Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Tác động của phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đến giảm đói nghèo ở đầm phá Tam Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 237 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN XUÂN BÌNH


TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN GIẢM ĐÓI NGHÈO
Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 5.03.51


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH
2. TS. PHẠM ĐÌNH HUỲNH

Hà Nội – 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN XUÂN BÌNH



TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN GIẢM ĐÓI NGHÈO
Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ)




LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC





Hà Nội – 2005

iii
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1. Mục đích 7
3.2. Nhiệm vụ 7

4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu 8
4.2. Khách thể nghiên cứu 8
4.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận án 8
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 8
5.1. Phương pháp luận 8
5.2. Phương pháp hệ 12
6. Giả thuyết nghiên cứu 13
7. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận án 13
7.1. Đóng góp khoa học của luận án 13
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 14
8. Kết cấu của luận án 14
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
GIẢM ĐÓI NGHÈO VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG 15

1.1. Một số lý luận cơ bản tiếp cận vấn đề nghiên cứu 15
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 15
1.1.2. Các lý thuyết và quan điểm tiếp cận vấn đề nghiên cứu 29
1. 2. Vùng đầm phá Tam giang Thừa Thiên Huế - hệ Sinh thái
- Nhân văn ven biển đặc biệt 42
1.2.1. Vùng ven biển và cộng đồng cư dân ven biển 42
1.2.2. Đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế 44
1.3. Những yếu tố tác động đến giảm đói nghèo vùng đầm phá
Tam Giang trong phát triển 53
1.3.1. Đổi mới toàn diện đất nước và chiến lược đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 54
1.3.2. Quan điểm cơ bản và mục tiêu chương trình Quốc gia về
xoá đói giảm nghèo ở Việt nam 56
1.3.3. Mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá các vùng miền địa phương.59


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢM ĐÓI NGHÈO TRONG CÁC NHÓM
DÂN CƢ DO PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 60

2.1. Phát triển mở rộng nghề nuôi trồng thuỷ sản với vấn đề đói nghèo
ở đầm phá Tam Giang 60
2.1.1. Tình trạng đói nghèo và bộ phận dân cư đói nghèo vùng đầm phá 60
2.1.2. Mở rộng diện tích, các loại hình nuôi trồng và tăng hiệu quả
kinh tế thuỷ sản 65
2.1.3. Các thành phần xã hội tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản 71
2.1.4. Thu hẹp diện tích và cạn dần đầm phá với vấn đề đói nghèo 75

iv
2.2. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản với những biến đổi tác động đến
giàu - nghèo vùng đầm phá …77
2.2.1. Biến đổi cơ hội sử dụng tài nguyên chung với giàu nghèo 77
2.2.2. Sự biến đổi cơ cấu ngành nghề với vấn đề giàu nghèo 89
2.2.3. Thay đổi cơ cấu lao động và việc làm với giảm đói nghèo 100
2.2.4. Môi trường đầm phá trước những thách thức với đói nghèo
và tái đói nghèo 107
2.3. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tác động đến đời sống
kinh tế của dân cƣ đầm phá 110
2.3.1. Sự biến đổi thu nhập, chi tiêu của các nhóm cư dân do NTTS 111
2.3.2. Sự thay đổi nhà cửa, các tiện nghi sinh hoạt với giảm nghèo 118
2.3.3. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và đời sống 123
2.3.4. Sự an toàn về lương thực, thực phẩm với giảm đói nghèo 126
2.4. Vấn đề tiếp cận y tế và giáo dục với giảm đói nghèo 128
2.4.1. Tiếp cận y tế và điều kiện chăm sóc sức khoẻ 128
2.4.2. Tiếp cận giáo dục với giảm đói nghèo 131
2.5. Những biến đổi về đời sống văn hóa tinh thần với giàu nghèo 135

2.5.1. Diện mạo mới về đời sống văn hoá của cộng đồng 135
2.5.2. Đời sống tâm linh và tình cảm 138
2.5.3. An ninh, trật tự, an toàn và vai trò của chính quyền,
các thiết chế xã hội 140
2.5.4. Các yếu tố nội tại của cộng đồng tác động đến giảm đói nghèo 145

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG GIẢM ĐÓI NGHÈO 152

3.1. Những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp 152
3.1.1. Cơ sở lý luận của việc xác định các giải pháp 153
3.1.2. Cơ sở thực tế khách quan của các giải pháp 157
3.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển nuôi trồng
thủy sản theo hƣớng bền vững 166
3.2.1. Qui hoạch tổng thể hệ thống nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá 167
3.2.2. Các giải pháp về chính sách chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và giải quyết việc làm cho người lao động. 172
3.2.3. Giải pháp mở rộng loại hình kinh tế hộ 174
3.2.4. Giải pháp chính sách về vốn 176
3.2.5. Giải pháp chính sách về kỹ thuật 179
3.2.6. Giải pháp về chính sách đào tạo, tuyên truyền giáo dục
văn hóa xã hội 180
3.2.7. Giải pháp về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội 181
3.2.8. Giải pháp tiếp cận cộng đồng bằng các dự án phát triển
với sự tham gia của người dân 182

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 184
2. Một số khuyến nghị 187


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO 192
PHẦN PHỤ LỤC……………………………………………………………201

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BNNTTS
Bùng nổ nuôi trồng thuỷ sản
BBDV
Buôn bán dịch vụ
CNH, HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
KT - XH
Kinh tế - xã hội
KHCN & MT
Khoa học Công nghệ và Môi trường
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
UBND
Uỷ ban nhân dân
VH - XH
Văn hoá - xã hội



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
A.1
Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài
10
A.2
Khung lý thuyết nghiên cứu (Sơ đồ tương quan giữa các biến số)
11
1.1
Mở rộng diện tích và số tổ, hộ NTTS ở Thị trấn Thuận An
28
2.1
Mở rộng diện tích NTTS đầm phá Thừa Thiên Huế qua các năm
66
2.2
Chuyển dịch cơ cấu giá trị các nghề vùng đầm phá từ 1996 - 2001
68
2.3
Sự gia tăng diện tích và sản lượng NTTS ở đầm phá Thừa Thiên
Huế (1990-2003)
69
2.4
So sánh chi tiêu hàng ngày giữa các nhóm hộ
112
2.5

Biến đổi cơ cấu giàu nghèo từ khi bùng phát nghề NTTS 1997-
2002
114




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
Tên bảng
Trang
1.1
Ngưỡng nghèo ở Việt Nam trong các năm 1993 và 1998
21
1.2
Tình trạng định cư của cư dân cộng đồng đầm phá
50
2.1
Tỷ lệ đói nghèo của các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
61
2.2
Phân bố và tình hình nhân khẩu cư dân thuỷ diện chưa định cư
62
2.3
Kết quả sản xuất NTTS của các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế
72
2.4

