Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.67 KB, 99 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




CHU THỊ PHONG LAN




HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP
TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN
(Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC






HÀ NỘI – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





CHU THỊ PHONG LAN



HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP
TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN
(Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội)



Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. CHU THỊ THANH TÂM




HÀ NỘI – 2009

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1. Lí do chọn đề tài 4
2. Mục đích và nhiệm vụ 5
2.1. Mục đích 5
2.2. Nhiệm vụ 6
3. Tƣ liệu 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục luận văn 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8
1.1. Những vấn đề lý thuyết hội thoại liên quan đến đề tài 8
1.1.1. Khái niệm hội thoại 8
1.1.2. Cặp thoại 9
1.1.3. Tham thoại 10
1.1.4. Hành động ngôn ngữ 12
1.1.4.1. Khái niệm 12
1.1.4.2. Phân loại 12
1.2. Cuộc thoại và hành động dẫn nhập 13
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc cuộc thoại 13
1.2.1.1. Khái niệm cuộc thoại 13
1.2.1.2. Cấu trúc cuộc thoại 15
1.2.2. Hành động dẫn nhập 16
1.2.2.1. Khái niệm 16
1.2.2.2. Vị trí và vai trò của hành vi dẫn nhập trong cuộc thoại và trong
phần mở thoại 16
1.3. Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán 18

2
1.3.1. Hội thoại mua bán 18
1.3.1.1. Khái niệm 18
1.3.1.2. Các nhân tố tham gia vào cuộc thoại mua bán 19
1.3.1.3. Cấu trúc và phân loại (Dựa vào tư liệu thu thập) 20

1.3.2. Hành động dẫn nhập mua bán trong phần mở đầu cuộc thoại
mua bán 29
1.3.2.1. Vị trí và ý nghĩa của phần mở đầu trong cuộc thoại mua bán 29
1.3.2.2. Hành động dẫn nhập mua bán 31
CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP CỦA NGƢỜI BÁN VÀ NGƢỜI
MUA TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN 37
2.1. Hành động dẫn nhập của ngƣời mua 38
2.1.1. Dẫn nhập bằng sự thăm dò hoặc nghi vấn về hàng hóa 39
2.1.2. Dẫn nhập bằng việc đưa ra những đề nghị 43
2.1.3. Dẫn nhập bằng việc nêu nhu cầu, mong muốn 49
2.2. Hành động dẫn nhập của ngƣời bán 54
2 2.1. Dẫn nhập bằng chào mời khách hàng 54
2.2.2. Dẫn nhập bằng việc đưa ra lời khen với Sp1 hay xác tín mặt hàng
của Sp2 58
2.2.3. Dẫn nhập bằng việc đưa ra gợi ý cho người mua 60
2.3. Một vài so sánh về cách sử dụng hành động dẫn nhập của ngƣời
mua và ngƣời bán 64
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ XƢNG HÔ TRONG HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP
CỦA NGƢỜI MUA VÀ NGƢỜI BÁN 68
3.1. Các vấn đề về xƣng hô 68
3.1.1. Khái niệm xưng hô 68
3.1.2. Phân biệt xưng hô và hô gọi 70
3.1.3. Xưng hô trong tiếng Việt 71

3
3.1.4. Mối quan hệ giữa xưng hô và lịch sự 72
3.2. Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời mua 73
3.2.1. Kiểu xưng hô có cả xưng của sp1 và gọi sp2 73
3.2.2. Kiểu xưng hô sp1 không tự xưng nhưng gọi sp2 75
3.2.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi sp2 và sp1 tự xưng 76

3.2.4. Kiểu xưng hô: sp1 không xưng, không gọi sp2 nhưng có thể có ạ
(nhé) ở cuối hành động. 78
3.2.5. Kiểu xưng hô sp1 tự xưng (không gọi Sp2) đi cùng cấu trúc: Cho +
tự xưng trong các hành vi dẫn nhập đề nghị hoặc mong, muốn + tự xưng
trong các hành vi dẫn nhập mong muốn. 79
3.2.6. Kiểu xưng hô có phần hô gọi nhưng sp1 không gọi sp2 cũng không
tự xưng. 81
3.3. Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời bán 84
3.3.1. Kiểu xưng hô có cả tự xưng của sp2 và gọi sp1. 84
3.3.2. Kiểu xưng hô sp2 không tự xưng và gọi sp1 (cô, em, cháu …) 85
3.3.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi, không gọi sp1, sp2 tự xưng. 87
3.3.4. Kiểu xưng hô sp2 không tự xưng cũng không gọi sp1 mà chỉ ngay
đến mặt hàng. 88
3.3.5. Các kiểu khác 89
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96







4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hội thoại là một hình thức phổ biến trong giao tiếp của tất cả các ngôn
ngữ. Thông qua đó con ngƣời có thể truyền tải và tiếp nhận những nội dung,
thông tin cần thiết. Hội thoại là nơi các yếu tố ngôn ngữ ở dạng trừu tƣợng

