Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 216 trang )

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN PHÚC TRUNG




HÀNH ĐỘNG HỎI
TRONG NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
(TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV, CÓ SO SÁNH VỚI
KÊNH TV5 CỦA PHÁP)





Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. Đinh Văn Đức





Hà Nội - 2011


vi
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 9
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 10

PHẦN NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 12
1.1. Giao tiếp và giao tiếp hội thoại 12
1.1.1. Khái quát về giao tiếp 12
1.1.2. Giao tiếp ngôn ngữ 17

1.1.3. Giao tiếp hội thoại trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ 20
1.1.4. Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình 27
1.2. Hành động ngôn từ 35
1.2.1. Về hành động ngôn từ 35
1.2.2. Phân loại hành động ngôn từ 36
1.2.3. Hành động hỏi 38
1.3. Phỏng vấn báo chí và ngôn ngữ phỏng vấn 41
1.3.1. Phỏng vấn báo chí 41
1.3.2. Phân loại phỏng vấn 45
1.3.3. Ngôn ngữ phỏng vấn 46
1.3.4. Một số yếu tố kèm lời và phi lời ảnh hƣởng đến hoạt động phỏng vấn 51
1.4. Văn hóa trong giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình 53
1.4.1. Phép lịch sự và quan điểm của G.N.Leech, P.Brown và S.Levinson 53
1.4.2. Phép lịch sự trong hoạt động phỏng vấn truyền hình 57
1.5. Tiểu kết 58

vii
CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV 60
2.1. Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình 60
2.1.1. Dẫn nhập 60
2.1.2. Nhận diện hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình 60
2.1.3. Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi trong giao tiếp ngôn ngữ
trên truyền hình 61
2.1.4. Hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình 65
2.2. Nghiên cứu điển hình (Case Study) về hỏi trong một số dạng phỏng vấn
truyền hình trên VTV 70
2.2.1. Hỏi trong phỏng vấn của các chƣơng trình thời sự 70
2.2.2. Hỏi trong phỏng vấn của các thể loại chân dung 76
2.2.3. Hỏi trong phỏng vấn của các chƣơng trình trò chơi, giải trí 78

2.2.4. Một số dạng câu hỏi hay đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình
truyền hình của VTV 78
2.3. Một số yếu tố ngoài ngôn ngữ chi phối giao tiếp ngôn ngữ trong
phỏng vấn truyền hình của VTV 97
2.3.1. Thể phát và thể nhận 99
2.3.2. Hoàn cảnh, bối cảnh trong giao tiếp phỏng vấn truyền hình 103
2.3.3. Yếu tố tâm lí 104
2.3.4. Yếu tố phi ngôn ngữ 106
2.4. Tiểu kết 109
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV 111
3.1. Dẫn nhập 111
3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 112
3.2.1. Về khái niệm văn hóa 112
3.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và ngôn ngữ 115

viii
3.3. Một số vấn đề về văn hóa của ngƣời Việt thông qua hành động hỏi 116
3.3.1. Về khái niệm văn hóa ngôn từ 116
3.3.2. Đặc trƣng văn hóa trong giao tiếp của ngƣời Việt 117
3.3.3. Một số đặc trƣng văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt qua hành đông hỏi 121
3.4. Văn hóa ứng xử trong giao tiếp phỏng vấn trên VTV 124
3.4.1. Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp phỏng vấn truyền hình 124
3.4.2. Nghiên cứu điển hình về ứng xử ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình
qua hành động hỏi trên sóng VTV 128
3.5. Tiểu kết 148
CHƢƠNG 4: BƢỚC ĐẦU SO SÁNH HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG VẤN
TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV-VIỆT NAM VÀ KÊNH TV5-PHÁP 150
4.1. Dẫn nhập 150
4.2. Giới thiệu cứ liệu 151

4.2.1. Tổng quan về TV5 Monde 151
4.2.2. Tổng quan về VTV 152
4.2.3. Cứ liệu dẫn xuất 154
4.3. Phân tích cứ liệu 155
4.3.1. Về mặt hình thức 155
4.3.2. Về mặt nội dung 163
4.3.3. Về hành động hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi 164
4.4. Nhận xét và đề xuất 190
4.4.1. Nhận xét chung 190
4.4.2. Một số ý kiến đề xuất 191
4.5. Tiểu kết 197

KẾT LUẬN 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO 202
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 211


ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GTNN Giao tiếp ngôn ngữ
2. THVN Truyền hình Việt Nam
3. VTV Đài Truyền hình Việt Nam
4. TV5 Kênh truyền hình quốc tế TV5 của Pháp
5. STV Speaker on Television
Người nói trên truyền hình
6. SP
1
Speaker 1
Người phỏng vấn

7. SP
2
Speaker 2
Người được phỏng vấn
8. MC Master of Ceremonie
Người dẫn chương trình
9. Q Question
Hỏi
10. A Answer
Trả lời


