Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.16 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









BÙI PHƯƠNG ANH



QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ QUA CÁC
SÁNG TÁC VĂN XUÔI THỜI KỲ ĐỔI MỚI QUA SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN THỊ THU HUỆ, VÕ THỊ HẢO, NGUYỄN NGỌC TƯ








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC






















HÀ NỘI - 2009



1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài: 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Kết cấu 10
PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1 : QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ
CUỘC SỐNG 11
1. Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ trong các dòng văn học 11
1.1. Tính đến trước 1975 11
1.2. Sau 1975 16
2. Quan niệm của người phụ nữ về con người và cuộc sống 22
2.1. Quan niệm của người phụ nữ về con người 24
2.1.1. Người phụ nữ với gia đình 29
2.1.2. Với người yêu 36
2.1.3. Với người xung quanh 40
2.2. Quan niệm của người phụ nữ về cuộc sống 43
2.2.1. Trân trọng cuộc sống tự nhiên 46
2.2.1.1.Sự hình thành và phát triển của lịch sử 46
2.2.1.2.Môi trường sống 49
2.2.1.3.Thành quả văn hoá 53
2.2.2. Cơ chế do con người đặt ra 55
2.2.2.1.Phương tiện đảm bảo cuộc sống 55
2.2.2.2.Nghệ thuật 60
2.2.2.3.Thế giới tâm linh 62

2
Chương 2: QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ BẢN THÂN MÌNH 65
1. Quan niệm của người con gái về bản thân mình 68
1.1. Khao khát tìm hiểu, khám phá cuộc sống, tình yêu. 69
1.2. Khao khát một tình yêu hạnh phúc 71
1.3. Khao khát được cuộc đời đón nhận 74
1.4. Khao khát một mái ấm gia đình. 75
2. Quan niệm của người đàn bà về bản thân 77
2.1. Khao khát một hạnh phúc gia đình trọn vẹn 79
2.2. Chung thuỷ, giàu đức hy sinh: 82

2.3. Tự dằn vặt, ám ảnh vì quá khứ 84
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 87
1. Kết cấu 89
1.1. Kết cấu hồi cố …………………………………… ……………85
1.2. Kết cấu theo kiểu dòng ý thức 93
2. Tổ chức cốt truyện 96
1. Tổ chức cốt truyện tâm trạng: 97
2. Tổ chức cốt truyện kỳ ảo: 101
3. Ngôn ngữ và giọng điệu 105
PHẦN KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
I. Tác phẩm văn học: 114
II. Nghiên cứu, lí luận, phê bình: 114
III. Các trang web tham khảo 115


3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống
đế quốc Mĩ kết thúc thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới - thời
kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước… Đất nước bước vào công cuộc đổi
mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của
nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền văn
học. Trong sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của nền văn học, với dung lượng
ngắn gọn, truyện ngắn đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo
Từ điển thuật ngữ văn học (NXB giáo dục, 2006), mục truyện ngắn: “Khác
với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và
toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng,

phát hiện một nét bản chẩt trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của
con người”… Bùi Việt Thắng khẳng định, truyện ngắn là một thể tài gắn với
báo chí, đã luôn có mặt kịp thời trước sự biến chuyển của đời sống. Truyện
ngắn rất thích hợp để nhà văn nhanh chóng tìm hiểu, phản ánh và nêu ý kiến
trước những vấn đề mới, nóng bỏng đang đặt ra trước xã hội. Có thể nói,
truyện ngắn là một thể tài “xung kích” giàu tính năng động, một người lính
trinh sát trên các bước chuyển của đời sống và văn học…
“Vài ba năm trở lại đây chúng ta được mùa truyện ngắn”. Nguyên
Ngọc đã nói như vậy khi bàn về truyện ngắn những năm sau chiến tranh. Sự
phát triển của truyện ngắn từ năm 1975 đến nay có thể coi là một hiện tượng
tất yếu của nền văn học. Đặc biệt hơn khi vào những nănm 1986, văn học nói
chung, truyện ngắn nói riêng có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của
công cuộc đổi mới. Nguyễn Huy Thiệp với cách viết và lối tư duy độc đáo
trong hàng loạt truyện ngắn: Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố

4
phường, Những bài học nông thôn…đặc biệt Tướng về Hưu, được coi như
một hiện tượng lạ trên thi đàn văn học.
Mật độ các cuộc thi truyện ngắn tăng lên ngày càng nhiều đã tạo cơ hội
cho hàng loạt các tên tuổi mới xuất hiện trên thi đàn. Theo Nguyễn Huy Thiệp,
chúng ta quen dần với Phạm Thị Hoài, Y ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Nguyễn Quang Thiều, Lưu Sơn Minh,Võ Thị Hảo, Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Ngọc Tư … như những cây bút có khả năng làm nóng lên đời sống văn
học.
Đáng chú ý là nếu như trước kia, ta quen với các tác giả nam thì nay
trên thi đàn văn học đã xuất hiện một cách đông đảo các tác giả nữ. Theo như
nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, thì nếu như đầu thế kỷ XX chỉ có 2/79 tác giả
nữ, thì đến 1997 đã có 92/720 hội viên hội nhà văn là nữ giới. Đến nay, số
lượng nữ văn sĩ đứng trong hội nhà văn đã có sự gia tăng đáng kể.
Sống trong không khí dân chủ, cởi mở của thời đổi mới, các nhà văn

như có dịp được bùng phát, bộc lộ mọi suy nghĩ, quan điểm về đất nước, cuộc
sống, con người mà vì những lí do nhẩt định, ta không được nói đến trong
những thời điểm trước đó. Các nhà văn nữ lại càng có điều kiện thể hiện rõ ưu
thế của mình trong lĩnh vực văn chương, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn.
Cùng với sự nở rộ của các cây bút nữ là sự xuất hiện của hàng loạt các
nhân vật nữ trong các tác phẩm của họ. Nếu như trước đây các nhân vật nữ
được xem như một phương tiện để truyền tải một tư tưởng, một quan niệm thì
nay, trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, người phụ nữ được xem xét như một thế
giới riêng trong sự đa dạng, đa chiều của cuộc sống và các cung bậc của cảm
xúc, vui, buồn, hờn, giận, yêu thương, căm thù…. với sự ý thức cá nhân sâu
sắc…
Trong hàng loạt các tác giả nữ viết về văn xuôi ở thời kỳ đổi mới,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo được coi là những cây

