Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.61 KB, 72 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÝ QUẾ PHƢƠNG



NGHIÊN CỨU NHÓM VỊ TỪ CHỈ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================



LÝ QUẾ PHƢƠNG


NGHIÊN CỨU NHÓM VỊ TỪ CHỈ TÌNH
CẢM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT



NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ:

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN THIỆN GIÁP




Hà Nội- 2012


Mục Lục

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6
6. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Kết cấu của luận văn 8
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN: LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA VÀ VIỆC
MIÊU TẢ TỪ VỰNG………………………………………………… ………9
1.1 LÍ THUYẾT VỀ TRƢỜNG NGHĨA VÀ TRƢỜNG TỪ VỰNG 9
1.2 NHỮNG QUAN HỆ VỀ NGHĨA 16
1.3 ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG NGÔN NGỮ 23
CHƢƠNG II NGHIÊN CỨU NHÓM VỊ TỪ CHỈ TÌNH CẢM TRONG
TIẾNG HÁN………………………………………………………………… 25


2.1 “THẤT TÌNH LỤC DỤC” – QUAN ĐIỂM CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI TÌNH CẢM 25
2.2 PHÂN TÍCH VỊ TỪ CHỈ TÌNH CẢM “爱 ÁI” VÀ “恶 Ố” TRONG TIẾNG
HÁN 39
CHƢƠNG III NGHIÊN CỨU NHÓM VỊ TỪ CHỈ TÌNH CẢM TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ SO SÁNH VỚI TIẾNG HÁN 56
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
















1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tâm lí học cho rằng, tình cảm là sự thể nghiệm thái độ của con ngƣời
đối với sự vật khách quan có phù hợp với nhu cầu của bản thân mình hay
không. Tình cảm là một phản ứng tâm lí của con ngƣời đối với sự kích thích
bên ngoài, bao gồm các mặt nhƣ cảm giác, sinh lí, hành vi, kinh nghiệm, tri
nhận và khái niệm hóa v.v. Ortony cho rằng đa số tình cảm đến từ sự giải
thích tri nhận. Quá trình tri nhận của con ngƣời không ngừng lặp lại và ngày
càng sâu sắc hơn, làm cho con ngƣời có những cảm giác nhất định đối với sự
vật, và tỏ ra những phản ứng nhất định, tạo thành tình cảm. Những tình cảm
khác nhau liên quan đến quá trình tri nhận khác nhau. Tình cảm thƣờng liên
quan đến cơ chể sinh lí của con ngƣời, ngƣời khỏe thƣờng mặt mày rạng rỡ,
còn ngƣời ốm thì thƣờng đa sầu đa cảm. Tình cảm cũng liên quan đến môi
trƣờng xã hội của loài ngƣời, khi thành công ngƣời ta sẽ phấn khởi xúc động,
khi thất bại thì sẽ chán nản thất vọng. Tình cảm là sự phản ánh về cách tƣ
duy và cách sống phổ biến và độc đáo của loài ngƣời. Mọi ngƣời đều có tình
cảm chung – vui, buồn, yêu, ghét, tức, sợ v.v. Tình cảm có thể là sự biểu
hiện chung của tập thể, ví dụ nhƣ vẻ vui mừng phấn khởi của ngƣời ta trong
những ngày tết và ngày lễ, cũng có thể là sự biểu thị đơn độc của cá thể, ví




2

dụ nhƣ sự đau buồn của một ngƣời trong khi mất ngƣời thân. Tình cảm có
thể lộ ra một cách cụ thể qua nét mặt, cũng có thể đƣợc thể hiện một cách
trừu tƣợng qua ngôn ngữ.
Cách bày tỏ tình cảm của dân tộc khác nhau có sự giống nhau, cũng có
sự khác nhau. Ngƣời dân các nƣớc đều sử dùng phƣơng tiện ngôn ngữ và
phƣơng tiện phi ngôn ngữ để bày tỏ tình cảm. Các phƣơng tiện phi ngôn ngữ
nhƣ nét mặt, thần sắc của mắt, động tác của tay và cơ thể v.v. cũng có thể dùng
để bày tỏ tình cảm phong phú. Ví dụ ngƣời ta nghiến răng nghiến lợi khi tức
giận, thƣờng mặt mày hớn hở khi vui mừng, đỏ mặt tía tai khi cảm thấy xấu hổ,
những cái này đều đƣợc bày tỏ ra qua nét mặt. Ngƣời ta hoa chân múa tay trong
khi phấn khởi, hai tay chống nạnh, giậm chân đấm ngực trong khi bực bội, giọng
nói cao lên và tiết tấu hoan khoái trong khi vui mừng, những điều này đều là
đƣợc bày tỏ ra qua biểu cảm dáng điệu. Tình cảm của con ngƣời rất phức tạp, sự
biểu đạt của tình cảm cũng rất phức tạp, thƣờng là hai hoặc ba loại đồng thời
xảy ra trong ba loại là vẻ mặt, biểu cảm dáng điệu, biểu cảm ngôn ngữ. Mà ngôn
ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài ngƣời, cách biểu đạt tình cảm
quan trọng nhất, thƣờng dùng nhất cũng là qua ngôn ngữ, ví dụ nhƣ thông qua
những kiểu câu, ngữ điệu, từ ngữ nhất định để biểu đạt. Phƣơng tiện giao lƣu
của ngôn ngữ biểu đạt tình cảm, bao gồm các từ tình cảm mà trực tiếp biểu thị
tình cảm, tức là các từ và cụm từ có nghĩa mặt chữ là bày tỏ tình cảm, thán từ



