Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (Qua Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN TƯỜNG ANH









ĐẶC ĐIỂM CÁI TÔI TRỮ TÌNH CỦA CÁC NHÀ THƠ
CHIẾN SĨ THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(QUA NGUYỄN ĐỨC MẬU, ANH NGỌC, VƯƠNG TRỌNG)












LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học







Hà Nội – 11/2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN TƯỜNG ANH



ĐẶC ĐIỂM CÁI TÔI TRỮ TÌNH CỦA CÁC NHÀ THƠ
CHIẾN SĨ THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(QUA NGUYỄN ĐỨC MẬU, ANH NGỌC, VƯƠNG TRỌNG)







LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32


Người hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Đức Phương












Hà Nội – 11/2010


1
MỤC LỤC!

Lời cảm ơn 3
Mở đầu 4
Chương 1: Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của các nhà thơ chiến
sĩ 8
1.1. Bối cảnh thời đại 8

1.1.1.Bối cảnh lịch sử - xã hội 8
1.1.2. Đặc điểm thơ ca giai đoạn chống
Mỹ 10
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của ba nhà thơ- chiến sĩ 21
1.2.1.Sự hình thành và phát triển đội ngũ sáng tác sáng
tác 21
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp ba nhà thơ - chiến sĩ 27
1.2.2.1. Nhà thơ Anh Ngọc 28
1.2.2.2. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu 29
1.2.2.3.Nhà thơ Vương Trọng 31
Chương 2: Cái tôi công dân của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn
Đức Mậu 33
2.1. Hình ảnh người lính qua cảm nhận của ba nhà thơ-chiến sĩ Anh Ngọc,
Vương Trọng, Nguyễn Đức
Mậu 34
2.1.1. Hình ảnh người lính chiến đấu ở chiến
trường 34
2.1.1.1 Gương mặt và tội ác của kẻ thù 34

2
2.1.1.2. Hình ảnh người lính trong chiến đấu 40
2.1.2.Những giây phút bình yên của người lính 51
2.1.2.1.Tình quân dân cá nước 51
2.1.2.2. Tâm tư người lính 60
2.2. Tình yêu quê hương đất nước qua lăng kính của ba nhà thơ Anh Ngọc,
Vương Trọng, Nguyễn Đức
Mậu 66
2.2.1. Sức sống mãnh liệt của quê
hương 66
2.2.2. Vẻ đẹp con người 75

Chương 3: Cái tôi thế sự - đời tư của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu 86
3.1. Anh Ngọc – cái tôi sâu lắng nhiều trăn trở 87
3.2. Vương Trọng – cái tôi đằm thắm ân tình 102
3.3. Nguyễn Đức Mậu-cái tôi nồng hậu, khỏe
khoắn 112
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 127








4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ là “vương quốc của chủ quan”, là “biểu hiện và cảm thụ của chủ thể”
(Heghen). Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở
thành trung tâm quy tụ mọi yếu tố khác. Cả ba nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, Anh
Ngọc, Vương Trọng trong cuộc đời cầm bút của mình đã thể hiện được những cá
tính sáng tạo nghệ thuật riêng.
Lớn lên và trưởng thành trong giai đoạn đất nước đang diễn ra cuộc chiến
tranh chống đế quốc Mỹ, cả ba nhà thơ đều lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi
của quê hương, đất nước, cùng lăn lộn nhiều năm ở các chiến trường, các mặt
trận nóng bỏng, “đôi tay cầm súng, bản thảo trên lưng”. Thơ ca của họ phản ánh
chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc chiến tranh, đồng thời góp một “nốt cao”
trong một dàn đồng ca cổ vũ tinh thần của toàn thể dân tộc chiến đấu và chiến

thắng giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, cả ba nhà thơ nói trên không chỉ là những
người cầm bút mà còn là những người chiến sĩ trong chiến đấu khi đất nước
đang ở thời kỳ bom lửa chiến tranh vô cùng ác liệt.Trực tiếp trải nghiệm mọi
khốc liệt của chiến trường, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, đồng
thời có thể cảm nhận được một cách toàn diện về cuộc sống nơi đạn bom - dưới
con mắt không chỉ của người lính mà còn dưới lăng kính của một nhà thơ. Chắc
hẳn, sự hòa quyện chất lính, chất thơ của những tâm hồn tài hoa nghệ sĩ sẽ đem
đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, tinh tế, đa dạng, phong phú của
ba nhà thơ mặc áo lính về âm hưởng hào hùng của một thời đã ghi dấu ấn trong
lịch sử nước nhà.
Cùng chiến đấu và cùng cầm bút sáng tác trong giai đoạn chống Mỹ cứu
nước, thơ của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu có những

5
nét chung và có cả những nét riêng. Đã có nhiều những công trình nghiên cứu về
tác phẩm của ba nhà thơ này, nhưng phần lớn các đề tài nghiên cứu đều đi sâu
nghiên cứu từng tác giả riêng rẽ. Do vậy, trong luận văn Đặc điểm cái tôi trữ
tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (qua Nguyễn Đức Mậu,
Anh Ngọc, Vương Trọng), người viết muốn chỉ ra những nét chung của ba nhà
thơ trong thời kỳ đầy oanh liệt hào hùng đồng thời chỉ ra những nét khác biệt tạo
nên cái riêng của mỗi người.
2. Lịch sử vấn đề
Chưa bao giờ lịch sử văn học Việt Nam lại có sự phát triển mạnh mẽ và
đồng đều của nhiều thể loại như trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài và tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút, bút
ký, thơ trữ tình, thơ chính luận, thơ ngắn, thơ dài, trường ca tất cả đều được huy
động để phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Có thể nói rằng ở thời kỳ
này, thơ được coi là binh chủng mũi nhọn, có tính xung kích nhất, lên tiếng kịp
thời phản ánh trước mọi biến cố dù lớn dù nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh.
Thơ bám sát tình hình thời sự nhanh gần như thể ký. Phản ánh chân thực lịch sử

