Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết ba người khác của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.37 KB, 73 trang )

Trờng Đại học Vinh
khoa ngữ văn
------***------

Hoàng Thị Huần

Nhân vật ngời kể chuyện trong
tiểu thuyết ba ngời khác của tô hoài

Ngời hớng dẫn: TS.Hoàng Mạnh Hùng
Ngời thực hiện : Hoàng Thị Huần
Lớp

: 47B3 - Ngữ văn
Vinh - 2010

1


Mở đầu
1. Lý do chn ti
1.1 Tụ Hoi một cây đại thụ văn học Việt Nam hiện đại, vào nghề từ tuổi
20, nay ông bước sang tuổi 90 nhưng sức sáng tạo còn rất dồi dào. Giờ đây, Tơ
Hồi vẫn là một nhà văn sung sức. Hơn nửa thế kỉ qua, Tơ Hồi có mặt đều đặn
trên văn đàn, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc một khối lượng t¸c phÈm đå
sé. Tính đến thời điểm này ơng ®· cho cơng bố trên 175 đầu sách với nhiều đề
tài, thể loại khác nhau. Về mặt số lượng, tác phẩm của Tơ Hồi vào loại bậc
nhất các nhà văn hiện đại, riêng điều đó đã rất đáng trân trọng. Nhưng quý hơn
nữa, là ở mỗi đề tài, thể loại tác giả đều đem lại những đóng góp đáng ghi nhận.
Tơ Hồi là một tài năng lớn, một cây bút xuất sắc thuộc thế hệ các nhà văn
tiền chiến, góp phần hiện đại hố nền văn xi quốc ngữ. Ơng “là một tác giả


lớn của nền văn xi Việt Nam hiện đại thế kỉ XX”
Tơ Hồi – một tấm gương sáng về tinh thần lao động, về công phu rèn
luyện tay nghề “khám phá về ông cả về văn, cả về đời là một niềm say mê đối
với chúng ta, những người có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả thế
hệ sau. Khám phá về ông là cả một vấn đề khoa học lớn lao…”[ , ].
1.2 Tơ Hồi là một trong những tác giả lớn được chọn để giảng dạy trong
chương trình mơn văn trng ph thụng, việc nghiên cứu Tô Hoài sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy đồng thời giúp học sinh có đợc cái nhìn bao
quát,toàn diện và sâu sắc hơn về nhà văn này.
1.3 Tỏc phm ca Tụ Hồi đều đạt được những giá trị đích thực trong hơn
60 năm qua. Nhưng trong thực tế, mảng sáng tác thời kì sau 1975, đặc biệt là
tiểu thuyết Ba ngưịi khác là tác phẩm gây nhiều tranh cãi và ra mắt bạn đọc hơi
muộn. Vì thế mà giá trị của tác phẩm này cịn chưa hc Ýt được khám phá.
Tóm lại, chúng tôi chọn đề tài: “Nhân vật người kể chuyện trong tiểu
thuyết Ba người khác của Tơ Hồi” trước tiên bởi niềm say mê tác giả cùng với

2


những đóng góp đáng q của ơng cho văn xi hiện đại Việt Nam. Đồng thời
cũng bởi đề tài này còn là chỗ bỏ ngỏ trong việc nghiên cứu tác giả Tơ Hồi.
Chúng tơi thực hiện khố luận này với mong muốn sẽ góp một phần sức mình
(dù rất nhỏ) vào việc khám phá những giá trị đích thực của tác phẩm Tơ Hồi
để nhìn nhận nhà văn này tồn diện hơn, thấu đáo hơn, để cho chúng ta hiểu Tơ
Hồi khơng chỉ là nhà văn của thiếu nhi, nhà văn của miền núi mà còn là nhà
văn của những người nơng dân. Để cho việc học và tìm hiểu tác phẩm Tơ Hồi
sâu sắc và bao qt hơn.
Vì những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nhân vật người kể
chuyện trong tiểu thuyết Ba người khác của Tơ Hồi”.
2. §èi tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Trong tác phẩm, mọi sự biểu hiện miêu tả đều từ tác giả mà ra, song
để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra những kẻ môi giới,
đứng ra kể chuyện, quan sát miêu tả. Có thể gặp trong tác phẩm người trần
thuật (thường kể theo ngôi thứ ba) và người kể chuyện (thường kể theo ngôi
thứ nhất xưng “tôi”). Người kể chuyện thường đồng thời là nhân vật. Sự phân
chia này chØ lµ tương đối và thuần t mang tính íc lƯ vì nhà văn chọn cách nào
có hiệu quả cao nhÊt cho ý đồ nghệ thuật cuả mình.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều người mổ xẻ các tác phẩm của Tơ Hồi
khơng nhằm ngồi mục đích hiểu rõ hơn về những giá trị độc đáo của nhà văn
tài năng này. Người ta đã xuất phát từ những điểm khác nhau và đi vào nhiều
vấn đề khác nhau, chúng tôi xét thấy nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Ba người
khác của Tơ Hồi là một vấn đề rất hấp dẫn. Vì vậy đối tượng mà chúng tôi đi
sâu và khai thác là “nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết Ba người khác
của Tơ Hồi”.

3


2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Do sự hấp dẫn và cần thiết bởi vấn đề đã nêu, chúng tôi đã thực hiện đề tài
khoá luận này. Thực tế sáng tác của Tơ Hồi rất phong phú nhưng do khn
khổ đề tài có hạn nên chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu trong tiểu thuyết Ba
người khác của ông.
3. Lịch sử vấn đề
Tơ Hồi là một nhà văn tài năng và là một tấm gương sáng về lao động
nghệ thuật. Đến nay ông đã có trên 175 đầu sách được xuất bản. Nhưng số bài
viết nghiên cứu về Tơ Hồi chưa thật phong phú và chưa tương xứng với tầm
vóc của một nhà văn như ông. Theo thống kê số lượng bài viết, nghiên cứu về
Tơ Hồi mới chỉ dừng ở con số 60, trong ®ã tập trung nghiên cứu sáng tác của

Tơ Hồi sau cách mạng (khoảng 50 bài viết). Để có cái nhìn đầy đủ hơn về tình
hình nghiên cứu sáng tác của Tơ Hồi và để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu,
chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu sáng tác cđaTơ Hồi thành hai thời kì:
trước và sau cách mạng.
3.1.Tình hình nghiên cứu Tơ Hồi trước cách mạng Tháng Tám
Bước vào làng văn năm 1940, Tơ Hồi đã có nhiều tác phẩm đăng trên Tiểu
thuyết thứ bảy nhưng chưa có thành tựu. Thực ra là hiện thực đời sống xã hội
lúc bấy giờ đã có nhiều nhà văn tên tuổi viết về quê hương với những người
dân quê.Có thể kể đến những cây bút tiêu biểu của đề tài này:Ngun Hồng,
Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao…khiến cho c¸i tên Tơ Hồi lạ lẫm xuất hiện
chưa được chú ý. Chính vì thế, tình hình nghiên cứu về đề tài này không nhiều.
Trong số các bài viết hiếm hoi ấy,đáng chú ý là bài viết của Vũ Ngọc Phan:
“Tơ Hồi- Nguyễn Sen”.
Trong bài viết này ông chủ Hà Nội tân văn với “ con mắt xanh” tinh tường
đã sớm nhận ra những ưu thế đặc biệt của Tơ Hồi ở thể loại tiểu thuyết. Ông
viết khi mở đầu bài nghiên cứu của mình: “Tiểu thuyết của Tơ Hồi cũng thuộc

