Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.66 KB, 116 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  


NGUYỄN THỊ HIỀN




SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA GIỚI TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP





LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC









Hà Nội – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  


NGUYỄN THỊ HIỀN




SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA GIỚI TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH





Hà Nội – 2009

1
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
3. Phạm vi tƣ liệu 4
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc của luận văn 6
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT 7
1.1. Khái quát chung về hƣ từ 7
1.2. Khái quát về giới từ 10
1.2.1. Giới từ trong tiếng Việt hiện đại 10
1.2.2. Giới từ trong tiếng Pháp hiện đại 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ TIẾNG
PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP 23
2.1. Đối chiếu về cấu tạo của giới từ 23
2.1.1. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt 23
2.1.2. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Pháp 36
2.2. Đối chiếu về vị trí của giới từ trong câu 44
2.2.1. Những đặc điểm giống nhau 44
2.2.2. Những đặc điểm khác nhau 45
2.3. Đối chiếu về chức năng ngữ pháp 47
2.3.1. Những đặc điểm giống nhau 47
2.3.2. Những đặc điểm khác nhau 48
2.4. Đối chiếu về hoạt động trong lời nói 49

2
2.4.1. Những đặc điểm giống nhau 49
2.4.2. Những đặc điểm khác nhau 57

CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ TIẾNG
PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA 60
3.1. Căn cứ đối chiếu 60
3.2. Đối chiếu các nhóm giới từ cụ thể 61
3.2.1. Giới từ chỉ địa điểm 61
3.2.2. Giới từ chỉ thời gian 67
3.2.3. Giới từ chỉ nguyên nhân 71
3.2.4. Giới từ chỉ mục đích 74
3.2.5. Giới từ chỉ phƣơng hƣớng 76
3.2.6. Các nhóm nhỏ khác 79
CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO VIỆC PHÂN
TÍCH KHÓ KHĂN VÀ LỖI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM KHI HỌC GIỚI TỪ
TIẾNG PHÁP 91
4.1. Các lỗi về cấu trúc 92
4.1.1. Nói, viết thiếu hoặc thừa giới từ 92
4.1.2. Lỗi về vị trí của giới từ trong câu 93
4.1.3. Lỗi về sử dụng không phân biệt giới từ đơn và giới từ kép 94
4.2. Các lỗi về nghĩa 95
4.2.1. Dùng không đúng giới từ cần dùng 95
4.2.2. Dịch sai giới từ 98
4.3 Các lỗi về tu từ 101
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110



3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hƣ từ trong thế đối lập lƣỡng phân “thực từ - hƣ từ” đƣợc giới Việt ngữ

học chú ý tìm hiểu từ rất sớm. Trƣớc nay, trong các công trình nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt, vấn đề hƣ từ đều ít nhiều đƣợc nói đến. Tùy theo cách
nhìn nhận và mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả mà hƣ từ đƣợc khai thác,
tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy mà ngày nay, nếu bao
quát lại bức tranh nghiên cứu về hƣ từ tiếng Việt thì mọi học giả đều thừa
nhận rằng đó là một bức tranh đa màu sắc cả về cách tiếp cận, giải quyết vấn
đề cũng nhƣ những thành tựu thu đƣợc qua quá trình nghiên cứu.
So sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ vốn là một đề tài hấp dẫn và là một
nhiệm vụ thƣờng xuyên của giới ngôn ngữ học. Các công trình so sánh, đối
chiếu giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác (cả các ngôn ngữ cùng loại hình,
cả các ngôn ngữ khác loại hình) đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện và đạt đƣợc
những thành tựu nhất định. Kết quả của việc đối chiếu so sánh tiếng Việt với
các ngôn ngữ khác loại hình nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn…
cũng đã có rất nhiều đóng góp cho ngôn ngữ học cả trên phƣơng diện lý thuyết
lẫn trên phƣơng diện ứng dụng. Dầu vậy, lĩnh vực này cũng còn những vấn đề
đang bỏ ngỏ, chƣa đƣợc quan tâm hoặc quan tâm chƣa thấu đáo. Tiếp tục đi sâu
nghiên cứu nội dung này, luận văn đặt vấn đề “So sánh hoạt động, chức năng
của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp”.
Lý do mà chúng tôi chọn đề tài so sánh hoạt động, chức năng của giới
từ giữa hai ngôn ngữ này là bởi, thứ nhất, đây là một đề tài phù hợp với khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, thứ nữa là chúng tôi cũng muốn tập làm quen
với các thao tác của phƣơng pháp đối chiếu so sánh thông qua một nhóm nhỏ
trong nội bộ hƣ từ, nhóm “giới từ”, coi đây nhƣ một hoạt động tiếp nối công

4
việc của những ngƣời đi trƣớc, nhằm nêu bật những đặc điểm tƣơng đồng và
khác biệt của công cụ ngữ pháp này trong tiếng Việt cũng nhƣ trong tiếng Pháp;
đặc biệt, làm nổi rõ ý nghĩa chức năng của giới từ tiếng Việt nói riêng, hƣ từ
tiếng Việt nói chung. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn áp dụng những kiến thức
ngôn ngữ học mà mình tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập vào xử lý một vấn

