Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc khu hệ tảo và vi khuẩn lam tại một số thủy vực thuộc vùng Mã Đà, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.06 MB, 244 trang )

đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học tự nhiên

Nguyễn Thùy Liên
Nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc
khu hệ tảo và vi khuẩn lam tại một số
thuỷ vực thuộc vùng Mã Đà,
tỉnh Đồng Nai
Luận án tiến sĩ ngành sinh học
Hà Nội, 2009
đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học tự nhiên

Nguyễn Thùy Liên
Nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc
khu hệ tảo và vi khuẩn lam tại một số
thuỷ vực thuộc vùng Mã Đà,
tỉnh Đồng Nai
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62 42 20 01
Luận án tiến sĩ ngành sinh học
Ngời hớng dẫn khoa học
1. TS. Đặng Thị Sy
2. TS. Trần Văn Thụy
Hà Nội, 2009
iii
Mục lục
Lời cám ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v


Danh mục các biểu đồ, bản đồ, sơ đồ vi
Danh mục các hình ảnh vi
Mở đầu 1
chơng 1. Tổng quan tài liệu 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam trên thế giới 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam ở Việt Nam 12
1.3. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 21
1.3.1 Vị trí và diện tích khu vực nghiên cứu 21
1.3.2 Đặc điểm khí hậu 21
1.3.3 Địa hình 24
1.3.4 Đất đai 24
1.3.5 Thảm thực vật 25
1.3.6 ảnh hởng của dân c lên môi trờng nớc 25
1.3.7 Các dạng thủy vực 26
1.3.8 Chất lợng nớc ở một số điểm thu mẫu tại Mã Đà 29
chơng 2. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 32
2.1. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 32
2.2. Phơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Khảo sát thực địa và thu thập mẫu vật 32
2.2.2 Xử lý, phân tích và định loại mẫu vật 36
iv
chơng 3. Kết quả nghiên cứu 42
3.1. Thành phần loài của hệ tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà 42
3.1.1 Cấu trúc thành phần loài và nơi sống 42
3.1.2 Các loài và thứ mới bổ sung cho hệ tảo và Vi khuẩn lam
Việt Nam 58
3.1.3 Các loài cha xác định đợc tên gọi 77
3.1.4 Các loài đáng chú ý của hệ tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà 87
3.2. Đa dạng sinh học của hệ tảo v Vi khuẩn lam vùng Mã Đà 89
3.2.1 Tính đa dạng về các bậc taxon 90

3.2.2 So sánh hệ tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà với hệ tảo toàn Việt
Nam và một số khu vực lân cận. 99
3.3. Sự phân bố các loài tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà theo loại
hình thủy vực 105
3.4. Biến động mùa của hệ tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà 112
3.5. Mối liên hệ giữa thành phần và cấu trúc hệ tảo và Vi khuẩn lam
với chất lợng nớc 116
Kết luận 120
danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan
đến luận án 122
Tài liệu tham khảo 123
Phụ lục 141
I. Khóa định loại các loài tảo và vi khuẩn lam tại một số thủy vực vùng Mã Đà.
II. Bảng tính chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H) tại một số điểm nghiên cứu
thuộc vùng Mã Đà.
III. Hình ảnh về các loài tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà.
v
Danh mục các bảng
Bảng 1. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lợng nớc tại các thủy vực thuộc khu vực
Mã Đà trong mùa khô 30
Bảng 2. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lợng nớc tại các thủy vực thuộc khu vực
Mã Đà trong mùa ma 30
Bảng 3. Các đợt thu mẫu 32
Bảng 4. Danh lục tảo và Vi khuẩn lam tại các thủy vực thuộc khu vực
Mã Đà 43
Bảng 5. Sự phân bố taxon bậc loài và dới loài trong các ngành tảo và Vi khuẩn
lam vùng Mã Đà 90
Bảng 6. Đa dạng loài của các họ và chi 91
Bảng 7. Sự phân bố taxon trong các lớp, bộ, họ, chi 92
Bảng 8. Độ đa dạng sinh học tại một số điểm thu mẫu 98

Bảng 9. Số loài tảo và Vi khuẩn lam vùng Mã Đà so sánh với số loài tảo nớc
ngọt của Việt Nam 100
Bảng 10. Số lợng các bộ, họ, chi, loài và dới loài tảo và Vi khuẩn lam tại một
số khu vực 101
Bảng 11. So sánh số lợng loài và dới loài của các chi giàu loài ở địa điểm
nghiên cứu (có từ 5 loài và dới loài trở lên) với khu vực Nam Cát Tiên 104
Bảng 12. Số loài Tảo trong các loại thủy vực khác nhau 105
Bảng 13. Danh sách các loài chỉ gặp ở hồ Trị An 106
Bảng 14. Danh sách các loài chỉ gặp ở hồ, đầm 108
Bảng 15. Các chi tảo và Vi khuẩn lam phổ biến ở suối khu vực Mã Đà 112
Bảng 16. Danh lục các loài và dới loài tảo và Vi khuẩn lam chỉ đợc tìm thấy
vào mùa khô tại khu vực Mã Đà 113
Bảng 17. Độ phì của nớc trong khu vực nghiên cứu 117
vi
Danh mục các biểu đồ, bản đồ, sơ đồ
Bản đồ. Vị trí khu vực nghiên cứu Mã Đà 23
Sơ đồ. Các điểm thu mẫu tại khu vực Mã Đà 33
Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu diễn số loài và dới loài ở các lớp của Tảo lục 93
Biểu đồ 2. Tỷ lệ giữa các ngành tảo và Vi khuẩn lam 100
Biểu đồ 3. Tỷ lệ các ngành tảo và Vi khuẩn lam tại một số khu vực 102
Biểu đồ 4. So sánh các chi giàu loài ở Mã Đà và Nam Cát Tiên 103
Danh mục các hình ảnh
Hình 1. Trachelomonas crispa Balech: 58
Hình 2. Gomphonema eriense Grun.: 58
Hình 3. Navicula elongata Poretzky: 59
Hình 4. Navicula lacustris Greg. var. Paulseniana (Boye P.) Zabelina: 60
Hình 5. Eunotia tauntoniensis Hust.: 60
Hình 6. Carteria klebsii (P.A. Dangeard) Francé: 61
Hình 7. Oedogonium stellatum Wittr.: 61
Hình 8. Oedogonium vesicatum (Lyngb.) Wittr.: 62

