Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Cách dựng gia phả tổ phả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.42 KB, 98 trang )

Phần I: Lịch sử phả - mục đích và ý nghĩa của tổ phả và gia phả - các loại hình
phả
Chương 1: Lịch sử - nguồn gốc của phả
I. Tổ phả, gia phả là một nét văn hóa
1. Nhận thức về phả và văn hóa phả
Phả là một dạng văn bản ghi lại diễn tiến của sự phát triển của một dòng họ, của
một gia tộc.
Nói cách khác, phả là loại hình văn bản sử. Bởi nội dung cụ thể của nó là ghi lịch
sử phát triển của một dòng họ, của một gia đình.
2. Phả là một nét văn hóa
Một đất nước, một dân tộc có dạng văn bản ghi lại quá trình phát triển lịch sử xã
hội qua từng giai đoạn, từng thời kỳ với đầy đủ các sự kiện, các hình thái xã hội, các
nhân vật v.v , một cách trung thực, chuẩn xác có xuất xứ và có thời gian Đó là một
bộ sử quốc gia, một bộ sử của dân tộc.
Do đó có câu: “Nước có sử, nhà có phả” điều này nói lên tính chất chung của sử và
phả do nội dung chúng hàm chứa.
Các nhà hiền triết cố xưa của Trung Hoa như đức Khổng Tử (Khổng Trọng Mi tự
Khổng Khâu) thời xuân thu hay đức Lão tử (Lý Nhĩ tự Bá Dương) sống cùng thời với
Khổng Tử (theo Tư Mã Thiên tự là Tử Trường (145T) thái sử công).
Ở thời Đông Hán (Trung Hoa) đến Mạnh Tử cũng đã từng viết văn, viết truyện sử,
xem sao, xem lịch v.v Họ là những bậc chí hiền, chí đức, chí dũng không sợ những
quyền lực. Đặc biệt những sử quan trong lĩnh vực viết sử, làm phả, họ giám hy sinh
đời mình để viết sự thật, trong sử, trong phả dù sự thật ấy có thể làm vua chúa tức
giận bởi những trang sử hay phả không làm hài lòng họ với những bài sử ký hay
chuyện ghi trong phả.
Sử và phả tàng chứa những trang văn trần thuật khiến cho khi đọc người ta có thể
hình dung được những diễn tiến lịch sử xã hội, những diễn tiến của một dòng họ, một
gia tộc. Sử và phả song hành là nét văn hóa được lưu tâm ở mọi thời đại, ở mọi quốc
gia.
Song, phả là sự biểu đạt lịch sử mang tính riêng tư của một dòng họ, một gia tộc.
Nó đã trở thành nét văn hóa phổ biến trong xã hội.


II. Lịch sử và nguồn gốc ra đời của phả
1. Lịch sử của phả
Phả đã có quá trình phát triển rất dài ở nhiều quốc gia, nó đã và đang tồn tại suốt
hàng nghìn năm. Tuy nhiên, phả cũng đã trả qua những bước thăng trầm. Có thời,
phả được chú trọng, trước tiên ở các dòng tộc vua chúa ở các dòng họ của các
đại thần. Tổ phả và gia phả có thời đã trở thành một thứ không thể thiếu, nó rất được
coi trọng, lưu tâm ở các dòng họ và ở các gia tộc quyền quý hay những đại gia tiền
kho, bạc đụn. Ở những giai thời yên bình, việc lập dựng phả được xem như là sự tạo
tác một thứ báu vật để lưu lại cho con cháu muôn đời sau.
Ở những giai thời loạn lạc , việc lập dựng phả bị lãng quên. Phả rơi vào quãng
lặng không còn mấy ai lưu tâm, lập dựng mới, hay bổ sung phả và chỉnh đón thêm về
quy cách và nội dung của phả.
Ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên người ta rất chú trọng việc lập dựng tổ phả
và gia phả; Ở Trung Hoa, nhất là thời Đông Chu, thời Tây Hán (112T- 25), thời
Đường (618-906) v.v là các thời thịnh hành của việc lập dựng phả. Những thời này,
Khổng giáo được người người Trung Hoa hết mực sùng kính. Quan niệm lễ đạo, tập
tục, văn hóa trở thành truyền thống thấm sâu vào đời sống của người Trung Hoa.
2. Việc lập dựng phả ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nếu tính từ họ Hồng Bàng (20979T - 258T). Khi đó, quốc hiệu Văn
Lang có Kinh đô Phong Châu (Vĩnh Phúc) với một chiều dài lịch sử hơn 2822 năm
chưa thực có chính sử. Lịch sử qua truyền miệng từ đời này qua đời khác. Và sau
đó mọi diễn biến xã hội được lưu lại cho đời nay là ở dạng các “giả sử”!
Tình trạng nước chưa thực có chính sử kéo dài qua Trưng Nữ Vương đến thời tiền
Lý và hậu Lý (544 -> 603), hơn nữa đất nước trải qua hàng nghìn năm bắc thuộc, các
quốc hiệu Văn Lang, Nam Việt đến Vạn Xuân rồi Đại Cồ Việt còn được lưu lại
trong nhận thức của con cháu Việt chỉ là những giả sử, những truyện sử được các nho
sỹ Việt Nam ghi biên với ý thức tự tôn dân tộc.
Nước chưa có chính sử. Phả làm sao ra đời!
Khi đất nước có chính sử, các hình thức phả được du nhập nhờ các bậc danh nho
thời Lê, Lý, Trần Ở Việt Nam, phả bắt đầu lịch sử phát triển của nó ngay từ những

triều đó. Những hình thức phả sơ khai viết trên thẻ tre, thẻ gỗ đến giấy dó bắt đầu là
những tộc phả - gia phả của các vua, các quan lại đại thần.
Từ các gia phả của gia tộc đến những tổ phả của một dòng họ.
Tổ phả đã ra đời sau. Song nó lại chiếm vị thế chính thống ngay trong văn hóa Việt.
Tại sao lại như vậy. Bởi vì các dòng họ quyền quý đua nhau lập dựng phả. Những tổ
phả trở thành báu vật ghi dấu sự hưng thịnh của dòng họ với niềm tự hào của con cháu
dòng dõi hoàng gia cao quý, của con cháu các dòng họ lớn tiếng tăm!
Những quan lại theo nhau lập dựng gia phả. Gia phả trở thành minh chứng về sự
hưng vượng của gia tộc. Chủ yếu, gia phả được thịnh hành ở tầng lớp quý tộc và các
nho gia, các gia tộc lắm tiền nhiều chữ là chính.
Đất nước đã từng trải qua biết bao cuộc chinh biến, loạn ly, biết bao cuộc bị ngoại
xâm, nội chiến.
Tổ phả - Gia phả rơi vào tình trạng không còn mấy ai để ý, và chúng bị mất mát
nhiều.
Thứ còn lại nhiều là các tổ phả (hay họ phả) của dòng họ, chi họ và cành họ. Gia
phả chi còn rải rác ở một số gia đình danh nho.
Có nhận định cho rằng lịch sử phả ở Việt Nam bắt đầu từ gia phả. Gia phả hay gọi
tộc phả. Bởi nó ghi lại diễn tiến của một gia tộc mà một vị hoàng đế, một vị vua, hay
vị chúa xuất thân. Các sử quan lập dựng ban đầu với ý niệm sùng kính gia tộc họ.
Nói về lịch sử phả, không thể không nói đến một đất nước có nhiều ảnh hưởng đến
lịch sử phát sinh và phát triển ngành phả ở Việt Nam. Đó là đất nước Trung Hoa -
Trung Quốc ngày nay.
3. Việc lập dựng phả ở Trung Hoa
Tính từ các triều Phục Hi, Thân Nông, Hoàng Đế, Hạ, Thương vào khoảng 2879
trước Công nguyên đến 258 trước Công nguyên (2879T - 258T), những dữ kiện phần
lớn là truyện giả sử. Chỉ đến thời nhà Hạ và chủ yếu là bắt đầu từ triều đại nhà Chu
(Đông Chu và Tây Chu) bắt đầu phân cử người ghi chép mọi diễn tiến, các sự kiện
v.v của đất nước và ở triều đình. Hình thức của chính sử ra đời. Chức sử quan được
bổ nhiệm ở các triều vua từ đó
Cùng với việc chép sử, coi thiên văn, làm lịch và xét mộng cho vua, sử quan còn