đề cụ thể để trau dồi thêm những kỹ năng nghiên cứu, từ đó xác định cho mình
một hƣớng khoa học mà mình có thể sẽ tiếp tục quan tâm trong tƣơng lai.
2. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các giới từ đang
hoạt động trong tiếng Việt và trong tiếng Pháp.
- Nhiệm vụ: Thống kê, phân loại các giới từ có trong hai ngôn ngữ khảo
sát; tìm hiểu hai hệ thống giới từ về các mặt cấu tạo, ý nghĩa, chức năng mà
chúng đảm nhiệm…; so sánh đối chiếu để chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt có
thể có giữa các giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh
các giới từ trong hai ngôn ngữ Việt và Pháp. Nhƣng để làm bật một số đặc trƣng
nào đó của giới từ, luận văn có thể mở rộng phạm vi xem xét tới địa hạt hƣ từ
nói chung hay một số các tiểu loại hƣ từ khác khi cần thiết.
3. Phạm vi tƣ liệu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tƣ liệu trích dẫn nguyên bản
và bản dịch các tác phẩm văn học, chính trị, báo chí khác nhau của tiếng Việt
và tiếng Pháp xuất bản từ đầu thế kỷ XX đến nay. Chúng tôi cũng sẽ sử dụng
một số ví dụ trong ngôn ngữ dùng hàng ngày và trong một số công trình nghiên
cứu về giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp, một số từ điển Pháp – Việt, Việt – Pháp,
Pháp – Pháp, từ điển tiếng Việt, từ điển giải thích hƣ từ tiếng Việt,…
Khi phân tích và xử lý tƣ liệu, chúng tôi sẽ áp dụng phƣơng pháp phân
tích diễn ngôn xuất phát từ sự hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ làm mục

5
tiêu để xem xét. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng linh hoạt các thủ pháp quan
sát, thống kê, hệ thống hoá, so sánh tƣơng phản để qua đó thấy đƣợc tần suất
và mức độ mà giới từ đƣợc sử dụng trong câu và trong văn bản. Các kết quả
phân tích đƣợc chúng tôi xếp theo những nhóm vấn đề nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc miêu tả, so sánh, đối chiếu.
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Mục đích của đề tài là tiến hành so sánh đối chiếu hai hệ thống giới từ
Việt, Pháp nhằm chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt có thể có giữa hai
ngôn ngữ khác loại hình.
Các kết quả của đề tài này chƣa có đóng góp mới cho lý luận về loại hình
ngôn ngữ nhƣng chắc chắn sẽ góp phần khẳng định cho những kết luận khoa học
đã đƣợc các công trình nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ rút ra trƣớc đây.
Đặc biệt, theo chúng tôi, đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực cho địa
hạt ứng dụng, cụ thể là trong công tác biên, phiên dịch; biên soạn từ điển (đơn
ngữ, song ngữ), biên soạn giáo trình dạy ngoại ngữ (tiếng Việt cho ngƣời
Pháp và tiếng Pháp cho ngƣời Việt). Các kết quả nghiên cứu chắc chắn cũng
giúp ích rất nhiều cho các nhà dạy tiếng, những học giả nghiên cứu về ngữ
pháp tiếng Pháp…
Trong luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng quan tâm xem xét vấn đề dịch thế
nào cho chính xác các giới từ, giới ngữ xuất hiện trong câu, trong văn bản;
phân tích những khó khăn mà ngƣời Việt Nam thƣờng gặp và lỗi mắc phải khi
học và sử dụng giới từ tiếng Pháp, đề xuất cách khắc phục. Đây sẽ là một ứng
dụng thực tiễn giúp cho ngƣời dạy và ngƣời học tiếng Việt có những bài học
kinh nghiệm về sử dụng giới từ trong các phát ngôn sao cho đúng và phù hợp
với bối cảnh ngôn ngữ.

6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp cơ bản và đƣợc sử dụng xuyên suốt công trình nghiên cứu
này là phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ sử dụng
phƣơng pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn tƣ liệu. Đồng thời, để tìm
hiểu và phát hiện các đặc trƣng ngữ nghĩa, chức năng của các giới từ trong
tiếng Việt, tiếng Pháp, chúng tôi sẽ áp dụng các thủ pháp phân tích của
phƣơng pháp cải biến (thay thế, tỉnh lƣợc) khi cần thiết.
Chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích giới từ dựa trên cả cấu trúc cú pháp
cũng nhƣ trong phát ngôn. Đơn vị nhỏ nhất chúng tôi dùng để khảo sát là từ

và cụm từ, đơn vị lớn hơn là câu và văn bản.
Trong các câu dịch, chúng tôi sẽ cố gắng chuyển tải nghĩa biểu vật hoặc
nghĩa ngữ dụng của cả câu, đoạn văn phù hợp với mục đích nghiên cứu hơn là
việc cố dịch thật chính xác, thật hay các câu hay đoạn văn đó.
Theo chúng tôi, vì đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên về việc đối
chiếu giới từ trong hai ngôn ngữ Việt và Pháp ở đặc điểm ngữ pháp và chức
năng ngữ nghĩa nên luận văn sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu, đối chiếu các đặc
điểm cơ bản nhất của giới từ chứ không nghiên cứu, đối chiếu tất cả các đặc
điểm ngữ pháp cũng nhƣ ngữ nghĩa của giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng sau:
Chương một: Một số tiền đề lý thuyết
Chương hai: Đối chiếu giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp về đặc
điểm ngữ pháp
Chương ba: Đối chiếu giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp về đặc
điểm ngữ nghĩa
Chương bốn: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc phân tích khó
khăn và lỗi của ngƣời Việt Nam khi học giới từ tiếng Pháp

7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát chung về hƣ từ
Trƣớc hết, chúng ta thử tìm hiểu một vài định nghĩa hoặc cách xác định
mang tính chất định nghĩa hƣ từ của một số tác giả trong và ngoài nƣớc.
Nhƣ chúng ta đã biết, khái niệm “hƣ từ”/ “từ trống” cũng thấy xuất hiện
trong các ngôn ngữ Ấn - Âu, ví nhƣ cách gọi “mots vides” (Pháp), “empty
words” (Anh), “pustoe slovo” (Nga), “leerwort” (Đức). ở các ngôn ngữ này,
nhìn chung vấn đề hƣ từ cũng đƣợc đặt trong thế đối lập khái quát với thực từ.
Cách nhìn hƣ từ xuất phát từ yêu cầu phân loại phạm trù từ vựng theo hƣớng
chung nhất này đƣợc phản ánh khá rõ qua việc định nghĩa nét nghĩa đầu tiên