3

trút ra tình cảm, và sự ẩn dụ tình cảm ngụ ý tình cảm. Từ ngữ biểu đạt tình cảm

chủ yếu bao gồm danh từ, động từ, tính từ, thán từ và những cụm từ cố định.
Thán từ trong tiếng Hán đều biểu đạt tình cảm, nhƣng các thán từ này chỉ có thể
dùng để biểu đạt sự thể nghiệm của bản thân ngƣời nói, không thể dùng để kể lại
tình cảm của ngƣời khác, do đó trong tiếng Hán cũng có những danh từ, động từ,
tính từ, cụm từ cố định biểu thị tình cảm để bù đắp sự thiếu sót của thán từ về
mặt biểu đạt tình cảm, mà trở thành thành viên quan trọng để biểu đạt tình cảm
trong ngôn ngữ. Trong đó vị từ chỉ tình cảm là phong phú nhất trong các từ này.
Chính những lý do đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhóm vị
từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt” cho luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
học, chuyên ngành Ngôn ngữ học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về các từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán, theo sự khảo sát của tác giả, trƣớc
đây chƣa có nhiều ngƣời nghiên cứu, cho đến những năm 80 của thế kỷ XX có
thể nói là chƣa có, đến những năm 90 của thế kỷ XX có mấy bài luận văn nghiên
cứu so sánh những từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Anh, ví dụ: “Sơ lƣợc
khảo sát đặc điểm bổ sung quan niệm và sự chênh lệch về sắc thái tình cảm giữa
các từ tƣơng đƣơng nhau trong tiếng Hán và tiếng Anh” của Đổng Kiếm Kiều,
còn có những công trình nghiên cứu về sắc thái tình cảm của từ, ví dụ nhƣ
“Thảo luận về sắc thái tình cảm của nghĩa từ” của Vƣơng Hóa Bằng, “Sắc thái
tình cảm của từ ngữ nhìn từ nhiều góc độ” của Lý Thứ Nhân, “Sơ lƣợc khảo sát



4

về sắc thái tình cảm của từ ngữ” của Ngụy Khâm Văn v.v. Những bài luận văn
này chủ yếu nghiên cứu sắc thái tình cảm là nhu cầu của sự biểu thị tình cảm, và
tính dân tộc, tính phát triển, hiệu quả tu từ v.v. của chúng. Phần lớn đều không
có liên quan trực tiếp với các từ chỉ tình cảm. Còn có mấy bài viết về mặt vận
dụng sắc thái tình cảm của từ, ví dụ nhƣ “Thử khảo sát sự vận dụng của sắc thái

tình cảm trong ngôn ngữ” của Lý Xƣơng Niên, “Phân tích sơ qua về cách dùng
của từ tình cảm” v.v. Còn có mấy bài viết về sự vận dụng sắc thái tình cảm của
từ, ví dụ nhƣ “Phân tích sự ẩn dụ của các từ biểu thị tình cảm mặt trái”.
Đến những năm gần đây, cũng có một số bài viết về các từ chỉ tình cảm
trong tiếng Hán, ví dụ nhƣ “Nghiên cứu về các từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán”
của Ninh Kì, “Nghiên cứu về sự phán biệt khuynh hƣớng ngữ nghĩa của các từ
chỉ tình cảm trong tiếng Hán” của Yao Tian Fang và Lou De Cheng v.v
Nhìn vào những bài trên, sự nghiên cứu của các tác giả đều có đặc điểm
riêng của họ, và cũng đã có đƣợc những thành quả, nhƣng đối với một số vấn đề
chƣa đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn, đối với một số vấn đề cũng chƣa đƣợc nhất
trí. Nhất là đối với ngữ nghĩa của các từ chỉ tình cảm, cụ thể là ngữ nghĩa của
các vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán thì chƣa có ngƣời nghiên cứu. Trong tiếng
Việt, có luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Trâm với đề tài là “Đặc trƣng ngữ
nghĩa – ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tiếng Việt”
nghiên cứu về mặt này, nhƣng chƣa có sự so sánh với tiếng Hán. Đối với lĩnh



