Mục lục
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 3
3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 4
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5. TƢ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN. 5
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG VÀ HƢỚNG NGHIÊN
CỨU 8
1.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TỪ VỰNG. 8
1.1.1. Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ 8
1.1.2. Những nhân tố bên trong ngôn ngữ. 16
1.1.2.1. Sự biến đổi về số lượng. 16
1.1.2.2. Sự biến đổi về chất lượng 17
1.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 26
1.2.1. Phát triển từ vựng bằng con đƣờng vay mƣợn từ 27
1.2.2. Phát triển từ vựng bằng con đƣờng cấu tạo và phát triển nghĩa. 28
1.2.2.1. Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ ngữ. 28
1.2.2.2. Phát triển từ vựng bằng con đường phát triển ý nghĩa mới của từ 38
1.2.3. Phát triển từ vựng bằng con đƣờng toàn dân hoá từ ngữ tiếng địa phƣơng. 40
1.3. HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 42
1.3.1. Những khó khăn trong việc nghiên cứu. 42
1.3.1.1. Khó khăn về tư liệu. 42
1.3.1.2. Khó khăn trong việc xác định từ ngữ mới. 43
1.3.2. Hƣớng nghiên cứu của luận án. 44
1.3.2.1. Quan niệm về đồng đại và lịch đại trong khi nghiên cứu. 44
1.3.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án. 46
CHƢƠNG 2. BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT 30
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX. 47
2.1. VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI-NGÔN NGỮ GIAI ĐOẠN 1900-1930 47
2.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội. 47
2.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ 52
2.1.2.1. Sự phát triển của báo chí quốc ngữ. 52
2.1.2.2. Sự phát triển của nền văn học quốc ngữ. 60
2.2. BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG THỂ HIỆN TRÊN CÁC
VĂN BẢN QUỐC NGỮ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX. 64
2.2.1. Các văn bản đƣợc chọn làm tƣ liệu và phƣơng pháp tập hợp tƣ liệu 65
2.2.1.1. Các văn bản được chọn làm tư liệu. 65
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp tư liệu. 69
2.2.2. Khái quát về sự phát triển số lƣợng và chất lƣợng của từ vựng ba mƣơi
năm đầu thế kỷ XX. 69
2.2.2.1. Sự phát triển về lượng. 69
2.2.2.2. Sự phát triển về chất. 85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 89
CHƢƠNG 3. PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƢỜNG CẤU
TẠO TỪ VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA 94
3.1. PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƢỜNG CẤU TẠO TỪ. 94
3.1.1. Các yếu tố tham gia cấu tạo từ. 96
3.1.1.1. Một số quan niệm về yếu tố cấu tạo từ tiếng Việt. 96
3.1.1.2. Các thành tố tham gia cấu tạo từ ngữ mới trong thời đoạn được khảo
sát. 104
3.1.2. Quan niệm về phƣơng thức ghép trong tiếng Việt. 109
3.1.3. Một số quan niệm về phân loại từ ghép trong tiếng Việt. 110
3.1.4. Các mô hình cấu tạo từ ngữ mới tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX. 115
3.1.4.1. Các mô hình cấu tạo từ ghép hội nghĩa 116
3.1.4.2. Các mô hình cấu tạo từ ghép phân nghĩa. 120
3.1.5. Một vài nhận xét về phát triển từ vựng bằng con đƣờng cấu tạo từ mới
giai đoạn 1900-1930. 129
3.1.5.1. Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép hội nghĩa. 129
3.1.5.2. Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép phân nghĩa. 130
3.2. PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ. 131
3.2.1. Một số quan niệm về phát triển nghĩa của từ. 131
3.2.2. Quan niệm về phát triển ý nghĩa của từ trong tiếng Việt. 132
3.2.2.1. Quan niệm của các tác giả đi trước. 132
3.2.2.2. Quan niệm của tác giả luận án. 134
3.2.3. Kết quả khảo sát phát triển ý nghĩa mới của từ giai đoạn 1900-1930. 137
3.2.3.1. Thuật ngữ hóa từ thông thường 137
3.2.3.2. Mở rộng ý nghĩa của từ bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ. 139
3.2.3.3. Một vài nhận xét về sự phát triển nghĩa của từ. 143
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3. 145
CHƢƠNG 4. PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƢỜNG VAY
MƢỢN TỪ 148
4.1. TỪ NGỮ GỐC HÁN ĐƢỢC VAY MƢỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930. 149
4.1.1. Điều kiện dẫn đến sự vay mƣợn từ ngữ gốc Hán vào tiếng Việt. 149
4.1.2. Các đặc điểm của lớp từ ngữ mƣợn Hán giai đoạn 1900-1930. 150
4.1.2.1. Đặc điểm về số lượng. 150
4.1.2.2.Đặc điểm về nghĩa. 155
4.2. TỪ NGỮ GỐC PHÁP ĐƢỢC VAY MƢỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930
4.2.1.Điều kiện dẫn đến sự vay mƣợn từ gốc Pháp vào tiếng Việt. 165
4.2.2.Cách tiếp nhận từ gốc Pháp vào tiếng Việt giai đoạn 1900-1930. 167
4.2.2.1. Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách phỏng âm. 167
4.2.2.2. Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách viết nguyên dạng. 170
4.2.3. Đặc điểm về số lƣợng của lớp từ mƣợn Pháp giai đoạn 1900-1930. 172
4.2.4. Một số đặc điểm về nghĩa của lớp từ gốc Pháp. 173
4.2.5. Một số phƣơng thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20. 179
4.2.5.1. Sự cần thiết phải Việt hoá từ gốc Pháp. 179
4.2.5.2. Một số phương thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20. 179
4.2.6. Một số nhận xét về lớp từ mƣợn Pháp giai đoạn 1900-1930. 184
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4. 185
KẾT LUẬN 187
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1. C - P (Chính-phụ).
2. ĐCTB - Đăng cổ tùng báo.
3. ĐDTC - Đông Dƣơng tạp chí.
4. ĐH và GD - Đại học và giáo dục.
5. ĐH và THCN - Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
6. ĐNQATV- Đại Nam quấc âm tự vị.
7. ĐKM - Đƣờng kách mệnh.
8. GD - Giáo dục.
9. H - Hà Nội.
10. HCM - Hồ Chí Minh.
11. HNKH - Hội nghị khoa học.
12. KHXH - Khoa học xã hội.
13. NCMĐ - Nông cổ mín đàm.
14. NPTC - Nam Phong tạp chí.
15. M - Matxcơva.
16. NXB - Nhà xuất bản.
17. TĐTV - Từ điển tiếng Việt.
18. TP - Thành phố.
19. VNTĐ - Việt Nam tự điển.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng: 2.1. Các đầu báo quốc ngữ xuất bản trong từng năm, giai đoạn 1900-
1930.
Bảng: 2.2. Sự phân bố của 4306 từ ngữ (xếp theo âm đầu ABC).