và nét nghĩa thứ hai của “empty words” tại từ điển “A dictionary of Linguistic
and Phonetic của David Ctystal” nhƣ sau: 1) “Empty” là một thuật ngữ đƣợc
sử dụng trong một số các miêu tả ngữ pháp để chỉ một yếu tố vô nghĩa hiện
diện trong cấu trúc nhằm bảo đảm cho tính trọn vẹn ngữ pháp của cấu trúc ấy.
2) “Empty words” là một thuật ngữ, thỉnh thoảng đƣợc dùng trong sự phân
loại từ theo đặc trƣng ngữ pháp để chỉ một trong hai lớp từ cơ bản của ngôn
ngữ. Nhóm kia đƣợc gọi là từ trọn nghĩa. “Empty words” là để gọi các từ
không có ý nghĩa từ vựng mà chức năng của chúng đơn thuần chỉ để thể hiện
các mối quan hệ ngữ pháp. [9, tr.108]
Hƣ từ trong tiếng Việt là thuật ngữ vay mƣợn từ tiếng Hán, cũng có
ngƣời gọi theo kiểu Việt hoá là “từ hƣ”. Từ trƣớc tới nay, trong giới Việt ngữ
học, đã có rất nhiều cách cắt nghĩa về hƣ từ nhƣ sau:
“Hƣ từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, đƣợc dùng
để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ”. [32, tr.472]
“Hƣ từ là từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả
năng một mình làm thành phần nêu hoặc phần báo trong thành phần chính của

8
câu; đồng thời không có khả năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự
vật, nhƣng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó,
một tình cảm hoặc một thái độ nào đó”. [14, tr.23]
Về hƣ từ còn có khá nhiều ý kiến tranh luận song nhìn chung, hầu hết
các tác giả đều thống nhất ở những điểm sau:
(1) Về mặt ý nghĩa: Hƣ từ không phải là một đơn vị định danh, không thể
hiện toàn vẹn một ý nghĩa chân thực nào mà chỉ thể hiện một ý nghĩa ngữ pháp
nào đó nhƣ thời, thể, giống, số, cách… hay quan hệ liên kết (giới từ, liên từ).
(2) Về chức năng: Hƣ từ là những từ không đứng độc lập, không có khả
năng làm trung tâm của đoản ngữ, tạo lập thành phần câu mà chỉ có khả năng
làm thành tố phụ cho trung tâm đoản ngữ hoặc nối kết các thành phần câu, các
đoản ngữ.

Trong tiếng Việt, vấn đề hƣ từ đã có khá nhiều nhà ngôn ngữ học đề
cập đến hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trong khi nghiên cứu tiếng Việt nhƣ:
Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Đinh
Thanh Huệ, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu… Đa số các tác giả cho rằng, hƣ
từ đƣợc coi là phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Trong đó, thực từ là những
từ có ý nghĩa từ vựng chận thực, có thể làm thành phần câu. Hƣ từ thì trái lại,
nó không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh
đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó; chúng cũng không thể làm
thành phần chính của câu.
Trong phần “Trắc nghiệm về giới ngữ” tại công trình mới xuất bản
mang tên “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa” của mình,
tác giả Cao Xuân Hạo đã trực tiếp trình bày quan điểm về hƣ từ nhƣ sau:
“Giới từ là một hƣ từ. Hình nhƣ chƣa ai phủ nhận hay nghi ngờ điều đó. Tuy
nhiên, ranh giới giữa thực từ và hƣ từ nhiều khi có phần mơ hồ hay ít nhất
cũng không phải là hiển nhiên. Ngƣời ta hay nói rằng, trong khi thực từ chỉ sự

9
vật, thì hƣ từ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật. Nhƣng nếu thế thì cũng nên thừa
nhận rằng hƣ từ không phải là rỗng nghĩa, vì nó chỉ không có ý nghĩa sự vật mà
thôi (hiểu theo một nghĩa rất hẹp và rất ƣớc định nào đó). Nếu nó rỗng nghĩa
thật thì chính nó không có lý do tồn tại trong ngôn ngữ vốn là cái công cụ
truyền đạt nghĩa. Nhƣng đơn vị ngôn ngữ nhƣ giới từ, liên từ và các thứ chỉ tố
này nọ không phải là rỗng nghĩa”. [9, tr.394]
Tác giả Nguyễn Anh Quế nhấn mạnh: “Khi xem xét hƣ từ, đặc biệt là
hƣ từ trong tiếng Việt, ta không thể không chú ý đến nghĩa từ vựng của
chúng” [35, tr.74]. Tƣơng tự, tác giả Diệp Quang Ban – ngƣời chuyên đi sâu
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt phổ
thông” của mình, đã trình bày rõ quan điểm nhƣ sau: “Sự phân biệt hƣ từ và
thực từ ngày nay, nhìn chung, trong các ngôn ngữ, căn cứ vào “kiểu ý nghĩa”
thực chất là kiểu phản ánh cái đƣợc gọi tên vào tên gọi”.[1, tr.80]

Các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vào cơ sở sau đây để phân định hƣ từ
trong tiếng Việt:
+ Ý nghĩa ngữ pháp
+ Ý nghĩa từ vựng
+ Khả năng đảm nhận các chức vụ cú pháp
Đứng trên góc độ khái quát về chức năng ngữ pháp – cú pháp, tác giả
Nguyễn Minh Thuyết trong bài viết “Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong
tiếng Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1986 đã viết: “Hƣ từ chân
chính thì không thay thế bằng từ khác trong một văn cảnh cụ thể đƣợc. Thuộc
vào đây có các chỉ tố về số (những, các), các mạo từ (mọi, mỗi, từng, cái), các
chỉ tố thời gian (đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng), hệ từ (là), giới từ (bằng, cùng,
với…), liên từ (nếu, tuy, nên…), liên-giới từ (vì, bởi…). Trong bài viết của
mình, ông đã đƣa ra một số tiêu chí cụ thể về việc xác định hƣ từ nhƣ sau: 1)
Không có ý nghĩa chân thực; 2) Không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ; 3)

