Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Những tín hiệu ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 241 trang )

Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 1 Lớp Cao học K52
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC




PHẠM THỊ THU BÌNH
NHỮNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ BÁO HIỆU
CHẤM DỨT CUỘC HỘI THOẠI TRONG TIẾNG VIỆT


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


Hà Nội – 2012
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 2 Lớp Cao học K52
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC




PHẠM THỊ THU BÌNH
NHỮNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ BÁO HIỆU


CHẤM DỨT CUỘC HỘI THOẠI TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành:
Ngôn ngữ học
Mã số:
60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


Hà Nội – 2012
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 3 Lớp Cao học K52
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Đối tượng 6
3. Mục đích nhiệm vụ 6
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7
5. Giới hạn của đề tài, tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
1.1. Lý thuyết hội thoại 10
1.1.1. Khái niệm 10
1.1.2. Các quy tắc hội thoại 10
1.1.3. Nguyên tắc hội thoại 13
1.1.3.1. Nguyên tắc cộng tác hội thoại 13
1.1.3.2. Nguyên tắc lịch sự 14
1.1.4. Ngữ cảnh 15
1.1.5. Cấu trúc hội thoại 16
1.1.5.1. Cuộc thoại 16

1.1.5.2. Đoạn thoại 18
1.1.5.3. Lượt lời 19
1.2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (Speech act) 21
1.2.1. Hành vi tạo lời 21
1.2.2. Hành vi mượn lời 21
1.2.3. Hành vi tại lời (Illocutionary act) 22
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 4 Lớp Cao học K52
1.2.3.1. Khái niệm 22
1.2.3.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời 23
1.2.3.3. Các loại hành vi tại lời 24
CHƯƠNG 2: CÁC TỪ NGỮ BÁO HIỆU CHẤM DỨT CUỘC HỘI THOẠI
TRONG TIẾNG VIỆT 26
2.1. Đặc điển của các từ ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt
26
2.2. Vị trí của các từ ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt 33
2.1.2.1. Xuất hiện ở đầu câu 34
2.1.2.2. Xuất hiện ở giữa câu 36
2.1.2.3. Xuất hiện ở cuối câu 38
2.1.2.4. Xuất hiện một mình 39
2.1.2.5. Xuất hiện tại vị trí đầu câu và cuối câu 42
2.1.2.6. Xuất hiện tại vị trí giữa câu và cuối câu 43
2.3. Tiểu kết 45
CHƯƠNG 3: CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ BÁO HIỆU CHẤM DỨT CUỘC
HỘI THOẠI TRONG TIẾNG VIỆT 46
3.1. Đặc điểm của các hành vi ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại
trong tiếng Việt 46
3.1.1. Hành vi xác tín báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt 47
3.1.2. Hành vi điều khiển báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt

49
3.1.3. Hành vi cam kết báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt 52
3.1.4. Hành vi biểu cảm báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt 54
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 5 Lớp Cao học K52
3.1.5. Hành vi cam kết và điều khiển kết hợp báo hiệu chấm dứt cuộc hội
thoại 57
3.1.6. Hành vi cam kết và biểu cảm kết hợp báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại
60
3.1.7. Hành vi xác tín và điều khiển tham gia chấm dứt cuộc hội thoại 62
3.1.8. Hành vi điều khiển và biểu cảm tham gia chấm dứt cuộc hội thoại 64
3.1.9. Hành vi xác tín và cam kết tham gia chấm dứt cuộc hội thoại 67
3.1.10. Hành vi cam kết, điều khiển và biểu cảm tham gia chấm dứt cuộc hội
thoại 68
3.2. Thái độ của người nói khi cuộc hội thoại chấm dứt 71
3.2.1. Thái độ đồng tình chấm dứt cuộc hội thoại 71
3.2.2. Thái độ không đồng tình chấm dứt cuộc hội thoại 73
3.2.3. Thái độ nhún nhường 75
3.2.4. Thái độ bực tức, phẫn nộ 78
3.2.5. Thái độ thách thức 81
3.2.6. Thái độ đe dọa 82
3.2.7. Thái độ hối thúc, giục giã 85
3.2.8. Thái độ mỉa mai 87
3.2.9. Thái độ cáu giận 88
3.3. Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 99
PHỤ LỤC 104


Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 6 Lớp Cao học K52
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý định chọn đề tài này xuất phát từ thực tế nghiên cứu ngôn ngữ học trong
những năm gần đây. Trong lịch sử, ngôn ngữ nói ra đời sớm nhất, từ trước khi có
chữ viết, cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ nói
trực tiếp phục vụ nhu cầu giao tiếp và trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người.
Trong giao tiếp hội thoại, người nói và người nghe luôn tác động lẫn nhau. Đối
với người Việt, nếu đến một lúc nào đó một trong hai bên muốn chấm dứt cuộc
thoại thì người Việt ít khi nói thẳng, đại ý là "Tôi muốn kết thúc cuộc nói chuyện
tại đây", mà hay viện đến một lý do nào đó để kết thúc, và có những dấu hiệu
cho biết cuộc thoại đang đi đến chỗ chấm dứt. Tuy nhiên, các tín hiệu để nhận
biết dấu hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt lại chưa được một công
trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách sâu sắc. Đó là lí do chúng tôi chọn đề
tài này để nghiên cứu.
2. Đối tượng
Để thực hiện được đề tài luận văn này thì đối tượng mà chúng tôi quan
tâm nghiên cứu là các cuộc hội thoại giao tiếp trong tiếng Việt. Các hội thoại này
được thu thập qua các tác phẩm văn học, trong lời nói giao tiếp hàng ngày, phim
truyện, tác phẩm nước ngoài được dịch sang tiếng Việt.
3. Mục đích nhiệm vụ
Mục đích: Xác định, tìm hiểu, phân tích các tín hiệu chấm dứt cuộc hội
thoại trong tiếng Việt.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 7 Lớp Cao học K52
Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đặt ra một nhiệm

vụ cho mình đó là phải phác họa cho được các dấu hiệu về đặc điểm cấu tạo, xác
định được vị trí của chúng trong giao tiếp hội thoại, trong lời nói và trong sự
phát triển chung của ngôn ngữ.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nói một cách khái quát, việc nghiên cứu các tín hiệu chấm dứt cuộc hội
thoại trong tiếng Việt góp phần nhất định vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng cũng như hình thức, mục đích
sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
Về mặt lý thuyết, việc xác định các từ ngữ và các hành vi ngôn ngữ tham
gia báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt sẽ góp phần làm sáng tỏ
hơn những vấn đề về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, các hành vi ngôn ngữ
trong giao tiếp lời nói hàng ngày, cũng như cho thấy những đặc trưng văn hóa
tâm lý dân tộc Việt Nam được thể hiện trong ngôn ngữ.
Về thực tiễn, những kết quả khảo sát của luận văn sẽ bước đầu được ứng
dụng trong một số lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học như góp phần nâng cao
việc dạy học tiếng Việt; góp phần vào việc nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật,
văn chương, sân khấu, chèo, kịch,… vốn là lĩnh vực nghệ thuật sử dụng lời nói
tự nhiên hàng ngày như một phương tiện biểu hiện không thể thiếu được.
5. Giới hạn của đề tài, tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Giới hạn của đề tài: Có rất nhiều các tín hiệu ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt
cuộc hội thoại trong tiếng Việt như tín hiệu về từ ngữ, về câu, về các hành vi
ngôn ngữ, ngữ cảnh, cử chỉ, điệu bộ, Vì vậy, chúng tôi không có tham vọng sẽ
tìm hiểu hết mọi khía cạnh của vấn đề mà chỉ tập trung chú ý nghiên cứu tìm
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 8 Lớp Cao học K52
hiểu về đặc điểm của các từ ngữ và các hành vi ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt
cuộc hội thoại mà thôi.
Về tư liệu: Luận văn lấy tư liệu là những câu cụ thể trong các hội thoại
giao tiếp hàng ngày, hội thoại trong các tác phẩm kịch, các tác phẩm văn học,

truyện ngắn, phim ảnh,… Đồng thời, luận văn còn sử dụng một số tư liệu mang
tính chất khẩu ngữ thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra do
yêu cầu của luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số tư liệu dịch từ truyện của
nước ngoài sang Việt Nam. Số lượng tư liệu trước hết được thu thập chung sau
đó phân chia ra theo từng phương tiện biểu hiện.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này, phương pháp mà
chúng tôi sử dụng đó là: Phương pháp phân tích cấu trúc, phương pháp phân tích
ngữ nghĩa - ngữ dụng với các thủ pháp quen thuộc trong ngôn ngữ học truyền
thống như thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh,… nhằm làm nổi bật những vấn
đề mà luận văn quan tâm. Cách thức làm việc được xác định dựa trên phương
pháp nghiên cứu và được chúng tôi thực hiện nhất quán trong từng phần cũng
như trong toàn bộ luận văn.
Để thực hiện một cách có chiều sâu các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
này, luận văn thấm nhuần quan điểm ngữ pháp chức năng hiện đại về mối quan
hệ giữa hình thức và nội dung, theo tinh thần là chính nội dung quyết định hình
thức, tức đi từ nội dung đến hình thức, từ mục đích đến phương tiện, từ ý nghĩa
đến cấu trúc ngữ pháp (đi theo hướng từ trong ra ngoài rồi đi từ ngoài vào trong).
Nói tóm lại, trong khi nghiên cứu chúng tôi cũng chú ý tới mối quan hệ tương
tác qua lại giữa ba bình diện: Kết học - nghĩa học - dụng học.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 9 Lớp Cao học K52
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo, nguồn ngữ liệu trích dẫn,
luận văn gồm ba chương được sắp xếp như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Các từ ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong tiếng Việt
Chương 3: Các hành vi ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội thoại trong
tiếng Việt.

















Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 10 Lớp Cao học K52
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm
Hội thoại là hành vi giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người.
Đó là giao tiếp hai chiều gồm người nói, người nghe và phản hồi trở lại. Hội
thoại là một hoạt động xã hội, được nảy sinh nhờ vào sự tham gia của người phát
lời và người thụ lời. Trong cuộc thoại khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò
của hai người tham gia cuộc thoại đã thay đổi: Bên nghe trở thành bên nói và bên
nói trở thành bên nghe. Hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham gia,
có thể có ba bên hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên, hội thoại gồm hai bên là quan
trọng nhất. Trong khuôn khổ luận văn của mình chúng tôi cũng chỉ đề cập đến
hội thoại hai bên.

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu, các cuộc
thoại có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh như: Thời gian, không gian, nơi chốn,
số lượng người tham gia, về cương vị với tư cách người tham gia cuộc thoại, về
tính chất cuộc thoại, về vị thế giao tiếp, về tính có đích hay không có đích, tính
hình thức hay không hình thức, về ngữ điệu hay động tác kèm lời,… Những yếu
tố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối lượng thống
nhất hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích
cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định.
1.1.2. Các quy tắc hội thoại
Theo tác giả C.K.Orecchioni, quy tắc hội thoại được chia thành 3 nhóm:
Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 11 Lớp Cao học K52
Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai - Ngữ dụng
học, trang 225).
Luân phiên lượt lời (turn) là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội
thoại. Trong cuộc thoại mỗi lúc có một người nói và không đồng thời. Người nói
luân phiên nhau và đó là lượt lời. Sẽ không có lượt lời nếu nhiều người nói cùng
một lúc. Như vậy vai nói sẽ thường xuyên thay đổi, trật tự của những người nói
không cố định mà luôn thay đổi. Đồng thời lượt lời thứ nhất có chức năng định
hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán chờ một điều
khác sẽ xảy ra. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết chặt
chẽ với nhau. Hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội, nên theo G.Yule lượt
lời hoạt động theo một “hệ thống điều hành cục bộ” (thuật ngữ của Diệp Quang
Ban) được hiểu theo lối quy ước giữa thành viên trong một nhóm xã hội. Đây
thực chất là quy ước nắm giữ lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời cho người đối thoại
một cách uyển chuyển. Kiểm soát được quyền được nói, chủ động nắm giữ đề tài

và lượt lời là một quyền lực đáng kể trong hội thoại, có thể chi phối cuộc thoại.
Về quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại, theo Nguyễn Đức Dân, những
phát ngôn trong một lượt lời là hành vi hội thoại. Sự liên kết giữa hai lượt lời là
sự liên kết giữa hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp. Trong hội thoại, hành vi
ngôn ngữ kéo theo những dạng hành vi nhất định. Rất nhiều loại phát ngôn trong
hội thoại đòi hỏi phải có sự hồi đáp riêng biệt như: Hành vi chào yêu cầu một lời
chào trở lại; hành vi hỏi yêu cầu có một câu trả lời; hành vi đề nghị cần một phản
hồi; hành vi cảm ơn cần một yêu cầu đáp lời,… Wardhaugh gọi hành vi ngôn
ngữ này là điều muốn nói. Một hành vi ngôn ngữ xuất hiện có thể được tiếp nhận
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 12 Lớp Cao học K52
tích cực hoặc tiếp nhận tiêu cực, chấp nhận hoặc từ chối. Tuy nhiên người tham
gia hội thoại có thể lờ đi mà không có biểu hiện ngôn ngữ nào.
Với những hành vi ngôn ngữ đòi hỏi thông tin phản hồi, Wardhaugh cho
rằng, người tham thoại có quyền lựa chọn cách thức hồi đáp khác nhau: Hoặc
tuân theo, hoặc từ chối, hoặc đơn giản là lờ đi những gì người ta nói với mình.
Nhưng dù tuân theo hành vi dẫn nhập từ chối hay lờ đi, người tham gia hội thoại
vẫn phải có chiến lược giao tiếp và phương tiện biểu đạt trong hành vi hồi đáp
của mình. Một số khuôn mẫu về hình thức biểu hiện các hành vi này đã được
định sẵn cho người tham gia hội thoại lựa chọn. Nhưng trong hành vi hội thoại,
sự liên kết các hành vi tại lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngôn. Sự liên kết các
hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ mới có giá trị đích thực. Có nhiều hình thức
biểu đạt ngôn ngữ cũng đem lại một hiệu lực tại lời là rất quan trọng. Điều này
quyết định hiệu quả giao tiếp. Trong thực tế, mỗi chúng ta cần phải lựa chọn một
cách nào đó đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất chứ không chỉ yêu cầu bằng một
mệnh đề từ chối thẳng thừng. Nghi thức, thói quen, phong tục, tập quán,… làm
thành quy ước xã hội mà mỗi cá nhân đều phải tuân theo. Những quy ước này
giữ gìn và tạo độ cân bằng trong cuộc thoại. Những quy ước mang tính nghi thức
này được quy định theo một trình tự chặt chẽ với những hành vi cụ thể mà mỗi

bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại hội thoại xác định.
Quan hệ giữa những người tham thoại cũng đóng vai trò đặc biệt trong quá
trình hội thoại. Cần phải kể tới các nhân tố như: Quan hệ thân - sơ, quan hệ vị
thế xã hội, tuổi tác, quyền lực,… được thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng
người. Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, quan hệ cá nhân được xem xét dưới các
góc độ: Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân sơ), quan hệ dọc (hay còn
gọi là quan hệ vị thế). (Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập một, trang 122).
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 13 Lớp Cao học K52
1.1.3. Nguyên tắc hội thoại
1.1.3.1. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác hội thoại làm cho “cuộc hội thoại được
xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi”. Nguyên
tắc này đúng với cả người nói và người nghe. Khi nói, người tham gia hội thoại
phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo phương châm nhất định.
Nguyên tắc cộng tác hội thoại có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại. Hai
bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển
cuộc thoại. Nguyên tắc này bao gồm các phương châm: Lượng, chất, quan hệ và
cách thức.
Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin
đúng như đòi hỏi của mục đích cuộc thoại. Đừng làm cho lượng tin của anh lớn
hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
Phương châm về chất: Đừng nói điều gì mà anh tin là sai, đừng nói điều gì
mà anh tin là thiếu bằng chứng.
Phương châm về quan hệ: Hãy làm cho đóng góp của anh thích hợp với
cuộc thoại, tức là hãy nói vào đề.
Phương châm về cách thức: Tránh nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, ngắn
gọn, có trật tự.
(Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, trang 128)

Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp có không ít trường hợp vi phạm nguyên
tắc cộng tác hội thoại do sự khác biệt về trình độ, về văn hóa, về kinh nghiệm
ngôn ngữ và vốn hiểu biết cuộc sống dù một bên tham gia cuộc thoại vẫn cố
gắng tuân theo nguyên tắc cộng tác. Chúng ta phải căn cứ vào những ngữ cảnh
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 14 Lớp Cao học K52
gắn phát ngôn với hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên nhân để nhận rõ
những vi phạm nguyên tắc cộng tác.
1.1.3.2. Nguyên tắc lịch sự
Không ít nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm tới vấn đề “lịch sự”, trong đó
phải kể đến các tác giả như: P.Brown, S.Levinson, G.N.Leech, G.Kasper,
R.Scollo,… Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các cuộc
hội thoại quy thức. Muốn cuộc hội thoại thành công, mỗi bên tham gia phải tuân
thủ không chỉ nguyên tắc cộng tác hội thoại mà phải tuân thủ nguyên tắc lịch sự.
Chúng ta có thể kể ra một số quan điểm về lịch sự và các nguyên tắc lịch sự như
sau:
Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff với ba quy tắc:
Quy tắc 1: Không áp đặt
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn
Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai - Ngữ dụng
học, trang 257).
Quan điểm về lịch sự của B.Rown và S.Levinson: Quan điểm về lịch sự
được hai tác giả này phát triển, mở rộng nguyên tắc tôn trọng thể diện và phân
biệt hai phương diện của thể diện: Tích cực và tiêu cực. Trong diễn biến cuộc
thoại, các hành vi ngôn ngữ tiềm ẩn sự đe dọa thể hiện ở cả người nói và người
nghe được gọi là hành vi đe dọa (FTA). Hai tác giả này coi FTA thuộc dạng bi
quan và trong xã hội con người cần phải điều chỉnh mối quan hệ bằng mô hình
FFA (Face Flattering acts) có tính tích cực - các hành vi tôn vinh thể diện. Như

vậy, tập hợp các hành vi ngôn ngữ được chia thành hai nhóm lớn: Nhóm có hiệu
quả tiêu cực và nhóm có hiệu quả tích cực. Phép lịch sự tiêu cực về căn bản có
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 15 Lớp Cao học K52
tính chất né tránh hay bù đắp. Phép lịch sự chủ yếu tạo ra những hành vi có tính
chất giảm đe dọa đối với người nghe như biểu thị sự tán thưởng, cảm ơn, đề cao
người cùng đối thoại,… trong lời từ chối.
Trong quan điểm của mình, hai tác giả B.Rown và S.Levinson cho biết
phép lịch sự tiêu cực có tính chất bù đắp hay né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ
một số biện pháp khi buộc lòng phải dùng một FTA nào đó để từ chối như:
Dùng từ xưng hô lịch sự (bác, ngài, ông, bà,… có ngôi thứ hai khi đối
thoại trực tiếp).
- Sử dụng dạng giả định.
- Dùng hành vi xin lỗi, thanh minh.
- Yếu tố giảm nhẹ.
- Yêu cầu thông cảm.
Nhìn chung, mỗi người tham gia giao tiếp phải có trách nhiệm thực hiện
nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc lịch sự. Một bên vi phạm nguyên tắc
hội thoại, hoặc giữa những người tham gia hội thoại không có sự đồng cảm,…
đều có thể là nguyên nhân phá vỡ cuộc thoại.
1.1.4. Ngữ cảnh
Mỗi cuộc thoại đều được diễn ra vào một lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn
cảnh nào đó. Các nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội
các phát ngôn trong hội thoại. Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngôn ngữ và ngữ
cảnh tự nhiên xung quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các
khía cạnh liên quan như quan hệ quyền lực hay hòa đồng, phục trang của những
người tham gia hội thoại, địa điểm, thời gian diễn ra cuộc thoại,… Tất cả các yếu
tố làm thành ngữ cảnh, hiểu theo nghĩa rộng nhất. Nó quy định cách thức tiến
hành cuộc thoại, giúp người tham dự vào cuộc thoại nắm diễn biến cuộc thoại và

Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 16 Lớp Cao học K52
nhận diện hành vi ngôn ngữ nào đang được thực hiện. Ngữ cảnh tạo nên khả
năng giải thích nghĩa cho các phát ngôn khi chúng xuất hiện trong những cảnh
huống riêng biệt.
1.1.5. Cấu trúc hội thoại
Hội thoại được nảy sinh nhờ vào sự tham gia của người phát lời và người
thụ lời. Mục tiêu cơ bản của việc phân tích hội thoại là làm rõ người phát lời
muốn biểu đạt cái gì và người thụ lời lý giải nghĩa như thế nào và phản ứng ra
sao. Trong khi phân tích hội thoại trước hết phải kể đến khái niệm cuộc thoại,
sau đó là đoạn thoại và lượt lời.
1.1.5.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại đó là một lần trao đổi, nói chuyện cá nhân trong hoàn cảnh xã
hội nào đó. Theo C.K.Orecchioni, để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần
và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong
một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về
một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Cơ
sở ngữ dụng học, tập một, trang 298).
Theo lý thuyết hội thoại Thụy Sỹ - Pháp thì có các tiêu chí sau để xác
định một cuộc thoại: (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai
- Ngữ dụng học, trang 311-312).
Nhân vật hội thoại: Theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi
sự gặp mặt và sự chia tay của hai người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của
người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng: Tiêu chí
này quá cứng rắn bởi vì một người nào đó có thể rút lui khỏi hoặc một người mới
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 17 Lớp Cao học K52

có thể gia nhập vào (trừ trường hợp lưỡng thoại) mà không nhất thiết phải
chuyển qua một cuộc thoại khác. (Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập
hai - Ngữ dụng học, trang 312).
Tiêu chí thứ hai là tính thống nhất về thời gian và địa điểm. Tiêu chí này
cũng có chỗ hạn chế. Một cuộc thoại giữa hai người có thể chuyển chỗ hoặc có
thể được gác lại sang một ngày khác chừng nào mà họ thấy chưa thể kết thúc
được.
Tiêu chí tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. Một cuộc thoại, nói theo
Grice phải theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc (dẫn theo Đỗ
Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai - Ngữ dụng học, trang 312). Đối
với những cuộc thoại chân thực, nghiêm chỉnh thì tiêu chí này là tiêu chí quyết
định. Nhưng thực ra không hiếm những cuộc thoại trong đó nhân vật đề nghị
“đổi đề tài đi”, nhưng cuộc “tán gẫu”, “đấu hót” đề tài diễn ra theo lối “cóc
nhảy”. Bởi vậy, tiêu chí “đề tài” nếu được hiểu là một vấn đề “nghị sự” nào đó
thì không phải là tiêu chí cần và đủ. Vấn đề có lẽ là mục đích tức là chủ đề hơn
là “đề tài” bề mặt.
Tiêu chí cuối cùng là tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại.
Thông thường có những dấu hiệu mở đầu cuộc thoại (như ở cuộc họp người điều
khiển có thể tuyên bố khai mạc và tuyên bố đề tài) và dấu hiệu kết thúc (lời
tuyên bố bế mạc). Trong trò chuyện thông thường, giữa những người lạ, dấu hiệu
mở đầu có thể là những lời chào hỏi, dấu hiệu kết thúc có thể là những câu hỏi
kiểu như: Còn gì nữa không nhỉ? hoặc những lời như: Thế thôi nhé,… Tuy
nhiên, dấu hiệu này cũng không có gì là bắt buộc, đặc biệt trong những cuộc
thoại giữa những người quá thân quen.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 18 Lớp Cao học K52
Nói chung cho đến nay, việc xác định ranh giới cuộc thoại chưa có gì là
thực dứt khoát với những tiêu chí đủ tin cậy. Tuy nhiên, các tiêu chí là có thật và
yêu cầu nghiên cứu buộc người nghiên cứu phải có một sự phân chia nào đó ít

