Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Cú phân từ định ngữ, trạng ngữ tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 244 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HÀ THÀNH CHUNG



CÚ PHÂN TỪ ĐỊNH NGỮ, TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH
VÀ CÁC KẾT CẤU TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT




Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62. 22. 01. 01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC














HÀ NỘI - 2007
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đoàn Thiện Thuật
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

2

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ ……………………………………………………………… 1
Lời cam đoan ……………………………………………………………… 2
Lời cám ơn ………………………………………………………………… 3
Mục lục …………………………………………………………………… 4
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………… 7
Danh mục các bảng …………………………………………………………. 8
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………… 9
Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN tiếng Anh …. 15
1.1.1. Khái niệm CPTĐN và CPTTN …………………………………… 15
1.1.2. Tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN tiếng Anh………………. 19
1.2. Các kết cấu tương đương trong tiếng Việt …………………………… 23
1.2.1. Khái niệm NĐTĐN và NĐTTN …………………………………… 23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu NĐTĐN và NĐTTN ………………………… 26
1.3. Cơ sở lý thuyết …………………………………………………………. 30
1.3.1. Quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cú pháp và cú phân từ …… 31
1.3.2. Nguyên lý nỗ lực ít nhất và Nguyên lý tiết kiệm …………………… 37
1.3.3. Quan điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của Wallace Chafe về cú pháp …… 42

1.3.4. Quan điểm ngữ pháp chức năng của Halliday về cú pháp …………… 45
1.3.5. Khái niệm về cận cảnh-hậu cảnh …………………………………… 49
1.3.6. Quan điểm của Givón về mạch lạc liên cú ………………………… 51
1.3.7. Quan điểm ngữ dụng học về quy chiếu của G. Yule và G. M. Green 55
1.3.8. Mô hình đánh giá chất lượng bản dịch của House …………………… 57
1.4. Tiểu kết ……………… ……………………………………………… 60
Chương 2: CÚ PHÂN TỪ ĐỊNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ
NGỮ ĐỘNG TỪ ĐỊNH NGỮ TIẾNG VIỆT
2.1. Cú phân từ định ngữ tiếng Anh ……………………………………… 62
2.1.1. Khái niệm, vị trí và cấu tạo ………………………………………… 62
2.1.2. Cú phân từ định ngữ và cú quan hệ ………………………………… 63
2.1.3. Phân loại cú phân từ định ngữ ……………………………………… 64
2.1.4. Đặc điểm kết học …………………………………………………… 66
2.1.4.1. Đặc điểm cấu trúc của CPTĐN ………………………………… 66
2.1.4.2. Khả năng kết hợp của CPTĐN với danh từ trung tâm …………… 67

3

2.1.4.3. Khả năng rút gọn của CQH thành CPTĐN ……………………… 70
2.1.5. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng ……………………………………. 81
2.1.5.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trung tâm………………………… 81
2.1.5.2. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của danh từ trung tâm ………… 83
2.1.5.3. Đặc điểm ngữ nghĩa liên cú ……………………………………… 87
2.1.5.4. Cú phân từ định ngữ trong các loại văn phong khác nhau ………. 89
2.2. Ngữ động từ định ngữ trong tiếng Việt ……………………………… 91
2.2.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện …………………………………… 91
2.2.2. Phân loại …………………………………………………………… 95
2.2.3. Đặc điểm kết học …………………………………………………… 96
2.2.3.1. Đặc điểm cấu trúc của NĐTĐN ……………………………………. 96
2.2.3.2. Khả năng kết hợp giữa danh từ và NĐTĐN ……………………… 98

2.2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng ……………………………………. 99
2.2.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trung tâm ……………………… 99
2.2.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của danh từ trung tâm………… 103
2.2.4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa liên cú………………………………………… 112
2.2.4.4. Tần số sử dụng trong các văn phong khác nhau……………………. 112
2.3. Tiểu kết ………………………………………………………………… 113
Chương 3: CÚ PHÂN TỪ TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH VÀ
NGỮ ĐỘNG TỪ TRẠNG NGỮ TIẾNG VIỆT
3.1. Cú phân từ trạng ngữ tiếng Anh ……………………………………… 116
3.1.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện …………………………………… 116
3.1.2. Phân loại CPTTN …………………………………………………… 116
3.1.3. Đặc điểm kết học …………………………………………………… 124
3.1.3.1. Đặc điểm cấu trúc của CPTTN …………………………………… 124
3.1.3.2. Vị trí của CPTTN…………………………………………………… 125
3.1.4. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng ……………………………………. 127
3.1.4.1. Mối liên kết ngữ nghĩa với cú chính ……………………………… 127
3.1.4.2. Mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa với cú chính ………………………… 140
3.1.4.3. Mạch lạc quy chiếu và mạch lạc thời thể ………………………… 143
3.1.4.4. Cú phân từ trạng ngữ trong các loại ngôn bản khác nhau ……… 155
3.1.4.5. Xu hướng sử dụng CPTTN trong văn học Anh, Mỹ ………………. 155
3.2. NĐTTN tiếng Việt (Đối chiếu với CPTTN) …………………………. 158
3.2.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện …………………………………… 158
3.2.2. Phân loại NĐTTN ……………………………………………………. 158
3.2.3. Đặc điểm kết học …………………………………………………… 162

4

3.2.3.1. Đặc điểm cấu trúc của NĐTTN ……………………………………. 162
3.2.3.2. Vị trí của NĐTTN ………………………………………………… 164
3.2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng ……………………………………. 166

3.2.4.1. Mối liên kết ngữ nghĩa với cú chính ……………………………… 166
3.2.4.2. Mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa ………………………………………. 172
3.2.4.3. Mạch lạc quy chiếu và mạch lạc thời thể ………………………… 172
3.2.4.4. NĐTTN và trong các loại văn phong khác nhau ………………… 176
3.4. Tiểu kết ………………………………………………………………… 179
Chương 4: CÁCH DỊCH CÚ PHÂN TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
4.1. Một số nhận xét về cách dịch CPT trong các tác phẩm văn học ………. 182
4.2. Các cách dịch CPTĐN …………………………………………………. 186
4.2.1. Cách dịch CPTĐN không hạn định ………………………………… 186
4.2.2. Cách dịch CPTĐN chủ động hạn định …………………………… 188
4.2.3. Các cách dịch CPTĐN bị động hạn định …………………………… 190
4.3. Các cách dịch CPTTN ……………………………………………… 197
4.3.1. CPTTN đứng trước cú chính ………………………………………. 197
4.3.1.1. CPTTN bị động …………………………………………………… 199
4.3.1.2. CPTTN chủ động diễn tiến ………………………………………… 200
4.3.1.3. CPTTN chủ động hoàn thành ……………………………………. 202
4.3.2. CPTTN đứng sau cú chính ……………………………………………205
4.3.3. Cách dịch các động từ có liên quan đến bộ phận cơ thể …………… 208
4.3.4. Cách dịch CPTTN trong các câu dẫn hội thoại ……………………. 210
4.4. Tiểu kết ………………………………………………………………… 216
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 219
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ……………….224
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… 225



