Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 111 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ THU HÀ






NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG

(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng
nước lũ, Một mình một ngựa)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam









Hà Nội-2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ THU HÀ



NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG

(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng
nước lũ, Một mình một ngựa)





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bích Thu





Hà Nội-2012


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1. Giới thuyết về khái niệm tự sự 3
2.2. Về nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 6
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 10
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10

5. Mục đích, ý nghĩa của luận văn 11
5.1. Mục đích nghiên cứu 11
5.2. Ý nghĩa của luận văn 11
6. Cấu trúc luận văn 11
B. NỘI DUNG CHÍNH 12
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 12
1.1. Các kiểu nhân vật: 15
1.1.1. Nhân vật trí thức nhà văn - nhà giáo 15
1.1.2. Nhân vật nữ 23
1.1.3. Nhân vật đám đông 31
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 35
1.2.1. Miêu tả ngoại hình 35
1.2.2. Miêu tả tâm lý 39
1.2.3. Ngôn ngữ nhân vật 45
CHƢƠNG 2: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN 49
2.1. Ngƣời kể chuyện 51


2.1.1.Trần thuật khách quan 51
2.1.2 Trần thuật chủ quan 58
2.2. Điểm nhìn 61
2.2.1. Điểm nhìn bên trong 62
2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài 66
2.2.3. Sự di chuyển điểm nhìn 67
CHƢƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU 72
3.1. Giọng điệu triết lí 73
3.2. Giọng điệu mỉa mai, suồng sã 83
3.3. Giọng điệu trữ tình 92
C. PHẦN KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102



1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 1975 mở ra bước ngoặt lớn lao của lịch sử và dân tộc. Khi bước ra
khỏi cuộc chiến, cùng với niềm vui chiến thắng và đất nước thống nhất thì đồng
thời chúng ta cũng phải đối mặt với biết bao khó khăn của nền kinh tế khủng
hoảng trầm trọng. Yêu cầu đổi mới xã hội là bức thiết. Muôn đời, nhiệm vụ của
văn học là phản ánh bản chất lịch sử đời sống xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu
mới về thưởng thức văn chương của độc giả cũng như nhu cầu thể hiện tình cảm
của nhà văn, văn học sau năm 1975 đã có những đổi mới.
Sau hai cuộc kháng chiến, với độ lùi thời gian để chiêm nghiệm về
những gì đã về xảy ra trong quá khứ và hiện tại, các nhà văn đã chú ý nhìn
thẳng vào sự thật để khai thác chuyện thế sự như những mâu thuẫn nội bộ
nhân dân, những mặt trái của xã hội hay những năm tháng hào hùng đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và cho ra đời những tác phẩm có giá trị về nội dung và
nghệ thuật. Có thể kể đến những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Thân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khắc Trường
Có thể nói, văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay đã tái hiện sinh
động và đa dạng hiện thực cuộc sống thời kì đổi mới đất nước và vẽ ra bức
tranh sinh văn học sống động và phong phú. Ngoài ra, nó còn góp phần phản
ánh rõ nét tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người thời kì đổi mới, đồng
thời lên án những thói xấu, những tiêu cực trong xã hội hiện tại để tạo nên
một dòng văn học đích thực mang ý nghĩa nhân văn.
Sự đổi mới về nội dung, nghệ thuật và quan niệm sáng tác của tiểu
thuyết cũng không phải là ngoại lệ. Tiểu thuyết giai đoạn này đã đổi mới cấu
trúc thể loại: Tiểu thuyết ngắn đã xuất hiện bên những bộ tiểu thuyết trường
thiên hoành tráng; nhân vật gắn với những biến cố xã hội và mang không ít bi
kịch đời thường; lối kết cấu tâm lí với hồi ức tạo ra sự đảo lộn về không gian,



2
thời gian lấn át lối kết cấu truyền thống; mỗi chương vừa có tính chất nối tiếp
vừa có tính độc lập; có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật Trong khoảng
những năm cuối của thế kỉ XX, tiểu thuyết có sự gia tăng đáng kể về số lượng
và chất lượng. Ở giai đoạn này, xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc với sức viết
dồi dào và có nhiều ý tưởng táo bạo, mới lạ, một trong số đó là Ma Văn
Kháng.
Ma Văn Kháng được mệnh danh là người “tiền trạm” của văn học thời kì
đổi mới. Thoát khỏi khuynh hướng sử thi trong văn học những năm
1945 - 1975, với cảm hứng thế sự, nhà văn đã đưa bản chất của cuộc sống vào
tác phẩm của mình. Đề tài trong sáng tác của Ma Văn Kháng rất đa dạng: từ
cuộc sống miền núi cho đến những vấn đề của của thành thị. Tất cả đều phản
ánh sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội cũng như những oái oăm trong
mối quan hệ gia đình. Độc giả không khỏi ấn tượng, ngạc nhiên bởi nội lực
sáng tạo của cây bút này. Ông đã cho ra mắt bạn đọc 13 cuốn tiểu thuyết, 25
tập truyện ngắn và một hồi kí, trong đó có rất nhiều tác phẩm được giải
thưởng trong nước và quốc tế. Dẫu viết nhiều thể loại, ta vẫn thấy được
những thành công nổi bật của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết. Không phải nhà
văn nào cũng tạo được phong cách. Chỉ những nhà văn lớn, có tài năng thực
sự mới tạo được phong cách cho riêng mình. Không chỉ đạt được thành tựu ở
thể loại truyện ngắn, với thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng cũng có những
thành công nhất định, gây ấn tượng với độc giả. Ở luận văn này, chúng tôi
quan tâm đến những đóng góp của nhà văn với thể loại tiểu thuyết, đặc biệt ở
nghệ thuật tự sự mang đậm phong cách của chủ thể sáng tạo. Với lí do trên,
chúng tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng (Qua Ngược dòng nước lũ, Đám cưới không có giấy giá
thú, Một mình một ngựa).




