Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng Nhật (liên hệ với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 108 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẰNG NGA







TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ
ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI
CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT )










LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC















Hµ Néi – 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HẰNG NGA









TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ

ỨNG XỬ THỂ HIỆN TRONG HÀNH VI TỪ CHỐI
CỦA TIẾNG NHẬT ( LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT )


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201




Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học




Người hướng dẫn khoa học:
PGS – TS Nguyễn Đức Tồn







Hà Nội – 2007




1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Chƣơng 17 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1. Sơ lƣợc về ngữ dụng học 7
1.2. Hành vi ngôn ngữ 9
1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 11
1.4. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 12
I.4.1. Phát ngôn ngữ vi 13
1.4.2. Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi 13
1.5. Lƣợt lời và tham thoại 15
1.5.1. Lượt lời 15
1.5.2. Tham thoại 17
1.6. Cặp thoại(cặp trao đáp) 18
1.6.1. Cấu trúc nội tại của cặp thoại 18
1.6.2. Liên kết tuyến tính của cặp thoại 21
1.6.3. Tính chất các cặp thoại 25
1.7. Phép lịch sự trong giao tiếp 27
1.7.1. Lịch sự dƣơng tính trong giao tiếp 29
1.7.2. Lịch sự âm tính trong giao tiếp 31
1.8. Thể diện và hành vi đe doạ thể diện 33
1.8.1. Thể diện 33
1.8.2. Hành vi đe doạ thể diện 36
1.9. Văn hoá, ngôn ngữ và đặc trƣng văn hoá- dân tộc của nó; giao thoa văn
hoá 39
1.9.1. Văn hoá 39
1.9.2. Ngôn ngữ và đặc trƣng văn hoá- dân tộc của nó 40
1.9.3. Giao thoa văn hoá 41
1.10. Tiểu kết 42
Chƣơng 2MỘT SỐ CHIẾN LƢỢC TỪ CHỐI TRONG TIẾNG NHẬT (
LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT ) 44

2.1. Hành vi từ chối và chiến lƣợc từ chối 44
2.1.1. Hành vi từ chối 44
2.1.2. Chiến lƣợc từ chối 46
2.2. Một số kết quả nghiên cứu chiến lƣợc từ chối trong tiếng Việt và tiếng
Nhật của một số tác giả khác 47
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Nhật của một
số tác giả khác 47
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu chiến lược từ chối trong tiếng Việt của một
số tác giả khác. 48
2.3. Một số chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật thể hiện phép lịch sự dƣơng
tính và phép lịch sự âm tính (liên hệ với tiếng Việt) 49


2
2.3.1. Một số chiến lƣợc từ chối thể hiện phép lịch sự dƣơng tính 50
2.3.2. Một số chiến lƣợc từ chối thể hiện lịch sự âm tính 69
Chƣơng 3KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƢỢC TỪ CHỐI
TRONG TIẾNG NHẬT CỦA NGƢỜI NHẬT VÀ CỦA NGƢỜI VIỆT HỌC
TIẾNG NHẬT 74
3.1. Phƣơng pháp khảo sát 74
3.2. Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các nghiệm thể Nhật -
Nhật(JJ). 76
3.2.2. Một số cách thức từ chối thể hiện phép lịch sự âm tính của các nghiệm
thể Nhật - Nhật(JJ). 82
3.2.3. Tỉ lệ sử dụng các chiến lược từ chối và một vài nhận xét 84
3.3. Một số kết quả khảo sát hành vi từ chối của các thể nghiệm Việt -
Nhật(VJ) cùng một số đề xuất về phƣơng pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật
cho sinh viên Việt Nam 86
3.4. Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 91

PHỤ LỤC 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

















3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động giao tiếp của các cá nhân trong cộng đồng đƣợc hình thành
thông qua các cuộc hội thoại. Trong giao tiếp hai chiều, ngƣời nói và ngƣời
nghe tƣơng tác lẫn nhau. Hội thoại là một hoạt động giao tiếp phổ biến nhất,
căn bản nhất của con ngƣời. Do vậy, vấn đề hội thoại đƣợc đặc biệt quan tâm
trong Ngữ dụng học. Nó là bộ phận chủ yếu của ngữ dụng học vĩ mô. Công cụ
và sản phẩm của hội thoại là hành vi ngôn ngữ, khi nghiên cứu hành vi ngôn
ngữ cần phải đặt nó trong môi trƣờng hội thoại. Đây là phƣơng hƣớng mới