5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CPTĐN
cú phân từ định ngữ
CPTTN
cú phân từ trạng ngữ
CQH
cú quan hệ
NĐT
ngữ động từ
NĐTĐN
ngữ động từ định ngữ
NĐTTN
ngữ động từ trạng ngữ


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ


Trang
Bảng 1.1: Các mối tương quan giữa thời-thể-tình thái và tiền cảnh/
hậu cảnh của ngôn bản……………………………………………… 50
Bảng 2.1: CQH bị động hạn định rút gọn thành CPTĐN bị động hạn định 66
Bảng 2.2: CPTĐN trong tác phẩm văn học thuộc các giai đoạn khác nhau 91
Bảng 2.3: CPTĐN trong các văn phong khác nhau………………………… 91
Bảng 2.4: NĐTĐN trong các tác phẩm văn học …………………………… 113
Bảng 2.5: NĐTĐN trong các văn phong khác nhau……………………… 113
Sơ đồ 1: Mối tương quan giữa CQH, CPT tiếng Anh và NĐT tiếng Việt …… 114
Bảng 3.1: Cú trạng ngữ rút gọn thành CPTTN…………………………… 126

Bảng 3.2: Những dấu hiệu chính của các cú tăng cường phụ thuộc……… 142
Bảng 3.3: Phân bố CPTTN trong các loại ngôn bản khác nhau………… 155
Bảng 3.4: CPTTN trong các tác phẩm văn học Anh, Mỹ ………………… 156
Bảng 3.5: Phân bố các loại CPTTN trong các tác phẩm văn học Anh, Mỹ 157
Bảng 3.6: Thống kê NĐTTN trong các tác phẩm văn học …………………. 177
Bảng 3.7: NĐTTN trong các văn phong khác nhau ……………………… 177
Bảng 3.8: So sánh tần số xuất hiện của NĐTTN và CPTTN ………………. 177
Bảng 3.9: NĐTTN trong các tác phẩm văn học Việt Nam ………………… 178
Bảng 3.10: Các mối liên kết ngữ nghĩa…………………………………… 181
Sơ đồ 2: Các cách dịch CPTĐN và CPTTN sang tiếng Việt ………………. 218


7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong tiếng Anh, cú phân từ (CPT) là một kết cấu có động từ ở dạng phân từ
làm trung tâm, thường được dùng làm thành tố phụ của một câu phức. Với tư cách
là thành tố phụ, CPT thường có các chức năng ngữ pháp khác nhau như làm chủ
ngữ, bổ ngữ, định ngữ cho một danh từ trung tâm hay làm trạng ngữ cho động từ vị
ngữ của câu chính. Mặc dù được dùng khá phổ biến trong tiếng Anh (trong các bài
viết có phong cách trang trọng, mang tính học thuật, hoặc trong các tác phẩm văn
học), nhưng cho đến nay các CPT vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống, đặc biệt là từ góc độ lý thuyết.
Qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy loại cú này chủ
yếu được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh nói chung
hoặc các sách dạy tiếng Anh cho người nước ngoài như “A Comprehensive
Grammar of the English Language” của R. Quirk và một số tác giả khác,
“Advanced Grammar in Use” của Martin Hewings, “Longman English Grammar”

của L.G. Alexander, “Practical English Usage” của Michael Swan v.v. Trong những
công trình này, theo quan sát của chúng tôi, chưa có sự thống nhất về định nghĩa và
thuật ngữ đối với CPT. Hơn nữa, các tác giả cũng chỉ mô tả khái quát CPT ở một số
khía cạnh nhất định như cấu trúc, ngữ nghĩa chức năng hay cách sử dụng (chẳng
hạn, trường hợp nào chúng xuất hiện và trường hợp nào thì không thể sử dụng) theo
quan điểm của ngữ pháp truyền thống hay ngữ pháp cấu trúc mà không xem xét
chúng một cách toàn diện và có hệ thống từ góc độ của các lý thuyết ngữ pháp học
hiện đại, đặc biệt là ngữ pháp ngữ nghĩa - chức năng. Nói một cách khác, cho đến
nay, có rất ít các công trình đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ CPT tiếng Anh trên
cả ba phương diện kết học, nghĩa học và dụng học.
Tiếng Việt mặc dù không có loại CPT như tiếng Anh nhưng cũng có những
kết cấu có động từ làm trung tâm với chức năng ngữ pháp tương tự. Chẳng hạn, đó

8

là những kết cấu tương đương với cú phân từ định ngữ mà Nguyễn Minh Thuyết và
Nguyễn Văn Hiệp gọi là vị từ làm định ngữ, hoặc những kết cấu tương đương với
cú phân từ trạng ngữ được gọi là vị ngữ thứ yếu hay vị ngữ phụ. Tuy nhiên, cũng
như CPT trong tiếng Anh, các kết cấu tương tự trong tiếng Việt cũng chỉ mới được
đề cập một cách sơ lược trong các sách ngữ pháp tiếng Việt và các nhà Việt ngữ học
cũng có những quan điểm khác nhau về loại kết cấu này.
Những điểm luận sơ bộ trên đây cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống về CPT tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng
Việt là hết sức cần thiết. Ngoài ý nghĩa lý thuyết là góp phần làm sáng rõ thêm đặc
điểm của loại kết cấu này trên tất cả các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học,
kết quả nghiên cứu của đề tài còn có đóng góp hữu ích cho các hoạt động thực tiễn
liên quan đến việc giảng dạy và dịch thuật tiếng Anh và tiếng Việt như những ngoại
ngữ, trong đó việc nghiên cứu CPT tiếng Anh và các kết cấu tương đương tiếng
Việt là một bộ phận không thể thiếu.
Thực tế giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ trong nhiều năm cũng như