5

vực ngƣời ta chƣa nghiên cứu đến, tác giả muốn thử tiến hành một số sự khám
phá, và mong sẽ có đƣợc một sự đóng góp đối với việc nghiên cứu về các vị tù
chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả sẽ phân tích và so sánh nhóm vị từ
chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu và
giảng dạy tiếng Hán và tiếng Việt.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ

nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Về mặt lí luận, khảo sát các khái niệm về trƣờng nghĩa, phân biệt trƣờng
nghĩa với trƣờng từ vựng, nắm bắt các phƣợng pháp nghiên cứu, làm cơ sở lí
luận cho việc phân tích nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Phân tích trƣờng nghĩa và trƣờng từ vựng của nhóm vị từ chỉ tình cảm
trong tiếng Hán và tiếng Việt, và trên cơ sở đó tiến hành công việc so sánh và
đƣa ra kết luận.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu



6

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là nhóm vị từ chỉ tình cảm trong
tiếng Hán và tiếng Việt.
- Phạm vi nghiên cứu
Phậm vi nghiên cứu của luận văn là nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng
Hán trong mục “tình cảm” của “Từ điển phân loại Hán Ngữ hiện đại” do nhà
xuất bản đại từ điển Hán ngữ xuất bản, bao gồm “vui, buồn, yêu, ghét, tức,
sợ”v.v.,nhƣng trong phạm vi này, tôi chỉ đi sâu vào 2 vị từ chỉ “爱 yêu, 恶 ghét”
trong tiếng Hán và tiếng Việt.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, luận văn
sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về các từ chỉ tình cảm
trong tiếng Hán và tiếng Việt, giải quyết đƣợc những vấn đề mà ngƣời ta chƣa
quan tâm đến.
- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm cho những công
trình nghiên cứu về các vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, và trên
cơ sở đó tiến hành công việc so sánh, tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa
nhóm từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập tiếng Hán cũng nhƣ tiếng Việt.



7

Ngoài ra, quá trình nghiên cứu đề tài cũng sẽ là một cơ hội để tác giả luận
văn tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng phân tích và nghiên cứu của mình, và
sẽ có đƣợc sự giúp ích trong công việc học tập và giảng dạy sau này.
6. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận của luận văn là những thành quả của lí luận về trƣờng nghĩa
của nhóm từ “yêu” và “ghét”, đặc trƣng trƣờng nghĩa và ngữ dụng của các từ
trong hai trƣờng đó trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng
kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Thủ pháp phân tích trƣờng nghĩa
- Xác lập trƣờng
- Quan hệ về nghĩa trong trƣờng
+ đồng nghĩa
+ trái nghĩa
+ tổng phân nghĩa
+ bao nghĩa
Tất cả các phƣơng pháp kể trên đều có tác động tích cực vào kết quả của
luận văn.




8

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, những nội dung chủ yếu của luận
văn đƣợc trình bày trong 3 chương,5 tiết, 74 trang.





















9


CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN: LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA VÀ
VIỆC MIÊU TẢ TỪ VỰNG

1.1 LÍ THUYẾT VỀ TRƢỜNG NGHĨA VÀ TRƢỜNG TỪ
VỰNG
1.1.1 Lí thuyết trƣờng nghĩa
Trong tiếng Hán, trƣờng nghĩa còn có thể gọi là hệ thống nghĩa vị, hệ
thống nghĩa vị lớn hơn và phức tạp hơn hệ thống ngữ âm và hệ thống ngữ pháp.
Tuy nhiên, vào thời xƣa, Huấn Hỗ học đã có những nhận thức sơ bộ đối với sự
liên hệ và hệ thống của nghĩa chữ và nghĩa từ.
Cuốn sách “Nhĩ Nhã” đƣợc nhiều ngƣời cùng nhau biên soạn từ thời Châu,
thời Tần cho đến thời Hán, bao gồm 19 thiên: các chữ và từ đƣợc thu thập trong
thiên 4 đến thiên 19 đƣợc phân loại về mặt nghĩa theo “thân, cung, khí, nhạc,
thiên, địa, khâu, sơn, thủy, thảo, mộc, trùng, ngƣ, điểu, thú, súc”(Thích Thân:
giải thích các cách xƣng hô thân thuộc; Thích Cung: giải thích kiến trúc cung
đình; Thích Khí: giải thích các vật dụng hàng ngày, ẩm thực, y phục; Thích
Nhạc: giải thích về âm nhạc;Thích Thiên: giải thích về thiên văn, lịch pháp;
Thích Địa: giải thích về địa lý, hành chính; Thích Khâu: giải thích về Khâu Lăng,
cao địa; Thích Sơn: giải thích về núi; Thích Thuỷ: giải thích về sông ngòi; Thích
Thảo: giải thích về hoa cỏ; Thích Mộc: giải thích về cây cối; Thích Trùng: giải



