Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội dưới góc nhìn Công tác xã hội” (Khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã Hải Bối, huyện Đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 150 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



LÊ THỊ THU NGÂN


ĐỀ TÀI:
ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG - HÀ NỘI
DƢỚI GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Khảo sát tại các nhà trọ trên địa bàn xã Hải Bối
huyện Đông Anh, Hà Nội)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI


Hà Nội, 2014



2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



LÊ THỊ THU NGÂN



ĐỀ TÀI: ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG – HÀ NỘI
DƢỚI GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Khảo sát tại các nhà trọ trên địa bàn xã Hải Bối
huyện Đông Anh, Hà Nội)

Chuyên nghành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà


Hà Nội, 2014

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 18
6. Phạm vi nghiên cứu 18
7. Câu hỏi nghiên cứu 19
8. Giả thuyết nghiên cứu 19
9. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
10. Cấu trúc của luận văn 24
NỘI DUNG CHÍNH 26
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 26
1.1. Các khái niệm công cụ 26
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 28
1.2.1. Tháp nhu cầu của Maslow 28
1.2.2. Thuyết hệ thống và sinh thái 30
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG – HÀ NỘI 35
2.1. Đặc trƣng nhân khẩu xã hội của nữ công nhân nhập cƣ 36
2.1.1. Trình độ học vấn 36
2.1.2. Nghề nghiệp trƣớc khi đến khu công nghiệp 38
2.1.3. Quê quán 40
2.1.4. Tình trạng hôn nhân 42
2.1.5. Độ tuổi 45
2.2. Đánh giá cụ thể các khía cạnh đời sống 47
2.2.1. Thu nhập 47

2.2.2. Các khoản chi tiêu 50

4

2.2.3. Nhà ở 52
2.2.4. Chế độ dinh dƣỡng 56
2.2.5. Tài sản 59
2.2.6. Thời gian tham gia các hoạt động giải trí 61
2.3. Đánh giá về sức khỏe và khám chữa bệnh 64
2.3.1. Những bệnh thƣờng gặp 64
2.3.2. Lý do mắc bệnh 66
2.3.3. Cách chữa trị 68
2.4. Mức độ hài lòng với cuộc sống 69
2.4.1. Đánh giá mức sống hiện tại so với trƣớc kia 69
2.4.2. Mong đợi trong công việc và dự định tƣơng lai 71
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC CUNG
CẤP KIẾN THỨC PHÒNG TRÁNH THAI VÀ NẠO HÚT THAI AN TOÀN CHO
NHÓM NỮ CÔNG NHÂN 75
3.1. Mục đích can thiệp 76
3.2. Thành lập nhóm can thiệp và thống nhất kế hoạch can thiệp 76
3.3. Các hoạt động can thiệp 78
3.3.1. Đánh giá kiến thức ban đầu về phòng tránh thai, nạo hút thai an toàn và thống
nhất các hoạt động can thiệp 78
3.3.2. Cung cấp kiến thức về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn qua tờ rơi và
trang web của tổ chức MSI (Marie stopes international) tại Việt Nam 86
3.3.3. Cung cấp kiến thức qua việc thực hành trên các dụng cụ và đoạn Video 93
3.3.4. Thực hành giải quyết tình huống và cung cấp địa chỉ tin cậy 98
3.4. Lƣợng giá và kết thúc can thiệp 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
1. Kết luận 109

2. Khuyến nghị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116


5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Trình độ học vấn
Bảng 2.2: Nghề nghiệp trƣớc khi đi làm
Bảng 2.3: Quê quán
Bảng 2.4: Tình Trạng hôn nhân
Bảng 2.5: Phân bố độ tuổi của nữ công nhân
Bảng 2.6: Mức lƣơng
Bảng 2.7: Tiền trọ một ngƣời
Bảng 2.8: Các khoản chi tiêu
Bảng 2.9: Số lƣợng công nhân trong một phòng
Bảng 2.10: Diện tích phòng trọ
Bảng 2.11: Các vật dụng sở hữu
Bảng 2.12: Các loại hình giải trí
Bảng 2.13: Những bệnh thƣờng gặp
Bảng 2.14: Lý do mắc bệnh
Bảng 2.15: Cách chữa bệnh
Bảng 2.16: Mức sống
Bảng 2.17: So sánh cuộc sống hiện tại với trƣớc đó
Bảng 2.18: Nguyện vọng









6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, Việt Nam
đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng tự hào và đang ngày càng tiến nhanh trên con
đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trên
mọi mặt xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, chúng ta đã đạt đƣợc rất
nhiều thành tựu, vƣơn mình ra hội nhập với toàn cầu. Vào ngày 07 tháng 11 năm
2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại
thế giới WTO. Sự kiện này đã khẳng định một vị thế mới của Việt Nam trên bình
diện quốc tế, mở ra một cơ hội lớn cho toàn dân tộc gia nhập vào nền kinh tế
toàn cầu với không ít những thách thức. Mục tiêu của chúng ta là cho đến năm
2020 Việt nam trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển, có thể sánh vai với
các nƣớc phát triển trên toàn thế giới.
Quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời đƣợc cải thiện rõ
rệt. Sự xuất hiện của các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng,
Hải phòng, Bình Dƣơng với các khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng đã góp phần
không nhỏ trong việc làm “thay da đổi thịt” đất nƣớc. Khi nói đến các khu đô thị có
những bƣớc tiến đột phá, ngƣời ta không thể quên kể đến Hà Nội, với hàng loạt các
khu công nghiệp lớn nhỏ, điển hình nhƣ khu công nghiệp nghiệp Bắc Thăng Long,
là một trong hai khu công nghiệp lớn nhất Hà Nội.
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc

Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế
thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam.
Hà Nội là thủ đô của đất nƣớc, là thành phố có nền kinh tế phát triển đứng thứ
hai trên cả nƣớc sau thành phố Hồ Chí Minh với hàng loạt các khu công nghiệp lớn