Bảng: 2.3. Sự hiện diện của từ ngữ (về nguồn gốc) trong từng tiểu đoạn.
Bảng: 2.4. Sự hiện diện của các từ ngữ trong các tiểu đoạn (xét về cấu tạo).
Bảng: 4.1. Sự biến đổi ý nghĩa của một số từ Hán-Việt.
Bảng: 4.2. Phân loại lớp từ mƣợn Hán.
Bảng: 4.3. Phân loại lớp từ mƣợn Pháp giai đoạn 1990-1930.
1
MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Tiếng Việt, ngôn ngữ của dân tộc ta, đã ra đời, tồn tại và phát triển gắn
liền với sự phát triển của nƣớc Việt. Từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc, mặc dù
đã có chữ viết Latinh (giữa thế kỷ XVII), song do tiếng Hán chiếm ƣu thế
trong các trƣờng học, khoa cử nên tiếng Việt nói chung và từ vựng tiếng
Việt nói riêng chƣa phát triển mạnh; nhất là sự phát triển của lớp từ ngữ
thuộc các lĩnh vực chính trị-xã hội, khoa học kỹ thuật
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nƣớc ta trở thành thuộc địa của
thực dân Pháp. Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cùng với
chính sách cai trị của chúng, đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến động
về chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế Việc bãi bỏ chế độ khoa cử bằng tiếng
Hán, cùng với việc khuyến khích sử dụng chữ quốc ngữ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt có những biến đổi tích cực.
Từ lâu, tiếng Việt đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nƣớc
quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là sau khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập (1945),
tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của Nhà nƣớc thì các công trình
nghiên cứu về tiếng Việt ngày càng nhiều. Các nhà ngôn ngữ học nhƣ
Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, Đinh
Văn Đức, Hoàng Văn Hành, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Diệp
Quang Ban, Nguyễn Văn Khang đã nghiên cứu tiếng Việt trên nhiều bình
diện khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân tích,
miêu tả quá trình phát triển và biến đổi về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng của
tiếng Việt theo tiến trình lịch sử của nó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự phát
triển của từ vựng tiếng Việt trong một giai đoạn cụ thể thì dƣờng nhƣ chƣa
có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu sự
phát triển của từ vựng tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX (1900-1930). Sở dĩ
2
luận án chọn giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu là vì, theo
chúng tôi, đó là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi to lớn về các
mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá tác động mạnh đến sự phát triển của
tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt.
Sau khi hoàn thành công việc bình định ở nƣớc ta, thực dân Pháp đã
tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất từ 1897 đến 1914, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu
từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918) trở đi. Xã hội Việt
Nam đã trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát. Hai cuộc khai
thác thuộc địa cùng với chế độ bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đã đẩy
ngƣời dân Việt Nam vào con đƣờng bần cùng hoá. Nhân dân ta phải sống
trong cảnh nô lệ, bị bóc lột đến tận xƣơng tủy. Trong hoàn cảnh đó, các sĩ
phu yêu nƣớc, những ngƣời có tâm huyết với dân tộc đã sử dụng chữ quốc
ngữ để viết báo tuyên truyền tƣ tƣởng cách mạng và kêu gọi nhân dân Việt
Nam đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ đất nƣớc. Hàng loạt phong
trào, tổ chức yêu nƣớc đƣợc thành lập nhƣ Đông kinh nghĩa thục (1907), Việt
Nam quang phục hội (1912) Đặc biệt là các tổ chức tiền thân của Đảng
cộng sản (1924-1930) đƣợc thành lập và sau đó là sự hợp nhất thành Đảng
Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Các nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát
triển của tiếng Việt là phong trào vận động sử dụng chữ quốc ngữ. Nghề in
ra đời, hàng loạt tờ báo quốc ngữ đƣợc xuất bản. Đặc biệt là tờ báo cách
mạng đầu tiên, tờ "Thanh niên” (1925) và tác phẩm “Đƣờng kách mệnh” của
Nguyễn Ái Quốc ra đời. Đây là tác phẩm nghị luận chính trị đầu tiên ở Việt
Nam do “Bị Áp Bức Zân Tộc Liên Hiệp Hội Tuyên Truyền Bộ Ấn Hành”
(1927). Có thể nói rằng chính sự kiện chính trị xã hội và sự ra đời của các
văn bản quốc ngữ nói trên đã góp phần quan trọng làm cho tiếng Việt phát
triển mạnh hơn so với các giai đoạn trƣớc; trong đó bộ phận từ vựng- ngữ
nghĩa biến đổi mạnh nhất bởi vì đó là bộ phận rất nhậy cảm đối với đời sống
3
xã hội, là công cụ phản ánh xã hội. Nó luôn luôn cần những từ ngữ để biểu
thị những khái niệm, những sự vật đang từng ngày, từng giờ nảy sinh trong
xã hội lúc đó.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
2.1. Mục đích của luận án là khảo sát các đơn vị từ ngữ mới thuộc lớp từ
toàn dân, xuất hiện trên các văn bản quốc ngữ từ 1900 đến 1930. Trên cơ sở
những cứ liệu thống kê đƣợc, luận án sẽ tập trung phân tích, miêu tả sự phát
triển của từ vựng tiếng Việt giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX, cả về số lƣợng
lẫn chất lƣợng.
Chúng tôi nhận thức đƣợc rằng việc nghiên cứu sự phát triển của từ vựng
tiếng Việt trong một giai đoạn cụ thể là việc làm cần thiết nhƣng không đơn
giản. Bởi lẽ, 30 năm chỉ là một giai đoạn ngắn trong cả tiến trình tồn tại và
phát triển lâu dài của tiếng Việt. Vì nghiên cứu sự phát triển của từ vựng
trong một giai đoạn ngắn nhƣ vậy nên luận án chỉ có thể tập trung phân tích
và miêu tả một số con đƣờng cơ bản của sự phát triển từ vựng-ngữ nghĩa
tiếng Việt mà thôi.
2.2. Để đạt đƣợc mục đích nhƣ trên, nhiệm vụ của luận án là:
2.2.1. Điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan
đến đề tài của luận án.
2.2.2. Thống kê các đơn vị từ ngữ mới thuộc lớp từ toàn dân xuất hiện
trên các văn bản quốc ngữ từ 1900 đến 1930.
2.2.3. Phân tích những nhân tố bên ngoài và bên trong ngôn ngữ có tác
động đến sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn đƣợc nghiên
cứu.
2.2.4. Phân tích, miêu tả bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng
tiếng Việt từ 1900-1930.
