Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tính cách con người qua năm sinh Tuổi Hợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.36 KB, 37 trang )

Những quan niệm chung về 12 con giáp
Nước ta hiện nay đang tồn tại hai loại lịch: trong khi dương lịch đang có xu hướng
lan rộng thì âm lịch vẫn tiếp tục khẳng định vị trí và sức mạnh của nó trong đời sống
xã hội. Âm lịch gắn liền với tế tự, lễ hội, với sinh hoạt ma chay, cưới gả, dựng nhà,
dựng cửa Và cứ mỗi lần tết Nguyên đán về, người ta lại nghênh đón năm mới và lưu
luyến tiễn đưa con vật biểu tượng của năm cũ. Việc chọn các con vật làm biểu tượng
đứng đầu mỗi năm - tức là
12 con giáp - phải chăng là một sự lựa chọn ngẫu hứng, tuỳ tiện hay tuân theo một
quy luật nhất định nào đó?
Trước hết, ta phải thừa nhận, dân tộc nào cũng có quan niệm, cảm thức về thời
gian, nhưng không phải nước nào cũng làm được lịch, cũng có chuẩn mực về lịch.
Lịch pháp gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các
nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đạt được. Có thể nói
rằng, chính vẻ đẹp hùng vĩ của bầu trời đêm góp phần quan trọng cho tư thế của con
người mãi mãi đứng thẳng, giúp con người hoàn thiện dần. Ngưỡng mộ vẻ đẹp của
bầu trời sao còn thúc đẩy con người vươn tới khát vọng chinh phục vũ trụ, một khát
vọng mang tính chất định mệnh của nhân loại. Về điều này, các huyền thoại xưa về
Ica, về chiếc thảm bay, về Hậu Nghệ xạ nhật, Nữ Oa vá trời, Phù Đổng Thiên vương
về trời sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, Chử Đồng Tử và Tiên Dung trở về Thượng
giới thật vô cùng đẹp đẽ và mang tinh thần nhân văn. Mười hai con giáp, về nhiều
mặt cũng mang vẻ đẹp đó.
Thứ hai, nước ta không có lịch (sau này các triều đại ta có làm lịch khác với lịch
Trung Quốc, nhưng vẫn từ cách nhìn chung. Tuy nhiên, vấn đề này còn để ngỏ chờ
nghiên cứu thêm các tài liệu thời cổ sử). Âm lịch mà chúng ta sử dụng có nguồn gốc
từ Trung Quốc và được hoàn thiện, bổ sung bởi thực tiễn kinh nghiệm sản xuất, kinh
nghiệm thiên văn của dân tộc ta. Nói chung, việc giao thoa văn hóa giữa các nền văn
minh bao giờ cũng xảy ra với những thành tựu về nhiều lĩnh vực. Dân tộc này vay
mượn của dân tộc khác những sản phẩm hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.
Nhấn mạnh điều này để thấy rằng, muốn hiểu được mười hai con giáp thì phải trở về
với cội nguồn Trung Hoa, trở về với triết học Trung Hoa cổ xưa, đặc biệt là thuyết
Âm Dương Ngũ Hành.


Thứ ba, các cách gọi, cách định dạng, ngoài ý muốn biểu tượng cụ thể còn mang
sức mạnh khái quát rất lớn. Chúng trở thành các "ký hiệu thông tin" để chứa các "nội
dung thông tin" theo một cách mã hóa thông tin nào đó, vì thế, giải thích mười hai con
giáp không tách rời việc giải mã này.
Âm Dương Ngũ Hành gắn liền với tư duy Dịch lý, là nền tảng để xây dựng các
quan điểm, trong đó có thiên văn. Người xưa xuất phát từ quan sát thực tiễn để định
danh sự vật:
Âm là Thái âm, tức Mặt trăng
Dương là Thái dương, tức Mặt trời
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là năm hành tinh mà người cổ đại sớm
nhận biết được của hệ Mặt trời. Bên cạnh đó, quan niệm Trời = cha, Đất = mẹ và quan
niệm về một vũ trụ hài hòa cũng đóng vai trò quan trọng đối với người xưa. Và như
vậy, Trời = thiên là dương, Đất = địa là âm, thượng giới và hạ giới được phân định,
trật tự của vũ trụ được xác lập và trật tự xã hội cũng theo đó được hình thành. Trong
xã hội có quan hệ vua - tôi, quân tử - tiện dân, có nội trị - ngoại giao, trong - ngoài,
trên - dưới, trước - sau, phải - trái, đúng - sai, thật - giả tất cả đều được quy tụ vào
phạm trù âm - dương, được quy vào các phẩm chất của ngũ hành. Tuy nhiên, sự phân
chia âm dương không phải là thuần túy máy móc mà xuất phát từ nguyên lý của Dịch
học: "Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng
sinh bát quái", nghĩa là, trong sự xếp đặt đó đã bao hàm một sự vận động biện chứng,
đặc biệt là quan niệm “trong âm có dương, trong dương có âm" trở thành nguyên tắc
cấu trúc sự vật. Do đó, khát vọng về một cuộc sống hài hoà, một xã hội ổn định, một
trạng thái cân bằng là giấc mộng đẹp và là đích hướng tới của người xưa. Vậy, quan
niệm Âm Dương Ngũ Hành có liên quan gì đến mười hai con giáp?
Theo sự phân tích của người xưa, mười hai con vật được tuyển chọn, bao gồm cả
vật nuôi và thú vật hoang dã, vừa có thật vừa tưởng tượng, đều đáp ứng nguyên tắc
âm dương, chẵn lẻ. Ở đây cũng cần nói thêm về dương cơ, âm ngẫu, cơ là số lẻ, ngẫu
là số chẵn. Các con vật được chọn đều có phẩm chất chẵn - lẻ mang đặc trưng loài, thể
hiện qua số ngón chân của chúng. Cụ thể là:
Tý = con Chuột = 5 ngón = lẻ = dương

Sửu = con Trâu (trong thiên văn Trung Quốc nghĩa là ngưu = con bò) = 2 ngón =
chẵn = âm
Dần = con Hổ = 5 ngón = lẻ = dương
Mão = con Mèo (trong thiên văn Trung Quốc là con thỏ) = 4 ngón = chẵn = âm
Thìn = con Rồng (con vật truyền thuyết) = 5 ngón = lẻ = dương
Tỵ = con Rắn (theo truyền thuyết bị chặt chân và chẻ lưỡi ra) = lưỡi chẻ đôi = chẵn
= âm
Ngọ = con Ngựa = 1 ngón = lẻ = dương Mùi = con Dê = 2 ngón = chẵn = âm Thân
= con Khỉ = 5 ngón = lẻ = dương Dậu = con Gà = 4 ngón = chẵn = âm Tuất = con Chó
= 5 ngón = lẻ = dương Hợi = con Lợn = 4 ngón = chẵn = âm
Như vậy, số ngón tối đa là 5, tối thiểu là 1, còn lại là 2 và 4. Tuyệt nhiên không có
số 3.
Số 3 được đưa vào hệ tam tài: Thiên-Địa-Nhân, hệ toạ độ quan trọng mà người xưa
xác lập được nhằm khẳng định vai trò của nó trong vũ trụ. Con người luôn có ý thức
dùng kích thước vũ trụ để đo bản thân. Vì thế, người Hy Lạp cổ mới mãn nguyện về
việc "con người sánh tựa thần linh", và họ sáng tạo ra thế giới điêu khắc có một không
hai để ca ngợi vẻ đẹp này. Con người không hề ích kỷ khi cố gắng hoàn thiện bức
tranh vũ trụ. Họ đưa các con vật vừa thực vừa huyền thoại tạo ra sự đông đúc cho thế
giới nhân quần, nhưng đồng thời đó cũng là những con vật mà họ thuần hóa hoặc
những con vật thường gặp và thường gây nguy hiểm cho họ.
Như vậy, tiêu chuẩn số chẵn - lẻ của ngón chân đã giúp các loài vật được chọn làm
mười hai con giáp. Nhưng số ngón chẵn - lẻ cũng như cái tên chuột, mèo, rồng, rắn
của chúng chưa đủ để đưa chúng vào vũ trụ. Con người lại phải gán cho chúng các
phương vị:
Tý = Bắc Ngọ = Nam
Mão = Đông Dậu = Tây
Và hàng đêm, khi quan sát sao Bắc Đẩu, người ta thấy cái đuôi của nó cứ quay đều
đặn trên tinh cầu theo một vòng tròn, duy có điều nó giống kim đồng hồ quay ngược.
Vòng tròn đó được chia theo phương vị 12 cung và 12 con giáp được trấn giữ 12
phương vị này.

