Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC




NGUYỄN THU HÀ





TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






HÀ NỘI - 2004




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________

________


NGUYỄN THU HÀ




TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 5.04.33



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.HÀ VĂN ĐỨC








Haứ Noọi - 2004

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NGUYÊN HỒNG - NHÀ VĂN CỦA LÒNG THƯƠNG CẢM THỐNG THIẾT ĐỐI
VỚI CON NGƯỜI.
1.1. Chủ nghĩa nhân đạo - Cảm hứng chủ đạo trong sáng
tác của Nguyên Hồng. 13
1.1.1. Nguyên Hồng viết văn vì lòng thương cảm những
kiếp người cùng khổ. 13
1.1.2. Nguồn gốc cảm hứng thương cảm đối với con người
của Nguyên Hồng. 16
1.2. Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. 19
1.2.1. Con đường nghệ thuật nhất quán. 19
1.2.2. Bức tranh xã hội và nhân sinh 22
1.2.3. Những nhân vật cùng khổ: 24
1.3. Tình huống gợi lòng thương cảm 26
CHƯƠNG II
NGÒI BÚT HIỆN THỰC GIÀU CHẤT LÃNG MẠN
2.1. Nội dung tình cảm dạt dào sôi nổi: 32
2.1.1. Tấm lòng nồng nhiệt của nhà văn đối với nhân vật 32
2.1.2. Tình cảm mãnh liệt của kiểu "nhân vật trữ tình mang
vẻ đẹp truyền thống”. 35
2.2. Ngòi bút hiện thực thấm đượm chất thơ. 37

2.2.1. Chất thơ toát lên từ đời sống cần lao: 37
2.2.2. Chất thơ toả ra từ cái nhìn và niềm tin của nhà văn
đối với những người cùng khổ. 39
2.2.3. Chất thơ của bức tranh thiên nhiên miền của biển đầy
nắng vàng và gió lộng. 44



CHƯƠNG III
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG
3.1. Nhân vật đa dạng 49
3.1.1. Hạng người lưu manh, nghĩa khí mang dáng dấp
anh hùng hảo hán. 49
3.1.2. Nhân vật thuộc tầng lớp lao động nghèo ở thành thị 52
3.1.3. Nhân vật trẻ tuổi thuộc tầng lớp
tiểu tư sản nghèo. 55
3.2. Nhân vật "Chịu nạn" 56
3.3. Bút pháp xây dựng nhân vật 58
CHƯƠNG IV
NGÔN NGỮ - GIỌNG ĐIỆU
4.1. Giọng điệu sôi nổi, thiết tha và cấu trúc tầng tầng lớp
lớp của lời văn nghệ thuật. 67
4.1.1. Giọng điệu chủ yếu: thương cảm thống thiết, sôi nổi. 67
4.1.2. Cấu trúc tầng tầng lớp lớp theo mạch cảm xúc của lời
văn nghệ thuật. 72
4.2 Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. 76
4.2.1. Cách sử dụng thành ngữ, thán từ độc đáo gây ấn tượng 78
4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật chân thành trong tiểu thuyết tự truyện.
82

C. KẾT LUẬN 88
D. PHỤ LỤC
1. Nguyên Hồng - thân thế và sự nghiệp (1918 - 1982) 94
2. Hai lần về mái nhà xưa của tác giả "Những ngày thơ ấu". 97

-THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYẾN ĐI THĂM GIA ĐÌNH NGUYÊN
HỒNG LẦN THỨ 3



1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu (hay lý
do chọn đề tài).
Trước Cách mạng, Nguyên Hồng thuộc vào loại hiếm hoi, không nói là
duy nhất ở nước ta, từ trong đám đông người nghèo đói, đau khổ, lầm than
vươn lên thành nhà văn. Ông đi theo dấu chân của nhà văn vĩ đại, người mở
đường của nền văn học hiện thực XHCN trên đất nước Xô Viết: M.Gorki.
Chính vì vậy, độc giả Việt Nam đã yêu mến gọi Nguyên Hồng là "Gorki của
Việt Nam".
Điều này càng có giá trị khẳng định Nguyên Hồng là một nhà văn lớn,
có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Mà "Cuộc đời ấy thực sự là món quà tặng của lớp người cần lao cho văn học
Việt Nam hiện đại" (Vương Trí Nhàn).
Tuy cuộc đời của Nguyên Hồng bị khổ sở, cơ cực từ tấm bé nhưng ông
vẫn yêu cuộc sống, yêu thiết tha, yêu say đắm. Yêu tất cả mọi biểu hiện của
sự sống bằng tất cả tâm hồn và giác quan của mình. Ông nhiệt tâm với cuộc
sống: "Sống hiểu theo cái nghĩa phải viết nó ra thành sách". (Nguyễn Tuân).
Người ta dễ nhận thấy Nguyên Hồng là con người rất cởi mở, giàu khả năng

giao tiếp với thế giới xung quanh. Hình như trong Nguyên Hồng luôn có
những gì đầy ăm ắp, tràn dâng và nếu không vợi bớt ra ngoài thì nhà văn
không chịu nổi. Nguyên Hồng chen vai giữa mọi người, như mọi người: "Nhà
văn đi đường lẫn vào đám đông. Cái quần nâu, tấm áo cánh mồ hôi muối ăn
đã bạc cả hai vai, chiếc mũ lá cọ, đôi dép lốp chẳng khác chút nào với màu
sắc, dáng nét người đi chợ, người nghỉ quán hàng, người trên đường chứ
không có dáng ưu tư, đăm chiêu vốn thường thấy ở nhà văn". (Tô Hoài).
Chính lối sống hồn nhiên, tự do ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong
cách văn chương của ông. Ông viết văn không nhờ học vấn vì ông phải sớm
vật lộn ở cuộc đời từ thuở nhỏ. Ông viết văn nhờ năng khiếu riêng nên văn