được vua sai ghi chép các sự kiện và diễn tiến của Hoàng tộc (hạn chế trong gia tộc
vua). Song vì có những vị vua không có người kế vị phải truyền ngôi cho anh em hay
con cháu của chú bác của vua. Từ thực tế ấy những sự ra đời của các ghi chép khác
nhau hình thành lịch sử gia đình tức là các phả tộc hay của các đời vua đã hình thành.
Đó là các gia phả.
Gia phả ở Trung Hoa bắt đầu lịch sử của nó từ đấy.
III. Nguồn gốc ra đời phả
Lịch sử phát triển của phả được nhận biết ở nhiều nước. Song nguồn gốc của nó,
tức là nơi ra đời của nó, xuất xứ của nó, loại văn bản này, chưa thể biết.
1. Tổ phả, gia phả xuất hiện ở nhiều nơi
Phả có ở nhiều nước trên thế giới. Minh chứng cho điều này là các nhà khảo cổ nói
chung đã bắt gặp được các di vật cổ. Trong đó có các cổ vật là những mẫu văn bản có
hình thức phả. Các nhà khảo cổ học, các nhà văn tự học, nhân chủng học đã đi đến kết
luận: Đó là các dạng được gọi là “Gia phả”. Các cổ phả này gặp ở nhiều nơi trên thế
giới.
Trong cổ phả phần chủ yếu là ghi chép các nhân vật và mốc thời gian của họ tồn tại
trong một gia tộc, một dòng hoàng tộc v.v
2. Những nơi đã từng có bản phả cổ
Phả cổ bắt gặp ở châu Á, châu Âu. Ở Trung Đông trong dấu tích thư viện có cách
nay 5.000 năm cũng có các di vật như phả.
Ở Bắc Phi, như ở Ma Rốc, người ta cũng tìm thấy dạng văn bản mang nội dung gia
phả. Ở Ấn Độ cũng đã xuất hiện bản ghi chép về diễn biến của các gia tộc quyền quý
có hàng nghìn năm trước Công nguyên v.v
Như vậy, việc xác định nơi được xem là nguồn gốc xuất xứ hình thức tổ phả, gia
phả là chưa thể hoặc không thể vì nhiều lý do!
Chúng ta chỉ biết rằng dạng văn bản Tộc phả và Gia phả ngày nay vẫn phát triển về
cả hình thức và nội dung.
Tuy nhiên gia phả hiện tại vẫn chưa phổ biến và còn thăng trầm về quan niệm. Việc
lập dựng gia phả, tổ phả bị gián đoạn vì nhiều lý do. Những gia đình có học không
phải tất cả đều có ý thức lập dựng gia phả giống như những gia đình nho học từ những

thế kỷ trước.
Chương 2: Mục đích, ý nghĩa và các hình thức tổ phả, gia phả
Gia phả có một ý nghĩa quan trọng. Không chỉ nó mang tính giáo dục truyền thống
cho các thế hệ ở một họ, một gia đình, mà nó còn giúp các nhà nghiên cứu lịch sử, các
chính trị gia v.v tìm hiểu về những nhân vật lịch sử. Bởi vì gia phả, tộc phả mang
tính lịch sử.
I. Ý nghĩa thực dụng của tổ phả và gia phả
1. Gia đình, dòng họ và gia phả, tổ phả
Trước hết cần hiểu rằng gia đình là một thiết chế xã hội thu nhỏ của một thiết chế
nhà nước. Nghĩa là tổ hợp các gia đình nhỏ tạo nên thiết chế của một nước, một quốc
gia. Gia đình gồm những thành viên khác giới trực hệ và khác hệ. Khác hệ là thông
qua hôn nhân. Có thể nói, gia đình là một tổ hợp của những thành viên trực hệ và khác
hệ.
Tại sao phải đề cập đến thành viên trực hệ và khác hệ. Vì trong gia phả thường
phân ra diễn tiến của hai loại thành viên này.
2. Dòng họ cũng là một thiết chế xã hội
Với cấu trúc lớn hơn gia đình, dòng họ bao gồm nhiều gia đình cùng huyết thống
ngày càng lớn dần phát triển không ngừng theo năm tháng.
Có thể nói dòng họ được khởi nguồn từ một gia đình. Có một quá trình phát triển
lâu dài nếu gia đình đó liên tục có con trai từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì sự khởi
phát dòng họ như vậy nên từ “gia tộc” tàng chứa ý nghĩa đó: Gia đình trở thành một
dòng họ!
II. Gia tộc là một phạm trù lịch sử
Có thể nói sự thay đổi và phát triển của gia tộc kéo theo sự phát triển của một dòng
họ và của một đất nước.
1. Hôn nhân là cái gốc để duy trì gia đình và dòng họ
Không có hôn nhân không tạo lập được gia đình dù đó là hôn nhân chính thức hay
không chính thức, trực hệ hay khác hệ. Trong lịch sử, hiện tại và trong tương lai, gia
đình luôn có nhiều biến thái.
Bởi vậy gia đình là một phạm trù. Trong thực tế có gia đình phụ quyền; có gia đình

mẫu quyền; có tiểu gia đình và đại gia đình; có gia đình phát triển; có gia đình biến
mất. Dòng họ vì thế cũng vậy.
2. Gia đình là tế bào của xã hội, là sự bộc lộ bản chất của một xã hội
Từ chế độ Mẫu quyền (người mẹ là chủ gia đình), chưa hoàn toàn biến mất hiện
nay đã chuyển đa phần sang chế độ Phụ quyền (người cha làm chủ) đã tạo ra sự bất
bình đẳng khiến người phụ nươ phải chịu nhiều thiệt thòi và có nhiều hệ lụy trong
nhiều khía cạnh của cuộc sống.
3. Hiện tượng biến thái gia đình
Những biến thái trong quan hệ nam nươ, tình dục, luyến ái đồng tính Thậm trí
trong tương lai biết đâu sự điên rồ của hiện tượng “sinh sản vô tính” từ ý tưởng của
một số nhà khoa học nào đó xẩy ra, khi đó hệ lụy sẽ đến với khái niệm gia đình!
III. Dòng họ, những nội tại liên quan đến tới tổ phả
1. Những trường hợp đặc biệt liên quan đến tổ phả
Việt Nam còn một số dân tộc ít người mang họ mẹ. Ngoài ra, nhiều trường hợp
mang họ của người mẹ như là những trường hợp đặc biệt “có con không chồng” tạo ra
những vấn đề dòng họ khó lập tộc họ? Khó lập gia phả?
2. Đặc điểm phổ biến của dòng họ
Mỗi dòng họ luôn có một ông tổ chung được gọi là “Thần chủ tổ tiên”. Mỗi dòng
họ có một “tổ quấn”. Nơi xuất xứ hay cư trú đầu tiên của dòng họ mà cụ thể hơn là
của “Thần chủ tổ tiên” và sau đó là các thế hệ kế cận nhiều đời tiếp theo phát triển lớn
thành một dòng họ.
3. Cấu trúc của dòng họ
Một dòng họ lớn hoặc nhỏ đều có chi, cành, tiểu chi. Sự phát tán của một dòng họ
về hình thức cư trú là một tất yếu lịch sử, đặc biệt là các dòng họ lớn thì sự phát tán
càng rộng. Con cháu nhiều đời di cư đến nhiều vùng miền lập thành các chi. Dù vậy
trong ý thức mỗi thành viên trong dòng họ vẫn luôn nghĩ về tổ họ và xuất xứ của họ.
Mỗi tổ họ luôn còn người
Trưởng họ kế tiếp. Trường hợp chi chính bị cụt thì người kế tục Trưởng họ sau đó
là người ở chi kế cận. Trong thực tế có những dòng họ bị tuyệt. Song cũng phát sinh
những họ mới. Dòng họ mới có thể có gốc là người đã từ một dòng họ cũ nào đó, có

thể là con của một mẫu quyền (một phụ nươ là chủ gia đình) hay một kiều dân, một
tập người mang họ mới v.v
4. Dòng họ ở Việt Nam
Việt Nam có hàng trăm dòng họ ở 54 dân tộc anh em cùng cư trú trên mảnh đất
hình chữ S. Có nhiều dòng họ rất lớn phát tán khắp đất nước như dòng họ Nguyễn,
dòng họ Vũ - Võ, dòng họ Trần v.v
Có nhiều dòng họ còn rất ít thành viên phổ biến ở các dân tộc ít người như dòng họ
Giàng, dòng họ Vi, dòng họ Chế, dòng họ Thạch, họ Nie v.v có nhiều họ mới không
cùng huyết thống như họ Hồ. Có nhiều dòng họ danh tiếng với các bậc đế vương như
dòng họ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, Ngô v.v Nhiều người xưa có công trạng được
vua ban cho mang họ của vua. Như vậy nhiều người có tới hai họ: Họ gốc và họ vua
ban. Thực tế nhiều người bỏ hẳn họ gốc mà theo họ vua. Phổ biến là ở các họ Lý,
Trần, Lê, Nguyễn.
5. Hiện tượng thay đổi tên dòng họ
Nhiều sự thay đổi họ của cá nhân đã xảy ra trong quá khứ như đổi sang họ vua đã
nêu trên. Có nhiều trường hợp thay họ đổi tên không chỉ ở thời xưa mà cả thời nay
vẫn xảy ra. Các trường hợp ấy xảy ra do một số nguyên nhân:
- Người làm con nuôi.
- Trẻ bị bỏ rơi do không rõ họ của trẻ đó.
- Những trường hợp chạy loạn để tránh truy bức, giết hại. Những trường hợp này
xảy ra phổ biến trong các cuộc thay đổi triều đại, trong các cuộc xâm chiếm của kẻ
thù ở những triều đại cũ.
- Nhiều người hoạt động bí mật.
- Nhiều trường hợp chạy trốn do phạm tội.
- Có trường hợp thay họ do bị trục xuất khỏi họ cũ từ quyết định của họ ấy v.v
Tại sao phải đề cập đến các trường hợp về dòng họ ở trên trong tác phẩm này? Vì
vấn đề này có liên quan đến tổ phả và gia phả. Gia phả, tổ phả, hiểu một cách chính
xác, là một quyển sách ghi các thế hệ và lịch sử tổ tiên dòng họ, gia đình luôn tôn
trọng trật tự và tính chân thật.
IV. Dòng họ - gia tộc và mục đích của việc lập dựng phả

