Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 128 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HỒNG




HÀNH VI CẦU KHIẾN VÀ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG
DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC









HÀ NỘI – 2008

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HỒNG



HÀNH VI CẦU KHIẾN VÀ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG
DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH TƯ






HÀ NỘI – 2008

3
M ỤC L ỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài
2. Đối tƣợng nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của luận văn
6. Bố cục của luận văn
CHƢƠNG 1: HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ HÀNH VI
CẦU KHIẾN
1.1. Hành vi ngôn ngữ
1.1.1. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
1.1.2. Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ và động từ ngữ vi
1.1.3. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp và biểu thức ngữ vi tƣờng
minh
1.1.4. Hành vi ở lời gián tiếp
1.2. Cầu khiến và hành vi cầu khiến
1.3. Phân loại hành vi cầu khiến
1.4. Văn hoá và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt
1.5. Sơ lƣợc về hành vi cầu khiến trong tiếng Việt
CHƢƠNG 2: HÀNH VI CẦU KHIẾN TRONG CÁC
SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
2.1. Khảo sát hành vi cầu khiến đƣợc đƣa vào trong các sách
dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài

2.1.1. Về các loại hành vi cầu khiến
01
02
02
03
04
05
06

06
08
09
10

11
12
14
21
26
30

30
30

4
2.1.2 Về ngữ cảnh của các hành vi cầu khiến
2.1.3. Về các phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến
2.2. Kết quả phân tích định lƣợng
2.3. Kết quả phân tích định tính
2.4. Tiểu kết

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CHO NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI
3.1. Văn hoá giao tiếp trong sử dụng các hành vi cầu khiến
3.2. Hành vi cầu khiến trong các cấp độ giảng dạy cho ngƣời
nƣớc ngoài
3.3. Một số kiến nghị trong việc giảng dạy hành vi cầu khiến
cho ngƣời nƣớc ngoài
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
41
47
50
50
55
56

56
60

62

65
70


5
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



SP1 ngƣời thực hiện hành động
SP2 ngƣời tiếp nhận hành động
BTNV biểu thức ngữ vi
Đ
ck
động từ ngữ vi cầu khiến

6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt đã có một quá một quá trình lịch sử lâu dài gắn liền
với sự phát triển của đất nƣớc. Ngày nay, đất nƣớc đang chuyển mình hội
nhập với thế giới. Vì vậy, tiếng Việt không chỉ có vai trò hết sức to lớn đối
với cộng đồng ngƣời Việt mà còn có vị trí quan trọng đối với bạn bè quốc
tế. Là phƣơng tiện giao tiếp, đồng thời cũng là phƣơng tiện để tiến hành các
hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, tiếng Việt trở thành công cụ không
thể thiếu trong quá trình giao lƣu và hội nhập.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, tất cả các ngôn ngữ không chỉ bó
hẹp trong cộng đồng, quốc gia của mình mà còn trở thành một mắt xích
làm thúc đẩy quá trình hội nhập phát triển mạnh mẽ hơn. Từ thực tế đó,
làm xuất hiện một vấn đề: ngƣời ở cộng đồng ngôn ngữ này học tập ngôn
ngữ của cộng đồng khác, tức là học ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ ngày
càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Cùng với xu thế đó, tiếng Việt cũng là
một trƣờng hợp ngôn ngữ đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một ngoại ngữ
nhƣ những ngôn ngữ khác trên thế giới.
1.2. Với tƣ cách là một ngoại ngữ, tiếng Việt đã dần trở thành một
đối tƣợng đƣợc nhiều ngƣời ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới học
tập. Từ những năm 60 của thế kỉ trƣớc, đã có một số sinh viên từ các nƣớc
Xã hội chủ nghĩa và bạn bè nhƣ: Liên Xô, Trung Quốc, CHDCND Triều
Tiên, CHDC Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba, Lào vv đến Việt Nam học

tiếng Việt và lịch sử văn hóa Việt Nam. Những năm gần đây, do mối quan
hệ của Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng nên cơ cấu những sinh viên đến
Việt Nam học tiếng Việt đã có sự thay đổi lớn. Đó là sự có mặt của các
sinh viên đến từ những quốc gia nhƣ: Mĩ, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Singapo, Thái Lan vv Đồng thời, những cơ sở

7
đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn ở Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng
1.3. Đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Việt ngày càng đông của ngƣời
nƣớc ngoài và phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ
đƣợc hiệu quả, chúng ta đã xây dựng đƣợc hệ thống các giáo trình ở tất cả
các trình độ và đang dần hoàn thiện các bộ giáo trình tiếng Việt chuyên
ngành. Những bộ giáo trình này là cơ sở giúp ngƣời nƣớc ngoài tiếp cận
với tiếng Việt đƣợc hệ thống và dễ dàng.
1.4. Tiến hành khảo sát những nội dung trong các bộ giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện có là một việc cần thiết. Trong khuôn
khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề hành vi cầu khiến
đƣợc trình bày trong nội dung các bài học nhằm mục đích mô tả, giải thích
và phân tích nội dung hành vi cầu khiến trong sách dạy Tiếng Việt cho
ngƣời nƣớc ngoài, đồng thời đƣa ra một số nhận xét và kiến nghị trong việc
giảng dạy vấn đề hành vi cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoài.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các dạng thức biểu
hiện hành vi cầu khiến đƣợc đƣa vào các bài học dùng để giảng dạy tiếng
Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
- Tƣ liệu nghiên cứu của luận văn là những hành vi cầu khiến xuất
hiện trong nội dung các bài dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Nguồn tƣ
liệu đƣợc thu thập từ 20 quyển giáo trình, trong đó có 529 hành vi cầu
khiến đƣợc thực hiện với những mục đích và hoàn cảnh khác nhau.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu tập trung khảo sát dựa trên những đoạn hội thoại trong
đó sử dụng những phát ngôn có nội dung và hình thức biểu hiện hành vi
cầu khiến.

