Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ LAN ANH


BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ CHUYỂN ĐỔI
CHỨC NĂNG-NGHĨA TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT
(Trên tư liệu thuật ngữ)




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC





HÀ NỘI - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ LAN ANH

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ CHUYỂN ĐỔI
CHỨC NĂNG-NGHĨA TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT
(Trên tư liệu thuật ngữ)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ QUANG THIÊM




HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
01
2. Đối tượng nghiên cứu
04
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
05
4. Phương pháp nghiên cứu
06
5. Ý nghĩa của luận văn

07
6. Bố cục của luận văn
07
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ
CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG-NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NGÔN
NGỮ
09
1.1. Chức năng và các phạm vi chức năng trong ngôn ngữ
09
1.2. Chức năng-nghĩa của từ
12
1.3. Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng
15
1.4. Sơ lược về việc nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng-nghĩa
18
CHƢƠNG 2: SỰ CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG - NGHĨA TRONG
PHẠM VI DANH TỪ
27
2.1. Về các loại danh từ
27
2.2. Sự kiêm chức năng-nghĩa của danh từ trong các phạm vi khoa học
khác nhau
33
2.3. Kết quả phân tích định lượng
35
2.3.1. Về lĩnh vực khoa học tự nhiên
35
2.3.2. Về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
38
2.4. Kết quả phân tích định tính

46
2.4.1. Trƣờng hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm
nhiều chức năng-nghĩa khác nhau
46
2.4.1.1. Thuật ngữ kiêm hai nghĩa khác nhau
46
2.4.1.2. Thuật ngữ kiêm ba nghĩa khác nhau
47
2.4.1.3. Thuật ngữ kiêm bốn nghĩa khác nhau
49
2.4.2. Trƣờng hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng-nghĩa
khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau
50
2.5. Tiểu kết
52
CHƢƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG-NGHĨA TRONG
PHẠM VI ĐỘNG TỪ VÀ TÍNH TỪ
53
3.1. Về các loại tính từ và động từ tiếng Việt và sự kiêm chức năng-
nghĩa của chúng trong các phạm vi khoa học khác nhau
53
3.1.1. Các loại động từ và sự kiêm chức năng-nghĩa của động từ trong
các phạm vi khoa học khác nhau
53
3.1.2. Các loại tính từ và sự kiêm chức năng-nghĩa của tính từ trong
phạm vi khoa học khác nhau
57
3.2. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi động từ
61
3.2.1. Kết quả phân tích định lƣợng

61
3.2.1.1. Về lĩnh vực khoa học tự nhiên
61
3.2.1.2. Về lĩnh vực khoa học xã hội
64
3.2.2. Kết quả phân tích định tính
77
3.2.2.1. Trƣờng hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm
nhiều chức năng-nghĩa khác nhau
3.2.2.2. Trƣờng hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng-
nghĩa khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau
77

79
3.3. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi tính từ
81
3.3.1. Kết quả phân tích định lƣợng
81
3.3.1.1. Về lĩnh vực khoa học tự nhiên
81
3.3.1.2. Về lĩnh vực khoa học xã hội
83
3.3.2. Kết quả phân tích định tính
94
3.3.2.1. Trƣờng hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm
nhiều chức năng-nghĩa khác nhau
94
3.3.2.2. Trƣờng hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng-
nghĩa khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau
95

3.3.2.3. Phạm vi nghĩa của những đơn vị từ vựng đƣợc khảo sát
96
3.4. Tiểu kết
98
PHẦN KẾT LUẬN
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU






BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



d.
danh từ
đg.
động từ
GT
giải thích
KHTN
khoa học tự nhiên
KHXH
khoa học xã hội
NNH

ngôn ngữ học
SGK
sách giáo khoa
t.
tính từ

từ điển
THPT
trung học phổ thông
tr.
trang
Vd
ví dụ















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



1. Danh mục các bảng:


Trang
Bảng 1: Tỉ lệ thuật ngữ danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết
45
Bảng 2: Tỉ lệ thuật ngữ động từ đơn tiết và động từ đa tiết
76
Bảng 3: Tỉ lệ thuật ngữ tính từ đơn tiết và tính từ đa tiết
93

2. Danh mục các biểu đồ:


Trang
Biểu đồ 1: Thuật ngữ danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết
46
Biểu đồ 2: Thuật ngữ động từ đơn tiết và động từ đa tiết
77
Biểu đồ 3: Thuật ngữ tính từ đơn tiết và tính từ đa tiết
93
Biểu đồ 4: Tỉ lệ thuật ngữ danh từ, động từ và tính từ trong tư liệu
khảo sát
99




1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cách mạng tháng Tám đã trả lại cho tiếng Việt vị trí xứng đáng
của nó, từ chỗ là ngôn ngữ của một dân tộc mất nƣớc, nó đã trở thành ngôn
ngữ chính thức của một Nhà nƣớc độc lập có chủ quyền, đƣợc dùng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực khoa học, chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, nghệ
thuật, Tiếng Việt đã làm tròn vai trò là công cụ giao tiếp và công cụ tƣ duy
của mình. Điều đó chứng tỏ khả năng phát triển phong phú của ngôn ngữ ở
mọi cấp độ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng-ngữ nghĩa, Tuy nhiên, sự biến đổi
và phát triển của xã hội Việt Nam đƣợc phản ánh rõ nét hơn cả ở cấp độ từ
vựng-ngữ nghĩa bởi vì nó là tấm gƣơng phản chiếu đời sống xã hội, bộ phận
đƣợc xem là phản ánh trực tiếp nhất trong sự biến đổi và phát triển ngôn
ngữ.
Ngôn ngữ phản ánh thực tại. Bởi vì thực tế thì vô cùng, mọi sự vật
hiện tƣợng trong thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển không
ngừng mà chất liệu ngôn ngữ thì có hạn nên ngƣời nói, ngƣời viết có khi
đứng trƣớc một sự kiện, một trạng thái chƣa có cách biểu hiện trong ngôn
ngữ hay đã có nhƣng không thỏa mãn đƣợc yêu cầu của mình phải tìm cách
diễn đạt mới. Do đó nó đòi hỏi từ vựng-ngữ nghĩa phải có những đơn vị từ
ngữ mới hay các nghĩa mới cho các từ ngữ cũ để chính xác hoá các khái
niệm, để đa dạng hoá cách biểu hiện mà ngôn từ mang chứa nó. Yêu cầu đó
của xã hội bắt buộc ngôn ngữ phải tuân theo tiến trình “trí tuệ hoá” mà tiến
trình này nổi rõ hơn cả là ở hệ thống thuật ngữ của mỗi ngôn ngữ.
1.2. Trong quá trình tiến triển của một dân tộc, dân tộc đó phát triển
mạnh mẽ về lĩnh vực nào thì vốn từ vựng của ngôn ngữ mà dân tộc đó sử
dụng sẽ xuất hiện những đơn vị từ ngữ mới trong các lĩnh vực khoa học. Ở