7

với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Quang Minh, Bắc Thăng Long, Thạch Thất – Quốc
Oai… Trong thời gian qua Hà Nội luôn là thành phố thu hút nhiều dân nhập cƣ từ
các địa phƣơng khác. Kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009 của Tổng cục thống
kê dân số của Thành phố Hà nội đạt mốc 6.448.837 ngƣời. Đặc biệt trong vòng 4
năm (2008-2011) dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn ngƣời, trong đó tăng dân số
cơ học lên tới 5 vạn ngƣời/năm, chủ yếu thuộc các đối tƣợng trong độ tuổi lao
ộng.Vài ba năm gần đây, số ngƣời nhập cƣ ở Việt Nam ƣớc tính tăng 25-50% và sẽ
tăng đáng kể sau khi nƣớc ta gia nhập WTO [35, tr.5]
Ngân hàng thế giới dự tính: tình trạng nghèo khổ ở đô thị Việt Nam sẽ tập
trung chủ yếu ở nhóm ngƣời nhập cƣ và trong vòng hai thập kỷ tới, mỗi năm sẽ có
khoảng 1 triệu ngƣời rời nông thôn ra thành phố. Đây cũng là những nhận định
trong báo cáo nghiên cứu về ngƣời lao động nhập cƣ ở Việt Nam do Actionaid thực
hiện, công bố trong Ngày gặp mặt tổng kết tháng đoàn kết vì ngƣời nghèo
(4/12/2005) tổ chức tại Hải Phòng.
Kết quả phỏng vấn công nhân từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ra Hà Nội tìm
việc cho thấy: khi lựa chọn doanh nghiệp vào làm việc, 45% lao động thiếu thông
tin về tiền lƣơng, 40% thiếu thông tin về yêu cầu kỹ năng tay nghề; 55% chƣa hề
đƣợc đào tạo nghề, 36% đƣợc đào tạo nghề may và 8% đƣợc đào tạo các nghề khác;
62% ngƣời ra thành phố làm việc là do gia đình cần tiền, 72% muốn kiếm đƣợc
nhiều tiền hơn ở nhà [35, tr.5]
Với hành trang, trình độ học vấn cũng nhƣ kỹ năng tay nghề hạn chế nhƣ vậy,

họ rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống nơi đô thị. Trong số
737.500 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, 70% là
ngƣời lao động nhập cƣ và 60% là phụ nữ [35, tr.5].
Đề tài này muốn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng đời sống của nữ công
nhân nhập cƣ tại khu Công nghiệp Bắc Thăng Long – Thuộc khu vực thành Phố Hà
Nội là một trong hai khu công nghiệp lớn nhất thành phố, để nhìn thấy đƣợc những
khó khăn mà các chị gặp phải trong cuộc sống và điều gì khiến cuộc sống của họ bị
“cản trở”. Dựa trên những thực trạng đời sống tôi sẽ gợi ý để xây dựng mô hình câu
lạc bộ giáo dục kỹ năng sống cho các nữ công nhân nhập cƣ.

8

Nếu ai đã bắt gặp hình ảnh của những chị công nhân nhập cƣ giờ tan ca thì
không thể quên đƣợc dáng vẻ mệt mỏi thể hiện trên từng khuôn mặt, qua những
bƣớc chân tƣởng chừng nhƣ không nhấc lên đƣợc của họ. Những ngày làm việc
căng thẳng và biết bao lo toan vất vả đã làm cho bộ dạng bên ngoài của các chị trở
nên tiều tụy và xơ xác.
Bản thân là một ngƣời nhập cƣ sống xa nhà, tự lập trong cuộc sống và có cơ
hội chứng kiến hiện thực cuộc sống của các nữ công nhân nhập cƣ nên tôi hiểu
đƣợc phần nào những vất vả cuộc sống mà các chị đang trải qua. Đó cũng là động
lực thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này để có cái nhìn thấu đáo về “Đời Sống của Nữ
Công Nhân Nhập Cƣ tại Khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội dƣới góc
nhìn Công tác xã hội (Khảo sát tại các nhà trọ trên địa bàn xã Hải Bối – Huyện
Đông Anh)”. Mong rằng đề tài sẽ đƣa ra đƣợc một bức tranh chi tiết về cuộc sống
của các nữ công nhân nhập cƣ cũng nhƣ những khó khăn và mong muốn của họ
trong cuộc sống, để từ đó thấy đƣợc họ đang cần gì, thiếu gì cho một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay đã có khá nhiều các nghiên cứu về công nhân lao động tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả nƣớc, trong những nghiên cứu đó

cũng có không ít các nghiên cứu về nữ công nhân nhập cƣ. Đây là vấn đề chiếm
đƣợc sự quan tâm từ nhiều các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau: Kinh tế, xã hội, văn
hóa, tâm lý,…Với mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có những cách thức đánh giá, hƣớng
nghiên cứu khác nhau. Nhƣng các nghiên cứu đó đều hƣớng tới việc đi sâu tìm hiểu
về những khó khăn của công nhân gặp phải trong cuộc sống, trong công việc từ đó
có những giải pháp để hỗ trợ cho quá trình sống và làm việc của họ.
- Các nghiên cứu, bài báo, tạp chí
Kim Anh, Nguyễn Tập và Quốc Linh (2004), “Chuyện dài nhiều tập của
công nhân nhập cƣ” . Nhóm tác giả đã nói lên đƣợc thực trạng đời sống của công
nhân nhập cƣ mà đáng chú ý hơn cả là nữ công nhân. Các nữ công nhân đều gặp các
vấn đề từ nhà trọ đến ăn uống hàng ngày, thu nhập, tình cảm, sức khỏe…Họ phải
sống trong các khu nhà trọ ẩm thấp, dột nát, chật hẹp, ăn uống thì tằn tiện vì đồng

9

lƣơng quá ít ỏi. Tình trạng sống thử xảy ra đầy rẫy, không nhận đƣợc sự quan tầm
về mặt sức khỏe từ phía công ty nên nữ công nhân dễ mắc các bệnh: Đau bao tử,
viêm xoang, viêm phụ khoa…
Phan Thị Mai Hƣơng Viện Tâm lý học làm chủ nhiệm (2011), “Báo cáo kết
quả nghiên cứu về công nhân”. Đề tài đã thực hiện khảo sát với những công nhân
trên cả ba miền đất nƣớc về vấn đề kinh tế - xã hội. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
ngƣời công nhân có sự quan tâm đối với các vấn đề lớn của đất nƣớc nhƣng nhận
thức còn chƣa thực sự đầy đủ, còn có những hạn chế. Các thông tin về những vấn đề
lớn, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm đƣợc ngƣời công nhân tiếp nhận chủ yếu qua các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ truyền hình, đài, báo chí. Thậm chí ngay cả
việc tiếp thu thông tin qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cũng không phải
là nhiều, do phần lớn thời gian ngƣời công nhân đành để làm việc, làm tăng ca , do
ngƣời công nhân còn đang phải lo cho cuộc sống hàng ngày, lo kiếm sống. Vì vậy,
thông tin thu đƣợc cũng không phải là nhiều. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của
ngƣời công nhân nói chung chƣa cao nên điều này cũng có ảnh hƣởng đến nhận

thức của họ.
Lê Trọng và Nguyễn Minh Ngọc (2001), “Lao động nữ ra thành phố cƣ trú tự do
tìm việc làm: thực trạng và giải pháp” . Tác giả đã đƣa ra các nguyên nhân của vấn đề
lao động nữ ra thành phố cƣ trú tự do, bên cạnh nguyên nhân là do kinh tế khó khăn thì
còn bao gồm cả nguyên nhân về tinh thần. Trong bài viết, tác giả cũng nói tới những
khó khăn mà nữ công nhân phải đối mặt trong quá trình di cƣ đi tìm việc làm.
PTS. Nguyễn Văn Tài và CTV, “Di dân tự do nông thôn – thành thị ở Thành
phố Hồ Chí Minh”, NXB Nông nghiệp, 1998. Tác giả đã giúp ngƣời đọc có một cái
nhìn tổng quát về vấn đề di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tại Thành phố Hồ
Chí Minh, những tích cực và tiêu cực của việc di dân tự do đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra những biện pháp vừa mang tính chất
dài hạn và ngắn hạn đối với hiện tƣợng di dân tự do.
Hà Thị Phƣơng Tiến và Hà Quang Ngọc, “Lao động nữ di cƣ tự do nông thôn
– thành thị”, NXB Phụ nữ, 2000. Công trình này đã cung cấp cho chúng ta biết
đƣợc thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cƣ tự do từ nông thôn ra thành phố,

