Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nhà phát minh vĩ đại bắt đầu từ đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.98 KB, 101 trang )

Phát minh trong học tập
Phương pháp phát minh: Định ra tiêu chuẩn
Phát minh đèn báo hiệu tư thế ngồi học sai

Hiện nay có rất nhiều bạn nhỏ do không chú ý bảo vệ mắt nên đã phải đeo kính cận
từ rất sớm. Nguyên nhân dẫn đến cận thị rất nhiều, trong đó có nguyên nhân tư thế
ngồi học không đúng. Một bạn nhỏ đã phát minh ra “đèn xanh đỏ báo hiệu tư thế ngồi
học” có kết cấu rất đơn giản nhưng có ý nghĩa thực tiễn, tiện lợi được các thầy cô giáo
hoan nghênh. Đó là một hình lập thể ba cạnh làm bằng bìa cứng, trong đó một mặt
nghiêng quay về phía người ngồi học, bên trên có một lỗ tròn nhỏ. Khi ở tư thế ngồi
đúng, từ lỗ nhỏ này chúng ta nhìn thấy màu xanh ở bên trong nhưng nếu khi ngồi trèo
lên ghế để đọc sách hoặc viết chữ thì qua lỗ nhỏ này sẽ nhìn thấy màu đỏ, khi ngồi
nghiêng thì nhìn thấy nửa đỏ nửa xanh. Những tín hiệu này nhắc nhở người ngồi học:
cần phải giữ đúng tư thế ngồi.
Bạn thử làm xem
Lấy một tờ bìa trắng rộng 5 cm, dài 16 cm vẽ mờ lên đó những đường gấp như
trong hình vẽ, sau đó vẽ ba hình tròn, đường tròn thứ nhất có đường kính 2 cm, đường
tròn thứ hai và thứ ba có đường kính 2,5 cm.
Đục thủng đường tròn thứ nhất, vẽ màu xanh lên toàn bộ đường tròn thứ hai và vẽ
màu đỏ lên toàn bộ đường tròn thứ ba.
Gấp tờ bìa lại theo các đường vẽ mờ, phần có gạch chéo gấp lại với mặt phẳng có
chứa đường tròn màu đỏ sau đó dùng kẹp kẹp lại. Dùng kẹp kẹp lại, n h ư vậy sẽ
thuận tiện cho việc khi tan học về có thể dỡ ra gấp lại để vào trong cặp sách.
Cách dùng: Đặt đèn xanh đỏ này lên bàn cách ngực 20 đến 25 cm và bảo đảm vị trí
nhìn qua lỗ luôn là màu xanh (đèn xanh).
Giới thiệu phương pháp phát minh: định ra tiêu chuẩn
Phát minh ra một vật gì đó để giải quyết một vấn đề thì “định ra tiêu chuẩn” là một
phương pháp tốt. Định ra tiêu chuẩn là phát minh mang theo một qui định nhất định
và qui định đặt ra này có thể giải quyết được vấn đề.
Ví dụ như trước khi chế tạo ra nhiệt kế, lạnh và nóng đều không có một tiêu chuẩn
rõ ràng bởi cảm giác lạnh, nóng của mỗi người là khác nhau nên khi nói đến nóng


lạnh chỉ là khái niệm tương đối và không rõ ràng. Hay như tạp âm là gì có tiêu chuẩn
như thế nào thì chỉ khi thanh kế được chế tạo mới được xác định rõ ràng.
Ở Nhật Bản, những học sinh tiểu học thường đội mũ màu vàng, các lái xe nhìn thấy
những mũ màu vàng này qua đường đều phải dừng xe nhường đường. Việc đội mũ
màu vàng này cũng được coi là một dạng phát minh theo phương thức định ra
tiêu chuẩn. Ở Trung Quốc, những người mù mặc dù mắt họ như mắt người bình
thường nhưng mắt họ không nhìn thấy được, người bình thường nhìn họ rất khó phát
hiện ra nên cục dân chính Trung Quốc phát cho mỗi người mù một chiếc gậy có hai
đốt màu đỏ và màu trắng có thể lồng vào với nhau để họ dò đường và cũng là một tiêu
chí để nhận biết người mù. Phát minh ra đèn xanh đỏ báo hiệu tư thế ngồi học cũng
thuộc loại phát minh này: nhìn thấy màu đỏ tức là biểu thị tư thế ngồi học sai, nhìn
thấy màu xanh tức là đang ở tư thế đúng.
Bạn thử nghĩ xem
1, Bạn có thể lấy những ví dụ về những qui định viết chữ không?
2, Bạn có thể nói được những qui định giao thông khi đi bộ trên đường không?
3, Trong môi trường của chúng ta, có rất nhiều loại máy móc như: máy đo âm
thanh để biết được âm thanh cao hay thấp, máy đo ánh sáng để biết được độ sáng của
ánh sáng Thế nhưng đối với bụi trong không khí, hay như bụi phấn rơi xuống từ
bảng đen khi lau bảng hay khi viết chữ thì vẫn chưa có máy đo nào. Bạn có thể phát
minh ra một chiếc máy đo như vậy được không?
Thiết kế tham khảo
1, Chữ đầu tiên của một câu phải viết như thế nào, hết câu phải dùng kí hiệu gì, hết
một đoạn phải làm gì, chữ đầu tiên của một đoạn phải viết như thế nào?
2, Khi đi bộ trên đường phải tuân thủ các qui tắc giao thông: đi trên phần đường
dành cho người đi bộ, không đi xuống lòng đường. Khi qua đường phải đi trên đường
dành cho người đi bộ, chú ý đến tín hiệu giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh có thể
đi qua.
3, Dùng các ô vuông trên một mặt phẳng để đo, mỗi ô vuông có diện tích 1mm
vuông, 50 ô vuông thành một tấm, để tránh gió có thể đặt nó vào trong bình thuỷ tinh,
đo lượng phấn rơi xuống là biết. Ngoài ra bạn còn thiết kế nào không?

Sự ra đời của tín hiệu giao thông
Đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh đỏ) trên đường được xuất hiện sớm nhất vào
năm 1868. Lúc đó tại Luân đôn nước Anh, toà nhà hội nghị nằm ở trung tâm thủ đô,
ngựa xe qua lại như nước chảy. Để đảm bảo an toàn giao thông người ta đã cho lắp
một đèn tín hiệu giao thông ở bên ngoài toà nhà, ban ngày dùng cột tín hiệu để chỉ
huy, ban đêm do cảnh sát trực ban dùng đèn hai màu xanh và đỏ để chỉ huy. Lúc đó,
đèn xanh đỏ được đốt bằng ga nên không an toàn và một vụ nổ ga đã xảy ra làm cho
cảnh sát trực ban trọng thương.
Ngày 5 tháng 8 năm 1914, một thành phố ở Mĩ lắp đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ
bằng điện đầu tiên trên thế giới. Năm 1918 tại Niu Oóc (Mĩ) đèn tín hiệu giao thông
ba màu xanh vàng đỏ được đưa vào hoạt động và do cảnh sát trực chỉ đạo. Qui định
của các tín hiệu này là đỏ: dừng xe, vàng: chờ đợi còn xanh là được phép đi qua. Phát
minh này cũng thuộc vào phương pháp “định ra tiêu chuẩn”.
Tại sao người ta lại dùng ba màu xanh đỏ vàng? Theo các nhà nghiên cứu, màu đỏ
có bước sóng dài nhất và nó có thể xuyên qua các vi hạt nhỏ bé như hạt nước mưa,
bụi, sương và không bị phát tán. Do đó người ta dùng màu đỏ để biểu thị sự nguy
hiểm, mọi người rất dễ nhận thấy màu này. Còn màu xanh và màu vàng cũng là những
màu rất dễ nhận ra nên dùng màu xanh làm tín hiệu nhắc nhở mọi người có thể đi qua
và màu vàng là tín hiệu chờ đợi.
Làm thế nào để tiến hành các hoạt động phát minh sáng tạo?
1, Lựa chọn đề tài: Đề tài chính là vật chuẩn bị được phát minh. Lựa chọn đề tài
được tiến hành trong các hoạt động hàng ngày như: học tập, lao động, vui chơi, nó
phải phù hợp với tuổi nhỏ, có thể sáng chế được và khi gia công không quá khó khăn.
2, Thiết kế: Đây là khâu quan trọng của phát minh. Dùng nguyên lí gì, chọn kết cấu
nào, lấy nguyên liệu gì đều phải có ý tưởng, sau đó vẽ thành bản thiết kế hoặc làm ra
mô hình hoặc viết ra phương án thiết kế. Sau đó đưa bản thiết kế này cho thầy giáo,
bố mẹ, bạn bè xem, lấy ý kiến và chỉnh sửa cho đến khi cảm thấy sát thực mới thôi.
3, Chế tạo: Phải làm ra được vật mẫu, nếu không làm ra được vật mẫu thì không
thể gọi đó là phát minh được. Vật mẫu lớn và phức tạp thì có thể thuyết minh bằng mô
hình. Bộ phận chủ yếu hoặc đại bộ phận vật phát minh do bản thân tự chế tạo, những

