thông qua tƣơng tác và
trao đổi giữa các thành viên.
7
Dựa vào đặc trƣng cộng đồng có thể phân loại cộng đồng thành hai loại, bao
gồm: cộng đồng nông thôn và cộng đồng thành thị. Trong đó, cộng đồng nông thôn
có đặc điểm là ngƣời dân cộng đồng có quan hệ dòng họ mạnh mẽ, có quan hệ trao
đổi thân thuộc hàng ngày, có sự giúp đỡ, tƣơng trợ lẫn nhau khi cần thiết, có những
giá trị chung về luật tục, ý tƣởng, mong đợi và có sự thống nhất dựa trên cơ sở
giống nhau về đặc điểm. Do có những đặc trƣng nhƣ vậy nên khi làm việc với cộng
đồng nông thôn, đòi hỏi ngƣời NVXH phải có sự am hiểu về nông thôn để đƣa ra
những phƣơng pháp tiếp cận phù hợp.
Phát triển cộng đồng: Khái niệm PTCĐ đƣợc Chính phủ Anh sử dụng đầu
tiên vào năm1940. Khi đó, PTCĐ là một chiến lƣợc phát triển nhằm vận động sức
dân trong các cộng đồng nông thôn cũng nhƣ đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực
của nhà nƣớc nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng.
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về PTCĐ. Điều đó thể hiện sự đa dạng
trong quan điểm và cách tiếp cận. Dƣới đây là một số khái niệm tiêu biểu.
23
Theo Flora et. al. (1992): “Để PTCĐ, ngƣời dân trong cộng đồng phải tin
tƣởng làm việc cùng nhau có thể tạo ra sự khác biệt và và tổ chức để giải quyết các
nhu cầu chung của họ”.
Còn theo Sanders (1958): “PTCĐ giống nhƣ một quá trình chuyển dịch từ
giai đoạn này sang một giai đoạn khác, một phƣơng pháp làm việc hƣớng tới một
mục tiêu, một chu trình của nhiều thủ tục và nhƣ một phong trào sâu rộng quấn hút
ngƣời dân trong cả cảm xúc và niềm tin”.
8
Murray G. Ross (1955): “PTCĐ là một diễn tiến, qua đó cộng đồng nhận rõ
nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của mình, biết sắp xếp các nhu cầu ƣu tiên và mục
tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, biết tìm đến tài nguyên bên
trong và ngoài cộng đồng để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái
độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng”.
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh(1995): “PTCĐ là một tiến trình làm chuyển
biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực, thông qua việc giáo dục
gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài
nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dƣỡng và củng cố tổ chức và tiến
tới tự lực phát triển”.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: “PTCĐ là những tiến trình, qua đó
những nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các
điều kiện kinh tế, văn hóa của các cộng đồng, giúp cộng đồng đóng góp và hội nhập
vào đời sống quốc gia”.
9
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhƣng nhìn chung, mục đích và mục
tiêu của PTCĐ đều giống nhau là nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân và
nhằm cung cấp cho họ những cơ hội để phát triển toàn diện các tiềm năng. Trong
luận văn này, PTCĐ đƣợc hiểu theo quan điểm của Liên hợp quốc. Nghĩa là, nó
không thể chỉ đƣợc hiểu nhƣ là sự tăng lên về thu nhập đầu ngƣời của một quốc gia,
tăng các chỉ số sản phẩm sản xuất của địa phƣơng, của vùng, hoặc tăng tiết kiệm
của cá nhân hay nhóm. Nó cũng không chỉ hàm ý sự tăng lên về tài nguyên và thêm
kỹ năng, mà còn là tạo ra những thay đổi, cải tiến tích cực. Phát triển cần giúp
những ngƣời dân thiệt thòi trƣớc đây có thể cải thiện các điều kiện sống của họ và
24
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhƣ việc làm, nhà ở, môi trƣờng an toàn. Phát triển
có nghĩa là ngƣời dân thiệt thòi trong cộng đồng có khả năng tiếp cận thông tin,
đƣợc chăm sóc về sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội. Phát triển cũng có nghĩa là
ngƣời dân trong cộng đồng có thể đạt đƣợc nhiều mặt cải thiện của đời sống, thông
qua những cố gắng của họ và đƣợc tham gia vào những quyết định có ảnh hƣởng
đến đời sống của họ. Điều này đƣợc xem nhƣ yếu tố chủ yếu để quyết định xem
PTCĐ đúng nghĩa có xảy ra hay không. Cuối cùng, phát triển tùy vào sáng kiến
khởi sự của ngƣời dân trong cộng đồng, và phát triển chỉ có thể xem nhƣ đúng
nghĩa đích thực nếu nghèo đói và thất nghiệp giảm đi, quyền con ngƣời và công
bằng xã hội đƣợc củng cố.Để một can thiệp theo hƣớngPTCĐ phù hợp với cấu trúc
quản lý và mối quan hệ đối tác với địa phƣơng, nó cần phải đảm bảo bốn yếu tố sau:
a) NVXH phải làm việc cho một tổ chức có tƣ cách pháp nhân;
b) NVXH cần có hiểu biết đầy đủ về vai trò của mình;
c) Có sự phù hợp về hình thức và chất lƣợng các mối quan hệ giữa những nhà quản
lý, NVXH và những thành viên chủ chốt trong cộng đồng;
d) Ngƣời dân địa phƣơng cần hiểu đúng vai trò của NVXH gắn với bối cảnh về
chính sách, chiến lƣợc của địa phƣơng cũng nhƣ quốc gia.[15, pg. 86-87]
Đề tài can thiệp này đã đáp ứng đƣợc đầy đủ những thành tố nêu trên. Chính vì vậy,
nó phù hợp với cấu trúc quản lý hiện hành và thiết lập đƣợc mối quan hệ đối tác
hiệu quả giữa NVXH và đối tác địa phƣơng.
Tổ chức cộng đồng: là một quá trình tham gia của cộng đồng để có đƣợc một
sức mạnh hay quyền lực nhất định. Giáo lý về tổ chức cộng đồng của Alinsky cho
rằng, quyền lực không chỉ có nghĩa là cái mà họ có mà còn là cái mà ngƣời khác
cho rằng họ có. Tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh và quyền lực và đến lƣợt nó, sức mạnh,
quyền lực này sẽ tạo ra sƣ thay đổi trong cộng đồng (Iddagoda and Dale, 1997).Tổ
chức là phƣơng tiện cơ bản cho sự tham gia. Nếu không có tổ chức, ngƣời dân
không thể tạo dựng đƣợc quyền lực và khẳng định lợi ích của họ trong xã hội. Vì
vậy, tổ chức liên quan chặt chẻ với việc trao quyền (Oakley et. al, 1991).
10
Một tổ
chức cộng đồng có thể tồn tại và hoạt động đƣợc khi mục tiêu của nó tƣơng thích
với mục tiêu của cộng đồng và đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Sự tƣơng