nhiều võ đoán. (Đỗ Hữu Châu, Đại cương Ngôn ngữ học, tập hai - Ngữ dụng
học, trang 312). Đây cũng là tiêu chí được chúng tôi vận dụng trực tiếp trong
việc nhận diện và phân tích các tín hiệu ngôn ngữ báo hiệu chấm dứt cuộc hội
thoại trong tiếng Việt.
1.1.5.2. Đoạn thoại
Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc, chúng làm nên
ranh giới của một cuộc thoại. Mỗi cuộc thoại lại chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi
chủ đề lại có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành
một đoạn thoại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu khi
cho rằng: “Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt
chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng.” Trong đoạn thoại những người tham
gia hội thoại nói về cùng một chủ đề. Có thể định hình đoạn thoại qua cấu trúc:
Đoạn mở thoại, đoạn thân thoại và đoạn kết thoại.
Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc phần lớn được nghi
thức hóa và lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các kiểu cuộc thoại (hội đàm,
thương thuyết, giao dịch thương mại, trò chuyện, bàn bạc,…), vào hoàn cảnh
giao tiếp, vào sự quen thuộc, vào sự hiểu biết về nhau,… Chúng cũng mang đậm
dấu vết của từng nền văn hóa. Đoạn mở thoại, người mở thoại thường tránh sự
xúc phạm đến thể diện của người nghe, chuẩn bị một “hòa khí” cho cuộc thoại.
Tuy nhiên, trong nghệ thuật hội thoại, không phải không có những trường hợp
người mở thoại cố tình xúc phạm đến người đối thoại nhằm gây những tác dụng
nào đó.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 19 Lớp Cao học K52
Đoạn thoại kết thúc có chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ và xác
định cái cách mà người ta chia tay. Để kết thúc người ta có thể đưa ra lời xin lỗi
về việc phải kết thúc và phải chia tay, tổng kết cuộc thoại, cảm ơn, hứa hẹn, lời
chúc,… Vì phép lịch sự, chúng ta thường tránh sự kết thúc đột ngột, đơn
phương, tuy nhiên trường hợp ngoại lệ không phải là không có (nhất là khi người

ta ở vị thế xã hội cao).
1.1.5.3. Lượt lời
Mỗi một lần hội thoại chí ít bao gồm một lượt lời của hai bên. Đây là sự
tương tác luân phiên qua lại trong hội thoại, trong cuộc thoại người nói sẽ luân
phiên nhau. Vai nói thường xuyên thay đổi và lượt lời thứ nhất có chức năng
định hướng cho lượt lời thứ hai. Hai lượt lời có quan hệ chặt chẽ, liên kết mật
thiết tạo thành cặp thoại. Lượt lời chứa các hành vi trong đó có hành vi hỏi và
hành vi đáp. Các lượt lời trong cuộc thoại phải đảm bảo tính thống nhất nội dung
phục vụ cho sự phát triển vấn đề, hướng tới đích của cuộc thoại. Sự hòa hợp giữa
các lượt lời cùng tính thống nhất nội dung trong cuộc thoại là điều kiện cho cuộc
thoại thành công. Lượt lời là một hình thức xã hội nó bị chi phối bởi một hệ
thống những quy ước đối với việc giành lời, giữ lời và nhường lời.
Theo quan niệm của Nguyễn Đức Dân, cơ chế của sự luân phiên lượt lời
đó là có sự phân biệt giữa tranh lời với chuyển giao lượt lời, còn gọi là sự trao
lời. (Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập một, trang 87).
Trao lời là sự chuyển lời tự nhiên, có ý thức chủ động của người đang giữ
lượt lời. Mỗi người có thể trực tiếp chuyển giao lượt lời cho một đối tượng xác
định. Tuy nhiên, trong hội thoại đặc biệt là trong song thoại, hiện tượng cướp lời,
lời chồng chéo lên nhau là không bình thường, là không lịch sự (trừ phi tranh
luận hoặc cãi nhau). Vì vậy, cũng thường xảy ra trường hợp một người đang nói
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 20 Lớp Cao học K52
dở chừng, sau khi bị cướp lời, sau khi bị một người khác nói chen ngang, lại
“Tôi xin trình bày tiếp vấn đề đang nói dở chừng”. Như thế, về hình thức lượt lời
đã bị luân phiên, nhưng liên kết trực tiếp về nội dung vẫn được duy trì. Điều này
liên quan tới việc phân tích cấu trúc của đoạn thoại.
Lối nói xen ngang liên quan tới văn hóa, tập tục và những quy ước của
từng dân tộc, từng xã hội, chúng thường phản ánh những quan hệ tôn ti hay
những cương vị nào đó.

