Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Diễn biến đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái Hồ Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 93 trang )


i
ĐI HỌC QUC GIA H NI
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C TƢ
̣
NHIÊN





NGUYỄN THỊ THU THỦY


DIỄN BIẾN ĐA DNG THNH PHẦN
LOI SINH VẬT CỦA HỆ SINH THÁI
HỒ TÂY


LUẬN VĂN THC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lƣu Thị Lan Hƣơng








H NI – 2012

ii
DANH MỤC VIẾT TẮT

HST : Hệ sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐVĐ : Động vật đáy
ĐVN : Động vật nổi
TVN : Thực vật nổi




















iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nhiệt độ trung bình theo tháng tại Hà Nội 28
Bảng 2. Lƣợng mƣa trung bình theo tháng 29
Bảng 3. Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình theo tháng 30
Bảng 4. Tốc độ gió trung bình theo tháng 31
Bảng 5: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về TVN hồ Tây 41
Bảng 6: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về ĐVN hồ Tây 46
Bảng 7: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về nhóm ĐVĐ hồ Tây 50
Bảng 8: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về khu hệ cá hồ Tây 55
Bảng 9. Danh sách bổ sung các loài cá có mặt ở hồ Tây 57
Bảng 10: Danh sách các loài cá tự nhiên ở hồ Tây 58
Bảng 11. Kết quả khai thác thuỷ sản ở hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây 60
Bảng 12: Danh sách các loài chim không xuất hiện năm 2011 ở hồ Tây 61
Bảng 13: Thành phần Bò sát - ếch nhái có ở hồ Tây 62








iv
DANH MỤC HÌNH



Hình 1. Bản đồ hồ Tây (Hà Nội) 19
Hình 2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại hồ Tây (Hà Nội) 20
Hình 3. Tỷ lệ % ĐVN (Zooplankton) của Hồ Tây 47
Hình 4. Thành phần các loài cá hồ Tây 56



v
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Danh mục bảng iii
Danh mục hình iv
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TI LIỆU 4
1.1. Đa dạng các loài sinh vật ở Việt Nam 4
1.2. Đa dạng các loài sinh vật ở Hà Nội 8

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng các loài sinh vật 10
1.4. Một số công trình nghiên cứu về hồ Tây 14
1.4.1. Chất lượng môi trường nước hồ Tây 14
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ động thực vật của hồ Tây 16
Chƣơng 2: ĐI TƢỢNG V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 21
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm 21
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 21
2.3.4. Phương pháp phòng thí nghiệm 26
2.3.5. Phương pháp so sánh 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TI 27
3.1. Điều tra các đều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng tới ĐDSH của hồ Tây 27
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thủy văn, địa chất của Hồ Tây 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực xung quanh hồ Tây 31
3.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc 33
3.2.1. Đặc tính thủy lý 33

vi
3.2.2. Đặc tính thủy hoá 35
3.2.3. Nhóm các kim loại nặng 39
3.3. Đa dạng thành phần loài sinh vật của hệ sinh thái hồ Tây 39
3.3.1. Diễn biến đa dạng các nhóm thực vật nổi trong hồ Tây 43
3.3.2. Diễn biến đa dạng các nhóm ĐVN hồ Tây (Zooplankton) 45
3.3.3. Diễn biến đa dạng các nhóm ĐVĐ hồ Tây 49
3.3.4. Diễn biến đa dạng khu hệ cá hồ Tây 54
3.3.5. Diễn biến đa dạng các nhóm động vật khác (chim, bò sát) Hồ Tây 61
3.3.6. Diễn biến đa dạng các khu hệ thực vật thủy sinh ở Hồ Tây 62

3.4. Phƣơng hƣớng quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH Hồ Tây 66
KẾT LUẬN 68
TI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC








1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm các nguồn nƣớc đang trở lên ngày càng trầm
trọng (nhất là nguồn nƣớc ngọt), đe dọa cuộc sống của loài ngƣời và gây ra
nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. Do đó, bảo vệ nguồn nƣớc, ĐDSH
và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này đang trở thành vấn đề sống còn
của nhân loại.
Trong các HST thủy vực thì HST hồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hệ thống hồ cũng đƣợc coi nhƣ lá phổi xanh của thành phố, nhà máy điều
hòa khí hậu tiểu khu vực. Bên cạnh các chức năng là cấp nƣớc, tƣới tiêu cho
nông nghiệp, du lịch - văn hóa - giải trí, thủy điện và phòng hộ thì hồ còn
chứa nhiều nguồn tài nguyên phong phú, đó là một “ngân hàng gen” rất đa
dạng, quý hiếm cần đƣợc bảo vệ. Do vị trí địa lý, kinh tế quan trọng của thủ
đô, nên các hồ ở Hà Nội còn có vai trò lớn hơn nhiều, trong đó đặc biệt là hồ
Tây đã đƣợc xếp vào danh sách các hồ cần đƣợc bảo vệ trên thế giới.
Hồ Tây là một hồ tự nhiên, có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội.
Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trƣng về danh lam thắng cảnh, các hoạt
động du lịch, văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của ngƣời

