Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ HOÀNG HIẾU






HÔN NHÂN TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN
(Qua khảo sát một số tác phẩm sử thi
Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông)


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Nguyễn Xuân Kính







HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC

Mở đầu
6
1. Lí do chọn đề tài
6
2. Lịch sử vấn đề
7
3. Mục đích nghiên cứu
10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
11
5. Phương pháp nghiên cứu
12
6. Bố cục đề tài
13
Chương 1: Tổng quan về thể loại sử thi và vấn đề hôn nhân
14
1.1. Sử thi và sử thi Tây Nguyên
14
1.1.1. Sử thi
14
1.1.2. Sử thi Tây Nguyên
20
1.2. Hôn nhân và hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên
24
1.2.1. Hôn nhân

24
1.2.2. Hôn nhân ở các dân tộc Tây Nguyên và hôn nhân trong
sử thi Tây Nguyên

30
Chương 2: Những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ và những báo
hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên

34
2.1. Những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ
34
2.1.1. Sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân
35
2.1.2. Hình thái hôn nhân cư trú bên vợ
39
2.1.3. Uy quyền của người phụ nữ trong đời sống hôn nhân -
gia đình

41
2.1.4. Chuê nuê - một tập tục độc đáo trong văn hoá mẫu hệ Ê Đê
44
2.2. Những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ
46
2.2.1. Sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân
46
2.2.2. Những dấu hiệu của hôn nhân đa thê
49
2.2.3. Hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ
53
2.3. Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên - nấc thang quá độ từ


hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ
55
Chương 3: Những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca và
mối quan hệ chiến tranh - hôn nhân được phản ánh trong sử
thi Tây Nguyên


60
3.1. Những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca
60
3.1.1. Anh hùng cướp người đẹp về làm vợ
61
3.1.2. Anh hùng cứu người đẹp và lấy làm vợ
65
3.1.3. Anh hùng chiến đấu với kẻ thù để giữ vợ
68
3.1.4. Anh hùng giành lại người vợ bị cướp
69
3.2. Mối quan hệ chiến tranh - hôn nhân được phản ánh trong
sử thi Tây Nguyên

74
3.2.1. Hôn nhân - cội nguồn của chiến tranh
74
3.2.2. Chiến tranh - phương tiện, con đường dẫn đến hôn nhân
77
Chương 4: Vấn đề hôn nhân đối ngẫu và bức tranh xã hội
Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại sử thi


82
4.1. Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên: hôn nhân đối ngẫu
82
4.1.1. Sự có mặt và dấu ấn của tình yêu trong hôn nhân
82
4.1.2. Sự sở hữu và tính ghen tuông
85
4.1.3. Hiện tượng hôn nhân cướp đoạt
89
4.1.4. Sự tính toán lợi - hại và hiện tượng mua bán trong hôn
nhân
90
4.2. Bức tranh xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của
thời đại sử thi

95
Kết luận
101
Tài liệu tham khảo
104



6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giở trang sách đầu tiên để bước vào thế giới của Ramayana và
Mahabharata, người đọc sẽ bắt gặp một câu nói nổi tiếng của người Ấn - mà
cùng với thời gian - đã được "đóng đinh" như một chân lí:
"Cái gì không có ở trong đó thì cũng không có ở bất kì nơi nào trên

đất Ấn Độ."
Ẩn chứa trong câu nói ấy chính là niềm tự hào của người Ấn về những
kiệt tác của họ.
Bởi lẽ, không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có sử thi và
còn lưu giữ được những tác phẩm sử thi. Bởi lẽ, sử thi là tài sản văn hóa,
tinh thần vô giá của nhân loại, là bức tượng đài lịch sử loài người, là ánh hồi
quang của thời đại vĩnh viễn "một đi không trở lại"…
Vì thế, người Việt Nam có quyền tự hào và phải biết tự hào khi sở
hữu một kho tàng sử thi đồ sộ. Đóng góp phần lớn vào gia tài ấy là những
áng sử thi Tây Nguyên, mà cho đến nay con số sưu tầm chưa đầy đủ đã lên
tới hàng trăm tác phẩm. Sử thi Tây Nguyên chính là tấm gương phản chiếu
cuộc sống của con người Tây Nguyên trong một thời kì lịch sử, một giai
đoạn văn hóa nhất định với tất cả những bộn bề của đời sống; với tất cả
những biến cố, chuyển mình của lịch sử; với tất cả những tình cảm, ước mơ,
khát vọng của cộng đồng. Sẽ không quá lời khi cho rằng, sử thi Tây Nguyên
có một vị trí quan trọng không chỉ đối với đồng bào Tây Nguyên mà còn đối
với cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam; không chỉ có giá trị đối với quá khứ
mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và
phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa của thời đại ngày nay.
Bên cạnh chiến tranh, hôn nhân cũng là một đề tài lớn, một đề tài
quan trọng của sử thi Tây Nguyên. Khảo sát về hôn nhân trong sử thi Tây

7
Nguyên chính là chìa khóa để chúng ta bước vào thế giới của sử thi, bước
vào cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên, để tìm về với cội nguồn văn hóa
Tây Nguyên. Có thể nói, đây là một vấn đề thú vị, nhưng cho đến nay vẫn
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
Chúng tôi lựa chọn đề tài Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên vì tính
cấp thiết và sự hấp dẫn nội tại của nó.
2. Lịch sử vấn đề