5
bút tiêu biểu mà tài năng đã được khẳng định bằng các giải thưởng văn học có
giá trị.
Với đề tài “Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ trong các sáng tác
văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Ngọc Tư”…, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm ý kiến vào quá trình
khám phá, tìm hiểu cách nhìn đa chiều, mới mẻ của người phụ nữ về con
người và cuộc sống, cũng như về chính bản thân họ. Qua đó, phát hiện, khẳng
định được những nét đặc trưng trong quan niệm nhân sinh của người phụ nữ.
Đồng thời khẳng định những vẻ đẹp của con người trong thời kỳ mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau năm 1975, văn học cũng có sự phát triển, từ cảm hứng anh hùng
cách mạng sang cảm hứng thế sự, đời thường. Văn học là sự thật. Mà sự thật
chủ yếu của văn học là sự thật về con người. Nhiều năm qua, văn học chúng
ta còn mắc nợ cuộc đời về sự thật. Sự thật về người nông dân Việt Nam trong
những cơn bão táp cách mạng và chiến tranh, về người lính với bao vinh

quang mất mát và hi sinh, về người trí thức cách mạng với lòng yêu nước và
những ngộ nhận ngây thơ, với niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn vặt, về
người phụ nữ với bao trăn trở, dằn vặt và khao khát hạnh phúc đến cháy
bỏng Các nhà văn ngày nay phải trả món nợ ấy cho đời.
Trong giai đoạn 1930-1945 văn học đã từng đề cập tới những vấn đề
của đời thường, những số phận riêng. Song theo Lê Ngọc Trà trong cuốn Văn
chương thẩm mĩ và văn hóa nhận định: “Trong những năm tháng chiến tranh
kéo dài, văn học cách mạng chủ yếu nói về cái chung, chỉ xem xét cái riêng xuất
phát từ quyền lợi chung của giai cấp, của dân tộc khiến cho vấn đề đời thường,
số phận riêng của con người bị chìm đi, bị xem nhẹ, thậm chí, đôi khi còn bị xem
như một cái gì xa lạ với một nền văn học lành mạnh” [20, tr 75]. Tác giả nhấn
mạnh, chính điều này khiến cho văn học từ sau những năm 1975, đặc biệt là sau

6
công cuộc đổi mới của Đảng (1986), khi quay trở lại vấn đề đời thường với
những số phận riêng đã thực sự được coi là một hành động đổi mới. Sự quay trở
lại này cũng làm cho nền văn học nhiều năm qua thiên về cái chung, cái cao cả
trở lại trạng thái cân bằng. Nền tảng của sự đổi mới trong văn học thời này là bắt
nguồn từ sự tự ý thức của văn học, sự giác ngộ của văn học về vai trò của nó
trong xã hội, quan hệ giữa văn học và chính trị, ý nghĩa của nó đối với con
người.
Lê Ngọc Trà cũng viết: “Sau bao nhiêu năm cách mạng và chiến tranh,
tập cho con người quen với cuộc sống bình thường cũng bổ ích như giúp họ
nhận ra vẻ đẹp của những cái đơn giản ở xung quanh, một công việc mà hình
như chỉ riêng nghệ thuật là được giao cho chức phận để thực hiện. Cùng với
điều đó việc đi sâu vào thế giới tinh thần của con người, vào quá trình tự ý
thức của nó đã góp phần củng cố thêm sự hình thành con người cá nhân
trong xã hội Việt Nam, làm cho văn học thời kỳ nay đứng cao hơn văn học
trước 1945, khi mà ở đó vấn đề tự do cá nhân chủ yếu chỉ mới đặt ra trong
phạm vi tự do tình cảm của con người” [20, tr 45]

Nguyễn Minh Châu trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Văn Nghệ
đầu năm 1986 đã phát biểu: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà
tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi
không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong
mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của
người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc
khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người
xung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả
năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ
có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc
sống”

7
Văn học là nhân học. Hay nói khác đi con ngưới chính là đối tượng
phản ánh, trung tâm của văn học. Trong Văn học Việt Nam trong thời đại
mới, nhà phê bình Nguyễn Văn Long khẳng định: “Con người trong văn học
hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan
hệ: Con người xã hôị; con người với lỉch sử, con người của gia đình, gia tộc;
con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính
mình Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện
và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống
tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ
thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại, phổ quát Trong con người
đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết,
thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường ” [15, tr 65]
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mang lại một luồng sinh khí mới
cho đới sống xã hội Việt Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển, gợi mở cho văn
học những suy nghĩ, tìm tòi mới. Đời sống mới, cơ hội mới cũng khiến cho
văn học Việt Nam có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Rất đáng kể khi
đây lại là thời kỳ bùng nổ của những tác phẩm truyện ngắn, cùng sự góp mặt

đông đảo cuả các nhà văn nữ và các nhân vật nữ trong các tác phẩm. Điều đó
khiến cho văn học thời kỳ đổi mới được coi là một nền văn học mang tính nữ.
Tuy nhiên tính nữ không nhất thiết được tạo ra bởi các nhà văn nữ bởi những
nhà văn nam cũng có những tác giả viết rất hay về giới nữ, như Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp. Hơn nữa, thiên tính nữ là tinh thần của cái đẹp, mà
tất cả các nhân vật nữ đều đẹp.
Các nhà văn nữ khi lựa chọn nhân vật nữ cho sáng tác của mình đều cố
gắng thể hiện rõ khả năng cảm thụ và quan sát cuộc sống, con người một cách
đa dạng, đa chiều trong tính toàn vẹn của nó. Trước chiến tranh, con người
chỉ mải nghĩ đến hoà bình, độc lập, tự do và họ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến

8
hạnh phúc riêng tư cho lý tưởng. Sau chiến tranh, trong điều kiện sống bình
ổn hơn, con người cũng có nhiều thời gian, nhiều điều kiện quan tâm đến bản
thân, đến những nhu cầu tự nhiên, những khao khát đời thường. Nhạy cảm, vị
tha, yêu thương, hướng thiện, song trái tim người đàn bà cũng mềm yếu, dễ
rung động, xao xuyến trước những điều hạnh phúc giản dị và cả những điều
trái ngang của cuộc sống. Rất đáng chú ý khi những người phụ nữ hôm nay đã
dám bộc bạch nỗi lòng mình trên trang giấy, điều mà bấy lâu nay bị bao phủ
bởi những quan niệm khắt khe về người phụ nữ.
Từ tất cả những điều trên đây, chúng tôi muốn khẳng định, người phụ
nữ đã thực sự trở thành một hình tượng trung tâm của văn học thời đổi mới
Bằng việc thống kê, phân tích, tham khảo ý kiến về tác phẩm của ba
nhà văn nữ, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu quan niệm nhân sinh của
người phụ nữ được thể hiện qua các sáng tác văn xuôi (truyện ngắn) nhằm
làm sáng tỏ chủ nghĩa nhân văn mà các nhà văn muốn chia sẻ, gửi gắm…
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Bằng một tâm hồn nhạy cảm, với thiên tính nữ đặc biệt các nhà văn nữ
đã dần chiếm lĩnh được thi đàn văn học ở thời kỳ đổi mới. Thông qua các

nhân vật, phần nhiều là các nhân vật nữ, các nhà văn muốn chia sẻ, muốn
được trải lòng trên trang giấy để giúp bản thân cũng như người phụ nữ tháo
gỡ được những tâm tư, khúc mắc, những dằn vặt, những khao khát hạnh phúc
đời thường đến cháy bỏng để có thể tiếp tục vững vàng trong cuộc sống mưu
sinh. Với một số lượng đông đảo các nhà văn nữ như hiện nay để có một cách
nhìn khái quát Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ trong các sáng tác văn
xuôi (truyện ngắn) ở thời kỳ đổi mới là một việc làm không hề đơn giản. Vì
thế, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ muốn nghiên cứu: Quan niệm
nhân sinh của người phụ nữ trong các sáng tác văn xuôi ( truyện ngắn) thời

9
kỳ đổi mới của ba nhà văn nữ tài năng: Nguyễn Thị Thu Huệ , Võ Thị Hảo,
Nguyễn Ngọc Tư .
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng có chú ý so sánh với một số
nhà văn nữ cùng thời: Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bích Thuý, Y Ban …
Tất nhiên chúng tôi cũng không bỏ qua truyện ngắn viết về người phụ
nữ của tác giả nam để có cái nhìn khái quát, toàn diện.
Chúng tôi cũng có tham khảo các sách lý luận, nghiên cứu phê bình văn
học, các bài báo có liên quan của Lê Ngọc Trà, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn
Long, Bùi Việt Thắng…để tạo dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu quan niệm nhân sinh của người phụ nữ
trong các truyện ngắn thời kỳ đổi mới của ba nhà văn Nguyễn thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư, Võ thị Hảo, chúng tôi muốn làm rõ: Quan niệm của người
phụ nữ về cuộc sống và con người. Bên cạnh đó là quan niệm của người phụ
nữ về bản thân mình. Đồng thời nhấn mạnh nghệ thuật thể hiện quan niệm
nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác truyện ngắn ở thời kỳ đổi mới
của ba nữ văn sĩ
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để

hệ thống được quan niệm nhân sinh cụ thể sao cho phù hợp với hệ thống luận điểm
Phương pháp tổng hợp, phân tích cũng rất quan trọng. Thông qua quan
niệm nhân sinh của mỗi nhân vật sẽ giúp ta có cái nhìn khái quát, toàn diện
Phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ giúp ta nhận ra sự khác biệt, tương
đồng trong quan niệm nhân sinh ở các nhân vật nữ trong các truyện ngắn ở
thời kỳ đổi mới nói chung, ở các truyện ngắn của ba nhà văn nữ nói riêng.

10
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn
được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Quan điểm của người phụ nữ về cuộc sống và con người.
Chương 2: Quan điểm của người phụ nữ về bản thân mình
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện.
Và cuối cùng là mục tài liệu tham khảo.

11
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ
CUỘC SỐNG

1. Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ trong các dòng văn học
1.1. Tính đến trước 1975
Trong tiến trình văn học dân tộc, văn học dân gian được ra đời từ rất
sớm, bao gồm người sáng tác tập thể truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân.
Những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ… là những
giá trị tinh thần cao quý của phần lớn nhân dân lao động, mà chủ yếu thuộc về
tầng lớp dưới trong xã hội và một số ít trí thức tham gia sáng tạo văn học dân
gian.