Như đã từng đề cập “nước có sử, nhà có phả” là một việc hết sức cần thiết và quan
trọng của việc viết sử, lập phả.
1. Bộ sử quốc gia
Một nước có sự ghi chép về mọi diễn biến trọng đại, sự kiện, nhân vật kiệt xuất của
dân tộc. Mục đích để ghi nhận quá trình dựng nước và giữ nước, quá trình lịch sử của
dân tộc. Đồng thời những sự kiện của từng thời đại được khắc họa, được mô tả để đời
đời con cháu của dân tộc hiểu biết được lịch sử đất nước mình, dân tộc mình đã dựng
nước bảo vệ đất nước như thế nào. Không những sử quốc gia dành cho các thế hệ đời
đời học hỏi, nó còn là tư liệu nghiên cứu tìm hiểu của các dân tộc khác trên thế giới.
Như vậy một bộ sử quốc gia có một mục đích và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Không có một dân tộc, đất nước nào trên thế giới không ghi lại lịch sử của dân tộc
mình, đất nước mình.
Những dân tộc lạc hậu nhất trên trái đất cũng truyền dạy lịch sử của dân tộc bằng
truyền miệng cho con cháu họ. Đời này qua đời khác những tộc trưởng, các bậc cao
niên trong bộ lạc, bộ tộc kể tiếp nhau truyền mồm dạy cho con cháu.
Lịch sử quan trọng là vậy. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “nước có sử,
nhà có phả”. Nghĩa là nói đến việc có và sự cần có của hai loại sử này là vậy.
2. Mục đích của một bộ phả
Phả là bộ sử của một dòng họ, của một gia tộc. Phả ghi chép lại quá trình phát triển
của một dòng họ, của một gia tộc. Ngoài sự ghi chép quá trình lịch sử dòng họ, lịch sử
gia tộc mục đích là dành lại cho cháu con dòng họ, gia tộc những tư liệu vô cùng quý
báu về dòng họ mình, về gia đình mình, và góp vào nguồn tư liệu lịch sử dân tộc.
Cũng như bộ sử quốc gia có mục đích giáo dục, quảng bá, bộ phả của một dòng họ,
của một gia tộc cũng xuất phát từ các mục đích đó, là giúp con cháu hiểu về nguồn
gốc, hiểu về tổ tiên của ông cha mình.
Việc lập dựng sử vì vậy là rất cần thiết. Song tiếc thay, việc này lâu nay không phổ
biến. Người ta quên điều không được quên. Người ta bị cuộc mưu sinh choáng hết
tâm chí. Việc lập dựng một bộ phả bị lãng quên, nhất là sau những biến cố của
quốc gia từ nhiều thập niên đã qua.
3. Phả có lịch sử hàng nghìn năm trên đất Việt

Điều hết sức may mắn cho các thế hệ của chúng ta là ông cha tiên tổ ngoài việc
biên sử quốc gia để ghi lại quá trình lịch sử 4.000 năm của dân tộc cũng đã quan tâm
đến lập dựng những bộ phả của nhiều dòng họ và sau đó là các chi họ, cành họ. Nhờ
thế ngày nay cháu con còn có dịp tiếp cận được với các bộ tổ phả đồ sộ, các bộ chi
phả, cành phả bằng chữ Hán và chữ Nôm vô cùng quý giá.
Những bộ gia phả của nhiều gia tộc được lập dựng công phu còn sót lại qua nhiều
biến cố lịch sử, qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài đã cho chúng ta một sự
nhìn nhận về lịch sử của lĩnh vực phả của nước nhà. Sự duy trì phát triển trong lĩnh
vực phả có thăng, có trầm theo thời cuộc thịnh suy của đất nước, của dân tộc hàng
nghìn năm qua. Phả đã từng là một nét văn hóa được các học giả nho học trân trọng
và vì thế nó đã được giữ gìn, được duy trì theo thời gian nhiều thế kỷ. Việc lập dựng
phả vẫn tiếp tục và phả đã được bảo tồn, cất giữ như những bảo vật khác để tồn tại
đến ngày nay.
Với biết bao biến cố, bao tác động bất khả kháng, nhiều bộ phả cổ, cũ vẫn tồn tại
nhờ vào sự trân trọng gìn giữ quyết tâm bảo quản của các thế hệ tiền liệt bao đời nay.
Ngày nay chúng ta được tiếp cận những bản phả, quyển phả mang đầy dấu ấn thời
gian, trường tồn qua nhiều thế kỷ, chúng ta nhận ra những giá trị vừa nhân bản, vừa
tâm linh mà các bậc tiền bối đã muốn gửi gắm đến muôn đời con cháu của mình.
Không nói đến giá trị vật thể mang tính cổ vật, bảo vật, phả còn chứa nhiều giá trị
thuộc lĩnh vực tinh thần cho các thế hệ. Người này đến khác, đời này đến đời khác,
thế hệ trước đến thế hệ sau được giá trị tinh thần nâng đỡ, du dương, cổ vũ, khích lệ
để không ngừng vươn lên, vượt qua những khó khăn nhiều mặt mà con người luôn
gặp trong cuộc sống riêng tư và cuộc sống cộng đồng. Đó là giá trị của một tổ phả,
một gia phả đã từng đem lại và sẽ tiếp tục đem lại nếu việc lập dựng phả còn được
duy trì.
Mỗi làng có nhiều dòng họ cùng chung sống lâu đời. Mỗi dòng họ trong lịch sử
cũng như hiện nay luôn có một nhà thờ riêng. Nhà thờ tổ hay nhà từ đường. Ngoài ra
còn có những nhà thờ của các chi họ và cành họ nếu dòng họ đã phát triển lâu.
Dòng họ cổ xưa có phần ruộng hương hỏa, ruộng kỵ. Ngày nay, ở Việt Nam phần
ruộng này hầu như đã bị quốc hữu hóa! Khái niệm ruộng họ, ruộng kị đã biến mất.

4. Về vấn đề tổ phả
Ở Việt Nam có nhiều dòng họ chưa có tổ phả hoặc bị thất tán tổ phả vì nhiều lý do.
Có dòng họ đông có nhiều chi, cành, tiểu chi và từng ấy đơn vị ngoài tổ phả của họ
tổ, còn có lập dựng các chi phả, cành phả hay tiểu chi phả phụ thuộc vào nơi cư trú
của họ. Đó là ý thức của người trưởng chi, trưởng cành v.v
5. Từ gia phả đến tổ phả
Quy luật phát triển là phổ biến của một dòng họ. Từ một gia đình khởi đầu dựng
lập gia phả nhờ sự phát triển mạnh do nhiều con trai kế tiếp các thế hệ, gia phả ban
đầu được bổ sung liên tục đến một chừng mức trở thành tổ phả của một dòng họ. Gia
phả thành tổ phả mang tính lịch sử, và hình như điều này đã xác nhận quan điểm: Gia
phả có trước tổ phả được dựng lập sau?
V. Thực trạng về việc lập dựng tổ phả, gia phả ở Việt Nam
Việc lập dựng tổ phả, gia phả ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn
mới dựng nước, giai đoạn các triều đại phong kiến, giai đoạn sau cách mạng Tháng
Tám.
1. Việc lập dựng tổ phả và gia phả giai đoạn mới dựng nước
Trong giai đoạn này tổ phả và gia phả chưa được chú ý. Mặc dù có sự ghi chép sơ
lược (rất sơ lược) về các sự kiện gia thế của các tộc trưởng, các vua Hùng. Song
những bản ghi chép này chưa mang bản chất một gia phả, tổ phả. Giai đoạn này kéo
dài từ 2.879T đến tận 207T.
2. Tình trạng lập dựng gia phả, tổ phả trong giai đoạn các triều đại phong kiến
Trong giai đoạn này, việc lập dựng tổ phả, gia phả đã manh nha và phát triển phổ
biến dần bắt đầu từ năm 639. Sự quan tâm nghiêm túc về việc lập dựng tổ phả, gia
phả nhất là từ thời nhà Lý 1010 trở đi. Thời kỳ này, nhiều dòng họ trên đất Việt đều
chú ý lập dựng tổ phả của dòng họ mình một cách bài bản nghiêm chỉnh. Các hoàng
tộc, các gia đình quan lại, quyền quý cũng lập gia phả. Tuy nhiên, đa phần gia phả là
loại phả giản đơn, chỉ có các hoàng gia và các bậc đại thần mới lập dựng gia phả
tương đối hoàn chỉnh. Lý do việc lập dựng gia phả, tổ phả được hoàn chỉnh đều có
sự trực tiếp soạn thảo bởi các sử quan hoặc được tham vấn của họ, của các danh nho
đương thời.

