Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong tiếng việt qua khảo sát một số tác phẩm văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.09 KB, 112 trang )

Bộ giáo dục & đào tạo
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
----------------------

Võ thị thắm

đặC điểm NGữ PHáP và ngữ nghĩa của
phụ từ chỉ lợng trong tiếng việt
(Qua khảo sát một số tác phẩm văn học việt nam)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sỹ NGữ VĂN

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan MËu C¶nh

Vinh - 2011


Lời nói đầu
Là một loại ngơn ngữ biến hình, tiếng Việt phụ thuộc rất nhiều vào các
hư từ khi hành chức. Vai trò của các hư từ, đặc biệt là phụ từ trong đó phụ từ
chỉ lượng là vơ cùng quan trọng. Là một nhóm phụ từ có số lượng không lớn
nhưng hoạt động hết sức phức tạp, phụ từ chỉ lượng đã được một số cơng
trình nghiên cứu tiếng Việt đề cập đến. Tuy nhiên sự nghiên cứu về phụ từ chỉ
lượng còn sơ lược, nhiều điểm chưa thống nhất và còn nhiều vấn đề chưa
được giải quyết một cách triệt để. Được sự động viên khuyến khích của các
thầy cô giáo, thời gian vừa qua chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “
Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt ’’. Về


đề tài này chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp của phụ từ chỉ lượng với
tư cách là một tín hiệu thẩm mỹ. Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, tơi được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS - TS Phan
Mậu Cảnh cùng sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo đã tham gia giảng
dạy lớp CH 15 - Đại học Vinh và sự động viên khích lệ của gia đình cũng như
bàn bè đồng nhiệp.
Nhân dịp này chúng tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ
giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này.

Vinh, ngày 16 tháng 01 năm 2011
Tác giả: Võ Thị Thắm


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
1.1. Về lý luận..........................................................................................1
1.2. Về thực tiễn.......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................6
4.1. Mục đích...........................................................................................6
4.2. Nhiệm vụ...........................................................................................6
5. Phương pháp........................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................6
7. Cấu trúc luận văn.................................................................................7
Nội dung
Chương 1. Những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài............................8
1. Dẫn nhập.............................................................................................8
2. Phụ từ chỉ lượng trong hệ thống từ loại tiếng việt..............................8

2.1. Hệ thống từ loại tiếng việt................................................................8
2.2. Phụ từ chỉ lượng trong hệ thống từ loại tiếng việt............................10
3. Phụ từ chỉ lượng trong mối quan hệ với từ chỉ lượng..........................17
4.Tác phẩm văn học và việc sử dụng từ ngữ chỉ lượng...........................24
4.1. Vài nét về thành phần văn học..........................................................24
4.2. Những nhận xét bước đầu về phủ từ chỉ lượng qua khảo sát một số
tác phẩm văn học Việt Nam.............................................................26
5. Tiểu kết ...............................................................................................29
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của phụ từ chỉ lượng trong văn học........30
1. Dẫn nhập.............................................................................................30
2. Thống kê các phụ từ chỉ lượng trong tác phẩm văn học …………….30
3.Khả năng kết hợp của phụ từ chỉ lượng................................................35
3.1. khả năng kết hợp của phụ từ chỉ lượng với danh từ.........................35


3.2. Phụ từ chỉ lượng với đại từ...............................................................44
4. Tiểu kết................................................................................................46
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng qua khảo sát một
số tác phẩm văn học Việt Nam..........................................................48
1. Ngữ nghĩa của các phụ từ chỉ lượng trong tấc phẩm văn học............48
1.1.Nghĩa thực..........................................................................................47
1.2.Nghĩa biểu trưng, sắc thái tình thái của phụ từ số lượng...................53
2. Vai trò của phụ từ chỉ lượng trong tác phẩm văn học........................70
3. Phụ từ chỉ lượng trong mối quan hệ với cấc từ ngữ chỉ lượng khác
trong tác phẩm văn học ( số từ, đại từ)...............................................74
4. Tiểu kết...............................................................................................81
Kết luận...................................................................................................82
Tài liệu tham khảo.................................................................................84
Phụ lục....................................................................................................87



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm văn học, các từ chỉ
lượng có tần số sử dụng rất cao, trong đó có phụ từ chỉ lượng đi kèm danh từ
hay đại từ. Đây là hiện tượng chưa được xem xét đầy đủ, cụ thể. Vì vậy, luận
văn này khảo sát phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt nhằm lí giải đặc điểm ngữ
pháp, ngữ nghĩa của chúng trong giao tiếp hàng ngày và đặc biệt là trong tác
phẩm văn học.
1.2. Tìm hiểu phụ từ chỉ lượng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa về mặt
lí luận và thực tiễn.
a) Về lí luận
Chúng tơi chọn đề tài này để góp phần tìm hiểu những đặc điểm về
ngữ pháp – ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong hoạt động giao tiếp của
ngôn ngữ - một hướng nghiên cứu đang được ngơn ngữ học chú trọng.
Đề tài này cũng góp phần vào việc nghiên cứu phụ từ - loại từ công cụ
quan trọng của tiếng Việt và của các ngôn ngữ đơn lập để biểu thị các loại ý
nghĩa ngữ pháp bằng phương thức hư từ.
b) Về thực tiễn
Đề tài này của chúng tôi hướng đến việc thống kê các số liệu hoạt
động của từng nhóm, từng phụ từ cụ thể; đồng thời phân tích, tổng hợp những
đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhóm và các phụ từ chỉ lượng trong các tác
phẩm văn xuôi và thơ Việt Nam.
Đề tài cịn nhằm đóng góp số liệu, dẫn chứng vào việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập từ loại, phân tích ngữ pháp tiếng Việt.
1.3. Đề tài “ Đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng
trong tiếng Việt” của chúng tôi cố gắng vận dụng những kết quả nghiên cứu
1



