Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC DUY TRÌ HỘI THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.12 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
1
NGHIÊN CỨU VỀ TÁI TỪ VỰNG HOÁ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC
DUY TRÌ HỘI THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
A STUDY OF RELEXICALISATION AS A MEANS
OF MAINTAINING CONVERSATIONS IN ENGLISH AND VIETNAMESE

Lưu Quý Khương
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Đoàn Nguyễn Nghi Nghi
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

TÓM TẮT
Bài báo nghiên cứu hiện tượng tái từ vựng hoá (relexicalisation) như một phương thức
duy trì các cuộc hội thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai bình diện hình thức biểu hiện và
chức năng trong hội thoại. Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu rút ra từ các tài liệu dạy nghe, nói tiếng
Anh do người bản ngữ biên soạn, các cuộc thoại thật được ghi âm và những truyện ngắn, tiểu
thuyết tiếng Anh và tiế
ng Việt. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của vốn từ vựng trong việc
phát triển kỹ năng nói và giúp người Việt Nam học tiếng Anh cũng như người nói tiếng Anh học
tiếng Việt nắm vững kiến thức về tái từ vựng hoá như một công cụ hiệu quả để duy trì giao tiếp
ngôn ngữ.
ABSTRACT
The study deals with relexicalisation as a means of maintaining conversations in
English and Vietnamese in the aspects of forms and functions. The data are based on the
conversations collected from English listening and speaking textbooks, the Internet, transcripts
of recorded conversations in real life and the extracts from English and Vietnamese short
stories and novels. The study aims at pointing out the importance of vocabulary in developing
speaking skills and helping the Vietnamese and English learners have a good knowledge of
relexicalisation as a means of maintaining the verbal communication.


1. Đặt vấn đề
Hội thoại được xem là một phương tiện trao đổi thông tin hữu ích và phổ biến
nhất, đặc biệt trong xã hội không ngừng phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, duy trì một
cuộc thoại đôi khi không phải là điều dễ dàng. Người tham gia hội thoại phải biết sử
dụng ngữ điệu, tuân thủ các phương châm hội thoại của Grice [Yule, 1998] cũng như họ
cầ
n phải biết kết hợp hai cặp kế cận và thậm chí cả quy tắc giữ lượt lời… Ngoài những
yếu tố kể trên, việc sử dụng từ vựng cũng là một yếu tố giúp duy trì hội thoại một cách
khá tích cực. Từ vựng là cốt lõi của ngôn ngữ nên việc sử dụng từ kéo dài một cuộc
thoại là một trong những thủ thuật rất quan trọng. Hiện tượng tái từ vựng hoá trình bày
trong nghiên cứu này chứng tỏ hơn nữa tầm quan trọng của việc sử dụng từ. Dựa trên
dữ liệu rút ra từ các tài liệu dạy nghe, nói tiếng Anh do người bản ngữ biên soạn, bài
này nghiên cứu hiện tượng tái từ vựng hoá (relexicalisation) như một phương thức duy
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(32).2009
2
trì các cuộc hội thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai bình diện hình thức biểu
hiện và chức năng trong hội thoại nhằm giúp người Việt Nam học tiếng Anh cũng như
người nói tiếng Anh học tiếng Việt duy trì và phát triển các cuộc hội thoại một cách hữu
hiệu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở những mức độ khác nhau, tái từ vựng hoá (TTVH) đã được một số nhà nghiên
cứu đề cập đến. Warren [1993], Crystal & Dave [1975] chứng minh chức năng quan
trọng của TTVH khi nghiên cứu về tính tự nhiên của ngôn ngữ. Các tác giả khẳng định
rằng khi TTVH được sử dụng thì tính liên kết của hội thoại càng được biểu hiện rõ rệt.
Trần Ngọc Thêm [1985], Diệp Quang Ban [1998], Nguyễn Thị Việt Thanh [1999] cũng
nghiên cứu về liên kết từ vựng với từ đồng nghĩa, trái nghĩa… Trong đó, Nguyễn Thị
Việt Thanh nhấn mạnh hơn đến chức năng của TTVH trong hội thoại nhưng chưa đề
cập nhiều đến TTVH để duy trì hội thoại, nội dung nghiên cứu chính của bài này.
3. Khái niệm về TTVH
TTVH, theo McCarthy [3, tr.69 ] là “việc người tham gia hội thoại lặp lại, sử

dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thượng danh, hạ danh trong lượt của chính họ hoặc lấy
từ của bạn thoại theo hình thức liên kết từ vựng để duy trì và phát triển cuộc thoại.”
4. TTVH trong hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt
4.1. Các phương tiện biểu hiện của TTVH trong hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt
4.1.1. Lặp lại (repetition)
Lặp lại có thể là lặp lại nguyên từ chính hoặc có khi cả cụm từ giữ nghĩa chính
trong câu như trong ví dụ sau (1) và (2) sau;
(1) Trinh : Anh xem tôi kê lại có đẹp không?
Trường: Ai bảo kê lại. Sao không để nguyên như cũ?
Trinh: Tôi tưởng kê lại cho nó đẹp.
Trường: Đẹp! Cô biết thế nào là đẹp? [97, p.98]
(2) F1: Was it difficult to find a house?
F2: Well, it was difficult to find a house because there is no –When we came
here, we need to find a house So Ken and I come up for a week for three
days to find a house and… [46, iv]
4.1.2. Dùng từ có quan hệ đồng nghĩa (synonymy)
Từ có quan hệ đồng nghĩa có thể là từ cùng từ loại hoặc khác từ loại hoặc
thường là những từ gầ
n đồng nghĩa. Ví dụ “ kind” trong (3) đồng nghĩa với “generous”.
(3) A: George doesn’t earn much money, but he was so kind.
B: He is, isn’t he? He is the most generous person I’ve known. [53, p.45]
Trong khi đó, “ like “ trong (4) là một động từ và “disgusting” là một tính từ nhưng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
3
có chung những đặc trưng nghĩa (semantic properties) cơ bản và được dùng để chỉ thái
độ của người nói về các loại rau.
(4) D: Yeah. Ok. I like fruit but I hate all vegetables, especially carrots.
T: Yes, vegetables are disgusting. Err- but not all of them- I quite like. [56,
p.119]
4.1.3. Dùng từ có quan hệ trái nghĩa (antonymy)

Cũng như từ có quan hệ đồng nghĩa, từ có quan hệ trái nghĩa cũng xuất hiện ở
dạng từ cùng loại hoặc khác loại. Ví dụ:
(5) A: Their children are so noisy.
B: Yes, they certainly not very quiet.
(6) A: Mm, yes, the children like them very much so I think as long as one.
is careful, very careful it’s all right.
B: Mm,
A: But, erm I ban bangers, we don’t have any bangers. I can’t stand.
B: Sparklers are my favourites. (p.69)
Rõ ràng “noisy” trong (5) là từ trái nghĩa của “quiet” và trong (6) “like them ”
lại trái nghĩa với “can’t stand those”. Cả A và B đang nói về pháo hoa và những suy
nghĩ cá nhân của họ. Tuy nhiên họ không dùng lại từ của nhau mà đã vận dụng hình
thức TTHV.
4.1.4. Dùng từ có quan hệ bao nghĩa (hyponymy)
a) Dùng từ hạ danh (hyponyms)
Xét ví dụ sau:
(7) B: Yes, I do! Housework. Everyday is the same. I get up, feed the baby,
make the breaskfast, do the dishes, take the children to school, make
the bed, clean the house…
A: Oh, I know.
B: And then I do the washing and the ironing, pick up the children from
school and cook the dinner. I never stop!
Trong ví dụ trên, thượng danh là một từ (housework) nhưng hạ danh lại là một
cụm từ (feed the baby, make the breaskfast, do the dishes )
b) Dùng từ thượng danh (superordinates)
Theo khảo sát, do quan hệ về nghĩa giữa thượng danh và hạ danh mà TTVH có
thể là sự lặp từ cùng từ loại hoặc khác loại.
(8) Con: Hôm qua mẹ vay con hai đồng. Hôm nay phải trả con hai rưỡi nhé.
Me: Sao lại hai rưỡi.
Con: Tiền mỗi ngày một giá mẹ phải biết. [82, p.49]