3. Việc lập dựng tổ phả, gia phả từ sau năm 1945
Trong 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, việc lập dựng tổ phả, gia phả đã không
được quan tâm. Tình hình này do nhiều nguyên nhân. Phần do tổ phả của nhiều dòng
họ đã định hình. Song những tổ phả này lại không được lưu tâm bổ sung thêm.
Những dòng họ chưa có tổ phả cũng không để tâm lập dựng. Vì các lý do như trình
độ văn hóa. Hiện tượng này phổ biến ở các dân tộc ít người.
Mặt khác mẫu phả bằng chữ quốc ngữ rất hiếm. Tình trạng này phổ biến đối với
việc lập dựng gia phả. Sau cách mạng Tháng Tám, việc lập dựng tổ phả và gia phả
mới được xem là không còn, không có thêm. Những dòng họ đã có tổ phả cũng
không được bổ sung, tu chỉnh, bảo quản cẩn thận, thậm chí gia phả, tộc phả đã có bị
thất lạc, huỷ bỏ do những biến cố chính trị và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh
v.v
4. Những nhận thức mới
Mấy năm gần đây, một số nhà sử học, khảo cổ học trong công việc nghiên cứu của
mình đã có điều kiện tiếp cận để nghiên cứu các đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực.
Trong đó có một số phả cổ xưa của một vài dòng họ và gia đình.
Từ đó đến nay xuất hiện ý tưởng dựng lập tổ phả, gia phả trở lại. Sự phục hồi công
việc này là một điều rất đáng mừng. Đó là biện pháp để góp phần tích cực xây dựng
dòng họ, gia đình đoàn kết gắn bó và văn hóa phả đang được phục hồi. Ngành phả học
hồi sinh.
Việc lập dựng gia phả, tổ phả mới, hoặc tu chỉnh các tổ phả, gia phả hiện còn sẽ tạo
cơ hội để các thành viên thuộc cùng dòng họ gốc đang sống tản mát khắp nơi có ý
thức hay thời cơ tìm đến cội gốc của mình, thủy tổ của tên họ mình đang mang.
Mặt khác các gia đình, chi họ, cành họ có dịp giáo dục con cháu về truyền thống tốt
đẹp cần noi gương các chư vị liệt tổ để không ngừng hoàn thiện nhân cách, nhân
phẩm góp phần xây dựng dòng họ, gia đình và đất nước ngày thêm vương mạnh.
Cũng từ nhận thức mới về tổ phả, gia phả, nhiều chi họ, cành họ, tiểu chi và những
gia đình có điều kiện đã lập dựng phả mới hoặc để tu chỉnh phả cũ.
Chương 3: Các loại hình phả và nội dung trong một phả
I. Cách phân loại

1. Cơ sở phân loại
Trong quá trình tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc của phả, đặc biệt sau khi nghiên
cứu các bộ phả trong đó gồm các tổ phả và các gia phả của một số dòng họ và một số
gia tộc viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đã được chuyển dịch, các nhà phả học đã nhận
thấy có các loại phả khác nhau. Song nổi bật loại phả có tính khoa học và quy tắc
phổ biến nhất có thể phân thành 2 loại phả chủ yếu, tạm gọi là: loại phả đầy đủ hay
phả hoàn chỉnh và loại phả giản đơn.
Tất nhiên có nhiều phả mà hiện nay một số dòng họ, chi họ, cành họ và gia đình
còn lưu giữ không thể quy nạp một cách khiên cưỡng vào hai loại phả nêu trên.
Trong thực tế, có chi phả chỉ có phần vừa như phả hệ vừa như phả đồ. Có bộ phả
của dòng họ có thể xem như loại phả giản đơn nhưng lại có phần của một phả đầy đủ -
hoàn chỉnh.
2. Quy định phân loại
Sau khi tổng hợp và tạm thời đưa ra một số quy định cho 2 loại phả dựa trên nội
dung của nhiều phả hiện phổ biến tại Việt Nam.
Trong các nội dung của nhiều bộ phả, nhận thấy có các nội dung sau:
- Mở đầu gồm có: Lời mở đầu, phi lộ, lời ngỏ, đôi lời v.v
- Phả ký, ký văn, điểm sự v.v
- Phả hệ, diễn giải dòng họ, tộc giải v.v
- Phả đồ, phả hình đồ.
- Phả phụ, chú phả.
Phần phả phụ hay chú phả có nhiều nội dung khác nhau như nhà thờ, địa chí dòng
họ, đặc điểm dòng họ, mồ mả ký, điểm tích (chuyện), các giỗ kị, quy cách tế lễ, quan
hệ hôn phối, truyền thống dòng họ, thành tựu, cá nhân được phong bổ, thưởng phạt
v.v
3. Cách quy nạp
Căn cứ các tài liệu cổ, cũ về phả và qua các bộ phả của dòng họ, chi họ, cành họ và
các gia phả, phả được phân ra như sau:
Bộ phả của một dòng họ được gọi là tổ phả - bộ tổ phả.
Bộ phả của một chi họ được gọi là chi phả - bộ chi phả.

Bộ phả của một cành họ được gọi là cành phả - bộ cành phả.
Phả của một gia tộc - gia đình gọi là gia phả.
Như vậy có phả của một dòng họ và phả của một gia đình. Và gọi tóm tắt là tổ phả
và gia phả để phân biệt phạm vi, quy mô của một phả, của một họ và của một gia tộc.
4. Nội dung trong phả
Tiếp thu những nội dung đã có từ các phả cổ cùng với những thực tế của thời đại,
một phả gồm có các phần sau:
- Phần mở đầu.
Có lời nói đầu.
- Phần chính của một phả gọi là phần chính phả thường có:
Phả ký
Phả hệ
Phả đồ
- Một phần phụ thêm diễn ghi một số nội dung:
Nhà thờ.
Hướng dẫn các thủ tục trong việc tế lễ tại nhà thờ họ.
Lập Hội đồng họ tộc - dòng họ.
Bài văn khấn, danh sách ngày giỗ kị các vị tiền tổ.
Địa dư khu mộ chí các vị tiên liệt.
Danh sách người có công trạng, học vị cao.
Phần này được gọi là Phần ngoại phả.
- Một phần bổ sung những vấn đề như:
Truyền thống dòng họ, gia tộc.
Quan hệ ngoại tộc - họ ngoại.
Mô tả địa chí nơi cư ngụ của dòng họ, gia tộc.
Một số tiểu sử.
Một số truyện sử của dòng họ, của gia tộc.
Phần này được gọi là Phần phụ khảo.
Như vậy, nội dung phả gồm 4 phần chính. Song
tùy theo loại hình lập dựng phả, hoặc có đủ cả 4

phần, hoặc chỉ có một số phần.
II. Các hình thức tổ phả và gia phả
Tổ phả, gia phả có một số hình thức khác nhau.
1. Một số hình thức tổ phả và gia phả
Trong nghiên cứu một số gia phả, tổ phả, các học giả cho thấy có hai hình thức:
Quyển phả và bản phản.
2. Bản phả là nội dung phả được viết trên một dải giấy dó nối dài được cuộn lại,
thường trải ra và cuộn lại khi xem.
3. Quyển phả là phả được đóng thành quyển sách. Các phả cổ là “quyển” gồm các
thanh tre, gỗ, lá cọ v.v được xâu lại với nhau. Những tổ phả này là những
cuốn phả có niên đại lập dựng cổ nhất hiện còn.
Hình thức tổ phả và gia phả quyển có niên đại gần. Nó được lập dựng trên giấy dó
các loại và các loại giấy thời cận đại. Hình thức đóng thành quyển phả là phổ biến và
nội dung của quyển phả đã có nhiều chi tiết hơn. Hiện có hai loại có nội dung khác
nhau đặc trưng là loại hình tổ phả và loại hình gia phả. Có phả có nội dung tương đối
đầy đủ và có loại phả còn rất giản đơn.
III. Nội dung cần có trong một phả
Dù là tổ phả hay gia phả đầy đủ hoàn chỉnh đều có một nội dung chính phổ biến
như:
1. Phần Chính phả
Trong chính phả thường bao gồm phả ký, phả hệ và phả đồ.
2. Phần Ngoại phả
Trong phần này ghi đầy đủ nơi đặt nhà thờ tổ, việc tế lễ, mộ phần, tiểu sử tổ họ,
những thành viên nổi bật của dòng họ về học vị tước vị đã được phong
Trong phần này có thể ghi địa chí với các đặc điểm thôn xóm, đình chùa v.v của
nơi dòng họ hay gia đình cư trú.
Phần ngoại phả cần có danh sách ngày giỗ của các vị tiền bối được ghi thờ chung
trong nhà thờ tổ của một dòng họ, một chi họ hay cành họ thùy thuộc vào quy định.
Trong một gia phả cũng không thể thiếu một danh sách những ngày giỗ kị của
những thành viên đã quá cố của gia tộc.

