Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong truyện và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng Tháng Tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 107 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ YẾN




NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN HỒNG
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Văn Đức






Hà Nội - 2013


3
MC LC

M U 1
I. Lí DO V MC CH LA CHN TI 1
II. LCH S NGHIấN CU VN 2
III. ểNG GểP MI CA LUN VN 8
IV. I TNG V PHM VI NGHIấN CU 9
V. PHNG PHP NGHIấN CU 9
VI. CU TRC CA LUN VN 9
CHNG 1. NGI K CHUYN V IM NHèN TRN THUT
TRONG TRUYN V TIU THUYT CA NGUYấN HNG
TRC CCH MNG THNG TM 10
1. NGI K CHUYN 10
2. iểm nhìn trần thuật và ng-ời trần thuật 10
2.1. Phm trự im nhỡn trn thut 10
2.2. Ng-ời trần thuật 12
2.2.1 Ngi trn thut hm n 12
2.2.2 Ngi trn thut tng minh 13
3. Ng-ời trần thuật trong văn xuôi Nguyên Hồng 14
3.1. Ng-ời kể chuyện hàm ẩn 14
3.2 Ng-ời kể chuyện t-ờng minh 22
CHNG 2. NGH THUT T CHC KT CU V CT
TRUYN TRONG TRUYN V TIU THUYT CA NGUYấN

HNG TRC CCH MNG THNG TM 27
1. NGH THUT T CHC KT CU 27
1.1. Kết cấu đơn tuyến: 28
1.2. Kết cấu theo mạch phát triển tâm lí 33
1.3. Kết cấu đảo lộn trật tự trần thuật 35
1.4. Kết cấu lắp ghép: 37



4
2.NGH THUT T CHC Cốt truyện 41
2.1.Ct truyn: 41
2.2 Cốt truyện trong sáng tác của Nguyên Hồng 43
2.2.1 Ct truyn n gin 43
2.2.2. Ct truyn an xen nhiu mch truyn 56
CHNG 3. NGễN NG, GING IU TRONG TRUYN V
TIU THUYT CA NGUYấN HNG TRC CCH MNG
THNG TM 61
1. Ngụn ng trn thut . 62
1.1. Ngụn ng i sng giu giỏ tr biu cm 62
1.2. Ngụn ng trn thut giu cm xỳc. 64
1.3. Ngôn ngữ bình dị, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao 69
1.4. Ngôn ngữ đặc biệt 74
1.5. Từ ngữ tôn giáo 77
2. Ging iu trn thut của Nguyên Hồng 81
2.1 Giọng điệu cảm th-ơng thống thiết 83
2.2 Cấu trúc tầng tầng lớp lớp theo mạch cảm xúc của lời văn nghệ thuật 90
2.3. Các đoạn văn trữ tình ngoại đề 91
KT LUN 98
Danh mục và tài liệu tham khảo. 101












1
MỞ ĐẦU

I. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình phát triển lịch sử văn học Việt Nam, một trong
những trào lƣu văn học đã làm thay đổi diện mạo của nền văn học dân tộc,
đó là dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945. Những tác giả đã có
công lớn trong việc đổi mới này là: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao Nguyên Hồng là một trong những nhà văn tiêu
biểu, xuất sắc nhất đã đóng góp một thành tựu lớn trong sự phát triển này.
Tác phẩm của Nguyên Hồng phản ánh sâu sắc cuộc sống cùng khổ của con
ngƣời – tầng lớp đáy xã hội thành thị. Ông bƣớc vào nghề văn là để nói lên
nỗi thống khổ khôn cùng của con ngƣời, mà trƣớc hết là những ngƣời lao
động, những dân nghèo thành thị khi ông đƣợc chứng kiến và trải nghiệm
để từ đó lên tiếng bảo vệ và bênh vực họ. Hiện thực cuộc sống và số phận
những con ngƣời cùng khổ đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong các
sáng tác của ông, góp phần hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo của
nhà văn. Điều này đã đƣợc minh chứng qua các trang viết ngập tràn tâm
huyết, cuốn hút niềm mê say và phong phú qua các thể tài đầy sáng tạo.

Với Nguyên Hồng sáng tác văn chƣơng là niềm đam mê lớn nhất của
cuộc đời. Viết về cuộc đời của chính mình, cho tầng lớp mình đó là mục
đích trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ông đã hoà nhập vào cuộc
sống của những con ngƣời cùng khổ, vào những cảnh đời cực nhục để phân
tích, lý giải, thẩm bình và hơn nữa để bênh vực, bảo vệ xót thƣơng. Tác
phẩm của ông bao giờ cũng toát lên giá trị nhân văn sâu sắc.
Có lẽ cũng vì những lý do này, sáng tác của Nguyên Hồng luôn tạo
đƣợc ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc, luôn đánh thức tính bản thiện, tình
ngƣời trong mỗi con ngƣời. Với ông “ viết còn để tìm cho mình một đời
sống lâu dài trong tâm hồn mọi người và được yêu thương lại một cách
nồng nàn với những mối tình thắm thiết mênh mông”[16, 34].


2
Sự khẳng định tên tuổi, tài năng của Nguyên Hồng chính là lĩnh vực
văn xuôi trƣớc Cách mạng. Trong cuộc đời viết văn của mình, Nguyên
Hồng tập trung nhiều nhất cho tiểu thuyết. Từ tác phẩm đầu tay Bỉ Vỏ đến
Cửa biển, một tác phẩm mà ông dành nhiều tâm huyết và tác phẩm cuối
đời Núi rừng Yên Thế đều là những sáng tác để lại ấn tƣợng sâu đậm
trong lòng độc giả. Nhƣng có lẽ điều giúp mọi ngƣời đánh giá, nhìn nhận
về con ngƣời ông một cách chân xác lại là thiên tự truyện Những ngày thơ
ấu và để khẳng định cho tài năng, vị trí của Nguyên Hồng trên văn đàn là
các truyện ngắn đặc sắc. Những tác phẩm này đã đƣa tên tuổi của Nguyên
Hồng lên đỉnh cao của văn học hiện đại Việt Nam.
Việc nghiên cứu về Nguyên Hồng đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa
học, các độc giả yêu quý văn chƣơng của ông quan tâm. Các bài phê bình,
tiểu luận, tham luận, luận văn về thân thế, sự nghiệp, phong cách; về thể
loại, nhân vật, đặc điểm nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn đã đƣợc nhiều
ngƣời nghiên cứu, đề cập đến. Những thành tựu của ông đã đƣợc đánh giá
một cách đầy đủ, trọn vẹn, ngƣời viết với mong muốn khẳng định thêm

một khía cạnh quan trọng trong sự sáng tạo của Nguyên Hồng. Việc lựa
chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện và tiểu thuyết của
Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám”, chúng tôi muốn đƣa ra
một cách nhìn nhận, đánh giá về việc sáng tạo nghệ thuật của nhà văn dƣới
góc độ tìm hiểu nghệ thuật trần thuật, nhằm góp thêm một ý kiến khẳng
định tài năng nghệ thuật của Nguyên Hồng trên nhiều lĩnh vực. Hiện tại, tác
phẩm của Nguyên Hồng đang đƣợc giảng dạy trong chƣơng trình của các
nhà trƣờng; với mong muốn kết quả việc nghiên cứu của cá nhân sẽ góp
phần mở rộng sự quan tâm, tìm hiểu cho bạn đọc và là tài liệu tham khảo,
học tập trong các nhà trƣờng về các sáng tác của Nguyên Hồng.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Sơ lƣợc một số nghiên cứu về sáng tác văn xuôi của Nguyên
Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám.