2
ông không cầu kì, khách sáo. Ông bước vào nghề văn do sự thôi thúc của nhu
cầu được giãi bày, được nói lên thật sâu sắc những nỗi thống khổ của loài
người, của chính bản thân mình, của chính gia đình mình. "Tôi viết văn và là
người viết văn trong đám những người nghèo đói, đau khổ, lầm than" (31 -
37).
Chính vì vậy, viết văn với Nguyên Hồng như là một đòi hỏi "nội tâm".
Ông viết khi thấy cực quá, khổ quá muốn được giãi bày tấm lòng của mình,
muốn được chia sẻ, cảm thông. Có lẽ bởi thế nên những trang viết của
Nguyên Hồng chứa chan xúc động, thấm đẫm nước mắt. Có thể nói, mỗi dòng
chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương của một trái
tim vô cùng nhạy cảm.
Được viết là một khát khao mãnh liệt trong cuộc đời của Nguyên Hồng.
Nó luôn thôi thúc ông một cách mạnh mẽ, tha thiết đến mức Nguyên Hồng
cho rằng mình có thể chết dần, chết mòn nếu như vì một lý do nào đấy không
thể cầm bút được nữa. Ông làm việc nhọc nhằn và cần cù, tỉ mỉ, công phu và
đầy nhiệt huyết.
Nguyên Hồng luôn bị ám ảnh bởi công việc của mình. Bất cứ giây phút

nào, ông cũng sẵn sàng cống hiến cho công việc ấy với tất cả niềm say mê của
tâm hồn mình.
"Dường như bằng mỗi dòng văn của mình, ông muốn bảo vệ cái gì đó
sống thoát khỏi cái chết" (Nguyễn Tuân).
Khi viết về những người lao động cùng khổ, ông không nghiêng xuống
những người nghèo khổ để thương hại hoặc tô vẽ cho cuộc sống lao động cực
nhọc một vẻ dịu dàng nên thơ, mà ông đã xoáy sâu đến tận cùng những tấn bi
kịch của tầng lớp người dưới đáy.
Xuất phát từ tình yêu thương mênh mông với mọi kiếp người bất hạnh
mà Nguyên Hồng đã viết về họ một niềm tin "tin tưởng tha thiết" một "tình
yêu thương đắm đuối", một niềm đồng cảm sâu sắc của những con người


3
cùng một hoàn cảnh, cùng một đời sống thấp kém và tối tăm vì thiếu thốn mọi
thứ, vì phải chịu đựng đủ mọi thứ.
Những tác phẩm Nguyên Hồng để lại cho nền văn học nước nhà thật đồ
sộ, thành quả của cuộc đời lao động sáng tạo miệt mài của ông. Cùng với đó
là những công trình nghiên cứu những bài phê bình tiểu luận của các nhà văn,
nhà thơ, nhà lý luận phê bình, độc giả về con người và những tác phẩm của
ông. Và nhờ đó, văn chương của Nguyên Hồng ngày càng khẳng định được vị
trí vững vàng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Tuy nhiên, việc tìm hiểu
những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên
Hồng chưa phải là nhiều và có hệ thống, chủ yếu vẫn là những bài riêng lẻ, đi
sâu vào từng khía cạnh cụ thể trong đặc sắc nghệ thuật của ông.
Gần đây nhu cầu đổi mới và phát triển của văn học, nhu cầu nhận thức
đầy đủ hơn những giá trị văn học trong quá khứ đang được đặt ra một cách
nghiêm túc. Chính vì vậy, việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu sắc thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng là việc làm thiết thực,
nhằm khẳng định những đóng góp của nhà văn với nền văn xuôi hiện đại Việt

Nam.
Xuất phát từ yêu cầu đó và với lòng yêu mến nhà văn thiết tha, chúng
tôi chọn đề tài: "Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước Cách mạng" - Với
mong muốn thấy được nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn của văn Nguyên
Hồng đối với độc giả nhiều thế hệ - Một nhà văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo
chủ nghĩa.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với hơn một nửa thế kỷ làm việc nghiêm túc, miệt mài, Nguyên Hồng
đã để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ. Sáng tác của
ông vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng thành công hơn cả và có nhiều
đóng góp nhất là lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết. Do tiếp cận đề tài từ góc


4
độ văn học sử nên luận án không đi sâu vào các vấn đề lý luận mà chỉ đưa ra
những ý kiến đánh giá, nhận xét về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước Cách mạng.


3. Lịch sử vấn đề:
Từ thế giới của người lao động lam lũ vất vả, từ cuộc đời đau khổ luôn
bị hắt hủi, bị đày đoạ trong xã hội cũ, Nguyên Hồng đã bước vào làng văn với
một sự khát khao mãnh liệt. Văn của Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự
sống bởi vì "Ông vươn lên mạnh mẽ như một mầm cây căng tràn nhựa sống,
cứ xuyên qua lớp lớp bùn đất nâu sẫm, xoè ngọn lá tươi xanh đón ánh sáng
mặt trời rực rỡ ” (Phan Cự Đệ).
Trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam, những nhà văn phải chịu
nhiều cơ cực, bất hạnh như Nguyên Hồng không phải là nhiều. Cuộc đời bất
hạnh của ông bắt đầu ngay từ thuở ấu thơ nên ông không còn lạ gì với những

cái xấu xa độc ác của người đời. Nhưng Nguyên Hồng bao giờ cũng tin vào
khả năng hướng thiện của con người. Vì thế khi đọc Nguyên Hồng, ta luôn
thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu: "Nguyên Hồng viết văn như là
đặt luôn cái tâm nóng hổi của mình lên trang sách" ( Nguyễn Đăng Mạnh)
Điều này cắt nghĩa tại sao các tác phẩm của Nguyên Hồng toàn là
những cảnh đời tối tăm cực khổ, dữ dội nhưng không bao giờ tuyệt vọng. Đau
thương mịt mù đến đâu cũng vẫn thấy ấm áp tình người, loé lên những tia hy
vọng ở con người. Ông đã dâng hiến trọn vẹn cả thể xác lẫn linh hồn cho sự
nghiệp văn chương, vì cuộc sống, vì nhân dân, vì Cách mạng.Ông đã từng ao
ước:
"Tôi muốn ép mình trong khổ hạnh, sẵn sàng mai danh ẩn tích sống
như một kẻ vô danh để hiến dâng trọn vẹn mọi tâm huyết và sức lực cho đời".


