Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử (qua Hồ Qúy Ly, Giàn thiêu, Sông Công mùa hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.33 KB, 107 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ THIỀU QUANG






NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
(qua Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ)





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





HÀ NỘI - 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ THIỀU QUANG




NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
(qua Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học :PGS.TS ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG



HÀ NỘI - 2013


5

Më ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thời trung đại
với tác phẩm nổi tiếng Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Sang
thế kỉ XX, tiểu thuyết lịch sử đã có những bước tiến mới, tính tiểu thuyết
được tăng cường hơn, thành tựu cũng đa dạng hơn. Trong đó có thể kể đến
những tác giả như Phan Bội Châu, Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật,
Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên. Trong vài thập niên lại ®©y, cùng với sự phát
triển của văn học thời đổi mới, tiểu thuyết lịch sử có nhiều thành tựu khá nổi
bật, thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu.
Những cuốn tiểu thuyết như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu
của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác được coi là những
thành công của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Đây là một đối tượng thu hút
chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhưng vấn đề đặt ra là tìm
hướng tiếp cận những tác phẩm này như thế nào để đạt hiệu quả.
Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thể loại tiểu thuyết, nó mang những đặc trưng
chung của thi pháp thể loại đồng thời cũng có những đặc ®iÓm riêng vÒ cả nội
dung và hình thức. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử không thể bỏ qua những
thành tựu của tự sự học. Đã có những công trình nghiên cứu theo hướng này
và đã có thành tựu. Chúng tôi chọn một yếu tố quan trọng trong tự sự học là
người kể chuyện. Qua luận văn này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần
công sức nhỏ bé của mình tìm hiểu về vấn đề người kể chuyện trong tiểu
thuyết lịch sử thông qua khảo sát ba tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay đã có khá nhiều bài nghiên cứu, luận văn, khãa luận về
tiểu thuyết lịch sử. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa những nhận định


6
khác nhau về thể loại văn học này như Dorothy Brewster và John Bured cho
rằng tiểu thuyết lịch sử “chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ và chỉ vì nhân
nhượng mà ta gọi là tiểu thuyết lịch sử” (Tiểu thuyết hiện đại). Tuy nhiên ở
Trung Quốc, các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử vào cuối thế kỉ XX trở đi lại
được xếp vào tư trào “chủ nghĩa lịch sử mới”.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến về tiểu thuyết lịch sử từ phương diện
thể loại và đánh giá những thành tựu bước đầu của tiểu thuyết lịch sử. Nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ chỉ ra những khuynh hướng ứng xử của nhà văn
trước chất liệu lịch sử trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử: “Một số nhà văn
lấy việc tái hiện chính xác sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính ở đây
lịch sử được coi là cứu cánh. Một số khác chỉ coi lịch sử là chất liệu, thậm chí
là phương tiện để viết tiểu thuyết” (Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn
đề lịch sử và lý luận). Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn
Huệ Chi, Lê Thành Nghị, Vũ Thanh trong một số bài nghiên cứu cũng đề
cập tới khái niệm tiểu thuyết lịch sử và bước đầu có những đánh giá về tiểu
thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam
Tiểu thuyết lịch sử được được quan tâm đặc biệt trong các trường đại
học những năm gần đây. Khá nhiều luận văn chọn đề tài nghiên cứu về tiểu
thuyết lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc
khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thïy Minh, 2009)
Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ
thể loại) (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Danh Phú, 2005)
Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (Qua khảo sát tác phẩm Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) (luận văn
của Đinh Việt Hà, 2008)


7
Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (luận án thạc sĩ của
Nguyễn Thị Liên)
Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh qua Hồ Quý Ly
và Mẫu thượng ngàn (luận án thạc sĩ của Hoàng Thị Thóy Hßa, 2008)
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu này đã có nhiều nỗ lực trong việc đi
vào tìm hiểu những đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử hay đi vào
nghiên cứu, khảo sát một vài tác phẩm và vấn đề cụ thể. Vấn đề người kể
chuyện trong tiểu thuyết lịch sử mới chỉ được đề cập đến trong một vài mục
nhỏ lẻ hay được nhắc đến như là một bộ phận của chỉnh thể vấn đề cần nghiên
cứu. Vì vậy thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề
người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử.
Ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiªu
của Võ Thị Hảo và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác đều là những
tiểu thuyết lịch sử được đánh giá cao của văn học Việt Nam trong những năm
gần đây. Qua công trình nghiên cứu, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu
vấn đề còn chưa được nhiều người quan tâm này của tiểu thuyết lịch sử.
3. Mục đích, ®èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
- Với đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử (qua Hồ Quý Ly,
Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ), chúng tôi muốn đi sâu phân tích các dạng thức,
sắc thái của hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử trong những
năm gần đây. Từ đó khái quát lên những đặc điểm nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết lịch sử nói chung.
- Xác lập hướng tiếp cận tiểu thuyết lịch sử từ phương diện trần thuật;
phân tích hình tượng người kể chuyện trong ba tiểu thuyết lịch sử từ nhiều
phương diện khác nhau.
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là người kể
chuyện trong tiểu thuyết lịch sử


8
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào ba tiểu thuyết lịch sử nổi bật của
Văn học Việt Nam hiện nay là Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn
thiêu của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
sau đây:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự học nhằm phân tích các
yếu tố hình thức tự sự trong việc tái hiện lịch sử. Lí thuyết tự sự học và thi
pháp học đã trang bị hướng tiếp cận cũng như công cụ để chúng tôi khảo sát
đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh giúp chúng tôi tìm ra sự tương đồng và khác
biệt giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại tiểu thuyết khác trên phương diện
nghệ thuật tự sự. Đặc biệt phương pháp so sánh cũng giúp chúng tôi tìm ra sự
khác nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn
Mộng Giác và Võ Thị Hảo.
- Phương pháp liên ngành cũng được sử dụng để tìm hiểu các phương
diện lịch sử, văn hóa, xã hội trong tiểu thuyết lịch sử của ba tác giả nói trên.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và vấn đề người kể chuyện
Chương 2: Thái độ khách quan và chủ quan của người kể chuyện
Chương 3: Các phương thức kể của người kể chuyện









9




Chƣơng 1
TIỂU THUYẾT LỊCH Sö VÀ VẤN ĐỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN

1.1 Tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng ôm trùm hiện thực xã
hội rộng lớn và dung chứa trong nó các thể loại văn học khác. Tuy nhiên đến
nay đây lại là thể loại văn học đang trên đường phát triển và chưa thực sự
hoàn thiện. Bakhtin viết: “Tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang biến chuyển
và chưa được định hình Nòng cốt của thể loại tiểu thuyết chưa hề rắn lại và
chúng ta chưa đoán được những khả năng uyển chuyển của nó” [1;1].
Tiểu thuyết ở Việt Nam ra đời muộn nhưng với sự học hỏi và kế thừa
những thành tựu văn học nghệ thuật của nhân loại, các tác giả tiểu thuyết Việt
Nam đã không ngừng vươn lên và bước đầu đã có những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên các tác giả dường như vẫn đang trên con đường thử nghiệm,
khám phá và rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về tiểu thuyết cũng
như phân chia ra các thể loại, khuynh hướng khác nhau. Theo định nghĩa của
Từ điển thuật ngữ văn học: “tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống của mọi giới hạn không gian, thời gian. Tiểu
thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục, đạo đức, xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt, giai cấp, biểu hiện nhiều
tính cách đa dạng” [13; 277].
Tiểu thuyết có khả năng phản ánh muôn mặt đời sống con người, Cái
đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái tích cực và cái tiêu cực Nhà văn
Stendhanl khẳng định: "Tiểu thuyết như tấm gương đi dạo trên đường cái lớn.


10
Nó phản ánh khi thì màu xanh thắm của bầu trời, khi thì chất bùn nhơ của
những vũng lầy trên đường cái" [33; 20].
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mặc dù đã xuất hiện nhiều tác phẩm và
cây bút tên tuổi nhưng vẫn chưa thể phân chia rõ ràng với các khuynh hướng
tiểu thuyết khác. Hệ thống lý luận cho tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết
lịch sử nói riêng đang được tiếp tục được xây dựng. Đến nay Vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất cho thể loại tiểu thuyết này.
Tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XVIII với
nhiều tác phẩm tiểu biểu bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ như: Nam triều công
nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Thiên Nam liệt truyện (bản dịch Ngô
Thị Thảo lấy tên Hoan Châu Ký), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn
Phái) Những tác phẩm này đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của
tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết nói chung.
Đầu thế kỉ XX, với sự xuất hiện của những tên tuổi nổi bật như Trần
Trung Viên, Nguyễn Tử Siêu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy
Tưởng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Nhưng phải đến
tác phẩm của các nhà văn đương đại thì tiểu thuyết lịch sử mới thực sự dành
được sự quan tâm của độc giả. Những tác phẩm tiêu biểu gồm có: Sông Côn
mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Bão táp cung đình, Huyền Trân công chúa
(Hoàng Quốc Hải), Con ngựa Mãn Châu (Nguyễn Quang Thân), Hồ Quý Ly
(Nguyễn Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)
Chúng tôi tạm thời nêu ra ý kiến của tác giả Bùi Văn Lợi trong luận án
tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX đến 1945 –
diện mạo và đặc điểm mà chúng tôi cho là hợp lý: “Tiểu thuyết lịch sử là
những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung
lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [23; 17]. Tiểu Thuyết
lịch sử vừa mang những đặc điểm chung của thể loại tiểu thuyết về thi pháp,
kết cấu đồng thời cũng có những đặc điểm riêng được quy định bởi chính

nội dung phản ánh của nó.

11
Một trong những đặc điểm riêng phân biệt tiểu thuyết lịch sử với các
thể loại tiểu thuyết khác là tiểu thuyết lịch sử lấy lịch sử (sự kiện, con người,
văn hóa, phong tục ), làm chất liệu, làm nội dung thể hiện. Tiểu thuyết lịch
sử nói về những câu chuyện của một thời gian quá khứ đã qua, nay được tái
hiện lại trên trang văn của nhà tiểu thuyết. Vì là dựa vào lịch sử, có nghĩa là
cái hiện thực đã có sẵn, đã diễn ra được nhà chép sử ghi chép lại nên đây là
phần nội dung gần như đã được cố định.
Tác giả thiểu thuyết chỉ có thể sáng tạo dựa trên cái sườn lịch sử ấy.
Vậy thì đâu là phần sáng tạo nghệ thuật của nhà văn? Thực tế sáng tác cho
thấy mặc dù lấy lịch sử, tức là cái phần nội dung đã có sẵn làm đề tµi nhưng
phần sáng tạo của nhà văn là hết sức to lớn. Nhà viết tiểu thuyết làm cái công
việc của một đấng tái sinh, nghĩa là biến những sự kiện khô khan, được chép
lại ngắn gọn, khách quan, xâu chuỗi lại trong một câu chuyện mới có cốt
truyện chặt chẽ, lôi cuốn, hấp dẫn.
Có thể chia các tác giả tiểu thuyết lịch sử làm hai loại: một loại viết tiểu
thuyết như một cách tìm lại lịch sử, tái hiện lịch sử, lấy lịch sử làm mục đích
hướng tới; một loại chỉ coi lịch sử như một chất liệu, một phương tiện để qua
đó phục vụ cho mục đích sáng tạo nghệ thuật, thể hiện chủ đề, tư tưởng của
mình.
Các tác phẩm Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị
Hảo), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) đều được viết theo cách thứ hai.
Các tác giả phải phát huy tối đa vai trò sáng tạo của mình. Bên cạnh những
nhân vật lịch sử vĩ đại, to lớn luôn tồn tại rất nhiều những nhân vật hư cấu
làm phông nền, bên cạnh những sự kiện lịch sử quan trọng luôn tồn tại những
sự kiện bình thương chỉ mang ý nghĩa cá nhân Tất cả hßa quyện nhuần
nhuyễn với nhau trong một kết cấu khăng khít.
Chính vì vậy mà không ít người tìm đến tiểu thuyết lịch sử để nhận

thức lại lịch sử, đồng thời cũng cảm nhận được nhiều điều thú vị thông qua tài
năng hư cấu, tưởng tưởng của nhà văn. Câu chuyện lịch sử hiện lên trang sách

12
vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa là lịch sử mà kì thực đã là một câu chuyện
khác với những chi tiết có hồn và chở nặng nỗi niềm, tư tưởng của nhà văn.
Xu hướng phát triển của tiểu thuyết lịch sử cũng như nhu cầu của độc
giả ngày nay không chỉ dừng lại ở các câu chuyện lịch sử, các sự kiện lịch sử
mà tiến xa hơn, người ta mong muốn qua lịch sử tìm được những bài học bổ
ích cho cuộc sống hôm nay, tức là tìm ra mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại.
Thực tế cũng chỉ ra rằng lịch sử có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là
nguyên nhân, là c¸i nền vững chắc cho hiện tại mà đồng thời cũng từ lịch sử
người ta tìm thấy lối đi để tiếp tục bước đi và bước đúng, tránh được những
va vấp đáng tiếc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng tiểu thuyết lịch sử
có nội dung là những câu chuyện quá khứ, nhưng được viết cho các độc giả
ngày nay cho nên nội dung của tiểu thuyết phải nhằm nói về cuộc sống và con
người hiện tại.
Thể loại tiểu thuyết lịch sử mặc dù chưa xây dựng được một hệ thống
lý luận thống nhất, hoàn chỉnh nhưng cũng đòi hỏi nhà viết tiểu thuyết lịch sử
phải tuân theo những nguyên tắc về nội dung và hình thức nhất định. Đầu tiên
đó là phải lấy lịch sử làm nội dung, đề tài với thời gian quá khứ cụ thể của
một thời kì lịch sử xác định. Các sự kiện, nhân vật, thời gian thuộc về lịch
sử phải chính xác, đúng với chính sử.
Bên cạnh phần nội dung “cứng” này luôn phải có phần nội dung hư
cấu, tưởng tượng, một cốt truyện chặt chẽ xâu chuỗi cả phần lịch sử và phần
hư cấu thành một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Về hình thức, tiểu thuyết lịch sử phải có dung lượng lớn, bao chứa
được cả một thời kì lịch sử lâu dài, phức tạp Xây dựng được nhiều tuyến
nhân vật, với những cuộc đời và tính cách đa dạng, những nhân vật có tính
điển hình cho một thời đại, một dân tộc

Nhìn chung, mặc dù tiểu thuyết lịch sử thuộc vào một trong số ít những
tiểu loại của thể loại tiểu thuyết đã được phân loại rõ ràng và có được những
tiêu chí cụ thể nhưng tiểu thuyết lịch sử vẫn còn đang trên đường hoàn thiện,

13
và vẫn còn đòi hỏi những thử thách mới cho cả các tác giả tiểu thuyết lịch sử
cũng như các nhà nghiên cứu.
1.2 Ngƣời kÓ chuyện
Người kể chuyện là một khái niệm quan trọng trong hệ thống lý luận
trần thuật học. Vấn đề người kể chuyện đã được nêu lên và bàn đến với nhiều
định nghĩa khác nhau. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi): “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi
một nhân vật cụ thể trong tác phẩm”. Như vậy định nghĩa này cho rằng người
kể chuyện phải là một nhân vật cụ thể tham gia trong tác phẩm. Tuy nhiên
nhiều nhà nghiên cứu lại khẳng định người kể chuyện không nhất thiết phải là
nhân vật cụ thể mà là người tham gia trần thuật lại toàn bộ câu chuyện.
Theo Pospelov thì người kể chuyện là “nguời môi giới giữa các hiện
tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt
nghĩa các sự việc xảy ra”. Có thể thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến vai
trò dẫn dắt người đọc đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Theo Todorov, “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo
thế giới tưởng tượng không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”. Theo
Todorov, người kể chuyện là người tạo ra thế giới hư cấu của toàn bộ tác
phẩm là người tham gia kể lại toàn bộ câu chuyện.
Đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu
nhằm đưa ra một cách hiểu đúng đắn nhất về khái niệm quan trọng này. Mỗi
định nghĩa nhấn mạnh tới một vài khía cạnh quan trọng, góp phần bổ sung
cho nhau giúp chúng ta tiến tới tìm thấy một cách hiểu cơ bản nhất về người
kể chuyện.

Để xác định đúng đắn vấn đề người kể chuyện, chúng ta cần phân biệt
người kể chuyện trong thực tế và người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
Người kể chuyện trong thực tế là một con người cụ thể kể lại câu chuyện cho
những người nghe trực tiếp. Người kể chuyện thực tế kể câu chuyện một cách

14
chủ động và hoàn toàn có thể thay đổi lối kể hay ngôn ngữ của mình cho
phù hợp với yêu cầu của người nghe. Trong khi đó người kể chuyện trong tác
phẩm văn học là một công cụ được nhà văn hư cấu nên để làm nhiệm vụ kể
lại câu chuyện. Người kể chuyện trong tác phẩm văn học kể câu chuyện cho
những độc giả tưởng tưởng của mình – người đọc - những độc giả được giả
định là người “nghe chuyện” (hoặc có khi là người nghe chuyện được xây
dựng thành nhân vật thật sự trong tác phẩm văn học). Độc giả - người tiếp
nhận câu chuyện từ người kể chuyện trong tác phẩm văn học có điều kiện
nghiền ngẫm, liên tưởng, cùng tham gia vào câu chuyện. Đó là ưu thế của
người đọc tác phẩm văn học so với người nghe chuyện trực tiếp. Người kể
chuyện trực tiếp thường kể theo thời gian tuyến tính nhằm làm cho người
nghe dễ hiểu, dễ theo dõi trong thời gian tức thì khi câu chuyện được kể.
Ngược lại người đọc được tiếp nhận câu chuyện trên văn bản bằng vô vàn
những cách sắp đặt thời gian đảo chiều phức tạp theo dụng ý của người kể
chuyện. Với những biện pháp nghệ thuật phong phú, tác phẩm văn học đòi
hỏi ở người đọc một sự nhạy bén, tinh tường để cùng tham gia trả lời những
câu hỏi, những ý nghĩa ẩn ngầm trong mỗi câu chuyện.
Người kể chuyện làm nhiệm vụ kể lại câu chuyện, nói những nội dung
mà tác giả muốn đề cập, bởi vậy nhiều người nhầm lẫn cho rằng người kể
chuyện và tác giả chỉ là một. Tuy nhiên thực tế thì người kể chuyện thống
nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện phát biểu những
suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc của tác giả nhưng bao giờ tư tưởng của tác giả
cũng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện. “Tư tưởng của tác giả được thể
hiện trong toàn bộ tác phẩm – qua cả nhân vật và qua cả người kể chuyện”.

Trong tự truyện, người kể chuyện gần với tác giả hơn bởi đây là thể
loại mà nhà văn tự kể về bản thân mình. Nhưng kể cả trong thể loại này thì
người kể chuyện cũng không đồng nhất với tác giả bởi thế giới tồn tại của
người kể chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật là hoàn toàn khác nhau.

15
Là một công cụ hư cấu của tác giả, người kể chuyện tồn tại như một
nhân vật đặc biệt trong tác phẩm. Người kể chuyện có vai trò như mọi nhân
vật nhưng đồng thời cũng có những “quyền năng” hơn hẳn những nhân vật
bình thường khác của tác phẩm. Nhân vật – người kể chuyện có mặt trong hầu
hết mọi tình tiết và biến cố, có thể tham gia vào các sự việc, can thiệp và
phẩm bình, bộc lộ thái độ khen, chê hay giễu cợt Nhờ đó vị trí của người kể
chuyện trong tác phẩm văn học vô cùng linh hoạt. ở vị trí là một nhân vật
trong câu chuyện, trực tiếp kể lại những gì mà bản thân chứng kiến, nội dung
kể lại có vẻ như chân thật và khách quan hơn. Người kể chuyện trong trường
hợp này hiện lên một cách rõ ràng trước mắt người đọc với những đặc điểm
về hình giáng, diện mạo, tính cách, tâm lý
Có khi người kể chuyện hoàn toàn đứng bên ngoài, không tham gia vào
câu chuyện nhưng lại nắm gần như hoàn toàn những diễn biến của câu chuyện
và kể lại một cách rành rẽ cho người đọc. Khi đó người kể chuyện là một
nhân vật biết tuốt, toàn tri. Tuy nhiên người đọc không dễ dàng nhận ra “anh
ta” vì đây là một nhân vật hàm ẩn, hầu như không được khắc họa ngoại hình
mà được nhận dạng chủ yÕu qua ngôn ngữ, thái độ Trong mỗi tác phẩm cụ
thể, tùy từng trường hợp mà tác giả xây dựng người kể chuyện đứng ở vị trí
nào, thể hiện nội dung ra sao nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong trần thuật.
Người kể chuyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc biểu hiện
nội dung cũng như hiệu quả nghệ thuật. Người kể chuyện thay mặt tác giả tổ
chức kết cấu tác phẩm. Cách kể, cách thức xuất hiện, sắp đặt các sự kiện,
không gian, thời gian, nhân vật của người kể chuyện có ý nghĩa quyết định
đến cốt truyện tác phẩm: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện khép kín, cốt truyện

tâm lý Timofeev khẳng định: “Hình tượng này có tầm quan trọng hết sức to
lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách
đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể” (L.I
Timofeev, Nguyên lí lí luận văn học, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, Hà Nội,
1962).

16
Người kể chuyện giữ vai trò trung gian giữa tác giả - nhân vật – người
đọc, bởi vậy người kể chuyện làm chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp
cận tác phẩm. Người kể chuyện không chỉ giúp cho người đọc dần dần hiểu
sâu hơn vào câu chuyện mà thông qua những nhận xét, tư tưởng, thái độ thể
hiện còn khiến cho người đọc nắm bắt tốt hơn tư tưởng được gửi gắm của nhà
văn, hướng người đọc hiểu đúng và đầy đủ nội dung tư tưỏng của tác phẩm.
Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện đối thoại, tranh luận cùng người
đọc. Người đọc trở thành đối tượng bộc bạch, tâm tình, bộc lộ thái độ của
người kể chuyện.
Người kể chuyện thay mặt nhà văn bộc lộ quan điểm về cuộc sống, về
nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nghệ thuật khi kể một câu chuyện luôn nhằm mục
đích gửi tới người đọc một thông điệp, một tư tưởng về con người, xã hội,
lịch sử và người kể chuyện góp một phần vô cùng quan trọng trong việc thể
hiện những thông điệp ấy.
Một tác phẩm văn học luôn cần có một hay nhiều người kể chuyện
cùng góp phần kể lại câu chuyện theo hướng mà tác giả muốn hư cấu, xây
dựng. Vậy đâu là phương pháp kể chuyện mà tác giả sử dụng nhằm làm cho
tác phẩm nghệ thuật của mình trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và thể hiện được hiệu
quả nhất nội dung cần chuyển tải?
Phương pháp quan trọng không thể thiếu là sử dụng ngôi kể. Người kể
chuyện có thể trực tiếp xuất hiện, tham gia vào diễn biến của câu chuyện, khi
đó người kể chuyện kể ở ngôi thứ nhất. Hoặc người kể chuyện đứng ngoài
câu chuyện nhưng lại biết toàn bộ sự việc diễn ra, từ những sự kiện, hành

động hiển hiện ra bên ngoài lẫn những tâm tư tình cảm thầm kín, những
diễn biến tâm lý phức tạp, những âm mưu và động lực hành động chồng
chéo của cả hệ thống nhân vật , khi đó người kể chuyện kể bằng ngôi thứ
ba toàn tri. Trường hợp người kể chuyện kể ở ngôi thứ hai ít được sử dụng
hơn, và xuất hiện chủ yếu ở các tác phẩm văn học đương đại. Giai đoạn mà

17
các nhà văn đang hăm hở tìm tòi, khám phá những cách biểu hiện mới lạ, sinh
động, hấp dẫn hơn.
Điểm nhìn trần thuật là cách mà người kể chuyện nhìn nhận sự việc, là
vị trí mà người kể chuyện dùng để kể và phán xét cuộc sống đang diễn ra
trong c©u chuyện. Người kể chuyện có thể kể ở ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất,
tương ứng với nó là điểm nhìn bên ngoài hay bên trong. Trong một tác phẩm,
nhà văn có thể lựa chọn duy nhất một điểm nhìn (bên ngoài hoặc bên trong)
từ đầu đến cuối tác phẩm; nhưng cũng có thể sử dụng linh hoạt đan xen, luân
phiên giữa các điểm nhìn, tùy vào từng cảnh huống cụ thể để đạt được hiệu
quả nghệ thuật cao nhất.
Người kể chuyện thay nhà văn kể chuyện và bộc lộ tư tưởng, tình cảm
mà hình tượng người kể chuyện lại xuất hiện chủ yếu qua lời nói, thái độ,
cách suy nghĩ, đánh giá Bởi vậy dễ nhận thấy là giọng điệu người kể chuyện
trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với người kể chuyện. Thông qua
giọng điệu, người đọc đoán biết thái độ đồng tình hay phản đối, ngợi ca hay
châm biếm, thành kính hay suồng sã của người kể chuyện hay cũng là của
chính tác giả. Từ những cách biểu hiện khác nhau của người kể chuyện, giọng
điệu được tạo nên trở thành âm hưởng cho tác phẩm.
Một tác phẩm bao giờ cũng có giọng điệu chủ đạo bên cạnh những
giọng điệu đa dạng khác nhau. Chính giọng điệu góp phần tạo nên phong cách
riêng cho một nhà văn cũng như tạo ra không khí chung cho một tác phẩm.
Giọng điệu được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như: từ ngữ,
câu, đoạn văn hình ảnh, cách xưng hô nhịp kể

Người kể chuyện cũng luôn gắn liền với không gian và thời gian tác
phẩm. Không gian là cái nền để trên đó các sự việc được thể hiện và người kể
chuyện cũng kể lại sự việc trên cái không gian ấy. Người kể chuyện có khi
vừa là người miêu tả bức tranh không gian thiên nhiên, không gian xã hội
đồng thời cũng bộc lộ tình cảm, thái độ đối với không gian do chính mình tạo
ra. Người kể chuyện trong quá trình kể chuyện luôn phải có ý thức về thời

18
gian, làm chủ thời gian câu chuyện. Thời gian trong tiểu thuyết bao gồm các
yếu tố như: thời gian văn bản, thời gian cốt truyện, sự sai trật niên biểu, tần
suất
Tóm lại người kể chuyện là một yếu tố vô cùng quan trọng, có vai trò
quyết định trong sự thành công của một tác phẩm. Nắm bắt được phương
pháp kể của người kể chuyện tức là đã nắm được chiếc chìa khóa mở cánh
cửa đi vào tác phẩm văn học. Thái độ của người kể chuyện chính là phần hồn
cốt, là nội dung tư tưởng chính yếu mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc.

















19




Chƣơng 2
THÁI ĐỘ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN
CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN

1.1 Thái độ khách quan của ngƣời kể chuyện
Một sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng đòi hỏi những hư
cấu, tưởng tưởng của nhà văn làm cho tác phẩm trở nên vừa chân thực vừa
cuốn hút, lôi cuốn độc giả. Tuy nhiên dù hư cấu tưởng tượng đến cỡ nào thì
sự sáng tạo ấy cũng phải được xây dựng trên cái nền của hiện thực đời sống.
Hiện thực vừa là chất liệu cấu tạo nên tác phẩm vừa là cái đích mà tác giả
hướng tới. Bởi nghệ thuật nảy sinh từ hiện thực và đến lượt nó lại quay trở
lại phục vụ đời sống hiện thực con người. Một nhà viết tiểu thuyết luôn phải
có thái độ tôn trọng hiện thực. Nếu vượt ra ngoài cái quy luật tự nhiên ấy tác
phẩm không tránh khỏi xa rời thực tế và không thể tìm được đường đến với
trái tim bạn đọc.
Người viết tiểu thuyết lịch sử lại càng cần phải tôn trọng hiện thực,
nhìn nhận lịch sử với thái độ khách quan vì khác với các loại tiểu thuyết
khác mà sự thật nhiều khi không thể kiểm chứng rõ ràng, tiểu thuyết lịch sử
lấy lịch sử làm nội dung, làm đề tài, những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
được ghi rành rành trong sử sách. Mỗi nội dung mà tác giả đưa ra sẽ chịu sự
giám sát của độc giả, luôn đứng dưới con mắt đối chiếu, so sánh với chính

20

sử. Nhiều khi không chỉ để biết được rằng nội dung nhà văn đưa ra có đúng
với lịch sử không, mà còn muốn xem khả năng sáng tạo, hư cấu của nhà văn
ra sao. Đó là phản ứng tự nhiên của một độc giả đọc tiểu thuyết lịch sử.
Khi đi vào tiếp cận và khảo sát ba cuốn tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu
của văn học Việt Nam đương đại: Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), chúng tôi bước
đầu ghi nhận một điểm chung của cả ba tác giả tiểu thuyết lịch sử này là thái
độ khách quan với hiện thực cuộc sống. Người kể chuyện khi kể lại sự việc
đã luôn thể hiện thái độ tôn trọng sự thật, đặc biệt là những thông tin lịch sử
được các nhà văn giữ nguyên như trong chính sử. Các tác giả cũng cố gắng
tái hiện một hiện thực xã hội rộng lớn của đất nước Việt Nam dù đã cách xa
hàng trăm năm bằng những tư liệu lịch sử ít ỏi. Hình ảnh những nhân vật
lịch sử có thật, những con người vô danh của quá khứ, những cảnh thiên
nhiên và xã hội được xây dựng sinh động, hấp dẫn nhưng vẫn bằng một thái
độ khách quan, tôn trọng hiện thực.
1.1.1 Thái độ khách quan với xã hội
Ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Sông Côn mùa lũ viết về
ba giai đoạn lịch sử khác nhau tương ứng với các thời kỳ cuối Trần đầu Hồ,
thời Lý, thời Tây Sơn. Mỗi cuốn tiểu thuyết bao quát cả một thời kì lịch sử
hàng chục năm ghi dấu những sự kiện lịch sử lớn lao ảnh hưởng đến vận
mệnh chung của cả dân tộc. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng về tình
hình chính trị, văn hóa, xã hội, được người kể chuyện kể lại một cách khách
quan, tuy sắc thái ở mỗi tác phẩm có khác nhau.
Tác phẩm Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) kể về thời kì lịch sử cuối
thời Trần, một giai đoạn có nhiều biến cố gay gắt, khốc liệt. Nhà Trần đã vào
giai đoạn suy yếu với sự trị vị của đức Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Hồ
Quý Ly làm quan dưới triều Trần, là cận thần thân tín đã theo gót Trần Nghệ

21
Tông ngay từ thời kì đầu ông khôi phục nhà trần. Tuy nhiên nay thế lực của

Hồ Quý Ly ngày càng lớn mạnh và nguy cơ nhà Trần bị thoán đoạt đang đến
từng ngày. Bằng thái độ khách quan, người kể chuyện đã trung thành hoàn
toàn với những sự kiên lịch sử chính yếu được ghi trong sử sách (ở đây
chúng tôi lấy cuốn chính sử tiêu biểu Đại Việt sử kí toàn thư làm chuẩn để
đánh giá). Những sự kiện lịch sử này trở thành những cái mốc quan trọng
trong toàn bộ tác phẩm, là cứ liệu để nhà văn xây dựng cốt truyện, từ đó câu
chuyện diễn biến theo những biến cố phức tạp.
Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng tôi thấy những sự kiện quan
trọng có thể kể đến trong Hồ Quý Ly như:
Hội thề Đồng Cổ [11 - 22].
Loạn phường chèo Dương Nhật Lễ [121, 110, 129, 176, 441]
Chế Bồng Nga đánh Thăng Long, nhà vua đi lánh nạn [129 - 132, 65]
Tháng 3 năm Tân Hợi, Duệ Tông lên ngôi, sau đó Duệ Tông đi đánh
Chế Bồng Nga [132 - 151, 218]
Vua Trần Nghệ Tông mất [155, 163 – 170]
Phạm Sư Ôn chống lại triều đình [233 - 266]
Tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), Trần Khát Chân đánh thắng Chế
Bồng Nga trên sông Luộc [267 - 289]
Các sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly được kể một cách
khách quan như nó vốn có mặc dù trật tự thời gian có thay đổi cho phù hợp
với kết cấu và yêu cầu nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Người kể chuyện cũng xây dựng được những bức tranh xã hội sinh
động, đặc biệt là cuộc đấu tranh quyền lực chốn cung đình. Ban đầu đó là
cuộc đấu tranh trong nội bộ tôn thất nhà Trần khi Dương Nhật Lễ lên ngôi
vào năm 1369, nhưng Lễ không phải tôn thất nhà Trần mà vốn chỉ là con
một đào hát có chồng là kép hát. Khi Lễ công khai định hoán đổi họ Trần

22
thành họ Dương thì tôn thất nhà Trần nổi dậy, tôn phò Nghệ Tông và diệt
Dương Nhật Lễ. Hồ Quý Ly cũng có công trong công cuộc khôi phục nhà

Trần. Người kể chuyện lạnh lùng kể về tình thế của nhà Trần đúng như
những gì đã và phải diễn ra: “Khi Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ tiếm ngôi,
rồi Nghệ Tông phục hưng nhà Trần, lúc này nhà Trần đã bước hẳn sang thời
kỳ mạt vận” [ 423].
Cuộc tranh bá đồ gươm tiếp theo là khi Hồ Quý Ly trở thành người
tâm phúc, được Nghệ Tông hết mực tin yêu, Quý Ly đã nhân cơ hôi đó ra
sức xây dựng phe cánh và trở thành cái họa lớn nhất cho nhà Trần. Người kể
chuyện chủ yếu tập trung miêu tả cuộc đấu tranh quyền lực thứ hai này giữa
phe tôn thất nhà Trần và phe Hồ Quý Ly. Bên cạnh Hồ Quý Ly còn có hai
con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương, và một số quan lại trong
triều. Nhờ sự che chở, dung dưỡng kì lạ của Đức vua Nghệ Hoàng cùng với
sự quyền biến, mưu lược của Hồ Quý Ly mà qua bao cuộc đấu tranh, Hồ
Quy Ly vẫn không hề gì. Trong khi đó phe tôn thất nhà Trần như Trần Phế
Đế, Trang Định Vương Ngạc, Trần Ngỗi, Trần Khát Chân, Nguyên Hàng,
Nguyên Dận đều lần lượt phải chịu những thảm bại. Người kể chuyện
miêu tả diễn biến những cuộc đấu tranh này bằng thái độ khách quan lạnh
lùng. Như khi quân của Hồ Quý Ly, dẫn đầu là Nguyễn Cẩn đuổi theo Trang
Định Vương Ngạc ra đến ngôi chùa Lấm, nằm trên một đảo nhỏ trên biển.
Sau một hồi Ngạc và Cẩn nói chuyện với nhau, Ngạc biết rằng mình sẽ phải
chết dưới tay Hồ Quý Ly, tác giả chỉ miêu tả vỏn vẹn có một câu về cái chết
tức tưởi của Trang Định Vương Ngạc: “Nói rồi, Nguyễn Cẩn phấy tay, bỏ
xuống bãi biển, để mặc cho bọn lính dùng gậy tre đực đánh vào đầu Ngạc
cho đến vỡ ra”. Người kể chuyện hoàn toàn đứng bên ngoài để kể lại, không
phải là nhân vật tham gia và cũng không bộc lộ một thái độ nào đối với sự
việc diễn ra.

23
Mặc dù không gian tác phẩm bức bối, ngột ngạt bởi những cuộc đấu
tranh không ngừng nghỉ của các tuyến nhân vật đối lập, nhưng người kể
chuyện vẫn biết cách xen vào những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ

mộng như một cách làm dịu đi cái căng thẳng ở chốn cung đình. Trong
chương s¸u: Cô gái vườn mai, ngay trước cái khoảnh khắc nhà Trần bị lật
đổ, người kể chuyện đã giành hẳn một chương chan chứa cảnh và tình để
miêu tả thiên nhiên cũng như cuộc gặp gỡ giữa Hồ Nguyên Trừng với cô gái
vườn mai. Đang trên đường từ Tây Đô trở về Thăng Long, Hồ Nguyên
Trừng ghé thăm khu trại mai của Trần Khát Chân và cảnh đẹp nơi đây thực
sự đã chinh phục được một con người văn nhã như Hồ Nguyên Trừng. Cảnh
ao hoa sen và hoa súng được tác giả ưu ái dành cho những lời văn đẹp: “Hoa
súng nở sát bên tòa Tị Huyền Đình Những chiếc lá hình trái tim, cái to, cái
nhỏ, cái đậm, cái nhạt màu bồ quân, màu xanh sậm nổi trôi theo sóng, đôi
chỗ, những mầm sen vươn xa cũng lẫn vào lá súng, lá nâu xem lẫn lá màu
cốm, thỉnh thoảng một con cá quẫy làm nước bắn lên trên mặt lá, đôi khi
chúng giống như những viên ngọc trắng, lăn tròn, tỏa ra những ánh cầu vồng
mà chỉ những kẻ tinh mắt, yêu hoa mới nhận thấy”. Qua lời kể của Nguyên
Trừng, cả không gian trở nên ngan ngát hương sen, sắc hoa sen và hoa súng
cùng hiện lên với những dáng nét riêng hòa quyện và tô điểm cho nhau.
Khi quân Chiêm Thành tấn công Thăng Long, cả triều đình phải vê
lánh nạn ở Bình Than, vua Thuận Tông và hoàng hậu Thánh Ngẫu tạm thời
không phải tuân theo những nề nếp học tập ngặt nghèo, người kể chuyện lại
được dịp miêu tả cảnh thiên nhiên sống động trong khu rừng hoang giã:
“Hoa rừng trong thung lũng mọc ê hề. Trên nền đất ẩm những khóm hoa loa
kèn màu đỏ tía, chen lẫn màu hoàng yến, màu hồng nhạt hoặc màu trắng mịn
màng. Những bông hoa năm cánh nở loe, phơi ra chùm nhụy tím vàng mảnh
mai rung rinh trên cuống hoa xanh mướt tròn và thẳng như cây sáo nhỏ. Một
đàn chim xanh nằm lẫn trong một thảm cúc vàng, bị đánh động, bay túa lên

24
trời, để cho hai người ngẩn ngơ nhìn theo tiếng chim ríu rít mất hút ở khu
rừng trước mặt ”. Lời kể chuyện khách quan mà vẫn thắm đượm tình yêu
thiên nhiên của người kể chuyện còn được thể hiện qua nhiều đoạn văn khác,

như khi tả cảnh vườn mai của Trần Khát Chân, tả cảnh chùa Lấm, tả cảnh
núi Đạm Thñy khi vua Thuận Tông đi tu tiên
Tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo cũng được xây dựng trên cái
khung là những sự kiện lịch sử trong chính sử, ngoài ra còn có cả những nội
dung được ghi chép trong giã sử. Qua khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận
thấy người kể chuyện đã hoàn toàn tôn trọng hiện thực được ghi chép lại
trong chính sử. Sau đây là hệ thống những sự kiện lịch sử chính của tác
phẩm:
Đinh Mùi (1127), tháng Chạp, ngày Ất Dậu, giờ Dần, Thần Tông bắt
đầu ngự điện Thiên An coi chầu. Ngày hôm ấy vua ngự giá đi Na Ngạn xem
các cung nữ lên giàn thiêu để chết theo Đại Hành hoàng đế.
Rước Phật Pháp Vân về kinh để cầu mưa tạnh
Linh Nhân Thái hậu che rèm cùng vua ngồi bàn chính sự
Năm kỷ mùi, Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 4, (1079), Châu Lạng dâng voi
trắng, có mưa đá, cả nước được mùa
Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống

Mặc dù xây dựng thế giới nghệ thuật mang màu sắc kì ảo nhưng qua
câu chuyện của nhân vật chính Từ Lộ người đọc vẫn có thể nhận thấy một
bức tranh xã hội phức tạp, rối ren. Gia đình Từ Lộ được người kể chuyện
miêu tả thuộc vào hàng khá giả, tuy chưa phải bậc đại phú. Cha của Từ Lộ là
Từ Vinh làm chức Thăng đô án, coi sóc hàng nghìn tăng ni, vốn “nổi tiếng là
người chính trực”. Vậy mà chỉ qua một đêm, Từ Vinh bị giết chết trong một
vụ án giết người giã man, tức tưởi. Chủ mưu vụ giết người đó là Diên Thành
hầu, thuộc hàng hoàng thân quốc thích “quyền thế nghiêng lệch thiên hạ”.

25
Câu chuyện khiến cho người đọc buộc phải nhận thức về một xã hội nhiễu
nhương với rất nhiều những bất công trong xã hội. Từ Lộ trên đường tìm cách
báo thù cho cha gặp phải những trắc trở khó khăn đến nỗi mẹ mất vì quá uất

ức, gia sản bị tịch thu. Một mình chàng tìm cách trả thù nhưng hoàn toàn
không thể dựa vào bộ máy cai trị. Kể cả khi chàng đã kêu oan đến bậc quyền
lực cao nhất là vua Nhân Tông và Linh Nhân Hoàng thái hậu: “Mảnh lụa viết
bằng máu của Từ Lộ lảo đảo rơi xuống từ chín bậc cửu trùng. Từ Lộ bị lôi
xềnh xệch ra khỏi đài cao, đẩy đổ gục xuống đám người nhốn nháo chen lấn.
Trước khi ngất, Từ còn thấy lớp lớp chân voi ngựa giẫm nát lá huyết đơn”
[152].
Cùng chịu chung số phận yếu thế, bị những thế lực quan lại thân tín của
triều đình cậy quyền ức hiếp là nàng Nhuệ Anh, người đã được đính ước từ
trước với Từ Lộ. Lý Câu, con trai duy nhất của Diên Thành Hầu vì say mê sắc
đẹp của nàng mà bất chấp sự cự tuyệt của Nhuệ Anh, dùng thế lực để ép nàng
làm vợ. Hình ảnh tội nghiệp của Nhuệ Anh trong ngày cưới được miêu tả
khách quan nhưng vẫn khơi trên trong lòng người đọc niềm xót xa cho số
phận của nàng: “Nhuệ Anh nhìn thấy những gương mặt lạnh lùng dàn ra trước
mắt nàng. Những ánh mắt như xuyên thấu người nàng, thầm định giá nàng
như một đồ vật giữa những đồ tế tụng nghi trượng chói sáng” [182]. Nàng
Nhuệ Anh bỏ trốn ngay trong ngày cưới để rồi từ đó sống cuộc đời lang thang
phiêu dạt. Những con người đẹp đẽ, tài hoa vốn được sinh ra trong gia đình
khá giả như Từ Lộ và Nhuệ Anh đáng ra sẽ được hưởng một cuộc sống trọn
vẹn, hạnh phúc nếu không có sự can thiệp thô bạo, độc ác của những kẻ như
cha con Diên Thành Hầu.
Nếu như Từ Lộ và Nhuệ Anh đại diện cho tầng lớp trung lưu khá giả
thì Ngạn La đại diện cho số phận nghiệt ngã của những cung nữ trong cung
cấm. Vì có sắc đẹp hơn người mà Ngạn La bị ganh ghét, hoàng hậu và các
phu nhân trong cung tìm cách hại nàng khi đức vua bi bệnh “hãa hổ”. Ng¹n
La bÞ vu là yêu quái và bị hành hạ giã man. Giọng người kể chuyện vẫn đều

