Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của Coptotermes Formosanus Shiraki; Odontotermes Hainanensis Light và sử dụng chế phẩm từ Metarhizium Anisopliae (Me

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.25 MB, 205 trang )









MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1

Mục tiêu của đề tài
2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2

Ý nghÜa khoa häc vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1


Tình hình nghiên cứu về loài mối Coptotermes formosanus Shiraki
4
1.1.1
Nghiên cứu loài mối C. formosanus ở nước ngoài
4
1.1.1.1
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
4
1.1.1.2
Nghiên cứu các phƣơng pháp phòng trừ C. formosanus
8
1.1.2
Nghiên cứu loài mối C. formosanus ở trong nước
11
1.1.2.1
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
11
1.1.2.2
Nghiên cứu các phƣơng pháp phòng trừ C. formosanus
13
1.2
Tình hình nghiên cứu về loài mối Odontotermes hainanensis Light
14
1.2.1
Nghiên cứu loài mối O. hainanensis ở nước ngoài
14
1.2.1.1
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
14
1.2.1.2

Nghiên cứu các phƣơng pháp phòng trừ O. hainanensis
15
1.2.2
Nghiên cứu loài mối O. hainanensis ở trong nước
16
1.2.2.1
Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
16
1.2.2.2
Nghiên cứu các phƣơng pháp phòng trừ O. hainanensis
17
1.3
Tình hình nghiên cứu sử dụng M. anisopliae Sorok phòng trừ mối
18
1.3.1
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có hại và mối ở nước
ngoài
18
1.3.1.1
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có hại
18
1.3.1.2
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ mối
20
1.3.2
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có hại và mối ở trong
nước
23
1.3.2.1
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có hại

23
1.3.2.2
Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ mối
25
CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27
2.1
Địa điểm nghiên cứu
27
2.2
Thời gian nghiên cứu
27
2.3
Phƣơng pháp nghiên cứu
29
2.3.1
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của C.
formosanus
29
2.3.2
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của O.
31
Trang



hainanensis
2.3.3
Phương pháp nghiên cứu sử dụng các chế phẩm M. anisopliae phòng

trừ C. formosanus và O. hainanensis

32
2.3.3.1
Phƣơng pháp tuyển chọn các chủng M. anisopliae phòng trừ mối
32
2.3.3.2
Phƣơng pháp nghiên cứu sản xuất các chế phẩm M. anisopliae
33
2.3.3.3
Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng các chế phẩm M. anisopliae phòng
trừ C. formosanus và O. hainanensis

34
2.3.4
Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
38
2.3.4.1
Các chỉ số phân tích
36
2.3.4.2
Tính toán số liệu
38
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
40
3.1
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của C. formosanus Shiraki
40
3.1.1

Quá trình hình thành tổ mối C. formosanus từ đôi mối cánh bay phân đàn
41
3.1.1.1
Đặc điểm bay phân đàn của C. formosanus
41
3.1.1.2
Mức độ tập trung của mối cánh bay phân đàn theo độ cao
43
3.1.1.3
Ghép đôi và làm tổ của mối cánh C. formosanus
44
3.1.1.4
Thời gian phát triển các pha trong quần tộc C. formosanus
46
3.1.2
Điều kiện hình thành tổ mối C. formosanus thứ sinh
48
3.1.2.1
Thời gian sống của nhóm mối C. formosanus nuôi độc lập
48
3.1.2.2
Sự xuất hiện mối chúa thay thế trong hộp nuôi
49
3.1.2.3
Sự xuất hiện quần tộc thứ sinh sau khi đào bắt tổ chính
51
3.1.3
Thành phần và tỷ lệ đẳng cấp trong quần tộc C. formosanus
53
3.1.3.1

Thành phần đẳng cấp
53
3.1.3.2
Tỉ lệ đẳng cấp ở tổ mối C. formosanus nuôi từ đôi mối cánh
54
3.1.3.3
Tỉ lệ đẳng cấp của đàn mối C. formosanus kiếm ăn
55
3.1.3.4
Tỉ lệ đẳng cấp ở đàn mối C. formosanus kiếm ăn bị nhử bắt định kỳ
57
3.1.3.5
Tỉ lệ đẳng cấp trong tổ mối C. formosanus ở hiện trƣờng
59
3.1.4
Cấu trúc, phạm vi hoạt động, số lượng tổ chính và tổ phụ trong một quần
tộc C. formosanus

61
3.1.4.1
Cấu trúc tổ của loài mối C. formosanus
61
3.1.4.2
Phạm vi hoạt động của quần tộc mối C. formosanus
63
3.1.4.3
Số lƣợng tổ chính và tổ phụ trong một quần tộc C. formosanus
65
3.1.5
Sự lây truyền chất bột màu qua tiếp xúc và qua đường miệng trong quần

tộc C. formosanus
68
3.1.6
Định hướng sử dụng chế phẩm M. anisopliae để phòng trừ C. formosanus
71
3.2
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của O. hainanensis Light
72
3.2.1
Sự hình thành và phát triển tổ mối O. hainanensis
72
3.2.1.1
Một số đặc điểm bay phân đàn của O. hainanensis
72
3.2.1.2
Thời gian phát triển của các pha trong quần tộc O. hainanensis
76
3.2.1.3
Khả năng sống của tổ mối O. hainanensis nuôi trong điều kiện có bổ sung và
không bổ sung vƣờn nấm Termitomyces

78
3.2.2
Tỉ lệ phục hồi tổ mối O. hainanensis trên đê sau khi bị đào bắt mối chúa
80
3.2.3
Thành phần và tỉ lệ đẳng cấp của quần tộc mối O. hainanensis
82




3.2.3.1
Tỉ lệ đẳng cấp ở tổ mối O. hainanensis nuôi từ đôi mối cánh
83
3.2.3.2
Tỉ lệ đẳng cấp ở đàn mối O. hainanensis kiếm ăn
84
3.2.3.3
Tỉ lệ đẳng cấp ở nhóm mối O. hainanensis sửa chữa tổ
85
3.2.3.4
Tỉ lệ đẳng cấp trong tổ mối O. hainanensis ở hiện trƣờng
86
3.2.4
Cấu trúc tổ mối O. hainanensis
89
3.2.4.1
Lỗ bay phân đàn và nắp đợi bay của tổ mối O. hainanensis
89
3.2.4.2
Khoang chính của tổ mối O. hainanensis
90
3.2.4.3
Hoàng cung của tổ mối O. hainanensis
92
3.2.4.4
Khoang phụ của tổ mối O. hainanensis
92
3.2.4.5
Hệ thống hang của tổ mối O. hainanensis

95
3.2.5
Phân bố tổ mối O. hainanensis trên đê
97
3.2.5.1
Đặc điểm phân bố của O. hainanensis trên đê
97
3.2.5.2
Phạm vi phân bố các cấu trúc tổ của một quần tộc mối O. hainanensis trên đê
100
3.2.5.3
Sử dụng thiết bị rađa phát hiện khoang chính tổ mối O. hainanensis
102
3.2.6
Một số đặc điểm hoạt động kiếm ăn ở loài mối O. hainanensis
102
3.2.7
Định hướng sử dụng chế phẩm M. anisopliae để phòng trừ loài mối
O. hainanensis
103
3.3
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm M. anisopliae Sorok phòng trừ mối
C. formosanus và O. hainanensis
104
3.3.1
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm MaC
1
để diệt mối C. formosanus
105
3.3.1.1

Lây nhiễm chế phẩm MaC
1
trong quần tộc C. formosanus
105
3.3.1.2
Hiệu lực diệt mối C. formosanus của chế phẩm MaC
1
trong quá trình bảo quản
108
3.3.1.3
Thiết lập công thức chế phẩm MaC
1
để diệt mối C. formosanus
110
3.3.1.4
Thử nghiệm 1MaC
1
+10
-4
Ka xử lý mối C. formosanus ở hiện trƣờng
111
3.3.1.5
Đề xuất qui trình sử dụng chế phẩm MaC
1
để diệt mối C. formosanus
112
3.3.2
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm MaO
1
để diệt mối O. hainanensis

113
3.3.2.1
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của chế phẩm MaO
1

110
3.3.2.2
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của sinh khối, dịch lọc và dịch huyền phù
bào tử MaO
1


114
3.3.2.3
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của chế phẩm MaO
1
trong quá trình bảo quản
116
3.3.2.4
Thiết lập công thức chế phẩm MaO
1
để diệt mối O. hainanensis
117
3.3.2.5
Kết quả thử nghiệm 3MaO
1
+ 0,01Ki + 97H
2
O ở các tổ mối O. hainanensis trên
đê

119
3.3.2.6
Đề xuất qui trình sử dụng 3MaO
1
+ 0,01Ki + 97H
2
O diệt mối O. hainanensis
trên đê

