ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - DÂN TỘC
CỦA TƯ DUY NGÔN NGỮ QUA HIỆN TƯỢNG TÊN GỌI
ĐỒNG NGHĨA CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI
(TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - DÂN TỘC
CỦA TƯ DUY NGÔN NGỮ QUA HIỆN TƯỢNG TÊN GỌI
ĐỒNG NGHĨA CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI
(TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn
Hà Nội – 2010
1
MỤC LỤC
Mục lục 1
Phần mở đầu 5
1. Lí do chọn đề tài: 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
2.1. Mục đích 5
2.2. Nhiệm vụ 5
3. Đối tượng và phạm vi tài liệu nghiên cứu 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi tài liệu nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn 8
Phần nội dung 9
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về từ đồng nghĩa 9
1.1. Khái lược về nguồn gốc thuật ngữ “từ đồng nghĩa” 9
1.2. Khái niệm từ đồng nghĩa 9
1.2.1. Phân biệt ba khái niệm cơ bản: hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ vựng
đồng nghĩa và từ đồng nghĩa 9
1.2.1.1. Hiện tượng đồng nghĩa 9
1.2.1.2. Đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa 10
1.2.2. Quan điểm của các nhà việt ngữ học về từ đồng nghĩa 11
1.2.3. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài về từ đồng nghĩa 14
1.3. Các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa 16
1.4. Quan niệm của luận văn về từ đồng nghĩa 17
1.5. Phân loại từ đồng nghĩa 18
1.5.1. Các từ đồng nghĩa ý niệm 18
2
1.5.2. Các từ đồng nghĩa phong cách 20
1.5.3. Các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách 22
1.6. Từ đồng nghĩa - một trong những nhân tố tạo nên đặc trưng văn hoá -
dân tộc của tư duy ngôn ngữ 23
1.7. Tiểu kết 27
Chương 2: Tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh 29
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm loại hình ngôn ngữ Anh 29
2.1.1. Sơ lược về nguồn gốc ngôn ngữ Anh 29
2.1.2. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ Anh 29
2.2. Kết quả thống kê về nhóm tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh 30
2.3. Đặc điểm từ loại của các từ ngữ đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh 30
2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi đồng nghĩa bộ phận cơ thể con người
trong tiếng Anh 32
2.5. Kiểu ngữ nghĩa tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Anh 38
2.6. Phân loại tên gọi đồng nghĩa bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh 40
2.6.1. Tên gọi đồng nghĩa ý niệm chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh 41
2.6.2. Tên gọi đồng nghĩa phong cách chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh
42
2.6.3. Tên gọi đồng nghĩa tuyệt đối chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh
2.7. Ý nghĩa biểu trưng của một số tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh 46
2.7.1. Heart (tim) 46
2.7.2. Mouth (miệng) 47
2.7.3. Tooth (răng) 48
3
2.7.4. Tongue (lưỡi) 48
2.8 Tiểu kết
Chương 3: Tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng việt 50
3.1. Nguồn gốc, đặc điểm loại hình tiếng Việt 50
3.1.1. Sơ lược về nguồn gốc tiếng Việt 50
3.1.2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt 50
3.2. Kết quả thống kê nhóm tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người
trong tiếng Việt 51
3.3. Đặc điểm cấu tạo tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Việt 51
3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người
trong tiếng Việt 52
3.5. Kiểu ngữ nghĩa của các tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Việt 56
3.6. Phân loại tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt 57
3.6.1 Tên gọi đồng nghĩa tuyệt đối chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt 57
3.6.2. Tên gọi đồng nghĩa ý niệm chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt 58
3.6.2.1 Các từ đồng nghĩa ý niệm chỉ bộ phận cơ thể con người khác nhau ở
tính cụ thể hay trừu tượng của ý nghĩa được biểu đạt
3.6.2.2 Các từ đồng nghĩa ý niệm chỉ bộ phận cơ thể con người khác nhau về
mức độ rộng hẹp của ý nghĩa
3.6.3 Tên gọi đồng nghĩa phong cách chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt 60
3.7. Tính chất biểu trưng của một số tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể
con người trong tiếng Việt 62
3.7.1. Bụng - dạ 62
3.7.2. Gan 63
3.7.3. Máu và tiết 63
4
3.7.4. Ruột 64
3.8. Vấn đề sử dụng từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện nay 64
3.9. Tiểu kết 65
Chương 4: Đối chiếu tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Anh và tiếng Việt 67
4.1. So sánh đặc điểm từ loại của nhóm tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh và tiếng Việt 67
4.2. So sánh đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa nhóm tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh và tiếng Việt 68
4.3. So sánh kiểu ngữ nghĩa tên gọi đồng nghĩa thứ sinh chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh và trong tiếng Việt 69
4.4. So sánh "liều lượng "các tiểu loại tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con
người trong tiếng Anh và trong tiếng Việt 70
4.5. So sánh đối chiếu tính chất biểu trưng tình cảm bằng bộ phận tim trong
tiếng Anh và bụng trong tiếng Việt 72
4.6. Nguyên nhân của những sự khác biệt 74
4.6.1. Khác biệt về loại hình ngôn ngữ 74
4.6.2. Khác biệt về đặc trưng văn hóa dân tộc và tư duy ngôn ngữ 75
4.6.3. Sự khác biệt về hoàn cảnh xã hội 76
4.7. Ứng dụng thực tiễn của việc nghiên cứu từ đồng nghĩa trong việc dạy/học
tiếng Anh và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ 77
4.7.1. Ứng dụng của việc nghiên cứu từ đồng nghĩa 77
4.7.2. Dạy/ học từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt 78
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 85
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình bản sắc văn hoá riêng.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì nhu cầu giao tiếp quốc tế càng tăng.