10

thích về côn trùng; Thích Ngƣ: giải thích về cá; Thích Điểu: giải thích về chim;
Thích Thú: giải thích về động vật; Thích Súc: giải thích về động vật.)Hơn nữa,

trong những điều mục của các thiên trên đã thu thập một nhóm chữ có sự liên hệ
chặt chẽ về mặt nghĩa, ví dụ nhƣ trong "Thích Khí" có câu “kim vị chi lũ, mộc vị
chi khắc, cốt vị chi thiết, tƣớng vị chi tha, ngọc vị chi trác, thạch vị chi ma.”(có
nghĩa là tuy đều là động tác gia công các loại vật dùng, nhƣng dựa vào đối tƣợng
khác nhau thì động từ cũng khác nhau: gia công vàng thì dùng từ "lũ", gia công
gỗ thì dùng từ "khắc" ). Ngoài ra, trong thiên 1 – “Thích Hỗ” đã lập điều mục
theo các chữ và từ đồng nghĩa và gần nghĩa, điều này chứng minh rằng ngƣời
biên soạn đã biết khái niệm đồng nghĩa. Trong “Nhĩ Nhã” có hiện tƣợng phản
huấn, Quách Phác của thời Đông Tấn là ngƣời đầu tiên chú ý đến hiện tƣợng
này. Trong “Nhĩ Nhã Chú” ông đã nêu rằng: “tứ” vừa có nghĩa là xƣa, vừa có
nghĩa là nay, xƣa tức là nay, nay tức là xƣa, nghĩa này tƣơng phản và lại tƣơng
thông với nhau. Ngoài ra, ông Từ Khải trong thời Nam Đƣờng trong “Thuyết
Văn· Mộc Bộ” đã nhắc đến hiện tƣợng đa nghĩa.
Ngữ nghĩa học truyền thống đối với vài mặt về sự liên hệ và hệ thống của
nghĩa từ, đã có đƣợc những thành quả nghiên cứu, sự nghiên cứu này khá rõ
ràng và tỉ mỉ, chủ yếu thể hiện ở các từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đa nghĩa.
Trong một thời gian rất lâu, các học giả Trung Quốc đã áp dụng các luận điểm
này tiến hành nhiều nghiên cứu đối với các hiện tƣợng liên quan trong tiếng Hán



11

hiện đại, tiếng Hán cổ đại và các phƣơng ngôn tiếng Hán, các luận điểm này
không những có giá trị thảo luận, mà còn có giá trị thực dụng. Chúng đã đóng
một vai trò rất quan trọng đối với các công tác nhƣ giảng dạy ngôn ngữ, viết,
phiên dịch và biên soạn từ điển v.v
Nhƣng chúng ta cũng phải nhận thức rằng, trong huấn hỗ học và ngữ
nghĩa học truyền thống, sự nhận thức đối với sự liên hệ và hệ thống của nghĩa từ
rất có hạn. Sự nhận thức của huấn hỗ học rất thô sơ, sự phân tích của ngữ nghĩa

học truyền thống tuy tỉ mỉ và sâu sắc hơn, nhƣng mặt nhắc đến cũng rất hẹp.
Trong hệ thống nghĩa vị, hiện tƣợng đồng nghĩa và trái nghĩa chiếm tỉ số rất có
hạn, ngữ nghĩa học truyền thống hầu nhu khống có sự nghiên cứu gì đối với sự
liên hệ phức tạp giữa các nghĩa vị.
Về hệ thống nghĩa vị của ngôn ngữ, ngữ nghĩa học hiện đại có những giải
thích rất có giá trị, đó là những lí luận về trƣờng nghĩa. Humboldt sớm hơn
Saussure, là ngƣời đặt nền móng của ngôn ngữ học đại cƣơng, ông đã có quan
niệm sơ bộ về trƣờng nghĩa. Nhƣng những nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ
mới là những ngƣời đầu tiên nêu ra khái niệm trƣờng nghĩa và tiến hành công
việc nghiên cứu, trong đó nổi bật nhất là Trier. Lí luận trƣờng nghĩa của Trier
đƣợc nêu ra trong những năm 30 thế kỷ XX. Ullmann cho rằng lí luận của Trier
đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của ngữ nghĩa học. Lí luận này sau đó
do Trier và học sinh của ông ấy và L. Weisgerber phát triển. Đến những năm 50,



12

chomsky nêu ra ngữ pháp tạo thành cải biến, những nhà ngôn ngữ học nhân loại
ở Mỹ nêu ra cách phân tích nghĩa tố, việc nghiên cứu ngữ nghĩa ngày càng đƣợc
coi trọng, lí luận trƣờng nghĩa mới có đƣợc sự chú ý phổ biến. Hiện nay, lí luận
trƣờng nghĩa đã đƣợc phát triển rất lớn, nhiều nhà ngôn ngữ học Trung Quốc
cũng áp dụng và phát triển những lí luận này để nghiên cứu các hiện tƣợng ngôn
ngữ trong tiếng Hán.
Trƣờng nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý
nghĩa, trong đó, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ.
Các đơn vị từ vựng trong một trƣờng nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa.
Ví dụ nhƣ ý nghĩa chung của 7 nghĩa vị từ “thứ hai” đến “chủ nhật” trong tiếng
Hán hiện đại là chỉ chúng cùng nhau tạo thành một trƣờng nghĩa biểu thị các
ngày trong mỗi tuần, nghĩa tố mà chúng cùng nhau gồm có là “(trong 1 tuần)