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Truyền hình bắt đầu phát triển từ sau thế chiến lần thứ II. Trong hơn
50 năm qua truyền hình giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, chính
trị, xã hội của người dân trên khắp thế giới.
Ngày nay, truyền hình không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin,
giải trí mà còn có tác dụng rút ngắn không gian và thời gian giữa con người với
con người. Hơn thế, truyền hình còn được coi là cửa sổ mở ra thế giới, nó thể
hiện khát vọng về một thế giới chung cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi, đem
lại cho khán giả tấm gương phản chiếu cuộc sống của chính họ. Hay nói như
Anthony Gidden (2001): Truyền hình không chỉ « thể hiện » thế giới cho chúng
ta, nó ngày càng xác định thế giới mà chúng ta đang sống là gì?
Như vậy, truyền hình không đơn thuần là truyền hình mà còn là cầu nối,
giao lưu giữa người làm chương trình với khán giả, đồng thời nó còn là một
phương tiện giao tiếp đáng tin cậy.
1.2. Hiện nay, truyền hình đã và đang phát triển không ngừng cả về chất

lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Trong sự
lớn mạnh chung đó không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của
phỏng vấn truyền hình.
1.2.1. Phỏng vấn là một hoạt động quan trọng. Với việc kết hợp giữa ngôn
ngữ (mà ở đây là ngôn ngữ lời nói) và những yếu tố phi ngôn ngữ, phỏng vấn
truyền hình được coi là « cuộc nói chuyện nguyên chất, sống động và hấp dẫn
nhất » mà khán giả là người được « tận mắt » chứng kiến.
1.2.2. Phỏng vấn hướng đến việc lấy được thông tin dễ hiểu và rõ ràng từ
« đối tác » trong thời gian ngắn nhất bằng cách đối thoại trực diện, trong đó SP
1

sẽ là người chủ động nêu câu hỏi và « đối tượng » - SP
2
trả lời nhằm cung cấp
thông tin cho « một người thứ ba » - chính là khán giả.

2
1.2.3. Thông qua trao đổi hỏi - đáp giữa người phỏng vấn với người được
phỏng vấn, khán giả sẽ có được những thông tin, đồng thời biết được rõ nét
phong cách, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật ứng xử
của những người tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp này. Như vậy, phỏng
vấn truyền hình vừa là một thể loại báo chí vừa là một thủ pháp, trong đó việc sử
dụng ngôn từ được coi như là một chiến lược của giao tiếp phỏng vấn.
1.3. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về truyền hình, các nhà nghiên cứu mới chỉ
quan tâm nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ. Và nếu có nghiên cứu
về mặt nội dung thì cũng mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nghiệp vụ báo
chí, đó là các quy trình, cách thức và kỹ năng về tổ chức, sản xuất tin, phóng sự,
phim tài liệu và các chương trình giao lưu, giải trí v.v mà chưa chú ý một cách
đúng mức đến việc sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình, đặc biệt là ngôn ngữ
phỏng vấn.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận án chọn nghiên cứu về « Hành động
hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh
với kênh TV5 của Pháp) » với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả các cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Nếu tính từ tờ báo « Presse Hollandaise » (báo người Hà Lan) tại
Amsterdam năm 1620 của Willem Janszoon Bleau thì truyền hình là một loại
hình báo chí còn rất non trẻ. Xét về lịch sử, truyền hình chỉ được biết đến vào
năm 1927 khi tín hiệu truyền hình lần đầu tiên được Công ty phát triển truyền
hình của Baird phát đi giữa Washington DC và New York (mặc dù tín hiệu này
đã không được phát sóng ra công chúng).
2.2. Về công nghệ truyền dẫn phát sóng của truyền hình, nó bắt đầu được
biết đến từ những năm 1929 tại Đức, nhưng ban đầu chỉ là hình ảnh phát đi mà
không có âm thanh, cho mãi đến năm 1934 khi công nghệ phát triển thì truyền
hình mới có cả « hình » lẫn « tiếng ».

3
Tại Pháp, đến tháng 11 năm 1929, khi Bernard Natan thành lập Công ty
truyền hình đầu tiên có tên Truyền hình - Baird - Natan, người ta mới biết đến sự
hiện diện của truyền hình, nhưng cũng phải tới ngày 14 tháng 4 năm 1931
chương trình đầu tiên mới được phát sóng. Và đến tháng 12 năm 1932 chương
trình thử nghiệm bằng màu đen trắng được phát mỗi tuần một giờ, sau đó được
phát hàng ngày từ đầu năm 1933.

Từ trái qua phải: Hình « N
0
1 »
(1)
, « N
0

2 »
(2)
, « N
0
3 »
(3)


Hình « N
0
4, N
0
5, N
0
6 »
(4)

2.3. Ở Việt Nam, truyền hình được thành lập vào ngày 07 tháng 9 năm
1970. Tuy là « thế hệ sinh sau » nhưng vì là một tờ báo điện tử hiện đại, THVN
đã có những kế thừa và phát huy những thành tựu của báo chí trước đó, đặc biệt
là ngôn ngữ của báo in và phát thanh để trở thành một tờ báo quan trọng và hữu
hiệu nhất hiện nay.
2.4. Như vậy, từ khi ra đời đến nay truyền hình thế giới đã có hơn 100
năm và truyền hình Việt Nam đã có 41 năm xây dựng và phát triển, nhưng việc
nghiên cứu về các vấn đề thuộc nội dung chương trình, đặc biệt là nghiên cứu về

1
Thiết bị thu đĩa - lớn và những điều khiển truyền hình sử dụng vào ngày 7 tháng 4 năm 1927 tại Mỹ
2
Tổng thư ký Thương mại Herbert Hoover phát biểu