gia công có độ khó cao như cắt, hàn kim loại thì có thể nhờ người giúp đỡ.
4, Kiểm nghiệm: Rất khó có thể chế tạo ngay được một vật mẫu giống như thiết kế
ban đầu, vật mẫu được chế tạo ra có thực dụng và tiên tiến hay không, hiệu quả ra sao
thì phải dựa vào kiểm nghiệm mới xác định được. Phương pháp kiểm nghiệm chính là
sử dụng, thông qua sử dụng các vấn đề mới nảy sinh. Vẫn cần phải tham khảo ý kiến
của bạn bè, thầy cô giáo và bố mẹ. Sau đó tiến hành cải tiến một bước nữa hoặc thiết
kế lại từ đầu.
Bạn thử nghĩ xem
Thiết kế tham khảo
Làm thế nào để tiến hành các hoạt động phát minh sáng tạo?
Phương pháp phát minh: giảm nhẹ
Giảm nhẹ chiếc thước học sinh tiện lợi, dễ lấy
Hiện nay, các bạn học sinh đều thích dùng những chiếc thước học sinh bằng
nhựa hoặc thủy tinh trong suốt, bên trên có vẽ các hình trong phim hoạt họa hoặc các
bức tranh rực rỡ.
Có một bạn học sinh cũng thích dùng những chiếc thước kẻ như vậy. Một hôm
đang giờ học bài do sơ ý, chiếc thước kẻ rơi xuống đất. Bạn học sinh này liền cúi
xuống nhặt nó lên. Do nền nhà lát đá nên một lúc lâu bạn học sinh này vẫn chưa cầm
được chiếc thước lên. Sau cùng bạn học sinh này đã phải dùng móng tay của mình
mới lấy được chiếc thước lên và kết quả là bàn tay bị bẩn hết. Một ý nghĩ nảy ra, tại
sao chiếc thước này lại khó cầm lên đến vậy? Hơn nữa bình thường khi đặt thước lên
mặt bàn mỗi lần sử dụng cũng rất khó lấy. Sao nó không giống như chiếc gậy trong trò
chơi nhỉ, chỉ cần ấn nút là nó tự động nhảy dựng lên?
Trở về nhà bạn học sinh này đã nghĩ ra một cách. Trên nền xi măng bạn này đã
mài một đầu thước kẻ tạo ra một mặt dẹt. Và như vậy mỗi lần lấy thước chỉ cần cầm
vào đầu dẹt kia là có thể cầm được ngay, thật tiện lợi biết bao!
Cùng làm
1, Chuẩn bị một thước kẻ bằng nhựa, một bàn mài, nếu không có bàn mài thì có
thể dùng giấy ráp hoặc nền xi măng cũng được.
2, Đặt thước lên cạnh bàn và dùng bàn mài mài một góc của thước tạo nên một

đầu dẹt như hình vẽ.
3, Do thước bằng nhựa hoặc thủy tinh hữu cơ nên khi mài mặt phẳng muốn
phần cần mài phẳng thì có thể bôi một ít kem đánh răng lên và tiếp tục mài, như vậy
mặt bị mài mòn sẽ trở nên nhẵn bóng.
Giới thiệu phương pháp phát minh: Giảm nhẹ
Tất cả các sự vật đều có thể thay đổi, điều này phụ thuộc vào nhu cầu của bạn
đối với vật đó, phụ thuộc vào việc bạn thấy nó có điểm nào chưa hoàn thiện sau đó
bạn mới có thể làm thay đổi nó. Trên vật này liệu bạn có thể thay đổi được gì? Có
rất nhiều cách như: có thể giảm nhẹ về trọng lượng của nó, về độ cao của nó hay giảm
bớt đi một vài linh kiện nào? Khi làm một việc gì đó có thể giảm bớt thời gian không?
Có thể giảm bớt số lần không? Có thể bỏ đi được một khâu nào?
Phương pháp phát minh sáng tạo này được gọi là phương pháp giảm nhẹ. Ví dụ
như việc phát minh ra chiếc thước một cạnh bị mài vẹt là một trong những phát minh
thuộc loại này. Khi cạnh chiếc thước bị mài mòn đi thì khi để trên bàn chỉ cần dùng
tay ấn vào đầu chiếc thước là nó sẽ bật lên, từ đó có thể lấy chiếc thước một cách dễ
dàng. Một ví dụ nữa là phát minh ra khoá kéo. Trước đây trên quần áo người ta
thường phải đính rất nhiều cúc, khi mặc vào cũng như khi cởi ra phải cài hoặc cởi rất
nhiều cúc. Hiện nay nhiều loại quần áo đổi sang dùng khoá kéo nên tiện lợi hơn nhiều.
Một hình thức nữa là mua vé xe buýt cả cuốn. Như vậy mỗi lần lên xe buýt bạn chỉ
cần xé một tờ vé đưa cho người soát vé là được, làm như vậy tiết kiệm được việc rút
tiền mua vé nhất là khi ở trên xe đông người. Bút bi cũng vậy, trước đây các loại bút
bi đều có nắp nhưng có rất nhiều bút vì thế mà mất nắp, để tránh hiện tượng này
người ta đã nghĩ ra một kết cấu mới: để cho thân bút và nắp bút liền thành một khối từ
đó đã cho ra đời chiếc bút bi có khả năng thụt vào. Có thể nói giảm nhẹ là một trong
những phương pháp phát minh quan trọng.
Thử khả năng của bạn
1, Các dụng cụ học tập của chúng ta hiện nay có rất nhiều thứ như: thước kẻ,
êke, com pa, bút chì, bút bi nghĩa là có rất nhiều thứ bạn phải bỏ chúng vào trong
một cái hộp. Có cách nào hợp chúng lại với nhau để giảm bớt một số thứ không?
2, Trên cửa đại, cửa sổ đều có khuy cửa. Khuy cửa được chia thành hai phần

phải trái, ở giữa là trục xoay, mỗi bên lại có thêm ba cái lỗ vít đinh. Có người muốn
giảm bớt chỉ muốn vít hai cái đinh cho mỗi bên thôi. Có thể làm như vậy được không
và nếu làm thì làm như thế nào mà vẫn phải bảo đảm được độ chắc chắn của cửa.
3, Bút máy thường do hai phần chính tạo nên: thân bút và nắp bút. Trên thân
bút có hơn chục đường ren và trong nắp bút cũng vậy có tới hơn chục đường ren, do
đó việc vặn nắp bút vào thân bút cũng tốn công. Bạn có thể “giảm nhẹ” được không?
Câu chuyện về phát minh ra bưu thiếp
Năm 1840 chính phủ Anh đã áp dụng phương pháp người gửi thư đảm đương lệ
phí gửi thư và cho in những con tem, từ đó việc gửi thư được trở nên thuận tiện hơn.
Năm 1865, một họa sĩ người Đức muốn gửi lời chúc mừng của mình đến một
người bạn ở phương xa. Người họa sĩ này nghĩ rằng viết một bức thư chưa chắc đã có
ý nghĩa bằng vẽ một bức tranh. Vậy là ông đã vẽ một bức tranh rất có ý nghĩa lên một
tờ bìa cứng, bên trên còn ghi những lời chúc mừng nhưng khi mang ra bưu điện nhân
viên bưu điện đã xin lỗi người họa sĩ này vì không tìm được phong bì to có thể đựng
được bức tranh. Người họa sĩ cũng không nỡ gấp bức tranh lại bỏ nó vào trong phong
bì. Đúng lúc ông còn đang phân vân thì nhân viên bưu điện kiến nghị: “Ông có thể
viết họ tên địa chỉ người nhận lên mặt sau của bức tranh sau đó dán tem lên là có thể
gửi đi được”. Người hoạ sĩ cảm thấy đây là một ý hay nên đã làm theo.
Nhân viên bưu điện đã phản ánh sự việc này lên cấp trên và kiến nghị đối với
những bức thư viết trên giấy cứng không có nội dung cần bảo mật thì có thể trực tiếp
gửi không cần phải cho vào phong bì. Ý kiến này được chấp nhận và vài năm sau,
tháng 10 năm 1869, chính phủ Y-ta-li-a đã cho phát hành bức bưu thiếp đầu tiên, do
có giá rẻ và gửi đơn giản nên ba tháng sau đã bán được hơn ba triệu bức và được mọi
người nồng nhiệt đón chào.
Phát minh ra bưu thiếp là một trong những phát minh thuộc phương pháp giảm
nhẹ, ở đây đã giảm nhẹ không cần đến phong bì và cũng không cần dán tem. Do có ưu
điểm đơn giản, bưu thiếp đã lưu hành trên toàn thế giới. Có thể nói phương pháp này
được sử dụng là vì mọi người đều muốn tiện lợi và có thể đơn giản hoá những điều
phức tạp. Quan sát những thứ xung quanh, bạn cũng có thể phát hiện được có những
thứ có thể đơn giản hoá làm chúng được gọn nhẹ hơn.