10
Không có khả năng làm thành phần câu; 4) Không có khả năng một mình tạo
thành phát ngôn độc lập; 5) Không có khả năng thay thế các từ nghi vấn; 6)
Không có khả năng đƣợc thay thế bằng những từ khác trong một văn cảnh cụ
thể; 7) Chỉ có một chức năng; 8) Thuộc vào những lớp từ có số lƣợng nhỏ khi
phân chia từ loại.
Trong tiếng Pháp, hƣ từ thƣờng đƣợc gọi là “mots vides” (từ trống). Ở
ngôn ngữ này, nhìn chung vấn đề hƣ từ cũng đƣợc đặt trong thế đối lập khái
quát với thực từ. “Mots vides” đƣợc các nhà nghiên cứu dùng để gọi các từ
không có ý nghĩa từ vựng, chức năng của chúng đơn thuần chỉ để thể hiện các
mối quan hệ ngữ pháp.
Grammont không xác định khái niệm “hƣ” hoặc “trống” mà ông gọi
hiện tƣợng này là “hao mòn” (usé/ mot usé). Theo Grammont, “từ hao mòn”
(mot usé) là những từ đƣợc dùng với nét nghĩa khác với nét nghĩa gốc ban đầu
mà nó vốn có”. Trong “Le parler Vietnamien”, Lê Văn Lý đã khẳng định một

cách rõ ràng: “Những từ mà Grammont gọi là “từ hao mòn”, chúng tôi gọi là
“từ trống” (mot vides) (Les mots usés dont parle Grammont, nous appelons
mots vides). (dẫn theo [9])
1.2. Khái quát về giới từ
1.2.1. Giới từ trong tiếng Việt hiện đại
Giới từ là một hƣ từ. Trong tiếng Việt hiện đại, giới từ là loại từ có số
lƣợng không lớn nhƣng lại có tần số hoạt động khá cao trong ngôn ngữ và có
vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức thông báo. Giới từ đƣợc sử dụng hết
sức đa dạng trong ngôn ngữ, cơ động so với nhiều nhóm từ khác.
Ví dụ: - “Mô vẫn kể. Nó kể bằng một giọng ngắc ngứ, lúng túng ấp
úng, có khi giọng nghịu vì e thẹn và sung sƣớng. Nhƣng Thứ hiểu chuyện của
nó một cách rất rõ ràng. Chỉ vì những lời nói của Mô đƣợc tô điểm thêm
bằng những kỷ niệm của y. [NC, SM, tr.41]

11
- Bên ngoài, một cơn gió ù ù thổi tới. Cái trạm này – một ngôi nhà cất
then vào giữa một chòm cây giữa khu rừng tràm thƣa, mỗi khi có một cơn gió,
sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung lên và lắc lƣ nhƣ con thuyền đang
chơi vơi giữa biển. [XT, TNVNCL, tr.355]
Sự phát triển của hệ thống giới từ tiếng Việt đã giúp cho hệ thống ngôn
ngữ phát triển hơn, giúp cho hệ thống câu tiếng Việt có khả năng mở rộng cấu
trúc cú pháp, không chỉ bó hẹp trong những cấu trúc đơn giản. Vì vậy, việc
nghiên cứu giới từ và các đặc trƣng của nó là một việc làm cần thiết và có tác
dụng thiết thực.
Từ trƣớc tới nay, vấn đề giới từ tiếng Việt chƣa đƣợc nhiều nhà khoa
học đi sâu nghiên cứu. Hệ thống từ loại này chủ yếu đƣợc đề cập tới trong
một số chƣơng, mục ở các sách ngữ pháp tiếng Việt hoặc các giáo trình tiếng
Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài.
Ngoài ra, quan điểm về giới từ của các nhà nghiên cứu còn có nhiều khác
nhau. Ngay đến cách hiểu nhƣ thế nào là giới từ, tiêu chí xác định giới từ và

danh sách các giới từ trong tiếng Việt vẫn còn có những chỗ chƣa thống nhất.
Có hai tác giả là M.Grammont và Lê Quang Trinh không thừa nhận việc
phân định từ loại trong tiếng Việt. Các tác giả này phủ nhận sự tồn tại của từ
loại giới từ trong tiếng Việt khi nhận định rằng: Trong tiếng Việt, không có
quán từ, danh từ, cũng không có đại từ, động từ, giới từ, không có giống, không
có số mà chỉ có từ không thôi. Những từ đó nhất loạt là đơn âm tiết, nói chung
không biến hình và ý nghĩa cơ bản của chúng đƣợc xác định nhờ những từ
đứng trƣớc hay đứng sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng trong câu.
Còn lại, hầu hết các nhà Việt ngữ học đề thừa nhận sự tồn tại của giới
từ trong tiếng Việt. Vào đầu thế kỷ XX, trong các công trình nghiên cứu hầu
nhƣ chƣa có sự miêu tả khái quát nào đáng kể về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ
pháp của giới từ. Tuy nhiên, có thể kể tên một số tác giả tiêu biểu cho thời kỳ

