Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Những yếu tố đóng vai trò thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 127 trang )

Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

́
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
̀
TRƢƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỢI VÀ NHÂN VĂN
*****

ĐÀO THỊ THƯY NGÀ

NHỮNG YẾU TỐ ĐĨNG VAI TRÕ THUYẾT TÌNH THÁI
TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà nội 2013

1


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

́
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
̀
TRƢƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỢI VÀ NHÂN VĂN
*****

ĐÀO THỊ THƯY NGÀ

NHỮNG YẾU TỐ ĐĨNG VAI TRÕ THUYẾT TÌNH THÁI


TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

Luận văn Tha ̣c sỹ chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Đông

Hà Nội - 2013

2


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

MỤC LỤC
̀
̉
MƠ ĐÂU ............................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 6
2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 9
5. Tƣ liê ̣u và phƣơng pháp nghiên cƣ́u . ............................................................ 6
6. Bố cục luận văn............................................................................................ 9
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÍ THUYẾT CHUNG .............................. 11
1.1. Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ học hiện đại .................................. 11
1.2. Thuyết tình thái trong cấu trúc Đề - Thuyết ............................................. 21
Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA THUYẾT TÌNH THÁI (hay

Thuyết giả theo cách gọi của Cao Xuân
Hạo)……………………………………………………………......................... 32
2.1.Đặc điểm chung về phƣơng diện tổ chức cấu trúc của phát ngôn ............. 37
2.2. Về xu hƣớng liên quan đến từ loại nhƣ là một nguồn phát triển của các
yếu tố thuyết tình thái..................................................................................... 42
2.3. Về phƣơng diện ngữ nghĩa – ngữ dụng.................................................... 46
2.4. Một số đặc điểm về nghĩa của thuyết tình thái ......................................... 65
2.5. Tiểu kết ................................................................................................... 72
Chƣơng 3. NHÌN LẠI CÁC GIẢ THUYẾT ĐÃ CĨ VỀ THUYẾT TÌNH THÁI
TRÊN PHƢƠNG DIỆN THÀNH PHẦN CÂU ................................................. 73
3.1. Về quan niệm coi thuyết tình thái là thuyết giả. ....................................... 73
3.2. Quan niệm xếp thuyết tình thái nhƣ một thành phần đặc biệt của câu: cùng
loại với lớp từ biểu thị thành phần tình thái .................................................... 79
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ Lục

3


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

4


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

́
́
QUY ƢƠC VIÊT TĂT

P: Nô ̣i dung mê ̣nh đề
M: Ý nghĩa tình thái
TTT: Thuyế t tình thái
YTTT: ́ u tớ tình thái
VTHĐ: Vị từ hành động
TĐTT: Tiêu điểm thông tin
PN: phát ngôn
(+): Có khả năng
(*): Không có khả năng

5


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

̉
MƠ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Việt ngữ hoc, khuynh hƣớng nghiên cứu ngữ pháp theo
quan điểm chức năng luận đƣợc đánh dấu bằng công trình”Sơ thảo ngữ pháp
chức năng” của Giáo sƣ Cao Xuân Hạo. Sau khi cơng trình này đƣợc xuất bản,
đã xuất hiện những nghiên cứu, phân tích ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm
chức năng luận. Từ đó mở ra một hƣớng nghiên cứu mới, gắn ngôn ngữ với thực
tế giao tiếp.
Tiếp thu những kiến thức ngữ pháp từ góc độ chức năng luận, với mong
muốn nghiên cứu cấu trúc câu tiếng Việt gắn với chức năng trên phƣơng diện
cấu trúc Đề - thuyết, từ thực tế giao tiếp, chúng tôi tập trung nghiên cứu đến
phần thuyết trong những phát ngôn có yếu tố tình thái (thành phần mà Cao Xuân
Hạo gọi là”thuyết tình thái”). Từ đó, đƣa ra một vài nhận định về thành phần này
trong sự đối chiếu, so sánh với những quan điểm trƣớc đây về”yếu tố tình thái”

đóng vai trò thuyết trong câu, đặc biệt là quan điểm”thuyết tình thái” của Cao
Xuân Hạo. Trên quan điểm đó, chúng tơi lựa chọn đề tài”Những yếu tố đóng vai
trị làm thuyết tình thái trong câu tiếng Việt” nhằm nghiên cứu thêm về một
trong những phƣơng tiện biểu hiện của tình thái cũng nhƣ mối liên hệ của phạm
trù này đối với cấu trúc của câu.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhƣ đã biết, vấn đề tình thái khơng chỉ đa dạng và phức tạp trong các kiểu
ý nghĩa, các sắc thái và phƣơng tiện biểu hiện tình thái trong ngơn ngữ tự nhiên
mà còn hết sức đa dạng xét ở phƣơng diện mối liên hệ của chúng đối với nội
dung sự tình, với cấu trúc ngữ pháp của phát ngơn.
Các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt, trong khi
nghiên cứu các thành phần câu đã chú ý đến những thành phần tình thái đứng
tách riêng ra khỏi nội dung sự tình và đi sau phần biểu thị nội dung sự tình (giữa
hai bộ phận đó có thể có những tác tử phân giới nhƣ thì, là, cũng, mới…đứng xen
vào). Chẳng hạn có các kiểu câu sau:

6


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

1. Nó về rồi là gay đấy mày ạ.

5. Các ông ấy về kịp là may rồi.

2. Trời thế này mà lại mƣa mới khiếp 6. Mày đánh nó thì có.
chứ.
7. Họ về rồi cũng chƣa biết chừng.
3. Ơng giúp cháu nó học cho tơi thì 8. Cái thằng ấy thi trƣợt thì đã hẳn.
tốt quá.