5
Con đường nghệ thuật của Nguyên Hồng là con đường của nhà tư
tưởng hiện thực chủ nghĩa với chủ đề nhân đạo mãnh liệt và thống thiết.
Chính vì vậy mà Nguyên Hồng và những tác phẩm văn chương của ông luôn
sống trong lòng nhân dân, trong lòng bạn bè. Họ dành cho ông và tác phẩm
của ông những tình cảm yêu thương đằm thắm nhất. Hiếm có nhà văn nào
như Nguyên Hồng mà ngay trong những sáng tác đầu tay đã có đất đứng
vững, giành được giải cao. Nguyên Hồng thực sự thuộc hạng nghệ sĩ tạo ra sự
sống và trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn
học và những người yêu văn từ xưa đến nay.
a.Tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng trước Cách mạng
tháng Tám.
Tác phẩm đầu tay đưa Nguyên Hồng đến với làng văn là tiểu thuyết Bỉ
vỏ. Đây được coi như một sự kiện văn học nóng hổi thời bấy giờ. Tác giả là
một chàng trai 17 tuổi phải sống trong cảnh nghèo khó đến cùng cực đã dám
đề cập đến những vấn đề về cuộc sống, xã hội của những kẻ lưu manh, gái

điếm một cách khá sâu sắc. Nguyên Hồng đã viết Bỉ vỏ bằng tất cả những
khát khao được viết được dâng hiến cho đời những cảm xúc của mình: "Bỉ vỏ
đã viết xong trên một cái bàn kê bên khung cửa trông ra vũng nước đen ngầu
bọt của một bãi đất lấp dở dang và chuồng lợn ngập ngụa phân tro; Bỉ vỏ đã
viết xong trong một căn nhà cứ đến chập tối là ran lên tiếng muỗi và tiếng trẻ
khóc; Bỉ vỏ đã viết xong trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi vật như
đều rung lên cùng với lòng thương yêu của một đứa trẻ ham sống dạt dào
trong những bụi mưa thấm thía".(Lời đề tựa trong cuốn Bỉ vỏ - 1938).
Ngay từ tác phẩm đầu tiên ấy, Nguyên Hồng đã bộc lộ khá rõ tư tưởng
của nhà văn hiện thực chứa chan lòng nhân đạo cao cả. Nhà phê bình Vũ
Ngọc Phan đã đánh giá:
"Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là một cuốn tiểu thuyết chứa chan tính nhân
đạo, nó làm cho ta thương xót đến cả những kẻ đầy tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại


6
xây dựng một khuôn luân lý rất cao, nên dù ta thương xót họ mà ta vẫn
không thể nào không ghê tởm về hành vi của họ.
Đó là về những phương diện tâm lý và luân lý. Còn về đường xã hội,
Nguyên Hồng cho ta thấy trong Bỉ vỏ cả "một xã hội gian phi", một xã hội
ăn cắp, với những hành vi và tâm tính rất kỳ của chúng. Bỉ vỏ là một quyển
sách cho nhà xã hội học những tài liệu rất quí".
Đánh giá của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thể hiện sự trân trọng với tài
năng của Nguyên Hồng và sức sống của tác phẩm đối với dư luận xã hội. Bỉ
vỏ đã được nhận giải thưởng của "Tự lực văn đoàn": Đây là một minh chứng
cụ thể cho tài năng của Nguyên Hồng.
Còn về bút pháp sáng tác, Thạch Lam - người bạn thân thiết của nhà
văn đã công bằng và khích lệ khi nhận xét ưu và khuyết điểm của tác phẩm:
"Ông quan sát khéo, chỉ tả những cái gì đáng để ý. Những tình cảm
chân thật, những cảm giác đúng!".

Bỉ vỏ là sáng tác đầu tiên nên Nguyên Hồng cũng khó tránh khỏi những
nhược điểm của người mới cầm bút:"Nhiều chỗ còn vụng về và cẩu thả
nhiều câu văn chưa gãy gọn. Rồi đây tất cả sẽ khác đi ".
Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay ấy, Nguyên Hồng một lần nữa gây xôn
xao trong giới văn học bởi cuốn tự truyện Những ngày thơ ấu - Một hình
thức sáng tác lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và mở ra trước mắt người đọc
một thế giới hầu như chưa từng được khám phá trong văn học của chúng ta
cho đến lúc bấy giờ.
Hai cuốn sách đầu tay đó bỗng chốc phát lộ hai khía cạnh đặc sắc,
dường như tương phản của tài năng Nguyên Hồng. Một bên là sự miêu tả môi
trường hoạt động của đám lưu manh, đĩ điếm, cảnh sát, mật thám với những
lời lừa lọc, phản bội, giết chóc dữ dằn, một bên lại là sự hồi tưởng lắng động
đầy cay đắng xót xa của một tâm hồn ấu thơ dễ cảm xúc trong nghịch cảnh
gia đình và xã hội. Nhưng sự tương phản ấy chỉ là cái vẻ bề ngoài vì có một


7
âm hưởng chủ đạo rung ngân trong cả hai tác phẩm: Đó là cảm hứng của chủ
nghĩa nhân đạo thống thiết.
Trong tập tự truyện này, lối miêu tả của Nguyên Hồng không những
tinh tế mà còn có khả năng làm thức dậy mọi giác quan của người đọc. Chính
vì vậy một lần nữa nhà văn Thạch Lam đã phát hiện trong Những ngày thơ
ấu: "Những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại". Nguyên Hồng
đã cho ta biết rõ hẳn một quãng đời quá khứ của ông và kể cho người ta nghe
hết cả những cái cay đắng, cái truỵ lạc của mình và những người thân mình.
Nhận xét tinh tế của Thạch Lam thể hiện sự đồng cảm của hai nhà văn lớn.
Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng gần gũi Thạch Lam ở lối phân tích
tâm lý tinh tế, lối viết đi sâu vào cảm giác, ở cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, ở
màu sắc trữ tình lãng mạn nhưng lại chân thật vô cùng. Nhà phê bình Vũ
Ngọc Phan cũng đánh giá rất cao "cái tôi chân thật” ấy của Nguyên Hồng:

"Phải sống trong cảnh nghèo, phải luôn luôn gần gũi xã hội người nghèo,
mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên Hồng".
Qua những dòng hồi ký của Những ngày thơ ấu, chúng ta nhận thấy
ngay từ thuở ấu thơ, Nguyên Hồng đã rất say mê những truỵên kiếm hiệp, dã
sử của Trung Quốc với những nhân vật hảo hán, anh hùng nghĩa khí Điều
này có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm hứng của nhà văn khi viết tập truyện
ngắn Bảy Hựu. Tập truyện phản ánh những cuộc đời bi đát của hạng người
sống trong vòng tội lỗi, nghèo nàn nhưng lại mang màu sắc lãng mạn vô
cùng.
Cách xây dựng nhân vật trong Bảy Hựu cũng khá đặc biệt. Mọi hành
động của nhân vật đều mang dáng vẻ phi thường, kì lạ khủng khiếp và ghê
gớm như Bảy Hựu, Chín Huyền Những kẻ tội lỗi đối với pháp luật nhưng
đều là người có tấm lòng khảng khái và hy sinh, không khác nào những nhân
vật trong Thuỷ Hử.
Trong Nhà sư nữ chùa âm hồn, Nguyên Hồng đã xây dựng nội dung
như một truyện trinh thám với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, thể hiện