12
này nhƣ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Trƣơng Vĩnh Ký, Lê
Văn Lý, Bùi Đức Tịnh, Phan Khôi,… Về sau, nhất là trong khoảng 30 năm
trở lại đây, có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt đầu lƣu ý đến việc
nghiên cứu và miêu tả đặc trƣng khái quát và cách dùng của giới từ, đó là các
tác giả: Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Đỗ Hữu Châu,
Bùi Minh Toán, Hữu Quỳnh, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Lai, Vũ Văn Thi,…
Tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” [19] chia từ
của tiếng Việt ra làm 6 loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ và
tình thái từ. Số lƣợng từ loại trong công trình của Đinh Văn Đức có khác hơn
so với các công trình của các tác giả khác (Nguyễn Kim Thản 12 loại [46],
Diệp Quang ban 8 loại [1], Nguyễn Anh Quế 10 loại [37], Mai Ngọc Chừ, Vũ
Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến 10 loại [12], …).
Giới từ trong công trình của Đinh Văn Đức là một tiểu loại trong quan
hệ từ cùng với liên từ và từ chỉ hƣớng. Tác giả cho rằng, cùng với liên từ, giới
từ nằm trong số các hƣ từ cú pháp, không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp của thực từ này hay thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa

thực từ với thực từ trong các phát ngôn – nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa
các khái niệm trong tƣ duy trừu tƣợng: “Hƣ từ cú pháp, theo đó, cũng là công
cụ diễn đạt các quan hệ lôgic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của ngƣời
bản ngữ. Các hƣ từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố
phụ của đoản ngữ, chúng là một thứ phƣơng tiện liên kết “xúc tác” thành tố
phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu
trúc phát ngôn”. [19, tr.179]
Nguyễn Kim Thản thì xếp giới từ trong nhóm quan hệ từ và định nghĩa
nhƣ sau: “Giới từ là một loại hƣ từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối
liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ

13
ngữ pháp giữa hai đơn vị đó. Giới từ bao giờ cũng đứng trƣớc từ phụ hoặc từ
tổ phụ”. [46, tr.330]
Nguyễn Anh Quế thì cho rằng quan hệ từ không có liên hệ gì tới sự vật,
quá trình, hoạt động, tính chất, số lƣợng, chúng cũng không bổ sung cho từ loại
khác một ý nghĩa nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các sự vật, các quá trình hoạt
động, trạng thái của sự vật… Căn cứ theo tính chất, quan hệ giữa các thành tố cú
pháp với nhau, ông chia quan hệ từ thành hai loại: Loại biểu thị quan hệ chính
phụ là giới từ và loại biểu thị quan hệ liên hợp là liên từ. [36, tr.133]
Khi bàn về giới từ, tác giả Diệp Quang Ban không dùng thuật ngữ quan
hệ từ để chỉ từ loại giới từ mà ông dùng thuật ngữ “kết từ”, rồi sau đó ông
phân loại và miêu tả “kết từ” thành hai lớp chính: lớp kết từ chính phụ (giới
từ) và lớp kết từ đẳng lập (liên từ). Ông quan niệm về giới từ nhƣ sau: “Kết từ
chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính (nối kết từ phụ với
từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu…). Do đó, kết từ
chính phụ thƣờng có xu hƣớng gắn với thành tố phụ (trừ trƣờng hợp kết từ
chính phụ là một cặp từ phối hợp thì có yếu tố gắn với thành tố phụ và có yếu
tố gắn với thành tố chính) [1, tr.133]. “Kết từ chính phụ” gồm hai nhóm nhỏ:
“kết từ hạn định” là kết từ đứng trƣớc thành tố phụ để nối kết thành tố phụ

vào thành tố chính, gồm các từ nhƣ: của, bằng, do, vì, tại, bởi, ở, để, mà, ở,
với, cùng, về, trong, ngoài, trên, dưới, như; “kết từ phụ thuộc” là kết từ đứng
trƣớc thành phần phụ ở bậc câu (trong quan hệ với thành phần chính) gồm các
từ: để, vì, do, tại, bởi, đến, từ, trong, ngoài, giữa, trước, dưới… [1, tr.137]
Trong luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn của mình, tác giả Vũ Văn Thi
định nghĩa “Giới từ là một loại hƣ từ thuộc nhóm quan hệ từ, có chức năng
thể hiện mối quan hệ cú pháp giữa thành phần chính và thành phần phụ trong
câu” [51, tr.25]. Ông cũng nêu lên một số đặc điểm của giới từ tiếng Việt: “1)
là một loại hƣ từ thể hiện ý nghĩa quan hệ; 2) hầu nhƣ không có khả năng bổ

14
sung một ý nghĩa nào đó cho trung tâm, do vậy không phải là yếu tố có quan
hệ một chiều mà có quan hệ nối kết; 3) thể hiện mối quan hệ cú pháp chính
phụ, nối giữa trung tâm với thành phần phụ; 4) có khả năng dạng thức hoá từ,
cụm từ tạo nên các giới ngữ để chúng có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp là
thành phần phụ; 5) vị trí phổ biến nhất của giới từ là đứng giữa thành phần
câu và thành phần phụ. [51, tr.28]
Cách nhìn về giới từ ở mỗi tác giả có những nét khác biệt nhất định
nhƣng nhìn chung đều thống nhất ở một điểm cho rằng: Đó là những hƣ từ
làm công cụ ngữ pháp, nối liền thành phần phụ với thành phần chính trong tổ
chức thông báo.
* Phân biệt giới từ với liên từ
Giới từ và liên từ đều thuộc về lớp hƣ từ khái quát hơn là lớp quan hệ
từ. Sở dĩ chúng tôi đề cập tới liên từ ở đây là vì giữa hai từ loại này có khá
nhiều đặc điểm tƣơng đồng. Việc phân biệt rõ hai từ loại này sẽ giúp quá trình
phân tích giới từ đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn.
Việc vạch ra một danh giới rõ ràng giữa giới từ và liên từ không phải là
một điều đơn giản. Giới từ và liên từ đều có ý nghĩa chỉ quan hệ, đều thể hiện
mối quan hệ nối kết giữa các thành phần theo kiểu:
A – q – B

A, B: các thành phần
q: quan hệ từ
Một số tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cho rằng có sự
chuyển hoá một số giới từ sang liên từ. Chẳng hạn, theo nhƣ Nguyễn Kim
Thản thì các giới từ vì, do, tại đều có thể chuyển thành liên từ. Còn trong
tiếng Hán, các nhà nghiên cứu cũng không phân biệt giới từ và liên từ. Về mặt
thuật ngữ cũng không thể hiện sự phân biệt rạch ròi giữa hai từ loại này.