4
2.2.5. Phân tích, miêu tả các con đƣờng cơ bản làm giàu cho vốn từ
vựng:
- Con đƣờng cấu tạo từ ngữ và phát triển ý nghĩa mới của từ
- Con đƣờng vay mƣợn từ ngữ
2.2.6. Qua việc so sánh các đơn vị từ ngữ mới với các đơn vị từ ngữ
trƣớc và sau giai đoạn đƣợc nghiên cứu, luận án sẽ chỉ ra một số đặc điểm cơ
bản về nghĩa, về các mô thức cấu tạo của các từ ngữ mới xuất hiện trong giai
đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX.
3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu "Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ
20", luận án sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của từ vựng
- ngữ nghĩa tiếng Việt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng trong một giai đoạn cụ
thể (1900-1930).
- Qua việc phân tích, miêu tả dựa trên các cứ liệu đã thống kê đƣợc,
luận án sẽ cung cấp một nguồn tƣ liệu đáng kể cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Từ việc phân tích, miêu tả các con đƣờng phát triển của từ vựng tiếng
Việt, kết quả của luận án sẽ góp phần tổng kết, khẳng định các con đƣờng
phát triển cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Luận án cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử
phát triển của từ vựng tiếng Việt.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phƣơng pháp đƣợc luận án sử dụng là:
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp so sánh
5
Dựa vào các thao tác, các đơn vị từ ngữ mới sẽ đƣợc phân tích theo nhiều
bình diện kết hợp. Bằng con đƣờng quy nạp, chúng tôi sẽ dựa trên tƣ liệu
thực tế để phân tích, miêu tả rồi mới kết luận. Trong luận án, các từ ngữ mới
sẽ đƣợc nghiên cứu theo cả hai hƣớng: đồng đại và lịch đại. Dƣới ánh sáng
của ngôn ngữ học đồng đại, các từ ngữ mới sẽ đƣợc so sánh với nhau nhằm
làm nổi bật các đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa và nguồn gốc. Theo hƣớng lịch
đại, các từ ngữ mới sẽ đƣợc so sánh với các từ ngữ trƣớc và sau thời đoạn
đƣợc khảo sát để rút ra những đặc trƣng cơ bản của chúng về sự biến đổi ngữ
nghĩa.
5. TƢ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN.
5.1. Nguồn tƣ liệu phục vụ cho luận án là các văn bản quốc ngữ xuất bản
tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930
Cụ thể là:
- Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản.
- "Phan Yên báo" (1868).
Các ấn phẩm quốc ngữ xuất bản từ 1900-1930:
- "Đăng cổ tùng báo" (450 trang, khổ 20 x 29, từ số 01 đến số 36).
- "Nông cổ mín đàm" (2000 trang, khổ 20 x 29, từ số 01 đến số 159).
- Văn thơ của nhóm "Đông kinh nghĩa thục" (230 trang, khổ 13 x 19).
- "Đông Dƣơng tạp chí" (1500 trang, khổ 20 x 30, từ số 01 đến số 102).
- "Việt Nam phong tục" (260 trang, khổ 13 x 19).
- "Nam phong tạp chí" (450 trang, khổ 19 x 27,5, từ số 01 đến số 128).
- "Tố Tâm" (120 trang, khổ 13 x 19)
- "Văn kiện Đảng" (2 tập, 1000 trang, khổ 13 x 19).
6
- Một số bài viết, truyện ngắn của các tác giả Huình Tịnh Paulus Của,
Trƣơng Vĩnh Ký, Gilbert Trần Chánh Hiếu, Đặng Lễ Nghi, Trần Phong Sắc,
Hồ Biểu Chánh, Phan Kế Bính (1500 trang).
5.2. Cách thu nhập tƣ liệu.
5.2.1. Trên cơ sở những biến động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX,
chúng tôi thống kê tên gọi của các tổ chức, các phong trào, những từ ngữ
thuộc các ngành khoa học: chính trị - xã hội, khoa học kỹ thuật, tự nhiên ,
mà theo chúng tôi, chúng có khả năng xuất hiện trong thời đoạn đƣợc khảo
sát, chẳng hạn: Cộng sản Đảng, thợ thuyền, đế quốc chủ nghĩa, giai cấp
tranh đấu,
5.2.2. Có một điều đặc biệt là rất nhiều từ ngữ Hán-Việt khi xuất hiện
trên báo chí từ 1900-1930 đã đƣợc các tác giả đặt dấu nối giữa các âm tiết.
Ví dụ: pháp-luật, duy-vật, chính-trị, chiến-hạm Có những ý kiến cho
rằng các tác giả sử dụng dấu nối giữa các âm tiết của một từ nhằm phân biệt
chúng là những từ ngữ mới du nhập vào tiếng Việt. Cho đến nay, những ý
kiến trên chƣa phải đã hoàn toàn thoả đáng, còn phải nghiên cứu thêm. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng lấy đó để làm một tiêu chí trong khi thu thập tƣ liệu.
5.2.3. Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê đƣợc 1356 đơn vị từ ngữ (phần
lớn là thuật ngữ Hán-Việt) ở mục giới thiệu "Từ vựng" in bằng ba thứ tiếng
(Quốc ngữ - chữ Nho - tiếng Pháp) trong phần phụ trƣơng của các số "Nam
phong tạp chí".
5.3. Việc xử lý tƣ liệu.
Sau khi thống kê đƣợc trên 4500 từ ngữ, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu
từng từ ngữ với một số từ điển xuất bản từ cuối thế kỷ 19 trở về trƣớc.
Cụ thể là:
- "Từ điển Việt - Pháp" của J.F.M Genibrel (xuất bản tại Sài Gòn
1898)
7
- "Đại Nam quấc âm tự vị" của Huình Tịnh Paulus Của (Sài Gòn 1895,
1896).
Sau khi đối chiếu một cách cẩn thận, chúng tôi thấy có khoảng 3000 đơn
vị từ ngữ không có trong hai bộ từ điển nói trên. Chúng tôi nghĩ rằng có thể
không phải tất cả 3000 từ ngữ đó đều là từ mới. Bởi lẽ, có thể có những từ đã
tồn tại trong vốn từ vựng tiếng Việt từ trƣớc nhƣng vì một nguyên nhân nào
đó chúng không đƣợc ghi vào từ điển. Tuy vậy luận án vẫn lấy 3000 từ ngữ
đó làm tƣ liệu cho việc nghiên cứu.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm bốn chƣơng, đƣợc bố
cục nhƣ sau:
- Mở đầu: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phƣơng pháp nghiên cứu và
bố cục của luận án.
- Chƣơng một: Cơ sở lý luận về sự phát triển của từ vựng và phƣơng
pháp nghiên cứu.
- Chƣơng hai: Bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
ba mƣơi năm đầu thế kỷ XX.
- Chƣơng ba: Phát triển từ vựng giai đoạn 1900-1930 bằng con đƣờng
cấu tạo từ và phát triển nghĩa.
- Chƣơng bốn: Phát triển từ vựng giai đoạn 1900-1930 bằng con
đƣờng vay mƣợn từ.