dân thủ đô, cũng nhƣ ngƣời dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có giá
trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng và
độc đáo. Với việc tham gia công ƣớc Ramsar, Việt Nam có nghĩa vụ sử dụng
khu vực này một cách hợp lý để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ĐDSH
cũng nhƣ cảnh quan của nó. Về mặt pháp lý, thông báo số 72/TB-TW ngày
26/5/1994 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề quy hoạch và xây dựng thủ đô
Hà Nội đã nêu rõ: “Phải hết sức giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là vẻ đẹp của các hồ lớn”. Đồng
thời, quyết định số 473/BXD/KTQH ngày 08/01/1994 của Bộ trƣởng Bộ Xây
dựng cũng khẳng định: “Khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng
thành trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn

2
hóa thể thao và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động
vui chơi giải trí của thủ đô”. Qua đó có thể thấy sự quyết tâm của các cấp, các
ngành trong việc quy hoạch và bảo vệ hồ Tây trƣớc tình trạng tính bền vững
của HST này đang bị đe dọa do hoạt động xả thải bừa bãi của ngƣời dân xung
quanh khu vực vào hồ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Chúng ta đều nhận thấy rằng quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế
một cách nhanh chóng trong những năm qua đã làm cho mức độ ô nhiễm của
hồ Tây ngày một gia tăng do lƣợng nƣớc thải đổ ra ngày một nhiều, điều này
làm chất lƣợng nƣớc của hồ ngày càng suy giảm, làm biến đổi thành phần
loài và khu hệ sinh vật của hồ Tây. Ngoài ra, biến đổi khí hậu với sự xen kẽ
hạn hán và lũ lụt bất thƣờng đang ảnh hƣởng rất lớn tới sự ĐDSH của các
loài sinh sống trong hồ. Tác động của con ngƣời đã khiến hai nhóm ĐDSH
của hồ là thực vật thủy sinh và ĐVĐ bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài
đặc hữu của hồ đã mất đi, xuất hiện một số loài ngoại lai mới. Ô nhiễm bởi
các nguồn thải từ vùng lƣu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các
chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại Hồ Tây. Hay nhƣ việc tiếp tục nuôi cá
ở Hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các thủy vực

xung quanh. Nếu cộng cả hai hƣớng tác động của biến đổi khí hậu và hoạt
động của con ngƣời, rủi ro tiêu diệt ĐDSH, HST tự nhiên của Hồ Tây là rất
lớn. Hồ Tây lúc ấy sẽ bị vô sinh.
Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hƣớng bảo vệ cảnh quan,
khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, không thấy bảo vệ theo
hƣớng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn HST tự nhiên. Với mục đích theo dõi diễn
biến thành phần loài sinh vật của hồ Tây qua các năm để tìm ra nguyên nhân
biến động ĐDSH loài và phƣơng hƣớng quản lý, sử dụng bền vững ĐDSH
hồ Tây, chúng tôi thực hiện đề tài: “Diễn biến đa dạng thành phần loài
sinh vật của hệ sinh thái hồ Tây”.


3
Đề tài gồm các mục đích chính sau:
1. Điều tra các đều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng tới ĐDSH của hồ Tây.
2. Điều tra hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.
3. Điều tra hiện trạng một số nhóm sinh vật trong hồ Tây.
4. So sánh số liệu thu đƣợc qua một số năm để đánh giá diễn biến đa
dạng thành phần loài sinh vật của HST hồ Tây.
5. Phƣơng hƣớng quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH hồ Tây.






















4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TI LIỆU

1.1. Đa dạng các loài sinh vật ở Việt Nam
ĐDSH là một giá trị không thể thay thế đƣợc, trƣớc tiên là đối với sự
tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật trong đó có con ngƣời, tiếp đến là
về mặt kinh tế, văn hóa và giáo dục. Nhƣng quan trọng hơn cả là ĐDSH có
một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, y tế và các lĩnh vực
khác, do đó rất cần thiết để bảo tồn ĐDSH [1].
ĐDSH là cơ sở của sự sống, sự thịnh vƣợng của loài ngƣời cũng nhƣ
của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con ngƣời đã và đang khai thác nguồn tài
nguyên này một cách quá mức dẫn tới sự suy thoái các HST, làm cạn kiệt
nguồn ĐDSH, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của mình. Bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH phục
vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi ngƣời và trở thành những vấn đề
nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp lên từng cá nhân cũng nhƣ toàn
thể cộng đồng loài ngƣời trên khắp hành tinh. Những vấn đề bảo vệ môi

trƣờng, bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng nhƣ mai sau vừa mang tính nhà nƣớc,
vừa mang tính xã hội cao. Việc giải quyết những vấn đề bảo vệ môi trƣờng,
bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng nhƣ mai sau phụ thuộc vào trình độ nhận thức
của ngƣời dân, những ngƣời hoạch định chính sách cũng nhƣ phụ thuộc vào
trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội.
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất
đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trƣng khí hậu khác nhau giữa
các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng
về thành phần loài, phong phú về số lƣợng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, mức độ ĐDSH ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