(ngày)”. Sự khác biệt giữa 7 nghĩa vị này là chúng bao gồm các nghĩa tố khác
biệt từ ngày “(thứ nhất)” đến “(thứ bẩy)”v.v… Nhƣ vậy, các nghĩa vị trong một
trƣờng nghĩa bao gồm các nghĩa tố nhƣ nhau và khác nhau mà liên hệ với nhau,
bao gồm ý nghĩa hệ thống, mà tạo thành một trƣờng nghĩa, cùng nhau phản ánh
một hệ thống của thế giới bên ngoài.
Trƣờng nghĩa của tiếng Hán đã là một sự phản ánh đối với tính hệ thống
của thế giới bên ngoài, thì nó tất yếu phải phân chia thế giới bên ngoài. Sự phân
chia này chủ yếu có hai tình hình. Một là sự phản ánh trong ngữ nghĩa của một



13

sự phân loại vốn có nào đó trong thế giới bên ngoài, nhƣ tƣờng nghĩa “vàng, bạc,
đồng, sắt, thiếc” là nhƣ vậy. Đây là mấy loại kim loại mà dân tộc Hán thƣờng
xuyên tiếp xúc, chúng đƣợc chia thành 5 loại là do tính chất của bản thân chúng
quyết định, chúng ta không thể chia thành 6 loại hoặc 4 loại. Ngoài ra còn có
một tình hình, sự phân chia trƣờng nghĩa đối với sự vật, thƣờng đƣợc xem xét từ
nhận thức của con ngƣời, sự thuận tiện của giao tiếp và thói quen. Ví dụ hai
nghĩa vị trong trƣờng nghĩa “tốt, xấu” là đƣợc căn cứ vào ƣu điểm nhiều hoặc
khuyết điểm nhiều của sự vật và làm cho ngƣời ta hài lòng hoặc không hài lòng
mà phân chia. Thực ra theo tiêu chuẩn này chia thành hai là đơn giản nhất,
chúng ta hoàn toàn có thể chia thành ba, bốn, năm, thậm chí chia thành đẳng cấp
vô hạn. Ví dụ về nhiệt độ khác nhau, trong tiếng Hán dùng trƣờng nghĩa tứ
nguyên “nóng, ấm, mát, lạnh” để biểu thị. Sự phân chia này là tƣơng đối và
thuận tiện, còn có thể phân chia theo kiểu khác. Và trƣờng nghĩa cũng rất phức
tạp, có thể phân chia thành trƣờng nghĩa thứ tự, trƣờng nghĩa phân loại, trƣờng
nghĩa quan hệ v.v….

1.1.2 Trƣờng từ vựng và phân biệt trƣờng nghĩa với trƣờng từ vựng

Lgor A Mel’cuk và một số nhà ngôn ngữ học khác phân biệt rõ trƣờng
nghĩa và trƣờng từ vựng. Các ông định nghĩa trƣờng nghĩa nhƣ sau: trƣờng
nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có chung một thành tố nghĩa có giá trị nhận



14

diện một trƣờng nghĩa. Muốn hiểu rõ định nghĩa trên, cần biết khái niệm đơn vị
từ vựng. Theo các ông, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành
ngữ. Khái niệm trƣờng từ vựng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: trƣờng từ vựng của
một trƣờng nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng
thuộc trƣờng nghĩa này.
Đối với Mel’cuk, cách xử lí theo trƣờng nghĩa là một trong những nguyên
tắc cơ sở để biên soạn từ điển. Trong từ điển giải thích và kết hợp của ông, việc
miêu tả các đơn vị từ vựng bắt buộc phải đƣợc thực hiện theo trƣờng nghĩa hay
trƣờng từ vựng.
Khi soạn thảo các mục từ điển, các trƣờng và các từ ngữ cùng có vai trò
nhƣ nhau: chúng bảo đảm việc xử lí mỗi đơn vị từ vựng trong sự đối chiếu với
các đối tác “hàng ngang” (=trong các trƣờng) và các đối tác hàng dọc (=trong
các từ ngữ). Tuy nhiên, Mel’cuk và những ngƣời cùng làm việc với ông thừa
nhận rằng khái niệm trƣờng nghĩa không chặt chẽ nhƣ ngƣời ta tƣởng. Tính
không chặt chẽ, theo các ông, thể hiện ở ba điểm sau đây:
1) Ranh giới không đƣợc xác định cụ thể
2) Các từ vị có thể thuộc về nhiều trƣờng nghĩa.
3) Sự chồng chéo của các trƣờng nghĩa
Khái niệm trƣờng từ vựng cần đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Trƣờng từ vựng
của một trƣờng nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng




15

thuộc trƣờng nghĩa này. Ví dụ: trƣờng nghĩa “bộ phận cơ thể” trong tiếng Hán
có các từ nhƣ: 头(đầu),颈(cổ),肩(vai),腹(bụng),手(tay),脚(chân),
Mỗi từ vị nêu trên lại nằm trong một từ nhất định.
Từ “头(đầu)” gồm những từ vị sau: 1) Phần trên cùng của cơ thể con ngƣời
hay bộ phận trƣớc nhất của thân thể động vật; 2) Tóc hay kiểu tóc; 3) Phần trƣớc
nhất hoặc phần trên cùng của sự vật; 4) Điểm xuất phát của một việc nào đó; 5)
Phần còn lại của vật thể; 6) Trƣớc đây, ở phía trƣớc; 7) Thứ tự ở trƣớc, thứ nhất;
8) Thủ lãnh; 9) Mặt; 10) gần, sắp; 11) Lƣợng từ, thƣờng dùng để chỉ gia súc; 12)
Khoảng, hoặc số lƣợng không xác định.
Từ “颈(cổ)” gồm những từ vị sau: Phần nối liền đầu và thân của cơ thể, hoặc
chỉ phần nhƣ cổ của sự vật.
Từ “肩(vai)” gồm những từ vị sau: 1) Phần bên cạnh cổ và trên tay trong cơ
thể; 2) Gánh vác.
Từ “腹(bụng)” gồm những từ vị sau: 1) Bộ phận cơ thể ngƣời, động vật chứa
ruột, dạ dày, v.v.; 2) Chỉ phần trƣớc, phần trong hoặc phần giữa của một vùng
nào đó; 3) Dày; 4) ôm.
Từ “手(tay)” gồm những từ vị sau: 1) Bộ phận phía trên của cơ thể ngƣời, từ
vai đến các ngón, dùng để cầm nắm; 2) Cầm nắm; 3) Làm tận tay; 4) Kỹ năng,
bản lãnh; 5) Những ngƣời làm việc nào đó hoặc có loại kỹ năng nào đó; 6) nhỏ
bé và dễ cầm lấy.



16

Từ “脚(chân)” gồm những từ vị sau: 1) Bộ phận dƣới cùng của cơ thể ngƣời hay
động vật, dùng để đi đứng; 2) Phần dƣới cùng; 3) Vật liệu còn lại mà không còn

tác dụng gì; 4) Kịch bản mà diễn kịch và đóng phim phải tuân theo; 5) Trƣớc
đây chỉ những công việc liên quan đến khuân vác.
Sự tập hợp tất cả các từ này (với tất cả các từ vị của chúng) tạo nên trƣờng
từ vựng về các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán.

1.2 NHỮNG QUAN HỆ VỀ NGHĨA
1.2.1 Đồng nghĩa
Có hai cách quan niệm khác nhau về hiện tƣợng đồng nghĩa. Quan niệm
đầu cho loạt đồng nghĩa bao gồm các từ. Do kết cấu ý nghĩa của các từ không
giống nhau cho nên mức độ đồng nghĩa của các từ cũng khác nhau. Theo quan
niệm thứ nhất, từ đồng nghĩa là những từ có tối thiểu một trong các ý nghĩa
giống nhau. Sự phân biệt nhau của các từ đồng nghĩa rộng hẹp khác nhau, đúng
hơn là sự tồn tại trong kết cấu ý nghĩa của mình số lƣợng ít hay nhiều các ý
nghĩa giống nhau. Quan niệm thứ hai cho rằng loạt đồng nghĩa chỉ bao gồm
những nghĩa vị đồng nghĩa chứ không phải các từ vị đồng nghĩa. Bởi vì dung
lƣợng ý nghĩa của các từ không giống nhau, có từ một nghĩa, có từ nhiều nghĩa
và không phải bao giờ toàn bộ các ý nghĩa của từ này cũng đồng nghĩa với toàn
bộ các ý nghĩa của từ kia, cho nên khó có thể nói từ này đồng nghĩa với từ kia
mà phải nói nghĩa vị nào của chúng đồng nghĩa với nhau. Thí dụ: từ ăn chỉ đồng



