ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………
TRẦN THỊ THÁI
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG QUÁ TRèNH ĐỔI MỚI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội- 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……….……………….
TRẦN THỊ THÁI
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG QUÁ TRèNH ĐỔI MỚI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hưng
Hà Nội- 2009
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................. 3
2. Giới hạn đề tài. .................................................................................. 4
3. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 9
5. Kết cấu luận văn. .............................................................................. 9
Chương 1
NGUYỄN MINH CHÂU- NHÀ VĂN CHIẾN SĨ -NGƯỜI MỞ
ĐƯỜNG CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN HỌC MỚI ...................... 10
1. Nguyễn Minh Châu- cây bút của mọi miền hậu phương- tiền
tuyến ..................................................................................................... 10
2. Đổi mới- khát vọng riêng của nhà văn và những yêu cầu chung
của văn học và thời đại ....................................................................... 14
2.1. Đổi mới là một yêu cầu tất yếu của Văn học Việt Nam sau năm 1975............ 14
2.2. Khát vọng tự đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu............. 18
Chương 2
NHỮNG ĐỘT PHÁ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT ........ 22
1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người. .............................. 22
1.1. Khám phá bản chất bên trong của con người ............................. 25
1.1.1. Sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân cách của con người. 25
1.1.2. Khả năng tự nhận thức của con người. ...................................... 31
1.2. Tiếp cận con người đời thường .................................................... 36
1.2.1. Con người đời tư thế sự. ............................................................. 36
1.2.2. Con người cơ đơn tìm đến với thế giới tâm linh. ........................ 42
1.3. Con người dị biệt khác thường. ................................................... 46
1
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
2. Hệ thống đề tài. ............................................................................... 51
2.1. Chiến tranh cách mạng ................................................................ 51
2.1.1. Đôi nét về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 viết về đề tài chiến
tranh cách mạng. ................................................................................. 51
2.1.2. Một cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực chiến tranh của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. .............................................................................. 55
2.1. Người nông dân. ........................................................................... 64
Chương 3
NHỮNG ĐÓNG GÓP CÁCH TÂN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI TỰ SỰ ................................. 71
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 71
1.1 Miêu tả tâm lý nhân vật. ................................................................ 71
1.1.1 Độc thoại nội tâm. ....................................................................... 72
1.1.2 Thủ pháp dòng ý thức: ký ức và giấc mơ. ................................... 79
1.2 Các yếu tố ngoại hình. .................................................................. 85
1.2.1. Khn mặt và đôi mắt. ............................................................... 85
1.2.2 Bàn tay ......................................................................................... 87
2. Nghệ thuật xây dựng tình huống. .................................................. 90
3. Kết cấu. ............................................................................................ 95
4. Giọng điệu. ....................................................................................... 99
KẾT LUẬN ........................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111
2
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử đất nước ta đã vận động trong những bước thăng trầm của
chiến tranh và cỏch mạng. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra cho dân
tộc ta một trang sử mới. Cuộc sống tự do đã trở lại với đất nước chúng ta.
Non sông đã được thu về một mối. Cuộc sống mới đã tạo nên những thay đổi
trong xã hội nói chung và nền văn học dân tộc nói riêng. Thế nhưng, nền văn
học dân tộc đã khơng thể chuyển mình q gấp gáp để sang trang cùng lịch
sử. Cứ vận động từ từ, lặng lẽ, cùng với những bước đột phá, nền văn học
Việt Nam đã "trở dạ" và những “đứa con tinh thần” ra đời với những diện
mạo mới. Nền văn học Việt Nam nói chung và văn xi Việt nam nói riêng đã
góp một phần quan trọng vào cơng cuộc đổi mới đất nước.
Bao giờ cũng vậy, nền văn học ln có một q trình tự thân vận động
của nó. Thế nhưng khó có thể phát triển tồn diện nếu như nền văn học thiếu
đi những nhà văn mà đặc biêt là những nhà văn có trách nhiệm và chân chính.
Cơng cuộc đổi mới của nền văn học nước nhà, nhất là nền văn xi đương đại
cần hơn bao giờ hết đó là sự tự đổi mới từ phía các nhà văn. Là một nhà văn
ln gắn bó với đời sống, một nhà văn luôn đặt lương tâm và trách nhiệm lên
hàng đầu, Nguyễn Minh Châu đã sớm hoà nhập vào guồng quay của cuộc
sống mới và tìm cho mình một lối đi mới. Những đóng góp của nhà văn
Nguyễn Minh Châu đối với q trình đổi mới văn xi Việt Nam hiện đại quả
thực là rất lớn. Đã có khơng ít những cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết,
nhiều nhà phê bình, nhiều độc giả, nhiều cuộc hội thảo, nhiều tranh luận
khẳng định vị trí khơng thể thay thế của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn
Minh Châu- nhà văn xuôi đi tiên phong trong thời kỳ đổi mới của nền văn học
dân tộc từ sau năm 1975, người đặt nền móng cho sự đổi mới văn học. Thế nhưng
chưa có một cơng trình nghiên cứu nào của học viên cao học nghiên cứu một cách
toàn diện sáng tác của Nguyễn Minh Châu để chỉ ra những đóng góp sâu sắc của
Nguyễn Minh Châu trong q trình đổi mới văn xi Việt Nam hiện đại.
3
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, chúng tơi mong mỏi được góp một
phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu chung nhằm làm sáng tỏ công lao của
nhà văn Nguyễn Minh Châu và tiếp tục khẳng định những đóng góp xứng
đáng của ơng trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là trong quá trình đổi mới
của văn học Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu Nguyễn Minh Châu cũng là một
việc làm cần thiết, có ý nghĩa nhất định đối với việc tìm hiểu và giảng dạy về
tác giả và những sáng tác của ông ở trường phổ thông. Và đặc biệt là lòng
ngưỡng mộ chân thành tài năng và tấm lòng của nhà văn, chúng tơi chọn đề
tài: Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của
Văn học Việt Nam hiện đại.
Thực hiện đề tài này, luận văn sẽ nghiên cứu để nêu lên một cách cụ
thể những đóng góp của Nguyễn Minh Châu cho sự nghiệp đổi mới nền văn
xi hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đặc biệt,
luận văn sẽ chỉ ra những đổi mới về mặt tư duy nghệ thuật và những cách tân
sâu sắc và hiệu quả trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Minh Châu.