Trong xu hướng hội nhập văn hoá thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cùng với xu
thế toàn cầu hoá ấy, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc học hỏi, tìm hiểu về
ngôn ngữ, văn hoá của dân tộc mình mà còn muốn biết muốn hiểu sâu hơn về
ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc khác. Chính từ việc đối chiếu để tìm hiểu sự
giống và khác nhau về cấu trúc, cơ chế tạo nghĩa, sự hoạt động và phát triển
giữa các ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta thấy được đặc trưng văn hoá và tư duy của
một dân tộc. Bởi vì chính ngôn ngữ là nơi tàng trữ và phản ánh khá toàn diện
các đặc trưng văn hoá và tư duy của một dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
Giải quyết đề tài này, luận văn nhằm:
- Phân tích cơ chế tạo nghĩa của trường từ vựng “tên gọi đồng nghĩa chỉ
bộ phận cơ thể con người” để tìm ra những đặc điểm về ngôn ngữ - văn hoá
và tư duy của trường từ vựng đó phục vụ cho các ứng dụng thực tiễn.
- Chỉ ra những tương đồng và dị biệt của tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ
thể con người trong tiếng Anh và tiếng Việt. Dựa trên sự phân tích nguyên nhân
của những sự khác biệt sẽ có thể thấy được đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy ở người Anh và người Việt.
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt
với tư cách là ngoại ngữ.
2.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được các mục đích nói trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
6
- Xác định đầy đủ các tên gọi đồng nghĩa thuộc về trường từ vựng chỉ bộ
phận cơ thể con người trong tiếng Anh và tiếng Việt;
- Đặc biệt là tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của các tên gọi đồng nghĩa chỉ
bộ phận cơ thể con người để qua đó thấy được đặc điểm tư duy của người
Anh và người Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi tài liệu nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tên gọi đồng nghĩa chỉ các bộ
phận cơ thể con người trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2 Phạm vi tài liệu nghiên cứu:
Với đối tượng nghiên cứu như vậy, phạm vi thu thập tài liệu khảo sát của
luận văn là các cuốn từ điển sau:
- Nhóm tác giả Trầm Quỳnh Dân, Trần Thanh Sơn (1997), Từ điển Anh –
Việt , Nxb Thanh Hóa;
- Trần Văn Điền (1998), Từ điển Từ đồng nghĩa, phản nghĩa Anh – Việt, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh,.
- Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
- Thanh Tâm và nhóm tác giả (2004), Từ điển Việt – Anh, Nxb Thống Kê.
- Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, H.,.
- Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
- Từ điển: Advanced learner's English dictionary (ấnbảnlần7) (2005), Oxford
University press.
Các trang Web:
- .
-
7
- + of + synonyms/en - en/.
-
- .
Ngoài các cuốn từ điển nêu trên là tư liệu nghiên cứu chính, trong quá
trình triển khai thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng một số tài liệu trong
lĩnh vực văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung:
Các phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong luận văn là
phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả .
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên sâu:
Chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu từ đồng nghĩa do
Nguyễn Đức Tồn đề xuất (Nguyễn Đức Tồn, Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb,
Khoa học xã hội, H., 2006). Đó là:
+ Phương pháp giải thích ý nghĩa các đơn vị trong dãy đồng nghĩa;
+ Phương pháp tìm sự khu biệt ngữ nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa;
+Thủ pháp xác định các đơn vị đồng nghĩa bằng kết cấu đồng nhất “A
là B”, đảo lại “B là A”;
+ Phương pháp xác lập dãy đồng nghĩa bằng an két điều tra.
5. Đóng góp của luận văn:
Luận văn cung cấp tương đối đầy đủ dữ liệu quan trọng về tên gọi đồng
nghĩa của các bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Giúp hiểu rõ thêm tâm thức của người Anh và người Việt qua việc sử
dụng tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho việc giảng dạy phần từ
đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ.
8
Kinh nghiệm và cách thức nghiên cứu của luận văn sẽ là những gợi ý
hữu ích cho những công trình nghiên cứu đối chiếu tương tự sau này.
6. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn của chúng tôi được triển khai
thành bốn chương:
Chương 1:
Cơ sở lí luận chung về từ đồng nghĩa
Chương 2:
Tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh
Chương 3:
Tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt
Chương 4:
Đối chiếu tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Anh và
tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người trong tiếng Việt.
9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
1.1. KHÁI LƢỢC VỀ NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ “TỪ ĐỒNG NGHĨA”
Theo “Đại từ điển Bách khoa Xô Viết”, tập 23 [114], thuật ngữ chỉ hiện
tượng đồng nghĩa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp.
* Được viết dưới dạng tiếng Hi Lạp:
Synònymia: có nghĩa là “cùng tên”, chỉ quan hệ giữa hai biểu thức đẳng
nghĩa nhưng không đồng nhất. Tính chất đẳng nghĩa ở đây được hiểu là tính
tương ứng hoặc là với cùng một biểu vật (denotat) (sự kiện, khách thể, v.v…),
hoặc là với cùng một biểu niệm (signifikat) (cái được biểu hiện thuộc ngôn
ngữ) (dẫn theo Nguyễn Đức Tồn [44, tr.68]).
* Được viết dưới dạng tiếng Anh:
Synonymy: có nghĩa là “hiện tượng đồng nghĩa”.
1.2. KHÁI NIỆM TỪ ĐỒNG NGHĨA
1.2.1. Phân biệt ba khái niệm cơ bản: hiện tượng đồng nghĩa, đơn vị từ
vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa
1.2.1.1. Hiện tượng đồng nghĩa
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn thì đồng nghĩa là một trong những khái
niệm có tính nền tảng của ngôn ngữ học, cũng như của Logic học, ngữ nghĩa
logic và của kí hiệu học.
Như trên [1.1] đã trình bày, tính chất đẳng nghĩa được hiểu theo hai
hướng, tính tương ứng hoặc là cùng với một biểu vật:
Ví dụ :
Sân bay và phi trường, nhãn và mắt
Hoặc là tương ứng cùng với một biểu niệm:
10
Ví dụ:
To và lớn, gan dạ và dũng cảm
Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học, hiện tượng đồng nghĩa biểu niệm là đối
tượng nghiên cứu chủ yếu.
Hiện tượng đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các hình vị (ví dụ: bất-phi- vô),
đơn vị từ vựng đồng nghĩa (ví dụ: mẹ và má, v.v…), hoặc giữa các kết cấu cú
pháp, chẳng hạn trong tiếng Nga: âûøåÌàøè và âûøå,÷åì Ìàøè(cao
hơn Ma Sa).
1.2.1.2. Đơn vị từ vựng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa
Các đơn vị từ vựng không chỉ có từ mà còn có các cụm từ cố định có
chức năng tương đương với từ, chẳng hạn các thành ngữ. Do đó, hiện tượng
đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ:
Ví dụ:
Trong tiếng Việt: bố và cha; nông và cạn.v.v…
Trong tiếng Anh: rich – wealthy ( giàu);
Hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa các cụm từ cố định:
Ví dụ:
Nước đổ lá khoai và nước đổ đầu Vịt; Oản ít bụt nhiều và Mật ít ruồi
nhiều.v.v…
Ví dụ: hiện tượng Đồng nghĩa cụm từ tiếng Anh:
Bad news travels fast - No news is good news (Tin dữ lan nhanh )
Từ những ví dụ đã được dẫn ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng:
“Từ đồng nghĩa là trường hợp riêng quan trọng nhất nằm trong “đơn vị từ
vựng đồng nghĩa” và “đơn vị từ vựng đồng nghĩa, từ đồng nghĩa” đều thuộc
“hiện tượng đồng nghĩa” của ngôn ngữ [44, tr. 71].
11
1.2.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học về từ đồng nghĩa
Trong Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm đến từ
đồng nghĩa. Nhà Việt ngữ học Đỗ Hữu Châu quan niệm rằng:
“Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ
mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau.
Do đó trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể có thể thay thế cho nhau được.
Những từ này là những từ đồng nghĩa” [2, tr. 63].
Quan điểm của Đỗ Hữu Châu về từ đồng nghĩa, theo chúng tôi, còn ít
nhiều chưa được cụ thể, bởi vì tác giả mới chỉ đề cập tới “hình thức ngữ âm
khác nhau; từ nghĩa giống nhau; tiếp đó là các từ đồng nghĩa có thể thay thế
cho nhau trong nhiều hoàn cảnh”, mà chưa đề cập tới “mức độ giống nhau về
ý nghĩa của các từ “đến mức nào thì mới được coi là đồng nghĩa”. Sau khi
nghiên cứu sâu hơn về từ đồng nghĩa, năm 1981, ông đưa ra quan niệm khác
về từ đồng nghĩa như sau:
“Từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh
giống nhau mà ý nghĩa chung của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản” [3, tr.191].
Mặc dù vậy, quan niệm trên về từ đồng nghĩa của ông vẫn chưa giúp giải
quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, đúng là có những từ đồng nghĩa thay thế cho nhau được
trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi.