8
mối tình thống thiết của đôi vợ chồng hủi, gây xúc động lớn cho người đọc.
Trong tập truyện này, Nguyên Hồng cũng dành phần không nhỏ cho những số
phận nghèo khổ, bất hạnh. Cuộc đời tối tăm Trong cảnh khốn cùng và Đây
bóng tối của Mũn, Nhân cho ta thấy tình cảm thuỷ chung, son sắt của
những người nghèo thật đậm đà, sâu sắc và thiết tha. Lòng nhân đạo, sự thuỷ
chung, hy sinh của họ đều đạt tới mức "kỳ lạ"; "phi thường" hiếm thấy trong
đời thực.
Đánh giá về Bảy Hựu nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Chỉ khi
nào lòng yêu nhân loại lên đến cực điểm, là người ta mới thiết tha đến những
người bị xã hội ruồng bỏ".
Dương Tử Anh trên tạp chí Tri tân số 6 (8-6-1941) cũng có những

phát hiện, đánh giá rất chính xác về tập truyện ngắn này:"Bảy Hựu là một tác
phẩm viết do một ngòi bút xuất sắc. Bảy Hựu, với những lời văn giản dị, trơn
tru, ta không phải tìm hiểu mà tự nhiên thấy vô hạn thương cảm những vai
chủ động không cầu kỳ, không sáo, đó là cái đặc điểm của văn Nguyên
Hồng”.
Qua những nhận xét, đánh giá về những tiểu thuyết, truyện, truyện
ngắn tiêu biểu của Nguyên Hồng trước Cách mạng, ta thấy "ở tập văn nào
của Nguyên Hồng tư tưởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan"
(Vũ Ngọc Phan). Trước Cách mạng, các nhà nghiên cứu phê bình đều đánh
giá bút pháp của Nguyên Hồng là một nhà văn hiện thực mang tinh thần nhân
đạo chủ nghĩa cao cả. Đây cũng là định hướng cho toàn bộ cuộc đời sáng tác
của ông sau này.
b.Tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng từ sau năm 1945 đến
khi nhà văn qua đời .(1982)
Sau Cách mạng tháng Tám, sự nghiệp văn chương của Nguyên Hồng
vẫn tiếp tục được khẳng định và ra đời nhiều tác phẩm đồ sộ. Đặc biệt ánh
sáng của quan điểm giai cấp và những nhận thức chính trị đã nâng cao chất


9
lượng nhiều truyện ngắn của Nguyên Hồng.Cảm hứng nhân đạo vẫn tiếp tục
được phát huy trong truyện ngắn, tiểu thuyết của ông nhưng giờ đây đã mang
màu sắc mới.Từ cái nhìn nhân đạo chung chung, Nguyên Hồng dần chuyển
sang một cái nhìn ít nhiều mang tính giai cấp bằng một bút pháp rất gần với
bút pháp của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Ngòi bút của ông vẫn hướng
tình cảm của mình về phía người lao động đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh
kiên trì và tất thắng của họ như truyện Người đàn bà Tàu ( sau được đổi
thành Một người mẹ Trung Quốc ). Do đó sức tố cáo trong các tác phẩm
được tập trung, dồn nén hơn, kết cấu cũng chặt chẽ hơn . Một điều dễ nhận
biết bút pháp của Nguyên Hồng vẫn là chủ nghĩa nhân đạo thống thiết với

,một cốt lõi lạc quan vững chãi. Các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận thấy
trong đó nhiều cái mới tiến bộ và càng được củng cố mạnh mẽ hơn khi nhà
văn tiếp nhận lý tưởng Cách mạng của giai cấp vô sản.
Chính vì vậy nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh tiếp tục viết về “tinh
thần khắc kỷ’’ của nhân vật; về “yếu tố trữ tình”; “tình cảm lạc quan say sưa
bồng bột”và trên hết vẫn là “tinh thần nhân đạo chủ nghĩa thiết tha”(1973).
Chu Nga thì nhận thấy Nguyên Hồng đã đem đến tiếng nói mới , tiếng
nói riêng biệt góp phần vào dòng văn học hiện thực phê phán. Về căn bản ông
nhận thấy đó là tiếng nói yêu thương, nhân đạo “sôi nổi, lạc quan, tràn đầy
một niềm tin ở một ngày mai tươi sáng” vì nhìn thấy được những phẩm chất
đẹp đẽ ở những con người nghèo khổ hôm nay.(1977)
Nhà văn Nguyễn Tuân- Người bạn cùng thời với Nguyên Hồng lại nói
về “Nhân tố chủ quan trong bố cục của tiểu thuyết Nguyên Hồng”. (1978)
c.Từ sau khi nhà văn qua đời đến nay:
Sự ra đi đột ngột của Nguyên Hồng vào ngày 02-05-1982 đã để lại biết
bao tiếc nuối, thương nhớ cho bạn bè đồng nghiệp, các lứa học trò và học giả
ở khắp mọi miền Tổ Quốc. Nhưng đúng như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu:
“Nguyên Hồng mất đi nhưng cái văn của anh ấy vẫn còn rên rỉ”. Đấy có thể
xem là một lời khẳng định Nguyên Hồng “không chết”. Và điều đó đã trở


10
thành đề tài cho rất nhiều bài viết đặc sắc đa dạng về con người và văn
chương của ông. Điều đó đã trở thành đề tài cho rất nhiều bài viết đặc sắc đa
dạng về con người và văn chương của ông.
Và một trong những người có công rất lớn trong việc nghiên cứu và
đưa tác phẩm của Nguyên Hồng đến với người đọc là GS Phan Cự Đệ . Ông
là người đã giới thiệu, tuyển chọn ba bộ tuyển tập của nhà văn Nguyên Hồng
cùng với nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. GS
Phan Cự Đệ cho rằng cảm hứng chủ đạo của Nguyên Hồng "Dường như bắt

nguồn từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những lớp người cùng khổ"
và khẳng định phong cách Nguyên Hồng là "Hiện thực giàu chất lãng mạn
Cách mạng và chất trữ tình say đắm" (1983)
Có rất nhiều bài viết nói về chất lao động trong văn Nguyên Hồng -
thực sự ông là nhà văn của quần chúng lao khổ.
Nguyễn Hoành Khung coi Nguyên Hồng là “nhà văn chân chính của
những người khốn khổ” và cũng thấy ở sáng tác Nguyên Hồng “một tình cảm
thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo”(1983).
Đào Đức Doãn có một phát hiện khá mới mẻ đó là “cảm quan tôn giáo
trong sáng tác của Nguyên Hồng”(1991). Về bút pháp sáng tác, Linh Thi cảm
nhận cú pháp câu văn Nguyên Hồng bằng hình ảnh “Giọt lệ lớn và đoàn tàu
chợ”(1982).
Nguyễn Đăng Điệp nói về đặc sắc hồi kí Nguyên Hồng đó là “Hồi kí
tâm trạng”(1991).
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thì thấy cái Nguyên Hồng mang lại đối
với văn chương đương thời không chỉ là cái lạ trong đề tài và nhân vật. Ông
còn nhận thấy “Nó là một cái gì đó khỏe mạnh đặt bên cái yếu mềm phù
phiếm, cùng cái hoang dã dữ dằn bạo liệt, bên cạnh cái mơ mộng ngọt ngào”.
Nhà lý luận phê bình Hà Minh Đức gần đây đã nhận định “Nguyên
Hồng là nhà văn của những khát vọng sống” (2001). Tác phẩm của Nguyên