2. Giới hạn đề tài.
Là nhà văn năng động không ngừng sáng tạo, bên cạnh những thành
công trong sáng tác, Nguyễn Minh Châu cịn viết tiểu luận phê bình với
những bài trao đổi nghề nghiệp đầy tâm huyết và trách nhiệm. Những đóng
góp của Nguyễn Minh Châu cho quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện
đại không chỉ được thể hiện trong những sáng tác mà cịn ở ngay trong chính
q trình đổi mới tư tưởng của nhà văn. Nhưng đóng góp lớn nhất của nhà
văn chính là ở trong quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người và ở phương
thức biểu đạt.
Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin đề cập và khảo sát các đối
tượng tư liệu sau:
1- Tập tiểu luận phê bình Trang giấy trước đèn của nhà văn. Trong đó
chúng tơi chủ yếu đi tìm những suy tư trăn trở, đổi mới trong tư duy nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu.
4
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
2 - Các tác phẩm văn học chủ yếu của Nguyễn Minh Châu (từ sau năm
1975 đến năm ông mất 1989) để thấy được những thành tựu cụ thể trong
những sáng tác văn xuôi của ông. Cụ thể là:
Các tiểu thuyết:
Miền cháy (1977)
Lửa từ những ngôi nhà (1977)
Những người từ trong rừng ra (1982).
Mảnh đất tình yêu (1987)
Các truyện ngắn: Bức tranh (1976)
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983).
Khách ở quê ra (1984)
Bến quê (1985),
Cỏ lau (1988)
Phiên chợ Giát (1988)
Mùa trái cóc ở Miền Nam (1988)
Một số tác phẩm văn xuôi của ông thời kỳ đầu và một số tác phẩm của
các nhà văn cùng thời.
3. Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn mà mỗi sáng tác
của ông đều in dấu sự vận động của nền văn học trong cả hai giai đoạn trước và
sau năm 1975. Qua các tác phẩm của ơng chúng ta có thể thấy được bước đi
của nền văn học dân tộc. Trước năm 1945, chúng ta biết đến Nguyễn Minh
Châu với các tác phẩm như Cửa sơng, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối
rừng. Hoà chung trong cái âm hưởng của nền văn học viết về chiến tranh,
những sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ chiến tranh chống Mỹ mang
nét tươi tắn, hào hùng, lãng mạn. Sau năm 1975 Nguyễn Minh Châu thực sự
ghi dấu tên tuổi của mình trên văn đàn với các tác phẩm Bức tranh, Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền
ngồi xa... Ngịi bút Nguyễn Minh Châu đã trở nên sâu sắc hơn, đằm thắm hơn
trong vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Thế nhưng dù ở giai đoạn nào thì ngịi bút
Nguyễn Minh Châu cũng vẫn chở đầy một cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
5
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Với hai mươi chín năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại mười ba
tập văn xi và một tập tiểu luận phê bình. Chúng ta đánh giá, khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Minh Châu không phải chỉ giản đơn ở việc điểm
lại số lượng những đầu sách mà ông đã để lại. Điều quan trọng là chúng ta đi
tìm "những hạt ngọc" đang ẩn sâu trong đó. Đó là cả một cuộc đời cần mẫn,
lặng lẽ kiếm tìm của nhà văn. Suốt cuộc đời mình, nhà văn lăn lộn giữa những
hỗn tạp của cuộc đời để chưng cất lên từ ngòi bút của mình bằng một thứ mực
tinh tuý nhất những gì ý nghĩa nhất. Hành trình đi kiếm tìm và thai nghén
"những đứa con tinh thần" của nhà văn quả là gian nan vất vả. Nhưng những
thành quả mà nhà văn đạt được thật sự mang ý nghĩa lớn lao. Sáng tác của
Nguyễn Minh Châu hấp dẫn, thu hút người đọc không chỉ ở vẻ đẹp của hình
thức mà chủ yếu là ở chiều sâu nhân bản của các tầng ý nghĩa. Như nhà
nghiên cứu phê bình văn học Tơn Phương Lan đã nhận xét: “Thật ra quãng
thời gian cầm bút và lượng đầu sách ấy khơng thể nói là nhiều. Điều đáng nói
ở đây là với trí tuệ và trái tim mẫn cảm, Nguyễn Minh Châu đã làm việc, suy
nghĩ nghiêm túc nên mỗi tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời đều được
bạn đọc cũng như giới phê bình đón nhận nồng nhiệt vì nó thực sự có ích cho
cách mạng, cho cuộc sống”.
Suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu khơng ồn
ào mà cứ lặng lẽ, cần cù viết, sáng tạo và cống hiến. Ơng ít nói về mình mà có
nói thì cũng chỉ là những lời tâm sự rất khiêm tốn về nghề viết bằng lương
tâm và trách nhiệm mà thôi. Chúng ta hiểu về Nguyễn Minh Châu, đánh giá
về ông chắc chắn phải bắt đầu từ cuộc đời làm nghệ thuật, từ chính những
sáng tác của nhà văn và cả từ những lời nhận xét của đồng nghiệp, bạn bè nhà
văn. Đã có nhiều ý kiến đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Minh
Châu. Trước hết chúng ta phải nói: đây chính là những lời ngợi ca từ phía
những người đồng nghiệp của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: “Thế hệ nhà văn chúng tơi có thể chia
làm ba loại người: Loại người thứ nhất họ đang dũng cảm tự vượt lên mình,
tiếp tục sáng tác, chất lượng sáng tác ngày càng khá hơn, dám chiến đấu để
6
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
trở về với hiện thực của chính mình. Loại thứ hai là những người viết ít hoặc
không viết nữa nhưng họ tâm huyết với văn học làm mọi điều để văn học tiến
lên, để đổi mới thực sự bằng cơng việc của chính họ. Loại thứ ba là những
người mà chỉ riêng sự xuất hiện của tài năng mới kiểu Nguyễn Huy Thiệp, họ
cũng không chịu được. Người xếp đầu hàng ở loại thứ nhất là Nguyễn Minh
Châu. Họ là những người dũng cảm nhất của thế hệ chúng tôi” [34, 80].