Sử thi Tây Nguyên là một kho báu, nhưng trong một thời gian dài,
kho báu ấy đã tồn tại âm thầm trong sự thờ ơ của người đời. Người mở
đường cho công việc sưu tầm, giới thiệu sử thi Tây Nguyên là Leopold
Sabatier, với sự kiện lần đầu tiên nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử thi
Đam Săn (Dăm Săn) vào năm 1927. Kể từ đó, nhiều công trình sưu tầm sử
thi Tây Nguyên do người Việt Nam thực hiện đã có mặt: Trường ca Tây
Nguyên, Trường ca Xing Chi Ôn, Cây nêu thần, trường ca Mnông, Giông
nghèo tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Dư, Bia Brâu,…
Từ năm 2001, Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất
bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” được triển khai đã kéo dài danh sách các
tác phẩm sử thi Tây Nguyên.
Hơn nửa thế kỉ sau khi kiệt tác Dăm Săn được giới thiệu, những công
trình nghiên cứu đích thực về sử thi Tây Nguyên mới xuất hiện.
Trước hết, phải kể đến tác giả Võ Quang Nhơn (1981) với luận án phó
tiến sĩ Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên. Sự quan tâm
của tác giả này đối với sử thi Tây Nguyên còn được thể hiện trong công trình
Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983). Một năm sau khi
PGS. Võ Quang Nhơn qua đời, năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho in
cuốn sách Sử thi anh hùng Tây Nguyên - nội dung cuốn sách dựa trên phần
lớn nội dung luận án phó tiến sĩ của ông.

8
Năm 1989, luận án tiến sĩ Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở
Việt Nam của Phan Đăng Nhật được bảo vệ. Năm 1991, nội dung bản luận
án được tóm tắt và soạn thành sách Sử thi Ê Đê. Tác giả này còn có hai công
trình quan trọng khác là Vùng sử thi Tây Nguyên (1999) và Nghiên cứu sử
thi Việt Nam (2001).
Năm 2006, Buôn Krông Thị Tuyết Nhung - một người con của Tây
Nguyên - đã hoàn thành luận án tiến sĩ ngữ văn, đề tài Văn hoá mẫu hệ trong
sử thi Ê Đê.

Ngoài ra, không thể không kể đến những báo cáo khoa học có giá trị
khác như các bài viết của Đinh Gia Khánh, Phan Đăng Nhật, N.I. Niculin,
Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính,… được tập hợp trong
cuốn sách Sử thi Tây Nguyên (1997). Đây là kết quả của hội thảo "Sử thi
Tây Nguyên" do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là
Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk phối hợp
tổ chức vào tháng 5 năm 1997.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý đăng trên
các tạp chí Văn hóa dân gian, Nguồn sáng dân gian như các bài viết của
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Nhân Thành… và những bài giới thiệu các sử thi
đã được sưu tầm thuộc Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và
xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” của những người biên tập văn học
như Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Hồng Kỳ, Bùi
Thiên Thai, Trần Nho Thìn, Ngô Đức Thịnh, Võ Quang Trọng… Các
chuyên luận và bài viết kể trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của sử thi
Tây Nguyên như môi trường hình thành, kiểu tư duy, đặc trưng về nội dung,
đặc trưng về nghệ thuật, thẩm mĩ…

9
Vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên cũng được đề cập đến với
những mức độ khác nhau trong một số công trình, báo cáo khoa học kể trên.
Tác giả Võ Quang Nhơn trong công trình Sử thi anh hùng Tây Nguyên đã
nhắc đến môtíp đánh cướp và giành lại người yêu giữa anh hùng với kẻ thù
[61, 55]; và đưa ra một nhận xét chung về vị trí của tình yêu và hôn nhân:
“Ở đây, tình yêu và hôn nhân chưa phải là công việc riêng tư của những cá
nhân trong các xã hội đã phân chia giai cấp, mà ở đây tình yêu và hôn nhân
là công việc chung diễn ra trong khuôn khổ của cộng đồng, thị tộc, được mọi
người quan tâm giúp đỡ, xây dựng và tham gia bảo vệ nó” [tr. 56]. Bên cạnh
đó, Võ Quang Nhơn cũng muốn chứng minh sự tồn tại của cuộc đấu tranh,
cuộc đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ tuy đang còn

mạnh nhưng đã bắt đầu lung lay và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có
vẻ lẻ loi, nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ thông
qua việc phân tích thái độ, hành động của Dăm Săn trong cuộc hôn nhân
“nối nòi” với Hơ Nhí… Như vậy, tác giả Võ Quang Nhơn đã chỉ ra một vài
khía cạnh xung quanh vấn đề hôn nhân, tuy nhiên, sự trình bày ấy chưa đủ
để chúng ta hình dung ra một bức tranh tổng thể về đời sống hôn nhân được
phản ánh trong sử thi Tây Nguyên.
Trong các công trình của mình, tác giả Phan Đăng Nhật cũng đã phần
nào đề cập đến vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Trong phần viết
về “Nội dung, đề tài của sử thi Tây Nguyên” thuộc cuốn sách Vùng sử thi
Tây Nguyên (1999), ông đã trình bày về vấn đề lấy vợ của người anh hùng
sử thi Tây Nguyên. Đề tài ấy - theo ông - thể hiện qua ba điểm đáng chú ý:
anh hùng cướp người đẹp về làm vợ, anh hùng giành lại người vợ bị cướp,
anh hùng cứu người đẹp và lấy làm vợ. Viết về đề tài đánh giặc của người
anh hùng, Phan Đăng Nhật đã chỉ ra ba mục đích của việc “đánh giặc” là đòi

10
vợ, trả thù và lấy vợ. Như vậy, bằng cách đó, tác giả đã cho ta thấy mối quan
hệ giữa hôn nhân - chiến tranh được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên, tuy
nhiên, do đây là một công trình mang tính “đại cương” về sử thi Tây
Nguyên, nên tác phẩm không đi sâu vào phân tích kĩ mối quan hệ đó.
Trong luận án của mình, Buôn Krông Thị Tuyết Nhung đã dành một
phần để viết về văn hoá mẫu hệ Ê Đê qua đề tài hôn nhân. Tuy nhiên, do
giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, phần viết đó chưa mang đến cho
người đọc một cái nhìn bao quát về hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên.
Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết đề cập đến những khía cạnh
khác nhau xung quanh vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên như: “Cuộc
cầu hôn anh hùng trong sử thi Ê Đê và Mã Lai” của N. Niculin, “Chân dung
chế độ mẫu hệ trong sử thi Dăm Săn” của Chu Thái Sơn trong cuốn sách Sử
thi Tây Nguyên (1998); các ý kiến của các tác giả L. Sabatier, G.