Nhưng không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau trong
cùng một ngữ cảnh (…)
Thứ hai, có những từ thay thế được cho nhau trong một ngữ cảnh mà ý
nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản, song chúng không phải là
những từ đồng nghĩa [44, tr.80 - 81].
Tiếp theo, trên cơ sở nhận thức lại về từ đồng nghĩa như vậy, Đỗ Hữu
Châu đưa ra quan niệm mới về từ đồng nghĩa:
12
“Hiện tượng Đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tuỳ theo số
lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các
từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét
nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa
cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét
nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó” [3, tr. 184].
Theo ý kiến của chúng tôi, quan niệm về từ đồng nghĩa vừa trình bày là
quá rộng. Hơn thế nữa, tác giả coi cả các từ chỉ có một nét nghĩa chung nhất
giống nhau là những từ đồng nghĩa mà không nhận ra rằng, trong thực tế
nghiên cứu, các từ cần thiết có ý nghĩa gần nhau đến một "mức độ nhất định"
thì mới được coi là những từ đồng nghĩa.
Cố phó giáo sư Nguyễn Văn Tu - nhà Việt ngữ học, trong công trình
đầu tiên của mình, đó là cuốn "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại" xuất bản năm
1968 đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau:
"Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ khác
nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó là những tên
khác nhau của một hiện tượng trong những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là
việc định danh”.
Chúng tôi cho rằng, định nghĩa trên của tác giả Nguyễn Văn Tu là hơi hẹp.
Bởi một lẽ, định nghĩa mới chỉ quan tâm tới từ đồng nghĩa biểu vật, chưa đề cập
tới từ đồng nghĩa biểu niệm. Định nghĩa trên chỉ là định nghĩa thuần tuý ở phương
diện lí thuyết.
Năm 1985, trong cuốn “Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp, 1985", ông đã đưa ra một cách hiểu khác về từ đồng
nghĩa: “Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu
đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất, v.v…) giống nhau hoặc gần nhau, có thể
thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc
13
thái tình cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng.v.v… Đó là
những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó
là những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ này có điểm chung về chức
năng định danh. Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một khái
niệm [46, tr.13 - 14].
Với cách hiểu như trên, tác giả Nguyễn Văn Tu đã nêu cụ thể hơn và có
sự mở rộng hơn quan niệm về từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, tác giả chưa phân biệt
rõ khái niệm “chủng” và khái niệm “loại’. Vì vậy, tác giả đã coi chúng là từ
đồng nghĩa.
Ví dụ:
Đầm – Hồ – Chuôm
Nhà Việt ngữ học Nguyễn Thiện Giáp lại tán thành quan điểm của
P.A.Bu - đa - gốp. Trên cơ sở đó ông đã đưa ra quan niệm của mình về từ đồng
nghĩa như sau:
“Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự
giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho
rằng “Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái của một khái niệm” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp
[17, tr. 191 - 192]).
Hạn chế trong quan niệm của tác giả P.A. Bu - đa - gốp và Nguyễn
Thiện Giáp là ở chỗ mới chỉ đề cập đến từ đồng nghĩa biểu niệm, còn trường
hợp từ đồng nghĩa biểu vật thì hoàn toàn không nhắc tới.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu trong
cuốn "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tr. 195" đã đưa ra một quan niệm về
từ đồng nghĩa theo xu hướng:
Thứ nhất, dựa vào đối tượng được gọi tên;
Thứ hai, dựa vào khái niệm do từ biểu thị.
14
Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về
nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc
dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt
đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một
nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau. Và
theo các tác giả thì từ “đồng nghĩa là những từ tương đối giống với nhau về nghĩa,
khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa
hoặc sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai” [23, tr.195].
Tác giả Nguyễn Trung Thuần trong bài viết “Thử tìm hiểu từ trung tâm
trong nhóm từ đồng nghĩa đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ” đã viết:
“Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về vỏ ngữ âm nhưng giống nhau về
nghĩa (biểu thị hay diễn đạt) và có thể thay thế cho nhau trong những ngữ
cảnh tiêu biểu mà nội dung thông báo vốn được giữ nguyên” [45, tr. 59].
1.2.3. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài về từ đồng nghĩa
Nhóm tác giả A.D Gri - gô - re- va và V.M. Gri - gô- ri – an cho rằng:
“Những từ nào có ý nghĩa hoàn toàn đồng nhất với nhau mới được coi là
những từ đồng nghĩa”.
Do vậy, A.D. Gri - gô - re - va đã tuyên bố: “Theo quan điểm của
chúng tôi, chỉ có sự đồng nhất ý nghĩa, chứ không phải tính gần gũi về ý
nghĩa như một số người giả định, mới cho phép các từ là những từ đồng
nghĩa. Sự tô điểm thêm những cảm xúc khác nhau (thô bỉ, đề cao, hạ
thấp.v.v…) cho các từ đồng nhất ý nghĩa, đặc điểm phong cách – chức năng
(khẩu ngữ, sách vở, thông tục, v.v…), đặc điểm sử dụng ngữ cảnh của chúng,
v.v… những đặc điểm hình thái – ngữ pháp đặc thù cho mỗi từ trong chúng
không hề cản trở việc thừa nhận các hiện tượng là đồng nghĩa khi có sự đồng
nhất ý nghĩa”(dẫn theo Nguyễn Đức Tồn [44, tr. 76]).