3
Tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Linh hồn in trên Tiểu thuyết thứ
bảy năm 1936, tiểu thuyết Bỉ vỏ gây ấn tƣợng mạnh. Nhà văn Nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) đã nhận xét: “Tập văn
của ông là tập Bỉ vỏ Nhưng cái tư tưởng thâm trầm nó bao quát cả cuốn
tiểu thuyết Nguyên Hồng là cái tư tưởng: Tuy đã sa chân vào chốn truỵ lạc,
người ta vẫn có thể mang một tâm hồn trong sạch được”. “ Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng là một cuốn tiểu thuyết chứa chan nhân đạo, nó làm cho ta
thương xót đến cả những kẻ đầy tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây một khuôn luân
lý rất cao, nên dù ta thương xót họ mà ta vẫn không thể nào không ghê tởm
về hành vi của họ” [31, 25]. Đó là về những phƣơng diện tâm lý và luân lý.
Ông viết xong Bỉ vỏ nhƣ trút đƣợc gánh nặng của đôi vai, ông tâm
sự qua lời tựa trong Bỉ vỏ: “Bỉ vỏ đã viết xong trên một cái bàn kê bên
khung cửa trông ra vũng nước đen ngầu bọt của một bãi đất lấp dở dang
và chuồng lợn ngập ngụa phân tro; Bỉ vỏ đã viết xong trong một căn nhà

cứ đến chập tối là ran lên tiếng muỗi và tiếng trẻ khóc; Bỉ vỏ đã viết xong
trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi vật như đều rung lên cùng với
lòng thương yêu của một đứa trẻ ham sống dạt dào trong những bụi mưa
thấm thía” [18, 3].
Bỉ vỏ ra đời và đạt giải thƣởng của Tự lực văn đoàn năm 1937.
Cùng thời điểm Những ngày thơ ấu trở thành tác phẩm gây đƣợc sự
chú ý. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã đánh giá rất cao tác phẩm này “Mới
đọc tập tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có dưới mắt một quyển
sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga. Không những thế, càng
đọc những trang sau, ta càng thấy Nguyên Hồng kể cho ta nghe hết cả
những cái cay đắng, những cái truỵ lạc của mình và những người thân
mình” [31, 35]. Cuốn tự truyện là những trang viết thấm đẫm nƣớc mắt về
chính cuộc đời nhà văn. Đó là một “cái tôi chân thật” (Vũ Ngọc Phan). .
Thạch Lam đã từng nhận xét“Những rung động cực điểm của một linh
hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp


4
tàn” [22, 15]. và “Phải sống trong cảnh nghèo, phải luôn luôn gần gũi với
xã hội người nghèo mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm
động như vậy” [31. 19] (Vũ Ngọc Phan). Năm 1941, tập truyện ngắn Bảy
Hựu tiếp tục ra mắt bạn đọc. Đây là tác phẩm xây dựng đƣợc những nhân
vật mang dáng vẻ phi thƣờng của ngƣời anh hùng. Đánh giá về Bảy Hựu
nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “ Chỉ khi nào lòng yêu nhân loại lên
đến cực điểm, là người ta mới thiết tha đến những người bị xã hội ruồng
bỏ”. Tác phẩm Đây bóng tối thể hiện cái nhìn xót thƣơng giữa những con
ngƣời nghèo khổ bất hạnh nhƣng có tấm lòng độ lƣơng, nhân ái. Trong Nhà
sƣ nữ chùa âm hồn, Nguyên Hồng lại xây dựng nội dung truyện nhƣ một
truyện trinh thám với trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú, thể hiện mối tình
thống thiết của đôi vợ chồng hủi. Bên cạnh đó là những cuộc đời cơ cực, lầm

than trong cảnh khốn cùng nhƣ trong tác phẩm Sông máu, Linh hồn, Quán
nải, Hàng cơm đêm của những nhân vật nhƣ Mũn, Nhân, chị Năng, Hai
mƣơi hai những con ngƣời cơ cực nhƣng có tấm lòng thuỷ chung son sắt.
Tấm lòng nhân hậu của họ đều đạt tới mức “kỳ lạ”, “phi thường” hiếm có
trong cuộc đời thực.
Qua việc tìm hiểu, khảo sát tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng trƣớc
Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu
phê bình đều đánh giá cao và khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyên
Hồng, ông là nhà văn của hiện thực, của tinh thần nhân đạo cao cả với những
nhận xét của Vũ Ngọc Phan về các tác phẩm truyện và tiểu thuyết của
Nguyên Hồng trƣớc cách mạng rất tinh tế“ở tập văn nào của Nguyên Hồng
tư tưởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan” [31, 27]. Các bài
nghiên cứu, phê bình thƣờng tập trung nhiều vào mặt nội dung tƣ tƣởng, thế
giới nhân vật, đặc điểm nghệ thuật của các sáng tác văn xuôi trƣớc cách
mạng tháng Tám của ông (nghĩa là chú ý đến vấn đề nhân sinh quan) mà ít
đề cập đến vấn đề thế giới quan của nhà văn, điểm nhìn trần thuật của một
tài năng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu trong giai đoạn này.


5
Tình hình nghiên cứu Nguyên Hồng từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay.
Công cuộc Cách mạng tháng Tám mở ra một kỉ nguyên mới và
những nhận thức mới về chính trị đã nâng cao chất lƣợng nhiều truyện
ngắn của Nguyên Hồng. Đây cũng là thời điểm Nguyên Hồng cho ra đời
nhiều tác phẩm với quy mô đồ sộ, dung lƣợng lớn. Từ cái nhìn nhân đạo
đối với lớp ngƣời thị dân cùng khổ nói chung Nguyên Hồng đã dần chuyển
sang một cái nhìn ít nhiều mang tính giai cấp bằng một bút pháp rất gần với
bút pháp của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Các nhà nghiên cứu phê
bình đã nhận thấy trong đó nhiều cái mới tiến bộ và càng đƣợc củng cố

mạnh mẽ hơn khi nhà văn tiếp nhận lý tƣởng Cách mạng của giai cấp vô
sản. Phan Cự Đệ đã đƣa ra ý kiến xác đáng, những nhận định khái quát
nhất về sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng trong bài viết “ Những bƣớc
tiến mới về tiểu thuyết Nguyên Hồng sau Cách mạng tháng Tám”
“Lò lửa và Địa ngục là một cái mốc trên con đường sáng tạo của
Nguyên Hồng. Tuy về căn bản nó vẫn là những tác phẩm hiện thực phê
phán nhưng cái ánh sáng chiếu rọi vào thì lại là của một thế giới quan đã
bắt đầu đổi mới”.
“Bỉ vỏ và Sóng gầm là hai mốc về tiểu thuyết của Nguyên Hồng. Hai
tác phẩm cách nhau một phần tư thế kỷ và cũng là hai thời kì khác nhau
trên con đường nghệ thuật của Nguyên Hồng. Bỉ vỏ là những tình cảm yêu
thương dào dạt, là khát vọng ngây thơ, trong trắng hồn nhiên của buổi ban
đầu. Sóng gầm, Cơn bão đã đến ra đời lúc cây bút Nguyên Hồng đã
trưởng thành, luôn luôn day dứt suy nghĩ về những vấn đề nghệ thuật và
đời sống”[7, 17].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh tiếp tục viết về “yếu tố trữ
tình”; “tình cảm lạc quan say sưa bồng bột” và trên hết vẫn là “tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa thiết tha” (1973).


6
Chu Nga thì nhận thấy Nguyên Hồng đã đem đến tiếng nói mới,
tiếng nói riêng biệt góp phần vào dòng văn học hiện thực phê phán. Về căn
bản ông nhận thấy đó là tiếng nói yêu thƣơng, nhân đạo “sôi nổi lạc quan,
tràn đầy một niềm tin ở một ngày mai tươi sáng” vì nhìn thấy đƣợc những
phẩm chất đẹp đẽ ở những con ngƣời nghèo khổ hôm nay (1977).
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu về Nguyên
Hồng đã có nhiều đổi mới. Các tác phẩm của ông đã đƣợc các nhà phê
bình, giới nghiên cứu, các bạn đọc quan tâm đƣa ra những nhận định, ý
kiến đánh giá khách quan.

Nếu nhƣ trong thời kì đầu cầm bút, Nguyên Hồng hay viết về những
ngƣời dân nghèo lƣu manh hoá thì đến những năm 40 tƣ tƣởng nghệ thuật
của ông đã có sự biến chuyển, ánh sáng cách mạng và giai cấp đã soi sáng
cho những nhân vật lao động nghèo của Nguyên Hồng. Phan Diễm
Phƣơng trong bài viết Cảm hứng cần lao trong sáng tác của Nguyên
Hồng đã đƣa ra nhận định: “Từ đầu những năm bốn mươi, Nguyên Hồng
đã viết một số truyện ngắn, truyện dài có sắc thái hơi khác với những
truyện ngắn trước đó của ông: Cái bào thai, Hai dòng sữa, Một trƣa
nắng, Hơi thở tàn Có thể xem đây là những cuộc tranh luận công khai về
nghệ thuật, cũng là sự bộc lộ công khai quan điểm nghệ thuật của tác giả,
bằng hình tượng nghệ thuật bằng những lời tuyên bố thẳng thắn, dứt
khoát”. GS. Phan Cự Đệ là một trong những ngƣời dành nhiều tâm huyết
trong việc nghiên cứu và đƣa tác phẩm của Nguyên Hồng đến với ngƣời
đọc. Trong lời giới thiệu cho cuốn Nguyên Hồng toàn tập (2000) ông đã
đƣa ra nhiều ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyên Hồng trên các phƣơng
diện nhân vật, kết cấu, bút pháp nghệ thuật và khẳng định vị trí truyện ngắn
của Nguyên Hồng: “ Chúng ta có thể nói đến Nguyên Hồng như một phong
cách truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sưu tầm và tuyển chọn
những tác phẩm trước và sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta sẽ có một


7
tập truyện ngắn giá trị với nhiều màu sắc độc đáo” [8, 21]. Các nhà nghiên
cứu đã đi sâu khai thác nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật mà nhà văn
xây dựng, thấy rõ đƣợc vai trò của Nguyên Hồng trong văn học giai đoạn
sau Cách mạng.
Từ khi nhà văn qua đời đến nay
Nguyên Hồng mất khi sự nghiệp văn chƣơng của ông còn đang dang
dở, khát vọng lớn về bộ tiểu thuyết lịch sử mới hoàn thành một phần tâm
nguyện. Sự ra đi của Nguyên Hồng vào ngày 02-5-1982 đã để lại niềm

thƣơng tiếc cho ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp, các độc giả yêu mến văn
chƣơng của ông. Nhƣng đúng nhƣ lời nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu
“Nguyên Hồng mất đi nhưng cái văn của anh ấy vẫn còn rên rỉ”. Điều này
khẳng định sức sống bền bỉ của văn chƣơng Nguyên Hồng trong lòng bạn
đọc. Thời gian là sự minh chứng cho Nguyên Hồng, kể từ khi nhà văn qua
đời sự nghiệp văn chƣơng và cuộc đời con ngƣời nhà văn vẫn không ngừng
đƣợc tìm tòi, nghiên cứu. Hàng năm đã có thêm nhiều công trình khoa học,
các bài nghiên cứu phê bình vẫn khai thác ở nhiều góc độ. Tiêu biểu trong
cuốn sách Phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng, với cách tiếp cận từ góc
độ văn học sử, tác giả Bạch Văn Hợp đã trình bày một cách hệ thống
những nét độc đáo tiêu biểu, có ý nghĩa thẩm mỹ cao và những biến chuyển
nhất quán của phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng, từ đó góp phần khẳng
định những cống hiến và vị trí của nhà văn trong lịch sử phát triển văn học
Việt Nam hiện đại. Trong đó truyện ngắn của Nguyên Hồng là đối tƣợng
chính đƣợc tác giả tập trung khảo sát.
Nhà nghiên cứu Lê Hồng My với luận án “Lời văn nghệ thuật
Nguyên Hồng” đã nghiên cứu, chọn cách tiếp cận sáng tác của nhà văn từ
góc độ tìm hiểu ngôn từ - lời văn nghệ thuật để “khám phá các phương thức
tổ chức, đặc điểm và đặc sắc của lời văn; khám phá mối quan hệ giữa tư
tưởng nghệ thuật và lời văn nghệ thuật; xác định vai trò của lời văn nghệ
thuật đối với thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng ”.


8
Trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Nguyễn Thu Hà (2004)
nghiên cứu “Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước Cách mạng” đã làm nổi bật những
đặc điểm về nghệ thuật qua các sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của
Nguyên Hồng.
Năm 2011, Trần Thị Thanh Yến với đề tài “ Thế giới nhân vật

trong truyện ngắn Nguyên Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám 1945” đã
đi sâu khai thác thế giới nhân vật ở nhiều góc độ và chủ yếu đó là tầng lớp
thị dân nghèo khổ trong một thế giới hỗn loạn, xô bồ.
Trên đây là những bài viết và những công trình nghiên cứu công phu,
mang tính khoa học đề cập đến rất nhiều phƣơng diện trong sáng tác của
Nguyên Hồng. Các tác giả đều có những phát hiện mới, chính xác đầy sức
thuyết phục về đặc điểm nghệ thuật, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ
thuật trong các tác phẩm truyện và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trƣớc Cách
mạng tháng Tám.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những ý kiến, nghiên cứu đó chƣa đề
cập đến một vấn đề cũng không kém phần quan trọng, đó là vấn đề nghệ
thuât trần thuật - điểm nhìn của ngƣời kể chuyện trong mỗi tác phẩm.
Vì vậy những bài viết này đã giúp chúng tôi có một cái nhìn toàn diện về
nhà văn đồng thời nó cũng giúp chúng tôi có những căn cứ để đi sâu, phát
triển trong đề tài mới, trong hƣớng khai thác mới.
III. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu các tác phẩm truyện (tự truyện) và tiểu thuyết của nhà
văn Nguyên Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám để tìm ra những đổi mới
trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn dƣới vai trò ngƣời kể chuyện ở nhiều
góc độ, đây là mục tiêu của luận văn, nhằm đóng góp thêm một cách lý giải
về tài năng của nhà văn ở nhiều góc độ, khẳng định những giá trị của
Nguyên Hồng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam .


9
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung tìm hiểu,
khảo sát: Nghệ thuật trần thuật trong truyện và tiểu thuyết của Nguyên
Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám 1945. Đây là vấn đề tƣơng đối rộng
đòi hỏi ngƣời viết phải có sự khái quát để tìm ra mối tƣơng quan trong việc

trần thuật của nhà văn, dù ở góc độ nào cũng toát lên tấm lòng nhân hậu,
bác ái. Đây cũng là nét đặc sắc trong văn xuôi Nguyên Hồng trƣớc cách
mạng tháng Tám năm 1945.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày đề tài, chúng tôi đã
vận dụng một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp loại hình học
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN
THUẬT TRONG TRUYỆN Và TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN HỒNG
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ CỐT
TRUYỆN TRONG TRUYỆN Và TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN HỒNG
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN Và TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN HỒNG TRƢỚC CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM.

CHƢƠNG 1


10
NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN HỒNG
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM


1. NGƢỜI KỂ CHUYỆN
Trong tác phẩm văn học, ngƣời trần thuật chỉ xuất hiện khi câu
chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình
tƣợng của chính tác giả, có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có
thể là một ngƣời biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một
hoặc nhiều ngƣời kể chuyện. Hình tƣợng ngƣời kể chuyện đem lại cho tác
phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp,
hay lập trƣờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con
ngƣời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh (Theo
Từ điển thuật ngữ văn học) .
2. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ NGƢỜI TRẦN THUẬT
2.1. Phạm trù điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn nghệ thuật: là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Đó
là từ một vị trí, một điểm, một chỗ đứng, một góc câu chuyện đó được
xem xét, miêu tả bình giá, kể về sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Trong
tác phẩm tự sự, tƣơng quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa
điểm nhìn của ngƣời trần thuật với những gì nhà văn kể là điều đặc bịêt
quan trọng. Bởi trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện đƣợc
kể nhƣ thế nào bao giờ cũng giữ một vai trò quan trọng. Ngƣời kể chuyện
có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm
của truyện kể. Điểm nhìn nghệ thuật đƣợc xem nhƣ những thƣớc phim dẫn
dắt ngƣời đọc vào ngõ ngách của văn bản, đi sâu tìm hiểu số phận, tính
cách, cuộc đời của nhân vật. Nhà văn bao giờ cũng phải lựa chọn cho mình
một chỗ đứng thích hợp: Trực tiếp tham gia vào vào sự kiện, cốt truyện hay
đứng ngoài sự kiện. Việc tìm chỗ đứng này chi phối một hình thức kết cấu


11
văn bản và xác lập cho ngƣời kể một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu

chuyện đƣợc bắt đầu. Trong tác phẩm, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện
đƣợc kể nhƣ thế nào bao giờ cũng đem lại hiệu quả.
Nhƣ trên đã nói, mỗi văn bản tự sự bao giờ cũng đƣợc kể từ một
điểm nhìn nhất định và bởi một ngƣời kể chuyện nào đó đóng vai ngƣời kể
chuyện để kể lại sự kiện xảy ra ở đâu? vào lúc nào? có nhân vật nào tham
gia câu chuyện? Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần
thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là
tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác,
điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”. Theo
lý thuyết tự sự học, có các kiểu điểm nhìn phổ biến ở ngƣời kể chuyện:
- Điểm nhìn toàn tri, biết tuốt khi ngƣời kể chuyện có vai trò toàn
năng với cái nhìn thông suốt tất cả, ở ngôi thứ ba.
- Điểm nhìn bên trong thƣờng thể hiện độc thoại nội tâm của nhân
vật khi ngƣời kể chuyện là nhân vật xƣng “Tôi”.
Trong điểm nhìn nghệ thuật lại có các loại: Điểm nhìn tác giả, điểm
nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm
lý, điểm nhìn tƣ tƣởng Thật ra, trong tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn
nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để ngƣời kể chuyện kể lại “chuyện” chính
là do cách tổ chức “truyện” (Không gian, thời gian, nhân vật) có dụng ý của
nhà văn. Có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có
những tác phẩm phối ghép những kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trƣợt
điểm nhìn. Cách kể từ điểm nhìn toàn tri, bên ngoài, bên trong cũng đều
xuất phát từ sự hình thành phong cách ngƣời viết văn xuôi. Ở đây, trong
chuyên luận nghiên cứu sáng tác của Nguyên Hồng ta chủ yếu tìm hiểu hai
kiểu điểm nhìn đó là “Nhìn toàn tri, biết tuốt” và “Nhìn từ bên trong”.


12
2.2. Ngƣời trần thuật
Hình thái của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật

là ngƣời mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi. Ngƣời
trần thuật là ngƣời có vai trò kể lại câu chuyện mà anh ta mong muốn
truyền tải tới độc giả. Đây là chủ thể dẫn dắt ngƣời đọc đi sâu vào “truyện”.
Cách dẫn dắt này tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của tác giả (trực tiếp hay gián
tiếp). Tuy nhiên tác phẩm văn xuôi bao giờ cũng đặt ra mối quan hệ giữa
các thời đại (những xung đột cơ bản của thời đại), theo quan điểm của một
nhà nghiên cứu: “Tất cả những gì thuộc về quá khứ đều hướng đến tương
lai”. Vì vậy nghiên cứu tác phẩm văn xuôi là nghiên cứu mối quan hệ giữa
các xung đột mà nhà văn miêu tả có mối liên quan gì với thời đại và sự ảnh
hƣởng của nó trong tƣơng lai. Vì vậy vai trò của ngƣời trần thuật là vô
cùng quan trọng trong tác phẩm.
2.2.1 Ngƣời trần thuật hàm ẩn (hình thức ẩn khuất của ngƣời kể
chuyện)
Căn cứ vào lý thuyết tự sự học, ngƣời kể chuyện (trần thuật) dƣới
hình thức hàm ẩn là do tác giả sáng tạo ra nhƣng lại là ngƣời “toàn tri”
“biết tuốt” thƣờng đứng ở ngôi trần thuật thứ ba bởi vậy lời trần thuật ở
đây mang tính khách quan hoá và trung tính. Ngƣời trần thuật đƣợc chứng
kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng
của mình. Lời trần thuật ở đây có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế
giới khách quan vật chất, sự việc và con ngƣời tái hiện và phân tích, lý
giải lời nói ý thức ngƣời khác. Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp
này (khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: Loại
thứ nhất gián tiếp một giọng, đó là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các
hiện tƣợng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng. Loại
thứ hai, là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật,
tức là trong phát ngôn của ngƣời trần thuật cùng lúc có thể có cả lời trực
tiếp hay những suy tƣ gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý


13

thức khác của cùng một đối tƣợng miêu tả. Loại thứ hai này cho phép tác
giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong
ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết. Điều này đƣợc nhà văn thể hiện
rõ trong các sáng tác: Bỉ vỏ, Bảy Hựu, Cái bào thai, Quán nải,
2.2 .2. Ngƣời trần thuật tƣờng minh
Ngƣời kể chuyện với “điểm nhìn bên trong” của nhân vật xƣng “tôi”
là nhân vật ngay trong câu chuyện – tác giả đóng vai trò ngƣời trần thuật đó
là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất. Nhân vật trong câu chuyện là chính
tác giả với nhiệm vụ ngƣời kể chuyện, trần thuật lại. Điều này dễ nhận thấy
ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện nó đòi hỏi các chuyện
phải kể về sự thật. Đó chính là câu chuyện đƣợc viết bởi chính những
ngƣời đã từng sống trong cuộc đời ấy. Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất,
tác giả đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến, nếm trải và
chiêm nghiệm. Đó chính là các tác phẩm tự truyện. Tự truyện tái hiện phần
hiện thực thƣờng nằm trong tầm nhìn của ngƣời viết căn cứ chủ yếu vào
những ấn tƣợng và hồi ức của bản thân ngƣời viết hoặc cái nhìn của ngƣời
viết vào tất cả những gì đƣợc kể lại, miêu tả lại. Hồi kí mang tính chủ quan
thƣờng là văn phong cảm động nêu cảm tƣởng trực tiếp của cá nhân tác giả.
Lối tự truyện này ở các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Anh, Mĩ, Nga rất thịnh hành
nhƣng ở Việt Nam, Nguyên Hồng đƣợc đánh giá là ngƣời đầu tiên viết lối
tự truyện chân thành, với lời tâm sự thầm kín, thậm chí cả những tội lỗi
cũng đƣợc phơi trần ra ánh sáng, Nguyên Hồng đã phải trút bỏ hết cả
những thành kiến, đặt mình lên trên những dƣ luận hẹp hòi, gột rửa lòng tự
ái cá nhân. Tự truyện của Nguyên Hồng ra đời đã đánh dấu một bƣớc phát
triển mới của nền văn học Việt Nam mà ngay từ thời kì ấy đã gây không ít
ngỡ ngàng cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn cùng thời.
Những ngày thơ ấu chính là lời tâm sự thiết tha thầm kín, những hồi
ức của chính tác giả về quãng đời thơ ấu đầy đau khổ của mình một cách
chân thành. Điểm nhìn của ngƣời kể chuyện chính là nhân vật xƣng “tôi”,



14
nhà văn đã tái hiện lại tuổi ấu thơ của mình một cách chân thành sâu lắng.
Sau này nhà văn còn sáng tác các tác phẩm: Cái bào thai, Sông máu, bút
kí Cuộc sống là những tác phẩm mang tính tự truyện.
Từ những lý luận về nghệ thuật trần thuật trên đây, khi tìm hiểu các
tác phẩm truyện (tự truyện) và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trƣớc Cách
mạng tháng Tám, ta có thể phân định rất rõ hai dạng trần thuật của nhà văn
nổi bật lên ở các sáng tác văn xuôi trƣớc cách mạng tháng Tám.
3. Ngƣời trần thuật trong văn xuôi Nguyên Hồng
Xuất phát từ vị trí của ngƣời kể chuyện gắn với điểm nhìn toàn tri,
biết tuốt, có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả, ở ngôi thứ ba
và nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi ngƣời kể chuyện
là nhân vật xƣng “Tôi” điểm nhìn bên trong thƣờng thể hiện độc thoại nội
tâm của nhân vật. Nguyên Hồng đã dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới
nhân vật, với những câu chuyện cảm động vừa mang tính chủ quan lại vừa
mang tính khách quan thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.
3.1. Ngƣời kể chuyện hàm ẩn
Chuyên luận của đề tài là đi sâu tìm hiểu các tác phẩm của Nguyên
Hồng trƣớc cách mạng tháng Tám dưới góc độ trần thuật bởi vậy cần khai
thác yếu tố điểm nhìn của ngƣời kể chuyện. Sáng tác của Nguyên Hồng đã
để lại ấn tƣợng sâu đậm trong lòng độc giả ngay từ những tác phẩm đầu
tay. Tác giả - một chàng thanh niên với tuổi đời còn rất trẻ - mới 16 tuổi, sự
nghiệp học hành giang dở, cuộc sống gia đình sa sút phải sống trong cảnh
nghèo khổ đến cùng cực nhƣng đã dám đề cập đến những vấn đề nóng
bỏng của cuộc sống: xã hội của những kẻ lƣu manh, trộm cắp, đĩ
điếm Với cuốn tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ tƣ
tƣởng nhân đạo của một nhà văn hiện thực. Ông đã viết bằng tất cả những
khát khao đƣợc hiến dâng cho đời những cảm xúc chứa chan yêu thƣơng về
một nghịch cảnh trớ trêu đã đẩy con ngƣời, quá trình tha hoá của con ngƣời

từ bản tính Thiện đến chỗ xấu xa, bỉ ổi. Dƣới giác quan của ngƣời nghệ sĩ,


15
điểm nhìn nghệ thuật thuộc ngôi thứ ba, Nguyên Hồng trong vai trò là
ngƣời kể chuyện khách quan, đứng ngoài cuộc mà câu chuyện đƣợc miêu
tả nhƣ chính thân phận, đau với nỗi đau tột cùng trong mọi ngõ ngách của
tâm hồn nhân vật. Nhân vật chính là cô gái quê mùa chân chất nhƣng
nghịch cảnh xã hội đã đẩy cô đến tận cùng của sự băng hoại đạo đức, ném
cô trong các cơn lốc xoáy, tuy nhiên con ngƣời vẫn giữ đƣợc nét bản chất
cao đẹp. Ngay khi mới ra đời tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng đã chiếm
đƣợc lòng yêu mến của độc giả, tác phẩm có vai trò lớn trong việc khẳng
định tên tuổi của nhà văn. Vì sao tác giả lại đƣợc đông đảo công chúng đón
nhận? Điều này liên quan đến nội dung câu chuyện – một đề tài không mới
về thân phận của một kiếp ngƣời dƣới đáy xã hội – nhƣng lại đƣợc kể qua
điểm nhìn của một ngƣời đã “biết tuốt” về một xã hội thị dân với đầy rẫy
những bất công, những sự bạo hành, những trái ngang nên câu chuyện ấy
đã dẫn dắt ngƣời đọc chứng kiến tất cả những gì thuộc về vô luân, vô nhân
nhất mà con ngƣời thật nhỏ bé phải đƣơng đầu với chúng. Trong vai ngƣời
kể chuyện (ngôi thứ ba, do tác giả sáng tạo ra), câu chuyện đƣợc dẫn dắt rất
khéo léo, tự nhiên dƣờng nhƣ không phải do ý kiến chủ quan, thể hiện ý đồ
của ngƣời sáng tạo. Với Bỉ vỏ, dƣờng nhƣ ngòi bút của ông không nhằm
mục đích tố cáo mà là để thể hiện niềm thƣơng cảm của nhà văn trƣớc số
phận con ngƣời. Nhân vật Tám Bính, là kết quả tất yếu của những kẻ quyền
thế bỉ ổi, sản phẩm của xã hội thị dân. Khi mang trong mình giọt máu của
kẻ ăn chơi sa đoạ, đã có lúc Bính rùng mình sợ hãi khi nhớ đến hình ảnh
một ngƣời đàn bà bị làng phạt vạ: “Một ngày tháng năm, đường đá, sân
gạch bỏng rẫy chân, thế mà chị Minh, người bị làng phạt vạ, phải quì ở
giữa sân đình, nón không có, bế đứa con mới được mười ngày, cũng đỏ hon
hỏn giữa trời nắng chang chang mặt mày tái mét, đẫm mồ hôi, răng thì

cắn chặt ” [18, 6]. Nhà văn dƣờng nhƣ thấu hiểu tận cùng nỗi đau của
nhân vật khi phải chịu những hình phạt hà khắc của một chế độ xã hội cổ
hủ, tàn nhẫn. Không những thế ngƣời đàn bà ấy còn phải chịu những nỗi


16
cay đắng tột cùng khi bị chính bố mẹ mình - những ngƣời tƣởng rằng là
điểm tựa trong lúc khốn cùng – thì chính họ lại đang tâm “cạo trọc đầu,
bôi vôi trắng hếu, úp rế lên, rồi rong chị đi khắp làng” [18, 7]. Cách làm
ấy chỉ để chứng minh rằng họ không hề dung túng, không nuông chiều con,
nhƣng họ có biết đâu điều đó đã làm cho ngƣời đàn ấy có lần định thắt cổ
tự tử cho hết nợ đời. Cái bài học xƣơng máu ấy, lại rơi đúng vào Bính, cảnh
ngộ của Bính cũng không khác gì ngƣời đàn bà năm xƣa: không chồng mà
chửa! Từ một cô thôn nữ xinh đẹp, lƣơng thiện, Bính đã phải lòng ông
“quan tham đạc điền” để rồi từ một cô gái ngây thơ “Một ngày kia, phải
một ngày thầm vụng, Bính đã buông phó cả thân thể cho y” [18, 6]. Và khi
Bính nhận ra cái thai mỗi ngày một lớn thì cũng là lúc tên Tham Chung,
bộc lộ rõ cái bộ mặt của kẻ phụ tình đã bỏ Bính mà đi không một lời từ
biệt. Ngƣời đàn bà ấy đâu chỉ là nạn nhân của xã hội mà còn là nạn nhân
của chính gia đình mình. Và cái bi kịch ấy của ngƣời đàn bà tiếp tục bị
vòng xoáy của xã hội cuốn đi, trôi phăng theo những rác rƣởi, những tanh
bẩn của xã hội vây bám. Ngay từ ngày đầu tiên ra thành phố, Bính đã bị lừa
bịp, bị cƣỡng hiếp, bị bắt bỏ tù một cách vô cớ và tệ hại hơn cái xã hội vô
luân nơi phố phƣờng thêm một lần nữa đẩy Bính tới đỉnh điểm của sự nhơ
nhớp, dồn Bính vào nhà thổ, nơi mặc nhiên Bính trở thành gái điếm mặc dù
chƣa một lần làm điếm. Một xã hội mà Bính mơ tƣởng sẽ thay đổi cuộc
đời, xoá đi vết nhục thì ra lại là nơi biến con ngƣời thành những thứ hàng
hoá rẻ mạt, tanh bẩn. Cuộc đời tủi nhục của thân phận làm gái điếm, của
cái nghề mạt hạng “bán thân nuôi miệng” nhƣng lại bị bóc lột đến kiệt
cùng sức lực. Sự cộng hƣởng của thói đểu giả thị thành cùng những cổ hủ

thôn quê đã hợp lực lại dồn đẩy con ngƣời lƣơng thiện vào bƣớc đƣờng
cùng, bế tắc. Cũng nhƣ Bính bao nhiêu cô gái đã bị mụ chủ chứa bóc lột
sức lực đến mức ho ra máu rồi chết. Cái chết của những kẻ làm nghề mạt
hạng ấy cũng giống nhƣ cái chết của hạng ăn mày, ăn xin nơi đầu đƣờng xó
chợ khốn cùng không họ hàng, không ngƣời thân thích, ngƣời ta thuê vài


17
ngƣời phu chợ đùm trong chiếc chăn cũ rồi đem chôn: “Tấm áo quan bằng
gỗ mỏng đu đi đu lại, cọ vào chiếc thừng treo lủng lẳng ở đầu đòn ống làm
thành những tiếng kẽo kẹt thay cho tiếng khóc viếng” [18, 25]. Với cái nhìn
xót thƣơng, dƣờng nhƣ nhà văn không muốn dừng lại nỗi đau thân phận
Bính, Bính vẫn tiếp tục bị dòng đời xô đẩy. Nếu so sánh với những ngƣời
con gái trong nhà chứa, Bính tƣởng chừng may mắn hơn khi đƣợc Năm Sài
Gòn cứu vớt, nhƣng thực chất Bính lại bị rơi vào bi kịch khác tồi tệ hơn.
Năm Sài Gòn thực chất là một tay “Chạy vỏ” khét tiếng, một “ông trùm”
của xã hội đen Hải Phòng, một kẻ chuyên sống bằng nghề đâm chém, giết
chóc. Bính sau nỗi đau thân xác, lại rơi vào cảnh sống lo âu, sợ hãi trƣớc
những cảnh chém giết, tù tội có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và quy luật khắc
nghiệt của cuộc sống đã dần đào thải phần thanh sạch tâm hồn trong Bính,
nhào nặn Bính trở thành một kẻ lƣu manh, thậm chí thành dân “anh chị”có
máu mặt, một “bỉ vỏ” thứ thiệt, có số má. Bính từ một cô gái chân quê, biết
nhục khi bị làm nhục, biết ô danh khi bị đẩy vào nhà chứa thì nay Bính đã
tự nguyện đứng vào vai của kẻ lƣu manh không hổ thẹn, rất bài bản. Điều
gì đã xô đẩy thân phận con ngƣời? Nhà văn không lớn tiếng phê phán xã
hội nhƣng bản án của con ngƣời đã đƣợc định sẵn, đã dành cho một xã hội
bất công, một xã hội phi nhân tính. Một kết thúc bi thảm về cái vòng luẩn
quẩn tội lỗi của Tám Bính là cả Năm Sài Gòn và Tám Bính cùng bị bắt một
lúc, đau đớn hơn trong giây phút tủi cực ấy, Bính lại nhận ra đứa con của
mình bị chính Năm Sài Gòn giết chết. Những gì còn hy vọng và tin tƣởng

vào cuộc sống đều tan biến, khi Bính tra tay vào còng cũng là lúc Bính
chấm hết cuộc đời, tắt hết mọi niềm tin, hy vọng.
Nhân vật Tám Bính ám ảnh trong lòng ngƣời đọc, sự xô đẩy của
cuộc đời, của chính những ngƣời ruột thịt, của định kiến xã hội, của sự
băng hoại đạo đức, của xã hội mị dân “chó đểu”, của lai tạp tha hoá. Để có
đƣợc hình ảnh nhân vật Tám Bính, để đứng đƣợc ở góc nhìn về toàn bộ
cuộc đời Tám Bính, nhà văn đã phải trải qua những tháng ngày cùng khổ,