Danh mục các nghề khai thác thuỷ sản ở đầm phá Tam Giang
91
2.5
Thang giá trị nghề nghiệp trước và sau bùng phát nghề NTTS
98
2.6
Thu nhập hàng năm của hộ gia đình vùng đầm phá
111
2.7
Thu nhập bình quân hàng ngày và nguồn thu nhập của hộ gia
đình vùng đầm phá
112
2.8
Chi tiêu bình quân hàng ngày của nhóm hộ gia đình có mức
sống trung bình
113
2.9
Kết quả xếp dãy kinh tế xã hội - phân loại giàu nghèo theo thu
nhập của các nhóm dân cư.
116
2.10
Kết quả xếp dãy ưu tiên cơ cấu chi tiêu trong gia đình của các
nhóm hộ ở hai thời điểm 1997 và 2002.
117
2.11
Biến đổi về tình hình cơ bản đời sống vật chất của cư dân ở làng
Tân Dương qua các năm
119
2.12
Điều kiện nhà ở

120
2.13
Điều kiện điều trị bệnh
129
2.14
Nguyên nhân trẻ em không đi học
131
2.15
Những đề nghị cải thiện giáo dục
132
3.1
Số nghề khai thác trên đầm phá
160
3.2
Cơ sở hạ tầng nghề cá vùng đầm phá
160






1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầm phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một hệ sinh thái nhân
văn rất đặc trưng, một trong những loại hình thuỷ vực nước lợ tiêu biểu, lớn
nhất Châu Á, có diện tích hơn 22.000 ha, kéo dài 68 km, nơi sinh sống của gần
35% (khoảng 35 vạn người) dân số toàn tỉnh.
Những năm gần đây, sức ép của sự gia tăng dân số, của nhu cầu sinh kế

và phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là các hoạt động khai thác quá tải, có
tính huỷ diệt nguồn lợi đã gây nhiều biến động về môi trường sinh thái và làm
giảm kiệt đến mức đáng lo ngại nguồn tài nguyên của vùng đầm phá. Đúng như
những khuyến cáo được các nhà khoa học, các nhà quản lý đánh giá rằng:
Nguồn lợi thuỷ sản hệ đầm phá Tam Giang hiện nay đang suy giảm một cách
nghiêm trọng, do việc gia tăng hoạt động khai thác, các loại ngư cụ, mật độ và
thu hẹp kích cỡ mắt lưới; gia tăng thuyền bè và lao động khai thác thuỷ sản đầm
phá. Đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều loại ngư cụ mới, đánh bắt có tính huỷ
diệt nguồn lợi như te quệu, chất nổ, chất độc, xung điện… “Trong năm 1995
phát triển thêm loại nghề te quệu kết hợp xung điện, việc tiến hành khai thác
thuỷ sản ở đây đi vào thời kỳ huỷ diệt triệt để nhất. Những vấn đề trên làm
nguồn lợi thuỷ sản hệ đầm phá Tam Giang ngày càng suy kiệt hơn”. [Nguyễn
Quang Vinh Bình (1996), tr.32, 33].
Để thoát khỏi tình trạng trên, những năm đầu 1990 tỉnh Thừa Thiên Huế,
các địa phương và đặc biệt cư dân đã phát động nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) -
một nghề mới xuất hiện - phù hợp với chủ trương có tính chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vùng đầm phá. Từ đó nghề NTTS phát triển. Thời điểm bùng
phát nhất là vào năm 1997 [Trần Xuân Bình, (1999)], trước hết tại địa bàn xã
Phú Tân (nay là thị trấn Thuận An), lan nhanh đến xã Phú An và sau đó đến xã
Phú Xuân (đầm Sam - Chuồn, vùng giữa của đầm phá), thuộc huyện Phú Vang
và theo đó nghề NTTS lan rộng khắp vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Những
biến đổi kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường ở đây đã và đang diễn ra rất




2
mạnh mẽ, đa dạng, phức tạp và tác động sâu sắc đến cuộc sống của cộng đồng
dân cư – nơi có đại bộ phận dân cư nghèo, dân cư vạn đò, hoạt động sống chủ
yếu bằng nghề ngư và phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ sản đầm phá - nhưng chưa

xác định được xu hướng của nó.
Sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế, ngày càng có nhiều yếu tố phi
kinh tế xâm nhập vào đời sống kinh tế, làm biến đổi hoạt động kinh tế. Cũng
như vậy, kinh tế luôn luôn tác động tới sự biến đổi của các nhân tố khác, các
lĩnh vực khác cấu thành xã hội như một chỉnh thể. Biến đổi cơ cấu kinh tế ở
vùng đầm phá Tam Giang từ khi bùng phát nghề nuôi trồng thủy sản, dù có
hoạch định hay không có sự hoạch định tất yếu dẫn đến những thay đổi về cơ
cấu xã hội, mà đặc biệt là tính năng động xã hội, phân tầng xã hội và xung đột
xã hội giữa các nhóm cư dân, tác động đến vấn đề giàu nghèo.
Đường lối, chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế phải được xây dựng trên cơ sở khoa
học của việc đo lường, lượng hoá thực trạng những biến đổi cơ cấu kinh tế và
theo đó là cơ cấu xã hội. Cũng như mối tương tác giữa chuyển đổi cơ cấu kinh
tế với những vấn đề xã hội, mà chiều cạnh tác động đến con người và cộng
đồng là yếu tố trung tâm của phát triển. Đồng thời xác định các yếu tố khách
quan và chủ quan tác động đến sự biến đổi và nguyên nhân của những biến đổi
xã hội. Tất cả đều đặt trong tương quan của một hệ Nhân văn - Sinh thái đầm
phá. Để từ đó có đủ căn cứ khoa học xác định xu hướng, dự báo mô hình phát
triển và đưa ra những giải pháp khả thi xây dựng chiến lược phát triển vùng
đúng hướng, vừa phù hợp thực tế, hợp quy luật khách quan vừa hợp xu thế phát
triển thời đại và bền vững.
Muốn vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học từ nhiều hướng
tiếp cận khác nhau mang tính liên ngành và có sự tham gia, đặc biệt là tiếp cận
xã hội học để đánh giá tác động của phát triển nghề NTTS đến những hoạt động
sống của các cộng đồng cư dân vùng này. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý
nghĩa với người dân và cộng đồng, giúp họ cải thiện sinh kế theo hướng phát