2
nƣớc ta, khoảng đầu thế kỷ XX, những thuật ngữ tiếng Việt xuất hiện lẻ tẻ,

cũng chỉ hạn chế trong một vài lĩnh vực rất hẹp và chƣa đƣợc sử dụng phổ
biến rộng rãi. Những năm 30 và nhất là sau Cách mạng tháng Tám, với phong
trào Cách mạng nêu cao chủ trƣơng đúng đắn "đấu tranh vì tiếng nói, chữ viết,
thống nhất và làm giàu tiếng nói", hơn nữa xã hội Việt Nam đã bắt đầu tiếp
xúc với nền văn hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến phƣơng Tây nhiều hơn, vốn
từ vựng biến đổi, phát triển nhanh chóng, đặc biệt là thuật ngữ. Thuật ngữ
đƣợc xem nhƣ bức tranh phản chiếu, là diện mạo toàn cảnh từ ngữ ghi dấu
trạng thái tri thức, trạng thái sáng tạo, tiếp biến của một dân tộc trong từng
thời kỳ tiến hoá và phát triển ngày càng đi lên, ngày càng tiến bộ của nhân
loại.
Trải qua gần một thế kỷ, thuật ngữ tiếng Việt đã phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ vô cùng, có sự thay đổi không những về số lƣợng mà cả về
chất lƣợng, không chỉ về hình thức mà cả về nội dung. Tuỳ từng giai đoạn
lịch sử, tuỳ hoàn cảnh xã hội mà thuật ngữ của ngành này hoặc ngành khác
phát triển với tốc độ nhanh. Khoảng những năm 30 trở đi, nhiều thuật ngữ
chính trị, triết học đã đƣợc lƣu hành nhƣng thƣờng ở trong điều kiện bí mật.
Cách mạng tháng Tám thành công đã tạo điều kiện cho chúng sinh sôi nảy
nở. Do chính quyền nhân dân đƣợc thành lập, hàng loạt thuật ngữ về tổ chức,
hành chính ra đời. Tiếp đến thời kỳ kháng chiến đã tạo điều kiện cho thuật
ngữ quân sự phát triển. Rồi hoà bình lập lại, trong sự nghiệp xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá
khoa học, hàng loạt thuật ngữ của các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ
thuật phát triển mạnh. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc, nhân dân ta đã
sáng tạo ra rất nhiều thuật ngữ, không phải chỉ về chiến đấu mà cả về sản
xuất. Càng ngày thuật ngữ càng đƣợc sửa đổi, cải tiến, hoàn thiện hơn, vừa
đảm bảo đƣợc tính khoa học, vừa tăng thêm tính chất dân tộc và đại chúng.

3
Do cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc mang tính chất nhân dân rộng rãi,
toàn dân, toàn diện nên thuật ngữ hiện nay của ngành quân sự chẳng hạn, có

tính chất dân tộc, đại chúng hơn trƣớc nhiều.
Theo Hoàng Văn Hành, trong bài "Về sự hình thành và phát triển thuật
ngữ tiếng Việt" thì nhìn một cách tổng quát, thuật ngữ tiếng Việt cũng nhƣ
trong các ngôn ngữ đã phát triển khác hình thành nhờ ba con đƣờng cơ bản
là: 1) Thuật ngữ hoá từ ngữ thông thƣờng; 2) Cấu tạo những thuật ngữ tƣơng
ứng với thuật ngữ nƣớc ngoài bằng phƣơng thức mô phỏng; 3) Mƣợn nguyên
những thuật ngữ nƣớc ngoài (thƣờng là những thuật ngữ có tính quốc tế). Hệ
quả của những quá trình hay những phƣơng thức này là hình thành ba lớp
thuật ngữ với những đặc trƣng khác nhau về hình thái và ngữ nghĩa trong
vốn thuật ngữ tiếng Việt. Đó là: 1) Lớp thuật ngữ thuần Việt; 2) Lớp thuật
ngữ vay mƣợn và 3) Lớp thuật ngữ quốc tế.
Trong ngôn ngữ, hệ thống những đơn vị từ vựng, nói rộng hơn hệ
thống từ vựng-ngữ nghĩa là hệ thống mở, có số lƣợng rất lớn. Ngôn ngữ là
công cụ giao tiếp quan trọng nhất và cũng là công cụ của tƣ duy con ngƣời.
Những đơn vị hoạt động càng nhiều, tham gia nhiều chức năng khác nhau
(khoa học, nghệ thuật, thi ca, ) thì càng có sự biến đổi và phát triển mạnh
về chức năng, ngữ nghĩa.
1.3. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình biến đổi, phát triển
của hệ thống từ vựng-ngữ nghĩa trong một ngôn ngữ thƣờng đi theo những con
đƣờng khác nhau: làm giàu vốn từ vựng bằng con đƣờng vay mƣợn, hay làm
giàu vốn từ vựng bằng con đƣờng cấu tạo đơn vị từ ngữ mới. Do số lƣợng các
từ trong một ngôn ngữ không thể tăng lên vô hạn tƣơng ứng với các nội dung
cần biểu đạt nên việc sử dụng các đơn vị có sẵn của hệ thống để biểu thị cái vô
hạn sinh động trong thực tế khách quan đã trở thành một phƣơng thức hữu hiệu
của ngôn ngữ, dẫn đến cùng một hình thức ngữ âm có thể dùng để biểu đạt