3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Giới thuyết về khái niệm tự sự:
Khi loài người xuất hiện, tự sự cũng ra đời. Thế nhưng, cho đến thập
niên 60, 70 của thế kỉ XX, các học giả Pháp với vai trò là người đi đầu, tự sự
mới thực sự trở thành một khoa nghiên cứu độc lập. Vào những năm 80 của
thế kỉ XX, tự sự học (Narratology, Narratologie) đã trở thành trào lưu và thịnh
hành ở Mỹ. Nó đã trở thành cầu nối cho việc đối thoại và hòa nhập giữa
truyền thống phê bình Mỹ và lí luận văn học Châu Âu.
Cũng như các trường phái lí luận khác, tự sự học cũng có lịch sử phát
triển của nó: từ tự sự học kinh điển của chủ nghĩa cấu trúc chuyển sang giai
đoạn hậu kinh điển. Mối quan hệ của tự sự học kinh điển và tự sự học hậu
kinh điển là sự giao thoa và kế thừa. Tự sự học hậu kinh điển coi tự sự học
kinh điển như một “khoảnh khắc quan trọng” của mình. Nó lợi dụng khả năng
của chúng; chỉ ra những hạn chế của mô hình tự sự cũ; tiếp nhận nhiều
phương pháp luận cùng nhiều giả thiết nghiên cứu mới và đề cập những cách
nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự, biểu hiện của quá trình vận động
về hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu tự sự.
Tự sự học kinh điển ra đời vào giai đoạn những năm 60 kéo dài đến
khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Hệ hình tự sự hậu kinh điển tập trung
nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện.
Hệ hình tự sự học kinh điển được phân làm ba nhóm:
Nhóm 1: chịu sự ảnh hưởng lớn của V.Propp - đại diện của tự sự học cấu
trúc chủ nghĩa, chú ý nghiên cứu những yếu tố như cấu trúc của truyện, đối
tượng trần thuật như ngữ pháp của tự sự, kết cấu, chức năng của sự kiện và
logich phát triển kết cấu của chúng. Vô hình chung, phương pháp nghiên cứu
này đã lạm dụng thuật ngữ học và bỏ qua việc tìm hiểu cách kể, nhân vật, ý
nghĩa của truyện. Lối tư duy của chủ nghĩa cấu trúc đã nhanh chóng bị lỗi thời.



4
Nhóm 2: với quan điểm lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa, đại diện tiêu
biểu là học giả G. Genette nghiên cứu lời kể, cách kể (diễn ngôn tự sự). Ông
đã đưa ra 3 phạm trù của diễn ngôn trần thuật là thời thái (tence) - quan hệ với
thời gian; ngữ thức (mood) - quan hệ với cự li và góc độ trần thuật; ngữ thái
(voice) - liên quan đến tình huống, quan hệ người kể và người nhận trong trần
thuật. Genette phân biệt tụ tiêu (ai nhìn) với điểm nhìn và giọng điệu. Tuy
cách tiếp cận của Genette có những điểm mới lạ nhất định nhưng nhược điểm
của nó lại là coi cấu trúc tự sự là một thể khép kín.
Nhóm 3: với đại diện là Prince và S.Chatman, Mieke Bal. Họ đề cao
tầm quan trọng của cả hai mặt cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc chuyện. M. Bal
cho rằng: “Tự sự học (narratology) là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật.
hình tượng, hình ảnh sự vật, sự kiện cùng sản phẩm văn hoá “kể chuyện”. Tác
giả chia tự sự thành ba tầng bậc: văn bản trần thuật (narrative text), chuyện kể
(story), chất liệu (fabula). Trong ba nhóm kể trên, công trình của M.Bal được
cho là chính xác và chặt chẽ nhất, nó có khả năng làm cơ sở cho các công
trình nghiên cứu tự sự.
Tiếp nối tự sự học kinh điển là tự sự học hậu kinh điển. Xuất hiện vào
những năm 80, tự sự học hậu kinh điển nghiên cứu tự sự trong quan hệ với
người đọc, những lĩnh vực ngoài văn học và ngữ cảnh. Phương pháp này đi
sâu vào ba hướng nghiên cứu chủ yếu.
Hướng 1: nghiên cứu đặc trưng chung của các tác phẩm tự sự, không
phân biệt sự khác nhau về phương tiện và thể loại
Hướng 2: đi từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng sang phân tích cấu
trúc tự sự của các tác phẩm cụ thể.
Hướng 3: phát triển mô hình tự sự theo công thức “tự sự học + X”, trong
đó “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay tự sự học pháp luật, tự sự học hậu hiện
đại… Mô hình này đã giúp phát triển tự sự học sang một phạm vi mới.



5
Nghiên cứu về tự sự học hậu kinh điển, Genette là người tiên phong
trong việc đề xuất phương pháp tam phân: 1. Câu chuyện (histoire) - nội dung
được kể; 2. Thoại ngữ tự sự/trần thuật (récit) - diễn ngôn kể (văn bản tác
phẩm tự sự mà độc giả đọc), trong đó thoại ngữ chỉ tất cả mọi đặc trưng mà
tác giả đem đưa vào câu chuyện; 3. Hành vi trần thuật (narration) - quá trình
hoặc hành động này làm nảy sinh thoại ngữ. Trong đó, hành vi tự sự là quan
trọng nhất, không có hành vi tự sự thì không có thoại ngữ tự sự, không có câu
chuyện được kể ra.
Ở giai đoạn tiếp theo, tự sự học hậu kinh điển đi sâu vào nghiên cứu
diễn ngôn tự sự, tức là ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo ra nó như: người
kể, hành động kể, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu, thời gian mà đại diện tiêu
biểu là Todorov, G.Genette, S.Chatman, G.Prince. Trước đây, tự sự học cấu
trúc chỉ chú ý vào chức năng, ngữ pháp truyện và ngữ nghĩa ở cấu trúc bề sâu,
còn hiện nay, các học giả đã quan tâm đến tu từ học tự sự học như là một
phương tiện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự. Bên cạnh vấn đề điểm
nhìn thì kí hiệu tượng trưng, khoảng cách trần thuật cũng được đặc biệt chú ý.
Có lẽ, đây chính là lí do tự sự học được hưởng ứng rộng rãi của giới nghiên
cứu trên phạm vi toàn thế giới.
Ra đời từ cuối thế kỉ trước, tự sự học hiện đại đã có những chặng
đường phát triển của riêng mình: tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc (tự sự học
nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự), tự sự học cấu trúc chủ
nghĩa (lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú
pháp học, mục đích là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của
tự sự mà không cần đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách
quan) và tự sự học cấu trúc chủ nghĩa (gắn liền với kí hiệu học, hình thức tự
sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm).