121
3.3.3
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm MaP
1
phòng mối C. formosanus và O. hainanensis
118
3.3.3.1
Hiệu lực diệt mối cánh C. formosanus của MaP
1
khi mối bị nhiễm trực
tiếp chế phẩm
122
3.3.3.2
Hiệu lực diệt mối cánh C. formosanus của chế phẩm MaP
1
trộn với đất
123
3.3.3.3
Hiệu lực diệt mối cánh O. hainanensis của chế phẩm MaP
1
trộn với đất

124
3.3.3.4
Hiệu lực phòng mối C. formosanus di thực của chế phẩm MaP
1
trộn đất
127
3.3.3.5
Thiết lập công thức chế phẩm MaP
1
để phòng mối C. formosanus
128
3.3.3.6
Thử nghiệm 0,1MaP
1
+ 99,9CĐ phòng mối cánh C. formosanus
130



3.3.3.7
Th nghim 0,2MaP
1
+99,8CV phũng mi C. formosanus di thc
131

Kt lun v kin ngh
132

Kết luận
132


Kiến nghị
133

Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án
134

Tài liệu tham khảo
136

Phụ lục
150




















































DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1
Đặc điểm thời gian và thời tiết khi mối cánh C. formosanus bay phân đàn
41
Bảng 3.2
Thời gian xuất hiện mối chúa thay thế từ quần tộc C. formosanus nuôi
tách chúa
50
Bảng 3.3
Kết quả nhử bắt kiểm tra mối C. formosanus đánh dấu
64
Bảng 3.4
Kích thƣớc, tỉ lệ đẳng cấp của các khoang tổ mối C. formosanus
65
Bảng 3.5
Số lƣợng và chỉ số giới tính của mối cánh O. hainanensis bay phân đàn
75
Bảng 3.6
Tỉ lệ (%) sống của các tổ mối O. hainanensis nuôi từ đôi mối cánh, trong
điều kiện có bổ sung và không bổ sung vƣờn nấm Termitomyces
78
Bảng 3.7
Tỉ lệ (%) tổ mối O. hainanensis phục hồi sau 1 năm bị đào bắt mối chúa
80
Bảng 3.8
Số lƣợng và tỉ lệ đẳng cấp ở các tổ mối O. hainanensis nuôi 2 - 6 tháng
từ đôi mối cánh
83

Bảng 3.9
Kích thƣớc và độ sâu khoang chính của 12 tổ O. hainanensis
91
Bảng3.10
Một số đặc điểm các khoang phụ của 6 tổ mối O. hainanensis
93
Bảng 3.11
Mật độ tổ mối O. hainanensis theo các vị trí trên mặt ngang qua đê
100
Bảng 3.12
Thành phần và hiệu lực diệt mối C. formosanus của các công thức chế
phẩm MaC
1

111
Bảng 3.13
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của chế phẩm MaO
1
ở ngày thứ 10 sau
khi xử lý
114
Bảng 3.14
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của sinh khối, dịch lọc và dịch huyền
phù bào tử MaO
1

115
Bảng 3.15
Mức độ hoạt động của các tổ mối O. hainanensis sau 10 ngày xử lý các
công thức chế phẩm MaO

1

118
Bảng 3.16
Kết quả sử dụng công thức 3MaO
1
+ 0,01Ki + 97H
2
O để xử lý mối
O. hainanensis
119
Bảng 3.17
Hiệu lực diệt mối cánh C. formosanus của chế phẩm MaP
1

122
Bảng 3.18
Hiệu lực diệt mối cánh O. hainanensis của chế phẩm MaP
1
trộn đất, sau
10 ngày xử lý
125
Bảng 3.19
Hiệu lực diệt mối cánh O. hainanensis của chế phẩm MaP
1
theo thời
gian tồn lƣu trong đất ở điều kiện mô hình không có mái che
126
Bảng 3.20
Hiệu lực phòng trừ mối C. formosanus của các công thức chế phẩm MaP

1

129
Bảng 3.21
Hiệu lực diệt mối cánh C. formosanus của 0,1MaP
1
+ 99,9CĐ theo thời
gian tồn lƣu ở điều kiện thực địa, có mái che
130







Trang



DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 2.1
Một số địa điểm nghiên cứu sinh học, sinh thái học loài mối
C. formosanus ở Hà Nội
28
Hình 2.2
Một số địa điểm nghiên cứu sinh học, sinh thái học O. hainannensis ở
đê Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây và Thanh Hóa.
28
Hình 2.3

Nhóm mối C. formosanus nuôi bằng thức ăn tự nhiên và nuôi bằng thức
ăn tẩm Red Sudan 7B
29
Hình 2.4
Mô hình thí nghiệm lây nhiễm chế phẩm MaC
1
trong quần tộc mối C.
formosanus
35
Hình 2.5
Mô hình thí nghiệm chế phẩm MaP
1
phòng trừ mối C. formosanus
37
Hình 3.1
Tỉ lệ (%) của mối cánh C. formosanus thu đƣợc theo tầng nhà
43
Hình 3.2
Mối cánh C. formosanus bay phân đàn ở sân tennis 267 Chùa Bộc
44
Hình 3.3
Tỉ lệ (%) sống của các tổ mối C. formosanus nuôi từ đôi mối cánh bay
phân đàn
45
Hình 3.4
Thời gian (ngày) phát triển cá thể của mối C. formosanus nuôi trong
điều kiện phòng thí nghiệm
47
Hình 3.5
Thời gian sống (ngày) của các nhóm mối C. formosanus nuôi với số

lƣợng và tỉ lệ đẳng cấp khác nhau
48
Hình 3.6
Mối chúa thay thế của loài C. formosanus trong hộp nuôi 40.000 cá thể, sau
6 tháng tách chúa
51
Hình 3.7
Các đẳng cấp không sinh sản trong quần tộc C. formosanus
54
Hình 3.8
Tỉ lệ (%) đẳng cấp ở tổ mối C. formosanus nuôi từ đôi mối cánh
55
Hình 3.9
Tỉ lệ (%) mối thợ, mối lính và mối non ở đàn mối C. formosanus kiếm ăn
56
Hình 3.10
Biến động tỉ lệ đẳng cấp ở đàn mối C. formosanus kiếm ăn, qua 5 lần
nhử bắt số lƣợng lớn cá thể
58
Hình 3.11
Tỉ lệ (%) đẳng cấp trong tổ mối C. formosanus ở hiện trƣờng
59
Hình 3.12
Tỉ lệ (%) đẳng cấp trong quần tộc C. formosanus ở các vị trí thu mẫu
khác nhau
60
Hình 3.13
Lát cắt dọc qua tâm tổ chính C. formosanus
62
Hình 3.14

Cấu trúc tổ phụ của loài mối C. formosanus
63
Hình 3.15
Diễn biến của quá trình lây nhiễm chất bột màu qua tiếp xúc và qua
đƣờng miệng trong quần tộc C. formosanus
69
Hình 3.16
Nắp đợi bay và lỗ bay phân đàn của loài mối O. hainanensis
72
Hình 3.17
Đôi mối cánh O. hainanensis đào hang làm tổ trên mô hình thí nghiệm
73
Hình 3.18
Thời gian, nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa khi mối cánh O. hainanensis bay
phân đàn
74
Hình 3.19
Thời gian (ngày) phát triển cá thể của mối O. hainanensis nuôi trong
điều kiện phòng thí nghiệm
77
Hình 3.20
Mối lính, mối thợ lớn, mối thợ nhỏ và mối non trong quần tộc O.
hainanensis nuôi từ đôi mối cánh
82
Hình 3.21
Tỉ lệ mối lính, mối thợ nhỏ và mối thợ lớn ở đàn mối O. hainanensis
kiếm ăn
84




Hình 3.22
Tỉ lệ (%) đẳng cấp của nhóm mối O. hainanensis sửa chữa tổ
86
Hình 3.23
Tỉ lệ (%) đẳng cấp trong 8 tổ mối O. hainanensis ở hiện trƣờng
87
Hình 3.24
Tỉ lệ (%) đẳng cấp O. hainanensis ở các vị trí thu mẫu khác nhau
88
Hình 3.25
Khoang chính và hoàng cung của tổ mối O. hainanensis
90
Hình 3.26
Hệ thống hang thông khí của tổ mối O. hainanensis
96
Hình 3.27
Mật độ tổ mối O. hainanensis theo sinh cảnh ven đê
98
Hình 3.28
Sơ đồ bề mặt cắt ngang qua thân đê
99
Hình 3.29
Sơ đồ phạm vi phân bố các cấu trúc tổ của một quần tộc O. hainanensis
trên đê
101
Hình 3.30
Tỉ lệ (%) số cá thể mối C. formosanus chết theo thời gian và tỉ lệ nhiễm
chế phẩm MaC
1

ban đầu
105
Hình 3.31
Tƣơng quan giữa thời gian (giờ) mối chết hoàn toàn với số lƣợng mối, tỉ
lệ (%) mối nhiễm MaC
1
ban đầu và quãng đƣờng mối di chuyển
107
Hình 3.32
Hiệu lực diệt mối C. formosanus của chế phẩm MaC
1
theo thời gian bảo
quản ở 4
0
C và 27 - 30
0
C
109
Hình 3.33
Tỉ lệ (%) tổ mối C. formosanus chết khi sử dụng 1MaC
1
+ 10
-4
Ka so các
phƣơng pháp xử lý khác
112
Hình 3.34
Hiệu lực diệt mối O. hainanensis của chế phẩm MaO
1
trong quá trình

bảo quản ở nhiệt độ 4
0
C và 27 - 30
0
C
117
Hình 3.35a
Xác mối cánh O. hainanensis chết ở khoang phụ sau 20 ngày xử lý chế
phẩm MaO
1

