Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 139 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================


MẠC TỬ KỲ




KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CÓ CON SỐ
TRONG TIẾNG HÁN VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH
SANG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG CỔN



HÀ NỘI - 2009


137


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
0.1. Lý do chọn đề tài 1
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4
0.4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 4
0.5. Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6
1.1. Lịch sử vấn đề 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành ngữ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt 12
1.1.3. Tình hình nghiên cứu dịch thuật Hán - Việt 13
1.2. Thành ngữ: khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng 14
1.2.1. Khái niệm thành ngữ 14
1.2.2. Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán 16
1.2.3. Đặc trưng cơ bản của thành ngữ tiếng Hán 22
1.2.4. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tương tự trong tiếng Hán 25
1.3. Con số: khái niệm, đặc trưng và ý nghĩa của con số 29
1.3.1. Khái niệm con số 29
1.3.2. Đặc trưng của con số 30
1.3.3. Ý nghĩa của con số 32
1.4. Thành ngữ con số 38
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA CỦA NHỮNG
THÀNH NGỮ CON SỐ TRONG TIẾNG HÁN 43
2.1. Khái quát về thành ngữ con số 43
2.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ con số trong tiếng Hán 44
2.2.1. Cấu trúc đẳng lập 44


138

2.2.2. Các thành ngữ con số có cấu trúc đề- thuyết 46
2.2.3. Thành ngữ con số có cấu trúc là động ngữ 48
2.2.4. Thành ngữ con số có cấu trúc là danh ngữ 50
2.2.5. Thành ngữ con số có cấu trúc câu phức 51
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ con số trong tiếng Hán 53
2.3.1. Con số được sử dụng với nghĩa đen 53
2.3.2. Con số được sử dụng với nghĩa biểu trưng 57
CHƯƠNG 3. CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH THÀNH NGỮ CON SỐ
TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT 74
3.1. Cơ sở lí thuyết về dịch thuật 74
3.1.1. Khái niệm dịch thuật 74
3.1.2. Tiêu chuẩn dịch thuật 75
3.1.3. Phân loại dịch thuật 75
3.2. Cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt 79
3.2.1. Dịch nguyên văn 80
3.2.2. Dịch sao phỏng 82
3.2.3. Dịch tương đương thành ngữ 83
3.2.4. Dịch nghĩa 84
3.3. Những vấn đề phải chú ý trong việc chuyển dịch thành ngữ con số trong
tiếng Hán sang tiếng Việt 86
3.3.1. Cần phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng 86
3.3.2. Cần phân biệt các loại ý khác nhau của thành ngữ 87
3.3.3. Phải hiểu được điển cố thành ngữ 88
3.3.4. Chọn cách thức chuyển dịch thỏa đáng theo trường hợp khác nhau 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤC LỤC 98




1
MỞ ĐẦU

0.1. Lý do chọn đề tài
Trung Hoa là một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử với một nền văn
hóa rực rỡ cùng tiếng nói phong phú muôn màu. Trong kho tàng từ vựng
phong phú của tiếng Hán, có một loại cụm từ kết cấu cố định, ngắn gọn
nhưng ý nghĩa sâu xa thường xuyên xuất hiện nguyên vẹn trong lời nói hoặc
tác phẩm của nhân dân, đó chính là thành ngữ. Thành ngữ được hình thành
trong quá trình phát triển lịch sử lâu đời, nó không những có khả năng khái
quát được những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân lao động trong hoạt
động xã hội mà còn phản ánh truyền thống xã hội, truyền thống văn hóa dân
tộc, là kết quả nhận thức của nhân dân dân tộc Hán. Cũng như thành ngữ ở
các ngôn ngữ khác, thành ngữ trong tiếng Hán có nét đặc trưng khác với các
đơn vị ngôn ngữ là nó có thể biểu đạt ý nghĩa một cách ngắn gọn, lời ít ý
nhiều. Sử dụng đúng thành ngữ trong lời nói hoặc trong tác phẩm có thể làm
cho văn chương hoặc lời nói của mình càng sinh động và hình tượng hơn,
càng thêm sức thuyết phục và sức hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, thành ngữ là
một hình thức ngôn ngữ được người dân Trung Quốc ưa thích nhất và được sử
dụng rộng rãi trong lời văn và tiếng nói hàng ngày.
Trong thành ngữ tiếng Hán, có một bộ phận khá đặc biệt, đó là những
thành ngữ sử dụng các con số (ví dụ: một, hai, ba…trăm, nghìn, vạn) như một
thành tố cấu trúc, thường được gọi là thành ngữ con số, ví dụ:
朝三暮四

(Triêu tam mộ tứ - lòng chim dạ cá),
五颜六色
(Ngũ nhan lục sắc – màu sắc
sặc sỡ),
百战百胜

(Bách chiến bách thắng—trăm trận trăm thắng) …
Có những lí do nhất định để nghiên cứu về các thành ngữ con số này của
tiếng Hán.
Chúng ta biết rằng con số vốn là những ký hiệu toán học có chức năng
biểu thị số lượng (ít hay nhiều) và người ta gọi đó là con số tự nhiên. Tuy
nhiên, ngoài ý nghĩa toán học, các con số còn được sử dụng trong văn hóa, tín


2
ngưỡng, tôn giáo với những ý nghĩa biểu trưng tiềm ẩn tiêu biểu. Được sử
dụng ở chức năng ngữ nghĩa này, các con số trong thành ngữ tiếng Hán không
chỉ phản ánh các cách dùng phổ quát của con số ở các ngôn ngữ nói chung (để
biểu thị số lượng) mà còn thể hiện những sự khác biệt trong cách tư duy của
người Hán về con số và sử dụng con số với tư cách là những biểu trưng tinh
thần và văn hóa Hán. Vì vậy, chúng tôi tin rằng việc đi sâu nghiên cứu về
thành ngữ con số tiếng Hán và khảo sát cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt,
sẽ làm sáng tỏ thêm sự phong phú và đặc sắc của tiếng Hán, đồng thời cung
cấp được chút ít giá trị tham khảo trong việc chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán
sang tiếng Việt.
Mặt khác, cùng với sự phát triển ngày càng đi vào chiều sâu của mối
quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nhu cầu học tiếng Hán của
người Việt Nam và nhu cầu học tiếng Việt của người Trung Quốc càng ngày
càng tăng lên. Việc nghiên cứu đề tài này, vì vậy, cũng sẽ giúp ích cho những
người Việt Nam học tiếng Hán và người Trung Quốc học tiếng Việt được
thuận lợi hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với việc học tập và sử dụng các
thành ngữ. Với việc chọn đề tài này làm đề tài luận văn, tiến hành khảo sát
các quy luật của những thành ngữ có con số, đồng thời khảo sát cách thức
chuyển dịch những thành ngữ này sang tiếng Việt, chúng tôi hy vọng có thể
đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho những người Việt Nam muốn tìm
hiểu sâu hơn nữa về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc và phần nào cho cả

những người Trung Quốc muốn tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Mặc dù vậy, đây không phải là một đề tài hoàn toán mới. Từ trước đến
nay ở Việt Nam đã có một số công trình ít nhiều đề cập đến vấn đề này (cụ thể
xem phần tình hình nghiên cứu ở chương 1), trong đó đáng chú ý nhất là luận
văn thạc sĩ của Giang Thị Tám “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ con số
trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số‖ (2001). Tuy
nhiên, đề tài luận văn này có những điểm khác cơ bản với đề tài luận văn của
Giang Thị Tám :