- những bài thơ về Nguyễn Văn Trỗi đã xuất hiện trên mặt báo ngay sau hôm anh
bị hành hình (15- 10 – 1964), những bài thơ như Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn
Mỹ), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức
Mậu) đã tái hiện những chi tiết sống của thực tại, đã khắc sâu trong tâm hồn
những con Việt Nam một sức mạnh, một ý chí kiên cường cổ vũ con người chiến
đấu cho quê hương, đất nước, cho những người đã ngã xuống vì độc lập tự do.
Thơ không chỉ phản ánh hiện thực chiến tranh đầy gian khổ hi sinh mà còn phản
ánh những suy nghĩ và tình cảm con người trong cuộc sống. Thơ trữ tình là tiếng
nói trực tiếp của công chúng - là chất men để con người gửi gắm mọi niềm vui,

6
nỗi buồn. Khác với thơ chống Pháp, thơ giai đoạn chống Mỹ là một nền thơ xã
hội chủ nghĩa đã trưởng thành sau hai mươi năm Dân chủ Cộng hòa. Đội ngũ
sáng tác thơ giờ đây ngoài những nhà cách mạng làm thơ và những nhà thơ đi
theo cách mạng, còn có thêm các nhà thơ lớn lên trong kháng chiến chống Pháp
và những nhà thơ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Có thể
thấy rằng, trong giai đoạn này đội ngũ sáng tác ngày càng đông, số lượng thơ
xuất bản ngày càng nhiều và tầm hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Kháng
chiến chống Mỹ là giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tất cả
những người con của Tổ Quốc đều cầm súng và ra trận theo tiếng gọi của con
tim. Trong những con người ấy, có những nhà thơ mà cuộc đời của họ, sự nghiệp
của họ là cuộc đời và sự nghiệp của một thi nhân, nhưng khi đất nước cần, họ
vẫn sẵn sàng lên đường chiến đấu. Chất lính trong những năm tháng chiến tranh
cùng với một tâm hồn nghệ sĩ đã tạo nên diện mạo của các nhà thơ chiến sĩ.
Trong số vô vàn những nhà thơ ấy, có những người đã để lại dấu ấn sâu sắc
trong lòng người đọc như Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng Việc
nghiên cứu thơ của ba nhà thơ ở “nhà số 4, phố nhà binh” là việc làm cần thiết để
từ đó hình dung ra phần nào diện mạo, tâm hồn của người lính cụ Hồ và những
đặc trưng thẩm mỹ thơ ca giai đoạn này.
3. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương ba nhà thơ Anh Ngọc,
Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu đã cho ra đời rất nhiều các tác phẩm có giá trị
trên các thể loại như thơ ca, trường ca Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này,
người viết chỉ tập trung chủ yếu vào thể loại thơ của ba nhà thơ nói trên và cụ thể
hơn là thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

7
Như chúng ta đã biết nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca là một mảng đề tài khá
rộng và đòi hỏi nhiều công phu.Tuy nhiên, thơ ca được cất lên - tất cả đều thông
qua một chủ thể nhất định nào đó và mỗi chủ thể đó là một thế giới riêng - là
người duy nhất mang nội dung. Qua đó để thấy rằng, cái Tôi của mỗi nhà thơ
hay nói cách khác cái Tôi trữ tình là một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng
tạo. Chính vì vậy, bản thân người viết muốn tiếp cận, đi sâu tìm hiểu đặc điểm
cái Tôi trữ tình của ba nhà thơ để thấy được những cảm nhận, những suy nghĩ
của họ về cuộc sống, con người, đồng thời thấy được đặc trưng cơ bản của thơ ca
cách mạng trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so
sánh, tổng hợp để xác định các luận điểm, luận cứ. Phân tích để khám phá những
biểu hiện, so sánh để thấy được điểm giống nhau và khác biệt giữa ba nhà thơ, áp
dụng một số vấn đề lý luận mới về phương pháp nghiên cứu để có cái nhìn đa
chiều, phong phú, tổng quát hơn về ba nhà thơ cũng như toàn bộ thơ ca của thời
kỳ chống Mỹ cứu nước.
5.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của các nhà thơ chiến sĩ.
Chương 2: Cái tôi công dân của ba nhà thơ Anh Ngọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu.
Chương 3: Cái ôi thế sự, đời tư của ba nhà thơ Anh Ngọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu.





8




CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ
SỰ XUẤT HIỆN CỦA BA NHÀ THƠ CHIẾN SĨ
Đất nước ta có truyền thống yêu nước tự ngàn đời. Khí thế hào hùng, ý chí
và lòng căm thù quân xâm lược là dòng chảy bất tận của những người “con Lạc
cháu Rồng”. Khi Tổ Quốc bị ngoại xâm, tất cả con dân đất Việt đều lên đường
đánh giặc, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã tạo nên những chiến công lừng lẫy
khắp địa cầu. Dân tộc Việt Nam bé nhỏ nhưng kiên cường, anh dũng chiến đấu
trong suốt ba mươi năm để giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Cuộc chiến
đấu chống thực dân Pháp vừa giành được thắng lợi thì dân tộc ta lại tiếp tục
đương đầu trong cuộc chiến đấu với đế quốc Mỹ. Và từ đó một chương mới
trong lịch sử hào hùng của dân tộc lại mở ra.
1.1.Bối cảnh thời đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Ngày 5-8-1964, những quả bom đầu tiên của không quân Mỹ đã dội xuống
miền Bắc Việt Nam. Một thời kỳ lịch sử khốc liệt, dữ dội và oai hùng nhất của
dân tộc Việt Nam bắt đầu. Trên khắp dải đất hình chữ S này, cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại của đất nước ta lại diễn ra. Trong suốt hai mươi năm trời ròng rã,
mấy chục triệu người Việt Nam đã sống dưới mưa bom bão đạn. Từ Bắc chí
Nam, từ bầu trời đến mặt đất, từ biển khơi đến núi cao, không nơi nào không có