Condominas, Đào Tử Chí, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Phan Đăng
Nhật, Đỗ Hồng Kỳ về việc anh hùng Dăm Săn có chống chuê nuê hay
không? Những bài viết, những ý kiến trên là những gợi ý cho chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài này…
Tóm lại, hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên dù được đề cập đến theo
những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng vấn đề đó vẫn là cánh cửa còn để
ngỏ. Vì thế, luận văn của chúng tôi có thể được coi là nghiên cứu khoa học
chuyên sâu đầu tiên về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên: chứng minh hôn
nhân là đề tài lớn và đáng chú ý trong sử thi Tây Nguyên, khảo sát các hình
thái hôn nhân, mối quan hệ nam - nữ trong hôn nhân mẫu hệ và phụ hệ, sự
tác động hai chiều giữa hôn nhân và chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên.

11
Đặc biệt, chúng tôi muốn đi tìm lời đáp cho câu hỏi thú vị: Tại sao trong sử
thi Tây Nguyên, hiện tượng đa thê và tục cướp vợ lại tồn tại ngay trong lòng
xã hội mẫu hệ. Từ đó, chúng tôi muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn
bao quát về vấn đề hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên.
Qua đề tài này, chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị, ý
nghĩa và vai trò của sử thi trong đời sống văn hóa xã hội của đồng bào Tây
Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sử thi Tây Nguyên. Chúng tôi
đã tiến hành khảo sát sơ bộ 75 tác phẩm của bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên
để có một cái nhìn tổng thể. Tuy nhiên, để có thể tập trung làm rõ vấn đề
hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên, chúng tôi chỉ lựa chọn khảo sát kĩ một số
tác phẩm sử thi tiêu biểu của các tộc người ở Tây Nguyên (thuộc cả hai ngữ
hệ Nam Đảo và Môn - Khơ Me). Những tác phẩm được lựa chọn là:
- Sử thi Ê Đê:

+ Dăm Săn
* bản 1: Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hữu Thấu, Hà Công Tài
biên dịch, giới thiệu in trong sách Đam Săn sử thi Ê Đê.
* bản 2: Y Nuh Niê (nghệ nhân hát kể); Đỗ Hồng Kỳ, Y Wơn
Kna (sưu tầm); Y Wơn Kna (phiên âm); Y Wơn Kna, Y Jek Niê
Kdăm, Y Kô Niê Kdăm (dịch sang tiếng Việt); Đỗ Hồng Kỳ
(biên tập văn học) (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên).
+ Mdrong Dăm Y Nuh Niê (nghệ nhân hát kể); Đỗ Hồng Kỳ, Y Wơn,
Nguyễn Thanh Đỉnh (sưu tầm); Ama Bik (phiên âm); Y Điêng (dịch sang
tiếng Việt), Đỗ Hồng Kỳ (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây
Nguyên)
+ Chàng Mơ Hiêng: Bùi Khắc Trường, Y Thi sưu tầm

12
+ Dăm Tiông: Trương Bi, Kna Y Wơn sưu tầm, biên soạn
- Sử thi Ba Na:
+ Đăm Noi: Đinh Văn Mơl kể, Phạm Thị Hà dịch
+ Giông đạp đổ núi đá cao ngất: A Lưu (nghệ nhân hát kể); Võ
Quang Trọng (sưu tầm); A Tưr (phiên âm tiếng Ba Na); A Jar, Y Kiưch
(dịch sang tiếng Việt); Võ Quang Trọng (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho
tàng sử thi Tây Nguyên)
+ Giông cứu nàng Rang Hu: A Hon (nghệ nhân hát kể); Phạm Cao
Đạt, Võ Quang Trọng (sưu tầm); A Jar (phiên âm và dịch sang tiếng Việt);
Võ Quang Trọng (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên)
+ Giông đi tìm vợ: A Đen (nghệ nhân hát kể); Võ Quang Trọng, Phạm
Cao Đạt (sưu tầm); A Thút, A Jar (phiên âm và dịch sang tiếng Việt); Võ
Quang Trọng (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên)
- Sử thi Mơ Nông:
+ Tiăng cướp Djăn, Dje: Điểu Klung (nghệ nhân hát kể); Đỗ Hồng
Kỳ, Vũ Đức Cường (sưu tầm); Điểu Kâu (phiên âm, dịch sang tiếng Việt);

Ngô Đức Thịnh (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên)
+ Bing con Măch xin làm vợ Yang: Me Luynh (nghệ nhân hát kể); Tô
Đông Hải, Điểu Kâu (sưu tầm); Điểu Kâu (phiên âm và dịch sang tiếng
Việt); Hà Đình Thành (biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây
Nguyên)
+ Cướp Bung con Klêt: Điểu Klưt (nghệ nhân hát kể); Đỗ Hồng Kỳ
(sưu tầm); Điểu Kâu (phiên âm và dịch sang tiếng Việt); Nguyễn Văn Toại
(biên tập văn học), (thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên).
5. Phương pháp nghiên cứu
Hôn nhân là một vấn đề thuộc về văn hóa. Trong đề tài này, vấn đề ấy
được phản ánh qua tư liệu văn học dân gian là sử thi Tây Nguyên. Và đó

13
chính là lí do để chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận liên ngành (cụ thể trong đó
chúng tôi có vận dụng kết quả của các ngành khoa học xã hội và nhân văn
khác nhau như văn hóa học, sử học, dân tộc học,…) với mong muốn mang
đến một bức tranh toàn cảnh, chân thực và sống động về hôn nhân trong sử
thi Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: khảo sát văn bản, hệ thống hóa tài liệu, thống kê, phân tích, tổng
hợp… để cố gắng đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, công trình gồm
bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về thể loại sử thi và vấn đề hôn nhân
Chương 2: Những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ và những báo hiệu
của hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây
Nguyên
Chương 3: Những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca và mối quan
hệ chiến tranh - hôn nhân được phản ánh trong sử thi Tây