- Kết luận: Luận án sẽ trình bày những kết luận rút ra đƣợc trong quá
trình nghiên cứu.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG
VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
Ngôn ngữ là hiện tƣợng xã hội. Với chức năng là phƣơng tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con ngƣời, ngôn ngữ luôn luôn tồn tại và phát triển cùng
với sự tồn tại và phát triển của xã hội sử dụng nó. Sự đấu tranh sinh tồn của
con ngƣời đã thúc đẩy xã hội phát triển, kéo theo sự phát triển của ngôn ngữ
ở mọi cấp độ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Tuy nhiên, so với ngữ âm và ngữ
pháp thì từ vựng là bộ phận phát triển nhanh nhất bởi vì nó là tấm gƣơng
phản chiếu đời sống xã hội.
Tìm hiểu sự phát triển từ vựng-ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, các nhà
ngôn ngữ học luôn đề cập đến những nhân tố tác động đến sự biến đổi của
hệ thống từ vựng. Có nhà ngôn ngữ học đã viết: "Không một môn nào mà
những nhân tố biến đổi của các hiện tƣợng lại phức tạp, nhiều và đa dạng
hơn từ vựng" [177, tr.53].
Các nhân tố tác động đến sự phát triển của từ vựng thƣờng đƣợc đề cập
tới là: Nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ngôn ngữ.
1.1.1. Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ
Nhóm nhân tố đầu tiên các nhà từ vựng học thƣờng đề cập tới là các
nhân tố khách quan nằm ngoài ngôn ngữ. Đó là những nhân tố thuộc các lĩnh
vực của đời sống xã hội; chẳng hạn sự biến động về lịch sử, văn hoá, chính
trị, kinh tế tất thảy đều tác động đến sự phát triển hệ thống từ vựng của một
ngôn ngữ. Các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, công cuộc xây dựng xã hội cũng tác động đến sự phát triển của từ
vựng và đƣợc phản ánh trong từ vựng.
9
Theo phép duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tƣợng trong thế giới vật
chất luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Chính sự vận động và
phát triển của thế giới vật chất ấy đã làm xuất hiện nhiều sự vật, hiện tƣợng
mới, đòi hỏi từ vựng phải có những đơn vị từ ngữ mới để định danh hoặc tái
định nghĩa lại các khái niệm vốn đã có trong ngữ năng của một thành viên xã
hội. Nhƣ vậy, sự phát triển của xã hội yêu cầu ngôn ngữ phải chính xác hoá
cái khái niệm mà ngôn từ mang chứa nó. Yêu cầu đó của xã hội bắt buộc
ngôn ngữ phải tuân theo tiến trình trí tuệ hoá. Nói khác đi, chính nội dung,
cái đƣợc mang chở bằng phƣơng tiện ngôn từ, buộc ngôn ngữ phải đáp ứng
nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con ngƣời. Xã hội là một cấu trúc vừa
hƣớng nội vừa hƣớng ngoại từ khi hình thành dân tộc. Vì vậy, các nhu cầu
của xã hội luôn nảy sinh, sự phát triển ngôn ngữ đã trở thành nhu cầu cần
yếu của mọi xã hội.
Nghiên cứu sự phát triển từ vựng của một ngôn ngữ, dƣờng nhƣ các nhà
ngôn ngữ học đều đồng ý rằng trong quá trình tiến triển của một dân tộc, dân
tộc đó phát triển mạnh về lĩnh vực nào (chính trị, văn hoá, nghệ thuật, ) thì
vốn từ vựng của ngôn ngữ mà dân tộc đó sử dụng sẽ xuất hiện những đơn vị
từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học đó. Điều này có thể đƣợc minh
chứng ngay trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Cuối thế kỷ XIX, tri thức về
các lĩnh vực khoa học tự nhiên ở nƣớc ta còn quá thấp, do vậy các từ ngữ
chuyên môn thuộc các lĩnh vực này còn quá ít.
Tuy nhiên, do những biến động của xã hội, ngay từ những năm đầu thế
kỷ XX, đặc biệt là thập kỷ X và thập kỷ XX, xã hội Việt Nam đã bắt đầu tiếp
xúc với nền văn hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến phƣơng Tây; chúng ta đã
thấy trong vốn từ vựng tiếng Việt xuất hiện các từ ngữ Hán - Việt, thuần Việt
hoặc từ ngữ gốc Pháp chỉ các sự vật, hiện tƣợng mới.
Ví dụ:
10
- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực vật lý:
Máy trục không khí, máy ép không khí, dây thu lôi, máy hơi nước,
ống sinh điện, gương tròn hình quả cầu (gương lồi), cử động đều
(chuyển động đều)
- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực hoá học:
Thán khí, kim chất, đạm cường toan, si măng (xi măng), cường
thuỷ (acide acitique), acide sufurique
- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực địa lý:
Địa chất học, đường xích đạo, hoành tuyến, trục tuyến
- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực toán học:
Quy nhất số, hình ba giác (tam giác), đường ngang hàng (song
song), hình thoi, đường thẳng nghiêng
Trong sự phát triển của từ vựng, lớp từ thông thƣờng phát triển rất chậm.
Bởi lẽ, chúng vốn là lớp từ cơ bản, phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của
những ngƣời lao động. Trái lại, lớp từ chuyên môn (thuật ngữ) lại phát triển
rất nhanh. Sở dĩ nhƣ vậy là vì thuật ngữ "đƣợc xem nhƣ bức tranh phản
chiếu, là diện mạo toàn cảnh từ ngữ ghi dấu, trạng thái tri thức, trạng thái
sáng tạo, tiếp biến của một dân tộc trong từng thời kỳ tiến hoá và phát triển
ngày càng đi lên, ngày càng tiến bộ của nhân loại" [133]. Thật có lý khi có ý
kiến cho rằng chỉ cần nhìn vào hệ thống thuật ngữ của một ngôn ngữ, chúng
ta có thể biết xã hội đang sử dụng ngôn ngữ đó phát triển đến mức nào.
Bàn về sự phát triển của từ vựng, Xtalin đã nhấn mạnh: "Sự phát triển
liên tiếp của công nghiệp và nông nghiệp, của thƣơng nghiệp và vận tải, của
kỹ thuật và khoa học, đòi hỏi ngôn ngữ phải bồi bổ từ vựng của mình bằng
những từ mới và những ngữ mới” [93, tr.110].