Hình 9. Bulbochaete mirabilis Wittr.: 63
Hình 10. Actinotaenium curtum (Bréb) Teiling: 63
Hình 11. Arthrodesmus octocornis Ehrenb.: 64
Hình 12. Cosmarium amoenum (Bréb.) Ralfs: 64
Hình 13. Cosmarium candianum Delponte: 65
Hình 14. Cosmarium connatum Bréb.: 65
Hình 15. Cosmarium crispatum Hirano: 66
Hình 16. Cosmarium cuneatum Joshua: 66
Hình 17. Cosmarium formosulum W.E. Hoff: 67
vii
Hình 18. Cosmarium humile (Gay.) Nordst. 67
Hình 19. Cosmarium ocellatum Eichl. & Gutw.: 68
Hình 20. Cosmarium quadrifarium P. Lundell f. polysticha P. Lundell: 68
Hình 21. Cosmarium reniforme (Kalfs) W. Archer var. elevatum West & G.S. West: 69
Hình 22. Cosmarium subspeciosum Nordst var. validius Nordst: 69
Hình 23. Cosmarium trilobulatum Reinsch: 70
Hình 24. Cosmarium tumidum Lund.: 70
Hình 25. Desmidium coarctatum Nordst.: 71
Hình 26. Desmidium pseudostreptonema W. & G.S.West: 71
Hình 27. Euastrum fissum W. & G.S.West.: 72
Hình 28. Pleurotaenium trabecula (Ehrenb.) Nọg. f. maximum (Reinsch) Roll.: 72
Hình 29. Spondilosium javanicum (Gutw.) Grửnbl.: 73
Hình 30. Staurastrum freemanii W. G.S.West var. triquetrum W. G.S.West: 74
Hình 31. Staurastrum o-meari Arch.: 74
Hình 32. Spirogyra irregularis Nageli: 76
Hình 33. Spirogyra gallica Petit: 76
Hình 34. Spirogyra notabilis Taft: 77
Hình 35. Batrachospermum sp. 82
Hình 36. Pleurotaenium sp 83
Hình 37. Staurastrum sp 83

Hình 38. Chara sp1 85
Hình 39. Chara sp2 86
Hình 40. Đoạn suối có tảo đỏ phát triển 87
Hình 41. Nơi sinh trởng của tảo vòng Chara 87
Hình 42. Quần xã tảo hồ Trị An (ảnh chụp dới kính hiển vi laze quét) 88
Hình 43. Coscinodiscus radiatus Ehr88
1
Mở đầu
Tảo là nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau, hầu hết chúng có khả năng
tự dỡng nhờ quang hợp [80]. Cấu tạo cơ thể cũng nh cách thức sinh sản của
chúng rất đơn giản, có thể là đơn bào hoặc đa bào nhng cha phân thành rễ,
thân, lá thật. Cơ quan sinh sản là đơn bào hoặc đa bào nhng cha phân hóa chức
năng tế bào.
Kích thớc tảo rất đa dạng, những loài hiển vi kích thớc chỉ vài phần
mời àm nhng những tảo lớn kích thớc có thể tới vài chục mét. Tảo phân bố
khắp nơi trên trái đất. Khí hậu, địa hình và môi trờng dinh dỡng ảnh hởng rất
lớn đến thành phần và cấu trúc quần xã tảo, do vậy quần xã tảo cũng rất đa
dạng.[61]
Trớc đây Vi khuẩn lam vẫn đợc coi là 1 nhóm tảo có nhân thật (và đợc
gọi là Tảo lam). Ngày nay, nhờ các nghiên cứu sâu về mặt tế bào học nhóm sinh
vật này đã đợc xếp vào giới tiền nhân Monera. Vai trò của Vi khuẩn lam trong
các thủy vực tơng tự nh tảo và vị trí của chúng trong mối tơng tác với các
thành phần của quần xã Tảo cũng rất quan trọng nên nghiên cứu hệ tảo cần thiết
nghiên cứu đồng thời cả Vi khuẩn lam.
Tảo và Vi khuẩn lam là thành phần sinh vật quan trọng của hệ sinh thái
thuỷ vực, chúng giữ vai trò sinh vật sản xuất, cung cấp nguồn chất hữu cơ, dỡng
khí và nơi ẩn nấp, sinh đẻ cho các sinh vật khác của hệ sinh thái nớc.
Trên thế giới cũng nh ở nớc ta, nhiều loại tảo đợc khai thác ngoài tự
nhiên hoặc nuôi trồng làm thức ăn cho ngời và gia súc, là nguồn bổ sung calo,
vitamin và các nguyên tố vi lợng. Nhiều loài tảo ngoài hàm lợng protein tổng

số cao (40-60% trọng lợng khô ở Chlorella, hơn 50% ở Scenedesmus) còn chứa
nhiều axit amin, các nguyên tố vi lợng và vitamin quan trọng. Tảo còn là
nguyên liệu điều chế một số chất đặc biệt cho sản xuất thuốc, nghiên cứu khoa
học và các công nghệ thực phẩm hay sản xuất sơn, vecni và thuốc nhuộm nh
2
chất Alginate (chiết xuất từ Sargassum) có trên 300 công dụng khác nhau hay
agar- agar chiết xuất từ các loài agarophyte (Gelidium, Laurencia, Gracilaria) là
chất không thể thay thế trong nghiên cứu vi sinh vật [26]. Trong những năm gần
đây, tảo còn đợc chú ý với vai trò là nguồn nhiên liệu sinh học tiềm năng [150].
Tảo và Vi khuẩn lam đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ sự cân
bằng cho hầu hết các hệ sinh thái nớc, đặc biệt ở các hệ thống xử lý nớc thải
bằng biện pháp sinh học thì tầm quan trọng của chúng càng thể hiện rõ rệt.
Chúng cung cấp oxy cho vi sinh vật, động vật và mọi phản ứng hóa học cần oxy,
sau đó lấy đi các chất khoáng của quá trình phân giải.
Tảo và Vi khuẩn lam có cấu tạo cơ thể đơn giản, phát triển và sinh trởng
nhanh, không cần diện tích lớn nên thuận lợi khi nuôi trồng công nghiệp.
Tảo rất mẫn cảm với các thành phần của môi trờng sống, do vậy chúng
đã và đang đợc dùng làm chỉ thị sinh học cho các đặc điểm và mức độ ô nhiễm
của thủy vực.
Tuy nhiên một số tảo và Vi khuẩn lam có độc tố gây hại cho ngời và các
sinh vật. Riêng các chi của ngành Vi khuẩn lam đã có thể sinh ra 8 nhóm độc tố
ảnh hởng tới sức khỏe con ngời [88, 119]. Một số loài không có độc tố nhng
khi phát triển quá mức gây hiện tợng nớc nở hoa, gây hại lên các sinh vật khác
sống trong thủy vực hoặc con ngời và động vật sử dụng nguồn nớc.
Tính cấp thiết của luận án:
Toàn thế giới đã phát hiện đợc khoảng 40.000 loài tảo [Đặng Thị Sy, Tảo
học, 2005]. Tuy nhiên, so với số loài ớc tính thì số loài đã định loại đợc còn rất
nhỏ bé. ở Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001) ghi nhận
2.191 loài tảo thuộc 9 ngành và 368 loài Vi khuẩn lam [55]. Nh vậy, nghiên cứu
về tảo ở nớc ta so với nghiên cứu ở các nhóm sinh vật khác còn rất hạn chế.