15
Ngược lại, D’ Alam – bơ phủ nhận tính chất đồng nhất tuyệt đối về ý
nghĩa của các từ đồng nghĩa. Tác giả cho rằng: không có hai từ đồng nghĩa
nhau ở ý nghĩa thực sự của từ. Nói cách khác, chúng có thể thay thế cho nhau
trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, nếu định nghĩa từ đồng nghĩa mà chỉ căn
cứ vào tiêu chuẩn “đồng nhất về ý nghĩa của từ” là không đúng (dẫn theo
Nguyễn Đức Tồn [ 44, tr. 78]).
A.N. Grô - zđép và A.B.Sa - pia lại cho rằng: “Các từ đồng nghĩa là
những từ biểu hiện cùng một khái niệm, đồng nhất hoặc gần gũi về ý nghĩa
của mình. Chúng chỉ khác nhau về sắc thái nghĩa, hoặc là về sắc thái phong
cách, phạm vi sử dụng hoặc là đồng thời cả hai đặc trưng nêu trên" (dẫn theo
Nguyễn Đức Tồn [ 44, tr. 78-79]).
A.A. Re –pho - mat – xki khi nhận diện từ đồng nghĩa thì chỉ dựa vào
sự vật, hành động, tính chất trong thực tế khách quan mà từ biểu thị. Do đó
tác giả định nghĩa: “Hai từ đồng nghĩa gọi tên cùng một sự vật, nhưng lại ứng
với nó những khái niệm khác nhau và do đó thông qua tên gọi làm bộc lộ ra
những thuộc tính khác nhau của sự vật này” (dẫn theo Nguyễn Đức Tồn [44,
tr. 79]).
Tác giả R.A.Bu - đa – gốp, như đã có dịp đề cập ở trên, lại dựa vào khái
niệm mà từ biểu thị nên cho rằng: Từ đồng nghĩa là những từ gần gũi nhau về ý
nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm
(dẫn theo Nguyễn Đức Tồn [44, tr. 58]).
Và cuối cùng, các nhà nghiên cứu B.N.Gô - lô - vin và
O.S. A – khơ – ma – nô - va dựa vào ý nghĩa nói chung của từ để định nghĩa
từ đồng nghĩa. Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ: chưa nói rõ xem “các từ
có nghĩa giống nhau đó là nghĩa nào, ý nghĩa biểu thị hay ý nghĩa diễn đạt.
Đồng thời, quan niệm này chủ yếu dựa vào nội dung mà chưa chú ý đến tiêu
chí hình thức để nhận diện từ đồng nghĩa.
16
1.3. CÁC THỦ PHÁP NHẬN DIỆN TỪ ĐỒNG NGHĨA
Như đã trình bày ở phần trước, từ đồng nghĩa là một khái niệm rất khó
xác định. Do vậy, để nhận diện chính xác các từ đồng nghĩa đòi hỏi chúng ta
phải có những thủ pháp tối ưu. Trong thực tế nghiên cứu, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra rất nhiều thủ pháp khác nhau để nhận diện từ đồng nghĩa.
Các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa truyền thống gồm:
* Thủ pháp sử dụng ngữ cảnh (chúng tôi đã nói ở trên);
* Thủ pháp dựa vào trường nghĩa;
Các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa dựa vào trường nghĩa do S.G.Bê
– rê – an đề xuất và được tác giả Đỗ Hữu Châu vận dụng vào tiếng Việt như sau:
- Dựa vào các nghĩa vị khái quát, từ đó lập ra các trường ngữ nghĩa;
- Phân trường ngữ nghĩa đó ra thành các trường ngữ nghĩa nhỏ hơn, dựa
vào nghĩa vị cụ thể. Tiếp tục phân chia như thế cho đến khi không thể phân chia
được nữa;
- Lập bảng liệt kê các đơn vị nghĩa cho các đơn vị đã được phân tích rồi
so sánh chúng với nhau về số lượng và tính chất nghĩa vị.
Hạn chế của thủ pháp này là đã đánh đồng những từ thuộc cùng một chủ
đề với những từ đồng nghĩa chân chính vì các từ đồng nghĩa thì chắc chắn thuộc
cùng một chủ đề nhưng các từ thuộc cùng một chủ đề thì chưa hẳn đã là những
từ đồng nghĩa.
Trên cơ sở phân tích các thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa của các
nhà nghiên cứu đi trước, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đề xuất một thủ pháp
mới để nhận diện từ đồng nghĩa. Chúng tôi sẽ vận dụng thủ pháp này để làm
việc trong luận văn của mình. Đó là: Sử dụng kết cấu đồng nhất “A là B” và
đảo lại “B là A”.