Trái với trao lời là tranh lời, còn gọi là ngắt lời. Đây là những lời nói “xen
ngang” vào lời của người khác. Hoặc vì tưởng nhầm là họ đã nói xong, hoặc vì
một phản ứng tức thời, tích cực hay tiêu cực. Như vậy, lượt lời có thể bị động
chuyển sang lượt lời của người khác một cách không tự nhiên.
Khi nghiên cứu về sự luân phiên lượt lời, người ta còn chú ý tới những
hiện tượng sau:
Khoảng cách thời gian tối thiểu và tối đa trong một lượt lời. Điều này là
một nguyên tắc trong sự luân phiên lượt lời và nó mang dấu ấn của từng nền văn
hóa. Theo Kerbrat - Orecchioni thì khoảng cách tối thiểu giữa hai lượt lời của
người Mỹ là 5/10 giây, của người Pháp là 3/10 giây. (Dẫn theo Nguyễn Đức
Dân, Ngữ dụng học, tập một, trang 89).
Khoảng cách thời gian trong sự xen lời, tranh lời - hai người đồng thời
nói.
Thứ tự của các lượt lời
Độ dài của lượt lời
Những cơ chế thực hiện lượt lời
Những tín hiệu điều chỉnh lượt lời.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 21 Lớp Cao học K52
1.2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (Speech act)
Người có công đầu tiên khởi xướng lý thuyết hành vi ngôn ngữ đó chính
là Austin (1962) trong công trình nghiên cứu của mình: “How to do things with
words”, tác giả đã đưa ra khái niệm “hành vi nói năng”. Nội dung chủ yếu của
khái niệm này là khi con người nói năng là họ sử dụng ngôn ngữ để làm việc gì
đó, hoàn thành một hành vi nhất định nào đó. Chẳng hạn như có thể dùng lời nói
để trần thuật, hỏi, cầu xin, đề xuất, hứa hẹn, dọa nạt,… (Dẫn theo Nguyễn Văn
Khang, Ngôn ngữ học xã hội, trang 170).
Lý thuyết này về sau được nhà triết học J.Searle phát triển. Trong công
trình nghiên cứu của mình, Austin đã đưa ra các tiêu chí phân biệt sự khác nhau

trong cùng một hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn
lời). Cụ thể như sau:
1.2.1. Hành vi tạo lời
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: Ngữ âm, từ,
các kiểu kết hợp thành câu,… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.
Theo Austin, có ba phương diện khác nhau của hành vi này. Quan sát một phát
ngôn, trước hết người ta có hành vi ngữ âm để tạo ra chuỗi âm thanh làm nên
phát ngôn đó. Tất cả mọi cách thức âm thanh để thực hiện một âm tố, một từ
thuộc lớp từ vựng hay ngữ pháp nào đó với những kiểu nhấn giọng, ngữ điệu xác
định được gọi là hành vi đưa giọng. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học,
tập một, trang 17).
1.2.2. Hành vi mượn lời
Hành vi mượn lời là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ để gây ra
một hiệu lực ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 22 Lớp Cao học K52
nói. Khi thực hiện một hành vi tại lời, chúng ta có hai hiệu quả khác nhau. Thứ
nhất, đó là giá trị tự tại của hành vi tại lời. Thứ hai, đó là hiệu quả mà người nói
chủ định gây ra đối với người nghe. Hành vi tại lời của một câu khuyên nhủ,
nhưng người nói có thể mượn lời khuyên nhủ này để tạo ra sự xúc động ở người
nghe qua thái độ ân cần, trìu mến khi nói, cũng một hành động và cũng có thể
bày tỏ sự quan tâm của người nói,… (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng
học, tập một, trang 19).
Trong số những hành vi ngôn ngữ được đề cập ở trên có lẽ hành vi tại lời
được chú trọng, quan tâm hơn cả và đây cũng là phần lý thuyết quan trọng được
chúng tôi sử dụng vào mục đích nghiên cứu của luận văn. Chúng tôi xin nêu rõ
hơn về loại hành vi ngôn ngữ này.
1.2.3. Hành vi tại lời (Illocutionary act)
1.2.3.1. Khái niệm

Hành vi tại lời là những hành vi được người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản
ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
Trong giao tiếp một phát ngôn được đưa ra bao giờ cũng nhằm một mục
đích nhất định. Sự thực hiện hành vi như vậy gọi là hành vi tại lời. Nó cho người
nghe biết ý định và mục đích mà người nói hướng tới. Chính vì thế loại hành vi
này thường có những động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên như: Khẳng định, hỏi,
mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, yêu cầu,…
Khác với hành vi mượn lời, hành vi tại lời có những qui ước và có thể chế
mặc dù điều này không bộc lộ rõ ràng. Vì vậy, việc biết một ngôn ngữ không chỉ
dừng lại ở chỗ nắm được ngữ âm, từ ngữ, câu và cách kết hợp bởi đó chỉ là bề
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 23 Lớp Cao học K52
mặt… sâu hơn chúng ta cần phải nắm được những qui tắc điều khiển các hành vi
tại lời của ngôn ngữ đó.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời
Theo Nguyễn Đức Dân, từ những nghiên cứu nền tảng của Austin, Searle
đã nêu ra tới 12 phương diện mà các hành vi tại lời có thể khác nhau. Trong số
này ông chọn ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời đó là: Đích ở
lời, hướng khớp ghép lời và trạng thái tâm lý được biểu hiện.
Đích tại lời: Đích tại lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành
vi ngôn ngữ đó. Đích tại lời không trùng với hiệu lực tại lời, chỉ là bộ phận của
hiệu lực tại lời. Ví dụ: Đích tại lời của hành vi đề nghị là mong muốn người nghe
giải quyết, xem xét ý kiến mình nêu ra; hay đích tại lời của hành vi xin là làm
cho ai đó bị thuyết phục để cho mình cái gì; đích tại lời với hành vi hỏi là mong
muốn nhận được thông tin từ phía người nghe…
Hướng khớp ghép lời: Tiêu chuẩn này quy định mối quan hệ giữa từ ngữ
và thực tại mà hành vi đề ra. Hướng khớp ghép này có thể được xây dựng theo
hai chiều, từ ngôn ngữ tới hiện thực và từ hiện thực tới ngôn ngữ. Các hành vi đề