9
khói lửa chiến tranh. Âm thanh dữ dội của chiến tranh đã lan đến tận mọi thôn
cùng ngõ vắng. Mảnh đất miền Bắc vừa mới hồi sinh, cơ sở sản xuất còn giản
đơn, nghèo nàn và lạc hậu. Các phương tiện phục vụ cho sản xuất vẫn còn thô
sơ. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, của cải vật chất xã hội còn
thấp, chưa được phục hồi sau một thời gian dài. Những vết thương chiến tranh
thời chống Pháp chưa kịp hàn gắn - tưởng chừng như tất cả rồi sẽ vỡ vụn dưới
hàng chục triệu tấn bom khiến cho Việt Nam quay về thời kỳ đồ đá theo mưu đồ
của Mỹ.Với một lực lượng hùng hậu, phương tiện vũ khí tối tân- đạn, sắt thép
của một nền công nghiệp chiến tranh hiện đại nhất hành tinh, cùng với tham
vọng của mình, lời đe dọa của chính phủ Mỹ không phải là không có căn cứ và
cũng không hề hão huyền!
Thế nhưng lạ lùng thay, đó lại là mười năm mà nhân dân ta sống trong
thời kỳ ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa-một sự ổn định toàn diện
cả về cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng, niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước đã đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ những thắng
lợi to lớn, thắng lợi vĩ đại, thắng lợi quyết định đến thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn,
giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm, thống nhất Tổ Quốc, mở ra một thời đại
mới-đất nước được độc lập tự do, nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình.
Để có được chiến thắng vẻ vang đó, quân và dân ta đã phải đổ biết bao
xương máu, bao mồ hôi nước mắt, bao của cải vật chất. Ngày 5-8-1964, chiến
tích của quân dân miền Bắc bắn rơi hàng loạt máy bay hiện đại Mỹ đã làm nức
lòng mọi người, những tin vui chiến thắng cứ nối tiếp nhau vang lên giòn giã: ở
Vĩnh Linh, Hà Nội, Bình Giã, An Lão đã làm cả thế giới kinh ngạc, càng
khẳng định niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, cổ vũ

10
khích lệ lòng tự hào, lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của quân và dân
ta. Mùa khô năm 1965-1966 cuộc chiến đấu trực tiếp của quân và dân ta ở miền

Nam đã ở vào thế tiến công. Những con số thắng lợi cứ tăng dần lên nhanh
chóng. Xuân Mậu Thân 1968, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân ta làm
lung lay toàn bộ hệ thống quân đội và chính quyền Mỹ - Ngụy. Chiến thắng
đường 9 Nam Lào đập tan âm mưu chiến lược của Mỹ đối với toàn bộ chiến
trường Đông Dương. Hơn hai năm sau Hiệp định Paris, chiến thắng tuyệt vời ở
Buôn Ma Thuột báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Mỹ - Ngụy ở
miền Nam Việt Nam. Sau đó là sự giải phóng ồ ạt các thành phố và thị xã từ Huế
đến Nha Trang Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã nổi lên như một khúc khải
hoàn ca tuyệt mỹ, kết thúc bản hùng ca giải phóng vĩ đại của nhân dân trong suốt
ba mươi năm chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng 4
năm 1975 lịch sử. Chiến thắng vang dội đó là kết quả của sức mạnh đoàn kết
một lòng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng. Dưới
sự chỉ đạo toàn diện về mọi mặt – kinh tế, chính trị, văn hóa theo con đường Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chọn, toàn thể dân tộc ta đã tạo thành một khối thống
nhất, hỗ trợ bổ sung, “cộng hưởng” giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành xuất sắc sứ
mệnh lịch sử của đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước.
Trong chiến thắng vĩ đại đó, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng
góp của mặt trận văn hóa, văn nghệ mà thơ kháng chiến chống Mỹ nói chung và
thơ của các nhà thơ chiến sĩ nói riêng chiếm vai trò quan trọng góp phần cổ vũ,
khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu, đồng thời phản ánh một giai
đoạn hào hùng oanh liệt, đáng tự hào của dân tộc.
1.1.2. Đặc điểm thơ ca giai đoạn chống Mỹ

11
Như một điều tất yếu, dòng văn học của bất cứ nước nào nói chung và văn
học Việt Nam nói riêng chịu sự tác động trực tiếp của đời sống xã hội và lịch sử
mà nó đang tồn tại. Mỗi một thời đại, một giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ chi phối
toàn bộ nền văn học thời kỳ đó.Văn học Việt Nam cũng trải qua những bước
thăng trầm theo dòng lịch sử của đất nước. Khi đất nước đang trong tình trạng

rối ren, cách mạng chưa giành được thắng lợi, bất mãn với thực tại của cuộc
sống, văn học lãng mạn thời kì 1932-1945 chủ động đòi tự do bộc lộ và khẳng
định cái tôi cá nhân, cái tôi tìm tòi những lối thoát trong một môi trường bế tắc
với những khuynh hướng quan điểm, những phong cách và lối sống khác nhau.
Con người cá nhân khao khát muốn phơi trải lòng mình, nói cho hết, nói cho
nhiều, mong một sự cảm thông, bù đắp. Bản thân các nhà thơ say trong ảo mộng,
trong những “ tháp ngà” của cảm xúc, trốn tránh cuộc đời thực để đi vào những
giấc mộng đẹp như mùa thu vĩnh cửu. Không tìm được sự đồng điệu trong cuộc
sống, các nhà thơ mới như lạc giữa dòng đời vô định. Họ chới với, hoang mang,
loay hoay với cái tôi bản ngã đầy bất lực của mình. Chính vì vậy mà giai đoạn
này âm điệu buồn tràn ngập trong thơ. Nếu như Lưu Trọng Lư với sầu, mộng,
say và giang hồ phiêu lãng thì Huy Cận lại là cái sầu nhân thế, sầu vũ trụ, sầu
vạn kỷ, thiên cổ sầu với những cảnh chiều tà, những bãi bờ sông nước hoang
vắng, đìu hiu. Cuộc sống lúc ấy đâu đâu cũng nhạt nhẽo đơn điệu và vô vị:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng dáng điệu/ Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt
người (Quanh quẩn). Cuộc sống không định hướng khiến các nhà thơ trở nên lẻ
loi cô đơn, họ chỉ còn biết đắm mình trong quằn quại đau đớn, chán nản gay gắt,
cự tuyệt mạnh mẽ, đối lập quyết liệt đến hư vô chủ nghĩa. Chế Lan Viên luôn
“tin chắc vào chân lý của hạt lệ”, đắm mình trong cùng thẳm hư vô Với tôi tất cả
là vô nghĩa/Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau (Xuân) Có thể nói rằng giai