trên cả ba bình diện: kết học (syntax), nghĩa học (semantics) và dụng hoc
(pragmatics) với hy vọng sẽ đem đến một kết quả đầy đủ, chuyên sâu và hệ
thống hơn so với các nghiên cứu đã có đối với nhóm từ này.
2.Lịch sử vấn đề
Hầu như các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt xuất bản trước
đây, hay hiện nay, khi bàn luận, phân tích về từ loại, đều có đề cập đến phụ từ
chỉ lượng, ở những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả: Lê Văn Lý, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài
Cẩn, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Hữu
Quỳnh, Lê Cận – Phan Thiều, Lê Biên, Đỗ Thị Kim Liên….
Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên đã đề cập đến phụ từ chỉ
lượng ở phần viết về phụ từ. Trong đó, tác giả coi phụ từ chỉ lượng là một
nhóm các phụ từ bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, đó là các hư từ
mang ý nghĩa chỉ số: những, các, mấy, từng, mọi…Những từ này có khả năng
kết hợp với danh từ và là thành tố phụ trước của danh từ làm trung tâm ngữ.
- Một: Phụ từ dùng cấu tạo các từ có nghĩa giới hạn
- Những:

phụ từ phiếm định

- Các: phụ từ xác định
- Mỗi, mọi, từng: biểu thị ý nghĩa phân lượng, phân phối
- Mọi: ý nghĩa khái quát, gộp chung các sự vật
- Mỗi, từng: mang ý nghĩa tách ra từng sự vật, từng cá thể trong các sự vật
Các tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung trong cuốn “Ngữ
pháp tiếng Việt tập 1” gọi phụ từ chỉ lượng là định từ: “Định từ là những từ
biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ, chuyên dùng kèm
với danh từ, với chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ
nghĩa – ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ)”. Số lượng định từ khơng nhiều
nhưng chúng có tác dụng dạng thức hoá một số ý nghĩa ngữ pháp quan trọng

2


của từ loại danh từ. Tác giả còn chia định từ thành hai nhóm: những, các, một
tạo thành một nhóm đặc biệt, có thể gọi là quán từ, chúng có cách dùng gần
giống các quán từ trong một số ngôn ngữ. Khi được dùng kèm danh từ,
những, các thường chỉ ý nghĩa số nhiều; một thường chỉ ý nghĩa số đơn.
Nhóm mỗi, từng, mọi dùng kèm trước danh từ, chỉ ý nghĩa phân phối về số
lượng. Nhóm cái, mấy: cái khơng trực tiếp biểu thị ý nghĩa có quan hệ về số
lượng với sự vật mà nó chỉ xuất sự vật và đơn vị sự vật; mấy, định từ chỉ ý
nghĩa số nhiều trong quan hệ với sự vật nêu ở danh từ.
Hoàng Văn Thung, Lê A cũng đồng quan điểm khi cho rằng phụ từ chỉ
lượng là định từ. Theo các tác giả, định từ gồm hai nhóm: nhóm những, các,
một và nhóm mọi, mỗi, từng, mấy.
Trong "Ngữ pháp học tiếng Việt", Nguyễn Anh Quế cũng gọi nhóm
phụ từ chỉ lượng này là định từ "Ta có thể tách những phó từ chuyên dành cho
danh từ (trừ số từ) lập thành một nhóm riêng và có thể gọi là định từ....(28, Tr
123) ... Chính những yếu tố phụ đứng trước trung tâm danh ngữ như cả,
những, các... là định từ" (27,Tr 123).
Với tác giả Đái Xuân Ninh, nhóm từ này là từ chỉ số lượng "Những từ
chỉ số lượng là những từ đi kèm danh từ. Đại diện của chúng là: những, các,
mọi, mỗi, từng". Tác giả còn nêu đặc điểm ngữ pháp của loại phụ từ này là
đánh dấu số lượng cho danh từ và được xác định trong cấu trúc mở rộng của
câu hai từ đơn theo quan hệ bậc hai. Tuy nhiên, chúng khơng phải hồn toà n
thuần nhất.
"Những, các, mọi " có thể song song tồn tại trong cùng một cấu trúc với
"tất cả", "hết thảy". Chẳng hạn: tất cả (hết thảy) - những, các, mọi - con chim
ấy.
"Mỗi, từng" lập thành một nhóm nhỏ đối lập với nhóm trên ở chỗ chúng
biểu đạt tính chất riêng lẻ của từng đơn vị trong cái toàn thể, nên chúng không