4
nhiều nội dung khác nhau. Hơn nữa một ngôn ngữ phát triển thƣờng có sự đa
dạng về phong cách chức năng, phong phú về loại hình văn bản, cách thức diễn
đạt, dẫn đến sự chuyển đổi từ phạm vi chức năng-nghĩa này qua phạm vi chức

năng-nghĩa khác. Chính điều này làm cho sự phân hoá nội dung, sự phân công
lại, mở rộng phạm vi hành chức đơn vị, ngữ nghĩa của từ ngữ. Tƣ liệu thuật ngữ
tiếng Việt biểu hiện sinh động hiện tƣợng này. Kết quả của quá trình này xét về
mặt dung lƣợng nghĩa là sẽ tạo ra những đơn vị có nhiều nghĩa. Đây chính là
con đƣờng làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa một cách tiết kiệm, đồng thời là
một hƣớng phát triển theo chiều sâu, sự phát triển bằng cách kiêm chức năng,
chuyển đổi chức năng. Nó đảm bảo tính tiết kiệm bởi không dùng vỏ âm thanh
mới. Đây là cách phát triển theo chiều sâu bởi nó làm tăng lƣợng nội dung bên
trong của tín hiệu. Hệ quả của hiện tƣợng này trong ngữ nghĩa học là sự phát
triển đa nghĩa diễn ra không chỉ trong phạm vi đời thƣờng, văn học nghệ thuật
mà còn trong lĩnh vực khoa học.
Cần thiết khảo sát hiện tƣợng này nhƣ là một phƣơng thức, đồng thời
xem nó nhƣ là một kết quả của sự hoạt động ngôn từ. Có thể nói, đây là sự
hoạt động chuyển đổi mở rộng chức năng-nghĩa, là biểu hiện của sự hình
thành một loại nội dung nghĩa mới. Đề tài "Bƣớc đầu khảo sát sự chuyển đổi
chức năng-nghĩa từ vựng trong tiếng Việt" (trên tƣ liệu thuật ngữ) có nhiệm
vụ là tìm cách cắt nghĩa, chứng minh sự phát triển nghĩa theo chiều sâu (nội
dung bên trong từ ngữ), theo cách hiểu phổ nghĩa với các kiểu nghĩa chức
năng từ vựng khác nhau bên trong đơn vị từ vựng tiếng Việt mà những năm
gần đây đƣợc nhiều tác giả chú ý khai thác.

2. Đối tƣợng nghiên cứu:

5
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là xem xét sự chuyển đổi chức năng-
nghĩa từ vựng trên tƣ liệu những thuật ngữ (khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học tự nhiên). Nội dung để xem xét gồm hai quá trình, đó là:
+ Những từ thông thƣờng đƣợc dùng với chức năng là thuật ngữ.
+ Và ngƣợc lại, những thuật ngữ dần đƣợc dùng phổ biến trong phong
cách sinh hoạt (thuật ngữ hoá từ vựng và thông thƣờng hoá thuật ngữ) .

- Tƣ liệu nghiên cứu chính của luận văn là những thuật ngữ lấy từ: "Từ điển
triết học" - Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va (1986); "Từ điển giải thích
thuật ngữ ngôn ngữ học"- Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2002); "Từ điển kinh
tế học"- Nguyễn Văn Ngọc (biên soạn) (2006); sách giáo khoa Toán học
lớp 10, 11, 12 (bậc trung học phổ thông) – Nhà xuất bản Giáo dục (2006);
từ và văn bản, cách dùng từ trong những phong cách chức năng khác nhau.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, bƣớc đầu chúng tôi chỉ khảo
sát quá trình thứ nhất. Đó là quá trình những từ thƣờng dùng đƣợc mở rộng
nội dung kiêm chức năng thuật ngữ. Quá trình thứ hai thuật ngữ mở rộng
dùng chức năng từ thƣờng sẽ khảo sát trong một dịp khác.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tƣ liệu tập trung khảo sát dựa trên tƣ liệu thuật ngữ thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, những thuật ngữ có chức
năng định danh khái niệm khoa học. Khi nói đến khoa học có nghĩa là
những đơn vị này ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của khoa học.
Trên cơ sở xác định những đơn vị từ vựng vốn có, những đơn vị từ
vựng tiếng Việt đƣợc dùng trong đời thƣờng trƣớc đây nay đƣợc chuyển đổi
thành thuật ngữ để thực hiện chức năng mới: chức năng thuật ngữ trong
phong cách khoa học. Nói cách khác, nó đƣợc bao hàm thêm những chức
năng biểu hiện mới. Nhiệm vụ của đề tài là thử cắt nghĩa các bƣớc/ thang bậc

6
của sự thay đổi, chuyển đổi chức năng và nghĩa, nội dung của các đơn vị
này. Bởi vì chúng ta quan niệm nghĩa không tự nhiên có mà là sản phẩm tinh
thần đƣợc cố định trong tín hiệu do ngƣời dùng đƣa ra (dùng tín hiệu đó để
hoàn thành chức năng gì?), mỗi phạm vi dùng đều có sự hoàn thành chức
năng nhất định và nội dung xác định. Khi đơn vị đó chuyển đổi phạm vi sử
dụng, đồng thời chuyển đổi phạm vi chức năng thì sẽ dẫn đến nghĩa mới.