3
triển bền vững, giảm đói nghèo, mà còn giúp nhà quản lý các cấp, các nhà
hoạch định chính sách có cơ sở để quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển kinh tế -
xã hội vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế đúng hướng nhằm phát huy
mọi nguồn lực, khai thác hết những thế mạnh, tiềm năng, sử dụng hợp lý nguồn
lợi tài nguyên, bảo vệ được cảnh quan và môi trường của hệ đầm phá.
Sự phát triển nghề NTTS có tính chất bùng nổ và mang yếu tố tự phát như
thực trạng hiện nay, mà nhất là vùng Trung đầm phá – vùng đầm Sam - Chuồn
và đang lan rộng khắp các địa phương trên toàn vùng Bắc và Nam đầm phá,
chắc hẳn sẽ có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên, tài nguyên và môi
trường, kinh tế, văn hoá, xã hội của toàn vùng. Đặc biệt là biến đổi cấu trúc xã
hội, chất lượng sống và đói nghèo của các nhóm nghề nghiệp trong cộng đồng
dân cư đầm phá.
Những câu hỏi đặt ra là: Phát triển nghề NTTS như thế nào và làm thế nào
để có được một sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, chất lượng cao, bền vững có lợi
cho cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với bộ phận người nghèo? Mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và môi trường, tài nguyên ở đây sẽ
như thế nào? Vai trò, vị thế, quyền lực xã hội của cá nhân, các nhóm xã hội, các
tổ chức và các thiết chế xã hội sẽ như thế nào? Và các chủ thể đó đang và sẽ
làm gì để phát huy vai trò chức năng xã hội của mình trong phát triển địa
phương? NTTS có thực sự là hướng sinh kế bền vững xoá đói, giảm nghèo ở
địa phương? Đó là những lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Giảm đói nghèo là một chương trình nghiên cứu và hành động có tính toàn
cầu. Ngân hàng Thế giới, các Quỹ Quốc tế, các tổ chức của Liên hiệp quốc và
các Quốc gia xem đây là mục tiêu hướng tới trong các chương trình hành động.
Ở nước ta những năm gần đây được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ
chức Quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau của các cộng đồng, cá nhân… đã
triển khai nghiên cứu và hành động liên cấp từ vi mô đến vĩ mô nhằm xoá đói
giảm nghèo trên mọi miền đất nước. Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ban





4
hành quyết định số 80/1998/QĐ - TTg ngày 9 tháng 4 năm 1998 về việc thành
lập Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo [LG.
Đức Quyết (2002), tr. 109 -111]. Ở bất cứ cấp độ nào của các chương trình, các
chủ thể thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đều lấy tôn chỉ mục đích
hành động của mình như tuyên bố của Ngân hàng Thế giới (WB) là: “Với tất cả
nhiệt huyết và chuyên môn của mình, chúng tôi ở Ngân hàng Thế giới coi đấu
tranh chống đói nghèo là sứ mệnh, là trọng tâm trong các công việc của mình”
[WB, 2000, tr.ix].
Gần 60 năm kể từ khi thành lập tới nay, Liên hiệp quốc đã giúp cho nhiều
nước giảm tỷ lệ đói nghèo để bước vào giai đoạn phát triển; có nhiều kết quả
thiết thực bằng cả lý luận và các mô hình thực tiễn rất sinh động, phong phú.
Đáng kể nhất là kết quả đã được thực hiện của WB từ các nước khắp toàn cầu,
đến các vùng miền địa phương cụ thể của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam,
các kết quả này đã được công bố qua các ấn phẩm và báo cáo hàng năm. Ở tầm
vĩ mô - trên phạm vi toàn cầu, điển hình có các kết quả đã xuất bản của WB
như: “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 2000/2001 - Tấn công đói nghèo”
(2000); “ WB - Báo cáo phát triển thế giới năm 2003, Phát triển bền vững trong
một thế giới năng động - Thay đổi thể chế, Tăng trưởng và chất lượng cuộc
sống” (2003); “WB - Những định hướng trong phát triển, Đánh giá Tác động
của các dự án tới Đói nghèo”, của tác giả Judy L. Baker (2002); “Báo cáo phát
triển Việt Nam 2004: Nghèo”(2003)… Đây là một bức tranh toàn cảnh hết sức
sinh động và những bài học kinh nghiệm qui báu về tấn công đói nghèo.
Ở phạm vi nghiên cứu và hành động chống đói nghèo tại Việt Nam, kể từ
khi thành lập “Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo” 1998 đến nay đã có các kết quả đã công bố như sau: “Báo cáo phát triển

của Việt Nam năm 2000, Việt Nam tấn công nghèo đói” đây là một hình thức
cộng tác giữa các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính
phủ hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Báo cáo này không chỉ
nhằm trình bày các vấn đề chủ chốt trong công cuộc tấn công chống đói nghèo,




5
mà còn phác thảo toàn cảnh bức tranh đói nghèo ở Việt Nam qua việc xử lý
thông tin từ hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê
tiến hành năm 1993 và 1998. Báo cáo “Tham vấn cộng đồng về Dự thảo Chiến
lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá Đói Giảm Nghèo của Việt nam 2002”,
gồm 3 phần: cùng người nghèo hoàn thiện chính sách; các đề xuất của người
nghèo về chính sách; ý kiến của cộng đồng về chiến lược giảm nghèo.
Chuyên khảo “Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” của tập thể
các nhà kinh tế học: TS. Lê Xuân Bá, TS. Chu Tiến Quang, TS. Nguyễn Hữu
Tiến và TS. Lê Xuân Đình là công trình nghiên cứu về đói nghèo công phu, đầy
đủ và có giá trị tham khảo, được nhà xuất bản nông nghiệp đánh giá “là một
công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, có hệ thống cả về lý luận lẫn điều tra thực
tiễn, gồm khá nhiều tư liệu, thông tin cập nhật, đặc biệt các tác giả đã có cách
tiếp cận và trả lời nhiều câu hỏi đặt ra chung quanh vấn đề đói nghèo và kiến
nghị nhiều giải pháp giúp đỡ người nghèo đói” [Lê Xuân Bá… (2001), tr.10].
Công trình “Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay -
thực trạng và giải pháp” là kết quả nghiên cứu của một chuyên đề thuộc đề tài
cấp nhà nước KHXH. 04-05, do đồng chí Hà Quế Lâm vụ trưởng vụ chính sách
dân tộc của Uỷ ban Dân tộc Miền núi - biên soạn. Nội dung cho thấy trong
những năm qua, công tác xoá đói, giảm nghèo ở các vùng đất nước ta đã có
những thành tích bước đầu rất quan trọng, từng bước xoá được đói, giảm được
nghèo. Công trình đã đưa ra những khuyến nghị và một số giải pháp xoá đói

giảm nghèo rất đặc thù tại các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Đồng thời, cùng
với sự nghiệp chung, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, tập
trung mọi nguồn lực cả Trung ương, các địa phương, các tổ chức đoàn thể xã
hội, các tổ chức quốc tế, của tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam thực hiện
“phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo” như văn kiện Đại hội
IX của Đảng ta đã xác định.
Trên đây là bức tranh tổng quát của những nghiên cứu về đói nghèo, riêng
vấn đề này ở vùng đầm phá Tam Giang thì chỉ mới có những tiếp cận sau:




6
Hệ đầm phá Tam giang có vai trò lớn và ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến
những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
như: khai thác tài nguyên thủy sản, giao thông, cảng, du lịch, các dịch vụ, nông
nghiệp, sinh thái môi trường và điều hòa khí hậu… Do đó đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan, tổ chức khoa học từ
trong đến ngoài nước. Trong lịch sử, đáng kể là công trình của Dương Văn An -
“Ô châu cận lục”, có từ thế kỷ XV, đã mô tả rất rõ nét về sự hình thành, dịch
chuyển, biến thái của hệ đầm phá, không chỉ mô tả mặt sinh thái tự nhiên mà
còn cả mặt xã hội và nhân văn nữa, tuy nhiên còn rất sơ khảo. Năm 1931, ông
Krempf - học giả người Pháp - Giám đốc Hải học viện Nha trang, đã công bố
công trình nghiên cứu vùng Tam Giang - Cầu Hai, nhưng ở công trình này ông
nhấn mạnh chủ yếu các kết quả nghiên cứu về tự nhiên sinh học.
Gần đây, nhiều nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan, các trung tâm, các
dự án trong và ngoài nước liên quan đến vùng đầm phá đã có kết quả và bước
đầu gây được sự chú ý nhất định. Đặc biệt kể từ sau trận lũ lịch sử tháng 11/
1999, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang được triển khai ở đây. Tuy nhiên,
tiếp cận nghiên cứu chủ đề kinh tế - xã hội mà đặc biệt là "đánh giá tác động

của phát triển nghề NTTS đến giảm đói nghèo trong các nhóm cư dân và cộng
đồng", hoặc tương tự thì vẫn còn mới mẻ, cấp bách, mang ý nghĩa lý luận, thực
tiễn và tính xã hội nhân văn sâu sắc nhưng chưa có ai nghiên cứu đến.
Có nhiều kết quả nghiên cứu ở các lĩnh vực và hướng tiếp cận từ các góc
độ khác nhau về đầm phá Tam Giang đã giúp chúng tôi phát hiện, nảy sinh ý
tưởng khoa học và kế thừa nguồn tư liệu quý giá như: Đề tài: "Nghiên cứu định
cư dân thuỷ diện Đầm phá Tam Giang" Do UBKH & KT, Sở Thủy sản Thừa
Thiên Huế và khoa Địa lý Đại học Sư phạm Huế chủ trì (1987 và 1995). Kết
quả "Hội thảo khoa học về Đầm phá Thừa Thiên Huế" do Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, Phân viện Hải dương học Hải Phòng và Đại học Thủy Lợi
Hà Nội tổ chức (11/1994). "Báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn I và II", 1995
- 1997 - 2001 của dự án "Quản lý nguồn lợi sinh học phá Tam Giang" do IDRC
Canađa kết hợp với 3 cơ quan: Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Khoa học Huế




7
và Sở thuỷ sản Thừa Thiên Huế chủ trì. Trong công trình này, tác giả là thành
viên nhóm nghiên cứu liên ngành, với tư cách là chuyên gia đánh giá tác động
môi trường kinh tế - xã hội và đã có một số kết quả nghiên cứu được công bố.
Nghiên cứu các chủ đề liên quan ít nhiều đến các vấn đề kinh tế - xã hội ở
đầm phá Thừa Thiên Huế dưới góc độ lịch sử, dân tộc học, đã có một số công
trình như: “Ngư nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Quang Trung
Tiến (1995). “Cộng đồng ngư dân ở Việt nam” của Nguyễn Duy Thiệu (2002).
Hay tiếp cận dưới góc độ của nhà quản lý có: “Quản lý nguồn lợi thuỷ sản hệ
đầm phá Tam giang” của Nguyễn Quang Vinh Bình (1996). “Cơ sở lý luận
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản” của Hà Xuân Thông (2000).
Đặc biệt đề tài “Ảnh hưởng của bùng nổ NTTS đến cuộc sống của người
dân ở Phú Tân, Đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế”- Luận văn thạc sỹ xã

hội học – 1999, mà tác giả đã dày công nghiên cứu như là cơ sở để tác giả tiếp
tục phát triển hướng nghiên cứu của luận án. Những kết quả thảo luận và dữ
liệu ghi nhận được trong thời điểm 1997- 1999 của luận văn là căn cứ để so
sánh với những dữ liệu thu được ở thời điểm 2001 – 2003 của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Nhận dạng thực trạng tác động của phát triển nghề NTTS đến việc giảm
đói nghèo trong cộng đồng dân cư vùng đầm phá Thừa Thiên Huế.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị xây dựng mô hình
phát triển kinh tế bền vững ở vùng đầm phá Tam Giang nhằm giảm đói nghèo.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận tiếp cận đối tượng nghiên
cứu – “Tác động của phát triển nghề NTTS đến giảm đói nghèo”;
- Tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm xã hội để nhận diện khách quan
về “đối tượng nghiên cứu”;
- Xác định nguyên nhân và các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến




8
“đối tượng nghiên cứu”;
- Xây dựng giải pháp, qui hoạch, kế hoạch hoá mô hình phát triển kinh tế
đầm phá theo hướng bền vững.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của phát triển nghề NTTS đến giảm đói nghèo trong cộng đồng
dân cư ở vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Là các hộ gia đình, các nhóm dân cư trong cộng đồng sinh sống và hoạt

động sống có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn lợi đầm phá Tam
Giang Thừa Thiên Huế và một số cơ quan chức năng, cán bộ quản lý các cấp
chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức xã hội - chính trị ở địa bàn nghiên
cứu.
4.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận án
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, luận án giới hạn nghiên cứu tác
động của phát triển nghề NTTS đến giảm đói nghèo trong các nhóm dân cư ở
phạm vi không gian địa lý hành chính thuộc Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Về địa lý khu vực sinh thái, thuộc vùng đầm Sam - Chuồn, vùng giữa đầm phá
– nơi đại diện phát triển nghề NTTS có tính chất bùng phát nhất toàn vùng đầm
phá Thừa Thiên Huế. Về thời gian, luận án tập trung khảo sát thực tế từ năm
2001 đến 2003 và kế thừa nguồn số liệu, các kết quả nghiên cứu chủ yếu từ năm
1995 đến 2004.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của luận án là vận dụng tổng tích hợp
các nguyên lý phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ
chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta; Đồng thời vận dụng một số