thực tế dịch thuật và giảng dạy môn thực hành dịch trong trường đại học cho thấy
nguời học và người dịch gặp không ít khó khăn khi xử lý các văn bản có sử dụng
CPT. Việc hiểu chính xác nghĩa của các CPT tiếng Anh trong các trường hợp cụ thể
đã khó, nhưng chuyển tải các kết cấu này sang tiếng Việt như thế nào cho hiệu quả
còn khó hơn nhiều. Người học tiếng Anh như một ngoại ngữ thường hay lúng túng
khi gặp các cấu trúc này, đặc biệt là khi họ cố gắng dịch CPT sang tiếng Việt.
Ví dụ: trong câu “ any further attempts to prevent voices of concern from
making themselves heard by negotiators” người học do nhiều lý do có thể dịch cú
phân từ định ngữ „heard by negotiators‟ thành „được nghe bởi các nhà thương
thuyết‟, một hình thức dịch khó có thể được chấp nhận trong tiếng Việt. Việc tìm ra
một phương án dịch tối ưu là không đơn giản. Để có được đáp án dịch thuần Việt
chúng ta phải tìm đến những phương tiện biểu thị khác, chẳng hạn có thể dịch là “
bất kỳ một nỗ lực tiếp theo nào nhằm ngăn không cho các tiếng nói bày tỏ mối quan
ngại đến được tai các nhà thương thuyết”.

9

Qua nghiên cứu bản dịch các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh sang tiếng
Việt đã được ấn hành trong những năm gần đây, chúng tôi còn nhận thấy rằng việc
xử lý các câu có chứa CPT của các dịch giả nhiều khi chưa thỏa đáng. Chính vì vậy,
ngoài việc nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa - chức năng và ngữ dụng
của các CPT tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt, chúng tôi thấy
cần thiết phải khảo sát cả cách dịch các cú này từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Việc
làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho người học tiếng Anh như một ngoại ngữ cũng như
cho các dịch giả.
2. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CPT tiếng Anh và các kết cấu tương
đương trong tiếng Việt, được khảo sát theo 3 hướng chủ đạo:
- Mô tả đồng đại

- So sánh đối chiếu
- Khảo sát cách chuyển dịch.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về CPT tiếng Anh và các kết cấu tương
đương trong tiếng Việt, trên cơ sở đó xác định hướng tiếp cận và cơ sở lý thuyết cho
luận án.
- Xác định, phân loại và mô tả (đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng)
CPT tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt.
- So sánh đối chiếu CPT tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng
Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt (trên các bình diện cú pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng).
- Khảo sát cách dịch CPT tiếng Anh sang tiếng Việt.
3. Cơ sở lý thuyết của luận án
Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án
sẽ dựa vào những cơ sở lý thuyết chủ yếu sau:

10

- Nguyên lý tiết kiệm của André Martinet (1963) dựa trên cơ sở “quy luật nỗ
lực ít nhất”, theo đó con người chỉ bỏ ra sức lực vừa đủ cần thiết để đạt được mục
đích nhất định nào đó. Ngôn ngữ cũng không nằm ngoài quy luật này.
- Luận điểm của Wallace L. Chafe (1970) về các câu có 2 động từ trở lên, về
“mối quan hệ ngữ nghĩa bộ phận” và khả năng có thể lược bỏ cả chủ thể cấu trúc
nổi của cú quan hệ và động từ be .
- Lý thuyết của ngữ pháp truyền thống về CPT, đại diện là R. Quirk và các
tác giả của cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh đương đại” (1972) và “Ngữ pháp tiếng Anh
tổng hợp” (1985).
- Quan điểm ngữ pháp chức năng của Halliday (1985, 2005) về cú pháp và
mối quan hệ giữa các cú trong câu phức.
- Quan điểm ngữ pháp chức năng của Givón (1990) về cú quan hệ và tính

mạch lạc liên cú.
- Quan điểm ngữ dụng học về cận cảnh - hậu cảnh của P. Hopper.
- Quan điểm ngữ dụng học về quy chiếu (reference) của George Yule (1996)
và Georgia M. Green (1989)
- Lý luận về dịch thuật, chủ yếu là về các phương pháp dịch và cách đánh giá
bản dịch của các nhà lý luận dịch thuật nổi tiếng như Peter Newmark (1984, 1988),
Wolfram Wills (1982), Juliane House (1981).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình viết luận án này, chúng tôi đã áp
dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phƣơng pháp thống kê
Thống kê là phương pháp “tập hợp có hệ thống các hiện tượng riêng lẻ để so
sánh, phân loại và nhận định về tình hình chung” [131, tr. 791]. CPT được sử dụng
rất rộng rãi trong các tác phẩm văn học nên chúng tôi đã thống kê tần xuất sử dụng
của các cấu trúc này trong các tác phẩm văn học Anh và Mỹ ở các thời kỳ khác
nhau của các tác giả khác nhau để có được những nhận định về cách sử dụng các
kết cấu này. Chúng tôi cũng thống kê cách các CPT này được dịch sang tiếng Việt
như thế nào để có thể đưa ra được những phương án dịch tối ưu nhất.

11

4.2. Phƣơng pháp miêu tả
Miêu tả trong ngôn ngữ học là phương pháp nghiên cứu một hay nhiều ngôn
ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân tích ngữ pháp.
“Phương pháp miêu tả nhìn nhận ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc” [11, tr. 68].
Trong luận án này, chúng tôi miêu tả đồng đại hai ngôn ngữ, hai hệ thống cấu trúc
trên các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Trước hết, chúng tôi tiến hành
miêu tả đầy đủ và phân tích chi tiết CPT tiếng Anh và các cấu trúc tương đương
tiếng Việt. Những miêu tả và phân tích này đều dựa trên những cơ sở lý thuyết của
ngữ pháp hiện đại. Kết quả mô tả sẽ là cơ sở để chúng tôi so sánh đối chiếu, tìm ra
những sự giống nhau và khác nhau của các cấu trúc này trong hai ngôn ngữ, sau đó