4


tiểu thuyết tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng tơ Hồi có
khuynh híng thiên về xã hội”. Và “Ông tỏ ra là một nhà văn tiểu thuyết có con
mắt quan sát xuất sắc”.
Như vậy chỉ trong một bài viết ngắn Vũ Ngäc Phan đã giới thiệu Tô Hoài
như một nhà văn đầy tài năng. Tuy nhiên điều này mới chỉ mang tính phát hiện
mà chưa có sự nghiên cứu tồn diện để thấy được những đóng góp của Tơ Hồi
trước cách mạng tháng Tám.
3.2.Tình hình nghiên cứu Tơ Hồi sau cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám thành công đã tạo ra bước ngoặt sáng tác của nhà văn.
Tơ Hồi nhanh chóng hồ mình vào khơng khí cách mạng và phản ánh kịp thời

những vấn đề của hiện thực cuộc sống bấy giờ. Tơ Hồi viết ngày càng sung
sức và đạt được nhiều thành tựu. Chính vì thế, nhiều sáng tác của Tơ Hồi đã
được giới nghiên cứu văn học và độc giả chú ý. Đã có hơn 50 bài viết về đề tài
miền núi-mảng sáng tác c bit thnh cụng của Tô Hoài.
Chỳng tụi xin dn ra một số bài nghiên cứu tiêu biểu thời kỳ này:
1. Phong Lê (1999), “Tơ Hồi- sáu mươi năm viết”,Tơ Hoài về tác giả, tác
phẩm, Nxb GD.
2. Vân Thanh (1996), “ Sáng tác của Tơ Hồi”, Tác giả văn xi Việt Nam
hiện đại, Nxb KHXH.
3. Phan Cự Đệ (1979), “Tô Hoài nhà văn Việt Nam hiện đại”, Nhà văn Việt
Nam 1945- 1975, Nxb §H va THCN.
4. Hồng Trunh Thơng (1987), “ Nhà văn trên dịng sơng Tơ Lịch”, Văn
nghệ sĩ, số 5(31/11).
5. Hà Minh Đức (1987), “Lời giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi”, Tuyển tập Tơ
Hồi tập 1, Nxb.
6. Trần Hữu Tá (1990), “Tơ Hồi”, VHVN 1945-1975, tập 2, Nxb GD.

5


7. Vũ Xuân Quế (1990), “Ngôn ngữ một vùng quê trong sáng tác ®ầu tay
của Tơ Hồi”, Tạp chí văn học, số 5.
8. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), “Tơ Hồi với quan niệm: con người là con
người”, Nhà văn Việt Nam hiện đại ( Chân dung và phong cách), Nxb tuổi
trẻ Tp HCM.
Có thể nói sau cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi đã gặt hái được rất nhiều
thành cơng về đề tài miền núi. Chính vì vậy mà hầu hết các bài tiểu luận,
nghiên cứu trên đều tập trung khai thác đặc sắc về mặt nội dung mà tác giả đã
thực sự đạt đến độ chín của nó. Tuy nhiên, cái làm nên thành cơng của Tơ Hồi
khơng chỉ dừng lại ở mặt nội dung mà còn là sự kết hợp với một nghệ thuật

điêu luyện. Và cái điêu luyện sắc sảo ấy ngày càng được mài sắc, tinh rèn. Ở
các sáng tác sau 1975, mà đặc biệt là tiểu thuyết Ba người khác mà chúng tơi
đề cập tới vẫn cịn rất ít người chú ý hoặc chưa thấy hÕt được giá trị của nó.
Tuy vậy, những bài viết, đánh giá của người đi trước một mặt giúp chúng tôi
thấy được những gì họ đã làm, đồng thời chúng tơi có thể tìm ra những gợi ý quý
báu để tiếp tục đi vào tìm hiểu sâu hơn, tồn diện hơn về đối tượng nghiên cứu.
Ba người khác từ khi mới ra đời đã gây nhiều tranh cãi một phần do hoàn
cảnh lịch sử, thêm nữa ẩn sau tác phẩm là những giá trị nghệ thuật mà bạn đọc
cũng như giới nghiên cứu ln muốn khám phá. Chính vì lẽ đó chúng tôi cũng
không nằm trong ngoại lệ. Nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết Ba
người khác là một thành công đặc biệt trong sáng tác của ông sau 1975 mà
chúng tôi rất quan tâm. Thông qua đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một
phần mới mẻ vào việc nghiên cứu Tơ Hồi mà vấn đề này trước đó chưa được
đề cập đến, từ đó có cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn về Tơ Hồi – cây đại thụ
của nền văn học Việt Nam hiện đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Có cái nhìn khái qt về Tơ Hồi cũng như hành trình sáng tạo của ơng.

6


4.2 Thấy được vị trí của tiểu thuyết Ba người khác trên hành trình sáng tạo
của Tơ Hồi. Đồng thời tìm ra những đặc sắc nghệ thuật, đặc biệt là việc xây
dựng nhân vật người kể chuyện độc đáo trong tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên và xây dựng hoàn chỉnh nội dung
khố luận, chúng tơi sử dụng tổng hợp các phương pháp chủ yếu sau: đọc, liệt
kê, phân tích, hệ thống hoá để rút ra kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
6.Cấu trúc khố luận
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài mở đầu, kết luận và tài

liệu tham khảo, khoỏ lun c trin khai trong ba chương.
Chương 1: Tiểu thuyết Ba người khác trên hành trình sáng tạo

của Tơ

Hồi
Chương 2 : Điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện trong tiểu

thuyết

Ba người khác của Tô Hồi
Chương 3 : Ngơn ngữ của nhân vật kể chuyện trong tiểu thuyết Ba người
khác

7


CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT BA NGƯỜI KHÁC TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
CỦA TƠ HỒI
1.1. Vài nét về tiểu sử
Tơ Hồi tên thật là Nguyễn Sen. Sinh ngày 27/9/1920 (tức 16 – 8 Canh
thân). Ông trở thành người trong cuộc của tất cả các hiện tượng chủ yếu của
văn học Việt Nam hiện đại: nhà văn tiền chiến, nhà văn kháng chiến, nhà văn
hậu chiến và thậm chí cả nhà văn đương đại.
Quê nội: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc
Hà Nội). Sinh ra và lớn lên ở q ngoại: làng NghÜa Đơ, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà
Đông cũ – nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Bút danh Tơ Hồi gắn với 2 địa danh: sơng Tơ Lịch và phủ Hồi Đức của
q ngoại.