Nguyên
Chương 4: Vấn đề hôn nhân đối ngẫu và bức tranh xã hội Tây Nguyên
trong ánh hồi quang của thời đại sử thi






14


15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI SỬ THI VÀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN
1.1. Sử thi và sử thi Tây Nguyên
1.1.1. Sử thi
1.1.1.1. Thuật ngữ “sử thi”
a. “Sử thi” là thuật ngữ tương đương với épopée (tiếng Pháp) và epic
(tiếng Anh). Theo Bách khoa toàn thư Mĩ [79], “sử thi” bắt nguồn từ từ epos
(tiếng Hy Lạp), mà ban đầu có nghĩa là “từ” (word), sau đó là “bài diễn văn”
(speech) hoặc “bài hát” (song), và cuối cùng là “áng thơ” ca ngợi sức mạnh,
lòng quả cảm và sự nghiệp phi thường của những anh hùng.
Theo GS. Đinh Gia Khánh, sử thi bắt nguồn từ từ nguyên tiếng Hy
Lạp là epopoiia, mà người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là nhà triết học
Arixtốt. Với nghĩa là kể chuyện, tự sự; phạm vi của thuật ngữ epopoiia bao
trùm tất cả các loại truyện nói chung - văn xuôi cũng như văn vần. Nhưng ở
thời Arixtốt, thì epopoiia trước hết được dùng để nói về các tác phẩm thơ ca
trường thiên rất nổi tiếng Iliat và Ôđixê.[72, 33]
Cũng xuất phát từ đó mà người đời sau thường gọi các tác phẩm đồng

loại, đồng dạng (similar works) với Iliat và Ôđixê là epopoiia. “Là thơ ca tự
sự, Iliat và Ôđixê đã phản ánh lịch sử với nhiều sự hư cấu. Giới khoa học
Đông Á, khi dịch epopoiia thành sử thi đã chú ý đến sự phản ánh lịch sử của
epopoiia, nhưng đồng thời cũng nhận thức rất rõ là sự phản ánh ấy mang đầy
tính chất hư cấu và do đó đã coi epopoiia tức sử thi là một thể loại văn nghệ,
phân biệt với các thể loại lịch sử” [72, 33].

16
Iliat, Ôđixê và Nibelungenlied ở phương Tây, Epic of Gilgamesh,
Mahabharata, Ramayana, Shahnama và Epic of King Gesar được xem như
là những ví dụ kinh điển cho thể loại sử thi.
b. Như trên đã nói, sử thi là một thuật ngữ để chỉ các tác phẩm tự sự
trường thiên (dù là văn xuôi hay văn vần), có nội dung ngợi ca sức mạnh,
quyền lực, lòng quả cảm và những chiến công vĩ đại của những anh hùng
gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, cùng với thời gian, ngoại
diên của thuật ngữ này đã có sự phát sinh tương đối, theo đó, sử thi còn được
dùng để chỉ các tác phẩm văn xuôi, các tác phẩm điện ảnh… (thậm chí của
cả thời hiện đại và đương đại) đồ sộ, hoành tráng với sự góp mặt của đông
đảo các nhân vật, với sự vận động của vô vàn những biến cố, ôm trọn một
thời kỳ phát triển lịch sử lâu dài… Nghìn lẻ một đêm, Don Quixite
(Donkihote) của Miguel de Cervantes (thế kỉ XVII), Chiến tranh và hòa
bình của Leo Tolstoy (thế kỉ XIX), Đi tìm thời gian đã mất của Marcel
Proust (thế kỉ XX) và thậm chí cả Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord
of the Ring) của J.R.R. Tolkien (thế kỉ XX), mới được chuyển thể thành kịch
bản phim để giới thiệu trên màn ảnh lớn và “ẵm” nhiều giải Oscar trong
những năm đầu của thế kỉ XXI, do đó, cũng được xem là những tác phẩm
“sử thi” (prose “epics”).
c. TS. Nguyễn Văn Nam đã phân định ba cách hiểu khác nhau về
thuật ngữ “sử thi”:
Trong cách hiểu thứ nhất, “sử thi” được quan niệm là một trong ba

loại hình văn học - đơn vị cao nhất, bao trùm nhất: sử thi, trữ tình và kịch.
Thuật ngữ “sử thi” này tương đương với thuật ngữ “tự sự”. Trong cách hiểu
thứ hai, “sử thi” được dùng để chỉ một thể loại văn học xác định, tồn tại một
cách lịch sử - cụ thể. Trong cách hiểu thứ ba, “sử thi” được hiểu như là một

17
phẩm chất, một thuộc tính, một đặc điểm của nền văn hóa mới, chủ yếu là
văn học hiện thực chủ nghĩa, hoặc một trình độ, một cấp bậc của tư duy nghệ
thuật, một phương thức tiếp cận, khai thác đối tượng. [72, 95 - 97]
Trong đề tài này và kể từ đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ sử thi với
tư cách là một thể loại văn học.
1.1.1.2. Nguồn gốc của sử thi
Trong gần suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình, sử
thi đã “thống trị” cả nền văn học và văn hóa. Homer, người xây dựng nên
Iliat và Ôđixê vẫn luôn được tôn vinh là “người-thầy-tối-cao” của nền văn
hóa Hi Lạp cổ đại, còn những tác phẩm vĩ đại của ông vẫn luôn được đánh
giá như một thế giới thu nhỏ của nghệ thuật và tri thức loài người. Sử thi
tiếng Latinh Aeneid - một tác phẩm của Virgil được xem là có tầm ảnh
hưởng lớn thứ hai (sau Kinh Thánh) đối với đời sống văn hóa của con người
thời Phục hưng, còn tác giả của nó thì được công nhận là một hình-mẫu-
kinh-điển cho các thế hệ nhà thơ sau này… Các nhà phê bình và các đại thi
hào thế giới như Dante, Vida, Sidney, Tasso, Dryden và Pop đều “đóng dấu
chứng nhận” sử thi như là một đỉnh cao nghệ thuật.
Vậy, với tư cách là một hệ thống nghệ thuật, sử thi bắt nguồn từ đâu?
Phần lớn giới khoa học đều nhất trí rằng: “Sử thi đã hình thành trên
nền tảng văn hóa văn nghệ dân gian thời sơ sử (protohistoire) và thời cổ đại
(antiquité), trước hết là trên nền tảng thần thoại” [72, 34]. Điều đó có nghĩa
là giữa sử thi và thần thoại có không ít phần giao thoa và chính vùng giao
thoa ấy đã khiến cho thần thoại và những hình thức ban đầu của sử thi
1