120
Hình 3.35b
Nấm Xylaria mọc ở khoang chính tổ O. hainanensis sau 20 ngày xử lý
chế phẩm MaO
1

120
Hình 3.36
Hiệu lực diệt mối cánh C. formosanus của chế phẩm MaP
1
trộn đất, sau
10 ngàyxử lý
123
Hình 3.37
Hệ sợi nấm MaP
1
trên xác mối cánh C. formosanus sau 10 ngày xử lý
chế phẩm MaP
1


124
Hình 3.38
Hệ sợi nấm và bào tử MaP
1
trên xác mối cánh O. hainanensis
sau 10 ngày xử lý
125
Hình 3.39
Hiệu lực phòng mối C. formosanus di thực của chế phẩm MaP
1
trộn đất,
sau 10 ngày thí nghiệm
128













GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG LUẬN ÁN
- Quần tộc:
Trong từ điển Anh - Việt sinh học, từ Colony đƣợc giải nghĩa sang tiếng

Việt là: tập đoàn, quần tộc, khuẩn lạc, cụm nấm. Theo chúng tôi, từ quần
tộc sẽ hợp lý hơn cả khi chuyển nghĩa của từ “Colony” trong tiếng Anh
sang tiếng Việt để chỉ tất cả các cá thể thuộc mọi thành phần đẳng cấp
khác nhau sống trong cùng một tổ (nest) ở côn trùng xã hội, trong đó có
mối. Bởi vì, các cá thể trong tổ mối đều đƣợc hình thành từ đôi mối cánh
ban đầu (gọi là mối vua và chúa nguyên thuỷ) hoặc mối vua, mối chúa
thay thế cũng đều là hậu duệ của thế hệ trƣớc nó.
- Đàn mối kiếm ăn:
Đàn mối kiếm ăn là cụm từ dùng để chỉ một số lƣợng lớn cá thể mối,
thƣờng xuyên đi ra bên ngoài tổ để tìm kiếm thức ăn hoặc khai thác
nguyên liệu nuôi vƣờn nấm Termitomyces.
- Nhóm mối sửa chữa tổ:
Nhóm mối sửa chữa tổ là cụm từ dùng để chỉ một số lƣợng hạn chế cá thể
mối, làm nhiệm vụ sửa chữa không thƣờng xuyên, nơi tổ mối bị hƣ hại,
đảm bảo sự ổn định của quần tộc.
- Mối vua mối chúa nguyên thuỷ:
Dùng để chỉ mối vua mối chúa trong tổ mối hiện tại, đƣợc hình thành từ
đôi mối cánh bay phân đàn ban đầu khi tạo lập tổ.
- Mối vua, mối chúa thay thế:
Dùng để chỉ mối vua, mối chúa hình thành từ một số cá thể “hậu bị” trong
quần tộc khi mối vua, mối chúa nguyên thuỷ không đáp ứng đƣợc yêu cầu
sinh sản của quần tộc hoặc khi một phần quần tộc sống biệt lập hoàn toàn
với mối vua mối chúa nguyên thuỷ.
- Tổ mối nhân tạo:
Dùng để chỉ tổ mối đƣợc hình thành nhân tạo trong điều kiện phòng thí
nghiệm, từ đôi mối cánh bay phân đàn.
- Tổ mối tự nhiên:
Là các tổ mối hình thành trong tự nhiên, trong các khu nhà ở, kho tàng và
đê, đập v.v.
- Tổ mối nguyên sinh:

Dùng để chỉ các tổ mối đƣợc hình thành từ đôi mối cánh bay phân đàn
ban đầu và đang còn mối vua mối chúa nguyên thuỷ.
- Tổ mối thứ sinh:
Dùng để chỉ các tổ mối đƣợc hình thành bởi mối vua mối chúa thay
thế, xuất phát từ một phần quần tộc đã cách ly hoàn toàn với mối vua,
mối chúa nguyên thuỷ.





MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Coptotermes formosanus Shiraki (1909) còn gọi là mối ngầm Đài
Loan, chúng phân bố rộng và gây hại nặng nề cho công trình kiến trúc ở
nƣớc ta và nhiều nƣớc thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Nguyễn
Chí Thanh, 1996; Culliney and Grace, 2000) [28, 60]. Khả năng thích
nghi cao với điều kiện đô thị hoá cho phép loài mối này mở rộng vùng
phân bố rất nhanh ở các nƣớc nói trên. Do đó việc phòng trừ chúng trở
thành vấn đề quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và các tổ chức
khác nhau.
Trong lĩnh vực thuỷ lợi và thuỷ điện, giống mối Odontotermes đƣợc
xác định là đối tƣợng gây hại phổ biến nhất cho đê, đập ở Việt Nam và
Trung Quốc (Nguyễn Đức Khảm, 1976; Vũ Văn Tuyển, 1982; Lin Shu-
qing, et al., 1988) [13, 34, 94]. Theo số liệu thống kê, số lƣợng tổ của
loài Odontotermes hainanensis Light (1924) chiếm tới 46,2 % số tổ mối
trên đê của vùng châu thổ sông Hồng (Nguyễn Đức Khảm, 2002) [15].
Tổ của chúng tạo thành các ẩn hoạ nguy hiểm trong mùa mƣa lũ. Hàng
năm các lực lƣợng quản lý đê, đập đã phải tốn rất nhiều công sức và tiền
của để hạn chế mức độ gây hại của loài mối này.

Đối với các loài mối gây hại nói chung và hai loài mối có nghĩa
kinh tế quan trọng kể trên, ngƣời ta đã đề xuất nhiều phƣơng pháp khác
nhau để phòng trừ chúng. Song các phƣơng pháp hiện hành đều có hạn
chế chung là phải sử dụng các hoá chất độc hại để xử lý, làm ô nhiễm
môi trƣờng. Thực tế này đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu tìm
kiếm các phƣơng pháp phòng trừ chúng một cách thân thiện hơn với môi
trƣờng (Mark, 2002) [102]. Một trong những phƣơng pháp đƣợc quan
tâm là sử dụng vi sinh vật diệt mối, trong đó có loài nấm sợi Metarhizium
anisopliae (Metsch) Sorok (1883).
Nhiều nghiên cứu cho thấy loài nấm sợi M. anisopliae có hoạt lực
diệt mối rất cao trong điều kiện phòng thí nghiệm với số lƣợng cá thể
mối hạn chế. Còn kết quả thử nghiệm đối với tổ của các loài mối trong
điều kiện tự nhiên lại chƣa thành công hoặc cho kết quả không rõ ràng.



Một trong các nguyên nhân quan trọng có thể là chƣa có sự gắn kết giữa
việc nghiên cứu sản xuất, sử dụng chế phẩm M. anisopliae với các đặc
điểm sinh học, sinh thái học của mỗi loài mối. Hầu hết các tác giả đều sử
dụng bào tử thu đƣợc từ quá trình lên men M. anisopliae trên môi trƣờng
rắn (hay môi trƣờng xốp) để thử nghiệm phòng trừ các loài mối khác
nhau theo cách gần nhƣ nhau (Culliney and Grace, 2000; Harry et al.,
2004) [60, 78], mà chƣa quan tâm nhiều đến đặc điểm sinh học, sinh thái
học của từng loài mối thử nghiệm, cho nên kết quả thƣờng chƣa rõ ràng
và ổn định.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn hai loài mối
gây hại điển hình là Coptotermes formosanus Shiraki, thuộc nhóm mối
không có vƣờn cấy nấm Termitomyces và Odontotermes hainanensis
Light, thuộc nhóm mối có vƣờn cấy nấm Termitomyces, để thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của Coptotermes

formosanus Shiraki; Odontotermes hainanensis Light và sử dụng chế
phẩm từ Metarhizium anisopliae (Metsch) Sorok phòng trừ chúng”.
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học quan trọng của
Coptotermes formosanus và Odontotermes hainanensis làm cơ sở khoa
học cho việc sử dụng hợp lý các chế phẩm M. anisopliae trong phòng trừ
đối với từng loài mối và đề xuất qui trình sử dụng các chế phẩm này
trong phòng trừ chúng.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là loài mối C. formosanus, gây
hại chính đối với công trình kiến trúc và loài mối O. hainanensis gây hại
chủ yếu đối với đê, đập và hiệu lực diệt trừ hai loài mối này của các chế
phẩm M. anisopliae.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học, sinh thái học quan trọng của C. formosanus và O. hainanensis, làm
cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các loại chế phẩm M. anisopliae
để phòng trừ chúng; thí nghiệm trong phòng để thiết lập và lựa chọn các
công thức chế phẩm có hiệu lực phòng trừ cao nhất đối với mỗi loài mối;
thử nghiệm, đánh giá hiệu quả phòng trừ của các công thức chế phẩm ở