đƣợc cụ thể hóa và thể hiện rõ vai trò của nó. Từ trƣớc đến nay, nghiên cứu
hội thoại là một vấn đề đƣợc các nhà ngữ dụng học cũng nhƣ các nhà ngôn
ngữ học xã hội rất quan tâm. Việc nghiên cứu hội thoại do đó không chỉ vận
dụng đơn thuần các kiến thức của ngôn ngữ học mà còn cần đến cả những
kiến thức của các ngành xã hội khác nhƣ: tâm lý học, xã hội học, văn hóa
học… Hội thoại là hình thức hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp của con
ngƣời với nhau. Ở đó có sự tƣơng tác giữa các lời nói trong hoàn cảnh nhất
định từ phía ngƣời nói và ngƣời nghe.
Mua bán là một hoạt động giao tiếp mà thông qua việc sử dụng ngôn
ngữ ngƣời bán và ngƣời mua muốn truyền đi các thông điệp của mình. Hiện
nay, nghiên cứu ngôn ngữ trong hội thoại mua bán đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm với một số công trình đã công bố. Trong luận văn “Bước đầu tìm hiểu
cấu trúc hội thoại: Cuộc thoại - đoạn thoại (Trên cơ sở tìm hiểu một số cuộc
thoại mua bán ngày nay và thời bao cấp)”, tác giả Nguyễn Thị Đan đã xác
lập các tiêu chí về một cuộc thoại mua bán, đồng thời tiến hành phân loại các
kiểu thoại mua bán tiêu biểu. Từ những cơ sở lý thuyết đó, Nguyễn Thị Đan
trong hai chƣơng của luận văn tiến hành miêu tả cấu trúc của cuộc thoại và
đoạn thoại mua bán. Với “Tham thoại trong giao tiếp mua bán hiện nay”,
Nguyễn Thị Lý tìm hiểu về cấu trúc, chức năng của các tham thoại trong ba
phần mở, thân và kết của cuộc thoại mua bán. Đến với “Cặp thoại trong giao
tiếp mua bán ngày nay”, tác giả Dƣơng Tú Thanh đi vào tìm hiểu cặp thoại

5
trong các cuộc mua bán. Tác giả này đã phân loại các cặp thoại, nêu hiệu quả
giao tiếp của các cặp thoại. Sau đó, Dƣơng Tú Thanh phân tích cụ thể cặp
thoại trong các phần mở thoại, thân thoại và kết thoại trên tiêu chí số lƣợng
các cặp thoại cũng nhƣ hình thức tổ chức lƣợt lời của cặp thoại. Hà Thị Sơn
trong “Đoạn dẫn nhập trong hội thoại mua bán hiện nay” đã tìm hiểu riêng
đoạn dẫn nhập trong hội thoại mua bán đồng thời ở cả ngƣời bán và ngƣời
mua với các vấn đề: vị trí, tiêu chí phân loại. Cũng thuộc nhóm đề tài này, tác

giả Mai Thị Kiều Phƣợng lại đi vào chi tiết hơn khi quan tâm đến ngôn ngữ
song thoại của ngƣời mua và ngƣời bán trong luận văn thạc sĩ năm 1996
“Những đặc điểm của cấu trúc ngôn ngữ song thoại giữa người mua và người
bán”.
Có thể nói, hội thoại mua bán là một phạm vi đƣợc nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu. Trên cơ sở những vấn đề các tác giả đi trƣớc đã đặt ra, chúng
tôi nhận thấy để hiểu sâu hơn một cuộc thoại mua bán thì có lẽ nên bắt đầu từ
đơn vị nhỏ nhất là hành động ngôn ngữ - đơn vị cơ sở tạo lập hội thoại. Với
mong muốn góp phần làm cho bức tranh về cuộc thoại mua bán thêm toàn
diện, luận văn này lấy “Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại
mua bán” làm đối tƣợng nghiên cứu. Trong khuôn khổ có giới hạn của luận
văn, chúng tôi mới chỉ tìm hiểu đƣợc về hành động dẫn nhập trong phần mở
đầu với mục đích từ cơ sở này tƣơng lai chúng tôi sẽ mở rộng để triển khai
tiếp ở các phần còn lại của hội thoại mua bán.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích hành động dẫn nhập trong phần mở
đầu hội thoại mua bán, luận văn mong muốn hƣớng đến:
- Phân loại các kiểu hành động dẫn nhập trong phần mở đầu của cuộc
thoại mua bán.

6
- Xem xét ý nghĩa của các yếu tố tác động đến hành động dẫn nhập
trong phần mở đầu hội thoại mua bán.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc các mục đích trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những lý luận về hội thoại và các vấn đề liên quan.
- Xác lập thế nào là hành động dẫn nhập đồng thời phân tích các kiểu
cấu trúc đã có trên cơ sở tƣ liệu thu thập.
- Phân tích ý nghĩa của nhân tố tác động đến hành động dẫn nhập.

3. Tƣ liệu
Toàn bộ tƣ liệu của luận văn đƣợc thu thập tại các chợ của Hà Nội nhƣ
chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, chợ Ngã Tƣ Sở … và các trung tâm thƣơng
mại lớn của thành phố chẳng hạn: Tràng Tiền plaza, Big C …
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp khoa học cơ
bản là quy nạp và diễn dịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng các phƣơng
pháp của phân ngành ngữ dụng học và ngôn ngữ học xã hội trong đó phân
tích hội thoại là phƣơng pháp chủ đạo.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số, phƣơng pháp và thủ pháp
khác nhƣ:
- Miêu tả
- Thống kê
- So sánh
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia làm 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết

7
Chƣơng 2: Hành vi dẫn nhập của ngƣời mua và ngƣời bán trong phần mở
đầu cuộc thoại mua bán
Chƣơng 3: Vấn đề xƣng hô trong hành vi dẫn nhập của ngƣời mua và
ngƣời bán ở phần mở đầu cuộc thoại mua bán





