nghị, yêu cầu, mệnh lệnh,… là các loại hành vi mà ngôn từ có xảy ra trước và
hiện thực diễn ra như thế. Các loại hành vi như trần thuật, miêu tả, khẳng định,
hỏi,… là các loại hành vi mà hiện thực xảy ra trước, ngôn ngữ diễn ra sau và
phản ánh đúng hiện thực ấy.
Trạng thái tâm lý được thể hiện: Khi thực hiện một hành vi nào đó người
ta có thể biểu hiện lòng tin, mong muốn, điều đáng tiếc,… Tiêu chuẩn này cho
phép ta nhìn nhận nhiều hành vi khác nhau về bề ngoài dưới cùng một góc độ.
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 24 Lớp Cao học K52
Chúng ta có thể dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản này để xác định một hành vi
cụ thể nào đó. Mặc dù khi đi vào thực tế chắc chắn chỉ với ba tiêu chí này chúng
ta có thể gặp khó khăn khi nhận diện một hành vi tại lời, song chúng vẫn là cơ sở
khoa học cho ta cái nhìn đầu tiên cơ bản về hành vi được nói tới.
1.2.3.3. Các loại hành vi tại lời
Việc phân loại hành vi ngôn ngữ căn cứ vào phản ứng qua lại của những
người tham gia giao tiếp. Đây cũng chính là căn cứ để nhận ra hành vi tại lời.
Cách phân loại của Austin: Austin đã đưa ra một bảng phân loại hành vi
tại lời bao gồm: Phán định (đánh giá trên cơ sở sự kiện và lý lẽ xác đáng), hành
xử (thể hiện quyền thế, luật lệ), cam kết (ràng buộc vào trách nhiệm), ứng xử
(phản ứng lại), bày tỏ (trình bày, thể hiện).
Cách phân loại của Searle: Tác giả này đã liệt kê 12 điểm được dùng làm
tiêu chí phân loại hành vi ngôn ngữ. Từ đó phân lập được 5 loại hành vi ở lời:
Lớp biểu hiện, lớp chi phối, lớp cam kết, lớp biểu cảm, lớp tuyên bố. (Dẫn theo
Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập một, trang 31).
Lớp biểu hiện (sau này Searle gọi là lớp khẳng định). Các hành vi tại lời
của lớp này như: Khẳng định, tường thuật, miêu tả, thông tin, giải thích,…
Lớp chi phối gồm những hành vi tại lời như: Mệnh lệnh, thách thức, hỏi,
yêu cầu, đề nghị, cho phép,…
Lớp cam kết gồm các hành vi tại lời như: Cam kết, thề, hứa, hứa hẹn, cho

tặng, biếu,…
Lớp biểu cảm gồm những hành vi tại lời như: Xin lỗi, chúc mừng, tán
thưởng, cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy, biểu lộ tình cảm (vui thích, khó
chịu,…).
Luận Văn Cao Học Phạm Thị Thu Bình

Khoa Ngôn Ngữ Học 25 Lớp Cao học K52
Lớp tuyên bố gồm những hành vi tại lời như: Tuyên bố, kết tội, từ chức,
khai trừ,…
Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia thành
hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Trong đó:
Hành vi tại lời trực tiếp: Là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát
ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.
Hành vi tại lời gián tiếp: Là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc
phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây nên. Nói cách khác, hành vi tại lời
gián tiếp là hành vi mà trên cấu trúc bề mặt là A nhưng gây một hiệu lực là B.
Tuy nhiên cũng tùy thuộc từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xem đó là hành vi
tại lời trực tiếp hay gián tiếp.
Các hành vi tại lời gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính
mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, không phải tùy tiện muốn dùng hành vi
tại lời trực tiếp nào để tạo ra hành vi tại lời gián tiếp nào cũng được. Có thể nói
hiệu lực tại lời là cái thêm vào cho hiệu lực tại lời gián tiếp. Muốn nhận biết
được hiệu lực ở lời gián tiếp thì người nghe trước hết phải nhận biết hiệu lực ở
lời của hành vi trực tiếp. Và bởi vì tất cả các hành vi tại lời nào cũng được dùng
gián tiếp, cho nên muốn sử dụng và nhận biết được các hành vi tại lời gián tiếp
thì phải biết tất cả biểu thức ngữ vi và hiệu lực ở lời của tất cả các hành vi ở lời.
Trong luận văn này, theo tư liệu thu thập được, chúng tôi phân loại và xem
xét bốn loại hành vi tại lời sau tham gia vào việc báo hiệu chấm dứt cuộc hội
thoại trong tiếng Việt đó là: Hành vi xác tín, hành vi điều khiển, hành vi cam kết,
và hành vi biểu lộ.



×