11
Hồng cũng được giới thiệu ở nước ngoài và được các nhà nghiên cứu phê
bình văn học đề cập đến ở những mức độ khác nhau như:
Niculin : Văn học Việt Nam (1971).
Tkachốp : Nam cao – Nguyên Hồng tuyển tập (1979).
Nguyễn Khắc Viện - Hữu Ngọc : Lịch sử văn học Việt nam (1979).
Trên đây là những bài viết và công trình nghiên cứu khá công phu đề
cập đến nhiều mặt sáng tác của Nguyên Hồng. Các tác giả đã có nhiều phát

hiện chính xác về một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của ông.
Tuy nhiên những nhận xét khái quát và tinh tế ấy mới được phát biểu
rải rác, chưa được trình bày trong những công trình chuyên sâu, lý giải vấn đề
một cách có hệ thống. Nhưng chính những bài viết và công trình nghiên cứu
trên đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng thể về nhà văn Nguyên Hồng.
Đồng thời nó cũng giúp chúng tôi những vấn đề cần đi sâu, phat triển mới
trong luận án.
4.Đóng góp mới của luận án:
Tiếp thu những ý kiến bàn về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và
tiểu thuyết Nguyên Hồng của những người đi trước, luận án chọn cách trình
bày , lý giải đặc điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng từ góc độ nghiên cứu cảm
hứng nghệ thuật của nhà văn bởi nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với cảm
hứng.
Nghệ thuật là tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên suốt nội
dung và hình thức tác phẩm. Vì vậy vận dụng khái niệm cảm hứng để nghiên
cứu đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng là
một điều phù hợp. Bởi lẽ cảm hứng là một yếu tố thuộc nội dung tác phẩm,
liên quan đến nhân tố chủ quan của sáng tạo nghệ thuật, đến các vấn đề tình
cảm trong nghệ thuật và có nguồn gốc từ trong hiện thực khách quan. Vận
dụng khái niệm cảm hứng để nghiên cứu những đặc điểm trong truyện ngắn
và tiểu thuyết Nguyên Hồng trước Cách mạng mang lại cho việc nghiên cứu


12
một cách tiếp cận mới. Việc vận dụng khái niệm này rất phù hợp với đặc điểm
của bản thân đối tượng nghiên cứu vì Nguyên Hồng là nhà văn của những xúc
cảm mãnh liệt, chứa chan khác vọng và tình thương. Cái độc đáo trong sáng
tác của Nguyên Hồng không phải ở chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo mà là ở trái
tim nồng nàn, ở cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa và tràn đầy chất thơ, chất lãng

mạn.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết có ý thức khảo sát một cách
nhất quán những nét độc đáo trong đặc điểm nghệ thuật viết truyện ngắn và
tiểu thuyết Nguyên Hồng; từ những đặc điểm của cảm hứng đến những biểu
hiện cúa nội dung…Cách xem xét này giúp người đọc hình dung đặc điểm
nghệ thuật của Nguyên Hồng không phải như một số các đặc điểm rời rạc mà
như một chỉnh thể thống nhất các nét độc đáo xuyên suốt nội dung và hình
thức các tác phẩm của ông.
Bằng việc làm sáng tỏ những đặc điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng,
luận án mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị
trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học Việt nam hiện đại đồng
thời, những kết quả của luận án còn góp phần vào việt nghiên cứu giảng dạy
và học tập về nhà văn Nguyên Hồng cũng như về văn xuôi Việt Nam hiện đại
trong các nhà trường hiện nay.
Đây cũng là tấm lòng đồng cảm và tri ân của người viết với một nhân
cách lớn - một chữ “Tâm” tràn đầy ở một con người bình dị.

5.Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng những phương pháp
sau:
Phương pháp lịch sử - cụ thể , phương pháp loại hình học (loại hình về
tác giả, loại hình về tiểu thuyết và truyện ngắn).
6.Bố cục của luận án:


13
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận án được tổ chức thành 4
chương:
Chương 1: Nguyên Hồng - Nhà văn của lòng thương cảm thống
thiết.

Chương 2: Nguyên Hồng – Ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn.
Chương 3: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết
Nguyên Hồng trước Cách mạng.
Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn và tiểu thuyết
Nguyên Hồng trước Cách mạng.
Cuối cùng là phần phụ lục và tư liệu tham khảo.





14
B. NỘI DUNG
Chương I.
Nguyên Hồng - Nhà văn của lòng thương cảm
thống thiết đối với con người.
1.1. Chủ nghĩa nhân đạo - Cảm hứng chủ đạo trong sáng
tác của Nguyên Hồng.
1.1.1. Nguyên Hồng viết văn vì lòng thương cảm những kiếp
người cùng khổ.
Nguyên Hồng có một khả năng đặc biệt là rất dễ gần người khác; mà
gần ai là dễ tin cậy, gây một thứ quan hệ ấm áp, cởi mở làm cho người ta dễ
thổ lộ những điều đang ấp ủ trong lòng. Có được điều ấy là vì ông có một tình
yêu thật sự sâu xa đối với con người. Nó làm cho ông luôn sẵn sàng thông
cảm, thâm nhập được vào những niềm vui, nỗi buồn, những công việc hàng
ngày và những ước mơ , khát vọng ở người khác.
Nguyên Hồng bước vào nghề văn do sự thôi thúc "nội tâm", muốn nói
lên nỗi thống khổ khôn cùng của con người; trước hết là người lao động, để
bênh vực họ. Đó là ý thức nghệ thuật đã trở thành cảm hứng, cuốn hút sự say
mê, sáng tạo của ông trong suốt cuộc đời cầm bút.