5
Việt Nam với tính ĐDSH cao đã đƣợc công nhận là một trong các
quốc gia cần đƣợc ƣu tiên cho bảo tồn toàn cầu. ĐDSH nhìn chung có ba giá
trị chính là giá trị bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng (giá trị về chức năng sinh
thái), giá trị kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp) và giá trị văn hóa, xã hội. Ngày
nay bảo vệ ĐDSH đang đƣợc quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẻ của
từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn
tài nguyên ĐDSH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia cũng nhƣ hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.
Việt Nam đã tham gia Công ƣớc ĐDSH từ năm 1994. Từ đó đến nay
Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tƣ một cách đáng kể cả nhân lực và
tài chính để thực thi các cam kết và nghĩa vụ của mình đối với Công ƣớc. Năm
1995 Kế hoạch hành động ĐDSH đầu tiên của Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt. Kể từ khi ban hành, Kế hoạch này là văn bản có tính
pháp lý và là kim chỉ nam cho các hành động bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam [8].
Tiếp đó ngày 31 tháng 5 năm 2007, Kế hoạch Hành động Quốc gia về
ĐDSH đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt với các mục tiêu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Theo công ƣớc ĐDSH năm 1992: ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ
thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, dƣới nƣớc, ở biển và
mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên, ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong
loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng
loài) và các HST (đa dạng các HST). Trong đó:
- Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di
truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài, những biến dị di
truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.
- Đa dạng loài là sự phong phú về các loài đƣợc tìm thấy trong các
HST tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

6
- Đa dạng HST là sự phong phú về các kiểu HST khác nhau ở cạn
cũng nhƣ ở nƣớc tại một vùng nào đó. HST là hệ thống bao gồm sinh vật và
môi trƣờng tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất,
năng lƣợng và trao đổi thông tin.
Đa dạng các loài sinh vật ở Việt Nam đã thống kê và xác định đƣợc:
Đa dạng loài trong HST trên cạn
Khu hệ thực vật: Có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó, có
4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong đó có
10% số loài thực vật đặc hữu [23].
Khu hệ động vật: Cho đến nay đã thống kê đƣợc 307 loài giun tròn,
161 loài giun sán kí sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 113 loài bọ nhảy, 7.750
loài côn trung, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và
phân loài thú [23] .
Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dƣơng - Mã Lai của
IUCN, Việt Nam đƣợc xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc
hữu cao so với các nƣớc trong vùng phụ Đông Dƣơng. Động vật giới Việt
Nam có nhiều đặc hữu: Hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài
thú đặc hữu. Riêng trong số 25 loài thú linh trƣởng đã đƣợc ghi nhận thì ở

Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt
Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng
rừng 2 nƣớc Việt Nam – Campuchia [23].
Đa dạng loài trong HST đất ngập nước nội địa
Các thủy vực nƣớc ngọt nội địa của Việt Nam rất đa dạng về hệ thực
vật cũng nhƣ hệ động vật bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ
ngập nƣớc và bán ngập nƣớc, động vật không xƣơng sống và cá.
Vi tảo: Đã xác định đƣợc có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành.
Cho đến nay đã thống kê và xác định đƣợc 794 loài động vật không
xƣơng sống. Trong đó, đáng lƣu ý là thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài

7
và 8 giống lần đầu tiên đƣợc mô tả ở Việt Nam. Riêng 2 nhóm tôm, cua
(Giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài)
lần đầu tiên đƣợc mô tả. Trong số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số
loài), 3 giống đầu tiên đƣợc mô tả, tất cả đều là đặc hữu của Việt Nam hay
vùng Đông Dƣơng. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu của khu
hệ tôm, cua, trai, ốc, nƣớc ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn [23].
Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nƣớc ngọt
nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ
và 18 bộ. Riêng họ cá chép có tới 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4
họ, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu của Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu
đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi [23].
Đa dạng loài trong các HST biển và ven bờ
Đặc tính của khu HST biển Việt Nam thể hiện rõ ở các đặc tính nhiệt
đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt Bắc - Nam.
Trong vùng biển nƣớc ta đã xác định đƣợc chừng 11000 loài sinh vật cƣ trú
trong hơn 20 kiểu HST điển hình và thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau,
trong đó có 2 vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức
độ ĐDSH cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9

vùng nƣớc trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn.
Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong
đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài, rong biển có 653 loài, động vật
phù du có 657 loài, thực vật phù du có 537 loài, thực vật ngập mặn có 94
loài, tôm biển có 225 loài…[24]
Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi cho thấy danh sách khu hệ các
biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách
đƣợc lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới [25].
Một số loài sinh vật mới đƣợc phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt
Nam. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các