Trong những phát hiện quan trọng của thời cổ đại có việc phát hiện ra đường
Hoàng Đạo - đường dịch chuyển của mặt trời. Vòng Hoàng đạo được chia, phù hợp
với 12 tháng của năm. Và 12 con giáp lại được trấn giữ 12 cung Hoàng Đạo này. Tuy
nhiên, con số 12 được người xưa chọn không phải là con số tùy tiện mà là một con số
hoàn toàn khoa học, để hiểu được điều đó rõ ràng không đơn giản chút nào.
Có liên quan đến 12 cung Hoàng Đạo cần phải kể đến Ngũ hành: năm hành tinh
Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, trong đó chu kỳ vận hành của sao Mộc mà người
phương Tây đặt tên là Juypite được người xưa ghi nhận bởi tính đặc biệt của nó. Sao
Mộc vận hành xung quanh Mặt Trời trọn 12 năm. Mỗi năm nó xuất hiện ở một
phương vị nhất định. Nơi đó 1 trong 12 con giáp đang trấn giữ. Tên gọi của nó cũng
từ đó mà ra, vì thế sao Mộc còn được gọi là sao Tuế (sao năm), và vì nó là hành tinh
lớn nhất trong hệ Mặt Trời mà người xưa quan sát được nên nó còn được gọi là sao
Thái Tuế. Vùng sao Thái Tuế là một mã thông tin quan trọng của phép tính tử vi.
Liên quan đến việc chọn 12 con giáp là do những quan sát, những nhận xét về cuộc
sống của những loài vật này. Vào những khoảng giờ nhất định, các loài vật - chỉ giới
hạn trong mười hai con giáp - chịu sự tác động qua lại của các lực vũ trụ đã có các
biểu hiện trạng thái sống khác nhau. Trạng thái xấu nhất cho sự sống còn của chúng
được thể hiện thành các khoảng thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) và được gọi theo tên
của chúng. Cụ thể:
Tên giờ Ảnh hưởng xấu tới:
Tý Chuột Sửu Trâu Dần Hổ Mão Thỏ (Mèo) Thìn Rồng
Tỵ Rắn Ngọ Ngựa Mùi Dê Thân Khỉ Dậu Gà Tuất Chó Hợi Lợn
Chúng ta thử kiểm nghiệm điều này vì các con vật này không xa lạ với chúng ta.
Tất nhiên trừ con Rồng huyền thoại.
Cũng có thể do quan sát đời sống của các loài vật mà người xưa đi đến chỗ thống
kê đặc điểm sinh học của chúng, từ đó khái quát thành 12 con giáp. Đặc biệt, người
xưa chú ý tới các thời điểm có vấn đề của con vật.
Tháng Tý = tháng mười một: Loài chuột hay bị bệnh và chết. Thực tế còn cho thấy,
đây là tháng bắt đầu lạnh nhiều, đồng ruộng vào vụ cày bừa, chuột không có ăn và
không chống nổi rét nên dễ chết.

Tháng Sửu = tháng mười hai, tháng chạp: tháng rét đậm với đại hàn, tiểu hàn, cây
cỏ tàn lụi. Ăn không đủ mà còn phải kéo cày nên loài trâu sinh bệnh mà chết.
Tháng Dần = tháng giêng: thức ăn của hổ là các loài thú khác. Tháng này các loài
ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm. Hổ cũng đi tìm mồi, giẫm
phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ mắc bệnh.
Tháng Mão = tháng hai: Mão là con mèo, nhưng trong thiên văn cổ Trung Quốc thì
biểu tượng của tháng này là con thỏ. Tiết này là tiết kinh trập (sâu nở), cùng với sâu là
chất độc do sâu thải ra, thỏ ăn vào tất phải chết.
Tháng Thìn = tháng ba: Rồng là con vật của huyền thoại, nhưng khi được xác định
(cho dù chỉ là tưởng tượng) thì tất yếu nó cũng có đời sống riêng, kể cả ốm đau, bệnh
tật và cái chết. Nhưng tháng này Rồng có bị bệnh không thì không ai biết. Nhưng nếu
trở lại cội nguồn huyền thoại thì có thể hiểu được phần nào. Rồng là con vật được
giao phó làm mưa, đi liền với sấm chớp. Cha ông ta có câu tục ngữ: tháng ba sấm
chạy phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con Rồng dễ bị gặp những điều
không may?
Tháng Tỵ = tháng tư: Sau thời kỳ ngủ tránh rét và liền sau đó là mưa xuân ấm áp,
thức ăn dồi dào, rắn phải lớn lên bằng cách lột xác. Trong thời kỳ lột xác, rắn yếu nhất
và là miếng mồi ngon cho các động vật khác.
Tháng Ngọ = tháng năm: Mùa hè nóng nực, lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng nên
ngựa phải làm việc nhiều, dễ mắc bệnh mà chết.
Tháng Mùi = tháng sáu: Loài sơn dương dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon
lành nữa: lá cây già cứng, mưa nhiều và thất thường.
Tháng Thân = tháng bảy: Tháng mưa ngâu, nhiều bão, hoa quả gặp mưa bão bị thối
hỏng, khỉ thiếu thức ăn, bị ướt lại thêm đói, dễ mắc bệnh.
Tháng Dậu = tháng tám: Đầu tháng lụt lội, cuối tháng gió heo may, gà vừa đói vừa
rét, ôn dịch phát sinh và gà chết.
Tháng Tuất = tháng chín: Tháng này chó hay bị phát bệnh. Kinh nghiệm dân gian
Nghệ Tĩnh cho thấy, tháng này trùng hợp với mùa rươi, chó rất hay chết. Đặc biệt, nếu
chó đẻ vào tháng này thì chó con rất khó nuôi.
Tháng Hợi = tháng mười: gió Đông Bắc về mang theo các mầm bệnh. Lễ hội mở,

trâu, bò gà, lợn bị giết nhưng điều kiện vệ sinh không tốt nên lợn được hưởng các
khoản thức ăn thừa thì tất nhiên rất dễ nhiễm bệnh và chết.
Tất cả các nhận xét trên đây đều cho thấy sự quan sát tỉ mỉ của người xưa. Bạn hãy
tự kiểm nghiệm bản thân mình, biết đâu những ghi nhận hàng ngày của bạn liên quan
đến tuổi tác của bạn, phối hợp với nhịp sinh học của bản thân bạn lại trở nên hữu ích
vô cùng cho chính bạn.
*
* *
Câu chuyện mười hai con giáp sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến hệ đếm can - chi.
Can - chi là hệ đếm cơ số 60, nó phối hợp các hệ đếm cơ số 2, 10, 12 và là một hệ
đếm liên quan tới nhiều nền văn minh cổ. Người Babilon cách đây 3000 năm với hệ
đếm 60 đã xác định một năm có 360 ngày. Với hệ đếm 60 - hệ can, chi - dẫn đến các
tiện lợi cho phép tính thời gian vì 60 là bội số của nhiều số như:
Số 3 = số tháng trong 1 quý.
Số 6 = số tháng trong nửa năm.
Số 10 = số ngày trong một tuần trăng (âm lịch). Số 12 = số tháng của một năm, số
năm của một giáp, số giờ trong một ngày (giờ âm lịch).
Số 15 = số ngày trong một tiết. Số 30 = số ngày của một tháng.
Hệ đếm này xuất hiện từ lâu, được ghi lại trong giáp cốt văn.
Can có nghĩa là thân cây có gốc ở Trời (nên gọi là Thiên can). Người ta dùng ngũ
vận để tính Thiên Can: tức là 2 x 5 = 10 Thiên can. Bản thân Thiên can cũng có âm
dương:
Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
Chi có nghĩa là cành trúc bị lìa khỏi thân, là cành cây nơi mặt đất (nên gọi là Địa
chi). Địa chi được tính theo lục khí là 2 x 6 = 12. Địa chi cũng có âm dương.
Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
Nguyên tắc phối hợp can, chi là dương hợp dương, âm hợp âm, thiên can là cha
(cũng có nghĩa là dương), đứng trước, địa chi (có nghĩa là âm) đứng sau.

Ta có:
Giáp Tý
Ất Sửu
Bính Dần
Đinh Mão cứ thế tiếp tục mãi. Song vì Thiên
can có 10, Địa can có 12, nên một vòng can - chi là 60: Số 60 được gọi là lục thập hoa
giáp. Nguyên tắc dương kết hợp với dương, âm kết hợp với âm là bất di bất dịch, vì
vậy không bao giờ có Giáp Sửu, Mậu Dậu cả, nguyên tắc kết hợp này cho phép từ
dương tạo ra dương, từ âm tạo ra âm, trong 60 ngày thì có 30 dương 30 âm tạo ra nhịp
vận động của thời gian, tạo ra sự thăng giáng.
Cách gọi can - chi trước tiên là để chỉ ngày, sau đó vì tính tiện ích tổng hợp của nó,
nên nó được dùng gọi giờ, tháng và năm. Như vậy, can chi trở thành đơn vị thời gian
âm lịch. Nếu có điều kiện để kiểm nghiệm thì các nhận xét về bệnh tật của các con
giáp đã nêu ở trên cho phép thừa nhận sự chặt chẽ và khoa học hệ đếm can chi này.
Để hiểu rõ hơn, trước hết ta tìm hiểu ý nghĩa can chi. Nguồn gốc của can chi đến từ
cây. Cụ thể:
Thiên can:
Địa chi:
Dùng can - chi để đặt tên các năm thì gọi là "can chi ký niên" và cứ 60 năm lại
quay lại vòng tròn. Vòng này gọi là vòng Giáp Tý. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì
đến năm 1983, đã diễn ra 77 vòng Giáp Tý. Năm 1984, năm Giáp Tý là vòng quay thứ
78. Dùng can chi để ghi tháng thì gọi là "can chi ký nguyệt", can chi để ghi ngày thì
gọi là "can chi ký nhật". Tên can chi của tháng gọi là nguyệt kiến, tên can chi của
ngày gọi là nguyệt sóc.
Ngoài việc phân chia can chi thành âm dương, người ta còn chia can chi theo ngũ
hành, cụ thể:
Từ đó cũng có can chi xung hợp. Cụ thể:
Giáp hợp Kỷ
Ất hợp Canh
Bính hợp Tân