8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Những vấn đề lý thuyết hội thoại liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Ngữ dụng học là một lĩnh vực đang phát triển, mở ra nhiều hƣớng đi
mới cho các nhà ngôn ngữ học. Nhiệm vụ của ngành này là nghiên cứu mối

quan hệ của ngôn ngữ và xã hội, chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong xã
hội. Do đó, ngữ dụng học sẽ đi sâu tìm hiểu các hình thức ngôn ngữ đƣợc
dùng để hiện thực hóa hành động ngôn từ và ngƣợc lại các hành động ngôn từ
đƣợc hiện thực hóa bằng ngôn ngữ nhƣ thế nào. Để làm đƣợc điều này, các
nhà ngữ dụng học đã chọn cách phân tích hội thoại làm phƣơng pháp khoa
học của mình.
Hội thoại là “hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,
nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”
1
. Các cuộc hội
thoại có thể khác nhau về thoại trƣờng, số lƣợng ngƣời tham gia, tƣ cách và vị
trí của những ngƣời tham gia hội thoại hay tính có đích của cuộc thoại, tính
hình thức của cuộc thoại nhƣng đều có điểm chung thống nhất đó là sự tƣơng
tác giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
Tính phổ biến thƣờng xuyên và căn bản trong giao tiếp của hội thoại
thể hiện ở tính hai chiều tức là sự tƣơng tác giữa ngƣời nói và ngƣời nghe với
sự luân phiên lƣợt lời. Hội thoại có thể chỉ gồm hai ngƣời đó là song thoại,
gồm ba ngƣời đó là tam thoại và nhiều ngƣời tham gia đó là đa thoại.
Hội thoại cũng nhƣ các đơn vị cú pháp với tổ chức tôn ti gồm:
Cuộc thoại
Đoạn thoại

1
Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr201.

9
Cặp trao đáp.
Các đơn vị này đƣợc hình thành trong quá trình vận động trao - đáp của các
đối tƣợng tham gia giao tiếp nên có tính chất lƣỡng thoại. Hai đơn vị khác là:
Tham thoại

Hành vi ngôn ngữ
lại có tính chất đơn thoại bởi do một ngƣời nói ra (có thể là ngƣời nói hoặc
ngƣời nghe).
Tựu chung lại, trong ngữ dụng học, hội thoại là một mảnh đất màu mỡ,
mà ở đó, có thể xem xét sự hành chức của ngôn ngữ dƣới nhiều góc độ khác
nhau. Sự khác nhau ấy khiến cho lĩnh vực hội thoại càng trở nên có sức thu
hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, đồng thời mở ra nhiều triển vọng
phát triển của các chuyên ngành mới liên quan.
1.1.2. Cặp thoại
Trong một cuộc thoại có thể có nhiều đoạn thoại. Nói đến đoạn thoại
không thể không nói tới cặp thoại - đơn vị lƣỡng thoại nhỏ nhất gồm một
hành vi mang tính chất mở đầu và một hành vi có ý nghĩa hồi đáp hoặc hơn
hai hành vi. Cặp thoại là “hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau”
2
,
chẳng hạn nhƣ chào - chào, hỏi - trả lời, trao - nhận, xin lỗi - chấp nhận……
Cặp thoại hay cặp trao đáp là do những ngƣời nói khác nhau nói ra, mà có thể
gọi là vế thứ nhất và vế thứ hai. Bình thƣờng hai vế trong cặp thoại liền kề
nhau.
Ví dụ:
Ngƣời mua (Sp1): Rau hôm nay thế nào hả bác?
Ngƣời bán (Sp2): Rau tƣơi đấy em ạ. Lấy đi. 3500 đồng một mớ.
Tuy nhiên, có những trƣờng hợp hai cặp thoại chủ hƣớng lại bị tách ra
bằng hai hoặc nhiều cặp thoại chêm xen khác.

2
Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, 2000, tr70.

10
Ví dụ:

A: Em có thể xem phim này không?
B: Em đến 18 tuổi chƣa?
A: Chƣa ạ.
B: Thế thì không. [Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp]
3
.
Nhƣ vậy, dù liền kề nhau hoặc xa nhau thì cặp thoại vẫn là hai phát
ngôn có quan hệ tƣơng thích nhau về chức năng.
Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm đến cặp thoại, vì khi xét hành
vi dẫn nhập để cho trọn vẹn còn phải chú ý đến hành vi hồi đáp nhằm tạo nên
tính chỉnh thể cho một cặp thoại. Trên cơ sở dẫn nhập có thể tìm hiểu đƣợc
các cách hồi đáp và ngƣợc lại.
1.1.3. Tham thoại
Có thể nói, nòng cốt của hội thoại chính là những cặp trao - đáp. Đơn vị
tạo nên cặp trao - đáp là các tham thoại. Mỗi cặp thoại bình thƣờng chỉ cần
hai tham thoại là đủ, tuy nhiên, có những cặp thoại lại đƣợc cấu tạo trên hai
tham thoại.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tham thoại là “phần đóng góp của từng
nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [2, tr316]. Tham thoại do một
hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Có hai loại hành vi ngôn ngữ tạo nên
khung của tham thoại là hành vi chủ hƣớng và hành vi phụ thuộc. Tham thoại
có thể có một hành vi chủ hƣớng và một, hay một số hành vi phụ thuộc. Tuy
nhiên, có những tham thoại có hơn một hành vi chủ hƣớng nên ngƣời nghe
lúc đó phải nhận diện đƣợc hành vi chủ hƣớng nào mạnh hơn để hồi đáp vào
đó. Hành vi chủ hƣớng ở tham thoại “quyết định hƣớng của tham thoại cũng
nhƣ hành vi hồi đáp thích hợp của ngƣời đối thoại”
4
. Nhƣ vậy, hành vi chủ

3

Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, 2000, tr71
4
Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr303.