9
khái niệm, phạm trù và lý thuyết xã hội học phù hợp với đề tài để tiếp cận làm
sáng tỏ mục tiêu và nội dung đề ra.
Phương pháp nghiên cứu là chiến lược thực hiện nghiên cứu một cách có
hệ thống [J. J. Macionic (1987), tr. 55]. Phương pháp luận tiếp cận của đề tài là
phối kết hợp: từ vĩ mô đến vi mô; giữa lý luận với thực nghiệm; giữa phân tích
định tính với định lượng. Tiếp cận đối tượng nghiên cứu vừa ở trạng thái tĩnh

(theo lát cắt cơ cấu xã hội), vừa ở trạng thái động (biến đổi xã hội). Tiếp cận
nghiên cứu thực nghiệm theo hướng liên cấp, liên vùng, liên đối tượng hưởng
lợi và nghiên cứu có sự tham gia của người dân. Xác định hệ biến số, các tiêu
chí để đánh giá, xem xét mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội. Tiếp cận các yếu tố tác động: tác động trực tiếp - gián tiếp,
bên trong - bên ngoài, khách quan - chủ quan; trước mắt – lâu dài; tác động
giữa cái biểu lộ và cái tiềm tàng. Xác định những tác động tích cực - tiêu cực
lên đối tượng nghiên cứu để từ đó phát hiện những hệ quả kinh tế xã hội và dự
báo mô hình phát triển.
Trong luận án, để làm nổi bật tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ngành thuỷ sản (từ kinh tế hiện vật - đánh bắt tự nhiên sang kinh tế hàng hoá -
NTTS) đến chuyển đổi cơ cấu xã hội - giảm đói nghèo, với tiếp cận hệ thống,
nghiên cứu này xem xét tác động đó được đặt trong sự tương tác vĩ mô giữa hệ
Nhân văn – Sinh thái vùng đầm phá, và trong mối tương tác giữa tự nhiên (tài
nguyên) với xã hội (các nhóm dân cư, cộng đồng). Trong đó, mối quan hệ
tương tác giữa con người – xã hội với tự nhiên được thông qua quá trình kinh tế.
Đồng thời, bản thân mối quan hệ kinh tế (phát triển NTTS) với xã hội (giảm đói
nghèo), và cả hệ thống Nhân văn – Sinh thái ấy còn chịu tác động của nhiều yếu
tố, môi trường khác trong vận động biến đổi và phát triển, như ở sơ đồ A.1.
Để làm sáng tỏ mục đích của luận án, khái niệm “giảm đói nghèo” được
thao tác hóa thành các chỉ báo để đo lường các biến số, các tương quan, các
khía cạch và các mặt của đối tượng nghiên cứu “tác động của phát triển nghề
NTTS đến giảm đói nghèo ở đầm phá Tam Giang”.




10



Sơ đồ A.1: Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài

Các lý thuyết vận dụng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài được phối
kết hợp và xác định ở ba cấp độ: (1)Tiếp cận tổng quát bằng quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý thuyết hệ thống và biến đổi xã hội;
(2)các lý thuyết trung gian -“đệm”- cấu trúc để tiếp cận gần đến vấn đề nghiên
cứu có các lý thuyết: phát triển cộng đồng, cấu trúc chức năng, chủ tương chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về giảm đói nghèo; và (3)tiếp cận trực tiếp mục
tiêu nghiên cứu – đi vào hành vi có các lý thuyết: sự lựa chọn hợp lý, phân tầng
xã hội, xung đột xã hội.
Để xây dựng khung lý thuyết cho luận án, trước hết thực hiện hoạt động
hoá biến số, tức là “định rõ chính xác những gì đang được đánh giá trong việc
chỉ định một giá trị cho một biến số”. Biến số là một khái niệm có giá trị thay
đổi tuỳ từng trường hợp [J. J. Macionic (1987), tr.46]. Tiếp đó, xác định các hệ
biến số và mô hình tương quan giữa chúng, trong đó quan trọng nhất là xác

Hệ Sinh thái - Nhân văn
vùng Đầm phá TT- Huế


Hệ Tự nhiên
Sinh học


Hệ Xã hội
Nhân văn

Môi trường
Khoa học
Công nghệ

Môi trường
Giao lưu
Quốc tế
Kinh tế


Xã hội












Môi trường
Chính trị. An
ninh, Quốc
phòng
Môi trường
Thương mại
hoá, Đô thị
hoá





11
định biến số độc lập - Biến số là nguyên nhân tạo ra thay đổi. Và biến số đang
thay đổi gọi là biến số phụ thuộc. [J. J. Macionic (1987), tr. 48]. Và sau đó xác
định các biến trung gian, biến can thiệp đến vấn đề nghiên cứu. Có thể tóm tắt
khung lý thuyết của luận án bằng sơ đồ mối tương quan giữa các biến số như sơ
đồ A.2.


















Sơ đồ A.2: Khung lý thuyết nghiên cứu (Sơ đồ tương quan giữa các biến số)

Điều kiện
Xã hội,
Nhân văn

vùng
miền, Đất
nước

BIẾN ĐỘC LẬP
Phát triển nghề NTTS
 Mở rộng qui mô
 Các loại hình NTTS
 Các thành phần xã hội
tham gia NTTS

BIẾN PHỤ THUỘC

Các nhóm dân cƣ
nghề nghiệp,
hộ gia đình

 Đời sống vật chất
 Đời sống phi vật chất
 Tiếp cận các nguồn
lực xã hội


Điều kiện
tự nhiên,
tài nguyên
vùng
Đầm phá



HỆ QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Tích cực và tiêu cực đến
- Xoá đói giảm nghèo.
- Mô hình phát triển kinh
tế đầm phá bền vững.
BIẾN
TRUNG GIAN

 Tiếp cận tài
nguyên
 Xungđột xh
 Chuyển đổi
ngành nghề
 Tạo việc làm
 Ô nhiễm
môi trƣờng