Đinh hợp Nhâm
Mậu hợp Quý
Giáp xung Mậu
Ất xung Kỷ
Bính xung Canh
Đinh xung Tân
Mậu xung Nhâm Kỷ xung
Quý Canh xung Giáp Tân xung Ất
Nhâm xung Bính
Quý xung Đinh
Thiên can, Địa chi còn được đặt trong quan hệ với cấu trúc cơ thể, là cách mã hoá
các vùng, các bệnh tật, được xem xét trong tương quan với màu sắc, phương vị. Từ
đó, chức năng mà mười hai con giáp đảm nhiệm không nhẹ nhàng. Và cũng do đó
hiểu được mười hai con giáp giúp cho sự nhận diện cuộc sống đơn giản hơn, tức là
tìm ra cốt lõi của nó, tìm cách cân bằng và đảm bảo sự hài hoà trong cuộc sống.
Cách nhìn nhận của người Trung Quốc xưa - Người tuổi hợi - Tính cách - Tài năng
Người tuổi Hợi tính tình trầm lặng, chắc chắn, cương nghị, lòng dạ hiền lương, đôn
hậu. Họ đảm nhận mọi công việc được giao với một tinh thần dẻo dai không biết mệt
mỏi, dũng cảm, kiên trì và sẽ dốc toàn bộ sức lực để hoàn thành tốt công việc. Bởi
vậy, chúng ta hoàn toàn có lý do để tin tưởng họ và dành cơ hội cho họ phấn đấu.
Người tuổi Hợi thuộc mẫu người chất phác, ít màu mè, song lại có những kiến giải
rất độc đáo. Tính tình họ ôn hòa, không bao giờ đẩy người khác vào tình thế khó xử.
Người tuổi Hợi được mọi người yêu mến do họ biết cách đối nhân xử thế, hòa nhã,
mềm mỏng giống như người tuổi Mùi, tuổi Mão.
Dĩ nhiên, khi bị ép đến mức không chịu nổi thì họ sẽ nổi giận mà tranh đấu quyết
liệt nhưng chẳng bao giờ để bụng ai và cũng không đối chọi với người khác.
Họ khoan dung độ lượng, luôn dịu dàng trước những lỗi lầm của người khác, vì
vậy luôn giữ được mối quan hệ thân thiết với mọi người. Họ muốn hoàn thiện bản
thân bằng tinh thần nhẫn nại, lao động không biết mệt mỏi cũng với tinh thần này, họ
có thể trở thành một nhà giáo ưu tú.

Trong suốt cuộc đời, họ luôn trung thực, thành thật và biết nghĩ cho người khác,
luôn giữ gìn thận trọng mối giao tình với bạn bè.
Họ ưa thích các buổi tụ họp, tổ chức những buổi kỉ niệm chúc mừng ngày lễ tết,
hay chủ trì các buổi dạ hội. Họ vui lòng tham gia các loại tổ chức câu lạc bộ, hội
nhóm Họ ghét phải tranh chấp với mọi người, giỏi tháo gỡ những vướng mắc, mâu
thuẫn của người khác, sự chân thành và đáng tin cậy quả là tài sản đáng quý của họ.
Họ đối xử với mọi người một cách hòa nhã, thân thiện, đồng thời cũng mong người
khác chấp nhận những sai sót của mình.
Người tuổi Hợi không thích mê hoặc người khác như tuổi Thìn và cũng chẳng giỏi
cuốn hút mọi người như Khỉ hay Hổ, càng không nói năng ngọt ngào như Rắn, mà
dần dần bộc lộ tấm lòng chân thật với bạn, khiến bạn càng lúc càng khó rời xa họ.
Người tuổi Hợi thường chú trọng đến dáng vẻ đường hoàng, chỉnh tề, vừa có phong
thái hào hiệp vừa có tinh thần giúp người làm vui, có thể thay người đảm đương
những công việc khó khăn mà chẳng than phiền lấy nửa lời, khi bạn bè gặp nguy nan,
họ sẽ "đứng mũi chịu sào".
Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng họ, vì họ chẳng bao giờ tính mưu gian hay quỷ
kế gì. Ngược lại, có khi còn vì quá thành thật, trong sáng mà trở thành vật hy sinh.
Thái độ chân thành của người tuổi Hợi sẽ giúp anh ta giành được sự giúp đỡ từ
khắp nơi, họ chưa yêu cầu hay nhờ cậy đã có người tự nguyện đến trợ giúp. Khi có
khả năng giúp đỡ ai, họ quyết không phủi tay bàng quan đứng nhìn. Nhờ phẩm chất
này mà họ được mọi người tôn kính, tin tưởng. Họ sẽ không ngừng tạo ra hết kì tích
này đến kì tích khác.
Người tuổi Hợi tuy đôi lúc phát cáu, giận dỗi, nhưng họ không ham cãi cọ, mỗi lần
nảy sinh tranh chấp, họ thường nhường một bước để sự tình mau chóng kết thúc. Vì
cố gắng sống hòa nhã với tất cả mọi người, lại không có tính bợ đỡ lấy lòng, giành tư
lợi nên họ yêu thích công tác xã hội, lắng nghe bạn dốc bầu tâm sự hay than thở
những đắng cay khổ cực và với một tấm lòng hiền từ, bao dung, họ sẽ nhiệt tình giúp
đỡ bạn. Dù bạn gây ra lỗi lầm, họ cũng sẽ không tỏ ý trách cứ mà dốc sức giúp đỡ
bạn, thậm chí còn nhờ người khác đôn đáo khắp nơi giúp
bạn giải quyết khó khăn, ở bên họ, bạn sẽ không bị uổng công hay nghe những lời

giáo huấn cứng nhắc, bạn cứ tin rằng, với người tuổi Hợi, mọi vấn đề phức tạp đều có
thể được đơn giản hóa.
Khi có một người bạn tuổi Hợi đến nhà bạn làm khách, có thể anh ta sẽ ăn uống
một cách tự nhiên, mặc quần áo của bạn, chưa được phép song đã sử dụng máy ảnh
bạn vừa mua, xe ôtô của bạn Anh ta không hiểu lắm và cũng không chấp nhận cái
nguyên tắc gọi là "cuộc sống riêng tư".
Nữ giới tuổi Hợi ưa sạch sẽ, gọn gàng, mọi thứ trong nhà được bày biện ngăn nắp,
gần như hết thảy phụ nữ tuổi Hợi đều như vậy, chỉ có một số ít hơi tùy tiện. Ngoài ra,
họ có thể dồn toàn bộ sức lực vào những công việc họ yêu thích mà chẳng cần bất cứ
sự đền đáp nào. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào những hành động chắc chắn của
họ. Họ có một tấm lòng cao thượng, giúp người không để lộ danh tính, còn yêu cầu
đối phương bí mật, họ có thể cầu nguyện trong bao năm cho người ở xa, hoặc nhiệt
thành phục vụ người khác mà không để họ biết. Họ sẽ tiếp đón bạn bè của chồng một
cách chu đáo; không ngại ngần hay thấy phiền phức, thậm chí lấy đó làm niềm vui.
Họ xuất hiện ở đâu thì nơi đó lập tức trở nên nhộn nhịp. Nhưng như vậy
không có nghĩa là họ không biết oán thán, song khi oán thán cũng vẫn rất ôn hoà.
Người tuổi Hợi khá nhẹ dạ, dễ tin người, dù đó là người mới quen biết. Vì vậy, họ
rất dễ mắc lừa. Họ sẽ mất tiền mất bạc vì tính cả tin ấy. Không nên để họ quản lý tài
vụ vì họ hay mềm lòng.
Trên thực tế, người tuổi Hợi có thể coi là một đại diện của chủ nghĩa vật chất. Có
điều, họ không keo kiệt, bủn xỉn mà thích chia sẻ với người khác những gì mình có,
đương nhiên, khi làm vậy, họ cũng sẽ được lợi.
Mặt khác, thế giới tinh thần của họ khá nghèo nàn, nông cạn, chỉ thấy cái hiện tại.
Có lẽ chính vì đặc điểm này, họ ngại phải gặp khó khăn, thường sợ hãi, né tránh tai
hoạ.
Phía sau vẻ lương thiện, người tuổi Hợi còn ẩn chứa một sức mạnh kiên định, chỉ
cần có cơ hội, họ sẽ ngồi vào ngôi báu của bậc quân vương. Có điều, nhược điểm quá
thận trọng lại tạo ra không ít trở ngại trên con đường tiến thân của họ. Ngoài ra, họ
còn thiếu lòng tin, khi bị hạn chế hoặc cảm thấy không vui, họ có thể buông xuôi,
nhường hết cho đối thủ, còn mình đi lập công giành phần thưởng ở chỗ khác.