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(32).2009
4
(9) T: Mmm! Yeah, it’s delicious and it’s good for you. Apples are too!
I love all fruit- apples, oranges, bananas, strawberries.
D: Yeah. Ok. I like fruit but I hate all vegetables, especially carrots.
T: Yes, vegetables are disgusting. Err- but not all of them- I quite like.
[ 56, p.119]
Tiền, fruit là từ thượng danh của hai rưỡi và apples, oranges…
Tóm lại, việc phân tích khối liệu đã thu thập cho thấy phương thức TTVH trong
hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt có thể được thể hiện qua các phương tiện như lặp lại,
dùng từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa và bao nghĩa.
4.2. Chức năng của TTVH trong hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt
4.2.1. Đưa ra dấu hiệu “tôi đang nghe anh” đối với người phát ngôn trước
a) Biểu hiện sự đồng ý
Lặp lại, dùng từ có quan hệ đồng nghĩa hay trái nghĩa đều có thể sử dụng để
diễn đạt sự đồng ý với nhau của người tham gia hội thoại.
(10) A: Oh, yes, they‘re quite fun, yes…
B: Mm, yes, the children like them very much so I think as long as one is.
(11) A: Paul and Sue are so mean.
B: They’re certainly not very generous.
b) Biểu hiện sự không đồng ý
Theo khảo sát các dữ liệu thu thập được, chỉ có dùng từ có quan hệ trái nghĩa
thể hiện được sự không đồng ý.
(12) A: That’s the moor. Do you like it?
B: No, I hate it?
(13) A: Phim hay không?
B: Dở ẹt.
B trong (12) và (13) đã lặp lời A bằng cách dùng từ trái nghĩa hate và dở để
biểu đạt ý kiến khác.
c) Biểu hiện sự mong muốn được làm rõ thông tin

Khối liệu cho thấy chỉ có phương tiện lặp lại mới biểu hiện rõ chức năng này.
Xét ví dụ sau:
(14) A: Ok, put the desk over there in front of in front of no, put it next to the door.
B: Next to the door?
A: Hang on, no, put the desk in front of the window. I want to use this room as
my new office, you see. Yes, that look fine. And I’d like the computer and
printer on the desk please. [25, p.121]
B cảm thấy những gì A nói không được chắc chắn lắm nên phải lặp lại nhiều lần
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
5
để A khẳng định rõ hơn điều bà ta vừa mới nói.
d) Biểu hiện thái độ của người nói như ngạc nhiên, mỉa mai, tức giận…
(15) A: Yes, I want to come. I’m phoning because I have no money for the.
J: No money?.
J lặp lại cụm từ no money của A khi nghe A nói rằng cô ấy không có tiền vì quá
ngạc nhiên. J vốn dĩ tin rằng A luôn có tiền. Trong ví dụ sau:
(16) C: Nó giàu nhất phố đấy bà ạ.
V: Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu không biết thương kẻ đói, mù lòa.
C: Phải, bền thế nào được.
Người chồng lặp lại lời người vợ để chỉ sự mỉa mai về sự giàu có của người
được đề cập đến trong lời thoại trước đó: giàu mà keo kiết.
Hay trong đọan thọai sau A đã tỏ ra rất tức giận khi A khuyên B phải xin lỗi cô
bạn thân.
(17) B: I think you should apologize to her.
A: Me? Apologize to her? Never!
4.2.2. TTVH biểu hiện tính quan yếu (relevance) - liên quan đến đề tài đang được bàn
đến
Theo khảo sát thì tất cả các phương tiện của TTVH đều biểu hiện rõ rệt chức
năng này. Theo thuyết quan yếu của Sperber & Wisons [1996] thì người nói phải nói
những gì có liên quan đến chủ đề. Lặp lại, từ có quan hệ trái nghĩa, đồng nghĩa, trên

bậc, dưới bậc, theo định nghĩa, có mối quan hệ khá gần gũi về nghĩa nên một khi người
nói sử dụng chúng, điều đó có nghĩa rằng họ đang đề cập đến những gì có liên quan với
chủ đề. Ta có thể thấy rõ hơn chức năng này khi quan sát các ví dụ dưới đây.
(18). A: Cảm lạnh có ốm lăn ra đó cũng chẳng được một lời hỏi thăm của ông
đâu.
B: Ốm thế nào được mà ốm!
A: Ốm thế nào được. Ông thì có quan tâm đến ai. Còn nhớ cái lần tôi bị chó
dại cắn không? Quá người dưng! Thật còn nhớ đến già!
B: Sao hồi này cô cứ tạo ra những chuyện tức tối không đâu thế?
A: Tức tối không đâu. Có thế nào người ta mới tức chứ?
B: Cô thử nghĩ xem, hoàn cảnh mình: con lớn đi học nước ngoài, hai vợ
chồng khỏe mạnh, đồng lương không đến nỗi, có gì đáng phàn nàn nữa.
Còn xã hội thì có gì phức tạp lắm đâu.
B: Đơn giản quá nhỉ. Thế cho nên cứ tổ tôm tối ngày mà.
A: À, mỗi người có một cái thú. Cô thì thích hội hè Tết nhất
B: Thế cho nên có biết chuyện gì xảy ra đâu.
A: Chuyện gì?
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(32).2009
6
B: Cái Phượng nó mất xe đạp rồi!
A: Sao? Thế nào mà lại mất xe đạp? Làm thế nào bây giờ?
B: Làm thế nào a? Dâng cho nó cái xe đạp mifa treo kia kìa chứ còn thế
nào nữa. Hừ, mưu mô của thằng Luận ghê thật! [83, p. 128-
129]
Với việc lặp lại từ trong các lượt lời của nhau, A và B đã kéo dài cuộc thoại một
cách rất trơn tru và tự nhiên như thể có một sợi dây liên kết vô hình giữa các lượt lời.
Tương tự, trong đoạn hội thoại sau việc sử dụng các từ có quan hệ đồng nghĩa và
trái nghĩa cũng làm cho đoạn thoại trở nên rất mạch lạc.
(19) A: Rõ ngớ ngẩn như đàn bà. Tết trung thu hay rằm tháng tám có gì
khác nhau. Có khác là người hay chữ họ thường gọi là trung thu

