Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 105 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Phạm Văn Chiến



BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƢU TẬP MẪU VẬT ĐƢỢCLƢU
TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA
PHƢƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Phạm Văn Chiến


BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA THÚ BIỂN DỰA TRÊN BỘ SƢU TẬP MẪU VẬT ĐƢỢC LƢU
TRỮ TẠI CÁC BẢO TÀNG VÀ ĐỀN THỜ CÁ ÔNG Ở CÁC ĐỊA
PHƢƠNG VEN BIỂN TỪ QUẢNG NINH TỚI KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
HDC: TS. Nguyễn Văn Quân
HDP: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn


Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quân,
PGS. TS Nguyễn Xuân Huấn, những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Học viên cũngxin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi

trường biển, lãnh đạo phòng Bảo tồn và Đa dạng sinh học biển– Viện Tài nguyên
và Môi trường biển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên có thể thực hiện
được luận văn này.
Học viên xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện cùng tập thể các thầy cô
giáo trong khoa Sinh học nói chung và bộ môn Động vật học có xương sống nói
riêng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để học viên có thể hoàn thành chương trình học
tại Khoa Sinh học – trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiện Đề tài KC.08.25/11-
15: “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở
khu vực miền Trung” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, đã tạo điều
kiện cho học viên được sử dụng nguồn số liệu của Đề tài để sử dụng cho luận văn
này.
Nhân đây học viên cũng xin gửi lời tri ân tới các chuyên gia nước ngoài
PGS.TS. Chiou-Ju-Yao (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Đài Loan), GS.TS. Tadasu
Yamada (Bảo tàng tự nhiên Quốc gia Nhật Bản), GS.TS. Hinkiu Mok (Đại học Cao
Hùng, Đài Loan) đã cung cấp những trợ giúp về mặt kỹ thuật và các ý kiến tư vấn
hết sức hiệu quả, giúp học viên hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng học viên cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè
những người luôn bên cạnh giúp đỡ, là chỗ dựa tinh thần để học viên có thể hoàn
thành luận văn này.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2013
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về thú biển 4
1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển 5

1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 19
Chƣơng 2 – TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.2. Tài liệu và thiết bị nghiên cứu 22
2.2.1. Tài liệu nghiên cứu 22
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 25
2.3.2. Phƣơng pháp định loại mẫu vật 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu 37
3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh 37
3.1.2. Mẫu vật thu tại Hải Phòng 40
3.1.3. Mẫu vật thu tại Thanh Hóa 43
3.1.4. Mẫu vật thu tại Hà Tĩnh 44
3.1.5. Mẫu vật thu tại Quảng Bình 45
3.1.6. Mẫu vật thu tại Quảng Ngãi 46
3.1.7. Mẫu vật thu tại Khánh Hòa 50
3.2. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu 55
3.3. Mô tả đặc điểm các loài thú biển phát hiện trong khu vực nghiên cứu 57
3.4. Các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng 80


3.5. Khóa định loại các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu 81
3.5.1. Khóa định loại dựa trên đặc điểm hình thái 81
3.5.2. Khóa định loại dựa trên đặc điểm bộ xƣơng 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu 22
Bảng 2.2. Các mẫu vật đƣợc thu thập và nghiên cứu 23
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo 26
Bảng 2.4. Các số đo hộp sọ cá heo 27
Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi 29
Bảng 3.1. Số đo một số mẫu hộp sọ ở vƣờn Quốc gia Bái Tử Long 38
Bảng 3.2. Số đo bộ xƣơng Cá voi xám ở Bảo tàng Quảng Ninh 39
Bảng 3.3. Số đo mẫu cá heo ở Hải Phòng 42
Bảng 3.4. Số đo hộp sọ cá heo ở Quảng Ngãi 49
Bảng 3.5. Số đo hộp sọ Cá heo đốm nhiệt đới trƣởng thành ở Khánh Hòa 52
Bảng 3.6. Danh lục các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu 54
Bảng 3.7. Thành phần loài thú biển so với những nghiên cứu trƣớc 54
Bảng 3.8. Ghi nhận về thú biển ở một số vùng biển trong khu vực nghiên cứu 56
Bảng 3.9. Mức đe dọa của các loài thú biển theo Sách đỏ Việt Nam 2007 và danh
lục đỏ IUCN năm 2013 80




DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi 6
Hình 1.2. Hình dạng cột nƣớc do các loài cá voi tạo ra 7
Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển 8

Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt 9
Hình 1.5. Bộ xƣơng của thú biển 10
Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển 11
Hình 1.7. Cột sống của thú biển 13
Hình 1.8. Xƣơng chi của thú biển 14
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 22
Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae 33
Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae 34
Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae 35
Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae 35
Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae 36
Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae 36
Hình 3.1. Mẫu thu tại Quảng Ninh 37
Hình 3.2. Mẫu thu tại Hải Phòng 42
Hình 3.3. Cá voi Balaenopterasp. ở Thanh Hóa 44
Hình 3.4. Mẫu Cá nhà táng nhỏ ở Hà Tĩnh 45
Hình 3.5. Mẫu thu tại Quảng Bình 46
Hình 3.6. Mẫu thu tại Quảng Ngãi 49
Hình 3.7. Mẫu thu tại Khánh Hòa 52
Hình 3.8. Cá voi xám 57
Hình 3.9. Hộp sọ của Cá voi xám 58
Hình 3.10. Bản đồ phân bố Cá voi xám trên thế giới 59
Hình 3.11. Cá voi lƣng gù 60
Hình 3.12. Hộp sọ của Cá voi lƣng gù 61
Hình 3. 13. Phân bố của Cá voi lƣng gù trên thế giới 62
Hình 3.14. Cá voi omura 63
Hình 3.15. Hộp sọ của Cá voi omura 64


Hình 3.16. Phân bố của Cá voi omura trên thế giới 65

Hình 3.17. Cá voi nhỏ 66
Hình 3.18. Hộp sọ của Cá voi nhỏ 66
Hình 3.19. Phân bố của Cá voi nhỏ trên thế giới 67
Hình 3.20. Cá nhà táng 68
Hình 3.21. Hộp sọ Cá nhà táng 68
Hình 3.22. Phân bố của Cá nhà táng trên thế giới 69
Hình 3.23. Cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng 70
Hình 3.24. Hộp sọ của Cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng 71
Hình 3.25. Phân bố của Cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng trên thế giới 72
Hình 3.26. Cá heo đốm nhiệt đới 73
Hình 3.27. Hộp sọ của Cá heo đốm nhiệt đới 74
Hình 3.28. Phân bố của Cá heo đốm nhiệt đới trên thế giới 74
Hình 3.29. Cá heo không vây 75
Hình 3.30. Hộp sọ của Cá heo không vây 76
Hình 3.31. Phân bố của Cá heo không vây trên thế giới 76
Hình 3.32. Cá heo mũi chai 77
Hình 3.33. Hộp sọ của Cá heo mũi chai 78
Hình 3.34. Phân bố của Cá heo mũi chai trên thế giới 78
Hình 3.35. Cá nhà táng nhỏ 79
Hình 3.36. Hộp sọ của Cá nhà táng nhỏ 79
Hình 3.37. Phân bố của Cá nhà táng nhỏ trên thế giới 80





BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DD: Mức đe dọa thiếu dẫn liệu trong sách đỏ IUCN
EN: Mức đe dọa nguy cấp trong sách đỏ IUCN
IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

FAO: Viết tắt của Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ
chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GPS: Viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu
LC: Mức đe dọa ít đƣợc quan tâm trong sách đỏ IUCN
NOAA: Viết tắt của National Oceanic and Atmospheric Administration – Cục Quản
lý Đại dƣơng và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ
NT: Mức đe dọa gần nguy cấp trong sách đỏ IUCN
VU: Mức đe dọa sẽ nguy cấp trong sách đỏ IUCN
PCR: Viết tắt của Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng hợp
VQG: Vƣờn Quốc gia





1

MỞ ĐẦU
Thú biển là nhóm động vật thuộc lớp thú(cá voi, bò biển, hải cẩu …) nhƣng
có đời sống gắn liền với biển.Trên thế giới hiện nay các nhà khoa học đã mô tả và
xác địnhđƣợc khoảng 128 loài, chúng phân bố ở hầu hết các vùng biển và đại
dƣơng, một số loài cá heo còn phân bố trong các con sông lớn nhƣ sông Amazon,
sông Hằng, sông MêKông ….Vùng biển của Việt Nam đƣợc ghi nhận lànơi sinh
sống của rất nhiềuloài thú biển, chúng đƣợc các ngƣ dânbắt gặp thƣờng xuyên ngoài
tự nhiên khi đi đánh bắt hải sản. Ngoài ra, mẫu vật của chúng cũng đƣợc tìm thấy
trong các bảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ cúng cá ông do ngƣ dân xây dựng ở
các địa phƣơng ven biển. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của các
phƣơng tiện thông tin đại chúng,các thông tin về cá voi, cá heo, hải cẩu bị chết trôi
dạt vào bờ đƣợc cập nhật thƣờng xuyên hơn.Tuy nhiên,nhóm đối tƣợng thú biển ở
Việt Nam còn chƣa đƣợc quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, các dẫn liệu ban đầu về