Danh sách giỗ kị ghi trong phả rất cần thiết. Lý do con cháu nhiều đời không thể
luôn lưu tâm ghi nhớ được các ngày giỗ kị của các vị tiền bối. Đặc biệt đối với ngày
giỗ kị của các vị được thờ chung trong nhà thờ tổ của dòng họ. Việc nhớ ngày giỗ
kị thường dành cho vị trưởng họ!
Ngay trong một gia tộc lớn, việc con cháu nhớ được đầy đủ các ngày giỗ kị của các
bậc tiền bối hay các thành viên trong gia tộc đã qua đời là một việc khó. Đôi khi các
vị huynh trưởng cũng khó khăn để nhớ do cuộc sống ngày càng bận rộn.
Một danh sách ngày giỗ kị của gia đình ở cuối phần ngoại phả của một gia phả là
rất cần thiết và quan trọng với ý nghĩa tâm linh.
Có danh sách giỗ kị, các trưởng họ, các trưởng chi, trưởng cành, trưởng tộc hàng
tháng có thể dở phả là biết được ngày ấy tháng ấy có giỗ của người nào. Nhờ thế nên
dẫu không nhớ cũng không phạm lỗi hương khói cho tổ tiên ông bà toàn gia tiên
mình.
3. Phần Phụ khảo
Trong phần phụ khảo của một phả đề cập đến
3 vấn đề:
Tiểu sử của nhân vật nổi bật của dòng họ.
Ngành nghề truyền thống của dòng họ, của gia tộc.
Mối quan hệ ngoài tộc.
Các câu chuyện đặc sắc về các thành viên.
Lưu ý:
Phần tiểu sử của một người nào đó trong dòng họ, trong gia tộc cần hết sức thận
trọng. Khi đưa một tiểu sử của một người nào đó vào tổ phả hay gia phả, ta cần được
cả hội đồng dòng họ hay gia tộc nhất trí. Khi đó, tiểu sử cũng cần đơn giản tối
thiểu, không nên kể dài dòng tỉ mỉ. Việc đó sẽ ảnh hưởng đến phả. Về bản chất phả là
ghi lại lịch sử của một dòng họ, của một gia tộc mà không phải phả để ghi tiểu sử của
một người.
- Về truyền thống của dòng họ, gia tộc, phả chỉ đề cập chủ yếu về các truyền thống
nghề nghiệp, về bản chất nổi bật, về học hành. Và phần diễn ghi truyền thống, ta chỉ
nên đề cập tới một nghề mưu sinh được duy trì lâu đời nhất trong dòng họ, trong gia

tộc.
Truyền thống hiếu học thể hiện liên tục ở thành quả học hành qua nhiều đời trong
dòng họ, nhiều thế hệ trong gia tộc. Chỉ khi có nhiều thành tích và liên tục mới nên
đưa vào phả.
Truyền thống về tính tình, bản chất được diễn ghi trong phả phải mang tính phổ
biến, nổi trội ở các thành viên trong dòng họ kéo dài đời này qua đời khác hay mọi
thành viên qua các thế hệ của một gia tộc.
Khi nói đến truyền thống tức là sự tồn tại lâu đời
có nhiều thành quả đáng ghi nhận.
- Về quan hệ ngoại tộc.
Trong quan hệ ngoại tộc, gồm vài điểm nổi bật
như:
Quan hệ cưới gả hôn phối.
Quan hệ hỗ trợ nhau đặc biệt nhất giữa các họ khác. Về quan hệ hôn nhân là ghi lại
mối quan hệ lấy vợ, gả chồng của đa số con trai và con gái với một vài dòng họ khác.
Trong phần Phụ khảo, mối quan hệ ngoại tộc được đề cập tới họ tên của các bà vợ ở
các đời. Nếu nhiều đời có mối quan hệ nhiều nhất với một dòng họ nào đó. Như vậy
trong phần này cần giới thiệu sơ bộ về dòng họ này với những điểm nổi bật, ưu điểm
nổi trội. Và vì thế, hai họ có lý do để gắn kết với nhau theo quan niệm “môn đăng hộ
đối” là thế.
Cũng như vậy khi dòng họ, gia tộc gả con gái các đời nhiều nhất cho một vài dòng
họ nào đó cũng có thể nêu qua.
Vậy trong phần Phụ khảo cần đề cập ở mối quan hệ ngoại tộc với con gái dòng họ.
Vì thế trong phả có thể giới thiệu qua về các dòng tộc có mối quan hệ hôn phối để
giúp con cháu hiểu về các dòng họ ngoại (với các bà mẹ) và các dòng họ nhà
chồng (đối với các nươ giới của dòng họ ở các đời).
- Những câu chuyện diễn ghi trong phần Phụ khảo cần lưu ý:
Những câu chuyện được diễn ghi trong phả cần được lựa chọn cẩn thận, không tùy
tiện.
Câu chuyện có tác dụng giáo dục con cháu về một khía cạnh tốt nào đó của nhân

vật trong câu chuyện ở các đời trước.
Ví dụ chuyện về gương học tập, gương hoạt động cách mạng, gương trong chiến
đấu kiên cường, hy sinh anh dũng. Có thể có các tấm gương làm kinh tế giỏi, lập
nghiệp từ hai bàn tay trắng trở nên giàu có từ vài đồng vốn hay từ một nghề mà nghề
đó đã trở thành một nghề truyền thống của gia tộc của dòng họ.
Đặc biệt là câu chuyện của thủy tổ của dòng họ đã khởi tạo nên dòng họ như thế
nào hay câu chuyện của trưởng chi, trưởng cành, câu chuyện về vị trưởng tộc, câu
chuyện về các vị tiền liệt đã lập được công trạng như thế nào.
Có nhiều câu chuyện để có thể diễn ghi vào trong phả. Song phả không phải là tập
hợp các truyện ngắn văn học với cách diễn đạt văn chương.
Các câu chuyện diễn ghi trong phả là các truyện sử.
Các câu chuyện mang tính sử thi. Nó khắc họa chân thật, chính xác có ngày tháng
địa danh, sự việc, sự kiện diễn tiến một cách logic trình tự. Sự trình bày ngắn gọn đạt
mục đích là con cháu dễ nắm, dễ nhớ và nhớ mãi với những ấn tượng tốt đẹp theo
suốt cuộc đời họ. Có như vậy, những truyện sử trong phả mới đạt được đầy đủ ý nghĩa
và mục đích của việc đưa vào phần Phụ khảo của phả của một dòng họ hay của một
gia tộc.
IV. Loại phả
Hiện phả được chia làm hai loại phả.
Một loại phả với nội dung có đầy đủ cả bốn phần đã nói ở trên thuộc một loại.
Một loại phả chỉ với một số nội dung đã nêu ở trên được xếp vào một loại.
1. Phả đầy đủ
Loại phả đầy đủ hay còn được gọi phả hoàn chỉnh là nội dung trong phả có các:
- Mục Mở đầu phả.
- Mục Chính phả.
- Mục ngoại phả.
- Mục Phụ khảo.
Nội dung của các mục này đã trình bày sơ lược ở phần trước.
Với loại phả này, việc lập dựng là hết sức công phu và đòi hỏi cần có trình độ
nghiệp vụ về chuyên ngành phả. Song nếu dòng họ nào, chi họ nào, cành họ nào hay

gia tộc nào có những người có trình độ văn hóa và có quyển “Cách dựng tổ phả, gia
phả” có thể tự lập dựng lấy một phả hay một gia phả.
Quyển sách hướng dẫn rất tỉ mỉ cho việc lập dựng phả cả hai loại.
2. Những khó khăn trong việc lập dựng bộ phả đầy đủ
Muốn lập dựng một bộ phả cho một dòng họ, chi họ hay cành họ, điều đầu tiên cần
có một lòng quyết tâm cao của Hội đồng dòng họ (nếu có) hoặc của ông trưởng họ và
nhóm lập dựng phả cho dòng họ, chi họ và cành họ đó.
Thứ hai là phải có nguồn tư liệu, cứ liệu về rất nhiều mặt mà nhiều phần có trong
nội dung của một phả hoàn chỉnh yêu cầu.
Để có được các nguồn tư liệu ấy, nhóm thực hiện sẽ cần rất nhiều thời gian, công
sức và chi phí; Các chuyến đi sưu tìm cứ liệu, thâm nhập vào nhiều nơi có khả năng
còn lưu giữ những tư liệu, cứ liệu mà nhóm cần có.
Mặt khác, thời gian trải dài của lịch sử một dòng họ, chi họ, cành họ là một thách
thức lớn khi lựa chọn trong nguồn tư liệu đã có, có thể có được các cứ liệu cho lập
dựng phả. Thời gian đã trôi vào quá khứ. Những nhân chứng sống không có hoặc
không còn nhiều. Đó là khó khăn lớn.
Với một khối lượng đồ sộ về tư liệu và công việc, việc lập dựng một tổ phả là
không hề đơn giản. Song lập dựng được một bộ phả đầy đủ - hoàn chỉnh là dựng lại
được một pho sử quý giá của dòng họ, của gia tộc dành cho con cháu muôn đời sau
để họ hiểu được nguồn cội của mình và lịch sử đáng tự hào, những tấm gương cần
noi theo đối với họ.
3. Phả giản đơn
Trong thực tế từ trước tới nay. Cụ thể hơn, nhiều bộ phả cổ, phả cũ là thuộc loại
phả giản đơn. Xếp vào loại phả giản đơn của nhiều bộ phả, gia phả là vì các bộ phả,
gia phả chỉ có một số phần. Ngay trong một phần cũng không đầy đủ. Nhiều phần
không thuộc vào phần nào xét về quy định một nội dung phả.
Tóm lại một phả đơn giản cần một số phần quan trọng không thể thiếu. Nếu thiếu
sẽ không thành phả. Đó là:
- Mở đầu:
Với đôi lời nói lên lý do, ý nghĩa, mục đích lập phả.

- Phần Chính phả gồm:
Phả hệ.
Phả đồ.
- Phần Ngoại phả mô tả các điểm chủ chốt như:
Nhà thờ, mồ mả của các vị tiên tổ.
Ngày giỗ kị của các vị tiên tổ.
Địa chỉ cư ngụ của dòng họ, gia tộc.
Trong phả giản đơn có thể thêm mục tiểu sử, hoặc danh sách các cá nhân có danh
vị xã hội qua các đời, các thế hệ, nhằm đạt được mục đích rộng hơn về tính chất giáo
dục của một bộ phả, của một gia phả đối với con cháu hậu sinh của dòng họ, của gia
tộc.
4. Yêu cầu lập dựng một phả giản đơn
Gọi là phả giản đơn là nói lên sự thiếu một số phần trong nội dung, nhưng không
phải là ghi diễn sơ sài ở các phần cần có trong nội dung của phả. Yêu cầu lập dựng
nội dung của một phả giản đơn cần hợp chuẩn, đúng quy định mẫu từng phần (sẽ trình
bày ở phần sau) ta không tùy tiện thêm bớt.
Phả luôn có mẫu. Thực hiện đúng mẫu mới đạt các yêu cầu, mục đích của một phả.
Một phả giản đơn có phần phả hệ và phả đồ là chính. Nhìn vào phả hệ, người xem
có thể nắm được diễn tiến lịch sử phát triển của dòng họ, của một gia tộc một cách dễ
dàng.
Với một phả đồ đúng quy cách, người xem có thể hiểu tóm tắt quy mô, phạm vi của
một dòng họ, của một gia tộc. Người xem biết ngay dòng họ, hay gia tộc đã có mấy
chi, mấy cành, trải qua bao đời, bao thế hệ. Một người cần biết mình thuộc chi nào,
cành nào, đời nào, thế hệ nào là có thể biết được ngay khi tìm trong phả đồ.
Phả đồ mô tả đơn giản, song với các thông tin rất thiết thực để một thành viên trong
dòng họ, trong gia tộc muốn tìm hiểu nhất, chủ yếu nhất. Trong phả giản đơn vẫn phải
có một số điểm ở trong phần ngoại phả, cụ thể như danh sách ngày giỗ kị của các vị
tiên tổ. Có việc mô tả nhà thờ tổ hoặc nơi cúng giỗ với đầy đủ các chi tiết như nơi đặt
nhà thờ với đầy đủ các chi tiết như nơi đặt nhà thờ, quy mô nhà thờ, bên trong nhà
thờ, năm xây dựng, năm trùng tu sửa chữa, danh sách người tiến cúng tiền của công

đức trong việc xây dựng, tôn tạo v.v nhà thờ.
Danh sách những người có chức vị, công trạng, học hàm ở các đời trong lịch sử của
dòng họ, của gia tộc.
Trong một phả giản đơn không nhất thiết phải thêm bài phả ký.
Tuy nhiên phả ký có nhiều ý nghĩa. Nó góp phần vào việc làm rõ quá trình lập
dựng phả như thế nào.
Các phần diễn ghi trong phả là đều có căn cứ. Con cháu khi đọc bài phả ký sẽ thấu
hiểu được giá trị của những cứ liệu, những tư liệu đã có được như thế nào và việc lập
dựng được một phả không đơn giản. Với bài phả ký, con cháu thấu hiểu ông bà tiên
tổ đã phải trải qua một quá trình tạo dựng để có được một cơ nghiệp, để có được một
dòng họ, một chi họ, một cành họ hay một gia tộc.
Đọc bài phả ký, con cháu có thêm nhiều điều bổ tích trong rèn luyện nhân cách
xứng đáng với tổ tiên, ông bà cha mẹ mình.
Do những giá trị thiết thực của một bài phả ký trong một bộ phả, trong một gia phả
nên khi lập dựng phả, nếu có thể, nhóm lập dựng phả nên viết thêm phần phả ký đưa
vào phả giản đơn.
Song nếu không có đủ cứ liệu, hoặc không có đủ kiến thức nghiệp vụ viết phả ký
thì trong một phả giản đơn không nhất thiết phải viết thêm bài phả ký.
Cũng như bài phả ký, mục tiểu sử của một số nhân vật có danh vị trong dòng họ,
chi họ, cành họ hay trong gia tộc có thể được bổ sung thêm trong một phả giản đơn.
Tuy điểm này không bắt buộc phải có trong phả giản đơn, song nếu có điều kiện về tư
liệu đầy đủ, thuận lợi có thể bổ sung điểm này vào phả.
Bởi phần tiểu sử nhân vật ghi trong phả sẽ giúpcon cháu các đời sau, thế hệ sau biết
được tường tận chân dung lai lịch, thành tựu, công trạng của những bậc danh cao, đức
dày của dòng họ mà các chư vị bô lão, các bậc cao niên trong họ, trong chi, trong
cành, trong gia tộc thường nhắc tới như một tấm gương sáng để dạy bảo con cháu mỗi
dịp tế lễ trong nhà thờ hay trong các ngày giỗ kị ở gia đình.
Đó là một lợi ích trong giáo dục con cháu dòng họ, gia tộc mình.
Phần II: Thực trạng về phả hiện nay và lý do cần lập dựng phả
Chương 1: Thực trạng hiện nay về lập dựng phả

I. Thực trạng
Gia phả, tổ phả là một công trình mang tính lịch sử rõ ràng, đầy đủ, chân thực chi
tiết nhất của một dòng họ, của một gia đình. Như ông cha đã nói: “Nước có sử, nhà có
phả”. Nó mang tính giáo dục khác nhau cho các thế hệ trong họ.
1. Thực trạng về tình hình lập dựng gia phả, tổ phả
Từ sau Cách mạng Tháng Tám việc lập dựng phả của các dòng họ và gia đình hầu
như không còn được lưu tâm. Các dòng họ đã lập dựng tổ phả từ lâu. Song những
phả cổ này cũng không được tiếp tục bổ sung hay phát triển các chi phả, cành phả.
Các phả cổ của các dòng họ còn giữ được đã trở thành thứ được bảo đảm lưu trươ
kỹ. Vì vậy nhiều thế hệ (có khi tới hàng chục đời) không biết tới tổ phả của dòng họ
mình. Các trưởng họ vẫn có, vẫn lo đến tế lễ, song lại không lưu ý tới tổ phả để bổ
sung, để dùng nó giáo dục con cháu các thế hệ của mình.
Những phả cổ hầu hết được lập dựng bằng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm, chữ dân
tộc. Thực trạng như vậy đã gây ra nhiều khó khăn tìm hiểu cho các đời sau vì không
biết chữ Hán, Nôm. Ngay các trưởng tộc ở các đời sau cũng không biết gì trong đó.
Sự tồn tại của những phả hiện có là bảo quản cẩn thận mà thôi.
Hầu như đa phần các tổ phả, gia phả hiện còn đến nay chưa được nhiều dòng họ,
gia đình đầu tư chuyển dịch các phả cổ sang một bản bằng chữ quốc ngữ. Và nếu đã
chuyển dịch thì văn bản cổ phải được bảo lưu song song và cẩn mật.
2. Những thiếu sót, tồn tại
Do những Trưởng tộc, tổ gia không có trình độ về ngoại ngữ đã từng qua mấy đời
nên không thể tra cứu những phả không được diễn giải bằng chữ quốc ngữ.
Nhiều phả không được bổ sung thường xuyên nên nhiều thay đổi của các đời sau
không có trong phả. Thậm chí có nhiều thành viên mới thuộc một đời không được ghi
trong phả, không có tổ phả, chi phả, cành phả mới được lập dựng.
Nhiều gia đình di cư ra khỏi quê cũ đương nhiên không có trong phả. Con cái nhiều
đời của những gia đình này không hiểu gì về cội nguồn của mình, thủy tổ của dòng họ
mình ở đâu v.v
3. Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất: Do ý thức của các chủ gia đình không quan tâm đến gia phả, tổ phả của

dòng họ mình.
Thứ hai: Những người có lưu tâm đến gia phả nhưng do phải lo cho cuộc sống
hàng ngày của gia đình không cho phép họ thực hiện ý định lập dựng hay bổ sung
phả.
Thứ ba: Cuộc sống bị nhiều biến động những quan niệm, ý thức và sự gắn bó họ
hàng, anh em dần lơi lỏng và coi nhẹ những tục lệ, lễ đạo họ hàng.
Thứ tư: Phong trào lập dựng gia phả, bổ sung tổ phả trong toàn xã hội không còn,
đã kéo dài hàng chục năm. Đa phần gia đình không có gia phả. Do đó người dân
không còn ý niệm nhiều về sự cần thiết của gia phả, tổ phả.
Thứ năm: Có thể xem nguyên nhân cơ bản là hầu hết các chủ gia đình không biết
cách lập dựng một gia phả, trừ một số nhà nho, những nhà sử học và sau nữa là một số
nhà trí thức sẵn có ý thức về tầm quan trọng của gia phả, tổ phả, chi phả và cành
phả nhưng họ lại không được ủng hộ.
4. Những tín hiệu tốt về việc lập dựng mới, khôi phục, bổ sung các gia phả, tổ phả
thời gian gần đây
Trong hơn chục năm gần đây nhiều dòng họ đã có ý thức chuyển dịch các tộc phả
cổ từ chữ Hán hay chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Họ đã đầu tư để có một văn bản dịch ra
chữ Quốc ngữ bên cạnh quyền tộc phả cũ.
Một số gia đình có gia phả cổ của ông cha bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ dân tộc
như chữ của dân tộc Chăm, dân tộc HMông, dân tộc Thái, Mường v.v để chuyển
dịch sang chữ Quốc ngữ để tiếp tục bổ sung thêm diễn tiến của gia đình đến nay,
và giúp con cháu đời này tiếp cận được.
II. Những khó khăn hiện nay trong việc lập dựng phả và bổ sung vào phả
những diễn tiến mới
1. Những khó khăn trong việc lập dựng tổ phả mới
Khó khăn lớn nhất cho một số dòng họ hiện nay là bị thất lạc hoặc mất tổ phả.
Nhiều dòng họ không có tổ phả gốc hoặc những trưởng họ đã trải qua nhiều đời không
di huấn những hiểu biết về dòng họ mình cho các đời sau. Một số trưởng họ,
trưởng chi, trưởng cành có di huấn lại nhưng không đầy đủ, thiếu chuẩn xác.
Sự di huấn đời này sang đời khác cho đến ngày nay ít nhiều bị “tam sao thất bản”