Ơng có nhiều bút danh khác: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng
Hoa (dùng cho viết báo).
Tơ Hồi xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ cơng nghèo.Học hết
bậc tiểu học; sau đó vừa tự học, vừa đi làm để kiếm sống: thợ thủ công, dạy học
tư, bán hàng, kế tốn hiệu bn…
Những sáng tác đầu tay của Tơ Hoài được in trên Hà Nội tân văn và Tiểu
thuyết thứ bảy của Vũ Ngọc Phan vào cuối những năm 30.
Năm 1938, trong thời kì Mặt trận dân chủ, Tơ Hoài tham gia phong trào
Ái hữu thợ dệt, làm thư kí ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông. Rồi tham gia
phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943, gia nhập tổ Văn hoá cứu quốc đầu
tiên ở Việt Nam.
Năm 1945, Tơ Hồi tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội. Sau đó, tham
gia phong trào Nam tiến; rồi lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm Cứu

8


quốc Việt Bắc, chủ bút tạp chí Cứu quốc. Từ 1951 về công tác ở Hội văn nghệ
Việt Nam.
Sau ngày hồ bình lập lại, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất, 1957 ơng
được bầu làm tổng thư kí của Hội. Từ 1958 đến 1960 ông tiếp tục tham gia Ban
chấp hành, rồi Phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1966 đến 1996: Chủ
tịch Hội văn nghệ Hà Nội.
Tơ Hồi cịn tham gia nhiều cơng tác xã hội khác: đại biểu Quốc hội khố
VII, phó chủ tịch uỷ ban đồn kết Á – Phi, phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt -Ấn;
uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Xô …
1.2. Các giai đoạn sáng tác
1.2.1. Tơ Hồi trước cách mạng Tháng Tám
Tơ Hồi đến với nghề viết văn khá sớm. Mười bảy, mêi tám tuổi ơng đã có
một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (Tiếng reo, Đan áo …)

Những bài thơ non nớt về nghệ thuật như thế đã giúp ông hiểu mình và
ông đã sớm chuyển hướng. Từ giã vườn thơ, ông đến với cánh đồng văn xuôi,
từ chân trời lãng mạn, ông đến với chủ nghÜa hiện thực tỉnh táo tuy vẫn mang
chất trữ tình.
Vốn sinh ra trong một gia đình thủ cơng nghèo, lại sống trong mơi trường
Nghĩa Đô, những con người cần lao chất phát, những cảnh đời điêu đứng, cùng
quẫn. Một cách tự nhiên, Tô Hồi đã chuyển ngịi bút của mình sang mảng hiện
thực. Ngồi ra phải nói đến ảnh hưởng của phong trào mt trn dõn ch Đông
Dng v tip ú l tỏc động của tổ chức Hội văn hoá Cứu quốc đã khuyến
khích Tơ Hồi thêm quyết tâm đi vào chủ nghĩa hiện thực.
Nước lên – truyện ngắn đầu tiên ghi nhận sự chuyển biến của Tơ Hồi,
đăng trên Hà Nội tân văn. Ông miêu tả nhiều cảnh được chứng kiến trong
chuyến đi hộ đê ở Tứ Tổng: cảnh canh đê, các gia đình ven sơng Hồng điêu
đứng trong mùa nước.

9


Có thể kể những tác phẩm chính của Tơ Hồi in thnh sỏch trong giai
đoạn ny: tp truyn ngn O Chuột (1942), Nhà nghèo (1942); tiểu thuyết Dế
Mèn phiêu lưu kí (1941), Giăng thề (1942), Q người (1942), Xóm giếng ngày
xưa (1944), Cỏ dại (1944).
Nghiên cứu sáng tác của Tô Hồi giai đoạn này khơng thể khơng nhắc tới
Dế Mèn phiêu lưu kí, thiên đồng thoại xuất sắc viết cho thiếu nhi, truyện thế
giới loài vật. Cuốn tiểu thuyết đã khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí
văn học độc đáo của ông trong sinh hoạt văn học đương thời cũng như trong
lịch sử văn học lâu dài sau này.
Dế Mèn phiêu lưu kí thu hút đối tượng bạn đọc, có sức chiếm lĩnh rộng
lớn. Tuổi thơ bị lơi cuốn bởi cốt truyện kì thú lạ lùng, giàu tính kịch, pha trộn
cả hiện tthực và huyền thoại, bởi thế giới lồi vật bé nhỏ gần gũi: chµng Dế

Mèn hùng dũng, đường hoàng, đáng yêu; anh Dế Trũi cần cù, chung thuỷ; bác
Xiến tóc trầm lặng, chán đời; các chị Cào Cào ồn ào, dun dáng; cơ Nhà Trị
yếu đuối, đáng thương; võ sĩ Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn; Bác Cóc huênh
hoang, dở hơi; Ếch Cốm đại vương khệnh khạng, thông thái giả,… ngần ấy con
vật đông đúc, nhếch nhác mà sinh động, quen thuộc đấy mà sao vẫn làm ta ngỡ
ngàng. Mỗi con vật đem lại cho trẻ nhỏ những hứng thú độc đáo, bồi đắp cho
các cháu trí tưởng tượng phong phú, cách quan sát hóm hỉnh, vốn từ ngữ giàu
có và chính xác. Khơng những thế đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi cịn có thể nhận
thấy được ở đây một số bài học đạo đức đơn giản nhưng góp phần hình thành
nhân cách tốt đẹp cho các em. Còn đối với lớp người đọc lớn tuổi vẫn yêu tác
phẩm vì những giá trị trên nhưng mặt khác còn suy ngẫm về những vấn đề
thuộc quan niệm về nhân sinh sâu sắc.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tơ Hồi, nó thể hịên tập
trung nhất những mặt mạnh của một cây bút sở trường về miêu tả phong tục
của nông thôn Việt Nam thơng qua xã hội lồi vật. Sự ngỗ nghịch ăn năn thì đã

10


muộn rồi của Mèn gây nên tai hoạ cho chàng Dế Choắt, cảnh Mèn bị làm trò
cho trẻ con, cuộc phiêu lưu ba chìm bảy nổi của Mèn và Dế Trũi, cảnh tranh
hùng với võ sĩ Bọ ngựa… liên tiếp đem lại sự khối trá và cuốn hút người đọc.
Tơ Hồi có tài dựng cảnh. Ơng thường có thói quen chấm phá các cảnh vật
bằng những chi tiết chọn lọc, rồi vẩy hồn mình vào đấy, khiến cho cảnh vật
hiện lên lung linh sâu sắc.
Tác phẩm còn chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế mà kỹ lưỡng của Tơ
Hồi. Phải có con mắt tinh tường như vậy mới có thể dựng dậy hình ảnh con
vật một cách sắc nét như thế.
Tơ Hồi là một nhà văn viết cho thiếu nhi với tất cả trách nhiệm, với niềm
say mê và tõm huyt ca mỡnh. Mảng đề tài ny ó gúp phần chứng minh cho

phong cách đa dạng và ngòi bút tài hoa của ơng.
Sáng tác của Tơ Hồi trước cách mạng bên cạnh mảng đề tài viết cho
thiếu nhi rất thành cơng, cịn phải kể đến mảng viết về mình-hồi ức mà tiêu
biểu là cỏ dại (1944).
Hồi ức Cỏ dại mang đậm chất tự truyện, biểu hiện khả năng ghi nhận sự
sống và bản lĩnh nghề nghiệp của Tơ Hồi. Cỏ dại là một áng văn hay và cảm
động làm chúng ta ngạc nhiên vì tác giả có thể viết hay đến thế về mình, để qua
mình mà hiểu đời, hiểu người, hơn thế, hiểu cả một thời.
Viết hồi ức ở độ tuổi hai mươi nhưng tuổi thơ với những rung động cực
điểm của nó đã lơi cuốn ngêi đọc một cách hồn nhiên và dung dị, làm nên sức
hấp dẫn tuyệt vời của tác phẩm.
Bên cạnh hai mảng đề tài trên, trước cách mạng Tơ Hồi cịn dành nhiều
trang văn viết về quê hương như: Nhà nghèo (1942), Quê người (1942), Xóm
giếng ngày xưa (1944). Những trang viết này phần nào làm rõ nét đặc s¾c của
ngịi bút Tơ Hoài trước cách mạng tháng Tám: một tâm hồn gắn bó với q
nghèo, hiền hồ, bình lặng, với những người áo nâu, chân lấm. Ơng biết tìm cái

11


đẹp, cái giản dị trong khung cảnh đơn sơ rất đỗi Việt Nam, trong những con
người chất phác, nghĩa tình và thông cảm với niềm vui, nỗi đau thường trực của
họ.
1.2.2. Tơ Hồi sau cách mạng tháng Tám
Đối với Tơ Hoài, cách mạng Tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến
trong tư tưởng và sáng tác. So với nhiều nhà văn hiện thực khác, Tơ Hồi
khơng dừng lại q lâu ở tâm trạng phân vân. Nếu Nguyễn Công Hoan, Ngô
Tất Tố, Nguyên Hồng và nhiÒu người khác nữa, chuyển sang cách mạng, bước
vào kháng chiến tồn quốc, cịn tỏ ra lúng túng, chưa viết được hoặc viết không
hay lắm về cuộc sống mới, thì Tơ Hồi có thể viết được tương đối thành cơng

một số truyện, ký ng¾n góp phần vào bước chuyển chung của văn xuôi sau cách
mạng.
Những năm kháng chiến chống Pháp, cùng với Nam Cao, Tơ Hồi đi vào
đời sống các dân tộc ở Việt Bắc, tìm hiểu, miêu tả cuộc sống của họ. Và sự đổi
mới trong sáng tác của ông trứơc hết là đổi mới cả về đề tài và chủ đề. Với vốn
liếng cũ nhưng nhận thức mới cùng với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, Tơ Hồi đã từ
cuộc sống quẩn quanh, chật hẹp của một vùng dân nghèo thợ thủ công , mà
chuyển sang cảnh sống rộng lớn tưng bừng của nhiều lớp người ở nhiều địa
phương, hào hứng đi theo cách mạng và tham gia kháng chiến, trong đó nổi bật
là cuộc sống với những sự đổi thay, cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu
sè.Tập truyện Núi cứu quốc (1948) bước đầu chứng tỏ những kết quả của Tơ
Hồi. Một sáng tác khác cũng đáng chú ý của Tô Hồi vào thời kỳ đầu là
Ngược Sơng Thao (1949) viết về chiến dịch mùa hè của quân dân Tây Bắc.
Năm 1950, tác giả viết phóng sự Đại đội Thăng Bình ca ngợi tinh thần vượt
khó khăn và dũng cảm chiến đấu của một đại đội độc lập hoạt động ở vùng địch
hậu với nhiệm vụ gây dùng phong trào du kích, quấy rối địch, giam chân địch
lại một chỗ. Năm 1951, sau chiến dịch giải phóng Biên Giới, tập truyện Xuống

12


làng được xuất bản. Cũng trong năm 1951, để phục vụ kịp thời chính sách thuế
nơng nghiệp, Tơ Hồi viết truyện ngắn Chính phủ tạm vay.
Cuối năm 1953, Truyện Tây Bắc ra đời đánh dấu bước phát triển mới của
Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. Tập truyện gồm ba truyện ngắn:
Cứu đất cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A phủ. Tập truyện nhằm phản ánh
cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân các dân tộc miền núi chống chế độ áp bức
của phong kiến, thùc dân, đồng thời ca ngợi cách mạng đã giải phóng cho nhân
dân Tây Bắc thoát khỏi cuộc đời tối tăm, ca ngợi những con người miền núi,
nhất là lớp thanh niên đã vùng dậy làm chủ cuộc sống của mình, ca ngợi tinh

thần đồn kết giữa các dân tộc.
Q trình viết của Tơ Hồi trong cách mạng tháng Tám vµ trong kháng
chiến chống Pháp thể hiện khá rõ sự phấn đấu của nhà văn theo yêu cầu cách
mạng. Tuy vậy con đường viết văn của ông không tránh khỏi những vấp váp,
quanh co. Những chuyển biến mới của đời sống sau này khi hịa bình lập lại,
nhất là khi miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, có làm cho nhà
văn bỡ ngỡ. Tiểu thuyết Mười năm (1958) phần nào cho thấy những hạn chế
của Tô Hồi giai đoạn này. Trong Mười năm có nhiều đoạn miêu tả sự việc một
cách tự nhiên chủ nghĩa. Cảnh nạn đói năm 1945 hiện ra rất thê thảm nhưng
cũng có gì ghê rợn. Người ta chưa thấy tác giả qua việc miêu tả nạn đói mà gây
được căm thù đối với phong kiến thực dân.
Đến 1967, chúng ta mới lại được đọc một tiểu thuyết mới của Tơ Hồi:
Miền Tây. Tác phẩm miêu tả những thay đổi lớn lao về mọi mặt của người dân
Tây Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở đây, ta được thấy cả
một nguồn ánh sáng trước đây mới le lói trong Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ.
Nhưng cuộc sống vẫn cịn khó khăn và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp
diễn. Cũng như Truyện Tây Bắc, trong Miền Tây, Tơ Hồi vẫn sắc sảo trong
những trang miêu tả cảnh tối tăm của người dân miền núi trước cách mạng. Bà

13


Giàng Súa khổ vì chồng chết trong khi đi phu cho quan. Bà cịn khổ vì dân làng
mê muội , tin lời quan cho là chồng bà phải ma chài nªn xa lánh bà đến nỗi mẹ
con bà phải sống cơ độc , chui rúc trong rừng sâu. Bà cịn khổ vì đứa con đầu
lịng là Thào Nhìa bị bắt đi phu. Cách mạng thành công, bà sung sướng được
trở về sống trong tình thương và sự đùm bọc của bà con. Bà tự hào vì sự trưởng
thành của hai con bà là Thào Khay và Thào Mị. Nhưng vẫn cịn một nỗi buồn
canh cánh vì một đứa con là Thào Nhìa đi nhầm đường.
Cuốn sách cho thấy ánh sáng cách mạng chan hòa trên khắp mọi nẻo của

vùng cao. Nhưng trong bước đầu xây dựng một cuộc sống mới vẫn cịn nhiều
khó khăn do đời sống kinh tế thấp kém và do sự phá phách của bọn phản động.
Nhìn chung Miền Tây cho ta thấy bức tranh rộng lớn của miền núi trong buổi
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tơ Hồi đã thành cơng khi miêu tả vẻ đẹp của
cách mạng và những đổi thay giữa hai chế độ. Ơng cũng đã nêu lên được
những mặt khó khăn phức tạp trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền núi. Tuy vậy, phần miêu tả khí thế tưng bừng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền núi và hình ảnh con người mới xã hội chủ nghĩa vẫn
chưa thật rõ nét hẳn trong bức tranh chung của Miền Tây.
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ ( 1971) tiếp tục phương hướng cố gắng của Tơ
Hồi trong yêu cầu xây dựng những hình ảnh con người cách mạng miền núi
với vẻ đẹp toàn diện. Trong tiểu thuyết này, Tơ Hồi đã cố gắng dựng lên hình
ảnh người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho lứa tuổi trẻ miền núi quyết tâm gác
bỏ hạnh phúc gia đình, quyết vượt mọi khó khăn, gian khổ để theo lý tưởng.
Nếu như trong Núi cứu quốc”, Truyện Tây Bắc, Miền Tây đã có hình ảnh
những cán bộ miền núi từ bóng tối thoát ra và trưởng thành dưới sự lãnh đạo
của Đảng thì trong Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ tác giả đã hướng về lớp người tiên
phong, đi trước vạch đường chỉ lối cho dân. Với họ, cách mạng đã gieo mầm,
và với họ, miền núi đã trở thành cái nôi của cách mạng. Tuy vậy, Tuæi trẻ

14


Hoàng Văn Thụ vẫn chưa phải đã gây được một ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc.
Nhân vật chính ở đây chưa được thể hiện đậm nét do chưa được soi chiếu trên
nhiều góc độ. Khơng khí các mạng, bối cảnh cách mạng của Lạng Sơn- Cao
Bằng, căn cứ địa nói riêng và của miền núi nói chung, nơi địa đầu đất nước, nơi
in dấu chân bao chiến sĩ cộng sản, cũng chưa thật nổi rõ, làm thành một cái nền
cho nhân vật chính hoạt động. Những mảng sáng trong đời sống dân tộc vùng
cao, trong ý thức của con người vùng cao chưa được khơi sâu khiến cho chủ đề

cách mạng chưa trở thành một nét quán xuyến làm tơn nhân vật chính lên.
Người đọc qua Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ chưa phải đã dễ dàng cắt nghĩa ®ược
chân dung, tính cách Hồng Văn Thụ, một cán bộ ưu tú của Đảng trên lĩnh vực
tinh thần, tình cảm và cả về phưong diện trí tuệ cách mạng nữa.
Có thể nói, sau cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi đặc biệt thành công khi
khai thác mảng đề tài về miền núi. Tác giả đã nỗ lực không ngừng đi sâu khám
phá, ghi lại sinh động bằng hình thức nghệ thuật những chặng đường phát triển
của các dân tộc vùng cao từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
Bên cạnh chủ đề miền núi được Tơ Hồi khai thác đặc biệt thành cơng thì
tác giả cũng ln cố gắng bồi đắp sáng tạo về chủ đề làng q. Đã từ lâu Tơ
Hồi có ý định xây dựng một bộ tiểu thuyết liên hoàn về quê hương. Viết xong
Q người ( 1942), Tơ Hồi vẫn tiếp tục ấp ủ nh÷ng suy nghĩ về q hương.
Vẫn khơng gian ấy, vẫn mảnh đất của một làng ven thành với nghề dệt cửi
nhưng ơng muốn tìm hiểu, miêu tả nó theo dòng thời gian. Trở ngược lại với
những năm tháng qua khi quê hương như một thành luỹ nhỏ bắt đầu chống trả
với những thế lực ngoại xâm cũng như theo cho hết dòng thời gian của Quê
người, để ghi lại những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời cũ. Khi Q người
được in ra, Tơ Hồi đã giới thiệu trên trang bìa tác phẩm Quê nhà (mà hơn ba
mươi năm sau ông mới viết). Quê nhà (1980) miêu tả về thời kỳ lịch sử khi

15


quân Pháp đặt chân đến mảnh đất Hà thành và gặp phải sự chống trả quyết liệt
của nhân dân Việt Nam. Tác giả không đi vào mô tả những trận đánh tiêu biểu
thời kỳ này của qn lính triều đình, tình trạng Hà thành thất thủ và tấm gương
nghĩa liệt của Hồng Diệu và những người anh hùng khác. Tơ Hoài muốn đi
vào miêu tả mảng chiến tranh nhân dân, những cuộc chiến đấu có tổ chức và tự
giác của những làng ven thành chống lại những thế lực xâm lược. Điều đáng

quý là tác phẩm đã tạo được không khí của làng quê tham gia vào cuộc chiến
đấu với những hình thức linh hoạt của nhân dân. Quê nhà chứng minh sự tiếp
nối truyền thống yêu nước từ đời cha ông cho đến thời kỳ hiện đại. Những
chuyện trong Quê nhà ở vào một thời kỳ lịch sử chưa xa, nhưng rõ ràng tác giả
cũng không phải là người đồng thời. Thế nhưng ông đã cố gắng khắc phục và
đem lại cho tác phẩm cảm hứng lịch sử đúng đắn và khơng khí xã hội chân
thực.
Bộ ba tiểu thuyết Quê người (1942), Mười năm ( 1958), Quê nhà (1980)
tuy không được viết ra theo một trật tự gần gũi nhưng có một đường dây nhất
qn về khơng gian và tiến trình lịch sử. Đây là phần đóng góp đáng q của
Tơ Hồi về hình ảnh làng q Việt Nam trong thế kỷ gần đây.
Có thể thấy, Tơ Hồi khơng chỉ là nhà văn có sự trải nghiệm hiện thực
cuộc sống mà từ cuộc sống ấy ông luôn biết chắt lọc, khắc họa trên trang viết
một cách tinh tế sắc sảo. Tác phẩm của ông mang dấu ấn đậm nhất phong cách
Tơ Hồi- từ văn phong đến con người th©m hậu mà dung dị, thì thầm mà khơng
đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng khơng hề kề cà vơ vÞ, một chút “ u
mặc” với cái giọng khơi khơi mà nói…Và vì thế, đúng như nhà văn nói, sức
hấp dẫn chủ yếu là sự chân thật. Sức hấp dẫn ấy đã một lần nữa được khẳng
định khi nhà văn cho ra cuốn hồi kí Cát bụi chân ai (1992) lúc tác giả đã ngoại
thất tuần.

16


Tiếp theo mảng viết đặc sắc về chân dung và hồi ức của Tơ Hồi, sau Cát
bụi chân ai (1992) thì bảy năm sau tác giả lại cho ra cuốn tiểu thuyết Chiều
chiều (1999). Hai cuốn sách gần như là sự tiếp tục và xen cài nhau trên từng
mảng hồi ức và kỷ niệm của nhà văn; tức là những kỷ niệm gắn với nghề
nghiệp, gắn với đồng nghiệp, gắn với bối cảnh không gian, thời gian được mở
ra khá rộng theo hoạt động và cơng việc của Tơ Hồi.

Đọc Cát bụi chân ai, rồi đọc Chiều chiều người đọc ln ln được cuốn
hút bởi những gì mới mẻ, khơng trùng lặp, không nhạt mờ, không kém sút
trong cái kho kỷ niệm của nhà văn. Chẳng lên giọng, cũng chẳng cần phải ra bộ
khiêm nhường, Tơ Hồi cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải. Trên
cái kho ít thấy dấu hiệu vơi cạn đó, Tơ Hồi cứ nhẩn nha dắt bạn đọc cùng đi
với mình, đến với những gì lạ mà quen hoặc quen mà lạ. Và chính với khả năng
hốn đổi vị thế ấy mà làm nên sức hút của văn hồi ức Tơ Hồi. Nói như Phong
Lê: “ Tơi đọc Cát bụi chân ai rồi đọc Chiều chiều với hứng thú không giảm,
nếu không nói là cịn tăng. Ấy cũng là sự lạ trong cái chu trình nói chung của
nghiệp văn. Chẳng phải là cá biệt việc những tập hai, tập ba sút hẳn đi trong
sức viết khiến cho những bộ sách nhiều tập vào bất cứ thời gian nào ở ta, cũng
đều gây hồ nghi. Cịn với Tơ Hồi đọc xong Chiều chiều, tơi vẫn cảm thấy ơng
cịn trường vốn để viết. Cịn bao khoảng sống mà ông chưa viết, hoặc chưa viết
kỹ có dễ sau Chiều chiều vẫn cịn những Chiều muộn, Chiều tối…” [12,4 ].
Quả đúng như Phong Lê trong “ Tơ Hồi, sáu mươi năm viết” đã đánh giá
chính những gì mà Tơ Hồi đã trải nghiệm, nhà văn khơng những tri nhận một
cách đầy đủ và sâu sắc mà cịn bằng tài năng, tâm huyết của mình đã biết cách
trải lịng mình để cho độc giả cùng cảm nhận, đánh giá những điều mà ông
thấy. Và những giá trị mà ông tạo nên không chỉ dừng lại lúc tuổi đời cịn sung
sức mà nó càng được khẳng định, tinh lọc khi Tơ Hồi đã được lên “ lão”. Sở dĩ
chúng ta cần phải khẳng định sự sung sức trong bút lực của Tơ Hồi vì những

17


cái mà ông làm được là không thể phủ nhận. Điều đó được bạn đọc và giới
nghiên cứu rất khâm phục khi “lão Tơ Hồi” đã gần bước sang tuổi “cửu thập”
vẫn cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầy giá trị Ba người khác (2006). Cuốn tiểu
thuyết ra đời đã một lần nữa kiểm chứng một cách vững tr·i tâm huyết và tài
năng của cây đại thụ trong nền văn xi Việt Nam hiện đại - Tơ Hồi.

Nhìn lại một cách khái qt về q trình sáng tác của Tơ Hồi, chúng ta
đều nhận thấy được ơng là nhà văn có sức phấn đấu dẻo dai, bền bỉ để bám
chắc vào cuộc sống và tự nâng mình lên khơng ngừng. Với những gì mà ơng đã
làm và đạt được, chúng ta đều thấy rằng hiếm có ai trong các nhà văn hiện đại
có thể sánh được với cây bút này.
1.3. Vị trí của tiểu thuyết Ba người khác trong văn nghiệp Tơ Hồi.
Tơ Hồi- cây đại thụ trong khu rừng văn học Việt Nam hiện đại, nói cho
đúng hơn thì thế giới nghệ thuật của ông cũng là cả một cánh rừng với bao
nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại. Nói đến Tơ Hồi, người
đọc nhớ ngay đến Tơ Hồi của những sáng tác về Hà Nội, Tơ Hồi với miền
núi Tây Bắc, Tơ Hồi của Dế Mèn phiêu lưu ký và những sáng tác cho thiếu
nhi, Tơ Hồi của hồi ký tự truyện… Ở phương diện nào, Tơ Hồi cũng tạo lập
được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhoè lẫn. Trong cái thế
giới nghệ thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại, khơng thể khơng nói đến
tiểu thuyết, bên cạnh truyện ngắn, hồi ký, bút ký, chân dung văn hoc.
Nếu tính về số lượng thì trong hơn 175 đầu sách của Tơ Hồi, tiểu thuyết
và truyện dài chỉ chiếm khoảng 15cuốn, hành trình viết tiểu thuyết của Tơ Hồi
cũng dài trên suốt gần 70 năm viết của ông cho đến nay, kể từ khi tiểu thuyết
đầu tay Quê người(1942) cho đến cuốn gần đây nhất Ba người khác (2006).
Với thể loại tiểu thuyết, nhà văn Tơ Hồi từng được nhận những vinh quang và
cả những cay đắng của người cầm bút. Quê người được Vũ ngọc Phan đánh giá
cao trong bộ sách Nhà văn hiện đại, tiểu thuyêt Miền Tây (1967) đem đến cho

18


Tơ Hồi giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn Á- Phi, nhưng Mười năm lại
từng bị chỉ trích gay gắt của một số cây bút phê bình và giới lãnh đạo văn nghệ
đương thời, còn một số tiểu thuyết được tác giả viết với nhiều tâm huyết, công
phu và vốn sống thì lại gặp sự thờ ơ của dư luận.

Tơ Hồi đến với tiểu thuyết khá sớm, ngay từ chặng đầu sáng tác: Quê
Người in năm 1942, cùng lúc với các tập truyện ngắn O chuột, Nhà nghèo,
Giăng thề”…cũng đều khai thác đề tài về cuộc sống và con người ở vùng quê
ven thành của tác giả. Có thể nhận ra một đặc điểm này trong hành trình viết
của Tơ Hồi, với cùng một đề tài ơng thường bắt đầu bằng những truyện ngắn,
ký rồi mới tích tụ trong các tiểu thuyết.
Nếu các truyện ngắn là những mảnh nhỏ của cảnh đời, những ký họa chân
dung con người thì truyện dài và tiểu thuyết là cả một dịng sơng cuộc đời trôi
chảy của bao nhiêu sự viêc, câu chuyện, đời người.
Nhìn đề tài, tiểu thuyết Tơ Hồi có ba mảng lớn: về Hà Nội ( chủ yếu vùng
quê ven thành), về miền núi ( Tây Bắc, Việt Bắc), về thời huyền sử xa xưa của
đất nước (khai thác các truyền thuyết, cổ tích). Ngồi ra cịn có một vài cuốn
thuộc những mảng đề tài khác ( Một mình kể chuyện, Ba người khác). Tơ Hồi
là nhà văn của Hà Nội, không chỉ ở tập ký đặc sắc Chuyện cũ Hà Nội và những
tập truyện ngắn Nhà nghèo, Giăng thề, Người ven thành…, mà còn phần quan
trọng là ở tiểu thuyết, trong đó có bộ ba tác phẩm về vùng ven thành quê ngoại
nhà văn: Quê người (1942), Mười năm ( 1958), Quê nhà ( 1980). Nếu xếp theo
thời gian lịch sử được miêu tả, thì trình tự sẽ là: Quê nhà - Quê người - Mười
năm.
Quê người là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng đã bộc lộ rõ cái “ tạng” riêng
của tác giả, những đặc điểm của cây bút văn xi Tơ Hồi. Khơng có những
biến cố lớn lao, xung đột xã hội gay gắt, cả truyện chỉ là những cảnh sống diễn
ra thường ngày ở một vùng q ven thành có nghề thủ cơng., có chuyện làm ăn,