Vùng Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai là khu vực gồm 3 lâm trờng: Mã Đà,
Hiếu Liêm và Vĩnh An. Khu vực này trớc năm 1975 tuy không hiểm trở nhng
3
rộng lớn và rậm rạp nên đã từng đợc lựa chọn là căn cứ của Trung ơng cục và
Chiến khu D. Cũng vì vậy nhiều phần của khu vực đã bị tàn phá nặng do bị rải
chất diệt cỏ. Sau năm 1975, ba lâm trờng khai thác đợc thành lập. Việc khai
thác không khoa học đã làm rừng gỗ cạn kiệt, nhiều nơi rừng trồng hoặc điều và
xoài đã thay thế cho rừng tự nhiên. Năm 2003, cả ba lâm trờng đã có quyết định
giải thể và chuyển thành Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu trực thuộc UBND
tỉnh Đồng Nai. Năm 2006, trung tâm Quản lý di tích chiến khu D đợc sát nhập vào
Khu dự trữ và toàn bộ khu vực đợc đổi tên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di
tích Vĩnh Cửu. Dù đã đợc xác định chức năng sản xuất, khai thác và hiện đã là
khu bảo tồn thiên nhiên và di tích nhng cho tới nay vẫn cha có nghiên cứu kỹ
lỡng nào về tảo và Vi khuẩn lam tại đây. Do vậy, việc điều tra thành phần loài
và sự phân bố của tảo và Vi khuẩn lam tại khu vực Mã Đà có tính cấp thiết cả về
khoa học và định hớng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên khu vực.
Luận án Nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc khu hệ tảo và Vi
khuẩn lam tại một số thuỷ vực thuộc vùng Mã Đà, tỉnh Đồng Nai là công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về tảo và Vi khuẩn lam
trên toàn khu vực Mã Đà là đáp ứng tính cấp thiết trên.
Mục đích của luận án:
Điều tra, xác định thành phần loài và cấu trúc hệ tảo và Vi khuẩn lam
tại các thuỷ vực thuộc vùng Mã Đà, tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu sự phân bố của thành phần loài tảo và Vi khuẩn lam trong
vùng Mã Đà theo thời gian và loại hình thủy vực.
Đánh giá chất lợng môi trờng nớc tại khu vực nghiên cứu trên cơ
sở cấu trúc và thành phần khu hệ tảo và Vi khuẩn lam.
ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án là tài liệu cho phân loại tảo và
Vi khuẩn lam, bổ sung kiến thức chuyên ngành thực vật, góp phần cho

4
đánh giá đa dạng sinh học vùng Mã Đà nói riêng và cả Việt Nam nói
chung.
ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của luận án là cơ sở khoa học trong
việc quy hoạch bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và
cho công tác đào tạo.
Điểm mới của luận án:
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống
về hệ tảo và Vi khuẩn lam tại vùng Mã Đà, tỉnh Đồng Nai.
Bổ sung 34 loài và dới loài tảo mới cho Việt Nam.
Xác định đặc điểm phân bố và cấu trúc của hệ tảo và Vi khuẩn lam
vùng Mã Đà, lấy đó làm cơ sở để đánh giá chất lợng các thủy vực
trong khu vực nghiên cứu và xác định công thức đánh giá chất lợng
nớc phù hợp với từng loại hình thủy vực.
Bố cục của luận án:
Luận án gồm 140 trang (không kể phụ lục), 43 hình, 1 bản đồ, 1 sơ đồ, 4
biểu đồ, 17 bảng đợc chia thành các phần sau: Mở đầu (4 trang), chơng 1 (tổng
quan tài liệu: 27 trang), chơng 2 (Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu: 10
trang), chơng 3 (kết quả nghiên cứu: 78 trang), kết luận (2 trang), danh mục các
công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án (3 công trình), tài liệu
tham khảo (151 tài liệu), phụ lục.
5
chơng 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Lịch sử nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam trên thế giới
Ngày 7/9/1674, Antoni van Leeuwenhoek, với phát minh ra kính hiển vi,
đã quan sát đợc một số tảo đơn bào và trùng roi. Gần 1 thế kỷ sau, những
nghiên cứu về tảo mới trở thành một hệ thống có tính khoa học. Trong 25 năm
cuối của thế kỷ 18, khi kính hiển vi trở thành một công cụ hữu hiệu trong nghiên
cứu tảo, một số loại tảo đã đợc mô tả nh Fucus, Corallina, Ulva và Conferva.
[101]

Trong lịch sử nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam đã ghi nhận nhiều quan
điểm phân loại khác nhau về vị trí của nhóm sinh vật này trong sinh giới. Theo
quan điểm 2 giới của Linaeus (1735), phần lớn tảo (bao gồm cả Vi khuẩn lam)
thuộc giới Thực vật. Ông đã đa ra 14 chi tảo, nhng chỉ 4 trong chúng
(Conferva, Ulva, Fucus, Chara) là đúng với định nghĩa hiện nay về tảo [86]. Tảo
mắt có khả năng chuyển động và quang hợp nên đôi khi đợc xếp vào cả 2 giới
động vật và thực vật. Do có những khó khăn trong việc sắp xếp vị trí của các
taxon nh Euglena và nấm nhày nên Ernst Haeckel (1866) đã đề xuất ra giới thứ
3 là Protista cho các taxon này. Theo Ernst Haeckel, phần lớn tảo thuộc Protista,
chỉ có Chlorophyta và Charophyta là thuộc giới thực vật [132].
Coperland đề xuất hệ thống 4 giới (Thực vật, động vật, Protoctis và Vi
khuẩn). Tuy không có nhiều khác biệt với hệ thống của Haeckel ở trên song ông
đã có 1 tiến bộ lớn là phân biệt sinh giới trên cơ sở nhân thật và nhân sơ [64].
Lấy cơ sở là hệ thống của Coperland, hệ thống 5 giới của Whittaker
(1969) xếp Vi khuẩn lam vào giới tiền nhân (Monera), phần lớn tảo đợc xếp vào
giới thực vật (Plantae) và giới Protista [151]. Trong hệ thống 4 giới của Gordon
(1974), Vi khuẩn lam đợc xếp vào giới Monera, các ngành tảo khác đợc xếp
vào giới Thực vật [81].
6
Cho tới nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau trong xây dựng hệ thống
phân loại tảo.
Những quan điểm phân loại ban đầu còn mang nhiều tính nhân tạo nh
quan điểm của Harvey (1836), C. A. Agardh (1817-1824), Hassall (1857) [theo
61, 72, 101, 147].
Những nghiên cứu sâu rộng hơn về tảo đã giúp cho việc xây dựng hệ thống
phân loại mang tính tự nhiên hơn. Nhiều quan điểm chia tảo thành các ngành
khác nhau.
G. Smith (1950) chia tảo thành 7 ngành, ngang hàng với ngành Bryophyta
cũng nh các ngành khác của giới thực vật. Các ngành này là Chlorophyta,
Euglenophyta, Chrysophyta, Phaeophyta, Pyrrhophyta, Cyanophyta và