Tránh tư tưởng đi lại từ những con đường cũ
Các phát minh nhỏ là hoạt động sáng tạo kĩ thuật, nó vừa phải có sự sáng tạo,
vừa phải khác với những người khác, không thể theo trào lưu được mà phải có sự độc
đáo riêng.
Hiện nay có rất nhiều phát minh nhỏ có những ý tưởng phát minh gần giống
nhau như giẻ lau bảng hút bụi, phấn không bụi Thực ra những đồ vật có thể được
sáng tạo, phát minh là rất nhiều, tại sao mọi người lại đều chỉ suy nghĩ đến những vật
này?
Có hai nguyên nhân: Nguyên nhân thứ nhất là các bạn đều rất sai lầm khi cho
rằng các phát minh nhỏ là tìm các vấn đề xung quanh mình mà xung quanh mình là
lên lớp, đi học về, làm bài tập Thực ra khoảng không quanh bạn rất rộng lớn, đừng
coi cái khoảng không gian đó chỉ giới hạn trong bán kính một hai mét mà nên mở
rộng ra 1 km thậm chí là 10 km và xa hơn. Nội dung của chúng có thể là các mặt liên
quan đến các hoạt động ăn mặc, đi lại, nơi ở hay các dụng cụ trong học tập, các đồ
chơi trong vui chơi, các thiết bị trong thể thao, các công cụ trong lao động do đó
không nên chỉ nhìn lên bảng đen để nghĩ ra các phát minh.
Thứ hai là chúng ta chưa nhận thức được việc phát minh là phải tìm ra được
những vùng đất mới, ở đó có những con đường mà bạn là người mở đường chứ không
phải là đi lại trên con đường mà người khác đã mở. “Con đường cũ” ở đây là chỉ
những thứ mà đã có người nghĩ ra rồi và không thể làm được điều gì hơn nữa. Giống
như phát minh ra chiếc thước kẻ vẹt cạnh, có rất nhiều người đã gặp phải vấn đề này
nhưng lại cho đó là một vấn đề quá nhỏ hoặc căn bản không cho nó là một vấn đề để
xem xét, bạn học sinh nhỏ này đã coi trọng nó và đã làm ra được phát minh của chính
mình. Sau khi được đem ra ứng dụng, mọi người đều cảm thấy cách làm dễ dàng lại
có thể giải quyết được một số phiền toái, tính thực tiễn cao nên đây là một phát minh
được đánh giá cao.
Phương pháp phát minh: thay thế
Phát minh ra vỏ bảo vệ đầu bút lông có thể di chuyển
Hiện nay trên thị trường, vỏ bút lông rất ít về chủng loại, đa số được làm bằng
kim loại hoặc nhựa.

Do đầu bút lông nhọn, khi lồng vỏ bút lông vào làm cho đầu bút lông bị toè ra,
ảnh hưởng đến việc viết chữ. Mới đây một học sinh tiểu học đã phát minh ra “vỏ bút
lông di chuyển” giải quyết được vấn đề bảo vệ bút lông. Cách làm mà học sinh tiểu
học này nghĩ ra là làm một vỏ bút hình trụ tròn, bên trong có ren, khi viết chữ sẽ vặn
lên phần cán bút, khi không viết nữa thì vặn xuống, vỏ bút lông che lấp toàn bộ phần
đầu bút lông từ đó có tác dụng bảo vệ.
Bạn thử làm xem
Sau đây chúng ta mô phỏng phát minh nhỏ này, dùng các dụng cụ đơn giản như
giấy da làm một vỏ bút lông di động.
1, Đầu tiên trên cán của bút lông, ở phần tiếp giáp với phần lông, dùng ni lông
hoặc sợi dây đồng nhỏ quấn thành 5 ren với khoảng cách ren nọ với ren kia bằng
chính độ lớn của sợi dây quấn, sau đó dùng keo 502 cố định lại. Tiếp tục hướng lên
phía đầu cán bút khoảng 5 cm quấn 5 ren nữa với cách làm hệt như trên.
2, Cắt một mảnh giấy dai như giấy giả da chẳng hạn, rộng 12 cm, cao 6 cm.
Lấy chỗ đã làm ren trên cán bút làm chuẩn, cuộn giấy thành một hình trụ tròn.
Trong ống giấy làm một đoạn ren nữa khoảng 1 cm như cách làm trên.
3, Vặn vỏ bút vừa làm được đầu bút xem nó có tác dụng bảo vệ bút không, sau
đó lại vặn cho nó lên trên cán bút và khi cầm tay vào để viết xem cảm giác có dễ chịu
thoải mái không?
Giới thiệu phương pháp phát minh:Thay thế
Có một phương pháp phát minh đó là tiến hành cải tạo và làm mới đối với
những sản phẩm đã có. Cụ thể là tiến hành các biện pháp cải tiến và làm mới đối với
linh kiện về mặt nguyên liệu chế tạo cũng như kết cấu. Cần luôn đặt ra câu hỏi: Có
thể dùng linh kiện khác, nguyên liệu và kết cấu khác để thay thế không? Sau khi thay
thế nó có đạt được hiệu quả tốt hơn không? Phát minh ra vỏ bút lông di chuyển là một
phát minh thuộc loại này bằng cách thay thế nguyên liệu chế tạo truyền thống là kim
loại hoặc nhựa và hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Hiện nay có rất nhiều dược phẩm đang được đóng gói bằng giấy tráng nhôm
vừa tiện lợi khi vận chuyển vừa bảo đảm bảo quản thuốc tốt hơn, phương thức đóng
gói này cũng thuộc loại phát minh này, đó là sự thay thế cho các bình thuỷ tinh đựng

thuốc.
Các bạn học sinh đều rất quen với câu chuyện cân voi. Đây là phương pháp
dùng đá để cân trọng lượng của voi. Trong cuộc sống của chúng ta những phát minh
thuộc loại này rất nhiều như việc dùng xi măng làm bảng đen thay thế cho chất liệu
gỗ, bút chì tự động thay thế cho loại bút chì phải gọt liên tục
Bạn thử nghĩ xem
1, Bất kì vật phẩm nào cũng có thể tiến hành cải tiến, việc cải tiến bút lông
cũng như vậy.
Hiện nay bút lông có ba loại: loại to, loại vừa và loại nhỏ. Thông thường ba loại
bút này được dùng để viết ba loại chữ khác nhau: chữ to, chữ vừa và chữ nhỏ. Có
nhiều trường cho học sinh luyện viết cả ba loại chữ này nên học sinh bắt buộc phải
mang theo cả ba loại bút. Liệu có cách nào chỉ cần mang một chiếc bút mà có thể làm
được cả ba công năng trên không?
2, Đã có một phát minh về vỏ bút lông được giới thiệu ở trên, song chúng ta
vẫn có thể cải tiến theo nhiều cách khác. Ví dụ như bạn thử nghĩ xem liệu có thể làm
cho đầu bút lông trượt vào phía trong quản bút không? Hoặc là liệu còn có thể thiết kế
ra một vỏ bút khác nữa không?
Thiết kế tham khảo
1, Có thể làm một chiếc bút có ba đốt, mỗi đốt là một chiếc bút, các đốt này nối
tiếp nhau. Khi sử dụng cần đến loại bút nào thì rút đốt chứa loại bút đó ra. Cũng có
thể thiết kế loại bút có hai đầu, mỗi đầu dùng để viết một kiểu chữ to nhỏ khác nhau.
2, Có thể thiết kế vỏ bút kiểu vỏ trai hoặc kiểu bút đầu bút lông có thể di
chuyển thò ra thụt vào.
Câu chuyện phát minh ra bút lông
Bút lông là loại bút của người Trung Quốc và cũng là một trong những phát
minh sớm nhất của người Trung Quốc vào thời Chiến quốc do tướng Mông Điềm phát
minh ra.
Năm 223 trước công nguyên, Tần Vương Chính phái tướng Mông Điềm đến
giao chiến với nước Sở và yêu cầu cứ đến một thời gian nhất định phải viết báo cáo về
tình hình chiến sự gửi về. Lúc đó mọi người dùng bút làm bằng trúc để viết chữ. Chữ