Văn học dân gian hay còn gọi là văn học bình dân, văn học truyền
miệng ra đời từ thời kỳ dân tộc chưa có chữ viết. Hơn nữa theo thống kê tính
đế cách mạng tháng 8/1945, 90% dân số chưa biết chữ. Những người dân lao
động chưa chịu ảnh hưởng của các luồng văn hoá tư tưởng từ bên ngoài còn
sống, suy nghĩ một cách đơn giản. Những Tấm Cám, Mị Châu - Trọng Thuỷ,
Cây tre trăm đốt, những câu ca dao, tục ngữ là mọt minh chứng hùng hồn cho
tư duy hướng thiện. Và mặc dù cũng có ý thức về bản than, về sự tồn tại của
cái tôi nhưng do chịu ảnh hưởng bởi những nguyên tắc, áp chế của xã hội,
phần lớn con người còn thụ động cam chịu, chấp nhận lối sống phụ thuộc.
Ta cũng bắt gặp trong trang văn của cha ông, hình ảnh những người
phụ nữ có ý thức về phẩm giá, tài năng, vẻ đẹp:
“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”


12


“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Ca dao
Thấy mình đẹp, người phụ nữ cũng thấy mình nhỏ bé, cô đơn giữa một
nền tảng xã hội bất bình đẳng trọng nam kinh nữ. Chính điều đó khiến cho sự
hiện diện, tồn tại của họ giữa nhân gian trở nên thiếu ý nghĩa khi không được
phép tự quyết về bất cứ một vấn đề nào có thể liên quan đến bản thân cũng
như tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội. Và điều này cũng kéo theo
trạng thái tâm lý lo sợ, tự ti thường trực nên người phụ nữ càng không dám tự
quyết. Ẩn sau cái dáng vẻ nhẫn nhịn, cam chịu là cả một nỗi niềm khao khát

hạnh phúc tự do, là cả một thái độ phản kháng quyết liệt đôi vối xã hội còn
nhiều áp bức bất công, là cả một niềm tin ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
Điều gì chưa thực hiện được ở ngoài đời người phụ nữ nói riêng, con
người nói chung tìm cách thực hiện trong những giấc mơ cổ tích. Cô Tấm
trong truyện Tấm Cám là một nhân vật tiêu biểu cho những số phận bi thảm,
cho những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của người phụ nữ xưa. Nghèo khổ
nhưng hiền lành, nhân ái, vị tha ắt sẽ đươc bù đắp xứng đáng cho những thiệt
thòi, hi sinh, mất mát. Hay như Mị Châu trong Truyền thuyết Mị Châu -
Trọng Thuỷ dẫu cả tin, nhẹ dạ, ngây thơ nên vô tình gây lên nỗi đau nước
mất nhà tan vẫn khẳng định được mình là một tâm hồn trắng trong, tinh khiết
như châu ngọc …
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là giai đoạn của văn học trung đại. Được
hình thành trong lòng xã hội phong kiến nhiều áp bức bất công, các phong

13
trào đấu tranh đòi quyền lợi, chống áp bức của nhân dân cung liên tiếp nổ ra.
Tuy nhiên, chính trong bước đường thăng trầm của lịch sử, văn hoá dân tộc
lại vô cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đáng kể là sự xuất
hiện của chữ viết, với hai loại hình Hán, Nôm.
Với lực lượng sáng tác chính, chủ yếu là tri thức phong kiến có nhiều
năm tháng dùi mài kinh sử nơi cửa Khổng sân Trình, được đào tạo trong các
lò luyện Hán học, văn học trung đại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học
Trung Quốc nên mang tính quy phạm rõ nét. Bên cạnh đó là xu hướng đổi
mới phá vỡ tính quy phạm. Song song là sự tồn tại của khuynh hướng trang
nhã và xu hướng bình dân… Tất nhiên là trong quá trình tiếp thu chịu ảnh
hưởng của văn học nước ngoài, văn học trung đại Việt Nam vẫn không ngừng
sáng tạo, khẳng định bản sắc riêng của nền văn học dân tộc…
Như đã nói, người cầm bút chủ yếu là tri thức phong kiến. Lại cộng
thêm 1000 năm Bắc thuộc, tư duy con người lúc này là tư duy phong kiến.
Cách cảm, cách nghĩ còn giáo điều, rập khuôn, máy móc. Và khi đề cập đến

người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, mặt
khác, “hồng nhan bạc mệnh”, “tài tử đa cùng” cũng được xem là tư tưởng chủ
yếu. Những nàng Vũ Nương (Người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ);
những nàng cung nữ tài hoa (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều);
những nàng Kiều hiếu nghĩa (Truyện Kiều - Nguyễn Du)…, tất cả đều là
những người phụ nữ có ý thức sâu sắc về bản thân, luôn bị giằng xé bởi cảm
giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc. Nàng Vũ Nương xinh
đẹp, hiếu nghĩa, thuỷ chung, chỉ vì một phút hiểu lầm, nông nổi của người
chồng đã phải gieo mình nơi dòng nước. Cô Kiều tài hoa nhất mực cũng bị
đưa đẩy vào cái vòng luẩn quẩn của chốn lầu xanh “gỡ ra rồi lại buộc vào
như chơi”… Thậm chí cả Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm của một thời
cũng vô cùng lận đận trong đường tình duyên. Thơ bà đã cất cao tiếng nói

14
chia sẻ, cảm thông, đồng cảm với những người phụ nữ cùng thời “bảy nổi ba
chìm với nước non”. Mặt khác, Hồ Xuân Hương cũng muốn đòi hỏi xã hội,
nam giới cần phải có sự trân trọng, tôn trọng những đòi hỏi, kì vọng chính
đáng của họ …
Thế kỉ XX là thế kỉ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thế kỉ XX
cũng là thế kỉ mà lịch sử dân tộc Việt Nam có nhiều biến động, xáo trộn lớn
lao. Từ những năm đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945, trong tình
trạng một cổ hai tròng, thực dân nửa phong kiến, cơ cấu xã hội Việt Nam
cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, có nhiều thành phố, thị trấn xuất hiện; có
nhiều giai cấp tầng lớp mới: công nhân, thợ thủ công, thương nhân…; có một
lớp công chúng có đời sống tinh thần, thị hiếu mới được hình thành. Đáng chú
ý là chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi.
Cũng trong điều kiện xã hội thực dân nửa phong kiến, văn hoá Việt
Nam đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá phong kiến Trung Hoa, dần
mở rộng tiếp xúc vói văn hoá phương tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp. Luồng
văn hoá mới đã gây tác động ảnh hưởng lớn tới ý thức, tâm hồn người cầm

