Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống ung thư của một số hoạt chất phân lập từ hoạt nhục đầu khấu ( Myristica Fragrans

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 69 trang )







ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C TƯ
̣
NHIÊN




Nguyễn Thị Chinh


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA MỘT SỐ
HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ HẠT NHỤC ĐẬU KHẤU
(Myristica fragrans)



LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
KHOA HO
̣
C





H Ni - 2011








ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C TƯ
̣
NHIÊN



Nguyễn Thị Chinh


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA MỘT SỐ

HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ HẠT NHỤC ĐẬU KHẤU
(Myristica fragrans)

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30

LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
KHOA HO
̣
C


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phương Thiện Thương


Hà Ni - 2011

Luận văn thạc sĩ khoa học Mục lục

Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 3
1.1. UNG THƢ VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH 3
1.1.1. Đặc điểm tế bào ung thƣ và quá trình tiến triển bệnh 4
1.1.1.1. Đặc điểm tế bào ung thƣ 4
1.1.1.2. Quá trình tiến triển bệnh ung thƣ 5
1.1.2. Hậu quả của ung thƣ đối với cơ thể 7
1.2. MỘT SỐ LOẠI THUỐC THƢỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƢ 8
1.2.1. Thuốc alkyl hóa 8
1.2.2. Thuốc chống chuyển hóa 8
1.2.3. Thuốc làm thay đổi đáp ứng sinh học 9
1.2.4. Dƣợc liệu Việt Nam chữa ung thƣ 9
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG UNG
THƢ CỦA CHẾ PHẨM 10
1.3.1. Mô hình nuôi cấy tế bào in vitro 10
1.3.1.1. Nuôi cấy 2D 10
1.3.1.2. Nuôi cấy spheroid 12
b. Ứng dụng của spheroid trong nghiên cứu ung thƣ 13
c. Một số đặc tính của tế bào ung thƣ phù hợp với mô hình nuôi cấy 3D 14
1.3.2. Mô hình in vivo 16
1.4. CÁC DÒNG CHUỘT SWISS VÀ BALB/C 17
1.4.1. Dòng chuột Swiss 18
1.4.2. Dòng chuột BALB/c 18
1.5. CÁC CHẾ PHẨM PHÂN LẬP TỪ HẠT NHỤC ĐẬU KHẤU
Myristica fragrans 19
1.6. THUỐC ĐỐI CHỨNG TAXOL VÀ 6MP 20
Luận văn thạc sĩ khoa học Mục lục

Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
vi


1.6.1. Taxol 20
1.6.2. Thuốc 6-MP 21
Chƣơng 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. NGUYÊN LIỆU 23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.1.2. Hóa chất và thiết bị thí nghiệm 23
2.1.2.1. Hóa chất thí nghiệm 23
2.1.2.2. Dụng cụ và vật tƣ tiêu hao 24
2.1.2.3. Thiết bị nghiên cứu 25
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Phƣơng pháp SRB - xác định độc tính đối với TBUT của các hoạt
chất trong mô hình in vitro 25
2.2.2. Phƣơng pháp thử tác dụng của hoạt chất trên spheroid MCF7 26
2.2.2.1. Phƣơng pháp tạo spheroid MCF7 26
2.2.2.2. Thiết kế thí nghiệm thử tác dụng của hoạt chất meso-
dihydroguairetic acid trên spheroid MCF7 27
2.2.2.3. Xác định thể tích khối spheroid MCF7 28
2.2.3. Phƣơng pháp gây u rắn và thử tác dụng chống ung thƣ của hoạt
chất trên chuột 29
2.2.3.1. Gây u 29
2.2.3.2. Phân lô 29
2.2.3.3. Cách cho uống 30
2.2.3.4. Liều uống 30
2.2.3.5. Xác định kích thƣớc khối u 30
2.2.3.6. Xử lý số liệu 31
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ 32
3.1. KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TÍNH TRÊN CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG
THƢ VÀ DÒNG TẾ BÀO THƢỜNG 32
Luận văn thạc sĩ khoa học Mục lục


Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
vii

3.2. SỰ BIẾN ĐỔI THỂ TÍCH VÀ HÌNH THÁI KHỐI SPHEROID
MCF7 DƢỚI TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM 3.8 37
3.2.1. Sự tạo spheroid MCF7 trong thí nghiệm thử tác dụng của hoạt
chất 1 37
3.2.2. Hình thái của khối spheroid MCF7 dƣới tác dụng của hoạt chất 1 38
3.2.3. Thể tích khối spheroid MCF7 dƣới ảnh hƣởng của hoạt chất 1 43
3.3. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ THỂ TÍCH VÀ HÌNH THÁI KHỐI U RẮN
SAR180 TRÊN CHUỘT SWISS DƢỚI TÁC DỤNG CỦA CHẾ
PHẨM 3.8 Ở CÁC LIỀU THỬ KHÁC NHAU 47
3.3.1. Ảnh hƣởng của hoạt chất 1 đến kích thƣớc khối u 47
3.3.2. Ảnh hƣởng của hoạt chất 1 đến hình thái khối u chuột 51
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Tiếng Việt 57
Tiếng Anh 58

Luận văn thạc sĩ khoa học Danh mục chữ viết tắt

Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATCC
American Type Culture Collection
DMEM
Dulbecco’s Modified Eagle Medium

DMSO
Dimethyl Sulfoxide
EDTA
Ethylenediaminetetraacetic acid
IC50
half maximal inhibitory concentration
FBS
Fetal Bovine Serum
MCF-7
Michigan Cancer Foundation – 7
MDCK
Madin-Darby Canine Kidney Cells
OD
Optical density
PBS
Phosphate Buffered Saline
RPMI
Roswell Park Memorial Institute
SRB
Sulforhodamine B
TCA
Trichloroacetic Acid
6MP
Mercaptopurine
ĐCDM
Đối chứng dung môi
ĐCSH
Đối Chứng Sinh Học
ĐCUT
Đối Chứng Ung Thư