3


thể kết hợp được với tất cả. Ví dụ, khơng thể nói: tất cả - từng, mỗi - người.
Cho nên, từng và mỗi cũng không đặt trước danh từ tổng hơp. Chẳng hạn,
khơng nói: từng (mỗi) nhà cửa. Tác giả cịn nói rõ, muốn xác định phải thơng
qua một từ có số lượng được xác định: mỗi bộ quần áo, từng đơi vợ chồng,
mỗi cặp bát đĩa,...
Đái Xn Ninh cịn đi vào hoạt động cụ thể của từng từ trong nhóm từ
này "Những từ chỉ số lượng khơng phải bao gồm tất cả các đơn vị được nói
đến, mà chỉ giới hạn trong một số nhất định nào đó". Ví dụ: Những người chưa
biết chữ hãy cố gắng mà học cho biết (Hồ Chí Minh). Trong trường hợp này,
những hoặc trực tiếp đứng trước danh từ hoặc thông qua danh từ chỉ loại,
chẳng hạn: những con chim ấy, những quyển sách này...
Khác với những thì các chỉ có thể đặt trước danh từ và chỉ số nhiều
tồn thể, khơng có ngoại lệ, chẳng hạn: "Các nước XHCN là bạn của ta". Vì
vậy, trong những lời thưa gửi, kêu gọi, chỉ có thể dùng "các". Ví dụ:
Thưa các cụ, các cơ, các chú (Hồ Chí Minh)
Các đồng chí thân mến! (Trường Chinh)
Xin chào các ơng (Bùi Hiển)
Chính vì thế mà "các" có thể kết hợp với những từ chỉ quan hệ thân
thuộc như anh, ông, bà... để chỉ ngôi thứ hai số nhiều. Ví dụ: các ơng, các bà,
các anh...
"Mọi" chỉ số nhiều tồn thể, khơng có ngoại lệ. Ví dụ: "Tất cả mọi
người đều phải tiết kiệm" (Hồ Chủ tịch), "Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay"
(Truyê ̣n Kiều - Nguyễn Du)
"Mỗi" nhấn mạnh đến tính chất trọn vẹn của các loại được nhắc đến.
Do đó, khi kết hợp với những từ chỉ thời gian như: ngày, tháng, năm, lần, khi,
bữa, lúc... nó biểu thị sự lặp đi lặp lại trong hiện tại, quá khứ hay tương lai. Ví
dụ: Mỗi ngày tập thể dục nửa giờ, mỗi bữa ăn hai bát cơm...

4


Từng đứng trước danh từ, chỉ đơn vị riêng lẻ của một loại, lần lượt theo
nhau. Ví dụ: "Cả thế giới đang theo dõi từng bước tiến của dân tộc ta" (Lê
Duẩn). "Rồi từng đám khói nhỏ đang từ từ bốc lên" (Bùi Hiển). Từng cịn có
thể kết hợp với một (từng...một) để xác định thêm tính chất riêng lẻ, lần lượt
của đơn vị, chẳng hạn: từng người một bốc thăm. Đứng trước động từ, tính từ,
từng chỉ sự trải qua và thường kết hợp với đã, đã từng, ví dụ: "Em ơi chua
ngọt đã từng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" (Ca dao).
Như vậy, có thể thấy các phụ từ đi kèm với danh từ, đại từ nhằm chỉ
lượng trong tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà ngữ
pháp học quan tâm nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, các tác giả chỉ nghiên cứu
chúng trong các cơng trình nghiên cứu về hệ thống từ loại tiếng Việt nói
chung mà chưa có một cơng trình nào cụ thể nghiên cứu về tiểu nhóm phụ từ
chỉ lượng nói riêng. Việc xác định nội dung số lượng có vai trị quan trọng
của số từ (một tiểu loại của thực từ), tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn có vai trị
quan trọng và khơng thể thiếu của các phụ từ chỉ lượng. Nó góp phần làm cụ
thể hơn, sinh động hơn và phong phú hơn cho vốn từ tiếng Việt cũng như
cách diễn đạt của tiếng Việt - một ngơn ngữ thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập,
dựa nhiều vào vai trò của các hư từ khi thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Từ
trước đến nay, những từ này được xếp vào loại định từ (bổ sung ý nghĩa cho
danh từ) hoặc là những quán ngữ... Với Đề tài này, chúng tôi tách những từ
này ra và gọi chúng là một tiểu loại trong phụ từ, đó là phụ từ chỉ lượng với
mục đích tìm hiểu kĩ hơn sự hoạt động cũng như ý nghĩa của những từ chỉ
lượng này.
Vì vậy, với đề tài " Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng
trong tiếng Việt (Qua khảo sát một số tác phẩm văn học), chúng tơi hy vọng sẽ
góp phần nhỏ vào việc xác định rõ thêm đặc điểm hoạt động và vai trị của
nhóm từ loại này.

5


3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu hoạt động của phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt. Nguồn
tư liệu khảo sát lấy từ các tác phẩm văn học:
- Kí – Nguyễn Thi
- Truyện ngắn – Nam Cao
- Thơ – Tố Hữu
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nhằm: Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phụ từ chỉ
lượng trong tiếng Việt qua tư liệu từ các tác phẩm văn học. Phân tích lí giải
sự hành chức của nhóm từ này trong các ngữ cảnh xác định; từ đó khẳng định rõ
thêm vai trị của nhóm từ này trong tổ chức giao tiếp xã hội.
4.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá các quan niệm về phụ từ chỉ lượng.
- Thống kê, phân loại các loại phụ từ chỉ lượng.
- Nêu các đặc điểm về ngữ pháp của phụ từ chỉ lượng.
- Nêu các đặc điểm về ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp miêu tả
6. Đóng góp của luận văn
Giới thuyết rõ được các khái niệm: ý nghĩa chỉ lượng, phụ từ chỉ
lượng, các cách thức thể hiện ý nghĩa chỉ lượng trong tiếng Việt.