nhiều

1
Những hình thái ban đầu của sử thi là những tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh trực tiếp
của con người với thiên nhiên.

18
lúc bị lẫn lộn với nhau. Vậy, đâu là con đường biến chuyển biện chứng từ
thần thoại đến sử thi và đâu là vạch phân cách giữa chúng?
GS. Đinh Gia Khánh đã lí giải như sau: “Thần thoại của các thị tộc,
các bộ lạc khác nhau thường mang màu sắc ít hoặc nhiều khác nhau vì môi
trường sinh hoạt và quá trình phát triển khác nhau của các thị tộc, bộ lạc ấy.
Đến thời kì có sự đồng hóa và thâm nhập lẫn nhau giữa các bộ lạc để trở
thành liên minh bộ lạc, một tổ chức tiền quốc gia để rồi sau đó lại tiến lên
hình thành quốc gia cổ đại thì thần thoại của các thị tộc khác nhau, các bộ
lạc khác nhau dần dần được kết hợp thành hệ thống trong các áng văn vần
trường thiên, tức là thành các áng sử thi” [72, 34].
Tuy nhiên, theo V. Prop: “Sử thi nảy sinh từ thần thoại không phải
bằng con đường tiến hóa mà bằng sự phủ định thần thoại và toàn bộ hệ tư
tưởng của nó” [11, 75].
Thần thoại phản ánh thế giới quan của người xưa và thế giới tự nhiên;
đó là những lí giải có tính chất duy tâm, thần bí, hoang đường với những
hình tượng thần linh mà con người - trong buổi bình minh của mình - chưa
thể hiểu được. Chính sự thần linh hóa thế giới chung quanh - chính niềm tin
ấy - đã tạo nên nội dung tôn giáo - bản chất của thần thoại. Sử thi ra đời trên
cơ sở phủ nhận nội dung, phủ nhận thế giới quan thần thoại. Và sử thi - chứ
không phải thần thoại - mới xứng đáng là hình thái nghệ thuật chân chính
đầu tiên của loài người
2
.

Nhân vật chính trong thần thoại - tất nhiên là các vị thần. Nhưng cùng
với thời gian, nhân vật anh hùng đã dần thay thế thần linh, và các câu

2
Nội dung chủ yếu của thần thoại không phải là hiện thực nghệ thuật mà là nội dung duy
tâm, còn với sử thi, cái chủ yếu là nghệ thuật mà cụ thể hơn là sự chiếm lĩnh hiện thực
khách quan bằng hình tượng.

19
chuyện này được cải biên, được “phối” lại để phù hợp với nhân vật anh
hùng. Trong tác phẩm sử thi cổ nhất trên thế giới Gilgamesh, nhân vật chính,
người hùng Gilgamesh 2/3 là thần, chỉ 1/3 là người. Nhưng đến Iliat và
Ôđixê, Homer đã thực sự nhìn thấy vị trí trung tâm của con người, ở đây,
thần linh chỉ đứng hàng thứ yếu…
Tóm lại, sử thi không thể xuất hiện ở giai đoạn mông muội mà chỉ có
thể “thoát thai” ở giai đoạn dã man. Lúc đó, cùng với sự phát triển của sản
xuất, con người không còn hoà lẫn, lệ thuộc vào thiên nhiên mà đã bắt đầu
tách ra, ý thức về mình. Chính cái “tập thể nguyên thủy” dám “bứt” mình ra
khỏi thiên nhiên ấy đã trở thành nhân vật chân chính, nhân vật đích thực của
sử thi.
1.1.1.3. Sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại
Sử thi được hình thành từ những tiền đề kinh tế - xã hội trong những
giai đoạn lịch sử nhất định; và đến lượt nó, sử thi lại trở thành tấm gương
phản chiếu lịch sử. Học giới phân biệt hai loại sử thi cổ sơ và cổ đại.
Như trên đã nói, “sử thi ra đời trên cơ sở sự đồng hóa và thâm nhập
lẫn nhau giữa các bộ lạc để trở thành liên minh bộ lạc, một tổ chức tiền quốc
gia để rồi sau đó tiến lên hình thành quốc gia cổ đại” [72, 34]. “Tương ứng
với quá trình kết hợp các bộ lạc để trở thành liên minh bộ lạc là quá trình kết
hợp các thần thoại của các bộ lạc ấy để trở thành sử thi cổ sơ. Tương ứng với
quá trình kết hợp các liên minh bộ lạc để trở thành quốc gia cổ đại là quá

trình kết hợp các thần thoại, các áng sử thi cổ sơ của các liên minh bộ lạc ấy
để trở thành sử thi cổ đại” [72, 34 - 35]. Nói cách khác, nếu như sử thi cổ sơ
có sự kết hợp với văn nghệ dân gian của các thị tộc, các bộ lạc đang trong
quá trình phát triển lên liên minh bộ lạc, thì sử thi cổ đại đã kết hợp với văn
nghệ của các liên minh thị tộc, bộ lạc, trên con đường hình thành quốc gia cổ