10

vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của họ tại thành phố Họ gặp nhiều vấn đề
khó khăn, trở ngại trong cuộc sống nhƣ sự bất cập giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa
năng lực và yêu cầu, giữa đóng góp và hƣởng thụ. Theo tác giả cần phải giải quyết
những vấn đề trên bằng những chính sách cụ thể giúp cho cuộc sống của lao động
nữ đƣợc cải thiện, đƣợc bình đẳng và hƣởng các quyền lợi công dân nhằm nâng cao
khả năng đóng góp và vị thế xã hội của họ.
Tổ chức di cƣ Quốc tế (International Organization for Migration) kết hợp với
Trung tâm thúc đẩy chất lƣợng cuộc sống một tổ chức phi chính phủ địa phƣơng
“Nghiên cứu về Bạo lực Giới đối với các Phụ nữ di cƣ là Công nhân nhà máy”.
Nghiên cứu này thực hiện tại các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các
khu vực xung quanh, thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2006 đến tháng 6/2007. Mục
tiêu của nghiên cứu này là nhằm cải thiện hiểu biết về tình trạng bạo lực đối với nữ

công nhân di cƣ ở Việt Nam và cung cấp thông tin chính xác về nhận thức, trải
nghiệm và phản ứng của phụ nữ di cƣ đối với bạo lực giới mà có thể đƣợc sử dụng
để hỗ trợ các nỗ lực vận động thông qua xây dựng chính sách và chƣơng trình.
Sáng ngày 3/12/2013, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt
Nam va
̀

̉
chƣ
́
c Action Aid t ổ chức hội thảo công bố kết quả Đề tài nghiên cứu
“Thực trạng mức sống của lao động nữ nhập cƣ tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất (KCN - KCX) hiện nay”. Báo cáo công bố kết quả Đề tài nghiên cứu cho thấy:
Việt Nam có 15 triệu công nhân, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; gần 2 triệu công nhân, lao động làm việc tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất, trong đó gần 70% là lao động nữ. Sự gia tăng nhanh chóng số
lƣợng công nhân lao động nhập cƣ đã tạo áp lực lớn và những hệ lụy trong đời sống
văn hóa - xã hội ở các địa bàn dân cƣ. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những hạn chế
trong thu nhập của đa số công nhân, trong đó có nữ công nhân nhập cƣ. Họ đã bị
doanh nghiệp chèn ép, sẵn sàng cắt tiền lƣơng khi doanh nghiệp khó khăn và thông
thƣờng chỉ trả lƣơng bằng mức lƣơng tối thiểu. Đứng trƣớc những khó khăn đó nữ
công nhân đã phải đi kiếm các công việc làm thêm khác để tăng thêm thu nhập và
cải thiện cuộc sống.

11

Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực và Actionaid, “Tác động của
khủng hoảng kinh tế tới đời sống, việc làm của công nhân nữ nhập cƣ và nguy cơ
buôn bán ngƣời” . Nghiên cứu này đƣợc thực hiện từ ngày 05/7/2009 tại một số địa
điểm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đến ngày 08/9/2009 nghiên cứu

đƣợc công bố tại Hà Nội trong Hội thảo do trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân
lực và Actionaid phối hợp tổ chức. Qua nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có 28% nữ
công nhân nhập cƣ có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và 36% số nữ
công nhân nhập cƣ chuyển chỗ làm từ 1 đến 5 lần trong 5 năm qua. Họ phải làm
việc với cƣờng độ cao nhƣng đồng lƣơng lại không tƣơng xứng với sức lao động họ
bỏ ra. Họ đƣợc xem là đối tƣợng chịu sự tác động lớn của khủng hoảng kinh tế nên
vấn đề mất việc, thiếu việc, không tìm đƣợc việc làm, dẫn tới nguy cơ là nạn nhận
của tệ nạn mua bán ngƣời là điều khó tránh khỏi. Từ đó nghiên cứu cũng đƣa ra một
số đề xuất cho việc triển khai mô hình hỗ trợ cho nữ công nhân khi đang làm việc
lẫn khi về quê.
Nghiên cứu trên của Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và
ActionAid Việt Nam “Tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế đối với công
nhân nữ nhập cƣ và những nguy cơ về mua bán ngƣời”. Nghiên cứu cho thấy lao
động nữ đã và đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nhiều công nhân nữ không biết “mặt mũi” hợp đồng lao động , nên khi có khủng
hoảng kinh tế xảy ra, doanh nghiệp sãn sàng cắt giảm lao động và nghiễm nhiên họ
sẽ mất việc làm. Đứng trƣớc vấn đề mất việc buộc họ phải đi tìm những công việc
khác có thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, ít ngƣời lựa chọn về quê.
Chính vì vậy, việc chấp nhận một công việc nhiều rủi ro, bất chấp hậu quả là điều
dễ xảy ra, nhiều chị em dễ bị lợi dụng, dụ dỗ, lừa gạt vào con đƣờng mại dâm, lấy
chồng nƣớc ngoài.
Báo Hà Nội Mới ra ngày 01/5/2013 có bài viết về “Đời sống văn hoá ở các
KCN: Gần nhƣ bị lãng quên!”. Trong bài viết này cũng đã đề cập sơ qua một vài nét
về nới ăn chốn ở của các công nhân lao động, tuy nhiên nhấn mạnh đến vấn đề văn
hóa, giải trí của công nhân tại đây. Họ gọi là “Phòng trọ ba không”, không ti vi,
không sách báo và không internet. Thời gian chủ yếu của họ là làm việc tại các công

12

ty, khu chế xuất, họ có thể tan ca là họ lại trở về phòng trọ, họ luôn trong tình trạng