TBUT
Tế Bào Ung Thư
Luận văn thạc sĩ khoa học Danh mục bảng

Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Hóa chất sử dụng trong đề tài 23
Bảng 2. Dụng cụ và vật tư tiêu hao 24
Bảng 3. Các thiết bị sử dụng 25
Bảng 4. Bố trí thí nghiệm thử tác dụng của hoạt chất 1 trên mô hình spheroid MCF7
28
Bảng 5. Phân bố thời gian và liều lượng cho chuột uống ở các lô thí nghiệm 30
Bảng 6. Giá trị IC50 của các hoạt chất trên các dòng tế bào ung thư 34
Bảng 7. Tỷ lệ tan rã khối cầu spheroid dưới tác dụng của hoạt chất 1 43
Bảng 8. Tỷ lệ kích thước khối spheoroid dưới ảnh hưởng của hoạt chất 1 qua các
lần đo so với ngày đầu trước khi tra hoạt chất 44
Bảng 9. Tỷ lệ kích thước khối spheroid dưới ảnh hưởng của taxol qua các lần đo so
với ngày đầu trước khi tra thuốc 46
Bảng 10. Tỷ lệ chuột tiêu hết u ở các lô thí nghiệm 48
Bảng 11. Kích thước u (mm) qua các lần đo 49
Bảng 12. Thể tích u (mm
3
) qua các lần đo 50
Luận văn thạc sĩ khoa học Danh mục hình

Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Một số dòng TBUT bám dính vào bề mặt đĩa nuôi cấy 11
Hình 2. Chuột Swiss (A) và BALB/c (B) 19
Hình 3. Các lignan (1-4) phân lập từ hạt nhục đậu khấu 20
Hình 4. Công thức cấu tạo và cấu hình không gian của Taxol 21
Hình 5. Thuốc chữa ung thư 6-MP 22
Hình 6. Tế bào sau trước và sau 48h ủ với meso-dihydroguairetic acid 32
Hình 7. Ảnh hưởng của 04 hoạt chất: meso-dihydroguairetic acid (chất 1);
macelignan (chất 2); fragransin A2 (chất 3) và nectandrin B (chất 4) lên sự tăng
trưởng của 08 dòng tế bào ung thư. 36
Hình 8. Ảnh hưởng của 04 hoạt chất meso-dihydroguairetic acid; macelignan;
fragransin A2 và nectandrin B lên sự tăng trưởng của dòng tế bào thường MDCK.
36
Hình 9. Hình thái của khối spheroid MCF7 trong điều kiện nuôi cấy bình thường . 38
Hình 10. Sự tan rã của khối spheroid MCF7 dưới tác dụng của hoạt chất meso-
dihydroguairetic acid ở nồng độ 30µM 39
Hình 11. Sự biến đổi hình thái khối spheroid MCF7 dưới tác dụng của hoạt chất
meso-dihydroguairetic acid ở nồng độ 30µM 40
Hình 12. Spheroid MCF7 dưới tác dụng của hoạt chất meso-dihydroguairetic acid ở
nồng độ 20µM 40
Hình 13. Hình ảnh của MCF7 dưới tác dụng của taxol ở nồng độ 30µM 42
Hình 14. Hình ảnh của MCF7 dưới tác dụng của taxol ở nồng độ 20µM 42
Hình 15. Đồ thị về tỷ lệ kích thước khối spheroid dưới ảnh hưởng của 1 theo thời
gian (VH: ĐCSH) 45
Hình 16. . Đồ thị tỷ lệ kích thước khối spheroid dưới ảnh hưởng của taxol theo thời
gian (VH: ĐCSH) 46
Hình 17. Đồ thị thể tích u qua các lần đo 50
Hình 18. Chuột ở lô: ĐCSH (A), ĐCDM (B) 52
Luận văn thạc sĩ khoa học Danh mục hình


Nguyễn Thị Chinh K18 Sinh học Thực nghiệm
iv

Hình 19. Chuột ở lô đối chứng 6-MP 53
Hình 20. Chuột ở lô uống hoạt chất meso-dihydroguairetic acid (1g/kg) 54
Luận văn thạc sĩ khoa học Mở đầu

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
1
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay số người mắc bệnh ung thư ở
Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng. Năm 2000, ở Việt Nam tỷ lệ
mắc chung của bệnh ung thư ở nam giới là 104/100.000 dân, ở nữ giới là
101/100.000 dân, thì đến năm 2010 tỷ lệ này ở nam giới tăng đến 181/100.000 dân
và ở nữ giới tăng đến 134/100.000 dân. Trong đó các loại bệnh ung thư có tỷ lệ mắc
mới tăng rõ rệt là ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền
liệt tuyến ở nam giới và ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư đại tràng
và ung thư tuyến giáp ở nữ giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 75.000 người chết
vì bệnh ung thư. Ước tính năm 2011 có thêm 126.000 người mắc mới [11]. Bệnh
ung thư đã trở thành một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng, không loại trừ một ai
trong xã hội. Việc nghiên cứu tìm ra các chất có khả năng điều trị căn bệnh ung thư,
cũng như ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư làm tăng thời gian sống cho
bệnh nhân luôn được các nhà khoa học trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu.
Đến nay, đã có nhiều hoạt chất chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên đã được khám
phá ra và đem vào sử dụng trên lâm sàng. Các hoạt chất điển hình là paclitaxel
(taxol), vinblastin và vincristin, camptothecin, adriamycin…
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có rất nhiều loại cây được sử dụng là
những dược liệu quí. Đã có nhiều hoạt chất được tách chiết từ thực vật có tác dụng
hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư cũng như ngăn chặn sự phát triển của khối u được

tìm thấy như: đu đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Đu đủ (Papayaceae) [24], gấc
(Momordica cochinchinensis Streng) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) [1], trinh nữ
hoàng cung (Crinum latifolium L.) thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) [9],… Do
đó, chắc chắn trong thiên nhiên vẫn còn tiềm ẩn các hoạt chất có tác dụng chống
ung thư đang chờ con người khám phá.
Cây nhục đậu khấu có tên khoa học là Myristica fragrans Hout. (tên tiếng
Anh: mace, nutmeg), thuộc họ nhục đậu khấu (Myristicaceae), là cây được trồng và
Luận văn thạc sĩ khoa học Mở đầu