8
vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới đƣợc phát hiện và mô
tả, trong đó có nhiều chi, loài mới cho khoa học. Một số các nhóm sinh vật
trƣớc đây chƣa đƣợc nghiên cứu, nay đã có những dẫn liệu bƣớc đầu nhƣ
nhóm giáp xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn…
Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho
thấy quần thể loài Rái cá lông mũi - loài tƣởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở
khu bảo tồn U Minh Thƣợng (Kiên Giang). Các loài mới đƣợc phát hiện đã
làm phong phú thêm cho sinh giới Việt Nam, trong khi một số loài khác, đặc
biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có xu hƣớng giảm số lƣợng hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng [27].
Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam
Số lƣợng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính ra bình quân trên
1km
2

lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ
hàng chục nghìn cá thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài
sinh vật so với thế giới [23].

Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu
khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thƣờng rất phức tạp. Có
nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau.

Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài đƣợc thực
hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển
đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu
cao đối với thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.

1.2. Đa dạng các loài sinh vật ở Hà Nội
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44'
đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng
Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới

9
hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km². Địa
hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác. Phần diện
tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,
với các đỉnh nhƣ Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m,
Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi
thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng [28].
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại
của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất,
khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay
đƣợc bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gƣơm nằm ở trung tâm

lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối
với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác
nhƣ hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ
lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng
Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa. Thuộc
vùng cận nhiệt đới ẩm, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lƣợng bức xạ Mặt
Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Hà Nội có 2 mùa: mùa mƣa từ tháng IV
đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III. Lƣợng mƣa hàng năm vào
khoảng 2000mm. Nhiệt độ dao động theo mùa: mùa nóng (nhiệt độ cao nhất
42
0
C) và mùa lạnh (nhiệt độ thấp nhất 20
0
C), giao động ngày đêm về nhiệt
độ là 6 - 8
0
C.
Các nhà khoa học sinh thái phân biệt Hà Nội có 13 kiểu HST chính.
Có thể đánh giá ĐDSH các HST của Hà Nội hiện nay là rất đa dạng và

10
phong phú. Nếu có thiếu chỉ là các HST ở vùng ven biển và biển. ĐDSH ở
Hà Nội, điển hình là 4 HST: Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, vƣờn quốc gia Ba
Vì, HST hồ Tây, HST sông Hồng. Chính vì vậy mà ĐDSH các loài của Hà
Nội vô cùng phong phú [4].
Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có: 188 loài động vật hoang dã có xƣơng
sống, có 33 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế.
Động vật không xƣơng sống (côn trùng): 320 loài. Thảm thực vật có 8 kiểu.

Loài thực vật bậc cao có mạch: 823 loài [4].
Vƣờn quốc gia Ba Vì có: 288 loài động vật có xƣơng sống (42 loài quí
hiếm). Số lƣợng loài côn trùng ƣớc tính đến thời điểm hiện tại là 86 loài
thuộc 19 họ, 9 bộ. Thảm thực vật gồm có 3 kiểu chính. Hệ thực vật có: 978
loài, có 18 loài cây gỗ quý, 185 loài cây có giá trị sử dụng gỗ, 4 loài cây đa
tác dụng, 8 loài đặc hữu [4].
HST sông Hồng đã thống kê và xác định đƣợc: 20 loài TVN, 23 loài
ĐVN, 9 loài ĐVĐ, 63 loài cá khác nhau thuộc 21 họ, 2 bộ, có 9 loài quý
hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam [4].
HST hồ Tây đã thống kê và xác định đƣợc: 33 loài thực vật thủy sinh
sống trong nƣớc, 52 loài tảo, 40 loài ĐVN, 14 loài ĐVĐ, 55 loài cá thuộc 17
họ, trong đó cá chép chiếm ƣu thế (56%) [4].
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng các loài sinh vật
Đa dạng loài chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều các yếu tố nhƣ: Vị trí
địa lý, địa hình, lƣợng mƣa, dƣỡng chất, độ muối, các yếu tố lịch sử.
Vị trí địa lý: đa dạng loài càng tăng khi vĩ độ giảm. Nam Mỹ, Châu
Phi, Đông Nam Á nằm dọc đƣờng xích đạo có số lƣợng loài rất cao [26].
Địa hình: Trong những HST ở cạn, độ phong phú về loài thƣờng tập
trung ở những nơi có địa hình thấp. Càng lên cao, độ đa dạng loài càng giảm
[26]. Sự phong phú về loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức
tạp, để tạo nên những cách ly di truyền, thích ứng với địa phƣơng, sự biệt