8
Trên cơ sở những tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành mô tả,
phân tích và đƣa ra một số nhận xét ban đầu về nội dung của các hành vi
cầu khiến đƣợc sử dụng để truyền đạt cho ngƣời nƣớc ngoài. Bởi vì, hành
vi cầu khiến là một hành vi mang tính phức tạp cao, khó biểu hiện và rất dễ
nhầm lẫn khi biểu đạt các mức độ cầu khiến. Vì vậy tiến hành tìm hiểu,
phân loại và nhận xét các hành vi cầu khiến là việc làm rất cần thiết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để mục đích nghiên cứu đạt kết quả cao, chúng tôi áp dụng một số
phƣơng pháp sau:
- Thủ pháp thống kê : Thống kê những hành vi cầu khiến trong các
sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở những trình độ từ A, B, C đến
nâng cao. để tính toán các số liệu cần thiết làm cơ sở xác thực cho những
kết luận trong quá trình nghiên cứu. Trong ngôn ngữ học thủ pháp thống kê
đƣợc sử dụng rất rộng rãi, bởi vì những hiện tƣợng ngôn ngữ ngoài những
đặc trƣng về chất còn những đặc trƣng về lƣợng và trong không ít các
trƣờng hợp của ngôn ngữ, sự khác biệt về chất chỉ có thể giải thích nhờ
khác biệt về lƣợng.
Chúng tôi vận dụng các thủ pháp thống kê ngôn ngữ học để thực
hiện các thống kê cần thiết về các hành vi cầu khiến, từ đó xác định tỉ lệ
giữa các hành vi cầu khiến, hành vi nào xuất hiện ít, hành động nào xuất
hiện nhiều
- Phương pháp phân tích ngữ dụng học: Phân tích những bối cảnh
ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay những thông tin ngoài ngôn ngữ
góp phần tạo nên nghĩa của một phát ngôn đó là: đối ngôn và hiện thực

ngoài diễn ngôn [3;97-106].
Đó là việc dựa vào các quan hệ tƣơng tác hay quan hệ liên cá nhân
của đối ngôn và các yếu tố: chính trị, văn hóa, lịch sử, không gian, thời

9
gian vv để phân tích sự xuất hiện của các hành vi cầu khiến trong những
ngữ cảnh cụ thể của nó.
- Phương pháp miêu tả: Vận dụng các thủ pháp trong ngôn ngữ học
để tìm hiểu các chi tiết về ngữ liệu và cách biểu hiện nội dung của các hành
vi cầu khiến nhằm đem lại những kết quả sát thực cho quá trình nghiên cứu.
- Theo suốt các phƣơng pháp nêu trên là hai phƣơng pháp luận cơ
bản trong nghiên cứu khoa học: diễn dịch và quy nạp. Trong quá trình
nghiên cứu, có những kết luận chúng tôi rút ra đƣợc từ những quy luật
chung, chẳng hạn, từ thực tế thống kê các hành vi cầu khiến để khái quát về
tình hình chung trong việc sử dụng hành vi cầu khiến của ngƣời nƣớc ngoài.
Ngƣợc lại từ những biểu hiện về ý nghĩa của các hành vi chúng ta xác định
đƣợc phạm vi nghĩa của các hành vi cầu khiến trong việc truyền đạt cho
ngƣời nƣớc ngoài.
5. Ý nghĩa của luận văn
- Bƣớc đầu khảo sát hành vi cầu khiến trong các sách dạy tiềng Việt
cho ngƣời nƣớc ngoài cho thấy tình hình sử dụng cũng nhƣ việc truyền đạt
cách sử dụng hành vi cầu khiến trong tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
- Phân loại các hành vi cầu khiến theo từng cấp độ từ dễ đến khó
trong việc giảng dạy mảng kiến thức này. Nhằm đóng góp cho việc giảng
dạy hành vi cầu khiến nói riêng và giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc
ngoài nói chung tuân theo một trình độ nhất định có trình tự từ thấp đến cao.
- Làm sáng rõ những tiêu chí trong quá trình thực hiện các hành vi
cầu khiến. Điều này quyết định cho việc nên sử dụng động từ ngữ vi, chỉ
dẫn hiệu lực tại lời vào các hành vi cầu khiến cụ thể khi tiến hành các
hoạt động giao tiếp.

- Qua việc phân tích những tƣ liệu thống kê đƣợc, luận văn góp phần
vào việc hoàn chỉnh kiến thức về hành vi cầu khiến và cung cấp những

10
kiến thức hành vi cầu khiến trong tiếng Việt nói chung và hành vi cầu
khiến cho ngƣời nƣớc ngoài nói riêng một cách toàn diện hơn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, tƣ liệu nghiên
cứu, luận văn gồm có 3 chƣơng đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận: Hành vi ngôn ngữ và hành vi cầu khiến
CHƢƠNG 2: Hành vi cầu khiến trong các sách dạy tiếng Việt cho
ngƣời nƣớc ngoài
CHƢƠNG 3: Ứng dụng vào giảng dạy hành vi cầu khiến cho ngƣời
nƣớc ngoài
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU

11
CHƢƠNG 1:
HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ HÀNH VI CẦU KHIẾN
1.1. Hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động ngôn từ) đã đƣợc các
nhà nghiên cứu nhắc đến từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Ngƣời đặt
nền móng cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà triết học ngƣời Anh
J.Austin, Ông đã nhận thấy đƣợc bản chất hành động của ngôn ngữ là một
loại hành động nhƣ mọi hành động khác của sự sống con ngƣời. Khắc phục
những điểm yếu của ngành ngôn ngữ học tiền dụng học, lí thuyết hành vi
ngôn ngữ (actes de langage) ra đời, những quan điểm của lí thuyết này