6
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tự sự học đã trở thành một
hướng tiếp cận quen thuộc được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ví dụ như hội
thảo Tự sự học năm 2001 tại Đại học Sư phạm Hà Nội và việc xuất bản công
trình tuyển chọn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (GS.Trần Đình Sử
chủ biên) đã đánh dấu một bước khởi đầu mới trong việc nghiên cứu tự sự
học tại Việt Nam. Năm 2007, tiếp tục hội thảo về tự sự học, GS.Trần Đình Sử
đã tuyển chọn và cho ra đời công trình Tự sự học, một số vấn đề lí luận và
lịch sử - Phần 2, khẳng định vị trí của tự sự học. Nhiểu công trình nghệ thuật,
nhờ vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu, đã có được những hiệu quả bất
ngờ. Trần Đình Sử cho rằng: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học
hiện đại nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan”.
Tác giả phân biệt “cấu trúc lời văn”, “cấu trúc sự kiện” từ đó phân biệt giữa
“kể cái gì” và “kể như thế nào” để làm nổi bật vai trò của chủ thể trần thuật.
Như vậy, bản chất của tự sự là hướng tới cách đọc của độc giả. Quan niệm tự
sự vì thế không tách rời kí hiệu học, lí thuyết giao tiếp và tiếp nhận.
Trên cơ sở những lí luận về tự sự học, chúng tôi chú trọng tới nghiên
cứu vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và
giọng điệu trong những tiểu thuyết như: Ngược dòng nước lũ, Đám cưới
không có giấy giá thú, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng.

2.2. Về nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: Đám
cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa.
Bằng việc tạo ra cho riêng mình “một tiếng nói riêng không trộn lẫn
vào đâu”, Ma Văn Kháng đã tạo ra được tiếng vang lớn trên diễn đàn văn
chương và được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao. Ông đã từng bộc bạch
“mỗi cuốn tiểu thuyết là một phần đời của tôi”, “Thôi thúc tôi viết bao giờ
cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và thật lớn lao trong



7
những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả
những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu
với cái đẹp của cuộc sống” [56].
Dưới cái nhìn của nhân vật trung tâm đều là những nhà văn - nhà giáo
thế giới hiện thực xuất hiện trong ba tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá
thú (1988), Ngược dòng nước lũ (1999), Một mình một ngựa (2009) không
chỉ dừng lại ở những xô bồ của đời sống thành thị mà còn là những phức tạp ở
nơi rừng núi xa xôi.
Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, sự ra đời của tiểu thuyết luận đề
Đám cưới không có giấy giá thú (1988) đã tạo ra một làn sóng dư luận. Các
bài viết như: “Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng” của Vũ Dương Quỹ;
“Nếu đám cưới không có giấy giá thú” của Nguyễn Văn Lưu; “Đám cưới
không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị
văn hóa với đời sống con người” của Mai Thục và “Cuộc thảo luận về tiểu
thuyết Đám cưới không có giấy giá thú” do báo Văn nghệ tổ chức ngày
11.11.1990, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn
học có tiếng đều đã đưa ra những nhận xét khá lí thú, bổ ích và công bằng
về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt còn hạn chế về phương
diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã từng nhận xét “tác phẩm có nhiều trang
sinh động, hấp dẫn trong đối thoại, tranh luận hoặc dựng người dựng cảnh,
nhưng cũng có nhiều trang chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư,
những lời biện giải mang màu sắc duy lí của tiểu thuyết luận đề” [57, tr. 5].
Năm 1999, Ma Văn Kháng đã cho trình làng tiểu thuyết Ngược dòng
nước lũ. Đó là cuộc lội “ngược dòng” vô cùng gian lao, đầy đau đớn của con
người để chống lại tất cả những cái xấu xa, bần tiện, bỉ ổi xuất hiện trong cơ
chế thị trường và giữ được cho mình cái trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng nhất.



8
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Ngọc Thiên đã viết: “cái lí tưởng, cái cao cả
đi bên cạnh cái đê tiện, cái thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa, ngẫu
hứng đan xen với cái thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu. Giọng điệu và mạch
văn cũng được biến hóa linh hoạt Tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện trong
ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại” [24, tr. 356]. Còn Hồ Anh Thái thì
cho rằng: “Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình trở
nên đậm đặc hơn ở Ngược dòng nước lũ. Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói
tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây. Văn chương
cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn”
[52]. Bên cạnh những đánh giá sâu sắc của các tác giả đó, Lã Duy Lan đã
chiêm nghiệm: “Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định
hình vững chãi, địa vị của văn chương trong kinh thế thị trường, mở ra cuộc
khám phá mới đầy tiềm năng vào tận nguồn mạch văn chương, tầng sâu của
dòng đời cuộn chảy, mà ở tác giả nội lực đã được chuẩn bị kĩ càng từ nhiều
chục năm trước” [47].
Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Một mình một
ngựa (2009) của Ma Văn Kháng đã lấp đầy khoảng trống trong kí ức của tác
giả. Trong một lần được phỏng vấn, ông đã từng tâm sự: “Tôi muốn vẽ lại
chân dung những con người mà mình đã từng được sống và làm việc qua con
mắt nhìn của một ông giáo, một tiểu trí thức, trong tinh thần thực sự cầu thị.
Nghĩa là cố gắng gọi đúng tên sự vật, không tô hồng, huyền thoại hóa họ và
nhất là không tô đen bóp méo, phủ định sạch trơn” [58]. Với nghệ thuật và kĩ
thuật viết tiểu thuyết chắc tay của tác giả, cuốn tiểu thuyết này đã đạt giải
thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Bình Nguyên Trang đã từng nhận xét: “Một
mình một ngựa có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được
đan cài vào nhau một cách tài tình xuyên suốt trong tác phẩm đã tái hiện cái
đẹp và cái hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng” [61].