3
Lãnh đạo cao cấp và những nhà nghiên cứu của AT&T
4
Một số thiết bị truyền hình đầu tiên những năm 1927-1928

4
phỏng vấn mãi đến những năm gần đây mới được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm.
2.4.1. Trên thế giới, có thể nói, các công trình nghiên cứu về phỏng vấn
truyền hình ở các nước khá đồ sộ nhưng chủ yếu nó được đề cập đến như là một
thể loại báo chí và các kỹ năng cơ bản để thực hiện một cuộc phỏng vấn trên
sóng, đơn cử như: «Giao tiếp trên truyền hính - Trước ống kình và sau ống kình
camera» của tác giả X.A Muratốp (Nga), «Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh
đạo» của tác giả Samy Cohen (Pháp), «Công nghệ phỏng vấn» của Maria Lukina
(Nga), hay «Nhà báo hiện đại» của The Missouri Goup cũng có một chương nói
về phỏng vấn v.v
2.4.2. Tại Việt Nam, từ hơn một thập kỷ nay, cũng đã có những nhà
nghiên cứu chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào các lĩnh vực như báo in hay phát
thanh, nơi mà yếu tố ngôn ngữ đóng vai trò quyết định đến nội dung cần chuyển
tải. Còn về lĩnh vực truyền hình nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần đi sâu nghiên
cứu về mặt hình ảnh hơn là ngôn ngữ. Vì vậy, họ đi sâu vào nghiên cứu ngôn
ngữ hình ảnh trong truyền hình và không chú trọng nhiều đến các yếu tố của
ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ phỏng vấn. Tuy vậy, cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình
như luận văn thạc sĩ của Hà Nguyên Sơn. Nghiên cứu của Hà Nguyên Sơn đã
tìm hiểu diễn tiến ngôn ngữ trong các chương trình thời sự, thể loại chân dung,
thể loại « trò chơi, gặp gỡ »
5
và chi phối của ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình

trong quá trình tác nghiệp, nghệ thuật đặt câu hỏi đối với các vị khách mời.
2.4.3. Cũng ở cấp độ luận văn thạc sĩ tác giả Hoàng Lê Thúy Nga đã khảo
sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên Huế. Khác với Hà
Nguyên Sơn, Hoàng Lê Thúy Nga không phân chia theo từng chuyên mục,
chương trình mà nghiên cứu một cách tổng quát. Tác giả cũng đã tập trung

5
Nguyên gốc tiếng Anh là: « Game show »

5
nghiên cứu cấu trúc cuộc thoại, câu hỏi phỏng vấn, các phương tiện ngôn ngữ
v.v trong giao tiếp truyền hình.
2.4.4. Ở cấp độ luận án tiến sĩ cũng đã có tác giả đề cập đến yếu tố lời nói
trong truyền hình như luận án của Nguyễn Thế Kỷ (2005) với «Dạng thức nói
trên truyền hính». Trong công trình nghiên cứu này, Nguyễn Thế Kỷ đã nêu lên
những đặc điểm cơ bản của dạng thức nói trên truyền hình, chỉ ra sự khác nhau
giữa dạng nói trên truyền hình với nói trên đài phát thanh, giao tiếp trên báo viết,
điện thoại có hình, Internet
6
. Đồng thời, khảo sát một số hoạt động lời nói trên
truyền hình, phong cách ngôn ngữ trên truyền hình.
2.5. Đối tượng của luận án là hành động hỏi nên dĩ nhiên phát ngôn hỏi,
một phương tiện hình thức chuyền tải chủ yếu của nội dung hành động hỏi,
không thể không được đề cập đến. Phát ngôn hỏi đã được các nhà Việt ngữ học
tìm hiểu kỹ, một số công trình gần đây nhất, chú ý tới nhân tố con người và hoạt
động ngôn ngữ ở trạng thái động, trạng thái hành chức của nó. Các tác giả này đã
đi sâu nghiên cứu câu hỏi ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng như các nhân tố: vai
giao tiếp, ngữ cảnh, ý đồ… gắn với một kiểu diễn ngôn nhất định như Nguyễn
Thị Thìn (1994) nghiên cứu về «Câu nghi vấn tiếng Việt: một số kiểu nghi vấn
thường không dùng để hỏi»; Lê Đông (1996) với «Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu

hỏi chình danh»; Nguyễn Việt Tiến (2002) là «Hỏi và câu hỏi theo quan điểm
ngữ dụng học»; và Đào Thanh Lan (2010) với «Ngữ pháp - Ngữ nghĩa của lời
cầu khiến Tiếng Việt» cũng đã đề cập đến đặc điểm của lời hỏi trong mối tương
quan với lời cầu khiến. Theo Đào Thanh Lan, về mặt hình thức, trong tiếng Việt,
có những lời hỏi nhưng lại mang trong nó đặc điểm nội dung của lời cầu khiến.
Đây là kiểu lời trung gian giữa hai kiểu lời hỏi và lời cầu khiến. Nó tạo nên tính

6
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên
kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao
thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người
sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến
(chat), tìm dữ liệu (search engine), chuyển tải tin tức v.v Thuật ngữ internet còn được hiểu đó là trang báo điện
tử, một loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.



6
đa dạng và tinh tế trong thực tiễn dùng lời nói của người Việt nhưng đồng thời
cũng gây nên sự phức tạp trong việc nhận diện chúng.
2.6. Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu
của các tác giả nêu trên, luận án sẽ đi sâu khảo sát hành động hỏi, tức là hành
động được thực hiện thông qua việc đặt các câu hỏi với mục đích khai thác thông
tin từ phía khách mời/ người được hỏi trong phỏng vấn truyền hình. Thông qua
việc nghiên cứu các hành động hỏi, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải về việc
làm như thế nào hay nói đúng hơn là hỏi như thế nào để có một cuộc phỏng vấn
tự nhiên, hiệu quả, tức là để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, chủ động
bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng
vấn truyền hình trên các kênh của VTV (Việt Nam) và TV5 (Pháp) - với tư cách
là kênh đối chiếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động
hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình nên trong khuôn khổ đề tài này chúng
tôi sẽ tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Nhận diện giao tiếp và giao tiếp trong hoạt động phỏng vấn truyền hình.
2. Hành động hỏi và phân loại hành động hỏi.
3. Nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền hình.
4. Nghiên cứu các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến hành động hỏi trong
hoạt động phỏng vấn truyền hình.
5. Nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ diễn tả hành động hỏi.
6. Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và ứng xử ngôn ngữ đối với hành
động hỏi và phương pháp đặt câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình.
7. Thử nghiên cứu, đối chiếu về hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn
trên các kênh của VTV của Việt Nam và kênh TV5 của Pháp.