20
đại [72, 44]. Như vậy, trong khi sử thi cổ sơ thuộc về giai đoạn tiền giai cấp,
tiền nhà nước thì sử thi cổ đại thuộc về giai đoạn lịch sử hình thành nhà
nước và quốc gia.
1.1.1.4. Các thuộc tính cơ bản của sử thi
Tập hợp ý kiến của nhiều tác giả có uy tín về sử thi, GS. Phan Đăng
Nhật đã nêu lên các thuộc tính cơ bản của thể loại này:
- Sử thi trước hết là một tác phẩm tự sự dài hơi thuộc phạm trù văn
học nghệ thuật.
- Sử thi không thuộc về văn học nghệ thuật chuyên nghiệp bác học mà
thuộc về văn hóa dân gian, là cái mà Mác gọi là “nghệ thuật chưa bắt đầu
với tư cách là sáng tác nghệ thuật”.
- Trong môi trường văn hóa dân gian, sử thi là một tác phẩm văn học
nghệ thuật tổng hợp. Nó thu hút hầu hết các giá trị văn hóa nghệ thuật
vốn có của dân tộc như: thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn
xướng… để chuyển hóa thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi
(có xen lẫn văn xuôi), lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm
diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của cộng đồng.
- Đề tài trung tâm của sử thi là những vấn đề lớn liên quan đến toàn
cộng đồng, là sự chuyển biến của một thời kì lịch sử. Lịch sử - xã hội
được thâu tóm lại và hình tượng hóa bằng nhân vật anh hùng, trung tâm
của sử thi.
- Nội dung sử thi được diễn đạt bằng nghệ thuật thần kỳ, nó tạo nên sự
hào hùng kì vĩ của sử thi [58, 20 - 21].

Tóm lại, trong đề tài này, khái niệm sử thi được chúng tôi hiểu là một
thể loại tự sự dân gian, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc;

21
nhằm ngợi ca sự nghiệp vĩ đại của những anh hùng, tái dựng một hiện thực
xã hội rộng lớn và sống động mà "điểm nhấn" là những biến cố trọng đại
mang tính bước ngoặt đối với cộng đồng; thường chứa đựng những yếu tố kì
vĩ, phi thường, thấm đẫm màu sắc huyền thoại.
1.1.2. Sử thi Tây Nguyên
1.1.2.1. Vùng sử thi Tây Nguyên
Tây Nguyên là một vùng văn hóa phong phú và độc đáo. Bên cạnh âm
nhạc cồng chiêng, tín ngưỡng và nghi lễ nhà mồ thì sử thi cũng là một di sản
văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất bí ẩn này.
Các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên thuộc về hai nhóm ngôn ngữ - tộc
người là Môn - Khơ Me (như Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông…) và Nam Đảo
(Ê Đê, Gia Rai…). Kể từ khi kiệt tác Dăm Săn được L. Sabatier công bố vào
năm 1927, cho đến nay đã có hàng trăm tác phẩm sử thi (là con số thống kê
chưa đầy đủ) được tìm thấy ở cả hai nhóm ngôn ngữ - tộc người, trên tất cả
các tỉnh Tây Nguyên: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng,
Bình Phước, Ninh Thuận, Phú Yên. Bởi vậy, sử thi ở đây là tài sản chung
của một vùng chứ không phải là của riêng dân tộc hay nhóm dân tộc nào.
Thậm chí, nó còn xứng đáng là giá trị văn hóa tiêu biểu và nổi bật của Việt
Nam; bởi sự có mặt của nó đã góp phần làm giàu cho kho tàng sử thi các dân
tộc trên thế giới. Với những lí do ấy, chúng ta hoàn toàn có thể nói đến một
vùng sử thi Tây Nguyên.
1.1.2.2. Sử thi Tây Nguyên là sử thi cổ sơ
Giới nghiên cứu folklore ở Việt Nam nhìn chung đều nhất trí rằng,
theo cách phân loại hiện nay thì sử thi Tây Nguyên thuộc loại sử thi cổ sơ, ra
đời vào thời kì cuối của xã hội tiền giai cấp, tiền nhà nước. Trước Cách


22
mạng tháng Tám, các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đang thuộc về thời kì
cuối của chế độ công xã nguyên thủy lúc mà chế độ này đang trên bước
đường tan rã.
“Tuy nhiên, sử thi cổ sơ của các dân tộc Tây Nguyên cũng không
thuần nhất, các nhà nghiên cứu có thể phân chúng thành hai tiểu loại: sử thi
sáng thế (hay sử thi thần thoại mà đại diện là ot ndrong của người Mơ Nông)
và sử thi thiết chế xã hội (hay sử thi anh hùng) như Dăm Săn, Khinh Dú,
Dăm Di… của người Ê Đê.
Như vậy là ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Tây Nguyên, đều có đại
diện cho các loại sử thi cổ sơ này” [72, 346 - 347].
1.1.2.3. Sử thi Tây Nguyên là cuốn “bách khoa thư” về đời sống văn hóa
của các dân tộc ở Tây Nguyên
Trước hết, sử thi Tây Nguyên phản ánh những biến cố lớn của lịch sử
như các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng, bộ lạc, sự hùng mạnh của các
thủ lĩnh quân sự. Sử thi Tây Nguyên cũng phản ánh quá trình hình thành,
vận động và phát triển của chế độ xã hội với các mối quan hệ phức tạp mà
cho đến nay những tương đồng giữa xã hội được phản ánh trong sử thi với
xã hội đương đại vẫn còn tồn tại.
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, tuy ở mỗi tộc người, mỗi loại hình sử thi
đều có sự khác biệt nhất định nhưng “nhìn chung, sử thi Tây Nguyên có
những nét chung về nội dung lịch sử xã hội, văn hóa mà nó phản ánh. Đó là:
- Phản ánh quan niệm về vũ trụ luận nguyên sơ, thế giới thần linh ở
trên trời, trên mặt đất và dưới lòng đất, một thế giới - vũ trụ ba tầng. Một thế
giới - vũ trụ mà ở đó con người và thần linh tuy khác biệt nhưng lại hợp
nhất.