Rhodophyta [106].
Papenfuss (1946) [95], R.Fitter v R.Manuel [70] lại phân chia tảo thành
chín ngành. Robert Edward Lee [80] cũng chia tảo thành 9 ngành nhng thuộc 4
nhóm dựa vào cấu tạo màng lạp lục. Nhóm tiền nhân có Cyanophyta. Nhóm thứ
hai bao gồm các ngành tảo có lục lạp đợc bao trong màng (Glaucophyta,
Rhodophyta, Chlorophyta). Nhóm thứ ba gồm các ngành có lạp lục đợc bao
trong mạng lới nội chất đơn (Euglenophyta, Dinophyta). Nhóm thứ t có lạp lục
đợc bao trong mạng lới nội chất kép (Cryptophyta, Heterokontophyta,
Prymnesiophyta) [80].
Whittaker (1978) [118] phân chia tảo thành 10 ngành, Vi khuẩn lam thành
một lớp của ngành Eubacteriophyta. Quan điểm của hầu hết các nhà tảo học Liên
Xô cũ cũng chia toàn bộ tảo thành 10 ngành trong đó Vi khuẩn lam đợc xếp là
một ngành tảo [theo 34].
Gordon F. Leedale (1974) đã phân ra 11 ngành tảo là Rhodophyta,
Cryptophyta, Dinophyta, Haptophyta, Chrysophyta, Xanthophyta,
Eustigmatophyta, Bacillariophyta, Phaeophyta, Euglenophyta và Chlorophyta
[81].
7
Sự khác biệt về số lợng ngành tảo của các tác giả khác nhau chủ yếu ở
Tảo vàng ánh, Tảo vàng và Tảo silic có tách thành các ngành riêng biệt hay
không. Một số tác giả tách phân lớp Coccolithophoridophyceae thuộc lớp
Chrysomonadophyceae của ngành Tảo vàng ánh thành ngành Tảo có phần phụ
(Haptophyta) và tách bộ Tảo vàng dạng monat thành ngành Tảo động bào tử có
điểm mắt (Eustigmatophyta). Tảo vòng đợc nhiều tác giả xếp trong ngành Tảo
lục (Chlorophyta) [Smith, 1950] nhng cũng có quan điểm tách riêng lớp này
thành 1 ngành.
Charophyceae có hình thái ngoài khác hẳn Chlorophyceae, điều này khiến
cho việc xác định hệ thống phân loại của nó gặp nhiều khó khăn. Nó đã đợc
tách ra thành 1 lớp riêng biệt từ lớp Chlorophyceae (Smith; Fott; Chapman), 1
dới ngành (Round, 1963) hay là 1 ngành (Desikachary & Sundaralingam, 1962;

Silva, 1962). Các nghiên cứu về nhân của nhóm loài này chỉ ra sự khác biệt trong
cấu trúc tế bào học (Sinha, 1958, 1963; Sarma, 1983; Khan & Sarma, 1984) đã
ủng hộ cho việc tách nhóm này khỏi Chlorophyceae. [theo 57, 105].
Theo chúng tôi, việc tách ngành Tảo vàng ánh thành ba ngành Tảo vàng,
Tảo vàng ánh và Tảo silic của một số tác giả nh Gordon F. Leedale (1974),
Whittaker (1978) là hợp lý. Ba ngành này có những khác biệt lớn trong cấu trúc
tế bào, ví dụ nh ngành Tảo vàng không có sắc tố fucoxanthin, ngành Tảo silic
có cấu tạo vách tế bào gồm hai mảnh, cấu thành bởi lớp trong là pectin và lớp
ngoài là chất silíc Tảo vòng đợc xếp thành một lớp của ngành Tảo lục trên cơ
sở sắc tố quang hợp và chất dự trữ là tinh bột theo quan điểm của Whittaker
(1978) [81, 118].
Nh đã nói ở trên, việc phân loại, định loại tảo mới chỉ đạt đợc một lợng
nhỏ so với thực tế nên những năm gần đây vẫn có nhiều công trình về phân loại,
định loại tảo.
Trong hệ tảo nớc ngọt, họ Zygnemaceae là đối tợng đợc quan sát sớm
nhất. Hợp tử của Spirogyra đợc Muller quan sát thấy năm 1782. Đến năm 1798,
8
Josept Gartner mới quan sát đợc quá trình hình thành hợp tử của chi tảo này
[theo 101].
Thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ghi nhận đóng góp của nhiều nhà tảo học lớn
với các công trình còn giá trị tới ngày nay. Có thể kể đến các tác phẩm nh
Histoire des Conferves d'eau douce của Vaucher [theo 101], The British
Desmidiaceae của J. Ralfs [145], Specimen desmidiacearum subalpinarumum
của J. B. Delponte [144], A Monograph of the British Desmidiaceae của West
W. & West G.S. [146].
Năm 1855, Pringsheim khám phá ra phơng thức sinh sản hữu tính ở
Vaucheria, và trong khoảng từ 1855 đến 1860 là ở Oedogonium và Coleochaete.
[theo 101]
Những công trình nghiên cứu về phân loại tảo giữa thế kỷ 20 của H. Skuja
[134], Zabelina [141] hay Savicz [137, 138, 139] đến nay vẫn là tài liệu tham