tiến hành khảo sát cách dịch CPT tiếng Anh sang tiếng Việt.
4.3. Phƣơng pháp đối chiếu
Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn
ngữ để “phát hiện ra những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng và hoạt động của
các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu”, đồng thời cũng “chú ý cả cái khác
nhau, hạn định, nhận diện chúng…” [48, tr. 48]. Đối chiếu được tiến hành trên
nhiều bình diện và phạm vi khác nhau. Phạm vi đối chiếu được chúng tôi áp dụng là
đối chiếu dấu hiệu. “Đây là sự đối chiếu đi vào bên trong những liên hệ cụ thể của
ngôn ngữ” [11, tr. 74]. Trong luận án này, đơn vị ngôn ngữ được đem ra đối chiếu
là các kết cấu dưới câu. Việc đối chiếu các kết cấu này liên quan đến cả 4 bình diện
là phạm trù, hệ thống cấu trúc, chức năng hoạt động và phong cách [11, tr. 74].
5. Tƣ liệu nghiên cứu: Nguồn tư liệu của luận án gồm:
(1) Các CPT xuất hiện trong các văn phong khác nhau, chủ yếu là trong tiểu
thuyết của các nhà văn Anh và Mỹ tiêu biểu thế kỷ XIX và XX và cách dịch chúng
sang tiếng Việt trong các bản dịch của các dịch giả Việt Nam.
(2) Các kết cấu tương đương tiếng Việt trong các văn phong khác nhau, chủ
yếu là trong tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam tiêu biểu từ trước cách mạng đến
nay.
(3) Tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước.

12

6. Đóng góp của luận án
Chúng tôi được biết đã có rất nhiều luận án tiến sỹ nghiên cứu đối chiếu các
phạm trù khác nhau của tiếng Anh như giới từ, thuật ngữ v.v. Tuy nhiên cho đến
nay chưa có luận án nào đối chiếu cú phân từ tiếng Anh và các kết cấu tương đương
tiếng Việt. Đây là điểm mới của luận án và chúng tôi mong muốn có những đóng
góp về lý luận và thực tiễn như sau:
6.1. Về lý luận
- Hệ thống và sắp xếp lại các kiến giải của các nhà Anh ngữ học và của các

nhà Việt ngữ học về các vấn đề lý luận có liên quan đến CPT tiếng Anh và các kết
cấu tương đương trong tiếng Việt dựa trên các nguồn tư liệu gốc thu thập được.
Trên cơ sở đó tìm hiểu các đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các kết
cấu này và đưa ra những kiến giải mới, đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề này
cùng với các nhà Anh ngữ và Việt ngữ học.
- Thông qua việc so sánh đối chiếu CPT tiếng Anh và các kết cấu tương
đương tiếng Việt, chỉ ra những điểm giống nhau và những đặc thù riêng của từng
ngôn ngữ trong việc cấu tạo và sử dụng các kết cấu trên.
- Áp dụng lý luận hiện đại về dịch thuật để đánh giá cách dịch các CPT tiếng
Anh trong các tác phẩm văn học sang tiếng Việt của các dịch giả Việt Nam, phát
hiện những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp hữu hiệu.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả của nghiên cứu sẽ được áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh như
một ngoại ngữ cho người Việt, chủ yếu là trong giảng dạy môn Lý thuyết dịch và
Thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ 3 và thứ 4, nâng cao
thêm chất lượng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự.
- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được áp dụng vào việc dịch các tác phẩm văn
học viết bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần làm cho các bản dịch vừa đạt độ
chính xác cao, vừa có cách diễn đạt rõ ràng, trong sáng và thuần Việt mà vẫn giữ
được những nét phong cách đặc trưng của nguyên tác.


13

7. Cấu trúc của luận án
Luận án được chia làm 4 chương. Trong chương 1, chúng tôi nêu lên lịch sử
vấn đề và trình bày những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. Chương 2 nghiên
cứu kỹ về cú phân từ định ngữ và đối chiếu chúng với các kết cấu tương đương
tiếng Việt là ngữ động từ định ngữ. Chương 3 nghiên cứu về cú phân từ trạng ngữ
tiếng Anh và đối chiếu chúng với ngữ động từ trạng ngữ tiếng Việt. Chương 4 khảo

sát cách dịch CPT trong các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, đề
xuất giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại.

14

CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN
1.1.1. Khái niệm CPTĐN và CPTTN
1.1.1.1. Sơ lƣợc về phân từ và cú phân từ
Động từ tiếng Anh có hai dạng biến hình là dạng động từ có đuôi -ing như
breaking, going, drinking, making, beginning, opening thường được gọi là phân từ
hiện tại (present participle) và dạng động từ như broken, gone, drunk, made, begun,
và một số lớn có đuôi -ed được gọi là phân từ quá khứ (past participle). Ngoài chức
năng chính là kết hợp với các trợ động từ để tạo nên các ngữ động từ (verb phrase)
đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, hai loại phân từ này còn có thể kết hợp với những
thành tổ phụ khác tạo nên những cú phân từ (participle clause) (CPT). Các CPT này
có chức năng cú pháp khá đa dạng và các nhà Anh ngữ học có quan điểm không
giống nhau về vấn đề này. R. Quirk và các tác giả cuốn “A Comprehensive
Grammar of the English Language - CGEL” (Ngữ Pháp tiếng Anh tổng hợp) cho
rằng cú -ing (-ing clause) hay CPT hiện tại có 6 chức năng cú pháp [110, tr. 1063],
còn D. Biber và các tác giả cuốn “Longman Grammar of Spoken and Written
English” cho rằng con số đó là 9 [157, tr. 199-200]. Kết hợp cả hai quan điểm trên,
chúng tôi thấy CPT hiện tại có 8 chức năng cú pháp như sau: chủ ngữ (1a), bổ ngữ
trực tiếp (1b), bổ ngữ của chủ ngữ (subject complement) (1c), phần xen (appositive)
(1d), bổ ngữ của tính từ (adjectival complementation), bổ ngữ của giới từ
(prepositional complement) (1f), trạng ngữ (1g), một phần của cụm danh từ (part of
noun phrase) hay định ngữ (1h). Ví dụ:
(1) a) Watching television keeps them out of mischief.
b) He enjoys playing practical jokes.

c) Her first job had been selling computers.
d) His current research, investigating attitudes to racial stereotypes, takes up
most of his time.
e) They are busy preparing a barbecue.