Đối với một người thanh niên thời đó, địa vị không có, gia đình suy tàn,
học thức tầm thường nhỏ nhoi, Nguyên Hồng nghĩ chỉ còn có một cách tồn tại
trong cuộc sống bằng cái cao quí, trong sạch của văn chương.
Sáng tác là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời Nguyên Hồng. Ông chỉ
có viết và viết. Viết từ trẻ cho đến già. Viết cả trong nhà tù và viết trong cái
đói thường trực. Tựa như ông dốc cạn cuộc đời ra mà viết, vắt kiệt mình ra
mà viết. Viết với tất cả tín niệm thiêng liêng, cao cả của nghề. Với Nguyên
Hồng, không viết không sống nổi, không viết không có gì minh chứng cho sự
hiện diện, sự tồn tại của bản thân mình. Quả thực Nguyên Hồng viết văn


15
trước hết là để khẳng định sự tồn tại của mình đối với cuộc đời. Cho nên ngay
từ ngày đầu cầm bút, Nguyên Hồng đã tự ý thức: "Cần thiết với tôi là việc
phải viết, viết ra thành chữ tất cả những gì chứa đựng nung nấu, quằn quại
và đau xót và bay bổng và bát ngát của tâm hồn, của suy nghĩ. Viết để mình
đọc trước nhất. Viết cho mình đọc trước nhất". (31 - 27). Nguyên Hồng đã
viết khi thấy cực quá, khổ quá muốn được giãi bày tấm lòng mình, muốn
được chia sẻ, cảm thông. Bởi vậy ông đã viết suốt ngày, suốt đêm, viết một
cách đau khổ, say mê, bất chấp "cái đói ê ẩm thấm thía vô cùng trong đêm
mưa lạnh hoang vắng". Bằng sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tiếp nối
xứng đáng dòng văn chương thương cảm của dân tộc và làm giàu có thêm
truyền thống nhân đạo của văn học Việt Nam.
Khác với những bạn văn cùng thời với mình như Ngô Tất Tố, Kim Lân
là nhà văn của nông thôn và nông dân, Nguyên Hồng có nguồn suối tinh thần
yêu thương của riêng mình. Ông chuyên viết về người dân nghèo thành thị,
đặc biệt là những kiếp người bị xã hội thực dân phong kiến giày đạp tàn nhẫn
và đẩy đến bước đường cùng. Tác phẩm của Nguyên Hồng cho ta thấy quá
trình bần cùng hoá, lưu manh hoá của những người dân nghèo thành thị.
Nhưng cái hướng chính, hướng thiện của họ theo Nguyên Hồng vẫn là niềm

khao khát vươn tới ánh sáng, những mong muốn có một sự thay đổi, một sự
chuyển biến mạnh mẽ nhằm tạo ra một cuộc sống công bằng hơn, đẹp đẽ hơn
với một đức tin mãnh liệt.
Nếu như các nhà văn khác hướng tới những người nghèo khổ mà viết
với tấm lòng thương cảm, thì Nguyên Hồng là người "Đứng trong lao khổ”,
là thành viên của đám đông nghèo khổ. Ông viết về họ như viết về cuộc sống
của chính bản thân mình, bằng tất cả sự đồng cảm, chia sẻ, thấm thía tự bề sâu
tấm lòng trước mọi nỗi buồn lo, xót đau, quằn quại của lớp người dưới đáy xã
hội. Ranh giới giữa nhà văn và cuộc đời dường như bị xoá nhoà:
"Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, về những sự áp bức, về những nỗi
trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về những con người lầm than bị đày đoạ, bị


16
lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần những vết thương xã hội, những việc làm bạo
ngược lộng hành của xã hội thời bấy giờ. Tôi sẽ giành nhận lấy mọi trách
nhiệm, chống đối cũng như bào chữa bảo vệ. Tôi sẽ chỉ tiến bước, chỉ có đi
thẳng. Tôi sẽ chỉ biết có ánh sáng và chính tôi là ánh sáng Chao ôi, thế thì
còn gì làm tôi đáng sống hơn nữa? Thế thì còn có hạnh phúc và sự giàu có
nào đánh đổi hay so sánh được". (31 - 29).
Nội dung cảm hứng thương cảm của Nguyên Hồng là tình thương và
niềm tin đối với người cùng khổ, trước hết là những người lao động.
Ngòi bút của Nguyên Hồng đã tạo dựng một thứ không khí riêng, một
thứ âm thanh màu sắc riêng cho những cảnh đời luôn luôn trở đi trở lại trên
các trang viết của ông. Đó chính là âm thanh của cuộc sống. Không tinh tế,
gạn lọc như Thạch Lam, văn Nguyên Hồng luôn ngồn ngộn chất sống, ông
chủ trương để cho cuộc sống ùa vào trang sách của mình với tất cả sự ồn ào,
náo nhiệt, hỗn độn của nó. Sống trong sự cùng cực, bị vắt kiệt. Sống trong sự
lo âu, khắc khoải, được hôm nay không biết ngày mai.
Tác phẩm của Nguyên Hồng đã làm sống dậy cuộc sống lam lũ cơ cực,

bần cùng của những người lao động nghèo khổ ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm
ở các thành phố lớn, như ngoại ô Bạch Mai, ô Yên Phụ, bãi Phúc Xá, bãi Nhà
Dầu ở Hà Nội hay xóm Cấm, xóm Chùa Đông Khê, xóm Chợ con, ngõ Hàng
Gà của Hải Phòng. Họ sống trong những xóm nhà lá hoặc lợp tôn chen
chúc, úp súp với những ngọn đèn leo lét, những ngõ hẻm lầy lội, nhớp nháp vì
người ta gánh nước đổ rác, gánh rau đậu đi chợ Và ở đó luôn ngập tràn
những âm thành hỗn độn của cuộc sống: Tiếng chửi bới của cảnh ăn uống,
mua bán, những tiếng kêu cướp giật hoặc một giọng cười khiêu khích của một
cô gái nhảy Nhưng có điều rất đặc biệt là những con người quằn quại trong
sự đau khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn muốn "ngoi lên ánh sáng như
những mầm cây xanh" (Ngọn lửa).
Trong số họ có những cô gái quê bị mẹ gả bán, ép uổng hoặc bị đầy đoạ
bởi những hủ tục, luật lệ phong kiến khắc nghiệt, đã bỏ làng ra tỉnh rồi bị lừa