“đói văn hóa” triền mien. Bài viết cũng đã chỉ ra rằng do áp lực về kiếm sống nên
họ đã lãng quên những thứ xa xỉ nhƣ “văn hóa”, đây là bài toán đặt ra cho các cấp
các ngành, chính sách nhà nƣớc.
Báo Nhân dân với bài viết “Ngƣời lao động chật vật với mức lƣơng tối thiểu”.
Trong bài viết tác giải đã nêu đƣợc vấn đề thu nhập thực tế của phần lớn ngƣời lao
động (NLÐ) trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) hiện nay còn ở
mức thấp, hầu nhƣ chỉ đủ trang trải cho cuộc sống cá nhân, ít có tích lũy. Ðối với
NLÐ nhập cƣ nói chung và các lao động nữ (LÐN) nhập cƣ đã có gia đình nói
riêng, cuộc sống đang gặp không ít khó khăn do mọi chi phí đều trông vào khoản
lƣơng ít ỏi. Bên cạnh đó tác giải còn đề cập đến vấn đề ngƣời lao động cần doanh
nghiệp xây dựng nhà gửi trẻ để họ an tầm làm việc.
“ Cực lắm đời công nhân”, www.tuoitre.com. Bài viết đã cho chúng ta biết nỗi
cực nhọc của công nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phƣớc. Họ phải tăng ca rất nhiều,
thậm chí là làm thâu đêm, nhƣng mức lƣơng mà họ nhận đƣợc chỉ từ 1.200.000
đồng đến 1.600.000 đồng. Với mức lƣơng đó, cuộc sống của công nhân hết sức chật
vật trong điều kiện giá cả ngày một tăng cao. Thêm vào đó, họ còn bị đối xử rất tệ,
cụ thể phải làm việc dƣới cơn nắng.
“Ăn ở, nghe xem đều thiếu thốn”, www.giaoduc.edu.vn, 10/01/2007. Bài viết
phản ánh cuộc sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Tân
Bình, Tân Tạo hết sức khó khăn và thiếu thốn. Họ phải sông trong những khu nhà
trọ chật chội và không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới vấn đề
nhà ở do doanh nghiệp xây dựng rất ít.
“Đời sống công nhân trƣớc cơn bão giá”, www.quangngai.gov.vn. 21/3/2008.
Bài viết đã cho chúng ta biết cuộc sống vô cùng chật vật của công nhân tại các KCN
Quảng Phong, Tịnh Phong, KCN Phổ Phong tại tỉnh Quảng Ngãi trong “cơn bão”
giá vừa qua. Thức ăn của họ chẳng có gì khác ngoài mấy miếng đậu khuôn, cá kho
mặn và rau muống xào bởi tiền lƣơng quá thấp nên họ chẳng có tiền mà chăm lo
cho sức khoẻ. Tìm cách cải thiện cuộc sống vật chất của công nhân đang là một vấn
đề đáng quam tâm tại tỉnh.


13

“Bức xúc đời sống công nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam. 25/10/2007. Bài
viết đã phản ánh điều kiện làm việc, điều kiện sống của công nhân tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội chƣa đựợc đảm bảo. Việc vi phạm Luật lao động
vẫn còn tồn tại trong ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động.
- Các nghiên cứu độc lập
Luận văn tốt nghiệp của Sinh viên Trần Thị Hồng Châu (Khóa 1996 -2000),
Khoa Phụ nữ học, Trƣờng Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, “Tìm hiểu
đời sống nữ công nhân nhập cƣ tại công ty may Việt Tiến”. Nghiên cứu đã nêu ra
thực trạng của nhóm nữ công nhân tại công ty may Việt Tiến về các vấn đề nhƣ: điều
kiện dự tuyển, quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với công ty, những khó khăn về thời
gian lao động, sức khỏe, mối quan hệ, nơi ở. Nghiên cứu nhấn mạnh đến những khó
khăn trong quá trình làm việc mà công nhân tại công ty đang gặp phải, đó là, điều
kiện làm việc không thoải mái, họ luôn ở trong tình trạng căng thẳng, bị stress.
Nguyễn Thị Chiến, “Nghiên cứu đời sống văn hóa của công nhân các khu
công nghiệp vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”. Nghiên cứu
này đƣợc bắt đầu vào tháng 01/2009, kết thúc vào tháng 12/2010, với việc khảo sát
đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của công nhân các KCN trong đó bao gồm:
đời sống văn hóa vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân.Trên cơ sở
những nhận định về nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến đời sống
văn hóa của công nhân, đề tài đề xuất các giải pháp và kiến nghị về nâng cao đời
sống văn hóa cho công nhân các KCN ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Bùi Thị Thanh Hà, Viện xã hội học, “Đời sống và việc làm của công nhân
xuất thân từ nông thôn” thực hiện từ tháng 10/2008. Nghiên cứu này đã đề cập đến
những khó khăn trong công việc cũng nhƣ trong việc tìm kiếm bạn đời của các công
nhân nhập cƣ. Họ có thể thích nghi đƣợc với cuộc sống nhƣng vấn đề tìm đƣợc bạn
đời là điều khó khăn đối với họ, do điều kiện kinh tế chƣa ổn định, tính chất công
việc và các mối quan hệ giáo lƣu hạn chế. Vì vậy nhiều các công nhân đã chọn con
đƣờng trở về quê để tìm việc khác và lập gia đình. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã

nêu ra đƣợc những kiến nghị đến các cấp nhƣ: Điều chỉnh tăng lƣơng, thiết kế các
khu nhà ở cho công nhân,…

14

Tiểu luận tốt nghiệp của Sinh viên Vũ Thị Khƣơng (Khóa 1992 -1996), Khoa
Phụ nữ học, Đại học Mở bán công Thành Phố Hồ Chí Minh, “ Việc thực hiện luật
Lao động đối với nữ công nhân ở một vài doanh nghiệp nhà nƣớc tại Thành Phố Hồ
Chí Minh”. Đề tài tiểu luận đã nghiên cứu việc thực hiện luật lao động tại hai doanh
nghiệp dệt may. Tiểu luận đã nêu ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong việc
thực hiện những chính sách lao động cho phụ nữ.
Nguyễn Huyền Lê, Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong bài viết “Rủi ro
của lao động di cƣ và một số kiến nghị”, đã chỉ ra đƣợc các khó khăn và rủi ro mà
ngƣời lao động nhập cƣ sẽ phải đối đầu trong quá trình sống và lao động. Rủi ro về
an sinh thấp, nguy cơ bị lừa gạt, khó khăn nhà ở, rủi ro trong suy giảm sức
khỏe,…Thông qua đó tác giả đã đề cập đến những đề xuất nhƣ: Giảm dòng di cƣ tự
do bằng cách phát triển các đô thị vệ tinh tại các vùng nông thôn, tăng cƣờng cung
cấp thông tin cấp xã cho lao động di cƣ, chính quyền nên có các biện pháp hữu hiệu
để đáp ứng nhà ở,…
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc (Khóa 1997 -2001), Khoa
Phụ nữ học, Trƣờng Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, “ Khảo sát đời
sống và điều kiện làm việc của lao động nữ nghành dệt may”, ( Điển cứu tại công ty
dệt may Việt Thắng và công ty dệt may Thành Công). Nghiên cứu đã cung cấp
những thông tin về đời sống của nữ công nhân nghành dệt may. Họ thƣờng xuyên
phải làm việc trong điều kiện chật hẹp, nóng bức, bụi bặm, thiếu ánh sang, tăng
ca…Nhƣng đổi lại hàng tháng họ chỉ nhận đƣợc những đồng lƣơng ít ỏi không đủ
để họ có thể có một cuộc sống đảm bảo.
Nguyễn Tín Nhiệm, “Điều kiện lao động của nữ công nhân : Thực trạng và giái
pháp” . Nghiên cứu này đƣợc tiến hành trong vòng 3 năm từ 1995 đến 1997, với việc
khảo sát trực tiếp 1294 doanh nghiệp trên cả nƣớc, về vần đề môi trƣờng lao động.

