Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.85 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
…..….00…&…00……..
MÔN VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM
TỂU LUẬN:
BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN KHU VỰC
NAM BỘ
Sinh viên: Ngô Thị Ngân
MSSV: 0856140040
STT:
TP Hồ Chí Minh ngày 2, tháng 4, năm 2011.
1
Mục lục
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......... Error: Reference
source not found
1.Sơ lược về bàn thờ gia tiên ... Error: Reference source not found
a.Nguồn gốc xuất hiện ............ Error: Reference source not found
b.Quan niệm về bàn thờ gia tiên ........ Error: Reference source not
found
2.Sơ lược về khu vực Nam Bộ Error: Reference source not found
a.Tự nhiên và tính cách con người Nam Bộ ...... Error: Reference
source not found
b.Truyền thống Cách Mạng .... Error: Reference source not found
c.Giao lưu văn hóa mạnh mẽ ... Error: Reference source not found
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BÀN THỜ GIA
TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN KHU VỰC NAM BỘ
................................................ Error: Reference source not found
1.Quan niệm về bàn thờ gia tiên của người dân ở nông thôn
Nam Bộ ................................... Error: Reference source not found
2.Vị trí, cách trang trí, trưng bày bàn thờ gia tiên của các gia


đình dân ở nông thôn Nam Bộ Error: Reference source not found
3. Các yếu tố ảnh hưởng ........ Error: Reference source not found
2
KẾT LUẬN ............................ Error: Reference source not found
Tài liệu tham khảo ...………………………………..…………………16
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sơ lược về bàn thờ gia tiên
Ở Việt Nam vấn đề về tâm linh rất phức tạp, trong một gia đình có thể
có nhiều loại bàn thờ khác nhau như bàn thờ Thần Tài, bàn thờ vọng, bàn
thờ của các gia đình theo các tôn giáo khác như tin lành, đạo Phật,… Tuy
nhiên trong tiểu luận này chỉ đi tìm hiểu về bàn thờ gia tiên, là loại bàn thờ
được đặt trong nhà và được coi là bàn thờ chính mà hầu như gia đình người
Việt nào cũng có.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc ở các vùng miền đều có
những bản sắc văn hóa riêng. Điều đó làm cho nền văn hóa Việt Nam trở
nên đa dạng . Chính vì thế mà trong tiểu luận này chỉ xin được tìm hiểu về
những vấn đề liên quan tới bàn thờ gia tiên giới hạn trong các gia đình ở
nông thôn khu vực Nam Bộ mà chủ thể văn hóa chính đó là người Việt.
a. Nguồn gốc xuất hiện
Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng dùng để thờ tự những người đã
khuất trong gia đình. Trên thực tế trừ gia đình của trưởng tộc vừa thờ tổ họ,
tổ ngành vừa thờ tổ tiên, còn lại các gia đình người dân ở nông thôn Việt
Nam chỉ thờ ông bà trong vòng ba đời (cháu – cha – ông). Còn từ đời thứ tư,
thứ năm trở đi thì nhập chung vào ngày giỗ tổ của họ ở nhà trưởng tộc.

Người Việt có niềm tin rằng chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác còn
linh hồn vẫn luôn trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về
gặp lại ông bà, tổ tiên. Và người Việt còn tâm niệm rằng “ trần sao âm vậy” ,
người sống cần gì, sống như thế nào thì chết cũng như vậy. Bởi tin như thế
3

nên người Việt tổ chức lập bàn thờ với quan niệm đó là nơi mà vong hồn
người chết luôn ngự trị để gần gũi với con cháu, theo dõi mọi công việc
hằng ngày, giúp đỡ, phù hộ con cháu trong những trường hợp cần thiết.
Xét cho cùng thì bàn thờ gia tiên của người Việt ra đời gắn chặt với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và truyền thống về ý thức cội nguồn của dân tộc.
b. Quan niệm về bàn thờ gia tiên
Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ
để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Đó là một nét trong văn hóa tâm linh truyền
thống của dân tộc. Tùy vào mỗi gia đình nghèo khó hay giàu có bàn thờ
và các đồ thờ khác nhau. Tuy nhiên nhất thiết bàn thờ phải luôn được đặt
ở vị trí trang trọng nhất của gia đình, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi
người có thể tỏ được sự ngưỡng vọng, thành kính của mình đối với tổ
tiên.
Vì là nơi thiêng liêng nên bàn thờ phải luôn giữ được sự trong sạch,
sạch sẽ và luôn được bày trí những lễ vật cần thiết như lư hương, đèn,…
Hằng ngày bàn thờ phải được lau chùi sạch sẽ. Thậm chí còn có những
kiêng kỵ rất khắc khe như không được kê giường ngủ ở trước bàn thờ,
không được để bàn thờ hướng thẳng ra đường ( nếu trong trường hợp bắt
buộc phải có bình phong để che chắn), phụ nữ đến kì kinh nguyệt không
được qua lại bàn thờ,… Và trong bất kì hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến
mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ.
Bàn thờ của người Việt chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật và tín
ngưỡng dân gian, vì thế ở hai bên của chiếc đỉnh được bày theo cách “
Đông bình , Tây quả”, có nghĩa là bên trái của đỉnh thường chỉ đặt một
chiếc bình không (độc bình). Những người theo đạo Phật cho rằng đây
không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật trên bàn thờ mà ý nghĩa Phật triết của
nó còn cao hơn, đó chính là tượng trưng cho triết lí “tâm không” của nhà
Phật với ngụ ý nói lên cái “bản thể chân như” là cốt lõi chung của muôn
4
loài, muôn vật. Còn phía bên phải của chiếc đỉnh đồng thường để một