4. Nó về rồi thì phải.
Cƣơng vị ngữ pháp của thành phần tình thái kiểu này cho đến nay vẫn là
một điều chƣa rõ ràng. Cao Xuân Hạo gọi đó là thành phần thuyết giả. Cũng có
giả thuyết cho rằng đó là thành phần tình thái, nghĩa là xét về phƣơng diện hệ
hình thành phần câu, chúng cùng loại với các yếu tố nhƣ: à, ư, nhỉ, nhé…
Cùng với thành phần đang xét, trên quan điểm xét nghiên cứu cú pháp gắn
với chức năng, coi trọng yếu tố tình thái của ngơn ngữ, gắn ngôn ngữ với thực
tiễn giao tiếp, chúng tôi phân tích, đƣa ra những luận cứ chứng minh phần thuyết
chứa yếu tố tình thái trong cấu trúc câu có những tính chất của một thuyết chân
chính, chứ khơng phải là”thuyết giả” nhƣ cách gọi của Cao Xuân Hạo.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích và đối tượng
Đối tƣợng chính của đề tài chính là tập trung vào những yếu tố”đóng vai
trị làm thuyết tình thái trong câu” (phần thuyết tình thái) trong cấu trúc câu Đề Thuyết của tiếng Việt. Trên cơ sở đó, khi nghiên cứu đề tài”Các yếu tố đóng vai
trị làm thuyết tình thái trong câu tiếng Việt” mục đích chính của luận văn là:
1. Trên cơ sở tƣ liệu thu thập đƣợc, tìm hiểu những đặc điểm chung, cơ
bản, đáng lƣu ý nhất của kiểu thành phần đang xét. Trong đó, có những đặc
trƣng về ngữ nghĩa, về vị trí, về khả năng cải biến ngữ pháp, về xu hƣớng phổ
biến trong khả năng kết hợp với từ loại và một số q trình ngữ pháp trong phát
ngơn cũng nhƣ tổ chức thơng báo.
2. Từ sự phân tích đó, thử góp phần trả lời câu hỏi: Có nên gọi kiểu thành
phần câu này như một thuyết giả hay thành phần tình thái hay không?

7


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c nghiên cƣ́u , tƣ liê ̣u chúng tôi lƣ̣a cho ̣n là nhƣ̃ng ấ n

phẩ m văn ho ̣c bằ ng tiếng Việt đƣơ ̣c xuấ t bản tƣ̀ 1930 đến nay. Ngoài ra , chúng
tôi còn sƣu tầ m nhƣ̃ng phát ngôn đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng trong đời số ng hàng ngày do
chúng tôi trực tiếp quan sát và ghi chép lại
kết hợp với những tƣ liệu có đƣợc
trong kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân cá nhân chúng tôi.
Nguồ n tƣ liê ̣u đƣơ ̣c lƣ̣a cho ̣n nhƣ thế sẽ phối hợp bổ sung cho nhau, cho
phép chúng tôi xem xét đối tƣợng đã lựa chọn theo định hƣớng đã kể trên.
Ngoài ra , trong nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p cầ n đố i chiế u , tìm hiểu sự chuyển đổi
nghĩa của một s ố hiện tƣợng , chúng tôi có sử dụng Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên, nhằ m phát hiê ̣n ra nhƣ̃ng nét tƣơng đồ ng và khác biê ̣t về nghia của
̃
các trƣờng hợp này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận và tiếp thu những ý kiến
của ngƣời hƣớng dẫn. Theo ơng:
1. Khía cạnh đang xem xét (là thuyết tình thái hay cịn gọi là thuyết giả
theo Cao Xn Hạo) cần đƣợc phân tích trên một quan điểm đa bình diện - từ
những khía cạnh trong tổ chức cấu trúc hình thức của phát ngơn; q trình ngữ
pháp có thể có, cho đến những đặc trƣng ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Trên bình diện tổ chức cấu trúc hình thức và những quá trình ngữ pháp đó
là trật tự các thành phần, là ý nghĩa khái quát chung của những thành phần đó, là
khả năng thực hiện những biến đổi ngữ pháp nhƣ đại từ hóa, khả năng chuyển
đổi cấu trúc thành những cấu trúc có đại từ, là mối tƣơng quan của các yếu tố
đang xét với nguồn từ loại cơ bản của nó.
Trên bình diện ngữ nghĩa ngữ dụng - là những đặc trƣng về nghĩa, về khả
năng mang tiêu điểm thông báo và phát triển diễn ngôn theo quan hệ lập luận và
trong chừng mực nhất định là những tiềm năng tại lời của phát ngôn….

8



Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

2. Xuất phát từ đó, cần phải phân tích nhân tố ngữ cảnh của hành động
phát ngơn, kết hợp linh hoạt các thủ pháp thử nghiệm, so sánh, cải biến, khúc
giải nghĩa, thống kê, mô tả…
3. Việc cân nhắc một tổng thể các nhân tố nhƣ vậy, cho phép phát hiện các
bản chất còn ẩn dấu của đối tƣợng, tìm đến cái giá trị quan yếu của các biểu hiện
cụ thể - tách nó khỏi những sự tƣơng đồng thiên về hình thức hay bề mặt.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nghiên cƣ́u vấ n đề thuyế t tình thái , chúng tôi hy vọng rằng:
1. Luận văn sẽ góp thêm một phần, trên cơ sở ngữ liệu Việt vào việc
nghiên cứu các ý nghĩa và các phƣơng tiện biểu hiện tình thái - một vấn đề hết
sức rộng lớn, phức tạp có những mối liên hệ đa dạng, nhiều chiều với tổ chức cú
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của phát ngôn, với các kiểu ý nghĩa mà ngôn ngữ
học hiện đại gọi là ý nghĩa phái sinh từ câu.
2. Từ sự phân tích đối tƣợng trên nhiều khía cạnh đồng thời, chúng tôi
hy vọng những kết luận, đánh giá của khóa luận sẽ góp thêm một phần bé nhỏ
vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt - cung cấp và chỉ ra những khía cạnh
cần đƣợc chỉ ra sâu hơn trên con đƣờng tiến tới xác lập cƣơng vị của thành phần
đang xét. Cũng từ chiều sâu đa nhân tố đó, rất có thể gợi ra cả những khía cạnh
xa hơn khi tiếp tục nghiên cứu sự thống nhất trong đa dạng giữa nhiều ngôn ngữ
khác nhau trong tuyến phái sinh và hạ cấp cái vốn là câu và khả năng làm thuyết
của các yếu tố tình thái.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầ u và kế t luâ ̣n, luâ ̣n văn của chúng tôi gồ m 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Nhƣ̃ng vấ n đề lí thuyế t chung .
Nhiệm vụ chính của chƣơng này là trình bày và tổng kết lại những khái
niệm mà chúng tôi chấp nhận nhƣ là cơ sở chính cho việc giải quyết vấn đề ở các
chƣơng sau. Trong chƣơng này chúng tôi nêu nhƣ̃ng vấ n đề chinh sau :

́
1.1. Cấ u trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ ho ̣c hiê ̣n đa ̣i
1.2 . Thuyết tình thái trong cấu trúc Đề - Thuyết