đƣợc trình bày trong cuốn sách “nói là làm” (1962). Sau Austin, còn có
những nhà nghiên cứu về vấn đề này nhằm khắc phục cũng nhƣ phát triển
thêm về lí thuyết hành vi ngôn ngữ, có các nhà nghiên cứu nhƣ: J.Searle,
D.Wunderlich, F.Recanati, K.Bach và R.M.Harnish.
Nhận ra bản chất hành động của ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu cho
rằng ngôn ngữ không chỉ đƣợc dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó
mà là để thực hiện các hành động, một loại hành động đặc biệt, hành động
đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện là ngôn ngữ. “ Khi nói năng chúng ta
thực hiện những hành động nhƣ chúng ta thực hiện những hành động vật lí
khác. Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cám ơn, xin lỗi v.v ” Austin cho
rằng có 3 loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mƣợn lời
và hành vi ở lời. [2;13] Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của
ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một
phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành vi mượn lời là những hành vi
“mƣợn” phƣơng tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là mƣợn các phát ngôn để
gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc
ở chính ngƣời nói. Ví dụ, nghe phát ngôn sai khiến: Đóng cửa lại! SP2 có
thể đứng dậy, đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho kín lại, anh ta cũng có thể bực

12
tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu. Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều
thuộc hành vi mƣợn lời. Chức năng hành động của giao tiếp đƣợc thực hiện
nhờ các hiệu quả mƣợn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mƣợn lời là
đích của một hành vi ở lời (nhƣ đóng cửa là hiệu quả mƣợn lời của hành vi
ở lời điều khiển), nhƣng cũng có những hiệu quả không thuộc đích của
hành vi ở lời (nhƣ vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh). Những
hiệu quả mƣợn lời rất phân tán, không tính toán đƣợc. Chúng không có tính
quy ƣớc (trừ hành vi mƣợn lời đích của hành vi ở lời). Hành vi ở lời là
những hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng
là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng

ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận. Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi,
yêu cầu, ra lệnh, hứa hẹn, khuyên bảo v.v khi chúng ta hỏi ai về một cái
gì đó thì ngƣời đƣợc hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời
không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, ngƣời nghe bị xem là
không lịch sự. Khác với hành vi mƣợn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có
đích), có quy ƣớc và có thể chế. Dù rằng quy ƣớc và thể chế của chúng
không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng đƣợc mọi ngƣời trong một
cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có thể nói, nắm
đƣợc ngôn ngữ không chỉ nắm đƣợc ngữ âm, từ ngữ, câu v.v của ngôn
ngữ đó mà còn nắm đƣợc những quy tắc điểu khiển các hành vi ở lời trong
ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn”, “yêu cẩu”,
“mời” sao cho đúng lúc đúng chỗ, cho thích hợp với ngữ cảnh, với ngƣời
đƣợc hỏi v.v Thí dụ ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi SP2 về
tuổi tác, về tình trạng hôn nhân là đƣợc phép, là tỏ sự quan tâm của
ngƣời hỏi với ngƣời đƣợc hỏi. Trái lại, hỏi về vấn đề đó trong xã hội
phƣơng Tây lại bị xem là không lịch sự.
Trên bình diện rộng, hành vi ngôn ngữ đƣợc xét trên cả ba loại hành
động chính là: hành vi tạo lời, hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời. Tuy nhiên,

13
trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi xem xét các hành động ngôn
ngữ này trên bình diện hẹp: đó là những hành động đƣợc thực hiện ở đích
của hành vi ở lời. Để tìm hiểu các hành vi ngôn ngữ đó, chúng tôi tìm hiểu
một số khái niệm có liên quan nhƣ: phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi,
động từ chỉ hành vi ngôn ngữ (gọi tắt là động từ nói năng), động từ ngữ vi,
biểu thức ngữ vi nguyên cấp, biểu thức ngữ vi tƣờng minh, hành vi ở lời
gián tiếp.
1.1.1. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào
đó khi hành vi này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn

ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi
đó gọi là biểu thức ngữ vi. [2; 91]
Các phát ngôn ngữ vi là sản phẩm, cũng là phƣơng tiện của các hành
vi ở lời. Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi.
Thông thƣờng, phát ngôn ngữ vi thƣờng mở rộng, có biểu thức ngữ vi và
các thành phần mở rộng.
Ví dụ: Xin bà con yên tâm, tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai!
Thành phần mở rộng Biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi

Biểu thức ngữ vi phân ra nhiều loại khác nhau, trừ trƣờng hợp sử
dụng gián tiếp thì các biểu thức ngữ vi đƣợc nhận diện nhờ các tiêu chí là
những phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Nhƣ vậy có nghĩa là có bao nhiêu
hành vi ở lời thì có bấy nhiêu biểu thức ngữ vi. Biểu thức ngữ vi là dấu
hiệu ngữ pháp ngữ nghĩa của các hành vi ở lời. Có các phƣơng tiện chỉ dẫn
hiệu lực ở lời nhƣ:
(1) Các kiểu kết cấu: là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống và
cũng bao gồm những kết cấu (mở rộng) cụ thể ứng với từng hành vi ở lời.
ví dụ: trong kết cầu khiến không chỉ có các kiểu quen thuộc: (Hãy) đọc đi!
Đừng (chớ) làm ồn nữa! mà còn có các kết cấu nhƣ: Làm ơn đưa hộ cái