7
3.2.2. Tuy nhiên, do dung lượng của luận án và khả năng cá nhân chưa cho
phép nên luận án sẽ không tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống hành động
hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn ở tiếng Pháp và tiếng Việt. Nhưng trong quá trình
phân tích các cứ liệu bằng tiếng Việt trên các kênh của VTV và trên kênh TV5 của
Pháp, luận án sẽ đưa ra một số kiến giải, nhận xét sự tương đồng và khác biệt của
hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên kênh VTV và TV5. Điều này sẽ giúp
làm rõ hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình trên VTV, đồng thời sẽ
là tiền đề cho đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện hơn
về hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình Pháp và Việt Nam.
3.2.3. Cũng cần nói thêm rằng, nghiên cứu hành động hỏi nói chung và
nghiên cứu hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn nói riêng chính là nghiên

cứu những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội. Đây là một nghiên cứu có tính
liên ngành, liên quan đến hai địa hạt chính, đó là ngôn ngữ truyền thông (trên
truyền hình) và giao tiếp trong hoạt động truyền thông. Vì thế, chỉ có người bản
ngữ mới hiểu hết được các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩa
mang tính riêng biệt của chúng. Với lí do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa
chọn nguồn ngữ liệu chính là tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ. Và tiếng Pháp, chỉ
mang tính thứ yếu nhằm bổ sung thêm nguồn ngữ liệu cho công tác nghiên cứu,
để từ đó những kết luận mà chúng tôi đưa ra sẽ có cơ sở và phổ quát hơn.
Chúng tôi cũng không cho rằng những phân tích đưa ra đã khái quát hết
được những khả năng biểu đạt của hành động hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp
mà chỉ khẳng định rằng đó là những biểu hiện thường gặp và được các phóng
viên, nhà báo Việt Nam và Pháp hay sử dụng trong những chương trình mang
tính tiêu điểm của kênh VTV và TV5.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sẽ kế thừa và vận dụng các thành tựu về lí luận và phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ học và truyền hình có liên quan đã được sử dụng trong và
ngoài nước. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, luận án này sẽ đề cập đến hành

8
động hỏi với tư cách là một hành động ngôn từ được thực hiện trong hoạt động
phỏng vấn trên truyền hình nên để tiếp cận được một đối tượng như vậy chúng
tôi sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.1. Phƣơng pháp chung: Trên thực tế, để luận án có được những nhận
xét cụ thể và các kết luận đưa ra có tính khái quát thì việc nghiên cứu khoa học
phải thực hiện theo quy trình quy nạp và diễn dịch. Phương pháp quy nạp tức là
đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc, rút ra những luận điểm mang tính kết luận.
Còn việc đưa ra một nhận định về một vấn đề nào đó và sau đó chứng minh bằng
những ví dụ cụ thể được gọi là phương pháp diễn dịch.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp trên nhằm

tạo nên những lập luận vững chắc, chặt chẽ, đồng thời để kết luận đưa ra có sức
thuyết phục.
4.1.2. Phƣơng pháp riêng
 Điền dã tƣ liệu cho đối tƣợng: Đây là phương pháp nhằm thu thập các
tư liệu cụ thể về hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn trên truyền hình của
VTV và TV5. Mặc dù, hàng ngày, hàng giờ trên sóng truyền hình luôn có những
chương trình phỏng vấn, nhưng để có được ngữ liệu người nghiên cứu phải dùng
phương pháp lưu chương trình sang đĩa DVD, sau đó chuyển từ văn bản ở dạng
thức nói sang văn bản viết. Trên cơ sở các cứ liệu đã thu thập, tác giả luận án sẽ
đánh dấu các phát ngôn chứa hành động hỏi để lập hồ sơ xử lý.
 Khảo sát: Đây là quy trình tiếp theo của việc thu thập tư liệu. Mục đích
chính là để xử lý các tư liệu hiện có theo bốn công việc sau đây: 1/ Mô tả chi tiết
hành động hỏi; 2/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ
dụng; 3/ Phân tích hành động hỏi trên bình diện văn hóa; 4/ Phân tích hành động hỏi
trên bình diện của các giao diện giao tiếp.
 Phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học và truyền thông:
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong luận án này chúng tôi còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác của ngôn ngữ học và truyền thông như: Đối với

9
ngôn ngữ học đó là : 1/ Phương pháp phân tích hội thoại, phương pháp phân tích diễn
ngôn ; 2/ Phương pháp phân tích dụng học - văn hóa; Với truyền thông học, chúng tôi
sử dụng phương pháp mô hình truyền thông giao tiếp và phương pháp tiếp thị xã hội
(hay còn gọi là phương pháp tiếp cận công chúng).
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
 Thống kê, quy loại và phân loại: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
luận án tiến đã hành thống kê ngữ liệu, chủ yếu là các cuộc phỏng vấn trong các
chương trình thời sự - chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao - giải trí trên VTV và
TV5 trong những năm gần đây. Sau đó, chúng tôi phân loại theo dạng câu hỏi và
mục đích của hành động hỏi. Kết quả thống kê được sử dụng để rút ra các đặc