11
hƣớng là hành vi có hiệu lực ở lời và ngƣời tiếp nhận phải có chiến lƣợc để
hồi trả.
Khi nói đến tham thoại, chúng ta cũng cần phân biệt nó với lƣợt lời.
Tham thoại và lƣợt lời đều là phần đóng góp của một ngƣời vào cuộc thoại
nhƣng chúng không phải là một. Lƣợt lời “là một lần nói xong của một ngƣời
trong khi những ngƣời khác không nói, để rồi đến lƣợt một ngƣời tiếp theo
nói”
5
. Nhƣ vậy, một lƣợt lời có thể có nhiều tham thoại và một tham thoại có
nhiều lƣợt lời.
Ví dụ: Một lượt lời có nhiều tham thoại:
Sp2 [1]: Bác ơi, mua gì vào đây em bán cho!
Sp1 [2]: Cô bán cho tôi cái bật lửa tốt nhé!
Sp2 [3]: Vâng, bác chờ em tý nhé… Của bác đây ạ.
Trong cả hai lần ngƣời bán nói, lƣợt lời của ngƣời này đều có trên hai
tham thoại trở lên. Trong lƣợt đầu tiên, có hai tham thoại là: tham thoại gọi và
tham thoại mời mua hàng. Trong lƣợt lời thứ ba, có ba tham thoại. Đó là tham
thoại đồng ý, tham thoại đề nghị và tham thoại xác nhận mặt hàng đƣa cho
khách.
Ví dụ: Một tham thoại gồm nhiều lượt lời:
Sp1[1]: Cái bật lửa này bao nhiêu tiền hả cô?
Sp2[2]: Đồ tốt, giá rẻ. Chỉ tám nghìn thôi bác ạ.
Sp1[3]: Đắt thế, bốn nghìn nhé….
Sp2[4]: Không đƣợc đâu ạ. Bác trả hơn cho em đi.
Sp1[5]: Sáu nghìn nhé.

Sp2[6]: Thôi đƣợc, còn một cái bán nốt cho bác vậy.
Trong ví dụ trên, ta thấy tham thoại mặc cả của ngƣời mua đƣợc tách ra
làm hai lƣợt lời [3] và [5].

5
Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học T1, NXBGD, 1998, tr87.

12
Nhƣ vậy, tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh của cuộc thoại mà giữa
tham thoại và lƣợt lời có sự thể hiện một cách linh hoạt và sinh động.
1.1.4. Hành động ngôn ngữ
1.1.4.1. Khái niệm
Trƣớc khi đi vào khái niệm, chúng tôi muốn nói tới tên gọi của hành
động ngôn ngữ. Tên gọi này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh speech act. Khi
đi vào Việt Nam, nó đƣợc các nhà nghiên cứu chuyển dịch bằng các khái
niệm tƣơng ứng nhƣ: hành động ngôn từ, hành vi ngôn ngữ, hành vi nói
năng… Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tên gọi hành động ngôn ngữ,
nhƣng vì lý do để tránh trùng lặp nên có thể ở một số câu chúng tôi vẫn sử
dụng các tên gọi khái niệm tƣơng ứng.
Trong ngữ pháp hội thoại, hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, khi nói năng là chúng ta đã thực hiện một hành
động đặc biệt mà phƣơng tiện biểu đạt bằng ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ
theo đó là hành động đƣợc thực hiện khi ngƣời nói (hoặc viết) nói ra phát
ngôn U cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) trong ngữ cảnh.
Hành động ngôn ngữ nằm trong mạng lƣới hội thoại với vai trò và chức
năng không chỉ giới hạn trong quan hệ một lần giữa ngƣời nói và ngƣời nghe
mà hơn thế nằm trong quan hệ giữa lời thoại tổ chức nên cặp thoại, tham
thoại…và tác động đến các nhân vật hội thoại ở từng thời điểm của cuộc
thoại.
1.1.4.2. Phân loại

Trong hoạt động giao tiếp, khi chúng ta nói nghĩa là chúng ta đã thực
hiện một loại hành vi đặc biệt. Hành vi đó trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng
có ba kiểu hành vi đƣợc thực hiện đồng thời (theo sự phân biệt của Austin) là:
hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mƣợn lời.

13
- Hành vi tạo lời sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, ngữ
pháp, từ…để tạo ra một phát ngôn đúng về hình thức và nội dung.
- Hành vi mƣợn lời là hành vi mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ, hay nói cách
khác là mƣợn các phát ngôn để gây ra tác động hay hiệu quả ngoài
ngôn ngữ với ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính ngƣời nói.
- Hành vi tại lời là hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu
quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây
ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với ngƣời nghe.
Có thể nói, lý thuyết hành vi quan tâm nhiều đến hành vi tại lời bởi
ngƣời ta luôn cố gắng tìm cách truyền đạt đƣợc nhiều nhất cái ngƣời ta muốn
đề cập.
Trong giao tiếp nói chung, hay trong các cuộc thoại nói riêng, hành vi
ngôn ngữ là một nhân tố giúp duy trì, phát triển cuộc thoại, giúp cho các nhân
vật giao tiếp truyền đi thông điệp của mình, giúp ngƣời ngoài cuộc thoại hiểu
đƣợc đích giao tiếp là gì.
1.2. Cuộc thoại và hành động dẫn nhập
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc cuộc thoại
1.2.1.1. Khái niệm cuộc thoại
a. Khái niệm
Theo lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ti
nhƣ tổ chức đơn vị cú pháp. Vì thế, trong cấu trúc hội thoại sẽ có các đơn vị
từ lớn đến bé là: cuộc thoại - đoạn thoại - cặp trao đáp - tham thoại - hành vi
ngôn ngữ. Trong luận văn này, cuộc thoại là một trong những đối tƣợng mà
chúng tôi quan tâm đầu tiên, đi vào phân tích nó trƣớc khi đi đến các đơn vị

nhỏ hơn.