23
- Phản ánh nguồn gốc của vũ trụ, của con người và văn hóa. Điều này
thể hiện rõ rệt nhất trong sử thi huyền thoại - sáng thế mà ot ndrong của

người Mơ Nông là một ví dụ điển hình.
- Phản ánh cuộc “chiến tranh” giữa các thủ lĩnh (Mtao) của các làng,
nhằm khuất phục và xác lập quan hệ phụ thuộc, để tập hợp cư dân và chừng
nào tích lũy của cải. Nó thể hiện một xu hướng phát triển lịch sử - xã hội của
một tộc người ở Tây Nguyên, nhất là qua sử thi khan của người Ê Đê.
- Phản ánh một số quan hệ xã hội, nhất là những xung đột và mâu
thuẫn xã hội của công xã mẫu hệ hậu kì, các phong tục tập quán cổ truyền
của dân tộc. Về phương diện này, chúng ta đều thấy rõ hơn ở loại sử thi anh
hùng - thiết thế xã hội của người Ê Đê” [72, 54].
Thực vậy, sử thi Tây Nguyên xứng đáng là một “cuốn từ điển sống”
về các dân tộc Tây Nguyên. Sử thi đã mở ra một không gian đậm chất Tây
Nguyên với núi đồi bao la, rẫy lớn nương to và những vùng đất đỏ bạt ngàn.
Qua sử thi, con người đương đại sẽ hiểu hơn về những phong tục, tập quán,
tín ngưỡng và những đặc trưng văn hóa của người Tây Nguyên. Chúng ta
biết được cách phục sức của người phụ nữ Ê Đê, của người đàn ông Ba
Na… Chúng ta cũng biết được người Tây Nguyên tiếp đãi khách thế nào, tổ
chức ngày hội ăn năm uống tháng và làm lễ dựng nhà mồ ra sao. Chúng ta
còn bị lôi cuốn bởi nét độc đáo của tục đi rừng, tục chơi quay thả diều hay
tục gái hỏi chồng theo một phong cách rất “Tây Nguyên”. Tóm lại, sử thi
Tây Nguyên là một kho tư liệu sống, là cuốn bách khoa thư chân thực về
cuộc sống của con người trên mảnh đất Tây Nguyên…
1.1.2.4. Sử thi Tây Nguyên là sử thi “sống”

24
Khác với hầu hết các sử thi trên thế giới chỉ tồn tại qua sách vở, sử thi
Tây Nguyên vẫn “sống” trong đời sống cộng đồng - nghĩa là sử thi còn được
lưu truyền, được trình diễn trong một số dịp sinh hoạt cộng đồng nhất định.
“Sử thi đối với đồng bào Tây Nguyên không phải chỉ là một loại hình văn
học dân gian mà nó là một loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ
thuật ngôn từ, ca hát âm nhạc và một chút của nghệ thuật sân khấu. Việc

nghiên cứu sử thi Tây Nguyên mà bỏ qua phần ‘diễn xướng’ sống động có
nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một bộ phận rất có ý nghĩa, rất quan trọng về
mặt văn hóa: đó là sợi dây nối hiện tượng văn hóa đó với đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân là phương thức giữ gìn, truyền bá và sáng tạo không
ngừng một tác phẩm ‘dân gian’” [72, 124].
Mỗi dân tộc Tây Nguyên đều có một thuật ngữ riêng để gọi hiện
tượng sinh hoạt văn hóa đặc biệt này. Người Ê Đê gọi hình thức diễn xướng
sử thi là khan, người Mơ Nông gọi là ot ndrong, người Mdhur (nhóm trung
gian giữa người Ê Đê và Gia Rai) gọi là k’ja và k’nak, người Xơ Đăng gọi là
hơ m’uan, người Gia Rai gọi là hri, người Ba Na và người H’Rê gọi là
hơmon. Không những thế, các dân tộc này còn có sự phân biệt giữa hình
thức diễn xướng toàn bộ sử thi và hình thức kể tóm tắt. Chẳng hạn, người
Gia Rai gọi hình thái kể tóm tắt là khan trong khi người Ba Na gọi hình thái
đó là troi hoặc roi.
Diễn xướng sử thi ở Tây Nguyên thường diễn ra vào các dịp cưới xin,
mừng nhà mới, tiếp đãi khách và đặc biệt, môi trường quen thuộc nhất của
sinh hoạt sử thi là môi trường lễ hội. Các nghệ nhân có thể ngồi hay nằm để
hát kể sử thi. Dân làng quây quần trong nhà rông hoặc nhà dài để lắng nghe,
thưởng thức, để chìm đắm trong không gian “thiêng” của sử thi suốt đêm
này sang đêm khác…

25
Dưới đây là đoạn mô tả của GS. Tô Ngọc Thanh về nghệ nhân trình
diễn hơmon của người Ba Na: “Người kể nằm trên sàn nhà có thể là nhà
rông - bên cạnh ông ta là những thành viên già của làng ngồi im lặng. Người
ta không đốt lửa. Nhà rông chìm trong bóng tối dày đặc. Nhưng không thể
nào khác được, bởi vì ông ta tin rằng những nhân vật của hơmon có cuộc
sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Chúng sẽ cảm thấy khi nào người kể bắt
đầu kể, lập tức những nhân vật của hơmon bay đến đậu vào linh hồn người
kể… Nếu nhà rông được chiếu sáng, các nhân vật hoảng sợ không thể bay