trong nghiên cứu hành vi ngôn ngữ.
Hành vi ngôn ngữ đƣợc tạo thành từ: hành vi tạo lời, hành vi ở lời và
hành vi mƣợn lời. Trong đó ngữ dụng học quan tâm nhiều nhất tới hành vi ở
lời. Một trong những hành vi đó là hành vi từ chối. Đây là một hành vi ngôn
ngữ rất dễ làm ảnh hƣởng tới thể diện của ngƣời đối thoại. Nhất là trong các
cuộc hội thoại mang tính liên ngôn ngữ-văn hoá, thì những cú sốc văn hoá rất
dễ xảy ra.Vậy làm thế nào để hạn chế đƣợc những cú sốc này, làm thế nào để
đảm bảo đƣợc tính lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt là khi phải thực hiện hành
vi từ chối? Trong giới hạn của luận văn này, tôi hi vọng tìm ra đƣợc những
nét ngôn ngữ-văn hoá đặc trƣng đƣợc thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng
Nhật (có sự đối chiếu với tiếng Việt). Kết quả này có thể phần nào giúp tăng
cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt –Nhật. Đồng thời, luận văn
cũng tiến hành tìm hiểu xem những lỗi giao thoa văn hoá mà sinh viên Việt
Nam thƣờng mắc khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng Nhật nhƣ thế nào.
Và từ đó chúng ta có thể đề xuất một số phƣơng pháp dạy hội thoại tiếng Nhật
cho học sinh Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


4
Trên cơ sở nền tảng lý thuyết của Ngữ dụng học nói chung, lý
thuyết hành vi ngôn ngữ , lý thuyết hội thoại, lý thuyết ‎về lịch sự trong ngôn
ngữ giao tiếp, lý thuyết về đặc trƣng văn hoá- dân tộc trong ngôn ngữ nói
riêng, đề tài này đƣợc nghiên cứu với một số mục đích cụ thể nhƣ: Tìm hiểu
đặc điểm cách thể hiện tính lịch sự dƣơng tính và lịch sự âm tính qua các
chiến lƣợc từ chối trong tiếng Nhật, từ đó có sự liên hệ đối chiếu với tiếng
Việt; nghiên cứu việc sử dụng các chiến lƣợc này trong thực tế hội thoại của
ngƣời Nhật qua sự khảo sát các nghiệm thể Nhật-Nhật (ngƣời Nhật nói tiếng
Nhật) trong một số tình huống cụ thể; tìm hiểu những lỗi giao thoa văn hoá
mà sinh viên Việt thƣờng mắc phải khi thực hiện hành vi từ chối bằng tiếng

Nhật qua các nghiệm thể Việt-Nhật (sinh viên Việt Nam nói tiếng Nhật), từ
đó có thể đề xuất một số phƣơng pháp giảng dạy hội thoại tiếng Nhật cho sinh
viên Việt Nam có hiệu quả hơn.
3. Lịch sử vấn đề
Ngữ dụng nói chung, hành vi ngôn ngữ nói riêng mới đƣợc quan tâm
chú ý nhiều trong thời gian gần đây và các công trình nghiên cứu đang đƣợc
phát triển rất mạnh. Đặc biệt, hành vi từ chối, một hành vi dễ gây phản cảm
cho ngƣời tham gia đối thoại, cũng giành đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Ở Việt Nam, xuất hiện gần nhƣ sớm nhất là bài báo của Nguyễn
Phƣơng Chi năm 1997 mang tựa đề “ Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị”
[13]. Sau đó một số bài báo khác cũng của tác giả này đã đƣợc công bố trên
tạp chí Ngôn ngữ, Kỷ yếu hội nghị Ngữ học trẻ…và có thể nói sự kết tinh
nhất về những vấn đề mà tác giả này đề cập là luận án tiến sĩ ngữ văn năm
2004: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi
từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)”[20]. Ngoài ra, còn có
một số bài viết của các tác giả khác nhƣ của Nguyễn Thị Hai năm 2001 với
tựa đề “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại” [39] hoặc một số báo
cáo khoa học của sinh viên khoa Ngôn ngữ học, chẳng hạn Đinh Thị Thu
Giang, Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về hình thức phủ định trong phát

×