6


- Đề tài sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu hoạt động về mặt ngữ pháp
cũng như vai trò ngữ nghĩa thể hiện trong cấu trúc câu văn và các ngữ cảnh sử
dụng trong tác phẩm văn học của phụ từ chỉ lượng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt

7


Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Dẫn nhập
Phụ từ chỉ lượng là một tiểu loại trong phụ từ tiếng Việt. Phụ từ và các
tiểu loại khác là kết quả của sự phân loại về mặt ngữ pháp, một sự phân loại
căn cứ vào đặc điểm khái quát về ý nghĩa và dựa vào đặc điểm hoạt động ngữ
pháp của lớp từ. Phụ từ là từ loại chỉ chuyên đi kèm với các thực từ nhằm bổ
sung ý nghĩa cho các thực từ đó. Trong đó, phụ từ chỉ lượng là thành tố phụ
chuyên biệt của danh từ và một số từ loại khác. Vì thế nghiên cứu phụ từ chỉ
lượng không thể tách rời những cơ sở lý thuyết về từ loại.
2. Phụ từ chỉ lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt
2.1 Hệ thống từ loại tiếng Việt
Vốn từ vựng của một ngôn ngữ có số lượng vơ cùng lớn, các lớp từ lại đa
dạng về nghĩa nhưng khơng thuần nhất, do đó người ta phải tiến hành phân

loại chúng. Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà có những cách
phân loại từ loại khác nhau: phân loại của những nhà biên soạn từ điển, phân
loại của những nhà từ vựng – ngữ nghĩa học… Chỉ có sự phân loại theo bản
chất ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại.
Để phân chia từ loại, các nhà ngữ pháp học thường dựa vào ý nghĩa khái
quát của lớp từ và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của chúng. Hai tiêu chí này
có khi lại được tách thành ba: ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp
(Đinh Văn Đức); ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp
(Diệp Quang Ban), ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp của từ, khả
năng làm thành phần câu (Đỗ Thị Kim Liên)

8


Mục đích của sự phân loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính
quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ trong q
trình thực hiện các chức năng cơ bản của ngơn ngữ làm công cụ để giao tiếp,
để tư duy.
Như vậy, từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia
dựa theo ý nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu,
thực hiện những chức năng ngữ pháp khác nhau.
Dựa vào các căn cứ nói trên, các nhà ngữ pháp học đã tiến hành phân
loại vốn từ tiếng Việt qua nhiều bước, từ phạm trù từ loại đến thực từ và hư
từ, rồi đến các tiểu loại trong mỗi từ loại.
Thực từ chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ tiếng Việt. Bản chất, ý
nghĩa của thực từ là tính chất từ vựng – ngữ pháp, là sự kết hợp của nội dung
phản ánh thực tại (từ vựng) với cách thức phản ánh của người bản ngữ. Thực
từ có khả năng làm trung tâm của cụm từ, tập hợp xung quanh chúng những
thành tố phụ. Thực từ cịn có khả năng giữ các chức vụ ngữ pháp quan trọng
trong câu. Trong tiếng Việt, danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ là những

thực từ. Có tác giả cho đại từ chỉ có tính chất thực từ chứ khơng phải là thực
từ đích thực (Lê Biên).
Hư từ chiếm số lượng rất nhỏ so với thực từ, chúng là những từ không
mang ý nghĩa từ vựng chân thực. Bản chất ý nghĩa của hư từ là tính chất ngữ
pháp. Chúng là phương tiện vô cùng quan trọng để diễn đạt quan hệ giữa các
khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người
Việt. Hư từ không là thành tố chính của cụm từ, khơng có khả năng độc lập
tạo thành câu. Một số hư từ có thể làm thành phần phụ của cụm từ để thể hiện
các ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái. Trong tiếng Việt, phụ từ, quan hệ từ
(kết từ), tình thái từ, trợ từ là những hư từ. Có tác giả tách tình thái từ thành
loại từ riêng khơng thuộc hư từ (Đinh Văn Đức).
9


Sơ đồ về hệ thống từ loại tiếng Việt của các nhà ngữ pháp học có khác
nhau chút ít. Sau đây là sơ đồ hệ thống phân loại mà chúng tôi sử dụng làm
căn cứ trong đề tài này:

Hệ thống từ loại

Thực từ

Danh
từ

Động
từ

Tính
từ


Hư từ

Số
từ

Đại
từ

Phụ
từ

Quan
hệ từ

Trợ
từ

Tình
thái từ

(Theo Đỗ Thị Kim Liên – Ngữ pháp tiếng Việt – Nxb Giáo dục – 2002)
2.2 Phụ từ chỉ lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt
2.2.1 Phụ từ
Phụ từ là một tiểu loại của nhóm hư từ. Phụ từ chiếm một số lượng từ
khơng nhiều (khoảng vài chục) nhưng có tần số sử dụng rất cao và có tác dụng cần thiết
về ngữ pháp.
Về vai trị ngữ pháp, phụ từ là cơng cụ để biểu đạt các ý nghĩa ngữ
pháp của các thực từ trong cụm từ, câu như ý nghĩa số, ý nghĩa tình thái (thời,
thể, thức... ). Khi dùng, phụ từ dùng kèm (trước / sau) thực từ, tham gia cấu

tạo cụm từ trong vai trò thành tố phụ. Trong những điều kiện hạn chế về ngữ
cảnh và hoàn cảnh giao tiếp, mới có trường hợp dùng phụ từ làm thành phần
chính trong câu.
10