9


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Chƣơng 2: Nhƣ̃ng đă ̣c trƣng của thuyế t tình thái
(Hay thuyết giả theo quan niêm của Cao Xuân Hạo )
̣
Trong chƣơng 2, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc trƣng
chung, cơ bản nhất của thành phần thuyết tình thái (hay gọi là thuyết giả theo
cách quan niệm của Cao Xuân Hạo). Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới
những khía cạnh chung nhất về ngữ pháp, về nghĩa và ngữ dụng. Cụ thể nhiệm
vụ trên đƣợc chúng tơi trình bày qua các vấn đề sau:
1. Về phƣơng diện tổ chức cấu trúc của phát ngôn.
2. Về xu hƣớng liên quan đến từ loại nhƣ là nguồn liên quan đến thuyết tình thái.
3. Nhƣ̃ng đă ̣c trƣng về nghĩa và ngữ dụng.
4. Một số nhóm ý nghĩa thƣờng gặp trong phạm vi thuyết tình thái.
5. Tiể u kế t.
Chƣơng 3: Nhìn lại các giả thuyết thành phần câu đối với thuyết tình thái
Ở chƣơng này, trên cơ sở những kết quả phân tích kiểu thành phần đang xét ở
chƣơng trƣớc, chúng tôi sẽ tập trung nhìn lại một số giả thuyết đã có về cƣơng vị
của thành phần câu của thành phần đang xét trong đó có các giả thuyết về:
1. Giả thuyết xem thành phần thuyết tình thái là

thành phần thuyế t giả theo


quan điểm của Cao Xuân Hạo.
2. Giả thuyết xế p thành phầ n tình thái nhƣ mơ ̣t thành phầ n
là thành phần tình thái trong câu.

10

đặc biệt của câu


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

NỢI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÍ THUYẾT CHUNG
1.1. Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ học hiện đại
Nhƣ đã biết, khái niệm cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ học có sự vận
động và phát triển và cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Ở đây, chúng
tôi sẽ đề cập đến một số nét chính trong sự vận động và phát triển đó và nội dung
khái niệm Đề - Thuyết theo tinh thần mà chúng tôi chấp nhận.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu đề thuyết trong ngôn ngữ học phương Tây
1. Năm 1936, Matheisius (V. Mathesius; 1882 - 1945) nhà ngôn ngữ học
Tiệp Khắc là ngƣời đầu tiên nêu ra lí thuyết”cấu trúc phân đoạn thực tại”. Đó là
một lí thuyết phân tích câu khơng phải trên bình diện cú pháp - hình thức, cũng
khơng phải trên bình diện cú pháp - ngữ nghĩa, mà trên bình diện thơng báo. Lí
thuyết này xét câu trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, chia câu ra làm hai bộ
phận chính: đề ngữ và thuyết ngữ. Phƣơng tiện biểu thị đề ngữ và thuyết ngữ ở
mỗi ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau, trong đó trật tự từ và ngữ điệu
thƣờng đƣợc nhiều ngôn ngữ sử dụng. Ví dụ: tiếng Pháp:”Ce livre// je l’ai lu”
(“cuốn sách này, tôi đã đọc rồi”), tiếng Việt:”Cuốn sách này// tơi đã đọc rồi”.
Trong các ví dụ trên đây, phần đầu là đề ngữ, phần sau là thuyết ngữ. Theo
Mathesius, Đề - Thuyết nằm trong bình diện dụng học.

2. Ngữ pháp chức năng ra đời trên cơ sở xem xét lại Ngữ pháp tạo sinh
của N. Chomsky. Xu hƣớng chính của ngữ pháp tạo sinh là ngữ pháp tự trị. Tự
trị tức là tự nó quyết định cấu trúc của nó độc lập với nghĩa. Tinh thần của những
ngƣời theo học thuyết này ít nhất là ở những giai đoạn vận động nhất định trong
tƣ tƣởng của họ cho rằng có thể miêu tả các luật cấu trúc ngữ pháp mà không cần
quan tâm đến nghĩa. Trƣờng phái ngữ pháp chức năng ra đời chống lại những
quan niệm không hợp lý của ngữ pháp hình thức trƣớc đó. Họ cho rằng ngôn ngữ
là công cụ truyền tải nghĩa trong giao tiếp để tƣơng tác tức nhấn mạnh công dụng
của ngôn ngữ. Từ công dụng của câu sẽ quyết định nghĩa. Ví dụ nhƣ: khiến cho

11


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

người khác sợ ta phải nói gì, để an ủi người khác ta nên nói như thế nào?.
Ngƣợc lại, nghĩa sẽ quyết định trở lại hình thức. Hình thức không độc lập. Nó
chỉ là công cụ truyền nghĩa thực hiện chức năng tƣơng tác. Bộ máy cấu trúc cuối
cùng lả để phục vụ chức năng liên nhân. Đây chính là cái hồn của chủ nghĩa
chức năng. Halliday là một trong ba đại diện tiêu biểu của trƣờng phái ngữ pháp
chức năng. Cũng nhƣ các nhà ngữ pháp chức năng khác ơng cụ thể tƣ tƣởng của
mình ở việc nghiên cứu câu nói ở ba phƣơng diện kết học, nghĩa học, dụng học.
Trong đó, dụng học quyết định nghĩa học, kết học chứ không phải ngƣợc lại nhƣ
ngữ pháp hình thức quan niệm. Đơn vị cơ sở mà Halliday chọn nghiên cứu là cú,
Dick và Vanvalin là kết cấu vị tính. Ở Việt Nam, Cao Xuân Hạo chọn cấu trúc
Đề - Thuyết. Tất cả suy cho cùng là giống nhau chỉ khác nhau ở tên gọi. Từ đơn
vị cơ sở có thể mô tả toàn bộ hệ thống câu.
Theo Halliday siêu chức năng ngôn bản đề cập đến việc ngơn ngữ có cơ
chế làm cho một bản thuyết trình ở dạng nói hoặc viết thành một văn bản mạch
lạc và nhất quán, tạo ra một thông điệp sống động khác với một danh mục các

câu văn tuỳ tiện.
Cú đƣợc tổ chức nhƣ một thông điệp bằng cách giao cho một phần của nó
một vị thế đặc biệt. Một thành phần trong cú đƣợc xác định rõ là thành phần đề
ngữ, thành phần này đƣợc kết hợp với thành phần còn lại của cú để chúng cùng
nhau tạo ra một thông điệp. Đề ngữ là một thành phần trong một cấu trúc hình
thể nhất định, đƣợc coi là một tổng thể của tổ chức cú nhƣ một thơng điệp. Đó
chính là cấu trúc Đề - Thuyết. Trong hình thể này đề ngữ là xuất phát điểm của
thông điệp. Halliday cũng chỉ ra rằng cấu trúc đề ngữ có quan hệ mật thiết với
cấu trúc thông tin. Nếu tất cả mọi cái đều ngang nhau thì ngƣời nói sẽ chọn
thơng tin đã cho sẵn hay thông tin cũ làm đề ngữ và đặt tiêu điểm thông tin mới
ở một nơi nào đó trong thành phần thuyết ngữ. Tuy nhiên, cần phân biệt thông
tin Cũ + thông tin Mới và Đề ngữ + Thuyết ngữ. Đề ngữ là cái mà ngƣời nói
chọn làm xuất phát điểm. Thông tin cũ là cái ngƣời nghe đƣợc cho là đã biết