điểm của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, đó là những căn cứ thực tiễn giúp
cho các cứ liệu khoa học có tính xác thực cao.
 So sánh: Căn cứ vào cứ liệu của các cuộc phỏng vấn trên VTV và
TV5, chúng tôi sẽ đưa ra một số so sánh về hành động hỏi trong giao tiếp phỏng
vấn của các phóng viên, nhà báo của hai đài.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1. Ý nghĩa lí luận
5.1.1. Về mặt lí luận, luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lí luận
ngôn ngữ kết hợp với lí luận báo chí và dụng học Việt ngữ, vì vậy thông qua
công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ thêm về giao
tiếp hội thoại trong phỏng vấn truyền hình.
5.1.2. Luận án cũng muốn vận dụng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học
để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phỏng vấn báo chí. Đây là một
phương pháp tiếp cận liên ngành. Nhìn từ góc độ nào đó, sự tiếp cận này sẽ làm
gia tăng phạm vi nghiên cứu, phạm vi ứng dụng của lí thuyết hội thoại nói riêng
và ngữ dụng học nói riêng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
5.2.1. Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp thêm vào kho tư liệu, góp phần hữu
ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học sinh, sinh viên chuyên ngành báo chí

10
và ngôn ngữ quan tâm đến việc ứng dụng ngôn ngữ trong cuộc sống nói chung
và báo chí nói riêng.
5.2.2. Công trình nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho những người làm
truyền hình và những người quan tâm đến giao tiếp trên truyền hình có thêm một
số kinh nghiệm trong khai thác thông tin thông qua hành động đặt câu hỏi cũng
như khai thác triệt để chiến lược giao tiếp, nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong hoạt
động phỏng vấn.
5.2.3. Kết quả của luận án cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng
chương trình, nhất là việc giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ sao cho có văn hóa trong

các chương trình phỏng vấn trên sóng Đài THVN trong bối cảnh hội nhập, giao
lưu quốc tế hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận án gồm 4 chương.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm mang tính lí
thuyết làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài. Các vấn đề đó là: Hành
động ngôn từ; Giao tiếp và giao tiếp hội thoại trên truyền hình; Phỏng vấn và
phỏng vấn trên truyền hình; Văn hóa trong giao tiếp.
CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV
Đây là một trong những chương cơ bản của luận án. Nội dung của chương
này sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: 1/ Hành động hỏi trong giao tiếp
trên truyền hình; 2/ Nghiên cứu điển hình (case study) về một số dạng phỏng vấn
trên truyền hình; 3/ Đánh giá về thực trạng của phỏng vấn trên truyền hình: Các
nhân tố của cuộc phỏng vấn.
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN
HÌNH TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV
Với chương III, luận án sẽ tập trung vào việc khảo sát, đánh giá các yếu tố
văn hóa - ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình. Chúng tôi chú ý hai vấn đề:

11
 Văn hóa giao tiếp và giao tiếp trên truyền hình.
 Yếu tố lịch sự, truyền thống dân tộc.
CHƢƠNG 4: BƢỚC ĐẦU SO SÁNH HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG PHỎNG
VẤN TRÊN CÁC KÊNH CỦA VTV-VIỆT NAM VÀ KÊNH TV5-PHÁP
Nội dung của chương IV sẽ bước đầu tiến hành so sánh hành động hỏi
bằng tiếng Việt trên các kênh của VTV và hành động hỏi trên kênh TV5.
Việc phân tích cứ liệu, các đoạn phỏng vấn được phát trên các kênh của
VTV-Việt Nam và kênh TV5-Pháp, sẽ giúp cho tác giả luận án có dịp đưa ra các

nhận định, đánh giá trong việc ứng dụng ngôn ngữ vào công nghệ cho một số
chương trình tiêu biểu. Ở chương này, chúng tôi sẽ vận dụng việc nghiên cứu lí
thuyết và thực tiễn nghiên cứu để so sánh theo ba vấn đề sau: 1/ Nội dung của
cuộc phỏng vấn; 2/ Hình thức, phương pháp và cách thức tổ chức các cuộc
phỏng vấn; 3/ Các kiểu dạng câu hỏi được sử dụng trong phỏng vấn.
Với việc phân tích những ví dụ cụ thể sẽ cho thấy việc nghiên cứu không
chỉ dừng lại ở phương diện lí thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động
phỏng vấn trên VTV nói riêng và trên các phương tiện thông tin đại chúng của
Việt Nam nói chung.

12
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Giao tiếp và giao tiếp hội thoại
1.1.1. Khái quát về giao tiếp
1.1.1.1. Quan niệm và phân loại
Giao tiếp là hoạt động trao đổi, tiếp xúc giữa con người với con người trong
xã hội được thiết lập một cách tự giác, qua đó con người truyền đạt những thông
tin, nhận thức, tư tưởng và biểu lộ những tình cảm, thái độ với nhau. Xét về mặt
triết học, giao tiếp là nhờ đó mà cái « Tôi » được biểu lộ ở người khác, « biện
pháp để xác lập sự giao tiếp là tranh luận » [62, tr.213].
Một hoạt động giao tiếp được hình thành cần những nhân tố như: nội dung
giao tiếp, nhân vật giao tiếp (người phát, người nhận), hình thức giao tiếp,
phương tiện giao tiếp, kênh giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp v.v Các nhân tố
này có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng hướng tới mục đích giao tiếp. Có tác
giả đã đề xuất một sơ đồ giao tiếp như sau :






S
Sơ đồ 1.1 [24], [35]
Sơ đồ trên đã thể hiện một cái nhìn khá khái quát về hoạt động giao tiếp.
Tuy nhiên, những thành tố như nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương
tiện và kênh giao tiếp lại chưa được thể hiện tường minh. Chúng tôi thấy cần bổ
sung thêm một số thành tố khác theo sơ đồ dưới đây:


A: Người nói (Speaker)
B: Người nghe (Hearer)
C: Mã (Code)
E: Chu cảnh (Environment)
N: Nhiễu (Noise)