điều kiện mối đang gây hại ngoài tự nhiên để xây dựng qui trình sử dụng
hợp lý các chế phẩm cho từng loài mối.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
ý nghĩa khoa học
- Bổ sung và hệ thống các dẫn liệu sinh học, sinh thái học của C.
formosanus và O. hainanensis, liên quan đến việc sử dụng các chế phẩm M.
anisopliae trong phòng trừ mỗi loài.
- Thu thập, phân lập, tuyển chọn và bảo quản bộ sƣu tập 9 chủng M.

anisopliae phòng trừ C. formosanus và O. hainanensis.
ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng qui trình nhân nuôi các chủng M. anisopliae có hoạt lực cao
trong phòng trừ C. formosanus và O. hainanensis.
- Thiết lập một số công thức chế phẩm M. anisopliae phòng trừ C.
formosanus và O. hainanensis, trên cơ sở các đặc điểm sinh học, sinh thái học
có liên quan của chúng.
- Đề xuất qui trình sử dụng các chế phẩm M. anisopliae phòng trừ mối C.
formosanus và O. hainanensis đạt hiệu quả kinh tế và không gây ô nhiễm môi
trƣờng.











CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI MỐI COPTOTERMES
FORMOSANUS SHIRAKI



1.1.1 Nghiên cứu loài mối C. formosanus ở nƣớc ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu sinh học, sinh thái học

Phân bố
Loài mối Coptotermes formosanus Shiraki thuộc giống
Coptotermes Wasmann,1896. Trong số 28 loài thuộc giống này, C.
formosanus là loài có tốc độ mở rộng vùng phân bố nhanh nhất trên
thế giới (Culliney and Grace, 2000; Henderson and Fei, 2000; Su, and
Tamashiro, 1987 [60, 79, 120]. Coptoterrmes làm tổ ngầm ở các khu đô
thị, nên chúng còn đƣợc gọi là nhóm mối ngầm đô thị - Urban
subterranean termite (Ruan, 2000) [115]. Loài mối C. formosanus có
nguồn gốc từ Trung Quốc, lần đầu tiên đƣợc Sumutey (1909) phân loại
theo mẫu thu tại Đài Loan và chúng luôn làm tổ ngầm nên thƣờng
đƣợc gọi là mối ngầm Đài Loan (Formosan subterranean termite -
FST). Loài này xâm nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 17 và đƣợc ngƣời
Nhật gọi là loài mối nhà và đƣợc đƣa vào Mỹ sau chiến tranh thế giới
thứ II. Những chiếc tàu thuỷ đƣợc cho là phƣơng tiện chở loài mối
ngầm này phát tán đi khắp thế giới. Nhờ sự thích ứng cao và khả năng
sinh sản lớn, mối C. formosanus đã nhanh chóng phát triển và mở rộng
vùng phân bố của chúng. Ở Mỹ, năm 1965 ngƣời ta chỉ mới phát hiện
thấy chúng ở Houston, bang Tesax đến năm 1984 đã tìm thấy loài này
ở 9 bang và hiện nay chúng hiện diện ở hầu hết các bang miền nam
của Mỹ (Thomas,1997) [130].
Tác hại
Loài mối ngầm Đài Loan là đối tƣợng gây hại nặng nề nhất cho
các công trình kiến trúc ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Mỹ, hàng năm
mối gây thiệt hại hơn 3 tỉ đô la Mỹ, trong đó khoảng 80% do các loài
mối làm tổ ngầm gây ra, mà thủ phạm chủ yếu là C. formosanus
(Ruan, 2000) [115]. Loài này tấn công các vật liệu có nguồn gốc
Xenlulose nhƣ cây sống, gỗ xẻ, đồ vật bằng gỗ, hồ sơ tài liệu, bao bì
v.v. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, chúng dễ dàng từ bỏ con đƣờng
đã bị tác động và thiết lập một đƣờng giao thông mới để quay về tổ từ
nguồn thức ăn đã định vị (Grace, 1995) [72].

Làm tổ



Coptotermes formosanus thƣờng chọn nơi có độ ẩm thích hợp,
kín đáo và yên tĩnh bên trong các công trình kiến trúc để làm tổ. Ngoài
loại tổ chìm trong đất khá phổ biến, C. formosanus còn xây dựng tổ
trong các cấu kiện không phải là đất, còn gọi là tổ trên không (Aerial
colonies). Ngƣời ta đã thống kê đƣợc 25% tổ mối C. formosanus tìm
thấy ở các thành phố phía Đông nam bang Florida thuộc về loại tổ
không tiếp xúc với đất (Thomas, 1997) [130]. Ngoài 2 loại tổ đƣợc
hình thành từ các đôi mối cánh nguyên thuỷ kể trên, còn có loại tổ thứ
3 đƣợc hình thành nhờ sự xuất hiện của mối chúa thay thế, khi một
phần quần tộc (colony) của loài mối này bị tách biệt khỏi cá thể sinh
sản nguyên thuỷ (Chen và Henderson, 1997) [54]. Tổ mối C.
formosanus thƣờng khá lớn và xốp. Hình dạng tổ lệ thuộc nhiều vào vị
trí làm tổ. Chúng sử dụng chất tiết trộn với gỗ vụn và đất làm nguyên
liệu xây tổ. Coptotermes formosanus là loài mối không làm vƣờn cấy
nấm, nên tổ của chúng có cấu trúc rỗng và đơn giản hơn các loài mối
làm tổ có vƣờn cấy nấm. Việc điều tiết vi khí hậu trong tổ cũng đơn
giản. Chúng tập trung số lƣợng cá thể về tổ khi nhiệt độ môi trƣờng
xuống thấp và phân tán khi nhiệt độ lên quá cao (Henderson và Fei,
2000) [79]. Mỗi quần tộc mối C. formosanus thƣờng có tổ chính và
nhiều tổ phụ (Liu et al. 1989) [95].
Đẳng cấp
Nhiều tác giả cho rằng không giống với các loài mối ngầm thuộc
Reticulitermes có tới 3 loại: mối thợ lớn, mối thợ trung bình và mối
thợ nhỏ (Crosland et al. 1997; Crosland và Traniello, 1997; Crosland et
al. 1998) [57, 58, 59], loài C. formosanus đơn giản hơn, chỉ có 1 loại
mối thợ, nhƣng kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể mối thợ lại tuỳ theo

tuổi của chúng (Grace, 1995) [71].
Theo Liu et al. (1998) [97], mối sinh sản gồm mối vua, mối chúa,
mối cánh nguyên thuỷ và mối chúa thay thế. Chúng có chức năng sinh
sản hoặc sẽ làm nhiệm vụ sinh sản trong tƣơng lai. Mối thợ làm nhiệm
vụ kiếm ăn, xây tổ và chăm sóc mối vua, mối chúa và mối non Mối
lính làm nhiệm vụ bảo vệ quần tộc nơi kiếm ăn và bảo vệ tổ. Mối cánh
có 2 loại: mối cánh nguyên thuỷ, còn gọi là mối cánh thực thụ và mối



cánh ngắn, sẽ trở thành mối chúa thay thế khi cần thiết. Khi đào đƣợc
một khoang nhỏ cho mình, đôi mối cánh nguyên thuỷ bắt đầu đẻ trứng.
Mối cái đẻ liên tục nhƣ một cái máy và sau khoảng 3 - 5 năm từ một tổ
mối ban đầu nhƣ vậy sẽ phát triển thành một tổ mối ở giai đoạn trƣởng
thành có tới vài triệu cá thể. Vào giai đoạn này chúng gây thiệt hại lớn
cho công trình kiến trúc, nơi chúng làm tổ và những công trình lân
cận. Từ đây trong tổ xuất hiện mối cánh nguyên thuỷ và mối cánh
ngắn (Thomas, 1997) [130]. Nhờ sự có mặt của mối chúa thay thế nên
khi một phần quần tộc của loài mối này bị tách biệt khỏi cá thể sinh
sản nguyên thuỷ vẫn có thể tồn tại và sinh sản để phát triển thành tổ
mới (Chen và Henderson, 1997) [54].
Mối thợ của loài C. formosanus bị mù, tuy vậy chúng di chuyển
rất nhanh nhẹn, chúng làm mọi công việc để duy trì sự phát triển của
tổ. Mối thợ chiếm phần lớn trong quần tộc (80-90%) và giữ vai trò là
lực lƣợng lao động chính trong quần tộc C. formosanus. Mối thợ có
thể sống trung bình trong khoảng từ 2 đến 4 năm (Ruan, 2000;
Tamashiro và Su, 1987) [115, 129].
Mối lính C. formosanus chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 15% số lƣợng cá
thể trong quần tộc, một tỷ lệ khá cao so với nhiều loài khác, chẳng hạn
ở loài R. sfukensis chỉ có 2% mối lính (Henderson và Fei, 2000;