12


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

hoặc có thể đốn đƣợc. Đề ngữ + Thuyết ngữ hƣớng tới ngƣời nói cịn thơng tin
Cũ + thông tin Mới lại hƣớng tới ngƣời nghe.
Đề - Thuyết không đơn thuần thuộc về dụng học. Đề không chỉ là cái đã
cho/ cái đã biết mà là thành tố để tổ chức nên thông điệp.
1.1.2. Quan niệm Đề - Thuyết ở Việt Nam
1.1.2.1. Cấu trúc đề thuyết trong câu Tiếng Việt
Trong lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, ngƣời có công lớn trong việc
vận dụng ngữ pháp chức năng để phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề Thuyết là Giáo sƣ Cao Xuân Hạo. Khi đƣa ra ý kiến của mình, ơng đã chỉ ra
những hạn chế của việc áp dụng ngữ pháp hình thức (ngữ pháp theo ngơn ngữ
học hình thức), đã một thời rất thịnh hành ở Việt Nam. Đó là những ý kiến cho
rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ Chủ - Vị. Liên quan đến vấn đề này, Cao Xuân

Hạo bác bỏ ý kiến phổ biến nhất của các nhà Việt ngữ cho rằng tiếng Việt là một
ngôn ngữ chủ - vị. Ông khẳng định một cách dứt khoát rằng cấu trúc cơ bản của
câu trong tiếng Việt là cấu trúc Đề - Thuyết.
Cấu trúc Đề - Thuyết là một trong những trọng tâm đƣợc khảo sát và thảo
luận sâu rộng trong các đƣờng hƣớng chức năng. Đi theo cách đặt vấn đề của
Halliday, Cao Xuân Hạo (1991) tiếp cận vấn đề này bằng việc chỉ ra sự nhầm lẫn
của chủ nghĩa hình thức trong việc phân biệt chủ ngữ ngữ pháp (grammatical
subject), chủ ngữ lôgic (logical subject), và chủ ngữ tâm lí (psychological
subject). Ơng gợi ý rằng cặp lƣỡng phân đề/ thuyết không nên đƣợc xem nhƣ là
một bức tranh tĩnh tại của thực tế mà cần phải đƣợc đối xử nhƣ là một thao tác
của tƣ duy. Theo ông, trong khi tổ chức lại thực tế đƣợc phản ánh, tƣ duy chia nó
ra thành hai phần bằng việc chọn một điểm xuất phát để thiết lập mối liên hệ
giữa hai thành phần này. Ông cho rằng phần đƣợc chọn để làm xuất phát điểm
đóng chức năng sở đề còn phần cịn lại là sở thuyết. Trong quan điểm của ơng,
cấu trúc Đề - Thuyết trong câu là một hiện tƣợng thuộc bình diện”lơgic - ngơn
từ” (logical - discorsive).”Lơgic” ở chỗ nó đƣợc tuyến tính hố trong ngơn từ
và”ngơn từ” ở chỗ nó phản ánh cấu trúc của mệnh đề.

13


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Trong tiếng Việt, cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tƣơng ứng với mệnh đề
(MĐ). Nghĩa là câu thƣờng nêu lên một thông báo, một nhận định. Nội dung của
nhận định có thể là một phẩm chất (tốt, xấu), hoặc số lƣợng (có nhiều, có ít, một
cái, hai cái..); một vị trí trong khơng gian (ngoài vƣờn, trong nhà, ở phía đơng, ở
Hà Nội…) hay thời gian (ngày mai, tuần trƣớc, năm ngoái…)… và để nhận định
đó có giá trị chân lí (tính đúng sai) thì những nội dung nhận định phải có một
phạm vi ứng dụng và phải có một hình thức thể hiện.

Nội dung của nhận định đƣợc gọi là Sở thuyết (preadicatum), phạm vi ứng
dụng của nhận định gọi là Sở đề (Subjectum). Sở đề và Sở thuyết là hai thành
phần tất yếu của một nhận định, của một mệnh đề. Hai thành phần này phản ánh
trong câu bằng hai thành phần Đề (Đề ngữ) và Thuyết (Thuyết ngữ).
Cấu trúc Đề - Thuyết là cấu trúc đặc trƣng ngôn ngữ nhân loại. Ngôn ngữ
khác nhau có thể khác nhau về cách ngữ pháp hóa hình thức cấu trúc Đề Thuyết của câu.
Tiếng Việt theo Giáo sƣ Cao Xuân Hạo, cũng nhƣ các ngôn ngữ khác, cấu
trúc của câu gồm hai phần: Đề và Thuyết, ứng với Sở đề và Sở thuyết của mệnh
đề. Tính hoàn chỉnh của câu có đƣợc là do câu đã thể hiện được cấu trúc của
mệnh đề, khiến cho câu tự mình có thể làm thành một giá trị chân lí, có tác dụng
ngơn trung và được người nghe tiếp thu như một lời nói trọn vẹn.
Ví dụ:
a.
Mẹ
đi Hà Nội rồi.
b.

Năm nay

c.
Bức này
d.
Trời mà mƣa
Cấu trúc MĐ: Sở đề
Cấu trúc câu: Đề

mƣa ít q
màu khơng đẹp
thì ở lại
Sở thuyết

Thuyết

(Ví dụ của Cao Xuân Hạo)
Đối với trật tự của phần đề và thuyết trong câu, Cao Xuân Hạo cho rằng
trong câu tiếng Việt, trật tự bình thƣờng là phần đề đứng trƣớc và phần thuyết

14


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

đứng sau. Tuy nhiên, có một số trƣờng hợp trong đó trật tự này bị đảo ngƣợc.
Ông đƣa ra một số ví dụ để minh hoạ cho điểm này.
Vui làm sao!