thành phần loài, sự phân bố và số lƣợng của mỗi loài thú biển ở Việt Nam là rất ít,
phần lớn do các nhà khoa học nƣớc ngoài cung cấp từ những năm 1990.Các thông
tin này ngày nay đã không còn đúng với thực tế về hiện trạng thú biển của nƣớc ta.
Các nghiên cứu mớivề thú biển ở Việt Nam là hầu nhƣ không có, dẫn tới những khó
khăn trong công tác quản lý và bảo tồn nhóm động vật biển quý hiếm này. Chính vì
vậy đề tài “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa
trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa
phương ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa” đƣợc thực hiện với các mục tiêu
và nhiệm vụcụ thể sau:
Mục tiêu:
 Nắm đƣợc các phƣơng pháp điều tra khảo sát,nghiên cứu về thú biển.
 Có đƣợc bộ số liệu ban đầu về thành phần loài, sự phân bố của thú biển ở
khu vực ven bờ từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa.
Nhiệm vụ:
2

 Thu thập và xử lý tất cả các tài liệu lịch sử đã xuất bản có liên quan tới vấn
đề nghiên cứu (các công bố khoa học, các thông tin xã hội, văn bản pháp luật
…).
 Đánh giá các mẫu vật, tài liệu nghiên cứu trong hệ thống các bảo tàng
chuyên ngành và hệ thống cáclăng thờ cá ông đƣợc ngƣ dân xây dựng ở các
địa phƣơng ven biển trong khu vực nghiên cứu.
 Tiến hành điều tra khảo sát ngoài thực địa thông qua việc phỏng vấn thu thập
thông tin từ các ngƣ dân, các nhà quản lý địa phƣơng, các cộng đồng ven
biển tại các khu vực nghiên cứu.
 Phân tích mẫu vật dựa trên phƣơng pháp hình thái học dựa vào các đặc điểm
hình thái của cơ thể và cấu trúc của bộ xƣơng để xác định tên loài.
Các hoạt động triển khai:
 Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ nêu trên, học viêncùng với chuyên gia thú
biển của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan đã tiến hành khảo sát một hệ

thống các bảo tàng chuyên ngành, lăng thờ cá ông do ngƣời dân lập ra ở các
tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa trong khuôn khổ đề tài cấp cơ
sở Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển năm 2012.
 Kết hợp với các đề tài, dự án do Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển chủ trì,
các thông tin truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình …)
học viên đã thu thêm những thông tin và tƣ liệu liên quan tới thú biển trong
khu vực nghiên cứu.
 Tranh thủ sự giúp đỡ từ phía đối tác Đài Loan học viên đƣợc trực tiếp sang
học tập phƣơng pháp nghiên cứu thú biển dựa trên các bộ mẫu chuẩn và
trang thiết bị thí nghiệm sẵn có của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Đài Loan.
Các kết quả chính đạt đƣợc:
3

 Dựa trên những mẫu vật trong hệ thốngbảo tàng chuyên ngành, các lăng thờ
cá ông, các thông tin do các cơ quan chức năng địa phƣơng cung cấp đã xác
định đƣợc danh sách thành phần loài thú biển dải ven bờ khu vực nghiên cứu
gồm 11 loài. Trong đó đã bổ sung đƣợc 2 loài mới cho danh lục thú biển Việt
Nam đó là: loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus) và loài Cá voi omura
(Balaenoptera omurai). Cả hai loài mới ghi nhận này đã đƣợc các chuyên gia
nƣớc ngoài phối hợp nghiên cứu và khẳng định.
 Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật, các thông tin thu thập đƣợc từ các phiếu
phỏng vấn đã xác định đƣợc phạm vi, vùng phân bố của các loài thú biển
thƣờng gặp ở dải ven bờ khu vực nghiên cứu. Dựa vào vật mẫu ở Bảo tàng
Lịch sử tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung đƣợc phạm vi phân bố của loài Cá voi
xám mở rộng sang cả vùng biển bờ tây vịnh Bắc bộ. So với các tài liệu của
Tổ chức Bảo tồn Quốc tế IUCN đã công bố trƣớc đây thì phạm vi phân bố
của loài này chỉ đến đảo Hải Nam của Trung Quốc.
 Đã công bố đƣợc 03 bài báo đăng hoặc đã đƣợc chấp nhận cho đăng có liên
quan tới nội dung của luận văn: 01 bài đăng trên Tuyển tập Tài nguyên và
Môi trƣờng biển, 01 bài đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về Sinh thái

và Tài nguyên sinh vật lần thứ V, 01 bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
4