15
Trong tiếng Việt gọi chung là quan hệ từ hay kết từ (từ nối), trong tiếng Hán
hiện đại gọi là từ liên kết.
Tuy nhiên, hai từ loại này cũng có những điểm khác nhau cơ bản mà
chúng ta cần nhận diện:
(1) Giới từ là từ thể hiện mối quan hệ chính phụ, có chức năng nối
thành tố phụ với thành tố chính; còn liên từ thể hiện mối quan hệ liên
kết hay quan hệ qua lại có tính chất đẳng lập, có chức năng dùng để nối
hai thành tố đẳng lập với nhau.
(2) Giới từ có xu hƣớng gắn với thành phần phụ hơn, nhƣ là một yếu
tố làm dạng thức hoá thành phần đó để nó có thể giữ đƣợc một chức vụ
cú pháp nào đó. Liên từ đứng trung lập, không gắn liền với thành phần
nào và không có khả năng quy định chức vụ cú pháp của thành phần.
(3) Liên từ có khả năng liên hợp các câu đơn để tạo thành câu ghép.
Giới từ có khả năng mở rộng thành phần của cụm từ và câu đơn.
(4) Về mặt khả năng kết hợp, liên từ hầu nhƣ chỉ có dạng A – q – B,
còn giới từ có dạng A – q – B và q – B.
Ví dụ: - Bác đã đi rồi nhưng lý tƣởng của Bác vẫn còn mãi với non
sông đất nƣớc ta.
- Từ sân bay Vô Tích, máy bay đƣa Bác đến cửa biển Đại Liên.
[HTP, TĐGTHTTV, tr.274]
* Phân biệt giới từ với nhóm từ chỉ hướng

Khi nghiên cứu giới từ, các tác giả có những quan điểm khác nhau về
việc phân biệt giới từ với những từ chỉ hƣớng nhƣ: ra, vào, lên, xuống, về…
Theo Trƣơng Vĩnh Ký trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” thì ra, vào,
lên, xuống… khi đƣợc dùng sau động từ là giới từ [25, tr.73].

16
Trong cuốn “Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt” của Hoàng Trọng
Phiến không thấy xuất hiện các từ chỉ hƣớng này. Và nhƣ vậy, theo tác giả,
chúng không phải là giới từ.
Nguyễn Kim Thản cũng đồng quan điểm khi xếp các từ chỉ hƣớng vào
phạm trù động từ. Ông viết “Trong những động từ thuần, có một nhóm động
từ đặc biệt là những động từ vận động có phƣơng hƣớng xác định: ra, vào,
lên, xuống, sang, qua, về, lại, tới, đến. Đứng về mặt phân phối của những hƣ
từ dùng làm tiêu chí phân loại thì những động từ này quả là rất giống những
động từ có ý nghĩa trừu tƣợng. Nhƣng đứng về mặt cấu tạo từ và nhất là về mặt
ý nghĩa mà xét thì những động từ này có những đặc điểm khác: Chúng đều là
những động từ biểu thị vận động có phƣơng hƣớng xác định, hay nói một cách
khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phƣơng hƣớng rồi” [47, tr.101]
Theo Nguyễn Cảnh Hoa [21], các kiểu kết hợp của nhóm từ chỉ hƣớng
với động từ có thể chia ra các kiểu nhƣ sau:
1- Từ chỉ hƣớng đứng sau những động từ chỉ sự vận động (đi, chạy,
bay, trèo, lao…). Ví dụ: chạy về nhà, bay lên trời, đi ra biển, trèo lên cây, lao
xuống dốc…
2- Từ chỉ hƣớng đứng sau những động từ có bổ ngữ trực tiếp (mang,
gửi, đặt, đóng, dựng, đem…). Ví dụ: mang củi ra sân, gửi quà vào Sài Gòn,
đóng đinh vào tƣờng, đặt lọ hoa lên bàn, dựng xe lên vỉa hè…
3- Từ chỉ hƣớng đứng sau những động từ cảm nghĩ, nói năng (tin, nói,
bàn, thú nhận, nghĩ…). Ví dụ: tin vào chính nghĩa, nghĩ về mẹ, nói về việc
học, bàn về chính trị…
4- Từ chỉ hƣớng đứng sau những động từ có ý nghĩa phát hiện, sáng tạo

(tìm, sáng tạo, phát hiện, nhận thức…). Ví dụ: tìm ra sự thật, sáng tạo ra máy
tính, nhận thức ra vấn đề…

17
5- Từ chỉ hƣớng đứng sau những tính từ chỉ màu sắc, xúc cảm, trạng
thái… (tƣơi, đẹp, khoẻ, ốm, giàu, nghèo, xanh, đỏ…). Ví dụ: cô ấy béo lên,
anh ta khoẻ ra, nó nghèo đi, phố hẹp lại…
Để phân biệt trƣờng hợp nào là từ chỉ hƣớng vận động, trƣờng hợp nào
là giới từ trong các kết hợp nêu trên, Nguyễn Cảnh Hoa đƣa ra các phép thử
để xác định nhƣ sau:
(1) Trƣờng hợp đang xét là thực từ hay hƣ từ?
Nếu còn kết hợp đƣợc với các phó từ thì đó còn là động từ (thực từ). Ví
dụ: chạy đã về đến nhà, lao chƣa xuống đến dốc…
Rõ ràng, trong hai ví dụ trên, các từ về, xuống là thực từ.
(2) Trƣờng hợp đang xét là quan hệ từ hay là hƣ từ khác (phó từ
chẳng hạn).
Nếu không có danh từ đi sau thì đó không phải là quan hệ từ. Ví dụ:
đẹp lên, xấu đi…
Nhƣ vậy, xét trong năm trƣờng hợp trên, chỉ có trƣờng hợp 3 là quan hệ
từ (giới từ).
1.2.2. Giới từ trong tiếng Pháp hiện đại
Trong cuốn “Dictionnaire de linguistique”, tác giả Jean Dubois đã định
nghĩa về giới từ nhƣ sau:
“La préposition est un mot invariable qui a pour rôle de relier un constituant
de la phrase à une autre constituant ou à la phrase tout entière, en indiquant
éventuellement un rapport spatio-temporel, cause-origine, but, manière…
En termes de structuration, on distingue les prépositions simples des
prépositions complexes ou locutions prépositionnelles.
En termes de sémantique, on distingue les prépositions vides, qui sont
de simples outils syntaxiques, et des prépositions pleines, qui, outre

l’indication des rapport syntaxique, ont un sens propres”. [61, pg.390]