4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt đƣợc một cách có hiệu quả mục đích nghiên cứu của mình,
chúng tôi áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát: quan sát phạm vi khách thể để phát hiện ra
chất liệu liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Trong trƣờng hợp này là
những thuật ngữ (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên) vốn có
nguồn gốc từ đời thƣờng (từ thƣờng) đã đƣợc thuật ngữ hoá.
- Phương pháp thống kê định lượng: thống kê những đơn vị đó trong
những loại từ điển, sách giáo khoa thuộc các ngành khoa học khác nhau để
tính toán các số liệu cần thiết làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong quá
trình nghiên cứu. Trong ngôn ngữ học, phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng
rất rộng rãi, bởi vì các hiện tƣợng ngôn ngữ ngoài những đặc trƣng về chất
còn có những đặc trƣng về lƣợng và trong không ít các trƣờng hợp của ngôn
ngữ, sự khác biệt về chất chỉ có thể đƣợc giải thích nhờ khác biệt về lƣợng.
Chúng tôi vận dụng các thủ pháp thống kê ngôn ngữ học để thực hiện
các thống kê cần thiết về từ vựng, từ đó xác định tỉ lệ của các yếu tố từ
thƣờng đƣợc thuật ngữ hoá; phong cách chức năng mà chúng xuất hiện nhiều
nhất,
- Phương pháp phân tích nghĩa: giúp nhanh chóng xác định đƣợc
các yếu tố cũng nhƣ quy luật cấu tạo của các thuật ngữ bằng sự phát triển
nghĩa. Đây là phƣơng pháp giúp phân tích chức năng, phạm vi hoạt động

7
của từ ngữ, từ đó xác định thuộc tính nghĩa liên quan đến phạm vi sử dụng,
xác định sự chuyển đổi chức năng-nghĩa theo chiều hƣớng thuật ngữ hoá và
hệ quả của nó.
- Theo suốt các phƣơng pháp đã nêu trên là hai phƣơng pháp luận cơ bản
trong nghiên cứu khoa học diễn dịch và quy nạp. Trong quá trình nghiên cứu, có
những kết luận chúng tôi rút ra đƣợc từ những quy luật chung, chẳng hạn, từ thực
tế thống kê, biểu hiện khả năng hoạt động của các đơn vị để khái quát sự chuyển

đổi chức năng và nghĩa. Ngƣợc lại, từ đơn vị cơ sở xuất phát với hàm lƣợng
nghĩa của chúng để xác định hoạt động cụ thể, sự chuyển đổi chức năng-nghĩa
của chúng. Nhƣng cũng có kết luận có đƣợc nhờ sự khảo sát, phân tích những
trƣờng hợp cụ thể, chẳng hạn: căn cứ vào chức năng khác nhau của ngôn ngữ để
xác định sự biểu hiện và các mức độ chuyển đổi của ngôn từ đó.

5. Ý nghĩa của luận văn:
- "Bƣớc đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng trong
tiếng Việt" (trên tƣ liệu thuật ngữ) cho thấy phƣơng thức biến đổi và phát
triển nghĩa là một phƣơng thức cơ bản của sự phát triển thuật ngữ tiếng Việt.
Phƣơng thức này cho ta thấy rõ sự phát triển của từ vựng-ngữ nghĩa theo
chiều sâu, phát triển về chất của các đơn vị từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt.
Đây cũng là một con đƣờng làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt một cách tiết
kiệm nhất - phát triển nội dung nghĩa mới, hoàn thành chức năng mới trong
hình thức đã có, trong các từ thƣờng dùng của vốn từ.
- Việc nghiên cứu góp phần làm rõ xu hƣớng biến đổi và phát triển
của hệ thuật ngữ tiếng Việt trong thời gian qua, hiện tại và tƣơng lai với yêu
cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc trong xu thế quốc tế hoá, toàn
cầu hoá. Luận văn này nói riêng cũng nhƣ từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt nói
chung góp phần nghiên cứu lịch sử phát triển thuật ngữ tiếng Việt.

8
- Qua việc phân tích, miêu tả dựa trên cứ liệu đã thống kê đƣợc, luận
văn phần nào cung cấp nguồn tƣ liệu cho các công trình nghiên cứu sự phát
triển của từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, bởi hệ thuật ngữ là một bộ phận của
vốn từ vựng phản ánh sự biến đổi và phát triển của xã hội Việt Nam trong
thế kỷ XX vừa qua và hiện nay.

6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, tƣ liệu nghiên cứu,

luận văn gồm có ba chƣơng đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu sự chuyển đổi chức
năng-nghĩa từ vựng trong ngôn ngữ.
CHƢƠNG 2: Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi danh từ.
CHƢƠNG 3: Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi động từ và
tính từ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU

















9
CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI
CHỨC NĂNG - NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NGÔN NGỮ


Nhƣ đầu đề luận văn của chúng tôi chỉ rõ là “Bƣớc đầu khảo sát sự
chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng trong tiếng Việt” (trên tƣ liệu thuật
ngữ), vì vậy nội dung của chƣơng này chúng tôi sẽ dành cho việc xác định
cơ sở lý luận của sự chuyển đổi chức năng-nghĩa và lịch sử vấn đề này đƣợc
đề cập đến trong Việt ngữ học. Những quan niệm và cách hiểu đƣợc nêu lên
trong chƣơng này chúng tôi xem nhƣ là chỗ dựa, là luận điểm xuất phát mà
chúng tôi sẽ vận dụng, làm rõ trong các phần nội dung tiếp theo. Tuy nhiên
với khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có khả năng đào sâu, đề
xuất điểm mới mà chỉ trình bày lại những hiểu biết chúng tôi chấp nhận để
làm việc, để phân tích, giải thích ngữ liệu cụ thể.