26
đều lạnh lùng khi nàng bị hạ nhục: “Cung nữ Ngạn La gục xuống, ngất đi sau
một lằn roi xé thịt của pháp sư. Tấm áo trắng vấy máu đỏ bị ngọn roi xé rách.

Phần trước áo xõa xuống để lộ mảng ngực trần ngang dọc lằn roi ”. Ngạn La
tiêu biểu cho số phận bi đát của những cung nữ bị hành hạ, hạ nhục, và khi
đức vua mất bị đem lên giàn hỏa thiêu để chết cùng tiên đế.
Người kể chuyện đã xây dựng một bức tranh xã hội mà trong đó người
phụ nữ bị khinh thường, bị gạt bỏ tàn nhẫn ra khỏi bộ máy chính quyền như
Lê Thị Đoan; chịu sự ép uổng, sắp đặt nhân duyên bất như ý như Nhuệ Anh;
hay hai lần bị mang ra thiêu sống như Ngạn La
Thời vua Nhân Tông là thời kì Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh
mẽ và rực rỡ. Người kể chuyện đã biết sử dụng triệt để chi tiết này để tạo
dựng một xã hội phong kiến nhuốm đẫm màu sắc Phật giáo. Đây cũng là cách
vận dụng sáng tạo, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử
của người kể chuyện. Người kể chuyện cũng ghi lại nội dung đã được chép lại
trong chính sử “nhà vua và Linh Nhân Thái hậu cho xây dựng hàng nghìn bảo
tháp”, chùa chiền có mặt khắp các hang cùng ngõ hẻm. Cha Từ Lộ làm chức
Tăng đô án, chức quan có nhiệm quản lý và coi sóc hàng nghìn phật tử. Từ Lộ
sau khi tìm cách báo thù kẻ giết cha mình đã theo con đường tu luyện của
Phật giáo, rồi trở thành Từ Đạo Hạnh Đại sư. Nàng Nhuệ Anh trên con đường
lang thang phiêu dạt cũng tìm về nơi cửa Phật, trở thành vị sư bà chữa bệnh
cứu giúp dân lành. Trong lễ hỏa thiêu các cung nữ, không thể thiếu bóng các
nhà sư làm nhiệm vụ cầu siêu cho các linh hồn chóng trở về nơi cực lạc: “Giai
điệu âm u mù mịt của lời kinh cầu hồn vẫn đều đều quyện lấy kiệu vàng và
đoàn tùy tùng như dài vô tận. Kính cẩn nâng lên quyển kinh bằng lá bối, vị
thượng tọa áo vàng mình gầy guộc tiên phong đạo cốt dẫn đầu đoàn. Tiếp gót,
bốn vị đại sư phơ phất cờ phướn trên tay. Các tăng quan và một chuỗi nhà sư
khác theo sau ” [20].
Nếu như hai tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly và Giàn thiêu
được xây dựng mang đậm màu sắc cung đình, với các nhân vật hầu hết là vua

27
chúa và những tầng lớp khá giả thì Sông Côn mùa lũ lại tạo dựng một bức

tranh xã hội hết sức bình dân với những người nông dân bình thường, vất vả,
lam lũ. Thời kỳ lịch sử được lựa chọn là giai đoạn có những biến động giữ dội
nhất của thế kỷ XVIII, đất nước bị chia cắt thành những vùng cát cứ. Phía Bắc
là tình trạng phân quyền vua Lê, chúa Trịnh, phía Nam là chúa Nguyễn cai
quản. Nhân dân vùng đàng trong dưới sự trÞ vì của dòng họ Nguyễn Gia Miêu
bị áp bức nặng nề, đời sống đói khổ. Trước tình hình đó đã xuất hiện sự nổi
dậy của anh em nhà Tây Sơn nhằm lật đổ các tầng áp bức. Họ đã tiến hành
những trận đánh chinh Nam, phạt Bắc, đánh đuổi giặc ngoại xâm để hướng
tới một mục đích thống nhất đất nước.
Người kể chuyện trong Sông Côn mùa lũ đã tái hiện thời kì lịch sử
phức tạp và hào hùng ấy bằng một tác phẩm trường thiên tiểu thuyết đồ sộ và
quy mô với h¬n 2000 trang sách. Cũng như tác giả Võ Thị Hảo và Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Mộng giác sáng tác trên tinh thần tuân thủ những sự
kiện lịch sử quan trọng được ghi trong chính sử. Sau đây là một số mốc lịch
sử quan trọng của Sông Côn mùa lũ:
Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát mất. Trương Phúc Loan giết quan
Nội hữu Trương Văn Hạnh. Trương Văn Hiến vốn là người tâm phúc của
Trương Văn Hạnh đã đem gia đình bỏ trốn vào Nam.
Năm 1771, Tây Sơn phất cờ nổi dậy.
Năm 1773, Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện
Phù Lỳ, Bồng Sơn. Nguyễn Thung là Đệ nhị trại chủ và Huyền Khê là đệ tam
trại chủ. Cũng năm này quân Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn.
Năm 1774, Chúa Trịnh Sâm sai Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc tấn công
Phú Xuân (Huế).
Năm 1775, Tống Phước Hiệp tiến ra Phú Yên đánh Tây Sơn. Tây Sơn
mất Phú Yên, chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi
Ngày 29 tháng 7 năm 1792, vua Quang Trung mất.

×