Và một lần nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định hành trình gian nan và
dũng cảm của nhà văn Nguyễn Minh Châu trên con đường đổi mới: “…trong
thế hệ đó, anh là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất, tận máu thịt tâm
tưởng mình các u cầu bức bách; sống cịn của cuộc trở dạ này nọ, mà ngày
nay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới văn học. Và lặng lẽ, âm thầm, khiêm
nhường và cực kỳ dũng cảm anh kiên định đi vào con đường đầy chơng gai và
nguy hiểm đó. Lặng lẽ bởi cuộc đi tìm kiếm thực sự nào, nhất là đối với
những người đi tiên phong, bao giờ cũng ít nhiều là đơn độc, lắm khi lẻ chiếc
đến cơ đơn. Dũng cảm bởi vì đối với nhà văn, mỗi sự có tính khám phá, như
chính lời anh nói bao giờ trước hết cũng là sự đổi thay “tự thay máu” của
chính mình và trên con đường đó cho đến hôm nay, trong số tất cả chúng ta,
tôi nghĩ có thể khẳng định Nguyễn Minh Châu là người đã đi được xa nhất.
… Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [34, 183].
PGS. TS Tôn Phương Lan và nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân có
nhận xét: “Từ cuộc đời cầm bút của ơng, có thể nghĩ về một kiểu nhà văn, từ con
đường sáng tác của ơng có thể nghĩ đến con đường cách tân đổi mới văn học”
[34, 247].
Nhà văn Lê Lựu: “Anh là một trong những nhà văn duy trì sự tìm
tịi,
góp phần làm cho văn học khơng nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn”.
Lã Nguyên đã đánh giá về hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy gian nan
và vất vả của Nguyễn Minh Châu: “Không phải ngay từ đầu, những sáng tác
của Nguyễn Minh Châu đã được chính giới văn nghệ chấp nhận dễ dàng.
7
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Phản ứng là tất yếu. Sau năm 1975, trên cái nền chung của văn học Việt
Nam, khi nó đang vận động theo qn tính của giai đoạn trước đó, sự tự đổi
mới ở Nguyễn Minh Châu tuy diễn ra âm thầm chậm chạp nhưng hết sức
mạnh mẽ, càng về sau càng trở nên kiên quyết và triệt để” [54, 57].
Và cũng đúng như lời nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định: “Mãi mãi
nền văn học kháng chiến, cách mạng sẽ ghi nhớ những cống hiến của anh
Châu. Anh là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ, tài năng sau
này. Anh Châu bất tử” [34, 107].
Bên cạnh đó là rất nhiều những bài viết đánh giá sự đổi mới của
Nguyễn Minh Châu: Sắc điệu mới của ngòi bút Nguyễn Minh Châu - Nhị Ca
[6], Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật –
Lã Nguyên [54], Một ngọn lửa luôn cháy sáng – Nam Hà [19]…
Một số cuốn sách tập hợp những bài viết về Nguyễn Minh Châu đăng
trên các báo và tạp chí: Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, do
Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn. Nguyễn Minh Châu con người
và tác phẩm, do Lại Nguyên Ân và Tơn Phương Lan biên soạn…
Vị trí, vai trị, những đóng góp của Nguyễn Minh Châu được các nhà
nghiên cứu, phê bình đề cập tới trên nhiều phương diện, mức độ khác nhau, có
khi trực tiếp hoặc gián tiếp. Thật khó để chúng ta có thể kể hết ra đây được
những lời khen ngợi và sự quan tâm mà các nhà nghiên cứu, phê bình, những
người bạn, người đồng nghiệp, những bạn đọc yêu quý nhà văn Nguyễn Minh
Châu. Và cũng kể làm sao hết được công lao và những đóng góp của nhà văn
Nguyễn Minh Châu cho nền văn học dân tộc, nhất là công cuộc đổi mới của nền
văn học Việt Nam hiện đại. Nhưng những gì mà Nguyễn Minh Châu làm đã cho
chúng ta một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của một nền văn học đổi mới với
một cái móng vững chãi mà nhà văn đã xây lên bằng tất cả tâm huyết của mình.
Điểm lại lịch sử vấn đề trên để chúng ta thấy rằng đã có nhiều ý kiến của
giới nghiên cứu văn học, của các nhà phê bình, nhà văn và độc giả khẳng định
vị trí xứng đáng của Nguyễn Minh Châu. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
8
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Nguyễn Minh Châu luôn được các thế hệ tìm tịi và nghiên cứu. Nhưng chưa có
những ý kiến lý giải mang tính hệ thống và tồn diện những đóng góp lớn lao
của Nguyễn Minh Châu. Chúng tơi xin được góp một tiếng nói theo hướng
nghiên cứu này để thêm một lần nữa tiếp tục khẳng định vai trị, vị trí, những
đóng góp của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tiến trình vận động đi lên của
văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn xi thời kỳ đổi mới nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Hệ thống lý luận triết học Mác- Lê Nin là phương pháp luận chung của
luận văn.
Khi nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, chúng tôi đã vận dụng
những phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương
pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh...
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1 – Nguyễn Minh Châu – nhà văn chiến sĩ – người mở đường
cho một giai đoạn văn học mới.
Chương 2 – Những đột phá của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tiến
trình đổi mới tư duy nghệ thuật.
Chương 3 – Những đóng góp cách tân của Nguyễn Minh Châu trong
nghệ thuật văn xuôi tự sự.