Shiraki, 1909) [79, 119]. Trong quần tộc C. formosanus tuổi thọ của
mối lính ngắn, mối lính không ngừng chết đi và luôn sản sinh mối lính
mới để đảm bảo sự cân bằng về đẳng cấp (Liu et al., 1998) [97].
Số lượng cá thể
Mối C. formosanus có số lƣợng cá thể khá lớn so với nhiều loài
mối khác. Su và Scheffrahn (1988) [121] đã sử dụng phƣơng pháp
nhử, đánh dấu, thả ra, rồi bắt lại các cá thể đánh dấu để nghiên cứu số
lƣợng cá thể trong 7 quần tộc C. formosanus ở vùng Đông Nam
Bruward của nƣớc Mỹ, với diện tích 800.000m
2
. Kết quả cho thấy số
lƣợng cá thể của 7 quần tộc dao động trong khoảng 1,4 - 6,8 triệu con.
Bên cạnh việc xác định số lƣợng cá thể, nghiên cứu của Su và
Scheffrahn cũng đã xác định đƣợc quần tộc có sinh khối lớn nhất là
34,3kg và quần tộc có sinh khối nhỏ nhất là 4,5kg.



Vùng kiếm ăn
Su và Scheffrahn (1988) [121] đã xác định đƣợc chiều dài quãng
đƣờng kiếm ăn và diện tích phân bố của 7 quần tộc C. formosanus
nghiên cứu. Đàn mối đi kiếm ăn cách tổ chính xa nhất là 115m, với
diện tích vùng kiếm ăn là 3.571m
2
; đàn mối đi kiếm ăn gần nhất là
43m với diện tích vùng kiếm ăn là 162m
2
. Nghiên cứu của Thomas
(1997) [130] cho thấy vùng kiếm ăn của một quần tộc rộng tới
16.150m

2
.
Trong vùng kiếm ăn, các cá thể của quần tộc C. formosanus vẫn
thƣờng xuyên trao đổi thức ăn và các chất tiết với nhau. Sự trao đổi
thức ăn và chất tiết này gọi là quá trình dinh dƣỡng tƣơng hỗ
(trophallaxis). Nhờ quá trình này mà các vi khuẩn cộng sinh trong ruột
mối đƣợc truyền qua nhau giữa các cá thể trong quần tộc và hiệu quả
sử dụng thức ăn của chúng cũng đƣợc tăng lên (Su and Tamashiro,
1987) [120].
Bay phân đàn
Thời gian xuất hiện và tập trung mối cánh với mức độ phát triển
khác nhau ở phòng đợi bay tuỳ theo vĩ độ của các địa phƣơng khác
nhau. Trong tổ mối C. formosanus ở Hải Nam và vùng bán đảo Lôi
Châu, Quảng Đông, Trung Quốc mối cánh xuất hiện vào đầu tháng 3
đến cuối tháng 4 hàng năm. Nhƣng ở Quảng Châu đến trung tuần và hạ
tuần tháng 4 mới thấy mối cánh xuất hiện (Liu et al., 1998) [97]. Lý
Quế Tƣờng (1995) quan sát tổ mối C. formosanus nuôi trong phòng thí
nghiệm từ một cặp mối bay phân đàn, nhận thấy trong 12 năm phát
triển thành thục có 8 năm xuất hiện mối cánh bay phân đàn và số
lƣợng mối cánh trong một tổ tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của
tổ.
Ở Trung Quốc, mối C. formosanus bay phân đàn vào thời gian
giữa mùa xuân và mùa hạ, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6; bay vào
lúc chập choạng tối, khoảng 19 giờ. Thời gian bay phân đàn của mối
C. formosanus ở các vùng khác nhau sai khác nhau khá rõ rệt và phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Khi trong tổ mối đã có nhiều
mối cánh thì một vài yếu tố thời tiết thích hợp là đủ để mối bay phân




đàn, những yếu tố khác không ảnh hƣởng lớn đến việc bắt đầu bay
phân đàn (Liu et al., 1998) [97].
1.1.1.2 Nghiên cứu các phương pháp phòng trừ C. formosanus
Một số phương pháp mới
Raloff (2003) [111] nghiên cứu trong một vùng đô thị ở Mỹ bị nhiễm
mối C. formosanus nặng. Kết quả cho thấy việc loại trừ mối C. formosanus
là một nhiệm vụ không đơn giản. Khi một số tổ mối bị nhiễm độc, một tổ
nào đó có thể bị chết hoàn toàn sau 3 tháng. Nhƣng 7 tháng sau khi xử lý,
một quần tộc mới lại tái xuất hiện từ các tổ mối lân cận. Cho nên Raloff đã
khẳng định rằng diệt trừ cục bộ tổ mối loài này là không có ý nghĩa và để xử
lý chúng có hiệu quả cần phải triển khai trên diện rộng.
Một số phƣơng pháp phòng mối đƣợc thực hiện trƣớc khi bắt đầu xây
dựng công trình mới. Thuốc phòng mối có thể xử lý trực tiếp với đất nơi đổ
dầm móng (Cabrera et al., 2001) [51]. Nhƣng nhiều tác giả cho rằng chỉ một
khiếm khuyết nhỏ nhất trong lớp bảo vệ cũng là điều kiện cho mối tấn công
công trình.
Ibrahim et al. (2003) [82] nghiên cứu độc tố của fipronil để chống mối
C. formosanus. Tác giả nhận thấy trong các thử nghiệm áp dụng ở vùng nhiệt
đới, fipronil có hiệu lực chống mối thợ và mối lính cao ở liều lƣợng rất thấp.
Shelton và Grace (2003) [117] nhận thấy hai chất bảo vệ thực vật bán
sẵn trên thị trƣờng là imidacloprid và fipronil có thể sử dụng để chống mối C.
formosanus hiệu quả. Osbrink và Lax (2003) [109] nghiên cứu sử dụng bọt
imidacloprid để chống mối C. formosanus. Nhƣng các tác giả nhận thấy chỉ
sau 6 tháng mối đã xuất hiện ở nơi đã xử lý thuốc. Kết quả nghiên cứu này
khuyến cáo bọt imidacloprid không có hiệu lực phòng chống mối C.
formosanus.
Su et al. (2004) [124] đã thực hiện một nghiên cứu mới về thuốc chống
mối bằng cách tẩm thuốc lambda - cyhalothrin vào màng polyethylene rồi đặt
vào trong một ô cát nhỏ, sau đó phủ kín bởi một tấm bê tông để cho thuốc
thẩm thấu vào trong cát trong vòng 5,5 năm. Kết quả chứng minh rằng một

số lƣợng cần thiết của lambda - cyhalothrin đã tách ra từ lớp màng
polyethylene vào lớp cát xung quanh để chống lại sự xâm nhập của mối C.
formosanus.



Su et al. (2003) [123] tiến hành nghiên cứu trên hai loại hoá chất:
disodium octaborate tetrahydrate (DOT) và deltamethrin. Các tác giả đã xử lý
giấy bồi xốp với mỗi loại hoá chất và theo dõi tác động đối với mối C.
formosanus. DOT không có khả năng ngăn mối phá hoại, nhƣng giấy đã xử
lý deltamethrin bị mối ăn không đáng kể.
Cabrera et al. (2002) [51] cho biết hệ thống bả là phƣơng pháp mới, tạo
ra sự thay thế cho việc dùng thuốc nƣớc. Ngƣời ta đƣa bả vào vị trí trạm bả
đặt trong đất ở xung quanh nhà. Khi phát hiện có mối ở trạm bả, gỗ đƣợc
thay thế bằng bả độc. Bả là một loại giấy đặc biệt, chứa chất gây độc chậm,
nó tạo đủ thời gian cho những cá thể đã ăn phải bả độc truyền thức ăn sang
những con mối khác trong tổ. Cuối cùng, tất cả các thành viên của tổ bị
nhiễm độc. Mối bắt đầu chết và quần tộc suy giảm hoặc bị tiêu diệt trong
khoảng thời gian vài tháng.
Brooks et al. (2003) [48] cho biết nếu đƣợc huấn luyện, chó có thể tìm
đƣợc tổ mối ngầm. Các tác giả nhận thấy rằng chó đã huấn luyện có thể tìm
đƣợc tổ mối C. formosanus chính xác tới 98,89%. Nhƣng chúng lại không
tìm đƣợc mối ở trên trần và ở chỗ tƣờng cao.
Raloff et al. (2003) [111] cho biết camera hồng ngoại có thể phát hiện
các điểm ở trong tƣờng và trong cây, nơi mối đang hoạt động và toả nhiệt.
Tác giả cũng cho biết có một số hệ thống khuyếch đại âm thanh mới, có độ
nhạy cao và lọc tạp âm tốt, có thể phát hiện dị thƣờng về tiếng báo động của
mối.
Mankin et al. (2002) [101] đã sử dụng hệ thống máy âm xách tay, tần số
thấp để tìm mối hại các cây trong thành phố. Từ các thử nghiệm thành công ở