3
- Về đối tượng nghiên cứu, luận văn của Giang Thị Tám nghiên cứu tất
cả các thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt, còn luận
văn của chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát những thành ngữ có con số thực chỉ
như ―một‖, ―hai‖, ―ba‖… ―mười‖, ―trăm‖, ―nghìn‖, ―vạn‖,―ức‖, chứ
không bao gồm những thành ngữ chỉ có những từ ngữ chỉ số lượng không xác
định như ―những‖, ―các‖, ―một số‖, ―dăm‖, ―vài‖, ―muôn‖ trong tiếng Việt

“两
”(lưỡng - hai),
“半
”(bán – nửa), ―

‖(song - đôi) trong tiếng Hán.
- Về nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, đề tài của Giang Thị Tám tập
trung vào so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa giữa
các thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và khác
biệt. Ngược lại, luận văn của chúng tôi chủ yếu là mô tả đặc điểm cấu trúc ,
ngữ nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thành ngữ con số trong tiếng Hán,
tìm ra các quy luật sử dụng con số trong thànnh ngữ tiếng Hán, trên cơ sở đó

tìm hiểu các cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng
Việt. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa 2 bản luận văn, và cũng là đóng
góp mới của chúng tôi.
Ngoài ra, luận văn của chúng tôi cũng có những điểm khác biệt về cơ sở
lí thuyết (ngoài lí thuyết về thành ngữ, còn có lí thuyết dịch thuật), về phương
pháp (bên cạnh phương pháp mô tả và phân tích đối chiếu còn có phương
pháp nghiên cứu dịch thuật), tư liệu (có nguồn tư liệu phong phú hơn).

0.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những thành ngữ có con số trong
tiếng Hán, có so sánh với một bộ phận thành ngữ có con số trong tiếng Việt.
Phạm vi khảo sát của luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau đây:
- Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của các thành ngữ con số trong tiếng Hán.
-Vai trò của các con số trong thành ngữ tiếng Hán.
-Cách chuyển dịch tương đương các thành ngữ con số trong tiếng Hán
sang tiếng Việt.


4
Liên quan đến đối tượng khảo sát là thành ngữ có con số, cần phải nói
thêm rằng chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát là những con số thực sự
và biến thể con số xác định (bao gồm các số từ như ―một‖, ―hai‖, ―ba‖…
―trăm‖, ―nghìn‖, ―vạn‖,―ức‖) chứ không bao gồm các lượng từ không xác
định (như ―những‖, ―các‖, ―một số‖, ―dăm‖, ―vài‖, ―muôn‖ trong tiếng
Việt và
“两”
(lưỡng - hai),
“半”
(bán – nửa), ―


‖(song - đôi)…trong tiếng Hán).

0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến thành ngữ, con số,
thành ngữ có con số, đồng thời tìm hiểu nguồn gốc và những đặc điểm
chung của chúng.
- Phân tích kết cấu của thành ngữ có con số và cách sắp xếp của các con
số trong thành ngữ tiếng Hán, từ đó tìm hiểu quy tắc cấu tạo và hoạt động của
các con số xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán.
- Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của con số trong thành ngữ tiếng
Hán để tìm hiểu các đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ tiếng
Hán. Đồng thời tìm hiểu đặc điểm ngữ dụng của con số trong thành ngữ tiếng
Hán qua việc phân tích giá trị về mặt tu từ của con số trong thành ngữ tiếng
Hán.
- Phân tích cứ liệu chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán sang
tiếng Việt, từ đó tìm hiểu các phương pháp và thủ pháp chuyển dịch và những
vấn đề liên quan khi chuyển dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt.

0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu
Luận văn này áp dụng ba phương pháp nghiên cứu chủ yếu là miêu tả,
so sánh đối chiếu và đối chiếu dịch thuật.
Phương pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích cấu trúc, phân tích
ngữ nghĩa và phân tích ngữ dụng) được sử dụng chủ yếu để phân tích mô tả


5
các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các thành ngữ có con số
trong tiếng Hán.
Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng để phân tích những điểm

tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ con số trong tiếng Hán với các thành
ngữ tương ứng trong tiếng Việt theo nguyên tắc đối chiếu 1 chiều, lấy tiếng
Hán làm ngôn ngữ nguồn và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích.
Phương pháp đối chiếu dich thuật được áp dụng để tìm hiểu các cách
thức chuyển dịch các thành ngữ có con số của tiếng Hán sang tiếng Việt, trên
cơ sở đó rút ra những bài học cho thực tiễn dịch thuật và giảng dạy.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp thống kê, phân tích tu từ
v.v.
Tư liệu mà luận văn sử dụng chủ yếu được lấy từ:
《中华成语词典》(中国大百科全书出版社,唐作藩、刘家丰主编,

2008
年)
(―Từ điển thành ngữ Trung Hoa‖, Nxb Toàn thư Đại bách khoa
Trung Quốc, Đường Tác Phan, Lưu Gia Phong chủ biên, 2008); ―Từ điển
thành ngữ tục ngữ Hán - Việt‖ (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003,
Nguyễn Thị Bích Hằng, Trần Thị Thanh Liêm chủ biên); ―Từ điển giải thích
thành ngữ tiếng Việt‖ (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Giáo dục, HN, 1995).
Ngoài ra còn có nhiều tài liệu tham khảo (xin xem thêm phần Tài liệu tham
khảo).

0.5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương với nội
dung chính như sau:
Chương 1: Những cơ sở lí thuyết chung.
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ con số trong
tiếng Hán.
Chương 3: Cách thức chuyển dịch thành ngữ con số trong tiếng Hán
sang tiếng Việt.



6
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Lịch sử vấn đề

Trong phần lịch sử vấn đề dưới đây, chúng tôi chủ yếu tập trung đề cập
đến ba vấn đề: (1) Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán; (2) Tình hình
nghiên cứu thành ngữ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt; (3) Tình hình
nghiên cứu dịch thuật Hán – Việt.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán
Là bộ phận đặc sắc nhất trong kho tàng từ vựng tiếng Hán, nên thành
ngữ tiếng Hán đã được nhiều nhà Hán ngữ học nghiên cứu và đã đạt được
nhiều thành quả to lớn. Dưới đây, chúng tôi chủ yếu dựa vào hai công trình
―Hơn mười năm nay nghiên cứu về thành ngữ‖〔40〕và ―Nghiên cứu thành
ngữ và biện soạn từ điển‖〔41〕của Lô Trác Quần mà giới thiệu một số thành
tựu nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán trên các xu hướng: (1) xu hướng
nghiên cứu lịch đại; (2) xu hướng nghiên cứu đồng đại; (3) các xu hướng
nghiên cứu khác về thành ngữ tiếng Hán.
1.1.1.1. Xu hƣớng nghiên cứu lịch đại
Xu hướng nghiên cứu lịch đại về thành ngữ chủ yếu được thể hiện ở
việc tìm hiểu, giải thích nguồn gốc của thành ngữ. Phần lớn thành ngữ được
hình thành theo thói quen của người dân và được lưu truyền qua nhiều thời
đại khác nhau, nên xét về lí thuyết đều có thể tìm hiểu và giải thích được
nguồn gốc ra đời của chúng. Tuy nhiên, vì tiếng Hán có lịch sử lâu dài, những
tài liệu, sách vở có sử dụng thành ngữ hoặc có liên quan đến thành ngữ cũng
có số lượng đồ sộ, nên việc tìm hiểu và giải thích nguồn gốc cho mỗi thành
ngữ cũng không phải là chuyện đơn giản.