được viết lên các thanh tre ghép lại với nhau bằng dây nên vận chuyển hết sức vất vả.
Mông Điềm liền nghĩ ra một cách viết chữ lên vải bông nhưng bút làm bằng trúc rất
khó dùng, viết chậm, lại dễ làm rách vải.
Một hôm, Mông Điềm nhìn thấy những con thỏ chạy trên cát, đuôi của chúng
vạch ra những dấu vết giống như những chữ viết. Ông liền nảy ra ý định dùng lông
thỏ để làm bút viết chữ. Thế nhưng lông thỏ có chất nhờn nên khi làm thành bút nó
không hút được mực, do đó không thể viết chữ được.
Bực mình, ông vứt chiếc bút vừa chế tạo ra ngoài cửa sổ. Chiếc bút rơi đúng
vào dòng nước chảy quanh doanh trại. Đây là một vùng đá vôi nên trong nước cũng
có chất đá vôi, chất kiềm này rửa hết chất nhờn ở lông thỏ làm nó trở nên trắng phau.
Vô tình ông nhìn thấy và lại mang về viết, kết quả là chữ viết rất đẹp lại dễ viết và từ
đó bút trúc được chuyển thành bút lông. Đương nhiên đây cũng chỉ là truyền
thuyết nhưng nó có thời gian cụ thể và kể lại hết sức sinh động câu chuyện phát minh
ra bút lông của người Trung Quốc.
Nguyên tắc của các phát minh nhỏ
Tự chọn đề tài: Phát minh phải do tác giả (học sinh) phát hiện nêu ra.
Tự thiết kế: Những đóng góp mang tính sáng tạo trong thiết kế phải do tác giả
(học sinh) nghĩ và làm ra.
Tự chế tạo: Bản thân tác giả (học sinh) phải tham gia chế tạo bằng mọi khả
năng của mình.
Đây là những tiêu chuẩn để thẩm định tác phẩm và thẩm định tư cách tác giả.
Nếu như không phù hợp với ba nguyên tắc này thì không đủ tư cách tham gia vào
cuộc thi phát minh sáng chế.
hiết kế tham khảo
Phương pháp phát minh: suy nghĩ ngược lại
Thước đo chu vi
Chu vi là chỉ độ dài xung quanh của một hình tròn. Đó là một hình tròn khép
kín, giống như miệng của chiếc cốc thuỷ tinh chẳng hạn. Vậy có thể dùng thước thẳng
để đo miệng của một chiếc cốc thuỷ tinh không? Hiển nhiên là không thể được bởi vì
một hình có dạng tròn còn thước thì lại thẳng, chúng có tính chất hoàn toàn khác

nhau. Thế nhưng những ai chịu khó suy nghĩ sẽ biết cách dùng thước thẳng để đo chu
vi chu vi hình tròn. Dưới đây giới thiệu phát minh của một bạn nhỏ người Nhật Bản,
phát minh có tên “thước đo chu vi hình tròn”.
Bạn thử làm xem
1. Tìm một chiếc thước gỗ dài 20 cm, dùng cưa nhỏ cưa thành một khe nhỏ dọc
theo giữa chiếc thước, chú ý không được cưa hết mà để lại một phần nhỏ như hình vẽ.
Sau đó dùng giấy ráp đánh cho vết cưa nhẵn bóng.
2, Dùng thuỷ tinh hữu cơ làm một chiếc kim chỉ giống chiếc khoá hình chữ H
của quần áo, giữa chiếc kim khoan một lỗ nhỏ rồi dùng dây luồn qua. Sau đó lắp khoá
này vào trong khe của thước.
3, Sau cùng, ở đầu thước, nơi bắt đầu của khe hẹp cũng dùng thuỷ tinh hữu cơ
bịt kín lại sau đó tiếp tục khoan một lỗ nhỏ cho sợi dây xuyên qua, kéo sợi dây qua lỗ
này ra ngoài một đoạn ngắn.
Bây giờ, giả sử ta cần đo miệng của một chiếc cốc thuỷ tinh. Bạn kéo sợi dây ra
và quấn đúng một vòng quanh chiếc cốc cần đo. Chiếc khoá trên thước cũng bị kéo ra
và vị trí của nó trên thước chính là chỉ số đo của vòng tròn miệng cốc.
Với phương pháp này bạn nhỏ người Nhật Bản đã biết lợi dụng tính mềm của
sợi dây và sự di chuyển kim chỉ đo một cách nhanh chóng và chính xác độ dài của
vòng tròn cần đo.
Giới thiệu phương pháp phát minh: Suy nghĩ ngược lại
Trong thế giới của chúng ta có rất nhiều vấn đề không thể dùng một kiểu tư duy
mà có thể giải quyết được hết. Đôi khi chúng ta cũng phải biết tư duy theo chiều
ngược lại, suy nghĩ ngược lại so với bình thường từ đó mới có thể giải quyết được vấn
đề. Phương pháp phát minh sử dụng cách suy nghĩ này được gọi là phương pháp phát
minh theo chiều tư duy ngược lại.
Dùng thước thẳng để đo độ dài của vòng tròn, theo tư duy thông thường là vấn
đề không thể được. Thước thẳng là một vật cứng, vậy thì tại sao chúng ta không dùng
một vật có đặc tính mềm? Dùng sợi chỉ hoặc sợi dây thừng để đo, vấn đề được giải
quyết nhanh chóng.
Cứng và mềm, thẳng và tròn, những thuộc tính này là hoàn toàn trái ngược

nhau nhưng qua những thiết kế khôn khéo của chúng ta, chúng đã được hợp nhất lại,
từ cái không thể biến thành cái có thể.
Năm 1822, các nhà khoa học châu Âu sau nhiều lần thực nghiệm đã phát hiện
điện lưu có thể sinh ra từ trường. Và một nhà khoa học đã suy nghĩ theo hướng ngược
lại: dùng từ biến thành điện và sau nhiều lần thực nghiệm cuối cùng ông đã biến từ
thành dòng điện và nhà máy phát điện đầu tiên đã được ra đời.
Ở nước ngoài đã có người phát minh ra máy dọn dẹp vệ sinh. Đầu tiên ông
sáng chế ra máy thổi bụi, bụi ở nền nhà được thổi đi nhưng kết quả là bụi này lại bay
khắp trong phòng làm các đồ dùng trong phòng càng thêm bẩn. Sau đó nhà khoa học
này đã suy nghĩ theo chiều ngược lại, chuyển máy thổi bụi thành máy hút bụi và kết
quả là đã phát minh ra máy hút bụi.
Bình thường khi chúng ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó, ngoài việc suy nghĩ
theo hướng chính diện chúng ta cũng phải suy nghĩ theo chiều ngược lại như nghĩ từ
trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, từ trước đến sau như vậy thì tư
duy của bạn mới trở nên linh hoạt được.
Bài tập tư duy
1. Một bạn nhỏ phát minh ra một chiếc kẹp cavát, nhìn bề ngoài nó giống như
một chiếc bút và cũng có thể dùng để viết được. Bạn có thể dùng phương pháp tư duy
theo hướng ngược lại để phát minh ra một vật gì đó không?
2. Thông thường kính đeo mắt được cấu tạo từ gọng kính và mắt kính, gọng
kính lại chia thành hai phần, phần trước đặt trên sống mũi và phần đuôi gọng kính
mắc vào tai. Bạn có thể dùng phương pháp phát minh này để thiết kế ra một loại kính
khác không?
Thiết kế tham khảo
1, Một bạn gái nhỏ sáng chế ra một chiếc kẹp tóc bút bi, loại kẹp tóc này vừa
có thể dùng kẹp tóc vừa có thể dùng viết chữ.
2, Ở nước ngoài có người sáng chế ra một loại kính mà đuôi gọng của nó kéo
dài ra phía sau và liền lại còn đằng trước thì không liền. Khi đeo loại kính này sẽ
không cảm thấy khó chịu ở sống mũi và ở tai.
Số Pi được phát hiện như thế nào?

Từ xưa đến nay người ta thường lợi dụng số pi để tính toán chu vi đường tròn.
Dùng thước thẳng đo đường kính của miệng một chiếc cốc sau đó nhân lên với 3 sẽ
được độ lớn tương đối của vòng tròn miệng cốc, nếu nhân với 3,1 thì con số này chính
xác hơn một chút và nếu nhân với 3,14 thì con số thu được càng chính xác hơn.
Giữa chu vi và đường kính có một con số quan hệ, con số này được gọi là số pi
và là một hằng số. Con số này được người xưa tìm ra. Thế kỉ I trước công nguyên ở
Trung Quốc đã có những ghi chép về “đường tròn 3 đường kính 1”. Khi làm các thùng
gỗ người thợ mộc đã biết dùng cách này để tính toán. Khi khách hàng yêu cầu làm
một chiếc thùng có miệng rộng bao nhiêu, người thợ mộc đã biết lấy đường kính của
nó nhân lên với ba từ đó làm căn cứ để chuẩn bị nguyên liệu. Đến thế kỉ thứ III, vào
đời Tam quốc, để đo đạc chính xác hơn, người ta đã phát minh ra một phương pháp
khác: phương pháp chia hình tròn. Đầu tiên người ta vẽ trong hình tròn một hình lục
lăng và kết luận thu được là “đường kính 1 đường tròn 3”. Sau đó hình đa giác trong
hình tròn được vẽ nhiều cạnh hơn, từ 12 cạnh lên 14 cạnh và khi lên đến 3072 cạnh thì
con số pi thu được là 3,1416.
Cách đây 1400 năm ở Trung Quốc, một học giả đã tiến hành tính toán từ một
hình đa giác đều 192 cạnh đến 24576 cạnh, đồng thời phát hiện ra cách vẽ này là vô
cùng vô tận và vì thế số pi cũng là vô cùng vô tận rồi rút ra kết luận:
3,1415926<pi<3,1415927
Nguyên tắc bình chọn cho các phát minh nhỏ
Đây là những nguyên tắc để nhận định đó là một sáng chế kĩ thuật nhỏ hay là
một vật phát minh nhỏ. Có ba nguyên tắc:
1, Tính mới mẻ: Phải là chưa có từ trước tới nay.
Điều này có nghĩa là phát minh này trước khi được báo cáo thì không có một
tác phẩm cùng loại được công bố hay được công khai sử dụng hoặc chưa được mọi
người biết đến thông qua bất cứ hình thức nào. Cũng không có phát minh nào giống
như vậy mà người khác đã đưa ra hoặc báo cáo với cục bản quyền và được ghi chép
trong các văn bản ở đó.
2, Tính sáng tạo: Còn được gọi là tính tiên tiến. Điều này có nghĩa là phát minh
trước khi được đưa ra công bố, so sánh về mặt kĩ thuật phải thể hiện rõ tính thực tiễn

và tiến bộ rõ rệt.
3, Tính ứng dụng: Là chỉ phát minh này có thể chế tạo và sử dụng được, đồng
thời có thể cho hiệu quả tích cực.
iới thiệu phương pháp phát minh
hiết kế tham khảo
Phương pháp phát minh: thêm vào
Bút bi hai tác dụng
Có một bạn nhỏ có một chiếc bút bi màu xanh. Cậu nghĩ, nếu khoan một lỗ ở
đầu kia của bút bi và cho vào đó một chiếc ruột bút bi màu đỏ chẳng phải là có một
chiếc bút bi hai màu hay sao?
Cách làm
1, Lấy một chiếc bút bi bình thường, không phải là loại có thể bật lên bật
xuống, sau đó lấy một chiếc kim to, dùng một chiếc kìm kẹp chiếc kim lại và đưa vào
lửa nung nóng đầu nhọn.
2, Dùng chiếc kim đã nung đỏ dùi một lỗ ở đầu cuối của chiếc bút bi, sao cho
chiếc lỗ có độ lớn vừa đủ để đút được đầu chiếc bút bi vào lỗ này được nằm đúng vị
trí giữa của đầu cuối bút.
3, Tháo đầu nắp bút bi ra và cho ruột bút bi vào, nếu như ruột bút quá dài thì có
thể cắt ngắn đi còn nếu ruột bút quá ngắn thì dùng 1 tăm tre nối dài ra. Và như vậy,
chúng ta đã có 1 chiếc bút bi 2 màu.
Bút bi được phát minh ra như thế nào?
Vào một ngày tháng mười năm 1945, ông chủ công ty chế tạo bút của Mỹ dán
1 tờ quảng cáo, ông ta muốn tổ chức 1 cuộc biểu diễn “viết chữ trong nước”. Lúc đó
các loại bút đang dùng là bút viết mực, làm sao có thể viết được chữ trong nước đây?
Hơn 500 người đã đến xem biểu diễn. Người biểu diễn dùng 1 chiếc bút hoàn toàn
mới lạ để viết chữ ở trong nước mà nét chữ vẫn rất rõ ràng, mọi người cảm thấy rất lạ
lùng, lòng hiếu kỳ đã làm họ mua liền một lúc hơn 1000 chiếc. Ông chủ công ty đã
đặt 1 cái tên cũng không kém phần kỳ lạ cho loại bút này: bút nguyên tử, bởi lúc đó
Mỹ vừa thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Người phát minh ra bút bi là 1 nhà báo. Nhà báo người Hung-ga-ri đã sử dụng

thuật ghi nhanh để có thể ghi được tất cả các nội dung trong cuộc phỏng vấn. Những
loại bút máy thường dùng, hay gặp “trục trặc”, hoặc là đến chỗ quan trọng nhất thì hết
mực, hoặc là ngòi bút làm rách giấy khiến anh ta rất khó xử. Anh ta muốn phát minh
ra 1 loại bút có thể viết nhanh, trơn mà không làm rách giấy.
Năm 1938, cùng với anh trai là một nhà hoá học, họ đã lắp 1 viên kim loại nhỏ
tròn có thể chuyển động tự do vào đầu một ống tròn, sau đó đổ đầy mực dùng cho in
ấn vào trong ống. Nhưng loại mực dùng cho in ấn này khá loãng, khi viết chữ, mực
thường làm bẩn tay nên loại bút này không được ưa chuộng.
Năm 1944, hai anh em này đã bán bản quyền cho một công ty chế tạo bút của
Mỹ. Ông chủ công ty đó thấy được tiềm năng của chiếc bút loại này, đã mời các kỹ sư
hoá học đến tiến hành cải tiến chiếc bút, làm cho mực có độ lỏng vừa phải, khắc phục
được những khuyết điểm ban đầu, làm cho bút bi trở thành 1 sản phẩm có giá trị sử
dụng cao.
Giới thiệu phương pháp phát minh: Thêm vào
Làm bút bi chỉ có màu xanh trở thành loại bút bi 2 màu là 1 trong những phát
minh đã áp dụng phương pháp thêm vào. “Thêm vào” chính là đưa thêm vật phẩm
khác vào 1 vật phẩm nào đó để tăng cường công năng của nó. Vật thêm vào có thể là
vật phẩm cùng loại cũng có thể không cùng loại. Ví dụ ở đuôi bút bi có thể gắn thêm 1
chiếc lược tạo thành “bút bi lược”, đó là tổ hợp do các vật phẩm khác nhau tạo thành.
Bạn thử nghĩ xem
Dùng phương pháp phát minh thêm vào, bạn có thể phát minh được những loại
bút bi nào? Bạn hãy vẽ kết cấu của nó ra nhé.
1, Bút bi bật lửa.
Là sự kết hợp giữa bút bi và bật lửa, thiết kế dành cho những người hút thuốc.
2, Bút bi có gắn đèn pin.
Là sự kết hợp giữa bút bi và đèn pin, dùng trong trường hợp viết ở những nơi
tối.
3, Bút bi và thước chỉ bảng.
Là thiết kế dùng cho giáo viên, có thể viết chữ mà cũng có thể dùng làm thước
chỉ bảng được.

4, Đồ bật nắp có thể viết chữ.
Là thiết kế dành cho các nhân viên phục vụ trong các quán ba, các nhà hàng.
Loại vật phẩm này có thể dùng để bật nắp chai bia hoặc nước ngọt mà cũng có thể
dùng để viết hoá đơn, thực đơn
Thiết kế tham khảo
1, Bút bi bật lửa
2, Bút bi đèn pin.
3, Bút bi thước chỉ bảng
4, Bút bi đồ mở nắp
Phát minh không phải là thần bí
Các bạn nhỏ tham gia phát minh sáng chế không phải là tham gia vào hoạt
động gì thần bí cả. Bởi vì những phát minh nhỏ này là “phát minh sáng tạo lại”, không
yêu cầu, sáng chế ra một loại sản phẩm mới toanh từ trước, đến nay chưa bao giờ có.
Ví dụ như phát minh ra chiếc thẻ đánh dấu trang sách có thể đánh dấu được cả dòng là
một sự cải tạo đối với chiếc thẻ đánh dấu trang sách. Hay như phát minh ra ổ cắm điện
chống chập cũng là sự thêm vào đó một số vật khác. Điều này cũng chứng minh được
rằng các bạn nhỏ hoàn toàn có khả năng phát minh sáng chế.
Giới thiệu phương pháp phát minh:
Phương pháp phát minh: học hỏi xung quanh
Chiếc thẻ đánh dấu trang có thể đánh dấu được cả dòng
Thẻ đánh dấu trang sách thường được làm bằng giấy cứng, giấy bìa cát tông,
miếng nhựa hoặc miếng gỗ, nó có tác dụng là đánh dấu số trang sách mà bạn vừa đọc.
Một bạn nhỏ ở Trung Quốc có sở thích đọc sách. Trong khi đọc sách ngoại khoá bạn
nhỏ này thường bị mẹ gọi ra ngoài làm những việc khác như nghe điện thoại chẳng
hạn. Và mỗi lần như vậy, bạn nhỏ này đều lấy thẻ đánh dấu trang kẹp vào trang vừa
đọc nhưng đến khi quay lại thì không biết đã đọc đến dòng nào và chỉ còn cách là đọc
lại từ đầu trang, thật phiền phức.
Một hôm bố của bạn nhỏ này mang về một chiếc thước kẹp dùng để đo đường
kính của những vật hình tròn. Đó là một chiếc thước bên trên có gắn hai chiếc kẹp,
một chiếc kẹp có thể di động được. Từ chiếc thước này bạn nhỏ đã nảy ra một ý nghĩ,