còn người … ít chữ thì gọi là rằm tháng tám.
B: Người hay chữ với lại người ít hay chữ! Thì cậu cứ nói người thông
với lại người dốt có được không?
(20) Jim: I’m bored.
Jean: Well. Do something interesting.
Ji: What, for example.
Je: Go to the cinema.
Ji: The cinema bores me.
Je: Always.
Ji: Yes, all the films are so boring. I’m not interested in sex and violence.
Je: Well, what interests you? [32, p. 45]
Từ thượng danh và từ hạ danh có mối liên hệ khá gần gũi về nghĩa nên một khi
dùng đến đến từ thượng danh và hạ danh nghĩa người nói đã tập trung vào chủ đề.
(21) A: Tưởng tối mịt mới về. Đậu xanh gói bánh đâu?
B: Chẳng có gì cả. Bị tịch thu hết rồi.
A: Bịa, bịa. Tịch thu. Nói dễ nghe nhỉ? Có hốc xì thì có. Tịch thu, ai
tịch thu. Thẻ nhà báo đâu sao không chìa ra?
B: Ai tịch thu. Thuế vụ chớ còn ai? Lệnh của nhà nước cấm vận chuyển
lương thục, thực phẩm ngày tết mà lại quên không xin cái giấy
nhận thực của huyện.
Trong ví dụ này thực phẩm, lương thực là từ thượng danh của đậu xanh trong
khi ở ví dụ (22) thì Us dollars và Japanese yen là từ hạ danh của Foreign curencies.
(23) A: Hello, first direct, how can I help you?
B: I’d like to find out some prices for foreign currencies.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
7
A: Of course. Which currencies are you interested in?
B: Us dollars and Japanese yen.
A: Today’s rate is US $ 1.64 to the pound. For the yen, it is 210.05 to
The pound. Is there anything else I can help you with? [54, p.120]

Theo khảo sát, trong các hình thức biểu hiện của TTVH thì lặp lại xuất hiện
nhiều nhất có lẽ vì phương tiện này có nhiều chức năng nhất. Cứ trong 100 cuộc thoại
ứng với 686 lượt lời có khoảng 641 lần lặp lại tương ứng với 43,44%. Tiếp theo sau đó
là phương tiện dùng từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa rồi mới đến thượng danh và
hạ danh. Cứ 686 lượt lời có 66 lần dùng từ quan hệ đồng nghĩa, 26 lần dùng từ có quan
hệ trái nghĩa, 12 lần dùng hạ danh và khoảng 34 lần dùng thượng danh và các con số
này ứng với 9,6%, 3,7% và 4,9% theo thứ tự đó. Tương tự, trong 100 cuộc thoại tiếng
Việt ứng 342 lượt lời xuất hiện 438 lần lặp lại, 48 lần dùng từ có quan hệ đồng nghĩa,
40 lần dùng từ có quan hệ trái nghĩa, 12 lần dùng hạ danh và 22 lần dùng thượng danh.
Số lần xuất hiện này của các phương thức TTVH ứng với 68,22%, 7,4%, 6,2%, 1,8%,
3,4 % theo thứ tự đó. Ta có thể tóm tắt tần suất của phương thức TTVH trong hội thoại
ở bảng sau.
Bảng so sánh tần suất xuất hiện của các phương tiện TTVH trong hội thoại
tiếng Anh và tiếng Việt
Languages

