Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong câu đơn tiếng Anh-Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.41 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ
■ ■
TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08
LUẬN VĂN THẠC SỶ KHOA HỌC NGÔN NGỮ
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Ngọc Tú
Hà Nội, 10/2001
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU J
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và ý nghĩa của luận văn 1
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 2
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỂ NGHIÊN CÚtJ TRẬT Tự TỪ 4
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu trật tự từ. 4
1.1.1. Một số quan niệm về trật tự từ của các nhà Anh ngữ học. 6
1.1.2. Quan niệm về trật tự từ của các nhà Việt ngữ học. 10
1.1.3. Khái niệm về trật tự từ. 29
1.1.4. Khái niệm về câu, câu đơn và cụm từ. 30
CHƯƠNG 2
TRẬT T ự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIENG a n h 34
2.1. Các thành tố của câu được xác định theo chức năng cú pháp. 34
2.1.1. Chủ ngữ (Subject) và trật tự của chủ ngữ. 35
2.1.2. Tân ngữ (trực tiếp và gián tiếp) Object (direct - indirect) và trật tự 35
của tân ngữ.
2.1.3. Bổ ngữ (chủ ngữ và tân ngữ) Compliment (Subject - object) và trật 35


tự của bổ ngữ.
2.1.4. Phó từ (Abverbial) và trật tự của phó từ . 35
2.1.5. Động từ (Verb) và trật tự của động từ. 36
2.2. Các thành tố của câu được xác định theo chức năng ngữ nghĩa 36
2.2.1. Bổ ngữ (complements) và tân ngữ (objects) 36
2.2.2. Chủ ngữ (subject) 39
2.3. Cách nhận biết các thành tố trong cấu trúc câu đơn tiếng Anh 39
2.3.1. Trật tự thường 40
2.3.2. Trật tự đảo 47
2.3.3. Quan hệ cải biến 70
CHƯƠNG 3
ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ TRÊN MỘT s ố CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP
TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH ■ VIỆT 77
3.1. Cấu trúc câu đơn tiếng Anh 77
3.1.1. Cấu trúc s v 77
3.1.2. Cấu trúc s v o 78
3.1.3. Cấu trúc s v c 78
3.1.4. Cấu trúc s v A 78
3.1.5. Cấu trúc s v o o 78
3.1.6. Cấu trúc s v o c 78
3.1.7. Cấu trúc SVOA 79
3.2. Cấu trúc câu đơn tiếng Việt 79
3.2.1. Câu đơn hai thành phần 80
3.2.2. Câu đơn một thành phần 80
3.2.3. Câu đơn đặc biệt 81
3.3. Đối chiếu một số cấu trúc câu đơn thường gặp trong tiếng Anh - Việt 84
3.4. Câu có hai khách ngữ 99
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
m m IP » / r ^ ^ m p p p p r A - -^a> 9 1 » * > *


\ Q r T < ■ — - -
‘jV jju yễ n ỈĨĨÙ 'JCoang 0 a n ầ ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
mmữềr • ■ - AL*tầaẩlÊÊất*.+%M rmr*m *.4 ■•«•**. . .
_ _ _
J .

___
Ạv
PHẨN MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của truyền thông quốc tế, nó
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, ở Việt nam, việc dạy, học và sử
dụng ngoại ngữ không còn là một vấn đề mới lạ nữa, tầm quan trọng của nó
cũng đã được khẳng định trong “Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước
ta” (Viện ngôn ngữ học 2000), đặc biệt tiếng Anh đã được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực và nó đã trở thành đề tài bắt buộc trong Nhà trường. Tiếng
Anh cũng như mọi ngôn ngữ khác, nó luôn luôn đặt ra nhiều vấn đề cho mỗi
chúng ta khi nghiên cứu về nó, cũng như vậy, chúng tôi thấy rằng trật tự từ là
vấn đề quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp đã được nhiều nhà Anh ngữ học
và Việt ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều công trình xem xét
vấn đề này một cách có hệ thống và tỉ mỉ nhất là trong phương pháp đối
chiếu. Hơn nữa, việc giảng dạy tiếng Anh cũng như việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài ngày càng được mở rộng, phần nào có thể dựa trên phương
pháp đối chiếu các cấu trúc cú pháp, các phạm trù ngữ pháp nhằm nâng cao
hiệu quả trong việc giảng dạy.
2. Mục đích và ý nghĩa của luận vãn.
Hiện nay trong các trường đại học, không chỉ đơn thuần dựa vào các tài
liệu dịch vì con số này còn ít và chưa đáp ứng đủ được trong yêu cầu của mỗi
công việc cụ thể, các sinh viên là thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, hơn ai hết họ

khát khao hiểu biết và tri thức, mong muốn được hoà nhập và phát triển cùng
với nhân loại, chính vì vậy mà ngôn ngữ thực sự không thể thiếu trong hành
trang của mỗi người.