Nghiên cứu này phản ánh đƣợc tình hình chung về điều kiện lao động của nữ công
nhân và từ đó đã nêu ra đƣợc một số giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Phạm Thanh Thôi Đại học xã hội và nhân văn, đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, “Đời sống xã hội của thanh niên nhập cƣ lao động phổ thông tại các
cơ sở sản xuất nhỏ ở Tp.HCM”. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung về các khía cạnh

15

đời sống xã hội của thanh niên nhập cƣ lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất
nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Các khía cạnh của đời sống xã hội nhƣ mạng lƣới xã hội,
quan hệ xã hội, các điều kiện sống, làm việc, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội
đô thị đƣợc mô tả và phân tích trong nghiên cứu này. Đời sống xã hội của thanh
niên nhập cƣ xét trên quan hệ với chủ cơ sở, với các đồng nghiệp tại nơi sống và
làm việc đƣợc xây dựng chủ yếu trên nền tảng các quan hệ “tình cảm”, “thân
thuộc”, “đồng tộc”, “đồng hƣơng”. Theo đó, các cơ sở sản xuất nhỏ nhƣ là các “hộ
gia đình hoạt động kinh tế công nghiệp” và cũng là các “tiểu văn hóa” đa dạng trong
quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh.
Leslie T. Chang “Gái công xƣởng”. Cuốn sách viết về các cô gái rời quê nhà,
hòa mình vào thế giới công xƣởng khắc nghiệt, nơi bạn thậm chí sẽ đánh mất bạn
trai chỉ vì đánh mất cái điện thoại, hoặc một chút kỹ năng sử dụng máy tính sẽ đƣa
bạn lên một tầng lớp mới trong xã hội. Trong cuộc vật lộn mƣa sinh họ đã nếm trải
đủ thành công cũng nhƣ thất bại cay đắng. Cuốn “Gái công xƣởng” còn là cuốn
sách đầy thƣơng cảm thiết tha lƣu lại trong lòng ngƣời đọc về những con ngƣời
đang hàng ngày tạo ra hàng hóa công nghiệp, tiêu dùng cho chúng ta. Đây là cuốn
sách viết về nữ lao động Trung Quốc nhƣng cũng đã phản ánh đƣợc những hiện
thực tồn tại mà có lẽ các “thân phận: công nhân đều phải trải qua.
Bùi Thị Thanh Hà, “Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên
doanh ở nƣớc ta thời kỳ đổi mới”, NXB Khoa học xã hội, 2003. Cuốn sách đã đi sâu
nghiên cứu đội ngũ giai cấp công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh, mà cụ
thể là ngành dệt may, giày da thực phẩm trong thời kỳ đổi mới của nƣớc ta. Cuốn

sách tập trung nghiên cứu về các vấn đề nhƣ cơ cấu công nhân, điều kiện làm việc,
các mối quan hệ trong doanh nghiệp liên doanh. Đồng thời, cũng có đề cập đến cơ
hội thăng tiến nghề nghiệp đối với công nhân trong doanh nghiệp liên doanh so với
các doanh nghiệp khác.
Các tài liệu vừa nêu trên phần lớn đã đề cập đến thực trạng các vấn đề của
công nhân, công nhân nhập cƣ và nữ công nhân nhập cƣ về cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày, điều kiện làm việc tại công ty, các chế độ lao động, mức sống, văn hóa

16

Và có một số nghiên cứu đã nghiên cứu cụ thể đời sống của nữ công nhân nhập cƣ
trong nghành dệt may. Nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đƣợc hậu quả của
thực trạng đời sống nữ công nhân nhập cƣ, cũng nhƣ chƣa có nghiên cứu nào
nghiên cứu độc lập vấn đề đời sống của nữ công nhân nhập cƣ về cả vật chất lẫn
tinh thần. Những nghiên cứu đi trƣớc đã có các khuyến nghị, đề xuất mang tính
chung chung tới các cấp chính quyền nhà nƣớc và chƣa có biện pháp hay cách thức
nào cụ thể cho những khó khăn của nữ công nhân.
Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trên, tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết cuộc
sống vật chất và tinh thần hiện nay của các nữ công nhân nhập cƣ tại khu công
nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội, sau đó đƣa ra đánh giá hậu quả của thực trạng đó
mang lại trên cơ sở đó sẽ ứng dụng Công tác xã hội nhóm vào việc hỗ trợ nhằm
nâng cao kỹ năng cho nhóm nữ công nhân. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nữ
công nhân nhập cƣ trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng chủ yếu nghiên cứu nữ
công nhân nhập cƣ trên khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh mà chƣa có nhiều nghiên
cứu nói tới nữ công nhân nhập cƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đây cũng là một
khu vực tập trung đông đúc các nữ công nhân nhập cƣ do có rất nhiều khu công
nghiệp lớn. Vậy nên việc nghiên cứu về đời sống nữ công nhân nhập cƣ tại khu vực
khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một nghiên cứu khá mới. Trọng tâm của
nghiên cứu là đánh giá đƣợc những khó khăn của nữ công nhân nhập cƣ trong cuộc
sống vật chất, tinh thần cũng nhƣ vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện nay đang gặp phải

và hiện tại họ có những mong muốn, dự định gì cho cuộc sống, cho tƣơng lai để từ
đó có cái nhìn khách quan về họ, dựa trên những đánh giá có đƣợc sẽ đƣa công tác
xã hội nhóm vào để hỗ trợ cho họ.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết Công tác xã hội, lý giải một số
vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu đời sống nữ công nhân nhập cƣ, bao
gồm: Lý thuyết nhu cầu (Maslow), lý thuyết vai trò, lý thuyết hệ thống. Đồng thời
vận dụng các phƣơng pháp, kỹ năng trong công tác xã hội để ƣng dụng trong quá
trình thực hiện nghiên cứu: Thu thập thông tin, xây dựng mối quan hệ, thảo luận