14
bình nước! Đưa cái bình nước hộ cho một tí! Cảm phiền đứng dậy một chút!
Xin đề nghị quý ông xem xét ra quyết định! Lên đường nào! Học thôi!
(2) Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi: những từ
ngữ này dùng để tổ chức các kết cấu và là dấu hiệu mà nhờ chúng, chúng ta
biết đƣợc hành vi nào đang đƣợc thực hiện. Đó là những từ ngữ chuyên
dùng trong các biểu thức ngữ vi hỏi nhƣ: có (đã) không (chưa)? có
phải hay không? Đó là những từ ngữ chuyên dùng trong kết cấu cầu
khiến nhƣ: hãy, đi, đừng, chớ, hãy đi, đừng nữa, xin, làm ơn, hộ, cảm

phiền, nào, thôi (đi nào, đi thôi )
(3) Ngữ điệu: cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu đƣợc
phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác
nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau.
(4) Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên
nội dung mệnh đề nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh:
các đặc tính ngữ nghĩa nhƣ: tự nguyện hay cƣỡng bức, tích cực hay tiêu
cực, có lợi hay có hại của hành động đối với ngƣời tạo ra hành vi và với
ngƣời nhận hành vi.
(5) Động từ ngữ vi: là động từ có thể thực hiện trong chức năng ngữ
vi, tức thực hiện chức năng ở lời. Khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức
ngữ vi là ngƣời nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị, ví dụ
nhƣ: hứa, yêu cầu, hỏi, phê bình, tuyên bố [2;92-93]
1.1.2. Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ và động từ ngữ vi
Động từ chỉ hành vi ngôn ngữ nói chung và động từ ngữ vi (hay còn
gọi là động từ ngôn hành) nói riêng là những yếu tố đặc biệt quan trọng
tham gia vào các biểu thức ngữ vi và là những động từ biểu thị, gọi tên các
hành vi ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, GS.Đỗ Hữu Châu chia ra 3 loại động từ nói năng:
(1) động từ chỉ cách thức nói năng: làu bàu, thì thầm, ngắc ngứ, rủ rỉ (2)

15
động từ vừa chỉ cách thức, vừa chỉ hiệu quả mƣợn lời, vừa chỉ hiệu quả ở
lời: hỏi vặn, vặn (3) động từ nói năng thuần khiết (duy nhất chỉ có hiệu
lực ở lời): hỏi, xin [2;95]
Động từ ngữ vi (động từ ngôn hành) là một loại đặc biệt của động từ
nói năng. Nhờ những động từ này các hành động ngôn ngữ đƣợc thực hiện.
Những động từ hứa, xin lỗi, tuyên bố, đánh cuộc là những động từ ngữ vi,
khi thực hiện những động từ này tức là chúng ta đã thực hiện một hành
động, hành động đƣợc thực hiện bằng ngôn ngữ. Có nghĩa là chúng ta chỉ

có thể thực hiện những hành động bằng cách phát âm những động từ đó
chứ không thể bằng con đƣờng nào khác. Austin cho rằng động từ ngữ vi
chỉ đƣợc dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát
ngôn nó đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất (ngƣời nói SP1) thời hiện tại, thể chủ
động và thức thực thi.
Xét theo khả năng có thể hay không có thể đƣợc dùng với chức năng
ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi, các động từ nói năng tiếng Việt có thể
chia thành 3 loại: (1) loại vừa có thể dùng ở chức năng ngữ vi, vừa có thể
dùng với chức năng miêu tả (hỏi, hứa, mời, tuyên bố, tuyên án, phê bình,
cảnh cáo ) (2) những động từ nói năng chỉ đƣợc dùng trong hiệu lực ngữ
vi, không thể dùng trong các chức năng miêu tả (đó là một số ít các động từ:
cảm tạ, đội ơn, đa tạ ) (3) những động từ chỉ có thể dùng trong các chức
năng miêu tả lại hành vi ở lời, không thể dùng trong chức năng ngữ vi (đó
là những động từ: hỏi han, bảo ban, sai khiến, chửi mắng, khoe, dọa,
giễu ) [2;98]
1.1.3. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hàm ẩn) và biểu thức ngữ vi tường
minh (Phát ngôn ngôn hành hàm ẩn và phát ngôn ngôn hành tƣờng minh)
Các hành động đƣợc thực hiện bằng ngôn ngữ đƣợc gọi chung là các
hành vi ngôn ngữ (hay hành động ngôn từ). Để phân loại hành vi các nhà
nghiên cứu đã đƣa ra hai khái niệm biểu thức ngữ vi nguyên cấp và biểu

16
thức ngữ vi tƣờng minh. Những dấu hiệu để nhận biết đƣợc dựa trên cơ sở
các động từ ngữ vi và một số dấu hiệu khác đƣợc gọi là phƣơng tiện chỉ
dẫn hiệu lực tại lời.
Nhƣ vậy, các hành vi ngôn ngữ không chỉ đƣợc thực hiện bằng các
động từ ngữ vi mà còn đƣợc thực hiện ở những phát ngôn có chứa các
phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời. Những phát ngôn đƣợc thực hiện bằng
các động từ ngữ vi đƣợc gọi là phát ngôn tƣờng minh (hay còn gọi là biểu
thức ngữ vi tƣờng minh), những phát ngôn không chứa các động từ ngữ vi

mà sử dụng các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời đƣợc gọi là các phát
ngôn hàm ẩn (hay còn gọi là biểu thức ngữ vi hàm ẩn).
1.1.4. Hành vi ở lời gián tiếp
Nhƣ đã đƣợc trình bày ở phần trên, hành vi ngôn ngữ (hành động
ngôn từ) là một trong vô số các hoạt động trong đời sống của con ngƣời.
Cơ chế hoạt động của nó cũng không nằm ngoài cơ chế hoạt động của các
hành động khác. Đƣợc thực hiện trực tiếp hay gián tiếp là những cách biểu
hiện đặc trƣng của các hành động. Thực tế, các nhà nghiên cứu đã chứng
minh đƣợc rằng, biểu hiện hành động trực tiếp hay gián tiếp mang lại
những hiệu quả nhất định. Biểu hiện các hành động ngôn từ trực tiếp bao
giờ cũng đơn giản hơn và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, những hành động gián
tiếp có tính chất phức tạp hơn vẫn đƣợc dùng, thậm chí là phổ biến hơn so
với các hành động ngôn từ trực tiếp. Lí giải cho điều này, các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể các hành vi ở lời
gián tiếp mang lại hiệu quả cao hơn so với các hành vi ở lời trực tiếp. Bởi
vì, khi thực hiện các hành vi gián tiếp, cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều có
những lợi ích nhất định, chẳng hạn nhƣ có thể tránh đối đầu, tránh xung đột
và mang tính lịch sự hơn. Hành vi ở lời gián tiếp đƣợc Austin nhắc qua và
đƣợc Searle nghiên cứu kĩ. Thuật ngữ hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do
Searle đặt ra. Với các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, chúng ta đi vào thế giới