9
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Chương 1
NGUYỄN MINH CHÂU- NHÀ VĂN CHIẾN SĨNGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN HỌC MỚI
1. Nguyễn Minh Châu- cây bút của mọi miền hậu phương- tiền tuyến
Chúng ta vẫn thường dành cho nhà văn Nguyễn Minh Châu một cái tên
gọi vừa giản dị lại vừa gần gũi thân thương: nhà văn chiến sĩ. Một người
chiến sĩ ln biết hồ mình vào trong mọi hồn cảnh của đất nước và chọn
cho mình một lẽ sống cao đẹp. Lý tưởng tốt đẹp là điều mà ngịi bút dũng cảm
của Nguyễn Minh Châu ln hướng tới và thể hiện nó trên từng trang viết. Cả
cuộc đời nhà văn gắn bó với quần chúng nhân dân với cách mạng. Chính vì
vậy, mà hơn ai hết, ơng hiểu được cuộc sống của người dân, những tâm tư
tình cảm của họ, ngay cả đến những biến động nhỏ nhất trong tâm hồn họ;
hiểu được cuộc sống của người lính, của chiến tranh cách mạng. Và đây cũng
chính là mảnh đất ni dưỡng tâm hồn và ngịi bút Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu sinh ra trong một gia đình nơng dân ở một vùng
quê rất nghèo của Miền Trung: làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Cho đến sau này đi nhiều nơi trên đất nước mà Nguyễn Minh
Châu vẫn luôn bị ám ảnh bởi cái dữ dội, cái nghèo khó, cái hoang sơ của q
hương mình. Gắn bó máu thịt với làng quê, am hiểu sâu sắc cuộc sống của
người dân quê mình cho nên Nguyễn Minh Châu đã có những tác phẩm thực
sự gây xúc động lòng người đọc với những trang viết nặng ân tình về làng q
ơng. Tiểu thuyết đầu tay Cửa sơng của Nguyễn Minh Châu là một bức tranh
sống động, đầy ắp tấm lòng yêu thương và cảm phục của nhà văn đối với
người dân quê ông. Những con người lam lũ nhưng chất phác và giàu lòng
yêu nước, yêu cách mạng và coi trọng đạo lí.
Nguyễn Minh Châu đã dành cả cuộc đời mình để đi tới mọi miền của
đất nước, từ Nghệ An ra Hải Phòng, Điện Biên Phủ, đến Quảng Bình, Quảng
10
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Trị, Đường Chín, Nam Lào…Và gắn cuộc đời nhà văn với nhiều sự kiện cách
mạng của dân tộc.
Người ta thấy Nguyễn Minh Châu khi thì trong cái áo trấn thủ “36
đường gian khổ” và cái mũ tre đơn sơ trong đoàn quân từ Việt Bắc trở về tiếp
quản thủ đơ, có khi lại thấy nhà văn trong bộ quần áo com-lê tham gia một
đoàn nhà văn đi nước ngồi, có khi lại thấy nhà văn diện vào người chiếc áo
sơ mi trắng tươm, chiều hè đạp xe thong thả trên đường Thanh Niên. Nhưng
ấn tượng nhất trong lịng bạn đọc với hình ảnh Nguyễn Minh Châu có lẽ
chính là một anh bộ đội.
Trong những năm chiến tranh, hoàn cảnh đất nước đã đưa nhà văn đến
gần gũi hơn với những người lính, với cách mạng. Cũng chiếc ba lô trên vai,
Nguyễn Minh Châu lên đường tham gia các cuộc chiến. Năm 1972, tiểu
thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu ra đời. Trong tác phẩm
này chúng ta thấy có bước chân hành quân của sư đồn đi trên “đường mịn
Hồ Chí Minh”, có trận đánh Khe Sanh nổi tiếng…Tác phẩm là kết qủa của
những ngày đi thực tế, lăn lộn ở chiến trường của nhà văn. Cái anh chàng tên
Khuê ấy là con người thực, “thực đến nỗi cho đến cái tên thực của anh ấy tôi
cũng đã chép luôn vào sách” [37, 95]. Đó là một chiến sĩ gia đình làm nghề
chạm bạc. Phần lớn những điều mà nhà văn viết trong tác phẩm chính là do
được Kh kể cho nghe. Đó là con người thực mà nhà văn đã gặp trong số rất
đơng những chàng trai trẻ từng chen chúc nhau khốc súng đi trong rừng
Trường Sơn. Nhà văn tâm sự: “Tôi có kinh nghiệm mỗi chuyến đi thực tế
mình chỉ cần có được cái may mắn và vinh dự, cuộc đời trao cho mình lấy
một hai con người như thế ấy, họ đã sáng tác cho mình một nửa, làm hộ cái
cơng việc nặng nhọc, vất vả cho mình một nửa, họ như cái vạch nối giữa đời
sống và nhà văn” [37, 96].
Năm 1975, với cuốn sổ ghi chép trong tay, nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã có mặt ở Huế, Sài Gịn và nhiều tỉnh phía Nam khi vừa được giải phóng.
Hồ bình lập lại nhưng đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn và
phức tạp mới, phải giải quyết những hậu quả của chiến tranh để lại trong đó
11
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
có sự gắn liền, thống nhất hai miền Nam, Bắc mà trước đó đã phát triển theo
hai hướng khác nhau…Năm 1977, tiểu thuyết Miền cháy của nhà văn ra đời là
kết quả của cuộc hành trình gian khổ ấy của nhà văn. Trong Miền cháy,
Nguyễn Minh Châu đã tập trung thể hiện cái thời điểm chuyển giao của đất
nước từ thời chiến sang thời bình, đặc biệt là sự biến đổi xã hội đang diễn ra
mạnh mẽ ở Miền Nam.
Năm 1983, tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ra
đời. Trong một cuộc thảo luận do báo văn nghệ tổ chức, nhà văn Nguyễn
Minh Châu đã tâm sự: “Sau chiến tranh, tôi đã đi thực tế nhiều lần, gặp nhiều
đồng chí chỉ huy và chiến sĩ cũ chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết mà bối cảnh
là cuộc chiến đấu anh hùng ở thành cổ Quảng Trị năm 1972. Nhưng khi bắt
tay vào làm thì song song với những vấn đề chiến tranh chống Mỹ, cái “đời
sống của ngày hơm nay” nó bắt tơi phải quan tâm. Chắc các đồng chí cũng
thấy những biểu hiện của lối sống, đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sống
của những con người xung quanh ta- nhất là thanh niên- khiến chúng ta
không thể không quan tâm và lo lắng”.
Nhà văn dành nhiều trang viết của mình hơn cho giải đất Miền Trung
khói lửa. Trong những ngày cuối đời gặp gỡ nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh,
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kể: “Nếu trời phật cho tôi sống, tôi sẽ viết về
cái làng Thơi của tơi. Tơi có viết một ít trong Mảnh đất tình u nhưng viết
cịn lành q. Q tơi làng Quỳnh Hải, thôn Kẻ Thơi, vùng Lạch Thơi, Lạch
Quèn. Dữ dội lắm. Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ vì chỉ có uống rượu và đánh
nhau. Rượu say, ngủ luôn ở bãi biển. Mỗi đêm, những người đàn bà lại phải
đi “nhặt” chồng về. Cả làng làm nghề chài lưới, chẳng học hành gì cả. Tơi
cịn nhớ ơng Điềm mỗi khi say rượu, cởi truồng nồng nỗng, quần vắt lên vai,
đi vào trong xóm, lấy quần đánh chó. Gặp ai cũng chửi tuốt. Nhưng vớ phải
một mụ bán bánh đa ở chợ làng còn dữ dội hơn. Mụ tuột váy ra, lấy váy đánh
vào mặt. Lão Điềm phải thua. Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh
(dùng để cạo tinh những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột xổ ra.
Trẻ con chúng tôi lấy rổ đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi đưa đi bệnh viện.
12
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Ơng ta chết. Có một chuyện cũng lạ: một anh đi biển gặp bão, chết ngồi
khơi xa, xác trơi về, cứ trơi quanh co theo con Lạch Thơi mà vào đến tận cửa
nhà mình mới dừng lại. Mùa bão, sau mỗi trận bão, người làng lại khóc như
ri vì có người nhà chết ngồi biển. Một cái làng vơ học, thích ai thì nấy đúng,
chẳng biết phải trái gì cả. Tơi hồi nhỏ cũng lười học, chỉ ham chơi…Lão
Khúng là kiểu người dân làng tôi đấy. Nếu cịn sống, tơi sẽ cịn viết tiếp
truyện lão Khúng…” [50]. Trong Mảnh đất tình yêu, nhà văn đã viết về quê
hương, về mảnh đất đã sinh ra và che chở, nuôi dưỡng những con người lao
động và những chiến sĩ cách mạng. Nhà văn miêu tả cuộc sống và số phận
từng con người, từng gia đình trong mối quan hệ với làng xóm, quê hương,
với vận mệnh của đất nước, với thiên nhiên gần gũi nhưng cũng rất dữ dằn:
“Sau lưng tôi vẫn là sông, là phà, là nhà cửa và thơn xóm ấm cúng, là cuộc
sống lâu đời và bất diệt của con người với những con sóng đời vơ hình đầy
nghiệt ngã - và trước mặt tôi là biển, là đại dương cuồng nộ luôn ghào thét và
đe dọa”.
Đúng như mong đợi, vào những ngày cuối năm 1987, đầu năm 1988,
Nguyễn Minh Châu về quê theo lời mời của huyện uỷ Quỳnh Lưu lấy tư liệu
và trở ra, ông bắt tay vào viết truyện vừa Phiên chợ Giát. Khi biết được mình
khó lịng mà chống lại được định mệnh, lúc lâm bệnh nặng nhà văn đã cố
gắng để viết tiếp 30 trang bản thảo nữa và hoàn thành truyện vừa Phiên chợ
Giát. Phiên chợ Giát là tác phẩm được kết thúc trên giường bệnh khi nhà văn
đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư máu ở viện Quân y 108. Và tác
phẩm được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một tuyệt tác của văn học hiện
đại”. Trong Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu viết về cái làng của lão
Khúng, một cái làng vừa cụ thể, lại vừa có ý nghĩa tượng trưng: “Làng anh,
cái làng Khơi nửa biển nửa đồng, sỉa chân từ trên tàu hỏa xuống, phải đi gần
chục cây số về phía biển mới thấu và chỉ có một cách cuốc bộ ấy, nó có một
sức nhai người ghê gớm. Nó nghiền nát những con người ra rồi vắt nặn theo
cái hình thù đã có từ nghìn đời của nó, rồi bắt những con người ấy phải sống
13
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
theo cái luật cũng đã cói từ nghìn đời nhưng khơng bao giờ viết thành văn
của nó” [8,396].
Nguyễn Minh Châu đã làm việc, đã viết, đã cống hiến cho đến giây
phút cuối cùng của đời mình. Một con người suốt cuộc đời lao động và sáng
tạo nghệ thuật. Cho đến những ngày cuối cùng của đời mình trên giường
bệnh, nhà văn vẫn kê từng trang giấy lên trên chiếc gối để viết. Nhà văn đã
dốc hết đến cả hơi thở cuối cùng của mình cho trang viết.
Nguyễn Minh Châu là một tấm gương cho quá trình lao động nghệ
thuật khơng mệt mỏi. Sự ra đi của nhà văn là một sự mất mát to lớn đối với
nền văn học dân tộc. Thật khó để chúng ta có thể kể hết được hành trình nhọc
nhằn của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Minh Châu. Nhưng những gì mà ông để lại
rất xứng đáng để chúng ta khâm phục.
2. Đổi mới- khát vọng riêng của nhà văn và những yêu cầu chung của văn
học và thời đại
2.1. Đổi mới là một yêu cầu tất yếu của Văn học Việt Nam sau năm 1975
Hình thành và tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh chủ yếu là hai cuộc
kháng chiến, nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 đã gặp khơng ít
những khó khăn, trở ngại từ khâu sáng tác đến khâu tiếp nhận. Hiện thực mà
văn học quan tâm trước hết là những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến
vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Đời sống thế sự, riêng tư ít được quan tâm
thể hiện, nếu có thì cũng phải được nhìn nhận và đánh giá trên quan điểm
cộng đồng. Chính vì vậy mà văn học thời chiến vẫn cịn mang tính phiến diện
trong việc phản ánh đời sống. Văn học kháng chiến thường lược quy cái sự đa
dạng, phức tạp của hiện thực đời sống vào những mơ hình mang tính giản
đơn, quy phạm, vào những hướng giải quyết có tính cơng thức. Xuất phát từ
đây mà văn học kháng chiến luôn có sự đề cao bút pháp hiện thực, tái hiện đời
sống trong dạng thức giống như nó tồn tại. Việc coi trọng yêu cầu phục vụ kịp
thời những nhiệm vụ chính trị nhiều khi cũng dẫn đến lối viết minh họa giản
đơn.
14
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Nền văn học kháng chiến phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt, khi cả dân tộc đang phải dồn tất cả tinh thần, sức lực và của cải vào cuộc
chiến đấu cho độc lập tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, lẽ tất yếu là văn học
phải hướng vào những mục tiêu, nhiệm vụ cao cả của dân tộc. Nền văn học
thời kỳ này đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử. Văn học cách mạng
đã có tác dụng to lớn trong việc thức tỉnh, động viên, truyền thêm sức mạnh
và niềm tin cho nhân dân trong hai cuộc kháng chiến. Đó là nguồn cổ vũ vơ
cùng to lớn đối với cả dân tộc.
Sau năm 1975, trong những điều kiện mới của lịch sử- xã hội, nền văn
học cũng chuyển sang một giai đoạn mới. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, giải phóng Miền Nam thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới cho đất nước,
thời kỳ hồ bình độc lập tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem đến cho
cuộc sống và con người Việt Nam một làn gió mới.
Nền văn học dân tộc gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của đất nước. Chính
vì vậy mà khi đất nước được hồ bình trở lại thì nền văn học cũng dần chuyển
sang một thời kỳ mới với những đặc điểm và quy luật vận động khác trước.
Căn cứ vào tình hình lịch sử văn học, chúng ta có thể chia văn học thời kỳ này
thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1975 đến 1985, giai đoạn thứ
hai từ năm 1986 đến 2000. Giai đoạn đầu là chặng đường chuyển tiếp của văn
học từ thời chiến sang thời hậu chiến, giai đoạn hai gắn liền với công cuộc đổi
mới của đất nước, đổi mới văn học.
Sau năm 1975, cả nước đón nhận niềm vui chiến thắng với tinh thần
hào hứng, phấn khởi. Thế nhưng đời sống nhân dân cịn biết bao khó khăn,
đất nước vẫn còn nhiều thử thách. Sau ngày chiến thắng, đất nước phải đối
đầu với những thử thách mới. Những di hoạ của chiến tranh cịn để lại mà
chúng ta khơng thể giải quyết trong ngày một ngày hai, đạo đức nhân cách
con người bị xuống cấp…hàng loạt những vấn đề được đặt ra. Cả nước chúng
ta bắt tay chung sức khắc phục những hậu quả mà chiến tranh đã để lại đồng
thời ra sức xây dựng cuộc sống mới vừa mới bắt đầu còn biết bao bộn bề và
phức tạp.
15
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Là một hình thái của ý thức xã hội, văn học đòi hỏi cũng phải nhanh
chóng chuyển mình để phản ánh kịp thời những đổi thay đang diễn ra vô cùng
mạnh mẽ của cuộc sống mới. Tình hình xã hội cũng đã đặt ra những yêu cầu
mới về mọi mặt trong đó có văn hóa văn nghệ nói chung và văn học nói riêng.
Thế nhưng, văn học thời kỳ này cũng chưa thể bắt kịp ngay với những yêu
cầu của cuộc sống mới. Trong bài nói chuyện với văn nghệ sĩ trên báo văn
nghệ số ngày 17/10/1987, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã nhận xét về tình
hình văn học lúc đó như sau: “Tơi có cảm giác trong hơn mười năm qua (từ
khi nước nhà thống nhất cả nước đi vào chủ nghĩa xã hội), so với hai cuộc
kháng chiến trước đó, thành tựu văn học của chúng ta còn nghèo”.
Vào đầu những năm 80, đất nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế
trầm trọng. Sự khủng hoảng của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi
lĩnh vực của đời sống, văn hố xã hội, trong đó có văn học. Một thời kỳ mà xã
hội có nhiều biến động đã đẩy khơng ít văn nghệ sĩ rơi vào một sự chao đảo,
không giữ vững lập trường, bối rối trên con đường lựa chọn cho mình một
phương hướng sáng tác. Như nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét đây chính là
một “khoảng chân khơng trong văn học”.
Vượt qua những khó khăn của cuộc khủng hoảng, từ năm 1986 nước ta
thực sự bước vào một cơng cuộc đổi mới tồn diện. Tại Đại hội lần thứ VI
(1986), Đảng và Nhà nước ta đã xác định đường lối đổi mới toàn diện. Nghị
quyết 05 của Bộ chính trị và cuộc gặp gỡ của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh
với giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 đã mang đến cho nền văn học nghệ
thuật nước nhà một hơi thở mới. Đó là nguồn động viên và khích lệ tinh thần
lớn lao đối với nền văn học nói chung và bản thân những nhà văn nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn đất nước về cả đời sống xã hội và văn hoá mà
nhu cầu đổi mới văn học cũng diễn ra mạnh mẽ. Văn học phải thay đổi để bắt
kịp với hiện thực cuộc sống mới và đáp ứng nhu cầu mới của bạn đọc. Những
quan niệm và cách tiếp cận hiện thực cũ đã tỏ ra khơng cịn phù hợp với hiện
thực mới nữa. Nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của người đọc đã thay đổi. Chính vì
16
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
vậy mà văn học muốn tồn tại, phát triển thì phải vận động theo xu thế chung
của đất nước.
Sau năm 1975, đất nước chúng ta chuyển sang một nền kinh tế mớinền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, xu
hướng đơ thị hố ngày càng được mở rộng, đời sống con người được nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trình độ nhận thức, nhu cầu thưởng thức văn
hố văn nghệ của nhân dân cũng có nhiều đổi thay. Khi đã có đời sống vật
chất, con người ta lại muốn làm giàu, làm phong phú thêm cái đời sống tinh
thần của mình. Họ khơng chỉ quan tâm đến những sự kiện lớn của đất nước,
ôn lại lịch sử mà họ còn quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống thường nhật, đến
mỗi cá nhân và từng số phận con người. Họ chú ý nhiều hơn đến đời sống
riêng tư. Bởi hơn lúc nào hết, khi đất nước còn chiến tranh, con người ta dành
cả cuộc đời mình cho đất nước, dân tộc, thì giờ đây khi đất nước đã hồ bình,
họ có điều kiện, có thời gian để chăm chút cho cuộc sống riêng của mình. Đó
cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy mà văn học đã phải đổi mới. Văn học phải
có một sức khái quát lớn, hiện thực cuộc sống phải được khai thác ở cả bề
rộng và chiều sâu để đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Sự thay đổi về thị hiếu
thẩm mỹ của bạn đọc cũng chính là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà
văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Trước hiện thực xã hội và sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của bạn đọc,
một số nhà văn có ý thức, có trách nhiệm với đất nước mà đặc biệt là với nhu
cầu đổi mới văn học đã trăn trở, lặng lẽ tìm cho mình con đường đổi mới, để
góp tiếng nói vào cơng cuộc đổi mới nền văn học dân tộc. Nhiều nhà văn đã
khẳng định tên tuổi của mình bằng các tác phẩm cụ thể. Như chúng ta đã có
Vũ Tú Nam với Sống với thời gian hai chiều; Chu Văn với Sao đổi ngôi;
Nguyễn Khải với Cha và con và…; Bùi Hiển với Tâm tưởng…Chúng ta lại có
thêm một loạt những tiểu thuyết như Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm
của Nguyễn Khải; Lê Lựu với Thời xa vắng; Ma Văn Kháng với Mưa mùa
hạ, Mùa lá rụng trong vườn; Nguyễn Minh Châu đã có Miền cháy, Lửa từ
những ngơi nhà, có thêm Những người đi từ trong rừng ra, các tập truyện
17
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
ngắn như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau…Bên
cạnh đó là một thế hệ các nhà văn trẻ nhưng đã góp cho nền văn học dân tộc
những tác phẩm có giá trị. Như Nguyễn Mạnh Tuấn với Đứng trước biển, Cù
lao tràm, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Dương Hướng với Bến khơng
chồng; Bảo Ninh với Thân phận tình yêu; Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng và
nhiều truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Huy Thiệp…Tất cả đã góp phần tạo
nên một diện mạo mới cho văn học.
Văn học Việt Nam từ khi đổi mới đã mở rộng và đào sâu sự khám phá
hiện thực và con người trong tính đa dạng, phức tạp và ln biến động trong
xu thế dân chủ hoá và thức tỉnh ý thức cá nhân, tinh thần nhân bản. Văn học
đã mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới. Văn học đã có sự đổi
mới đầu tiên ngay trong q trình nhận thức, trong phương thức tiếp cận hiện
thực, trong khuynh hướng sáng tác, cả trong thi pháp thể loại. Văn học sau
năm 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới đã đi bước tiếp xa hơn trên con đường
hiện đại hố nền văn học dân tộc, để hồ nhập sâu rộng hơn vào tiến trình văn
học thế giới.
2.2. Khát vọng tự đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Trong cái nền chung của sự đổi mới nền văn học thì sự tự đổi mới từ
phía bản thân các nhà văn quả là rất đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Nhà
Văn Nguyễn Minh Châu là một tấm gương tiêu biểu cho quá trình tự đổi mới.
Nguyễn Minh Châu tự làm mới mình và góp phần vào sự đổi mới của nền văn
học một cách âm thầm mà vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và triệt để, không chỉ
trong sáng tác mà biểu hiện ở ngay cả trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “người mở đường tài năng và tinh anh
nhất”, là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở
những tác phẩm văn chương mà ơng cịn viết khá nhiều tiểu luận phê bình. Ở
lĩnh vực phê bình, chúng ta nhớ đến ơng khơng chỉ ở số lượng những bài viết
hay ông là nhà văn đã được nhận những giải thưởng về lý luận phê bình. Mà
chúng ta nhớ đến ơng, nền lý luận phê bình văn học nước nhà nhớ đến ông,
18
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
ghi nhớ công lao của ông chính là bởi tinh thần đổi mới của ông. Nền văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới hẳn sẽ mãi mãi ghi nhận tiểu luận phê bình Hãy
đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ của nhà văn Nguyễn
Minh Châu. Thời văn nghệ minh họa đã qua rồi thế nhưng lời ai điếu của nhà
văn như vẫn cịn vang mãi cho đến ngày hơm nay. Bởi ở đó là cả một nhân
cách trung thực và dũng cảm của nhà văn Nguyễn Minh Châu- người đi đầu
mạnh dạn đấu tranh cho sự nghiệp đổi mới của văn học. Và ở đó là cả một
cảm quan văn học nhạy bén của nhà văn đã nhận thức được sự tất yếu của
một tiến trình của nền văn học dân tộc.
Trong những bài tiểu luận phê bình, Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến
mọi phương diện của quá trình sáng tác và đời sống văn học. Tìm hiểu những
tiểu luận phê bình của ơng chúng ta bắt gặp trong đó hình ảnh một nhà văn –
một người chiến sĩ đầy ý thức trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc
sống, vận mệnh dân tộc. Và ở đó là cả những suy tư trăn trở của nhà văn…
Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc lớp nhà văn bắt đầu cầm bút từ
những năm Miền Bắc hồ bình và xuất hiện trên văn đàn trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ. Trong thế hệ đó, Nguyễn Minh Châu là người cảm nhận
được sớm nhất, sâu xa nhất những yêu cầu cấp bách của cơng cuộc đổi mới
tồn diện: đổi mới đất nước, đổi mới xã hội, con người và đổi mới văn
học…Vào cái thời điểm mà đất nước, xã hội, con người, văn học đang có
những sự chuyển biến phong phú và vơ cùng phức tạp ấy cũng chính là những
thách thức đối với các nhà văn. Thế nhưng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đi
vào con đường đó bằng một sự lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường nhưng cũng
rất kiên định và dũng cảm. Nhà văn đã bước những bước đi chậm rãi nhưng
lại rất chắc chắn. Nguyễn Minh Châu không ồn ào mà lặng lẽ đi tiên phong
trên con đường đổi mới. Với Nguyễn Minh Châu đổi mới trước hết phải là sự
tự đổi mới chính mình. Nên con đường đi dù có nhiều chơng gai, trắc trở thì
nhà văn cũng đã rất dũng cảm đi tiên phong.
Nhà văn đã rất dũng cảm phát biểu những suy nghĩ, trăn trở, tìm tịi của
mình qua các bài tiểu luận phê bình từ khi đất nước còn chiến tranh và lại
19
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
càng bộc lộ mạnh mẽ hơn cái tâm huyết của mình sau khi đất nước hồ bình
trở lại.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã dũng cảm gợi ý tư tưởng đánh giá lại
giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Nhà văn đã sớm nhận ra và ý thức được những
mất mát, thiệt thòi to lớn của một nền văn nghệ minh hoạ mà chính một thời
nhà văn đã tham dự. Nhà văn đã thẳng thắn đánh giá: “mấy chục năm qua, tự
do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh hoạ, với những cây bút chỉ quen với
công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khn khổ đã có sẵn, cho chữ
nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện
thực đời sống đa dạng và rộn lớn. Nhà văn chỉ được giao phó cơng việc như
một cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinh
động” [37, 130-131]. Và “Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh hoạ của ta
là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh
mất tính tư tưởng” [37, 132].