Theo Nguyễn Đức Tồn thì đây là thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa
mang lại hiệu lực tối ưu bởi:
17
“Kết cấu “A là B” và đảo “B là A” chính là ngữ cảnh đồng nhất
tổng quát nhất, điển hình nhất cho mọi ngữ cảnh đồng nhất khác”.
Hai đơn vị từ vựng nào đó xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất này sẽ
có thể thay thế được trong mọi ngữ cảnh (trừ ngữ cảnh đòi hỏi sắc thái tu
từ.v.v… riêng đặc thù) (Nguyễn Đức Tồn [44, tr. 96]).
Ưu điểm nổi bật của thủ pháp này là ở chỗ: nó dựa trực tiếp vào mẫn
cảm ngôn ngữ của người bản ngữ, khiến có thể nhận ra ngay được mối quan
hệ ngữ nghĩa hai đơn vị được so sánh, vừa đơn giản tiện lợi, lại vừa dễ áp
dụng. Đồng thời, khi sử dụng thủ pháp này để nhận diện từ đồng nghĩa, chúng
ta sẽ khắc phục được nhược điểm của thủ pháp sử dụng ngữ cảnh để nhận
diện từ đồng nghĩa”.
Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ trong tiếng Anh để chứng minh cho điều vừa nêu:
Trong tiếng Anh, hai tính từ “Dirty” và “unclean” đều có nghĩa là “dơ
bẩn, bẩn thỉu”. Chúng ta có thể nói:“A dirty skirt”is “An unclean skirt”
hoặc“An unclean skirt” is “A dirty skirt” (“A dirty skirt” và “An unclean
skirt” đều có nghĩa là : một chiếc váy bẩn ).
Tuy nhiên, sắc thái của hai tính từ này có phần khác biệt nên không
phải lúc nào chúng cũng có thể thay thế cho nhau. Trong ngữ cảnh trên cả hai
tính từ đều được dùng để mô tả vẻ bề ngoài của đồ vật. Trong khi đó, khi nói
về tính cách của con người (mang nghĩa tiêu cực) thì người Anh lại chỉ dùng
tính từ “dirty”, ví như: “A dirty Person: một người bẩn tính, nhỏ nhen; hay
trong câu: They spoke the dirty on her: Họ chơi bẩn đối với cô ta.
1.4. QUAN NIỆM CỦA LUẬN VĂN VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Chúng tôi cho rằng một định nghĩa ưu việt về từ đồng nghĩa phải đồng
thời chú ý đến quan hệ giống nhau của các sự vật, khái niệm mà chúng biểu
thị, phải chú ý đến mức độ giống nhau về nghĩa của chúng. Và nếu có thể thì
còn có thể nêu được cả cách thức để nhận diện các từ đồng nghĩa. Chính vì
18
vậy, chúng tôi tán thành với định nghĩa về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức
Tồn được đưa ra trong cuốn “Từ đồng nghĩa tiếng Việt”(2006), Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr. 96”.
Nội dung định nghĩa như sau:
“Hai đơn vị từ vựng/từ được gọi là đồng nghĩa khi chúng có vỏ ngữ
âm khác nhau biểu thị các biểu vật hoặc/ và biểu niệm giống nhau và:
a/ Nếu chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo lại được
“B là A” mà không cần phải chỉnh lí bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào
một trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ vựng/từ cùng nghĩa.
b/ Nêú như để chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo
lại được “B là A” cần có sự chỉnh lí, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một
trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ vựng/từ gần nghĩa”.
Thực chất, định nghĩa trên đề cập tới các vấn đề sau:
* Các từ đồng nghĩa phải là những từ thuộc về cùng một từ loại. Như vậy,
chúng mới cùng xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất “A là B” và “B là A”.
* Trong ý nghĩa của chúng có chứa những yếu tố đồng nhất;
* Các yếu tố khác nhau của các ý nghĩa này bị trung hoà hoá trong
những ngữ cảnh nhất định;
* Một số từ cực kì gần gũi đến mức đồng nhất về ý nghĩa được gọi là
những từ đồng nghĩa tuyệt đối;
* Trường hợp các từ đồng nghĩa khác có mức độ giống nhau về ý
nghĩa kém hơn trường hợp trên thì đó là những từ gần nghĩa.
1.5. PHÂN LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA
Dựa cách phân loại đã được tác giả Nguyễn Đức Tồn đưa ra trong cuốn
sách của mình đã nêu trên đây, chúng tôi tán thành và chia các từ đồng nghĩa
thành ba tiểu loại sau đây.
1.5.1. Các từ đồng nghĩa ý niệm
19
Các từ đồng nghĩa ý niệm là các từ đồng nghĩa trung tính về phong
cách, khác biệt nhau về các sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ.