11
hóa có thể xảy ra. Những vùng có tính địa chất phức tạp, tạo ra một sự đa
dạng về các loại đất, có ranh giới rõ rệt, dẫn đến sự đa dạng trong các quần
xã và các loài có sự thích nghi với mỗi loại đất riêng.
Lƣợng mƣa: Đa dạng sinh vật tăng khi lƣợng mƣa tăng. Nhƣng lại
giảm ở những nơi có lƣợng mƣa lớn và ít tăng hay không tăng khi mƣa một
lần lớn từ 1000 - 1500 mm/năm. Môi trƣờng có độ khô càng cao thì càng
kém đa dạng loài. Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù

rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất nhƣng chúng chiếm tới hơn ½
loài trên thế giới. Đánh giá này chỉ dựa vào mẫu côn trùng và chân khớp, là
những nhóm chính về số loài trên thế giới. Đối với hầu hết các nhóm sinh
vật, sự đa dạng loài tăng về hƣớng nhiệt đới. Ví dụ nhƣ Kênia có 308 loài
thú, trong khi Pháp chỉ có 113 loài thú mặc dù hai nƣớc này có cùng diện
tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống nhƣ ở biển, nghĩa là
cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn san hô lớn ở Úc,
phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô. Trong các
quần xã trên cạn, sự giàu có về loài theo xu hƣớng tăng ở các địa hình thấp,
tăng theo lƣợng bức xạ của mặt trời và tăng theo lƣợng mƣa. Sự thay đổi lớn
về nhiệt độ theo mùa là nhân tố khác ảnh hƣởng nhiều đến số lƣợng loài ở
vùng ôn đới [26].
Dƣỡng chất: Đa dạng loài ở cửa biển - nơi có biên độ dao động muối
lớn cao hơn ở ngoài khơi và HST nƣớc ngọt.
Độ muối: Ở các HST ven biển, tính đa dạng tăng khi độ muối tăng.
Ngƣợc lại, ở các HST nƣớc ngọt, tính đa dạng giảm khi muối tăng.
Yếu tố lịch sử: Các yếu tố lịch sử cũng là nhân tố quan trọng trong xác
định sự phân bố đa dạng loài trên thế giới. Những vùng đất cổ có nhiều loài
hơn những vùng đất mới. Các vùng có tuổi địa chất già hơn có nhiều thời
gian hơn để nhận các loài phát tán từ các nơi khác và cũng có nhiều thời gian
hơn để các loài thích nghi đáp ứng với các điều kiện địa phƣơng.

12
Sự suy giảm ĐDSH hiện nay có cả các nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm sự phá vỡ và mất nơi cƣ trú, sự xâm
lấn của các sinh vật nhập nội, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sống,
sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, lâm nghiệp. Nhƣng đây không phải là bản chất của vấn đề. Kiệt quệ sự
sống là một kết quả không thể tránh khỏi của các cách mà loài ngƣời đã và đang
lạm dụng môi trƣờng trong quá trình gia tăng sự thống trị của mình.

Loài có thể bị tiêu diệt do một loạt các ảnh hƣởng và tác động của con
ngƣời. Có thể chia thành 2 loại chính: trực tiếp (săn bắn, hái lƣợm, thuần
hoá) và gián tiếp (phá huỷ và biến đổi nơi cƣ trú). Săn bắn quá mức là một
trong những nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất gây nên sự tuyệt chủng của
nhiều loài động vật và ảnh hƣởng đến một số loài thú lớn, nổi tiếng. Tuy
nhiên, trong toàn bộ sự suy giảm ĐDSH, chắc chắn nguyên nhân này không
quan trọng bằng các nguyên nhân gián tiếp nhƣ phá huỷ và biến đổi nơi cƣ
trú. Săn bắn chỉ ảnh hƣởng chọn lọc đối với các loài đã hoặc đang là những
nguồn tài nguyên có thể thu hoạch đƣợc, điều này rất quan trọng đối với
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu nhƣ bất kỳ dạng hoạt động
nào của con ngƣời cũng gây biến đổi môi trƣờng tự nhiên. Sự biến đổi này sẽ
tác động đến sự phong phú tƣơng đối của loài và trong nhiều trƣờng hợp đặc
biệt sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt. Kết quả này cũng có thể do nơi cƣ trú trở nên
không thích hợp đối với loài (ví dụ, chặt sạch cây rừng hoặc ô nhiễm nƣớc
sông), hoặc do nơi cƣ trú bị phá vỡ. Ngoài ra còn có ảnh hƣởng của sự chia
cắt các quần thể loài liền kề trƣớc đây thành các quần thể con nhỏ hơn. Nếu
những quần thể này đủ nhỏ, cùng với sự thay đổi các tiến trình, sẽ đƣa đến
việc gia tăng xác suất tuyệt diệt trong một thời gian tƣơng đối ngắn.
Một số nguyên nhân chính
Sự suy giảm ĐDSH là một vấn đề đang đƣợc các nhà khoa học và các
nhà hoạch định chính sách rất quan tâm. Các loài đang bị tuyệt chủng với tốc