thậm chí còn bị thay đổi chi nọ, cành nọ sang chi, cành kia. Việc này thực sự khó
tránh các sai lầm do ý thức và trình độ tiếng Hán Nôm, hay nhầm lẫn đệm họ người
sinh trước thành người sinh sau.
2. Vấn đề tư liệu lập dựng phả
Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc bổ sung hoặc dựng phả mới đó là thiếu tư
liệu hay không có đầy đủ cứ liệu lịch sử của dòng họ có nhiều nguyên nhân:
Không còn nhiều người già trong dòng họ nắm được các diễn tiến của dòng họ, của
nhiều đời đã qua lâu.
Những người của dòng họ có biết chút ít nhưng thường đưa ra những ý kiến chủ
quan của họ. Nhiều chi, cành, tiểu chi, gia đình trong dòng họ di trú, di cư đến khắp
nơi, thậm chí ra nước ngoài. Việc thu thập tư liệu đòi hỏi sự thận trọng, đòi hỏi mất
nhiều thời gian, ý thức, trách nhiệm, tiền bạc v.v Thiếu kiến thức lập dựng một phả.
3. Trách nhiệm lập dựng, bổ sung, phục hồi phả thuộc về ai
Trong dòng họ đương nhiên trách nhiệm trước dòng họ là người trưởng họ, trưởng
chi, trưởng cành và tộc trưởng. Song, trong thực tế của trưởng họ, trưởng tộc lại hầu
hết là người đã có tuổi, sức khoẻ kém, trí nhớ sa sút, lòng quyết tâm giảm sút.
Một số dòng họ (đến một đời nào đó) không có người kế tục. Vì thế trưởng họ phải
chuyển sang chi thứ. Họ ít kinh nghiệm, trách nhiệm. Nhiều chi thứ thay thế chi
trưởng đã di cư tản mát. Do đó trách nhiệm với dòng họ ở nơi thủy tổ cư ngụ là một
khó khăn.
III. Một số giải pháp cho thực hiện lập dựng phả
1. Giải pháp về lập dựng tổ phả mới
Trường hợp này chỉ có thể áp dụng cho các dòng họ nhỏ với ít đời.
Dòng họ còn nhiều nhân chứng trong họ biết nhiều về tư liệu lịch sử dòng họ.
Dòng họ cần nhiều tư liệu và có nhiều người có kiến thức lập dựng gia phả, tổ phả.
Họ cần có lòng nhiệt tình, quyết tâm cao để thực hiện.
2. Các chi phả góp phần lập dựng lại tổ phả của một dòng họ lớn
Một dòng họ lớn tản mát nhiều nơi nên việc lập dựng các chi phả, cành phả, tiểu
chi phả là giải pháp khả thi và có cơ sở để tổ hợp thành một tổ phả của các dòng họ
lớn. Đây là giải pháp khả thi và chuẩn xác nhất.

3. Các gia phả góp phần lập dựng chi phả, tiểu chi phả hay cành phả
Gia phả vô cùng quan trọng đối với một gia đình.
Gia phả được lập dựng tương đối thuận lợi. Vì một số điều kiện sau:
- Gia phả có thể lập từ ngũ đại. Nghĩa là cháu chắt chút đến đời thứ 5 vẫn có thể
nắm được diễn tiến của 5 đời của gia đình mình. Đó là một thuận lợi và thực hiện dễ
dàng.
Nếu có sự thay đổi trưởng thứ trong 5 đời (để đến đời hiện tại) sẽ không có trở ngại
gì.
- Lập dựng gia phả từ 4 đời cũng thuận lợi. Ở Việt Nam có nhiều gia đình tồn tại
“tứ đại đồng đường” (Bốn đời chung sống trong một nhà). Như vậy việc lập dựng gia
phả sẽ thuận lợi cả về cứ liệu và cả về nhân chứng sống.
- Lập dựng gia phả từ tam đại (3 đời) là rất thuận lợi nhất như không thiếu cứ liệu
của gia đình. Mặt khác các nhân chứng sống của gia đình không thiếu. Gia phả góp
phần cho việc lập dựng chi phả và tiểu chi phả là thế nào? Mỗi gia đình nếu đã lập
dựng gia phả sẽ là điều dễ dàng cho việc có đầy đủ tư liệu để lập dựng một tiểu chi
phả hay một chi phả.
Tổ hợp các gia phả lại ta sẽ có cứ liệu cho tiểu chi phả cho cành và chi phả.
Trường hợp gia phả không phổ cập tới mọi nhà trong một tiểu chi, một chi cũng
không gây mấy khó khăn cho việc lập dựng tiểu chi phả, hay chi phả.
Vì ngoài gia phả ra còn nhiều nguồn cứ liệu có thể giúp việc lập phả. Đó là các
nhân chứng sống trong chi, trong tiểu chi. Những nhân chứng sống khác dòng họ đang
cùng cư trú ở một địa giới hành chính làng xã có thể tham khảo và kiểm chứng.
4. Những trường hợp đặc biệt trong lập dựng một gia phả
Những gia đình muốn lập gia phả mà hiện thời chỉ có một đời mình trong khi muốn
có một gia phả từ tam đại (đa phần là muốn lập từ 3 đời) thì làm thế nào?
Các trường hợp này có thể lấy cứ liệu từ:
Những người thân thuộc từ bên nội, bên ngoại của mình.
Người hàng xóm láng giềng có biết về ông bà, cha mẹ của mình.
Những người cùng họ hàng dòng tộc.
- Những trường hợp “cô nhi” ở các nơi nuôi dương công cộng (khi còn nhỏ) nay

muốn lập gia phả có thể dùng 2 cách sau:
+ Muốn lập dựng gia phả kể từ cha mẹ có thể tìm cứ liệu từ các nơi đã từng nuôi
dương mình khi nhỏ.
Có thể tìm hiểu cứ liệu qua các cấp chính quyền.
+ Cách chọn nhẹ nhàng nhất, nếu không cầu toàn, là lập gia phả từ ngay đời mình,
con cháu mình tiếp theo.
Trường hợp không muốn mang họ đã làm con nuôi của một ai, thì gia phả được lập
dựng với một tên họ mới do thực trạng của mình theo cách trên.
5. Khó khăn chung trong việc lập dựng một gia phả, tổ phả v.v
Thứ nhất: Về khó khăn trong lập dựng gia phả, tổ phả hiện nay trước hết là thiếu
kiến thức về cách dựng lập một gia phả, tổ phả.
Thứ hai: Đa phần chưa ý thức về sự cần lập dựng phả.
Thứ ba: Khó khăn về kinh tế nên các chủ gia đình, của trưởng chi, trưởng họ chưa
thể nghĩ đến lập dựng phả là trách nhiệm của mình phải làm.
Chương 2: Sự cần thiết có tổ phả, chi phả, tiểu chi phả và gia phả
I. Phả là lịch dử giản lực của một dòng họ, một gia đình
1. Sử nước, phả nhà, lịch sử không thể sót
Phả là lịch sử của một dòng họ, của một gia đình. Đó là điều không nói quá. Đất
nước có lịch sử đất nước; dòng họ có lịch sử dòng tộc.
Đất nước nào cũng vậy, đều có một lịch sử phát triển, được các nhà viết sử của một
triều đại, của một thời đại ghi chép lại một cách chi tiết, đầy đủ mọi sự kiện của đất
nước qua từng thời đại, chính thể và về những cá nhân có vai trò chi phối các sự kiện
của đất nước từng thời kỳ lịch sử.
Lịch sử đất nước được ghi chép lại một cách ng- hiêm túc, trung thực. Không cho
phép bất kỳ một nhà viết sử nào xuyên tạc sự thật hay tránh né sự thật, bỏ sót sự thật,
sự việc, nhân vật lịch sử nào dù muốn dù không đều phải được ghi chép lại đầy đủ rõ
ràng.
Người chép sử phản ánh mọi sự việc tốt xấu, lợi hại xảy ra trong từng thời kỳ mà
không bị ép buộc của tư tưởng đương thời.
Tuy nhiên trong thực tế cũng có xảy ra nhiều sự kiện của đất nước ở một thời nào