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
2
mọc ở miền Nam Việt Nam. Các lignan (tức là các phenylpropanoids) là thành phần
chủ yếu có tác dụng sinh học của hạt nhục đậu khấu, gồm các chất chính fragransin
A2, nectandrin B, macelignan, meso-dihydroguaiaretic acid. Đã có nhiều nghiên
cứu về tác dụng sinh học các lignan phân lập từ hạt có tác dụng chống oxy hóa,
chống viêm giảm đau, có tác dụng bảo vệ gan, giảm cholesterol trong máu, chống
xơ vữa động mạch, kháng khuẩn. Nhưng cho đến nay những nghiên cứu về tác dụng
chống ung thư của hạt và các lignan phân lập từ hạt ở Việt Nam và thế giới mới có
rất ít [27].
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
chống ung thư của một số hoạt chất phân lập từ hạt nhục đậu khấu Myristica
fragrans” với các mục đích chính như sau:
- Thử hoạt tính chống ung thư của các hoạt chất lignan phân lập được trên
mô hình nuôi cấy tế bào 2D.
- Tạo mô hình và nghiên cứu tác dụng chống ung thư của lignan có tác dụng
chống ung thư mạnh nhất (trong các lignan đã thử nghiệm 2D) trên mô hình 3D và
in vivo.
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học

3
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. UNG THƢ VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
Ung thư không phải chỉ là một loại bệnh mà là khoảng trên 200 loại bệnh
khác nhau [34]. Mỗi loại có nguyên nhân riêng của nó, nhưng đều có nguồn gốc
chung từ việc tế bào bị đột biến gen [34]. Năm 1953, lần đầu tiên tế bào ung thư
được quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Những thành tựu nghiên cứu ở mô hình tế
bào cho đến nay là cơ sở chắc chắn cho nhận định của giáo sư Arnold Graffi “vấn
đề của ung thư thực chất là vấn đề của tế bào học”. Vì vậy muốn điều trị ung thư
phải hiểu được cơ sở tế bào học của nó [8, 34]. Các đặc điểm nổi bật chung của tế
bào ung thư là tế bào bị đột biến gen, có khả năng sự tăng sinh vô hạn, không kiểm
soát được, có khả năng xâm lấn và phát triển ở các cơ quan, tổ chức khác của cơ thể
(sự di căn), có khả năng tăng sinh mạch máu [13, 34].
Bệnh ung thư bắt đầu từ khi có một tế bào bắt đầu vượt qua sự kiểm soát của
cơ thể, bị đột biến gen, phát triển không ngừng và hình thành một đám tế bào có
chung đặc điểm là phát triển vô kiểm soát, xâm lấn và chèn ép các mô xung quanh.
Có rất nhiều nguyên nhân làm chuyển dạng tế bào lành thành tế bào ung thư, bao
gồm: các tác nhân vật lý (chủ yếu là tia bức xạ ion hóa), các tác nhân hóa học, các
virus, một số bệnh viêm mạn tính, nhiễm trùng lâu ngày, rối loạn nội tiết, rối loạn
hoạt động enzyme và nhiều vấn đề dinh dưỡng liên quan. Các tác nhân này gây ảnh
hưởng sâu sắc đến cơ cấu di truyền phân tử của tế bào, làm thay đổi khả năng trao
đổi chất, năng lượng và thông tin với môi trường. Ngoài ra, ung thư còn có thể do
yếu tố di truyền bẩm sinh [3, 8, 34].
Quá trình hình thành khối u từ tế bào ung thư phải trải qua nhiều giai đoạn.
Thời gian từ tế bào ung thư khởi đầu đến khi xuất hiện một u có thể nhận biết gọi là
thời kì tiềm ẩn (ở người có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm) [8, 34]. Sau khi phát triển
thành khối u, các tế bào ung thư tiếp tục tăng sinh hỗn loạn, tự mất đi các thụ thể để
nhận biết giới hạn với các tế bào bên cạnh, sản xuất ồ ạt cytokin và enzyme
proteaza để phá hủy màng đệm lót và môi trường ngoại bào xung quanh. Do đó, các
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan


Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
4
tế bào ung thư liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và
mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi,
nảy nở, tăng sinh số lượng. Quá trình này được gọi là sự di căn (metastasis) [10,
34]. Nói cách khác, di căn là một hay nhiều tế bào ung thư tăng trưởng ở một
khoảng cách nào đấy cách nơi phát sinh tiên phát của khối u. Thông thường do hậu
quả của di căn mà ung thư gây ra là xấu, có khả năng gây tử vong
1.1.1. Đặc điểm tế bào ung thƣ và quá trình tiến triển bệnh
1.1.1.1. Đặc điểm tế bào ung thư
Tế bào ung thư là những tế bào đột biến, phân chia vô hạn không chịu sự
kiểm soát của cơ thể, cho nên so với tế bào bình thường, tế bào ung thư có những
đặc điểm bất thường về hình dạng và kích thước của tế bào cũng như của nhân.
Kích thước của tế bào ung thư khá lớn, khoảng 20 - 40µm. Hình dạng tế bào rất đa
dạng, có thể là hình cầu, bầu dục, hình thoi, hình hạt…, có thể có dạng gai. Những
đặc điểm bất thường của nhân cũng là đặc trưng quan trọng của tế bào ung thư.
Chúng có thể chứa một hoặc nhiều nhân, thường có kích thước lớn và đa hình thái,
có thể tròn, hình thoi, méo mó hoặc tạo túi. Kích thước nhân có thể rất khác nhau,
song đa số nhân nằm lệch sang một bên và tỷ lệ giữa nhân và tế bào chất cao hơn so
với tỷ lệ này ở tế bào thường. Đây chính là những đặc điểm chính để có thể phân
biệt và nhận biết tế bào ung thư về mặt hình thái. Tính chất bắt màu của nhân và tế
bào chất cũng thay đổi đậm nhạt khác nhau. Các đặc điểm hình thái bất thường trên
của tế bào ung thư là dấu hiệu quan trọng được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn
đoán ung thư.
Về cấu trúc và chức năng, nhìn chung các tế bào ung thư đều giữ được đặc
điểm đặc trưng của những tế bào gốc tạo ra nó. Tuy nhiên cũng có nhiều khía cạnh
khác biệt:
- Tế bào bình thường trong cơ thể sau nhiều lần phân chia sẽ chết theo con
đường apoptosis. Riêng tế bào ung thư có khả năng tăng sinh vô hạn độ, tạo