Về tiểu loại,
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt kể trên, luận văn chỉ đi sâu nghiên
cứu một tiểu loại trong tiểu loại phụ từ: nhóm phụ từ chỉ lượng. Nhóm này
vừa mang những đặc điểm chung của phụ từ vừa có những đặc điểm riêng về
ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng so với các nhóm khác.Trong phần tiếp theo,
chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phụ từ và phụ từ chỉ lượng.
Hầu hết các cuốn ngữ pháp tiếng Việt đều dành một phần để miêu tả
phụ từ. Xung quanh quan niệm phụ từ, còn có một số điểm chưa thống nhất,
chẳng hạn về tên gọi, về cách phân loại…
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” (Nxb Giáo dục 2002),
tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa: “phụ từ là từ chuyên bổ sung ý nghĩa cho động
từ, tính từ”.
Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXH, 2002 nói rõ hơn: phụ từ là từ
chỉ các ý nghĩa ngữ pháp về thời gian (Ví dụ: xe sẽ chạy), về thể trạng (Ví dụ:
xe đã đến rồi), về mức độ (Ví dụ: xe này rất tốt)… nó khơng đảm nhiệm phần
đề, phần thuyết trong nịng cốt. Vai trị mà nó có thể đảm nhiệm là làm yếu tố
cấu tạo ngữ nhưng cũng khơng làm chính tố mà chỉ làm phụ tố” (37, Tr88).
Lê Cận, Phan Thiều trong cuốn Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt định
nghĩa sơ lược hơn: Đây là lớp từ khơng có ý nghĩa phạm trù đầy đủ, thường
làm thành tố phụ cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong cụm từ (7, Tr 152).
Theo hướng trên, Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại miêu
tả đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của phụ từ như sau: Phụ từ khơng có chức
năng sở chỉ mà chỉ có chức năng diễn xuất, sở biểu về tình thái. Nhìn chung, ý
nghĩa của các phụ từ vừa có tính chất từ pháp vừa có tính chất cú pháp. Phụ từ

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong quan hệ với danh từ, động từ, tính từ, bổ sung
ý nghĩa về số lượng cho danh từ (những, các) hoặc ý nghĩa về tình thái thời
11


gian (đã, sẽ, đang, còn, vẫn), ý nghĩa phủ định (không, chưa, chẳng), ý nghĩa
mệnh lệnh khuyên bảo, can ngăn (hãy, đừng, chớ) hoặc ý nghĩa về mức độ
(rất, hơi, khí, quá) cho động từ và tính từ”… Về ngữ pháp: “Phụ từ không
tham gia vào việc tổ chức cấu trúc của ngữ mà tham gia vào việc tổ chức một
thành tố cú pháp”, chúng có khả năng kết hợp với thực từ và chuyên làm
thành tố phụ trước cho cấu trúc ngữ”. Phụ từ cịn có tác dụng xác định thành
phần câu và vạch ranh giới các cấu trúc ngữ… phụ từ là dấu hiệu để phân biệt
từ loại (4, Tr68).
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Anh Quế cũng gọi phụ
từ là phó từ. Nhưng theo ông, để làm nổi rõ sự khác nhau trong nội bộ từ loại
phó từ nên tách phó từ chuyên dùng cho danh từ lập thành một loại gọi là định
từ, cịn những từ chun dùng cho động từ, tính từ thì gọi là phó từ. Theo tác
giả, phó từ là từ loại khơng có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ bổ sung
cho động từ, tính từ một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Chức năng chủ yếu của phó từ
là làm thành tố phụ cho đoản ngữ. Chúng rất ít khi một mình làm thành phần
chính của câu (28, Tr 124).
Một số nhà ngữ pháp học lại theo xu hướng gọi tên chung của từ loại là
phụ từ nhưng tách riêng thành hai nhóm: những phụ từ đi với danh từ gọi là
định từ, các phụ từ đi với động từ, tính từ gọi là phó từ. Theo hướng này có
các tác giả Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên...
Theo Đỗ Thị Kim Liên, phụ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực
mà chỉ đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động
từ, tính từ. Phụ từ thường đi kèm danh từ, động từ, tính từ để cấu tạo cụm từ.
Phụ từ khơng làm thành phần chính của câu (23, Tr 60).
Các nhà ngữ pháp học Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung khơng định

nghĩa về phụ từ mà định nghĩa riêng về định từ, phó từ. Riêng về phó từ, họ
quan niệm: Phó từ là hư từ, thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ).
12


Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại,
đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các q
trình và đặc trưng trong hiện thực. Phó từ khơng có khả năng làm trung tâm
ngữ nghĩa, ngữ pháp trong kết hợp với thực từ và rất ít khả năng làm thành
phần chính trong câu. Chúng chỉ xuất hiện phổ biến ở vị trí thành tố phụ trong
kết hợp với thực từ, và trong cấu tạo thành câu (1, Tr124 - 125).
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy cách gọi tên phụ từ của các tác giả
chưa thống nhất: Lê Cận - Phan Thiều, Lê Biên gọi chung là phụ từ, dùng
khái niệm phụ danh từ đối với loại chuyên đi kèm danh từ, phụ vị từ đối với
loại chuyên đi kèm vị từ; Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Anh Quế lại gọi
chung là phó từ; Diệp Quang Ban - Hồng Văn Thung, Đỗ Thị Kim Liên thì
gọi chung là phụ từ nhưng chia làm hai loại: định từ chuyên đi kèm danh từ,
phó từ chuyên đi kèm động từ, tính từ; Đinh Văn Đức dùng khái niệm phụ từ,
Nguyễn Tài Cẩn cũng dùng chung là phó từ nhưng lại chia làm hai loại: định
từ chuyên đi kèm danh từ và trạng từ chuyên đi kèm động tính từ. Khái niệm
trạng từ của Nguyễn Tài Cẩn tương đương khái niệm phó từ của một số tác
giả trên.
Mặc dù cách diễn giải và cách gọi tên đối tượng có khác nhau chút ít
nhưng về cơ bản, các nhà ngữ pháp học tiếng Việt đã gặp nhau trong quan
niệm về phụ từ ở các khía cạnh sau:
- Phụ từ khơng mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chủ yếu mang ý
nghĩa ngữ pháp.
- Phụ từ chuyên đi kèm với thực từ để bổ sung một ý nghĩa ngữ pháp
nào đó.
- Phụ từ khơng có khả năng làm thành phần chính trong câu, khơng thể

độc lập tạo câu.