Một nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy
từ vựng phát triển là hiện tƣợng tiếp xúc ngôn ngữ. Sự tiếp xúc ngôn ngữ do
11
nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do các dân tộc khác nhau cùng cƣ trú
rất gần nhau trên cùng một địa bàn, đã có giao lƣu về các mặt: kinh tế, văn
hoá, thƣơng mại Một ngôn ngữ A khi có sự tiếp xúc với ngôn ngữ B không
thể tránh khỏi những ảnh hƣởng nhất định. Cũng nhƣ các nền văn hoá, bản
thân mỗi ngôn ngữ không phải bao giờ tự chúng đã đầy đủ. Nhu cầu giao lƣu
về các lĩnh vực khiến cho những ngƣời nói ngôn ngữ A trực tiếp hoặc gián
tiếp tiếp xúc với những ngƣời nói ngôn ngữ B ở vùng lân cận hoặc một ngôn
ngữ C có ƣu thế về mặt văn hoá, kinh tế Sự giao lƣu có thể có tính chất
hữu nghị hoặc thù địch, có thể do quan hệ bình thƣờng hoặc kinh doanh
buôn bán Dù cho tính chất hay mức độ của sự tiếp xúc giữa các dân tộc thế
nào đi nữa, thì vẫn dẫn đến sự ảnh hƣởng qua lại ít nhiều giữa các ngôn ngữ.
Thông thƣờng, ảnh hƣởng ấy nghiêng về một phía. Dân tộc nào có nền văn
hoá, kinh, tế, khoa học kỹ thuật phát triển hơn thì ngôn ngữ của dân tộc đó
sẽ tạo ra ảnh hƣởng nhiều hơn đối với các ngôn ngữ khác: Chẳng hạn, ngay
từ nhiều thế kỷ trƣớc, tiếng Hán đã có ảnh hƣởng rất lớn đến tiếng Việt,
tiếng Nhật và tiếng Hàn. Minh chứng là trong vốn từ vựng của tiếng Việt,
tiếng Hàn, tiếng Nhật hiện nay đều có trên 60% từ ngữ vay mƣợn từ tiếng
Hán.
Việc tiếp xúc ngôn ngữ đƣợc tiến hành do những ngƣời sử dụng song
ngữ. Hiện tƣợng song ngữ không phải là cá biệt cho một ngôn ngữ và không
phải diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn. Nó là hiện tƣợng thƣờng xuyên
xẩy ra đối với hầu hết mọi tộc ngƣời. Mọi dân tộc đều có những ngƣời mang
song ngữ. Đó là các trí thức, nhà văn, nhà khoa học, nhà chính trị học sử
dụng ngoại ngữ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ
vựng của ngôn ngữ dân tộc.
Bên cạnh nguyên nhân do quan hệ về địa lý, hiện tƣợng song ngữ còn
xảy ra do quan hệ giữa những ngƣời của dân tộc đi chinh phục và những
ngƣời của dân tộc bị chinh phục. Cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, ở
12
Việt Nam đã tồn tại hiện tƣợng song ngữ: tiếng Việt và tiếng Pháp. Chính
đội ngũ sử dụng song ngữ Pháp - Việt đã du nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt nhiều từ ngữ mƣợn từ tiếng Pháp.
Ví dụ: Cà phê, xà phòng, cu lít, (đèn) pha, lốp, xu
Hiện tƣợng song ngữ còn xảy ra do nhu cầu văn hoá. Chẳng hạn tiếng
Pali vào Đông Nam Á cùng với Phật giáo, tiếng Sanscrit vào Đông Nam Á
với Ấn Độ giáo và văn minh Ấn Độ. Khi một dân tộc phát triển thành một
Nhà nƣớc, bắt buộc phải xây dựng một cơ chế mới về xã hội, chính trị. Lúc
đó, vốn từ của ngôn ngữ dân tộc thƣơng không đủ để đáp ứng cho nhu cầu
mới. Do đó, sự vay mƣợn từ ngữ càng thiết yếu hơn bao giờ hết. Sự ra đời
của Nhà nƣớc Champa, Nhà nƣớc Việt Nam, Nhà nƣớc Ăng Co, dẫn đến
sự ra đời của ngôn ngữ văn học bằng ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Khi ngôn
ngữ chuyển từ chỗ là công cụ sinh hoạt sang công cụ điều hành chính trị, tổ
chức xã hội, củng cố chính quyền thì hiện tƣợng song ngữ có chiều hƣớng
thu hẹp về chiều rộng để phát triển chiều sâu. Sự vay mƣợn từ ngữ từ ngôn
ngữ khác là sự vay mƣợn có ý thức, có hệ thống do tầng lớp trí thức thực
hiện. Sự vay mƣợn lúc đó là nhu cầu nội tại của chính ngôn ngữ đi vay, chứ
không phải là sự cƣỡng ép.
Một loại ảnh hƣởng dễ nhận thấy nhất mà một ngôn ngữ có thể tác động
tới một ngôn ngữ khác là sự vay mƣợn từ ngữ. "Khi có sự vay mƣợn văn hoá
thì luôn luôn rất có thể là những từ liên hệ cũng đƣợc vay mƣợn theo" [177,
tr.238]. Chẳng hạn, các dân tộc German sơ thuỷ ở Bắc Âu lần đầu tiên biết
đến nền văn hoá rƣợu nho và những con đƣờng lát đá do sự giao lƣu thƣơng
mại với ngƣời Roman. Họ đã tiếp nhận những từ Latin chỉ những thứ đồ
uống xa lạ (vinum, Anh: wine, Đức: wein "rƣợu nho") và những từ chỉ đƣờng
xá xa lạ với ngôn ngữ của họ (strata via, Anh: street, Đức: stress "con
đƣờng"). Sau đó, khi đạo thiên chúa giáo đƣợc đƣa vào nƣớc Anh, thì những
từ liên hệ nhƣ bishop (giám mục), angel (thiên thần) đã tìm đƣợc đƣờng để
13
đi vào hệ thống từ vựng Anh ngữ. Và cứ thế, quá trình này tiếp tục không
ngừng cho đến ngày nay, mỗi trào lƣu văn hoá lại mang đến cho ngôn ngữ
một số từ vay mƣợn.
Trong công trình nghiên cứu về từ vay mƣợn trong tiếng Nga thế kỷ
XVIII, Budagov đã khẳng định, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ và vay mƣợn từ
đối với tiếng Nga vào thế kỷ XVIII là một trong những vấn đề trung tâm của
lịch sử từ vựng. Đặc điểm lịch sử nƣớc Nga lúc đó đã không ngừng tạo ra
những mối quan hệ giữa nƣớc Nga và các dân tộc khác. Sự cải tổ Nhà nƣớc
Nga về sản xuất, văn hoá vào đầu thời kỳ Piốt đệ nhất, việc cải cách theo
những mẫu mực chọn lựa có ý thức và tiên tiến của xã hội phƣơng Tây đã
mở đƣờng cho tiếng Nga tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng nƣớc ngoài. Nhờ sự
tiếp xúc đó mà thế kỷ XVIII, số lƣợng từ vay mƣợn trong tiếng Nga đã tăng
lên đáng kể.
Mức độ ảnh hƣởng của một hoặc nhiều ngôn ngữ nƣớc ngoài tới ngôn
ngữ dân tộc do hiện tƣợng song ngữ có thể là rất lớn. Quá trình của sự ảnh
hƣởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ sẽ ảnh hƣởng tới cấu trúc của ngôn ngữ.