12
5.2. Phƣơng pháp hệ
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung và giải quyết các mối liên hệ biện
chứng giữa những vấn đề nghiên cứu của luận án, vừa đảm bảo tính đại diện,
tính khách quan, độ tin cậy, đồng thời luận giải các vấn đề nghiên cứu ở cả hai
trạng thái tĩnh và động, đề tài phối kết hợp nhiều phương pháp nhằm đối chiếu,
phân tích, so sánh từ nhiều dạng và nguồn thông tin dữ liệu:
1) Phân tích tài liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu đã công bố: Các dự

án, các báo cáo của địa phương các cấp xã, huyện, tỉnh, các bài báo trên tạp chí
khoa học và chuyên ngành, các luận văn có liên quan đến Đầm phá.
2) Phỏng vấn bằng bảng hỏi (định lượng) với tổng số 429 phiếu trên vùng
nghiên cứu (Đầm Sam - Chuồn) và vùng lân cận. Khảo sát thực địa này được
tiến hành vào tháng 7 năm 2003, trong khuôn khổ dự án tiền khả thi xây dựng
Hồ chứa nước Tả Trạch.
3) Phỏng vấn sâu, toạ đàm nhóm tập trung, quan sát và sử dụng các công
cụ của PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân),
CBCRM (quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng) [Lê Thị Kim Lan và
Trần Xuân Bình (2001), tr. 433-441]. Thông tin được xử lý, xây dựng thành các
nghiên cứu trường hợp (định tính) trên cùng đối tượng (mẫu), tại địa bàn nghiên
cứu ở những thời điểm khác nhau 1998 và 2003 để so sánh sự biến đổi, khác
biệt [Xem thêm J. L. Baker (2002), tr.48-49].
Cơ cấu chọn mẫu nghiên cứu định lượng: Toàn vùng giữa đầm phá số
phiếu thực tế được khảo sát là 429 phiếu (bảng hỏi), trong đó riêng Huyện Phú
Vang có 4 đơn vị khảo sát, chiếm 50% số xã, và với tổng số 226 phiếu, chiếm
52,7% so với tổng phiếu điều tra. Tỷ lệ này cho phép chúng ta có đủ căn cứ
khái quát hoá được những đặc trưng về vấn đề nghiên cứu ở Huyện Phú Vang
nói riêng và của toàn vùng đầm phá nói chung [Xem phụ lục A.1, Bảng A.1].
Cơ cấu chọn mẫu nghiên cứu định tính: Tổng cộng gồm có 133 nghiên
cứu trường hợp. Trong đó: Hộ dân có (12 trường hợp x 9 làng) = 108 trường
hợp, chiếm 81,2%, cán bộ xã có (06 trường hợp x 3 xã) = 18 trường hợp, chiếm
13,53% và 07 trường hợp cấp Huyện, chiếm 5,26% [Xem phụ lục A.3].
Phương pháp xử lý thông tin và viết kết quả nghiên cứu.




13
Từ các nguồn thông tin, dữ liệu thu thập bằng quan sát, phỏng vấn sâu và

tọa đàm nhóm của nghiên cứu định tính chúng tôi xây dựng thành các nghiên
cứu trường hợp. Và 429 bảng hỏi được xử lý trên chương trình SPSS 9.0. Quá
trình xử lý và viết kết quả, kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng,
phối hợp nhiều nguồn thông tin, dữ liệu. Vận dụng lồng ghép các khái niệm,
phạm trù, lý thuyết và quy luật vào việc phân tích, tổng hợp, khái quát hoá
trong mỗi nội dung vấn đề để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận án.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề sau:
- Phát triển nghề NTTS đã tác động làm biến đổi kinh tế - xã hội, gia tăng
các hoạt động sống – giảm đói nghèo trong các nhóm dân cư vùng đầm phá
Tam Giang, thể hiện:
+ Mở rộng diện tích, loại hình và các thành phần kinh tế xã hội tham gia
NTTS sẽ giảm đói nghèo.
+ Tỷ lệ hộ ngư dân NTTS tăng làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
+ Tỷ lệ hợp lý giữa mức độ mở rộng qui mô và phân phối diện tích mặt
nước NTTS sẽ giảm hộ đói nghèo hoặc ngược lại.
- Phát triển nghề NTTS dẫn đến các vấn đề xã hội nảy sinh: Phân tầng,
xung đột, thay đổi tổ chức đời sống, thay đổi quan hệ xã hội.
- Nhiều yếu tố tác động đến cộng đồng ngoài phát triển nghề NTTS: Nhu
cầu nâng cao các hoạt động sống của cả cộng đồng; kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, tài nguyên, môi trường chưa xác định được xu hướng.
- Mô hình phát triển NTTS hiện tại ở vùng đầm phá Tam Giang còn mang
yếu tố tự phát, thiếu tính bền vững.
- Những chính sách kinh tế - xã hội về phát triển NTTS còn có những
điểm chưa sát thực tế, chưa thực sự phù hợp với tình hình ở địa phương và
không ít những vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra.

7. Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1. Đóng góp khoa học của luận án





14
- Lần đầu tiên vấn đề tác động phát triển NTTS đến giảm đói nghèo ở cộng đồng
dân cư vùng đầm phá Tam Giang được nghiên cứu có hệ thống và theo hướng tiếp
cận xã hội học. Các lý thuyết và phương pháp thực nghiệm xã hội học được chiếu
rọi, vận dụng để xem xét các vấn đề thực trạng dưới tác động của kinh tế và biến
đổi xã hội, đồng thời dự báo xu hướng phát triển của cộng đồng dân cư đầm phá
theo hướng bền vững.
- Nhận diện khá toàn diện về thực trạng cộng đồng dân cư trong mối quan hệ
tương tác với tài nguyên và môi trường của hệ đầm phá trong phát triển (vừa ở
trạng thái tĩnh và vừa ở trạng thái động). Làm rõ một số đặc điểm có tính qui luật,
những đặc trưng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, góp
phần làm phong phú thêm lý luận xã hội học về phát triển cộng đồng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất bức bách, không chỉ đối
với người dân, cộng đồng mà còn đưa ra cơ sở khoa học để giúp các nhà quản lý,
các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thẩm quyền các cấp của tỉnh Thừa Thiên
Huế và địa phương có căn cứ để hoạch định, quy họach và kế hoạch hoá chiến
lược phát triển KT - XH thuộc 5 huyện vùng đầm phá Tam Giang đúng hướng.
- Giúp người dân, cộng đồng mà đặc biệt người nghèo phát hiện được những
vấn đề của mình, phát huy những mặt tích cực, né tránh những tiêu cực luôn
nảy sinh, giúp họ cải thiện sinh kế theo hướng phát triển bền vững, giảm đói
nghèo,
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai
quan tâm, thực hiện các loại hình nghiên cứu đến đầm phá Tam Giang Thừa
Thiên Huế. Là tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy xã hội học và các khoa học
liên ngành hoặc cận xã hội học.
- Những kết quả của luận án còn có thể là tư liệu tham khảo tin cậy cho các dự

án nghiên cứu phát triển, dự án can thiệp vào các địa phương của vùng đầm phá
Thừa Thiên Huế nói riêng và các vùng đầm phá, ven biển Việt Nam nói chung.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án có 3
chương, gồm 10 tiết.