tại sao lại không thể làm một chiếc thẻ đánh dấu trang có thước ngắm di động?. Từ ý
nghĩ này bạn nhỏ đã lắp thêm một mũi tên có thể di động lên trên thẻ đánh dấu trang
sách và phát minh ra thẻ đánh dấu trang sách có thể đánh dấu được cả dòng.
Cách làm
1, Dùng giấy cứng làm một chiếc thẻ đánh dấu trang sách dài khoảng 20 cm,
rộng khoảng 2 cm, chú ý là hai cạnh của chiếc thẻ này phải thẳng và đều nhau để cho
mũi tên có thể di động trên đó được. Đầu của chiếc thẻ có thể cắt thành hình bán
nguyệt, ở giữa đục một lỗ và luồn vào đó một sợi dây mỏng có màu sắc tuỳ theo ý của
bạn.
2, Cắt một miếng giấy khác rộng khoảng 3 cm, cao khoảng 1,5 cm, sau đó dùng
dao nhọn rạch hai đường nằm ngang trên miếng giấy, hai đường rạch này có chiều dài
2 cm và chia miếng giấy thành ba đoạn bằng nhau. Ở khoảng giữa của hai đường rạch
này dùng bút vẽ một mũi tên, đây chính là kí hiệu di động có thể đánh dấu dòng của
trang sách.
Sau đó lồng miếng giấy mang kí hiệu này vào thẻ đánh dấu trang và di chuyển
lên xuống một vài lần xem có dễ dàng hay không. Khi dùng kẹp thẻ đánh dấu trang
vào lề trang sách và di chuyển mũi tên đến dòng vừa đọc đến. Lần sau khi mở trang
sách ra bạn có thể biết được mình đã đọc đến dòng nào của trang.
Giới thiệu phương pháp phát minh: Học hỏi xung quanh
Trong quá trình phát minh sáng tạo, có rất nhiều nguyên lí và kết cấu của các sự
vật không phải là do chúng ta tự nghĩ ra được mà là do chúng ta được gợi ý bắt chước
mà thành, có thể là bắt chước về hình dạng, kết cấu, nguyên lí hay kĩ thuật. Trong mắt
các nhà phát minh, mọi vật trong thế giới tự nhiên quanh ta đều đáng để học tập như
mô phỏng mắt cá để chế tạo ra ống kính máy ảnh mắt cá, cảnh vật được chụp ra giống
hệt như mắt cá nhìn thấy được đều có dạng hình tròn.
Ông tổ của nghề thợ mộc ở Trung Quốc là Lỗ Ban. Khi còn thanh niên, một
hôm đi leo núi ông bị lá cây lau cào xước tay đến chảy máu. Ông liền cầm chiếc lá lau
lên quan sát và phát hiện ra những răng cưa trên chiếc lá đã làm da ông chảy máu. Từ
những răng cưa đó ông đã được gợi ý và phát minh ra cái cưa.
Bài tập

Bạn có thể áp dụng phương pháp phát minh “học hỏi xung quanh” để tiến hành
cải tạo làm mới những đồ dùng sau đây không?
1, Cho bạn một cục pin, một đoạn dây điện, một bóng đèn làm nguyên liệu cơ
bản, bạn có thể tìm thêm các nguyên liệu khác và chế tạo ra một chiếc đèn kiểu hình
động vật không?
2, Bạn có một trang giấy cứng, bạn có thể làm thành một cái ống đựng bút,
chiếc ống đựng bút này có thể mô phỏng hình dạng của một động vật hay một thực
vật nào đó không?
3, Khi mất điện, công tắc giật không thể chỉ rõ cho chúng ta biết công tắc đang
trong trạng thái bật hay tắt. Bạn có thể làm một thiết bị gì đó để xác định được điều
này không?
Thiết kế tham khảo
1, Đèn để bàn đầu thỏ.
2, Ống đựng bút đầu gấu trúc.
3, Công tắc giật dùng cánh bướm để báo hiệu. Khi bật, hai cánh bướm xoè ra,
khi tắt hai cánh bướm cụp lại.
Bồi dưỡng "con mắt trí tuệ"
Có rất nhiều các bạn nhỏ thích làm công việc sáng chế nhưng đều băn khoăn
một điều là không biết nên tìm đề tài ở đâu và không biết những sự vật nào có giá trị
phát minh. Đây đích thực là một vấn đề vô cùng quan trọng, nếu như chọn đề tài
không chuẩn xác cho dù là bạn có phí rất nhiều công sức và đã chế tạo thành công
nhưng ý nghĩa của vật phát minh không lớn thì cũng coi như là bạn phí công vô ích.
Phát hiện, lựa chọn đề tài phải dựa vào “con mắt thần” tức là con mắt nhìn nhận đánh
giá các sự vật xung quanh. Phát minh phải được xuất phát từ mục đích thực tế, phải
giải quyết được vấn đề. Do đó khi quan sát các sự vật xung quanh phải phân tích được
mâu thuẫn của chúng, phải tìm được điểm hạn chế của chúng. Tìm đúng được điểm
hạn chế thì vật được phát minh ra mới có ý nghĩa. Giống như phát minh ra chiếc thẻ
đánh dấu trang sách có mũi tên di động có thể đánh dấu được cả dòng vậy, nó có ý
nghĩa thực tiễn.
Hộp bút có thể thay đổi chiều cao

Bạn bỏ tất cả các loại bút của mình vào một chiếc hộp vừa sử dụng thuận tiện
vừa không bị mất. Thế nhưng các loại bút cùng bỏ vào trong một chiếc hộp, cái dài cái
ngắn, cái dài che lấp cái ngắn, khi lấy cái ngắn thật chẳng tiện lợi chút nào. Một người
bạn nhỏ Nhật Bản đã nghĩ đến vấn đề này và phát minh ra một chiếc hộp bút có thể tự
thay đổi chiều cao. Nó giống như một chiếc cầu thang điện, tự động lên xuống, khi
chuyển động xuống, những chiếc bút ngắn lộ ra và lấy được một cách dễ dàng.
Cách làm
1, Tìm một chiếc lọ không, có nắp, vứt bỏ nắp lọ đi.
2, Tìm một chiếc nắp nhựa khác, chiếc nắp này có độ lớn có thể bỏ lọt vào
trong lọ. Lấy kìm kẹp một chiếc đinh cho hơ vào ngọn lửa đến khi đinh nóng đỏ thì
lấy ra và dùi vào chiếc nắp nhựa tạo ra bốn cái lỗ cách đều nhau.
3, Dùng một miếng giấy quấn quanh bình. Khi quấn chú ý quấn nhẹ tay để cho
giấy có thể di chuyển lên xuống được. Quấn nhiều vòng, khi quấn có thể lấy hồ dán
dán các lớp cuốn lại với nhau. Đồng thời đính 4 sợi dây vào bên trong lớp cuốn và để
đầu sợi dây lộ ra bên ngoài. Đầu của 4 sợi dây này được nối với chiếc nắp bằng nhựa
bỏ trong bình qua 4 lỗ đã được dùi sẵn.
4, Lấy một tờ giấy trắng dán bên ngoài bình. Để cho đẹp bạn có thể vẽ các hình
vẽ lên tờ giấy như vẽ hình lòng đen mắt với các trạng thái cảm xúc khác nhau chẳng
hạn. Sau đó bạn cắt trên ống giấy cuộn hình đôi mắt, dán thêm một chiếc lưỡi dài phía
dưới nữa.
5, Chiếc ống đựng bút như thế này đặt trên bàn học, khi bạn cần lấy những
chiếc bút ngắn bạn kéo ống giấy cuộn xuống phía dưới, hình đôi mắt cũng thay đổi và
cái lưỡi cũng thò ra thụt vào khác nhau, thật thích thú!
Nơi nào có phiền phức nơi đó ẩn giấu đề tài phát minh
Người bạn nhỏ Nhật Bản do cảm thấy những chiếc bút ngắn trong ống đựng
bút khó lấy ra nên đã chế tạo ra một ống bút mới để giải quyết phiền phức này và kết
quả là ống đựng bút có thể thay đổi chiều cao được phát minh. Những vấn đề khó gặp
phải trong cuộc sống, học tập và làm việc sẽ kích thích chúng ta cho chúng ta một ý
niệm phải làm gì để giải quyết chúng, đây chính là động cơ của sáng chế phát minh.
Ví dụ như các bạn học sinh trung học rất thích đi giày thể thao, có một số loại