9
Trong bài viết của mình, Tiểu Quyên đã đánh giá về nghệ thuật viết
truyện cũng như chủ đề của tác phẩm như sau: “Sự cô đơn là sản phẩm của
tạo hóa, mang sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả phi thường với
thói đời nhỏ nhặt, tầm thường. Chủ đề ấy của tiểu thuyết được thực hiện bằng
một nghệ thuật trần thuật có dụng ý phác thảo loạt chân dung một lớp người -
một thế hệ cán bộ ở một thời điểm nhất định của đất nước. Những tính cách
giàu tính chân thực sinh động, như một đính chính những ngộ nhận về họ ở cả
hai phía cực đoan. Bí thư tỉnh ủy Quyết Định là một người có quá khứ oanh
liệt, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Ông tâm huyết, tận tụy, sống gương mẫu
và trung hậu. Nhưng cảm giác cô đơn, một mình một ngựa vừa hào hùng vừa
cô độc đã chế ngự ông. Một mình một ngựa đã khắc họa nhân vật bằng một
cảm hứng kiêu hùng để khắc họa nên hình tượng một con người bình thường
như đủ sức làm nên một sức mạnh anh hùng” [58].
Còn Huy Thông thì tâm đắc: “Tiểu thuyết có dáng dấp một tự truyện
của tác giả. Một mình một ngựa, hình tượng đầy cảm hứng kiêu hùng đó đồng
thời đã hàm chứa ở trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi đời người trong cuộc
sống vốn là sản phẩm của tạo hóa mang sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh
hùng cao cả lãng mạn phi thường với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường, thậm chí
đê tiện xấu xa Chủ đề ấy của tiểu thuyết được thực hiện bằng một nghệ
thuật trần thuật có dụng ý phác thảo một loạt chân dung một lớp người - một
thế hệ cán bộ ở một thời điểm nhất định của đất nước - những tính cách giàu
tính chân thực sinh động, như một đính chính những ngộ nhận về họ ở cả hai
phía cực đoan” [60].
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về
các tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Phan Thị Kim (2002), “Nhân vật trí
thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết
sao 1980”; Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), “Cảm hứng phê phán trong văn xuôi



10
hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái)”; Nguyễn Hoàng Mi (2008), “Những chuyển biến
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”; Đào Thị Minh Hường
(2010), “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới
nay”; Nhiều tác giả (2008), “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết sau năm
1975 của Ma Văn Kháng”;
Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu ít nhiều đã đưa ra
những nhận xét sâu sắc đối với những tác phẩm nói trên của Ma Văn Kháng.
Những bình giá tinh tế, sắc sảo này sẽ là tư liệu bổ ích để chúng tôi triển khai
vấn đề nghiên cứu của mình.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sự đổi mới nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được ghi
nhận từ sau những năm 80 của thế kỉ XX với những tiểu thuyết chủ yếu viết
về đô thị và miền núi. Vì vậy, trong giới hạn đối tượng nghiên cứu luận văn
của mình, chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng dựa trên các khía cạnh: nghệ thuật xây dựng nhân vật,
người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được khảo sát dựa trên ba tiểu thuyết:
- Đám cưới không có giấy giá thú (1988)
- Ngược dòng nước lũ (1999)
- Một mình một ngựa (2009)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau:



11
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Nhằm khám phá cấu trúc tự sự trọng ba tiểu thuyết trên của Ma Văn
Kháng, luận văn chủ yếu sử dụng lí thuyết tự sự học.

5. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
5.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn là công trình khảo sát về nghệ thuật tự sự trong các tiểu
thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một
ngựa của Ma Văn Kháng. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn
sẽ đem lại một cái nhìn khái quát ở sự một số đổi mới về nghệ thuật tự sự độc
đáo.
5.2. Ý nghĩa của đề tài
Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác
với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà vận dụng những thành tựu
đã có để đưa ra những đánh giá cụ thể về phong cách nghệ thuật Ma Văn
Kháng dưới góc nhìn tự sự học.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn.
Chƣơng 3: Giọng điệu






12
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết. Bởi nhân
vật là một thành tố vừa thuộc nội dung lại vừa thuộc hình thức của tiểu thuyết.
Nghiên cứu về nhân vật thực chất là đang tìm hiểu xem tác giả nhìn nhận con
người như thế nào và chuyển tải hình tượng đó trong tác phẩm của mình bằng
cách nào? Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan, thế giới
hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Do đó, trong tác phẩm văn học, nhân
vật luôn đóng một vai trò quan trọng. Nhân vật trở thành phương tiện chuyên
chở thông điệp của nhà văn, của tác phẩm đến với người đọc. Trong bất kỳ
tác phẩm văn học thuộc thể loại nào cũng không thể thiếu đi bóng dáng nhân
vật, đặc biệt với tác phẩm tự sự.
Vậy nhân vật là gì? “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào
một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định”
[3, tr. 126]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật (character) là: “con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng (…). Nhân vật văn học là một
đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có
thật trong đời sống ( ). Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật
và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt
với chủ đề của tác phẩm” [15, tr. 235 – 236].
Như vậy ta có thể hiểu nhân vật có thể là con người hoặc đồ vật, hay
các sinh vật khác. Tuy nhiên nó phải mang các bản tính của con người và
nhằm mục đích phản ánh cuộc sống của con người.
Trên thế giới nhìn lại các tiểu thuyết của các nhà văn đầu thế kỷ XX ta
có thể thấy được khuynh hướng tấn công vào nhân vật. F.Kafka đã giản lược