thành những tế bào bất diệt.
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
5
- Tế bào ung thư không tuân theo những tín hiệu từ những tế bào khác trong
đó có những tín hiê
̣
u ức chế tăng sinh , bất kể những tác hại gây ra do số
lượng tế bào quá lớn gây chèn ép các mô xung quanh.
- Tế bào ung thư bị mất các phân tử trên bề mặt màng tế bào có khả năng giữ
chúng ở đúng vị trí, vì vậy chúng có thể tự tách ra và di chuyển đến những vị
trí khác trong cơ thể, quá trình này gọi là di căn.
- Thời gian nhân đôi của tế bào ung thư rất ngắn (dòng tế bào Sarcoma 180 có
thời gian nhân đôi là 15,2 giờ) do tế bào ung thư có khả năng thoát khỏi sự
kiểm soát và điều hòa của cơ thể.
1.1.1.2. Quá trình tiến triển bệnh ung thư
Weinberg R.A. đề xuất 6 giai đoạn trong quá trình phát sinh ung thư ác tính
[18]. Có thể tóm tắt như sau:
1. Giai đoạn khởi phát
Các tế bào ung thư nhận được các tín hiệu thúc đẩy sự tăng sinh và phân bào.
Các tín hiệu này có thể xuất hiện do sự thay đổi của các yếu tố ngoại bào hoặc do sự
thay đổi bên trong hệ thống truyền tín hiệu nội bào dẫn tới sự tăng sinh và phân bào.
Trong những trường hợp “cực đoan” nhất, các tín hiệu kích thích phân bào lại do
chính các tế bào ung thư tự sản sinh ra. Lúc đó, tế bào được kích thích phân chia
không giới hạn.
2. Giai đoạn thúc đẩy
Các tế bào trở nên “vô cảm” một cách bất thường với các tín hiệu ức chế
phân bào. Trong các tế bào bình thường, sự phân bào thường được kích hoạt bởi các
tín hiệu nhất định; và tồn tại song song với chúng là các tín hiệu ức chế phân bào.

Bình thường, hai cơ chế này tồn tại song song và phối hợp với nhau ở mức
cân bằng, vì vậy sự phân bào diễn ra ổn định và có tổ chức. Ở các tế bào ung thư thì
sự ngăn cản phân bào bị tê liệt, khi đó tế bào sẽ luôn được chuyển từ pha G1 sang S
đề tiến hành sao chép ADN và bước vào một chu trình tế bào mới bất kể các sai
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
6
hỏng ADN có được khắc phục hay không. Các tế bào sau giai đoạn tăng trưởng này
sẽ tiếp tục phát triển thành các khối u ác tính
3. Giai đoạn chuyển biến
Như ta đã biết, protein p53 giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ
thể chống lại sự tích lũy sai hỏng ADN có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Khi p53 bị
mất chức năng này thì con đường apoptosis của tế bào không hoạt động. Vì vậy tế
bào hỏng có thể sống và tiếp tục nhân lên nhanh chóng. Những tế bào này có xu
hướng tạo ra các thế hệ tế bào con có mức độ sai hỏng còn cao hơn chính nó. Hậu
quả là mỗi tế bào con hình thành đều có nguy cơ chuyển thành các tế bào ung thư.
Như vậy có thể nói, khả năng thoát khỏi cơ chế chết theo chương trình là “cột mốc”
quan trọng để một tế bào ung thư phát triển thành khối u ác tính.
4. Giai đoạn lan tràn
Các tế bào ung thư có khả năng sao chép vô tận. Ở người, mỗi tế bào soma
thường chỉ có khả năng sao chép trung bình khoảng 60 – 70 lần. Tuy nhiên các tế
bào ung thư có thể vượt quá số lần phân bào này nhờ việc ADN phần đầu mút
nhiễm sắc thể được kéo dài nhờ hoạt động mạnh của enzyme ADN telomerase. Khi
các tế bào ung thư đạt đến giai đoạn này, chúng được gọi là các tế bào bất tử.
5. Giai đoạn củng cố
Các tế bào phát triển hệ thống tự nuôi dưỡng. Các mô trong cơ thể đa bào
đều cần một hệ thống mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng. Các tế bào khối u tiền
ác tính thường tăng trưởng chậm do chúng được nuôi dưỡng bởi hệ tuần hoàn bình
thường. Nhưng ở các tế bào ung thư, khi khối u phát triển đến một mức nhất định