12
đoạn văn học này phản ánh cái tôi cá nhân cực đoan, bế tắc, chìm sâu vào đường
cùng dày đặc tăm tối với âm điệu trầm buồn, bi quan, ngổn ngang nhiều trăn trở,
chất chứa nhiều tâm sự.
Xã hội đổi thay thì nhận thức lịch sử của con người cũng sẽ phải thay đổi.
Có thể là nhanh, chậm nhưng tất cả đều phải hòa nhập với tiếng nói chung của cả
cộng đồng và nhân loại. Khi Cách mạng tháng Tám 1945 giải phóng dân tộc,
không khí hồ hởi, phấn khởi của những con người sau bao năm chịu cảnh tù đày,
nô lệ, nay được tự do đã mở ra một chân trời mới cho con người và cho cả thơ

ca. Tương lai tươi sáng ấy đã thôi thúc, sưởi ấm cho các nhà thơ có một cái nhìn
mới về cuộc sống, về con người. Lớp nhà thơ trước Cách mạng, lớp nhà thơ mới
xuất hiện kề vai sát cánh tạo nên một diện mạo, phẩm chất mới trong thơ: mới về
nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, mới về đề tài chất liệu, cảm xúc có
những tìm tòi sáng tạo mà thơ ca trước kia chưa thể nào có được.
Cách mạng tháng Tám là một cuộc đổi đời của dân tộc. Cuộc đổi đời này
đưa đất nước sang một giai đoạn mới. Trên cơ sở độc lập, tự do, những tiền đề
chính trị và mỹ học của văn học mới hình thành. Cách mạng xác định mối quan
hệ giữa văn học và công chúng. Văn học hướng tới những tầng lớp nhân dân
rộng rãi. Tổ quốc độc lập, đất nước giải phóng, nhân dân hạnh phúc là ước mơ,
mục đích, phương hướng mà dân tộc ta tiến hành cách mạng và kháng chiến
chống thực dân Pháp. Lý tưởng ấy được biểu hiện trước hết ở những con người
trực tiếp lao động, chiến đấu, dựng xây đất nước, giải phóng quê hương đất
nước, đi theo lý tưởng của Đảng, của hiện thực cách mạng. Không còn những
phiêu lưu mơ hồ, những lý tưởng viển vông, những dáng dấp hiệp sĩ trên con
đường mênh mang mờ mịt. Trong thơ ca giai đoạn này, chúng ta bắt gặp những
con người mới - con người có lý tưởng, có mục đích. Đó là hình ảnh những anh

13
bộ đội, bà mẹ chiến sĩ, người phụ nữ, những em thiếu niên yêu nước có ý thức
đóng góp sức mình vì nhiệm vụ chung của dân tộc. Âm hưởng chủ đạo trong thơ
tràn đầy lạc quan, tin tưởng, phấn khởi trong lao động sáng tạo và ý thức về cuộc
sống của mình. Thơ đã đi vào cuộc sống thực, đầy khát vọng và niềm tin mà
không lý tưởng hóa cuộc sống. Thơ miêu tả những con người chân đất, nhìn thấy
ở họ những nét đẹp chân sơ, giản dị đáng trân trọng tự hào.
Khắc họa những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ từ hiện thực, hình tượng thơ
vận động ngày càng gần với cuộc sống, bám sát cuộc sống trong cái đa dạng,
phong phú và cụ thể: Gửi lại quê hương/ Mái lều gianh/ Tiếng mõ đêm trường/
Luống cày đất đỏ/ Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya (Nhớ
–Hồng Nguyên). Những tình cảm chân thật khó quên trên đường hành quân gian

khổ, nó hồn nhiên ngây thơ nhưng đều xuất phát tự tận đáy lòng: Kỳ hộ lưng
nhau ngang bờ cát trắng/ Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa. Có thể nói rằng thơ ca
sau Cách mạng tiếp tục được nâng cao hơn về tính chiến đấu và chất thực của
cuộc sống. Các nhà thơ nhiệt tình biểu hiện ý thức và hành động công dân trong
những sáng tác mới. Thơ thiên về ca ngợi và thể hiện khát vọng tự do, cuộc sống
mới trong không khí cách mạng. Nếu như thời kỳ trước, thơ ca thể hiện khát
vọng chân trời của cái tôi thì ở giai đoạn này nó lại thể hiện niềm khát vọng chân
trời của cái ta.
Tuy nhiên để thay đổi nhận thức của cả một thế hệ không phải là điều một
sớm một chiều, đó không phải là điều dễ dàng có thể làm ngay. Vì vậy, không
khó có thể nhận ra rằng thơ ca giai đoạn này còn có những hạn chế nhất định.
Cảm hứng sáng tạo chưa gắn liền với thực tế mà gắn liền khát vọng hướng về
tương lai, với niềm vui tràn đầy khi được tự do và nhất là gắn liền với chủ quan
của nhà thơ. Về mặt nghệ thuật, thơ ca có khuynh hướng đại chúng dễ hiểu