Tuy có vẻ như rất dễ mắc lừa, nhưng thực ra người tuổi Hợi thông minh hơn chúng
ta tưởng. Họ hiểu rằng, phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng thái độ nhẫn nhịn. Khi
có người đè đầu cưỡi cổ, họ tự biết cầm cây roi lên, đây quả là một sách lược đáng
khen.
Người tuổi Hợi rất thành thực, chỉ cảm thấy tự hào, hãnh diện trước những thành
quả lao động của bản thân, nên ít khi trở thành kẻ lừa bịp hay trộm cắp.
Người tuổi Hợi có tình cảm mãnh liệt, họ hoàn thành công việc với sức khỏe dồi
dào và tinh thần nhẫn nại tuyệt vời, đặc điểm này khiến người ta khâm phục họ. Tuy
nhiên, năng lượng của họ có thể sẽ biến thành mầm hoạ, khi họ không phân biệt được
thiện ác đúng sai của những việc đó sẽ bị người khác lợi dụng nhược điểm này để hãm
hại, không thể tự thoát ra.
Một người tuổi Hợi thành thực, thuần phác hết lòng yêu quý những người mình
cảm mến và không bao giờ che đậy tình cảm ấy. Nếu yêu không thành, người chịu
thương tổn luôn là người tuổi Hợi.
Nhược điểm chủ yếu của họ là không thể từ chối điều gì với người thân, bạn bè của
mình, trong rất nhiều chuyện họ luôn muốn người khác phải có thái độ trung dung
giống họ để giải quyết rắc rối. Họ không phân biệt đúng sai rạch ròi, nhưng khi sự
việc kết thúc không suôn sẻ, họ sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm.
Trong suốt cuộc đời, ít nhất họ cũng chịu một lần phá sản, nhưng cuối cùng cũng
được bù đắp trở lại, nhờ đó càng khôn ngoan, dũng cảm hơn trước.
Người tuổi Hợi có trình độ tu dưỡng văn hóa nhất định, nhưng họ không thuộc vào
lớp người có địa vị thật cao trong xã hội. Họ ưa thích thưởng thức giá trị bề ngoài của
sự vật nhưng thiếu kiến thức sâu sắc.
Người tuổi Hợi tin tưởng vào quan niệm số mệnh, khi trắng tay, họ sẽ vô cùng oán
ghét thế giới, buông thả bản thân, từ đó chìm vào vực thẳm trầm luân.
Nguyên nhân khiến họ rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng là do họ quá khẳng khái.
Khi họ đưa ra yêu cầu mà người khác không sao đáp ứng được, hoặc không ai đủ khả
năng giúp đỡ, họ không đối diện với hiện thực mà chán nản thất vọng đến cực độ.
Người tuổi hợi
Sinh năm Ất Hợi: Lợn quá vãn (thuộc mệnh Hỏa trong Ngũ hành).

Là người hoà nhã, thuở nhỏ nhiều tai ách, cha mẹ có tội, vợ chồng hòa hợp, bách
niên giai lão, từ trung niên trở đi, tài lộc hưng vượng, con cái được nhờ, vận phát về
già.
Sinh năm Đinh Hợi: Lợn quá sơn (thuộc mệnh Thổ trong Ngũ hành).
Là người thông minh lanh lợi, tự lập tự cường, con cái có hình dáng tuấn tú, việc
tốt đến muộn, bình sinh thích làm việc thiện, tài lộc vượng. Nữ thì bình ổn, là mệnh có
tài lộc từ bên ngoài.
Sinh năm Kỷ Hợi: Lợn trong sâu (thuộc mệnh Mộc trong Ngũ hành).
Là người mưu kế lanh lợi, ăn mặc bình ổn, anh em khó nhờ, họ hàng lạnh nhạt, con
cái có hình dáng đẹp, vợ chồng hoà thuận. Nữ thì thân nhàn, là mệnh phát đạt về già.
Sinh năm Tân Hợi: Lợn trong cây (thuộc mệnh Kim trong Ngũ hành).
Là người không ưa gây phiền phức, mọi chuyện bình thường, thời trẻ tài lộc không
tụ, về già gặp được lương duyên, có thể gọi là mệnh vinh hoa phú quý. Nữ là mạng
hạnh phúc, êm đẹp.
Sinh năm Quý Hợi: Lợn dưới rừng (thuộc mệnh Thủy trong Ngũ hành).
Là người cương trực, giàu tình cảm, tài như ý, song họ hàng lạnh nhạt, là mạng tự
lập, tay trắng lập gia, về già hưng vượng. Nữ giới mát tay chăn nuôi, hưởng phúc dày,
trường thọ.
Đường tình duyên của người tuổi hợi
Người tuổi Hợi đa phần phẩm hạnh đoan chính, tâm hồn thuần khiết, thành khẩn,
thẳng thắn, lòng dạ hiền lành, lương thiện, vì thế mọi người đều vui thích khi ở bên
bạn. Người sinh năm Hợi thường chân thật trong chuyện tình cảm, ít có ý nghĩ hãm
hại người khác. Nếu bạn yêu một người tuổi Hợi, anh ta sẽ không bao giờ lừa dối hay
đùa giỡn với bạn. Tuy nhiên, đôi khi người tuổi Hợi tạo cho người khác cảm giác sai
lầm rằng anh ta ngốc nghếch, ngớ ngẩn, nên thường bị lừa gạt và đùa bỡn, trêu cợt.
Bởi vậy, khi bạn yêu, hãy nhớ phải thận trọng. Người tuổi Hợi rất lạc quan, yêu đời,
tuyệt đối sẽ không làm điều gì dại dột vì tình.
Sự đắm tình và nét đáng yêu của người tuổi Hợi sẽ giúp bạn có được những bước
tiến dài trên con đường tình duyên, bạn sẽ cảm nhận được tình cảm suôn sẻ, ngọt
ngào. Người bạn đời của bạn dường như càng lúc càng thấu hiểu con người bạn, bạn

sẽ
cảm thấy nỗi vui sướng bội phần trong tình yêu. Hơn nữa, cô ấy sẽ không vì
chuyện nhỏ mà nổ ra đấu khẩu, điều này sẽ mang đến thật nhiều niềm vui, tình cảm
khó mà rạn nứt hay phai nhạt được.
Người tuổi Hợi thuộc mẫu người thiên về vật chất, họ rất biết cách hưởng thụ cuộc
sống. Đôi khi lại là kẻ ham mê, đắm chìm trong thanh sắc. Nói chung, người tuổi Hợi
ít khi chủ động bắt quen với người khác, nếu anh ta hồ hởi trò chuyện với ai, hẳn anh
ta đã có cảm tình với người đó rồi.
Nữ giới tuổi Hợi tính tình ôn nhu, lương thiện, giàu tình cảm, trong mắt người khác
phái, bạn là một người tình đáng yêu hoặc một cô vợ bé bỏng dịu dàng, khiến phái
mạnh rất muốn che chở, bao bọc, bởi vậy bạn được rất nhiều chàng trai theo đuổi.
Nhưng mặt khác, bạn cũng có một cá tính khá ngang bướng, chẳng qua bạn không
biểu hiện ra mà thôi. Nhu nhược và mềm yếu chính là khuyết điểm của bạn. Tình yêu
giúp bạn sau khi lập gia đình có thể trở thành một bà mẹ tốt. Bạn không thích chủ
động mà thích được người khác quan tâm, và là người ủng hộ hôn nhân kiểu cũ. Khi
bạn đã kết hôn, chồng bạn rất yên tâm về gia đình, vì bạn rất đảm đang, quả đúng là
một người vợ hiền.
Tính cách nam giới tuổi Hợi gần giống nữ giới tuổi này, cũng là một người ôn hòa,
lương thiện, nhưng có một ưu điểm trội hơn họ, đó là đầu óc tỉnh táo và kiên nghị.
Quan điểm về tình yêu của bạn thiếu hẳn sự chủ động, song đầy ắp mộng ước. Bạn
thường mong có được một mối tình nồng nàn, cháy bỏng, nhưng trên con đường kiếm
tiền, bạn thường cảm thấy cô độc, lạnh lẽo. Điểm thiếu sót của bạn chính ở chỗ, bạn
luôn có thái độ đòi hỏi sự khẳng định, chắc chắn trong tình yêu. Bạn quan niệm về gia
đình khá cứng nhắc, đòi hỏi vợ con phải có thái độ chung thủy, tuyệt đối không được
"bắt cá hai tay", điều đáng tiếc là, những khi ấy bạn thường không biết biểu đạt,
khuôn mặt lạnh lùng, vô cảm, có thể khiến vợ con hiểu lầm.
Nói chung, người tuổi Hợi phù hợp với tuổi Mùi, tính cách của Dê, Mèo, Lợn, khá
ôn hòa, nhân hậu, tương đồng nhau, có thể gọi là đại cát đại lợi. Còn nếu phối hợp với
người tuổi Dần thì hung cát đan xen, tuy nhiên về già sẽ được hạnh phúc. Người tuổi
Hợi thường không hợp lắm với tuổi Tỵ và tuổi Thân.