15

f) I‟m responsible for drawing up the budget. [110, tr. 1063]
g) Having established the direction of the line, we now wish to find some
point on the line.
h) The man making the bogus collections was described as middle aged.
[157, tr. 200]
Cú -ed (-ed clause) hay CPT quá khứ có chức năng cú pháp hẹp hơn so với
CPT hiện tại. Chúng chỉ có thể đóng vai trò làm bổ ngữ trực tiếp (2a), trạng ngữ
(2b) hay định ngữ (2c). Ví dụ:
(2) a) Two-year-old Constantin will have his cleft palate repaired.
b) Taken in the order shown they provide propulsive jets increasing mass
flow and increasing jet velocity.
c) There wasn‟t a scrap of evidence to link him with the body found on the
Thames foreshore at low tide. [157, tr. 200]
Ở đây cần bàn thêm về thuật ngữ clause và cách dịch nó sang tiếng Việt. Từ
“clause” được “Oxford Advanced Learner‟s Dictionary” định nghĩa là “một nhóm
từ gồm chủ ngữ, động từ tạo thành một câu hoặc phần của một câu” (a group of
words that includes a subject and a verb, and forms a sentence or part of a
sentence). Trong các từ điển song ngữ hiện đang lưu hành tại Việt Nam, “clause”
được dịch là mệnh đề “với sự ngầm định rằng đó là mệnh đề dùng trong ngôn ngữ”
[6, tr. 15]. Cách gọi này có phần hơi bất tiện vì cần phải phân biệt nó với khái niệm
“mệnh đề” của lôgic. Chính vì vậy, chúng tôi chọn cách dịch “clause” là “cú”, một
khái niệm được hai nhà ngữ pháp Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đề xuất
dùng thay cho “mệnh đề ngôn ngữ” và được sử dụng ngày càng rộng rãi trong giới

Việt ngữ học.
Vì CPT có chức năng cú pháp đa dạng như vậy nên trong khuôn khổ của
luận án này chúng tôi chỉ xem xét hai loại CPT là CPT định ngữ (adjectival
participle clause) (3a,b) và CPT trạng ngữ (adverbial participle clause) hay còn
được gọi là các trạng ngữ tự do (free adjunct) (3c,d), lấy chúng làm đối tượng để so
sánh với các kết cấu tương đương trong tiếng Việt. Ví dụ:

16

(3) a)We stood on the bridge connecting the two halves of the building.
b) The weapon used in the murder has now been found. [83, tr. 148]
c) Opening her eyes, the baby began to cry.
d) Faced with a bill for $10,000, John has taken an extra job. [83, tr. 150]
Để cho ngắn gọn và tiện theo dõi, từ đây chúng tôi sẽ viết tắt các kết cấu này
là CPTĐN (cú phân từ định ngữ) và CPTTN (cú phân từ trạng ngữ)
CPT là các kết cấu có dạng phân từ của động từ còn giữ được nhiều đặc điểm
của động từ nhất, đặc biệt là đối với các cú -ing. Dạng -ing của động từ trong các ví
dụ (1a-f) có nhiều đặc điểm của danh từ và có thể sẽ là đối tượng của một nghiên
cứu khác.
Về CPTTN, ngoài hai loại CPTTN trong các ví dụ (3c) và (3d), tiếng Anh còn
có một loại CPTTN nữa được đa số các nhà nghiên cứu gọi là cú tuyệt đối
(absolutes). Đây là CPTTN có 2 thành phần làm trung tâm là chủ ngữ và phân từ. Ví
dụ:
(4) The Dean turned and went out, his gown billowing darkly behind him. [69, tr.
189]
Cú tuyệt đối là một dạng cú đặc trưng cho các ngôn ngữ châu Âu mà tiếng
Anh là một đại diện. Đặc điểm nổi bật của các kết cấu này là tuy có sự hiện diện của
cả danh từ và động từ, sự kết hợp giữa chúng lại chưa tạo thành một cụm chủ vị.
Các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt do không có các dạng biến hình khác nhau của
động từ nên không có các kết cấu kiểu này. Sự kết hợp giữa danh từ và động từ như

trên nhất thiết sẽ tạo nên một cụm chủ vị. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi dịch
câu trên sang tiếng Việt.
(4) {Ông trưởng khoa quay phắt người và đi ra, chiếc áo choàng tung bay thành
vệt thẫm sau lưng}
Chính vì có sự khác biệt cơ bản trên nên trong khuôn khổ luận án này, chúng
tôi chỉ xem xét các CPTTN có một thành phần chính là động từ làm trung tâm và lấy
chúng làm đối tượng để nghiên cứu và so sánh đối chiếu với các kết cấu tương đương
cũng chỉ có một thành phần duy nhất là động từ làm trung tâm trong tiếng Việt.

17

Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có các kết cấu vắng chủ ngữ, có phân từ làm
trung tâm mà L.G. Alexander (1992) gọi là kết cấu phân từ (participle construction).
Đó là 1) các kết cấu có phân từ đứng sau liên từ (5a,b); 2) các kết cấu có phân từ
đứng sau giới từ như after, before, since, on và in (5c,d); 3) các kết cấu phân từ có it
và there (5e,f); 4) các kết cấu phân từ đứng sau with/without (5g,h). Ví dụ:
(5) a) Although built before the war, the engine is still in perfect order.
b) If travelling north, you must change at Leeds.
c) After/On being informed the fight would be delayed, we made other
arrangements.
d) Since phoning you this morning, I have changed my plans.
e) It being a bank holiday, all the shops were shut.
f) There being no further business, I declare the meeting closed.
g) With the crowds cheering, the royal party drove to the palace.
h) They debated for hours without a decision being taken. [58, tr. 31-33]
Trong các câu loại 1), nghĩa của các kết cấu phân từ phụ thuộc một phần lớn
vào các liên từ như although, if, unless Người ta không thể lược bỏ các liên từ
này đi được. Còn các kết cấu có cú trong các câu loại 2) là những cụm giới từ và
nghĩa của các câu này phụ thuộc nhiều vào ý nghĩa ngữ pháp của các giới từ như
after, on, since, Trong các kết cấu có phân từ của các câu loại 3) và 4) có mặt cả

chủ ngữ là một thành phần không thể thiếu tạo nên ngữ nghĩa của cú. Tất cả bốn
loại trên cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này.
1.1.1.2. Cú phân từ định ngữ và trạng ngữ tiếng Anh
Trước hết chúng ta xem xét khái niệm cú trong tiếng Anh. Cú (clause), theo
“Oxford Advanced Learner‟s Dictionary”, là một nhóm từ gồm có một chủ ngữ và
một động từ, tạo thành một câu hoặc một phần của câu. R. A. Jacobs (1995) định
nghĩa cú “là những kết cấu với một thành tố cụm từ, thường là cụm danh từ, mang
mối quan hệ chủ thể (chủ ngữ) và một thành tố khác, ngữ động từ, mang mối quan
hệ vị ngữ.” [88, tr. 72]. Ví dụ:
(6) Clara delayed her graduation.