17
“ nếu không phải là của những phù phép thì cũng là đầy cạm bẫy: dƣới đám
cỏ trƣờn những con rắn của những châm biếm, bóng gió, ngụ ý, của biểu
tƣợng hai mặt. Phép lịch sự tuyệt hảo với sự giễu cợt bắt tay nhau”.
G.S Đỗ Hữu Châu cho rằng một hành vi đƣợc sử dụng gián tiếp là
một hành vi trong đó ngƣời nói thực hiện một hành vi ở lời này nhƣng lại
nhằm làm cho ngƣời nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn
ngữ chung cho cả hai ngƣời, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác.
[2;146]

Trƣớc khi đến với nghĩa gián tiếp của hành động, ngƣời nói và ngƣời
nghe đều phải nhận biết đƣợc ý nghĩa trực tiếp của hành động. Đồng thời,
những hiểu biết chung của nhân vật giao tiếp về văn hóa, ngôn ngữ sẽ giúp
cho ngƣời giao tiếp nhận biết đƣợc ý nghĩa gián tiếp của hành động. Vì vậy,
để hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả, chúng
ta cần phải có những hiểu biết nhất định về các yếu tố: ngữ cảnh, quan hệ
ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ
vi trực tiếp với ngữ cảnh, phép lịch sự, quy tắc hội thoại, logic
1.2. Cầu khiến và hành vi cầu khiến
Cầu khiến là việc yêu cầu làm hay không làm một việc gì, cầu khiến
đƣợc biểu hiện chủ yếu dƣới dạng ngôn ngữ là những câu mang ý nghĩa
cầu khiến. Trong ngôn ngữ học, cầu khiến là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Từ ngôn ngữ học truyền thống đến ngôn ngữ học
hiện đại, vấn đề cầu khiến đã đƣợc đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Ngôn ngữ học truyền thống đồng nhất cầu khiến với câu cầu khiến,
câu cầu khiến là một loại câu trong hệ thống câu đƣợc phân loại theo mục
đích nói. Cách phân loại này sử dụng hai tiêu chí: mục đích nói và dấu hiệu
hình thức.

18
- Về mặt nội dung: câu cầu khiến nhằm mục đích nói lên ý chí của ngƣời
nói và đòi hỏi, mong muốn đối phƣơng thực hiện những điều nêu ra trong
câu nói.
- Về nội hàm khái niệm cầu khiến, các nhà ngôn ngữ học vẫn chƣa có quan
điểm thống nhất nhƣng nhìn chung khi nói về nội dung cầu khiến, các nhà
ngữ pháp đã đề cập đến các loại: ra lệnh, yêu cầu, sai bảo, đề nghị, cấm
đoán, khuyên răn, dặn dò, chúc tụng, cầu mong, mời mọc, kêu gọi, thách
thức, cổ vũ
- Về mặt hình thức: câu cầu khiến gắn với động từ ở thức mệnh lệnh và
đƣợc đánh dấu bằng các phƣơng tiện hình thức khác nhau: khi nói dùng

ngữ điệu nhấn mạnh với điểm nhấn giọng ở cuối câu, hay khi viết đƣợc thể
hiện bằng dấu chấm than (!) đặt ở cuối câu. Ngoài ra, còn có một số
phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa cầu khiến đi kèm: phụ từ hãy, đừng, chớ ;
các từ tình thái đi, lên, thôi, nào, đã, nhé ; các động từ tình thái nên, cần,
phải ; các động từ ngôn hành mang ý nghĩa cầu khiến cấm, mời, xin, yêu
cầu v.v
Ngôn ngữ học hiện đại tiếp tục những thành tựu của ngôn ngữ học
truyền thống. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ dƣới
dạng cấu trúc, ngôn ngữ học hiện đại lấy chức năng ngôn ngữ là đối tƣợng
nghiên cứu chính, đó là sự ra đời của ngành ngữ dụng học – nghiên cứu
cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong
ngữ cảnh cụ thể, để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể. [6;7]. Theo lí thuyết
hành vi ngôn ngữ, cầu khiến là một hành vi trong số những hành vi của con
ngƣời. Đặt nền tảng cho lí thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà nghiên cứu J.
Austin, và lý thuyết đó đƣợc J.Searl phát triển. Theo lí thuyết hành vi ngôn
ngữ, Searle cho rằng cầu khiến (điều khiển) là một trong năm phạm trù cơ
bản của hành động ngoài lời. Đích ở lời là đặt ngƣời nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành động tƣơng lai; hƣớng khớp ghép hiện thực – lời; trạng

19
thái tâm lí là sự mong muốn của SP1 và nội dung mệnh đề là hành động
tƣơng lai của Sp2. [2;126] Hành vi này thể hiện ở những câu mà nhờ chúng
ngƣời nói cầu / khiến ngƣời nghe thực hiện một hành động. Có nghĩa là,
hành vi cầu khiến không chỉ đƣợc thể hiện ở câu cầu khiến mà còn đƣợc
biểu hiện dƣới nhiều hình thức câu khác nhau. Hành vi cầu khiến đƣợc biểu
hiện ở những câu cầu khiến đƣợc gọi là hành vi cầu khiến trực tiếp, hành vi
cầu khiến biểu hiện ở những hình thức câu khác (câu hỏi, câu cảm thán, câu
trần thuật) đƣợc gọi là hành vi cầu khiến gián tiếp.
1.3. Phân loại hành vi cầu khiến
Theo lí thuyết hành vi ngôn ngữ, cầu khiến cũng đƣợc xem là một