13
dần tên của nhân vật đến khi chỉ còn kí hiệu nhân vật bằng một chữ cái…
Thực chất nó không làm nhân vật biến mất trong tác phẩm mà chỉ thủ tiêu
tính cách nhân vật mà thôi. Ở đây tác giả đã làm “dẹt” nhân vật của mình.
Xóa nhòa cuộc sống thực với các yếu tố như nghề nghiệp, lai lịch, nhân thân
chỉ quan tâm tới nhân vật tại thời điểm xảy ra biến cố. Dường như tác giả
không quan tâm tới quá trình diễn tiến của tính cách nhân vật, mà chỉ cố
chuyển tải tâm trạng của nhân vật tại thời điểm kể chuyện. Cách kể đó đã
khiến cho kiểu nhân vật điển hình biến mất thay vào đó ta có nhân vật như
một mảng hiện thực bị xé nhỏ, ngổn ngang bề bộn. Thậm chí nhiều nhà văn
còn cực đoạn phản đối loại nhân vật tâm lý (kiểu nhân vật đã rất thành công
của tiểu thuyết thế kỷ XIX) và họ nghĩ nhân vật của họ không còn tâm lý nữa.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào thì thực chất điểm khác biệt là các nhà
văn đã dùng cách khác để miêu tả tâm lý nhân vật chứ không phải là hủy diệt
tâm lý nhân vật.
Khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ta thấy, ở giai đoạn sáng
tác sau này, nhân vật của Ma Văn Kháng không còn mang tính sử thi như
những sáng tác ở giai đoạn trước, mà mang tính đời tư, thế sự nhiều hơn. Thế
giới nhân vật không phức tạp và tha hóa như trong sáng tác của Tạ Duy Anh,
không ám ảnh như trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, không mơ hồ kì
ảo như Châu Diên. Nhưng nó phản ánh một hiện thực xã hội, mang một suy
nghĩ triết lý sâu sắc về con người.
Ma Văn Kháng chủ yếu xây dựng nhân vật bằng các thủ pháp truyền
thống quen thuộc. Điều đáng ghi nhận là ông thổi được cái hồn của con người
thời đại mới vào mỗi nhân vật của mình. Tìm hiểu các tác phẩm của Ma Văn
Kháng mà ở đây cụ thể là ba tiểu thuyết: Một mình một ngựa, Ngược dòng
nước lũ và Đám cưới không có giấy giá thú, chúng tôi nhận thấy nhân vật của
Ma Văn Kháng phong phú, có những nét tính cách, hành động, tâm lý, ngôn



14
ngữ sinh động và chân thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời riêng góp vào bức
tranh chung phản ánh sâu sắc thực tế xã hội Việt Nam trong một giai đoạn
lịch sử. Tìm hiểu thế giới nhân vật của ông còn cho phép chúng ta thấy rõ hơn
sự khác biệt trong các giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng. Ba tiểu thuyết
mà chúng tôi lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu thuộc giai đoạn sau trong
quá trình sáng tác của nhà văn, mang hơi thở của thời hậu chiến. Trong đó thế
giới nhân vật không còn những con người anh hùng của thời chiến tranh, mà
thay vào đó là hình ảnh những người trí thức có tài, có tâm nhưng đầy bi kịch;
là giới công chức, quan chức học vấn thì thấp, tài năng hạn hẹp mà quyền
hành thì cao; là hình ảnh những người phụ nữ ngày một mặn mòi, duyên
dáng, đẹp kiểu thị thành, phố phường. Mỗi kiểu nhân vật ấy cho ta một cái
nhìn sâu sắc về sự tác động, thay đổi của lịch sử xã hội đối với mỗi con
người. Chúng ta cũng bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình trong mỗi nhân vật
của Ma Văn Kháng. Nhân vật trong các tác phẩm thuộc mảng thế sự, đời tư
của nhà văn không còn phân tuyến tốt xấu rõ ràng, hình hài của kẻ thù cũng
không dễ nhận diện, tiêu chí phân chia chính diện và phản diện cũng thay đổi
ít nhiều. Thế giới nhân vật ấy đã làm nổi bật cảm hứng và bút pháp nghệ thuật
của ông. Bao giờ trong các tác phẩm của mình Ma Văn Kháng cũng chọn
nhân vật trung tâm là người trí thức có cả phẩm hạnh và tài năng.
Tìm hiểu về thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng chúng tôi tiếp cận từ
hai vấn đề đó là các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua việc
phân chia các mẫu hình nhân vật, chúng tôi muốn làm rõ bức tranh đời sống
mà nhà văn muốn chuyển tải tới bạn đọc gắn với quan niệm thẩm mỹ của ông.
Còn nghệ thuật xây dựng nhân vật cho phép chúng ta đánh giá sự sáng tạo và
thành công của tác phẩm một cách khách quan và chính xác.





15
1.1 Các kiểu nhân vật:
Có nhiều tiêu chí để phân chia các kiểu nhân vật như nhân vật chính và
nhân vật phụ, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật phản diện,
nhân vật chính diện
Ở đây chúng tôi phân chia nhân vật dựa trên tính chất đặc điểm, theo
các kiểu nhân vật thường được Ma Văn Kháng quan tâm và đưa vào tác phẩm
của mình. Thông qua việc khảo sát ba tiểu thuyết đã nói ở trên chúng tôi thấy
có ba loại nhân vật chung cho cả ba tiểu thuyết này. Đó là những người trí
thức mang bi kịch mà cụ thể ở đây là hình ảnh các nhà văn - nhà giáo, là các
nhân vật nữ đẹp mặn mà đầy sức sống đang bị "phố phường hóa" và những
ông quan ít học nhiều quyền. Chúng tôi sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu từng mẫu
hình nhân vật này.