- "'*>•■11111' "■
■jVjfugin l ĩ/ l ị .K oà n g (Oanh ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Trong quá trình học tập, hoà nhập và giao lưu với quốc tế, khuyên khích
tham gia các hội nghị, hội thảo, tiếp xúc nghe giảng trực tiếp bằng tiếng nước
ngoài, cũng góp phần tạo nên động lực để các sinh viên nhanh chóng tiếp cận
với ngoại ngữ để đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong nghiên cứu
khoa học. Hơn nữa, để có cơ hội kiếm được việc làm tốt, nhanh chóng chứng
tỏ khả năng, khẳng định vị trí của mình với xã hội cũng là động lực thúc đẩy
các sinh viên học ngoại ngữ.
Luận văn đặt ra mục đích phân tích, đối chiếu trật tự từ trong một sỗ cấu
trúc ngữ pháp thường gặp trong câu đơn tiếng Anh — Việt, từ đó rút ra một
số kết luận để có thể đóng góp bổ ích cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giao
lưu và hội nhập trong lĩnh này.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong luận văn này, như tiêu đề đã nêu, đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là đối chiếu một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong câu đơn tiếng Anh —
Việt. Nghiên cứu, đối chiếu trật tự từ là một vấn đề quan trọng bậc nhất của
cú pháp hình thức và đó cũng là nội dụng chủ yếu mà chúng tôi quan tâm.
Trong nghiên cứu, chúng tôi tập trung miêu tả các quy tắc ngữ pháp của mỗi
câu trúc, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu hình thức, quy tắc hoạt động
của trật tự trong hai ngôn ngữ và rút ra một số nhận xét dựa trên những
nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra.
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu của các nhà
Ngôn ngữ học Việt nam, Anh, Mỹ, Nga (xem tài liệu tham khảo).
Luận văn được định hướng theo các phương pháp:

- 2 -
- Miêu tả, xác định cách nhận biết các thành tố trong cấu trúc câu đơn,
sau khi có được cách xác định đó chúng tôi mới tạo nên những cấu
trúc của từng ngôn ngữ để nghiên cứu.
- Đối chiếu và rút ra nhận xét về một số cấu trúc cơ bản thường gặp
trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng
và dị biệt về trật từ của cấu trúc trong câu .
Trật tự từ là một phương thức ngữ pháp quan trọng, trong khi đối chiếu
chúng tôi bắt đầu từ tiếng Anh, lấy tiếng Anh là ngôn ngữ của điểm xuất phát
để tiến hành miêu tả và đối chiếu, và việc chọn tiếng Anh và tiếng Việt làm
đề tài đối chiếu bởi vì nó liên quan chặt chẽ đến công việc chuyên môn của
chúng tôi còn tiếng Việt là bản ngữ.
z t y n y e t i 7 /ụ ■ M 'o a n g ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIỂNG ANH - VIỆT
- 3 -
- ' _• HW W í
■ À ỳtip ển 3 7 ự ăC oàng 0 a n A ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Tử TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Chương 1
C ơ SỞ LÝ THUYẾT VỂ NGHIÊN cứu TRẬT T ự TỪ
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu trật tự từ:
Bất cứ loại hình ngôn ngữ nào cũng có quy tắc của trật từ từ riêng của
nó. Quy tắc đó được coi là ngữ pháp. Từ đó, mối quan hệ giữa từ và từ
quyết định ý nghĩa, mối quan hệ trong cụm từ và mối quan hệ giữa cụm
với cụm từ cũng quyết định ý nghĩa và để cuối cùng chúng trở thành một
câu có nghĩa. Nghiên cứu trật từ từ là làm sáng tỏ các lớp trong cụm từ và
cấu tạo câu.
Ngay từ thế kỷ 19, việc nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp hình thức và
trật tự đã được đặt ra . Điều này có thể dẫn ra từ một loại hình ngôn ngữ
biến tố điển hình, ngôn ngữ rất khác với tiếng Anh và tiếng Việt, đó là
tiếng Nga. Trong ngôn ngữ này, việc sử dụng trật tự từ như một phương
thức ngữ pháp đã được nhiều tác giả quan tâm và đề cập tới đó là lý

thuyết về các hình thức ngữ pháp mà A.A. Fortunatov đã xây dựng nên
trường phái Moscơva nổi tiếng. A. A. Fortunatov đã xây dựng một lý
thuyết về cấu trúc của các từ tổ mà hạt nhân của nó là các trật tự và tôn ti
của các từ. Tiếp theo A.A. Fortunatov là A.A. Peskopskij trong: “Cú pháp
Nga dưới ánh sáng của khoa học” (1914) đã hoàn thiện lý thuyết về cấu
trúc ngữ pháp theo quan niệm của ngôn ngữ học Nga mới.
Thành công lớn nhất về nghiên cứu các đơn vị ngữ pháp mà trước hết
là cấu trúc cú pháp thuộc về ngôn ngữ học cấu trúc luận, đặc biệt là ngôn
ngữ học miêu tả Mỹ, bắt đầu từ L. Bloomfield (1933) đến z. Harris
(1961). Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ trong khi chủ trương miêu tả hình thức
hoá triệt để đồng thời cũng nêu ra hàng loạt khái niệm về đơn vị, cấp độ .
Nhờ có những phương pháp và kỹ thuật miêu tả chính xác, ngôn ngũ' học
- 4 -
miêu tả Mỹ đã xây dựng được một hệ thống các đơn vị cú pháp với các
cấu trúc ngữ pháp làm nòng cốt. Để nhận diện các đơn vị này,ngôn ngữ
học miêu tả Mỹ đã đưa ra được lý thuyết phân bố. Việc xác lập các quan
hệ cũng đưa ra ý niệm về tập hợp các từ trong một cấu trúc mà nội dung
chủ yếu là trật tự từ.
Về sau N. Chomsky dù vượt ra khỏi khuôn khổ của ngôn ngữ học miêu
tả nhưng vấn đề trật tự từ của các yếu tố trong cấu trúc cú pháp vẫn là
những gợi ý hết sức quan trọng để Chomsky xây dựng tiếp lý thuyết về
ngôn ngữ học cải biến và tạo sinh .
Ở châu Âu ngữ pháp học truyền thống vẫn duy trì những quan niệm
riêng của mình về vấn đề trật tự trong các cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là
có sự định hướng vào các bình diện chức năng: cụ thể là các phân tích trật
tự từ về mặt chức năng và tâm lý như Mathezius (trường phái Praha,
1936,1945) cho đến các nhà chức năng hiện đại như Austin, Searle,
Haliday w
Các trường phái ngôn ngữ học Mỹ và châu Âu đã phản ánh được một
cách đặc thù của ngôn ngữ học Anh vì tiếng Anh là đối tượng của nghiên

