Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.15 KB, 5 trang )

TCNCYH 38 (5) - 2005
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI
VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Trần Lan Anh, Nguyễn Thành
Viện Da liễu Trung ương





,
)


Sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD ở nam và nữ mắc bệnh là khác nhau. Mục tiêu: (1) Mô tả sự hiểu về
bệnh LTQĐTD trên các bệnh nhân nam và nữ đến khám tại Viện Da liễu Trung ương từ 2002 – 2004. (2)
Mô tả sự hiểu biết về cách phòng tránh bệnh LTQĐTD trên các đối tượng này. Phương pháp: nghiên cứu
cắt ngang bằng khám lâm sàng, làm xét nghiệm và phỏng vấn bệnh nhân mắc b
ệnh LTQĐTD đến khám tại
Viện Da liễu Trung ương từ 2002 – 2004. Kết quả và kết luận: Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 109
người, trong đó nam là 62 người (56,2%), nữ là 47 người (43,1%). Phần lớn bệnh nhân có hiểu biết về
bệnh LTQĐTD (90,8%): biết là bệnh truyền nhiễm (87,2%); đường lây chính là tình dục và tiêm chích
91,7%), tuy nhiên tỷ lệ hiểu biết của bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ. Kênh tiếp nhận thông tin
nhiều nh
ất là đài báo (83,5%); kênh ít nhất là trường học (15,6%) và cha mẹ (8 2%). Kênh từ bạn bè chủ
yếu là nam giới (56,5%). Hiểu biết về biện pháp phòng bệnh là dùng BCS (57,8% và chung thủy (40,4%)
chiếm đa số, nhưng tỷ lệ hiểu biết ở nam giới vẫn cao hơn so với nữ giới.
Từ khoá: Hiểu biết bệnh LTQĐTD, bệnh nhân nam/nữ mắc bệnh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ người mắc các
bệnh Lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) ở
Việt nam ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống
kê của Viện Da liễu Trung ương, số bệnh nhân
(Bn) LTQĐTD thống kê được trong vài năm gần
đây khoảng > 140.000 trường hợp/năm. Tuy nhiên
con số này chưa phản ánh đúng thực trạng của
bệnh vì nhiều lý do nên phần lớn bệnh nhân bị
bệnh LTQĐTD thường tìm đến các cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân hơn là các cơ sở của Nhà nước.
Điều đó không những gây khó khăn cho việc kiểm
soát các bệnh LTQĐTD mà còn làm tăng các biến
chứng do bệnh không được điều trị đầy đủ, kịp
thời gây nhiều biến chứng, tạo điều kiện cho bệnh
lây truyền sang người khác.
Từ trước
đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
tình hình mắc bệnh và một số bệnh LTQĐTD
thường gặp ở Việt Nam như Lậu, giang mai, sùi
mào gà, Clamydia sinh dục…. Tuy nhiên nghiên
cứu về sự hiểu biết bệnh và cách phòng tránh
bệnh LTQĐTD ở các bệnh nhân nam và nữ bị mắc
bệnh, qua đó đề xuất các biện pháp, cách thức
truyền thông thích hợp tới cộng đồng còn rất ít ỏi.
Đề tài được tiến hành v
ới mục tiêu:
1. Mô tả sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD
trên các bệnh nhân nam và nữ đến khám tại
Viện Da liễu Trung ương từ 2002 - 2004.
2. Mô tả sự hiểu biết về cách phòng

tránh bệnh LTQĐTD của các đối tượng trên.
Từ đó đề xuất biện pháp, cách thức
truyền thông thích hợp tới cộng đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: Bệnh nhân LTQĐTD đến khám
tại Viện Da liễu Trung ương từ 2002 - 2004.
2. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân
được chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân là: Người
lớn ≥ 18 tuổi, đã được chẩn đoán xác định mắc các
bệnh LTQĐTD, không phân biệt tuổi; giới; nghề
nghiệp; nơi sống và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân < 18 tuổi.
+ Người mắc kèm các bệnh tâm thần, các
bệnh/chứng không kiểm soát được hành vi và các
bệnh gan, thận, phổi nặng.
- Các bước tiến hành:
+ Bệnh nhân được khám lâm sàng tại Khoa
khám bệnh của Viện Da liễu Trung ương, sau khi
phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh
LTQĐTD thì sẽ được gửi đi làm xét nghiệm để xác
định bệnh.
+ Tuỳ theo các triệu chứng trên bệnh nhân mà
xét nghiệm kiểm tra có thể là:
1