1.1. Chức năng và các phạm vi chức năng trong ngôn ngữ:
Trƣớc đây cũng nhƣ những năm gần đây, sau thời kỳ ngôn ngữ học
quá nhấn mạnh đến cấu trúc, đến hình thức, ngƣời ta nói nhiều đến chức
năng, chức năng luận trong nghiên cứu ngôn ngữ. Vậy chúng ta nên hiểu
“chức năng là gì” để tiện vận dụng vào ngôn ngữ học. Theo tập thể các tác
giả của cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, “chức năng là
tác dụng, vai trò bình thƣờng hoặc đặc trƣng của một ngƣời nào đó, một cái
gì đó” [28, tr.201]. Từ góc độ triết học, ngƣời ta hiểu chức năng một cách
chuyên sâu hơn: “chức năng là sự thể hiện ra bên ngoài của một khách thể
nào đó trong hệ thống các quan hệ nhất định” [47, tr.96]. Nhƣ vậy với hai
nội dung hiểu nông và sâu khác nhau, chúng tôi có thể vận dụng để phân
tích, xác định cách hiểu của mình trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học.

10
Trong nhà trƣờng, ngay từ những giờ học đầu tiên về ngôn ngữ học,

chúng tôi đã đƣợc dạy cách hiểu cách xác định bản chất, chức năng của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ về bản chất đó là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, tính đặc
biệt của nó đƣợc phân biệt với các hiện tƣợng xã hội khác nhƣ nhà nƣớc,
pháp luật. Còn về chức năng ngôn ngữ thì cần đƣợc hiểu, đƣợc quán triệt
nhiều phạm vi, nhiều bình diện ngày càng sâu sắc và ngày nay đang còn tiếp
tục với nhiều khuynh hƣớng nghiên cứu khác nhau.
Ở phạm vi chung nhất nhƣ các nhà kinh điển xác định: Ngôn ngữ là
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Giao tiếp là sự truyền
đạt thông tin từ ngƣời này đến ngƣời khác với một mục đích nhất định nào
đó. Sự giao tiếp đƣợc thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn
hai ngƣời với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phƣơng tiện
giao tiếp chung là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con ngƣời có khả năng hiểu biết lẫn
nhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài ngƣời. Sở dĩ nó quan trọng nhất vì trên góc độ lịch sử và toàn
diện mà xét, không một phƣơng tiện giao tiếp nào có thể sánh đƣợc với nó.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ đƣợc dùng để thực thi một số nhiệm vụ, hoàn
thành những chức năng xác định. Trong một chiết đoạn lời nói, mỗi thành
phần đều đảm nhiệm chức năng của mình. Vì vậy việc phân tích ngôn ngữ
cần thiết xác định mối quan hệ giữa các thành phần. Trong trƣờng hợp nhƣ
vậy nếu không tính đến chức năng giao tiếp thì sẽ không thể lý giải hay đánh
giá đúng vị trí, vai trò, đặc điểm của các thành phần đó trong biểu đạt ý
nghĩa.
Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều có hệ thống biểu đạt tƣơng ứng với hệ
thống nghĩa của nó. Quy cách nói năng cũng chỉ rõ: trƣớc tiên ngƣời nói suy
nghĩ xem cần nói gì rồi sau đó tìm cách lựa chọn hình thức biểu đạt, yếu tố
ngôn ngữ thích hợp dùng cho điều mình nói ra. Vậy cũng có nghĩa là trƣớc

11
hết là nội dung nghĩa rồi đến chức năng, sau đó mới đến hình thức biểu đạt.
Điều này hoàn toàn phù hợp với thứ tự mà ngƣời nói/ngƣời viết tuân thủ,

tức cũng phù hợp với chủ thể ngôn ngữ trong nói năng, sáng tạo ngôn ngữ.
Ngay trong chiều sâu tƣ duy phản ánh cũng xảy ra quá trình: ngƣời nói cảm
nhận, đánh giá sự vật khách quan rồi mới quyết định việc sử dụng ngôn ngữ
thích hợp, phong cách chức năng tƣơng thích. Chức năng tín hiệu ngôn ngữ
là hiện thực của chính tín hiệu đó và tín hiệu là hiện thực của nghĩa. Chức
năng và nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ luôn luôn tồn tại với nhau, gắn bó
chuyển hoá cho nhau. Giải thích sâu hơn về sự gắn bó giữa nghĩa, tƣ duy và
chức năng ngôn ngữ của con ngƣời, chúng ta có thể tìm thấy trong ý kiến của
C.Mác. Theo C. Mác, ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện vật chất để biểu
đạt tƣ duy mà còn là công cụ của hoạt động tƣ duy. Nó trực tiếp tham gia
vào quá trình hình thành và phát triển tƣ duy của con ngƣời. Ngôn ngữ còn
có một đặc trƣng khác nữa mà C.Mác đã chỉ ra: Ngôn ngữ nhƣ hiện thực trực
tiếp của tƣ tƣởng. Ở đây ông nhấn mạnh đến một chức năng khác của ngôn
ngữ, cụ thể là chức năng phản ánh: tƣ duy, tức là sự phản ánh thế giới xung
quanh bởi con ngƣời, chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới hình thức ngôn ngữ. Nói
cách khác, chức năng giao tiếp là chức năng thứ nhất, còn chức năng phản
ánh là chức năng thứ hai, đồng thời cả hai chức năng này đều có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau và liên quan trực tiếp đến biểu đạt nghĩa trong ngôn ngữ.
Ngày nay, hai chức năng này đƣợc đào sâu nghiên cứu hơn: ngôn
ngữ không chỉ là phƣơng tiện đƣợc dùng để trao đổi giữa ngƣời này với
ngƣời khác trong xã hội mà nó còn là sự tƣơng tác hiện thực trong đời sống
xã hội. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng đồng thời nó còn có
những chức năng khác: lƣu trữ thông tin, thi pháp, dụng học và nhiều chức
năng đa dạng khác.