18
(Giới từ là một từ không biến hình, có vai trò nối kết một thành phần của
câu với một thành phần khác hoặc toàn bộ câu, đồng thời chỉ ra các mối quan
hệ về không gian – thời gian, nguyên nhân – nguồn gốc, mục đích, cách thức
Về mặt cấu tạo, các nhà nghiên cứu phân biệt giới từ đơn và giới từ kép
hoặc cụm giới từ (giới ngữ).
Về mặt ngữ nghĩa, giới từ được phân biệt thành hai nhóm: những giới
từ trống rỗng (không có ý nghĩa từ vựng) chỉ đóng vai trò là một công cụ cú
pháp, và những giới từ, bên cạnh việc xác định mối quan hệ cú pháp, chúng
còn mang một ý nghĩa cụ thể).
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Pháp”, Nguyễn Ngọc Cảnh định nghĩa giới
từ nhƣ sau: “Préposition là một loại từ không biến đổi, dùng để nối một từ với
một từ khác làm bổ ngữ cho nó, và chỉ ra mối quan hệ giữa hai từ đó”. [4, tr.325]
Đứng trƣớc giới từ có thể là:
a. Một danh từ (nom): l’art d’écrire
(nghệ thuật viết văn)
b. Một đại từ (pronom): aucune d’eux
(không ngƣời nào trong bọn họ)
c. Một tính từ (adjective): fidèle à la patrie
(trung thành với tổ quốc)
d. Một động từ (verbe): Je me lève à cinq heures du matin
(Tôi thức dậy vào 5 giờ sáng)
e. Một trạng từ (adverbe): Il fait peu de vent aujourd’hui.
(Hôm nay ít gió)
f. Một giới từ khác (préposition): Je viens de chez mes amis
(Tôi từ nhà các bạn tôi đến đây)
Đứng sau giới từ có thể là:
a. Một danh từ: Une statue en bronze


19
(Một pho tƣợng đồng)
b. Một đại từ: Venez chez moi ce soir
(Tối nay bạn hãy đến nhà tôi nhé)
c. Một động từ nguyên thể (infinitive): Travaillez bien pour réussir.
(Hãy làm việc thật tốt để thành công)
d. Một participe: Il chante en travaillant.
(Anh ấy vừa làm việc vừa hát)
e. Một trạng từ: Allons-y dès maintenant
(Ta đi ngay bây giờ đi)
f. Một giới từ khác: L’époque d’avant la réuvolution
(thời kỳ trƣớc cách mạng)
Cũng nhƣ trong tiếng Việt, giới từ tiếng Pháp đƣợc sử dụng rất phổ biến. Bất
cứ ai ít nhiều biết tiếng Pháp đều thừa nhận một thực tế khách quan là hầu hết
câu trong tiếng Pháp đều có giới từ. Điều này sẽ đƣợc thể hiện rõ ràng hơn
nữa trong đoạn văn sau:
Le couchant étend ses derniers rayons dorés sur toute la plaine, les plants
de riz exhalent leur parfum tandis que les oiseaux par bandes retournent vers
leur nid. Dans le hameau, la fumée s’élève des toits de chaume, le calme
revient avec la douceur du soir dans chaque foyer. Par moment, un oiseau
solitaire traverse le ciel et s’empresse de rejoindre les autres déjà rentrés.
(Hoàng hôn ngả xuống chân trời, ánh nắng toả ra một màu vàng rực,
cánh đồng lúa bao la bát ngát và mùi rơm rạ toả hương thơm ngào ngạt, chim
kéo nhau từng đàn bay về tổ, khói lam chiều nhè nhẹ bay ra từng mỗi căn nhà.
Quang cảnh trời chiều im lặng, những động vật đều về nơi trú ẩn, thỉnh thoảng
còn sót lại vài cánh chim lạc đàn bay lẻ tẻ).
* Phân biệt giới từ với liên từ

20

Liên từ trong tiếng Pháp là một loại từ không biến đổi, dùng để nối hai
từ cùng một chức năng trong một proposition (mệnh đề), hai propositions
cùng chức năng trong một câu hoặc hai câu riêng biệt nhau, hai propositions
có quan hệ chính phụ.
Ví dụ: - J’habite avec mes frères et soeurs.
(Tôi ở với các anh và chị tôi).
- Cet élève n’est ni intelligent ni assidu.
(Học sinh này vừa không thông minh vừa không chăm chỉ).
- Je lui ai écrit mais il n’a pas répondu.
(Tôi đã viết cho ông ấy nhƣng không ấy không trả lời).
- L’union fait la force. Donc l’intérêt commun commande de s’unir.
(Đoàn kết là sức mạnh. Vậy ta phải đoàn kết vì lợi ích chung).
Nhƣ vậy, liên từ trong tiếng Pháp có chức năng giống nhƣ liên từ trong
tiếng Việt – nối các thành phần có quan hệ đẳng lập, không giống nhƣ giới từ
– nối các thành phần có quan hệ chính phụ.
Tuy nhiên, đối với tiếng Pháp, có đặc điểm cần lƣu ý trong khi phân
biệt giới từ với liên từ, đó là, trong nhiều trƣờng hợp, liên từ đƣợc cấu tạo từ
một giới từ + que nhƣ: dès que, après que, pour que, avant que, pendant
que, depuis que…
Ví dụ: - Elle a sursauté pendant son sommeil. (giới từ)
(Cô ta giật mình trong giấc ngủ).
- J’y vais pendant que vous faites le guet. (liên từ)
(Tôi đi đến đó trong khi anh ta đang rình mình).
- Avant la révolution, le peuple vivait dans l’esclavage. (giới từ)
(Trƣớc cách mạng, nhân dân sống trong cảnh nô lệ).
- Il est parti bien avant que l’heure sonne. (liên từ)
(Nó đã đi rất lâu trƣớc khi chuông đồng hồ báo giờ).