17

nhóm, phỏng vấn sâu,…Ngoài ra nghiên cứu sẽ góp phần củng cố sâu sắc hơn
những hiểu biết về các lý thuyết, phƣơng pháp và kỹ năng Công tác xã hội đã đƣợc
học và thực hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ
góp phần vào việc mô tả thực trạng chung, những khó khăn về vật chất lẫn tinh
thần, những nhu cầu mong muốn trong cuộc sống hàng ngày và tƣơng lai của các nữ
công nhân nhập cƣ tại các khu công nghiệp nói chung và nữ công nhân nhập cƣ tại
khu công nghiệp Bắc Thăng Long nói riêng, thông qua đó có thể huy động sự hỗ trợ
hợp tác từ nhiều phía nhằm xây dựng thành công mô mô hình sinh hoạt kỹ năng
sống cho các nữ công nhân. Từ đó, các cấp, các cơ quan có trách nhiệm quan tâm
nhiều hơn từ đến đời sống vật chất và tinh thần cho các nữ công nhân nhập cƣ.
- Hi vọng rằng đề tài này cũng sẽ giúp ích phần nào cho các nhân viên xã hội
trong việc đề ra những hoạt động hỗ trợ, xây dựng đƣợc kế hoạch bảo vệ và phát
triển cho các nữ công nhân nhập cƣ.
- Đề tài góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về vấn đề nữ công nhân
nhập cƣ

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tƣ liệu tham khảo thông tin học tập
cho các sinh viên ngành xã hội học, đô thị học, công tác xã hội, cũng nhƣ cho các tổ
chức quan tâm tới vấn đề công nhân nhập cƣ nói chung, và nữ công nhân nhập cƣ
nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm số liệu cho các cơ quan đoàn
thể để họ có thể nhận thấy đƣợc những khó khăn mà nữ công nhân nhập cƣ đang
gặp phải một cách cụ thể và rõ nét hơn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nhận diện và mô tả thực trạng chung về đời sống của nữ công
nhân nhập cƣ để từ đó có thể chỉ ra đƣợc những khó khăn cũng nhƣ thuận lợi trong
cuộc sống của họ. Kết quả thu thập đƣợc cũng là nền tảng để nghiên cứu đƣa ra
những khuyến nghị gửi các cấp có liên quan góp phần cải thiện đƣợc cuộc sống

18

hiện tại và tạo cơ hội cho nữ công nhân có một cuộc sống ổn định hơn. Với tƣ cách
là nhân viên Công tác xã hội, tác giả sẽ lựa chọn một nhóm nữ công nhân có chung
nhu cầu trợ giúp để áp dụng công tác xã hội nhóm trong việc can thiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu của họ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu những đặc điểm của nhóm nữ công nhân nhập cƣ tại khu công
nghiệp Bắc Thăng Long
 Phân tích đƣợc đời sống của nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc
Thăng Long qua các khía cạnh về thu nhập, các khoản chi tiêu, nhà ở, chế độ dinh
dƣỡng, tài sản, thời gian tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, vấn đề chăm sóc
sức khỏe, mức độ hài lòng của họ với cuộc sống hiện tại
 Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc cung cấp kiến thức về phòng
tránh thai và nạo hút thai an toàn cho nhóm nữ công nhân nhập cƣ
 Đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao chất lƣợng cuộc sống

cho nhóm nữ công nhân nhập cƣ
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đời sống nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp
Bắc Thăng Long – Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu:
+ Nữ công nhân nhập cƣ
+ Ngƣời nhà (nếu có) của các nữ công nhân nhập cƣ
+ Hàng xóm, chủ các khu trọ của các nữ công nhân nhập cƣ
+ Chính quyền địa phƣơng nơi nữ công nhân thuê nhà trọ
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện trong vòng 4 tháng (từ tháng 4/2014
đến hết tháng 8/2014)
- Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc hành nghiên cứu tại các khu trọ trên địa bàn xã Hải Bối, huyện
Đông Anh, Hà Nội

19

- Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực trạng đời sống của nữ công nhân nhập cƣ thông qua các chỉ
báo về thu nhập, các khoản chi tiêu, tài sản có đƣợc, nhà ở, chế độ dinh dƣỡng, thời
gian tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, vấn đề sức khỏe và khám chữa bệnh
+ Tìm hiểu những mong muốn về khía cạnh kinh tế, đời sống tình cảm, vui
chơi giải trí của nữ công nhân nhập cƣ trong thực tế cuộc sống hiện nay
+ Vận dụng Công tác xã hội nhóm trong việc cung cấp kiến thức về phòng tránh
thai và nạo hút thai an toàn cho nhóm nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Những đặc điểm chính của nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc
Thăng Long là gì?

- Đời sống hiện tại của nữ công nhân nhập cƣ ra sao xét theo các khía cạnh về
đời sống vật chất, tinh thần cũng nhƣ vấn đề chăm sóc sức khỏe?
- Nhân viên Công tác xã hội có thể làm gì để giúp đỡ cho nhóm nữ công nhân
nhập cƣ tiếp cận các kiến thức về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhóm nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long đến từ
nhiều vùng miền khác nhau, có trình độ học vấn tƣơng đối thấp, họ xuất thân chủ
yếu từ nông nghiệp hoặc chƣa có việc làm trƣớc khi đến khu công nghiệp, phần lớn
trong số họ chƣa lập gia đình.
- Cuộc sống hiện tại của các nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc
Thăng Long đang gặp nhiều khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là vấn đề
chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Nhân viên Công tác xã hội có thể vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội
nhóm trong can thiệp, trợ giúp cho nhóm nữ công nhân nhập cƣ về phòng tránh thai
và nạo hút thai an toàn.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp luận
Với đề tài này sẽ đi sâu phân tích thực trạng đời sống của nữ công nhân nhập
cƣ tại khu công nghiêp Bắc Thăng Long về các khía cạnh đời sống nhƣ: Chế độ ăn,

20

thời gian nghỉ ngơi, công việc, vui chơi giải trí, và đặc biệt quan trọng là tìm hiểu
những mong muốn hiện tại của các chị về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dựa trên những
thực trạng có đƣợc qua quá trình phân tích sẽ đánh giá hậu quả của những tác động
tiêu cực mà thực trạng đời sống mang lại và đƣa ra nhận định về vấn đề: Các nữ công
nhân nhập cƣ đã đối phó nhƣ thế nào trƣớc những tác động đó? Bên cạnh đó sẽ đánh
giá sự thiết yếu của việc hỗ trợ các nữ công nhân có các chƣơng trình sinh hoạt ngoài
giờ thay vì những hoạt động mang tính lặp đi lặp lại và nghèo nàn. Nói chung, sử
dụng phƣơng pháp luận trong nghiên cứu này nhằm lý giải rõ hơn thực trạng đời sống