thì xuất hiện sự hình thành mạch máu mới. Lúc này các khối u được nuôi dưỡng và
phát triển rất mạnh. Đây là một bước “củng cố” các tế bào ung thư ác tính hình
thành mạch máu mới nuôi dưỡng các khối u, giúp khối u phát triển mạnh mẽ và gây
nguy hiểm cho cơ thể.
6. Giai đoạn xâm lấn và di căn
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn vào các vùng mô
khác và hình thành khối u mới. Hơn 90% số bệnh nhân bị ung thư đều chết vào giai
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
7
đoạn khi các tế bào ung thư đã di căn tới các phần khác nhau của cơ thế. Khi các
khối u di căn, các tế bào ung thư rời khỏi khối u nguyên phát và di chuyển dọc theo
đường máu hoặc đường bạch huyết tới các vị trí khác nhau trong cơ thể trước khi
chúng trú ngụ ở vị trí mới và hình thành khối ung thư mới. Như vậy kết quả di căn
là sự hình thành các khối u thứ cấp ở vị trí có thể cách rất xa vị trí khối u nguyên
phát ban đầu. Khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn này thì sự kiểm soát và điều trị
cực kỳ khó khăn. Vì vậy có thể nói di căn là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất
trong quá trình phát triển của ung thư.
Tuy nhiên đối với khối u lành tính thì giai đoạn này không xảy ra, các tế bào
trong khối u lành tính sinh sản chậm và bám vào các mô liên kết tại chỗ, khối u có
ranh giới rõ ràng và không gây cảm giác đau cho người bệnh nếu kích thước khối u
không quá to hay chèn ép vào dây thần kinh. Do đó khối u lành không gây nguy
hiểm cho người bệnh và dễ chữa trị.
1.1.2. Hậu quả của ung thƣ đối với cơ thể
Tại vị trí nguyên phát, nếu không điều trị ngăn chặn kịp thời, khối u phát
triển làm phá hủy mô lành xung quanh, làm hỏng các chức năng cơ quan có u và
gây đau đớn cho người bệnh.
Điều đáng nói là ung thư rất hay di căn vào các cơ quan quan trọng của cơ
thể làm tổn thương cơ quan này và là nguyên nhân chủ yếu làm người bệnh tử vong.

Các tế bào ung thư sinh ra những độc tố hoặc các chất nội tiết không cần thiết gây
rối loạn chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Ung thư cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống
các bệnh nhiễm trùng, gây mất cân bằng dinh dưỡng do các tế bào ung thư phát
triển vượt trội, tranh chấp chất dinh dưỡng với các tế bào lành, làm cơ thể suy mòn
và cuối cùng là dẫn đến tử vong.
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
8
1.2. MỘT SỐ LOẠI THUỐC THƢỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG
THƢ
Có rất nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị ung thư. Căn cứ vào cơ chế
tác dụng và cấu trúc hoá học của các loại thuốc đó, có thể chia chúng thành các
nhóm sau:
1.2.1. Thuốc alkyl hóa
Các thuốc alkyl hoá có chứa nhóm tạo liên kết alkyl với axit nucleic. Do vậy,
thuốc làm rối loạn sự nhân đôi và sự sao chép để hình thành phân tử ADN mới. Các
thuốc alkyl hóa cả các phân tử ARN và các phân tử protein, nên làm rối loạn chức
năng của các màng khác nhau ở trong tế bào.
Thuốc alkyl hóa gồm các nhóm chính sau: dẫn xuất chlorethylamin
(Caryolysin ifosfamid, cyclophosphamid, chloraminophen, sarcolysin, zitostop);
dẫn chất ethylenimin (Imiphos, thiophosphamid, photrin); dẫn chất nitrozoure
(Belustin, carmustin, Fotemustin); Este của methasulfon (Busulfan, treosulfan); dẫn
chất của platin (Cisplatin, carboplatin); dẫn chất piperazin (Pipobroman, prospidin,
thiodipin); dẫn chất halogen hóa các đường đơn (Mitobronitol, mitolactol); dẫn
chất methylhydrazin (Procarbazin); thuốc alkyl hóa khác (Cytembena, dacarbasin,
ritrosulfan, hexastat) [12,1].
1.2.2. Thuốc chống chuyển hóa
Trong quá trình tổng hợp axit nucleic, cần có những chất tham dự vào để tạo

thành axit nucleic gọi là chất chuyển hóa (metabolite). Thuốc chống chuyển hóa là
những chất có cấu trúc tương tự như chất chuyển hóa, nên cạnh tranh với chất
chuyển hóa, ngăn cản việc tạo thành axit nucleic.
Thuốc chống chuyển hóa gồm các nhóm chính sau: dẫn chất pyrimidin
(Fluoruracil, tegafur, cytabarin…); dẫn chất purin (Azathioprin, mercaptopurin,
thioguanin); dẫn chất của acid folic (Methotrexat); dẫn chất ure (Hydroxycarbamid,
mitoguazon); dẫn chất acridin (Amsidin); dẫn chất anthracen (Bisantren,
mitoxantron); dẫn chất khác (Pentostatin, celiptium).
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
9
1.2.3. Thuốc làm thay đổi đáp ứng sinh học
Các lymphokin, cytokin, sản phẩm của các tế bào do hoạt hóa hệ thống miễn
dịch có khả năng thay đổi đáp ứng sinh học làm tiêu giảm khối u. Interferon,
interleukin – 2, là những chất có nhiều tác dụng trong đó có tác dụng chống ung
thư, thường dùng trong điều trị ung thư máu [1].
1.2.4. Dƣợc liệu Việt Nam chữa ung thƣ
Thuốc chữa ung thư có nguồn gốc thực vật gồm một số alkaloid, glycozid
hoặc các dẫn chất bán tổng hợp của chúng. Thuốc nhóm này có thể kể đến là:
vincristin, vinblastin, podophyllin, thaliblastin, etoposid, teniposid, elsidin. Các
nghiên cứu đã chỉ ra một số cây thuốc Việt Nam có các thành phần kể trên:
a. Dừa cạn: tên khoa học là Catharanthus roseus, thuộc họ trúc đào
Apocynaceae. Từ dừa cạn đã chiết được các alkaloid chữa ung thư là
vinblastin, vincristin, cũng như các bán tổng hợp từ vinblastin là vinorelbin
và eldisin [4].
b. Một số cây trong họ hành tỏi Liliaceae như tỏi ta, hành ta và tỏi độc. Nước
chiết từ tỏi có tác dụng chống lại ung thư miệng của chuột hamster khi gây
ung thư miệng chuột. Dầu tỏi và dầu hành có tác dụng chống lại khối u ở da
chuột nhắt trắng [1].