13


Chúng tơi coi những nét tóm lược trên đây là quan niệm của luận văn
về phụ từ. Và để thống nhất, chúng tôi dùng khái niệm chung là phụ từ, khơng
phân biệt phó từ, trạng từ nữa để tránh nhầm lẫn (coi định từ, phó từ là loại từ
trong khi thực ra chúng chỉ là một tiểu loại của phụ từ).
2.2.2. Phụ từ chỉ lượng
Ngoài việc chia phụ từ ra các loại phụ danh từ, phụ vị từ (định từ và
phó từ), các nhà ngữ pháp cịn tiến hành phân chia các nhóm này thành nhóm
nhỏ hơn. Riêng đối với nhóm phụ từ chuyên đi với danh từ, người ta thường
dựa vào ý nghĩa quan hệ với quá trình hay đặc trưng (ý nghĩa ngữ pháp) hoặc
căn cứ vào vị trí của chúng với từ trung tâm để phân nhóm nhỏ hơn.
Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp, tác giả Lê Cận - Phan Thiều trong cuốn
giáo trình "Ngữ pháp tiếng Việt tập 1" chia phụ từ của danh từ thành 6 loại,
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong "Ngữ pháp tiếng Việt tập 1",
NXBGD, 2002, chia phụ từ đi với danh từ thành 9 nhóm Nguyễn Anh Quế
chia phụ từ thành 7 nhóm; Lê Biên khơng chia phụ từ thành các lớp phụ từ
nhỏ hơn sau khi chia thành 2 lớp phụ từ của danh từ và phụ từ của vị từ nhưng
khi phân tích hoạt động của phụ từ, ơng lại đề cập đến 4 nhóm. Tác giả khơng
gọi tên từng nhóm mà chỉ dẫn ra các phụ từ trong nhóm.
Dựa vào vị trí của phụ từ so với yếu tố chính làm trung tâm, tác giả Đỗ
Thị Kim Liên chia phó từ làm 3 nhóm, trong từng nhóm lại tiếp tục dựa vào ý
nghĩa để chia thành từng tiểu nhóm. Phó từ đứng trước danh từ, phó từ đứng
sau danh từ, phó từ vừa có khả năng đứng trước danh từ vừa có khả năng
đứng sau danh từ.
Điều đáng chú ý là mặc dù cách phân chia tiểu loại, tiểu nhóm có khác
nhau ít hoặc nhiều ở mỗi tác giả nhưng tất cả đều để nhóm phụ từ chỉ lượng

thành một nhóm riêng. Điều này phần nào đã cho thấy vai trị đặc biệt của
nhóm phụ từ này.
14


Như đã nói trong phần lịch sử vấn đề, quan niệm và cách miêu tả, giải
thích của các tác giả về phụ từ chỉ lượng cũng còn một vài điểm chưa thật sự
nhất quán.
Diệp Quang Ban gọi phụ từ chỉ lượng là định từ - là từ biểu thị quan hệ
về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ, chuyên dùng kèm danh từ, với
chức năng làm thành tố phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ - nghĩa ngữ
pháp là danh từ.
Tác giả phân loại nhóm này thành hai nhóm nhỏ: nhóm những, các,
một - gọi là quán từ. Khi được dùng kèm danh từ, xét riêng từng từ trong
nhóm thì những, các thường chỉ số nhiều, một thường chỉ ý nghĩa số đơn.
Nhưng nếu đem chúng đặt vào những thế đối lập thì chúng sẽ bộc lộ một số ý
nghĩa phạm trù ngữ pháp quan trọng của danh từ. Nhóm mỗi, từng, mọi dùng
kèm trước danh từ, chỉ ý nghĩa phân phối về số lượng. Chúng có đặc điểm của
hư từ, nhưng khơng biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp có tính chất phạm trù
như nhóm những, các, một.
Cịn tác giả Lê Biên gọi nhóm phụ từ chỉ lượng này là "Các phụ từ cho
danh từ". Tác giả dựa vào đặc trưng từ loại của từ trung tâm trong cấu trúc
một ngữ để chia ra các lớp phụ từ này. Các phụ từ cho danh từ này - đó là các
hư từ mang ý nghĩa chỉ số như: những, các, mấy, từng, mọi...
Những từ này có khả năng kết hợp với danh từ và làm thành tố phụ
trước của danh từ làm trung tâm ngữ.
Hoàng Văn Thung - Lê A cũng gọi nhóm phụ từ chỉ lượng này là phụ
từ như cách gọi của tác giả Diệp Quang Ban. Định từ là từ đi kèm với danh
từ, biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của danh từ (ý nghĩa số và ý nghĩa khác).
Định từ gồm có:

- Nhóm những, các, một.