17
bịp, cưỡng hiếp biến thành lưu manh, gái điếm như nhân vật Tám Bính (Bỉ
Vỏ); hoặc bị rơi vào ổ của bọn cờ bạc bịp và buôn hàng lậu như Muống
(Quán Nải) Nhưng ở những con người ấy lúc nào cũng chan chứa một lòng
thương yêu tha thiết và nỗi khát khao vượt ra khỏi cảnh tăm tối, muốn vươn
tới ánh sáng của một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dường như Nguyên Hồng luôn
tìm thấy tất cả những cái có vẻ tầm thường của cuộc sống ấy, một chất đẹp,
một chất thơ mà người khác không nhìn thấy. Đằng sau cái vẻ lam lũ, xấu xí
là những tâm hồn rất cao đẹp, rất đáng quí. Đó là tình thương yêu, đùm bọc
lẫn nhau giữa những người cùng khổ. (Hơi thở tàn); tình nghĩa thuỷ chung và
hy sinh cho hạnh phúc của người khác (Đây bóng tối; Trong cảnh khốn
cùng); lòng tự trọng, dù đói khổ vẫn không chấp nhận lối sống truỵ lạc, bán rẻ
nhân phẩm để chạy theo đồng tiền và danh vọng (Cô gái quê, Nhà bố
Nấu ). Ngay ở cả những nhân vật "dưới đáy" của xã hội, như một gã ma cà
bông, một bỉ vỏ hay một tên trùm lưu manh cũng còn le lói những ánh sáng

lương thiện dưới vùng sâu tiềm thức.
Quả thực, Nguyên Hồng là một cây bút đôn hậu, luôn luôn hướng đến
cái cao đẹp, trong sáng với niềm tin yêu thắm thiết. Tình thương và niềm tin
ấy có quá trình bồi đắp, nâng cao từ triết lý sống của người bình dân đến tinh
thần nhân đạo Cách mạng gắn liền với sự chuyển biến thế giới quan của nhà
văn trong quá trình tham gia Cách mạng. Nhưng thực sự tính chất thống thiết,
mãnh liệt của cảm hứng trong sáng tác Nguyên Hồng ít thay đổi. Người ta
thường nói đến một chủ nghĩa nhân đạo chỉ riêng có trong sáng tác của
Nguyên Hồng, mà điểm cốt lõi của nó là một tấm lòng hướng về tầng lớp
cùng khổ, dưới đáy của xã hội, và một niềm tin không lay chuyển vào phần
tốt đẹp nơi tâm hồn con người. "Cảm hứng cần lao và tranh đấu của Nguyên
Hồng cũng chính là cảm hứng nhân đạo nơi ông" (58 - 36).
1.1.2. Nguồn gốc cảm hứng thương cảm đối với con người
của Nguyên Hồng.


18
Nguồn suối tình cảm yêu thương của Nguyên Hồng bắt nguồn từ cuộc
đời thực của ông và của những con người lam lũ bất hạnh ở trong hang cùng
ngõ hẻm, ngoại ô thành phố. Chưa đến mức phải đi bới rác, đi ở, phụ bếp trên
tàu thuỷ như Gorki, nhưng cậu bé Nguyên Hồng cũng lớn lên trong sự thiếu
thốn đến cùng cực: Thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu tình thương yêu chăm sóc
của người thân. Tuổi thơ của Nguyên Hồng là những ngày tháng lang thang
đầu đường xó chợ, đánh đáo kiếm ăn và chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng
cặn bã. Đó là những đứa trẻ đi ở, bế con, bán nước; thậm chí cả những đứa
trẻ ăn mày ăn cắp từ con cá, lá rau. Có thể nói Nguyên Hồng đã sống và lớn
lên cùng với tầng lớp "dưới đáy" của xã hội, những con người nghèo khổ, cơ
cực nhất. Họ phải lam lũ kiếm sống mà vẫn không đủ ăn, không mấy khi có
được một bữa no. Nguyên Hồng trong những trang nhật ký của tập Hồi ký
Những ngày thơ ấu đã từng cay đắng thốt lên:

"Ngày 1.12.1931. Cậu ơi! Cậu sống khôn chết thiêng, cậu có biết cho
con không? Mà con cầu xin lẽ nào cạu lại không nhận lời con? Cậu phù hộ
cho con được lấy một hào thôi! Con đói lắm cậu ạ! Trời lại mưa rét quá".
Mất cha, mẹ lại đi bước nữa và phải đi làm ăn xa khiến bé Hồng phải
sống trong sự ghẻ lạnh, khinh miệt của gia đình, họ hàng, làng xóm, Người
bà, người cô ruột của Hồng muốn gieo rắc vào đầu cậu những ý nghĩa xấu xa
về mẹ mình. Với quan niệm của xã hội phong kiến thời ấy, họ không thể chấp
nhận một người đàn bà chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác.
Điều đó làm cho trái tim vốn nhạy cảm của cậu bé Hồng càng đau đớn hơn.
Và ngay với Hồng, họ hàng cũng ghê sợ, rẻ rúng trước đứa con trai "mới một
dúm tuổi mà đã trải hết nhà lao này sang nhà lao khác". Trước sự hắt hủi xa
lánh của mọi người, mẹ con Hồng đã phải dắt díu nhau ra Hải Phòng tìm kế
sinh nhai. Lúc ấy Nguyên Hồng mới 16 tuổi. Và từ đó, Nguyên Hồng đã thực
sự nhập hẳn vào cuộc sống của hạng người "dưới đáy" của xã hội thành thị.
Chính cuộc sống thiếu tình thương và phải tự lập từ nhỏ ấy với những trải
nghiệm bản thân trong thế giới của những người cùng khổ khiến Nguyên


19
Hồng dễ cảm thông, chia sẽ những khổ đau, bất hạnh của con người. Và điều
đó cũng sớm hình thành ở nhà văn một cá tính riêng đặc biệt giàu xúc cảm, dễ
xúc động. Lòng ông thắt lại trước cuộc sống cùng cực của những con người
buôn thúng bán bưng, những thợ thuyền phu phen, những lưu manh, gái điếm
mạt hạng, những hình ảnh xác chết vô thừa nhận, những đám tù giải đi xử
án Những cảnh ngộ buồn thảm đó và những ngày thất nghiệp kéo dài đã ám
ảnh, trĩu nặng xuống tâm hồn nhạy cảm của Nguyên Hồng khiến ông "nhiều
lúc thấy bối rối, lo sợ và tưởng mình sẽ chết ở tuổi 16".
Nhiều lúc tuyệt vọng quá sau những ngày lang thang không xin được
việc, Nguyên Hồng đã có ý định tự tử khi thấy ngày mai càng mịt mù, tối tăm.
Nhưng rồi, người thanh niên ấy lại thấy ham sống, thèm sống tha thiết khắc