c. Cây bát giác liên tên khoa học là Podophyllum tonkinense Gagnep, họ Hoàng
liên gai Berberidaceae. Cây này ở nước ta chưa thấy nghiên cứu tác dụng
chữa ung thư nhưng ở Mỹ người ta đã chiết được từ cây Podophyllum
peltatum L. cùng họ Berberidaceae chất podophyllotoxin có tác dụng chữa
ung thư.
d. Cây thông đỏ tên khoa học là Taxus wallichiana zucc, thuộc họ thanh tùng
Taxaceae. Từ thông đỏ đã chiết xuất ra chất 10-deacetylbaccatin II, rồi
chuyển hóa ra thành taxol có tác dụng chữa ung thư.
e. Đu đủ tên khoa học là Carica papaya L, họ đu đủ papayaceae, qua nghiên
cứu đều cho thấy có tác dụng chữa ung thư [24].
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
10
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƢ
CỦA CHẾ PHẨM
1.3.1. Mô hình nuôi cấy tế bào in vitro
Việc các tế bào động vật có thể nuôi cấy, duy trì sự tăng sinh trong các chai,
lọ ngày càng dễ dàng hơn trong phòng thí nghiệm, đã mở ra hướng mới quan trọng
trong nghiên cứu công nghệ tế bào động vật đặc biệt là trong nghiên cứu nhằm tìm
ra các hợp chất chữa trị ung thư ở người. Để sàng lọc nhanh các hoạt chất có tác
dụng chống ung thư người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro. Khi
nuôi cấy trên mô hình in vitro, người ta thường nuôi cấy tế bào ung thư thành dạng
2D và 3D. Có thể thấy rõ ưu điểm của mô hình này là khả năng tự động hoá cao, có
thể sử dụng nhiều máy móc thay thế cho người thực hiện, rút ngắn được quãng thời
gian tiến hành thí nghiệm rất nhiều và quan sát được trực tiếp các diễn biến trong
quá trình nghiên cứu. Nó cũng cho phép thao tác cùng lúc với nhiều dòng tế bào
khác nhau, nhiều hợp chất khác nhau với một dải nồng độ rộng. Tuy nhiên, mô hình
này có nhược điểm là tương tác giữa tế bào ung thư với hợp chất chỉ theo một
chiều, thiếu sự tương tác giữa tế bào ung thư với hệ miễn dịch cũng như của hệ

miễn dịch với hợp chất. Điều kiện làm việc phải hoàn toàn vô trùng đòi hỏi kỹ thuật
và kinh nghiệm cao của người làm thí nghiệm, chi phí cho thí nghiệm cũng khá đắt
tiền.
1.3.1.1. Nuôi cấy 2D
Có nhiều điểm khác biệt về tập tính giữa tế bào nuôi cấy và tế bào cùng loại
trong cơ thể, do chúng chuyển từ sự kết hợp theo dạng không gian ba chiều sang
mặt phẳng hai chiều. Không còn đặc tính tương tác tế bào chuyên biệt của mô, vì
khi dòng tế bào hình thành, nó có thể hiện diện chỉ một, hay hai dạng tế bào nên
nhiều tương tác đa chiều bị mất đi. Môi trường nuôi cấy cũng thường thiếu vài
thành phần liên quan đến sự điều hòa in vivo, như các chất dẫn truyền thần kinh và
hệ nội tiết. Thiếu sự kiểm soát này, chuyển hóa của tế bào trong điều kiện in vitro
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
11
ổn định và dễ kiểm soát hơn trong in vivo, nhưng có thể không thực sự đại diện cho
mô, nơi mà các tế bào này được tách ra [7].
Vì hầu hết các dòng tế bào được bảo quản lạnh nên thông thường, quy trình
nuôi cấy bắt đầu bằng việc giải đông tế bào. Các tế bào ung thư được nuôi cấy đơn
lớp 2D trong đĩa Petri thủy tinh hoặc nhựa, bổ sung môi trường nuôi cấy thích hợp
rồi được đưa vào trong tủ nuôi cấy 37
0
C, 5% CO2 . Sử dụng các loại thuốc nhuộm
protein sẽ cho phép chúng ta xác định được mối quan hệ đáp ứng liều giữa các dòng
tế bào khác nhau với các nồng độ thuốc thử khác nhau [33].
Các tế bào khi được phân lập đem nuôi cấy in vitro thường phát triển thành
dạng trôi nổi hoặc bám dính hoặc hỗn hợp cả 2 loại. Hầu hết các tế bào động vật
đều bám vào một cấu trúc trong mô liên kết, màng cơ bản (basement membrane)
hay chất nền khoáng (như xương). Các tế bào trong máu, bạch huyết hay những loại
tế bào khác chỉ phát triển bình thường trong “huyền phù”. Các loại tế bào ung thư

sống trôi nổi như tế bào u lympho, tế bào ung thư máu hay tế bào ung thư mô liên
kết Sarcoma-180. Nhiều tế bào sống ở dạng bám dính như tế bào ung thư biểu mô
gan HepG2, tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, tế bào ung thư vú MCF7, tế bào ung
thư phổi H358… Một số tế bào sống ở dạng hỗn hợp cả bám dính, cả trôi nổi như tế
bào ung thư biểu mô phổi 3LL [16,20,33].

Hình 1. Một số dòng TBUT bám dính vào bề mặt đĩa nuôi cấy
a. TBUT phổi H358, b. TBUT vú MCF7
Sử dụng mô hình tế bào 2D có nhiều ưu điểm như thời gian sàng lọc ngắn,
cho phép thao tác với nhiều dòng tế bào, nhiều hợp chất khác nhau và dải nồng độ
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
12
rộng cùng một lúc. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là tương tác giữa TBUT
với hợp chất chỉ theo một chiều, thiếu sự tương tác giữa TBUT với hệ miễn dịch
cũng như của hệ miễn dịch với hợp chất. Như vậy mô hình này không mô phỏng
được điều kiện in vivo của cơ thể [33].
1.3.1.2. Nuôi cấy spheroid
Spheroid là những khối cầu đa bào được tạo ra do những tế bào tụ tập với
nhau trong quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Đây là đặc tính của một số
dạng tế bào như: tế bào ung thư, tế bào phôi của động vật. Những tế bào trong
spheroid được đảm bảo phát triển trong không gian ba chiều và có đầy đủ các tương
tác tế bào – tế bào, tế bào – chất nền ngoại bào, tế bào –chất dinh dưỡng trong môi
trường nuôi cấy và chúng vẫn giữ được những đặc trưng về tương tác giống như
trong điều kiện cơ thể.
Spheroid có thể được coi là tương đương với những u rắn nhỏ trong cơ thể,
do những tế bào trong spheroid được phát triển trong không gian ba chiều có đầy đủ
các tương tác như khi tế bào phát triển trong cơ thể.
a. Cấu trúc khối spheroid: gồm có 3 lớp