14
Cuộc thoại là “đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất”
6
. Trong quá trình
giao tiếp của con ngƣời đã sản sinh ra một số lƣợng rất lớn những lời đối đáp
về các chủ đề. Mặc dù, những lời đối đáp ấy có thể có mối liên hệ logic nào
đó với nhau nhƣng rõ ràng ngƣời ta không thể để chúng tồn tại ở dạng những
chuỗi dài bất tận. Việc phân tách các lời đối đáp và hợp chúng thành các đơn
vị gọi là cuộc thoại là việc làm cần thiết đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Nhƣ
vậy, cuộc thoại đƣợc hình thành do sự vận động trao - đáp giữa các nhân vật
tham gia quá trình giao tiếp.
b. Tiêu chí xác định cuộc thoại
Để xác định một cuộc thoại, có nhiều cách phân chia khác nhau, nhƣng
tựu chung đều phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây:
- Một đơn vị trong hội thoại chỉ đƣợc gọi là cuộc thoại khi ít nhất phải có từ
hai ngƣời trở nên tham gia.
- Cuộc thoại có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhƣng quan trọng là phải có chung
một chủ đề, phải có sự thống nhất về đề tài diễn ngôn từ mở đầu cho đến khi
kết thúc. Cuộc thoại phải đạt đến điều đó thì mới đạt đƣợc mục đích giao tiếp
của mình.
- Thông thƣờng, mỗi cuộc thoại sẽ diễn ra ở một địa điểm nhất định trong một
thời gian cụ thể. Tuy nhiên, không phải bao giờ điều này cũng cứng nhắc, vì
tùy từng trƣờng hợp cụ thể do ảnh hƣởng của một nhân tố khách quan nào đó,
cuộc thoại có thể chuyển không gian hoặc tạm gác lại về thời gian.
- Khi số lƣợng hay tính chất của ngƣời tham gia hội thoại thay đổi thì thƣờng
làm cho cuộc thoại thay đổi chủ đề và đây là một cơ sở cho ta cuộc thoại mới.
Nhƣ vậy, rõ ràng là, các tiêu chí đƣa ra nhằm phân lập ranh giới cuộc
thoại chỉ có tính tƣơng đối và nhiều khi không tránh khỏi sự cứng nhắc.

C.K.Orecchioni đƣa ra một định nghĩa về cuộc thoại khá mềm dẻo: “để có

6
Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr312.

15
một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có
thể thay đổi nhƣng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian
có thể thay đổi nhƣng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi
nhƣng không đứt quãng” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu)
7
.
Nói chung để phân định ranh giới cuộc thoại đến nay chƣa có những
tiêu chí đủ tin cậy và xác đáng đƣợc dùng mang tính phổ niệm. Thế nhƣng
các cuộc thoại trong giao tiếp hàng ngày là có thật và việc phân định chúng
phục vụ trong nghiên cứu là cần thiết dù có thể sự phân định đó vẫn còn mang
tính võ đoán.
1.2.1.2. Cấu trúc cuộc thoại
Mặc dù việc phân chia một cuộc thoại vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh
cãi, nhƣng tổng quát chung, một cuộc thoại thƣờng có ba phần:
Mở thoại
Thân thoại
Kết thoại
Mỗi phần (đoạn) trong cuộc thoại có những chức năng khác nhau
nhƣng vẫn phải hƣớng đến phục vụ chủ đề của cuộc thoại.
Đoạn thoại mở đầu phần lớn là công thức hóa, mang tính chất “đƣa
đẩy”, không chỉ có chức năng mở đầu một cuộc thoại mà còn manh nha tiến
hành “thƣơng lƣợng hội thoại” về đề tài diễn ngôn, thăm dò đối phƣơng về
mọi mặt.
Đoạn thân thoại thực hiện đích chính của cuộc thoại. Các nhân vật tham

gia hội thoại đều cố gắng trao - đáp để thiết lập mối quan hệ giao tiếp tốt nhất
cũng nhƣ đạt đƣợc mục đích giao tiếp của mình. Nếu hai bên đều đạt đƣợc
đích nhƣ mong muốn thì phần thân thoại sẽ kết thúc để chuyển sang phần kết
thoại.

7
Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr313.

16
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, đoạn kết thúc cuộc thoại không những có
chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ mà còn tìm cách xác định cái cách
mà ngƣời ta phải chia tay. Trong giao tiếp thƣờng đề cao tính lịch sự nên ở
phần kết thoại ngƣời ta cố gắng tránh những cách kết đột ngột, bất ngờ, nhƣng
không loại trừ nhiều trƣờng hợp có cách kết thúc khiến ngƣời đối diện phải
ngỡ ngàng.
Một cuộc thoại, từ khi bắt đầu cho đến kết thúc, muốn thành công
không chỉ đơn giản dựa vào ngôn ngữ mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố
phi lời nhƣ: cử chỉ, thái độ, động tác để các bên tham gia giao tiếp thể hiện
những xúc cảm của mình.
1.2.2. Hành động dẫn nhập
1.2.2.1. Khái niệm
Bất cứ một vấn đề gì, trƣớc khi đi vào những nội dung chính, ngoài
phần đƣa đẩy, vòng vo thì cần có phần dẫn dắt trực tiếp đến nội dung chính.
Cái đó ngƣời ta gọi là dẫn nhập. Nhƣ vậy, trong hội thoại, dẫn nhập luôn là
phần quan trọng và dƣờng nhƣ không thể thiếu. Tối thiểu nhờ nó, cả hai bên
giao tiếp tránh việc bị “sốc” khi đi vào nội dung chính.
Dẫn nhập là lƣợt lời đặc biệt với chức năng dự báo trực tiếp về một
hành động hoặc sự việc sắp xảy ra trong cuộc thoại. Dẫn nhập không chỉ xuất
hiện và tồn tại trong phần mở đầu. Các thành phần khác của cuộc thoại cũng
có thể có phần dẫn nhập.