Học giả Dương Thiên Dực trong ―Nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán‖


7
(Nxb Dạy học và Nghiên cứu Ngoại ngữ, 1982) đã cung cấp không ít kiến
giải rất có tính tham khảo và những tài liệu rất có giá trị cho việc nghiên cứu
nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán. Học giả Lý Nhất Hoa đã từng lần lượt công
bố nhiều bài viết về nguồn gốc của thành ngữ như ―Bổ khuyết và chứng minh
nguồn gốc của những thành ngữ thường dùng‖, ―Tìm cội nguồn của những
thành ngữ thường dùng‖ trên ―Học báo Đại học Thiên Tân‖ (số 2, 1983),
―Nghiên cứu Ngữ văn‖ (số 4, 1983), ―Học báo Đại học Bắc Kinh‖ (số 3,
1984) và đã làm rất nhiều công việc để bổ sung và hiệu chính cho những
thành ngữ ngọn nguồn không rõ, thiếu chứng minh hoặc chứng minh quá
muộn. Một số học giả khác cũng có nhiều bài viết về nguồn gốc thành ngữ
tiếng Hán như: ―Nguồn gốc của thành ngữ ―
出人头地
‖(Xuất nhân đầu địa -
vượt hẳn người khác)” (―Tập lục Khoa học Xã hội‖, số 5, 1983) của học giả
Điền Trung Hiệp, ―Mấy điều bổ sung cho ―Từ điển thành ngữ tiếng Hán‖ ‖
(―Thông tấn ngữ văn Trung Quốc‖, số 4, 1984) của học giả Lý Trí Trạch v.v.
Tìm hiểu nguồn gốc thành ngữ là việc hết sức quan trọng để nắm bắt ý
nghĩa của thành ngữ và hiểu được quá trình diễn biến và phát triển của nó.
Người ta thường dựa vào các sách vở cổ xưa để tìm hiểu nguồn gốc
thành ngữ, nhưng vì sách cổ cũng nhiều vô cùng nên xuất xứ từ sách vở cũng
chưa hẳn là câu trả lời đúng về nguồn gốc thật sự của các thành ngữ. Để giải
quyết căn bản vấn đề nguồn gốc của thành ngữ, học giả Hàn Trần Kỳ đã nêu
ra ý kiến rất có giá trị trong bài “Tâm đắc của ―Từ điển thành ngữ tiếng
Hán‖‖ (―Học báo Học viện Sư phạm Từ Châu‖, số 2, 1983). Tác giả cho
rằng: “Nếu tổ chức nhân lực với quy mô lớn để nghiên cứu những thành ngữ
trong các sách cổ như ―Thi kinh‖, ―Tả truyện‖, ―Chiến quốc sách‖…thì

những vấn đề về nguồn gốc của thành ngữ mới được giải quyết thỏa đáng.”
Điều đáng mừng là, mấy năm gần đây đã dần dần xuất hiện một số bài viết
khảo sát nguồn gốc thành ngữ Hán dựa trên các tác phẩm tiếng Hán cổ đại
theo hướng mà ông Hàn Trần Kỳ đề xướng, ví dụ như: ― ―Sử ký‖ và thành
ngữ tiếng Hán‖ (―Học báo Đại học Nam Kinh‖, số 2, 1983) của học giả


8
Hoàng Mậu Di, ―Bàn về thành ngữ trong ―Luận ngữ‖ ‖ (―Học báo Cao đẳng
Sự phạm Ích Dương‖, số 3, 1983) của Thang Khả Kính, ―Bàn qua thành ngữ
trong ―Mạnh Tử‖ ‖ (―Dạy học và nghiên cứu ngữ văn‖, số 3, 1983) của
Trương Mẫn v.v…
Các công trình nghiên cứu lịch đại về thành ngữ cũng chú ý đến sự
phát triển và biến đổi của thành ngữ tiếng Hán hiện đại ở giai đoạn từ sau khi
giải phóng (1949) trở lại đây. Điều này đã được trình bày khá tỉ mỉ trong bài
viết ―Sự hình thành và phát triển của thành ngữ, điển cố‖ (―Học báo Đại học
Trung Sơn‖, số 2, 1980) của Phan Doãn Trung. Tác giả cho rằng sự phát triển
mới của thành ngữ tiếng Hán trong thời kì này chủ yếu được thể hiện trên ba
mặt: thứ nhất là thành ngữ mới được nảy sinh với số lượng lớn; thứ hai là bộ
phận thành ngữ điển cố cũ có thêm được những ý nghĩa mới; thứ ba là bộ
phận thành ngữ có sự phát triển mới về cấu trúc đang dần dần đột phá cấu trúc
cũ, hình thành cấu trúc mới. Sự phát triển và biến đổi của thành ngữ tiếng
Hán trong thời kì hiện đại vẫn còn đang tiếp diễn và cũng đang chờ đợi các
nghiên cứu tiếp theo.
1.1.1.2. Xu hƣớng nghiên cứu đồng đại
Việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán theo hướng đồng đại chủ yếu tập
trung vào việc tìm hiểu về ý nghĩa của các thành ngữ. Thành ngữ tiếng Hán
hết sức phong phú đa dạng, cho nên trong đó tất nhiên tồn tại không ít những
thành ngữ gần nghĩa. Trong chuyên khảo ―Minh định thành ngữ‖ (Nxb Khoa
học Xã hội Trung Quốc, 1979), Nghi Bảo Nguyên đã so sánh và phân biệt 175

nhóm thành ngữ với tổng cộng 373 thành ngữ. Tác giả đã sưu tập rất nhiều thí
dụ cách dùng quy phạm trong các tác phẩm văn học hiện đại và đương đại,
lấy ý nghĩa làm chính, kết hợp ngữ nghĩa, sắc thái, cách dùng mà phân tích và
phân loại. Có thể nói đó là một công trình có ý nghĩa mở đầu cho việc nghiên
cứu các thành ngữ tiếng Hán theo hướng đồng đại.
Trong bài viết ―Bàn qua việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ‖ (―Học
báo Đại học Tô Châu‖, số 2, 1984), khi giải thích ý nghĩa của bộ phận thành


9
ngữ trong từ điển thành ngữ, tác giả Thái Kính Hạo đã chỉ rõ: “Nghiên cứu ý
nghĩa của thành ngữ, thứ nhất, phải chú ý đến tính thời đại về ý nghĩa của
thành ngữ; thứ hai, phải để ý sự vay mượn của chữ; thứ ba, phải để ý một số
hiện tượng ngữ pháp đặc biệt.” Vì phần lớn thành ngữ có xuất xứ từ điển cố
lịch sử trong các thời đại lịch sử khác nhau, việc nhấn mạnh những nguyên
tắc vừa dễ bị sơ suất vừa khó nắm bắt trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ
là điều rất có ý nghĩa.
Bài viết ―Một số vấn đề về việc biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý
nghĩa thành ngữ tiếng Hán‖ (―Thông tấn Ngữ văn Trung Quốc‖, số 5, 1980)
của Tôn Lương Minh đã chỉ rõ việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ nên biểu
hiện từ tính của thành ngữ một cách chính xác. Bài viết ―Cũng bàn về vấn đề
biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ tiếng Hán‖ (―Thông
tấn ngữ văn Trung Quốc‖, năm 1982, số 6) của Chuyết Tác đã liệt kê bộ phận
thành ngữ có hai từ tính, nhấn mạnh tính tất yếu của việc biểu hiện từ tính
trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ với hai góc độ ý nghĩa từ tố và cấu
trúc ngữ pháp. Còn trong bài viết ―Quan hệ giữa ý nghĩa và ―ngữ tính‖của
thục ngữ ‖ (―Nghiên cứu Thư từ‖, năm 1983, số 3), Trương Tông Hoa lại một
lần nữa nêu ra một cách toàn diện: “Trong khi giải thích ý nghĩa thục ngữ,
muốn phản ánh một cách chính xác ngữ tính của thục ngữ, thì bắt buộc phải
kết hợp ba thứ là nội dung ngữ tố, hình thức kết cấu và chức năng cú pháp của