13
độ nhanh nhất đƣợc biết đến trong lịch sử địa chất và phần lớn những tuyệt
chủng này là do các hoạt động của con ngƣời.
Mất và phá huỷ nơi cư trú: thƣờng là kết quả trực tiếp do các hoạt
động của con ngƣời và sự tăng trƣởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến
sự suy giảm loài, quần thể và HST.
Sự thay đổi trong thành phần HST: chẳng hạn nhƣ mất hoặc suy
giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH. Ví dụ, nỗ lực loại trừ

chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể
chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con
mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên
khi số lƣợng chó sói ít hơn thì số lƣợng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên,
kết quả là số lƣợng chim hót sẽ ít đi [26].
Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ HST và ảnh
hƣởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa. Những kẻ xâm
chiếm này có thể ảnh hƣởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng
các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng
hoặc giao phối với chúng.
Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu
hoạch quá mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của
loài hoặc quần thể đó.
Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lƣợng và tốc độ
gia tăng dân số của loài ngƣời. Con ngƣời ngày càng đòi hỏi nhiều không
gian sống, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và tạo ra ngày càng nhiều
chất thải trong khi dân số thế giới liên tục gia tăng với tốc độ đáng báo động.
Sự gia tăng dân số loài ngƣời sẽ làm giảm ĐDSH theo các hƣớng sau: Gây
biến đổi nơi cƣ trú do sự phát triển nông nghiệp, đô thị, công nghiệp và khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều đó dẫn đến ô nhiễm
đất, nƣớc và không khí. Gây ra sự ấm toàn cầu do tăng phát thải lƣợng

14
cacbon đioxit và các khí khác vào khí quyển, chúng làm biến đổi các HST tự
nhiên ở mọi nơi. Một trong các nguyên nhân của việc tăng mức cacbon
đioxit là do đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon nhƣ than, dầu và gas.
Ô nhiễm do con ngƣời gây ra có thể ảnh hƣởng đến mọi cấp độ của
ĐDSH.
Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi
trƣờng. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm nếu chúng không thể

thích nghi đƣợc với những điều kiện mới hoặc phải di cƣ.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Hà Nội nhƣ hiện nay, thì việc
bảo tồn các loài động vật, thực vật là rất cần thiết và quan trọng. Việc bảo
tồn này không chỉ tạo cảnh quan cho môi trƣờng đô thị mà còn duy trì và
phát triển các loài có nguy cơ tuyệt diệt, bên cạnh đó giáo dục cho ngƣời dân
về vai trò ĐDSH cũng nhƣ ý thức bảo vệ các loài động, thực vật và môi
trƣờng sống.
1.4. Một số công trình nghiên cứu về hồ Tây
1.4.1. Chất lượng môi trường nước hồ Tây
Hồ vốn là một HST đặc biệt, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống
con ngƣời. Tuy vậy, không ít hồ trên thế giới đã và đang ô nhiễm vô cùng
nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm nƣớc hồ chủ yếu liên quan đến việc sử dụng
không hợp lý hoặc khai thác hồ quá mức. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô
nhiễm hồ nhƣ: đỏ bừa bãi các loại chất thải rắn vào hồ, thải vào hồ nƣớc thải
chứa chất hữu cơ và kim loại nặng từ các nơi ô nhiễm, đặc biệt là từ các hoạt
động nông nghiệp, bồi lắng do xói mòn, chuyển đổi mục đích sử dụng trong
lƣu vực hồ, thay đổi khí hậu và đặc biệt là sự lỏng lẻo và thiếu phối hợp
trong quản lý khu vực hồ,
Hồ Tây là một trong những hồ tự nhiên có tầm quan trọng và có diện
tích lớn nhất thủ đô Hà Nội, và chỉ đến sau ngày giải phóng miền Bắc, sau
năm 1954, thì những nghiên cứu về hồ Tây mới đƣợc đặc biệt chú ý.