cứu có thể được nhìn thấy từ hai phương diện. Nếu nhìn tiếng Anh như
một ngôn ngữ Tây Âu, từ quan điểm của ngôn ngữ học Châu Âu, thì có
thể nói ngôn ngữ học Anh cũng phản ánh một hiện tượng nghiên cứu khá
giống với các nền ngôn ngữ học Tây Au từ thế kỷ 17 đến nay.
Trong sự cải tiến của ngữ pháp Anh hiện đại thì khuynh hướng nghiên
cứu được tách ra làm hai nhánh: một nhánh vấn tiếp tục hoà nhập với
ngôn ngữ học Châu Au, còn một nhánh khác thì ngả theo ngôn ngữ học
miêu tả Mỹ. Nếu được nhìn từ bình diện khác, tiếng Anh lại là đối tượng
nghiên cứu của ngôn ngữ học Bắc Mỹ. Chính vì tiếng Anh — Mỹ mà các
- 5 -
^ A ỵ i y ễ n ! ĩ/ú .yCoàtiy f'nnJi ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
|tòí LÍ34«.: w » .'■■ttÌÌỄẾiiMiỂã' fcUIUI .
nhà ngôn ngữ học Mỹ từ L. Bloomfield đến z. Harris w đã xây dựng
nên các lý thuyết nổi tiếng về miêu tả luận và ngôn ngữ học tạo sinh.
Có lẽ người đầu tiên xem xét trật tự từ tiếng Việt trong cả hệ thống là
Lê Văn Lý (1948). Khi Ông vận dụng lý thuyết về khả năng kết hợp của
từ để mô tả ngữ pháp tiếng Việt, ông đã nhìn thấy vai trò kết hợp quan
trọng của phương thức trật tự ngữ pháp. Ông cũng cho rằng sự thay đổi
các trật tự trong câu tiếng Việt tất sẽ dẫn đến quá trình tạo nghĩa mới. Như
vậy, vai trò của trật tự từ trong tiếng Việt rất to lớn và vị trí đứng trước vị
ngữ của chủ ngữ có tính chất ổn định cao.
Sau đó là các nhà nghiên cứu Việt ngữ như: F. Martini (1950); Nguyễn
Tài Cẩn (1960); L. Thompson (1965); Nguyễn Kim Thản (1963/1964);
Hoàng Trọng Phiến (1980); Lý Toàn Thắng (1981/1984); Cao Xuân Hạo
(1992) w đã quan tâm nhiều về vấn đề trật tự trong câu tiếng Việt.
Trong khi nghiên cứu theo hướng đối chiếu, chúng tôi muốn dựa vào
hai khái niệm cơ bản mà L. Bloomfield đã đưa ra vì nó giúp chúng ta
nhìn nhận khá rõ những quy tắc về trật tự của các thành tố ngữ pháp trong
các loại ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh và tiếng Việt. Sau đây
chúng tôi xin dẫn ra một số quan niệm về trật từ từ của các nhà nghiên

cứu Anh ngữ và Việt ngữ.
1.1.1. Quan niệm về trật tự từ của các nhà Anh ngữ học :
Me. Arthur [ 32: 1126 ] cho rằng thuật ngữ " trật tự từ" được dùng để chỉ
trật tự mà trong đó các từ xuất hiện trong các cụm từ và câu. Ong cũng nhận
định rằng trong các ngôn ngữ có tính chất biến hình cao thì trật tự từ tương
đối tự do và trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong trật tự từ không dẫn
đến sự thay đổi nghĩa cơ bản của các cụm từ và câu.
- 6 -
vV ỹu yền f flu JCna,ưt ị>un/i ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
lìtte '- f c tl i . ''iLiMSầàáauà?i »: iia«Mi«aK,Me.áav».,w. -
Ví dụ, trong tiếng Nga, nếu từ "knhiga" có dạng knhigu, thì nó sẽ là bổ
ngữ trực tiếp cho dù nó có đứng ở bất cứ vị trí nào. Ngược lại, trật tự từ trong
tiếng Anh và tiếng Việt thì tương đối cố định.
Ví dụ, trong các cụm danh từ tiếng Anh, một tính từ thường xuất hiện
trước danh từ mà nó xác định ( a beautiful girl) trong khi đó trong tiếng Việt
thì tính từ thường đi sau danh từ nó xác định ( cô gái xinh). Trong cụm tính
từ tiếng Anh, trạng từ chỉ mức độ thường xuất hiện trước tính từ mà nó xác
định (very beautiful) còn ở tiếng Việt, trong nhiều trường hợp, trạng từ cũng
xuất hiện trước tính từ mà nó xác định ( rất xinh).
Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt câu thường có một trật tự cơ bản SVO:
(Subject (chủ ngữ) — Verb (động từ) — Object (tân ngữ)).
Ví dụ: I like music.
Tôi yêu âm nhạc.
David Crystal [ 36: 335 ] khẳng định rằng thuật ngữ "trật tự từ” được dùng
trong phân tích ngữ pháp để chỉ sự sắp xếp các từ theo chuỗi nối tiếp nhau
trong các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn.
R.E.Asher [31: 4633 ] cho rằng trong lịch sử ngôn ngữ, trật tự từ được
nhận thức như là một hiện tượng có tính chất kép: Cái thứ nhất liên quan đến
ngữ pháp còn cái thứ hai thì liên quan đến văn phong. Nếu nhận thức là một
hiện tượng liên quan đến ngữ pháp thì trật tự từ là một phương tiện mã hóa