từ cần phân tích”. Việc chú trọng đến từ tính trong khi giải thích ý nghĩa của
thành ngữ rất có ích cho việc giải thích ý nghĩa thành ngữ một cách khoa học
hơn, là sự phản ánh của việc nghiên cứu ý nghĩa thành ngữ một cách sâu rộng
hơn.
Ngoài ra, những năm gần đây, giới ngôn ngữ học đã đẩy mạnh sự nghiên
cứu đối chiếu giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ của ngôn ngữ dân tộc
khác, chẳng hạn trong bài viết ―Quan hệ giữa thành ngữ và môi trường tự
nhiên, truyền thống văn hóa và đặc trưng ngôn ngữ của dân tộc‖ (―Ngữ văn
Trung Quốc‖, số 2, 1979), Hướng Quang Trung đã có so sánh thành ngữ tiếng


10
Hán với thành ngữ tiếng Anh và tiếng Nga, chỉ ra quan hệ nội tại giữa thành
ngữ và môi trườg tự nhiên, truyền thống văn hóa và đặc trưng ngôn ngữ của
dân tộc, bản sắc phong cách dân tộc riêng biệt của thành ngữ tiếng Hán. Các
bài viết ―Thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt‖ (Nxb Dạy học và
Nghiên cứu Ngoại ngữ, 1982) của Trần Văn Bác và ―Bàn về vấn đề dịch
thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Inđô-nê-xia‖ (―Tập luận văn Nghiên cứu
Phương Đông‖, số 4, 1983) của Tôn Viễn Chí đã lần lượt nghiên cứu về việc
dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Anh và tiếng Inđô-nê-xia. Những bài viết
này không những làm cho mọi người có thể hiểu một cách toàn diện hơn về
đặc tính dân tộc của thành ngữ tiếng Hán, mà còn mở rộng hơn con đường
nghiên cứu đồng đại của thành ngữ tiếng Hán.

1.1.1.3. Các xu hƣớng nghiên cứu khác của thành ngữ tiếng Hán
Ngoài hai hướng nghiên cứu chính trên đây, còn có nhiều hướng nghiên
cứu khác về thành ngữ tiếng Hán đang ngày càng phát triển sâu rộng hơn, thể
hiện qua các công trình: ―Thành ngữ‖ (Nxb Nhân dân Nội Mông Cổ, 1978)
của Mã Quốc Phàm, ―Nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán‖ (Nxb Nhân dân Tứ
Xuyên, 1979) của Sử Thức và ―Bàn qua những kiến thức về thành ngữ‖ (Nxb

Bắc Kinh, 1980) của Hứa Triệu Bản và ―Khái quát về thành ngữ‖ (Nxb Nhân
dân Hồ Bắc, 1982) của Hướng Quang Trung. Các công trình này đều là những
chuyên khảo lí luận được giới nghiên cứu đánh giá cao, đã khái quát được
những quy luật chung của thành ngữ tiếng Hán.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán từ
nhiều góc độ khác nhau: Nghiên cứu về ngữ âm thành ngữ tiếng Hán có ―Hán
ngữ và bằng trắc‖(―Thông tấn Ngữ văn Trung Quốc‖, số 6, 1983) của Lưu
Quân Kiệt. Nghiên cứu từ góc độ ngữ pháp, có―Việc linh hoạt vận dụng từ
loại trong thành ngữ‖ (―Học báo Trường cao đẳng Sư phạm Khắc Sơn‖, số 3,
1984) của Lưu Trị Bình. Nghiên cứu từ góc độ hình thức cấu thành có ―Bàn
về những thành ngữ cấu thành bởi những từ tố đồng nghĩa‖ (―Dạy học ngữ


11
văn trung học‖, số 1, 1980) của Trần Lưu Luân, ―Thành ngữ Biền thể—một
đội ngũ dị quân trong thành ngữ‖ (―Học tập ngữ văn‖, số 11, 1982) của Ngô
Việt v.v. Nghiên cứu từ góc độ tu từ thì có ―Tu từ của thành ngữ‖(―Học báo
Học viện Sư phạm Hán Trung‖, số 2, 1983) của Chu Dị Văn, Mã Lâm
Phương, ―Bàn qua những hiện tượng hỗ văn trong thành ngữ‖ (―Học tập tu
từ‖, số 3, 1984) của Vương Tả v.v…Nghiên cứu từ góc độ ngữ dụng thì có
―Linh hoạt vận dụng thành ngữ‖ (―Dạy học Ngữ văn Trung học‖ số 12, 1980)
của Nghi Bảo Nguyên v.v…
Ngoài ra, việc biên soạn từ điển thành ngữ tiếng Hán cũng đã thể hiện
tính đa dạng phong phú và đã giành được thành tích đáng mừng, chủ yếu
được thể hiện ở 3 mặt sau đây: 1, Từ điển cùng tiêu đề cũng có nhiều bản do
những người khác nhau chủ biên và do nhiều nhà xuất bản khác nhau xuất
bản, ví dụ chỉ riêng ―Đại từ điển thành ngữ Trung Hoa‖ thì có bản do Nhiệm
Siêu Kỳ chủ biên, Nxb Thư từ Hồ Bắc xuất bản, tháng 5 năm 2006; có bản do
Trình Chí Cường chủ biên, Nxb Đại bách khoa Toàn thư Trung Quốc xuất bản
vào tháng 10 năm 2004 và tháng 9 năm 2003; có bản do Nhóm biên soạn

―Đại từ điển thành ngữ Trung Hoa‖ biên soạn, Nxb Đại học Diên biên xuất
bản, tháng 4 năm 2004; có bản do Tôn Duyệt chủ biên, Nxb Nhật báo Nhân
dân xuất bản, tháng 3 năm 2006…―Từ điển thành ngữ tiếng Hán‖ có bản do
nhóm biên soạn “Từ điển thành ngữ tiếng Hán‖ biên soạn, do Nxb Giáo dục
Thượng Hải xuất bản; có bản do Hà Vĩ Ngư chủ biên, do Nxb Giáo dục
Thượng Hải xuất bản; còn có bản do Khoa Trung văn trường Đại học Sự
phạm Cam Túc biên soạn, do Nxb Giáo dục Thượng Hải xuất bản… 2, Cùng
một cuốn từ điển được tái bản nhiều lần, ví dụ: riêng ―Từ điển thành ngữ
tiếng Hán‖ (Nxb Giáo dục Thượng Hải, do nhóm biên soạn Từ điển thành
ngữ tiếng Hán biên soạn) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1978 và được
tái bản vào năm 1983. 3, Còn có một số từ điển chuyên dành cho đối tượng
nhất định, ví dụ―Từ điển đa chức năng thành ngữ tiếng Hán‖(Lâm Kiết Khải
chủ biên, Tập đoàn Xuất bản Tứ Xuyên, Nxb Nhân dân Tứ Xuyên, 2005),