18

Chủ ngữ của cú trên là Clara và ngữ động từ là delayed her graduation.
Hai định nghĩa trên cho thấy cú trong tiếng Anh là những kết cấu bao gồm
các từ được gắn kết với nhau bằng mối quan hệ chủ-vị, trong đó vị ngữ luôn là động
từ. Các kết cấu phân từ trong các ví dụ chúng tôi vừa đưa ra tuy chỉ có mặt động từ,
tức là chỉ có một vế của cú nhưng vẫn được coi là những cú thực sự vì chúng ẩn
chứa mối quan hệ chủ vị. Chủ ngữ ở đây không được thể hiện ra rõ nét như trong
một cú bình thường mà được hiểu ngầm, hay gọi là “chủ ngữ ẩn” (covert subject)
[88, tr. 72]. Chúng ta có thể dễ dàng phục nguyên được chủ ngữ và thấy rõ mối
quan hệ chủ vị đó. Có thể phục nguyên chủ ngữ của các câu trong ví dụ (3) như sau:
(3‟) a) We stood on the bridge (which connects/connected) connecting the two
halves of the building.
b) The weapon (that was used) used in the murder has now been found.
c) (When she opened her eyes) Opening her eyes, the baby began to cry.
d) (Because he is faced) Faced with a bill for $10,000, John has taken an
extra job.
Trong những kết cấu phân từ trên, ai cũng hiểu là [cái cầu] nối hai nửa ngôi
nhà (3‟a), [khẩu súng] dùng trong vụ giết người (3‟b), hay đứa bé bắt đầu khóc [khi

nó] mở mắt ra (3‟c) và John kiếm việc làm thêm [vì anh ta] phải đối mặt với cái
hóa đơn 10.000 đô la (3‟d).
Như vậy, có thể định nghĩa CPT như sau:
CPT định ngữ và trạng ngữ là các kết cấu cú có chủ ngữ ẩn, chỉ hiển ngôn
phần động từ ở dạng phân từ, đóng vai trò làm định ngữ hay trạng ngữ trong câu.
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận diện được CPT định ngữ và trạng
ngữ dựa trên ba tiêu chí như sau:
- Về hình thái: CPTĐN/TN có động từ ở dạng phân từ hiện tại -ing hay phân
từ quá khứ làm trung tâm.
- Về cấu trúc: CPTĐN/TN có chủ ngữ ẩn và chủ ngữ ẩn này có thể phục
nguyên được.

19

- Về chức năng: CPTĐN/TN có thể đóng vai trò làm định ngữ hay trạng ngữ
trong câu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN tiếng Anh
1.1.2.1. Cú phân từ định ngữ (adjectival participle clause)
CPTĐN là một hiện tượng ngữ pháp không gây nhiều tranh luận trong Anh
ngữ học. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng CPTĐN hạn định là dạng rút gọn
của cú quan hệ (CQH) (reduced relative clause). Xét về khả năng hạn định cho danh
từ, có hai loại CPTĐN là hạn định và không hạn định. CPTĐN không hạn định
được tách khỏi cú chính bằng các dấu phẩy trên văn bản. Trong một số trường hợp,
chúng có mối liên kết ngữ nghĩa nhất định với cú chính và có chức năng gần giống
như trạng ngữ. CPTĐN hạn định có chức năng làm hậu bổ tố (postmodifier) trong
cụm danh từ phức (complex noun phrase). Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ
học thuộc trường phái ngữ pháp cải biến-tạo sinh (Fillmore 1963, Katz và Postal
1964, Chomsky 1965), các kết cấu này được gọi là các bổ tố chêm (embedded
modifiers). Thuật ngữ này ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong giới Anh ngữ
học.

Vì chỉ là dạng rút gọn của CQH nên CPTĐN hạn định vẫn có tất cả những
đặc điểm của CQH. Một trong những đặc điểm đó là sự chuyển đổi cấp độ (rank
shift). Chuyển đổi cấp độ ở đây được hiểu là “đơn vị của một cấp độ nào đó có thể
bị giáng cấp để hành chức trong khuôn khổ của một đơn vị có cùng cấp độ như nó
hay thấp hơn một bậc” [79, tr. 9-10]. CPTĐN là một bộ phận của cụm danh từ, như
vậy, tuy là cú nhưng nó lại hành chức trong một kết cấu có cấp độ thấp hơn cú một
bậc. Sự rút gọn trên, theo chúng tôi, cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh
những kiến giải khác nhau về cấp độ cú pháp của CPTĐN. Đa số các nhà Anh ngữ
học (M. Swan 1980, R. A. Thompson 1984, T. Givón 1984, R. Quirk 1985, D.
Biber 1999, M. Hewings 1999, J. Eastwood 1999, M.A.K. Halliday 2005) … đều
cho rằng kết cấu có phân từ làm trung tâm đóng vai trò làm định ngữ trong cụm
danh từ là cú phân từ (participle clause). Tuy nhiên, một số các nhà nghiên cứu khác
(C. E. Eckersley và J. M. Eckersley 1960, A. Oshima và A. Hogue 1998, B. S. Azar

20

2001) lại cho rằng đó chỉ là những cụm phân từ (participle phrase). L. G. Alexander
thì không xác định cấp độ cú pháp của các kết cấu trên mà chỉ gọi chúng là những
kết cấu phân từ thay thế cho CQH (participle constructions in place of relative
clauses) [58, tr. 31-33].
Hai đặc điểm nữa của CQH được các nhà ngữ pháp học theo trường phái
chức năng nghiên cứu khá kỹ là quy chiếu của danh từ được CQH bổ nghĩa và mối
quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CQH và cú chính. T. Givón đã nghiên cứu rất kỹ về
quy chiếu của danh từ được CQH bổ nghĩa trong cuốn “Cú pháp: Dẫn luận loại hình
học-chức năng” . Còn M. A. K. Halliday trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức
năng” đã xác định mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CQH và cú chính có thể là
bành trướng chi tiết hóa (elaboration) hay bành trướng chêm chi tiết hóa (embedded
expansion).
Có hai vấn đề mà các nhà Anh ngữ học tuy đã đề cập đến nhưng chưa có
những kiến giải chi tiết. Thứ nhất là tại sao trong tiếng Anh lại song song tồn tại cả