Người tuổi hợi với các năm
Gặp năm Tý: Năm này không gặp vận tài, lợi tài khó khăn, có được cũng nhọc
nhằn. Buôn bán ế ẩm, cũng có việc làm nhưng chỉ đủ ăn đủ mặc mà thôi. May có sao
Thái dương chiếu mạng, gặp nạn thì có cứu tinh, là một năm đào hoa, ngắm hoa chọn
liễu, có thú vui chăn gối, vui rồi vận đen sẽ đến. Khuyên bậc quân vương chớ tham ba
chén xuân tửu sắc, hãy ghi nhớ thì sẽ được đại cát đại lợi.
Gặp năm Sửu: Năm này gặp tài vận. Thời đến mệnh khắc đổi, kho bạc dồi dào, đôi
lúc có trâu vàng tấn công, nhất định không được mơ ước hão huyền. Buôn bán tấp
nập, tranh tài đoạt lợi, cơ duyên liên tiếp, phải nỗ lực cố gắng nhiều. Năm này gặp nữ
quý nhân, cùng nhau hợp tác mưu nghiệp lớn; giữa năm có trở ngại nhỏ, qua một
tháng sẽ tự hết, chớ động đến binh đao. Tuy có chuyện buồn nhỏ, hao tài chút ít, song
vẫn được đại cát.
Gặp năm Dần: Năm này thực thần giáng lâm, tài lợi kém, có thể phải đến cửa quan,
khó tránh khỏi hao tổn, nhiều sự cố bất ngờ, một mình một bóng, vất vả long đong,
phiền não lo lắng, gặp sự thường bất lợi. Nhưng gặp Đông Nam nhật chiếu, vận thế có
tiến triển, công danh ngoài dự liệu đến, có thể đi về hướng này. Trời đất luân chuyển,
nhật nguyệt càn khôn. Có thể sẽ được kết quả ngoài dự tính, phải nỗ lực giành lấy.
Gặp năm Mão: Năm này cũng có thực thần, trong năm thực thần vui vẻ, tài chuyển
thành tài, quét sạch mây mù, giữa tiết hạ chí có thu hoạch, thăng quan tiến chức, nhàn
rỗi dư dật, song phải đề phòng kẻ tiểu nhân, tránh kiện tụng lôi thôi, nếu không ngại
thì hãy lên núi tiến bái, kết lấy thiện duyên, có lợi mà không hại.
Gặp năm Thìn: Năm nay vận hành chính cung ắt phải được chủ quyền; nơi nơi xuất
mã, uy phong lẫm lẫm, sinh khí bừng bừng; hồng loan lâm hư, mọi chuyện đều vui,
không phiền muộn. Tuy nhiên có bệnh vặt, hao tốn chút ít, không kiêng kỵ gì hết, mất
của vì tửu sắc, thích được bợ đỡ, xu nịnh, ưa hư vinh, hào hoa, đề phòng danh còn tài
mất.
Gặp năm Tỵ: Năm này không gặp tài vận, long đong nơi đất khách quê người, sự
nghiệp có chuyển hướng, phàm là hợp tác, đầu cơ đều khéo léo nhanh nhạy, tuy
cuối cùng chỉ là hư không, song vẫn có cái được, tiếp đó phải cẩn thận kẻo hao tài tốn
của; năm nay ắt gặp chuyện tang, không phải họ hàng xa xôi thì là hàng xóm lân cận.

Gặp năm Ngọ: Năm này gặp tài vận, kinh doanh khắp nơi, mưu lợi tứ phương, tuy
có nạn trời trắc trở song có sao tốt phù hộ, gặp nạn sẽ có cứu tinh, phải phòng Thủy
Hợi khắc Hoả Ngọ, phải ở nhà tu dưỡng, bằng không sẽ phải chạy Đông chạy Tây,
được cái này mất cái kia, buôn bán ế ẩm, mất trắng một năm vận tốt.
Gặp năm Mùi: Năm này vận ở chính cung, cả năm thuận lợi được thời, có cơ hội
thăng tiến, ắt gi- ành được quyền lực, làm ít nói nhiều, trên dưới hòa thuận, một năm
thanh danh bình ổn, có tiến triển tốt. Chỉ e bạch hộ phá tài, quan hưng tài mất, đại thụ
lung lay, nạn trời họa ngoài, chớ tin kẻ tiểu nhân; ít đi xa, không mưu nghiệp lớn, nếu
không sẽ phương hại Bạch Hổ, tài đối chọi tài.
Gặp năm Thân: Năm này lệch vận, trong năm phải động đến áo tang, ắt có chuyện
đau buồn, thị phi nảy sinh, suy nghĩ kỹ rồi mới xuất phát, có thể tránh được một trong
những điều phiền phức, tài lợi chưa đến, buôn bán thì trong cái bình lặng có cái trắc
trở, vì thận trọng tính toán trước sau, không dám mạnh dạn đầu tư nên may mắn hay
tai ách chỉ còn một nửa, cuối năm có phần đi lên, sẽ được thu hoạch nhỏ.
Gặp năm Dậu: Vốn là đại vương, song do Dậu Hợi tương hình nên ngược lại, ắt có
chuyện chao đảo bất an, đề phòng tiểu nhân gây trở ngại, sinh ra hoạ kiện tụng khiến
kho tài hao hụt, đường lợi lộc không thông; mọi chuyện kinh doanh buôn bán thường
không thành, không được thấy người đại phát mà sinh lòng đố kỵ. Năm này vận ở
chính ấn, vận tại danh quyền chứ không ở kiến kế. Cố trồng hoa, hoa không nở, vô
tình cắm liễu, liễu thành hàng. Thế sự là vậy, biết sao được.
Gặp năm Tuất: Năm này vẫn chưa đúng vận, một năm vất vả cực nhọc, sự nghiệp
có nhiều, có duyên, đáng tiếc đều không thuận, giữa năm vận lên, song không được
thiên thời, lên rồi lại xuống, rất khó nắm bắt; phải đại tu đại dũng, nỗ lực không
ngừng, chỉ e lao tâm khổ tứ, tinh thần mỗi lúc một sa sút, có bệnh mà không hẳn là
bệnh. May mà đại hỉ lâm môn, bừng tỉnh sau giấc mộng, ắt có thu hoạch, không uổng
một năm cực khổ.
Gặp năm Hợi: Năm này kết bạn không có lợi, tiểu nhân hoành hành, sự nghiệp bất
ổn, có nạn máu mủ, mệnh đã định, hướng về điều lành, tránh điều dữ sẽ có đủ cái ăn
cái mặc, lòng rộng rãi thì bản thân an nhàn.
Người tuổi hợi với tháng sinh

Sinh tháng giêng: Tiết Đầu xuân, vạn vật sinh sôi nảy nở, thông minh hiền lành,
hoạt bát lanh lợi, được mọi người tôn trọng; đường lợi lộc hanh thông, có hạnh phúc
tự nhiên trời ban, danh lợi vẹn cả đôi, có thể thành đại nghiệp, vinh tiến rạng rỡ, hạnh
phúc vô tận.
Sinh tháng hai: Tiết Kinh trập, có thể thành đại công, đại linh nhân kiệt, danh gia
vọng tộc, môn đệ nhà hiếm quý, bản tính thông minh, có trí tuệ, thái độ chuyên quyền,
tôn nghiêm, tinh lực sung mãn, hướng điều tốt lành đến hết đời.
Sinh tháng ba: Tiết Thanh minh, sức khoẻ dồi dào, khí chất kiên cường, thậm chí
khó hoà hợp, chí khí cao thượng, được mọi người kính phục.
Sinh tháng tư: Tiết Lập hạ, bản tính thông minh, nhanh nhạy, chức vị quyền quý
cao sang, tuy gặp chút ít khó khăn song vẫn tròn chí lớn, sự nghiệp như ý, nhiệt thành
trung hậu, số mạng vô cùng tốt lành.
Sinh tháng năm: Tiết Mang chủng, tính tình ôn nhu, có chút tài năng song không có
quyền lực. Sẽ rất thành công ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, kỹ thuật, muốn theo
nghiệp lớn song không mạnh dạn theo đuổi, cả đời bình lặng, được hưởng phúc về
già.
Sinh tháng sáu: Tiết Tiểu thử, tính tình lười biếng, thiếu thực lực, mọi chuyện đều
nhu nhược, không quyết đoán, hành sự bất thành, không có tinh thần cầu tiến, phúc
hoạ vô thường, thăng trầm bất định.
Sinh tháng bảy: Tiết Lập thu, ăn mặc dồi dào, tính tình độc lập, không thích dây
dưa chuyện người, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, thế lực cường tráng, ra vào tự
do, nếu biết dưỡng tâm, nhu đức phẩm hạnh sẽ có ngày thành công.
Sinh tháng tám: Tiết Bạch lộ, quyền uy sẵn có, sự nghiệp toại nguyện, quyền cao
chức trọng, được mọi người kính phục. Nhưng việc thăng tiến từ từ, như leo thang
từng nấc, sẽ có ngày độc chiếm bảng vàng, uy phong lẫm liệt.
Sinh tháng chín: Tiết Hàn lộ, thức ăn dồi dào, thân hình đầy đặn, hưởng lộc trời
ban, được mọi người mến mộ, nhàn rỗi, thảnh thơi, nhẫn nại kiên trì, sẽ hưởng vinh
hoa phú quý.
Sinh tháng mười: Tiết Lập đông, an hưởng hạnh phúc, con người đoan chính hiền
hậu, được mọi người mến mộ, tuy xuất thân hàn vi nhưng tự lập, phấn đấu có thể thay