15
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU GIẢM ĐÓI NGHÈO VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG

1.1. Một số lý luận cơ bản tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án được hiểu gồm các khái niệm chủ chốt, các
khái niệm công cụ, và những lý thuyết xã hội học được vận dụng để tiếp cận
vấn đề nghiên cứu.
Các khái niệm công cụ của đề tài được xác định ở hai cấp độ: (1)Các
khái niệm chủ chốt gồm: đói nghèo; giảm đói nghèo; nghề NTTS; phát triển
bùng nổ NTTS; và (2)Một số khái niệm liên quan như: chất lượng cuộc sống;
cơ cấu kinh tế; cơ cấu ngành nghề. Các khái niệm “đói nghèo” được thao tác
hóa thành các chỉ báo để đo lường các biến số, các tương quan, các khía cạnh
và các mặt của đối tượng nghiên cứu “tác động của phát triển nghề NTTS đến
giảm đói nghèo ở đầm phá Tam Giang”.
Các lý thuyết vận dụng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài được
phối kết hợp và xác định ở ba cấp độ: (1)Tiếp cận tổng quát có lý thuyết hệ
thống, biến đổi xã hội và quan điểm, các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về giảm đói nghèo và phát triển bền vững; (2)Các lý thuyết trung

gian để tiếp cận gần đến vấn đề nghiên cứu có: phát triển cộng đồng, cấu trúc
chức năng; và (3)Tiếp cận trực tiếp mục tiêu nghiên cứu có các lý thuyết: sự lựa
chọn hợp lý, phân tầng xã hội và xung đột xã hội.
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Đói nghèo là khái niệm chủ chốt của đề tài và liên quan đến đói nghèo ở
nghĩa rộng là khái niệm “chất lượng cuộc sống”. Khái niệm đói nghèo được sử
dụng thao tác hoá thành các chỉ báo để đo lường các biến số đáp ứng nội dung
và mục tiêu của đề tài.




16
1.1.1.1. Khái niệm đói nghèo
Đến nay, khái niệm về đói nghèo vẫn được hiểu một cách chưa thống
nhất bởi các tiêu chí về chất và lượng. “Giàu” và “nghèo” là hai khái niệm đối
ngược nhau, tồn tại bên nhau và mang tính lịch sử. Khái niệm “giàu” dùng để
chỉ những cá nhân, những hộ gia đình có nhiều tiền, nhiều tài sản so với mức
bình thường. Còn “nghèo” là tình trạng không có hoặc có rất ít tiền bạc, của cải
dùng để duy trì ở mức tối thiểu nhu cầu đời sống vật chất, trái với “giàu”. Đói
nghèo là khái niệm kép của “đói” và “nghèo”, chúng có trong nhau, bao hàm
lẫn nhau và có nhiều sắc nghĩa. Chẳng hạn “đói” có: đói gay gắt, đói nghèo, đói
khổ, đói rách, đói kém… Và “nghèo” có: nghèo hèn, nghèo khổ, nghèo đói,
nghèo túng, nghèo kiệt (xơ xác, rớt mùng tơi)… Thực tế, trong xã hội nói chung,
vùng đầm phá Tam Giang nói riêng, ở mỗi thời điểm và không gian xác định,
tính đa dạng trong bộ phận những người nghèo đói vẫn còn phản ánh đủ các sắc
nghĩa trên. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án không có ý định
đo lường đói nghèo theo cấp độ các sắc nghĩa đó, mà chỉ xác định và khu trú
khái niệm đói nghèo như dưới đây để sử dụng làm công cụ.
Quan niệm truyền thống về đói nghèo được WB phổ biến rộng rãi để thực

hiện trong các báo cáo nghiên cứu từ những năm 1990 đến nay là: Đói nghĩa là
Nghèo; nó không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được đo lường theo
một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng), mà còn là sự thụ hưởng
thiếu thốn về giáo dục và y tế. Hiện nay trong phát triển, WB mở rộng quan
niệm về đói nghèo để tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro –
không có tiếng nói và quyền lực [WB, 2000/2001, tr. 19].
Hiện nay trên thế giới và ở nước ta, khái niệm về nghèo đói có sự khác
biệt đáng kể. Một số tác giả cho rằng, nghèo thường đi đôi với đói và thiếu đói,
được hiểu là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới tối thiểu, chỉ
đủ khả năng đảm bảo có được mức lương thực bữa đói bữa no và có những khi
đứt bữa một hoặc hai, ba tháng. Trong bộ phận dân cư thiếu đói, có bộ phận
thiếu thốn và cực khổ nhất: tức những người “đói gay gắt”. Đói gay gắt là tình




17
trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thỉểu, đói ăn, đứt bữa
từ 3 tháng trở lên [Đỗ Thị Bình… (1996), tr.33], hoặc “đói gay gắt” là những
người có thu nhập dưới 8kg gạo/ đầu người/ tháng [Nguyễn Văn Thiều (1994),
tr.28].
Quan niệm của các tổ chức Liên hiệp quốc, nghèo đói được hiểu theo hai
nghĩa: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối là tình trạng
của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu
nhằm duy trì cuộc sống như nhu cầu ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo
tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư mức sống dưới trung bình của
cộng đồng nơi địa phương đang xét.
Một cách nhận diện khác: “Ai là người nghèo,” một thành phần xã hội tỏ
ra có khả năng rủi ro bị nghèo khổ nhiều hơn những người khác: Già, ốm, tàn
tật, gia đình đông, gia đình khuyết, gia đình tổn thương, thất nghiệp, lương

thấp, công việc không ổn định theo mùa,…(thu nhập, cơ may, dịch vụ xã hội,
hưởng chính sách, phúc lợi, rủi ro thị trường, sai lầm của các quyết định, rủi ro
của thiên nhiên, lương thấp, lao động chân tay, thất nghiệp, ít thời gian lao
động…) Tất thảy đó là những người dễ phải chịu đựng nghèo khổ kinh niên.
[T. Bilton…(1993), tr.75].
Đói nghèo còn phản ánh qua cách đánh giá của tập thể tác giả bằng
những đặc điểm chủ yếu của người nghèo ở Việt Nam hiện nay, gồm: (1)Đặc
điểm nhân khẩu học; (2)Đặc điểm về trình độ văn hoá; (3)Đặc điểm về tài sản,
nhà ở, đời sống tinh thần; (4)Dễ bị tổn thương; và (5)Nghèo đói là kết quả của
nhiều nhân tố [Lê Xuân Bá (2001), tr.118-133]. Ngoài ra, theo như Amartya
Sen gọi là “khả năng một con người có được, đó là quyền tự do đáng kể mà họ
được hưởng để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn” [WB, A. Sen
(1999), tr. 87].
Như vậy, đói- nghèo hiểu theo nghĩa đầy đủ, là hai khái niệm phản ánh
mối quan hệ tích hợp bởi các khái niệm mức sống, hoạt động sống, lối sống,
những điều kiện sống và môi trường sống… mà con người được “cung cấp”