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thú biển
1.1.1. Vị trí phân loại của thú biển
Giới: Động vật (Animalia)
Ngành:Có dây sống (Chordata)
Lớp:Thú (Mammalia)
- Bộ Cá voi (Cetacea)
Bộ:Bao gồm ba bộ: - Bộ Bò nƣớc (Serenia)
- Bộ Ăn thịt (Carnivora)
Thú biển bao gồm tất cả các loài thú có đời sống gắn liền với biển. Chúng
đƣợc xếp vào 3 bộ: Bộ Cá voi, Bộ Bò nƣớc và Bộ Ăn thịt. Hiện nay trên thế giới
các nhà khoa học đã mô tả và xác định đƣợc khoảng 128 loài trong đó có 84 loài
thuộc Bộ Cá voi, 5 loài thuộc Bộ Bò nƣớc và 39 loàithuộc Bộ Ăn thịt [9].Dƣới đây
là phân loại các họ thú biển theo tác giả Hadoram Shirihai [9].
Bộ
Phân bộ
Họ
Cetacea
(Cá voi)
Mysticeti
(Cá voi tấm sừng hàm)
Banaenidae (có 4 loài)
Neobalaenidae (có 1 loài)
Balaenopteriadae (có 9 loài)
Eschrichtiidae (có 1 loài)



Odontoceti
(Cá voi có răng)
Physeteridae (có 1 loài)
Kogiidae (có 2 loài)
Monodontidae (có 2 loài)
Ziphiidae (có 21 loài)
Delphinidae (có 34 loài)
Phocoenidae (có 7 loài
Platanistidae (có 1 loài)
Iniidae (có 1 loài)
Pontoporiidae (có 1 loài)



5

Serenia
(Bò nƣớc)

Trichechidae (có 3 loài)
Dugongidae (có 2 loài)



Carnivora
(Ăn thịt)
Pinnipedia
(Chân màng)
Otariidae (có 16 loài)

Odobenidae (có 1 loài)
Phocidae (có 19 loài)


Fissipedia
(Chân chẽ)
Mustelidae (có 2 loài)
Ursidae (có 1 loài)
Một danh sách các loài thú biển trên thế giới theo tác giảHadoram Shirihai
đƣợc liệt kê trong phụ lục 1 của tài liệu này.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của thú biển
Thú biển là nhóm động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa nhƣng đời
sống lại gắn liền với biển. Chính vì vậy thú biển mang một số đặc điểm khác so với
các loài thú trên cạn.
a) Đặc điểm hình thái cơ thể
Các loài thú thuộc Bộ Cá voi đã thích nghi hoàn toàn với cuộc sống dƣới
nƣớc vào khoảng 50 triệu năm về trƣớc, trong thời gian này động vật dạng cá voi đã
mất dần đi những thuộc tính phù hợp cho sự sinh tồn trên đất liền và thu đƣợc
những đặc tính thích nghi với cuộc sống ở dƣới nƣớc. Chi sau biến mất, cơ thể của
chúng trở lên thon và thuôn hơn, hình dạng cho phép chúng có thể di chuyển nhanh
hơn trong nƣớc. Đuôi nguyên thủy của chúng đƣợc chuyển thành một cặp thùy đuôi
có tác dụng dẫn lái khi di chuyển. Chi trƣớc của chúng biến thành các tay chèo rất
hiệu quả khi di chuyển trong môi trƣớc nƣớc và làm cân bằng kích thƣớc to lớn của
chúng (hình 1.1). Do không còn nhu cầu giữ ấm từ bên ngoài lên lớp lông của các
loài cá voi cũng bị tiêu biến giúp giảm lực ma sát khi di chuyển trong nƣớc. Tuy
sống ở dƣới nƣớc nhƣng là những loài thú thực sự, các loài cá voi cũng hô hấp bằng
phổi, quá trình trao đổi khí đƣợc thực hiện thông qua lỗ thở trên đỉnh đầu. Khi cá
voi thở ra do không khí cũ đƣợc làm ấm từ phổi tiếp xúc với không khí lạnh hơn ở
6