Ví dụ: trong tiếng Việt:
Thuốc men – thuốc thang
Cả hai từ đều “chỉ thuốc dùng để phòng hoặc chữa bệnh”. Tuy nhiên, sắc thái
của ý nghĩa trong các từ đồng nghĩa này có sự khác nhau. “Thuốc men” dùng
để nói khái quát về các loại thuốc nói chung. “Thuốc thang” dùng nói khái
quát về thuốc đông y.
Hoặc trong tiếng Anh: ba tính từ:
Pretty – good looking – beautiful đều được dùng để diễn tả sự ưa nhìn.
Tuy nhiên:
* Pretty: Được dùng để chỉ sự duyên dáng, đáng yêu ở nữ giới hay dùng chỉ
bề ngoài, chỉ cái đẹp đạt tới độ “tuyệt mỹ” của đồ vật.
Ví dụ:
- She is a pretty girl /(cô ấy là một cô gái kiều diễm).
- She was wearing a pretty dress /(Cô ấy mặc một chiếc váy đẹp tuyệt).
* Beautiful: Chỉ đơn thuần là nói về cái đẹp của sự vật, hiện tượng, con
người, có phần nghiêng về sự nhận xét chủ quan của người phát ngôn.
Ví dụ:
- It was a beautiful summer’s day /(Đó là một ngày hè đẹp trời).
- She is s beautiful girl /(Cô ấy là một cô gái xinh đẹp).
* Good – looking: Dùng cho người (không phân biệt giới tính).
Ví dụ:
He appeared unusually good – looking, to day /(Hôm nay, trông anh ta
bảnh trai lạ thường).
Vậy, có thể nhận định rằng: sắc thái của ba tính từ đồng nghĩa trong
tiếng Anh vừa trình bày ở trên là khác nhau. “Một ngày hè đẹp trời” không
20
thể dùng với “Pretty”, “ good – looking”. “Good – looking” được dùng cho
người (không phân biệt giới tính). Tuy nhiên, Pretty và beautiful lại chỉ dùng
cho nữ giới.
Tóm lại, các từ đồng nghĩa ý niệm là phương tiện biểu hiện, chính xác
hoá tư tưởng trong từng trường hợp sử dụng ngôn ngữ. Những sắc thái ý
nghĩa cơ bản này nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng chỗ sẽ giúp lời nói trở
nên tinh tế, chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và biểu cảm.
1.5.2. Các từ đồng nghĩa phong cách
Từ đồng nghĩa phong cách là những từ đồng nhất về ý nghĩa và khác
nhau về sắc thái phong cách.
Ví dụ: trong tiếng Việt:
Chồng – Phu quân (cũ, vch)
Nàng (cũ, vch) – Nường (cũ, id)
Trăng (ông trăng) – Nguyêt (cũ, vch)
Trong tiếng Anh:
Hai tính từ, "inexpensive" và "cheap" đều có nghĩa là “rẻ”. Tuy nhiên,
người Anh thường dùng tính từ "cheap" để nói về những đồ không tốt với
hàm ý chê bai, phê phán chất lượng của đồ vật, v.v Còn "inexpensive" chỉ
đơn thuần nói về giá cả không đắt.
Như vậy, khác với các từ đồng nghĩa ý niệm, các từ đồng nghĩa phong
cách xuất hiện với một số lượng lớn, đặc biệt ở các danh từ có ý nghĩa cụ thể.
Điều này hoàn toàn là tự nhiên và hợp quy luật. Bởi, cùng một đối tượng cụ
thể, ở thời đại khác nhau và ở những địa phương khác nhau có thể có những
tên gọi khác nhau.
Ví dụ:
Má (ph) - mẹ – bầm (ph)
Muỗng (ph) – thìa
21
Hổ – hùm (kng) – khái (đph) - Ông ba mươi (kiêng kị)
Từ đồng nghĩa phong cách được chia thành hai nhóm như sau:
* Nhóm 1: Các từ cổ
Các từ thuộc nhóm này gồm các từ cổ, các từ đã lỗi thời. Hiện nay, các
từ này đã bị đẩy lùi khỏi vốn từ và được thay thế bằng các từ khác. Do vậy,
chúng ít được sử dụng, bởi đặc điểm này mà chúng được coi là vốn từ vựng
tiêu cực.Tuy nhiên chúng vẫn được sử dụng vì mục đích “tạo sắc thái phong
cách cổ xưa” và chủ yếu được sử dụng trong sáng tác văn học nghệ thuật.
Chúng hoạt động với tư cách là các từ đồng nghĩa phong cách với các từ tiếng
Việt hiện đại. Các từ cổ - đó có thể là các từ Hán Việt cổ, các từ ngữ liên quan
đến các điển tích, điển cố được vay mượn từ tiếng Hán, vay mượn từ ngôn
ngữ Ấn - Âu.