18
phải sống trong xã hội ấy, lăn lộn trong đám ngƣời tầng lớp đáy của xã hội
thị dân ấy, Nguyên Hồng phải sống ở môi trƣờng ấy. Chứng kiến và đồng
cảm. Đau đớn và xót thƣơng. Ông đã xây dựng nên một cô gái thơ ngây
trong trắng bị lừa phản, bị rơi vào cạm bẫy, phải chịu nhiều oan ức. Bệnh
tật bị xã hội reo rắc và huỷ hoại thân xác, tội ác tội lỗi đã phá hoại tinh
thần. Con ngƣời càng cố vùng lên thì lại càng bị nhấn xuống bùn sâu. Tám
Bính đã trải qua bao nhiêu cảnh đau đớn tủi nhục, tối tăm, tất cả linh hồn,
trái tim bị tàn phá, giày xéo. Một cảnh đời cơ cực không gì so sánh nổi. Tất
cả những ƣớc mơ trong sáng, tƣơi thắm đẹp đẽ nhất của cả một đời bị tàn
phá. Tất cả những gì lành mạnh, cao quý thiêng liêng nhất, thể chất cũng
nhƣ tinh thần đều bị thay đổi ngoài ý muốn của Bính. Bính bị cuốn đi, xô đi
bởi một sức mạnh tàn nhẫn và độc ác vô cùng.
Bỉ vỏ đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc tới thân phận bất hạnh của
con ngƣời. Trong vai ngƣời kể chuyện đứng ngoài cuộc nhƣng hơn ai hết
nhà văn đã thấu hiểu nỗi đau quằn xé của ngƣời mẹ mất con, nỗi đau thân
xác khi bị hành hạ, nỗi kinh tởm cho chính bản thân khi bị đẩy vào căn
bệnh xã hội Thấm hiểu tƣờng tận ngõ ngách tâm hồn, phân tích những
diễn biến tinh vi diễn ra trong từng trạng thái cảm xúc của nhân vật, nhà
văn đã có khả năng khái quát hoá sự cùng cực của số phận con ngƣời để
xót thƣơng nhân vật.

Bên cạnh nhân vật Tám Bính, là những nhân vật mà nhà văn đã dành
nhiều tình cảm xót thƣơng, hình ảnh những ngƣời phụ nữ trong các sáng
tác của ông cũng thật tội nghiệp, đó là những ngƣời nhƣ Lệ Hà, Mũn,
Muống, Vịnh, Hai Mƣơi Hai, vợ Ký Phát mỗi ngƣời một hoàn cảnh
nhƣng dầu họ ở vị trí nào là dân “tứ chiếng” hay ngƣời dân nghèo khổ
cũng vẫn với những công việc nặng nề: phu phen, đội than, đội đá, bốc vác,
đun goòng, buôn bán vặt Họ lao động cực nhọc mà vẫn lam lũ, đói rách.
Khi không còn đủ sức để làm hay bị tàn phế vì tai nạn lao động thì phải đi
ăn mày, ăn xin Nguyên Hồng viết những tác phẩm này khi tuổi đời còn rất


19
trẻ, ngƣời đọc hình dung ra hình bóng của một chàng thanh niên đi bên
ngoài lề cuộc sống thất nghiệp lang thang trên phố phƣờng của thành phố
Hải Phòng, của những xóm chợ nghèo khó để quan sát và thu vào thế giới
quan của mình và trải ra trang viết hết sức chân thực nhƣng vô cùng ám
ảnh. Đó là những con ngƣời bất hạnh, cơ cực vì miếng cơm manh áo,
những nạn nhân của xã hội “chó đểu”. Truyện ngắn đầu tay Linh hồn của
Nguyên Hồng là tiếng nói tố cáo bộ mặt tàn nhẫn của chế độ nhà tù, kẻ cai
tù bất lƣơng đã hãm hiếp một ngƣời đàn bà phải đi tù thay chồng, khi đang
mang thai đến mức xảy thai. Từ tác phẩm đầu tay này, hình ảnh ngƣời đàn
bà oan khổ dƣờng nhƣ theo đuổi và ám ảnh ngòi bút của ông nên ông đã
dành phần lớn những trang viết của mình cho những ngƣời phụ nữ. Họ là
những ngƣời dân nghèo, yếu đuối nhƣng cũng phải bƣơn trải làm đủ mọi
thứ nghề để kiếm sống: từ việc buôn thúng bán bƣng, bán hàng cơm đêm,
khâu thuê vá mƣớn, phu phen, đội than đội đá. Nhà văn đã lên tiếng cảm
thông, thƣơng xót và chia xẻ những nỗi đau mà họ gặp phải. Hình ảnh cô
gái trong Vực thẳm hàng ngày phải đan thuê cho tới tận khuya để kiếm lấy
vài hào phụ giúp gia đình là một tình cảnh đáng thƣơng. Gia đình cô “ngày
ngày chỉ kiếm được năm sáu hào mà gạo ăn đã mất bốn hào, còn thức ăn

chỉ mua rau muống, cá vụn, dưa, nước mắm vừa mà nhiều bữa không
đủ”[29, 67]. Cuộc sống đói khổ nhƣ thế nên cô gái ấy đã từ bỏ hết mọi thú
vui của một thời thiếu nữ, luôn ý thức đƣợc thân phận mình: “ Phận mình
con nhà nghèo, không nên đua đòi quá và cũng không thể đua đòi được, ta
cứ yên cái phận mình cho sung sướng” [29, 69]. Những cô gái vì nghèo đói
đã đành lòng đánh mất tuổi thanh xuân, phó thác thân phận cho cuộc đời.
Nhân vật Vịnh trong Hàng cơm đêm cũng âm thầm chịu đựng cuộc sống
mòn mỏi ngày này qua ngày khác, chỉ quanh quẩn bên cạnh quán ăn nhỏ
giúp mẹ bán hàng, cô không dám nghĩ đến bản thân mình. Kết thúc một
ngày là những buổi tối Vịnh phải thu xếp nồi niêu, xoong chảo, dao thớt, và
khi mọi ngƣời đi ngủ thì Vịnh cũng chƣa đƣợc ngủ, mặc dù cái mệt đã làm


20
cho Vịnh tƣởng chừng không chịu đựng nổi nữa: “Gió thổi mạnh, tát cái
lạnh vào mặt Vịnh, Vịnh run run ủ hai tay vào nách, nép sát người vào bức
vách. Sự mỏi mệt đã đè nặng lên lưng Vịnh, Vịnh thấy trên trán có một vật
gì tôi tối trĩu xuống, Vịnh gục mặt lên đầu gối nhắm mắt lại” [29, 78]. Vịnh
không dám nghĩ hạnh phúc cho riêng mình, cô thƣơng mẹ thƣơng em nên
chẳng ngại vất vả sớm khuya, không một lời kêu ca phàn nàn. Hàng cơm
đêm có một sức hấp dẫn đặc biệt. Nhà văn đã viết về một phố nhỏ gần chợ
với cảnh tiêu điều lam lũ, một thứ mùi nồng nặc của rác rƣởi. Trƣớc khi
chìm vào màn đêm cũng có những tiếng ồn ào, huyên náo, đó là tiếng
chuông xe đạp bấm liên thanh của học sinh và công chức, tiếng guốc khua,
tiếng xe bò chuyển ầm ầm vì đƣờng phố gồ ghề và tiếng va chạm của xẻng,
cuốc, ván gỗ trong thùng xe, tiếng mời chào mặc cả, cãi vã ầm ĩ hai bên
đƣờng. Và trong cửa hàng cơm là tiếng chuyện trò cƣời nói vui vẻ của phu
phen, thợ thuyền. Đó là những con ngƣời “Quần áo rách rưới và lấm láp
của họ thở ra những mùi khét lẹt của dầu mỡ, cát bụi và bùn lầy mà họ đã
đầm đìa ở những xưởng máy, những kho hàng, những hầm tầu, những lán

gỗ, tiếng đùa nghịch chòng ghẹo nhau của những chị phu hồ, phu than ríu
rít như bầy chim sẻ” [29. 68]. Mặc dù cuộc sống của họ vất vả gian khổ
nhƣng nhà văn vẫn nhìn thấy trong tâm hồn họ một niềm tin dù họ đang
phải đối mặt với cuộc sống khổ cực. Trong không gian buồn tẻ với những
ngọn đèn leo lét của những hàng cơm đêm, hàng phở, hàng tạp hoá, hàng
mã, hàng thiếc; của cái mái lá tồi tàn những gia đình phu phen lao động. Cả
một không gian thu nhỏ nhƣng ở đó đều chất chứa nỗi cực nhọc của con
ngƣời. Trong Đây bóng tối, ngƣời đọc đã vô cùng xúc động trƣớc tình cảm
mà Mũn dành cho chồng, cho con. Từ thuở ấu thơ Mũn đã phải sống trong
cảnh côi cút, cơ cực “Mồ côi cha mẹ, phải đi dắt thuê cho một bà lão ăn
mày, chẳng bao giờ được miếng ăn ngon” vì thế khi đƣợc Nhân cho ăn
những “miếng thịt lẫn lộn cơm và nước dãi” [ 29, 79]. Mũn đã cảm động
và sung sƣớng lắm rồi. Khi lấy Nhân, có cuộc sống gia đình Mũn vẫn phải


21
sống một cuộc sống nghèo túng, khổ cực nhƣng Mũn đã hết lòng yêu
chồng thƣơng con, giúp chồng xoá đi mặc cảm mù loà. Trong cuộc mƣu
sinh vì miếng cơm manh áo Mũn đã phải chết oan ức, chết mất xác để lại
nỗi bất hạnh lớn, không chỗ nƣơng tựa cho bố con Nhân. Trong con mắt
của nhà văn, số phận những con ngƣời nghèo khổ thật nhỏ nhoi, tội nghiệp,
với họ sự sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc. Cái nghèo, cái đói đã
không buông tha họ khi họ đã cố gắng hết sức để chống trọi với đời. Họ đã
phải cả đời lam lũ vất vả mà vẫn bị đẩy đến cùng cực của cái nghèo, đói
mặc dù bản thân họ “Nào mình có lười biếng, đần độn mà sao càng đầu tắt
mặt tối thì lại càng công nợ, càng thiếu thốn” (Hai mẹ con). Trong tác
phẩm Sông máu ngƣời vợ, ngƣời mẹ bất hạnh này dù biết rõ cuộc mƣu
sinh bằng con đƣờng chở hàng lậu là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng,
nhƣng chị vẫn cố gắng làm vì không biết trông chờ vào đâu, nợ nần ngày
càng nhiều, con cái thì nheo nhóc, chồng thì đã chết. Cái chết oan ức của

anh cu Năng đã cảnh tỉnh chị nhƣng trong cuộc mƣu sinh một sống một
còn ấy chị vẫn phải cố gắng để một mình chèo chống gia đình.
Nhà văn đã quan sát, thấu hiểu từ nhiều góc nhìn của một ngƣời
trong cuộc với những am hiểu tƣờng tận cuộc sống của những ngƣời dân
nghèo thành thị, những phu phen, thợ thuyền, những ngƣời bán hàng
rong bởi vậy ngòi bút Nguyên Hồng nhƣ thấm đƣợm nƣớc mắt xót
thƣơng. Vì cuộc sống nghèo túng khổ cực nên những ngƣời phụ nữ bất
hạnh ấy luôn phải đầu tắt mặt tối. Nguyên Hồng đã chứng kiến, đã từng đi
bên cạnh họ nên ông rất thấu hiểu và cảm thông với những nỗi khốn khổ
của họ. Họ không ở đâu xa lạ, đó chính là những ngƣời hàng xóm nghèo
trong cái xóm Cấm của nhà văn. Họ bƣớc vào những trang văn của Nguyên
Hồng tự nhiên, không thêu dệt với những cảnh sống cùng cực đầy xót
thƣơng.
Bên cạnh hình ảnh những ngƣời phụ nữ bất hạnh, nhà văn còn dành
tình cảm cho những em bé sống lang thang vất vƣởng. Đó là những đứa trẻ


22
con nhà nghèo, những số phận đáng thƣơng, tội nghiệp mà chính tuổi thơ
của nhà văn là một phần trong đó nên hơn ai hết ông thấu hiểu. Những số
phận nhân vật dù chỉ xuất hiện không đáng kể trong con mắt trần thuật của
Nguyên Hồng nhƣng lại hết sức ám ảnh. Bên cạnh thiên hồi kí Những
ngày thơ ấu là tác phẩm Đàn chim non, nhà văn đã gợi lên hình ảnh
những đứa trẻ mồ côi phải sống lang thang, vất vƣởng phải sớm vào đời để
kiếm sống. Bút ký Cuộc sống với những trang viết đầy rung cảm khi nhà
văn vẽ lại chân dung của một loạt đứa trẻ nhà nghèo đƣợc gợi lên từ những
tấm ảnh. Trong Hơi thở tàn là hình ảnh những đứa bé hết sức đáng
thƣơng, bồng bế nhau lê la trong cát bụi, lại bắt chƣớc giọng van xin thê
thảm của một ngƣời đàn ông mù dắt con đi ăn mày nghe “rợn cả tâm trí”.
Tác phẩm Hai nhà nghề với cậu bé Nhân phải mua vui cho thiên hạ bằng

nghề nhào lộn vô cùng nguy hiểm. Cậu làm nghề để kiếm sống “cái nghề
nhào lộn ấy để kiếm cơm ăn”. Những đứa con của Mũn nheo nhếch, đói
khát, đứa con lớn, con của anh chị Năng trong Sông Máu phải dậy sớm
trông em để mẹ đi làm từ đêm vẫn ám ảnh về ngƣời cha, về những hình ảnh
ma quái vất vƣởng, hình ảnh Mũn mồ côi đói khát cả đời không biết miếng
ăn ngon nên khi đƣợc bạn dành cho “miếng thịt lẫn dãi dớt” Mũn cảm động
và ăn rất ngon lành Hình ảnh đáng thƣơng và tội nghiệp. Nếu so sánh với
Hai đứa trẻ của Thạch Lam, hình ảnh chị em Liên và An cũng phải kiếm
sống trên một quán tạp hoá nhỏ với cái đói về tinh thần, về sự khát khao
niềm vui thì ở đây trong sáng tác của Nguyên Hồng chúng không những bị
đày đoạ về tinh thần mà còn đói khát khổ cực từ miếng cơm manh áo.
Những đứa trẻ gợi niềm thƣơng cảm, xót xa. Nhà văn đã đứng từ vị
trí của bản thân để quan sát đồng cảm và xót thƣơng, nhân vật trẻ em gợi
nỗi day dứt, ám ảnh đến tội nghiệp.
3.2. Ngƣời kể chuyện tƣờng minh (nhân vật xƣng Tôi)
Cuốn tự truyện đƣợc coi là đầu tiên ra đời trong văn học Việt Nam
là tác phẩm Những ngày thơ ấu, đây là tác phẩm đã để lại ấn tƣợng sâu

×