khoải lạ thường. Anh nghĩ dù có chết đi cũng phải để lại cho cõi đời mà anh
yêu mến một cái gì vừa tinh khiết, trong sáng, vừa tha thiết, yêu thương nhất
của tâm hồn. Suy nghĩ đó đã đưa Nguyên Hồng đến với văn chương. Ông trở
thành nhà văn của lòng thương cảm thống thiết đối với con người trong một
giọng văn riêng, một bút pháp riêng độc đáo.
Hoàn cảnh ấy, cá tính ấy cũng đã định hướng cho ông khi tiếp thu
những yếu tố tư tưởng, văn hoá của dân tộc và của nhân loại. Đó là tình
thương, là tinh thần lạc quan của triết lý dân gian, là giá trị nhân đạo chủ
nghĩa của văn học dân tộc và thế giới. Đó là những cô Kiều "ba chìm bảy nổi
chín lênh đênh" những người đàn bà "đòn gánh tre chín dạn hai vai" trong
Văn chiêu hồn của Nguyễn Du; Những cô Cúc Hoa, Ngọc Hoa, Kiều
Nguyệt Nga đảm đang chung thuỷ và cả những bà vợ hiền "lặn lội thân cò khi
quãng vắng, eo sèo mặt nước buổi đò đông" trong thơ Tú Xương
Thời đó Nguyên Hồng cũng có điều kiện tiếp xúc với những tác phẩm
mang truyền thống nhân đạo chủ nghĩa của Phương Tây như: "Những người
khốn khổ của V.Hugo; "Đavid copperfield" của Charles Dickens; "Thời thơ
ấu" của M.Gorki và một số truyện ngắn của Alphonse Daudet


20
Sinh trưởng trong một gia đình theo đạo gốc với một bà mẹ rất sùng
đạo nên tư tưởng bác ái của Thiên chúa giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến
niềm tin mãnh liệt vào thiện căn của con người và lòng yêu thương con người
tha thiết của ông. Sự ảnh hưởng của tôn giáo một cách tự nhiên khiến Nguyên
Hồng cảm nhận, lý giải hiện thực theo cách của riêng ông. "Cảm quan tôn
giáo được xác định như là ý thức nghệ thuật đạt đến độ chín muồi và thể hiện
ra một cách tự nhiên thông qua sự cảm nhận, cắt nghĩa hiện thực, qua cái
nhìn nghệ thuật đối với đời sống của nhà văn". (58 - 236).
Chính lòng yêu người, và tinh thần lạc quan yêu cuộc sống cùng với sự
ảnh hưởng của tôn giáo đã giúp Nguyên Hồng dù sống giữa đám người nghèo

khổ, lưu manh, ma cô, gái điếm như vậy mà ông vẫn không bị chìm ngập
trong cuộc sống tối tăm, tội lỗi. Nhưng mặc dù vậy, Nguyên Hồng lại phản
đối thái độ quì mọp trước tôn giáo để cầu xin sự thưởng phạt công bằng của
Chúa. Nguyên Hồng ca ngợi những đức tính tốt đẹp chịu thương, chịu khó,
giàu lòng hy sinh nhưng ông đã không lý tưởng hoá đức tính cam phận, nhẫn
nhục của họ. Ngược lại, Nguyên Hồng luôn chủ trương đánh thức dạy ở họ ý
thức đấu tranh cho một cuộc sống bình đẳng, công bằng hơn, hạnh phúc hơn.
Những yếu tố đó được bổ sung, nâng cao một cách đáng kể bởi tư
tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa khi Nguyên Hồng giác ngộ và đi theo
Cách mạng từ thời kỳ Mặt trận dân chủ. Chính ánh sáng của quan điểm giai
cấp và những nhận thức chính trị đúng đắn đã giúp Nguyên Hồng có được
những cách nhìn tiến bộ đó. Vì thế mà những nhân vật của Nguyên Hồng luôn
để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng rất sâu sắc, gợi cho chúng ta nhiều
suy nghĩa về số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ như Tám Bính,
Muốn, Mũn, Mợ Du Số phận của họ hình như đôi lúc vẫn thấp thoáng trong
cuộc sống đời thường hiện nay.
Đấy chính là sức sống mãnh liệt của ngòi bút Nguyên Hồng
1.2. Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng.
1.2.1. Con đường nghệ thuật nhất quán.


21
Trên con đường đến với văn chương ở những thuở ban đầu, Nguyên
Hồng có chịu ảnh hưởng của nhà thơ Thế Lữ. Hình ảnh thi nhân tác giả những
Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo Thiên thai và Nhớ rừng đã là "một

trong những hình ảnh lồng bằng hào quang và chiếu gợi vô cùng" đối với nhà
văn. Ông thấy có gì đó đồng cảm với thi nhân về gia cảnh mồ côi, nghèo
túng Nhưng trên hết vẫn là những lời chỉ đạo tận tình, nâng niu những cảm
xúc ban đầu và khích lệ động viên Nguyên Hồng tiếp tục viết và có một định

hướng rõ ràng: "Khi thấy mình viết xoàng, viết nhạt, khi thấy chính mình cũng
không bằng lòng mình, thì không nên viết. Chỉ nên viết khi thấy cần viết, phải
viết, nghĩa là không viết được viết phải là một sự cần thiết, một sự tất yếu "
(31 - 39).
Ngay những bước đi chập chứng đầu tiên ấy, Nguyên Hồng đã muốn
viết về những chuyện xã hội. Con người ấy sẵn sàng chịu chết đói "chứ viết
tồi, viết dở, viết kém thì bẻ ngòi bút đi, xé bản thảo đi" (31 - 37). Và trước Thế
Lữ - Thi nhân, Nguyên Hồng thấy mình không chút ngượng ngập và đủ tự tin
nhìn thẳng vào Thế Lữ mà giới thiệu: "Tôi cũng viết văn! tôi cũng là một
người viết văn! tôi viết văn và là người viết văn trong đám những người
nghèo đói, đau khổ, lầm than! Tôi sẽ nói chuyện với anh thuần về văn
chương, thuần về những gì là tư tưởng, là tâm hồn, là cao quí của những con
người đang thương yêu và qúi trọng nó vô cùng". (31 - 37,38).
Không giống như một số cây bút khác cùng thời như Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nam Cao có sự lúng túng ở bước đi đầu
tiên, Nguyên Hồng đã xác định đúng ngay từ đầu con đường nghệ thuật của
mình.
Trước hết, ông không cho phép mình "viết những chuyện tình yêu phù
phiếm, bợm bãi, những truyện mơn trớn khêu gợi, những tình cảm thấp kém,
những truyện để mua vui, để chiều ý, để cầm lấy chút khen gợi hay nhắc nhở
của một bọn vô công rồi nghề phè phỡn, trơ tráo, - cái bọn giàu có sang trọng

×