Tin thắng trận

Thuyết

Đề

Theo Cao Xuân Hạo, trật tự Đề - Thuyết ở ví dụ trên bị đảo ngƣợc (là
trƣờng hợp ngƣợc rất hiếm trong tiếng Việt). Trật tự Đề trƣớc, Thuyết sau là trật
tự thông thƣờng của hầu hết các câu trong tiếng Việt. Sở dĩ nhƣ vậy vì Đề biểu
thị Sở đề của mệnh đề, là điểm xuất phát của một nhận định trong tƣ duy. Điểm
xuất phát ấy là căn cứ để có những câu có Đề khác nhau (mặc dù cùng chỉ một
nhận định, một sự tình).
Ví dụ:
a. An vào Huế hơm thứ tƣ
b. Hơm thứ tƣ An vào Huế

c. Huế (là nơi) mà An vào hơm thứ tƣ
Ở ví dụ trên, cùng một sự tình là An vào Huế vào ngày thứ tư nhƣng ở mỗi
câu lại thể hiện một nhận định khác nhau. Ở câu a, nhận định là về An, lấy An
làm Đề, câu b nêu nhận định về thời điểm (thời gian) của sự tình nên Hơm thứ tư
là Đề của câu, còn trong câu c lại lấy địa điểm làm nhận định nên Đề là Huế
Theo ông, cấu trúc Đề - Thuyết của câu tiếng Việt có thể nhận ra nhờ hai
cơng cụ là thì và là: “Ranh giới Đề - Thuyết của một câu là chỗ nào có thì (hay là)
hoặc có thể thêm thì (hay là) mà nghĩa nguyên văn của câu vẫn đƣợc giữ nguyên”.
Theo Giáo sƣ Cao Xuân Hạo, cú có một cấu trúc Đề - Thuyết, đây là cấu
trúc cơ bản của câu trong đó, Đề có vị trí tƣơng đƣơng với cách hiểu truyền
thống về chủ ngữ. Đề - Thuyết thuộc về bình diện kết học.
Vấn đề phân tích câu theo cấu trúc Đề - Thuyết thực ra là một trong những
hƣớng phân tích cú pháp có thể có, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét,
giải quyết. Tuy nhiên, đó là những vấn đề nằm ngoài khuôn khổ của luận văn
này. Ở đây, của chúng tôi tự giới hạn theo quan niệm của Giáo sƣ Cao Xuân Hạo

15


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

để làm cơ sở nhìn nhận lại một giải pháp do chính ơng đề xuất đối với vấn đề mà
chúng tôi đang quan tâm, qua đó chúng tôi quan niệm cấu trúc cơ bản của câu
tiếng Việt là cấu trúc Đề - Thuyết, theo đó:
Đề ngữ (gọi tắt là Đề) là một khái niệm thu hút sự quan tâm của các học
giả bởi lẽ sự ra đời của nó đã giải quyết đƣợc những vấn đề còn bất cập của nhà
ngữ pháp vốn lấy cấu trúc Chủ - Vị làm tiêu chí đánh giá và phân loại câu.
Thống nhất ở cách nhìn về vị trí của Đề ngữ, các học giả nhƣ M.A.K Halliday, R.
Quirck, D. Nunan cùng chia sẻ một quan niệm rằng: Đề “là thành phần được dùng
làm điểm xuất phát của thơng điệp; nó là cơ sở để cú tham gia vào thông điệp”.

Tuy nhiên, Đề không đơn thuần là thành tố đứng đầu của cú mà hơn nữa,
xét một cách toàn cục, Đề là một thành tố trong một cấu trúc đặc biệt có chức
năng, tổ chức nhƣ một thông điệp. Hay nói nhƣ D. Nunan: “Đề là thành tố mà
xung quanh nó câu đƣợc tạo dựng nên, và là thành tố mà ngƣời viết/nói muốn
làm cho nổi bật”.
Dựa vào cƣơng vị và khả năng của Đề trong câu, Giáo sƣ Cao Xuân Hạo
định nghĩa: “Đề là thành phần trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của
điều đƣợc nói bằng thành phần trực tiếp thứ hai: Phần thuyết.”
Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy:
Cương vị của Đề: là một trong hai thành phần trực tiếp cấu tạo câu
Chức năng của Đề: nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều đƣợc nói
bằng phần Thuyết- thành phần trực tiếp thứ hai.
Vị trí của Đề: Đề đƣợc đặt trƣớc phần Thuyết. Đó là vị trí phân bố
thơng thƣờng và phổ biến. Và nếu câu, cú không mở đầu bằng những loại thành
phần phụ, thì đề là thành phần xuất hiện ở đầu câu, cú.
Cũng tƣơng tự cách định nghĩa phần Đề nhƣ trên, trong cơng trình “Ngữ
pháp học chức năng tiếng Việt - Cú pháp học” (2012), tác giả Chim Văn Bé định
nghĩa “Đề là thành phần trực tiếp thứ nhất của câu, nêu lên phạm vi hiệu lực của
nội dung được triển khai trong thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết”.

16


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Thuyết ngữ: là thành tố của lí thuyết phân đoạn thực tại câu, là cái khẳng
định hoặc thuyết minh cho phần xuất phát của thông báo, tức là phần đề (theme)
và tạo nên tính vị ngữ, biểu thị một ý đã kết thúc, còn gọi là phần báo, phần
thuyết. Đó là yếu tố chứa đựng nội dung thông báo, cái mà ngƣời nói truyền đạt
cho ngƣời nghe xuất phát từ phần đề. Thuyết có thể là một thành (những thành

phần) bất kì nào của câu. [Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học, Nguyễn
Nhƣ Ý].
1.1.2.2. Các yếu tố phân giới và đánh dấu sự phân chia Đề - Thuyết
Trong cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt, có ba yếu tố chuyên dùng để
phân chia biên giới và đánh dấu Đề - Thuyết, đƣợc gọi là tác tử cú pháp
(syntactic operators), đó là thì, là, mà. Đây là ba yếu tố mà Trƣơng Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê là những ngƣời đầu tiên phát hiện ra chức năng đặc biệt của
chúng: chức năng “phân cách” một số thành phần câu. Để xem xét, xác định cấu
trúc Đề - Thuyết thuộc các bậc, trƣớc hết cần phải có một số hiểu biết chung về
chức năng phân giới và đánh dấu Đề - Thuyết của các yếu tố chuyên dùng này.
1.1.2.2.1. Đối với “thì”
Với tƣ cách là tác tử phân giới và đánh dấu Đề - Thuyết, thì có thể đƣợc
dùng để đánh dấu đề hoặc thuyết.
* Thì đánh dấu phần Đề
Thì đánh dấu phần đề và phân giới Đề - Thuyết, khi đề mang tính chất đối
sánh với một hay một vài đề khác, được nêu ra hay mang tính chất tiền giả định.
Trong cách dùng này, thì gắn với phần đề và đƣợc nói có trọng âm.
Ví dụ:
- Người phu nữ đi đầu có vẻ cao lớn, cịn người đi sau thì thấp bé hơn
(Anh Đức).
- (Bắt đầu từ hơm đấy, lão chế tạo được món gì ăn món ấy.) Hơm thì lão
ăn củ chuối, hơm thì lão ăn sung luộc, hơm thì ăn rau má. (Nam Cao).