hiện trƣờng, họ cho biết hệ thống âm có khả năng phát hiện và kiểm tra mối
hại ngầm cho cây trong thành phố và xung quanh công trình, hỗ trợ việc tìm
và kiểm tra mối bên trong công trình.
Phòng trừ bằng các chất chiết xuất từ thảo mộc
Các nhà sinh vật học đã chiết xuất đƣợc một loại dầu đƣợc biết giống
nhƣ nootkatone từ rễ cây cỏ Vetiver. Dầu này có mùi thơm giống gỗ, tiện
dùng trong thƣơng mại, thêm vào một ít mùi hƣơng của cam, có thể xua đuổi
đƣợc mối ngầm Đài Loan tới 1 năm (Raloff et al. 2003) [111]. Ibrahim et al.
(2004) [83] đã phát hiện ra độc tố và tác dụng xua đuổi mối C. formosanus



của nootkatone và 2 dẫn xuất của nó (1,10 - dihydronootkatone và
tetrahydronootkatone). Các tác giả nhận thấy độ độc cấp tính của nootkatone
đối với mối tăng lên khi nồng độ phân tử tăng lên. Khi cho mối vào cát đã xử
lý nootkatone, việc khai thác thức ăn cũng nhƣ tập tính đào lỗ và tỉ lệ sống
sót giảm 83,5%. Maistrello et al. (2001) [100] đã nhận ra rằng nootkatone
đóng vai trò ngăn cản việc kiếm ăn, làm tăng tình trạng đói, với kết quả làm
mất hệ vi sinh vật cộng sinh, quan trọng nhất là các loài trùng roi để phân giải
xellulôza trong ruột mối. Zhu et al. (2003) [137] đã xác định 8 dẫn xuất của
valencenoid có tính chất xua đuổi để chống mối C. formosanus. Các tác giả
nhận thấy rằng 1, 10 - dihydronootkatone có tính xua đuổi mạnh nhất. Boue
(2003) [47] đã đánh giá 5 chất flavon thực vật (C
15
H
10
O
2
) và phản ứng của
mối C. formosanus đối với chúng. Các tác giả nhận thấy apigenin là loại

flavonoid độc nhất đối với C. formosanus. Zhu et al. (2003) [138] thử nghiệm
dầu Patchouli (dầu cây hoắc hƣơng) thu đƣợc từ pogostemon cablin. Khả
năng xua đuổi và độc tính đối với mối C. formosanus của loại dầu này và các
thành phần của nó cũng nhƣ cồn patchouli đã đƣợc thử nghiệm. Các tác giả
nhận thấy tất cả đều độc và có tính trừ mối. Ngƣời ta đã quan tâm đến cấu
trúc chuỗi không bình thƣờng ở vỏ kitin của mối sau khi xử lý cục bộ mảnh
lƣng bằng cồn pachouli. Zhu et al. (2003) [136] mô tả rằng terpenoid,
cisnerol đƣợc xác định có độc tính cao đối với C. formosanus. Biểu hiện là
terpenoid gây phá huỷ màng tế bào, làm mất một loại protein quan trọng của
mối. Chang và Cheng (2002) [52] đã điều tra hiệu lực trừ sâu của tinh dầu
chiết xuất từ lá loài cây quế (C. osmophloeum). Các tác giả nhận thấy trong
số chất đã chiết xuất từ cây quế, innamaldehyde thể hiện đặc tính trừ mối
mạnh nhất.
Phòng trừ bằng phương pháp sinh học
Wright et al. (2002) [134] đã mô tả khả năng gây bệnh của M.
anisopliae và B. bassiana cho mối C. formosanus. Những nghiên cứu ban
đầu đã phát hiện ra rằng một số lƣợng bào tử nhỏ của M. anisopliae và B.
bassiana có thể lan truyền trong tổ mối C. formosanus. Enzim và các hợp
chất do 2 loài nấm này tạo ra có khả năng gây bệnh cho côn trùng, trong đó
có mối. Destruxin và các hợp chất dạng vòng đã đƣợc Kodaira (1961) phát
hiện ở M. anisopliae và đƣợc biết có nhiều tác dụng lên côn trùng. Cả hai loài



nấm nghiên cứu đƣợc biết đều tạo ra enzim phân huỷ lớp cuticun, làm nhiễm
độc vật chủ mà không cần tiêu diệt trực tiếp ngay.
Raloff (2003) [111] đã khuyến cáo các nhà nghiên cứu đang phát triển
các tác nhân đấu tranh sinh học, chủ yếu các giống nấm đã biết nhƣ
Paecilomyces rằng nấm có thể sản xuất hàng loạt và trong thực tiễn ngƣời ta
xử lý bằng khoan các chỗ cây nhiễm bệnh rồi bơm chế phẩm nấm vào đó.

Độc tố của tác nhân này đối với mối là cấp tính và nấm có thể phát triển, tồn
lƣu bên trong các cây đã xử lý.
Wang và Powell (2004) [133] đã nghiên cứu một chủng mới của mầm
bệnh M. anisopliae (strain SRRC 2558) từ Trung Quốc và ảnh hƣởng của nó lên
C. formosanus. Các tác giả cho biết việc phòng trừ mối C. formosanus đạt kết
quả khi đồng thời cho mối ăn bả xenlulôza có xử lý nấm.
1.1.2 Nghiên cứu loài mối C. formosanus ở trong nƣớc
1.1.2.1 Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
Nguyễn Đức Khảm và nnk (2002) [15] đã mô tả hình thái của C.
formosanus trong phần định loại về loài mối này. Mối lính có đầu và râu màu
vàng nhạt. Hàm trên màu đen nâu, bụng màu trắng sữa. Đầu hình ô van, rộng
nhất ở giữa, hai đầu hẹp hơn. Chênh lệch giữa chiều dài và chiều rộng cực
đại của đầu: 0,26 - 0,38 mm. Thóp to và rõ ở phía trƣớc đầu trên một ống hơi
lồi hƣớng về phía trƣớc. Môi nhọn trong suốt, đỉnh môi ở điểm giữa hàm khi
đóng. Râu gồm 14 - 16 đốt. Hàm trên bên trái có hình lƣỡi liềm, phía trƣớc
cong vào. Hàm trái có vết lõm sâu ở gốc; phía trƣớc có 4 răng, các phần khác
trên mặt hàm đều nhẵn không có răng. Răng nhỏ dần từ gốc tới đỉnh hàm, cái
nhỏ nhất ở vị trí phía sau điểm giữa của hàm trên. Tấm lƣng ngực trƣớc bằng
phẳng, hẹp hơn ở điểm giữa cạnh trƣớc và cạnh sau.
Mối cánh có đầu, lƣng màu vàng thẫm. Môi màu vàng nhạt. Cánh màu
vàng nhạt. Mắt kép hình tròn, mắt đơn hình tròn dài, khoảng cách giữa
chúng ngắn hơn khoảng cách giữa hai mắt đơn. Môi rất ngắn hình que, hơi
lồi lên, độ dài chỉ bằng 1/3 độ dày. Râu có 19 - 21 đốt, từ đốt thứ 2 - 6 độ
dài gần nhƣ bằng nhau.Vảy cánh trƣớc lớn hơn vảy cánh sau, trên mặt cánh
có nhiều lông ngắn, mảnh. Tấm lƣng ngực trƣớc có cạnh lõm ở phía sau,
cạnh bên nối với cạnh trƣớc thành hình vòng cung.
Kết quả điều tra của nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc (Nguyễn
Đức Khảm, 1976; Nguyễn Ngọc Kiểng, 1987; Nguyễn Chí Thanh, 1996; Lê Văn