TCNCYH 38 (5) - 2005
. Xét nghiệm xác định bệnh Giang mai bằng
phản ứng RPR, TPHA.
. Xác định bệnh Lậu bằng soi tươi, nuôi cấy,
kháng sinh đồ.
. Xác định Herpes sinh dục bằng PCR hoặc
ELIZA.
. Xác định bệnh Chlamydia bằng test nhanh
hoặc test phát hiện kháng thể IgG hoặc miễn dịch
sắc kí (HEXAGONE) và PCR.
. Xác định bệnh nấm, trùng roi âm đạo bằng
soi tươi.
. Xác định viêm âm đạo do vi khuẩn bằng soi
tươi, nhuộm Gram, thử độ pH, test Sniff.
. Xác định nhiễm HIV b
ằng Serodia HIV,
Determine, ELISA.
. Xác định sùi mào gà từ chẩn đoán lâm sàng.
Các xét nghiệm trên được tiến hành tại Khoa
Xét nghiệm Viện Da liễu Trung ương.
Sau khi có kết quả xét nghiệm xác định mắc
bệnh LTQĐTD thì bệnh nhân sẽ được phỏng vấn
trực tiếp theo “phiếu phỏng vấn” cho tất cả các
đối tượng.
- Phiếu phỏng vấn bao gồm các phần sau:

+ Một số thông tin chung về nhóm nghiên cứu:
tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa dư
v.v
+ Các thông tin sự hiểu biết về bệnh và cách

phòng tránh bệnh ở giới nam và nữ bị mắc bệnh
LTQĐTD đến khám tại Viện Da liễu
Các thông tin sẽ được thu thập và xử lý theo
thống kê y học chương trình Epi info 6.04. Các số
liệu phân tích đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ % sự
khác bi
ệt giữa giới nam và nữ về sự hiểu biết
bệnh LTQĐTD và hiểu biết về cách phòng tránh
bệnh tính theo thuật toán χ
2
.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 109 người,
trong đó nam là 62 người (56,2%), nữ là 47 người
(43,1%). Bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trẻ (20 – 39t)
(83,5%). Người mắc bệnh trẻ nhất là nữ 18t,
người mắc bệnh già nhất là nam 72t. Đa số phụ
nữ bị bệnh LTQĐTD (60,9%) là có gia đình, trong
khi hầu hết nam giới là độc thân (89,2%), sự khác
biệt có ý nghĩa giữa 2 giới với p < 0,001.
1. Sự hiểu bi
ết về bệnh LTQĐTD trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD
Nam N = 62 (%) Nữ N = 47 (%) Tổng N (%) p
I. Đã từng nghe nói về bệnh LTQĐTD:
Rồi 58 (93,6) 41 (87,2) 99 (90,8)
Chưa 3 (4,8) 6 (12,8) 9 (8,2)
Không trả lời 1 (1,6) 0 (0) 1 (0,9)
χ
2

= 2,91
p > 0,05
II. Có cho bệnh LTQĐTD là bệnh truyền nhiễm:
Có 60 (96,8) 35 (74,5) 95 (87,2)
Không 0 (0) 1 (2,1) 1 (0,9)
Không biết 2 (3,2) 11 (23,4) 13 (11,9)
χ
2
= 9,20
p < 0,01
III. Hiểu biết về đường lây của bệnh LTQĐTD:
Qua tình dục 60 (96,8) 40 (85,1) 100 (91,7)
Qua máu, tiêm chích 21 (33,9) 6 (12,8) 27 (24,8)
Từ mẹ sang con 2 (3,2) 2 (4,3) 4 (3,7)
Khác (vệ sinh kém, nước
bẩn, chung quần áo)
2 (3,2) 7 (14,9) 9 (8,25)
Không biết 2 (3,2) 6 (12,8) 8 (7,3)
χ
2
= 26,88
p > 0,05
IV. Hiểu biết về khả năng chữa khỏi của bệnh LTQĐTD:
Có chữa khỏi 59 (95,2) 39 (82,9) 98 (89,9)
Không chữa khỏi 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Không biết 3 (4,8) 8 (17,1) 11 (10,1)
Cộng 62 (100) 47 (100) 109 (100)
χ
2
= 3,13