 Lớp vòng ngoài: Gồm những tế bào sống, phân chia mạnh, gồm khoảng từ 2-3
lớp tế bào xếp khít nhau. Độ dày mỏng của lớp này tùy thuộc từng dòng tế bào
khác nhau, tùy điều kiện môi trường và tùy nguồn tế bào ban đầu dùng để tạo
spheroid.
 Lớp trung gian: Gồm những tế bào vẫn sống nhưng đã ngừng phân chia. Các tế
bào của vùng này có thể hòa nhập để thành những tế bào của vòng ngoài hoặc
vòng trong phụ thuộc điều kiện nuôi cấy (có mạch máu hoặc không, nồng độ
glucose, pH…). Vai trò của vùng này khá quan trọng trong các thí nghiệm điều
trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ trị.
 Lớp trong cùng: là lõi hoại tử. Lõi này có màu đen do nó gồm những tế bào đã
chết. Chúng có nhân kết đặc lại nên ánh sáng quang học không thể xuyên qua
được vì vậy lớp này có màu đen khi quan sát dưới kính hiển vi. Độ dày mỏng
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
13
của lớp này tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của sinh trưởng spheroid
[29].
b. Ứng dụng của spheroid trong nghiên cứu ung thƣ
Những spheroids có những ứng dụng đặc biệt mà những tế bào ung thư nuôi
cấy 2D không thể có được như:
Cấu trúc 3D của những spheroids cho phép những nghiên cứu chuyên sâu về
sự hấp thu của thuốc và sự kháng lại xạ trị và hóa trị những thứ mà phụ thuộc vào
tương tác bên trong tế bào.
Spheroids được sử dụng trong những mô hình nghiên cứu sự kích thích hoặc
ức chế sự tăng sinh mạch máu in vitro, in vivo trong những thí nghiệm nuôi chung
với tế bào nội mô in vitro hoặc cấy ghép in vivo (cấy ghép vào chuột, khỉ, )
Spheroids cũng được sử dụng để nghiên cứu hiện tượng xâm lấn, hoặc vi di
căn cũng như tương tác, phản ứng của tế bào lành trong những thí nghiệm đồng
nuôi cấy spheroid và những mô tế bào lành khác.

Spheroids được dùng trong những mô hình thí nghiệm điều trị đích chẳng
hạn như: liệu pháp gen trong điều trị ung thư,…
Do đó có thể nói mô hình nuôi cấy spheroids mang lại rất nhiều hứa hẹn và
tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của các loại ung thư,
tương tác, phản ứng của cơ thể đối với các dạng ung thư cũng như trong việc điều
trị, chuẩn đoán ung thư. Và nó là mô hình không thể thiếu được trong các phòng thí
nghiệm thử thuốc điều trị ung thư trước khi tính toán liều lượng điều trị trên động
vật.
Ưu điểm của thử thuốc trên spheroid
 Spheroid là khối cầu đa bào có những đặc điểm về hình thái, chức năng trao
đổi chất giống như đặc điểm của khối mô ung thư in vivo.
 Trong nuôi cấy spheroid, đặc tính tự nhiên của tế bào không bị thay đổi. Khả
năng tương tác giữa tế bào - tế bào, tế bào với môi trường tương tự như trong cơ thể
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
14
nên tính chính xác cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc sàng lọc thuốc, tìm ra các
hợp chất có tác dụng điều trị ung thư.
 Có thể thay đổi điều kiện nuôi cấy phù hợp với mục đích thí nghiệm một
cách dễ dàng.
 Thời gian tiến hành thí nghiệm trên spheroid nhanh hơn nhiều so với thử
nghiệm trên in vivo.
 Dễ thực hiện, ít tốn kém hơn so với mô hình in vivo.
Nhược điểm của thử thuốc trên spheroid
Trong điều kiện in vivo còn có hệ miễn dịch, hệ thần kinh, nội tiết tham gia
điều khiển hoạt động của tế bào nên tác động của thuốc đối với cơ thể sống là
không thể giống hoàn toàn khi thử nghiệm trên spheroid.
c. Một số đặc tính của tế bào ung thƣ phù hợp với mô hình nuôi cấy 3D
Giữa những tế bào ung thư bị mất đi sự ức chế tiếp xúc