12
Ở phạm vi xác định hơn, khi đi vào các cấp độ tồn tại khác nhau của
ngôn ngữ thì chức năng khái quát trên đƣợc thể hiện cụ thể ở từng loại
đơn vị, từng phạm vi hoạt động của ngôn ngữ cũng nhƣ các phạm vi giao
tiếp, các phong cách chức năng khác nhau.

Thông thƣờng đối với từng loại đơn vị cụ thể, chúng có những chức
năng khác nhau. Chẳng hạn: âm vị có chức năng khu biệt nghĩa và là đơn vị
cấu tạo âm tiết; hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và mang giá trị ngữ pháp,
có chức năng cấu tạo và biến đổi từ; từ là đơn vị biểu thị khái niệm, để định
danh, ; câu là đơn vị phán đoán trong lôgíc, thể hiện thông báo,v.v.
Về phạm vi hoạt động cũng có sự phân biệt ở những từ thuộc các từ
loại khác nhau có chức năng ngữ pháp khác nhau. Chẳng hạn: một từ loại
danh từ khi đi vào hoạt động trong câu có vai trò chủ ngữ hoặc bổ ngữ trực
tiếp trong câu. Ngay cả một từ mà trong câu nói khác nhau với dụng ý của
ngƣời nói, từ đó có thể hoàn thành chức năng-nghĩa khác nhau. Một từ “đi”
có thể hoàn thành chức năng biểu thị một vận động, cũng có thể thể hiện
mệnh lệnh, thúc giục, nhắc nhở. Đơn vị, biểu thức ngôn ngữ trong hệ thống
và trong hoạt động hành chức luôn có chức năng đa dạng. Vì vậy, khi nói
đến chức năng ngôn ngữ với một cách hiểu đầy đủ bao gồm:
a. Vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội nhƣ chức năng làm công cụ
giao tiếp và công cụ biểu hiện tƣ duy của con ngƣời.
b. Nhiệm vụ, vai trò của các đơn vị ngôn ngữ hoặc các yếu tố ngôn
ngữ trong hệ thống-cấu trúc ngôn ngữ.
c. Sự cụ thể hoá vai trò của các đơn vị, yếu tố ngôn ngữ trong lời
nói cụ thể.
d. Tác dụng của các ngôn từ cụ thể trong giao tiếp
Chính vì có sự phân biệt các phạm vi, các cấp độ chức năng-nghĩa
khác nhau nhƣ vậy nên cần thiết đi vào tìm hiểu cụ thể mỗi cấp độ trong đó.

13

1.2. Chức năng-nghĩa của từ:
Nghĩa của từ là những liên hệ đƣợc xác lập trong nhận thức của chúng
ta giữa từ với những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu
cho). Nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngôn ngữ.

Nghĩa thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động thƣờng ngày, trong thực
hiện chức năng ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tƣơng tác
xã hội và sự sáng tạo ngôn từ của ngƣời nói, ngƣời viết. Nghĩa bộc lộ qua
câu lời, qua cách dùng, văn bản, ngôn bản khi nó hoàn thành những chức
năng xác định mà việc tổng hợp xác định nghĩa ta phải bắt đầu từ đó. Nghĩa
của các đơn vị, biểu thức ngôn ngữ chính là sự hoàn thành chức năng của
đơn vị, biểu thức trong hoạt động hành chức của chúng. Chức năng không
phải là nghĩa. Chức năng là cơ sở, biểu hiện của nghĩa. Nghĩa gắn với hoạt
động chức năng, nghĩa có mối liên hệ bản chất với giao tiếp, tƣ duy, hoạt
động có ý thức của con ngƣời. Nghĩa có mối liên hệ với chức năng của các
loại đơn vị, yếu tố, biểu thức của ngôn ngữ trong cấu tạo cũng nhƣ sự hoạt
động của chúng thể hiện ở các loại hình phong cách chức năng đa dạng khác
nhau.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy
nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất. Theo quan điểm truyền thống,
từ đảm nhiệm những chức năng sau: Chức năng cơ bản của từ là chức năng
định danh (gọi tên), chẳng hạn nhƣ danh từ là những từ chỉ ngƣời hay sự vật,
động từ là những từ chỉ hoạt động, tính từ là những từ chỉ tính chất, Tuy
nhiên, khi từ thực hiện chức năng gọi tên thì nó không chỉ phân biệt sự vật
này với sự vật khác, hành động này với hành động khác, đặc điểm này với
đặc điểm khác mà nó còn có chức năng khái quát, trừu tƣợng những thuộc
tính của một loại sự vật, đó chính là chức năng biểu thị khái niệm (thông qua

14
những câu nói mà thể hiện thuộc tính, đặc điểm của một lớp sự vật). Ví dụ:
“bàn” (nói chung) là đồ dùng thường bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng,
để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc, Những dấu hiệu, thuộc tính này đƣợc
khái quát hoá, trừu tƣợng hoá cho ta khái niệm “bàn”, chỉ bàn nói chung.
Từ còn mang chức năng phân biệt nghĩa, làm bộc lộ ý nghĩa này hay ý
nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa. Hãy so sánh: ăn cơm, ăn xăng, ăn