17

nghĩa với các từ xơi, mời, chén, hốc, ở nghĩa “tự cho vào cơ thể thức nuôi
sống” mà thôi. Nhƣ vậy, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều loạt đồng
nghĩa khác nhau.
Sau khi xác định cái đƣợc so sánh trong loạt đồng nghĩa là các nghĩa vị
chứ không phải các từ vị, chúng ta lại đụng phải một vấn đề còn khó khăn và
phức tạp hơn nhiều. Đó là: hai nghĩa vị nhƣ thế nào đƣợc xem là đồng nghĩa với

nhau. Khaí niệm đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị giống nhau hoàn toàn
hay có thể bao gồm cả những nghĩa vị gần nhau. Nếu chấp nhận đồng nghĩa bao
gồm cả những nghĩa vị gần nhau thì nội dung của cái gần nhau là gì và nội dung
của cái gọi là sắc thái ý nghĩa là nhƣ thế nào. Một số ngƣời căn cứ vào ý nghĩa
sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, hiện
tƣợng của thực tế khách quan. Sự thống nhất trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là
chức năng gọi tên: hai từ cùng gọi tên một sự vật nhƣng tƣơng quan sự vật đó
với những khái niệm khác nhau chính vì vậy mà qua cách gọi tên bộc lộ ra nhiều
thuộc tính khác nhau của sự vật đó. Quan niệm này có từ rất lâu, gắn liền với
việc nghiên cứu các hiện tƣợng đồng nghĩa trong lãnh vực danh từ. Tiêu chuẩn
này dễ dàng áp dụng cho trƣờng hợp các từ cùng biểu thị một đối tƣợng cụ thể
trong thực tế mà chúng ta có thể tri giác đƣợc. Nhƣng chúng ta sẽ lúng túng khi
gặp những trƣờng hợp các từ biểu thị những khái niệm trừu tƣợng, không tri
giác đƣợc. Mặt khác, tiêu chuẩn này không phân biệt hai diện ngôn ngữ và lời



18

nói. Nghiên cứu ngữ nghĩa ở diện ngôn ngữ và diện lời nói khác nhau rất rõ
ràng. Khi phân tích kết cấu ngữ nghĩa của từ với tƣ cách là yếu tố của hệ thống
ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn ở mối quan hệ của các ý nghĩa, tức là mối quan hệ
của cái biểu hiện với khái niệm. Những mối quan hệ đó thƣờng xuyên đối với
đơn vị này ở nhát cắt đồng đại của ngôn ngữ. Khi phân tích nghĩa của từ ở dạng
hiện thực hóa, ở lời nói thì bình diện đầu tiên lại là mối quan hệ của các tín hiệu
(cái biểu hiện + cái đƣợc biểu hiện) với đối tƣợng. Những mối quan hệ này là
không thƣờng xuyên, bởi vì khi biểu thị các tƣ tƣởng trong lời nói, cùng một đối
tƣợng có thể đƣợc dẫn đến những khái niệm khác nhau, và do đó, nhận đƣợc cái
tên gọi khác nhau. Nhìn vào tiếng Việt, chúng ta cũng thấy hiện tƣợng đồng nhất
về chức năng gọi tên khá phổ biến và tiêu biểu trong hoạt động lời nói. Chẳng

hạn, biểu thị cái chết ở nhiều cách. Ngoài các từ nhƣ chết, tử, toi, ngoẻo, ta
còn thấy: Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hƣơng; Thì đà trâm gãy bình rơi
mất rồi. Tu từ học sẽ nghiên cứu tất cả các phƣơng tiện diễn đạt đồng nghĩa, còn
từ vựng học chỉ chú ý đến hiện tƣợng đồng nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ mà
thôi.

1.2.2 Trái nghĩa
Trái nghĩa là một loại quan hệ nghĩa học giữa các từ độc lập. Quan hệ trái
nghĩa là một loại quan hệ dƣờng nhƣ đơn giản, có tính đối xứng, nhƣng trên



19

thực tế lại khá phức tạp. Một từ X có thể là trái nghĩa của –X, nhƣng không phải
bao giờ cũng vậy. Chẳng hạn, giàu và nghèo là những từ trái nghĩa, nhƣng khi ta
nói một ai đó không giàu, điều này không có nghĩa là ngƣời đó chắc chắn là
nghèo. Cần phân biệt hai kiểu đối lập trong quan hệ trái nghĩa:
- Sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện
tƣợng, thí dụ: già – trẻ, thấp – cao, lớn – bé,
- Sự đối lập loại trừ nhau, thí dụ: giàu – nghèo, mua – bán, vào – ra,
Đơn vị trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự
đối lập. Có thể định nghĩa đơn vị trái nghĩa là những đơn vị khác nhau về ngữ
âm, đối lập về nghĩa, biểu hiện các khái niệm tƣơng phản về logic, nhƣng tƣơng
liên lẫn nhau.
Đơn vị trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tƣơng liên, gắn
liền với một phạm vi sự vật. Các đơn vị đối lập nhƣng biểu hiện các khái niệm
không tƣơng liên thì không phải là các đơn vị trái nghĩa.
Các đơn vị trái nghĩa có thể biểu thị những khái niệm tƣơng phản về thời
gian; về vị trí; về không gian; về kích thƣớc, dung lƣợng; về tình cảm, trạng thái;

về hiện tƣợng thiên nhiên; về hiện tƣợng xã hội, tức là tất cả các khái niệm phản
ánh phẩm chất của đối tƣợng.
1.2.3 Bao nghĩa