về được và không hạ cánh xuống linh hồn người kể. Và vì thế, hơmon sẽ trở
nên khô cứng, nhợt nhạt, nhợt nhạt như một cây gỗ chết đứng trơ trọi giữa
những gốc cây chưa cháy hết của một mảnh rẫy” [72, 56].
Còn đây là hình thức hát kể hơ m’uan của người Xơ Đăng qua lời
miêu thuật của PGS. Võ Quang Trọng - người sưu tầm sử thi Dăm Duông
hóa cọp: Khi trình diễn hơ m’uan, “tuy nghệ nhân A Ar (người hát kể sử thi
Dăm Duông hóa cọp - VHH) không làm điệu bộ, động tác nhưng qua giọng
điệu chúng ta vẫn dễ dàng cảm nhận ông đang diễn xướng. Trong mỗi câu
chuyện mà ông hơ m’uan, nhiều âm thanh được nghệ nhân diễn tả khá cụ
thể. Đó là tiếng vó ngựa, lục lạc, tiếng gió thổi, tiếng suối reo, tiếng chim hót
ca, tiếng đàn, âm thanh của giông bão, khói lửa, tiếng va chạm của các khí
cụ… Trong lúc nghe hơ m’uan, chúng ta cũng cảm nhận được nhiều cung
bậc tình cảm lúc nhẹ nhàng êm đềm, lúc mạnh mẽ dồn dập…
Người Xơ Đăng hơ m’uan trong những điều kiện khác nhau nhưng tư
thế phổ biến nhất vẫn là nằm và ngồi tựa vào vách khi hát kể. Những nghệ
nhân được chúng tôi hỏi chỉ trả lời đơn giản: Thường câu chuyện dài nên
nằm ngửa, tay vắt lên trán và mắt nhắm là tư thế thoải mái nhất để có thể kể
câu chuyện hết đêm này qua đêm khác”[1, 19 - 20].

26
Tóm lại, là một bộ phận của sử thi thế giới, sử thi Tây Nguyên vừa
mang các thuộc tính cơ bản của thể loại sử thi nói chung lại vừa có những
sắc thái riêng.
1.2. Hôn nhân và hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên
1.2.1. Hôn nhân
1.2.1.1. Thuật ngữ “hôn nhân”
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội.
Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, cùng với sự tiến
bộ của nhận thức, ý nghĩa của khái niệm hôn nhân đã có nhiều thay đổi đáng
kể. Hôn nhân, hiểu một cách nôm na, giản dị nhất, là việc nam nữ chính thức

lấy nhau, làm vợ chồng. Tuy nhiên, năm 2000 đã đánh dấu một sự kiện gây
chấn động là lần đầu tiên trên thế giới có một quốc gia (Hà Lan) chính thức
thừa nhận hôn nhân đồng giới. Theo sau Hà Lan là Bỉ, Tây Ban Nha,
Canada, Nam Phi và bang Massachusettes (Hoa Kì). Như vậy, dù chỉ có năm
quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng con số ấy cũng đủ để mở
rộng ngoại diên của khái niệm hôn nhân. Điều đó cho thấy, hôn nhân trước
hết là một khái niệm đời thường, và do đó, quỹ đạo vận động của xã hội
không cho phép hôn nhân mãi là một khái niệm nhất thành bất biến.
Trong đề tài này, chúng tôi quan sát, xem xét và đặt hôn nhân trong
suốt chiều dài phát triển của loài người. Theo đó, chúng tôi sử dụng khái
niệm hôn nhân với ý nghĩa là sự gắn kết, liên minh được xã hội chính thức
thừa nhận (thông qua luật pháp, luật tục) giữa một hoặc nhiều người đàn
ông (người chồng) với một hoặc nhiều người phụ nữ (người vợ). Hôn nhân
quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng: đối với nhau,
đối với con cái của họ, đối với gia đình và đối với xã hội.

27
1.2.1.2. Lịch sử phát triển của hôn nhân và gia đình
Trong lịch sử loài người, gia đình là một thiết chế xã hội luôn luôn có
một vai trò đặc biệt quan trọng. Hôn nhân chính là những tập tục và nghi lễ
mà các dân tộc đã thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử để xây dựng, duy
trì, củng cố và phát triển gia đình.
Là một thiết chế xã hội, tính chất của hôn nhân và gia đình phụ thuộc
vào chế độ xã hội mà nó là bộ phận cấu thành; cũng chính bởi thế mà hôn
nhân - gia đình được xem là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển của xã
hội đó. Trong chiều dài lịch sử nhân loại, hôn nhân - gia đình lúc đầu ở xã
hội chưa có giai cấp, về sau là ở xã hội có giai cấp và ở một giai đoạn cao
hơn lại quay trở lại xã hội cộng sản văn minh, không có giai cấp, không có
người bóc lột người. Đối với xã hội nguyên thủy chưa có giai cấp, lúc đầu là
hôn nhân - gia đình dưới chế độ mẫu hệ, về sau là dưới chế độ phụ hệ.

Về hình thái hôn nhân, loài người - vào buổi nguyên sơ nhất - đã sống
trong tình trạng tạp hôn
3
(như động vật). Phải đợi đến lúc con người khôn
ngoan (Homo Sapiens) xuất hiện cách đây 5 - 4 vạn năm, thì loài người mới
sống theo chế độ quần hôn. Các Mác cũng đã từng viết rằng: “Thị tộc tất yếu
xuất hiện từ nhóm người tạp hôn. Chỉ sau khi nội bộ nhóm ấy quan hệ hôn
nhân giữa anh chị em đã bị loại trừ, thì từ trong lòng nó mới có thể hình
thành thị tộc, chứ không sớm hơn” [14, 262].
Hình thái hôn nhân của loài người đã thực sự trải qua từ chế độ quần
hôn qua hôn nhân đối ngẫu và cuối cùng dừng chân ở chế độ hôn nhân cá
thể. “Quần hôn là hình thái hôn nhân, theo đó một nhóm người đàn ông là
chồng tập thể của một nhóm đàn bà và một nhóm đàn bà là vợ tập thể của

3
Tạp hôn: quan hệ tính giao không hạn chế giữa đàn ông và đàn bà, có trước khi thiết lập
các quy tắc trong hôn nhân và các hình thái gia đình của xã hội loài người.

×