14
nhưng nhiều khi sa vào đơn giản, sơ lược. Thơ có lúc nặng cảm hứng anh hùng
pha màu sắc tiểu tư sản và trở nên ồn ào. Nhiều bài thơ mang dáng dấp cũ, từ
ngữ cũ, âm điệu, hình ảnh thậm chí cả tình cảm cũng hoàn toàn cũ.
Tóm lại, Cách mạng tháng Tám đã tạo nên một không khí mới, phẩm chất
mới trong thơ ca. Tính chất lãng mạn cách mạng tràn đầy trong cảm hứng sáng
tạo của các nhà thơ. Thơ là tiếng nói ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi tự do, ca ngợi
cuộc đời mới. Mặc dù thiếu những hình ảnh cụ thể, sinh động của hiện thực cách
mạng nhưng thơ ca giai đoạn này chính là những bước khởi đầu, là bản lề tạo
nên một nền thơ rực rỡ hơn của giai đoạn chống Mỹ về sau.
Trải qua một quá trình phấn đấu, rèn luyện không mệt mỏi, đồng thời có
sự định hướng chính trị rõ ràng cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, văn học
giai đoạn chống Mỹ nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng đã có bước trưởng
thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở thành một mặt trận quan
trọng trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Có thể thấy rằng, văn học

cách mạng là một nền văn học của Đảng, của giai cấp công nhân. Do đó, nhiệm
vụ của văn học và thơ ca kháng chiến chống Mỹ phải phục vụ trực tiếp cho
nhiệm vụ cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ đã tạo ra một nền văn học
cách mạng thống nhất về nhiều phương diện có sự tập trung cao độ về đề tài, chủ
đề tư tưởng, về nhiệm vụ và cả về phương pháp sáng tác, sự thống nhất về cảm
hứng chủ đạo và âm hưởng chung. Văn học chống Mỹ cứu nước là một nền văn
học tự giác, phát triển theo những định hướng có tính chiến đấu, mang âm hưởng
lạc quan cách mạng, mang nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Có thể
nói rằng, văn học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó thơ
chống Mỹ là một nền thơ phát triển ở trình độ cao – phản ánh được tương đối

15
đầy đủ bức tranh toàn cảnh của một thời kỳ vẻ vang của dân tộc, nó vừa là
“người thư ký trung thành của thời đại” vừa để lại những ấn tượng sâu lắng,
những cảm xúc chan chứa mang tầm cao tư tưởng, có giá trị và sức sống lâu bền
với thời gian.
Tiếp nối văn học kháng chiến chống Pháp, văn học chống Mỹ hướng vào
sự ngợi ca các chiến công, kỳ tích anh hùng của người dân lao động. Chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam trong văn học giai đoạn này nói chung và thơ ca
nói riêng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm. Chủ nghĩa anh hùng
được phản ánh ngay ở chính những con người đang sống, chiến đấu cho một lý
tưởng xã hội cao cả, họ là những con người xuất phát từ quần chúng bình
thường, được quần chúng tin yêu, có tinh thần cách mạng tiến công, sẵn sàng hi
sinh cho đất nước - nó đã trở thành một điểm tựa, một niềm tin thiêng liêng đem
lại sức mạnh cho con người. Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ và thống nhất của Đảng,
thơ ca kháng chiến chống Mỹ có những bước chuyển mình phát triển tạo nên
một diện mạo mới trong văn học nước nhà.
Một đặc điểm đáng chú ý nhất của thơ ca thời chống Mỹ là sự mở rộng
của hình ảnh cái Ta, thu nhỏ cái Tôi trữ tình. Hình ảnh dân tộc, nhân dân, hình

ảnh non sông đất nước cùng với những tình cảm lớn hướng về quê hương, Tổ
quốc, hướng tới cộng đồng đã dần dần trở thành xu hướng khái quát của thơ ca.
Cái Ta ở đây là cái tổng thể với ý nghĩa trọn vẹn nhằm đối lập với kẻ thù, tạo nên
một mối đồng cảm chung của mọi tầng lớp nhân dân. Cái Ta thật sự trở nên hoàn
chỉnh, tròn đầy vừa có ý nghĩa bao quát, vừa có ý nghĩa cụ thể, nó vừa là một
nhân vật, một con người, một biểu tượng:
Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả

16
Lá cờ này là máu là da
Của ta của con người vô giá
(Tố Hữu)
Do xu hướng ngày càng mở rộng cái ta nên cái tôi trữ tình dần dần bị ẩn
khuất. Các nhà thơ nhân danh đất nước mình, dân tộc mình để nói đến những
tình cảm chung, khát vọng chung, ca ngợi những con người sống, chiến đấu, hi
sinh cho lý tưởng của Tổ quốc. Trước đây, chúng ta bắt gặp hình ảnh cái tôi của
các nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp - đấy là sự đồng cảm, sẻ chia với những số
phận bất hạnh trong xã hội. Cảm nhận về cuộc sống, con người, về mọi miền
quê, ta vẫn thấy được một cái tôi trữ tình mang ý nghĩa cái tôi nội dung. Dù cái
tôi đó đã “mở hồn mình đón những vang vọng từ cuộc đời” nhưng dù nhiều hay
ít cái tôi trữ tình vẫn mang hình ảnh của tác giả, mang những tâm tư, tình cảm
của chính tác giả đó chứ không phải cái tôi nói hộ, cái tôi nhân danh nhân vật
khác. Cái tôi trong thơ giai đoạn này không còn là đối tượng nhận thức, cái tôi bị
che lấp, bị mờ nhạt để hòa cùng, để nói cùng, để nhân danh cho toàn thể quốc
gia, dân tộc. Mỗi một hình ảnh, một biểu tượng, một xúc cảm, khi được viết ra
phải mang trong mình cái chung của cả thời đại. Tuy nhiên có thể thấy không
phải mọi tác giả, mọi bài thơ đều nhằm phản ánh hiện thực khách quan. Mỗi một
tác giả, mỗi một bài thơ có khi hướng tới những biểu hiện riêng của cảm xúc
nhưng cái riêng đó lại đạt đến cái chung, vận động đến cái chung một cách

không cố ý. Sự hòa quyện giữa nét chung và những nét riêng tạo được sự cân
xứng hài hòa, không xa lạ mà vô cùng gần gũi với cuộc sống, tình cảm con
người. Cái riêng ở trong cái chung, cái tôi ở trong cái ta, bởi tất cả những tâm tư,
tình cảm của con người đều hướng về lý tưởng chung. Cái chung, cái riêng, cái
bình thường, cái vĩ đại đều được thể hiện theo nguyên tắc điển hình hóa. Tư