Dẫn nhập là hành động có ý nghĩa trọng tâm trong một phần hoặc toàn
bộ cuộc thoại mà ở đó ngƣời ta liệu đoán đƣợc cái gì sắp xảy ra, cũng nhƣ dẫn
nhập hầu nhƣ đảm bảo đƣợc sự hợp tác của ngƣời tiếp nhận. Đƣa ra lời dẫn
nhập, chắc chắn sẽ có lời hồi đáp (có thể bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ).
1.2.2.2. Vị trí và vai trò của hành vi dẫn nhập trong cuộc thoại và trong phần
mở thoại

17
Một cuộc thoại luôn luôn có ba phần, trong mỗi phần trƣớc khi đi vào
vấn đề chính, hầu nhƣ sẽ luôn có cái gọi là dẫn nhập. Dẫn nhập của những
ngƣời giao tiếp đều có ý nghĩa chung là chuẩn bị về tinh thần, khả năng tiếp
nhận của các bên. Chính vì điều đó nên trong giao tiếp, hành động dẫn nhập
có vai trò quan trọng. Mỗi hành động dẫn nhập đƣợc tạo lập trong từng phần
của cuộc thoại, giúp cuộc thoại tự nhiên và uyển chuyển hơn. Mặt khác, tạo
điều kiện cho cuộc thoại có cơ sở phát triển sau này.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, lời dẫn nhập có chức năng quy định “quyền
lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại”
8
. Dẫn nhập có thể là yêu cầu về
thông tin, yêu cầu đƣợc tán đồng…. Quan trọng hơn, ngoài việc dẫn ngƣời
giao tiếp đi vào nội dung sắp đƣợc bàn luận, thì dẫn nhập còn ngầm quy định
việc phải (nên) hồi đáp lại. Đó là trách nhiệm của ngƣời tiếp nhận lời dẫn
nhập. Vì thế, dẫn nhập thƣờng thuộc về các tham thoại chủ hƣớng trong mỗi
phần của cuộc thoại. Tuy nhiên, không phải cứ là tham thoại chủ hƣớng thì
coi nó có vai trò dẫn nhập và ngƣợc lại. Vấn đề đến đây đặt ra là, trong cuộc
thoại, mỗi phần thƣờng có dẫn nhập.
Mở thoại cũng không phải là trƣờng hợp đi ngƣợc lại điều đã nói trên.
Mở đầu là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cuộc thoại. Nó cho phép các
nhân vật giao tiếp có thể tiếp xúc với nhau, gợi ra chủ đề chính cần bàn luận.
Việc bắt đầu đi vào chủ đề chính cần bàn luận đó gọi là hành động dẫn nhập.

Theo E.Goffman (1973) “mọi diễn biến của tƣơng tác chủ yếu phụ thuộc vào
thời điểm đầu tiên này ”. Hay nhƣ Kallmeyer (1986) cũng nhìn nhận đoạn mở
đầu nhƣ sau: “tất cả các bình diện cơ bản của tƣơng tác đƣợc xác định một
cách chặt chẽ hay ít ra là lâm thời để tạo ra một cơ sở cho sự tiến triển của sự
kiện”. [Dẫn theo Thanh Hƣơng]
9
.

8
Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr330.
9
Thanh Hƣơng, Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ – bệnh nhân, T/c NN, số 3,
1990, tr6.

18
Qua những ý kiến trên, có thể thấy rằng, phần mở đầu rất quan trọng
trong cả cuộc thoại. Một điều là, không phải tự nhiên hành động nào của phần
mở đầu cũng gọi tên là hành động dẫn nhập. Hành động dẫn nhập là khi nó
phải trực tiếp gợi đến vấn đề chính của đề tài để các nhân vật trên cơ sở đó
xây dựng và phát triển cuộc thoại.
1.3. Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán
1.3.1. Hội thoại mua bán
1.3.1.1. Khái niệm
Mua bán là một hoạt động giao tiếp hàng ngày của con ngƣời ở các
chợ, các cửa hàng hay các trung tâm mua sắm lớn. Từ lý thuyết hội thoại nói
chung, hiểu một cách đơn giản, cuộc thoại mua bán là kiểu hội thoại đƣợc
hình thành do sự vận động trao - đáp giữa hai nhân vật: ngƣời mua hàng và
ngƣời bán hàng.
Trong cuộc thoại mua bán, hoạt động ngôn ngữ của các nhân vật tham
gia giao tiếp xoay quanh nội dung chào mời, xem xét chất lƣợng, mẫu mã sản