khảo đáng tin cậy cho những công trình về định loại tảo.
M.S. Randhawa đã nghiên cứu chi tiết họ tảo Zygnemaceae trong cuốn
sách cùng tên, bao gồm phân bố, phân loại, hệ thống phát sinh, cấu trúc tế bào và
mô tả cũng nh khóa phân loại cho 581 loài của 13 chi thuộc họ Zygnemaceae
[101].
Các loài tảo nớc ngọt đã đợc Takaaki Yamagishi và Masaru Akiyama
giới thiệu trong loạt sách Photomicrographs of the Freshwater Algae. Tập 12
và 14 là mô tả của 200 loài tảo và Vi khuẩn lam khác nhau [124].
Band 19 của cuốn Sỹwasserflora von Mitteleuropa- Bd. 19:
Cyanoprokaryota là loạt sách giới thiệu tổng quát về các đơn vị phân loại
cyanoprokaryotic (Vi khuẩn lam) đã đợc nhận dạng ở châu Âu. Sách mô tả đầy
đủ các đặc điểm nhận dạng, hình thái và sinh thái của từng loài. Trong tập 1 các
tác giả (J. Komárek và K. Anagnostidis) đã mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái, sinh
thái và đa ra khoá định loại của 499 loài thuộc 93 chi, 11 họ của bộ
9
Chroococcales ở châu Âu, trong đó các chi phổ biến là Aphanothece,
Aphanocapsa, Merismopedia, Gloeocapsa, Chroococcus [76]. Năm 2005, tập 2,
Oscillatoriales đợc xuất bản đã giới thiệu chi tiết về bộ Oscillatoriales [77].
Bên cạnh đó là hàng loạt các bài báo nghiên cứu về phân loại tảo đợc
công bố trong thời gian gần đây.
Những nghiên cứu trong khu vực Đông Nam á những năm gần đây đợc
đẩy mạnh nh các công trình của Masao Ohno và cộng sự về tảo diatom trong hệ
thống sông Mêkong ở Campuchia [93], của Minoru Hirano về tảo Desmid thu
thập ở Thái Lan và Malaysia [73]. Hirano đã ghi nhận và mô tả 663 loài Desmid
của Thái Lan và Malaysia, trong đó có 99 loài đợc ông xác định là loài nhiệt
đới. Năm 2004, nhóm tác giả Siripen Traichaiyaporn, Shigeru Kumano,
Thaweedet Chainapong, Taweesak Khuantrairong và Boonsom Waraegsiri đã
phát hiện loài Batrachospermum mahlacense mới cho Thái Lan [113]. Công trình
của Yuwadee Peerapornpisal và nhóm nghiên cứu năm 2006 cũng tập trung vào
đối tợng Tảo đỏ nớc ngọt ở Thái Lan [125].

Năm 1999, trong bài viết An Annotated List and Selected Bibliography of
Indian Charophyta, H.S. Pundhir và M. Khan đã công bố danh sách các loài tảo
thuộc Charophyta của ấn Độ với 142 loài thuộc các chi Chara (57 loài),
Lamprothamnium (1 loài), Lychnothamnus (5 loài), Nitellopsis (1 loài), Nitella
(72 loài) và Tolypella (6 loài) [98].
Năm 2000, F.D. Opute đã công bố 90 taxon tảo Desmid Nigeria có dạng
dài và nhận thấy sự tơng đồng cao của tảo Desmid Nigeria với khu vực Nam
Mỹ, Đông Nam á, ấn Độ và Australia [94].
Năm 2002, Tahir Atici công bố 19 loài tảo và Vi khuẩn lam mới cho Thổ
Nhĩ Kỳ tìm thấy tại đập Sariyar [60].
10
Aydin Akbulut, trong bài Planktonic Diatom (Bacillariophyceae) Flora of
Sultan Sazli Marshes (Kayseri) đã công bố 75 loài tảo silic với các chi u thế là
Fragilaria, Navicula, Gomphonema, Nitzschia, Epithemia [59].
Năm 2003, Akihiro Tuji nghiên cứu về tảo silic Navicula sống đáy ở hồ
Biwa (hồ cổ và lớn nhất Nhật Bản) đã phát hiện và mô tả 81 taxon tảo, trong đó
có 2 loài mới [115].
Trong bi Taxonomic review of the cyanoprokaryotic genera Planktothrix
and Planktothricoides, Jirớ Komỏrek & Jaroslava Komỏrkovỏ ó mụ t v a ra
khúa nh loi cho 2 chi c tỏch ra t chi Oscillatoria l Planktothrix v
Planktothricoides [78].
Năm 2005, P.K. Misra và cộng sự đã mô tả bổ sung 11 loài và thứ tảo mới
của vùng Eastern Uttar Pradesh, ấn Độ [89].
Năm 2005, nhóm tác giả Trung Quốc đã công bố 122 taxa tảo Desmid ở
hồ Donghu, Trung Quốc. Các tác giả đã nghiên cứu cả về mật độ, phân bố và mối
tơng quan giữa tảo với nớc hồ [117].
Trong bi Taxonomic Studies on Some Freshwater Diatoms from the
Eastern Terai Region, Nepal, S.K. Rai ó mụ t v hỡnh thỏi v phõn b ca 17
loi to silic vựng Terai, Nepal [100].
Gần đây, Trung Quốc đã có những công bố về các loài tảo đỏ mới của chi

Batrachospermum. Năm 2006, Jui-Yu Chou, Wei-Lung Wang ghi nhận loài
Batrachospermum arcuatum mới cho Đài Loan [63], năm 2007, Feng Jia, Xie
Shu-Lian, Yao Ge công bố chi tảo Tuomeya Harvey và loài Batrachospermum
hongdongense mới cho Trung Quốc [69, 123].
Năm 2007, Bỹlent ahin bổ sung thêm 2 loài tảo Desmid mới ở Thổ Nhĩ
Kỳ [109]. Fatma ầevik, Brian A. Whitton, Okan ệZTĩRK (2007) bổ sung thêm
chi Hydrurus C.Agardh [67].
11
Bên cạnh việc nghiên cứu thành phần loài tảo trong các thuỷ vực, nhiều tác
giả đã chú ý đến mối tơng quan với hiện trạng môi trờng nớc. Ưu điểm nổi
bật của phơng pháp sử dụng tảo trong đánh giá môi trờng so với phơng pháp
phân tích hóa học bắt nguồn từ khả năng nhạy cảm với điều kiện sống của chúng.
N. De. Pauw cho rằng sử dụng quần xã tảo để đánh giá những thay đổi trong
thành phần hóa học của thủy vực là biện pháp phù hợp nhất [96].
Sử dụng sự hiện diện của một số loài tảo hay cấu trúc quần xã của chúng
để chỉ thị cho chất lợng nớc hay đánh giá môi trờng là phơng pháp đã đợc
nhiều tác giả sử dụng. Liebmann (1962) [theo 96] đã đa ra danh sách 29 loài
sinh vật chỉ thị cho môi trờng nớc bị ô nhiễm nặng, trong đó có hai loài Vi
khuẩn lam và một loài Tảo mắt. Đối với nớc cha bị ô nhiễm, ông cũng đa ra
danh sách 14 loài sinh vật thủy sinh chỉ thị, trong đó phần lớn là các loài tảo
[theo 96].
Nhiều tác giả đã xây dựng các công thức để xác định độ phú dỡng của
các thủy vực dựa vào cấu trúc hệ tảo và Vi khuẩn lam. Fefoldy Lajos (1980) đã
công bố các chỉ số Cyanophyta, chỉ số Chlorococcales, chỉ số Diatomeae, chỉ số
Euglenophyta và từ đó rút ra chỉ số chung để xác định độ phì của thủy vực [theo
54]. Ngoài ra còn có những phơng trình dinh dỡng đợc xây dựng từ lâu nhng
giá trị sử dụng vẫn rất cao nh phơng trình của Nygaard (1949) và Schroevers
(1965) [96].
Trong bài báo Recent dynamics (1995-1999) of the phytoplankton
assemblages in Lago Maggiore as a basic tool for defining association patterns