môi trƣờng bên ngoài tạo ra một cột nƣớc tựa nhƣ khói. Cột nƣớc này có hình dạng,
độ cao, góc phun đặc trƣng cho từng loài. Vì thế, các loài cá voi có thể đƣợc những
thợ săn cá voi hay những ngƣời theo dõi cá voi giàu kinh nghiệm nhận dạng từ xa
bằng cách sử dụng đặc trƣng này (hình 1.2). Do sống dƣới biển mặn thị giác của cá
voi có các tuyến tiết ra chất nhờn giúp bảo vệ mắt trƣớc nƣớc mặn của biển cả. Cá
voi cũng có thủy tinh thể gần nhƣ hình cầu trong mắt, có hiệu quả tập trung cao nhất
đối với cƣờng độ ánh sáng yếu trong vùng nƣớc sâu. Thị giác của các loài cá voi nói
chung là kém (ngoại trừ một số loài cá heo). Giống nhƣ mắt, tai của cá voi cũng
nhỏ, cuộc sống dƣới nƣớc đã làm tiêu giảm các tai ngoài của chúng, mà chức năng
của nó là thu thập các sóng âm thanh trong không gian. Tuy nhiên, do nƣớc là môi
trƣờng truyền âm tốt hơn nhiều so với không khí, nên tai ngoài không còn cần thiết
nữa. Nó chỉ còn là một lỗ nhỏ trên da, ngay phía sau các mắt[12].

(a)

(b)
Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá voi
(a – Phân bộ cá voi tấm lược sừng, b – Phân bộ cá voi có răng)
(theo Mark Carwardine, 2005)

7


(Cá voi Eden’s)(Cá voi Sei) (Cá nhà táng)

(Cá voi đầu bò)(Cá voi vây) (Cá voi đầu cong)

(Cá voi xanh) (Cá voi xám)(Cá voi lƣng gù)
Hình 1.2. Hình dạng cột nƣớc docác loài cá voi tạo ra
(theo Mark Carwardine, 2005)

Các loài thú thuộc Bộ Bò biểncũngthích nghi hoàn toàn với cuộc sống dƣới
nƣớc nhƣng vẫn giữ nhiều nét của thú ở cạn. Mình thon dài, cổ không rõ, chi trƣớc
biến thành tay chèo nhƣng ngón tay vẫn còn di tích của móng guốccó tác dụng nhƣ
một giá đỡ khi kiếm ăn. Chi sau thiếu, đuôi rộng hình vây cá nằm ngang. Thân phủ
lông thƣa (hình 1.3). Bò biển là nhóm thú biển chủ yếu ăn thực vật(một cá thể
dugong có thể ăn khoảng 25 kg cỏ biển/ngày). Kích thƣớc cơ thể tƣơng đối lớn, khi
mới sinh con non có kích thƣớc khoảng 1 mét, khi trƣởng thành có thể đạt 2,5 mét
và nặng đến 400 kg. Phần miệng đƣợc cấu tạo khá đặc biệt và linh động giúp nó đào
8

tận rễ thảm cỏ biển (dƣới nền cát), phần đệm ở răng của bò biểncũng giống nhƣ các
loài thú nhai lại đƣợc coi là bộ phận quan trọng nhất trong khi gặm cỏ biển và
chuyển tải thức ăn vào bên trong miệng. Bò biển không thể lặn lâu trong nƣớc mà
thƣờng xuyên ngoi lên mặt nƣớc để thở, chúng di chuyển chậm chạp, với vận tốc
khoảng vài km/giờ, và thƣờng xuyên nghỉ ngơi ở tầng nƣớc 2-10 mét.Tuổi thọ của
các loài bò biển khá cao, chúng có thể sống hơn 70 tuổi. Có thể phân biệt con đực
và con cái dễ dàng nhờ vào vị trí khe hở của cơ quan sinh dục. Vùng xƣơng chậu
của con đực đƣợc tìm thấy bên trong khe hở của bộ phận sinh dục ở giữa hậu môn
và rốn. Tinh hoàn ở bên trong bụng, cuống sinh dục chỉ nhô ra khi con đực hƣng
phấn. Trái lại khe sinh dục của con cái nằm gần hậu môn hơn. Cả con đực và cái
đều trƣởng thành về giới tính khoảng từ 7-19 năm, khi đó kích thƣớc cơ thể của
chúng khoảng 2,5 mét. [12].