phẩm, hỏi giá, mặc cả, thỏa thuận hoặc không và kết thúc mua bán. Nếu cuộc
mua bán thành công thì sau khi thỏa thuận ngƣời mua - ngƣời bán sẽ trao tiền
- trao hàng cho nhau. Những cuộc mua bán kiểu nhƣ vậy gọi là tích cực.
Ngƣợc lại khi thỏa thuận về giá cả không đƣợc ngã ngũ ngƣời bán và ngƣời
mua sẽ kết thúc cuộc thoại một cách tiêu cực, mục đích hội thoại không hoàn
thành.
Cuộc mua bán có thể đƣợc kéo dài hay rút ngắn tùy thuộc vào sự
thƣơng lƣợng giữa ngƣời bán và ngƣời mua. Tuy nhiên, mỗi cuộc thoại dù dài
hay ngắn vẫn phải hƣớng về một chủ đề chung từ khi bắt đầu cho đến diễn
biến và kết thúc lần mua bán hàng hóa.
Hội thoại mua bán cũng giống nhƣ bất kỳ cuộc giao tiếp nào, để đạt
đƣợc mục đích của mình, những ngƣời tham gia không chỉ sử dụng phƣơng

19
tiện là ngôn ngữ mà còn kèm theo các động tác, cử chỉ, nét mặt… Tất cả
những vấn đề này nhằm đi đến một điều quan trọng là sao cho đích của cuộc
thoại đƣợc thực hiện.
Mua bán là hoạt động thƣờng xuyên và phổ biến, cần thiết trong đời
sống của con ngƣời. Chính vì vậy, các dạng mua bán có rất nhiều, để phân
loại chúng ngƣời ta thƣờng căn cứ vào đích chính của cuộc mua bán, vào mặt
hàng đƣợc đƣa ra để chào mời, thƣơng lƣợng. Theo tác giả Nguyễn Thị Đan
10

có thể có các kiểu thoại mua bán sau thƣờng xuất hiện:
Mua bán lƣơng thực (gạo, mì, khoai, sắn… )
Mua bán thực phẩm (thịt lợn, thịt gà, thịt bò… )
Mua bán các loại vải
Mua bán các loại quần áo may sẵn
Mua bán các loại hàng giải khát
Mua bán các loại hoa quả

Mua bán đồ dùng gia đình
Mua bán đồ dùng cá nhân
Mua bán các loại văn phòng phẩm
Mua bán vật liệu xây dựng…
Có thể nói, để phân loại các cuộc thoại mua bán là rất khó. Ngƣời ta chỉ
có thể đƣa ra các dạng thoại phổ biến, thƣờng xuyên có mặt trong đời sống
con ngƣời.
1.3.1.2. Các nhân tố tham gia vào cuộc thoại mua bán
Để một cuộc thoại mua bán đƣợc tiến hành ít nhất cần phải có các nhân
tố sau:
- Ngƣời mua hàng
- Ngƣời bán hàng

10
Nguyễn Thị Đan, Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại (trên cơ sở tìm hiểu một số cuộc thoại mua bán
ngày nay và thời kỳ bao cấp), Luận văn, ĐHSP, 1994, tr37.

20
- Mặt hàng đƣợc đƣa ra để trao đổi mua - bán
- Không gian mua - bán (chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng…)
Nếu thiếu một trong các nhân tố này thì cuộc thoại mua bán không thể
diễn ra đƣợc.
Trong cuộc thoại mua bán, quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán là
sòng phẳng, bình đẳng, công bằng, theo phƣơng châm “thuận mua vừa bán”.
Ngƣời mua đƣợc quyền lựa chọn sản phẩm, mặt hàng, tự do trả giá theo xu
hƣớng thị trƣờng. Ngƣời bán luôn cố gắng chiều khách, giữ “chữ tín” nhƣng
làm sao vẫn thu đƣợc mức lợi nhuận trong chuẩn cho phép. Do chất lƣợng
mặt hàng, giá cả thỏa thuận chi phối nên nếu ngƣời bán - mua nắm đƣợc điều
này thì cuộc mua bán thƣờng diễn ra nhanh chóng, đích của cuộc thoại kết
thúc tích cực, thành công. Tuy nhiên, nếu ngƣời bán - mua không nắm đƣợc

giá cả, chất lƣợng, ngƣời bán nói thách quá cao, ngƣời mua trả giá quá thấp
thì dù cuộc thƣơng lƣợng kéo dài nhƣng mục đích cuộc thoại vẫn không đƣợc
thực hiện, cuộc thoại kết thúc mang tính chất tiêu cực.
1.3.1.3. Cấu trúc và phân loại (Dựa vào tư liệu thu thập)
a. Cấu trúc
Một cuộc thoại mua bán đầy đủ bao giờ cũng gồm ba phần (cấu trúc
giống nhƣ một cuộc thoại bất kỳ):
Phần mở đầu
Phần thƣơng lƣợng
Phần kết thúc
Tuy nhiên, không phải cuộc thoại nào cũng đầy đủ ba phần trên, hoặc
chỉ có phần mở đầu - thƣơng lƣợng, hoặc thƣơng lƣợng - kết thúc, hoặc chỉ có
phần mở đầu, hoặc nhiều khi mua bán bắt đầu từ thƣơng lƣợng hay thƣơng
lƣợng và kết thúc không tách bạch rõ ràng.