hành động của con ngƣời đƣợc thực hiện bằng ngôn ngữ. Nhiều nhà nghiên
cứu đã cho rằng đây là một loại hành vi tiêu biểu trong những hành vi bằng
ngôn ngữ của con ngƣời. Bởi vì, hành vi cầu khiến là hành vi có những
điều kiện thực hiện và những biểu hiện rõ nhất, đặc trƣng cho các hành vi
ngôn ngữ, có đầy đủ đặc điểm của ba loại hành động ngôn ngữ và có những
đặc điểm sau:
- Đích ở lời: Tức mục đích của hành vi là đặt ngƣời nghe vào trách
nhiệm thực hiện một hành động thực hiện trong tƣơng lai.
- Hƣớng khớp ghép: Hiện thực - Lời.
- Trạng thái tâm lí là sự mong muốn của ngƣời nói.
- Nội dung mệnh lệnh là hoạt động tƣơng lai của ngƣời nghe.
Khi sử dụng, có thể thực hiện một trong số những hành động nhƣ: đề
nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm
đoán, hỏi, chỉ thị những hành động này đƣợc tạo nên từ các vỏ ngữ âm,
từ ngữ, các kết hợp từ khác nhau. Đặc biệt, những yếu tố ngoài ngôn ngữ
nhƣ: ngữ cảnh, mục đích, hiệu quả sử dụng là những yếu tố quan trọng,
mang tính nguyên tắc riêng của mỗi cộng đồng ngôn ngữ có thể quyết định
việc sử dụng các hành vi cầu khiến đó.

20
Việc phân loại hành vi cầu khiến đƣợc dựa trên hai căn cứ: Thứ nhất
là dựa vào thành phần cấu tạo nên phát ngôn. Thứ hai là dựa vào hoàn cảnh,
mục đích, hiệu quả sử dụng của hành vi cầu khiến. Việc phân loại hành
vi cầu khiến dựa trên hai tiêu chí này không phải là hai cách phân chia khác
nhau mà là cách phân chia dựa trên hai góc độ khác nhau để chúng ta có
thể hiểu rõ hơn về hành vi cầu khiến.
Xét về thành phần cấu tạo, có thể chia hành vi cầu khiến thành hai
loại: hành vi cầu khiến tƣờng minh và hành vi cầu khiến nguyên cấp. Sự
phân chia này dựa trên cơ sở của các quan niệm về biểu thức ngữ vi nguyên
cấp và biểu thức ngữ vi tƣờng minh của lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Theo

đó, hành vi cầu khiến tƣờng minh là những hành vi mà trong cấu trúc của
nó có chứa các động từ ngữ vi. Hành vi cầu khiến nguyên cấp là hành vi
không chứa các động từ ngữ vi mà sử dụng các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu
lực tại lời.
Dƣới góc độ của lí thuyết hành vi ngôn ngữ, có thể hiểu câu cầu
khiến là câu mà sau khi nói câu đó, ngƣời ta thực hiện hành vi cầu khiến.
Song cầu khiến là thuật ngữ sử dụng để chỉ chung tất cả các hành vi có
chung mục đích, SP1 (người nói), muốn SP2 (người nghe) thực hiện /
không thực hiện x trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu của TS.Nguyễn
thị Lƣơng, tiếng Việt có 32 động từ có chung mục đích trên nên chúng đều
đƣợc dùng để biểu thị hành vi cầu khiến. Đó là các động từ: yêu cầu, ra
lệnh, hạ lệnh, lệnh, chỉ thị, đề nghị, kiến nghị, chỉ định, phân công, phái,
cấm, nghiêm cấm, buộc, bắt, cấm chỉ, xin phép, can, bảo, cử, khuyên, mời,
xin, cầu, cầu xin, cầu mong, năn nỉ, nài nỉ, nài xin, van, van nài, van xin,
nhờ. Nhƣ vậy, hành vi cầu khiến là cách gọi chung, có tính khái quát, còn
từng hành vi nhƣ: cấm, ra lệnh, yêu cầu là các hành vi cầu khiến cụ thể.
Nói một cách khái quát, hành vi cầu khiến tƣờng minh và hành vi
cầu khiến nguyên cấp đều dùng để biểu thị hành vi cầu khiến, nhƣng thành

21
phần cấu tạo và khả năng biểu thị của hai hành vi này là hoàn toàn khác
nhau.
Hành vi cầu khiến tƣờng minh sử dụng các động từ ngữ vi cầu khiến
nên hành vi đƣợc thực hiện rất cụ thể, không chung chung.
Ví dụ:
Phát ngôn chứa đựng động từ yêu cầu, biểu thị hành vi yêu cầu
- Yêu cầu các anh cho xem giấy phép lái xe. [16;10]
Phát ngôn chứa động từ khuyên, biểu thị hành vi khuyên
- Người già hay trái tính, tôi khuyên mợ nên biết nhịn.
Hành vi cầu khiến tƣờng minh có hiệu lực ngữ vi, tức là hiệu lực cầu

khiến cụ thể và rõ ràng. Vì chúng sử dụng các động từ cầu khiến, các động
từ này tự thân đã tƣờng minh hiệu lực cầu khiến mà chúng biểu thị.
Ví dụ:
“Tôi ra lệnh các đồng chí phải hành quân ngay trong đêm nay” và “Các
đồng chí phải hành quân ngay trong đêm nay”. là hai phát ngôn có hiệu
lực cầu khiến, song phát ngôn chứa động từ cầu khiến “ra lệnh” có hiệu lực
cầu khiến rõ ràng và cụ thể hơn.
Trong các hành vi cầu khiến tƣờng minh, hành vi cầu khiến đƣợc
tƣờng minh hóa, cụ thể hóa bằng một trong những động từ cầu khiến nhƣ:
yêu cầu, ra lệnh, bắt, cấm Các động từ này có mặt tích cực và mặt tiêu
cực. Mặt tích cực: chúng đảm bảo đƣợc tính rõ ràng, minh bạch của hành vi
yêu cầu trong bối cảnh giao tiếp mang tính nghi thức – nhƣ giao tiếp bằng
văn bản – đơn từ trong phong cách hành chính công vụ, hay trong các cuộc
họp mang tính nghi lễ. Mặt tiêu cực: do đƣợc tƣờng minh hóa nên hành vi
cầu khiến bằng một trong các động từ cầu khiến đã vi phạm nguyên tắc của
phép lịch sự trong quan hệ với tính lịch sự trong giao tiếp. Việc sử dụng
các động từ cầu khiến nhƣ: yêu cầu, ra lệnh, cấm, bắt khiến cho tính áp
đặt, dồn nén của các hành vi cầu khiến tƣờng minh rất cao. Kết quả là SP2