giày thể thao không thoáng khí nên rất dễ gây ra các bệnh về chân. Có người cho rằng
sự tiếp xúc giữa các ngón chân với nhau là nguyên nhân gây ra một số bệnh về chân
nên đã sáng tạo ra loại tất chân có năm ngón. Do biết được nguyên nhân gây ra một số
bệnh ở chân là do không khí trong giày không được lưu thông nên một số nhà sản
xuất giày đã cho sản xuất loại giày có hai lỗ ở hai bên, khi chân hoạt động trong giày
không khí được lưu thông từ đó có thể phòng ngừa được một số bệnh về chân. Có
người lại cho rằng trong giày rất ẩm, là môi trường tốt cho nấm mốc và vi khuẩn sinh
trưởng nên đã chế tạo ra các loại lót giày phòng khuẩn. Cũng có người lại nghĩ ra một
cách khác, họ cho những túi đựng than hoặc chất hút ẩm vào trong giày, khi dùng đến
giày thì lại bỏ những túi này ra.
Tóm lại, khi gặp phiền phức có thể nghĩ đến nhiều cách giải quyết khác nhau.
Nếu như trong một lúc không thể giải quyết được hãy ghi nó vào trong cuốn “Những
vấn đề khó giải quyết” của bạn và đợi sau này tiếp tục giải quyết.
Sự ra đời của điện thoại tự động nối cuộc gọi
Một người Mĩ mở một khách sạn nhưng việc kinh doanh không được tốt lắm.
Lúc đó điện thoại cũng vừa được phát minh ra và đưa vào sử dụng không lâu,
chủ khách sạn này đã chi một món tiền lớn mua một máy điện thoại với mục đích đón
khách đến. Ông ta quảng cáo rầm rộ, in danh thiếp, phát tờ rơi Nhưng điều không
ngờ là điện thoại đã lắp rồi mà kinh doanh vẫn không tốt lên được chút nào.
Một hôm ông đột nhiên phát hiện ra nhân viên nối điện thoại không biết vô tình
hay cố ý đã nối các cuộc gọi vào khách sạn của ông đến một khách sạn khác. Ông rất
tức giận nhân viên nối điện thoại nọ và thề rằng sẽ chế tạo ra một chiếc máy điện thoại
tự động nối cuộc gọi và thay đổi phương thức nối điện thoại kiểu nhân công.
Lúc đó điện thoại không có bàn số, người gọi điện thoại nhấc lấy ống nghe và
nói với nhân viên nối điện thoại số cần gọi, nhân viên này sẽ cắm đầu dây điện thoại
vào lỗ cắm, lúc đó đối phương sẽ nghe thấy tiếng điện thoại reo. Phát minh của người
Mĩ này là thiết kế một bàn phím số cho điện thoại để tránh việc phải cắm dây điện
thoại vào lỗ nối đồng thời nối với bộ phận quản lí và tiếp dây, mô phỏng bộ óc và đôi
tay của nhân viên nối điện thoại như vậy sẽ chính xác và nhanh chóng hơn.
Năm 1892 máy điện thoại này đã được lắp đặt ở một bang ở Mĩ và rất tiện lợi

khi sử dụng. 4 năm sau, ông lại tiếp tục nghiên cứu và cải tạo thành công máy điện
thoại làm máy điện 3,5 cm thoại trở nên tiện lợi như ngày nay và trở thành một công
cụ thông tin không thể thiếu được trong đời sống nhân loại.
Bài tập
1, Giả sử bạn là một người hay quên, đến lớp nếu không quên mang theo khăn
quàng thì cũng quên mang bút, mực, các màu vẽ trong giờ học vẽ, các công cụ lao
động trong giờ thực hành Bạn có nghĩ ra được cách gì để khắc phục không?
2, Ấm nước trên bếp đã sôi, bạn xách ấm nước đổ vào phích. Khi nước đổ được
khoảng một nửa thì bỗng nhiên nắp ấm bật ra rơi xuống đất, khói nóng phả vào tay
bạn, bạn làm như thế nào đây?
3, Giày vận động sau khi giặt được phơi ở chỗ râm hoặc chỗ khô mát. Nếu bạn
không lật ngược giày xuống để phơi thì bên trong tích rất nhiều nước, bạn làm gì
trong trường hợp này?
Thiết kế tham khảo
1, Bạn có thể tạo ra một cột treo đồ vật, có thể treo áo và các đồ dùng của bạn.
Ví dụ như khi bạn lấy quần áo thì khăn quàng cũng rơi xuống, các thứ khác cũng lần
lượt rơi xuống để bạn không thể quên chúng được. Cũng có thể viết các đồ vật cần
mang lên một tờ giấy thật to dán vào sau cửa. Như vậy khi bạn mở cửa bạn sẽ nhìn
thấy chúng.
2, Có thể dùng một sợi dây sắt nhỏ buộc lại hoặc cũng có thể dùng một chiếc
kẹp bằng gỗ kẹp lại giống như hình vẽ.
3, Dùng một sợi dây thép làm một cái giá phơi giày. Với giá phơi này bạn có
thể phơi xuôi, ngược giày.
Phương pháp phát minh: nhìn và ngẫm nghĩ
Compa vẽ hình tròn trên mặt cầu
Một chiếc compa bình thường thì chỉ có thể vẽ được hình tròn trên các mặt
phẳng, nếu muốn vẽ trên các mặt cầu thì là điều không thể. Nhóm yêu thích địa lí của
một trường tiểu học ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đã phát minh ra một loại compa
có thể vẽ được hình tròn trên cả mặt cầu. Loại compa này cũng có hai chân nhưng một
chân dài và một chân rất ngắn, phần lắp bút chì có thể gập cong để cho bút chì lúc nào

cũng vuông góc với mặt cầu từ đó có thể vẽ được một vòng tròn chính xác. Đây là
một chiếc compa chưa có từ trước đến nay và nó đã giành giải nhất trong cuộc thi
sáng chế phát minh của thanh thiếu niên Trung Quốc lần thứ tám.
Cùng thử làm
1, Lấy hai thanh gỗ dẹt và dài, bào cho gỗ có độ dày khoảng 1,5 cm.
2, Cắt một đoạn dài khoảng 3,5 cm từ một thanh gỗ làm trục ngang sau đó lấy
một đoạn dây sắt dẹt kẹp vào phần giữa của trục ngang như hình vẽ, chụp một đoạn
ống nhựa lên trên để làm tay cầm của compa.
3, Cắt tiếp một đoạn gỗ dài 3 cm làm chân ngắn của compa. Dùi hai lỗ, một lỗ
ở đầu thanh gỗ làm chân ngắn, một lỗ ở đầu thanh gỗ làm thanh ngang sau đó dùng
một đoạn sợi nhôm luồn qua, tán hai đầu làm đinh để gắn chúng lại.
4, Dùng thanh gỗ còn lại để làm chân dài của compa. Gắn chân dài này với
thanh ngang theo cách làm nói ở phần 3.
5, Ở chân ngắn của compa gắn vào đó một chiếc đinh. Còn ở chân dài của
compa dùng dây cao su buộc vào đó một đầu mẩu bút chì. Và như vậy chúng ta đã có
một chiếc compa có thể vẽ được hình tròn trên mặt cầu.
Nhu cầu đặc biệt là đề tài cho các phát minh
Có một số bạn nhỏ phát hiện ra có một số vấn đề và yêu cầu đặc biệt nhưng lại
cảm thấy chúng không có ý nghĩa gì to lớn nên đã không để ý tới nữa. Điều này rất có
thể dẫn đến việc chúng ta đã bỏ qua một đề tài phát minh đấy.
Những thứ đáp ứng nhu cầu đặc biệt mặc dù người dùng nó rất ít nhưng giá trị
của nó không hề thấp, ngược lại có khi còn có những giá trị rất lớn. Sự phát triển của
xã hội loài người làm cho những nhu cầu của con người ngày càng phong phú và các
nhu cầu này có mặt trong khắp các phương diện, các lĩnh vực, bạn không cần nhưng
có thể người khác cần, nhiều người không cần nhưng lại có số ít người cần, thiếu bất
cứ một cái gì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và sự hoàn thiện của đời
sống con người. Ví dụ như việc có một số bạn nhỏ có thói quen gặm cán bút chì, nếu
có thể chế tạo ra một loại bút chì mà cán của nó có vị cay thì chẳng phải là một cơ hội
tốt để cho những bạn này bỏ được thói quen xấu đó?
Một ví dụ nữa là những người tàn tật cả tứ chi vậy thì ghế lăn đối với họ cũng