17
tưởng, hành động của con người Việt Nam đang chiến đấu và sản xuất đều được
chọn lọc khát quát để mang tính chất tiêu biểu cho dân tộc, thời đại đồng thời
mang được tính riêng biệt, sinh động: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước chủ
nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất mà
đang trở thành nếp sống trong chiến đấu và lao động của hàng triệu quần chúng,
không chỉ nảy nở ở những mặt trận đấu tranh quyết liệt với quân thù mà đang mở
rộng toàn diện khắp mọi nơi Không chỉ bùng lên đột xuất trong những giờ phút
thử thách gay go nhất mà đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày hằng giờ trong
quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, bền bỉ” (Phạm Văn Đồng - Nhân Dân 9/1/
1967). Như một xu thế tất yếu, sự vận động của hình tượng thơ từ cái tôi sang cái
ta có nghĩa là tư duy thơ chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại - tạo nên một
nền thơ mang tính sử thi, đậm chất anh hùng ca, đây là một đặc điểm quan trọng
của thơ ca kháng chiến chống Mỹ.
Để phản ánh không khí hào hùng, kịp thời nắm bắt mọi sự kiện của đời
sống, thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình - là một vũ khí sắc bén trên mặt trận
văn hóa, hướng về hiện thực khách quan, các nhà thơ luôn hướng tới
hiện thực một cách chân thực, lịch sử và cụ thể. Mọi sự việc, hiện tượng, mọi
tâm sự, trăn trở của con người trong thơ đều xuất phát từ hiện thực cách mạnh.
Cái ta trong giai đoạn này không còn trừu tượng, siêu hình, xã hội là xã hội lịch
sử chứ không còn là cõi xa xăm, vô định. Những lời thơ cất lên đều xuất phát từ
hoạt động thực tiễn của quần chúng cách mạng, phản ánh mau lẹ mọi tình hình
của cuộc kháng chiến. Chính vì vậy, thơ Việt Nam giai đoạn này mở rộng đề tài,
bao quát mọi mặt chiến đấu, sản xuất của quân và dân ta. Tổ quốc, đất nước

được khắc họa nhiều trong thơ, mỗi một nhà thơ khi viết về quê hương đất nước
đều có những cảm xúc riêng nhưng tựu chung đều chân thành, nồng cháy và suy

18
nghĩ chín chắn, biểu hiện như là sự nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu
sắc, đầy đủ về nhiều mặt. Xét cho cùng thì Tổ quốc là những điều cụ thể: ngôi
nhà nơi ta ở, nơi ta đã sinh ra, mảnh vườn, thửa ruộng, dòng sông, những người
hàng xóm tối lửa tắt đèn, những tình cảm gắn bó con người để lại nhiều dư âm
kỷ niệm sẽ mãi là những ký ức khó quên và tất cả những điều này làm nên sức
mạnh, là động lực thúc đẩy con người chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước đã
có tự ngàn đời: Ta sẵn sàng xé trái tim ta /Cho Tổ quốc và cho tất cả. Hình ảnh
Tổ quốc hiện lên trong thơ lúc cụ thể, lúc khái quát nhưng cảm hứng bao trùm
mang âm hưởng ngợi ca.
Đề tài chiến đấu cũng được triển khai hầu hết ở các nhà thơ. Nhiều bài thơ viết
về tiền tuyến lớn, phản ánh trực tiếp những trận đánh với kẻ thù, khắc họa những
chiến công oanh liệt của quân ta. Nhiều bài thơ viết về hậu phương vừa chiến
đấu vừa sản xuất, về hạnh phúc gia đình, về tình yêu thủy chung son sắt và cả
những hi sinh tổn thất. Hình ảnh người chiến sĩ thu hút nhiều bút lực trong thơ.
Người chiến sĩ trong thời kì chống đế quốc Mỹ xuất hiện ở một tư thế đẹp, tài
hoa, dũng cảm, có trình độ, là một dấu nối giữa người chiến sĩ hôm qua và hôm
nay, giữa người chiến sĩ chống thực dân Pháp và người chiến sĩ chống Mỹ có sự
trưởng thành và sâu lắng hơn:
Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương
(Tiếng hát sang xuân –Tố Hữu).
Bên cạnh hình ảnh người lính, thơ ca giai đoạn này cũng khắc họa đầy đủ
hình ảnh con người âm thầm đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp giải


19
phóng dân tộc – hình ảnh những cô giao liên, những người mẹ, người chị, người
vợ đang ngày đêm lao động, trở thành hậu phương vô cùng vững chắc cho những
người lính ở chiến trường chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược. Có thể nói
rằng dù phản ánh ở hoàn cảnh nào, đối tượng nào thì thơ ca chống Mỹ vẫn đạt
đến cái lạc quan, tin tưởng trong cái giọng điệu bình thản, vô tư:
Dù đạn bom man rợ thét gào
Dù thân thể mang nhiều thương tích
Dù cách xa hai ngả đường chiến dịch
Ta vẫn thường hái hoa tặng nhau.
(Cuộc đời vẫn đẹp sao - Dương Hương Ly).
Dù có khó khăn, gian khổ, có hi sinh mất mát, hình ảnh của những con
người ra đi và ở lại đều tràn ngập trong lòng niềm tin tất thắng vào sự nghiệp
giải phóng đất nước. Niềm lạc quan, âm hưởng khẳng định và ngợi ca, đồng thời
tố cáo tội ác của giặc là dòng chảy xuyên suốt trong thơ ca giai đoạn này.
Chất sống thực tế được đưa vào trong thơ cũng là một nét đặc trưng tiêu
biểu của thơ ca giai đoạn này. Cuộc sống ùa vào trong thơ, tăng thêm những chi
tiết thực tế cho thơ để thơ gần với cuộc sống hàng ngày, có sức phản ánh, ôm
chứa những điều thiết cốt của đời sống. Tuy nhiên không có nghĩa là thơ ca chỉ
mô tả, kể lể khô cứng. Mọi chi tiết sống đều được chọn lọc, bình giá, phải tạo
được rung động cho người đọc và phải được viết thông qua một trái tim nhiều
xúc cảm và xuất phát tự đáy lòng. Chính vì vậy, mà thơ ca giai đoạn này đã thể
hiện được năng lực khái quát hóa đưa đến tầm cao tư tưởng và chiều sâu ý nghĩa
triết học của vấn đề cần nói tới như: Qủa sấu non trên cao (Xuân Diệu), Ngọn
đèn đứng gác (Chính Hữu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Nấm mộ và
cây trầm (Nguyễn Đức Mậu) Hiện thực hòa lẫn xúc cảm, thơ ca giai đoạn

20
chống Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và hùng tráng, vừa mô tả vừa biểu
hiện, vừa tự sự vừa trữ tình để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc.