Relexicalisation
English
Vietnamese
Frequency
Repetition 43.44% 68.22%
Synonym 9.6% 7.4%
Antonym 3.7% 6.2%
Superordinate 1.7 1.8%
Hyponym 4.9% 3.4%

5. Kết luận và khuyến nghị
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy phương thức TTVH trong hội thoại tiếng Anh
và tiếng Việt về cơ bản là như nhau. Những cuộc hội thoại của người bản ngữ thường
rất mạch lạc do phương thức TTVH đã được sử dụng một cách tự nhiên. Kết quả nghiên

cứu về những điể
m giống và khác của phương thức TTVH trong hai ngôn ngữ giúp
người học thấy rằng để duy trì tốt các cuộc thoại cần phải:
Thứ nhất, người tham gia hội thọai biết cách vận dụng vốn từ vựng đã có một
cách linh họat trong quá trình tham gia hội thọai. Điều này có nghĩa là người tham gia
hội thọai phải biết áp dụng các phương thức TTVH đúng lúc, đúng nơi để tạo sự hợp tác
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(32).2009
8
và liên kết trong cuộc thọai.
Thứ hai, người học cần phải biết chứng tỏ mình đang chăm chú lắng nghe bạn
thoại bằng cách nói những gì có liên quan, hay nói cách khác là sử dụng các phương
tiện như lặp từ, dùng từ trái nghĩa, thượng danh, hạ danh… và phải nắm rõ các chiến
thuật sử dụng các phương tiện này.
Người học ngoại ngữ cũng cần chú ý rằng muốn biểu hiện sự hợp tác, đoàn kết
và thúc đẩy lẫn nhau trong hội thoại thì dùng từ đồng nghĩa sẽ có tác dụng hơn là lặp lại
từ (Dave & Hasan: 79). Lặp từ nếu xuất hiện nhiều quá sẽ dẫn đến phản tác dụng, làm
cho bạn thoại có suy nghĩ tiêu cực về ý định của mình.
Tóm lại, TTVH là một trong những phương tiện duy trì cuộc thoại, nếu người
học biết khéo léo sử dụng phương thức này sẽ mang lại thành công cho họ trong việc
kéo dài cuộc thoại - một trong những phương tiện giao tiếp hữu ích và phổ biến nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brown, G., & Jule, G. (1983), Discourse analysis, Cambridge University Press.
[2] Carina, L. (2002), Language to go – Students’ book-Elementary, Longman.
[3] Hartley. B & Viney. P. (1979), Streamline English Connections, Oxford University
Press.
[4] Mariane, C.&Murcia, O Elite.(2000), Discourseincontex in languageteaching,
Cambridge University Press.
[5] McCarthy.M (1991), Discourse analysis for language teachers, Cambridge:
Cambridge University Press.

[6] Nguyen Cung Tram (2002), Conversational openings in English and Vietnamese:
Developing pragmatics awareness for learne., M.A Thesis, Danang university
[7] Soars. L & J .(1993), Headway – Pre-intermediate - Student’s book, Oxford
University Press.
[8] Soars. L & J, (1993), Newheadway - Intermediate - Student’s book, Oxford
University Press.
[9] Soars. L & J. (1993), Newheadway - Elementary - Student’s book, Oxford
University Press.
[10] Sperber. D & Wilson. D (1996), Relevance, London: Basil Blackwell.
[11] Yule, G (1998). Pragmatics. Oxford University Press.
[12] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
[13] Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[14] Trần Ngọc Thêm (1986), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
9
[15] Akinyemi. R (1991), Love or Money, Oxford Bookworms 1.
[16] Hodson Burnett .F (1992), The secret garden, Oxford Bookworm Library.
[17] Khái Hưng (1997), Vợ người mù - Tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn Học.
[18] Lê Minh Khuê (1998), Hai người bạn của - Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt
giải thưởng hội nhà văn Việt Nam. Nxb Giáo dục.
[19] Ma Văn Kháng (1999), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ Nữ.
[20] Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cô gái đến từ hôm qua. Nxb Trẻ.
[21] Nhiều Tác Giả (1997), Quê Mẹ trong Tuyển tập truyện ngắn 1930-1945. Nxb Hội
Nhà văn.
[22] Thạch Lam (1996), Tối ba mươi - Truyện ngắn Trần Mạnh Thường tuyển chọn,
Nxb Hội Nhà văn.

×