19


đám cưới, đám giỗ, cảnh hội hè, đình đám, có đủ cả buồn vui, yêu đương, sum
họp, chia lìa. Trên cái nền của cuộc sống đời thường ấy là câu chuyện của mấy
gia đình và hai đơi nam nữ: Hời – Ngây, Thoại – Bướm. Nhưng qua những bức

tranh sinh hoạt phong tục ấy, vẫn hiện lên rõ sự sa sút tiêu điều của một vùng
quê vào thời kỳ kinh tế khủng hoảng và cùng với đó là những kiếp sống quẩn
quanh, buồn bã, bị dồn đẩy tới đói nghèo, ly tán, tha hương. Mười năm được
Tơ Hồi viết khơng chỉ b»ng những hiểu biết mà bằng cả những trải nghiệm,
những háo hức, say mê bồng bột của một thời tuổi trẻ tác giả đến với phong
trào cách mạng từ thời kỳ Mặt trận dân chủ đến cách mạng tháng Tám. Trong
những nhân vật Lê, Lạc, Ba, Trung – những thanh niên Làng Hạ được giác ngộ,
tham gia phong trào cách mạng với những nhận thức ban đầu còn khá ®ơn giản,
có một phần bóng dáng của chính tác giả. Khi cuốn tiểu thuyết này mới ra mắt
bạn đọc 1958 - 1959, tác giả đã phải chịu khơng ít những lời phê bình chỉ trích
khá gay gắt từ một số nhà phê bình, về những cái gọi là “ tự nhiên chủ nghĩa”,
tầm thường hoá những người cách mạng , sa vào quan niệm “ con người trung
bình” vv… Đến thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Mười năm đã dần được nhìn nhận
lại, để đánh giá đúng giá trị và cả những hạn chế của tác phẩm. Mười năm là
một tiểu thuyết đạt được nhiều công cả ở phương diện tái hiện bức tranh xã hội
và cả ở một số hình tượng nhân vật rõ nét, có sức sống. Q nhà trở lại với một
giai đoạn lịch sử đầy biến động trên đất nước ta, cũng như với Hà Nội: Khi
quân viễn chinh Pháp tiến đánh và xâm lược Hà Nội, chúng cố mở rộng phạm
vi chiếm đóng ra các vùng xung quanh nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết
liệt và bền bỉ của dân chúng, tập hợp trong các đội nghĩa binh hoạt động trên
một vùng rộng lớn từ chân núi Ba Vì đến các làng ven thành Hà Nội. Trên cái
nền cảnh bi tráng của một giai đoạn lịch sử, tác giả tập trung làm nổi bật hình
ảnh của những nghĩa qn u nước, giàu khí phách và mưu trí.

20


Miền núi, nhất là Tây Bắc, đã trở thành một đề tài gắn bó lâu dài và nặng
tình, nặng nghĩa với Tơ Hồi sau nhiều tập truyện ngắn, bút ký rất thành cơng
về miền núi.

Năm 1967, Tơ Hồi mới cho in tiểu thuyết Miền Tây. Cùng với vốn hiểu
biết kỹ càng và nhiều mặt về các dân tộc ở Tây Bắc, tác giả đã khai thác nhiều
tư liệu lịch sử, chính trị, quân sự, với ý đồ dựng lại sự vận động của lịch sử qua
những biến đổi của cuộc sống, con người ở vùng Phìn Sa.Cuốn tiểu thuyết trình
bày những bức tranh đối lập của hai thời kỳ xưa và nay trong cuộc sống và số
phận những con người miền núi ở một vùng xa xôi. Họ Giàng ở Phìn Sa như là
sự tiếp nối và mở rộng chủ đề của của Miền Tây qua câu chuyện về lịch sử một
dòng họ ở vùng đất Êy. Tiểu thuyết Nhớ Mai Châu(1988) đưa người đọc trở về
thời kỳ đầu cách mạng và kháng chiến hết sức căng thẳng, rối ren, phức tạp ở
trung tâm xứ sở của người Mường.
Trong các truyện dài và tiểu thuyết của Tơ Hồi cịn phải kể đến bộ ba
truyện viết về thời kỳ dựng nước từ xa xưa của dân tộc: Đảo hoang, Chuyện nỏ
thần, Nhà Chử. Những tác phẩm này khai thác các truyền thuyết, truyện cổ tích
rất tiêu biểu và quen thuộc nhưng đã được tác giả bổ sung và phát triển bằng
những hiểu biết hết sức phong tục, văn hoá cổ xưa và bằng trí tưởng tượng,
sáng tạo dồi dào.
Tiểu thuyết Tơ Hồi là hình ảnh của dịng đời tự nhiên, chảy trơi miên
viễn.Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tơ Hồi thật dung dị tự nhiên như nó
vốn thế : có mọi thứ của sinh hoạt đời thường vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm
thường, có đời sống xã hội vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt
phong tục. Cảm quan hiện thực đời thường và ngòi bút nghiêng về phong tục là
đặc điểm riêng biệt của Tơ Hồi, khơng chỉ trong tiểu thuyết. Tơ Hoài vẫn được
coi là nhà văn của những “ chuyện thường, người thường, đời thêng”. Nhưng
cũng khơng vì thế mà lại không thấy ở tác phẩm cuả ông, nhất là tiểu thuyết, sự

21


phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử theo một cách riêng, xã hội và lịch sử
được nhìn nhận được tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống sinh

hoạt thế sự, gắn kết tự nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn,
những buồn vui, đổi thay của số phận con người. Sự đan dệt một cách tự nhiên
giữa những hoạt động cách mạng với những chuyện làm ăn,mưu sinh, yêu
đương, mọi tập tục quen thuộc trong đời sống một làng quê, đó chính là cái
nhìn riêng của Tơ Hồi trong tiểu thuyết Mười năm, làm hiện lên bức tranh đời
sống nhiều mặt đa dạng, tự nhiên và rất thực. Nhưng ở Miền Tây, việc thể hiện
những biến chuyển của xã hội, lịch sử và những đổi thay trong số phận con
người khá đơn giản, một chiều. Nhãn quan phong tục
Ở mỗi giai đoạn lịch sử thì văn học và hiện thực ln có mối quan hệ gắn
bó, khăng khít. Nhưng cũng theo sự biến đổi của lịch sử mà mức độ nhìn nhận
hiện thực sẽ có những điểm khác nhau.Sự đổi mới quan hệ nhà văn với hịên
thực từ sau 1975 có lẽ bắt đầu với nhu cầu được “nói thật”. Đây là một tâm lý
xã hội điển hình, một nhu cầu khẩn thiết về chân lý được công cuộc “cải tổ”,
“đổi mới” của Đảng thổi bùng lên. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng tại Đại hội VI của Đảng nói rõ: “thái độ của Đảng ta trong việc
đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật”. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị cổ vũ văn nghệ sĩ : “Tiếng nói của văn
nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm,
trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật, của tinh thần nhân đạo
cộng sản chủ nghĩa phản ánh được nguyện vọng sâu xa của quần chúng và
quyết tâm của Đảng trong công cuộc đổi mới đến thắng lợi”. Là “bộ phận đặc
biệt nhạy cảm của văn hoá”, văn học sớm ý thức về đổi mới.
Từ “phản ánh hiện thực” đến “nghiền ngẫm hiện thực”, vai trò chủ thể của
nhà văn tăng lên. Nhà văn đóng vai trị chủ động đối với việc lựa chọn hiện
thực, thoát ra khỏi ràng buộc của chủ nghĩa đề tài, chủ động về tư tưởng. Kinh