p < 0,05
Nhận xét
:

2
TCNCYH 38 (5) - 2005
- Hầu hết (90,8%) bệnh nhân ở cả 2 giới đều đã hiểu biết về bệnh LTQĐTD và không có sự khác biệt
ở nam và nữ p > 0,05.

,
(

,

,
- Đa số người được hỏi (87 2%) đều cho bệnh LTQĐTD là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên sự hiểu biết
của nam giới (96,8%) cao hơn nữ (74,5%). Nhóm trả lời không biết chủ yếu là phụ nữ (23,4%) sự khác
biệt có ý nghĩa p < 0,01.
- Hầu hết các bệnh nhân c
ả nam và nữ) đều biết đường lây chính của bệnh LTQĐTD là quan hệ tình
dục (91,7%). Số người biết lây qua đường máu hoặc tiêm chích chiếm tỷ lệ thấp (24,8%). Có 8,25% trả lời
bệnh có thể lây do vệ sinh kém, dùng nước bẩn trong đó đa số là phụ nữ (14,9% so với nam 3,2%) và
không biết lây thế nào cũng chủ yếu là phụ nữ (12,8% so với nam 3,2%) tuy nhiên sự khác nhau không
có ý nghĩa p > 0,05.
- Hầu hết số người trả lời
đều cho rằng bệnh LTQĐTD có thể chữa khỏi được (89,9%), trong đó đa số
là nam giới (95 2%); số người không biết chủ yếu là phụ nữ (17,1% so với nam 4,8%) sự khác biệt có ý
nghĩa p < 0,05. Duy nhất 1 trường hợp trả lời bệnh AIDS không chữa khỏi được.

Bảng 2. Nguồn tiếp nhận thông tin

Nguồn tiếp nhận thông
tin
Nam N = 62
(%)
Nữ N = 47
(%)
Tổng số N
(%)
P
Từ trường 9 (14,5) 8 (17,1) 17 (15,6)
χ
2
= 0,87 p > 0,05
Từ bạn 35 (56,5) 12 (25,5) 47 (43,1)
χ
2
= 9,20 p< 0,01
Từ cha mẹ 5 (8,1) 4 (8,5) 9 (8,2)
χ
2
= 0,78 p > 0,05
Từ đài/báo 56 (90,3) 35 (74,5) 91 (83,5)
χ
2
= 3,79 p > 0,05
Từ tuyên truyền 28 (45,2) 15 (31,9) 43 (39,4)
χ
2
= 1,45 p > 0,05
Khác (BVC, chồng y tế xã) 0 (0) 3 (6,4) 3 (2,7)

χ
2
= 4,07 p > 0,05
Nhận xét:

Kênh tiếp nhận thông tin nhiều nhất về bệnh LTQĐTD là từ đài, báo (83,5%), sau đó là
bạn bè (43,1%) và truyên truyền (39,4%). Từ trường học chỉ chiếm 15,6%. Từ cha mẹ chiếm tỷ lệ thấp
nhất (8,2%). Hầu hết các kênh này không có sự khác biệt giữa nam và nữ với p > 0,05. Chỉ có kênh từ
bạn bè là nam giới chiếm đa số (56,5%), có sự khác biệt với nữ với p < 0,01.