12
―Từ điển toàn giải thành ngữ đa chức năng‖ (Cơ Trung Huân chủ biên, Nxb
Thanh niên Trung Quốc, 2006) và ―Từ điển Đa chức năng phân loại thành
ngữ chuyên dành cho học sinh‖… là những từ điển thành ngữ chuyên dành
cho học sinh Trung học cơ sở, phổ thông trung học.
Các bài viết, chuyên khảo và các cuốn từ điển trên đây đều đã kế thừa
thành quả nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học tiền bối, ngược lại, họ
cũng đã cung cấp được những tài liệu quý báu cho việc dạy học và nghiên cứu
thành ngữ, đã đặt nền móng vững chắc cho việc nghiên cứu thành ngữ sâu
hơn nữa.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thành ngữ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt
Vì thành ngữ có tính hoàn chỉnh, nên phần lớn công trình chỉ chú trọng
nghiên cứu ý nghĩa chức năng của thành ngữ, ít khi đề cập đến ý nghĩa và
chức năng của từng thành tố trong thành ngữ, nhất là những con số nằm trong

thành ngữ, chỉ có lẻ tẻ mấy bài viết đề cập đến con số trong thành ngữ. Bài
báo ―Nghĩa trừu tượng của con số trong thành ngữ‖ (―Ngữ văn Trung Quốc‖,
số 6, 1980) của Hoàng Nhạc Châu có thể coi là công trình sớm nhất nghiên
cứu về con số trong thành ngữ tiếng Hán. Trong bài báo này tác giả đã phân
tích tỉ mỉ ý nghĩa biểu trưng của các con số trong thành ngữ khi dùng riêng
hoặc dùng chung với con số khác, giúp ích cho việc hiểu sâu hơn về ý nghĩa
và cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán; Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài
viết khác, chẳng hạn: trong bài viết ―Bàn qua con số trong thành ngữ tiếng
Hán‖(―Dạy học và bổ túc‖ trường Cao đẳng Sư phạm Chấn Giang, số 3
1984), Hàn Trần Kỳ đã trình bày những quy luật cơ bản của con số trong
thành ngữ tiếng Hán. Bài viết ―Con số trong Hán ngữ‖
( 10/9/2007) của Dương Bỉnh Chính nói về vấn đề dịch
thuật thành ngữ con số giữa tiếng Hán và tiếng Anh. Bài viết ―Tìm hiểu về
con số trong thành ngữ - Bàn qua đặc điểm tu từ của con số trong thành ngữ
tiếng Hán‖ ( 2005) của Cát Tinh đã giới thiệu


13
những đặc điểm tu từ của con số trong thành ngữ tiếng Hán. ―Con số và thành
ngữ tiếng Hán‖ - Luận văn thạc sĩ của An Mỹ Trân (người Nhật Bản) trường
Đại học Sư phạm Thiên Tân, tháng 5 năm 2005, đề cập tương đối tỉ mỉ những
quy luật của con số trong thành ngữ tiếng Hán và quan hệ giữa con số, thành
ngữ và dân tộc Hán.
Trong tiếng Việt, cũng có một số công trình nghiên cứu về thành ngữ
con số, ví dụ luận văn thạc sĩ ngôn ngữ ―Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ
con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số‖ (2001)
của Giang Thị Tám, có so sánh thành ngữ con số giữa tiếng Hán và tiếng Việt
nhưng trên một số lượng tư liệu hạn chế và không đề cập đến vấn đề chuyển
dịch. Những điểm khác biệt giữa luận văn của Giang Thị Tám và luận văn
này chúng tôi đã trình bày ở chương 1.


1.1.3. Tình hình nghiên cứu dịch thuật Hán - Việt
Trung Quốc và Việt Nam sông nước liền một dải. Từ xa xưa, hai nước
đã có sự giao lưu mật thiết về chính trị, kinh tế, văn hóa…Vì ngôn ngữ khác
nhau, nhân dân hai dân tộc cũng như hai nhà nước ở các thời đại đều phải
thông qua dịch thuật để trao đổi tư tưởng và giao lưu về kinh tế, văn hóa.
Dịch thuật Hán – Việt đã xuất hiện hàng ngàn năm nay và ngày càng được coi
trọng và phát triển nhanh chóng. Những năm gần đây, việc dịch thuật Hán
–Việt (và Việt – Hán) đã được nhiều nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt
Nam chú ý nghiên cứu.
Ở Trung Quốc, cuốn ―Giáo trình dịch thuật Việt - Hán‖ (Triệu Ngọc
Lan , 2002) là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về lí luận và
thực tiễn dịch thuật giữa Việt – Hán, nhưng chủ yếu nói về dịch thuật từ tiếng
Việt dịch sang tiếng Hán. Cuốn ―Kỹ xảo dịch thuật Hán-Việt thực dụng‖
(Lương Viễn, Ôn Nhật Hào, 2005) là cuốn sách sớm nhất nghiên cứu một
cách toàn diện về lí luận và thực tiễn giữa Hán – Việt, đã đặt nền móng cho
việc dạy học và nghiên cữu dịch thuật giữa Hán – Việt. Đặc biệt, trong cuốn


14
sách này, có bài tựa ―Lược sử dịch thuật Hán – Việt‖ của GS. TS Phạm Hồng
Quý đã trình bày rất tỉ mỉ tình hình dịch thuật Hán – Việt từ trước công
nguyên trở lại đây, cung cấp những tài liệu tham khảo rất có giá trị cho việc
nghiên cứu dịch thuật Hán – Việt. Bài viết ―Lịch sử và hiện trạng của dịch
thuật chuyên ngành Hán – Việt‖ 〔49, tr. 66-70〕của Lưu Chí Cường cũng đã
giới thiệu khá tỉ mỉ sự phát triển của việc dịch thuật Hán – Việt ở Trung Quốc.
Ngoài ra, nhiều luận văn cử nhân, thạc sĩ, luận án tiến sĩ của các sinh viên,
học viên cao học và nghiên cứu sinh Trung Quốc và Việt Nam cũng ít nhiều
đề cấp đến dịch thuật Hán – Việt.
Thành ngữ tiếng Hán nói chung và thành ngữ con số tiếng Hán nói riêng

đã được nghiên cứu khá nhiều và đã có được những thành tựu nhất định trên
các hướng tiếp cận đồng đại và lịch đại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối chiếu
và dịch thuật các thành ngữ con số tiếng Hán trong mối liên hệ với các thành
ngữ tương tự của tiếng Việt thì hầu như chưa có công trình nào đề cập đến.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu về thành ngữ, thành ngữ con số trong
tiếng Hán nêu trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: ―Khảo sát thành ngữ
có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt‖, nhằm
mục đích giải mã các thành ngữ có con số của tiếng Hán và tìm ra cách thức
chuyển dịch các thành ngữ con số từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

1.2. Thành ngữ: khái niệm, nguồn gốc và đặc trƣng
1.2.1. Khái niệm thành ngữ
―Hán ngữ hiện đại‖ (2002) do Trương Bân chủ biên định nghĩa khái
niệm thành ngữ như sau: “Thành ngữ là một loại cụm từ cố định được người
dân quen dùng từ lâu đời, có ý nghĩa trọn vẹn, kết cấu cố định, cấu trúc đơn
giản, và được sử dụng một cách hoàn chỉnh.”
―Đại từ điển Bách khoa Trung Quốc‖ (1990) định nghĩa cho thành
ngữ là “Một loại thục ngữ, là một loại cụm từ cố định, lời gọn mà ý sâu, được
nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác.”