mâm bồng thấp đựng quả tượng trưng cho “ ngũ phúc lâm môn”.
Người Việt còn chịu ảnh hưởng của thuật phong thủy trong các vấn
đề liên quan đến đời sống hằng ngày như việc xây nhà, việc lập bàn thờ
cũng không ngoại lệ. Người Việt quan niệm rằng nếu việc thờ cúng
không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ có những ảnh hưởng không tốt
đến vận khí cũng như sự may mắn của gia chủ. Vì thế nên theo thuật
phong thủy và tâm thức tôn trọng linh hồn những người đã khuất mà
người ta đặt ra những điều đại kỵ khi lập bàn thờ như:
+ Không đặt bàn thờ sát nhà tắm vì họ quan niệm rằng tắm rửa là việc
trút bỏ những thứ ô uế, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không
khí tôn nghiêm.
+ Không đặt bàn thờ về hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam vì họ quan
niệm rằng đây là hướng của ngũ quỷ.
+ Không đặt bàn thờ ở hướng Đông hoặc Đông Nam mà nhìn về hướng
Tây .
+ Không đặt bàn thờ trên nóc tủ
+ Không lấy gỗ, đá đã qua sử dụng làm bàn thờ
+ Bàn thờ Phật có thế để chung nhưng không nên để bát hương sát vào
nhau
+ Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một
gian phòng.
+ Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ
Bàn thờ tổ tiên của người Việt phần lớn hướng về phía Nam với
hàm ý con cháu luôn tôn vinh tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần
“ thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày”.
Với quan niệm bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi linh hồn của ông bà
tổ tiên cư ngụ nên trước mỗi biến cố xảy hay những dịp gia đình có việc
quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, lập được công danh, có
5
người đau ốm, làm việc lớn,..gia chủ đều khấn vái trước bàn thờ, trước

hết là để trình bày sự kiện sau là để xin sự phù hộ của ông bà.
Bàn thờ của mooic gia đình không thể thiếu bát hương, vì họ quan
niệm vieech thắp hương tỏa ra khói sẽ là chiếc cầu trung gian để kết nối
giữa cuộc sống trần tục với linh hồn những người đã khuất ở cõi âm.
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng được thắp theo số lẻ 1, 3, 5,7,
…mà tránh thắp theo số chẵn vì họ cho rằng số lẽ là âm sẽ phù hợp với
cõi âm. Thắp hương cũng đòi hỏi phải có cách thức phù hợp, hương thắp
phải thật thẳng,tránh để nghiêng, tránh để hương tắt,…
2. Sơ lược về khu vực Nam Bộ
a. Tự nhiên và tính cách con người Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ ngày nay đã từng tồn tại một cơ tầng văn
hóa cổ một thời khá huy hoàng nhưng rồi đã bị sụp đổ và hầu như tàn
lụi hết. Mãi cho đến thế kỉ thứ 17 những lưu dân từ miền Bắc và miền
Trung (chủ yếu là vùng Thuận Quảng) đến khai phá để tìm đất sống
mới tạo ra được những thành quả như ngày hôm nay.
Trước khi những lưu dân đến khai phá thì vào cuối thế kỉ 16
Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu, hiểm trở nhưng cũng rất
màu mỡ, giàu tài nguyên, môi trường thoáng mở, tự do và khoáng
đãng.
Là vùng đất “mới” đầy hoang sơ, hiểm trở với nguồn gốc thành
phần cư dân đa dạng, phức tạp, dễ đến, dễ đi. Như vậy nên tính cách
con người Nam Bộ cũng trở nên rất đặc trưng với tính trọng nghĩa
khinh tài, bao dung, cởi mở, dễ chấp nhận cho nhau. Vì họ biết rằng
giữa không gian đầy rẫy nguy hiểm này mà một mình thì khó thoát
khỏi cái chết, thế nên họ phải dựa vào nhau, giúp đỡ nhau mà sống .
Là những lưu dân đi tìm sự sống tròn muôn vàn cái chết, vốn là
những người bị lưu đày, khốn cùng nên khi đến với mảnh đất này một
6

×