bút. Viết văn cũng trở thành một nghê nghiệp. Tất cả khiến cho nền văn học
Việt Nam có nhiều đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Đồng thời hình thành
hai bộ phận (công khai, hợp pháp) và phân hoá thành nhiều xu hướng (lãng
mạn, hiện thực) vừa đấu tranh vừa bổ xung cho nhau để cùng phát triển. Nhà
văn Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại khẳng định: “Ở nước ta, một
năm có thể kể như ba mươi năm của người`” bởi văn học thời kì này đã phát
triển với tốc độ quá mau lẹ.
Tư duy con người dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội cũng có nhiều
đổi mới, thể hiện rõ tinh thần dân chủ. Cái tôi cá nhân dần được chú trọng, đề
cao. Hàng loạt truyện ngắn mang tinh thần phê phán đều cho thấy con người
là sản phẩm của hoàn cảnh. Bao người phụ nữ trong trang văn của Nam Cao,

15
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đều xuất hiện trong những hoàn cảnh nghèo
khó, nhiều thử thách nhưng cũng giàu sức chịu đựng, giàu yêu thương…
Trong không khí ngột ngạt, oi bức, giông bão vào mùa sưu thuế ở làng
Đông Xá, Ngô Tất Tố đã bắt gặp chị Dậu cũng như bao người phụ nữ Việt
Nam mang những nét đẹp truyền thống, đảm đang, tháo vát, chung thuỷ, giàu
đức hi sinh. Nhưng chị Dậu hơn họ bởi sức chiến đấu mạnh mẽ lạc quan và
tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người phụ nữ khi bị rơi vào
tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, nhà nghèo, không có tiền nộp sưu cho
chồng, phải bán con, bán chó, rất có thể đã buông xuôi nhưng chị thì không.
Ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất, chị lại trở thành chỗ dựa vững chắc cho
chồng con và trở thành đốm lửa toả sáng trong đêm Tắt đèn nói riêng và
trong lịch sử văn học đương thời nói chung. Qua tác phẩm, nhà văn Ngô Tất
Tố muốn đặt ra vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ…
Trên trang sách của Nam Cao, ta cũng bắt gặp những người phụ nữ
trong Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó…. Tất cả
đều được tái hiện theo một số phận nghèo khổ, đáng thương khiến cho người
đọc không khỏi xót xa, đồng cảm…. Song ta cũng khâm phục họ bởi một trái

tim nhân ái, vị tha…
Cách mạng Tháng 8/1945 bùng nổ, đưa dân tộc Việt Nam bước sang
một trang sử mới, lịch sử của cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, Mỹ
suốt 30 năm, lịch sử của qúa trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Cùng lúc tiến hành hai công việc, nhân dân Việt Nam chưa có điều kiện phát
triển đồng đều các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao… nên đời sống nhân dân còn
nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện giao lưu cũng chỉ hạn chế ở một số nước như
Liên Xô, Trung Quốc….
Theo như đường lối lãnh đạo của Đảng lúc này, văn học nghệ thuật là
một mặt trận, mỗi nhà văn là một chiến sĩ, đã khiến cho văn học vận động

16
theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Đồng thời hướng về đại chúng. Văn học vừa mang khuynh hướng sử thi ca
ngợi hào hùng, vừa bộc lộ một cảm hứng lãng mạn cách mạng.
Người cầm bút hôm nay chiếm một số lượng đông đảo, đủ mọi thế hệ,
mọi tầng lớp. Và tất cả con người của thời cuộc chiến tranh đều nhìn nhận
mọi việc từ góc độ chính trị. Con người nói chung, người phụ nữ nói riêng
đều được tái hiện là con người tập thể, con người quần chúng. Con người
chưa thực sự trở thành nhân vật trung tâm của tac phẩm. Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành; Mùa lạc của Nguyễn Khải; Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Đình Thi… là những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này. Với Rừng
xà nu, ta bắt gặp Mai, Dít là những người phụ nữ tiêu biểu của núi rừng Tây
Nguyên, của miền Nam, của cả nước trong những ngày đầu kháng pháp. Với
Mùa lạc, Nguyễn Khải muốn khẳng định vẻ đệp, sức sống mạnh mẽ kiên
cường của người phụ nữ Việt Nam trong những ngày đầu xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc. Đến với tác phẩm Người mẹ cầm súng ta không khỏi ngỡ
ngàng, khâm phục đức hi sinh, lòng bao dung, quả cảm của những người mẹ
cầm súng như chị Út Tịch…. Tất cả đều là những người con kiên trung của
Tổ quốc, làm rạng danh cho đất Việt anh hùng…

1.2. Sau 1975
Năm 1975, chiến tranh chấm dứt, đất nước bước sang một thời kỳ mới,
thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Song trong quãng thời gian từ
1975 đến 1985, đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế do hậu quả của chiến
tranh. Vì vậy năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI yêu cầu phải đổi mới. Đó là
nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của dân tộc.
Trong điều kiện mới, lực lượng sáng tác đã có sự gia tăng cả về số
lượng và chất lượng. Sống trong không khí của thời đổi mới, đề cao tinh thần
nhân bản, dân chủ, văn học cũng đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá.