15
―Từ điển Hán ngữ hiện đại‖ (Nhóm biên soạn từ điển Sở Nghiên cứu
ngôn ngữ của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc, Quán ấn thư
Thương vụ, 2005) có giải thích: Thành ngữ là một loại nhóm từ hoặc cụm từ
cố định có kết cấu đơn giản, ý nghĩa cô đọng được người dân quen dùng từ
lâu đời.
Nói chung, thành ngữ tiếng Hán thường do bốn âm tiết cấu thành, lời
thì ngắn gọn, nhưng ý nghĩa thì sâu xa. Nghĩa của một số thành ngữ có thể
được hiểu từ nghĩa hiển ngôn của các yếu tố cấu thành, ví dụ: ―

心满意

‖(Tâm mãn ý túc—vừa lòng thoả ý, hả lòng hả dạ), ―
大显身手
‖(Đại hiển
thân thủ—trổ tài, thi đua tài năng). Cũng có những thành ngữ phải biết nguồn
gốc của nó mới có thể hiểu được ý nghĩa hiện đại của nó, ví dụ: ―
对牛弹

‖(Đối ngưu đàn cầm—đàn gảy tai trâu, dùng để chế giễu những người
nghe không hiểu người khác nói gì với mình, cũng dùng để chế giễu những
người nói chuyện không nhằm đúng đối tượng), ―
画蛇添足
‖(họa xà thiêm
túc—khi vẽ con rắn lại thêm chân cho rắn, ví von làm việc quá thừa, không
những không có tác dụng, ngược lại còn làm hỏng sự việc) …
Còn các nhà ngôn ngữ học của Việt Nam thì quan niệm về thành ngữ
như thế nào?
Cuốn ―Đại từ điển tiếng Việt‖ (Nxb Văn hóa Thông tin, năm 1998)
định nghĩa thành ngữ là: “Tập hợp từ cố định quen dùng, có nghĩa định danh,
gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu thành,
được lưu truyền trong văn chương và dân gian.”
Cuốn ―Từ vựng học tiếng Việt hiện đại‖ (Nguyễn Văn Tu, 1976) định
nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố định, các thành phần trong đó đã mất đi tính
độc lập, sau khi kết hợp tạo thành một chỉnh thể cố định. Ý nghĩa của thành
ngữ không thể đơn giản suy ra từ các yếu tố cấu thành.”
Trong cuốn ―Từ vựng học tiếng Việt‖ (Nguyễn Thiện Giáp, 1990),
cũng định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về
nghĩa, vừa có tính gợi cảm.”



16
Kế thừa ý kiến của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Việt Nam,
chúng tôi cho rằng: Thành ngữ là những nhóm từ hoặc cụm từ cố định có ý
nghĩa hoàn chỉnh, hình thức ngắn gọn, kết cấu định hình và được truyền lại và
sử dụng từ đời này sang đời khác. Ví dụ thành ngữ ―mẹ tròn con vuông‖, là
cụm từ cố định bốn âm tiết, không thể xen vào thành tố gì nữa, cũng không
thể đảo ngược thứ tự hai vế trước sau thành “con vuông mẹ tròn”; có nghĩa
hoàn chỉnh là sau khi người phụ nữ sinh con xong, mẹ con đều bình an.

1.2.2. Nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán
Các thành ngữ trong tiếng Hán có nguồn gốc khác nhau, nhưng có thể
qui thành mấy loại chủ yếu sau đây:
1.2.2.1. Thành ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ tích hoặc thần thoại
Có một số thành ngữ bắt nguồn từ truyện cổ tích thần thoại, ví dụ: thành
ngữ ―
画龙点睛
‖ (họa long điểm tinh) bắt nguồn từ ―Ký danh họa lịch đại‖
của Trương Nhan Viễn đời Đường rằng: Lương Vũ đế ưa thích sự trang trí
chùa chiền, nhiều lần cho một người họ Trương vẽ các bức tranh trên tường.
Trương vẽ được bốn con rồng màu trắng không có mắt trên tường của chùa
An Lạc Kim Linh và thường xuyên bảo người ta rằng: nếu vẽ con mắt cho
rồng thì rồng sẽ bay đi. Mọi người thấy hoang mang, không tin, nên cố tình
bảo vẽ thử. Trương vừa vẽ con mắt cho hai con rồng xong, bỗng nhiên, sấm
sét vỡ tường, hai con rồng cưỡi mây lướt gió bay đi, còn hai con rồng chưa vẽ
con mắt thì vẫn còn. Thành ngữ ―họa long điểm tinh‖ nay được dùng khi nói
chuyện hoặc viết văn, người nói (viết) sử dụng những từ ngữ hoặc câu ngắn
gọn đúng chỗ, sẽ làm cho nội dung càng thêm sinh động, sâu sắc; Thành ngữ

愚公移山

‖ (ngu công di sơn) có xuất xứ từ truyện ―Liệt Tử
·
Thang vấn‖,
kể rằng: Ngày xưa, có một người tên là Ngu Công tuổi hơn chín mươi. Trước
mặt nhà Ngu Công có hai ngọn núi to là Thái Hàng Sơn và Vương Ốc Sơn.
Khổ tại hai ngọn núi này, Ngu Công mỗi lần ra ngoài làm việc đều phải đi
đường vòng qua hai ngọn núi này. Ngu Công quyết dịnh chuyển đi hai ngọn


17
núi này. Thế là Ngu Công dẫn tất cả người nhà và con cháu đục đá, đào đất,
gánh đi đổ vào biển Bột Hải. Thần núi được biết rất cảm động với tinh thần
của Ngu Công, bèn báo cáo với Ngọc Đế. Ngọc Đế được biết cũng rất cảm
động, bèn sai hai con trai của Khoa Nga Thị (thần đại lực của trời) xuống trần
gian, mỗi người vác một ngọn núi đi, một ngọn núi được chuyển đến phía
đông Súc Châu, một ngọn núi được chuyển đến phía Nam Ung Châu. Thành
ngữ ―Ngu công di sơn‖ nay có nghĩa hàm ý rằng làm việc phải có quyết tâm,
hằng tâm, không sợ khó khăn; Thành ngữ ―
杞人忧天
‖ (Khởi nhân ưu thiên—
buồn vô duyên cớ, lo bò trắng răng, khéo lo trời sập) bắt nguồn từ truyện
―Liệt Tử
·
Thiên Thụy‖ rằng: đời Chu Triều, Khởi Quốc có một người suốt
ngày lo sợ trời long đất lở, sợ tự mình sẽ không có chỗ trốn được, kể cả
chuyện ăn ngủ hàng ngày cũng không yên tâm. ―Khởi nhân‖ tức là một người
của Khởi Quốc, ―ưu‖ tức là lo sợ, nghĩa bóng của thành ngữ là ví von sự lo
sợ vô duyên cớ, chẳng cần thiết. Ngoài ra còn có nhiều thành ngữ khác cũng
có xuất xứ từ các truyện cổ tích hoặc thần thoại như ―
夸父追日

‖(khoa phụ
truy nhật),
“精卫填海”
(tinh vệ điền hải),
“叶公好龙”
(diệp công hiếu long),
“画蛇添足”
(họa xà thiêm túc)
1.2.2.2. Thành ngữ có nguồn gốc từ các sự kiện lịch sử
Có một số thành ngữ lại bắt nguồn từ sự kiện lịch sử, chẳng hạn, thành
ngữ ―
完璧归赵
‖ (hoàn bích quy triệu) có nguồn gốc từ ―Sử ký
·
Liệt truyện
Lạn Tương Như‖ của Tư Mã Thiên đời Hán, kể rằng: Chiêu Vương của nước
Tần nghe nói Huệ Văn Vương của nước Triệu được một viên ngọc quý mà thế
gian hiếm có, bèn sai người báo với Triệu Vương muốn dùng mười lăm thành
trì đổi được viên ngọc quý này. Triệu Vương sợ Tần Vương lừa, không muốn
biếu ngọc, nhưng lại sợ Tần Vương vin cớ này mà xâm lược nước Triệu, bèn
sai Lạn Tương Như đi biếu ngọc. Trước khi đi, Lạn Tương Như hứa với Triệu
Vương rằng: Nếu nước Tần giao cho nước Triệu mười lăm thành trì thì ông sẽ
để lại viên ngọc này ở nước Tần, nếu không ông sẽ trả lại viên ngọc một cách
nguyên xi cho nước Triệu. Khi Lạn Tương Như dâng ngọc cho Tần Vương,