đó bị cố tình bỏ qua hoặc bỏ sót một vài nhân vật lịch sử v.v Việt Nam luôn có
những sử gia nổi tiếng ở mỗi triều đại trước đây ghi chép chính sử của thời đại mà họ
sống.
Các sử gia thời phong kiến thường chủ yếu ghi chép về cuộc đời và hành động của
các vị vua chúa, các quan thuộc diện đại thần qua mỗi triều đại.
Ngoài những sử gia viết chính sử còn có những văn sỹ viết các truyện sử miêu tả
nhiều sự kiện và nhân vật của thời đại như cuốn: Hoàng Lê Nhất Thống Trí, các triều
đại Việt Nam v.v
Qua hai nguồn tư liệu chính sử và truyện sử khá đầy đủ, chân thật đã giúp các thế
hệ sau học sử, tìm hiểu về lịch sử dân tộc có thể nắm vương và học hỏi được nhiều từ
lịch sử đất nước. Nó chẳng những khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn nòi
giống mà còn là những tấm gương của các vị anh hùng kiệt liệt do các thế hệ đời đời
kế tục đến muôn đời sau.
Những thời đại gần đây các nhà sử học đã có sự thay đổi về quan điểm ghi chép
lịch sử. Họ phân đoạn đánh giá sự phát triển lịch sử theo các hình thái kinh tế, xã hội
và đấu tranh giai cấp, các sự kiện chiến tranh v.v , ghi chép tiểu sử các chính khách
chủ chốt trong mỗi giai đoạn và vai trò của họ.
Các cuốn thống sử, các giáo trình giảng dạy lịch sử, phản ảnh lịch sử dân tộc là hết
sức quan trọng để các thế hệ có thể hiểu biết về dân tộc, đất nước về lịch trình phát
triển liên tục kế tiếp nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước.
2. Phả ghi chép lịch sử khu biệt
Phả cụ thể là tổ phả, gia phả là nơi ghi chép lịch sử phát triển của một dòng họ, một
gia tộc.
Tổ phả hay chi phả, tiểu chi phả, gia phả ghi chép có hệ thống các đời kế tiếp nhau,
diễn giải sự biến động của từng đời của từng gia đình (đối với tổ phả, chi phả, tiểu chi
phả); diễn giải sự biến động các thế hệ của gia đình (đối với gia phả). Đồng thời nó
ghi chép lại thành viên nổi bật của dòng họ về công trạng đối với nước, với dòng họ.
Trong gia phả có ghi chép những điểm nổi bật của tổ tiên ông cha mà con cháu cần
noi theo, cần tự hào.
Ngoài ra, phả có đề cập đến những lễ nghi, giỗ, mộ phần, địa danh và những điểm

chủ yếu của nơi cư ngụ.
Như vậy về tầm vóc nội dung của một bộ phả, một cuốn phả đơn giản hơn so với
một cuốn lịch sử.
Giống lịch sử, phả cũng diễn giải ghi chép lịch sự khu biệt một số khía cạnh của
cuộc sống. Cái cốt lõi là lịch sử phát triển của các thế hệ kế tiếp nhau với chi tiết các
thành viên.
II. Sự cần thiết nên có các loại phả
1. Sự cần thiết nên có tổ phả
Như đã trình bày vai trò của phả là hết sức quan trọng bởi tính lịch sử mà nội dung
của nó hàm chứa.
Không có tổ phả, các thế hệ không hiểu biết về cuội nguồn của mình, về dòng họ
của mình. Nhất là những thành viên di trú, cư trú ở những nơi xa cách thủy tổ của
dòng họ.
Bất cứ ai cũng có một tên họ. Người đó phải và cần hiểu biết về cái tên họ của
mình mang là từ đâu, nguồn gốc dòng họ ở nơi đâu chi họ ở nơi đâu?
Mỗi người cần biết dòng họ có mấy chi, tiểu chi. Và bản thân mình thuộc chi nào
trong họ, cành nào trong họ.
Ngày tháng như một dòng chảy không ngừng.
Hoàn cảnh, tình thế, cuộc sống không ngừng biến động. Những nguyên nhân ấy
làm cho thành viên ở các thế hệ quên mất hay không còn lưu tâm tới nguồn gốc tên họ
mà mình đang mang nếu không có một tổ phả, chi phả để tra cứu. Vì vậy sự cần thiết
phải có tổ phả.
2. Sự quan trọng của tổ phả
Dòng họ của tổ phả là điều thuận lợi để các thành viên của dòng họ biết được, nắm
được lịch sử phát triển của dòng họ. Họ biết được ai là thủy tổ của dòng họ, nhớ được
ngày giỗ tổ, biết được nơi mộ tổ v.v Đó là những nét cơ bản nhất. Bộ tộc phả là bộ
sách lịch sử của dòng họ cũng có ý nghĩa như bộ “Đại việt sử ký toàn thư” là bộ sử
của Việt Nam (tuy chỉ một thời phong kiến). Ngoài ra tộc phả là một phương tiện giáo
dục truyền thống của dòng họ mình, ghi lại những điều cháu con đáng tự hào để phấn
đấu noi theo trong cuộc đời.

Tổ phả góp phần gắn bó dòng họ, nhắc nhở mọi thành viên trong họ biết sống đoàn
kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
Tổ phả giúp các nhà nghiên cứu lịch sử của đất nước có những cứ liệu sống, thuyết
mục mà các nhà sử học có thể có được khi cần nghiên cứu về một dòng họ.
Tổ phả nhắc nhở các thế hệ chăm lo thủ lễ, chăm sóc nhà thờ, mộ phần thủy tổ, tạo
ý thức tâm linh thứ sinh lực vô hình nhưng vô cùng quan trọng cho con cháu và dòng
họ không ngừng phát triển!
3. Sự quan trọng của gia phả
Gia phả là cuốn lịch sử của một gia tộc. Nó là thứ gần gũi thiết yếu của con cháu
trong cuộc sống.
Mỗi khi có dịp xem lại gia phả hay được nghe về gia phả là con cháu lại có dịp
kiểm điểm lại bản thân, nghĩ tới tấm gương của tổ tiên mình, ông bà cha mẹ mình.
Gia phả nhắc nhở con cháu những ngày giỗ, tết lễ, chăm sóc, mộ phần của người
quá cố của gia đình.
Gia phả là thứ tác nhân tâm linh vô cùng mạnh mẽ tới mỗi thành viên trong gia
đình. Con người sẽ có ý thức sống chân, thiện, đoàn kết, gắn bó, tôn trọng lẫn nhau
giúp đỡ lẫn nhau.
Gia phả là một cứ liệu chân thực nhất sẽ có ích khi cần đến sự viện dẫn nào đó
trong cuộc sống.
Gia phả sẽ góp phần lập dựng tổ phả, chi phả một khi dòng họ cần đến các cứ liệu.
Tập hợp cứ liệu từ các gia phả sẽ là một tổ phả, một chi phả.
Nó cũng góp phần bổ sung cho tổ phả, chi phả kịp thời đầy đủ nhanh chóng.
4. Những lưu ý
Khi đã có tổ phả, chi phả, gia phả phải được thường xuyên bổ sung kịp thời những
điểm mới, sự kiện mới vào phả. Trách nhiệm gìn giữ phả thuộc về các trưởng tộc,
trưởng chi, trưởng họ.
Việc tu bổ có thể giao trách nhiệm cho một số thành viên có kiến thức, trình độ
trong họ, trong chi, trong gia đình đảm nhiệm với sự giám sát của các ông trưởng.
Công tác bổ sung phải tôn trọng tính chân thực, tính đúng đắn của các sự kiện.
Những người đảm trách việc tu bổ phả phải hết sức vô tư, nghiêm túc, tôn trọng sự

thật và thực hiện quy tắc cấu trúc của phả.
Những thay đổi nào đó, nếu có, cần được sự chấp nhận của ông trưởng hay hội
đồng gia tộc, hội đồng dòng họ.
Đối với các trường hợp đặc biệt, ví dụ trục xuất một thành viên đưa ra khỏi phả hay
cho phép nhập một thành viên nhận họ, nhận gia để được đưa vào phả, phải được một
hội đồng dòng họ, hội đồng gia tộc nhất trí 100%. Sau đó sự việc cần được thông báo
cho cả họ hay cho toàn gia tộc trước khi chính thức ghi vào phả.
III. Tính cầu toàn của phả
Dù là tổ phả, chi phả hay tiểu chi phả và gia phả luôn đòi hỏi nội dung thật chính
xác, đầy đủ, nghiêm luật. Đó là những yêu cầu khi lập dựng phả phải tuân thủ.
1. Lập dựng phả phải chính tắc (nghiêm luật)
Yêu cầu trước hết đối với công việc lập dựng bất cứ một loại phả nào dù đó là Bộ
tổ phả, chi phả,
tiểu chi phả và gia phả phải đảm bảo quy chuẩn của một phả. Quy chuẩn là sự tôn
trọng các phần mà trong một phả phải có. Trình tự của một phả phải được tuân thủ.
Nó không cho phép để phần này trước phần kia một cách tùy tiện.
Quy chuẩn một quyển phả đã được các học giả, văn sỹ xưa và sau nữa là các quan
sử của các triều đại thời phong kiến đến các sử gia thời hiện đại đã nghiên cứu, ứng
dụng và không ngừng chỉnh sửa qua nghìn năm để có được một mẫu phả hoàn chỉnh.

×