15
Rất nhiều công trình nghiên cứu về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ
Tây của nhiều tác giả đã đƣợc công bố. Cụ thể một số nghiên cứu đó là:
Nghiên cứu của Vũ Đăng Khoa năm 1996, tác giả đã khảo sát và xem
xét một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc hồ Tây. Kết quả cho thấy pH từ 7,2 đến
7,5 trong mùa khô, từ 7 đến 8,5 trong mùa mƣa. DO từ 6,3 đến 9,1 trong
mùa khô và từ 7,5 đến 13,6 trong mùa mƣa, BOD
5

tù 7,8 đến 21,6 và COD
từ 80 đến 220mg/l [10]
Theo công trình nghiên cứu của Hồ Thanh Hải và nnk năm 1998 về
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ Tây. Tác giả đã khảo sát và xem xét một số
các yếu tố thủy lý thủy hóa trong các sơ đồ phân bố đồng mức và đã đƣa ra
một số nhận xét chính nhƣ sau: Nhiệt độ nƣớc tại các trạm có độ sâu > 1,5 m
nhiệt độ tầng đáy thấp hơn nhiệt độ tầng mặt trên dƣới 1
o
C. Độ pH tƣơng đối
cao, nghiêng về phía kiềm, giá trị pH tầng đáy thấp hơn so với tầng mặt. Độ
đục khối nƣớc tầng mặt trong mùa mƣa cao hơn so với mùa khô, độ đục tầng
đáy cao hơn tầng mặt. Độ dẫn điện có sự phân biệt giữa các vùng, độ dẫn
điện của hồ trên thấp hơn hồ dƣới, độ dẫn điện của khối tầng mặt thấp hơn so
với tầng đáy. Hàm lƣợng oxi hòa tan hồ Tây khá lớn, tuy nhiên khu vực cửa
cống, hàm lƣợng oxi tầng mặt thấp, trong mùa khô không còn oxi ở tầng đáy
của khu vực này.
Theo nghiên cứu năm 2001 của GS.TS Lê Quốc Hùng, Viện hóa học
đã báo cáo về chất lƣợng nƣớc của hồ Tây dựa trên các thông số nhƣ pH,
nhiệt độ và thuốc bảo vệ thực vật cũng đƣợc nghiên cứu.
Năm 2001, tác giả Hồ Thanh Hải, Viện Sinh thái tài nguyên cũng đã
tiến hành khảo sát, nghiên cứu về hồ Tây vào tháng 4, 8, 12 tại ba điểm của
hồ Tây. Tác giả đã kết luận hàm lƣợng phốt pho thay đổi từ 1,2 đến 4mg/l
cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,05mg/l. COD có giá trị từ 33,5 đến 140
mg/l cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 35mg/l [7]. Từ đó, tác giả kết luận ô
nhiễm hồ Tây chủ yếu gây ra bởi các yếu tố dinh dƣỡng.

16
Một nghiên cứu khác của tác giả Lƣu Lan Hƣơng về hồ Tây cũng tiến
hành khảo sát chất lƣợng nƣớc hồ Tây và tiến hành mô hình hóa một số kết
quả các chất ô nhiễm trong nƣớc hồ. Tác giả đã rút ra nhận xét hàm lƣợng

COD đã vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép [9].
Theo nghiên cứu năm 2011 của nhóm nghiên cứu Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật [18] về tình trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ Tây, nhóm
nghiên cứu đã đƣa ra nhận xét chung, nƣớc mặt hồ Tây vào mùa cạn vẫn
chƣa bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, chỉ vào mùa mƣa thì hàm lƣợng chất rắn lơ
lửng mới tăng đột biến do nƣớc mƣa đã kéo theo chất bẩn ở ven hồ xuống
nƣớc. Bên cạnh đó, hồ Tây vẫn phải nhận một lƣợng lớn nƣớc thải sinh hoạt
cũng nhƣ nƣớc thải công nghiệp nên làm cho chất lƣợng nƣớc mặt của hồ
Tây giảm đi đáng kể. Quá trình nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ số
dinh dƣỡng và kết quả cho thấy nƣớc hồ Tây đang bị ô nhiễm và đã có biểu
hiện của hiện tƣợng phú dƣỡng. Các thông số dinh dƣỡng đều ở mức cao.
Việc tiến hành quan trắc thƣờng xuyên và đƣa ra những biện pháp bảo
vệ chất lƣợng nƣớc trong tình hình hiện nay là vô cùng cần thiết. Nƣớc hồ là
môi trƣờng sống cho các loài sinh vật của hồ Tây, do đó chất lƣợng nƣớc ảnh
hƣởng lớn tới sự biến đổi thành phần loài sinh vật hồ Tây.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ động thực vật của hồ Tây
Hồ Tây là một hồ tự nhiên, có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội.
Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trƣng về danh lam thắng cảnh, các hoạt
động du lịch, văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của ngƣời
dân thủ đô, cũng nhƣ ngƣời dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có
giá trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật đa
dạng và độc đáo. Sau năm 1954, những nghiên cứu về hồ Tây mới đƣợc
đặc biệt chú ý [1].
Các báo cáo khoa học, tạp chí và các đề tài nghiên cứu về ĐDSH các
loài ở hồ Tây đã đƣợc công bố của một số tác giả điển hình nhƣ:

17
Luận án tiến sĩ của Vũ Đăng Khoa (1996) [10]: “ Cơ sở sinh thái học
để bảo vệ môi trƣờng phát triển nguồn lợi thủy sản ở hồ Tây”. Tác giả đã
thống kê số lƣợng sinh vật thủy sinh của hồ Tây và các yếu tố ảnh hƣởng đến

hệ động thực vật có trong hồ. Tác giả đã kết luận hồ Tây có khu hệ thực vật,
động vật rất phong phú về thành phần loài và mật độ.
Luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Xuân Quỳnh (1996) [12] : “Nghiên cứu
về động vật không xƣơng sống trong các thủy vực có nƣớc thải vùng Hà Nội”.
Tác giả đã thống kê thành phần loài, số lƣợng động vật không xƣơng sống trong
các thủy vực có nƣớc thải ở Hà Nội: hồ Bảy mẫu, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn
Kiếm, sông Kim Ngƣu và ảnh hƣởng của nƣớc bị ô nhiễm đối với động vật.
Tài liệu khoa học của một nhóm tác giả Lê Trọng Cúc, Nguyễn Hữu
Dụng, Đặng Thị Sy và nnk (1997) [5] : “Báo cáo kết quả điều tra thủy hóa và
thủy sinh vật hồ Tây và hồ Trúc Bạch”. Báo cáo này cũng thống kê số lƣợng
loài sinh vật có trong hồ Tây và khẳng định sự ĐDSH của hồ.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mai Đình Yên, Đặng Ngọc Thanh, Hồ
Thanh Hải, Dƣơng Đức Tiến (2002) [7].: “Thủy sinh học các thủy vực nƣớc
ngọt nội địa Việt Nam”. Nghiên cứu đã chỉ ra HST hồ Tây đa dạng về động,
thực vật, đƣợc coi là điển hình và mang sắc thái riêng của dạng thủy vực
nƣớc ngọt đồng bằng Bắc Bộ.
Nghiên cứu của tác giả Lƣu Lan Hƣơng về chất lƣợng nƣớc và ĐDSH
của hồ Tây năm 2009 [9]. Tác giả đã kết luận chất lƣợng nƣớc hồ Tây bị ô
nhiễm nhẹ và ảnh hƣởng tới hệ động thực vật có trong hồ. Diễn thế sinh thái
và sự biến đổi thành phần ĐDSH trong vài chục năm qua là không lớn [8].
Ngoài ra có rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả khác. Những
nghiên cứu này đã chỉ ra đƣợc sự liên quan giữa các yếu tố môi trƣờng ảnh
hƣởng đến sự ĐDSH của hồ Tây.



18
CHƢƠNG 2
ĐI TƢỢNG V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các loài sinh vật trong hệ sinh thái hồ Tây
(Hà Nội). Theo nghiên cứu thì hồ Tây là hồ có nguồn gốc từ sông Hồng,
cũng nhƣ nhiều hồ khác bắt nguồn từ sông, hồ Tây hình thành và phát triển
qua ba giai đoạn: hình thành (cách đây khoảng 3000 - 2500 năm), phát triển
(cách đây khoảng 2000 - 1000 năm) và thoái hóa (từ nay trở đi). Trong giai
đoạn đầu của sự hình thành, hồ Tây là một khúc của sông Hồng, sau đó sông
Hồng chuyển dòng lên phía Đông Bắc, bỏ lại hồ Tây cổ - một khúc sông của
mình. Khoảng 1000 năm trƣớc đây, ngƣời ta tiến hành đắp đê sông Hồng để
bảo vệ Hà Nội và do đó đã đẩy hồ Tây vào thế cô lập hoàn toàn với sông
Hồng. Hồ Tây đã nhiều lần đƣợc đổi tên nhƣ: Dâm Đàm (Sƣơng mù), Lãng
Bạc (bến sóng), Xác Cáo, Trâu Vàng Năm 1573, để tránh tên húy của Vua
Lê Thế Tôn (Duy Đàm), hồ đƣợc đổi tên là Tây Hồ, sâu đó đổi thành Đoái
Hồ và sau lại là Tây Hồ [11].
Hồ Tây là hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất Hà Nội. Hồ Tây không chỉ
là hồ có hệ động thực vật phong phú mà nó còn là nơi tập trung nhiều di tích
lịch sử, văn hóa truyền thống của Hà Nội. Xung quanh hồ Tây có 64 di tích
lịch sử, trong đó có 21 di tích đã đƣợc xếp hạng, ví dụ nhƣ đền Quán Thánh,
chùa Trấn Quốc, đền Đồng Cổ, phủ Tây Hồ Từ lâu hồ Tây đã gắn với các
vƣờn đào, vƣờn hoa và các làng hoa. Trải qua hàng nghìn năm, môi trƣờng
khí hậu, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa của hồ Tây đã trở thành
một tài sản vô giá của Thủ đô Hà Nội.
Vị trí của hồ Tây đƣợc thể hiện ở hình 1.


19

Hình 1. Bản đồ hồ Tây (Hà Nội)






×