18
chưa đầy đủ. Với cách tiếp cận này, nhìn một cách khái quát thì khái niệm
nghèo đói được mở rộng và phản ánh gần với khái niệm “chất lượng cuộc sống”
của con người, cộng đồng người. Xu hướng này được nhiều tổ chức, dự án tiếp
cận nghiên cứu và can thiệp để giảm đói nghèo hiện nay. Do đó, cần xem xét
thêm khái niệm chất lượng cuộc sống để thấy hết các khía cạnh, các tiêu chí,
các chỉ báo liên quan đến đói nghèo ở nghĩa rộng.
1.1.1.2. Chất lƣợng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống một khái niệm có nội hàm rộng, bao gồm cả
những chỉ tiêu về lượng và các chỉ tiêu về chất, rất phong phú và phản ánh hai

mặt: Chất lượng cuộc sống cao tức là phản ánh sự sang – giàu…, ngược lại chất
lượng cuộc sống thấp kém cũng đồng nghĩa với nghèo – hèn và có thể nghèo
đói, có hoạt động sống, lối sống, điều kiện sống, mức sống và môi trường sống
thấp. Không có một thang giá trị, chuẩn mực chung về chất lượng cuộc sống
cho mọi xã hội trong mọi thời điểm khác nhau của quá trình phát triển.
Để hiểu rõ các yểu tố quyết định đến đói nghèo và chất lượng cuộc sống
trên tất cả các phương diện, cần nghỉ đến vấn đề tài sản của người dân, lợi suất
của những tài sản đó và tính bất ổn định của mức lợi suất đó. Những tài sản này
tồn tại dưới các dạng: (1)Tài sản con người, như khả năng có được sức lao động
cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt; (2)Tài sản tự nhiên, như đất đai; (3)Tài sản
nhân tạo - vật chất, như tiếp cận đến cơ sở hạ tầng; (4)Tài sản tài chính, như
tiết kiệm và được vay vốn; (5)Tài sản tri thức “tri thức đã mã hoá”; (6)Tài sản
xã hội, như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có thể nhờ
cậy và ảnh hưởng chính trị đối với các nguồn lực [WB,…2000/2001, tr.41],
[WB, (2003). tr.53].
Từ nhiều hướng tiếp cận về chất lượng cuộc sống như: tiếp cận kinh tế,
tiếp cận kinh tế học phát triển hay tiếp cận tấn công đói nghèo theo cách của
WB, chung qui lại với cách nhìn toàn diện, chỉnh thể (dù cấp độ nào, ở chế độ
xã hội nào, với tư cách là đời sống con người, cộng đồng người hướng tới phát
triển, hiện đại), chất lượng cuộc sống được phản ánh đầy đủ qua các yếu tố cơ




19
bản cả về chất và lượng như sau: (1)Những đặc điểm nhân khẩu trong gia đình
và cộng đồng; (2)Mức cân đối thu nhập và chi tiêu; (3)Vấn đề giáo dục và mức
độ thụ hưởng; (4)Tình trạng Y tế, sức khoẻ và mức độ thụ hưởng; (5)Nhà ở,
điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí…; (6)Đời sống tâm linh, tình cảm, nhu cầu
thoả mãn tinh thần; (7)An ninh, an toàn, bình đẳng, tự chủ bởi môi trường bao

quanh cuộc sống; (8)Sự tự do, ở đây muốn phản ảnh cơ hội lựa chọn các giá trị
cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, chọn nghề, chọn thầy, chọn bác sĩ để chữa
bệnh; và (9)Sự chịu tác động rộng hơn của môi trường tự nhiên và xã hội, cũng
như các môi trường khác: khoa học công nghệ; đô thị hoá; thương mại hoá;
giao lưu văn hoá, quốc tế hoá, môi trường chính trị.
Một số kiểu nhóm xã hội hoặc những người giàu có về của cải vật chất,
có mức sống cao (thu nhập và chi tiêu) nhưng chưa hẳn đã có chất lượng cuộc
sống cao và tốt. Chẳng hạn như sự giàu có theo kiểu “trọc phú”, “bông bống xà
phòng”, “của trên trời rơi xuống”… Nghĩa là “giàu” nhưng chưa hội đủ các
điều kiện, giá trị, chuẩn mực, văn hoá, mới chỉ có điều kiện cần mà chưa có
điều kiện đủ. Thông thường trong xã hội tăng trưởng hay cá nhân thăng tiến có
tính “đột biến”, “nhảy vọt”, yếu tố vật chất - kinh tế đi trước, vượt quá yếu tố
phi vật chất - văn hoá mà vai trò của hệ thống thiết chế xã hội không kiểm soát,
điều tiết được thì thường để lại những hệ quả xã hội khó lường như: xáo trộn hệ
thống tổ chức đời sống, cấu trúc xã hội, rối loạn chuẩn mực và các quan hệ xã
hội. Và trong nhiều trường hợp, điều này đã làm đứt đoạn, phá vỡ các giá trị
văn hoá truyền thống tốt đẹp, mà các giá trị này rất cần thiết để đảm bảo cho sự
phát triển theo hướng giàu có bền vững.
Ngược lại, những người hay những xã hội có đời sống kinh - vật chất
không cao, có thể là nghèo nhưng có đời sống tinh thần - văn hoá lành mạnh,
tâm hồn trong sáng theo kiểu “đói mà sạch, rách mà thơm”, có lối sống, điều
kiện và môi trường sống tốt hơn thì họ vẫn có chất lượng cuộc sống không thấp.
Bởi lẻ các tiêu chí phản ánh chất lượng sống không chỉ đo lường bằng vật chất,
kinh tế mà còn bao hàm các thước đo về giá trị văn hoá, phi vật chất khác. Tuy

×