đổi số phận, về già càng hưng vượng.
Sinh tháng mười một: Tiết Đại tuyết, dung mạo tươi tỉnh, ngũ quan hài hòa, thân
hình cường tráng, trung hiếu lễ nghĩa, cố chấp, ăn mặc dồi dào, hưởng phúc tự nhiên,
danh lợi vẹn toàn, suốt đời không ưu tư phiền não.
Sinh tháng mười hai: Tiết Tiểu hàn, tuy có lộc trời ban nhưng không có quyền lực,
thân hình béo tốt, dữ nhiều lành ít, phải phòng họa cả bên trong lẫn bên ngoài, không
có tài năng.
Cách đặt tên cho người tuổi hợi
Hợi, Tý, Sửu là tam hội nên những tên có liên quan và cùng nghĩa với Tý (như các
chữ thuộc bộ Thủy, Băng, Bắc, Khảm), Sửu sẽ khiến vận mệnh của người tuổi Hợi
nhận được sự trợ giúp đắc lực của tam hội.
Hợi, Mão, Mùi là tam hợp nên những chữ thuộc bộ Mộc, Nguyệt, Mão, Dương rất
phù hợp với người tuổi Hợi (do mèo còn được gọi là “mão thố”, “nguyệt thố” và
chúng đều thuộc phương Đông, hành Mộc cũng thuộc phương này). Do đó, những tên
người tuổi Hợi nên dùng gồm: Mạnh, Tự, Hiếu, Tồn, Học, Giang, Hà, Tuyền, Hải,
Thái, Tân, Hàm, Dương, Hạo, Thanh, Nguyên, Lâm, Sâm, Đông, Tùng, Nhu, Bách,
Quế, Du, Liễu, Hương, Khanh, Thiện, Nghĩa, Khương…
Hợi, Tý, Sửu là tam hội; Hợi, Mão, Mùi là tam hợp
Theo ngũ hành, Hợi thuộc hành Thủy, Kim sinh
Thủy nên những tên thuộc bộ Kim như: Linh, Điền,
Minh, Trấn, Nhuệ, Phong… sẽ khiến vận mệnh của người tuổi Hợi được suôn sẻ
nhờ sự tương trợ giữa các hành.
Dùng những chữ thuộc các bộ Hòa, Đậu, Mễ, Thảo - những loại ngũ cốc mà lợn
thích ăn - để đặt tên cho người tuổi Hợi thì cả đời họ sẽ được no ấm, sung túc. Theo
đó, những tên bạn có thể chọn gồm: Thụ, Khải, Tinh, Túc, Lương, Đạo, Tú, Trúc,
Chủng, Bỉnh…
Nếu dùng những chữ thuộc bộ Miên, Mịch, Môn, Nhập để đặt cho người tuổi Hợi
thì sẽ tạo cho họ cảm giác luôn được che chở, nuôi dưỡng trong nhà. Những tên như:
Vũ, Gia, Tống, An, Nghi, Định, Phú, Thủ, Khoan… là trợ thủ đắc lực để bạn gửi gắm
ước mong đó.

Lợn là loài động vật ham ăn nên những chữ thuộc bộ Khẩu lớn hoặc bộ Điền có ý
nghĩa tượng trưng cho việc nó được ăn tất cả các loại ngũ cốc trồng ở ruộng, có tác
dụng rất tốt với người tuổi Hợi. Các tên thuộc bộ điền như: Giáp, Lưu, Đương, Đông,
Phủ… và các tên thuộc bộ Khẩu như: Hào, Hợp, Chu, Thương, Thiện, Hi, Hồi,
Viên… rất phù hợp với ý nghĩa đó. Tuy nhiên, lợn to thường không thích ở chuồng
nhỏ; do đó, bạn nên cẩn trọng khi dùng những tên thuộc bộ Khẩu.
Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi hợi
Theo địa chi, Hợi và Tỵ là lục xung; nếu phạm vào lục xung thì tài vận, sự nghiệp
và sức khỏe đều bị tổn hại lớn. Do đó, những bộ chữ chỉ rắn hoặc gây liên tưởng đến
rắn như: Tỵ, Xước, Ất, Ấp, Nhất, Xuyên, Cung đều cần tránh.
Những chữ đó gồm: Tấn, Nghênh, Cận, Tiến, Liên, Tạo, Tuyển, Diên, Kiến, Dật,
Thông, Bang, Hương, Lang, Đô, Đặng, Trịnh, Thai, Na, Xuyên, Châu, Tam, Nhân,
Dã, Cửu, Mật, Hồng, Nga, Cung, Điệp, Dung, Dẫn, Hoằng, Huyền, Đệ, Cường,
Trương, Bật, Phong, Phượng, Kỉ, Dị, Hạng…
Hợi và Tỵ là lục xung, Hợi và Thân là tương hại Theo ngũ hành, Hợi và Thân là
tương hại. Do vậy, không nên đặt tên cho người tuối Hợi bằng những chữ có liên quan
đến con giáp này để tránh mọi điều bất lợi cho vận mệnh của chủ nhân tên gọi đó. Ví
dụ: Thân, Viên, Hầu, Cửu, Viễn…
Khi đủ lớn thì lợn là một trong ba con vật dùng để hiến tế. Vì thế, những chữ thuộc
các bộ Vương,
Quân, Trưởng, Đế, Đại (biểu nghĩa cho sự to lớn, trưởng thành) hoặc những chữ
thuộc bộ Thị (gần nghĩa với việc tế tự) đều không thích hợp với tên của người tuổi
Hợi.
Theo đó, những tên cần tránh gồm: Ngọc, Cầm, Mai, Linh, Cầu, Châu, Trân, Lý,
Anh, Thụy, Mã, Thiên, Di, Kỳ, Quân, Đế, Vương, Tướng, Soái, Chủ, Xã, Tự, Kì, Chi,
Tường, Lộc, Phúc, Lễ, Hi…
Trước khi bị hiến tế, lợn sẽ được tô điểm đẹp đẽ. Vì thế, tên của người tuổi Hợi nên
tránh những chữ thuộc bộ Sam, Cân, Y, Thái, Mịch, Thị - thể hiện sự chải chuốt cho
đẹp đẽ. Hình, Đồng, Ngạn, Chương, Ảnh, Thị, Phàm, Hi, Tịch, Thường, Tố, Hồng,
Ước, Cấp, Duyên, Hệ, Kế, Sam, Trang, Bổ, Bùi, Thường… là những tên cần kiêng kỵ

với người tuổi này.
Ngoài ra, những chữ như: Đao, Lực, Kỷ, Thạch, Hiền, Tân, Thưởng… cũng không
tốt bởi chúng hàm chứa những điều bất lợi về đường gia đình, sức khỏe và vận mệnh
của người tuổi Hợi.
Chọn lựa màu sắc theo phong thủy
Việc lựa chọn màu sắc cần phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân, đồng thời
phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc. Nắm được các quy luật, bạn
sẽ có được những gam màu phù hợp.
Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng âm và
dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh và hấp thu màu, dương là
sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường
yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.
Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ),
Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất), mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Kim
gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục; Thủy gồm màu
xanh nước biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu nâu, vàng,
cam…
Tính tương sinh của ngũ hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc
Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài
hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông
thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong
phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Bạn có thể
hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thủy được áp
dụng trong kiến trúc.
Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim, vì màu trắng
là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây
là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại
niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như

màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).
Gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh nước biển sẫm, ngoài ra
kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Bạch Kim sinh Thủy). Gia chủ
nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc
Thủy).
Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh, ngoài ra kết hợp với tông màu đen,
xanh nước biển sẫm (Thủy sinh Mộc). Nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc
ánh kim (Bạch Kim khắc Mộc).
Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các
màu xanh của cây cỏ (Thanh Mộc sinh Hỏa). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu
đen, màu xanh nước biển sẫm (Thủy khắc Hỏa).
Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết
hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc
kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh Mộc khắc Thổ).
Sự lựa chọn 12 con giáp ở các nước
Lịch pháp là phát kiến của các nền văn minh tối cổ và điều này liên quan đến việc
phát hiện ra vòng Hoàng đạo. Người Ai Cập đã sớm phát hiện ra vòng này và đặt tên
là vòng Zodiac (nghĩa đen là vòng động vật). Vòng này được khắc trên một tảng đá
lớn. Đây là dấu tích cho thấy người xưa ở các nơi khác nhau trên thế giới đều đã quan
tâm quan sát bầu trời và đặt tên cho các cung Hoàng đạo (cũng có nghĩa là cho các
ngôi sao trong cung đó) bằng tên của các loài vật hoặc rút ra từ truyền thuyết, hoặc
gắn với cuộc đời họ, thậm chí gây nguy hiểm cho họ, trường hợp không có tên con vật
thì người ta đặt theo hình thế ngôi sao.
Cách đặt tên của vòng Zodiac và của âm lịch theo mười hai con giáp không liên
quan đến nhau. Sự so sánh này cung cấp cho các bạn cách nhìn tổng quan của quan
niệm thiên văn Đông - Tây và cách gọi của Việt Nam để dễ gọi tên khi chiêm nghiệm
bầu trời sao.
Các sao trong vòng Zodiac dùng để chỉ 12 cung Hoàng đạo chứ không phải để gọi
tên tháng. Tạp chí Horoscope (Chiêm tinh học) của Pháp xuất bản hàng tháng đều lấy
sự tương ứng của tháng hiện tại với 12 cung Hoàng đạo này để đưa ra lời dự đoán và