Triển và nnk, 1998; Nguyễn Đức Khảm và nnk, 2002) [13, 17, 28, 33, 15] đã
khẳng định loài mối này phân bố ở hầu hết các tỉnh, thành của nƣớc ta, chỉ
trừ những vùng có độ cao trên 500m, vùng rừng ngập mặn và bãi cát ven
biển.
Nguyễn Chí Thanh (1996) [28] thông báo có tới 99% trƣờng hợp đã bắt
gặp giống mối Coptotermes, chủ yếu là loài C. formosanus trong số 268 công
trình bị mối phá hoại thuộc 18 tỉnh, thành ở nƣớc ta. Đối tƣợng chúng gây hại
rất đa dạng nhƣ gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, vật tƣ, hàng hoá, thiết bị hệ thống
điện , làm ảnh hƣởng đến kết cấu chịu lực và mỹ quan công trình.
Theo Nguyễn Đức Khảm (1976) [13] và Nguyễn Chí Thanh (1996),
[28] tổ mối C. formosanus là một khối rỗng xốp màu nâu đen hoặc xám tro.
Thành phần chủ yếu của khối xốp này là carton, do đất cát, bột gỗ trộn lẫn
với nƣớc bọt của mối tạo thành. Tổ mối có hình dạng bất kỳ tùy theo địa thế
nơi mối làm tổ. Chúng thƣờng làm tổ ở những nơi kín đáo trong công trình
kiến trúc nhƣ nền nhà, panen, khe giữa hai tƣờng, trong các cấu kiện gỗ.
Trong nền nhà C. formosanus thƣờng làm tổ ở độ sâu 0,2 - 1,5 m.
Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm bay phân đàn của C.
formosanus ở nƣớc ta cho thấy mối cánh loài này thƣờng bay phân đàn vào
lúc chập choạng tối, tức từ 17 - 20h trong ngày. Nhiệt độ 28

- 32
0
C và độ ẩm
86 - 95% là điều kiện thích hợp cho mối bay phân đàn. Hàng năm mối cánh
C. formosanus thƣờng bay phân đàn từ tháng 4 đến tháng 7 (Nguyễn Đức
Khảm, 1976; Nguyễn Ngọc Kiểng, 1987; Nguyễn Chí Thanh, 1996; Nguyễn Đức
Khảm và nnk, 2002) [13, 17, 28, 15]. Các nhận xét trên chỉ mang tính chất
định tính, đúc rút từ quan sát thực tiễn, chƣa có các dẫn liệu cụ thể.
Theo Nguyễn Chí Thanh (1996) [28] tỉ lệ mối lính thƣờng chiếm 18 -

20% số lƣợng cá thể của quần tộc C. formosanus. Trong tổ mối nhiệt độ và
độ ẩm luôn ổn định so với môi trƣờng xung quanh, cụ thể nhiệt độ chỉ dao
động trong khoảng 24,8 - 25,4
0
C và độ ẩm trong khoảng 85,5 - 86,5%
(Nguyễn Chí Thanh, 1996) [28].
1.1.2.2 Nghiên cứu các phương pháp phòng trừ C. formosanus
Có thể nói ở nƣớc ta chƣa có một công trình nghiên cứu độc lập nào đề
cập đến vấn đề phòng mối. Các biện pháp phòng mối nói chung và phòng C.
formosanus nói riêng cho công trình kiến trúc đang sử dụng hiện nay, về cơ
bản đều áp dụng các kết quả nghiên cứu của nƣớc ngoài (Nguyễn Chí Thanh,
1996) [28].



Từ 1975 đến nay nhiều phƣơng pháp diệt các loài mối thuộc giống
Coptotermes đã đƣợc các tác giả trong nƣớc đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu (Nguyễn Đức Khảm, 1976, 1985; Nguyễn Ngọc Kiểng, 1987;
Nguyễn Chí Thanh, 1996; Vũ Văn Tuyển, 1993) [13, 14, 17, 28, 36]. Trong
đó đáng kể nhất là phƣơng pháp diệt mối gián tiếp, không phải tìm tổ với kỹ
thuật nhử và phun thuốc TM-67 hoặc DM-90 của Nguyễn Chí Thanh (1996)
[28] và phƣơng pháp tìm tổ xử lý trực tiếp của Nguyễn Đức Khảm và Vũ
Văn Tuyển (1985) [14]. Phƣơng pháp diệt mối của Nguyễn Chí Thanh phát
triển dựa trên cơ sở phƣơng pháp “Lây nhiễm trực tiếp trên tổ mối” của Lý
Thuỷ Mỹ (1961) [21] và cách nhử mối của Nguyễn Thế Viễn (1964) [38],
đồng thời dựa trên cơ sở khoa học về sự tác động làm mất tính ổn định của tổ
mối một cách đột ngột, quần tộc còn lại không thể phục hồi đƣợc trạng thái
cân bằng cần thiết trƣớc đó, thì tổ mối sẽ bị tiêu diệt. Đây là một phƣơng
pháp đƣợc áp dụng chủ yếu ở nƣớc ta trong những năm trƣớc đây. Nhƣng
phƣơng pháp này có hạn chế là nếu nhử mối ở xa tổ thì tỉ lệ thành công thấp

và thƣờng phải dùng hoá chất độc hại ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Phƣơng
pháp tìm tổ mối để diệt trực tiếp của Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển
(1985) [14] dựa trên cơ sở thu nhận và khuyếch đại tín hiệu báo động của
mối khi gặp sự cố, để phát hiện tổ mối ngầm trong công trình kiến trúc. Đây
là phƣơng pháp cũng đƣợc áp dụng khá nhiều trong những năm trƣớc đây.
Nhƣng phƣơng pháp này có hạn chế là việc tìm tổ khá tốn kém, nhất là đối
với các công trình có kết cấu phức tạp, giá thành khảo sát, xử lý cao. Đồng
thời vẫn phải sử dụng hoá chất độc hại để xử lý mối, gây ô nhiễm môi
trƣờng.
Tóm lại, nhiều tài liệu cho thấy C. formosanus có ý nghĩa kinh tế rất
quan trọng đối với nƣớc ta và nhiều nƣớc trên thế giới. Có lẽ vì thế hiện tại
đã có tới 24.400 tài liệu nghiên cứu liên quan đến C. formosanus (theo thống
kê của Google). Nhiều đặc điểm cho thấy, C. formosanus là một loài mối
ngầm, thích nghi đặc biệt với điều kiện đô thị, rất khó khăn trong việc phòng
trừ và kiểm soát chúng. Nhiều phƣơng pháp phòng trừ loài mối này đã đƣợc
nghiên cứu và đề xuất, trong đó hai phƣơng pháp ít hoặc không gây ô nhiễm
môi trƣờng đang đƣợc quan tâm nghiên cứu là bả độc và sử dụng nấm ký
sinh. Nhƣng chƣa có nghiên cứu một cách hệ thống nào về các đặc điểm sinh



học, sinh thái học C. formosanus liên quan đến việc sử dụng M. anisopliae để
phòng trừ hợp lý loài mối này.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI MỐI ODONTOTERMES
HAINANENSIS LIGHT
1.2.1 Nghiên cứu loài mối O. hainanensis ở nƣớc ngoài
1.2.1.1 Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
Theo Nguyễn Đức Khảm (1976) [13], O. hainanensis phân bố ở đảo
Hải Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc nhƣ Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây và miền bắc Việt Nam. Có lẽ vì thế chỉ tìm thấy một số bài viết

của các tác giả Trung Quốc trong những nghiên cứu ở nƣớc ngoài về loài mối
này.
Theo Shi (1987) [118] ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, khoảng 4 - 5
năm là thời gian cho sự phát triển từ khi mối O. hainanensis đào đất làm tổ
đến khi xuất hiện lứa mối cánh đầu tiên. Trong quần tộc, thời gian phát triển
của mối có mầm cánh khá dài, nhƣng thời gian vũ hoá ngắn, thƣờng chỉ 10 -
20 ngày; gặp điều kiện thời tiết thuân lợi, mối mới vũ hoá để bay phân đàn
ngay. Ở bán đảo Lôi Châu, mối cánh mới vũ hoá bay phân đàn vào giữa và
cuối tháng 5. Trung tuần và hạ tuần tháng 5 xuất hiện đợt bay phân đàn đầu
tiên. Mối O. hainanensis bay phân đàn từ trung tuần và hạ tuần tháng 5 đến
trung tuần tháng 6 hoặc tháng 7. Bay phân đàn rộ vào trung và hạ tuần tháng
5.
Trong các tài liệu nghiên cứu về O. hainanensis đáng chú ý nhất là
công trình nghiên cứu “Sinh học của mối O. hainanensis” của Liu et al.
(1989) [96]. Các tác giả đã đề cập đến một số đặc điểm sinh học của loài mối
này nhƣ tập tính chuẩn bị bay phân đàn, quá trình hình thành và phát triển
quần tộc mới, cấu trúc tổ, hoạt động kiếm ăn.
1.2.1.2 Nghiên cứu các phương pháp phòng trừ O. hainanensis
Lý Thuỷ Mỹ (1958) [20] đã nghiên cứu phƣơmg pháp nhử mối tập
trung rồi tiêu diệt mối bằng 1 trong 3 bài thuốc lây nhiễm độc để xử lý tổ mối
đê ở Quảng Đông, Trung Quốc. Phƣơng pháp này có hạn chế là sử dụng
thuốc rất độc và không lấp bịt đƣợc tổ mối, nên sau đó không đƣợc ứng dụng.