Việc tiếp xúc ngôn ngữ sẽ dẫn đến hệ quả là hệ thống từ vựng bị ảnh hƣởng
nhiều nhất, bởi lẽ từ là yếu tố linh hoạt nhất và có khả năng biến đổi mạnh
nhất.
Thực tế cũng cho thấy rằng trong tiến trình hình thành các tộc ngƣời,
hầu nhƣ không có ngôn ngữ nào không có sự pha trộn, lai tạp bởi các ngôn
ngữ khác. Điều đó có thể cho thấy việc tiếp xúc giữa các tộc ngƣời trong quá
khứ đƣơng nhiên đi kèm với tiếp xúc văn hoá và để hình thành cộng đồng thì
việc tiếp xúc ngôn ngữ là điều thiết yếu. Mỗi một ngôn ngữ trong quy chiếu
với thiết chế xã hội, mà nó đang hành chức, đã tự ổn định theo tính tự nhiên
của nó. Tuy nhiên, sự ổn định chức năng và cấu trúc đó chỉ có giá trị nhất
thời vì ngôn ngữ là cái hàn thử biểu khá nhậy của các thiết chế xã hội, trong
đó có chính trị. Chế độ xã hội có ảnh hƣởng trực thiếp tới hành vi dụng
14
ngôn. Chẳng hạn, về tình trạng ngôn ngữ xảy ra ở hai vùng Nam - Bắc Việt
Nam trong thời kỳ cận đại. Vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đất nƣớc ta
chịu tình trạng một nƣớc hai chế độ. Ở miền Bắc, sau chế độ vua Lê chúa
Trịnh, sự suy yếu của tập đoàn phong kiến đã trở nên quá trầm trọng. Các lý
tƣởng nho giáo đã trở nên lỗi thời, rƣờng cột nhà nƣớc trở nên rệu rã chƣa
từng có. Trong khi đó, ở miền Nam (từ sông Gianh trở vào), nhà Nguyễn
nhờ có chính sách cai trị nới sức dân, khuyến khích khẩn hoang kịp thời và
sáng suốt, miền Nam đã dần dần thu hút đƣợc những lƣu dân chạy loạn từ
bốn phƣơng đến. Trong những năm đó, nhà Nguyễn đã dần dần thiết lập
đƣợc một xã hội tƣơng đối ổn định. Sau khi thống nhất hai miền, nhằm mục
đích ổn định lâu dài chế độ cai trị của dòng họ, nhà Nguyễn chủ trƣơng
khuyến khích Nho học. Thế là, trong khi mà chữ Nho cùng những lý tƣởng
Nho gia của nó bắt đầu đi vào hồi chung cuộc để nhƣờng vị trí đó cho ngôn
ngữ thành văn bằng chữ Nôm ở miền Bắc thì ở miền Nam, sự học hành thi
cử, sự củng cố Nho giáo mới bắt đầu có cơ hƣng thịnh. Các nhà nghiên cứu
triết học phƣơng Đông ở Việt Nam gọi hiện tƣợng đó là "sự phát triển không
đồng đều của văn hoá dân tộc" [71, tr.262-264]. Tình trạng đó dẫn đến sự
phát triển không đồng đều về các chức năng và cấu trúc của hai ngôn ngữ
thành văn đang cạnh tranh: Hán và Nôm. Nếu nhƣ các nhà nho Bắc Hà, hoặc
có gốc tích đào luyện từ Bắc Hà, đã có ý thức chuyển dần từ ngôn ngữ từ
chƣơng sang tiếng nói dân dã và đã đạt đƣợc những thành tựu cao trong nghệ
thuật ngôn từ pha trộn giữa hai ngôn ngữ này thì ở miền Nam lại có xu
hƣớng ngƣợc lại, từ ngôn ngữ bình dân mộc mạc chuyển sang thứ ngôn ngữ
văn chƣơng sính dùng các chữ Hán, đôi khi rất cũ trong từ chƣơng cổ điển.
Qua những điều vừa trình bày trên, chúng ta có thể thấy rằng sự biến đổi
của xã hội (lịch sử, chính trị văn hoá, kinh tế ) là các nhân tố đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc phát triển từ vựng của một ngôn ngữ.
15
Vì các nhân tố xã hội có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển từ vựng
nhƣ vậy nên dẫn đến một hệ quả là trong tiến trình phát triển của một ngôn
ngữ, có những giai đoạn từ vựng của ngôn ngữ đó phát triển rất chậm nhƣng
cũng có những giai đoạn nó phát triển rất mạnh. Bàn về từ vay mƣợn trong
tiếng Nga đầu thế kỷ 18, Budagov đã viết: "Trong lịch sử của mọi ngôn ngữ,
có những thời đại có giá trị hơn, có những thời đại ít có giá trị đối với ngôn
ngữ" [1, tr.53].
Nhận định trên đã đƣợc minh chứng trong các công trình nghiên cứu sự
phát triển từ vựng của các ngôn ngữ. Chẳng hạn trong cuốn "Từ vựng học
tiếng Việt", Nguyễn Thiện Giáp đã nhận xét, nhân tố quyết định sự phát triển
toàn diện và sâu sắc của từ vựng tiếng Việt là sự kiện cách mạng tháng Tám
thành công năm 1945. Tác giả viết:
Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn trƣớc, tuy rất
lớn nhƣng so với thời kỳ sau cách mạng tháng Tám thì vẫn có tính
chất từng bộ phận, từng mặt, trong đó chủ yếu là sự phát triển của
các từ ngữ báo chí chính luận và các từ ngữ văn hoá nghệ thuật mà
thôi. Chỉ sau cách mạng tháng Tám, tiếng Việt mới phát triển toàn
diện, mới thực sự có thể đặt ngang hàng với các thứ tiếng khác
nhƣ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, [46, tr.295].
Tƣơng tự nhƣ vậy, trong luận án PTS: "Sự phát triển của từ vựng tiếng
Lào từ 1945 đến nay", Trịnh Đức Hiển, cũng đã nhận xét, chỉ sau khi nƣớc
Lào tuyên bố độc lập vào ngày 12 tháng 10 năm 1945, tiếng Lào trở thành
ngôn ngữ quốc gia thì nó mới thực sự đƣợc hồi sinh và dần dần giữ địa vị
chủ nhân của mình. Đặc biệt từ sau ngày đất nƣớc Lào hoàn toàn độc lập
thống nhất (2.12.1975) tiếng Lào càng có điều kiện để phát triển thành một
ngôn ngữ thống nhất hơn, phong phú hơn, xứng đáng là một ngôn ngữ quốc
gia đƣợc dùng trên mọi miền đất nƣớc và trong mọi phƣơng diện đời sống xã
hội. Chính trong điều kiện đó, trong hệ thống từ vựng tiếng Lào đã xuất hiện
16
nhiều thuật ngữ thuộc các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật [66, tr.22-
23).