CQH và CPTĐN, nguyên nhân gì dẫn đến sự rút gọn của CQH thành CPTĐN. Thứ
hai là trong những trường hợp nào CQH có thể rút gọn thành CPTĐN và trong
trường hợp nào không xảy ra hiện tượng trên. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ những
vấn đề này trong chương 2.
1.1.2.2. Cú phân từ trạng ngữ (adverbial participle clause)
CPTTN là một hiện tượng ngữ pháp khá đặc biệt. Mặc dù có rất nhiều vấn đề
cần bàn liên quan đến kết cấu này, cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, CPTTN
hoàn toàn chỉ được nghiên cứu trong khuôn khổ của ngữ pháp truyền thống. Phải
mãi đến những năm 1980, chúng mới được các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh
chú trọng một cách thỏa đáng trên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Những khảo sát đầu tiên về CPTTN xuất hiện vào những năm 1930-1940,
trong các công trình nghiên cứu của O. Jespersen (1931, 1954), E. Kruisinga (1932)
và G.O. Curme (1947). Vào thời gian này, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung
miêu tả cấu trúc của các kết cấu nói trên và sự khác biệt trong các quan điểm mà họ
đưa ra về cơ bản chỉ liên quan đến tên gọi của chúng. CPTTN được gọi theo hai

21

cách khác nhau. E. Kruisinga (1932) thì coi CPTTN là một dạng của trạng ngữ tự
do (free adjunct). Còn các nhà nghiên cứu khác như O. Jespersen và G.O. Curme
(1947) thì gọi chúng là phân từ đồng vị ngữ (predicate appositive/appositional
participles), là dạng rút gọn của cú trạng ngữ. Các cú trạng ngữ có thể rút gọn thành
phân từ đồng vị ngữ là cú thời gian, phương thức, cảnh huống, nguyên nhân, điều
kiện và phương tiện [67, tr. 179-192].
Những người có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu CPTTN theo quan
điểm của ngữ pháp truyền thống là Quirk và các tác giả của “A Grammar of
Contemporary English” (1972) và “A Comprehensive Grammar of the English
Language” (1985). Họ gọi CPTTN là các cú bổ sung vô chủ (subjectless
supplementive clause). Có thể nói họ là những tác giả duy nhất của ngữ pháp truyền
thống thảo luận khá chi tiết vấn đề kiểm soát (problem of control), hay nói cách

khác là vấn đề xác định chủ ngữ ẩn của các CPTTN.
Vì đa số các sách ngữ pháp được viết theo hướng miêu tả là chính nên các
tác giả chủ yếu đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa mà không có những sự giải thích
mang tính khái quát. Ví dụ, các nhà Anh ngữ học đã đưa ra một loạt các mối liên
kết ngữ nghĩa tồn tại giữa CPTTN và cú chính như thời gian, nguyên nhân/lý do,
điều kiện, nhượng bộ …, nhưng rất ít người trong số họ đề cập đến những yếu tố
ảnh hưởng đến việc diễn giải các mối liên kết này. Jespersen [89, tr. 62-4; 404-7] có
đưa ra một số nhận định như CPTTN hiện tại có being thường được hiểu là có mối
liên kết nguyên nhân với cú chính; có mối liên hệ giữa vị trí của CPTTN và mối liên
kết ngữ nghĩa với cú chính … Quirk và các tác giả cuốn “A Comprehensive
Grammar of the English Language” [110, tr. 1124] còn thận trọng hơn trong các
nhận định của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự diễn giải cụ thể mối liên kết
ngữ nghĩa giưa CPTTN và cú chính. Họ chỉ đề cập đến vấn đề này trong phần chú
thích. Theo họ, các động từ chỉ hành động (dynamic verbs) có xu hướng biểu thị
mối liên kết thời gian, còn động từ chỉ trạng thái (stative verbs) - mối liên kết
nguyên nhân. Còn lại là tùy ở người đọc hay người nghe suy luận để có được sự
hiểu đúng về mối liên kết này.

22

Cho đến trước năm 1985, việc nghiên cứu các CPTTN vẫn chỉ giới hạn trong
khuôn khổ của các sách ngữ pháp, có rất ít các bài báo viết riêng về vấn đề này, các
chuyên luận thì hoàn toàn không có. Chuyên luận đầu tiên về CPTTN là của G.T.
Stump, xuất bản năm 1985. Trong chuyên luận này, Stump đã cố gắng xác định
“những yếu tố ngữ nghĩa và ngữ dụng cùng tham gia vào việc xác định mối quan hệ
có thể cảm nhận được giữa trạng ngữ tự do hay cú tuyệt đối và cú chính” (semantic
and pragmatic factors jointly determine the relation felt to hold between a free
adjunct or absolute and its superordinale clause) [69, tr. 26]. Các ví dụ Stump đưa ra
cho thấy việc xác định chủ yếu dựa vào thông tin ngôn ngữ, suy luận của người sử
dụng ngôn ngữ, hay sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Người có đóng góp quan trọng nhất, theo chúng tôi, trong việc nghiên cứu
CPTTN là Bernd Kortmann. Ông đã có những nghiên cứu khá chi tiết về CPTTN
trên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các quan điểm của ông được
trình bày trong hai công trình nghiên cứu chính. Thứ nhất là chuyên luận “Trạng
ngữ tự do và cú tuyệt đối trong tiếng Anh” (Free Adjuncts and Absolutes in
English) (1991), được viết trên cơ sở Luận án tiến sỹ bảo vệ tại trường Đại học tổng
hợp Hannover. Thứ hai là bài viết “Cú phân từ trạng ngữ trong tiếng Anh”
(Adverbial Participlial Clauses in English) được in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế
Converbs in Cross-Linguistic Perspectives năm 1995.
Đóng góp thứ nhất của Kortmann là ông đã nghiên cứu kỹ chủ ngữ ẩn trong
CPTTN hay theo cách gọi của ông là trạng ngữ tự do. Ông đã xác định các nhóm
CPTTN có chủ ngữ ẩn của hành động không liên quan đến chủ ngữ của cú chính
(unrelated free adjunct), xác định các mức độ không liên quan và có thể chấp nhận
được của các CPTTN này. Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng của
CPTTN, ông đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chủ thể của hành
động trong các kết cấu này.
Đóng góp thứ hai của Kortmann liên quan đến các mối liên kết ngữ nghĩa
giữa CPTTN và cú chính. Ông đã xác định những mối liên kết ngữ nghĩa tồn tại

23

giữa CPTTN và cú chính, trên cơ sở đó đưa những yếu tố cú pháp, ngữ nghĩa và
ngữ dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải mã các mối liên kết này.
Một hướng nghiên cứu nữa về ngữ nghĩa của các CPTTN được các nhà ngôn
ngữ học thuộc trường phái ngữ pháp chức năng mà đứng đầu là M.A.K. Halliday
khởi xướng. Trong quá trình xác định mức độ phụ thuộc lẫn nhau cũng như mối
quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa các cú trong câu phức, Halliday đã dành một phần
đáng kể để khảo sát các cú vô định mà CPTTN là một bộ phận cấu thành. Những
nghiên cứu của ông về mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CPTTN và cú chính có thể
làm cơ sở để xác định mối liên kết ngữ nghĩa giữa các thành phần này của câu phức.