17


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

* Thì đánh dấu phần Thuyết
Thì đánh dấu phần thuyết và phân giới Đề - Thuyết, khi đề của câu, cú

hay tiểu cú là đề khung (là loại đề nêu lên một cái khung về thời gian, không
gian, cảnh huống, điều kiện hay số lượng mà nội dung được triển khai tiếp theo
trong phần thuyết có hiệu lực) và khơng mang tính chất đối sánh. Trong cách
dùng này, thì gắn với phần thuyết và khơng mang trọng âm.
Ví dụ:
- Người ta cịn trẻ thì người ta cịn mơ mộng (Vũ Bằng).
- Hắn sinh ra thì thằng Thiên Lơi đã chết từ bao giờ (Nam Cao).
- Nếu ngài lại tiệm Âu hóa của tơi thì tơi sẽ mách dùm cho. (Vũ Trọng Phụng).
Đây chính là chức năng của thì “về mặt cấu trúc trong việc đánh dấu sự
mở đầu của một thuyết ngữ/vị ngữ” mà Helge J.J.Dyvik đã nêu ra. Trong cách
dùng này, thì đánh dấu phần thuyết, vì về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ âm, nó
gắn với phần thuyết. Trong kiểu câu có đề khung nêu điều kiện, thuyết biểu đạt
nội dung tình thái đi với thì đƣợc thành ngữ hóa, thì bắt buộc phải đƣợc dùng và
gắn chat với từ ngữ biểu đạt tình thái: thì phải, thì chết, thì được, thì thơi…Điều
này càng chứng minh rõ chức năng đánh dấu phần thuyết của thì.
Trong tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo đã giải
thích chức năng của thì:
“Thì là một từ chuyên biệt chỉ dùng vào chức năng phân giới đề - thuyết.
Nó có thể được định nghĩa là tác tử đánh dấu đề (cả chủ đề lẫn khung đề), tuy
xu hướng chung của tiếng Việt thường đặt các chuyển tố (“giới từ”,”liên từ phụ
thuôc”) vào trước đối tượng tác động về phương diện cấu trúc và về ngữ âm, nó
làm thành một yếu tố tiền đính (proclitique) của ngữ đoạn tiếp theo.”
Nội dung luận giải chức năng của thì mà Cao Xuân Hạo đã nêu ra rõ ràng
là mâu thuẫn. Bởi lẽ, một mặt ơng khẳng định thì đánh dấu phần đề nhƣng mặt
khác, ông lại cho rằng “nó làm thành một yếu tố tiền đính của ngữ đoạn tiếp
theo”. Sở dĩ nhƣ vậy là vì Cao Xuân Hạo đã khơng phân biệt đƣợc hai chức năng
khác nhau của thì nhƣ trên vừa trình bày.

18



Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Với hai chức năng vừa trình bày, khi thì xuất hiện trong câu, cú, ngữ đoạn
trƣớc thì là đề, ngữ đoạn sau thì là thuyết.
1.1.2.2.2. Đối với “mà”
Với tƣ cách là tác tử phân giới Đề - Thuyết, mà có thể đƣơc dùng để đánh
dấu Đề hay Thuyết.
*Mà đánh dấu phần Đề
Khi đƣợc dùng để đánh dấu phần đề, mà có hai chức năng chính:
Thứ nhất, mà đánh dấu phần đề và phân giới Đề - Thuyết, khi Đề - Thuyết
có quan hệ bất thường về mặt logic theo nhìn nhận chủ quan của ngƣời nói, kèm
theo thái độ mỉa mai, phê phán:
Ví dụ:
- Đũa mốc mà chịi mâm son!
- Con trai gì mà viết thư như yếu đuối như con gái!
Thứ hai, mà đƣợc dùng để đánh dấu đề tiểu cú và phân giới Đề - Thuyết
tiểu cú làm thuyết của câu:
- Chị nói thách cao quá thì ai mà dám trả giá!
- Loại máy tính này cửa hàng nào mà chả bán.
* Mà đánh dấu phần thuyết
Khi đƣợc dùng để đánh dấu phần thuyết, mà có hai chức năng chính:
Thứ nhất, mà đánh dấu phần thuyết và phân giới Đề - Thuyết khi đề là đề
khung nêu lên điều kiện, còn thuyết nêu lên hệ quả nghịch thƣờng về mặt logic
theo sự nhìn nhận chủ quan của ngƣời nói. Quan hệ điều kiện - hệ quả nghịch
thƣờng này có thể đƣợc ngƣời nói khẳng định dứt khoát hay là điều ngƣời nói
nghi ngờ, phóng đoán, tra vấn để làm sáng tỏ.
Ví dụ:
- Chúng tơi khơng làm gì nên tội mà phải đánh chửi như thế! (Vũ Trọng Phụng).
- Chị bán nhà mà chị khơng nói qua với tơi một lời (Nguyễn Lân).

- Nó khơng nói gì với mày mà mày lại khóc. (Vũ Trọng Phụng).