22
cảm thấy không tự do, thoải mái. Hay SP1 sử dụng các động từ cầu khiến:
van, xin., nhờ, năn nỉ thì có nghĩa SP1 đã đặt mình vào tình trạng trông
chờ lòng tốt, sự cảm thông của SP2, điều đó cũng có nghĩa là SP1 bộc lộ
những thiếu sót, những chỗ yếu của mình. Nhƣ vậy, sử dụng hành vi cầu
khiến tƣờng minh thì thể diện của SP1 cũng bị hạ thấp một cách rõ ràng.
Hành vi cầu khiến nguyên cấp mang nội dung cầu khiến giống nhƣ
hành vi cầu khiến tƣờng minh. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo, hành vi cầu
khiến nguyên cấp không đƣợc cấu tạo bởi những động từ ngữ vi cầu khiến
mà đƣợc cấu tạo bởi những phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Đó là các từ
ngữ chuyên dùng trong các kết cấu cầu khiến: hãy, đi, đừng, chớ, hãy đi,

đừng nữa, xin làm ơn, hộ, cảm phiền, nào, thôi (đi nào, đi thôi ), đó là
các từ ngữ nhƣ nên, không nên trong các hành vi khuyên, các động từ tình
thái nên, cần, phải vv
Do không sử dụng động từ cầu khiến, nên nội dung cầu khiến của
các hành động cầu khiến nguyên cấp này rất chung chung.
Ví dụ: Anh hãy để tôi yên – Phát ngôn này có thể biểu thị hành vi yêu cầu:
Tôi yêu cầu anh hãy để tôi yên, cũng có thể biểu thị hành vi van: Tôi van
anh hãy để tôi yên.
Vì vậy, trong giao tiếp, muốn nhận biết một hành vi cầu khiến
nguyên cấp biểu thị một hành vi cụ thể nào thì phải dựa vào ngữ cảnh. Ví
dụ: Bác Hải vỗ vai Hương ôn tồn bảo: Cháu nên chấm dứt mối quan hệ
này đi kẻo bên ngoài người ta dị nghị. Dựa vào ngữ cảnh, cách nói “ôn
tồn” có thể hiểu phát ngôn của bác hải biểu thị hành vi khuyên. Do không
sử dụng các động từ ngữ vi cầu khiến mà phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể mới
có thể nhận biết các hành vi cầu khiến cụ thể. Nên hiệu lực ngữ vi của các
hành vi này không đƣợc rõ ràng nhƣ các hành vi có sử dụng các động từ
ngữ vi cầu khiến.

23
Tuy nhiên, xét về vấn đề lịch sự trong giao tiếp, hành vi cầu khiến
nguyên cấp cũng có mục đích là cầu khiến nhƣng do đƣợc tiềm ẩn nên
hành vi cầu khiến nguyên cấp đƣợc xem là tế nhị hơn so với các hành vi
cầu khiến tƣờng minh. Việc không trực tiếp sử dụng các động từ cầu khiến
sẽ làm tôn thể diện của cả SP1 và SP2. SP1 sẽ không bị rơi vào tình trạng:
hoặc phải tỏ ra cứng rắn, kiên quyết - khi thực hiện các hành vi tính áp đặt
cao nhƣ: ra lệnh, cấm, yêu cầu, hoặc phải tự hạ mình thừa nhận sự yếu
kém của mình khi thực hiện các hành vi nhƣ: nhờ, xin, van v.v SP2 tiếp
nhận hành vi cầu khiến, nhƣng nếu hành vi đó dƣợc diễn đạt bằng hành vi
cầu khiến nguyên cấp thì SP2 sẽ thấy thoải mái hơn, ít bị áp đặt, dồn nén
nhƣ khi tiếp nhận hành vi cầu khiến tƣờng minh.

Phân loại hành vi cầu khiến tƣờng minh và hành vi cầu khiến nguyên
cấp đem lại những hiểu biết toàn diện về các cách biểu hiện hành vi cầu
khiến. Mỗi một hành vi cụ thể trong ngữ cảnh cụ thể đƣợc lựa chọn cách
biểu hiện riêng. Từ cách biểu hiện hành vi cầu khiến tƣờng minh và hành vi
cầu khiến nguyên cấp thông qua việc sử dụng các động từ ngôn hành cầu
khiến và các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời đã giúp ngƣời nói (SP1)
và ngƣời nghe (SP2) nhận diện hành động một cách dễ dàng và thuận tiện
hơn.
Tuy nhiên, không phải mỗi động từ ngữ vi cầu khiến và mỗi phƣơng
tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời đều mang một ý nghĩa hành vi cầu khiến riêng.
Nhà nghiên cứu Searle đã chỉ ra hạn chế của Austin và cho rằng có thể hai
hay nhiều động từ ngữ vi cùng biểu hiện một hành động mà đôi khi chúng
ta đã nhầm lẫn là chúng biểu hiện những hành động khác nhau. Chẳng hạn
order (ra lệnh) và command (chỉ huy, sai khiến) thể hiện hai hành vi khác
nhau nhƣng thực ra nó chỉ là một. [4;25] Ví dụ: hành vi mệnh lệnh có thể
đƣợc thể hiện nhờ các động từ ngữ vi ra lệnh, hạ lệnh, lệnh, truyền Thậm
chí, có cả một loạt động từ đồng nghĩa nhƣng động từ này có thể dùng làm