20

Quan hệ bao nghĩa là một loại quan hệ nghĩa học giữa các nghĩa từ, chẳng
hạn, xoan là một hạ danh của cây, cây lại là một hạ danh của thực vật. Đó là vấn
đề về thành tố của loại. Quan hệ bao nghĩa là quan hệ có tính quá độ và phi đối
xứng, thƣờng có một đơn vị thƣợng nghĩa duy nhất, đơn vị hạ nghĩa đƣợc xem
nhƣ là loại đợn vị cấp dƣới của đơn vị thƣợng nghĩa. Nói một cách đơn giản,
nếu X là một loại của Y thì X (thuộc bậc thấp hơn, chuyên biệt hơn) là một hạ
nghĩa và Y (thuộc bậc cao hơn, khái quát hơn) là thƣợng nghĩa. Hai từ hạ nghĩa
có cùng từ thƣợng nghĩa đƣợc gọi là đồng hạ nghĩa. Ví dụ: Hoa là thƣợng nghĩa
của cúc, lan, huệ, nhài, hồng, ; đến lƣợt mình, cúc lại là thƣợng nghĩa của cúc
vàng, cúc đại đóa, ; hồng là thƣợng nghĩa của hồng bạch, hồng vàng, hồng
xanh, Giữa các từ có quan hệ tôn ti.
Các đơn vị có quan hệ bao nghĩa đều có quan hệ thuộc loại, các đơn vị
không có quan hệ thuộc loại không phải là đơn vị có quan hệ bao nghĩa. Chẳng
hạn nhƣ các đơn vị có quan hệ chỉnh thể – bộ phận thì không phải là đơn vị có
quan hệ bao nghĩa, ví dụ nhƣ “Trung Quốc – Bắc Kinh”, “rừng – cây” v.v. đều
không phải là đơn vị có quan hệ bao nghĩa. Và các đơn vị biểu thị quan hệ đẳng
cấp cũng không phải là đơn vị bao nghĩa, ví dụ nhƣ “tiến sĩ – thạc sĩ”, “năm –
tháng”, bởi vì giữa các đơn vị này không có quan hệ thuộc loại về logic.
Các đơn vị có quan hệ bao nghĩa có tính bao dung, cái phạm vi mà đơn vị
thƣợng nghĩa biểu thị bao gồm cái phạm vi mà đơn vị hạ nghĩa biểu thị, có thể đi




21

vào cách thức “B là A”, nhƣng không thể nói ngƣợc lại là “A là B”. Ví dụ nhƣ
có thể nói là “bút chì là bút”, nhƣng không thể nói là “bút là bút chì”. Về mặt
logic, nếu B là đúng, thì A sẽ đúng; nếu B là sai, thì A có thể là đúng, cũng có
thể là sai. Ví dụ nhƣ nếu “đây là bút chì” là đúng, thì “đây là bút” sẽ là đúng;
nếu “đây là bút chì” là sai, thì “đây là bút” có thể đúng, cũng có thể sai.
Các đơn vị có quan hệ bao nghĩa có tính tƣơng đối, A là đơn vị thƣợng
nghĩa của B, B lại có thể là đơn vị thƣợng nghĩa của C. Ví dụ nhƣ từ “súng” là
từ hạ nghĩa của từ “vũ khí”, lại là từ thƣợng nghĩa của từ “súng cầm tay”. Vì các
đơn vị bao nghĩa có tính truyền tiếp, nếu A là đơn vị thƣợng nghĩa của B, B là
đơn vị thƣợng nghĩa của C, thì A cũng là đơn vị thƣợng nghĩa của C. Do đó,
quan hệ thƣợng nghĩa và hạ nghĩa của các đơn vị có quan hệ bao nghĩa cũng có
gần xa. Các đơn vị bao nghĩa có quan hệ thƣợng nghĩa và hạ nghĩa gần nhất thì
là từ có quan hệ bao nghĩa trực tiếp. Các từ có quan hệ thƣợng nghĩa và hạ nghĩa
khác thì là từ có quan hệ bao nghĩa gián tiếp.
Bao nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa quan trọng giữa từ ngữ, khi chúng ta giải
thích từ ngữ và định nghĩa cho khái niệm, thƣờng phải sử dụng quan hệ bao
nghĩa này.
1.2.4 Tổng phân nghĩa
Quan hệ tổng phân nghĩa là quan hệ bộ phận – toàn thể. Các từ đầu, mình,
tay, chân có quan hệ tổng phân nghĩa với từ ngƣời; các từ nền tƣờng, mái cửa,

×