19


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Trong những câu trên, thay vì thì, ngƣời ta dùng mà để đánh dấu phần
thuyết. Điều đó chứng minh rằng, trong cách dùng này, mà đánh dấu phần
thuyết, và mà ở đây có chức năng tƣơng tự nhƣ chức năng thứ hai của thì, nhƣng
đối lập với thì về quan hệ logic giữa đề và thuyết.
Thứ hai, mà đánh dấu thuyết tiểu cú và phân giới Đề - Thuyết tiểu cú làm
đề khung nêu điều kiện thuộc nhiều cấp độ:
Ví dụ:
- Ơng mà dạy học thì ơng chết mau lắm đấy. (Nam Cao)
- Tao mà bắt được đứa nào thì tao đuổi. (Nguyễn Cơng Hoan).
Trong cách dùng này, mà đánh dấu phần thuyết, vì về mặt ngữ âm và ngữ
pháp, mà gắn với phần thuyết, là yếu tố đính vào trƣớc phần thuyết.
Với hai chức năng vừa nêu, khi mà đƣợc dùng trong câu, cú, tiểu cú, thì
ngữ đoạn trƣớc mà là đề, ngữ đoạn sau mà là thuyết.
1.1.2.2.3. Đối với “là”
* Tác tử chuyên dùng là
Là là tác tử chuyên dùng phân giới Đề - Thuyết, khi nó có tác dụng thuyết
hóa những ngữ đoạn phi tuyến tính. Trong trƣờng hợp này, là đánh dấu phần
thuyết và phân giới Đề - Thuyết: ngữ đoạn trƣớc là là đề, ngữ đoạn sau là là
thuyết. Về phƣơng diện ngữ âm, tác tử là đƣợc phát âm có trọng âm. Khi là là
tác tử chun dùng, thì khơng thể tình thái hóa là bằng cách đặt trƣớc nó các phó
từ chỉ thời gian hay chỉ sƣ tiếp diễn nhƣ: đã, đang, sẽ, mới, vừa, sắp, cịn, vẫn…
Ví dụ:
- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ. (Nam Cao)

- Tơi đã nhẫn nhục như vậy là vì anh. (Chu Lai)
* Vị từ quan hệ là
Là là vị từ quan hệ khi trƣớc là có thẻ dùng tác tử thì, mà, hay có thể tình
thái hóa là bằng cách đặt trƣớc nó tất cả các loại yếu tố tình thái. Về phƣơng diện
ngữ âm, vị từ là không mang trong âm.

20


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Ví dụ:
… Thưa ơng, lúc nãy ơng bảo cái thẹo là chữ U.
- Im đi, đồ ngu! Cái thẹo lộn xi mới là chữ U, cịn cái thẹo
chổng ngược thì chính là chữ A. (Vũ Trọng Phụng)
Khi đƣợc dùng với tƣ cách là vị từ, là là chính tố của phần thuyết trong
các kiểu câu định luận. Vì thế, vị từ quan hệ là không có tác dụng phân giới đề
thuyết, mà nó thuộc về phần thuyết và có chức năng đánh dấu phần thuyết: ngữ
đoạn trƣớc là hay trƣớc các yếu tố tình thái, các tác tử phủ định là đề, ngữ đoạn
còn lại là thuyết.
Vị từ quan hệ là trong trƣờng hợp này tƣơng đƣơng với động từ “to be”
trong tiếng Anh.
Khi bàn về “Tác tử phân giới đề - thuyết”, theo Cao Xuân Hạo, Là là một
từ có nhiều công dụng khác nhau nhƣng công dụng chủ yếu và thơng thƣờng
nhất chính là cơng dụng phân giới đề thuyết. Nhƣng nếu thì là một tác tử đánh
dấu đề thì là lại là tác tử đánh dấu thuyết. Tác dụng quan trọng nhất của là là báo
hiệu tƣ cách thuyết của những ngữ đoạn mà thành phần và tính chất vốn khơng
tiêu biểu cho một phần thuyết: danh ngữ, giới ngữ, tên riêng, đại từ nhân xƣng,
đại từ trực chỉ… có thể nói rằng là là một tác tử chuyên biệt thuyết hóa.
(Cao Xuân Hạo, 1991)

1.2. Thuyết tình thái trong cấu trúc Đề - Thuyết
1.2.1. Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ
Trong ngơn ngữ học, khái niệm tình thái thƣờng đƣợc các tác giả khác
nhau dùng để chỉ cả một phạm trù những hiện tƣợng ngữ nghĩa - chức năng rộng
lớn, đa dạng và phức tạp mà đặc trƣng của chúng là phản ánh những mối quan hệ
khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế, cũng nhƣ
quan điểm, thái độ đánh giá và định tính khác nhau của ngƣời nói đối với nội
dung miêu tả trong câu, xét trong mối quan hệ với ngƣời nghe, với hoàn cảnh
giao tiếp. Nói tóm lại, các đặc trƣng của tình thái xoay quanh mối quan hệ giữa
ngƣời nói, nội dung miêu tả trong phát ngôn và thực tế.

21


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Những đặc trƣng cơ bản của tình thái đƣợc thể hiện qua nhiều cách định
nghĩa của các tác giả khác nhau, tuy rằng cách thức diễn đạt cụ thể hay mức độ
chi tiết tƣờng minh hay hàm ẩn có thể ít nhiều khác nhau:
1. Ch. Bally, là ngƣời đầu tiên đề cập vấn đề tình thái một cách
hệ thống. Ơng phân biệt cấu trúc nghĩa của phát ngơn thành hai phần là modus và
dictum. Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện nội dung sự tình ở dạng tiềm năng
nào đó, nên, dictum gắn với chức năng thông tin, chức năng miêu tả của ngôn
ngữ. Modus (tức bộ phận tình thái) gắn với bình diện tâm lí, thể hiện những nhân
tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói đối với điều
đƣợc nói ra, xét trong quan hệ với thực tế, với ngƣời đối thoại và với hoàn cảnh
giao tiếp. Modus chỉ ra sự tình nêu trong phát ngơn là khả năng hiện thực, khẳng
định hay phủ định, mức độ cam kết của ngƣời nói đối với độ tin cậy của thơng
tin đến đâu, đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của ngƣời nói khi phát
ngôn là thế nào….

Sự đối lập hai thành phần trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn của
Ch. Bally là một trong những đối lập cơ bản làm cơ sở cho thuyết tình thái và
đƣợc thừa nhận rộng rãi trong ngôn ngữ học.
2. Trong cách quan niệm của Vingradov, tình thái là “những
mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế” trong đó cái được thông báo
có thể đƣợc hiểu là hiện thực (là cái có trong quá khứ hay hiện tại, là điều đƣợc
thực hiện trong tƣơng lai, là điều mong muốn hay đòi hỏi một ai đó….).
3. Theo Gak, phạm trù tình thái phản ánh mối quan hệ của
ngƣời nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngơn đối với thực tế.
trong tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn; đó là sự khúc xạ của
phân đoạn thực tế qua nhận thức của ngƣời nói.