18
Tần Vương chỉ ngắm đi ngắm lại viên ngọc mà không nói chuyện giao thành
trì. Lạn Tương Như bèn mượn cớ chỉ cho Tần Vương vết nhỏ trên ngọc mà
lấy lại ngọc. Lấy được ngọc, Lạn Tương Như tức giận quát Tần Vương không

có lòng chân thành giao thành, nếu Tần Vương cố mà đến gần, ông sẽ cùng
viên ngọc đâm vào cột cho vỡ nát. Tần Vương sợ Lạn Tương Như đâm thật,
liền xin lỗi với Lạn Tương Như và đưa bản đồ ra, vạch ra mười lăm ngôi
thành. Lạn Tương Như biết Tần Vương chỉ ra vẻ làm thế thôi, không thể nào
giao thành thật sự, nên yêu cầu Tần Vương phải chay tịnh năm ngày và làm lễ
long trọng nhất trên triều đình mới có thể biếu ngọc. Tần Vương buộc phải
đồng ý. Lạn Tương Như đoán rằng Tần Vương tuy đáp ứng ăn chay năm ngày
mới được ngọc, nhưng đến lúc đó sẽ không giữ lời mà giao mười lăm ngôi
thành cho nước Triệu, bèn sai một người tùy tùng cải trang thành người nhà
mang theo viên ngọc quý trốn về nước Triệu, để thực hiện lời hứa “hoàn bích
quy triệu” của mình. Tần Vương biết mình bị lừa, hết sức tức giận, nhưng lại
nghĩ tuy có thể giết Lạn Tương Như cũng không thể lấy lại ngọc nữa, ngược
lại sẽ làm quan hệ hai nước xấu đi. Thế là Tần Vương thôi, thết Lạn Tương
Như một bữa, sau đó bảo bộ hạ đưa Lạn Tương Như về. Thành ngữ ―
完璧归

‖ (hoàn bích quy triệu) nay chỉ việc trả lại một vật gì đó cho người chủ một
cách hoàn chỉnh, nguyên xi. Thành ngữ ―
孟母三迁
‖ (mạnh mẫu tam thiên)
bắt nguồn từ ―Truyện Liệt nữ cổ
·
Mụ nghi‖, chỉ người mẹ của Mạnh Kha
liên tục chuyển nhà ba lần nhằm mục đích chọn được những môi trường tốt để
giáo dục Mạnh Kha. Truyện kể rằng: Lúc Mạnh Tử còn bé, nhà gần nghĩa
trang nên Mạnh Tử thường cùng những trẻ con gần đó đến chơi và học được
việc tang lễ. Mẹ của Mạnh Tử nói chỗ này không thể cho Mạnh Tử ở được,
bèn chuyển nhà đến một chỗ gần chợ. Ở đây, Mạnh Tử lại học được cách giết
lợn bán thịt của người hàng thịt ở chợ. Người mẹ thấy chỗ này cũng không
thể cho Mạnh Tử ở được, lại chuyển nhà đến một chỗ gần trường. Ở đây,

Mạnh Tử học được tất cả những cái được dạy trong trường, khi chơi với học
trò trong trường, Mạnh Tử cũng được biết nên tuân theo quy tắc như thế nào,


19
lễ phép với người khác như thế nào. Lúc này người mẹ của Mạnh Tử mới yên
tâm: thế mới là chỗ ở thích hợp cho Mạnh Tử.
Nhiều thành ngữ tiếng Hán khác cũng có nguồn gốc từ các sự kiện lịch
sử như
草船借箭
(thảo thuyền tá tiễn),
万事具备(
vạn sự cụ bị),
退避三舍

(thoái tị tam xá),
请君入瓮
(thỉnh quân nhập ung) …
1.2.2.3. Thành ngữ bắt nguồn từ những câu chuyện có thật trong lịch
sử Có một số thành ngữ tiếng Hán bắt nguồn từ những câu chuyện có thật
trong lịch sử Trung Quốc. Những câu chuyện này có người thật chuyện thật,
chẳng qua những người này chuyện này không quan trọng lắm nên không
được lưu danh trong lịch sử. Những thành ngữ này khá thú vị, có giá trị tu từ
tốt, nên cũng được người dân sử dụng một cách rộng rãi. Ví dụ , thành ngữ
“胸有成竹”
(hung hữu thành trúc) có liên quan đến một họa sĩ thời Tống tên
là Văn Đồng, tự Khả Dữ, rất giỏi vẽ tre. Lúc đó có một nhà thơ làm thơ rằng:
“Khả Dữ họa trúc thì, hung trung hữu thành trúc.” (Nghĩa là: khi Khả Dữ vẽ
tre, trong lòng đã có những hình ảnh tre sẵn rồi.) Sau đó thì ―hung hữu thành
trúc‖ trở thành một thành ngữ và được sử dụng rộng rãi, biểu thị xử lý một sự

việc gì đó đã có ý định sẵn, đầy lòng tin. Những thành ngữ tương tự còn có
“满城风雨”
(Mãn thành phong vũ),
“抱薪救火”
(bão tân cứu hỏa),
“门
可罗雀”
(môn khả la tước) v.v…
1.2.2.4. Thành ngữ bắt nguồn từ thơ văn cổ điển
Có một số thành ngữ bắt nguồn từ thơ ca, văn chương cổ điển của Trung
Hoa xưa. Trong đó có không ít thành ngữ là trực tiếp vận dụng từ hình thức tứ
ngôn thời xưa, chẳng hạn, những thành ngữ có nguồn gốc từ ―Tăng tử‖ như
“朝三暮四”
(triêu tam mộ tứ),
“不近人情”
(bất cận nhân tình),
“分庭抗
礼”
(phân đình kháng lễ) v.v…tổng cộng có hơn 170 thành ngữ; những thành
ngữ xuất phát từ ―Luận ngữ‖ như
“不亦乐乎”
(bất diệc lạc hô),
“从心所欲”
(tòng tâm sở dục),
因材施教
(nhân tài thi giáo),
“不耻下问”
(bất sỉ hạ vấn),
“见利忘义”
(kiến lợi vong nghĩa) v.v…tất cả có hơn 400 thành ngữ. Cũng có

những thành ngữ không phải sử dụng trực tiếp lời nói văn thơ, mà là trích ra


20
hoặc là thay đổi chút ít để dùng, ví dụ thành ngữ
“舍生取义”
(xả sinh thủ
nghĩa), trong ―Mạnh Tử
·
Cáo Tử‖ có nói: ―Sinh, diệc ngã sở dục. Nghĩa,
diệc ngã sở dục. Nhị giả bất khả được kiêm, xả sinh nhi thủ nghĩa giả dã.‖
Thế là người đời sau lấy bốn chữ ―舍生取义‖(xả sinh thủ nghĩa) trong hai
câu trên để làm thành ngữ, biểu thị những phẩm chất đạo đức tốt đẹp thà hy
sinh quên mình cũng phải giữ gìn chính nghĩa.
1.2.2.5. Thành ngữ có nguồn gốc từ tục ngữ, ngạn ngữ
Có một số thành ngữ bắt nguồn từ tục ngữ và ngạn ngữ mà người dân
thường truyền miệng trong dân gian. Ví dụ thành ngữ
“以卵投石”
(dĩ noãn
đầu thạch) bắt nguồn từ tục ngữ ―cầm trứng chạm vào đá‖. Ngoài ra còn có
các thành ngữ:
“亡羊补牢”
(vong dương bổ lao),
“投鼠忌器”
(đầu thử kị khí),
“利令智昏”
(lợi lệnh trí hôn) v.v…
1.2.2.6. Thành ngữ bắt nguồn từ cuộc sống thường ngày và lao động sản xuất
Có một số thành ngữ bắt nguồn từ kinh nghiệm cuộc sống thường ngày và lao
động sản xuất, ví dụ các thành ngữ