lời khuyên cần thiết. Cách gọi 12 cung này được gọi theo danh từ của Pháp nhưng
nghĩa của chúng thì không đổi. Đó là Bélier, Taureau, Gémeaux, Cancer, Lion,
Vierges, Balance, Scorpion, Sagitaire, Capricornes, Verseau và Poissons.
Cách gọi tên hàng tháng có nguồn gốc từ lịch sử Roma.
Ban đầu, lịch này quy định một năm có 10 tháng, thứ tự như sau:
Về sau người ta thêm vào hai tháng nữa là:
Hai tháng này được thêm vào đầu năm, thành 2+10, từ đó Martius thành tháng 3.
Cách mạng Pháp 1789, cũng đưa ra lịch Cộng hòa của mình vào ngày 22/9/1773.
Nguyên tắc xác định tên tháng của lịch này dựa trên đặc điểm thời tiết hay mùa màng
Như vậy, ở đây không có con vật nào được dùng để đặt tên cho tháng. Cách đặt tên
tháng theo nông lịch như trên cũng đã có trong thời cổ Trung Quốc. Đã có một thời kỳ
dài người Trung Quốc gọi tên tháng bằng tên các loài cây, loài hoa thường gặp trong
tháng, trong mùa đó:
Tháng giêng là nguyên nguyệt Tháng hai là hạnh nguyệt Tháng ba là đào nguyệt
Tháng tư là hòa nguyệt Tháng năm là lưu nguyệt Tháng sáu là hà (sen) nguyệt Tháng
bảy là đồng nguyệt Tháng tám là quế nguyệt Tháng chín là cúc nguyệt Tháng mười là
mai nguyệt Tháng mười một là giá (lau) nguyệt
Tháng mười hai là lạp (tế lễ) nguyệt Như vậy, sự lên ngôi của các con vật, trở thành
mười hai con giáp chẳng phải dễ dàng. Người phương Tây vẫn giữ nguyên vòng
Hoàng đạo Zodiac và bảo tồn tên gọi các tháng mà họ đã kế thừa từ người La Mã.
Thời gian và không gian trong vũ trụ (10 can và 12 chi)
Sinh vật sống trên trái đất, trong đó bao gồm cả loài người chúng ta đều bị chi phối
bởi những quy luật của vũ trụ, mà vũ trụ được hình thành bởi không gian và thời gian.
Vì vậy, ta có thể nói rằng, chúng ta đang bị không gian và thời gian chi phối.
Trái đất xoay quanh mặt trời một vòng là một năm, bằng 365 ngày. Trong một năm
có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay nhau luân chuyển, trong mùa có tháng, trong
tháng có ngày và đêm. Dưới ánh sáng mặt trời, vạn vật trên trái đất đều tìm được sự
sống và sinh sôi, nảy nở. Các thiên thể trong vũ trụ luôn vận hành theo một quy luật
nhất định, theo chu kỳ tuần hoàn. Từ hiện tượng tròn, khuyết của mặt trăng đến mùa
Xuân hoa nở, mùa Thu kết trái và mùa Xuân năm sau lại tới, cây cối lại nở hoa. Chính

những hiện tượng lặp đi lặp lại ấy là quy luật vận hành của thiên thể (trong đó có trái
đất). Người Trung Quốc cổ đại đã quan sát những quy luật chu kỳ tuần hoàn của thiên
thể, từ đó phát minh ra lịch. Vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên, người Trung
Quốc cổ đại (thời Ân, Thương) đã biết tính lịch bằng cách kết hợp giữa Thiên can và
Địa chi.
Thiên can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Địa chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Can và Địa Chi tuần tự kết hợp với nhau từ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần,
Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất,
Ất Hợi, Bính Tý 10 can và 12 chi kết hợp với nhau, 60 năm thì hết một vòng gọi là
hoa giáp, đến năm thứ 61 lại là năm Giáp Tý.
Lịch ra đời đã góp phần xác lập khái niệm về thời gian. Tiếp đó, người Trung Quốc
cổ đại cũng đã phát hiện thấy "chất" của thời gian.
Người phương Đông, đặc biệt là người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng tới vấn đề
"chất" của thời gian. Một tiếng đồng hồ của mùa Hạ và một tiếng đồng hồ của mùa
Đông, tuy có độ dài thời gian bằng nhau nhưng tính chất của chúng lại khác nhau rất
nhiều.
Ví dụ: vào lúc hai giờ chiều giữa mùa Hè và hai giờ chiều giữa mùa Đông, tuy
cùng trong một thời gian (hai giờ chiều) và cùng trên một địa điểm, nhưng vào lúc hai
giờ chiều giữa mùa hè, trời nóng như thiêu như đốt, còn hai giờ chiều giữa mùa Đông,
dù bạn có đứng giữa trời đầy ánh nắng thì vẫn cảm thấy rét run. Nếu vào giữa hai thời
điểm ấy, quan sát hoa cỏ quanh mình, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rất rõ của chúng.
Một năm có 365 ngày, là quãng thời gian để trái đất quay quanh mặt trời đủ một vòng,
nhưng các năm cũng có sự khác biệt nhau rất rõ. Có năm được mùa, có năm lại mất
mùa, đói kém. Chính những hiện tượng này đã giúp người Trung Quốc cổ đại nhận
thức được chất của thời gian.
Cùng là một khái niệm về thời gian nhưng người phương Tây chỉ coi thời gian là
"một khái niệm của độ dài" còn người Trung Quốc lại nghĩ đến "chất" của nó, những
điểm không giống nhau này cũng được thể hiện ở thuật chiêm tinh của người phương
Tây và thuật chiêm tinh của người phương Đông.

Sự ra đời của 12 con giáp
Sau khi người Trung Quốc cổ đại phát hiện “chất” của thời gian, liền đó lại nảy
sinh ra một nghi vấn mới. Vậy vấn đề “chất” của thời gian rốt cuộc có ảnh hưởng gì
tới đời sống, tư chất tính cách của mỗi người hay không? Họ liền ngược thời gian
hàng trăm, hàng ngàn năm, tìm tới thời điểm của các cuộc chiến tranh, những năm
được mùa, mất mùa, địa chấn, lụt lội để tìm hiểu, tính toán và cuối cùng đã phát hiện,
những sự kiện trên đều xảy ra theo một chu kỳ nhất định của nó.
Đồng thời, họ cũng phát hiện thấy tính cách chung của những người sinh ra trong
cùng một năm.
Mọi sinh vật trên địa cầu đều phải chịu ảnh hưởng bức xạ vũ trụ (bức xạ của các
thiên thể), cộng thêm tác động của thời gian. Chỉ với hai điểm này, người ta có thể
tính ra những người được sinh cùng một năm có những tính cách gì giống nhau. Cùng
với sự phát triển của ngành thống kê học, các nhà khoa học chứng minh: Có quy luật
về tính cách và vận mệnh con người do sự chi phối của quy luật tự nhiên.
Người Trung Quốc cổ đại đã sắp xếp Thiên can và Địa chi vào lịch, gọi những
người sinh vào năm Tý là cầm tinh con chuột, năm Sửu là cầm tinh con trâu v.v để
hoàn thành hình tượng của mười hai con giáp như ngày nay. Mười hai con giáp xuất
hiện sớm nhất trong Bát quái của Kinh dịch, đó là phương pháp phỏng sinh ghi năm,
còn gọi là cầm tinh con giáp. Dưới đây xin giới thiệu đôi nét cơ bản quan niệm của
người phương Đông xưa về tính cách của con người theo các tuổi và sự sinh khắc
giữa các tuổi theo Ngũ Hành Bát Quái.
Vì sao người xưa đều cầm tinh các con vật?
Từ xưa đến nay, người ta vẫn thích bàn luận về việc cầm tinh các con vật. Một
người sinh vào năm nào đó thì cầm tinh con vật nào? Tính tình anh ta ra sao? May
mắn rủi ro họa phúc sẽ như thế nào v.v Việc cầm tinh con vật liên quan gì đến số
mệnh của người đó?
Tương truyền, thời xa xưa, người ta lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động:
"Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Nhưng gặp hôm trời đầy mây mưa, khuất
mặt trời thì con người không biết dựa vào đâu.
Có một người tên là Đại Nhiêu sáng tạo ra thập thiên can (10 can): Giáp, Ất, Bính,

Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và các thập nhị địa chi (12 địa chi) là Tý, Sửu,
Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, dùng để tính thời gian, một
ngày chia ra làm 12 giờ, dùng một địa chi để biểu thị một giờ, lại dùng thiên can phối
hợp với nó để tính năm, như năm: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần Nghe nói, thời đó đã
có văn tự, liền dùng biện pháp này soạn thành bộ lịch đơn giản. Nhưng văn tự vừa
mới xuất hiện trong bộ lạc nên rất nhiều người không hiểu. Hoàng đế anh minh biết
việc này liền dùng 12 con vật để chia tên năm.
Năm Giáp Tý dùng con chuột để biểu thị. Năm Ất Sửu dùng trâu để biểu thị
Ngày này qua tháng khác, mọi người ghét năm Giáp Tý, năm Ất Sửu khó nhớ, nên gọi
luôn là "năm chuột", "năm trâu" Thế là những người sinh năm chuột gọi là "thuộc
chuột" hay cầm tinh con chuột, những người sinh năm trâu là cầm tinh con trâu. Như
vậy, mỗi người đều cầm tinh một con vật.
Việc cầm tinh 12 con vật là sự hình thành kết hợp lẫn nhau của cách tính năm của
người xưa. Theo Triệu Dực, một học giả nổi tiếng đời Thanh thì cách lấy động vật để
nhớ năm lưu hành sớm nhất trong các dân tộc du mục ở miền Bắc Trung Quốc. Người
xưa khi quan sát sao đã biết được Tuế tinh (Mộc tinh - sao mộc) vận hành một vòng
hết khoảng 12 năm, nên lấy phương vị của nó để tính năm, nhớ năm và dùng tên gọi
những con vật quen thuộc nhất cho dễ tính năm. Như vậy xuất hiện lịch 12 con thú.
Về sau kết hợp với cách tính năm theo can chi của người xưa mới có cách nói "cầm
tinh 12 con vật". Người sinh năm nào thì sẽ có một con vật tương ứng. Vương Sung,
người Đông Hán trong "Luận hành" viết rằng, "Ngọ là ngựa, Tý là chuột, Dậu là gà",
chứng tỏ 12 địa chi phối hợp với 12 con vật đã lưu hành từ đời Hán. Cổ nhân căn cứ
vào quy luật thời gian các con vật xuất hiện, hoạt động để chọn ra 12 con vật là chuột,
trâu, hổ, thỏ (ở Việt Nam gọi là mèo), rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn để tính 12
giờ trong ngày. Cho rằng:
- Giờ Tý (tức là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng), chuột hoạt động mạnh nhất, hoạt
bát nhất.
- Giờ Sửu là lúc trâu đã ăn no cỏ, vẫn còn nhai lại, chuẩn bị trời sáng để đi cày
ruộng.
- Giờ Dần là lúc hổ hung mãnh nhất.