1.1.1. Nhân vật trí thức nhà văn - nhà giáo
Xuất thân là một giáo viên, Ma Văn Kháng có sự hiểu biết sâu sắc về
nghề giáo đồng thời ông cũng dành nhiều tình cảm của mình cho những người
thầy, đặc biệt là các thầy giáo dạy văn. Ở Ma Văn Kháng ta vẫn còn thấy rõ
dư âm của quan niệm truyền thống Phương Đông "trọng văn". Không chỉ
nhân vật trung tâm mà các nhân vật trí thức được tác giả ưu ái xung quanh
nhân vật trung tâm ít nhiều đều là những người mê văn chương, mang tâm
hồn đồng điệu với nhà văn. Đây là một đặc điểm khá độc đáo ở Ma Văn
Kháng. Bởi trong xã hội hiện đại ngày nay tư tưởng "trọng văn" đã bị xói mòn
và thay đổi khá nhiều. Ít nhất đọc mỗi trang văn của Ma Văn Kháng người ta
vẫn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những nhà giáo mê văn chương, nhiệt tâm
với đời, được học trò tin yêu và tôn kính. Nó gợi cho ta về tinh thần "tôn sự
trọng đạo" vốn rất đẹp trong văn hóa dân tộc.



16
Chúng tôi nhận diện các đặc điểm chung của loại hình nhân vật này
trong cả ba tiểu thuyết là: Thứ nhất, họ đều là những người có tài năng đại
diện cho nhân phẩm, tư cách cao đẹp của con nguời, sống say mê, nhiệt tâm,
chân thành với nghề nghiệp của mình; Thứ hai họ thường không có được cuộc
sống hạnh phúc, suôn sẻ và may mắn, thậm chí họ gặp phải không ít các trở
ngại, bi kịch từ cuộc sống, phải sống một kiếp sống đọa đầy và bất hạnh; Tthứ
ba về mặt tính cách họ thường là những con người thụ động, nặng về suy tư,
tinh thần hơn là hạnh động cụ thể, chọn cách nhẫn nhịn rút lui làm phương
châm hành xử; Thứ tư ở họ ta thấy trạng thái cô đơn, cô độc của con người
ngày càng được biểu hiện rõ nét hơn. Trên những đặc điểm khái quát chung
đó chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hình ảnh từng nhân vật trong ba tiểu thuyết
trên.
Trước tiên đó là hình ảnh Toàn trong Một mình một ngựa. So với hai
tiểu thuyết là Đám cưới không có giấy giá thú và Ngược dòng nước lũ, Một
mình một ngựa là cuốn tiểu thuyết phản ánh sự chuyển giao lịch sử xã hội. Nó
vừa mang không khí của đời sống hậu chiến xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc vừa thể hiện không khí sử thi hào hùng của cuộc cách mạng dân
tộc. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm này là Toàn và ông Quyết Định. Toàn
là một thầy giáo dạy văn tâm huyết và yêu nghề:
“Chia tay với mái trường, với phấn trắng bảng đen, với tiếng trống
trường rung vang một nhịp điểu cổ điển quen thân. Chia tay với các bài
giảng. Các buổi lên lớp vừa trang trọng như đứng giữa thánh đường, vừa sôi
nổi thân mật trong cảm giác hài hòa, hóa thân. Chia tay với các bạn bè đồng
nghiệp. Với các gương mặt học trò tin yêu và nghịch ngợm. Chia tay với cuộc
sống một ông giáo. Một cuộc sống được kiến tạo trong điều hòa, thầm lặng và
yên bình. Một cuộc sống thành thật và say mê. Chia tay một nền nếp, một thói
quen, một nỗ lực một tâm niệm” [37, tr. 10].



17
Đó là đoạn văn diễn tả suy tư của Toàn khi được lệnh chuyển công tác
từ một thầy giáo dạy văn sang làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy. Với nhiều người
sự thuyên chuyển này khác nào một cơ hội để thay đổi cuộc sống. Song, Toàn
không hề vui vẻ gì, vì điều mà anh mong muốn là được làm nghề giáo - cái
nghề anh say mê và được đào tạo bài bản. Không thể chống đối, nhân vật tìm
cách trì hoãn thi hành quyết định, tranh thủ thời gian trước khi chuyển công
tác để làm những gì có thể cho học sinh, cho ngôi trường của mình. Trong
suốt những tháng ngày làm thư ký cho ông Quyết Định, kí ức của Toàn vẫn
không thôi nhắc nhở về nghề giáo, vẫn dự tính cho một ngày quay về day học
viết văn. Toàn là người sống có nhân cách, có vốn kiến thức sâu sắc, chịu khó
suy ngẫm và chiêm nghiệm. Những gì anh trao đổi với ông Quyết Định trong
những chuyến đi công tác thể hiện tư duy sắc bén của một con người có tư
chất, với vốn học vấn sâu rộng và tấm lòng nhân ái, bao dung của một con
người có tâm hồn nhạy cảm. Tâm hồn Toàn còn luôn hướng về Hà Nội nơi có
Phong và hai đứa con. Là một người chồng chung thủy, nhân hậu, Toàn luôn
có cách ứng xử đàng hoàng như một người đàn ông đích thực.
Nhưng cuộc đời anh lại không gặp nhiều may mắn. Phải từ bỏ nghề
mình yêu thích, chịu nhiều điều tiếng thi phi, đến cuối tác phẩm anh còn bị
đồng nghiệp tìm cách hãm hại. Người ta nghi ngờ anh tư tình với Yên (vợ Bí
thư Tỉnh ủy), người ta đổ cho anh hãm hại ông Quyết Định, những câu nói
của Toàn được người ta xâu chuỗi rồi chụp mũ về quan điểm chính trị. Hóa ra
ở đời, thói đố kị nhỏ nhen len lỏi ở khắp nơi. Giống như nhiều nhân vật trí
thức khác của Ma Văn Kháng, Toàn là vẻ đẹp còn sót lại ở đời nhưng lại chịu
kiếp “bạc phận", truân truyên.
Giống như phần lớn các nhân vật nhà văn, nhà giáo khác của Ma Văn
Kháng Toàn chọn cách rút lui. Anh xin nghỉ phép và rồi chắc cũng sẽ thay đổi
công tác. Anh nhìn nhận thấu đáo phân biệt rõ đúng sai nhưng anh cũng như