15


+ Những, các chỉ ý nghĩa số nhiều, đối lập với một chỉ ý nghĩa số ít (cần
phân biệt một - phụ từ chỉ số với một - số từ chỉ lượng).
+ Những chỉ ý nghĩa số nhiều và chỉ ý nghĩa sự vật cần được giới hạn
trong toàn bộ các sự vật. Do đó, danh từ đứng sau những địi hỏi phải có từ,
cụm từ đi kèm để giới hạn ý nghĩa sự vật (chỉ nói đến một số nhất định sự vật
nào đó trong tồn bộ các sự vật).
- Nhóm mọi, mỗi, từng, mấy: đặt trước danh từ, chỉ ý nghĩa phân phối (sự
vật).
+ Mọi: Phân phối bao quát tất cả các sự vật.
+ Mỗi: Phân phối theo cá thể sự vật.
+ Từng: Phân phối lần lượt theo cá thể sự vật.
+ Mấy: tách ra một nhóm các cá thể sự vật.
Mặc dù cách gọi tên, phân tích, lý giải và mức độ đề cập đến phụ từ chỉ
lượng có khác nhau nhưng các nhà ngữ pháp vẫn có tiếng nói chung về nhóm
phụ từ đặc biệt này ở một số điểm:
- Đây là nhóm phụ từ chuyên biệt của danh từ, chuyên đi kèm với danh
từ làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa. Tuy vậy, chúng vẫn có khả năng kết hợp
hạn chế với một số nhóm đại từ khác.
Ý nghĩa mà phụ từ chỉ lượng biểu thị chủ yếu là ý nghĩa ngữ pháp về
lượng đặc trưng của danh từ và một số đại từ với những sắc thái khác nhau
khi chúng được thực hiện hóa trong giao tiếp.
Hiện nay, việc xếp từ loại cho những từ: Những, các, mọi, mỗi, một,
từng, mấy... cịn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có tác giả xếp những từ:
mỗi, từng, mọi, mấy vào nhóm số từ như Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Diệp
Quang Ban. Nhưng có tác giả xếp những từ: mỗi, từng, mọi, mấy, những, các...

vào nhóm định từ.

16


Những kiến giải nói trên là những cơ sở lý thuyết hết sức quan trọng
đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Để tiện cho việc phân tích, lý
giải, trong luận văn này, chúng tôi xin phép được dùng khái niệm "Phụ từ chỉ
lượng" như đã nêu ở tên đề tài để thay thế cho như những cách gọi còn chưa
thống nhất. Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm đã nêu trên, chúng tôi xin
đưa ra quan điểm của luận văn về phụ từ chỉ lượng như sau: "Phụ từ chỉ lượng
là loại từ chuyên biệt của danh từ và đại từ. Chúng có số lượng khơng lớn
nhưng có vị trí đặc biệt trong các loại phụ từ".
3. Phụ từ chỉ lượng trong mối quan hệ với từ chỉ lượng
3.1 Hệ thống từ ngữ chỉ lượng trong tiếng Việt
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, có lớp từ định danh, gọi tên sự vật;
có lớp từ chỉ đặc điểm, tính chất sự vật; có lớp từ chỉ hoạt động, trạng thái của
sự vật... Và có lớp từ chỉ số lượng của các sự vật và biểu thị ý nghĩa về lượng
của các đặc điểm, tính chất, hoạt động... của các sự vật đó. Trong tiếng Việt,
để biểu đạt nội dung ý nghĩa về lượng, có thể có nhiều nhóm, nhiều từ loại
tham gia thể hiện ở những mức độ chuyên dụng hay phù trợ khác nhau: số từ,
phụ từ, tính từ, đại từ, danh từ, động từ…
Trong đó, số từ là từ loại chuyên dụng, gồm những từ biểu thị ý nghĩa
số (Ý nghĩa số vừa có tính chất thực - gắn với khái niệm thực thể, vừa có tính
chất hư - khơng tồn tại như những thực thể hay quá trình)…
Số từ biểu thị nghiã về số lượng, đó là số đếm như: một, hai, bảy,
chín... hoặc đó có thể là số chỉ số thứ tự: nhất nhì.... Về chỉ lượng, số từ gồm
cả từ chỉ lượng chính xác, đó là các số trong dãy số đếm tự nhiên: một, hai,
ba, bốn....và các từ chỉ số lượng khơng chính xác: vài, dăm, mấy, mươi.....
Về ngữ pháp, số từ thường đi kèm với danh từ để chỉ ra số lượng của sự

vật (thường đứng trước danh từ) hoặc chỉ thứ tự của sự vật (thường đứng sau
danh từ). Chẳng hạn: "Cô Lan dạy Văn cho ba lớp. Cô Lan chủ nhiệm lớp
17


mười". Số từ có thể làm trung tâm của cụm số từ trong một số trường hợp
như: "Đám ruộng này rộng chừng bốn sào", nó cũng có thể làm chủ ngữ trong
câu "Hai nhân hai bằng bốn", làm bổ ngữ đối tượng, bổ ngữ kết quả, làm định
ngữ cho danh từ và làm vị ngữ gián tiếp...
Như vậy, để biểu đạt ý nghĩa số lượng, trong lớp thực từ của từ loại
tiếng Việt có hẳn một từ loại biểu thị về số lượng, đó là "số từ". Ta có thể gặp
rất nhiều số từ được sử dụng trong cuộc sống và đặc biệt là trong văn học
như:
Số đếm:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về
(Ca dao)
Mười lăm năm ấy ai quên
....
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
(Ta đi tới)
Số từ chỉ thứ tự như:
Ai nhất thì tơi thứ nhì
Ai mà hơn nữa tơi thì thứ ba