Những tế bào bình thường ngừng phát triển khi màng tế bào tiếp xúc với một
màng khác. Khi hai tế bào bình thường tiếp xúc với nhau 1 hoặc cả 2 sẽ ngừng
chuyển động hoặc chuyển động sang hướng khác. Điều này ức chế sự tăng trưởng
sau khi tiếp xúc và được gọi là sự ức chế tiếp xúc (hay ức chế liên lạc).
Sự ức chế do tiếp xúc là một trong những nguyên nhân làm cho tế bào biết
khi nào phải ngừng phát triển. Ví dụ như nó làm cho các tế bào của vết đứt ngón tay
không phát triển mãi mãi sau khi hàn gắn vết đứt tay. Hơn nữa, những tương tác
giữa các tế bào làm cho chúng dừng sự phân chia và phát triển đúng chỗ, đúng thời
điểm. Những phân tử bề mặt tế bào giúp tế bào gắn với nhau ở đúng nơi đúng chỗ,
xác định tế bào này ở vị trí này, ở bên cạnh tế bào này chứ không ở vị trí khác, bên
tế bào khác.
Nhưng tế bào ung thư bị biến đổi những đặc tính trên màng tế bào, bị mất
các phân tử trên bề mặt tế bào. Do đó mà các tế bào ung thư gắn một cách lỏng lẻo
với các tế bào xung quanh. Giữa các tế bào ung thư mất sự ức chế tiếp xúc. Chúng
dường như thiếu sự nhận dạng đặc trưng và thông tin đặc trưng. Những điều này
cho phép các tế bào có thể tách một cách dễ dàng từ các tế bào hàng xóm và xâm
nhập vào các cơ quan khác nơi chúng hình thành các khối u di căn,…
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
15
Việc mất những sự ức chế tiếp xúc cũng như mất đi những phân tử bề mặt
gắn đặc hiệu của tế bào ung thư cũng giúp chúng dễ dàng tụ tập và phát triển thành
những khối spheroids trong điều kiện nuôi cấy spheroids [29].
Các tế bào ung thư giảm khả năng dính
Trong cơ thể hầu hết các tế bào động vật đều bám vào một cấu trúc trong mô
liên kết màng cơ bản hay chất nền khoáng (như xương). Ngoại trừ những tế bào đặc
biệt khác trong máu, bạch huyết chỉ phát triển bình thường trong huyền phù. Do đó
mà một số tế bào phát triển in vivo nhưng không thể phát triển in vitro. Những tế
bào bám dính vào bề mặt nuôi cấy chúng sẽ có hình dạng dài, trải rộng trên mặt đáy

hộp nuôi, ngược lại, nếu không bám dính, tế bào sẽ có hình khối cầu đều. Nhưng
ngược lại nếu nuôi những tế bào này trong điều kiện không bám với các tế bào khác
hoặc không bám đĩa nuôi cấy (đĩa nuôi cấy không bám dính) thì chúng sẽ chết.
Nhưng các tế bào ung thư thường mất nhu cầu bám dính. Do đó mà chúng có
khả năng phát triển được trong huyền phù được phủ agar hoặc agarose ở đáy, hoặc
phủ một lớp không bám ở đáy đĩa nuôi cấy. Và đây là đặc tính chung của dòng tế
bào ung thư.
Nhưng đặc biệt có những thí nghiệm nói về sự bám dính tăng lên sau khi tế
bào bình thường chuyển dạng thành tế bào ung thư.
Những tế bào lành cùng loại sẽ có sự bám với nhau một cách đặc hiệu do
những thụ thể, chất liên kết đặc hiệu trên bề mặt tế bào. Chẳng hạn khi dùng
enzyme trypsin để tách các tế bào gan và các tế bào tuyến tụy. Sau đó ủ chung 2
loại tế bào này với nhau và nuôi chung trong môi trường dinh dưỡng. Chúng sẽ phát
triển thành những miếng nhỏ mô gan và mô thận khác nhau mà không có những
mảnh mô có hai loại tế bào này.
Nhưng ở tế bào ung thư mất đi những phân tử liên kết đặc hiệu ấy nên chúng
có thể bám lẫn vào những tế bào khác loại với chúng cũng như có thể dễ dàng bám
hoặc xâm lấn vào những khối mô lành. Chẳng hạn khi nuôi chung những tế bào ung
thư da ác tính ở động vật có vú với những tế bào thận bình thường thì chúng sẽ tạo
thành một dạng (khối tế bào) có cả tế bào thận lẫn tế bào da pha trộn lẫn nhau trong
khối tế bào đó. Và đặc tính này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tụ
tập của những tế bào ung thư thành những khối spheroid trong nuôi cấy spheroid.
Luận văn thạc sĩ khoa học Tổng quan

Nguyễn Thị Chinh K18 Cao học Sinh học
16
Tóm tắt một trong những nguyên nhân gây giảm khả năng dính của tế bào
ung thư như sau: Ở thành phần màng tế bào ung thư thì hàm lượng những
gangliosides (những glycolipids mà bao gồm cả những axit sialic) giảm nhiều. Dẫn
đến thành phần axit sialic giảm nhiều trong những tế bào ung thư. Mà axit sialic là

một loại axit có thể làm nhiệm vụ kết dính tế bào một cách đặc hiệu theo cơ chế axit
sialic ở bề mặt tế bào này liên kết với kialytransferase của bề mặt tế bào kia. Do đó
mà tính dính đặc hiệu của những tế bào ung thư bị giảm so với những tế bào bình
thường [29].
Sự mất khả năng phụ thuộc neo
Hầu hết các tế bào bình thường phải gắn với một nền tảng cứng là khung
ngoại bào ECM, hoặc giá thể rắn (xương) để phát triển.
Tuy nhiên những tế bào ung thư có thể phát triển được ngay cả khi không có
khung ngoại bào để neo. Như khi chúng có thể phát triển bình thường trong môi
trường nuôi cấy có phủ vật liệu không bám dính ở đáy hoặc môi trường có methyl
cellulose. Đặc tính mất neo là 1 trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tế bào
chuyển dạng biến đổi thành các khối u ác tính. Đặc tính này được sử dụng để chọn
lọc và phân lập được những tế bào chuyển dạng từ quần thể tế bào bình thường. Và
đặc tính này cũng là một trong những nguyên nhân giúp hình thành những khối
spheroid trong nuôi cấy spheroid [29].
1.3.2. Mô hình in vivo
Phương pháp in vivo được dùng để chỉ những thí nghiệm dùng các mô sống
hay toàn bộ cơ thể còn sống làm đối tượng thử nghiệm. Thực tế cho thấy có
những hợp chất có tác dụng, biểu hiện hoạt tính khi thử nghiệm in vitro nhưng
chưa chắc đã có kết quả mong muốn khi áp dụng lên cơ thể động vật thí nghiệm.
Có nhiều loài động vật được sử dụng để xây dựng mô hình in vivo như thỏ,
mèo, chuột, cá, gà… Trong số đó, chuột được sử dụng rộng rãi hơn cả do sự tương
đồng về mặt di truyền với con người cũng như sự tiện lợi khi nuôi và chăm sóc
trong phòng thí nghiệm. Chuột dễ sinh sản và đặc biệt là có sự ổn định khi dùng để
gây tạo khối u thực nghiệm.

×