13











Sơ đồ 1.2

Hoạt động giao tiếp được chia thành nhiều loại theo những căn cứ khác
nhau. Căn cứ vào vào chất liệu của phương tiện giao tiếp, có thể chia ra một bên
là việc sử dụng những vật thể để truyền đạt các thông điệp (như các dạng vật lưu
niệm, quà tặng v.v ) còn một bên thì sử dụng vật chất theo một kiểu khác nghĩa
là có thể giao tiếp nhờ vào các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, ngôn ngữ v.v để
truyền tải thông điệp.
Nếu lấy khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp làm căn cứ phân
loại, có giao tiếp trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là sự tiếp xúc trực
diện, đối mặt (hiện diện đầy đủ) giữa người « phát » và người « nhận » , tín hiệu
giao tiếp thường được phản hồi tức thì; Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp không
có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người phát và người nhận, các thông tin truyền đi
phải thông qua một phương tiện trung gian ví dụ như thư từ, báo chí, sách vở
truyền thanh, truyền hình v.v
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, có giao tiếp công việc, giao tiếp nhân cách,
giao tiếp nhận thức. Giao tiếp công việc là loại giao tiếp trong đó người ta hợp
tác với nhau cùng tham gia vào một công việc gì đó nhằm đạt tới mục đích
chung v.v ; Giao tiếp nhân cách là loại giao tiếp trong đó con người tiếp xúc với
nhau với tư cách là những nhân cách, đánh giá lẫn nhau trên cương vị là những

Bối cảnh giao tiếp
Phương tiện giao tiếp
Ngƣời
phát
Ngƣời
nhận
Nội dung
giao tiếp
Mục đích
giao tiếp
Kênh giao tiếp


14
thành viên xã hội theo quy tắc, luật lệ, phong tục, tập quán của xã hội; Còn loại
giao tiếp mà ở đó con người tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới bên ngoài là
giao tiếp nhận thức.
Giao tiếp cũng được phân chia ra thành giao tiếp có nghi thức và giao tiếp
không có nghi thức. Hoạt động giao tiếp được diễn ra theo một chương trình, kế
hoạch tổ chức nhất định trong một không gian, thời gian được ấn định gọi là giao
tiếp có nghi thức. Giao tiếp có nghi thức thường được thực hiện bởi mối quan hệ
giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với nhau, ví dụ: diễn đàn, hội thảo, mít tinh
hay lớp học v.v Giao tiếp không có nghi thức thường được hình thành bởi mối
quan hệ giữa cá nhân không bị ràng buộc bởi những nghi thức định sẵn. Những
cuộc trò chuyện, tâm sự, những hoạt động đối thoại hàng ngày đều thuộc loại
giao tiếp này.
Các loại quan hệ trên thường tác động quan lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau
làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.
1.1.1.2. Giao tiếp với hoạt động nhận thức
Một hoạt động giao tiếp bao giờ cũng là tổng hợp của các quá trình tri
giác, hoạt động, tương tác, thông tin, tâm lí v.v Giao tiếp là tri giác, khởi đầu
của hoạt động nhận thức « phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan » [18, tr.100]. Mức độ
nhận thức sẽ tuỳ thuộc vào khả năng tri giác của con người đối với các sự vật và
hiện tượng mà họ muốn hiểu biết.
Giao tiếp là quá trình hoạt động, một quá trình xác lập và duy trì sự tiếp xúc
có mục đích, trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phương tiện này hay bằng phương tiện
khác làm cho các nhân vật cùng tham gia có những biến đổi nhất định. Hoạt động
giao tiếp bao giờ cũng là sự liên kết hai chiều giữa bên « phát » và bên «nhận »,
cái « tôi » của mỗi vai có sự luân phiên theo lượt lời. Trong suốt quá trình này,
vai giao tiếp luôn thay đổi, các nhân vật giao tiếp thay phiên nhau giữ vai trò là
người « phát » và người « nhận ». Đó là sự tương tác giao tiếp. Hoạt động tương


15
tác chú trọng đến sự tác động và sự biến đổi của đối tượng sau tác động. Mối quan
hệ tương tác trong giao tiếp có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:



Sơ đồ 1.3
Tuy nhiên, hai yếu tố trên chưa đủ để thiết lập một sơ đồ giao tiếp theo lí
thuyết hiện đại. Năm 1960 trong tác phẩm « Ngôn ngữ và thi pháp »
(7)
, R.
Jacobson đã đưa ra sơ đồ giao tiếp với 6 yếu tố: Người phát, người nhận, thông
điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã. Chúng được tập hợp trong một sơ đồ:

Ngữ cảnh
Người phát Thông điệp Người nhận
Tiếp xúc

Sơ đồ 1.4 [27, tr.15]
Như vậy, giao tiếp là quá trình thông tin, có các thành tố: người phát tin,
người nhận tin, thông điệp, kênh truyền tin, phương tiện truyền tin và ngữ cảnh.
Hiệu quả của quá trình truyền tin phụ thuộc vào chất lượng của các thành tố
này, trong đó thông điệp được coi là thành tố quan trọng nhất. Một đơn vị
thông tin bao giờ cũng gồm hai phần: nội dung thông tin và hình thức thông tin.
Hình thức của thông tin là hệ thống kí hiệu được quy ước dùng trong quan hệ
giao tiếp giữa bên « phát » và bên « nhận », còn nội dung thông tin là ý nghĩa
của hệ thống kí hiệu ấy. Nội dung giao tiếp chứa trong thông điệp thông qua
các phương tiện « mã » hóa. « Mã » là hệ thống kí hiệu quy ước dùng vào việc
truyền tin. Người phát lập « mã » để truyền tin, và người nhận chỉ có thể nắm

được thông tin ấy qua quá trình giải « mã ». Khi lí thuyết thông tin được ứng
dụng để nghiên cứu các quy luật giao tiếp giữa con người và con người (qua