các mối quan hệ về mặt ngữ pháp. Các mối quan hệ ngữ pháp tồn tại trong
các thành phần/ nguyên liệu của các ngôn ngữ khác nhau và sự phân loại theo
các mối quan hệ ngữ pháp chủ yếu nhất là sự phân chia thành ngôn ngữ tổng
hợp tính và các ngôn ngữ phân tích tính. Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính,
mối quan hệ giữa các từ được diễn tả bằng các dạng thức của từ hoặc các biến
thể. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phân tích tính, mối quan hệ giữa các từ
được diễn tả bằng các từ phụ trợ/ bổ sung và các vị trí của các từ. Nói cách
khác, các ngôn ngữ phân tích thường sử dụng các phương tiện hay hình thức
- 7 -
ĐỐI CHIỂU TRẬT T ự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
ngữ pháp bên ngoài của từ như: các từ chức năng, trật tự từ và giọng điệu.
Chính vì vậy, trật tự từ được sử dụng như là một phương tiện ngữ pháp quan
trọng trong các ngôn ngữ phân tích tính như tiếng Anh và tiếng Việt.
R. Galperin [ 39: 203 ] cũng cho rằng trật tự từ là một vấn đề mấu chốt
trong nhiều ngôn ngữ. Tương tự như vậy, trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban
[ 2: 23 ] khẳng định rằng trật tự từ là một công cụ/ phương tiện ngữ pháp
quan trọng bởi vì tiếng Việt là một điển hình của các ngôn ngữ phân tích và
cô lập, trong các ngôn ngữ đó thì ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện chủ yếu
thông qua trật tự từ và các thay đổi trong trật tự từ thường dẫn đến sự thay
đổi trong các chức năng ngữ pháp trong cụm từ.
Trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, vị trí của một từ trong câu
thường được đánh giá theo chức năng ngữ pháp của nó trong mối quan hệ với
các từ khác trong câu.
Trong câu (1) và (2), John và Bắc là chủ ngữ; Mary và Nam là tân ngữ
trong khi đó ở câu (3) và (4) John và Bắc là tân ngữ; Mary và Nam là chủ
ngữ. Và chính vì thế nghĩa của câu (1) hoàn toàn khác với câu nghĩa của câu
(3); và nghĩa của câu (2) hoàn toàn khác với nghĩa của câu (4).
Như vậy, sự thay đổi trật tự từ của câu không chỉ dẫn tới sự thay đổi trong
các quan hệ ngữ pháp của các từ mà còn ảnh hưởng tới nghĩa của toàn bộ
câu.

Sự giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt là ở chỗ cả hai ngôn ngữ đều
coi trật tự từ như là một phương tiện ngữ pháp và trật tự từ đóng một vai trò
rất quan trọng. Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ của nó hoàn
Ví dụ: John loves Mary (1)
[ 31:4633 ]
[ 7: 223 ]
[ 31:4633 ]
[ 7: 223 ]
Bắc yêu Nam (2)
Mary loves John (3)
Nam yêu Bắc (4)
- 8 -
" V p tỹễỉ- .y / ứ .jC oattg fia ,J i ĐỖI CHIỂU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIÊNG ANH - VIỆT
'Xr*ffrMàỉữu. -+ỉ»ể»’JKáBÌ23ỈMbt MtmỂmma&mếMầ■ .
toàn cố định cũng như không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ của nó hoàn toàn
tự do.
Như đã đề cập ở trên, trật tự từ đóng một vai trò quan trọng trong việc liên
kết các đơn vị ngôn ngữ cơ bản để diễn đạt một ý nghĩa nhất định. Điều này
dựa trên nguyên tắc đường hướng của các ký hiệu ngôn ngữ. Nguyên tắc này
được thiết lập bởi Ferdinand de Saussure. Theo Saussure (1973), một ký hiệu
ngôn ngữ bao gồm hai mặt. Đó là signifle ( cái được xác định) và signifiant
(cái xác định); mối quan hệ giữa chúng là ngẫu nhiên. Những vật xác định
xuất hiện theo dòng thời gian. Chính vì thế, chúng bị chi phối bởi các đặc
tính của thời gian. Theo tự nhiên, thời gian chỉ là một đường, nên các vật xác
định nối tiếp nhau theo một đường, hình thành nên một chuỗi. Khi viết, dòng
thời gian được thay thế bằng ranh giới của các đường. F. D. Saussure [ 6:
213] chỉ ra rằng trong các phát ngôn, các từ được liên kết với nhau theo một
chuỗi và các mối quan hệ của chúng được hình thành trên cơ sở của đường
hướng ngôn ngữ và đường hướng với vai trò là tài sản của ngôn ngữ làm cho
người ta không thể đưa ra hai ký hiệu thuộc ngôn ngữ học cùng một lúc. Các