1.1.2. Những nhân tố bên trong ngôn ngữ.
Bên cạnh những nhân tố có tính xã hội trên, chúng ta còn phải kể đến
một số nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc tác động
đến sự phát triển của vốn từ vựng; đó là các nhân tố bên trong ngôn ngữ.
Chúng ta biết rằng, từ vựng là một hệ thống mở. Chính vì tính chất "mở"
nhƣ vậy nên nó luôn luôn biến đổi, phát triển, tiếp nhận những gì còn thiếu
và loại bỏ những gì không cần thiết để ngày càng hoàn thiện hơn. Sự tác
động của các nhân tố xã hội kéo theo hàng loạt những biến đổi bên trong
chiều sâu của hệ thống từ vựng ngữ nghĩa: biến đổi về số lƣợng, về chất
lƣợng từ, về nghĩa, về cấu tạo từ
1.1.2.1. Sự biến đổi về số lượng.
Quan điểm phổ biến nhất về sự phát triển từ vựng trƣớc tiên đƣợc biểu
hiện ở mặt số lƣợng từ. Tuy nhiên quan điểm trên cũng còn có chỗ chƣa thật
sự thoả đáng; bởi lẽ, một ngôn ngữ có thể có một lƣợng từ ngữ rất lớn nhƣng
nếu nhƣ lƣợng từ ngữ đó không đƣợc "chỉnh biên", không có sự khác biệt
giữa các từ gần nghĩa, ngƣời nói ít nhận thức đƣợc, và nếu nhƣ cơ cấu của
các từ đa nghĩa đƣợc tách ra thành "một tổng các ý nghĩa đơn thuần" mà
không có ý nghĩa trọng tâm thì vốn từ vựng của ngôn ngữ đó chỉ phong phú
về mặt số lƣợng nhƣng lại nghèo về chức năng sử dụng, chƣa đủ mức độ
chính xác trong quá trình giao tiếp của con ngƣời. Lƣợng từ vựng của một
sinh ngữ thƣờng đƣợc tăng nhanh về số lƣợng: những khái niệm mới, những
sự vật mới đòi hỏi có thêm lƣợng từ ngữ mới. Trong khi đó, hầu hết những
từ ngữ cũ thƣờng vẫn tồn tại bên cạnh lƣợng từ ngữ mới, chỉ có một số ít từ
ngữ cũ ít đƣợc sử dụng và dần dần trở thành từ cổ. Số lƣợng từ ngữ của một
ngôn ngữ tăng lên không ngừng; bởi lẽ, quá trình tăng của từ ngữ luôn vƣợt
17
hơn quá trình giảm. Budagov đã phát biểu rằng, nếu so sánh từ điển giải
nghĩa tiếng Nga xuất bản năm 1847 với từ điển giải nghĩa tiếng Nga do D.H
Uxacov hiệu đính và xuất bản vào năm 1934 -1940, thì thấy ở quyển từ điển
sau có trên 10.000 từ mới mà ở quyển từ điển trƣớc không có. Tuy nhiên,
việc dẫn ra số lƣợng từ trong các từ điển khác nhau, ở một chừng mực nào
đó, chỉ là tƣơng đối. Bởi lẽ, có những từ có thể đã có trong hệ thống từ vựng
của ngôn ngữ, nhƣng những ngƣời soạn thảo từ điển hoặc không xem chúng
là những từ phổ biến, hoặc không biết đến sự tồn tại của chúng nên chúng
vắng mặt trong từ điển. Đôi khi cũng vì một số nguyên nhân khác làm hạn
chế khối lƣợng từ của một từ điển đƣợc soạn thảo, kể cả những khó khăn
đơn thuần về mặt kỹ thuật (kích cỡ từ điển, giá thành )
Số lƣợng từ ngữ của một ngôn ngữ cụ thể trong một giai đoạn cụ thể tuy
chƣa đủ cơ sở để xác định là ngôn ngữ đó đã hoàn thiện về vốn từ vựng
nhƣng chúng vẫn cần đƣợc đề cập tới. Hơn nữa, tuỳ theo mức độ chuyển
dịch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, số lƣợng từ ngữ của một ngôn ngữ
luôn tăng lên rất nhanh. Theo số liệu của các nhà ngôn ngữ Pháp, từ năm
1957 đến 1964 ở Pháp đã xuất bản bộ từ điển giải thích lớn "Từ điển tiếng
Pháp" gồm 6 tập, do Pol Robep soạn thảo. Nhƣng đến năm 1972, các nhà từ
điển phải soạn thêm một tập (dày 500 trang) để bổ sung cho 6 tập trên. Pol
Robep nhấn mạnh, tập bổ sung này chủ yếu chứa đựng những từ mới xuất
hiện trong 20 năm (1951 - 1971). Trong đó tác giả đề cập tới "sự xâm nhập
từ mới" qua con đƣờng báo chí, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, văn
phong chính trị, văn phong khoa học đại chúng
1.1.2.2. Sự biến đổi về chất lượng.
Sự phát triển về chất lƣợng của từ ngứ là sự biến đổi trong chiều sâu của
từ vựng, là sự tổ chức lại hệ thống ngữ nghĩa của từ, tổ chức lại các mô hình
cấu tạo từ
18
a) Nghĩa của từ không phải là một thực thể độc lập với ngôn ngữ trong
đó nó tồn tại, mà chỉ là một nội dung về sự vật khách quan đƣợc phản ánh
vào trong ngôn ngữ. Mặt đƣợc biểu đạt, tức nghĩa của từ ngữ đƣợc xác định
bởi những mối quan hệ của chúng với những từ ngữ khác trong hệ thống.
Nói cách khác, nghĩa của từ là một tập hợp các nét khu biệt (còn gọi là nét
nghĩa, hay nghĩa vị). Đó là những tiêu chí mà tiếng nói giữ lại để nhận biết
một loạt đối tƣợng nào đó trong những vật thể của hiện thực. Nhƣ vậy, nghĩa
của từ là một cấu trúc có thể phân xuất ra những yếu tố cấu tạo nhỏ nhất,
giống nhƣ các nét khu biệt trong âm vị học. Ví dụ: Nghĩa của từ "anh" trong
tiếng Việt gồm các nghĩa vị: "đàn ông", "sinh trƣớc", "trong quan hệ gia đình
với ngƣời cùng thế hệ", Nhìn chung, nghĩa đƣợc nói đến nhƣ một bộ phận
hợp thành của từ; và qua đó, một nội dung đƣợc truyền đạt. Sự tiếp cận hiện
đại đối với ngữ nghĩa hoặc dựa trên sự thừa nhận hình thức bên trong của từ
đã tạo nên một bức tranh gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Thuật ngữ "cấu
trúc ngữ nghĩa" để chỉ những đơn vị từ ngữ mà nội dung nghĩa của chúng có
cấu tạo phức tạp. Các nhà từ vựng học cho rằng hầu hết các từ truyền đạt
một số nội dung, do vậy chúng có một số nghĩa tƣơng ứng và đƣợc gọi là từ
đa nghĩa. Hiện tƣợng đa nghĩa là đặc trƣng của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, số lƣợng từ đa nghĩa của mỗi ngôn
ngữ cũng khác nhau. Hiện tƣợng đa nghĩa là tính chất cố hữu của tất cả các
ngôn ngữ ở mọi giai đoạn phát triển của nó.