(Ca dao)
18


Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiếng Việt cịn rất nhiều các từ loại khác biểu
đạt ý nghĩa số lượng. Đó là các đại từ chỉ khối lượng, tổng thể: cả, tất cả, tất
thảy, hết thảy... bao nhiêu....bấy nhiêu; các tính từ: ít, nhiều, nặng nhẹ...; các
danh từ: mét, tạ, tấn, .... và các phụ từ: những, các, mọi, từng, mấy...
Chẳng hạn:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hồng Trung Thơng)
Ai vơ đó, với đồng bào, đồng chí
Nói với nửa Việt Nam u q
(Tố Hữu)
Tất cả tranh và kí họa của tơi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái
sạp lán giữa rừng căn cứ
(Nguyễn Minh Châu)
Ít nhiều người vợ trẻ
Mịn lưng bên cối gạo canh khuya
(Chính Hữu)
Trong số những từ chỉ lượng đó, chúng ta thấy số từ, đại từ, tính từ và
phụ từ có khả năng biểu đạt ý nghĩa về lượng rõ ràng hơn cả. Số từ là từ loại
chuyên biệt dùng để chỉ số trong tiếng Việt. Đại từ và tính từ là những thực
từ. Đại từ dùng để chỉ trỏ, thay thế. Tính từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất,
trạng thái của sự vật, hiện tượng. Các từ loại này cũng tham gia biểu thị về
lượng nhưng không chuyên dụng như số từ, phụ từ chỉ lượng.
Đối với các ngơn ngữ biến hình như tiếng Nga, tiếng Anh, để biểu đạt ý
nghĩa về số, các ngôn ngữ này dùng phương thức kết hợp: số từ + danh từ. Ví
dụ: 3 students, 100 dolars (giống tiếng Việt). Nhưng cũng có thể dùng phương

thức biến hình: thêm phụ tố (số lượng) vào căn tố. Ví dụ: books, boys (những
19


cuốn sách, những đứa trẻ); hay đùng phương thức biến đổi căn tố.

Ví dụ:

man/men (một người đàn ơng/ nhiều người đàn ông)…Điều này khác với
tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ khơng biến hình, từ khơng biến đổi hình
thái. Vậy, để biểu đạt nội dung, ý nghĩa một cách phong phú, đa dạng và tinh
tế, chính xác, tiếng Việt rất cần đến trật tự từ và hư từ. Các hư từ, trong đó có
phụ từ, mặc dù khơng có ý nghĩa thực nhưng lại có ý nghĩa quan trọng,
khơng thể thiếu trong cách diễn đạt của người Việt, trong đó có phương thức
biểu đạt ý nghĩa chỉ lượng.
Ngồi biểu thị những vai trị ngữ pháp của mình, hư từ nhiều khi còn
mang ý nghĩa khái quát, biểu trưng khác nữa.
Cũng như vậy, trong việc biểu đạt nội dung số lượng của tiếng Việt, sự
có mặt của những: " Những, các, từng, mọi, mấy, mỗi...." có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng.
3.2 Phụ từ chỉ lượng
Phụ từ chỉ lượng là những phụ từ đi kèm với danh từ và đại từ nhằm
biểu đạt số lượng cho danh từ hoặc đại từ. Đó là các từ: những, các, một (một
là phụ từ chỉ số ít, khác với 1 là số từ chỉ số lượng), mỗi, từng, mọi, mấy.
Cách dùng phụ từ chỉ lượng trong tiếng Việt:
* Các
- "Các" xuất phát từ tiếng Hán, có nghĩa xác định về lượng
- Ln đứng trước danh từ biểu trưng nghĩa số nhiều.
- "Các" chỉ ý nghĩa số nhiều và chỉ tồn bộ "sự vật", khơng giới hạn
riêng một khối sự vật nào.

- Cùng phạm trù với "những" nhưng khác "những" ở chỗ sau danh từ có
thể có một hoặc khơng nhất thiết phải có định ngữ. Chẳng hạn: "Em chào các
anh, các chị". Trong khi đó: "Những anh chị đang chuyện trị với nhau đó là
người cùng làng với tôi".
20


* Mỗi
- Nhấn mạnh giới hạn chừng ấy, khơng có hơn nữa.
Ví dụ:
"Cả ngày mới được mỗi câu".
- Mỗi... mỗi... kết cấu có nét nghĩa như "một" chỉ lượng số ít:
"Tình hình mỗi ngày mỗi khác"
- Sự khác nhau giữa "mỗi" và "một". "Một" chỉ một lượng nhất định
còn "mỗi" biểu trưng một cá thể, một đơn vị được phân xuất từ tồn thể đơn
vị lớn hơn. Do đó, trong những trường hợp như thế này không thay "một"
bằng "mỗi" được.
Chẳng hạn:
+ Mỗi lần về quê, em thấy quê mình nhiều thay đổi
+ Đã hơn một lần tôi đến thăm anh
- Mỗi kết hợp với một => "mỗi một": nhấn mạnh chỉ có chừng ấy
khơng hơn khơng kém.
Ví dụ:
"Hơm nay chỉ mỗi một mình con về thơi"
- Mỗi... một dùng để cá thể hóa, cụ thể hóa hiện tượng, sự tình, dùng để
nhấn mạnh mức độ nào đó được nói trong vị ngữ. Ví dụ: "mỗi người một ý",
"mỗi người một ngả"
* Một
- Dùng cấu tạo các từ có nghĩa giới hạn, phiếm định: một tí, một chốc,
một thời....

Ví dụ:
"Một người không làm nên xã hội"
- Một biểu trưng lượng số ít: "Đó là một xã hội tốt đẹp"
- Trong văn học, một có giá trị biểu cảm.
21


×