21
Phần mở đầu đƣợc giới hạn từ chỗ bắt đầu cuộc mua bán cho đến khi
ngƣời mua đồng ý với mặt hàng mình cần và bƣớc sang hỏi giá.
Phần thƣơng lƣợng bắt đầu từ phần hỏi giá cho đến khi giá cả mặt hàng
đƣợc cả hai bên chấp nhận.
Phần kết thúc là phần ngƣời mua trả tiền, ngƣời bán trao hàng và kèm
một số câu kết thúc (mời ghé lại lần sau, cảm ơn….)
b. Phân loại
Sự phân chia cấu trúc trên chắc chắn cũng chỉ mang tính tƣơng đối.
Trên cơ sở tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi nhận thấy có các kiểu cấu trúc hội
thoại mua bán sau:

Cuộc thoại đầy đủ ba phần
Ví dụ:
(1)

Sp2: Xem vải gì đi em?
Sp1: Em đang tìm vải may áo mùa đông, kiểu kaki ấy.
Sp2: Màu xanh này thế nào?
Sp1: Xanh này á. Cũng đƣợc chị rút ra cho em đi.
Sp2: Xanh này mặc đẹp, chọn áo cũng dễ. Vải Nhật đấy em ạ.
Sp1: Ừ, em cũng muốn mua vải tốt, mất công may rồi.
Sp2: Em cứ yên tâm.
Sp1: Bao nhiêu đây chị?
Sp2: Hơi đắt đấy nhé. Bảy mƣơi nghìn một quần.
Sp1: Không, năm lăm thôi.
Sp2: Thế này cƣa đôi hai chị em nhé. Sáu mƣơi đƣợc chƣa? Chị cũng chuẩn
bị dọn hàng rồi.
Sp1: Dọn sớm thế chị?

22
Sp2: Mùng 2 tháng 9 phải về sớm chứ.
Sp1: Thôi đƣợc rồi, cắt cho em đi.
Sp2: Hai quần hả em?
Sp1: Không mình em thôi.
Sp2: Ừ, quần em đây.
Sp1: Vâng, em xin
(Chợ Hôm)
(2):
Sp2: Mua gì nào? Vào đây đi! Em chọn cho!
Sp1: Cái áo trắng kia sai (size) bao nhiêu hả chị?
Sp2: Anh tinh mắt quá. Hàng đấy em vừa lấy về hôm qua đấy. Có hai chiếc
thôi. Anh hợp với kiểu áo đó đấy. Cái đó size L. Vừa với anh đấy.
Sp1: Bao nhiêu tiền vậy?
Sp2: Giá hãng ba trăm nghìn. Em giảm cho anh hai mƣơi nghìn.
Sp1: Gói lại hộ nhé.

Sp2: Vâng. Lần sau lại qua shop em nhé.
(Shop thời trang Cầu Giấy)
Một cuộc thoại đầy đủ sẽ gồm có ba phần. Trong đó mở thoại có chào
hàng, giới thiệu về sản phẩm của ngƣời mua hoặc hỏi về đặc điểm, tính chất
của sản phẩm ngƣời bán cần. Trong các ví dụ trên, ở (1), mở đầu cuộc mua
bán bắt đầu từ tham thoại: Xem vải gì đi em? - [Sp2] cho đến Em cứ yên tâm -
[Sp2]; ở (2) từ tham thoại: Mua gì nào? Vào đây đi! Em chọn cho! – [Sp2]
đến Anh tinh mắt quá. Hàng đấy em vừa lấy về hôm qua đấy. Có hai chiếc
thôi. Anh hợp với kiểu áo đó đấy. Cái đó size L. Vừa với anh đấy. - [Sp2].
Phần thân thoại hay chính là phần thƣơng lƣợng đƣợc tính từ khi ngƣời
mua hỏi giá cả cho đến khi giá đƣợc chấp nhận từ hai phía. Trong cuộc thoại
(2), phần này bắt đầu từ Bao nhiêu tiền vậy - [Sp1] đến Gói lại đi nhé [Sp1].

23
Phần kết thúc mua bán là trao - nhận hàng, có thể kèm cảm ơn, mời lần sau
ghé thăm của ngƣời bán. Ở cuộc mua bán (1) là trao hàng và cám ơn: Ừ, quần
em đây - [Sp2] và Vâng, em xin - [Sp1] còn trong cuộc mua bán (2) là lời cảm
ơn và mong muốn khách hàng nhớ tới cửa hàng: Vâng, lần sau lại qua shop
em nhé - [Sp2 - cuộc thoại (2)]. Nhƣ vậy, một cuộc thoại đầy đủ sẽ có phần
mở đầu cho việc mua bán sau đó đến phần chính của việc mua bán (thƣơng
lƣợng giá cả, đánh giá tính chất mặt hàng, chấp thuận giá cả) và cuối cùng là
trao - nhận hàng, cảm ơn, hứa hẹn.

Cuộc thoại chỉ có hai phần: mở thoại và thƣơng lƣợng
Ví dụ:
(3):
Sp1: Cô ơi, cho cháu xem giùm cái áo khoác kia đƣợc không ạ?
Sp2: Áo đỏ hả cháu?
Sp1: Dạ, vâng ạ.
Sp2: Đây cháu xem đi rồi mua cho giúp cô.

…………………………………
Sp2: Thế nào hả cháu? Có thích không?
Sp1: Dạ, nhƣng giá thế nào ạ?
Sp2: Một trăm mƣời nghìn cháu ạ.
Sp1: Thế thì hơi đắt, bọn cháu là sinh viên có thể giảm giá đƣợc không ạ?
Sp2: Vậy cô giảm giá mƣời nghìn nhé, cháu mua mở hàng cho cô đi.
Sp1: Vẫn đắt quá cô ạ, thôi để khi khác cháu quay lại.
(Chợ Nhà xanh – Cầu Giấy)
(4):
Sp2: Cháu mua gì vậy?
Sp1: Cô cho cháu xem cái áo kia với ạ…

×