24
động từ ngữ vi còn động từ kia thì không. Đó là trƣờng hợp của những
động từ đơn và động từ ghép đẳng nghĩa hoặc động từ láy, ví dụ: khuyên –
khuyên bảo, chê – chê trách, trách – trách móc, cấm – cấm đoán, phạt –
quở phạt, cƣợc – cá – cá cƣợc Trong một phát ngôn, nếu động từ thứ
nhất xuất hiện với tƣ cách là động từ ngữ vi cầu khiến thì nếu thay thế nó
bằng động từ ghép hoặc láy tƣơng ứng chúng ta sẽ dẫn tới một câu không
chấp nhận đƣợc: Tôi khuyên chị nên gặp ông ấy - * Tôi khuyên bảo chị nên
gặp ông ấy. Tƣơng tự nhƣ vậy, các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời
cũng đƣợc sử dụng để biểu thị các hành vi cầu khiến.
Ví dụ: khi thực hiện hành vi mệnh lệnh, chúng ta dùng các tiểu từ ngay,
đi đặt ở cuối một biểu thức biểu hiện một hành động: Làm ngay! Nói đi!

Cô đánh bức điện này cho tôi ngay!
Nhƣ vậy, cầu khiến có các hành vi nhƣ: (ra lệnh), đề nghị, yêu cầu,
cho phép, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị, v.v
[6;48]
Xét về hoàn cảnh, mục đích, hiệu quả sử dụng ,hành vi cầu khiến
đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm các hành vi cầu và nhóm các hành vi
khiến. Tác giả Đào Thanh Lan cho rằng: hành động cầu khiến gồm cầu và
khiến, chúng giống nhau ở đích ngôn trung và khác nhau ở mức độ hiệu lực
ngôn trung. Cầu thì kêu gọi sự tự nguyện ở đối ngôn (ngƣời nghe) còn
khiến lại áp đặt, cƣỡng ép đối ngôn hành động. Do đó , cầu có tính lịch sự
hơn khiến. Để phân loại nhóm hành vi theo căn cứ này phải dựa vào một
số yếu tố cụ thể nhƣ: vai giao tiếp, quyền lợi khi thực hiện hành vi, thái độ
của SP1 và SP2 v.v
Vai giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phân chia tính chất các
hành vi cầu khiến. Bởi vì, khi thực hiện hành vi cầu khiến, một trong
những điều kiện cần và đủ là hành vi đó phải đƣợc thực hiện trực tiếp, với
sự tham gia của ngƣời cầu – khiến và ngƣời bị / đƣợc cầu – khiến. Các vai

25
giao tiếp muốn ý thức đƣợc hành động ngôn ngữ sẽ tiến hành khi giao tiếp
phải tính đến các nhân tố có liên quan đến khoảng cách xã hội và mức gắn
bó giữa những ngƣời giao tiếp. Căn cứ vào yếu tố này, ngƣời ta phân biệt
hai quan hệ giao tiếp: quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu. Quan hệ vị thế là
quan hệ điển hình, vị thế đó dựa vào những giá trị xã hội liên quan đến tuổi
tác, giới tính và cƣơng vị xã hội. Trong trƣờng hợp vị thế xã hội không
bình đẳng thì ngƣời nào ở bậc trên, ngƣời nào ở bậc dƣới cũng đƣợc xác
định rõ ràng. Ví dụ: cha mẹ là bậc trên so với con cái, thầy giáo là bậc trên
so với học sinh, sĩ quan là bậc trên so với binh lính v.v Vị thế xã hội có
thể phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác. Về tuổi tác thì những ngƣời nhiều tuổi
hơn ở bậc trên so với những ngƣời ít tuổi nhƣ: ông – cháu, anh – em, bác –

tôi v.v Để đánh dấu khoảng cách xã hội, trong tiếng Việt cũng nhƣ nhiều
ngôn ngữ khác, ngƣời ta còn dùng hình thức hô gọi bao gồm cả chức vụ lẫn
họ tên. Ví dụ: Thầy Nguyễn Thiện Giáp, Giám đốc Nguyễn Văn Thanh
Bên cạnh đó, quan hệ thân hữu cũng đƣợc xem là nhân tố bên trong đối với
giao tiếp. Nếu nhƣ trong quan hệ vị thế, các từ ngữ thể hiện vai giao tiếp
đƣợc xác định rõ ràng thì trong mối quan hệ thân hữu sự rõ ràng có phần bị
hạn chế hơn và đôi khi còn là “ý thích” của mỗi ngƣời tham gia giao tiếp.
Ví dụ: khi thực hiện hành vi ra lệnh (mang tính chất khiến), SP1 phải là
ngƣời có vị thế cao hơn so với SP2 nhƣng trong quan hệ thân hữu, hành
động ra lệnh ít đƣợc thực hiện mà thƣờng đƣợc thực hiện những hành động
có tính áp đặt thấp hơn nhƣ hành động ra lệnh hoặc sai khiến.
Thực hiện hành vi cầu khiến, những hiểu biết về vai giao tiếp là hết
sức quan trọng nhƣng chƣa phải là yếu tố duy nhất quyết định quá trình sử
dụng ngôn ngữ. Vì vậy, yếu tố quyền lợi khi thực hiện hành vi cũng đƣợc
xem là yếu tố có tính chất quyết định đối với việc lựa chọn ngôn ngữ cho
hành vi đó. Quyền lợi khi thực hiện hành vi là mục đích cuối cùng mà SP1
hƣớng tới. Mục đích đó chính là việc SP1 hƣớng quyền lợi về phía mình

×