in the Italian deep lakes, Giuseppe Morabito, Delio Ruggiu và Pierisa Panzani
[90] đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm một cách đầy đủ về mối tơng
quan giữa tảo và tính chất vật lý, hoá học của nớc hồ Lago Maggiore (hồ trên
núi lớn thứ 2 ở Italia). Các tác giả cũng đã đa ra danh lục các loài tảo cũng nh
biến động của chúng qua các mùa.
12
Năm 2001, Eva Willén đã tổng kết các nghiên cứu về thực vật phù du ở 4
hồ lớn của Thụy Điển trong bài Phytoplankton and Water Quality
Characterization: Experiences from the Swedish Large Lakes Mọlaren,
Hjọlmaren, Vọttern and Vọnern. Trong công trình này, tác giả đã xác nhận số
lợng loài phytoplankton ở hồ Vọttern là 300 loài, ở hồ Hjọlmaren là 400 loài.
Bên cạnh đó, tác giả còn đa ra các nhận định về mối liên quan giữa hệ tảo và
chất lợng nớc của các hồ. Sự khác nhau trong cấu trúc thành phần loài, nhất là
khi xem xét Vi khuẩn lam, Tảo hai roi, Tảo silic và Tảo lục là những loại tảo có
số lợng lớn hơn ở hồ Hjọlmaren cho thấy hồ này có thể giàu dinh dỡng hơn.
Trong khi đó số lợng loài Tảo vàng ánh ở hồ Vọttern nhiều hơn hồ Hjọlmaren
đến 40% cho thấy nớc ở hồ này là nghèo dỡng. [120]
Almeida, S. F. P. đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự suy giảm chất lợng nớc
với tảo diatom ở Bồ Đào Nha [58].
Năm 2004, trong công trình Benthic algal community structure and
waterquality of the Zapadna Morava River Basin near Cacak, Jurisic Ivana đã
đa ra danh lục của 145 loài tảo và Vi khuẩn lam sống bám ở sông Zapadna
Morava (Serbia). Tác giả cũng phân tích ảnh hởng của nhiệt độ, pH, tốc độ
dòng, dinh dỡng đến thành phần và cấu trúc hệ tảo. [74]
Năm 2007, Kasperoviien J. và Vaikutien G. khi nghiên cứu phá
Curonian (phía Đông Nam biển Baltic, thuộc Latvi) đã chỉ ra mối liên hệ giữa
những biến đổi trong quần xã tảo silic với sự gia tăng độ phú dỡng của nớc
[75].
1.2. Lịch sử nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu tảo và Vi khuẩn lam ở Việt Nam đợc tiến

hành muộn hơn so với thế giới nhng cũng đã có một số thành tựu nhất định.
13
Công trình nghiên cứu đầu tiên về tảo ở Việt Nam đợc J. Loureiro tiến
hành từ năm 1793 về tảo lục Ulvapisum [theo 44]. Cho đến năm 2001, Việt Nam
đã định loại đợc 2191 loài tảo thuộc 9 ngành và 368 loài Vi khuẩn lam [55].
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu mang tính chất chuyên khảo về
ngành, lớp và bộ tảo lớn ở Việt Nam cũng đã đợc nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu.
Những nghiên cứu ban đầu về tảo ở Việt Nam chủ yếu đợc thực hiện bởi
các nhà khoa học nớc ngoài nh J. Loureiro (1793), M. D. Bois và P. Petit
(1904), P. Fremy (1927) [theo 44]. Năm 1933, M. Lefevre đã có báo cáo về tảo
nổi thu thập từ các ao trong Thảo cầm viên Sài Gòn. Nghiên cứu có hệ thống đầu
tiên về tảo ở Việt Nam là của Shirota công bố vào năm 1966 [103]. ông đã tiến
hành thu thập mẫu tảo ở hầu hết các tỉnh của Nam Việt Nam và mô tả đợc 267
loài và dới loài phytoplankton trong môi trờng nớc ngọt thuộc 3 ngành
Cyanophyta, Chrysophyta và Chlorophyta [103].
Các nghiên cứu về tảo do ngời Việt Nam thực hiện bắt đầu từ năm 1960
với công trình về thực vật thủy sinh ở Sài Gòn của Vũ Văn Cơng [126]. Tiếp
theo là các công trình của Phạm Hoàng Hộ về tảo vùng Cần Thơ và tảo Chara
Việt Nam [127, 128]. Nghiên cứu về tảo ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn
này còn phải kể đến một số công trình của Hoàng Quốc Trơng [51, 104], của
Cao Ngọc Phơng (1964) [theo 44], của Nguyễn Thanh Tùng năm 1967 và 1970
về tảo Zygnemataceae [129, 130].
Những nghiên cứu về phân loại tảo và Vi khuẩn lam ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Chính vì vậy, các công trình về phân loại tảo và Vi khuẩn lam và các
vấn đề liên quan trong những năm gần đây vẫn đợc tiến hành ở nhiều nơi trên cả
nớc.
Các công trình về Vi khuẩn lam của Dơng Đức Tiến đã đợc tiến hành
trong nhiều năm (1972, 1973, 1975, 1976, 1977) [theo 44].
14