Hình 1.3. Hình dạng ngoài của bò biển
(theo Mark Carwardine, 2005)
Các loài thú thuộc Bộ Ăn thịtthích nghi với đời sống dƣới nƣớc (hải cẩu, sƣ
tử biển, …) có cơ thể thon dài, cổ ngắn không phân biệt rõ với thân. Các loài trong
Phân bộ Chân màng có chi trƣớc biến thành tay chèo, móng tiêu giảm hay tiêu biến,
lớp mỡ dƣới da dày, lông và răng tiêu giảm, răng thịt không phân hóa, vành tai
thiếu, thị giác kém phát triển, khứu giác rất thính (hình 1.4). Tinh hoàn nằm trong

khoang bụng, tử cung hai sừng, nhau ống. Phần lớn có cuộc đời sống trong nƣớc,
chỉ lên cạn để sinh sản và thay lông. Chúng là nhóm sinh vật phân bố chủ yếu ở
miền lạnh Bắc cực và Nam cực [12].
9


(a)

(b)

(c)
Hình 1.4. Hình dạng ngoài của bộ ăn thịt
(a – hải cẩu; b – rái cá; c – gấu bắc cực)
(theo Mark Carwardine, 2005)
b) Đặc điểm hình thái bộ xương
Bộ xƣơng bao gồm tất cả các xƣơng và sụn gồm có phần đầu, phần trục
(xƣơng sống, xƣơng sƣờn, xƣơng đuôi) và phần chi. Bộ xƣơnggiúp nâng đỡ các mô
mềm định dạng hình dáng, xác định kích thƣớc tổng thể và tham gia vào quá trình
vận động (hình 1.5). Tủy ở một số xƣơng chứa tế bào gốc để tạo ra các tế bào máu.
Ở nhóm cá voi xƣơng chứa nhiều chất béo hơn còn ở nhóm bò biển xƣơng lại chứa
nhiều canxi hơn, các đặc điểm này có ảnh hƣởng tới sức nổi của cơ thể. Thành phần
hóa học của xƣơng liên tục thay đổi theo tuổi thọ của các loài thú biển nhằm đáp
ứng các nhu cầu sinh lý, sinh hóa của cơ thể, dựa vào các đặc điểm này có thể sử
dụng xƣơng để xác định tuổi của các loài thú biển[16].

(a)
10


(b)


(c)

(d)
Hình 1.5. Bộ xƣơng của thú biển
(a – cá voi, b – cá heo, c – bò biển, d – hải cẩu)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
Hộp sọ của thú biển có hình thái đặc trƣng là hƣớng về phía trƣớc, có kích
thƣớc lớn (hộp sọ cá voi xanh có kích thƣớc khoảng 5 mét). Hộp sọ có 2 lồi cầu
chẩm, có cung gò má. Các xƣơng chẩm, xƣơng vảy, xƣơng đá, xƣơng màng nhĩ
gắn với nhau hình thành xƣơng thái dƣơng. Có xƣơng khẩu cái thứ sinh ngăn đôi
xoang mũi. Ngoài ra còn có các xƣơng đặc trƣng là: xƣơng gian đỉnh, xƣơng xoăn
mũi phân hoá phức tạp liên quan đến sự phát triển thính giác và khứu giác (hình
1.6).Tai thú biên có đủ 3 xƣơng là xƣơng đe (do xƣơng vuông biến thành), xƣơng
búa (do xƣơng khớp biến đổi thành) và xƣơng bàn đạp (do xƣơng móng biến đổi
thành), ở các loài cá voi xƣơng búa ở tai trong đƣợc hợp nhất với thành của hốc
xƣơng nơi chứa xƣơng tai trong, xƣơng hàm dƣới chỉ còn một xƣơng răng. Nhìn
chung sọ của thú biển tiến hóa hơn nhiều so với các nhóm động vật có xƣơng sống
ở biển khác, các xƣơng ởvùng sọ gắn với nhau rất muộn liên quan đến sự phát triển
của não bộ[16].
11


(a)

(b)

(c)
Hình 1.6. Hộp sọ của thú biển
(a – các xương của hộp sọ, b – cá voi và cá heo, c – bò biển và hải cẩu)

(theo Sentiel Rommel, 1999)
12

Cột sống của thú biểnđƣợc chia làm 5 phần: phần cổ thƣờng có 7 đốt trong
đó đốt chống có cấu tạo làm cho đầu cử động linh hoạt, phần ngực gồm 13 - 14 đốt
mang sƣờn (gồm đốt thật và đốt giả), phần thắt lƣng có từ 6 -7 đốt (đây là những
đốt sống có kích thƣớc lớn nhất), phần chậu có khoảng 4 đốt và đuôi có nhiều đốt
khác nhau (hình 1.7)[16].