17
Nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo là tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh
ý thức cá nhân. Đời sống văn học phát triển hết sức sôi nổi, phong phú, đa
dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp.
Văn học là sự thật. Sự thật trong văn học hôm nay là sự thật về con
người. Lê Ngọc Trà trong cuốn Văn chương thẩm mĩ và văn hóa khi bàn tới
vấn đề về con người trong văn học đã khẳng định: Vấn đề con người cần phải
trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học. Tác phẩm có thể
không có nhân vật người nhưng nó phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Nhà
văn có thể viết về nhà máy, hợp tác xã, công trường nhưng mối quan tam
chính của anh ta ở đây không chỉ là năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
cơ chế quản lí mà còn là quan hệ con người, là hạnh phúc, tình yêu, nỗi đắng
cay hay sự hèn hạ của con người, là những giá trị nhân văn của cuộc sống.
Không nên tiếp tục mãi tình trạng “quá tải” của văn học do nó phải chuyên
chở quá nhiều nội dung khác gây ra. Tác giả nhấn mạnh, trong một ý nghĩ
giản dị, văn học là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được,
mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thoả mãn với hiện tại và dự cảm về tương
lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự
nhiên và vũ trụ. Đó là những chủ đề cơ bản và lâu dài của văn học…. Con
người nói chung, người phụ nữ nói riêng trong cuộc sống hôm nay là con

người đa dạng, đa chiều của cuộc sống với sự ý thức cá nhân sâu sắc. Chính
điều này đã khiến cho văn học thời kì đổi mới thật hơn, đời hơn, nhân bản
hơn.
Sau 1985 các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ… và những sáng tác của các tác giả khác đều tập chung viết về vấn đề
con người. Là người mở đường tinh anh của thời đổi mới, Nguyễn Minh Châu
đã từng chia sẻ tâm sự trong truyện ngắn Bức Tranh rằng: “Khi người ta phải

18
thay đổi chỗ ở, có những thứ đồ đạc tưởng mất biến đi từ lâu, lục lọi, tìm kiếm
vẵn không thấy, thì tự nhiên lòi ra tận trong góc tủ, dưới gậm giường. Có
những thứ đồ vật vô nghĩa. Có những thứ đồ vật nhắc tới một kỉ niệm đẹp đẽ.
Có những thứ gợi lên một câu chuyện chẳng hay ho gi, tưởng đã quên hẳn
chuyện đó thì bây giờ cái đồ vật ấy lại từ xó xỉnh, bụi bẩn, từ xó tối từ từ bò
ra, cái vật vô tri thủ thỉ nói chuyện vói anh, khiển trách anh lên án anh”. Con
người là đối tượng trung tâm của văn học. Vậy mà bao nhiêu năm qua, chúng
ta lại lảng tránh, e dè khi nói về con người. Chúng ta đã mắc nợ cuộc đời về
sự thật con người thì hôm nay ta phải trả món nợ ấy cho đời.
Đáng chú ý hơn là văn học sau năm 1975 đã có nhiều sự đổi mới về
thể loại, tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong nhiều thiên tiểu thuyết,
ta bắt gặp nhiều số phận, nhiều quan niệm nhân sinh của người phụ nữ. Hạnh
trong Bến không chồng của Dương Hướng đã vượt qua những ngăn cách bởi
mối hiềm khích của hai dòng họ để đến với Nghĩa. Nghĩa đi bộ đội, Hạnh ở
nhà chung thuỷ nuôi mẹ chồng chờ mong anh trở về. Vợ chồng gặp nhau
tưởng như hạnh phúc đến bách niên giai lão. Trớ trêu thay chiến tranh đã
cướp đi hạnh phúc làm cha của Nghĩa, trong khi Nghĩa lại la người kế nghiệp
họ Nguyễn. Mọi người không hiểu chuyện đều đổ lỗi không có con cho Hạnh.
Người đàn bà tội nghiệp không chịu nổi những dèm pha đã quyết định li dị
Nghĩa và bỏ làng ra đi trong một dêm mưa gió. Cũng trong đêm đó, cô đã có

một đứa con với người chú Nguyễn Vạn. Đứa trẻ chính là một lời khẳng đinh
cho Hạnh và phủ nhận những lời đồn thổi trách móc. Mấy năm sau, mang đứa
con trở về, Nguyễn Vạn đã khuyên cô mang con về ở với Nghĩa nhưng Hạnh
kiên quyết: «Không bao giờ. Cháu sẽ ở đây với chú suốt đời. Chú sợ à ?»
Khác với những phụ nữ trong xã hội phong kiến nhẫn nhịn, cam chịu, Hạnh
đã dám vượt mình ra khỏi khuôn khổ. Cô cũng không ngại nhưng lời dèm
pha, cốt làm sao mình được sống hạnh phúc. Bằng một thái độ sống tự tin, táo

19
bạo, đầy bản lĩnh cô muốn khẳng định mình đáng phải được đối xử tôn trọng,
bình đẳng với mọi người…
Câu chuyện của một người cũng là câu chuyện của bao người phụ nữ
đáng thương cùng thời. Là Hương của Thời xa vắng (Lê Lựu). Là Phương với
Thân phận tinh yêu (Bảo Ninh). Và cả Qùy, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành của Nguyễn Minh Châu. Quỳ tâm sự: “Trong một phút tôi hiểu được như
thế nào là những người đàn bà, tôi hiểu được chính tôi bây lâu nay. Tôi đã trông
thấy trong một phút tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của
tâm hôn những người đàn bà chúng tôi. Đó là thứ bản năng chăm lo bảo vệ lấy
sự sống của con người do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình
thương bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của người nữ
giới chúng tôi”…. Qùy là một nhân vật phụ nữ đặc biệt, một hình tượng chính
mới mẻ, độc đáo trong xu hướng xây dựng nhân vật phụ nữ làm trung tâm bởi
đó là một người đàn bà có cá tính mạnh, có ý thức rõ rệt về giá trị của mình, có
khả năng tự sắp xếp cuộc đời theo ý muốn riêng, cũng như có khả năng gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường xung quanh… Rất nhiều nhân vật phụ nữ khác trong
tác phẩm của Nguyễn Minh Châu dù ở vị trí nào cho người đọc những ấn tượng
khó quên. Nết, Xiêm trong Dấu chân người lính; Lan, Cúc trong Miền Cháy;
Hạnh trong Bên Đường chiến tranh… đều xuất hiện thật đẹp, đều là những
nhân vật đáng yêu…. Tất cả đều là những người phụ nữ có ý thức cá nhân sâu
sắc, luôn khao khát khẳng định mình, không chùn bước trên hành trình kiếm tìm

hạnh phúc ….
Là một thể loại năng động, khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh
đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường
hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ nhân sinh của đời sống tâm hồn con người. Do đặc trưng của thể loại,
các nhà văn chỉ tâp trung, nhấn mạnh vào một lát cắt của đời sống. Những câu