18
người anh ngưỡng mộ - ông Quyết Định - thường không dám phản ứng mạnh
mẽ trước cái sai và bảo vệ quyết liệt cái đúng của mình. Hoà đồng với tập thể,
song người đọc vẫn có cảm giác Toàn sống trong thế giới của riêng mình với
những hồi ức về gia đình, về những học trò cũ, đồng nghiệp cũ. Dường như
anh cũng đang ở trong trạng thái cô độc của người "một mình một người". Sự
cô độc của anh xuất phát từ đâu? Có phải từ chỗ anh không giống với đám
quan chức xung quanh, anh có tâm hồn, có tầm hiểu biết. Hay nó còn xuất
phát ở một điểm, đó là anh luôn sống trong suy tư, trong nghiền ngẫm về cuộc
sống xung quanh, về trang sách anh đọc. Suy nghĩ và ít hành động nên chúng
ta dễ có cảm nhận nhân vật này sống riêng trong thế giới của mình.
Bi kịch hơn hình ảnh Toàn và rất giống với giáo Thứ, với nhà văn Hộ
của Nam Cao là hình ảnh thầy giáo dạy văn Tự trong tiểu thuyết Đám cưới
không có giấy giá thú. Tự cũng như Toàn, sinh ra dường như là để cho nghề
dạy học. Anh say nghề, yêu nghề đến cháy bỏng và cho đó là lí tưởng sống
của mình. Anh hết lòng với học sinh, trách nhiệm với nghề nghiệp, ý thức sâu
sắc về vị trí làm thầy của mình và vì thế cố gắng giữ những nguyên tắc để
đảm bảo cho vị trí ấy. Chỉ cần nhìn vào những gì học sinh dành cho anh,
người ta có thể đánh giá được người thầy này có tài và có tâm đến thế nào.
Nhưng ông giáo Tự sống ra sao? Hiện tại xảy ra bao điều bất đắc chí
với anh. Trong tư cách một con người bình thường, ở nhà, anh thu hẹp không
gian của mình trên căn gác xép, "chỗ trú ẩn" của mình. Trong mắt Xuyến - vợ
anh, Tự chỉ là một người vô dụng. Anh không để học trò coi thường mình,
không để đồng nghiệp hạ bệ mình, không cấp trên khuất phục mình, nhưng lại
để người đàn bà gần gũi nhất với mình coi thường. Bởi cuộc sống những năm
đầu mở cửa là đầy thử thách với nhiều biến đổi, trong bối cảnh con người và
cả xã hội đang đối diện với tình trạng thiếu thốn triền miền, quay cuồng tìm
cách thoát khỏi nghèo đói túng thiếu. "Anh hùng" lúc này là người tức thời



19
đưa đến cho người thân, gia đình một cuộc sống đủ đầy hơn, dù là thủ đoạn
và lừa bịp người như Quỳnh hoặc chí ít cũng biết dạy thêm kiếm tiền như
Thuật. Còn Tự, anh có cái gì? Ngoài căn gác xép với cái thư viện gia đình,
anh không có cách gì giúp đỡ được Xuyến. Người ta có thể phê phán Xuyến
chanh chua, nhẫn tâm, phản bội. Nhưng một người phụ nữ phải quán xuyến
mọi vấn đề của gia đình, đặc biệt phải vất vả bon chen với đời để làm trụ cột
kinh tế, cũng có nhiều cái đáng để chúng ta thương cảm. Tự không phải
không có trách nhiệm với vợ con. Anh cũng dằn lòng, cũng tự mình giảm
thiểu mọi nhu cầu để không tăng thêm gánh nặng trên vai Xuyến, thậm chí
phải hi sinh những quyển sách quý của mình để thêm tiền đỡ Xuyến trong chi
tiêu gia đình. Nhưng bảo anh làm những việc ảnh hưởng tới danh dự nghề
nghiệp của mình như dạy thêm lấy tiền, hay nhận quà cáp từ phụ huynh học
sinh thì anh không thể. Để giữ vững nhân cách của mình, Tự trở thành người
đàn ông vô dụng trong con mắt của vợ. Hình ảnh Tự gợi cho ta nhớ tới Hộ
trong Đời thừa của Nam Cao. Bi kịch của họ cùng là lựa chọn giữa lí tưởng
nghề nghiệp hay lẽ sống tình thương. Là một con người hoàn thành trách
nhiệm với gia đình trước hay là một nhà văn chân chính trước. Họ lựa chọn
khác nhau nhưng cả hai đều rơi vào một bi kịch tinh thần khổ đau và dày vò.
Tự rơi vào tình huống trớ trêu khi nằm trên căn gác xép suy nghĩ xem có nên
xuống giúp vợ và mọi người kê cái tủ mới do vợ sắm được:
“Tự rơi vào một tình cảnh thật khó xử. Nằm im giấu mình trên gác xép
thì không đành. Việc của gia đình mình lẽ nào mình lại như một kẻ ngoài
cuộc. Nhưng xuống cùng tham gia kê dọn thì lại lạc lõng giữa những kẻ xa lạ
từ quan hệ tới lời ăn tiếng nói. Không khéo chỉ tổ làm cho Xuyến bực mình”
[34, tr. 283].
Lờ mờ nhận ra mối quan hệ của vợ với người đàn ông khác nhưng Tự
vẫn tìm cách cứu vãn gia đình. Chỉ tiếc rằng nỗ lực của anh bị Xuyến nhìn