thành tố này xuất hiện nối tiếp nhau trong dòng ngôn ngữ. Việc kết hợp dựa
vào chuỗi này được gọi là "Syntagmas". Chính vì vậy, "Syntagmas” thường
bao gồm ha- hoặc nhiều thành tố được kết hợp liên tiếp với nhau. Theo F. D.
Saussure [ 6:215] khái niệm "Syntagmas" không chỉ áp dụng cho các từ mà
còn cho các cụm từ, các mệnh đề và các câu. Bất cứ cụm từ nào đều là một
chuỗi ký hiệu và chuỗi này có thể được xem như là một mối quan hệ hình
tuyến - đó là mối quan hệ theo đường nằm ngang giữa các kí hiệu trong cụm
tính từ sau đây "very proud of her achievement". Trong cụm tính từ này có
mối quan hệ hình tuyến, bao gồm ba kí hiệu trong một trật tự rất điển hình.
Adverb + Adjective + Preposition + Prepositional Complement.
(Trạng từ + tính từ + giới từ + bổ ngữ của giới từ)
- 9 -
■ Yy'tije'i .T/ư lío^ui
1
- ~K>m -
ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Tóm lại, khi một người nghe hoặc nhìn thấy một lời nói hoặc chữ viết,
phạm vi mà anh ta có thể nhận biết được là theo đường ngang, đường này
biểu thị trật tự theo đường ngang của các đơn vị ngôn ngữ. Có lẽ nguyên tắc
đường hướng của ngôn ngữ là tự nhiên và đơn giản. Tuy nhiên, nó lại chi
phối tất cả các cách mà ngôn ngữ biểu hiện [6; 126 ].
Trật tự từ có chức năng xác định ý nghĩa trong câu. Việc thay đổi trật tự từ
có những hiệu quả nhất định, có tác dụng nhấn mạnh một bộ phận nào đó
trong câu, thay đổi ý nghĩa của câu hoặc ý nghĩa của câu trở nên mơ hồ.
Ahn Kyong Hwan [ 10 ] đã chỉ ra trật tự chính là sự sắp xếp có tính chất
hình tuyến (trước - sau) các kí hiệu ngôn ngữ.
Trật tự bao gồm những loại khác nhau. Có thể nói đến một loại trật tự có
tính chất ngữ âm và cũng có thể nói đến một loại trật tự mang tính chất hình
thái học ( hay trật tự từ pháp). Tác giả cho rằng dù là trạng ngữ hay là mệnh
đề thì trật tự của các thành tố của chúng nhìn chung được quy định một cách

chặt chẽ, tức là không thể tự do thay đổi trật tự. Tuy nhiên, trong những
trường hợp trật tự từ được quy định một cách chặt chẽ và có những lúc không
nhất thiết phải chặt chẽ do hoàn cảnh cho phép và như vậy quy tắc về trật tự
cú pháp có khả năng được vận dụng linh hoạt hơn.
1.1.2. Quan niệm về trật tự từ của các nhà Việt ngữ học:
Như chúng ta đã biết việc nghiên cứu trật tự từ tiếng Việt chưa có công
trình nào được trình bày theo một hệ thống. Thay vào đó, có nhiều công
trình nghiên cứu cú pháp để khám phá cấu tạo của tiếng Việt, v ề việc nghiên
cứu trật từ từ của tiếng Việt từ năm 1954 trở lại đây, chúng tôi có thể đưa ra
một số công trình tiêu biểu của Nguyễn Kim Thản, (1963/1964), Nguyễn
Tài Cẩn, (1975). Hoàng Trọng Phiến, (1980). Nguyễn Kim Thản, (1981).
Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1992) đề cập đến cấu tạo từ,
cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.
- 10 -
Nguyễn Kim Thản đã tổng hợp về ngữ pháp tiếng Việt [ 19 ], trong đó,
những vấn đề trật từ từ và cấu tạo câu cũng được xem xét một cách khá kỹ.
Về chủ đề “loại quan hệ chính phụ”, tác giả nói về quy tắc trật tự cú
pháp tiếng Việt như sau: Những từ ghép theo kiểu tính từ + danh từ (như “vui
tính”) lâu nay bị coi là cấu tạo ngược quy tắc cú pháp tiếng Việt. Nhưng theo
ý chúng tôi, trật tự của các từ tố đó rất hợp với trật tự cú pháp tiếng Việt, bởi
vì theo quy tắc của tiếng Việt (trừ trường hợp số từ kết hợp với danh từ) yếu
tố khái quát đặt trước, yếu tố bổ sung đặt sau.
Tác giả minh hoạ cấu tạo nội bộ của từ có quan hệ chính phụ:
" v < f * iy r » ! ĩ ì u Ỉ W o a t y (O a n h ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIÉNG ANH - VIỆT
Từ
Chính Phụ
chính phụ
Tác giả cũng giải thích về thành phần của từ tổ: “Hai nhóm thực từ cơ
bản trong tiếng Việt là thể từ và vị từ. Thành phần phụ vào thể từ là định ngữ
thành phần phụ thêm vào vị từ để làm cho nó trọn vẹn về mặt ngữ pháp gọi là

bổ ngữ [ 19: 413 ]. Định ngữ và bổ ngữ là hai thành phần phụ trong từ tổ,
được minh hoạ như sau:
Thể từ
Vị từ
Định ngữ
(Nòng cốt)
Định ngữ (Nòng cốt)
Bổ ngữ
Bổ ngữ
Tác giả cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của ngữ pháp học Pháp: “Trong
ngữ pháp học Pháp, người ta cho rằng câu có ba thành phần: Chủ ngữ, động
từ và bổ ngữ. Bổ ngữ trong ngữ pháp học Pháp bao gồm cả hai thành phần gọi
là định ngữ và bổ ngữ.” [ 19: 414 ]
- 11 -
.
Y jjuyeti 3 ĩ ù MCoàng 0 a n / ị
í. ~