22


nghiệm của nhà văn trở nên quan trọng. Đây là dấu hiệu cơ bản của dân chủ

hoá văn học.Với quan niệm mới về hiện thực, nhà văn sẽ khơng cịn bị gị bó
“bút pháp tả thực” theo một ngun tắc duy nhất. Từ chủ trương “ cởi trói” cho
văn nghệ của Đảng ,sau đổi mới các nhà văn đã đi vào hiện thực bằng nhiều
cách, con đường khác nhau. Có người thơng qua sự tëng tượng, có người bằng
chính sự trải nghiệm của bản thân cùng với tài năng nghệ sĩ đã làm nên những
tác phẩm văn chương đầy màu sắc hiện thực nhưng tính nghệ thuật cũng rất
cao.
Tơ Hồi l mt nh vn ti nng đợc rốn gia qua tuổi đời và tuổi nghề nên
ngòi bút đi vào hiện thực cũng rất điêu luyện, tinh xảo. Tác phẩm của Tơ Hồi
khơng chỉ thể hiện một bức tranh hiện thực xã hội mà còn là một bức tranh
nghệ thuật được vẽ lên bằng ngòi bút nghệ sỹ tên tuổi trong nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Tiểu thuyết Ba người khác của ông là một trong những tác phẩm ra đời khá
muộn nhưng trong đó vÉn thể hiện rất nổi bật chất hiện thực, đặc biệt là đặc sắc
nghệ thuật trong ngịi bút văn xi sau 1975 của Tơ Hồi.
1.4.1 Điểm nhìn nghệ thuật
Văn xi thời kỳ đổi mới đã đem lại nhiều tìm tịi, biến đổi trong
nghệ thuật trần thuật. Từ bỏ sự áp đặt một quan niệm được cho là đúng đắn
nhất đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết có thể đưa ra nhiều
quan điểm, chính kiến khác nhau. Để làm được điều đó, cách tốt nhất là có sự
chuyển dịch thay đổi điểm nhìn. Từ điểm nhìn chung, đại diện cho cộng đồng
sang cái nhìn nhân vật, cá thể để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm , thái
độ của mình và để cho các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì điểm nhìn : “là vị trí mà từ đó
người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vËn động trong tác phẩm. Khơng thĨ có
nghệ thuật nếu khơng có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc

23



điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ
thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn về
cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn”
[8,113].
Khác với văn học thời kỳ 45-75 thường có một điểm nhìn duy nhất, văn
học sau 75 có sự phối hợp nhiều điểm nhìn. Điều này có nghĩa là chức năng của
nhà văn đã bị giải thiêng, nhà văn từ chỗ là người toàn tri, biết hết, biết tuốt trở
thành một người bình thường với những hiểu biết hạn chế về thế giới xung
quanh. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trong tác phẩm cũng đồng nghĩa với quá
trình tác phẩm chuyển từ đơn thanh sang đa thanh, hiện thực từ chỗ mang tính
chủ quan chuyển sang lãnh địa của khách quan thậm chí phong phú và đa dạng
hơn trước.
Ba người khác cuả Tơ Hồi, bên cạnh sự bng lỏng cấu trúc, phá vỡ cốt
truyện truyền thống bằng sự xáo trộn, lồng ghép, sử dụng kỹ thuật dòng ý thức,
tác giả còn tạo nên sự độc đáo trong việc đan xen nhiều điểm nhìn khác
nhau.Bên cạnh điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện xưng “ tơi” đóng vai
trị chủ đạo, trong tác phẩm cịn có sự phối ghép điểm nhìn cuả Bối, Đình,
Huỳnh Cự ….Từ những góc nhìn khác nhau, hiện thực cải cách ruộng đất được
soi räi từ nhiều phía, chân thực và trọn vẹn hơn. Với việc tăng cường điểm
nhìn, tác giả đã phá vỡ thể đơn thanh, gia tăng tính đối thoại.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo,hư cấu của nhà văn.Mọi sự việc, diễn
biến xảy ra trong tác phẩm suy cho cùng đều nằm trong ý đồ nghệ thuật của tác
giả.Tuy nhiên, với việc trao điểm nhìn của tác giả cho nhân vật thì Ba người
khác dưới sự tiếp nhận của bạn đọc khơng cịn là tiếng nói ca riờng nh vn
Tụ Hoi m mi nhõn vt đợc tác giả xây dựng lên chính là một cách nhìn, cách
cảm nhận về hiện thực cải cách ruộng đất diễn ra trong một giai đoạn của lịch
sử xã hội Việt Nam.

24



Đọc Ba người khác người đọc không nhận thấy một cách áp đặt nào của Tơ
Hồi đối với các vấn đề, sù việc diễn ra trong tác phẩm mà thông qua điểm
nhìn của từng nhân vật, người tiếp nhËn từng bước đi vào khám phá những vỉa
ngầm nội dung từ chính lời nói, hành động và cách nghĩ của từng nhân vật.
Cuốn tiểu thuyết dày 250 trang này có thể hiểu như tự truyện của nhà văn
Tơ Hồi. Bởi lẽ,với việc chuyển điểm nhìn từ tác giả sang nhân vật, đặc biệt là
việc khắc hoạ hình tượng nhân vật “tơi” - một người trong cuộc ,trực tiếp
chứng kiến và trải qua cải cách ruộng đất kể về mình và hai người khác là :
Huỳnh cự và Đình thì các sự việc diễn ra rất sống động, rõ nét. Tơ Hồi đã
chọn cách viết từ lời kể của một tên “tội phạm”, khác với những tác giả trước
đây viết về thực trạng cải cách với tư thế là nạn nhân, pháp quan ,thầy đời vv…
Dưới cái nhìn của nhân vật “tơi” thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã “lưu
manh” theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp
quanh mình các “rễ,chuỗi” u tối, tồn đui, q, mẻ, sứt, nếu khơng cũng khùng
khùng, điên điên…
Cả ba ơng đội tuy cùng trình độ văn hố thấp, vÉn đầy đủ khơn ranh để biết
việc nµo đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vơ trách nhiệm,
tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thoả mãn dục vọng thấp hèn, biết sai,
xấu, vẫn làm; biết dối trá, tội ác, vẫn “vô tư” lăn xả…gây bao bi thương, tang
tóc cho làng xóm.
Trong Ba người khác chuyện tình dục, tội lỗi được kể bằng thứ ngơn ngữ
chính xác, khối cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh
hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Ba anh ®éi:
Huỳnh Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần
cố nông “rễ chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc
hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong
sân; làm tình cơ Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cơ Dun bên ơng bố

25



×