Bảng 3. Kiến thức về cách phòng lây nhiễm bệnh LTQĐTD
Nội dung Nam N (%) Nữ N (%) Tổng số N (%)
I. Hiểu biết về cách phòng lây nhiễm bệnh LTQĐTD
Chung thuỷ 1 vợ 1 chồng 25 (40,3) 19 (40,4) 44 (40,4)
Bao cao su 40 (44,5) 23 (48,9) 63 (57,8)
Không quan hệ bừa bãi 9 (14,5) 2 (4,3) 11 (10,0)
Vệ sinh tốt 3 (4,8) 4 (6,5) 7 (6,4)
Không biết, không trả lời 4 (6,5) 11 (17,7) 15 (13,8)
Khác 2 (3,2) 0 (0) 2 (1,8)
II. Hiểu biết khả năng phòng bệnh của BCS:
Có phòng được bệnh 59 (95,2) 42 (89,4) 101 (92,7)
Không phòng được bệnh 0 (0) 1 (2,1) 1 (0,9)
Không biết 3 (4,8) 4 (8,5) 7 (6,4)
Cộng 62 47 109 (100)
P χ
2
= 33,97 p > 0,05 χ
2

= 1,98 p > 0,05
Nhận xét:
- Phần lớn cho rằng cách phòng bệnh LTQĐTD tốt nhất là dùng bao cao su (57,8%); sau đó là chung
thuỷ 1 vợ 1 chồng (40,4%); không quan hệ bừa bãi (10%). Trả lời không biết đa số gặp ở phụ nữ (17,7%
so với nam 6,5%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa p > 0,05.

3
TCNCYH 38 (5) - 2005

r - Hầu hết số người được hỏi (92,7%) đều cho ằng BCS có thể phòng tránh được bệnh; 6,4% số người
trả lời không biết, nhưng không có sự khác biệt giữa nam và nữ p > 0,05.
IV. BÀN LUẬN
1. Sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD
- Hầu hết số người trả lời (90,8%) ở cả 2 giới
đều đã từng nghe nói về bệnh LTQĐTD và không
có sự khác biệt giữa nam và nữ p > 0,05. So sánh
với nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng và cộng sự
điều tra về Nhiễm khuẩn đường sinh sản
(NKĐSS)/bệnh LTQĐTD và kiến thức, thái độ, thực
hành (KAP) trên phụ nữ
từ 15 – 49 tuổi tại 5 tỉnh ở
Việt Nam [4] cho thấy sự hiểu biết về NKĐSS thấp
(55,1%). Có lẽ sự khác nhau là trên đối tượng
nghiên cứu, Nguyễn Duy Hưng nghiên cứu trong
cộng đồng và là nghiên cứu chung về NKĐSS, còn
chúng tôi là nghiên cứu trên bệnh nhân đang mắc
bệnh.
- Hiểu biết bệnh LTQĐTD như một bệnh truyền
nhiễm chủ yếu gặp ở nam gi
ới (96,8%), số người

trả lời không biết phần lớn là phụ nữ (23,4% so
với nam 3,2%) với sự khác biệt p < 0,01, chứng tỏ
trong cộng đồng phụ nữ vẫn là đối tượng tiếp cận
với thông tin thấp hơn.
- Hầu hết số người được hỏi đều biết đường lây
chính của bệnh LTQĐTD là quan hệ tình dục
(91,7%), các đường lây khác như máu, tiêm chích
(24,8%), mẹ sang con (3,7%) chiếm tỷ
lệ thấp
hơn, nhưng không có sự khác biệt giữa nam và nữ
P > 0,05.
- Có 2 bệnh nhân nam giới nhiều tuổi nhất
trong nhóm nghiên cứu (60 tuổi và 72 tuổi) đều
mắc bệnh Sùi mào gà (SMG), khi trả lời chỉ biết
bệnh lậu, giang mai là lây do quan hệ tình dục,
còn SMG thì không biết là bệnh gì và lây bằng
đường nào. Cả hai bệnh nhân này chỉ hiểu rõ ràng
sau khi được tư vấn. Nhận xét của chúng tôi tương
tự của Trần Thị Trung Chiế
n và Trần Thị Phương
Mai nghiên cứu về NKĐSS và Ung thư trong cộng
đồng thấy [1]: bệnh được biết nhiều nhất trong
cộng đồng là HIV (73,5%), sau đến bệnh Lậu
(48,2%) và Giang mai (43,3%). Bệnh ít được biết
nhất trong cộng đồng là SMG (10,1%) và trùng roi
(11,5%); còn Clamydia dường như là tác nhân xa
lạ không những trong cộng đồng mà ngay cả với
nhân viên y tế tuyến xã. Vì vậy theo chúng tôi,
ngoài một số bệnh thường được tuyên truyền về
cách phòng tránh như lậu, giang mai… cũng cần