-
.
ĐỐI CHIỂU TRẬT Tự TỬ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
ế :
Tác giả cũng phân chia từ tổ thành: từ tổ động từ , từ tổ tính từ, từ tổ
số từ , từ tổ kiểu hán và từ tổ danh từ . Và tác giả đã trình bày các loại mô
hình trật tự của từ tổ theo từ loại như sau:
2.2.1. Từ tổ động từ
2.2.1.1. Từ tổ động từ + danh từ:
’ Từ tổ danh từ + động từ + danh từ.
Từ tổ danh từ + động từ + giới từ + danh từ.
Từ tổ danh từ + động từ + danh từ + danh từ.

Từ tổ danh từ + động từ + danh từ là danh từ.
Từ tổ danh từ + động từ + danh từ + động từ.
2.2.1.2. Từ tổ động từ + thời vị từ.
2.2.1.3. Từ tổ động từ + số từ.
2.2.1.4. Từ tổ động từ + động từ
Từ tổ danh từ + động từ + động từ.
Từ tổ danh từ 4- động từ + động từ + động từ.
2.2.1.5. Từ tổ động từ + tính từ.
<
2.2.2. Từ tổ tính từ.
2.2.2.1. Từ tổ tính từ + danh từ.
— Từ tổ danh từ + tính từ + danh từ.
Từ tổ danh từ + tính từ + giới từ + danh từ.
2.2.2.2. Từ tổ tính từ + động từ.
2.2.2.3. Từ tổ tính từ + tính từ.
2.2.2.4. Từ tổ tính từ + số từ.
2.2.2.5. Từ tổ tính từ + thời vi từ
2.2.3. Từ tổ số từ.
- 1 2 -
v u i f S i i - ĩ / u J C o a iu i ( h a n / í
ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
2.2.4. Từ tổ danh từ.
2.2.4.1. Từ tổ danh từ + danh từ.
Từ tổ danh từ + danh từ.
Từ tổ danh từ + giới từ + danh từ.
\ Từ tổ danh từ +(giới từ) + danh từ.
2.2.4.2. Từ tổ danh từ + thời vị từ.
2.2 A 3 . Từ tổ danh từ + số từ.
2.2.4.4. Từ tổ danh từ + động từ.
2.2.4.5. Từ tổ danh từ + tính từ.

2.2.4.6. Từ tổ danh từ + đại từ chỉ định
2.2.5. Từ tổ thời vị từ.
Nguyễn Kim Thản định nghĩa định ngữ như sau: “Thành phần phụ
thuộc của thể từ gọi là định ngữ. Định ngữ có tác dụng hạn định phạm vi
khái quát của thể từ, và là thành phần của từ tổ.” [ 19: 484 ]
Về vị trí của các định ngữ, tác giả cho rằng: “Ta thấy một quy luật rất
chặt chẽ là định ngữ có tác dụng hạn chế về số lượng, khối lượng bao giờ
cũng đặt ở trước danh từ, còn những định ngữ có tác dụng biểu thị đặc
trưng, sở thuộc, chỉ định về phương diện của thể từ thì bao giờ cũng đặt ở
sau”. Tác giả nêu một biểu đồ giản đơn về cấu tạo của từ tổ danh từ như sau:
- 1 3 -
:ĩ/ụ òV í à t ư ỵ ( O a n h ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÁU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Cấu tạo nội bộ của từ tổ danh từ:
-2
- 1
N
+ 1
+ 2
+ 3
+ 4
Tất cả
hai
thúng
gạo
đầy ắp ấy
của bà
Khối
lượng
toàn
thể.

SỐ từ chỉ
lượng, danh
từ chỉ số
lượng và
lượng từ
(những, các).
Danh
từ
trung
tâm.
Những
danh từ
chỉ sự
vật
Những
từ hay
những từ
tổ có tác
dụng chỉ
thuộc
tính
Định
ngữ do
những
đai từ
*
Định
ngữ sở
thuộc


Có thể chuyển
dịch cho nhau
Hai sơ đồ về vị trí N và vị trí + 2 được tác giả chỉ ra chi tiết hơn:
Cấu tạo nội bộ của N.
N
1
-
K
n
N
Trợ từ Phó danh từ
Danh từ trung tâm
Cái thằng
người
Cái thằng
hâm
- 1 4 -
Cấu tạo nội bộ của + 2
ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
+ 2
a
b c d
Cái
bánh
rán
nhân thịt nóng mua ban
sáng
Định ngữ có tác dụng
phân biệt chủng loại của
danh từ được hạn định,

làm cho sự vật danh từ
này biểu thị khác hẳn sự
vật cùng một tên gọi
Định ngữ
biểu thị
đặc trưng
cụ thể hơn
Định ngữ biểu
thị những
thuộc tính nhất
thời của sự vật
Định ngữ
thường do từ tổ
chính phụ hay
từ tổ tường
thuật đảm
nhiệm
Từ tổ kiểu Hán bao gồm những từ gốc Hán dịch sang tiếng Việt như:
Trường kỳ kháng chiến
—► Kháng chiến trường kỳ
Đệ nhất đẳng điền
► Ruộng hạng nhất.
Tác giả cũng nêu lên tính quan trọng của trật tự từ và vị trí của chủ
ngữ và vị ngữ. Có khi từ làm thành phần vị ngữ cũng không biến hình , như
là khi nó do danh từ biểu thị. Trong trường hợp này, trật tự cú pháp là tiêu
chuẩn quan trọng: từ đặt trước là chủ ngữ, từ đặt sau là vị ngữ.
Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ được tác giả giải thích như sau: Quan
hệ giữa vị ngữ và chủ ngữ có khác với quan hệ giữa định ngữ và danh từ, bổ
ngữ và động từ . Mối quan hệ đó có thể gọi là quan hệ hai chiều . Nhưng nếu
xét về công dụng trong giao tiếp và trao đổi tư tưởng thì phải nhận ra rằng vị