7
Nguyên gốc tiếng Anh là: « Linguistics and Poetics »
Ngƣời nhận
Ngƣời phát

ời phát

B


N
g
ô

S
P
STV

MC
mời
B
Ngƣời phát
A
Ngƣời nhận


16

ngôn ngữ hoặc qua các tín hiệu) thì người ta gọi lí thuyết thông tin là « lí thuyết
giao tiếp » [60].
Khi thông điệp đã được « mã » hóa nó sẽ truyền từ người phát đến người
nhận qua một kênh dẫn. Đối với giao tiếp hội thoại kênh đó là sóng âm, với trên
phát thanh, truyền hình kênh đó được chuyển thành sóng điện từ, còn trong giao
tiếp viết kênh đó là không gian con chữ (văn tự). Và, bất kỳ một hành động giao
tiếp nào cũng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định.
1.1.1.3. Các giai đoạn của quá trình giao tiếp
Quá trình giao tiếp bao gồm một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau, được
chia thành nhiều giai đoạn có mở đầu có kết thúc. Người ta phân chia quá trình
giao tiếp thành bốn giai đoạn: Giai đoạn định hướng cho hoạt động giao tiếp; Giai
đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp; Giai đoạn điều khiển, phát triển và điều
chỉnh quá trình giao tiếp; Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp [1, tr.182-183]. Sự
phân chia như vậy là hợp lí, dưới đây chúng tôi xin làm rõ hơn các hoạt động cụ
thể của từng giai đoạn giao tiếp:
- Giai đoạn định hướng cho hoạt động giao tiếp: là giai đoạn xác định
được đặc điểm của đối tượng giao tiếp, mục đích và nhiệm vụ giao tiếp, các
phương tiện sử dụng làm công cụ giao tiếp v.v
- Giai đoạn mở đầu của quá trính giao tiếp: là giai đoạn tạo tâm thế cho
hoạt động giao tiếp từ việc xây dựng kế hoạch, các bước cụ thể hoá cho việc thực
hiện kế hoạch giao tiếp và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giao tiếp có
kết quả.
- Giai đoạn điều khiển, phát triển và điều chỉnh quá trính giao tiếp: ở giai
đoạn này các chủ thể giao tiếp được bộc lộ hướng tới mục đích và nhiệm vụ giao
tiếp, đòi hỏi sự tích cực, chủ động, linh hoạt của chủ thể giao tiếp. Đây cũng là
giai đoạn thường nảy sinh những yếu tố bất ngờ ngẫu nhiên, cần đến sự chú ý
điều chỉnh của chủ thể giao tiếp.
- Giai đoạn kết thúc quá trính giao tiếp: lúc này hoạt động giao tiếp đã
được thực hiện, chủ thể giao tiếp phải đánh giá được hiệu quả giao tiếp. Hiệu quả


17
của hoạt động giao tiếp trước sẽ làm tiền đề và góp phần điều chỉnh hoạt động
giao tiếp sau đó.
Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau,
nhưng ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp cơ bản, cũng là phương tiện
giao tiếp có nhiều ưu thế nhất. Chính vì vậy khả năng ứng dụng của giao tiếp
ngôn ngữ rất cao, nhất là trong lĩnh vực truyền thông.
1.1.2. Giao tiếp ngôn ngữ
1.1.2.1. Khái niệm
Giao tiếp ngôn ngữ (GTNN) hay giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao
tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người. Nó lấy ngôn ngữ (nói và
viết) làm phương tiện. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vừa có tính đơn
trị vừa có đa trị. Đồng thời, ngôn ngữ là loại phương tiện vừa có khả năng miêu tả
đúng với hiện thực lại vừa có thể chuyển tải được chính xác kể cả những tư tưởng,
tình cảm vốn rất khó xác định của con người.
Mỗi tín hiệu ngôn ngữ vừa truyền tải nội dung sự vật, hiện tượng vừa có
khả năng biểu hiện các sắc thái tình cảm (yêu, ghét, hờn, giận…) của chủ thể đối
với sự vật, hiện tượng mà nó biểu hiện. Và, vì là một hệ thống tín hiệu có tính xã
hội cao, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy, giao tiếp của những con người
trong cùng một thời đại mà còn ở các thời đại khác nhau, lứa tuổi và nền văn hoá
khác nhau.
Hoạt động GTNN có hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Văn
bản (hay ngôn bản) vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.
Tác giả Phạm Văn Nam (2009) đã khái quát hóa hoạt động GTNN qua sơ đồ:



Sơ đồ 1.5 [40]
Tạo lập văn bản là hoạt động của người phát tin. Một văn bản (nói và viết)
ra đời nghĩa là một thông điệp đã được người phát « mã » hoá bằng ngôn ngữ.


Ngƣời nhận

Ngƣời phát
Ngôn bản
(Văn bản)
Tạo lập
Lĩnh hội

18
Lĩnh hội văn bản là hoạt động giải « mã » ngôn ngữ do người nhận tin thực hiện.
Có được tín hiệu ngôn ngữ từ người phát, người nhận phải dựa vào năng lực
ngôn ngữ cùng với thói quen giao tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể mà chiếm lĩnh
được nội dung ý nghĩa của văn bản. Hiệu quả của việc chuyển tải thông điệp phụ
thuộc chính vào năng lực « mã » hoá thông tin của người phát và giải « mã »
thông tin của người nhận.
Việc lĩnh hội thông tin từ văn bản ngôn ngữ nhiều khi không giản đơn,
nhất là đối với các văn bản có nhiều tầng nghĩa, các nhân vật giao tiếp lại khác
nhau về văn hoá, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, thói quen sử dụng ngôn ngữ v.v
Chúng ta thường thấy xuất hiện không ít những hiện tượng giao tiếp không hiệu
quả. Có nghĩa là người nói nói một đằng, người nghe nghe một nẻo; nội dung
văn bản đáng lẽ phải được hiểu thế này, nhưng lại bị hiểu theo nghĩa hoàn toàn
khác theo kiểu « ông nói gà, bà nói vịt ». Điều này không chỉ có nguyên do từ
văn bản, từ việc lập « mã » và giải « mã » thông tin, mà còn do trạng thái tâm lí,
sức khoẻ, khả năng chú ý, sự tương đồng về kinh nghiệm sống, về văn hoá của
các bên tham gia giao tiếp. Chúng tôi khái quát hóa nguyên nhân của quá trình
giao tiếp không hiệu quả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.6