cưới, ăn đòn, ăn nắng, ăn giải, Vốn là đơn vị định danh, từ có thể biến
thành yếu tố có chức năng cấu tạo, tƣơng tự nhƣ hình vị hoặc có thể đảm
nhiệm chức năng thông báo vốn là chức năng của các câu. Ví dụ: xe -> xe
đạp, xe bò, xe máy, xe ô tô, Tuỳ theo tính chất nghĩa của mình (danh từ
chung, danh từ riêng, từ chỉ định, ), từ có thể đảm nhiệm những chức năng
khác nhau bên trong cấu trúc – chức năng làm thành phần câu (nhƣ chủ ngữ,
vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, ). Ví dụ: Cái bàn này cao quá. (1) (“cái bàn”
trong ví dụ(1) có chức năng làm chủ ngữ); Hôm qua tôi mua một cái bàn. (2)
(“cái bàn” trong ví dụ (2) có chức năng làm bổ ngữ);
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là thành tố cấu tạo hệ thống. Thuộc tính
nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một loại đơn vị có tính chất
phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ngôn
ngữ. Đồng thời việc có thể dùng từ nhƣ hình vị, khi thì nhƣ bộ phận của cụm
từ, khi thì nhƣ một câu cho phép nói đến “những đƣờng ranh giới mở” giữa
từ với những đơn vị có hai mặt của ngôn ngữ nằm tiếp giáp với từ. Việc xác
định nghĩa cụ thể của từ vì vậy cần thiết phải gắn với việc xác định chức
năng mà từ đó thể hiện, các loại chức năng mà từ đó đảm nhiệm trong hoạt
động và hệ thống ngôn ngữ.
Trong thực tế, khi khảo sát những đơn vị từ vựng hoạt động trong
những phong cách chức năng khác nhau, thuộc các lớp từ khác nhau và nhìn
nó trong bình diện động (bình diện của sự hình thành, phát triển, chuyển đổi)

15
thì nó nổi rõ lên quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa. Chẳng hạn: hình
dung một cách trừu tƣợng, một từ A hoàn thành chức năng a, có nội dung
nghĩa a‟. Khi từ A có khả năng hoàn thành chức năng khác là b thì sẽ sinh ra
nội dung nghĩa khác là b‟. Cụ thể là, từ “công” vốn có nghĩa là “sức lao
động bỏ ra để làm một việc gì” (vd: của một đồng, công một nén), khi từ này
đi vào hoạt động trong lĩnh vực khoa học (ngành vật lý) trở thành thuật ngữ
chuyên ngành với nghĩa: “Đại lượng vật lý mô tả năng lượng từ dạng tiềm

tàng chuyển sang hiện thực, về giá trị bằng tích của quãng đường chuyển
dịch điểm đặt của lực với hình chiếu của lực trên phương chuyển dời”. Ở ví
dụ đang xét ta có một từ “công” đồng nhất. Từ này đƣợc dùng trong chức
năng khác nhau thuộc phong cách chức năng phân biệt cho ta hai thứ nghĩa
khác nhau, tạm gọi nghĩa từ thường và nghĩa thuật ngữ. Rõ ràng chức năng
thay đổi, phong cách chức năng dùng phân biệt dẫn đến nghĩa phân biệt.
Thực tiễn hoạt động chức năng sinh động gắn với khả năng biểu đạt nghĩa đa
dạng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, loại hình phong cách chức
năng khác nhau giúp chúng ta thấy rõ sự hiện diện, chuyển đổi chức năng-
nghĩa trong ngôn ngữ mà phạm vi đề cập ở đây là nghĩa từ vựng của từ.

1.3. Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng:
Ta dễ dàng hình dung, ở thời điểm ra đời từ thực hiện một chức năng
nghĩa nhất định. Khi đi vào hoạt động thì nó thực hiện các chức năng khác
nhau: định danh, biểu thị khái niệm, thành phần câu, cấu tạo hệ thống. Hơn
nữa, ngôn ngữ là công cụ tƣ duy và giao tiếp nên nó không thể đứng yên mà
luôn luôn đƣợc mọi ngƣời sử dụng, điều khiển và sáng tạo nó. Do vậy, nghĩa
luôn biến đổi, đặc biệt là biến đổi chức năng gắn với nghĩa. Khi một đơn vị
đƣợc dùng để hoàn thành một chức năng nào đó và khi chức năng thay đổi
thì nghĩa thay đổi theo, hay còn đƣợc gọi là “biến đổi chức năng-nghĩa”.

16
Nhƣ vậy, chuyển đổi chức năng-nghĩa nhƣ là một quá trình biểu hiện trong
sự vận dụng, hành chức, hoạt động chức năng của ngôn ngữ một cách cụ thể
sinh động. Quá trình biến đổi chức năng này liên quan đến quá trình biến đổi
phát triển của ngôn ngữ.
Tín hiệu ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng thƣờng có nhiều nghĩa.
Nhƣng không phải ngay từ lúc mới xuất hiện, từ đã có nhiều nghĩa. Ban đầu
mỗi từ chỉ có một nghĩa, tức tƣơng quan giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu
hiện là "một đối một", song do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu do nhu cầu

giao tiếp, ngôn ngữ buộc phải mở rộng phạm vi biểu đạt, mối tƣơng quan
"một đối một" trở thành "một đối hơn một". Sự không tƣơng ứng một cái
biểu đạt với một cái đƣợc biểu đạt trong ngôn ngữ tự nhiên đƣợc xem nhƣ
một quy luật. Ngƣời ta gọi đó là luật của thể nhị nguyên không đối xứng của
tín hiệu ngôn ngữ. Ví dụ: Ở thời điểm xuất hiện, từ "nước" chƣa có ngay một
hình thức xác định với một nghĩa xác định. Hình thức đó nhƣ ta đã biết trong
tiếng Việt là "nak", "dak" rồi mới đến hình thức hiện nay là "nước". Ở thời
điểm xuất hiện đầu tiên do một ngƣời nói sáng tạo ra, dùng đầu tiên là "nak",
"dak" hay "nước" này chỉ là một "chất lỏng nói chung" để phân biệt với chất
rắn nhƣ nghĩa của từ "đất", từ "đá" trong buổi đầu hình thành tƣ duy ngôn
ngữ của con ngƣời. Vậy sự xuất hiện đầu tiên là một hành động định danh,
một hành động gọi tên, thực hiện một chức năng diễn đạt trong lời nói, một
bối cảnh nói cụ thể, ở một cách dùng cụ thể. Đây là bƣớc xác lập tín hiệu,
xác lập quan hệ âm/nghĩa, hình thức với nội dung cụ thể, xác định. Tiếp theo
sau thời điểm xuất hiện là ngƣời nói này, ngƣời nói khác cùng nghe, hiểu
hình thức ấy với nội dung ấy và cùng với những nội dung đa dạng khác. Ví
dụ nhƣ trong các câu sau nội dung từ "nước" là một trong những đa dạng
cách dùng: "nước là chất lỏng". Ở câu này “nước” đƣợc xác định về chất
liệu (chất lỏng). Câu "nước cần cho sự sống của con người, động vật và cây