20
chuyện đời thường đà trở trành những đề tài chính của truyện ngắn. Những
năm tháng sau chiến tranh, thời bình với ngọn gió của thời đổi mới, đã mang
đến một không khí cởi mở, dân chủ cho đời sống văn học. Trong điều kiện
mới, trong xu hướng nhìn nhận con người ở góc độ sự thật, các nhà văn thời
kỳ đổi mới đã xây dưng nên các nhân vật phụ nữ nghiêng về những đặc trưng
bản thể và khao khát trần thế…. Chính sự chia sẻ, đồng cảm giữa người viết
với nhân vật đã góp phần khẳng định sự gắn bó của văn học với cuộc sống,
thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo của văn học thời kỳ này
Bước vào thời kỳ đổi mới, với ưu thế đặc biệt của thể loại truyện ngắn,
các nhà văn nữ với một trái tim đa cảm, với một tầm nhạy bén rất riêng đã
nhanh chóng nắm bắt, phát hiện được những chuyển biến trong tâm lý con
người
Trong hàng loạt các cây bút nữ xuất hiện ở thời đổi mới, Y Ban, Phạm
Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Đỗ Hoàng
Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… khi lựa chọn nhân vật nữ làm trung tâm, các tác giả
đều nghiêng về việc nhấn mạnh những yếu tố bản năng, những khao khát trần
thế. Nguyễn Thị Thu Huệ được biết như một cây bút tài hoa, độc đáo. Thu
Huệ muốn chia sẻ bớt nhưng điều đã mang của cuộc sống. Hầu như truyện
nào của chị cũng buồn, cái buồn của người ham sống., dám sống nhưng lại ý
thức được rằng cuộc sống thật ngắn ngủi, đôi khi vô nghĩa. Hầu hết các
truyện của chị đều nằm chung trong một mạch cảm hứng – chuyện tình, đúng
hơn là chuyện đời, xoay quanh cái trục tình yêu. Lẽ đương nhiên các nhân vật

nữ trong văn của chị cũng không nằm ngoài mạch cảm xúc của tình yêu. Đó
là những cô gái mới lớn trước ngưỡng cửa của tình yêu, là những đứa trẻ,
những người phụ nữ trong gia đình với những nỗi niềm, bi kịch trước sự rạn
nứt. Chị tâm sự “Khoảng trời gói gọn trong cuộc đời các nhân vật nữ, những
người con gái háo hức bước chân vào tình yêu, những người đàn bà sống với

21
ngổn ngang trăm mối tơ vò trong bi kịch tâm hồn không lối thoát, họ là những
con người của thời đại, của những năm tháng mà lối sống, bản năng, những
khát vọng hướng thiện, hạnh phúc, khổ đau đôi khi chỉ chênh nhau monh
manh như là sợi tóc” (Theo Vnexpress)
Võ Thị Hảo vừa là một nhà báo sắc sảo vừa là một nhà văn nổi tiếng.
Đánh giá về văn của chị, có một bài báo đã viết: “Ẩn sau từng câu chữ trau
chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời
và nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một
nỗi buồn có lẫn ngọt ngào, cay đắng”. Văn chương như một nơi để chị trải
nghiệm lòng mình bởi người đàn bà viết văn này đã phải gánh trên vai số
mệnh đàn ông. Dẫu rất mạnh mẽ, tự tin nhưng cũng có khi mệt mỏi, chùn
bước nên trong khắc khoải chị vẫn “mong được là một “dây leo đẹp” bên một
“cây đại thụ””. Chị tâm sự, đến với văn chương “Tôi được sống nhiều kiếp,
được viết cho mình, được khóc, được cười, như thế tôi đã được quá nhiều,
nếu tính chuyện mất thì tôi mất đi ít nhiều khả năng làm lành với cuộc sống,
phải lĩnh nhận kiếp nạn của những kẻ không thể im lặng trước nỗi đau của
người khác” (Theo Vnexpress). Viết văn cho mình, cho những người đồng
giới, cho những số phận không may mắn để chia sẻ niềm vui, nỗi đau và thức
tỉnh lương tri, chị muốn thực hiện cho đúng nghĩa sứ mệnh của một nhà văn
chân chính.
“Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên, tôi đơn thuần là một cô gái nông
dân, bỏ dở học hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau,
chiều chiều cắt rau cho má đi bán chợ đêm”. Có người hỏi, điều gì đã thôi

thúc chị cầm bút viết văn, chị tâm sự: “Lúc đầu chỉ viết để giải tỏa cảm xúc
cho nó nhẹ người đi, nhưng sau này thấy cái nghiệp mình đeo đuổi nạng trĩu,
đầy nợ nần. Viết vì mình là Nguyễn Ngọc Tư”. Đoạt giải nhất cuộc thi Văn
học tuôi 20 lần thứ nhất của nhà xuất bản Trẻ, hội nhà văn thành phố Hồ Chí