Bên cạnh đó, tư duy chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy thơ chống
Mỹ một đặc điểm quan trọng mà ta gọi là chất “chính luận”. Điều này hoàn toàn
phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, thơ ca là một mặt trận, một dàn đại bác thơ tấn
công kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong những năm tháng
khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến. Thơ phải rõ ràng, mạch lạc, thơ phải đứng
vững trên lập trường giai cấp công nhân, tuyên truyền và bảo vệ đường lối của
Đảng một cách công khai. Việc tăng cường chất chính luận, tính thời sự trong
thơ tạo cho thơ một giọng điệu khỏe khoắn, vững vàng. Tiếng thơ chính luận là
tiếng thơ hùng biện đanh thép vạch rõ bản chất kẻ thù, khẳng định con đường
chống Mỹ là con đường duy nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá chất chính luận
trong thơ đã làm cho một số bài thơ mất đi vẻ trang nghiêm, đĩnh đạc và nét đẹp
trong thơ ca.
Những biến đổi về nội dung đòi hỏi sự biến đổi về hình thức, hình thức
phải phù hợp nội dung.Thời kỳ đầu, các nhà thơ thường bắt đầu bằng những bài
thơ tám chữ, ý mới nhưng cốt cách cũ. Về sau những bài thơ viết theo thể tự do
bắt đầu phát triển phù hợp với tình hình mới. Hình thức thơ tự do nhưng vẫn giữ
được cốt cách dân tộc. Thơ tự do nhưng vẫn có mức độ, giữ được liều lượng nhất
định về vần điệu, âm điệu để thơ đạt được yêu cầu đại chúng, thấm sâu và có tác
dụng tích cực trong quần chúng nhân dân. Thơ tự do càng về sau càng có những
tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc, nó hoàn toàn không bị gò bó bởi những
quy tắc, những luật lệ, có người kéo dài câu thơ bằng lối xuống dòng không viết
hoa tạo ra những câu thơ dài theo chiều dọc, có những bài thơ lại xuất hiện hình
thức câu thơ bậc thang, lại có trường hợp kéo dài câu thơ theo chiều ngang thành

21
những câu thơ văn xuôi. Mạch thơ mở rộng đến 20, 22 chữ nhưng vẫn nhịp
nhàng và giàu nhạc điệu. Câu thơ mang đầy đủ phẩm chất cơ bản của thơ: tính
hình tượng, cách điệu hóa, rung động, liên tưởng Thơ văn xuôi được sáng tác
nhiều trong những năm chống đế quốc Mỹ. Để phản ánh kịp thời những sự kiện
thời sự nóng hổi, những suy nghĩ, cảm xúc mạnh mẽ ào ạt vào thơ, các nhà thơ

phải ghi nhanh, phải mô tả, ghi nhiều hình ảnh, sự việc, bao quát một hiện thực
rộng lớn phong phú, bộn bề, sôi động. Chính vì vậy mà xu hướng mở rộng dung
lượng phản ánh trong thơ là một yêu cầu tất yếu- số lượng thơ dài và trường ca
bắt đầu phát triển mạnh mẽ: Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm
(Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
Thơ chống Mỹ là một giai đoạn phát triển khá rực rỡ của nền thơ cách
mạng hiện đại. Bên cạnh những hạn chế, thơ ca đã đạt được những thành công
nhất định, đánh dấu bước trưởng thành của văn học nói chung và của thơ kháng
chiến chống Mỹ nói riêng. Đó là một nền thơ có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng,
đồng thời là một nền thơ mang tính nhân dân, tính quần chúng, rộng rãi sâu sắc
nhất từ trước cho tới nay. Phản ánh được hiện thực chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam.Thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử mà Đảng
và Nhà nước giao phó kêu gọi nhân dân hành động, đánh giặc, là tiếng nói tự
hào, kiêu hãnh của người Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Với
những thành tựu đã đạt được, thơ ca giai đoạn chống Mỹ có thể sánh với bất kỳ
một nền thơ phát triển nào của nhân loại, xứng đáng đứng ở vị trí tiên phong của
nền văn học chống đế quốc.
1.2.Cuộc đời và sự nghiệp của ba nhà thơ- chiến sĩ
1.2.1. Sự hình thành và phát triển đội ngũ sáng tác

22
Để văn học kháng chiến chống Mỹ trở thành một nền văn học cách mạng
toàn diện và thống nhất, trở thành một mặt trận văn hóa, là vũ khí sắc bén trong
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta
trước những năm tháng chiến tranh nhiều khó khăn và thách thức này, đòi hỏi
bức thiết cần một đội ngũ văn nghệ sĩ có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm bắt
kịp thời nhiệm vụ mà cách mạng và Đảng giao phó. Làm được điều này không
phải là điều dễ dàng, bởi văn học nói chung và thơ ca nói riêng là một mặt trận,
mặt trận chính trị, đấu tranh tư tưởng hết sức tinh vi trong điều kiện thời chiến.
Trong mặt trận ấy, người cầm bút là những chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng cộng

sản, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, họ phải trải qua một quá trình rèn luyện
và phấn đấu lâu dài không biết ngừng nghỉ. Cùng với sự chỉ đạo, định hướng của
Đảng, đến giai đoạn chống Mỹ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ sáng tác
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, không chỉ trưởng thành trong tư tưởng
mà còn trưởng thành trong sáng tạo nghệ thuật, góp phần vào chiến thắng vĩ đại
của dân tộc đồng thời tạo nên một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học và của
thơ ca.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, đội ngũ sáng tác có những biến chuyển, thay
đổi, hình thành và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Nếu như chúng ta
tạm thời chia các lớp nhà thơ trước Cách mạng theo cách phân loại chuyên
nghiệp và không chuyên nghiệp, ta có thể thấy đội ngũ sáng tác này được chia
thành hai nhóm khác nhau. Nhóm thứ nhất bao gồm các nhà thơ mà cuộc đời của
họ là cuộc đời sự nghiệp của một thi nhân. Những người này lấy sáng tạo nghệ
thuật làm mục đích và lẽ sống. Niềm đam mê trong cuộc đời của họ là sáng tác
thơ ca, là yếu tố sống còn. Mọi hoạt động khác, công việc khác chỉ là nghề phụ
để họ trau dồi nghề nghiệp thơ, củng cố và phát triển tài năng thi ca. Ngoài sự

23
nghiệp nghệ thuật, họ không còn một sự nghiệp nào khác. Đối với những nhà thơ
chuyên nghiệp mà cuộc sống của họ nếu phải từ bỏ thi ca cũng giống như người
diễn viên phải từ bỏ sân khấu và người cầu thủ phải từ giã sân cỏ. Thơ ca chính
là mục đích, là cái để khẳng định họ đang tồn tại. Trong không khí chung của
cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp này đã đi theo
cách mạng, chúng ta tạm gọi họ là những nhà thơ làm cách mạng. Nhóm thứ hai
bao gồm các nhà thơ cuộc đời, sự nghiệp của họ không phải là thơ ca, không gắn
bó với thơ ca với cả cuộc đời mà chủ yếu là hoạt động xã hội. Công việc quan
trọng nhất của họ là tổ chức và lãnh đạo. Tư duy của những người này là tư duy
chính trị. Họ làm thơ, coi thơ là một công cụ hữu hiệu với mục đích tuyên
truyền, giác ngộ quần chúng, vận động quần chúng đi theo cách mạng. Tiếng thơ
của họ là tiếng thơ phục vụ trực tiếp cho công cuộc kháng chiến, giải phóng dân

tộc, tiếng thơ nhân danh thời đại, nhân danh giai cấp, nhân danh cộng đồng để
nói lên khát vọng, tình cảm chung. Nhóm thứ hai này tạm gọi là những nhà cách
mạng làm thơ. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể phận định rạch ròi hai bộ phận tác
giả này cũng như hai loại sáng tác trên nhưng có thể thấy rõ ràng phương thức
hoạt động là khác nhau. Một đằng nghệ thuật là toàn bộ cuộc đời. Một đằng thì
nghệ thuật là một công cụ tạm thời khi cần thiết thì dùng đến. Có thể thấy rằng,
nhóm thứ hai đóng vai trò quan trọng vì tiếng thơ của họ có tính chất lĩnh xướng,
tính chất hướng đạo cho cả một nền thơ cách mạng.
Sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước, dòng văn học hiện đại Việt Nam ngày
càng phát triển rực rỡ hơn, trong đó có thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân
tộc, chúng ta lại có một nền thơ mang tính chất quần chúng sâu sắc và toàn diện
như thơ ca chống Mỹ. Tất cả mọi người dân trên đất nước đều có thể làm thơ,
viết thơ miễn sao những tác phẩm đó có ích góp tiếng nói chung phục vụ cho

24
cách mạng, cho công cuộc giải phóng quê hương. Nếu chúng ta tạm thời chia
đội ngũ sáng tác thành những người chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp như
ở giai đoạn trước, thì ở giai đoạn này, hai nhóm tác giả này đã được mở rộng hơn
về lực lượng sáng tác. Trong đội ngũ chuyên nghiệp sáng tạo nghệ thuật, vẫn có
những nhà thơ mà cuộc đời và sự nghiệp của họ là cuộc đời của một thi nhân.
Cuộc sống của họ gắn với thơ ca, làm việc, kiếm sống và được trả lương để làm
công việc này.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ các nhà thơ đi theo
cách mạng, làm thơ phục vụ cho mục đích kháng chiến ngày một đông đảo,
ngoài thơ ca họ còn là những người chỉ đạo, lãnh đạo trên mặt trận văn nghệ và ở
cả mặt trận khác. Một số các nhà thơ này giữ vị trí cốt cán trong hàng ngũ của
Đảng và nhà nước ta lúc bấy giờ như Huy Cận đã từng giữ chức Bộ trưởng trong
chính phủ mới, số còn lại có người lên đường nhập ngũ, một số theo bộ đội trên
khắp các tiền tuyến để có thể cảm nhận được cuộc sống khốc liệt của chiến
tranh. Ta có thể thấy trong số những nhà thơ chuyên nghiệp này, khi đất nước

chiến tranh và khi hòa bình lập lại, một số nhà thơ vẫn giữ những trọng trách lớn
trong nhà nước, số còn lại trở về với cuộc sống đời thường, không còn khoác áo
lính, họ trở về với tâm hồn của một thi nhân, khi không còn cái ồn ào khốc liệt
của những năm tháng đạn lửa, đề tài chiến tranh và người lính trong đội ngũ này
cũng thưa thớt dần. Ngược lại, cùng trong đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp này,
một số các nhà thơ nhập ngũ trong chiến tranh trở thành những người sáng tạo
nghệ thuật chuyên nghiệp trong môi trường quân đội ngay khi cả hòa bình đã lập
lại. Cuộc đời của họ song song cùng tồn tại chất thơ và chất lính. Cuộc sống binh
nghiệp như một điều ngầu nhiên, một định mệnh sắp đặt đưa họ “mặc áo lính”
không chỉ trong những năm tháng chiến tranh mà còn cả những năm tháng về

×