1.2. Các kết cấu tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm NĐTĐN và NĐTTN
1.2.1.1. Tiêu chí nhận diện
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình nên không có các dạng phân từ
khác nhau của động từ. Chính vì vậy, xét về mặt cấu tạo, tiếng Việt không có khái
niệm “cú phân từ” như tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Việt cũng có những kết cấu
tương đương như những CPT tiếng Anh mà ở đây chúng tôi tạm gọi là những “ngữ
động từ” hay “động ngữ” đóng vai trò làm trạng ngữ hay định ngữ trong câu. Chúng
ta có thể thấy rõ điều này khi dịch các câu có chứa CPTĐN và CPTTN tiếng Anh
sang tiếng Việt.
(7) a) The boys being chosen for the team are under 9.
{Những cậu bé được chọn vào đội đều chưa đến 9 tuổi}
b) Feeling tired, Louise went to bed early.
{Cảm thấy mệt mỏi, Louise đi ngủ sớm}
Để hiểu rõ các kết cấu tương đương, trước hết, cần xem xét chi tiết khái niệm
ngữ và ngữ động từ trong tiếng Việt.
Đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu được nghiên cứu rất kỹ trong
các sách ngữ pháp và mang những tên gọi khác nhau như “ngữ”, “đoản ngữ”, “cụm
từ”.

24

Đoản ngữ (hay ngữ) theo Nguyễn Tài Cẩn là những “tổ hợp gồm một trung
tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ” [10, tr. 148].
Cụm từ theo định nghĩa của Diệp Quang Ban “là những kiến trúc gồm hai từ
trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định
và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)”
Theo quan niệm này, cụm từ được hiểu rất rộng, bao gồm các tổ hợp từ có
quan hệ chủ - vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập, trong đó cụm từ có quan
hệ chính phụ tương đương với khái niệm đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn. Trong

khuôn khổ luận án này, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ ngữ của Nguyễn Tài Cẩn vì đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ là những kết cấu có quan hệ chính phụ. Có ba
loại tổ hợp từ dạng này. Đó là ngữ danh từ (danh ngữ), ngữ động từ (động ngữ) và
ngữ tính từ (tính ngữ).
Ngữ động từ theo Nguyễn Tài Cẩn là những đoản ngữ có động từ làm trung
tâm. Ngữ động từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần là phần trung tâm, phần phụ
trước và phần phụ sau. Ví dụ: đã (phần phụ trước) làm (phần trung tâm) bài tập về
nhà (phần phụ sau).
Ngữ động từ có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp khác nhau như chủ
ngữ, bổ ngữ, định ngữ hay trạng ngữ trong câu. Trong luận án này, chúng tôi chỉ
quan tâm đến các ngữ động từ định ngữ (NĐTĐN) và ngữ động từ trạng ngữ
(NĐTTN). Ngữ động từ đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ được gọi là NĐTĐN, có
cấu tạo chung và chức năng ngữ pháp tương đương với CPTĐN tiếng Anh. Ví dụ:
(8) Người mặc comple còn trẻ nhưng đã sớm có cái dáng oai vệ, … [149, tr.
235]
Ngữ động từ đứng trước nòng cốt câu được gọi là NĐTTN, có cấu tạo chung
và chức năng ngữ pháp tương đương với CPTTN tiếng Anh. Ví dụ
(9) a) Nghe xong, mặt Hai Tính đỏ gằn lên, nói rít qua kẽ răng: [149, tr. 193]
b) Ngồi trong nhà nhìn ra, thoáng thấy ông, tôi không tin. [149, tr. 176]

25

Các ví dụ trên cho thấy việc nhận diện NĐTTN không mấy khó khăn vì
chúng là các kết cấu thường được bắt đầu bằng động từ và có vị trí khá đặc biệt là
đứng ở đầu câu, được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
Việc nhận diện NĐTĐN có phần phức tạp hơn, nhất là đối với các NĐTĐN
bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ chính trong câu vì chúng có vị trí hoàn toàn
giống như các NĐT vị ngữ. Tiêu chí để nhận diện là cùng với danh từ chúng chưa
tạo thành một câu hoàn chỉnh. Sự kết hợp giữa danh từ và động từ vẫn chỉ là một
ngữ đoạn dang dở (chúng tôi sẽ đề cập kỹ đến vấn đề này trong chương 2).

1.2.1.2. Phân biệt với các kết cấu khác
a. Phân biệt NĐTĐN với các ngữ động từ có chức năng khác
Ngữ động từ có những chức năng cú pháp khác nhau trong câu. Ngoài chức
năng chính là làm vị ngữ, nó có thể đứng trước từ là và đóng vai trò làm chủ ngữ
trong câu (10a) hay đứng sau động từ và bổ nghĩa cho động từ đó (10b). Ví dụ:
(10) a) Ăn cắp vặt là một hành vi xấu
b) Tôi thích xem đá bóng
Các NĐT làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ không phải là đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi.
b. Phân biệt NĐTĐN với các định ngữ khác
Ngoài khả năng dùng từ và NĐT, tiếng Việt còn có khả năng dùng cả một cú
làm định ngữ đặt ở phần cuối của danh ngữ. Ví dụ:
(11) a) Một người đàn ông đầu đội nón, vai mang tơi lá [10, tr. 243]
b) hàng chúng tôi làm ra [2, tr. 183]
Cú định ngữ khác hẳn với NĐTĐN vì nó bao giờ cũng có 2 thành phần chính
là chủ ngữ và động từ, còn NĐTĐN chỉ có 1 trung tâm là động từ. Hơn nữa,
NĐTĐN có thể có chủ thể của hành động là danh từ được nó bổ nghĩa, còn cú định
ngữ có chủ ngữ hoàn toàn khác so với chủ ngữ của cú chính. Cú định ngữ không
phải là đối tượng nghiên cứu của luận án.
c. Phân biệt NĐTTN với các trạng ngữ tình thái khác

×