giới thiệu thêm một số bệnh LTQĐTD khác thường
gặp hiện nay như SMG, Clamydia, herpes sinh
dục….
- Trong nghiên cứu, nguồn tiếp nhận thông tin
về bệnh LTQĐTD có thể từ nhiều kênh khác nhau
(bảng 2). Nguồn từ đài/báo chiếm tỷ lệ cao nhất
(83,5%). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu
của Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương Mai
tại Hà Nội, Hà tĩnh là 91,6 – 97,2%, tuy nhiên tại
Thái Nguyên chỉ có 47,5% [1]. Tiếp cận từ đài/
báo là nguồn thông tin đại chúng và phù hợp nhất
trong cộng đồng.
- Nguồn từ bạn bè cũng chiếm tỷ lệ tương đối
cao (43,1%), nhưng tập trung chủ yếu ở nam giới
(56,5%), nữ chỉ chiếm (25,5%) với sự khác biệt có
ý nghĩa p < 0,01. Nam giới, đặc biệt tuổi trẻ
thường hay tò mò, thích khám phá nhất là hi
ểu
biết về tình dục từ bạn bè. Nếu có kiến thức tốt về
sức khỏe sinh sản (SKSS) và các bệnh LTQĐTD
chắc chắn sẽ chủ động hơn trong phòng tránh
bệnh.
- Nguồn từ nhà trường (15,6%) và từ cha mẹ
(8,2%) chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều này cũng phản
ánh rõ nét thực trạng tại Việt Nam: việc giáo dục
giới tính và SKSS trong nhà trường chưa đượ
c
quan tâm đúng mức. Trong một vài năm gần đây,
một số trường mới đưa giáo dục SKSS vào giờ học
ngoại khóa nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn các

bậc phụ huynh mang tâm lý né tránh khi nói về
SKSS hay tình dục với con em mình, thậm chí còn
vẽ lên bức tranh đen tối của chuyện này, cho đó là
vấn đề xấu xa, bẩn thỉu cần tránh xa. Thực tế,
trong thế giới bùng nổ thông tin, tuổi dậy thì c
ủa
các em ngày càng sớm từ 10 - 11 tuổi, các hướng
dẫn quan hệ tình dục lại rất dễ tìm kiếm trên
mạng, băng đĩa, phim ảnh đồi trụy… Vì thế nếu
không có sự giáo dục đầy đủ, sự hiểu biết đúng
đắn về SKSS thì giới trẻ rất dễ bị cuốn vào những
vực thẳm nguy hiểm này.
2. Cách phòng tránh bệnh LTQĐTD
Hai biện pháp được đề cập nhiều nh
ất là chung
thủy (40,4%) và bao cao su (57,8%). Số liệu này
tương tự như của Trần Thị Trung Chiến và Trần
Thị Phương Mai (1) là 57,6% và 59,3%. Số người
trả lời không biết chiếm 13,8%, chủ yếu là phụ nữ
(17,7%) 92,7% số người đều cho rằng bao cao su
4
TCNCYH 38 (5) - 2005
có thể phòng được bệnh LTQĐTD. 89,9% cho rằng
bệnh LTQĐTD có thể chữa khỏi được. Số người
không biết bệnh có thể chữa khỏi chủ yếu vẫn là
phụ nữ.
V. KẾT LUẬN
1. Hiểu biết về bệnh LTQĐTD
- Hầu hết các bệnh nhân đã nghe nói về bệnh
LTQĐTD và biết là bệnh truyền nhiễm; đường lây

chính là quan hệ tình dục và tiêm chích; bệnh có
chữa khỏi, tuy nhiên tỷ lệ trả lời đúng ở nam giới
cao hơn hẳn nữ giới.
- Kênh tiếp nhận thông tin nhiều nhất về bệnh
LTQĐTD là từ đài/ báo. Kênh ít nhất là trường học
và cha mẹ. Kênh t
ừ bạn bè phần lớn ở nam giới.
2. Hiểu biết về cách phòng tránh
bệnh LTQĐTD