20
dưới một góc độ khác, chỉ tiếc rằng sự thật đập vào anh là sự phản bội rõ ràng
của Xuyến. Tự đã trở thành người thừa trong chính gia đình của mình, lạc
lõng với chính những người thân của mình.
Tâm trạng của Tự khi định bán cuốn Từ Điển Bồ Đào Nha và rồi bị ăn
cắp cuốn sách cũng thật đáng thương.
“Buồn làm sao, nỗi buồn nhân hai này. Phải đem bán những cuốn sách
quý, những đồ gia bảo đã là một sự bất đắc dĩ. Nhưng mất nó, không phải Tự
chỉ mất một số tiền lớn, thậm chí hết sức lớn. Mất cuốn sách, Tự còn mất một
ước ao sở cầu đã chất chứa mỏi mòn bao tháng ngày qua.
Ôi, sẽ là sung sướng bao nhiêu, nếu buổi chiều này Tự cầm trong tay
một số tiền bằng lương bổng cả năm trời, trao cho Xuyến xong và leo lên gác
xép ngồi với trái tim đập dồn bao nỗi bồi hồi! Xuyến chắc chắn sẽ vui vẻ. Ai
mà không vui khi đang túng thiếu lại có tiền?( ). Và như vậy Tự còn làm
được nhiều việc có ích cho Xuyến. Tự đâu có phải là kẻ kém cỏi, ít năng lực
sáng tạo” [34, tr. 71-72].
Những tâm sự của Tự cho ta thấy, anh thật lương thiện trong cách nghĩ,
có ý thức rất rõ về vai trò của bản thân, ý thức được sự khó khăn của vợ và
mong muốn tháo gỡ nút thắt trong quan hệ gia đình, nỗ lực trong khả năng có
thể để làm điều đó. Nhưng cũng trong những dòng tâm sự ấy người ta thấy rõ
Tự không thể giải quyết triệt để vấn đề. Anh chỉ tìm cách để kiếm tìm sự yên
ổn, nhằm trốn vào đó hòng tự tại trong thế giới riêng tư của anh mà thôi.
Trong tư cách con người xã hội, ở trường Tự là hình ảnh nhà giáo mẫu
mực, được học sinh yêu kính và tin tưởng. Nhưng anh liên tục gặp phải những
rắc rối. Khi mới ra trường là với thị ủy Lại, sau khi xuất ngũ trở về là với Cẩm
và Dương. Những kẻ ngu dốt và tiểu nhân cái gì cũng kém, chỉ hơn về quyền
lực đã tìm mọi cách để hại đời anh. Cuộc đời của Tự là chuỗi dài của những
bất công và đau khổ. Nhưng Tự vẫn tiết tháo, vẫn giữ vững lập trường tư cách



21
và danh dự. Nếu trước kia ta thấy anh mạnh mẽ bảo vệ lẽ phải, dám chống lại
ông Lại để bảo vệ cho những điều tốt đẹp, sẵn sàng đối mặt với phong ba, bão
tố. Thì giờ đây Tự của sau này chỉ còn lại một Tự yêu sự yên bình, tránh va
chạm để giữ sự thanh thản cho tâm hồn.
Dù hình ảnh Tự là chuẩn mực cho mẫu hình một nhà giáo, nhà văn
chân chính, nhưng sao người đọc cứ thấy xót xa. Làm người chân chính khó
đến thế sao? Đau khổ đến thế sao? Ma Văn Khang dù rất yêu nhân vật của
mình nhưng ông không lí tưởng hóa nhân vật để nhân vật của mình hoàn mỹ
tuyệt đối. Ở Tự, ta nhận thấy rất rõ những ưu khuyến điểm của giới trí thức.
Dù yêu thương, chia sẻ trân trọng họ tới mức nào, tác giả vẫm chỉ ra rằng một
phần bi kịch cuộc đời nhân vật xuất phát từ chính tính cách thiếu quyết đoán
của họ. Số phận hẩm hiu của Tự khiến ta nhớ đến hình ảnh thầy giáo Cần
trong Mưa mùa hạ. Cũng là trí thức với lối sống nhân hậu, mực thước và có
phần hơi yếu đuối, cũng bị ghen ghét vùi dập bởi những kẻ quyền cao chức
trọng, ông Cần đã chán ghét tất cả và xin về hưu sớm.
Đến Khiêm trong Ngược dòng nước lũ, ta lại bắt gặp đâu đó nét phảng
phất của Tự, dù cho không bi kịch đến như thế! Cũng xuất phát từ một tâm
hồn mê văn chương viết lách: “Khiêm viết mê man, trong cái hạnh phúc của
nghề nghiệp là được tỏ bày, như có lần Thịnh đã nói. Anh viết như ném đá ra
khỏi tay, và đúng như ông Tuệ nói anh cảm nhận được ngay hiệu quả của mỗi
câu chữ như mỗi viên đạn ra khỏi nòng trúng đích. Anh viết trong vò xé tâm
hồn, trong cuộc đối mặt với thời gian” [34, tr. 339-340].
Ở Khiêm cũng như nhiều nhân vật trí thức khác của Ma Văn Kháng, ta
bắt gặp một tâm hồn phức điệu nhạy cảm, nhân hậu. Cái cách anh bao biện
cho Tý Hợi thể hiện rõ tình yêu thương con người trong anh. Không phải
không nhận rõ bản chất con người Liệu nhưng anh vẫn giúp đỡ. Và nhất là
cách anh cư xử với Thoa - người vợ phản bội của anh mới thực sự là cao

×