22
Minh, báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện Ngọn đèn không tắt, khi
mới 24 tuổi. Và cho đến tận bây giờ, chị vẫn được người đọc yêu mến như
một cây bút tài hoa thiên bẩm có văn phong “đặc sản Nam bộ” – một trái sầu
riêng thứ thiệt. Viết về những con người miền Tây cụ thể, viết về những cảnh
đời éo le, bất hạnh, những mối tình ngang trái, thầm lặng, Nguyễn Ngọc Tư
giúp ta nhận diện được vẻ đẹp của những người phụ nữ, vị tha, nhân hậu. giàu
đức hi sinh
2. Quan niệm của người phụ nữ về con người và cuộc sống
« Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống
con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người.
Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhật định và
quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái
quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng» [16, tr
279]
Nhân vật là hình ảnh của những con người trong một thời đại lịch sử
nhất định. Trong thời kỳ cổ xưa, khi nhiệm vụ, khát vọng của con người là
chinh phục tự nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc thì xuất hiện
các nhân vật thần thoại Nữ oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra
trăn trứng Trong xã hội phong kiến, với mong muốn chia sẻ, cảm thông,
đồng cảm với những nỗi đau khổ, khát vọng thiết tha của người phụ nữ, xuất
hiện nhân vật nàng Kiều hiếu nghĩa, thuỷ chung, hồng nhan bạc mệnh trong
sáng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong giai đoạn trước Cách mạng
tháng 8/1945, để phản ánh rõ những số phận, những nạn nhân đang từng bước
dò tìm lối thoát cho cuộc sống gia đình, Ngô Tất Tố đã xây dựng lên hình ảnh

một chị Dậu kiên cường, vì bất cứ một lí do nào cũng không đem rao bán
nhân cách, phẩm giá Nhân vật vừa là sản phẩm của đời sống, vừa là

23
phương tiện để nhà văn lên tiếng bênh vực, bảo vệ, đề cao cái đẹp. Đồng thời
tố cáo cái ác, cái xấu còn tồn tại, lẩn khuất trong xã hội.
Mỗi thời đại đều cố gắng khắc hoạ nên những nhân vật thể hiện rõ chân
ding tinh thần của thời đại. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 và suốt thập
kỷ 90, văn đàn chứng kiến sự xuất hiện đông đảo của các nhà văn nữ. Cũng
như mọi giai đoạn văn học, văn học thời đổi mới cũng có những tác giả tiêu
biểu, định hình cho mình một phong cách, chứng tỏ rõ khả năng, sự đam mê
đối với nghệ thuật. Và lẽ đương nhiên cũng còn nhiều cây bút còn non kém,
mải chạy theo những nhu cầu của thời kinh tế thị trường, tác phẩm còn hời
hợt, chưa tạo được những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả cũng như giới
văn nghiệp
Với sự dịu dàng của nữ tính, lại cộng thêm tính cách táo bạo, tư duy cởi
mở do tác động của thời đại, các cây bút nữ đã nhanh chóng lôi kéo, cuốn hút
người đọc vào trang viết của mình. Và cũng rất nhanh chóng, những người
phụ nữ cầm bút đón nhận được sự chia sẻ, cảm thông của con người và cuộc
đời khi viết về những khao khát, ước mơ, nỗi buồn khổ của con người nói
chung, người phụ nữ nói riêng trên trang sách Chúng ta cũng có thể nói,
nhân vật người phụ nũ đã thực sự trở thành những nhân vật trung tâm trong
các truyện ngắn của các nhà văn nữ thời đổi mới
Văn chương phái nữ với các nhân vật nữ đã làm cho văn học thời đổi
mới trở nên mềm mại thêm, dịu dàng hơn nhưng vẫn sắc bén, thiết tha với con
người xung quanh. Quá trình tự ý thức về thế giới chung quang và tự ý thức
về mình đã trở thành nền tảng cho những câu chuyện được kể ra. Cơ sở, tiền
đề chung khi xay dựng các nhân vật nữ là như vậy, song cách thức thể hiện ở
mỗi nhà văn lại có những nét khác nhau. Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, táo bạo
với hình ảnh những người đàn bà đam mê, khao khát nhục cảm, khác hẳn

những người phụ nữ truyền thống kín đáo, tế nhị, e dè khi nhắc đến chuyện

24
phòng the. Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận bằng sự bứt phá quyết liệt
trong Cánh đồng bất tận, gây ấn tượng về những người phụ nữ mang nét
buồn, cô đơn do bị đàn ông coi thường, rẻ rúm. Trong văn của Nguyễn Thị
Thu Huệ, người phụ nữ lại vô cùng quyết liệt khi đối diện với tình yêu. Nhân
vật nữ của Võ Thị Hảo lại chừng mực hơn, tế nhị hơn song khi cần tự tin, cần
đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của đời sống, họ cũng vô cùng mạnh mẽ
Vượt lên trên tất cả, người phụ nữ trong các sáng tác truyện ngắn thời đổi mới
đều cố gắng, gan góc chứng tỏ mình là những người phụ nữ Việt Nam truyền
thống kiên cường, dũng cảm đấu tranh đạt tới hạnh phúc bằng một thái độ
nhân ái, vị tha với con người và cuộc sống.
Các nhân vật nữ trong các sáng tác truyện ngắn thời đổi mới luôn được
đặt trong những hoàn cảnh nhiều thử thách, nhiều mối quan hệ, ứng xử chứa
đựng sự ràng buộc với bản thân, với người khác, với con người và cuộc sống
xung quanh. Chính thái độ ứng xử của người phụ nữ sẽ giúp ta nhận diện
được những khía cạnh khác nhau trong quan niệm nhân sinh của họ. Trong
nội dung chương này, để làm rõ quan niệm của người phụ nữ về con người và
cuộc sống, chúng tôi xin trình bày vấn đề ở hai khía cạnh như sau:
- Quan niệm của người phụ nữ về con người
- Quan niệm của người phụ nữ về cuộc sống
2.1.Quan niệm của người phụ nữ về con người
“Homo sum, et nihil humanum a me alienum puto”: Tôi là người,
không có gì thuộc về con người xa lạ với tôi » là một câu nói nổi tiếng trong
vở kịch Tự giày vò của Terenxy, nhà soạn kịch La Mã thế kỷ II trước Công
nguyên. Đoxtoiepxki cũng viết: “Con người là một điều bí ẩn, cần phải khám
phá con người… Tôi tìm hiểu điều bí ẩn vì tôi muốn trở thành con người”. Vì
những lí do khác nhau mà trong từng hoàn cảnh cụ thể của lịch sử, vai trò, vị
trí của con người trong đời sông, trong văn học có sự thay đổi. Vào những

×