Nhưng khi hồ bình lập lại, quan niệm văn học đã được đổi mới thì đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn được tự do sáng tác, được thể hiện
chính kiến, lập trường của mình…, các nhà văn “quyết tâm làm mới lại mình
với thái độ chân thành, xởi lởi, cởi mở, để cùng nhau xây dựng một giai đoạn
văn học và văn nghệ mới” [37, 137].
Cùng với những sự giằng xé trong tâm can là những kinh nghiệm và cả
những nhận thức của người đã từng đi qua chiến tranh…là những động lực
thôi thúc nhà văn Nguyễn Minh Châu tự mở một lối đi cho mình trên con
đường sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn đã đề ra nhu cầu đổi mới cho cả một thế
hệ nhà văn. Dù con đường đi có nhiều gập ghềnh, chơng gai, trắc trở, Nguyễn
Minh Châu đã lặng lẽ tự đổi mới chính mình nhưng ơng khơng hề bị cơ đơn.
Cùng với ơng cịn có nhiều nhà văn như Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Khải, Chu Văn…Cùng với các nhà văn này Nguyễn Minh Châu đã thắp lên
lịng nhiệt tình đi tìm kiếm chân lý và dự báo cho sự tự đổi mới của nền văn
học Việt Nam hiện đại.
20
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Đối với một nền văn học nói chung và với mỗi người nghệ sĩ, mỗi nhà
văn nói riêng, bao giờ cũng vậy, ý thức nghệ thuật và sáng tác ln có một
mối liên hệ khăng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức nghệ thuật chính
là nhân tố cơ bản chi phối và thúc đẩy sự vận động của quá trình sáng tạo văn
học. Tìm hiểu, nghiên cứu tiểu luận phê bình của nhà văn Nguyễn Minh Châu
là chúng ta đi sâu vào tìm hiểu sự vận động và đổi mới trong ý thức nghệ
thuật của nhà văn. Tạo nên một cơ sở vững chắc để chúng ta đi lý giải những
thành công trong sáng tác của nhà văn. Sự vận động và phát triển của một nền
văn học chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng tác
động trực tiếp và có tính chất quyết định chính là ý thức nghệ thuật của nhà
văn. Đó là hệ thống những quan niệm của nhà văn về con người, về nguyên
tắc tiếp cận và phản ánh cuộc sống, về đề tài, chủ đề, cảm hứng, nghệ thuật
biểu đạt văn xi tự sự…
Với những gì mà Nguyễn Minh Châu đã nói, đã viết, đã để lại, chúng ta
có đủ tự tin để khẳng định được những đóng góp có giá trị lớn lao mang ý
nghĩa khái quát, mở đường của Nguyễn Minh Châu với những cách tân nghệ
thuật độc đáo cho một giai đoạn văn học mới. Và đưa nền văn học nước nhà
hội nhập và có vị trí xứng đáng trong nền văn học thế giới đương đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có lần viết: “Trước cái chết
của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bất tử của người cầm bút. Thời
gian sẽ vùi lấp tất cả nếu như người nằm xuống không để lại chút gì đó trong
lịng người đọc”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu của chúng ta giờ đây khơng
cịn nữa nhưng những gì mà ơng đã để lại thật có ý nghĩa lớn lao. Nguyễn
Minh Châu xứng đáng “là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài
năng sau này” (Nguyễn Khải).
21
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Chương 2
NHỮNG ĐỘT PHÁ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT
1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người.
Văn học là nhân học – nhận định của M.Gorki như còn vang vọng mãi
như một mệnh lệnh sáng tạo. Quả đúng là như vậy. Ở bất kỳ một giai đoạn,
một thời kỳ hay một nền văn học dân tộc nào chúng ta đều thấy con người
vẫn là trung tâm của mọi sự tìm kiếm, khám phá và sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn. Chúng ta đánh giá tầm vóc, ý nghĩa của một nền văn học khơng chỉ
phụ thuộc vào mục đích phục vụ và lý tưởng của nó mà cịn phụ thuộc rất
nhiều vào cách tiếp cận, tìm hiểu và sáng tạo hình tượng con người.
Văn học Việt Nam trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nó vẫn
ln là một sự vận động, tìm tịi đổi mới khơng ngừng. Những đổi mới của
văn học Việt Nam từ sau năm 1975 có thể nhận thấy trên nhiều bình diện và
cấp độ khác nhau. Nhưng ở trung tâm và chiều sâu của những biến đổi ấy
chính là sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người và sự hình
thành những quan niệm nghệ thuật mới về con người.
22
Luận văn thạc sĩ
Trần Thị Thái
Trong nền văn học kháng chiến đó là sự phát hiện và sáng tạo con
người quần chúng, con người cộng đồng, con người tập thể. Được phát triển
trong điều kiện hồ bình, nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975 vừa kế thừa
những nguyên tắc truyền thống, đồng thời cũng mở ra những bình diện mới
trong sự thể hiện, lý giải con người. Quan niệm về con người trong văn học
thời kỳ đổi mới mang tính thống nhất của nền văn học dân tộc trong tồn bộ
q trình vận động và phát triển nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng
của thời kỳ văn học sau năm 1975.
Ở thời kỳ này con người mới đã được thể hiện ở trên nhiều phương
diện mới. Con người được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi
mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia
đình, con người với những người khác và với cả chính mình. Con người cũng
được các nhà văn khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý
thức và vơ thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng,
khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con
người trong tính nhân loại phổ quát. Con người xuất hiện trong sự đan cài,
chen lẫn, giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “rồng phượng lẫn rắn
rết”, cao cả và thấp hèn. Và điều mà các nhà văn đều hướng tới chính là để
hiểu biết con người hơn và luôn chú ý đến sự thức tỉnh khả năng tự nhận thức
của con người, để hướng con người đến cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện về
nhân cách.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đầu tiên được ghi nhận
ở sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thời kỳ đổi
mới của văn học Việt Nam hiện đại. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu cũng gắn liền với những quan niệm về con người. Nhà văn lấy con
người làm tâm điểm sáng tác và khẳng định cốt lõi của văn học là con người.
Và ơng cũng đã nói thẳng nói thật điều này trong tập tiểu luận phê bình Trang
giấy trước đèn: “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm- mà tâm
điểm là con người” [37, 111].
23