Chúng ta biết rằng, số lƣợng của những kết hợp âm thanh mà cơ quan
cấu âm của con ngƣời có thể cung cấp là có hạn. Do vậy, vào một thời kỳ
nhất định nào đó trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ, con ngƣời phải
ghép cho cái vỏ âm thanh đã có từ trƣớc đó một nghĩa mới để định danh một
sự vật mới.
Việc một từ có thêm một (hoặc nhiều hơn một) nghĩa mới dẫn đến trong
từ vựng có hiện tƣợng đa nghĩa của từ. Hiện tƣợng đa nghĩa không phải là
19
một trở ngại mà là một bƣớc tiến lớn trong ngôn ngữ. Hiện tƣợng đa nghĩa
nảy sinh cũng do nhu cầu giao tiếp của con ngƣời. Một từ, lúc đầu chỉ có một
nghĩa (nghĩa đen), sau đó do có sự vật mới, hoặc khái niệm mới xuất hiện,
con ngƣời không thể tức khắc có ngay một cái vỏ âm thanh hoàn toàn mới để
gọi tên cho sự vật hoặc hiện tƣợng mới đó. Trong tình thế nhƣ vậy, con
ngƣời đã vận dụng phép liên tƣởng: dựa vào những nét giống nhau (hoặc
tƣơng đồng) giữa hai sự vật, hiện tƣợng cũ và mới, rồi mƣợn luôn vỏ âm
thanh của từ cũ để gọi tên cho sự vật hoặc hiện tƣợng mới. Lúc đầu, những
nghĩa mới đó có thể đƣợc xem là "nghĩa bóng" của từ. Đến một lúc nào đó,
nghĩa bóng, đƣợc đông đảo mọi ngƣời sử dụng nhƣ một nghĩa thực thụ và
chúng đƣợc ghi vào từ điển. Chẳng hạn trong tiếng Việt, từ "mũi" lúc đầu
mang nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời. Sau đó dựa trên sự giống nhau về
hình thức, ngƣời Việt dùng từ "mũi" để chỉ những vật có hình dáng tƣơng tự:
"mũi thuyền, mũi kim, mũi dao, "
Trong công trình nghiên cứu "Từ vay mƣợn trong tiếng Nga thế kỷ
XVIII", Budagov đã dẫn ra từ "machine" (máy móc) làm ví dụ. Theo
Budagov, vào thế kỷ thứ nhất trƣớc công nguyên, trong cuốn sách "về kiến
trúc" của Vitruvy, từ "machine" đƣợc dùng để chỉ bất kỳ một công cụ nào
đƣợc con ngƣời sử dụng trong quá trình lao động. Sau này, từ machine
không những trở thành từ đƣợc sử dụng "trong đời sống hàng ngày" mà còn
là một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học và nghĩa của nó trở nên phức tạp
hơn. Vào thế kỷ XVIII, từ machine thu nhận thêm nghĩa bóng "bộ máy chính
trị của châu Âu" đồng thời nó vẫn giữ lại ý nghĩa kỹ thuật.
Ở Anh, Pháp, danh từ machine (máy móc) lúc đầu thâm nhập vào ngành
dệt vải, sau đó vào ngành than và công nghiệp luyện kim. Đến cuối thế kỷ
Ánh sáng, ngƣời ta chế tạo ra các loại "máy chạy bằng hơi nƣớc", nghĩa mới
của từ machine xuất hiện. Càng đến gần thời đại của chúng ta, nghĩa mới của
từ machine càng nhiều: "bộ máy chiến tranh, bộ máy nhà nƣớc " Nhƣ vậy,
20
dành từ "machine" đã đƣợc ghi nhận là một từ đa nghĩa. Tuy nhiên, tính đa
nghĩa của nó trong từng thời kỳ có khác nhau.
Quá trình phát triển nghĩa của từ giúp chúng ta thấy đƣợc sự phát triển tƣ
duy của con ngƣời. Cùng với sự phát triển của tƣ duy, nghĩa của từ đã đƣợc
mở rộng. Chính nghĩa mở rộng đó đã giúp cho con ngƣời truyền đạt đƣợc
những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách chính xác và đầy đủ hơn.
b) Bên cạnh hiện tƣợng đa nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của từ vựng về
số lƣợng còn làm cho hiện tƣợng đồng âm trong ngôn ngữ tăng lên. Hiện
tƣợng đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là điều tất yếu; bởi lẽ, số lƣợng âm
thanh mà con ngƣời phát ra đƣợc và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ, dù có
nhiều bao nhiêu cũng vẫn có giới hạn của nó. Nhìn chung, hiện tƣợng đồng
âm đƣợc các nhà ngôn ngữ học định nghĩa là: "sự trùng nhau về âm của các
từ có ý nghĩa khác nhau" [155, tr.66]. "Những đơn vị đồng âm là những đơn
vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhƣng khác nhau về ý nghĩa" [18, tr.213].
Từ đồng âm có thể xuất hiện do sự trùng hợp ngẫu nhiên về mặt âm của các
từ, Chẳng hạn trong tiếng Nga, từ "Kljutx" (nguồn nƣớc, nguồn) đồng âm
với từ "Kljutx" (chìa khoá). Hoặc trong tiếng Anh, các từ "Pick" (cái cuốc)
đồng âm với "Pick) (sự chọn lựa) và "Pick" (hái, nhặt, nhổ)
Hiện tƣợng đồng âm thƣờng xảy ra trong phạm vị các từ có cấu trúc âm
đơn giản. Từ càng ngắn, cấu trúc âm càng đơn giản thì tính võ đoán càng
cao, càng dễ chứa đựng những khái niện khác nhau. Ngƣợc lại, các từ có vỏ
ngữ âm càng dài, cấu trúc âm càng phức tạp thì tính võ đoán càng giảm; do
vậy hiện tƣợng đồng âm càng ít xảy ra.
Trong một ngôn ngữ, hiện tƣợng đồng âm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào
số lƣợng âm tiết mà ngôn ngữ đó sử dụng. Số lƣợng âm tiết càng ít thì hiện
tƣợng đồng âm càng cao và ngƣợc lại. Theo tác giả cuốn "Từ vựng học tiếng
Việt", [46, tr.172], trong tiếng Việt sử dụng khoảng 6000 âm tiết để cấu tạo