- Còn từ 5 giờ sáng trở đi, trăng vẫn còn chiếu sáng trên mặt đất nên giờ Mão lấy
con thỏ để đặt cho giờ này, dựa vào thỏ trên mặt trăng (ở Việt Nam mão là mèo).
- Giờ Thìn chính là lúc đàn rồng quần tụ tạo mưa (quần long hành vũ).
- Giờ Tỵ là lúc rắn không còn đi lại trên lối người đi, không làm hại người nữa.
- Giờ Ngọ là lúc dương khí đạt mức cao nhất, mà ngựa thuộc loại tính dương.
- Giờ Mùi nghe nói dê ăn cỏ vào giờ này không ảnh hưởng đến việc cây cỏ mọc lại.
- Giờ Thân là lúc khỉ thích hú kêu.
- Giờ Dậu là lúc gà bắt đầu lên chuồng.
- Giờ Tuất chính là lúc chó phải trông nhà.
- Giờ Hợi là lúc mọi thứ đều trở nên yên lặng, tĩnh mịch, lợn ngủ say nhất.
Có thể thấy, những loại động vật khác nhau, phối hợp với địa chi chẳng qua là theo
sự phối hợp của các nhà âm dương đời Hán, cả hai đều không tồn tại mối liên hệ tất
yếu nào. Còn đến việc kỵ, tránh trong số mệnh (như trong cưới xin, hợp nhau, xung
nhau) hoặc cát hung hoạ phúc, tính cách hợp, xung đều là do các thầy bói đặt ra từ
xưa đến nay.
TẠI SAO CÓ CHUYỆN CẦM TINH 12 CON VẬT
Trong thuyết Dịch, Âm - Dương là hai khí vô hình không thể mô tả bằng lời nên
phải mượn cái hữu hình để làm sáng lý - cái hữu hình đó gọi là tượng. Dịch thuyết
cương lĩnh nói rằng: "Hiểu lời thì nông, hiểu tượng thì sâu" để lưu ý người đọc Dịch,
điều cốt yếu là hiểu được những ẩn ý hàm chứa trong tượng mới thấy cái hay của
Dịch, còn chỉ mới hiểu ở lời thì xem như chưa thông Dịch, dễ hướng theo cách suy lý
lầm lẫn. Phương pháp dùng tượng trong kinh Dịch rất đa dạng và không dễ hiểu ngay
cả đối với người Trung Hoa, nên ở đây chỉ nói đến một dạng Tượng tiêu biểu mà mọi
người đều biết là các con vật được dùng như thế nào và ý nghĩa của chúng ra sao
trong quy luật biến đổi của Âm - Dương khí.
Chu trình vận hành của Âm - Dương khí trong vũ trụ được dịch lý mô tả bằng một
đường tròn khép kín biểu diễn sự biến đổi không ngừng của hai khí
Âm - Dương qua trọn một năm gồm 12 tháng (tức 12 cung trên đường tròn) và
được hiển thị bằng 64 quẻ dịch. Định luật biến đổi Âm - Dương khí tuân theo nguyên
lý Âm Dương Tiêu Trưởng và luôn được bảo toàn nên có thể viết dưới dạng thức:

Âm + Dương = Hằng số (const)
Âm dương tiêu trưởng qua 12 tháng
Nghĩa là khi Dương khí lên (trưởng) thêm một đơn vị thì Âm khí phải xuống (tiêu)
đi một đơn vị tương ứng và ngược lại. Âm - Dương khí biến đổi theo phép biện chứng
của tự nhiên, "lượng đổi thì chất đổi" được kinh Dịch diễn giải bằng 64 quẻ Dịch dưới
hình thức ẩn dụ thông qua tượng, 12 quẻ dịch ở 12 cung trên đường tròn Dịch lý nằm
trong quy luật đó. Trên hình vẽ, nửa bên trái (cung NES) biểu diễn quy luật Dương
trưởng Âm tiêu qua 32 quẻ Dịch (gồm 112 hào Dương và 80 hào Âm) bắt đầu từ quẻ
Phục với một hào Dương (nhất Dương sinh) và 5 hào Âm biểu thị cho tháng Một nên
gọi là quẻ Nguyệt lệnh của tháng Một. Sự biến đổi tiếp theo tăng thêm trọn một hào
Dương thành quẻ Lâm, biểu thị cho tháng chạp và khí Dương cứ tiếp tục tăng lên như
thế cho tới tháng Tư Nguyệt lệnh là quẻ kiền với cả 6 hào Dương là khí Dương đã lên
đến tột cùng (maximun): Nửa bên phải (cung SWN) biểu diễn quy luật Âm trưởng
Dương tiêu qua 32 quẻ Dịch (gồm 112 Hào Âm và 80 Hào Dương), bắt đầu từ quẻ
Cấn biểu thị cho tháng Năm (nhất Âm sinh) và cũng biến đổi theo quy luật nói trên
cho tới tháng Mười Nguyệt lệnh là quẻ Khôn với cả 6 hào Âm là khí Âm đã lên tới tột
cùng, kết thúc một chu trình vận hành của Âm Dương khí trong vũ trụ qua trọn 1 năm
âm lịch. Nửa bên trái xem như phần ban ngày bởi khí Dương mạnh, ngược lại, nửa
bên phải là phần Âm mạnh; suy ra, độ Dương của các cung thuộc phần ngày sẽ lớn
hơn ở các cung đối ứng thuộc phần đêm, còn bộ Âm thì ngược lại - nhỏ hơn.
Mười hai quẻ dịch biểu thị cho 12 tháng của một năm theo quy luật tiêu trưởng của
Âm - Dương, thuộc phần ngày phần đêm, cung Dương cung Âm đã rõ ràng, sẽ là cơ
sở để xem xét việc dùng loại tượng nào có thể biểu đạt được sáng rõ nhất cái lý của
Dịch ở
12 cung trên đường tròn Dịch lý. Cuối cùng, các con vật có "vinh dự" được chọn
giao vào các cương vị "trọng trách" đó. Mười hai con vật được chọn làm tượng phải
đạt được các "tiêu chuẩn" sau:
- Đối nghịch nhau về tính cách theo nguyên lý đối nghịch nhau của Âm - Dương là:
Động - Tĩnh, Cương
- Nhu, Nhanh - Chậm, Mạnh - Yếu, Dữ - Hiền để lấy 6 con có tính dương trội

vào ngôi các cung Dương và 6 con có tinh Âm trội đặt vào vị trí các cung Âm.
- Phải là những con vật được mọi người biết rõ tính cách và phải gần gũi với con
người (vì thế các con vật nuôi được "ưu tiên" tuyển chọn). Thoả mãn cả hai "tiêu
chuẩn" này không dễ, nên cuối cùng chỉ có 11 "ứng cử viên" là các con vật có thực
đắc cử: ngôi vị thứ 12 được đặc cách dành cho con Rồng là con vật hư cấu nhưng
xét ra lại rất đạt "tiêu chuẩn" vì ai cũng biết các "thuộc tính" của Rồng, hơn nữa Rồng
ở trên trời nên toạ lạc ở cung Dương thuộc phần ban ngày là hợp vị. Chú Ngựa - "siêu
sao" về tính năng động - ở ngôi cao cung
Dương mạnh nhất là xứng đáng (trong kinh Dịch thì chữ "Dịch" cũng tượng hình
bằng bộ "Mã") còn như chú Heo "đại lãn" tĩnh toạ nơi Âm cực tiêu biểu cho sự trì
chậm nhu yếu thì quả là chí lý. Sự tinh vi và chính xác trong việc dùng tượng tới mức
khó có thể đổi chỗ cho các con vật cũng như thay thế bằng một con vật nào khác hợp
lý hơn thế.
Mười hai con vật được gọi là 12 địa chi chỉ có ý nghĩa đối với chu kỳ một năm, khi
đem chúng kết hợp với 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân,
Nhâm, Quý) sẽ tạo thành một chu kỳ lớn 60 năm gọi là một Hội (tức vòng Lục Giáp

×