Trong luận án phó tiến sĩ Dẫn liệu về khu hệ tảo nớc ngọt miền Bắc Việt
Nam của Nguyễn Văn Tuyên, tác giả đã xác định đợc 856 loài, 104 thứ, 19
dạng tảo thuộc 181 chi, 70 họ, 25 bộ, 7 ngành là Tảo lục, Tảo silic, Tảo mắt, Tảo
lam, Tảo giáp, Tảo vàng và Tảo vàng ánh. Trong 979 loài và thứ có 766 loài và
thứ lần đầu phát hiện có ở Việt Nam [53].
Năm 1982, trong luận án tiến sĩ về khu hệ tảo trong các thủy vực nội địa
Việt Nam, Dơng Đức Tiến đã công bố 1.402 loài và dới loài, bao gồm 78 loài
tảo mắt, 344 loài tảo lam, 530 loài tảo lục, 9 loài tảo vòng, 30 loài tảo giáp, 388
loài tảo silic, 14 loài tảo vàng ánh, 5 loài tảo vàng và 4 loài tảo đỏ. Tác giả cũng
chú ý đến mối tơng quan giữa các loại hình thủy vực với thành phần của tảo
[140].
Năm 1983, Võ Hành công bố 191 loài và dới loài tảo ở hồ chứa Kẻ Gỗ
(Hà Tĩnh) [142].
Nghiên cứu về Vi khuẩn lam đã đợc tiến hành trong các luận án của các
tác giả Phùng Thị Nguyệt Hồng (1992) [theo 44] và gần đây là Nguyễn Thị Loan
[87], Nguyễn Thị Thu Liên [83], Hồ Sĩ Hạnh [12].
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Xuân Quýnh, Trịnh Thị Thanh, Đặng Thị Sy đã
tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm soát và điều chỉnh chất lợng nớc thông qua
việc nuôi cá bằng nớc thải sinh hoạt ở Thịnh Liệt và đã xác định đợc 54 loài
của 6 ngành tảo. Bên cạnh đó, các tác giả còn đa ra các thông số cụ thể về mật
độ và sinh khối tảo liên quan đến chất lợng nớc. [42]
Từ năm 1995 đến năm 1998, Đặng Thị Sy và nhóm nghiên cứu đã tổng kết
khá đầy đủ về hiện trạng các sông hồ của Hà Nội, trong đó 4 hồ lớn là hồ Tây, hồ
Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm và hồ Bảy Mẫu đợc đề cập khá chi tiết về chất lợng
nớc và thành phần cũng nh sinh khối thực vật phù du tại các thời điểm khác
nhau trong năm. Tại hồ Tây, tác giả đã thống kê 107 loài tảo thuộc 5 ngành (Tảo
lục, Tảo silic, Cryptophyta, Dinophyta, Euglenophyta) và 17 loài Vi khuẩn lam.
15
Tại hồ Bảy Mẫu phát hiện 75 loài thuộc 6 ngành. Tác giả cũng nhận thấy sự thay
đổi loài u thế theo mùa ở hồ này. [37, 39, 108]

Năm 1996, Dơng Đức Tiến đã công bố 263 loài phát hiện ở Việt Nam
thuộc 61 chi, 10 họ, 4 bộ trong cuốn Phân loại Vi khuẩn lam ở Việt Nam [44].
Tác giả Dơng Đức Tiến, Võ Hành đã xuất bản cuốn sách Tảo nớc ngọt
Việt Nam - phân loại bộ tảo lục vào năm 1997. Đây là một công trình nghiên
cứu trong đó giới thiệu khá đầy đủ về bộ Tảo lục (Chlorococcales) ở Việt Nam
với 429 loài thuộc 80 chi, 19 họ [45].
Năm 1999, Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành công bố danh sách 136 loài và dới
loài vi tảo thuộc 5 ngành: Cyanobacteriophyta, Bacillariophyta, Pyrrophyta,
Euglenophyta và Chlorophyta có liên quan đến chất lợng nớc thủy vực sông
La, Hà Tĩnh [6].
Báo cáo của Trần Kông Khánh ghi nhận tại hồ Hoàn Kiếm có 142 loài vi
tảo thuộc 47 chi, 21 họ, 10 bộ, 5 ngành. [18]
Nguyễn Đình San đã phát hiện đợc 196 loài và dới loài thuộc 60 chi, 31
họ và 11 bộ, tập trung trong 4 ngành tảo khi khảo sát 20 thủy vực bị ô nhiễm ở
các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tác giả đã xác định 41
taxon chỉ thị cho độ nhiễm bẩn và thử nghiệm khả năng làm sạch nớc của tảo
Chlorella pyrenoidosa và Scenedesmus quadricauda cho kết quả tốt [34].
Năm 2000, Nguyễn Thị Minh Lan và Lê Khơng Thúy đã nghiên cứu về
Vi khuẩn lam trong các ruộng lúa Hà Nội. Các tác giả đã phát hiện đợc 50 loài
thuộc 19 chi, 5 bộ của 2 lớp, trong đó lớp Chroococcophyceae chỉ có 2 loài, 48
loài còn lại thuộc lớp Hormogoniophyceae [20].
Cùng các tác giả khác, năm 2002, Dơng Đức Tiến đã xuất bản cuốn
Thuỷ sinh học các thuỷ vực nớc ngọt nội địa Việt Nam [48]. Trong cuốn sách
này danh lục các loài tảo nớc ngọt đã biết ở Việt Nam ghi nhận có 1.403 loài và
dới loài thuộc 8 ngành là Cyanophyta (344), Pyrrophyta (30), Crysophyta (14),
16
Bacillariophyta (388), Xanthophyta (5), Rhodophyta (4), Euglenophyta (78),
Chlorophyta (540).
Năm 2002, Trần Ngọc Đức và Dơng Đức Tiến đã nghiên cứu và xác định
đợc 181 loài và dới loài tảo và Vi khuẩn lam thuộc 5 ngành, trong đó ngành