ngữ quan trọng hơn chủ ngữ.
Trong tiếng Việt, T được ký hiệu là trạng ngữ. Trạng ngữ biểu thị địa
điểm , thời điểm, nguyên nhân , mục đích
Ví dụ : Hồi ấy, tôi hai mươi tuổi
- 1 5 -
V
Vỳuiýễn M a 3Coà»tg 0 a n / ị
■ * tìSlít
ĐỐI CHIỂU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
Mặt khác, trạng ngữ trong tiếng Việt cũng khác với những bổ ngữ của
động từ , biểu thị thời hạn hay điểm mục đích về trị trí của nó. Ở trong câu,
những bổ ngữ này chỉ có thể đặt sau động từ chứ không đảo lên đầu câu
được
Ví dụ: Tôi học ba tháng
Những từ biểu thị thời gian và địa điểm này đảo lên chủ ngữ và vị ngữ
sẽ trở thành danh từ trung tâm của từ tổ.
Ví dụ: Ba tháng tôi học
Cấu tạo câu trong tiếng Việt được tác giả phân chia thành 3 loại câu:
Câu song phần, câu đơn phần và câu danh xưng. Trong ba loại đó, câu song
phần là loại câu phổ biến nhất. Câu song phần gồm có hai bộ phận chủ yếu,
đó là chủ ngữ và vị ngữ.
1
2
Chủ ngữ
Vị ngữ
Tác giả giải thích về chủ ngữ và vị ngữ như sau:
Chủ ngữ: Từ loại thường dùng nhất để biểu thị chủ ngữ trong câu song
phần của tiếng Việt là thể từ và đại từ. Ngoài ra, thời vị từ như ngày mai,
trên, dưới, trong ngoài và vị từ như là, đi, làm, học có thể làm chủ ngữ.
Tác giả nói rằng, có khi bộ phận chủ ngữ được lặp lại từ hai lần trở

Chủ ngữ 1 Chủ ngữ 2
Chủ ngữ 3
Vị ngữ: vị ngữ trong câu song phần tiếng Việt là bộ phận quan trọng
nhất của câu. Nó biểu thị những đặc trưng của chủ ngữ và đứng ở vị trí thứ
- 1 6 -
V
V ì ỷ U i ỷ ẽ n ĩ ĩ ỉ ù 3 C o à n g @ a ti Jị
ĐÓI CHIỂU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẼNG ANH - VIỆT
hai trong câu. Xét về mặt cấu tạo , có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: Loại
vị ngữ vị từ và loại vị ngữ thể từ và vị ngữ có thẻ lặp lại từ hai lần trở lên.
Vị ngữ 1
Vị ngữ 2 Vị ngữ 3
Hơn nữa, tác giả còn đề cập quan hệ về ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị
ngữ được chia thành 5 loại kết cấu đó là:
1. Thể từ + vị từ:
TT
Chủ ngữ Vị ngữ
1 Kẻ hoạt động
hoạt động
2
Đối tượng chịu sự chi phối của
hoạt động
hoạt động
3
Kẻ chỉ huy hoạt động tường
thuật trong vị ngữ
hoạt động và kẻ chịu sự chỉ huy của vị
ngữ để hoạt động
4
Kẻ mang những đặc tính biểu thị những thuộc tính, tính chất của

chủ ngữ
a. danh từ
b. thời vị từ + danh từ
c. danh từ 1
tính từ
tính từ
tính từ + danh từ 2
(có thể đảo lên: danh từ 2 + danh từ 1 +
tính từ )
5
Danh từ động từ đặc chỉ biểu thị
2. Thể từ + là + vị từ:
3. Thể tù + là + thể từ:
4. Thể từ + thể từ:
5. Các kết cấu khác:
- 17 -
ŨẠI MVC .VwOC
Sỉ!
y ' u / - i i Ạ
_ - —
-
VguyỈH .Ĩ7ự đ& iàng (Oanh ĐÓI CHIẾU TRẬT Tự TỬ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
2
■ • r # i t n .
. . Jầ í .
Trong trường hợp đặc biệt, nó cũng có thể đứng giữa chủ ngữ và vị
ngư.
1 2
Chủ ngữ
Khởi ngữ Vị ngữ

Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa thời
điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện hay tình thái. Trạng
ngữ có khả năng biến đổi về vị trí trong câu tự do hơn các thành phần khác.
Hai vị trí thường thấy của nó là đầu câu (trước vị trí 1) và cuối câu (sau vị trí
2). Điều đáng chú ý ở đây là nếu đã có một khởi ngữ ở đầu câu thì không có
trạng ngữ nữa như là:
1 2
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
Hoặc:
1 2
Chủ ngữ Vị ngữ
Trạng ngữ
Đôi khi chúng ta có thấy cấu tạo đã âu hoá như là:
1
2
Chủ ngữ Trạng ngữ
Vị ngữ
Nguyễn Tài cẩn (1998) đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến trật tự từ.
Chúng ta hãy xem các vấn đề mà ông đưa ra về vị trí của thành tố phụ như
sau: Những thành tố phụ có thể đứng cả trước cả sau trung tâm được xem là
các thành tố phụ tự do như lăng lẽ ở hai khả năng nói:
Cũng lăng lẽ ra đi lúc 9 giờ sáng
- 1 9 -
Công thức cấu tạo câu song phần được tác giả tóm tắt trong bảng sau:
■ J y m i ' t t . 7 / ạ . J Ủ À ,I Ị / 0 a n h ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG ANH - VIỆT
TT Chủ từ
(chủ ngữ)
Hệ từ Vị từ

(vị ngữ)
Ví dụ
1 Thể từ
vị từ
Nó/ ngủ
2 Thể từ
là vị từ
Nguyên vọng của tôi/ là học
3
Thể từ là Thể từ Cha tôi/ là công nhân
4 Thể từ
(là)
từ tổ, thể từ Anh ta/ người Hà nội
5
Thể từ
(là)
giới ngữ
Cái áo này/ bằng lụa
6
Thể từ
c — V
Bà ta/ khổ người thô
7
Thể từ là
c — V
Ý kiến của tôi / là mọi người cùng làm
8
Vị từ Vị từ Học tập/ đi đôi với tu dưỡng
9
Vị từ là Vị từ

Học tập/ là nâng cao nhận thức
10
Vị từ là thể từ
Ra trận / là ý muốn chung
11 Vị từ là
c — V Học tập/ là mọi người chung sức lại
mà làm
12 Vị từ

giới ngữ
Học/ là để phục vụ nhân dân
13 c - V
vị từ
Anh cười / làm tôi thẹn
14
c — V

vị từ
Anh làm/ là đúng
15 c — V
là thể từ
Anh không đi/ là một điều hay
16
C — V là
í
giới từ
Nó bỏ mày/ là tại nó.
Khởi ngữ là thành phần thứ yếu của câu thường xuyên đứng trước vị
trí 1 trong câu song phần
1

2
Khởi ngữ Chủ ngữ
Vị ngữ
- 18 -
■ V y n y ỉ n . ĩ ỉ u . í ù à H Ị / f ì a n h ĐỐI CHIẾU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIỂNG ANH - VIỆT
Trong trường hợp đặc biệt, nó cũng có thể đứng giữa chủ ngữ và vị
ngữ.
1
2
Chủ ngữ
Khởi ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa thời
điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện hay tình thái. Trạng
ngữ có khả năng biến đổi về vị trí trong câu tự do hơn các thành phần khác.
Hai vị trí thường thấy của nó là đầu câu (trước vị trí 1) và cuối câu (sau vị trí
2). Điều đáng chú ý ở đây là nếu đã có một khởi ngữ ở đầu câu thì không có
trạng ngữ nữa như là:
1 2
Trạng ngữ Chủ ngữ
Vị ngữ
Hoặc:
1
2
Chủ ngữ Vị ngữ
Trạng ngữ
Đôi khi chúng ta có thấy cấu tạo đã âu hoá như là:
1
2
Chủ ngữ

Trạng ngữ
Vị ngữ
Nguyễn Tài cẩn (1998) đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến trật tự từ.
Chúng ta hãy xem các vấn đề mà ông đưa ra về vị trí của thành tố phụ như
sau: Những thành tố phụ có thể đứng cả trước cả sau trung tâm được xem là
các thành tố phụ tự do như lăng lẽ ở hai khả nãng nói:
Cũng lăng lẽ ra đi lúc 9 giờ sáng
- 1 9 -
^ & /ụ .X íx in y fia„ Á ĐỐI CHIỂU TRẬT Tự Từ TRONG CÂU ĐƠN TIỂNG ANH - VIỆT
ềfcí'' -riấhv*' .2' . jwWtSK*E-»- «**- *
Cũng ra đi lăng lẽ lúc 9 giờ sáng
Sau đó, tác giả giải thích về sự biến đổi đoản ngữ của trật tự cố định và
trật tự tự do, được minh hoạ ở ví dụ sau:
+ Một cái áo rất dài lụa (-)
+ Một cái áo lụa rất dài (+)
+ Một cái áo rất dài bằng lụa (+)
+ Một cái áo bằng lụa rất dài (+)
Nếu đối chiếu ở ví dụ thứ ba với ví dụ đầu chúng ta thấy việc thêm
quan hệ bằng đã làm cho đoản ngữ chuyển từ trạng thái không thể chấp nhận
được sang trạng thái chấp nhận được . Hơn nữa việc thêm một giới từ bằng
chính là nhân tố đã làm cho đoản ngữ chuyển từ trạng thái trật tự cố định
sang trạng thái trật tự tự do.
Ngoài ra, trật tự từ và nhịp điệu âm hưởng được tác giả cho là rất quan
trọng: Vấn đề khối lượng của thành tố và hậu quả của nó — vấn đề trật tự ,
vấn đề nhịp điệu âm hưởng trong đoản ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng
trong trật tự tiếng Việt, v ề danh ngữ, tác giả chia tổ chức nội bộ ra thành
trung tâm, phần đầu và phần cuối:
phần đầu trung tâm
phần cuối
Ba người này

Vấn đề trái ngược nhau giữa quan hệ ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa
trong danh ngữ ở một số trường hợp.
năm
ấy
——
về ngữ pháp
chính
phụ
về ý nghĩa
chính
phụ
-20-

×