“夜半三更”
(dạ bán tam canh), ―
朝令夕

‖(triêu lệnh tịch cải), ―
大海捞针
‖(đại hải lao châm), ―
另起炉灶
‖(lánh
khởi lô táo), ―
指桑骂槐
‖(chỉ tang mạ hòe)v.v…
1.2.2.7. Thành ngữ ngoại lai
Trong tiếng Hán còn có một số thành ngữ được vay mượn từ Phật Kinh
hoặc ngụ ngôn nước ngoài. Đời Ngụy, Tấn, Lục Triều, Tùy, Đường, người
Trung Quốc đã dịch rất nhiều Phật Kinh lúc đó đang thịnh hành ở Tây Vực và
Ấn Độ, sau đó có một số câu nói và điển cố trở thành thành ngữ của Trung
Quốc. Ví dụ các thành ngữ
“现身说法”
(hiện thân thuyết pháp),
“以牙还牙”
(dĩ nha hoàn nha),
“火中取栗”
(hỏa trung thủ lật) bắt nguồn từ ngụ ngôn
―Con khỉ và con mèo‖ của nước Pháp. Từ đời Minh, đời Thanh trở đi, Trung
Quốc có giao lưu văn hóa với nhiều nước phương Tây, nên có một số điển cố,
cách ngôn hoặc lời hay ngắn gọn của phương Tây đã trở thành thành ngữ của
Trung Quốc, ví dụ thành ngữ ―
新陈代谢
‖(tân trần đại tạ), ―

物竞天择
‖(vật
kính thiên trạch) …


21
Xét về nguồn gốc, thành ngữ tiếng Việt có những khác biệt so với thành
ngữ tiếng Hán. Theo cuốn ―Thành ngữ học tiếng Việt‖ của Hoàng Văn Hành,
chúng ta được biết, bộ phận chủ yếu của hệ thống thành ngữ tiếng Việt là
những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu Việt ngữ bằng ba con đường (16,
tr.40-45) như sau:
-Sử dụng thành ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau.
Trong tiếng Việt, thành ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài chủ yếu là các
thành ngữ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt. Những thành ngữ này bao
gồm: thành ngữ vay mượn được dùng với hình thức nguyên dạng, tức dịch âm
từng chữ một, giữ nguyên hình thái, ngữ nghĩa và cấu trúc như: chí công vô tư

志公无私
), đồng cam cộng khổ(
同甘共苦
), xuất khẩu thành chương(

口成章
); thành ngữ vay mượn được dùng trong hình thức dịch bộ phận ra
tiếng Việt, giữ nguyên bộ phận còn lại và cấu trúc thành ngữ gốc, ví dụ như
dịch hữu thủy hữu chung
(有始有终)
thành có thủy có chung; thành ngữ vay
mượn được dùng với hình thức dịch toàn bộ các yếu tố ra tiếng Việt tương
đương và giữ nguyên cấu trúc, ví dụ thành ngữ ra sống vào chết dịch từ xuất

sinh nhập tử
(出生入死)
, đứng ngồi không yên dịch từ tọa lập bất an
(坐立
不安)
…thành ngữ vay mượn được dùng trong hình thức dịch nghĩa chung
của thành ngữ ra tiếng Việt, ví dụ miệng ăn núi lở được dịch từ tọa ngật sơn
không
(坐吃山空)
, đủ ăn đủ mặc được dịch từ phong y túc thực
(丰衣足食)

-Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính
ổn định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, chỉnh thể về ngữ nghĩa, ví dụ
hai bàn tay trắng, cháy nhà ra mặt chuột, áo gấm đi đêm, thừa gió bẻ măng…
- mô phỏng theo mẫu cấu trúc của thành ngữ đã có trước. Ví dụ thành
ngữ chân trong chân ngoài được hình thành dựa trên cấu trúc các thành ngữ
có kiểu cấu tạo ABAC: bữa đực bữa cái, mắt trước mắt sau…Từ các thành
ngữ có cấu trúc như thuộc tính B: như sét đánh, như vịt nghe sấm…đã xuất
hiện các thành ngữ như: như sân khấu, như đóng kịch…Từ lối nói: nhanh như
sóc, nhanh như chảo chớp…đã nảy sinh các thành ngữ: nhanh như điện,


22
nhanh như tên lửa…từ cách nói: nhất vợ nhì trời, nhất mẹ nhì con…đã làm
xuất hiện các tổ hợp thành ngữ như: nhất thân nhì quen, nhất cự ly nhì tốc
độ…
Như vậy, so với thành ngữ tiếng Hán, nguồn gốc của thành ngữ tiếng
Việt không được phong phú như của tiếng Hán, và sự khác biệt lớn nhất là
thành ngữ tiếng Việt được vay mượn từ tiếng nước ngoài nhất là tiếng Hán

chiếm một tỉ lệ không nhỏ, còn thành ngữ ngoại lai trong tiếng Hán thì tương
đối rất ít, chỉ có một số thành ngữ thôi.

1.2.3. Đặc trƣng cơ bản của thành ngữ tiếng Hán
Thành ngữ là một hình thức ngôn ngữ được mọi người thích sử dụng,
chính vì nó có những đặc trưng cơ bản như sau.
1.2.3.1. Được sử dụng từ đời này qua đời khác
Vì thành ngữ tiếng Hán đều là những cụm từ hoặc đoản ngữ cố định
được lưu truyền từ nhiều đời trước, thường bắt nguồn từ thần thoại ngụ ngôn,
sự kiện lịch sử, câu chuyện lịch sử, thơ văn cổ xưa, tục ngữ, ngạn ngữ v.v. cho
nên những thành ngữ được lưu truyền đến hôm nay đều là những thành ngữ
được trải qua thử thách của lịch sử, được sử dụng lâu đời. Ví dụ, các thành
ngữ
一日三秋
(nhất nhật tam thu),
爱莫能助
(ái mạc năng trợ),
不可救药

(bất khả cứu dược)… đều có nguồn gốc từ ―Kinh Thư‖, các thành ngữ
居安
思危
(cư an tư nguy),
狼子野心
(lang tử dã tâm),
宾至如归
(tân chí như
quy)… đều xuất phát từ ―Tả Truyện‖, có lịch sử hơn hai nghìn năm.
1.2.3.2. Có tính hoàn chỉnh về nghĩa
Thành ngữ tiếng Hán thường có đặc điểm là ý nghĩa hoàn chỉnh, thường

có thể diễn đạt một ý nghĩa một cách độc lập. Có không ít thành ngữ không
thể hiểu từ nghĩa đen hoặc nghĩa hiển ngôn, mà thường phải sử dụng nó với
nghĩa bóng hoặc nghĩa hàm ẩn. Ví dụ thành ngữ
风卷残云
(phong quyển tàn
vân), nghĩa hiển ngôn là gió to thổi đi những mây còn sót lại, nghĩa bóng là
tiêu diệt hết sạch những cái tàn dư một cách nhanh chóng. Những thành ngữ

×