Chlorophyta chiếm u thế trên Sông Vàm Cỏ Tây thuộc tỉnh Long An [4].
Cũng trong năm 2002, Dơng Đức Tiến, Trịnh Tam Kiệt đã nghiên cứu về
Vi khuẩn lam gây độc ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy hiện tợng nở hoa ở hầu
hết các thủy vực là do chi Microcystis. Các tác giả đã đa ra khóa định loại cho
các loài của chi này kèm với mô tả ba loài Microcystis spp. có độc tính và biện
pháp xử lý nớc nở hoa. [143]
Năm 2003, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã xuất bản cuốn Đa dạng sinh
học Tảo trong các thuỷ vực nội địa Việt Nam- Triển vọng và thử thách [54].
Trong công bố này, danh lục các loài tảo nội địa Việt Nam có 1563 loài và dới
loài thuộc các ngành Euglenophyta (218 loài và dới loài), Chlorophyta (637 loài
và dới loài), Cyanophyta (268 loài và dới loài), Bacillariophyta (401 loài và
dới loài), Chrysophyta (13 loài và dới loài), Pyrrophyta (17 loài và dới loài),
Xanthophyta (9 loài và dới loài). Theo tác giả, khu hệ Tảo nội địa Việt Nam
mang tính nhiệt đới với 27% số loài. Ông cũng đã đa ra những số liệu cụ thể
trong việc áp dụng tảo vào việc xử lý nớc thải thành phố cũng nh chỉ thị độ bẩn
ở Việt Nam, trong các quá trình diễn thế của thủy vực.
Cũng trong năm 2003, Dơng Đức Tiến và cộng sự trong bài Chất lợng
nớc và khu hệ vi tảo hồ Ba Bể so với một số hồ ở Việt Nam, đã công bố 138
loài vi tảo phát hiện đợc ở hồ Ba Bể [46].
Vi tảo trên sông Cả đã đợc nhóm tác giả Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành,
Dơng Đức Tiến nghiên cứu và xác định đợc 409 loài và dới loài loài và dới
loài với u thế thuộc về Tảo silic [7].
17
Võ Hành và Trần Mộng Lai đã công bố 60 loài và dới loài thuộc bộ
Protococcales ở hồ chứa Sông Rác thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, trong đó
bổ sung thêm 4 loài và dới loài cho bộ này ở Việt Nam [11].
Năm 2003, Đặng Thị Sy công bố nghiên cứu về tảo tại khu bảo tồn thiên
nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Tác giả đã ghi nhận 145 loài và dới loài
thuộc 23 họ, 4 ngành tảo và ngành Vi khuẩn lam, đặc biệt là ngành Tảo lục đã
phát hiện đợc đại diện của cả 6 lớp. Tác giả cũng ghi nhận sự xuất hiện lần đầu

tiên của 2 loài Chlorodesmis hildebrandii và Triceratium sp. trong môi trờng
nớc ngọt [40].
Sông Thị Vải đã đợc nhóm tác giả Đỗ Thị Bích Lộc, Ngô Xuân Quảng,
Trần Thị Sao Mai nghiên cứu trong nhiều năm. Năm 2003, các tác giả công bố sự
có mặt của 246 loài thuộc 6 ngành tảo, trong đó ngành Tảo silic chiếm u thế.
Những biến đổi theo thời gian về mật độ, thành phần và nhóm loài u thế trên
sông cũng đợc các tác giả đề cập tới. [24]
Năm 2004, tác giả Lê Thị Thúy Hà khi nghiên cứu về khu hệ thức vật nổi
ở vùng tây nam hệ thống sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh) đã xác định đợc 409
loài thực vật nổi thuộc 5 ngành tảo, bổ sung 36 loài và dới loài mới cho khu hệ
tảo Việt Nam. Tác giả cũng đánh giá đặc điểm phân bố của khu hệ thực vật nổi
trong các sinh cảnh khác nhau [8].
Cùng trong năm 2004, nhóm tác giả Dơng Đức Tiến, Vũ Thành Lâm,
Nguyễn Quốc Hùng, Lê Anh Tân, Trần Hải Linh đã nghiên cứu về vi tảo và Vi
khuẩn lam hồ chứa Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang và xác định đợc 137 loài và dới
loài, thuộc 5 ngành. Ngoài 80 loài và dới loài bổ sung cho danh lục của hồ,
nhóm nghiên cứu đã không tìm thấy loài Tảo đỏ Batrachospermum đã từng có ở
hồ. [47]
Đặng Hoàng Phớc Hiền cùng cộng sự [15, 16] tập trung nghiên cứu vào
đối tợng là các loài Vi khuẩn lam độc.
18
Lê Thu Hà và Nguyễn Thuỳ Liên năm 2005 đã công bố danh lục tảo và Vi
khuẩn lam của 3 hồ lớn ở Hà Nội là hồ Thành Công có 40 loài và dới loài tảo và
Vi khuẩn lam, hồ Hai Bà Trng có 65 loài và dới loài, hồ Thuyền Quang có 35
loài và dới loài. Các tác giả trên còn sử dụng các phơng pháp khác kết hợp với
phân tích thành phần loài tảo và Vi khuẩn lam để đánh giá chất lợng nớc của 3
hồ này [5].
Năm 2005, Phan Thị Thúy Hằng, Lơng Quang Đốc đã công bố thêm bảy
loài thuộc chi Amphora C.G. Ehrenberg ex F.T. Kỹtzing 1844 thuộc bộ Tảo silic
Lông chim (Pennales), là loài mới cho Việt Nam, bổ sung thêm vào danh lục của

chi đã có 10 loài [13].
Lơng Quang Đốc và Tôn Thất Pháp đã nghiên cứu Tảo silic sống trên
nền đáy mềm ở đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế. Bên cạnh việc xác định đợc
132 loài và dới loài Tảo silic, trong đó 96,2% số loài và dới loài thuộc bộ Tảo
silic lông chim, các tác giả còn xác định đợc đặc điểm phân bố của chúng. [2]
Tôn Thất Pháp và cộng sự đã xác định đợc 69 taxon bao gồm 43 loài, 1
thứ, 25 dạng tảo phù du thuộc 29 chi, 17 họ, 12 bộ, 6 lớp, của 5 ngành tảo
Cyanophyta, Heterokontophyta, Dinophyta, Euglenophyta, Chlorophyta trên sông
Nh ý (Thừa Thiên Huế). Nghiên cứu này đã bổ sung 8 loài và dới loài cho khu
hệ tảo ở Việt Nam. Hiện tợng và nguyên nhân gây nở hoa liên quan đến môi
trờng nớc của các loài vi tảo cũng đợc đề cập tới trong nghiên cứu của các tác
giả. [31, 56]
Nguyễn Đình San và Nguyễn Đức Diệu đã công bố 110 loài và dới loài
tảo silic thuộc 2 bộ, 13 họ và 29 chi trong các thủy vực nuôi thủy sản nớc lợ ở
các huyện Quỳnh Lu, Hng Nguyên (Nghệ An), Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà
Tĩnh) [35].
Năm 2007, tại hồ điều hoà Yên Sở, Hà Nội, nhóm tác giả Đặng Thị Sy,
Nguyễn Thuỳ Liên, Nguyễn Hoài An, Lê Thu Hà, Bùi Thị Hoa đã ghi nhận đợc
111 loài tảo và Vi khuẩn lam thuộc 34 chi, 16 họ, 11 bộ, 8 lớp [41]. Cùng trong

×