Lý Đống (1989) [8] đã nghiên cứu và đề xuất phƣơng pháp “gậy nấm
than” để xử lý 3 loài mối (O. formosanus, O. hainanensis và M. barneyi) hại
đê, đập ở các tỉnh phía nam Trung Quốc. Nguyên lý chung của phƣơng pháp
này là dùng một loại bả độc, có tác dụng làm rối loạn hệ vi sinh vật đƣờng
ruột của mối, đặt vào đƣờng giao thông của mối hoặc nơi mối đang kiếm ăn.

Đàn mối kiếm ăn sẽ tập trung ăn bả có chứa chất độc. Bằng con đƣờng trao
đổi thức ăn, toàn bộ tổ mối sẽ dính chất độc và bị tiêu diệt. Một thời gian sau
tại vị trí tổ mối chết, nấm than (Xylaria) sẽ mọc chồi trên mặt đất. Theo dõi
nấm than mọc để xác định vị trí tổ mối chết rồi khoan phụt vữa để gia cố lỗ
rỗng do mối gây ra trong thân đê, đập. Vào những năm của thập kỷ 80 và 90
thế kỷ trƣớc phƣơng pháp này đƣợc đánh giá cao và áp dụng rộng rãi ở Trung
Quốc. Tuy nhiên tác giả cũng cho biết phƣơng pháp này có hạn chế là thời
gian theo dõi nấm than mọc khá lâu, có trƣờng hợp tới 3 tháng, do phụ thuộc
vào thời tiết. Mấy năm gần đây do thuốc độc dùng làm bả bị cấm sử dụng
nên ngƣời ta đang phải nghiên cứu phƣơng pháp khác để thay thế. Ngân hàng
thế giới đã tài trợ cho Trung Quốc dự án “Demonstration of Alternatives to
Chlordane and Mirex in Termite Control” (loại bỏ sự lựa chọn Chlordane và
Mirex trong phòng trừ mối). Thời gian của dự án kéo dài từ tháng 11/2003
đến tháng 01/2006. Dự án do Su (Mỹ), Junhong (Trung Quốc) và Michael
Lenz (Úc) chủ trì thực hiện. Mục tiêu chính của dự án là đóng cửa 9 nhà máy
sản xuất hoá chất Chlordane và 5 nhà máy sản xuất Mirex ở Trung Quốc,
đồng thời hỗ trợ phát triển các phƣơng pháp phòng trừ mối không độc cho
Trung Quốc (Su et al., 2006) [125].
1.2.2 Nghiên cứu loài mối O. hainanensis ở trong nƣớc
1.2.2.1 Nghiên cứu sinh học, sinh thái học
Nghiên cứu sớm nhất về O. hainanensis ở nƣớc ta là chuyên gia ngƣời
Pháp Bathellier (1927) [41]. Trong công trình dày 3650 trang, tác giả đã mô
tả 19 loài mối ở khu vực Đông Dƣơng, riêng ở Việt Nam có 18 loài, trong đó
có loài O. hainanensis tìm thấy ở Hà Nội và một số tỉnh



vùng đồng bằng Bắc bộ. Tác giả đã mô tả hình thái của mối lính và hình thức
tổ chức của tổ mối O. hainanensis.
Nguyễn Đức Khảm (1971 và 1976) [16, 17] đã cung cấp nhiều dẫn liệu

về loài mối này. Về phân bố của O. hainanensis, tác giả cho biết loài này
sống ở môi trƣờng có độ cao từ 1 đến 1500m, chúng có mặt ở nơi nóng ẩm
nhƣ Quảng Bình, lạnh lẽo về mùa đông nhƣ cao nguyên Đồng Văn (Hà
Giang), khô hạn nhƣ đèo Pha Đin (Lai Châu). Tác giả mô tả hình thái và cấu
trúc tổ, một số tập tính, sinh sản và tác hại của loài O. hainanensis. Trong
phần cấu tạo tổ tác giả mô tả chi tiết cấu trúc của vƣờn nấm, nhất là phần
đỉnh và phần đáy lõm của vƣờn nấm. Về phần tập tính tác giả nhấn mạnh khả
năng điều tiết độ ẩm đặc biệt của tổ mối O. hainanensis.
Vũ Văn Tuyển (1982) [34] cho biết O. hainanensis phân bố ở cả ba dải
độ cao của đập đất: 1 - 20m, 20 - 100m và 100 - 1500m và chúng là một
trong các loài gây nguy hiểm cho đập.
Bùi Công Hiển và nnk (2000) [11] cho biết loài O. hainanensis chiếm
tới 46,2% trong tổng số 277 mẫu thu đƣợc ở đê vùng Hà Nội. Các tác giả đã
giải phẫu một số tổ mối O. hainanensis để nghiên cứu sự phân bố của tổ phụ
so với tổ chính và sự phân bố của tổ phụ theo độ sâu và kích thƣớc của tổ
phụ.
Nghiên cứu về thành phần loài mối phân bố trên đê, Ngô Trƣờng Sơn
(2005) [24] cho biết tại các tuyến đê ở khu vực đồng bằng sông Hồng, loài
mối O. hainanensis chiếm tới 87,2% số mẫu và tại khu vực đồng bằng ven
biển thuộc lƣu vực sông Hồng, loài này vẫn chiếm ƣu thế, với tỉ lệ 71,4%.
1.2.2.2 Nghiên cứu các phương pháp phòng trừ O. hainanensis
Nguyễn Lễ (1977) [18] qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm thực tế
và tổng kết kinh nghiệm dân gian đã đƣa ra trình tự khai quật tổ mối trên
đê để bắt mối chúa. Phƣơng pháp này đơn giản, tận dụng đƣợc lao động
sẵn có, góp phần giảm thiểu số tổ mối trên đê. Nhƣng việc đào bắt mối
chúa khá tốn kém công sức, làm ảnh hƣởng đến kết cấu của đê và nhiều
trƣờng hợp tổ mối lại tái xuất hiện do mối chúa thay thế hình thành ở
ngay tổ mối bị đào bắt mối chúa nguyên thuỷ.




Về biện pháp phòng trừ mối hại đập, đáng chú ý nhất là công trình
nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển (1982) [34]. Trong công trình nghiên cứu
này tác giả đã đƣa ra danh sách 12 loài mối gây hại cho đập, trong đó có
loài mối làm tổ chìm O. hainanensis. Qua nghiên cứu thăm dò tổ mối
chìm bằng thiết bị phóng xạ, tác giả kết luận phƣơng pháp phóng xạ cho
phép xác định chính xác vị trí, kích thƣớc tổ mối ở bất kỳ độ sâu nào mà
không phải đào bới công trình. Đồng thời tác giả đƣa ra biện pháp tổng
hợp thăm dò tổ mối với nội dung cơ bản là kết hợp kết quả nghiên cứu
phân loại và sinh học với phƣơng pháp phóng xạ, có sự hỗ trợ của máy
âm SD3 và biện pháp xử lý tổ mối bằng các loại thuốc trừ sâu, sau đó
dùng vữa lấp bịt là phƣơng pháp xử lý ƣu việt, đảm bảo an toàn toàn
công trình. Những năm trƣớc đây phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để xử
lý cho nhiều công trình đập đất. Nhƣng do phƣơng pháp phóng xạ có
năng suất thấp, lại có ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng và môi trƣờng, đồng
thời thuốc xử lý cũng gây ô nhiễm nên phƣơng pháp này hiện nay không
còn phù hợp với tình hình thực tế.
Tóm lại, tài liệu nghiên về loài mối O. hainanensis ở Trung Quốc chủ
yếu mang ý nghĩa khoa học, chƣa thấy gắn với các nghiên cứu ứng dụng cụ
thể. Các tài liệu nghiên cứu về O. hainanensis ở nƣớc ta còn rất ít, dẫn
liệu về sinh học, sinh thái còn tản mạn, chƣa đủ cơ sở để đề xuất biện
pháp phòng trừ. Đây là một loài mối có ý nghĩa kinh tế chỉ riêng đối với
nƣớc ta và một số tỉnh phía nam Trung Quốc, nên ít có cơ hội ứng dụng
công nghệ của nƣớc ngoài, phải độc lập nghiên cứu tìm giải pháp phòng
trừ chúng. Một số biện pháp hiện đang áp dụng để xử lý đối với loài mối vẫn
phải sử dụng các hoá chất, ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Chƣa tìm thấy tài liệu
nào liên quan đến việc nghiên cứu sử dụng M. anisopliae để phòng trừ loài
mối này.
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG M. ANISOPLIAE SOROK
PHÒNG TRỪ MỐI

1.3.1 Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có
hại và mối ở nƣớc ngoài
1.3.1.1 Nghiên cứu sử dụng M. anisopliae phòng trừ côn trùng có hại

×