nữ công nhân nhập cƣ, những nhân tố tác động lên đời sống của họ.
9.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu này sử dụng các phƣơng pháp sau:
 Thu thập thông tin bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Nghiên cứu đã phát ra 200 phiếu trƣng cầu ý kiến với khách thể là các nữ công
nhân nhập cƣ tại các nhà trọ trên địa bàn xã Hải Bối, Huyện Đông Anh, Hà Nội và
thu về 166 bảng hỏi đạt yêu cầu của nhà nghiên cứu và phục vụ đƣợc cho nội dung
nghiên cứu. Nội dung bảng hỏi nhằm hƣớng đến thu thập những thông tin cơ bản
liên quan đến các đặc điểm của nhóm nữ công nhân: Độ tuổi, trình độ học vấn, quê
quán, tình trạng hôn nhân hiện tại nhƣ thế nào, trƣớc khi đến làm việc tại khu công
nghiệp họ đã từng làm công việc gì và tại sao họ lại quyết định rời quê để đến làm
công nhân tại khu công nghiệp. Tiếp theo đó các câu hỏi sẽ đƣợc nêu ra để đi tìm
hiểu về đời sống của các nữ công nhân hiện tại ra sao khi xét trên các vấn đề của
cuộc sống: Nhà ở, thu nhập, các khoản chi tiêu, các hoạt động vui chơi giải trí, các
mối quan hệ xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe,…Bên cạnh đó sẽ đi tìm hiểu mức độ
hài lòng của nhóm nữ công nhân với cuộc sống hiện tại và những mong muốn của
họ cho tƣơng lai sau này nhƣ thế nào.
 Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 26 trƣờng hợp, trong đó 15 phỏng vấn
sâu là nữ công nhân nhập cƣ, 10 phỏng vấn sâu cho các chủ nhà trọ và hàng xóm
của các nữ công nhân, 1 phỏng vấn sâu cho lãnh đạo chính quyền nơi nữ công nhân
đang cƣ trú.

21

- Các phỏng vấn sâu với các nữ công nhân nhập cư
Nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên có chọn lựa trong số những
nữ công nhân thực hiện trả lời bảng hỏi của nghiên cứu. Với 15 phỏng vấn sâu sẽ là
15 nữ công nhân đƣợc lựa chọn nhƣ sau: 3 nữ công nhân dƣới 20 tuổi chƣa có gia
đình, 3 nữ công nhân trên 20 đến 25 tuổi chƣa có gia đình, 3 nữ công nhân trên 25

đến 30 tuổi chƣa có gia đình, 3 nữ công nhân trên 30 tuổi chƣa có gia đình, 3 nữ
công nhân đã có gia đình. Đối với các phỏng vấn sâu với các nữ công nhân nhập cƣ
ngoài việc thu thập các thông tin liên quan đến đặc trƣng nhân khẩu xã hội của họ
sẽ tập trung thu thập các thông tin nhƣ thu nhập hàng tháng, cảm nhận của họ về
cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của họ, họ có điều kiện để có thể nói lên những
suy nghĩ của bản thân về cuộc sống, công việc, nhƣng mong muốn, họ có thể trải
lòng mình một cách thoải mái để nói lên những suy nghĩ của riêng họ. Với việc thực
hiện các phỏng vấn sâu với các nữ công nhân sẽ thu thập đƣợc những thông tin
chính xác hơn, xác thực hơn và đặc biệt là sẽ đƣợc nghe chính bản thân của mỗi
ngƣời nói về họ và về ngƣời khác, từ đó sẽ là cơ sở để phục vụ cho nghiên cứu.
- 10 phỏng vấn sâu với các chủ nhà trọ và hàng xóm của các nữ công nhân
nhập cư
Nghiên cứu thực hiện 5 phỏng vấn sâu với các chủ nhà trọ và 5 phỏng vấn sâu
với hàng xóm của các nữ công nhân. Các cuộc phỏng vấn sâu với các chủ nhà trọ và
hàng xóm nhằm tìm hiểu xem mức độ quan tâm của họ tới cuộc sống và sinh hoạt
của các nữ công nhân ra sau. Cuộc sống hàng ngày của các nữ công nhân diễn ra
nhƣ thế nào: giờ đi làm,, tăng ca, các mối quan hệ, đời sống sinh hoạt cá nhân, sinh
hoạt tập thể,…Họ có những suy nghĩ, cảm nhận nhƣ thế nào về cuộc sống hiện tại
của các nữ công nhân đang thuê trọ hoặc sinh sống gần họ.
- 1 phỏng vấn sâu được thực hiện với người thuộc chính quyền địa phương nơi
các nữ công nhân cư trú.
Với phỏng vấn sâu này nhằm thu thập thông tin liên quan đến việc các nữ
công nhân có giấy đăng ký tạm trú không, phƣờng hay tổ dân phố có tổ chức các
chƣơng trình, hoạt động và có sự tham gia của các nữ công nhân không, chính
quyền địa phƣơng quản lý họ trực tiếp hay thông qua các chủ nhà trọ.

22

 Thảo luận nhóm
Ngoài thu thập thông tin thông qua phiếu trƣng cầu ý kiến và các cuộc phỏng

vấn sâu, nghiên cứu còn thực hiện 3 cuộc thảo luận nhóm với đối tƣợng tham gia
trực tiếp là các nữ công nhân nhập cƣ, mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài từ 1,5 tiếng
đến 3 tiếng, với số lƣợng thành viên tham gia mỗi nhóm dao động từ 5 đến 10
ngƣời. Nghiên cứu thực hiện 3 cuộc thảo luận nhóm với 3 chủ đề khác nhau: Chủ đề
chăm sóc sức khỏe sinh sản, chủ đề HIV/AIDS, chủ đề thảo luận những vấn đề của
cuộc sống hàng ngày.
- Nhóm 1: Chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
Với nhóm chăm sóc sức khỏe sinh sản đối tƣợng tham gia sẽ đƣợc lựa chọn
trong số các nữ công nhân từ 18 đến 30 tuổi, trong đó có 2 nữ công nhân từ 18 đến
20 tuổi chƣa có gia đình, 2 nữ công nhân trên 20 tuổi đến 25 tuổi chƣa có gia đình,
2 nữ công nhân trên 25 đến 30 tuổi chƣa có gia đình, 1 nữ công nhân đã có gia đình
và có con. Với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản mục đích hƣớng tới của buổi
thảo luận nhóm là tìm hiểu những hiểu biết của các chị về vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản, các chị hiểu nhƣ thế nào về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, công
ty các chị có tổ chức các buổi nói chuyện về chăm sóc sức khỏe hay không. Những
vấn đề thảo luận xoay quanh nội dung và cách thức chăm sóc sức khỏe sinh sản,
hiện nay các chị có gặp khó khăn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, các chị
có biết đến những địa chỉ khi cần thiết liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Nhóm 2: Chủ đề HIV/AIDS
Đối tƣợng tham gia trong chủ đề thảo luận về HIV/AIDS là các nữ công nhân
đang làm việc tại các công ty thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng Long và ở trọ tại
địa bàn nghiên cứu. Các nữ công nhân đƣợc lựa chọn tham gia vào nhóm thảo luận
gồm 7 thành viên, 4 thành viên từ 18 đến 25 tuổi chƣa có gia đình, 1 thành viên trên
25 tuổi chƣa có gia đình, 2 thành viên đã có gia đình. Mục đích của buổi thảo luận
là tìm hiểu những hiểu biết của các nữ công nhân về vấn đề HIV/AIDS, từ đó cung
cấp cho họ những kiến thức liên quan đến vấn đề: HIV/AIDS là gì? Các con đƣờng
lây nhiễm HIV/AIDS, cách phòng tránh HIV/AIDS hiệu quả nhất,…để họ có thể tự
bảo vệ bản thân trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn

23


- Nhóm 3: Những vấn đề của cuộc sống hàng ngày
Đây là chủ đề khá rộng và nên sự tham gia của nhóm là hỗn hợp và tự nguyện,
những chị nào mong muốn tham gia đều trở thành thành viên của nhóm thảo luận.
Nhớ sự phong phú của đối tƣợng tham gia nên sẽ có nhiều nguồn thông tin hơn
đƣợc đƣa ra, sẽ có nhiều chia sẻ hơn và dựa vào đó có thể làm dữ liệu để minh họa
cho nghiên cứu. Mục đích chính của buổi thảo luận về chủ đề cuộc sống hàng ngày
nhằm tìm hiểu những khó khăn gặp phải trong cuộc sống hiện tại của các chị, những
hoạt động văn hóa tinh thần mà các chị thƣờng tham gia. Các chị lý giải tại sao bản
thân và những ngƣời cũng là công nhân nhƣ mình lại gặp những khó khăn đó, qua
đó các chị thử đƣa ra các cách thức để giảm bớt những khó khăn, hay có những
mong muốn nhƣ thế nào đến công ty, đến các cấp có trách nhiệm.
 Quan sát, hình ảnh
Ngoài những phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp để lấy ý kiến từ các nữ công nhân
và những ngƣời sống xung quanh họ, nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp quan
sát và lƣu lại những hình ảnh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ
tiến hành quan sát nơi ăn chốn ở của các nữ công nhân để biết đƣợc rõ hơn về diện
tích cũng nhƣ điều kiện sinh hoạt của họ ra sao. Quan sát những công việc họ
thƣờng thực hiện vào những lúc rảnh rỗi đẻ đánh giá đƣợc một cách khách quan
hơn, xác thực hơn về chất lƣợng đời sống văn hóa tinh thần của các nữ công nhân
tại đây. Bên cạnh đó nghiên cứu sẽ lƣu lại những hình ảnh có liên quan để làm tài
liệu tham khảo cũng nhƣ để mình họa cho những phân tích, đánh giá sẽ thực hiện
trong nội dung nghiên cứu.
9.3. Phƣơng pháp can thiệp
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm để can thiệp đến
nhóm khách thể nghiên cứu là nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc
Thăng Long – Hà Nội nhằm cung cấp kiến thức về phòng tránh thai và nạo hút thai
an toàn cho nhóm nữ công nhân. Các thành viên trong nhóm can thiệp sẽ đƣợc nhà
nghiên cứu lựa chọn theo các tiêu chí về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, có chỗ trọ
khác nhau và sự tham gia vào nhóm một cách tự nguyện. Nhóm can thiệp đƣợc lựa

chọn sẽ có 15 thành viên, trong đó có 3 thành viên dƣới 20 tuổi chƣa có gia đình, 6

24

thành viên trên 20 tuổi đến 25 tuổi chƣa có gia đình, 3 thành viên trên 25 tuổi chƣa
có gia đình, 3 thành viên đã có gia đình. Để thực hiện can thiệp cho nhóm nữ công
nhân nghiên cứu đã thực hiện lần lƣợt các hoạt động can thiệp: Đánh giá kiến thức
ban đầu và thống nhất các nội dung can thiệp; Cung cấp kiến thức về phòng tránh
thai và nạo hút thai an toàn thông qua tờ rơi và trang web của tổ chức MSI tại Việt
Nam; Cung cấp kiến thức qua việc thực hành trên dụng cụ và đoạn video; Thực
hành giải quyết tình huống và cung cấp địa chỉ tin cậy. Thông qua các hoạt động
này nữ công nhân nhập cƣ sẽ lần lƣợt đƣợc cung cấp kiến thức về phòng tránh thai
và nạo hút thai an toàn để từ đó nhận thức đung đắn hơn về vấn đề và có thể tự bảo
vệ mình trƣớc những nguy cơ nảy sinh trong cuộc sống.
10. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Trong chƣơng này tôi sẽ trình bày các khái niệm liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài, một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu. Cũng trong
chƣơng này tôi sẽ trình bày rõ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu có những vấn đề
liên quan đến nội dung nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp
Bắc Thăng Long – Hà Nội
Trong chƣơng này tôi sẽ trình bày và phân tích bốn vấn đề lớn đó là: Một là
đặc trƣng nhân khẩu xã hội của nhóm nữ công nhân nhập cƣ bao gồm độ tuổi, trình
độ học vấn, quê quán, tình trạng hôn nhân, ghề nghiệp trƣớc khi đến khu công
nghiệp; Hai là đánh giá các khía cạnh của đời sống bao gồm các khía cạnh nhƣ thu
nhập, các khoản chi tiêu, vấn đề nhà ở, chế độ dinh dƣỡng, tài sản họ có, thời gian
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; Ba là đánh giá về vấn đề sức khỏe và khám
chữa bệnh bao gồm tìm hiểu những bệnh họ thƣờng gặp, lý do họ mắc nhƣng căn
bệnh đó và cách họ chữa trị nhƣ thế nào; cuối cùng tìm hiểu mức độ hài lòng của

các nữ công nhân với cuộc sống bao gồm việc đánh gia mức sống hiện tại và so
sánh cuộc sống hiện tại với trƣớc đó.
Chương 3: Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc cung cấp kiến thức
về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn cho nhóm nữ công nhân

25

Trong chƣơng này tôi sẽ nêu lên mục đích của việc can thiệp chp nhóm nữ
công nhân nhập cƣ, thành lập nhóm can thiệp diễn ra nhƣ thế nào và kết quả đạt
đƣợc ra sao. Sau khi đã thành lập nhóm can thiệp tôi sẽ trình bày cụ thể có phân
tích, đánh giá các hoạt động can thiệp diễn ra trong quá trình thực hiện can thiệp.
Trong mỗi hoạt động đƣợc trình bày cụ thể mục đích của hoạt động, tổ chức hoạt
động đó ra sao, kết quả đạt đƣợc khi kết thúc hoạt động và kết hợp có sự bình luận
trong suốt quá trình phân tích.



















×