21
- Après la classe, les élèves jouent au football. (giới từ)

(Sau khi tan học, học sinh chơi bóng đá).
- Vous rentrerez après que vous aurez terminé la vaisselle. (liên từ)
(Anh sẽ đƣợc về sau khi rửa xong bát đĩa).
Nhìn vào những ví dụ trên, ngƣời đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự khác
nhau về vị trí của giới từ và liên từ trong các kiểu cấu trúc câu. Cũng giống
nhƣ tiếng Việt, về mặt khả năng kết hợp, liên từ tiếng Pháp hầu nhƣ chỉ có
dạng A – q – B, còn giới từ có dạng A – q – B và q – B.
* Phân biệt với trạng từ
Trong tiếng Pháp, có một số từ vừa có chức năng làm giới từ, vừa có
chức năng làm trạng từ nhƣ: depuis (từ), devant (trƣớc), derrière (sau), avec
(với), après (sau)… Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhận diện đƣợc đâu là giới từ và
đâu là trạng từ khi xem xét vai trò của chúng trong các cấu trúc.
Ví dụ:
* Depuis:
- Je vous attends depuis ce matin. (giới từ)
(Tôi chờ anh từ sáng).
- Il était parti et je ne l’ai pas vu depuis. (trạng từ)
(Anh ấy ra đi và từ đó tôi không bao giờ gặp lại nữa).
* Devant:
- Une route passait devant cette porte. (giới từ)
(Một con đƣờng chạy qua trƣớc cái cửa này).
- Lorsqu’on passait devant, on voyant la porte toujours fermée. (trạng từ)
(Mỗi khi đi qua, ngƣời ta đều thấy cửa lúc nào cũng đóng).
* Derrière:
- Derrière la maison, il y a un jardin. (giới từ)
(Đằng sau nhà có một cái vƣờn).

22
- Allez devant, j’irai derrière. (trạng từ)
(Anh cứ đi ở đằng trƣớc, tôi sẽ đi ở đằng sau).

* Avec:
- Il écrit avec un stylo. (giới từ)
(Anh ta viết bằng bút máy).
- Il a pris sa canne et s’en est allé avec. (trạng từ)
(Ông cụ cầm lấy gậy và chống đi).
* Après:
- Vous partirez après moi. (giới từ)
(Anh sẽ xuất phát sau tôi).
- Vous partirez après. (trạng từ)
(Anh sẽ xuất phát sau đó).
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, khi đóng vai trò là giới từ, các từ trên
đều đứng trƣớc danh từ; còn khi đóng vai trò là trạng từ thì chúng không có
danh từ đi sau và thƣờng xuất hiện trong các câu có hai mệnh đề.
Trên đây mới chỉ là một số nhận định bƣớc đầu đƣợc chúng tôi tóm
lƣợc, xây dựng, tổng kết trên cơ sở những thành quả nghiên cứu về giới từ
trong ngôn ngữ học cũng nhƣ việc nghiên cứu giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp
của các nhà khoa học đi trƣớc. Tuy nhiên, những phân tích này cũng đã phần
nào cho chúng ta thấy rõ hơn một hình ảnh khái quát về diện mạo của việc
nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học nói chung, trong tiếng Việt cũng nhƣ
trong tiếng Pháp nói riêng.

23
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ
TIẾNG PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP
2.1. Đối chiếu về cấu tạo của giới từ
2.1.1. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt
Về mặt cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt hiện đại, trong các công
trình nghiên cứu của mình, hầu hết các tác giả đều chỉ đề cập đến một loại
giới từ là giới từ đơn. Riêng có tác giả Nguyễn Thái Hòa đề cập đến cặp giới
từ khi nói đến các giới từ đi cùng nhau nhƣ: từ… đến…, từ… tới… Liệu

trong tiếng Việt có giới từ kép hay không?
Nói đến vấn đề đƣợc gọi là giới từ kép trong tiếng Việt, hầu nhƣ các
nhà Việt ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại của chúng trong tiếng Việt hiện đại,
nhƣng ít ai đề cập đến việc phân biệt cũng nhƣ đề xuất ra các tiêu chí để phân
loại giới từ đơn và giới từ kép trong tiếng Việt. Nói chung, các nhà nghiên
cứu chỉ chủ yếu quan tâm đến các khả năng kết hợp, sự hoạt động của giới từ
trong lời nói, mà chƣa tập trung nghiên cứu nhiều đến bình diện cấu tạo của
giới từ tiếng Việt.
Tác giả đầu tiên sử dụng khái niệm giới từ kép và đƣa ra tiêu chí nhận
diện, các kiểu kết hợp tạo thành giới từ kép là Nguyễn Cảnh Hoa trong công
trình nghiên cứu “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh,
đối chiếu với tiếng Việt”. Nguyễn Cảnh Hoa cho rằng, giới từ kép trong tiếng
Việt không nhiều và ranh giới giữa giới từ đơn và giới từ kép không rõ ràng.
Giới từ kép có thể đƣợc dùng trong cùng một ngữ cảnh nhƣ giới từ đơn. Xét về
mặt ý nghĩa thì trong nhiều trƣờng hợp, cả hai loại đều có cùng một ý nghĩa.
Ví dụ: ở trong nhà trong nhà
ở ngoài vƣờn ngoài vƣờn
ở trên gác trên gác

×