(a)

(b)
13


(c)
Hình 1.7. Cột sốngcủa thú biển
(a – phần cổ, b – phần thân, c – phần đuôi)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
Về phần chi, ở thú biển đai vai đã tiêu giảm nhiều, gồm chủ yếu là xƣơng bả,
nhiều loài thiếu xƣơng đòn, đa số các loài thú biển có xƣơng quạ tiêu giảm, hình
thành mấu quạ gắn với xƣơng bả.Xƣơng chi sau ở đa số các loài bị tiêu giảm (cá
voi, bò biển). Ở các loài ăn thịt đai hông giống với hầu hết các loài thú ở cạn
khácgồm xƣơng chậu, xƣơng ngồi và xƣơng háng gắn với nhau ở mặt bụng, hình
thành xƣơng không tên.Xƣơng chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5
ngón điển hình ở nhóm ăn thịt, Ở nhóm cá voi và nhóm bò biển các xƣơng ngón tay
liên kết với nhau cùng với các mô cơ tạo thành các tay chèo (hình 1.8) [16].
(a)
(b)
14



(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

(h)
Hình 1.8. Xƣơng chi của thú biển
(a,b – cá voi; c,d – cá heo; e,f – bò biển; g,h – hải cẩu)
(theo Sentiel Rommel, 1999)
c) Sinh thái học của thú biển
Thú biển xuất hiện ở tất cả các vùng biển và đại dƣơng trên trái đất, từ những
vùng lạnh giá nhƣ Bắc cực (Gấu Bắc cực, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò…)cho tới
các vùng biển nhiệt đới (Cá heo đốm nhiệt đới, Cá voi sát thủ, Dugong…), hoặc
vùng nƣớc ôn đới (cá heo Risso, Cá voi xám ). Một số loài cá heo (Cá heo susu,
15

Cá heo boto, Cá heo baiji…)còn xâm chiếm các con sông lớn trên thế giới nhƣ sông
Amazon, sông Mê Kông, sông Hằng …Với khu vực phân bố rộng lớn nhƣ vậy,thú
biển rất đa dạng về kích thƣớc và các đặc trƣng sinh thái. Từ những loài thú biển có
kích thƣớc khoảng một mét (Cá heo không vây, Cá heo đốm nhiệt đới, Hải cẩuđốm
trắng …) cho tới những loài thú biển có kích thƣớc vài chục mét (Cá voi xanh, Cá
voi vây, Cá voi lƣng gù …). Chúng có thể sống trong môi trƣờng nƣớc với nhiệt độ
từ 2

o
C cho tới 30
o
C (Cá voi đầu bò, Cá voi đầu cong, gấu Bắc cực …), một số loài
có thể lặn hàng giờ ở độ sâu hàng nghìn mét (Cá nhà táng, Cá voi mõm khoằm …).
Cá voi xám hàng năm di chuyển một quãng đƣờng từ 15.000 đến 20.000 km để
kiếm ăn và sinh sản. Cá voi đầu cong có thể sử dụng đầu của chúng để phá vỡ các
lớp băng ở Bắc cực [10].
Dù đa dạng về hình dạng, kích thƣớc, tập tính nhƣng xét cho cùng tất cả các
loài thú biển cũng chỉ là những sinh vật thứ cấp ở biển khơi vì nguồn gốc của chúng
là ở trên cạn, hô hấp bằng phổi vì vậy vẫn cần tới oxy của không khí. Chính vì
vậy,mỗi loài thú biển lại có sự phân bố rất khác nhau. Cá voi sát thủ có thể đƣợc tìm
thấy ở hầu hết các đại dƣơng trên thế giới. Một số loài khác nhƣ Cá heo California
thì chỉ phân bố ở giới hạn vài trăm km
2
, Gấu Bắc cực, Cá voi đầu bò chỉ phân bố ở
các vùng cực lạnh giá của trái đất. Hầu hết các loài cá voi trong Phân bộ Cá voi tấm
sừng hàm có thể di chuyển rộng với bán kính hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn và
sinh sản. Một số loài thích sống ở các vùng nƣớc ven bờ (Cá voi xám, Cá heo mũi
chai, Cá heo cảng, Dugong), hoặc số khác lại thích sống ở các vùng biển sâu của đại
dƣơng (Cá nhà táng). Các loài thú biển sống trong các môi trƣờng khác nhau sẽ có
những cách thích ghi với điều kiện môi trƣờng sống khác nhau. Ví dụ, các loài sống
trong vùng biển lạnh giá phải bảo tồn nhiệt độ cơ thể do đó chúng có lớp mỡ rất dày
(Cá voi đầu cong, Gấu bắc cực), các loài lặn sâu dƣới đáy biển (Cá nhà táng) phải
bảo tồn oxy nên chúng có lƣợng máu nhiều, các cơ dự trữ máu lớn để có thể lặn
đƣợc lâu. Các loài kiếm ăn trong điều kiện ánh sáng yếu (ăn đêm, lặn sâu, sống
trong sông đục) có khả năng phát triển định vị bằng âm thanh, tầm nhìn tốt hơn
[10].
16