Hầu hết đều biết biện pháp phòng bệnh chính
là dùng BCS và chung thủy một vợ một chồng và
khả năng phòng bệnh của BCS là cao, nhưng tỷ lệ
trả lời đúng ở nam giới vẫn cao hơn nữ giới.
Kiến nghị:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục giới tính
trong trường học và cần đưa vào sớm, thậm chí
phải "đón đầu" tr
ước khi các em đến tuổi dậy thì.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và
cha mẹ trong việc giáo dục giới tính/ SKSS cho trẻ
vị thành niên để cho trẻ phải biết nói "không tình
dục" trước hôn nhân.
- Cần đẩy mạnh hơn tuyên truyền về NKĐSS
đối với phụ nữ.

Cần tìm các biện pháp tiếp cận phù hợp hơn
đối với đối tượng này như sinh hoạt hội Ph
ụ nữ,
cán bộ dân số, câu lạc bộ phụ nữ hoặc câu lạc bộ

gia đình.
- Trong nội dung tuyên truyền giáo dục, phổ
biến các kiến thức về phòng chống bệnh LTQĐTD
trong cộng đồng nên giới thiệu thêm một số bệnh
LTQĐTD thường gặp hiện nay như SMG, Clamydia,
Herpes sinh dục…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Thị Mùi (1999), Tình hình bệnh
LTQĐTD và nhiễm HIV ở một số đô thị của tỷnh
Quảng ninh từ 1994 – 1998. Luận văn chuyên
khoa II/ chuyên ngành Da liễu 1999.
2. Nguyễn thị Thanh Huyền (2002),
Nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và đặc điểm
lâm sàng hội chứng tiết dịch đường sinh dục dưới
ở phụ nữ đến khám tại Viện Da liễu Trung ương.
Luận văn thạc sĩ y học 2002.
3. Trần Thị
Trung Chiến, Trần Thị Phương
Mai (2004). Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản, ung thư cổ tử cung tại 8
tỷnh ở Việt nam. Đề tài cấp Bộ y tế, nghiệm thu
tháng 12/2004.
4. Nguyen Duy Hung et al (2001), The
Knowledge, Attitude, Practice and prevalence of
Reproductive tract infections among women 15 –
49 in Vietnam. Report on International congress of
sexually transmitted ISSTDR/IUSTI 2001, p121 –
126.
Summary
STUDY ON THE KNOWLEDGE OF STDs ON PATIENTS AT THE NATIONAL

INSTITUTE OF DERMATO – VENEREOLOGY (NIDV) IN VIETNAM
Objectives: Described on the knowledge of STDs of male and female patients at NIDV from 2002 –
2004 and described on the knowledge of the preventions’ STDs in these groups. Methods: The cross –
sectional study have implemented in NIDV from 2002 to 2004 by face to face interview, physical
examination and laboratory tests of STD patients. Result and conclusions: Total 109 interviewees
including male (56,9%), female (43%). Most of STD patients had been heard on STDs (90,8%). Most of
the patients think STDs are: infection disease (87,2%); the main transmission ways are through sexual
intercourses and injections (91,7%), but the knowledge in male were higher than female. The most
popular of communication is TV, radio and newspapers (83,5%). The lower communication is in the school
(15,6%), particularly from parent’s patients (8,2%). The communication from friends has been mainly in
male (56,5%). Most of STDs patients had been known the methods of STDs prevention are condom uses
(57,8%) and faithful love (40,4%), but the knowledge in male were also higher than female.

Keyword: The Knowledge of STDs
,
STDs ‘s male and femal patients.
5

×