22


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Ơng đƣa ra sơ đồ:
Tình thái
Chân thực logic
Tất yếu
có thể

Nhận thức
Đạo nghĩa
Bảo đảm tin cậy (xác tín) bắt buộc phải,
có tính xác xuất,
cho phép

khơng thể


bị gạt bỏ

cấm đốn

4. Benveniste nhận xét: tình thái là một phạm trù rộng lớn, khó
có thể có phạm trù hóa đƣợc…nó gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá,
thái độ của ngƣời nói đối với nội dung phát ngôn, với ngƣời đối thoại, với những
kiểu mục đích phát ngơn: hỏi, cầu khiến, trần thuật, vv và có thể đƣợc thể hiện
bằng những phƣơng tiện đủ loại: thức của động từ, quán ngữ,..
Quả thật đây là một phạm trù mà mức độ phức tạp của nó đã đƣợc khẳng
định là “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần của các
ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau nhƣ phạm trù
tình thái” (Panfilov - Trích theo Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết, Thành
phần câu Tiếng Việt); hoặc “nghiên cứu tình thái cũng nhƣ là cố di chuyển trong
một căn phòng quá chật chội mà dẫm lên bƣớc chân ngƣời khác” (Perkins).
Ở Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tình thái. Đề
cập đến vấn đề này, có thể dẫn ra một số ý kiến tiêu biểu nhƣ:
Hoàng Trọng Phiến khẳng định: “Tình thái là phạm trù ngữ pháp của câu
ở dạng tiềm tàng, nó có mặt ở tất cả các kiểu câu. Điều này thể hiện rõ ở chỗ các
câu có giá trị thời sự, nó có tác dụng thông báo một điều mới mẻ. Qua đó, ngƣời
nghe hiểu rằng ngƣời nói có thái độ nhƣ thế nào đối với hiện thực”
(Hoàng Trọng Phiến, 1978).
Từ góc độ dụng học, Hoàng Tuệ nhận định “Tình thái là một khái niệm
trong sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của ngƣời nói trong hành động

23


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt


phát ngơn, tức là cũng tìm đến hoạt động ngữ dụng, tác động mà ngƣời nói muốn
tác động đến ngƣời nghe trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ” (Hoàng Tuệ, 1998).
Vấn đề tình thái cũng đƣợc nhà nghiên cứu Hồ Lê quan tâm nghiên cứu
hàng đầu trong công trình “Cú pháp Tiếng Việt”. Tác giả cho rằng: “Phát ngơn là
cơng việc của mỗi ngƣời vì phát ngơn khơng đơn thuần là phản ánh sự kiện mà
phản ánh nhận thức, tình cảm, thái độ của ngƣời phát ngơn”. Tình thái nhƣ vậy
mang tính chủ quan, tuy nhiên tác giả cũng lƣu ý: tình thái chủ quan khơng phải
vì thế mà thoát khỏi yêu cầu nghiêm khắc của diễn đạt giao tế, yêu cầu đƣợc giải
mã thống nhất.
Nhìn chung có thể nhận thấy phạm trù tình thái là một phạm trù phức tạp
và có nhiều cách tiếp cận, tuy nhiên có thể khái quát phạm trù tình thái ở những
đặc trƣng cơ bản sau đây:
1.
Nghĩa tình thái đƣợc xác định bằng quá trình ngữ pháp hóa, là cách
ngƣời nói biểu thị thái độ (attitude) trong phát ngôn. Khái niệm “thái độ”, theo
Givon có hai nội dung chính: Một là, đánh giá nhận thức (psistemics) về tính
chân thực, tính khả năng, tính chắc chắn, tính có căn cứ; Hai là, đánh giá giá trị
(evaluatives) về ƣớc muốn, sự ƣa thích, ý định, năng lực, trách nhiệm hay sự
điều khiển.
2.
Cách đánh giá của ngƣời nói có tính chủ quan, cá nhân, nhƣng chịu
chế định chung của xã hội.
3.
Tình thái trong câu nói phản ánh thái độ của ngƣời nói về điều mình
nói ra. Là cách ngƣời đó đánh giá hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng hay tính
chất đáng mong muốn hay đáng tiếc của điều mình đƣợc nói ra.
1.2.2. Phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái của câu tiếng Việt
Phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái là những hình thức biểu hiện cụ
thể của một nội dung tình thái nào đó bằng các đơn vị ngôn ngữ: ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp.

24


Những yếu tố đóng vai trị thuyết tình thái trong câu tiếng Việt

Cùng với sự phong phú của các kiểu ý nghĩa tình thái, các phƣơng tiện
biểu hiện tình thái cũng rất phong phú và đa dạng. Hoàng Trọng Phiến khẳng
định: “Trong các ngơn ngữ khác nhau, tính tình thái được biểu hiện khác nhau.”
Cùng chung quan điểm này tác giả Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “Nếu hiểu
tình thái theo nghĩa rộng, xem nhƣ là tất cả những gì mà người nói thể hiện cùng
với tồn bộ nội dung mệnh đề thì trong thực tế các nội dung tình thái đƣợc biểu
thị xuyên thấm qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu, trật tự từ, các
thành tố cấu trúc thuộc bậc câu, trên câu và dƣới câu”.
(Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu Tiếng Việt)
Có nhiều quan niệm khác nhau về các phƣơng tiện biểu hiện tình thái
trong tiếng Việt, tuy nhiên, có thể tổng kết các phƣơng tiện biểu thị tình thái qua
các ý kiến sau:
- Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt - câu” đƣa ra các
phƣơng tiện biểu thị tình thái nhƣ sau: ngữ điệu, danh xƣng của động từ, trật tự
từ, các tiểu từ tình thái kiểu: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ…
- Cao Xuân Hạo trong “Sơ thảo ngữ pháp chức năng” cho rằng nội dung
tình thái ở các phƣơng tiện sau:


Những khởi ngữ (ngữ đoạn mở đầu câu): có lẽ, tất nhiên…




Cấu trúc Chủ - Vị (Đề - Thuyết), có tôi làm chủ thể của một vị từ

có nghĩa nhận thức.


Những hình thái của vị từ.



Những vị từ tình thái (mà bổ ngữ là cấu trúc vị ngữ hạt nhân).


Trợ từ tình thái trong ngữ đoạn vị từ hay ở ngoài ngữ đoạn này,
chẳng hạn cuối câu.
Trong các phƣơng tiện biểu hiện tình thái nhƣ trên, phƣơng tiện biểu hiện
bằng hình thái của vị từ chỉ có trong ngơn ngữ biến hình, khơng có trong tiếng
Việt.
Từ các quan điểm khác nhau về phƣơng tiện biểu thị tình thái chúng tơi
đƣa ra những những phƣơng tiện chính trên các bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng.

25


×