19
Như vậy, muốn hoạt động giao tiếp ngôn ngữ có hiệu quả, các nhân vật
giao tiếp không chỉ căn cứ vào bản thân văn bản mà còn cần chú ý đến các yếu tố
khác trong quá trình giao tiếp có ảnh hưởng chi phối nội dung thông điệp.
1.1.2.2. Mục đích, hiệu quả của giao tiếp ngôn ngữ
- GTNN không chỉ nhằm mục đìch thông tin mà chủ yếu là tác động tới
người nhận về tư tưởng, tính cảm và hành động:
Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là thông báo, biểu hiện và tác động v.v
có khi thể hiện riêng rẽ, lại có khi được hoà trộn chặt chẽ trong một đơn vị ngôn
ngữ. Vì vậy, người nhận chỉ ở trong một ngữ cảnh cụ thể, đối mặt trực tiếp, cảm
nhận được đầy đủ nét mặt, cử chỉ, giọng điệu v.v của người phát mới có thể
lĩnh hội đầy đủ thông điệp mà người phát muốn gửi đến. Nhiều khi ý nghĩa thông
báo của hoạt động GTNN được ẩn đi mà chỉ còn sự tác động đến người nhận về
tư tưởng, tình cảm và hành động. Hành động là chức năng thông qua giao tiếp,
nói đúng hơn là với mục đích thông qua các diễn ngôn mà các đối ngôn tự ràng
buộc mình và ràng buộc nhau vào một hành động nào đó. Theo Đỗ Hữu Châu
(2003): « Có lẽ hành động là chức năng đầu tiên của con người đặt ra cho việc
giao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng những phương tiện khác » [5, tr.135].
- « Mã » hoá đúng quy tắc ngôn ngữ là điều kiện cần thiết để đạt đến mục
đìch giao tiếp chứ không phải là mục đìch giao tiếp:
Các đơn vị ngôn ngữ được hình thành bởi những quy tắc từ vựng, ngữ
pháp và ngữ nghĩa. Hoạt động GTNN không phải nhằm mục đích chuyển tải các
quy tắc đó, trừ khi quy tắc ngôn ngữ chính là nội dung giao tiếp. Một GTNN
thông thường chỉ thật sự thành công khi cả người phát và người nhận đều lĩnh
hội thông điệp theo cùng một nội dung. Sử dụng đúng các quy tắc ngôn ngữ
chính là điều kiện căn bản để chuyển tải đúng nội dung giao tiếp mà người phát
mong muốn. Ví dụ: dấu thanh trong tiếng Việt là một quy tắc, các phép hoán dụ,
ẩn dụ v.v là những quy tắc để chuyển nghĩa của từ. Nhưng người nhận tin nhiều
khi không quan tâm đến những quy tắc ấy, mà chỉ cần biết người « phát » muốn
nói gì, mong muốn gì.


20
- Hiệu quả của GTNN tỉ lệ thuận với sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp:
Đối tượng giao tiếp trong thực tế rất đa dạng, có thể là một người hoặc nhiều
người, có người chủ động, hào hứng, có người bị động, khiên cưỡng. Nếu người nói
đón được thị hiếu, sở thích của người nghe thì sẽ chủ động lựa chọn được nội dung
nói, cách nói phù hợp làm cho người nghe thấy « lọt tai » hơn. Hiểu biết đối tượng
giao tiếp bao gồm nhiều mặt: tâm lí lứa tuổi, giới tính, sở thích, mối quan tâm, nghề
nghiệp, vị trí xã hội v.v Sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng kĩ bao nhiêu thì
hiệu quả giao tiếp cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu.
Thực tế chứng minh rằng các đối tượng giao tiếp khác nhau sẽ quan tâm
đến nội dung giao tiếp khác nhau, theo những yêu cầu, mức độ khác nhau, và họ
cũng đòi hỏi những cách diễn đạt khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời
đã từng rất chú trọng đến đặc điểm này khi người nhắc nhở những người làm báo
phải cân nhắc kĩ Viết cho ai? Viết như thế nào?
1.1.3. Giao tiếp hội thoại trên bình diện giao tiếp ngôn ngữ
1.1.3.1. Khái niệm, phân loại
Khi bàn về hội thoại, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Hội thoại là một hoạt động
căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức
hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động
căn bản này [dẫn theo 33].
Từ điển tiếng Việt (1997) định nghĩa: Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ
để nói chuyện với nhau [46, tr.444].
Theo chúng tôi, hội thoại là dạng thức giao tiếp bằng khẩu ngữ (tức là
dùng ngôn ngữ lời nói) giữa các nhân vật tham gia giao tiếp nhằm trao đổi thông
tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm v.v theo một mục đích xác định. Trong hội
thoại, ngoài ngôn ngữ là công cụ chính, các bên tham thoại còn có thể sử dụng
các phương tiện kèm ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt v.v để hỗ trợ.
Hiện nay có nhiều cách phân loại hội thoại, nhưng phổ biến nhất là dựa
vào số lượng người tham gia. Theo đó, sẽ có các hình thức hội thoại giữa hai

×