Ví dụ:
Nước mắt và lệ - luỵ – châu
Cõi đời và bụi hồng, bụi trần, hồng trần, cõi trần, trần ai, trần tục…
* Nhóm 2: Các từ đồng nghĩa phong cách của tiếng Việt hiện đại
Các từ đồng nghĩa thuộc loại này có nguồn gốc chủ yếu từ các từ địa
phương. Chúng là các từ nằm trong vốn từ vựng tích cực. Nói cách khác, vốn
từ vựng tích cực là thành phần cơ bản, là trụ cột của từ vựng có phạm vi sử
dụng rộng rãi, và thường xuyên được sử dụng. Bên cạnh đó, chúng vẫn được
dùng chủ yếu trong tác phẩm văn học để nhằm khắc họa sắc thái địa phương
hoặc tính cách nhân vật. Hoặc đó có thể là các từ thuộc các lĩnh vực khoa học,
chuyên môn, ngành nghề khác. v.v…
Ví dụ:
Các từ đồng nghĩa với các từ trung tính về phong cách vốn thuộc từ vựng sách vở:
Hành khất - ăn mày
Phụ mẫu – mẹ
22
Phụ thân – cha
Hay, các từ đồng nghĩa thuộc phong cách khẩu ngữ bình dân thông tục:
Miệng – mồm (kng)
Kết quả là, các từ đồng nghĩa phong cách được chọn sử dụng để phù hợp
với các phong cách chức năng khác nhau. Nhờ sắc thái phong cách này mà nếu
chúng ta sử dụng chúng đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ đạt được
hiệu quả cao.
1.5.3. Các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách
Các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách là các từ đồng nghĩa không chỉ
khác nhau về màu sắc phong cách mà còn khác nhau cả về sắc thái ý nghĩa
chung của mỗi từ.
Ví dụ:
Trình – bẩm – trình bày
* Trình: là từ được dùng trong văn hành chính. Có nghĩa là “ báo cáo cho cấp
trên để xem xét việc gì. v.v…” (Ví dụ: Trình dự án lên Quốc hội)
* Bẩm: là từ cổ. Đối tượng sử dụng có địa vị thấp trong xã hội. Có nghĩa là:
thưa, trình. (Ví dụ: bẩm quan, bẩm bà, v.v…).
* Trình bày: được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống con
người. Có nghĩa là: nói ra một cách rõ ràng và đầy đủ về sự việc. v.v cho
mọi người hiểu rõ.
Ví dụ:
Trình bày nguyện vọng, trình bày bản báo cáo, trình bày bài hát, v.v…
Tóm lại, từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ có thể chia ra làm ba loại:
Thứ nhất, từ đồng nghĩa ý niệm;
Thứ hai, từ đồng nghĩa phong cách;
Thứ ba, từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách.
23
1.6. TỪ ĐỒNG NGHĨA - MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN ĐẶC
TRƢNG VĂN HOÁ - DÂN TỘC CỦA TƢ DUY NGÔN NGỮ
Văn hoá là một chiếc áo đẹp cho một dân tộc. Ngôn ngữ là chất liệu tạo
nên chiếc áo đẹp đó. Có thể nói ngôn ngữ và văn hoá tạo nên đặc trưng của
mỗi dân tộc. Cũng chính bởi thế, khi chúng ta nhận diện một dân tộc khu biệt
với dân tộc khác thì phải thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá của
họ. Vậy văn hoá là gì?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiện tượng được gọi là “văn hoá”.
Thuật ngữ “văn hoá” là một từ tiếng Hán do Lưu Hướng (năm 77 – 6 TCN)
thời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhưng lúc đó, “văn hoá” có nghĩa là “dùng văn
để hoá”, nói cách khác, “văn hoá” tức là “giáo hoá” – dùng trí tuệ, sự hiểu
biết của mình để cảm hoá giáo dục. Theo sự phát triển của xã hội loài người,
nghĩa của “văn hoá” có phần khác trước. Nguyên là từ “văn hoá” trong tiếng
Anh và tiếng Pháp được viết dưới dạng “Cultura” có nguồn gốc từ chữ La
tinh. “Cultura” có nghĩa là trồng trọt, làm đất.v.v…Đến giữa thế kỉ XIX, do
sự phát triển của các khoa học Nhân loại học, Xã hội học, Dân tộc học khái
niệm văn hoá đã thay đổi. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiện tượng
được gọi là “văn hoá” này.
E. B. Taylor - nhà Nhân loại học người Anh, trong tác phẩm “Văn hoá
nguyên thuỷ” đã đưa ra quan điểm về văn hoá như sau: “Văn hoá là một tổng
hoà phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, phong tục,
pháp luật và cả những năng lực thói quen mà con người đạt được trong xã
hội” (dẫn theo Trần Quốc Vượng [52, tr.22]). Phan Ngọc đã đưa ra một định
nghĩa về văn hoá mang tính chất thao tác luận. Khác với những định nghĩa
trước đó, theo ông “Không có cái gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất kì vật
gì cũng có cái mặt văn hoá. Văn hoá là mối quan hệ. Nó là mối quan hệ hữu
cơ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành