Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ ngữ chie cây và hoa trong ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.05 KB, 107 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

ngô thị hợi

đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của
các từ ngữ chỉ cây và hoa trong ca dao

Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa häc:
pgs. TS. Phan mËu c¶nh

Vinh - 2009


2

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
chúng tôi xin chân thành cảm ơn ngời trực tiếp hớng dẫn khoa học - PGS.
TS Phan Mậu Cảnh đà hớng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận
văn này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hớng dẫn nhiệt tình chu đáo của các
thầy cô giáo trong bộ môn lý luận ngôn ngữ.
Xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của những ngời thân, gia đình, bạn


bè đà tạo điều kiện, đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành luận
văn này.
Vinh, tháng 01 năm 2010
Tác giả
Ngô Thị Hợi


3

Mục lục
Trang
Mở đầu..............................................................................................................

1.

lý do chọn đề tài.....................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề..........................................................................................

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................

4.

Đối tợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................

5.


Phơng pháp nghiên cứu...........................................................................

6.

Đóng góp của đề tài.................................................................................

7.

Cấu trúc của luận văn..............................................................................

Chơng 1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài............

1.1.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa..................................................

1.1.1. Về thuật ngữ ngôn ngữ............................................................................
1.1.2. Về thuật ngữ văn hóa...............................................................................
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa...............................................
1.2.

Đặc điểm các loài cây, loài hoa trong đời sống và trong nghệ
thuật.......................................................................................................

1.2.1. Đặc điểm các loài cây trong đời sống...................................................
1.2.2. Đặc điểm cây trong nghệ thuật..............................................................
1.2.3. Đặc điểm của hoa trong đời sống..........................................................
1.2.4. Đặc điểm của hoa trong nghệ thuật.......................................................
1.3.


Đặc ®iĨm cđa ca dao vµ thÕ giíi thùc vËt trong ca dao.........................

1.3.1. VỊ kh¸i niƯm ca dao..............................................................................
1.3.2. Xt xø ca dao.......................................................................................
1.3.3. Nội dung và phận loại ca dao................................................................
1.3.4. Nghệ thuật của ca dao...........................................................................
1.3.5. Những biểu hiện cụ thể của cây vµ hoa trong ca dao............................


4
Chơng 2. Đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ chỉ cây và
hoa trong ca dao ngời Việt...............................................................

2.1.

Số liệu thống kê và phân loại.................................................................

2.1.1. Số liệu thống kê.....................................................................................
2.1.2. Phân loại tên các loài cây, loài hoa.......................................................
2.2.

Đặc điểm về khả năng kết hợp của các từ ngữ chỉ cây và hoa
trong ca dao Việt Nam...........................................................................

2.2.1. Khả năng kết hợp của các từ ngữ chỉ cây..............................................
2.2.2. Khả năng kết hợp của các từ ngữ chỉ hoa..............................................
2.3.

Các cấu trúc thờng gặp trong ca dao Việt Nam về cây và hoa..............


2.3.1. Các cấu trúc thờng gặp về cây trong ca dao..........................................
2.3.2. Các cấu trúc thờng gặp về hoa trong ca dao..........................................
Chơng 3. Đặc điểm về ý nghĩa của từ chỉ các loài cây,
loài hoa trong ca dao..........................................................................

3.1.

ý nghĩa thực của từ ngữ chỉ các loài cây, loài hoa...............................

3.1.1. ý nghĩa thực của từ ngữ chỉ cây............................................................
3.1.2. ý nghĩa thực của từ ngữ chỉ hoa............................................................
3.2.

ý nghĩa tợng trng của từ ngữ chỉ tên các loài cây, loài hoa..................

3.2.1. ý nghĩa tợng trng của từ ngữ chỉ cây....................................................
3.2.2. ý nghĩa tợng trng của từ ngữ chỉ hoa....................................................
3.3.

Liên hệ so sánh cách sử dụng từ ngữ chỉ tên các loài cây, loài hoa
trong ca dao và trong thơ ca..................................................................

3.3.1.

Cách sử dụng từ ngữ chỉ các loài cây trong ca dao và trong thơ ca..........

3.3.2.

Cách sử dụng từ ngữ chỉ các loài hoa trong ca dao và trong thơ ca

.............................................................................................................

3.4.

Vai trò của cây và hoa trong việc thể hiện đặc trng văn hoá của
ngời Việt..............................................................................................

Kết luận......................................................................................................


5
Tài liệu tham khảo................................................................................


6

Mở đầu
1. lý do chọn đề tài
1.1. Ca dao là một loại hình nghệ thuật có vị trí rất quan trọng đối với
ngời Việt Nam, là một gia tài vô cùng quý báu đang hiện hữu và nuôi dỡng
mọi thế hệ con ngời trên đất nớc Việt Nam. Ca dao đà trở thành nguồn t liệu
vô cùng quý báu và phong phú cho các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ
học...
1.2. Trên phơng diện ngôn ngữ - văn hóa, đề tài của chúng tôi tìm hiểu
Đăc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ cây và hoa trong ca dao
Việt Nam là muốn khám phá những giá trị văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thơ
ca dân gian. Đồng thời do vị trí đặc biệt của ca dao trong kho tàng văn hóa dân
gian cũng nh trong lòng độc giả thởng thức, cho nên việc tìm hiểu ca dao trong
bất kỳ phơng diện nào cũng đợc xem là một bớc khám phá rất có ý nghĩa. ĐÃ có
rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao từ nhiều góc độ, và việc đi sâu tìm

hiểu về tên các loài cây, loài hoa xuất hiện trong ca dao là một hớng đi khá thú
vị, cần đợc khai thác.
Chính vì những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
ĐÃ có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao từ nhiều góc độ khác
nhau, văn học dân gian, văn hóa, thi pháp, ngôn ngữ - văn hóa... Tuy nhiên
chúng tôi quan tâm đến những đề tài, những công trình nghiên cứu liên quan
đến thiên nhiên, thế giới thực vật trong ca dao... Và bớc đầu có những thống kê
sơ lợc sau:
Năm 1978, Vị Ngäc Phan ®· nhËn xÐt trong cn Tơc ngữ, ca dao, dân
ca Việt Nam rằng: Nhân dân mợn những vật vô tri để nói lên tâm sự mình, mợn những chim muông cho nó tính ngời, và mợn cả một số cây để ví với ngời
này, ngời nọ [45 - 71] Những cây lan, huệ, trúc, đào, liễu, mận, mai trong văn


7
học dân gian đều là những hình ảnh để ngời phụ nữ trẻ trung gửi gắm tâm sự
của mình, liên hệ số phận của mình.[45 - 73]
Năm 1992, trong Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính phân loại các
biểu tợng trong ca dao trên cơ sở sự phong phú đa dạng của hiện thực khách
quan. Theo tác giả bên cạnh các biểu tợng đợc hình thành bởi thế giới các vật
thể nhân tạo còn có biểu tợng gắn kết các hiện tợng tự nhiên, đó là: Các hiện tợng tự nhiên nh (trăng, sao, mây, gió), thế giới thực vật nh (cỏ, cây, hoa, lá), thế
giới động vật nh (rồng, phợng, chim, muông).[31 - 130]
Năm 1998, trong Những thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến,
thiên nhiên đợc miêu tả mang chức năng nghệ thuật rõ nét: Khi là một không
gian nghệ thuật đầy gợi cảm nh: Một đêm trăng sáng, cánh đồng lúa chín, rặng
tre, con đò, bến sông, cầu ao, và có lúc là đối tợng rất cần thiết giúp con ngời
biểu thị tình cảm.[63 - 121]
Năm 1999, tác giả Nguyễn Ngọc Điệp trong bài Tìm hiĨu ngn gèc
biĨu tỵng trong ca dao ViƯt Nam (kû yếu khoa học khoa ngữ văn, ĐHSP Hồ
Chí Minh) đà phân chia các biểu tợng chủ yếu hình thành từ ba nguồn sau:

- Những biểu tợng xuất phát từ phong tơc tËp qu¸n cđa con ngêi ViƯt
Nam, tõ quan niƯm dân gian, tín ngỡng dân gian: Trầu cau, cây đa, vuông tròn...
- Những biểu tợng xuất phát từ văn học cỉ ViƯt Nam vµ Trung Qc:
Thóy KiỊu - Kim Träng, Ngu Lang - Chức Nữ, dây tơ hồng, ông Tơ bà Nguyệt,
trăng già...
- Những biểu tợng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hằng ngày của nhân
dân: Hoa sen, hoa đào, con cò, con bống, trăng, thu...
Năm 2000, Nguyễn Phơng Châm có bài viết về Biểu tợng hoa sen trong
văn hóa Việt Nam, trong đó tác giả dẫn ra nhiều ví dụ là các bài ca dao tiêu
biểu về hoa sen để phân tích. Tác giả chỉ ra nghĩa biểu tợng gần gũi nhất của
hoa sen trong ca dao là biểu tợng cho sự trong sạch thanh cao, cho sự thẳng thắn
vơn lên.


8
Năm 2001, Nguyễn Phơng Châm lại có các bài viết về Biểu tợng hoa
hồng, hoa đào trong ca dao. Đến năm 2002, Đỗ Thị Hòa có bài viết Vài nét vỊ
biĨu tỵng hoa trong ca dao ngêi ViƯt. Cịng trong năm 2002, tác giả Hà Thị
Quế Hơng có bài viết Hàm ý biểu trng của từ ngữ chỉ hoa và tên hoa trong ca
dao. Tác giả đà chỉ ra những nghĩa biểu trng cơ bản của từ chỉ hoa và tên các
loài hoa trong ca dao là: Biểu trng cho cái đẹp, biểu trng cho hình ảnh của ngời
phụ nữ, biểu trng cho con ngời nói chung...
Năm 2003, Nguyễn Phơng Châm có bài nghiên cứu và nhận xét về Biểu
tợng thực vật trong ca dao ngời Việt. Tác giả nhận định rằng: Thiên nhiên nói
chung và cỏ cây hoa lá nói riêng tràn ngập trong ca dao và làm cho những lời ca
dao trở nên mềm mại, bay bổng, xanh ngắt tình đời.[15 - 52]
Năm 2006, Đặng Thị Diệu Trang bảo vệ luận án tiến sĩ Thiên nhiên
trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, tác giả đà đề cập đến hình
tợng thiên nhiên thực vật với một bảng thống kê công phu tên gọi các loài cây
có xuất hiện trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ và có những phân tích đánh

giá thỏa đáng.
Nh vậy, có thể khẳng định rằng: Thiên nhiên nói chung và thế giới thực
vật nói riêng trong ca dao đà là những đề tài nghiên cứu đợc tác giả của nhiều
công trình khoa học đề cập đến ở một số khía cạnh khác nhau. Đó là những
nguồn t liệu có giá trị cho đề tài của chúng tôi. Vì thế, đề tài của chúng tôi là sự
kế tục những kết quả nghiên cứu của các bậc tiền bối.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về ca dao và từ ngữ chỉ cây và hoa đợc sử dụng trong ca dao cụ
thể là:
- Chỉ rõ đặc điểm về mặt ngữ pháp của các từ ngữ chỉ cây và hoa trong ca
dao.
- Chỉ rõ những cấu trúc mà từ ngữ chỉ cây và hoa thờng gặp trong ca
dao.


9
- Chỉ rõ những đặc trng về mặt ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ cây và hoa
trong ca dao
- Tìm ra những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa dân tộc trong cách
sử dụng các từ ngữ chỉ cây và hoa trong các lời ca dao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đợc những mục đích trên, nội dung nghiên cứu của đề tài này tập
trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Nhiệm vụ đầu tiên là tổng hợp các tài liệu và tiến hành khảo sát sự xuất
hiện của từ ngữ chỉ tên cây và hoa trong ca dao.
- Phân tích và miêu tả hoạt động ngữ pháp của từ ngữ chỉ cây và hoa.
- Phân tích và miêu tả những ý nghĩa cụ thể của từ ngữ chỉ cây và hoa.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu

Chúng tôi chọn những từ ngữ tên gọi các loài cây, loài hoa xuất hiện
trong ca dao để khảo sát, nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích dựa trên nguồn t liệu
chính là tổng hợp quyển Kho tµng ca dao ngêi ViƯt (2 tËp) do Ngun Xuân
Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2000), NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài chúng tôi sử dụng những phơng pháp sau:
- Phơng pháp thống kê, phân loại
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phơng pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những ngời đi trớc,
chúng tôi cố gắng để có những đóng góp mới khi thực hiện ®Ị tµi nµy.


10
- Đa ra đợc mô hình khái quát về đặc điểm ngữ pháp và về giá trị ngữ
nghĩa của từ ngữ chỉ cây và hoa trong ca dao.
- Chỉ ra vai trò của cây và hoa trong việc thể hiện đặc trng văn hóa của
ngời Viêt.
- Góp thêm tiếng nói vào xu hớng nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ. Kết
quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cho việc phân tích giảng dạy tác phẩm ca
dao trong nhà trờng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chơng:
Chơng 1.

Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài


Chơng 2.

Đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ chỉ cây và hoa trong ca
dao ngời Việt

Chơng 3.

Đặc điểm về ý nghĩa của từ ngữ chỉ các loài cây, loài hoa
trong ca dao


11
Chơng 1

Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
1.1.1. Về thuật ngữ ngôn ngữ
Ông tổ của nghành ngữ học đà chỉ ra rằng: Những ngôn ngữ (langage)
là gì?. Đối với chúng tôi, nó không đồng nhất với hoạt động ngôn ngữ
(langue): Nó chỉ là một bộ phận nhất định của hoạt động ngôn ngữ, tuy là bộ
phận cốt yếu. Nó vừa là sản phẩm xà hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân
vận dụng năng lực ngôn ngữ, vừa là một hợp thể gồm những quy tắc tất yếu đợc tập thể xà hội chấp nhận để cho phép cá nhân vận dụng năng lực này...
[49 - 30].
Fde Saussure còn phân biệt ngôn ngữ với lời nói về các mặt: Ngôn ngữ
mang tính xà hội, mang tính chất chung, trừu tợng và đợc quan niệm nh là ổ
máy, bao gồm các đơn vị, quan hệ giữa các đơn vị và mạng lới cấu trúc tổng thể
của các đơn vị đó. Ngôn ngữ chính là một kho tàng đợc thực tiễn nói năng của
những ngời cùng thuộc một cộng đồng lu lại, nó không có mặt đầy đủ trong một
ngời nào đó mà chỉ tồn tại trong quần chúng.
Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên

thì Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chung
mà những ngời trong cùng một cộng đồng dùng làm phơng tiện để giao tiếp với
nhau.[47 - 666]
Ngôn ngữ là mét hƯ thèng ký hiƯu tån t¹i trong bé ãc của những ngời cùng
nói một thứ tiếng. Nó chỉ đợc thĨ hiƯn ra trong lêi nãi vµ b»ng lêi nãi. Ngôn ngữ
là cái mà chung cho một cộng đồng, nó làm cho Hình ảnh thính giác ăn khớp
với những khái niệm. Ngôn ngữ là một hệ thống đơn vị vật chÊt phơc vơ cho viƯc
giao tiÕp gi÷a ngêi víi ngêi. Nó đợc phản ánh trong ý thức của tập thể và trừu tợng khỏi những t tởng và tình cảm của mỗi cá nhân.


12
Tuy nhiên, ngôn ngữ và lời nói là hai khái niƯm cã mèi quan hƯ mËt thiÕt
qua l¹i víi nhau. Vì ngôn ngữ là cái có tính chất xà hội nhng luôn bao hàm cái
có tính chất cá nhân, có nh vậy chúng mới thực hiện đợc chức năng giao tiếp.
Ngôn ngữ là sản phẩm mà ngời nói ghi nhận một cách thụ động, sản phẩm tàng
trữ nhờ có ký ức dới dạng tiềm năng. Vậy sự chiếm lĩnh ngôn ngữ và làm chủ
ngôn ngữ chỉ là sự vận dụng những năng lực tàng trữ duy nhất ấy của trí óc con
ngời. Do đó mọi hoạt động ngôn ngữ đều thuộc phạm vi lời nói, hành động cá
nhân, hành động có ý thức, tự do và sáng tạo của cá nhân.
Ngôn ngữ là một hiện tợng xà hội, một sản phẩm tập thể đợc xây dựng
trong quá trình lao động sản xuất của xà hội. Nó tồn tại dới dạng tiềm năng
trong bộ óc của mỗi thành viên cộng đồng nh một pho từ điển mà các bản in
đều giống nhau, đợc phân phối cho từng cá nhân. Vậy ngôn ngữ là phơng tiện
chung cho mọi ngời, cho tất cả ngời nói lẫn ngời nghe và hoạt động nh một thể
chế đặc biệt với tính chất bắt buộc. Mỗi cá nhân không tự mình sáng tạo ra
ngôn ngữ và cũng không thể thay đổi nó. Cá nhân phải trải qua một quá trình
học tập mới nắm bắt đợc nó và sử dụng nó một cách có hiệu quả.
Nh vậy ngôn ngữ là phơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngời và
xà hội loài ngời, nếu nh không có xà hội tất yếu sẽ không có ngôn ngữ và ngợc
lại. Ngôn ngữ là phơng tiện cũng là đối tợng nghiên cứu của nhiều nghành khoa

học khác nhau nh tâm lý häc, sinh lý häc, vËt lý häc, to¸n häc và logic học...
Theo GS Nguyễn Nhà Bản: Ngôn ngữ đợc hình thành từ thế kỷ này
sang thế kỷ khác, đợc tích lũy, tàng trữ hàng ngàn năm, chính là điều kiện
giúp cho xà hội phát triển. Hơn thế trong thời đại ngày nay ngôn ngữ chính là
chiếc cầu nối dính, bắc qua các dân tộc, xà hội khác nhau trên thế giới. Hay
nói khác đi, ngôn ngữ vừa là tiền đề vừa là kết quả của sự phát triển xà hội [3
- 12].
Tác giả đà phân tích, chỉ ra những biểu hiện và làm rõ: Ngôn ngữ là một
hiện tợng x· héi, b¶n chÊt x· héi hiƯn ra râ nhÊt khi so sánh âm thanh ngôn ngữ
với tín hiệu âm thanh động vật. Ngôn ngữ chỉ đợc sinh ra và ph¸t triĨn trong x·


13
hội loài ngời và xuất phát từ nhu cầu giao tiếp giữa ngời với ngời. Khi tách con
ngời ra khỏi cộng đồng xà hội, nếu không đợc trao đổi, nói năng trong một thời
gian dài con ngời cũng mất luôn ngôn ngữ. Esapir đà kết luận: Tiếng nói là
một di sản của tập thể, có tính chất thuần túy lịch sử một sản phẩm của tập quán
lâu đời của xà hội. Quan trọng hơn ngôn ngữ là hiện tợng xà hội, ngôn ngữ
không mang tính giai cấp, không thuộc thợng tầng kiến trúc hay hạ tầng cơ sở.
Nó là sản phẩm của tập thể, là tài sản xà hội: Nó phục vụ cho mọi giai cấp, là
công cụ giao tiếp cho mọi ngời.
Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhng nó có hai chức năng cơ bản nhất là
chức năng giao tiếp và chức năng phản ánh. V.B. Kasevich viết: Chức năng
giao tiếp là chức năng thứ nhất còn chức năng phản ánh là chức năng thứ hai,
đồng thời cả hai chức năng này đều có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nh vậy theo VI Lênin có thể khẳng định rằng: Ngôn ngữ là phơng tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con ngời. Ngôn ngữ cũng là công cụ phản ánh và
truyền đạt t tởng, đúng nh kết luận của C Mác: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp
của t tởng.
1.1.2. Về thuật ngữ văn hóa

Cho đến nay trên thế giới có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Có hiện tợng nh vậy là do tính đa diện của chính Văn hóa. Mặt khác các nhà
nghiên cứu cũng thờng tách văn hóa ra từ những mặt khác nhau phù hợp với
mục đích nghiên cứu của riêng mình. Và chúng ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí
khác nhau của văn hóa để đa ra các khái niệm khác nhau về văn hóa.
Nếu xét về nguồn gốc, xuất xứ tên gọi chúng ta có thể thấy rằng: Vốn dĩ
văn hóa có từ Châu Âu để dịch từ Culture của tiếng Anh, tiếng Pháp và từ
Kultur của tiếng Đức, những từ này bắt nguồn từ chữ La Tinh. Cultus với nghĩa
gốc là trồng trọt (đợc dùng theo hai nghĩa Caltus agri là trồng trọt ngoài đồng,
và cultus animi là trồng trọt tinh thần, tức là sự giáo dục, bồi dỡng tâm hån
con ngêi).


14
Nh vậy nếu xét theo nghĩa gốc, văn hóa gắn liền với giáo dục đào tạo con
ngời, một tập thể con ngời để cho họ có đợc những phẩm chất tốt đẹp cần thiết
cho toàn thể cộng đồng.
Phan Ngọc lại giải thích thuật ngữ này dựa vào ngôn ngữ Phơng Đông, cụ
thể là tiếng Hán. Theo hớng tìm hiểu này ta thấy nghĩa gốc của văn là cái đẹp
do màu sắc tạo ra. Từ nghĩa này, suy rộng ra, văn có nghĩa là hình thức đẹp
đẽ, biểu hiện trong lễ nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ c xử lịch sự.
Nó biểu hiện thành một hệ thống quy tắc ứng xử đợc xem là đẹp đẽ, văn do
đó trở thành một yếu tố then chốt của chính trị và lý luận, thu hút những ngời dị
tộc theo ngời Hán bằng chính cái văn của nó. Từ những nghiên cứu thú vị đó:
Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới đa ra thuật ngữ: Văn hóa là mối
quan hệ giữa thế giới biểu tợng trong óc một cá nhân hay một tộc ngời với một
thế giới thực tại ít nhiều đà bị cá nhân hay tộc ngời này mô hình hóa theo cái
mô hình tồn tại trong biểu tợng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ
này, đó là văn hóa dới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa
chọn riêng của cá nhân hay tộc ngời, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay

tộc ngời khác [42 - 17].
Cùng đồng tình với quan điểm trên, tác giả Trần Ngọc Thêm đà đa ra
định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ có giá trị vật chất và tinh thần do
con ngời sáng tạo ra tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tơng tác
giữa con ngời, giữa môi trờng tự nhiên và xà hội của mình [57 - 27].
Chúng tôi nhận thức văn hóa trên cơ sở tiÕp thu nhiỊu ý kiÕn, nhiỊu quan
niƯm trong ®ã cã cách định nghĩa của Bách khoa toàn th Liên Xô đà gợi mở ra
nhiều hớng suy nghĩ: Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật
chất và tinh thần của những xà hội, dân tộc, họ tộc cụ thể (ví dụ: Văn hóa cổ,
văn hóa Maya, văn hóa Trung Quốc... ) theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan
tới đời sống tinh thần của con ngời.
Nh vậy hiện tợng văn hóa bao gồm hai yêu tố: Văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần. Văn hóa vật chất có thể đợc hiểu là toàn bộ kết quả vật chất nhìn


15
thấy đợc của lao động con ngời. Còn văn hóa tinh thần là sự sản xuất, phân
phối và tiêu dùng các giá trị tinh thần (nói theo thuật ngữ của chính trị, kinh tế
học) với t cách là một hiện tợng văn hóa, bao gồm nhiều giá trị vật chất và tinh
thần, văn hóa đà và đang đợc một cộng ®ång ngêi tÝch lịy. Nã ®ãng vai trß
quan träng trong việc hình thành từng cá nhân con ngời riêng lẻ.
Trong mối quan hệ với con ngời, văn hóa chia ra hai loại: Văn hóa xà hội
và văn hóa cá nhân. UNESCO xác định Văn hóa hôm nay có thể coi là một
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định
tính cách cña mét x· héi hay mét nhãm ngêi trong x· hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngời,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngỡng. Văn hóa đem lại
cho con ngời khả năng suy xét về bản thân.
Nghiên cứu về văn hóa, tác giả Phan Ngọc chỉ ra ... dân tộc nào cũng có
văn hóa, bất kỳ cái gì ta hình dung cũng có mặt văn hóa, dù đó là cây cối, khí

trời đến phong tục, cách tổ chức xà hội, các hoạt động sản xuất vật chất và tinh
thần, các sản phẩm của các hoạt động ấy [42 - 14].
Định nghĩa trên đà đề cập đến vấn đề đặc trng dân tộc của văn hóa. Có
thể thấy rằng cả nhân loại cùng nói bằng ngôn ngữ nhng mỗi một dân tộc lại
có một ngôn ngữ riêng của mình. Điều này liên quan đến vấn đề phân biệt hai
khái niệm văn hóa và văn minh. Văn minh liên quan đến mặt động, sự tác động
của con ngời với thế giới tự nhiên, cải tạo và phát triển chúng. Trên thực tế, có
những dân tộc có trình độ văn minh cao nhng có thể có nền văn minh thấp, và
có đất nớc lạc hậu lại có nền văn hóa cao. Nh vậy đặc trng văn hóa có tính dân
tộc, còn văn minh lại mang tính quốc tế. Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở
tính lịch sử. Trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một
lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa...
Chung quy lại văn hóa là tất cả những gì do con ngời sáng tạo ra. Vì cuộc
sống sinh tồn con ngời sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,


16
pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày... Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa.
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa
dân tộc có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chúng phát triển trong sự tác
động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đợc đề cập tới từ
cuối thể kỷ XIX, bắt đầu từ công trình của nhà ngôn ngữ học ngời Đức
W.V.Hum boldt.
Hoạt động ngôn ngữ và hoạt động văn hóa là những hoạt động tinh thần,
giúp cho xà hội phát triển chúng đều có lịch sử lâu dài và song hành tồn tại.
Ngôn ngữ là phơng tiện, cầu nối mở rộng giao lu trao đổi, hiểu biết về văn hóa
giữa các cộng đồng ngời. Ngôn ngữ là phơng tiện cũng là tiền đề giúp cho văn
hóa phát triển.

Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa nhng là thành tố quan trọng của
văn hóa vì ngôn ngữ không chỉ biểu thị văn hóa mà còn có chức năng giao tiếp
và chức năng t duy. Ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hóa mà là điều kiện thiết
yếu cho sự phát triển của văn hóa.
Trong nhân chủng học xà hội, ngôn ngữ đợc xem nh một yếu tố hay bộ
phận hữu cơ của văn hóa. Đồng thời trong ngôn ngữ häc thÕ giíi cã mét xu híng phỉ biÕn lµ nghiên cứu văn hóa tơng tự nh nghiên cứu ngôn ngữ.
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc luôn luôn
nơng tựa lẫn nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngợc lại. Quan niệm của
mỗi dân tộc về thế giới đợc khúc xạ độc đáo trong bức tranh ngôn ngữ của
mình. Bức tranh ngôn ngữ ấy lại có ảnh hởng trở lại đến sự tri giác đặc thù đối
với hiện thực của những ngời thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ tơng ứng [3
- 133 ].
Tuy nhiên ngôn ngữ vẫn là thành tố độc lập của văn hóa, chiếm vị trí đặc
biệt trong nền văn hóa dân tộc. Có thể xem ngôn ngữ là một trong những thành
tố đặc biệt nhất, rõ ràng nhất của bất kỳ nền văn hóa nào. Ngôn ngữ là chỗ lu


17
trữ, bảo tồn và thể hiện rất rõ đặc điểm của văn hóa. Đó là biểu hiện cho chức
năng lu trữ của ngữ nghĩa. Ngợc lại văn hóa cũng có vai trò nhất định đối với
ngôn ngữ, văn hóa đi vào ngôn ngữ làm cho ngôn ngữ có giá trị nhất định.
Chính những đặc thù của văn hóa đợc biểu hiện trong ngôn ngữ đà quy định đặc
trng văn hóa dân tộc của hành vi nói năng ở những ngời thuộc cộng đồng văn
hóa ngôn ngữ khác nhau.
1.2. Đặc điểm các loài cây, loài hoa trong đời sống và trong nghệ thuật
1.2.1. Đặc điểm các loài cây trong đời sống
Việt Nam là một nớc nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
thảm thực vật phát triển mạnh mẽ, cây cối quanh năm xanh tơi. Trong cuốn
Thiên nhiên Việt Nam, tác giả Lê Bá Thảo đà thống kê và đa ra số liệu: Rừng
bao phủ đến 43,8% diện tích đất nớc, ớc tính có 12.000 loài, cây trồng gồm đến

hơn 200 loài (trong số 270 loài thấy có mặt ở Đông Nam á). Trong cuốn Đại
nam nhất chí thống phần thổ sản, các soạn giả viện Hán Nôm đà liệt kê đợc 44
giống lúa tẻ, 38 tên giống lúa nếp đợc trồng ở Việt Nam (tính đến giữa thế kỷ
XIX), ngoài ra còn 20 loại ngũ cốc, 19 loại rau, 32 loại cây cho quả...
Do đặc điểm của môi trờng tự nhiện và thực vật chiếm một vị trí quan
trọng đặc biệt trong đời sống, sinh hoạt, văn hãa cđa ngêi ViƯt Nam. Trong thùc
tÕ thùc vËt g¾n bó với con ngời Việt Nam trong mọi hoạt động thiết yếu nhất
của cuộc sống. Trớc hết là những biểu hiện trong những bữa ăn hàng ngày. Hai
thành phần cơ bản không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của ngời dân Việt đó là
cơm và rau - hai thành phần Êy ®Ịu cã ngn gèc tõ thùc vËt. Quan träng không
kém là ngôi nhà ở. Thuở xa, con ngời sống trong những ngôi nhà đơn sơ, giản dị
đợc dựng lên bëi nh÷ng chÊt liƯu cã ngn gèc tõ thùc vËt nh tranh, tre, nứa, lá...
các bức vách quanh nhà cũng đợc trộn bởi bùn non và rơm rạ đà phơi khô. Rồi
những mái đình - ngôi chùa nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngỡng - thuở sơ
khai cũng đợc xây dựng từ cây gỗ lấy ở rừng núi, làng quê thân thuộc. Các bức tợng, bức tranh trng bày thờ cúng ở những chốn linh thiêng, trang trọng Êy phÇn


18
lớn cũng đợc dệt bởi cây lá quê hơng nh cây cói, cây trúc... Trong đời sống sinh
hoạt hằng ngày của ngời dân Việt thời xa và ngay cả thời nay cũng không thể
thiếu thực vật. Để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, ngời dân Việt đà sử dụng rơm
rạ, củi, có nguồn gốc từ thực vật để đun nấu, sử dụng các loài cây thực vật để chế
biến nớc uống - một phần thiết yếu của cơ thể, của cuộc sống. Trong đời sống
sinh hoạt ngời Việt còn sử dụng gỗ của các thân cây to để làm giờng, tủ, bàn ghế
phục vụ cho đời sống của mình... Nh vậy để tiến hành mọi hoạt động, ngời Việt
xa đà coi thế giới thực vật quanh mình là phơng tiện, là nguyên - vật liệu, là
những công cụ khó có gì thay thế. Vậy mới biết thiên nhiên nói chung, thế giới
thực vật nói riêng có tầm quan trọng rất lớn đối với ngời dân lao động Việt Nam.
Không chỉ thế, đời sống tinh thần của ngời Việt cũng mang ®Ëm dÊu Ên
cđa thÕ giíi thùc vËt. Mét trong những tín ngỡng cổ sơ nhất của ngời Việt còn lu giữ đến tận ngày nay là tục thờ cây. Trong đó cây lúa là loài đợc tôn sùng

nhất, biểu hiƯn râ nÐt ë mét hƯ thèng tÝn ngìng phong phú nh: Thờ thần lúa,
hồn lúa, mẹ lúa. Ngoài ra, còn một số loài cây, hoa quả nh: Cây cau, câu đa, cây
đề, cây gạo, quả bầu, hoa sen... cũng đợc nhân dân Việt Nam đề cao tôn thờ.
Cả đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân Việt gắn bó với thực vật
nh vậy nên ở con ngời Việt Nam đà hình thành một nét tâm lý đặc trng là thích
sống gần gũi, chan hòa, hớng đến với sự giao hòa với thiên nhiên, hoa trái, cỏ
cây... Bản thân cây cỏ, hoa trái vốn chỉ có đời sống thực vật nhng đà tồn tại
đồng hành với con ngời đất Việt từ ngàn đời, trở thành một phần không thể
thiếu trong đời sống của họ. Ngời dân lao động xem cỏ cây là bầu bạn, là ân
nhân vì đà mang lại biết bao giá trị cho cuộc sống của con ngời. Nên đà thổi
linh hồn vào cây cỏ hoa trái, gửi gắm vào chúng biết bao tâm t, ớc vọng, tình
cảm thiết tha. Thế giới thực vật trở nên sống động, trở thành một thế giới biểu tợng giàu ý nghĩa. Nh vậy, hình ảnh cây trái đà trở thành biểu tợng tự nhiên, quá
trình thích nghi, sử dụng và cả tấm lòng biết ơn vô hạn đối với thiên nhiên.
1.2.2. Đặc điểm cây trong nghệ thuật


19
Thiên nhiên nói chung, cây cối nói riêng không chỉ gắn bó với con ngời
trong cuộc sống, mà nó còn đi vào trong các sáng tác nghệ thuật. Nó là nguồn
cảm hứng, là chất liệu trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung, các sáng tác văn
học, các tác phẩm điêu khắc cũng nh nghệ thuật tạo hình nói riêng.
Trớc hết trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, thiên nhiên đà đi vào trong ca
dao, dân ca cổ truyền với t cách là một yếu tố cấu tứ rất đa dạng. Khi thì dới
dạng thời gian, khi thì dới dạng không gian, nhng đặc biệt hơn cả là thiên nhiên
xuất hiện trong ca dao dới dạng cây cỏ trúc xinh trúc mọc bờ ao, rau
muống bắt cuống rau răm, làm giàn cho mớp nó leo. Việc thiên nhiên xuất
hiện nhiều và đa dạng nh vậy trong ca dao và dân ca cổ truyền phản ánh sự gắn
bó của ngời nông dân Việt Nam với môi trờng thiên nhiên vốn cũng là môi trờng lao động, môi trờng sinh sống của hä. Tõ sù kÕ thõa ca dao, d©n ca cỉ
trun, nền văn học viết sau này cũng đà lấy cây cối làm đề tài, chủ đề cho tác
phẩm văn học. ĐÃ có rất nhiều nhà thơ, nhà văn mang thiên nhiên cây cối vào

trong tác phẩm của mình nh Nguyễn TrÃi, Nguyễn Công Trứ với nhiều bài thơ
viết về cây tùng, cây bách, cây thông, cây trúc
Ví dụ nh:

Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình
Ưa mày vì bởi tiết mày thanh
ĐÃ từng có tiếng trong trời đất
Quân tử ai chẳng mảng danh.
(Trúc - bài 1 - Nguyễn TrÃi)

Hay:

Trúc thông hiên vắng trong khi ấy.
( Ngôn chí - bài 4)

Nguyễn Du - tác giả của Truyện Kiều nổi tiếng cũng đà mợn hình ảnh
của cây cối để tả cảnh, tả tình:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du)


20
Không chỉ xuất hiện nhiều trong văn học trung đại mà trong văn học hiện
đại cây cũng thành đề tài chÝnh cho rÊt nhiỊu t¸c phÈm nỉi tiÕng nh: T¸c phÈm
“c©y tre ViƯt Nam” cđa ThÐp Míi, “Tre ViƯt Nam” cđa Ngun Duy…
Tre xanh, xanh tõ bao giê
Chun ngµy xa đà có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi.

( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Thiên nhiên nói chung, cây cối nói riêng cßn cã vai trß quan träng trong
nghƯ tht kiÕn tróc của ngời Việt . Thiên nhiên ảnh hởng không nhỏ đến
phong cách dân tộc của kiến trúc Việt. Ngôi nhà Việt Nam luôn gắn liền với
thiên nhiên, cây cối. Bố cục kiến trúc, hình thức của ngôi nhà luôn thể hiện đợc tính thâm nhập, tính hoà hợp giữa môi trờng bên trong với thiên nhiên bên
ngoài. Những ngôi nhà trơ trụi, không cây cối với những mảng tờng lớn,
những mảng cửa kính lớn nh một số nhà máy công trình công cộng đều xa lạ
đối với ngời Việt. Ngôi nhà của ngời Việt luôn thể hiện vai trò to lớn của cây
cối trong nghệ thuật kiến trúc, với những cây dừa quanh ao, những rặng vải,
rặng nhÃn hai bên vờn nhà, những hàng cau trớc và sau vờn, những giàn hoa
lý, hoa giấy, những cây đại trớc cổng nhà gợi đợc nhiều hình tợng độc đáo và
đà ăn sâu vào tiềm thức, vào tình cảm dân tộc ta hàng thế kỷ nay.
Cây không chỉ gắn bó với văn học nghệ thuật, với kiến trúc mà còn gắn
bó với nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình có những đặc thù về tính dân
tộc và cấu trúc thiên nhiên trong nghệ thuật tạo hình cũng tạo nên tình cảm dân
tộc: Rặng tre trồng quanh thôn xóm, từ con đờng trồng muỗm, ngọn đồi ken sít
tre pheo. Và những cánh đồng nhiều kiểu, nhiều thế, nhiều màu sắc của đất nớc
ta đà gợi lên sức sống của dân tộc. Chính vì thế mà không ít tác phẩm hội họa
đợc các tác giả đa vào tranh của mình hỉnh ảnh các loại cây cối. Ví dụ: Bức
Tát nớc đồng chiêm tác giả Trần Văn Cẩn đà đa vào trong tranh một cuộc
sống mới dâng lên trong lòng cảnh vật Việt Nam với ®ång lóa, luèng rau xanh,


21
vói hình ảnh con cò và khóm tre quen thuộc. Đặc biệt nhất là khóm tre đang
mùa thay lá. Tác giả Nguyễn Văn Tỵ cũng có bức Nhà tranh cây mít, rồi hàng
loạt các tác phẩm tranh dân gian truyền thống cũng lấy đề tài từ cây cối nh
tranh Trâu sen, tranh Hứng dừa...
Ngoài ra cây cối còn gắn bó với nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ của ngời
Việt. Trong các công trình nh: Đình chùa, miếu mạo, nhà cửa và các vật dụng

khác chúng ta đều thấy hình ảnh của các loài cây nh cây tùng, cây bách, cây tre,
cây trúc... Đặc biệt hơn trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu thởng thức cái đẹp
ngày càng cao thì một số loài cây đà đợc đa vào trong nghệ thuật chơi cây cảnh
của ngời dân Việt.
1.2.3. Đặc điểm của hoa trong đời sống
Trong đời sống hoa là một hiện tợng tự nhiên của quá trình phát triển của
sinh vật. Đó là hiện tợng tiếp nhận hoạt động của trời, bao gồm hoạt động soi
chiếu ánh sáng, hoạt động của ma và sơng đồng thời là sự phát triển từ đất và nớc.
Khi nói về đặc điểm của các loài hoa trớc hết chúng ta thờng nghĩ ngay
đến màu sắc, đặc điểm hình dạng, cấu tạo của hoa. Đó là đặc điểm chung nhất,
khái quát nhất của hoa, nhng đó cũng là đặc điểm cụ thể riêng biệt của tất cả
các loài hoa. Bời vì trong thế giới muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đà tạo ra
trong thế giới này, mỗi một loài có một màu sắc riêng biệt, có đặc điểm hình
dạng, cấu tạo riêng không có loài hoa nào giống loài hoa nào.
Trong đời sống có rất nhiều loài hoa khác nhau, có loài hoa gắn liền với
đời sống con ngời nh: Hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc, hoa sen... Đây là
những loài hoa gắn liền và tồn tại song song với nét đẹp văn hãa ngµy lƠ, ngµy
tÕt cđa ngêi viƯt Nam. Trong ngµy tết cổ truyền của ngời Viêt Nam hoa đào là
loài hoa mang tính chất đặc trng của ngày tết ở miền Bắc, và ngợc lại ở miền
Nam hoa mai là loài hoa biểu trng cho ngày tết. Bên cạnh ngày tết cổ truyền thì
vào ngày rằm, ngày giỗ các loài hoa nh hoa cúc, hoa sen là các loài hoa thêng


22
đợc dùng để cúng lễ... Ngoài ra hoa hồng là loài hoa không thể thiếu trong các
ngày lễ lớn ở Việt Nam. Đó là loài hoa gắn liền với tình yêu đôi lứa.
Không chỉ là những loài hoa gắn bó với con ngời, gắn liền với nét đẹp
văn hóa của dân tộc mà còn có những loài hoa dại, loài hoa mọc một cách tự
nhiên không đợc con ngời quan tâm để ý tới. Những loài hoa này thờng mọc
hoang bên đờng, mọc ở núi non hoang dÃ, làm hàng rào nh: Hoa trinh nữ (hay

còn gọi là hoa thẹn), hoa mua, hoa sim, hoa dâm bụt...
Trong thế giới muôn vàn loài hoa của tự nhiên ấy ta thờng bắt gặp một số
loài hoa nh sau:
* Hoa Đào:
Hoa mọc đơn độc, nở cùng với lúc cây ra lá, khác với loài hoa mơ nở sau
khi cây ra lá. Cuống hoa rất ngắn, gần nh không có cuống. Đài có ống hình
chuông, thùy hình đứng, có nhiều lông. Tràng hình trứng ngợc, màu hồng. Nhị
nhiều, từ 35 - 40 nhị, đài bằng cánh hoa. Hoa nở vào mùa xuân đúng vào dịp tết
Nguyên Đán. Đào có hai loại.: Đào Nhật Tân hoa to, đẹp, cánh màu hồng đậm
gọi là Bích đào, ngoài ra còn có giống đào hồng nhạt gọi là Đào phai.
* Hoa Hồng:
Còn gọi là hoa hờng. Cây bụi, cành non, có nhiều gai cong mập. Hoa hợp
thành ngũ thức ở đỉnh hoặc đơn độc ở nách lá. Hoa to, cánh hoa lớn, màu sắc đa
dạng: Đỏ, trắng, hồng, cam... có mùi thơm. Đế hoa lõm, lá đài có mặt ngoài
nhẵn, mặt trong có lông, cánh hoa lõm do nhị hoa biến đổi thành, xếp thành
nhiều lớp. Nhị hoa, chỉ nhị nhẵn, bao phấn hình bầu dục, vòi nhụy thờng ngắn
hơn nhị. Lá noÃn nhiều, rời và nằm trong đế hoa. Đế hoa về sau tạo thành một
quả giả hình trứng ngợc. Ra hoa quanh năm.
* Sen Hồng:
Cây có thân hình trụ mọc trong bùn, lá mọc lên khỏi mặt nớc, có cuống
dài. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, lỡng tính nhiều nhị. Nhị có phần phụ gọi là
gạo sen, có hơng thơm ngát, dùng để ớp chè. Nhiều tâm bì rời đựng trong đế
hoa lọc thành gơng sen. Ra hoa trong st mïa hÌ ®Õn mïa thu thì tàn lụi.
* Hoa Sim:


23
Cây bụi, hoa màu tím hồng, mọc đơn độc hay ba bông một ở kẽ lá. Ra
hoa từ tháng 5 đến tháng 7.
* Hoa Thiên Lý:

Cây leo bằng thân cuốn, hoa mọc thành xúm dạng đơn ở nách lá. Hoa
màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu. Đài có 5 thùy, nhiều lông. Các cánh hoa
dính nhau tạo thành ống tràng. Ra hoa vào mùa xuân, hạ
* Hoa Nhài:
Cây bụi, cụm hoa mọc ở ngọn, lá bắc hình sợi chỉ. Hoa màu trắng, thơm
ngát, nở về đêm. Đài có lông, ống hình chuông, mời thùy hình dải. Tràng có
hình khỏe, thờng có mời thùy, nhụy ngắn, bầu cụt, đầu nhụy không vợt quá các
thùy đài. Ra hoa vào mùa hè, thu. Đợc trồng phổ biến làm cảnh. Hoa dùng ớp
chè.
* Hoa Chanh:
Hoa chanh mọc riêng lẻ hay thành chùm nhỏ 2-3 chiếc. Mỗi hoa có năm
cánh, phía trong cánh hoa màu trắng, phía ngoài phớt tía hay tím. Đài hình tam
giác, nhị nhiều, ra hoa vào mùa xuân.
Nh vậy có thể thấy rõ một điều rằng, hoa có vai trò ý nghĩa rất lớn trong
đời sống con ngời. Đối với nhiỊu ngêi hoa lµ thó vui, lµ së thÝch lµ cuộc sống
của họ. Chính vì thế mà họ su tầm chăm sóc hoa, trồng hoa làm cây cảnh, họ
dồn hết tâm huyết cho hoa. Còn trong cuộc sống bề bộn hằng ngày với bao lo
toan mệt mỏi thì hoa là món ăn tinh thần, hoa đem lại sự tơi trẻ cho ®êi. Cc
sèng cđa chóng ta sÏ mÊt ®i d vị, mất đi sự mềm mại, lÃng mạn nếu nh không
có các loài hoa.
Có một nhà văn đà nói: Cuộc đời là gì? là một chiếc xe bò thô kệch nhng lại chất đầy những bó hoa ngạt ngào hơng sắc.
Hoa chính là thứ tô điểm không thể thiếu trong cuộc sống. Hoa tợng trng
cho vẻ đẹp diễm lệ không thể chối cÃi đợc của thế giới này, mặc dù trong thế
giới ấy con ngời đà từng phải nếm muôn vàn đắng cay đau khổ.


24
Là một sản phẩm kỳ diệu của thiên nhiên, không những có sắc mà lại có
hơng. Hoa có thể so sánh đợc với ngọc. Nhng khác với Ngọc và sinh động hơn
Ngọc, hoa mang trong mình sự sống mơn mởn.

Hoa còn là cầu nối đa con ngời xích lại gần nhau hơn, làm cho con ngời
trở nên mềm mại hơn, tình cảm hơn. Ngoài ra hoa còn là hình thức để trang trí
trong nhà, trong bàn tiệc, trong phòng họp.
Hoa là một hình thức thẩm mỹ của cuộc sống, hoa biểu tợng cho cái đẹp,
cho sự hoàn hảo, chính vì vậy khi con ngời tặng hoa cho nhau, đó là hình thức
họ tặng nhau vẻ đẹp, sự hoàn hảo và cả tình yêu thơng tràn đầy.
Nói chung hoa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con ngời, hoa
làm cho con ngời ta đẹp hơn, trong sáng hơn và hoàn mỹ hơn.
1.2.4. Đặc điểm của hoa trong nghệ thuật
Trong sáng tạo nghệ thuật hoa đà trở thành một đối tợng để miêu tả, để
sáng tạo. Hoa biểu tợng cho cái đẹp, cái hoàn mỹ, mà nghệ thuật phản ánh cái
đẹp, cho nên hoa trở thành đối tợng của nghệ thuật, là hình mẫu phát triển của
nghệ thuật. Hoa xt hiƯn rÊt nhiỊu trong c¸c t¸c phÈm nghƯ tht. Dới con mắt
ngời, hoa cũng có cảm xúc, cũng cời nói, lả lơi đùa cợt, cũng tơi vui sầu muộn,
cũng yêu và than thở, dỗi hờn y hệt nh tính tình của một ngời con gái, cho
nên có thể ví thế giới hoa với thế giới của các nàng con gái.
Tuy nhiên cũng không ít các bậc hiền nhân quân tử ví mình với một loài
hoa nào đó, nh hoa sen, hoa cúc, hoa bạch mai... bởi vì họ cảm thấy ngoài vẻ đẹp
hình thức những thứ hoa ấy tợng trng cho tâm hồn thanh cao thánh thiện.
Ngoài phụ nữ có lẽ các nhà thơ cổ kim là ngời yêu hoa hơn cả. Bằng
những cảm xúc vô cùng tinh tế sâu sắc, họ đà phát hiện đợc thế giới bên trong
của các loài hoa, viết lên những vần thơ tuyệt diệu.
Phải chăng thơ ca rực rỡ muôn màu và thơm tho ngàn thuở một phần
không nhỏ nhờ vào hơng sắc của các loài hoa. ĐÃ có rất nhiều tác phẩm thơ của
các tác giả nổi tiếng viết về hoa. Đó bao gồm những nhà thơ nổi tiếng thế giới
nh Tagor, Puskin, Đỗ Phủ... và cả các nhà thơ trong nớc nh: Ngun Tr·i víi


25
một loạt bài thơ viết về hoa Hoa đào, Hoa dâm bụt, Hoa sen, Hoa mai,

Hoa nhài. Xuân Quỳnh: Hoa cúc, Bao giờ ngâu nở hoa. Nguyễn Bính:
Đóa hoa hồng... hoa còn là đối tợng miêu tả, sáng tạo của ca dao, nghệ thuật
điêu khắc và hội họa.
Khi đi vào c¸c t¸c phÈm nghƯ tht, hoa thêng mang ý nghÜa tợng trng.
Đó là ý nghĩa chủ quan của ngời nghệ sỹ. Các nhà nghệ sỹ đà mợn hình ảnh của
hoa để bộc lộ t tởng tình cảm của mình.
Hoa mang ý nghĩa tợng trng cho cái đẹp. Trong hầu hết các tác phẩm thơ
ca kim cổ khi viết về hoa là viết về cái đẹp, vẻ đẹp nguyên sơ thánh thiện của
các loài hoa. Vẻ đẹp của hoa tợng trng cho vẻ đẹp con ngời, vẻ đẹp của hình
thức và cả tâm hồn. Điều đó có nghĩa là hoa biểu trng cho cái đẹp chừng mực.
Ngoài ra hoa còn biểu trng cho các ý tởng thẩm mỹ khác. Nghệ thuật
cắm hoa cũng mang lại một ý nghĩa tợng trng rất đặc biệt. Hoa còn là biểu trng
cho trạng thái thiên trờng trên mặt đất. Thánh Jran dela Goix coi hoa là hình
ảnh của những đức tính của tâm hồn và bó hoa - tập hợp của những bông hoa là hình ảnh của sự hoàn hảo tinh thần. Với Navalis hoa là biểu tợng của tình yêu
và sự hài hòa đặc trng cho bản chất nguyên khởi. Bản chất này đồng nhất với
biểu tợng của thời thơ ấu và theo một cách nào đó cùng với trạng thái thiên trờng trên mặt đất. Bông hoa còn là biểu tợng của tính không bền vững, không
phải là tính hay thay đổi, ý vốn dĩ là thuộc tính của phụ nữ mà là sự không bền
vững thuộc về bản chất của con ngời đợc tạo ra để tiến hóa liên tục, và cũng là
biểu tợng một cách hết sức đặc biệt cho đặc tính thoáng qua của sắc đẹp. Những
bông hoa còn đợc biểu tợng cho những linh hồn của ngời chết và đặc biệt hoa
còn biểu trng cho một trung tâm tinh thần, ý nghĩa của nó đợc xác định tùy theo
màu sắc, nó làm lộ rõ sự định hớng của những xu hớng tâm lý. Màu vàng mang
biểu tợng mặt trời, màu đỏ biểu tợng cho máu, màu xanh biểu tợng điều không
thực tế, mộng mơ... Những sắc thái tâm lý biến đổi đa dạng vô cùng.
1.3. Đặc điểm của ca dao vµ thÕ giíi thùc vËt trong ca dao


×