17
cối", “nước” ở đây đƣợc xác định ở công dụng, tác dụng. Trong câu "xe này
đã thay nước sơn", “nước” ở câu này lại có nội dung mới, đó là "lớp quét,
lớp phủ" ngoài vật, ngoài tƣờng cho sạch, đẹp, bền v.v Những câu đa dạng
càng về sau là sự sáng tạo của ngƣời dùng để giao tiếp, tƣ duy, mà từ "nước"
thực hiện, hoàn thành những chức năng xác định trong hoạt động, trong văn
cảnh, ngôn cảnh xác định. Đó là kết quả của cả một quá trình tạo thành, sử
dụng, sáng tạo, lập thành đơn vị của hệ thống ngôn ngữ.
Một ví dụ khác, từ “tấn công” vốn là thuật ngữ trong lĩnh vực quân sự
với nghĩa “tiến đánh” (chẳng hạn: tấn công một cứ điểm, đợt tấn công). Về

sau, thuật ngữ này đã đƣợc sử dụng phổ biến, trở thành từ thông thƣờng,
nghĩa của từ này đã đƣợc mở rộng “hoạt động với khí thế mạnh mẽ, khắc
phục khó khăn trở ngại nhằm đạt mục đích nhất định”.
Hiện tƣợng chuyển nghĩa của một từ là một quy luật khách quan của
quá trình ngôn ngữ. Nó cũng "chính là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa
của từ" [7, tr.13]. Quá trình chuyển biến ý nghĩa của từ thƣờng diễn ra theo
những quy luật nhất định:
Các ý nghĩa phái sinh thƣờng đƣợc nảy sinh trên cơ sở nét nghĩa ban
đầu của từ hoặc trên cơ sở một hay vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu
niệm của từ: "Nét nghĩa cơ sở của cấu trúc biểu niệm trung tâm sẽ đảm bảo
cho sự thống nhất giữa các ý nghĩa biểu vật. Nhƣ thế các nghĩa biểu vật của
một từ tuy khác nhau, tuy đối lập với nhau nhƣng giữa chúng vẫn có sự
thống nhất trên cơ sở nét nghĩa chung. Nói khác đi, các ý nghĩa khác nhau
của một từ lập nên một hệ thống ngữ nghĩa trong lòng một từ nhiều nghĩa"
[7, tr.133].
Trong quá trình phát triển nghĩa của từ "có khi nghĩa biểu vật đầu tiên
không còn nữa, chúng ta đã quên đi ( ). Nhƣng thƣờng thƣờng cả nghĩa đầu
tiên và những nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động, khiến cho đối với

18
ngƣời không chuyên về từ nguyên học rất khó nhận biết hay khó khẳng định
đƣợc nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của từ" [7, tr.137]. Lại có trƣờng hợp tuy cả
nghĩa gốc và các nghĩa nhánh (nghĩa chuyển) đều cùng tồn tại, cùng hoạt
động, song nghĩa gốc của từ ngày càng mờ nhạt, dần dần trở thành nghĩa
phụ, trong khi một vài nghĩa nhánh nào đó lại đƣợc dùng thƣờng xuyên và
phổ biến hơn, trở thành nghĩa chính của từ.
Kết quả của các quá trình chuyển nghĩa đều đƣa đến sự thay đổi trong
thành phần cấu trúc ý nghĩa của từ, thay đổi cả về mặt biểu thái của từ. Ý
nghĩa của từ, do tác động của các quá trình chuyển nghĩa, có thể đƣợc mở
rộng ra. Mở rộng nghĩa tức là quá trình phát triển nghĩa của từ từ phạm vi

biểu thị hẹp sang phạm vi biểu thị rộng hơn, ý nghĩa của từ từ cụ thể trở
thành khái quát, trừu tƣợng hơn. Sự chuyển nghĩa xảy ra theo nhiều quy luật
liên tƣởng ẩn dụ, hoán dụ. Tuy nhiên xảy ra cách nào thì từ tƣ duy biểu hiện
trực tiếp ở cách dùng mà mỗi cách dùng cụ thể là hiện thực chức năng của từ
ngữ. Thay đổi chức năng biểu hiện dẫn đến thay đổi nghĩa nên quá trình
chuyển nghĩa cũng có thể hiểu là sự thay đổi chức năng-nghĩa .

1.4. Sơ lƣợc về việc nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng-nghĩa:
Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa có nhiều hình thức và mức độ khác
nhau: chuyển đổi chức năng-nghĩa, chuyển đổi phạm trù. Chuyển đổi chức
năng-nghĩa thuộc nhiều mức độ khác nhau, trong đó chuyển đổi từ loại
đƣợc thể hiện rõ nhất. Đó là hiện tƣợng dƣới hình thức một vỏ ngữ âm mà
những từ có thể đƣợc dùng theo nghĩa và chức năng của các từ loại khác
nhau. Chẳng hạn sự chuyển hoá về từ loại trong tiếng Việt: có những từ vừa
có thể đƣợc dùng với tƣ cách ngữ pháp của từ loại này (danh từ) lại vừa có
thể đƣợc dùng với tƣ cách ngữ pháp của từ loại khác (động từ hoặc tính từ).
Bản chất từ loại của chúng hiện ra qua diện mạo cú pháp của một tình

×