Thức ăn của thú biển rất đa dạng từ những sinh vật phù du, thực vật, các
động vật nhỏ, cho tới các sinh vật có kích thƣớc to lớn hơn nhƣ cá, mực thậm chí
Cá voi sát thủ còn săn bắt các loài thú biển khác làm thức ăn. Các dạng thú biển
thuộc Bộ Cá voi đƣợc chia thành hai nhóm khác nhaucũng dựa theo kiểu ăn uống
của chúng. Nhóm Cá voi có răng (Odontoceti) nhƣ Cá nhà táng, Cá voi sát thủ, Cá
heo đốm nhiệt đới … thông thƣờng có nhiều răng, đƣợc sửdụng đểbắt cá, mực hay
các động vật biển khác. Chúng không nhai thức ăn mà nuốt toàn bộ. Trong một sốít
trƣờng hợp khi chúng bắt đƣợc các con mồi lớn, chẳng hạn khi Cá voi sát thủ bắt
đƣợc hải cẩu, chúng xé con mồi thành các khúcnhỏ và nuốt toàn bộ. Dạng thứ hai là
Cá voi tấm sừng hàm(Mysticeti) chúng không có răng, thay vì thếchúng có các tấm
sừng có cấu tạo từ kê-ra-tin(tƣơng tựnhƣcác chất ởmóng tay ngƣời) thảrủxuống
từhàm trên. Các tấm sừng này có vai trò nhƣmột bộlọc khổng lồ, lọc ra các động vật
nhỏ(nhƣ động vật nhuyễn thểvà cá) từluồng nƣớc biển. Các dạng cá voi trong nhóm
này nhƣ Cá voi xanh, Cá voi lƣng gù, Cá voi đầu cong, Cá voi xám … Không phải
mọi loài cá voi của nhóm Cá voi tấm sừng hàm đều có thức ăn là sinh vật phù du.
Các loài cá voi lớn trong nhóm này có xu hƣớng ăn các dạng cá nhỏtụtập thành đàn,
nhƣcá trích và cá mòi. Một loài trong nhóm Cá voi tấm sừng hàm Cá voi
xám(Eschrichtius robustus) là động vật ăn ởtầng đáy, chủ yếu săn bắt các loài động
vật giáp xác ở đáy biển (nhƣ tôm, cua) [10].
Giống nhƣ nhiều loài động vật khác, các loài thú biển cũng có tập tính kết
đàn nhằm mục đích săn mồi và bảo vệ trƣớc sự tấn công của kẻ thù. Một số loài cá
heo thƣờng tụ tập thành đàn để săn bắt cá. Một nhóm Cá voi sát thủ có thể cùng
nhau tấn công một cá thể Cá voi xanh. Ngày nay mối đe dọa tới các loài thú biển
ngoài con ngƣời còn có các loài thú ăn thịt khác nhƣ Cá voi sát thủ, Cá mập trắng,
Gấu Bắc cực chính vì vậy để tránh bị săn bắt các cá thể thú biển cùng loài thƣờng
có xu hƣớng tụ tập thành các đàn lớn để bảo vệ lẫn nhau tránh sự tấn công của kẻ
thù [10].
1.2. Tình hình nghiên cứu thú biển

×