chẳng có tác dụng gì. Nhưng nếu chế tạo được một chiếc ghế lăn có thể điều khiển
được bằng miệng thì vấn đề không phải là đã được giải quyết rồi hay sao?
Có rất nhiều những nhu cầu đặc biệt ẩn giấu trong nó những gợi ý cho các phát
minh và có tác dụng rất lớn đối với tích luỹ các kinh nghiệm, thực nghiệm phát minh
cho các bạn nhỏ. Do đó các bạn nhỏ, chúng ta không nên coi thường chúng nhé!
Giới thiệu phương pháp phát minh: Nhìn và ngẫm nghĩ
Các bạn nhỏ yêu thích địa lí ở Vũ Hán đã dùng quả bóng bàn làm mô hình của
trái đất, khi họ muốn vẽ lên đó những đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì họ đã gặp phải
khó khăn bởi những compa bình thường không thể nào vẽ được hình tròn trên mặt
cầu. Họ đã nghĩ ra nhiều cách cuối cùng đã phát minh ra được loại compa có thể vẽ
được hình tròn trên mặt cầu. Đây là kết 2 cm quả của quá trình quan sát có mục đích,
biết được vấn đề ở đâu sau đó tiến hành phân tích kiểm nghiệm và tìm ra phương pháp
giải quyết. Phương pháp phát minh thông qua quan sát phân tích này rất phù hợp với
các bạn nhỏ.
Quan sát là một bước quan trọng để lấy được kiến thức. Do đó các bạn nhỏ
chúng ta hãy rèn cho mình một phương pháp quan sát tỉ mỉ. Phương pháp quan sát
này là có ý thức, có mục đích. Giống như việc một bạn nhỏ đang cắm phích điện vào
ổ điện thì bị điện giật nhẹ, bạn nhỏ này sẽ vô cùng cẩn thận rút phích cắm ra và quan
sát kĩ lưỡng xem phích cắm có vấn đề gì không và phát hiện ra hai trụ đồng quá dài
nên tay rất dễ chạm phải. Và bạn nhỏ này đã nghĩ ra một cách dùng hai đoạn ống nhựa
ngắn và nhỏ lồng vào hai trụ đồng và như vậy “phích cắm an toàn” của bạn đó đã
được phát minh ra.
Bài tập
1, Hãy quan sát tỉ mỉ chiếc thẻ đánh dấu trang sách hiện có, bạn cho rằng có thể
mở rộng những ứng dụng của nó hay không?
2, Bạn đã nhìn thấy máy gọt vỏ hoa quả chưa? Hãy phân tích những hạn chế
của nó và thử đưa ra những biện pháp cải tạo.
Thiết kế tham khảo
1, Hiện nay các loại thẻ đánh dấu trang sách chỉ có thể đánh dấu được số trang
sách, trên thẻ có thể còn in ảnh một người nổi tiếng, một bài thơ hay một câu danh

ngôn nào đó. Cũng có thể có loại thẻ đánh dấu trang sách có thể đánh dấu được cả
dòng hoặc kẹp lấy trang sách, có loại bên trên là thời khoá biểu, hoặc thẻ đánh dấu
trang sách chống cận thị, chống ẩm
2, Hiện nay loại máy gọt táo chỉ có thể gọt vỏ những quả táo tròn, những quả
táo không tròn đều sau khi gọt chỉ còn sót lại một cái lõi, thịt của quả táo đều bị gọt đi
cùng với vỏ. Nên áp dụng nguyên lí hoạt động của máy đánh chìa khoá để chế tạo ra
một loại máy gọt hoa quả có thể gọt bất cứ loại hoa quả có hình dạng như thế nào.
Đo đường cong
Thước thẳng chỉ có thể đo được những đường thẳng còn đối với những đường
cong gấp khúc thì nó cũng đành bó tay! Trong thực tế các đường cong gấp khúc là rất
nhiều như đường ranh giới giữa các quốc gia trên bản đồ những đường này nhiều
khi cũng phải đo.
Một bạn nhỏ ở tỉnh Hà Bắc Trung Quốc đã phát minh ra chiếc thước có thể đo
được đường cong và nó có ứng dụng trong đo đạc các đường cong, gấp khúc trên bản
đồ.
Cùng làm xem
Chuẩn bị hai chiếc thước kẻ gỗ có bề rộng khoảng 2 cm, hai bánh xe gỗ có
đường kính lớn hơn 2 cm, một đoạn dây dù, một kim dùng để chỉ vị trí và hai đinh sắt.
1, Dùng thước mài, mài hai đầu của hai thước gỗ thành hình bán nguyệt sau đó
dùng giấy ráp đánh lại cho trơn bóng.
2, Dùng thước mài ba cạnh mài lên hai chiếc bánh xe tạo nên rãnh nhỏ trên
bánh xe dùng để cho sợi chỉ trượt qua.
3, Đặt hai bánh xe vào hai đầu chiếc thước, hai chiếc thước kẹp chặt lấy bánh
xe, dùng hai chiếc đinh sắt xuyên qua tâm của bánh xe.
4, Vắt sợi dây chỉ qua hai bánh xe thành một vòng. Sợi dây trong thực tế chỉ
cần dài 20 hoặc 25 cm là được. Trên sợi dây dùng một sợi kim loại nhỏ làm kim chỉ vị
trí.
Cách sử dụng
Cho một đầu bánh xe chuyển động theo đường cần đo, bánh xe tiếp xúc với
mặt trang giấy, khi bánh xe chuyển động sợi dây cũng chuyển động và từ đó nhìn vị

trí của kim chỉ vị trí có thể thấy được độ dài của đoạn đường cong cần đo.
Biến đường cong thành đường thẳng, biến cái không thể thành có thể
Trước đây đối với những hình vẽ bất qui tắc, để đo độ dài của nó người ta
thường áp dụng cách đo biến các đường cong thành những đoạn thẳng nhỏ dích dắc
sau đó tiến hành đo các đoạn đường thẳng này và cộng tất cả các kết quả đo được mới
ra được con số cần đo. Cách làm này thật phiền phức và không chính xác. Việc phát
minh ra chiếc thước dùng để đo đường cong đã giải quyết được vấn đề này và người
bạn nhỏ người Trung Quốc đã biết dùng thước thẳng để đo biến cái không thể thành
cái có thể.
Biến cái không thể thành cái có thể, đầu tiên phải dám nghĩ dám làm, không
nên gò ép hoặc làm hạn chế tư duy, không nên lúc nào cũng nói đó là điều không thể
được. Nếu thực sự như vậy thì đúng là không thể. Tiếp theo là phải có trí tưởng tượng
phong phú. Anh-xtanh đã nói: “Sức tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức”.
Muốn sáng chế ra những thứ mà từ trước đến nay chưa từng có thì phải có đầu óc
tưởng tượng và dám tưởng tượng. Ví dụ như từ câu chuyện khoa học viễn tưởng “hai
vạn dặm dưới đáy biển” đến việc phát minh ra tàu ngầm đều là những ví dụ con người
dựa vào trí tưởng tượng của mình biến cái không thể thành cái có thể.
Phát minh trong sinh hoạt
Phương pháp phát minh: Sửa đổi
Lịch tam giác
Có một bạn nhỏ rất hiếu kì, bất cứ là việc gì cũng phải hỏi đến cùng. Một hôm
bạn nhỏ này quan sát cuốn lịch và tự hỏi: Cuốn lịch này bao nhiêu năm nay vẫn là
hình chữ nhật, tại sao lại không thay đổi cho nó một khuôn mặt khác? Liệu có thể thay
đổi cho nó một hình dáng khác hay không? Ví dụ như hình tròn, hình tam giác chẳng
hạn? Và thế là bạn nhỏ này bắt tay vào thiết kế, sau khi vẽ ra hàng loạt các loạt hình
dáng khác nhau, bạn nhỏ này thấy rằng hình tam giác có ưu thế hơn hẳn các hình dạng
khác.
Cách làm
1, Lấy một tờ giấy trắng dài 48 cm rộng 12 cm và vẽ lên đó 12 hình tam giác có
chiều cao 12 cm và đáy rộng 8 cm như hình vẽ sau đó cắt ra.

2, Lấy một tờ giấy cứng, có thể là bìa cát tông và cắt thành một hình tam giác
cao 36 cm và có đáy rộng 24 cm. Sau đó bạn chọn lấy một hình vẽ đẹp mà bạn ưa
thích và dán lên hình tam giác này.
3, Cắt phần ghi lịch trên các tấm thẻ lịch rồi dán chúng lên 12 hình tam giác
được cắt bằng giấy trắng. Sau đó lại dùng ghim đính chúng lên mặt tấm bìa hình tam
giác lớn, chú ý phải sắp xếp theo đúng thứ tự của từng tháng.
Tìm đề tài phát minh từ xung quanh mình
Những phát minh nhỏ đều có mục đích là góp phần làm cho cuộc sống thuận
tiện hơn, giải quyết những gì không thuận tay, không khoa học, không thực dụng Do
đó phải biết tìm ra các đề tài phát minh ngay từ sinh hoạt, cuộc sống, học tập, lao
động của bản thân. Đối với những thứ ở xung quanh bạn, bạn hiểu biết tường tận được
ưu điểm và khuyết điểm của nó, và bạn cũng biết cần phải cải tạo nó để nó trở nên
hoàn thiện hơn.
Việc phát hiện ra cuốn lịch luôn là hình chữ nhật của bạn nhỏ nói trên là phát
hiện ra tính không mới mẻ của nó, từ đó đã sinh ra ý tưởng cải tạo nó. Cuốn lịch tam
giác mà bạn nhỏ này thiết kế ra có ưu điểm là chế tạo đơn giản và có thể tiết kiệm
được 50% giấy.
Giới thiệu phương pháp phát minh: Sửa đổi
Đối với tất cả những ai muốn phát minh sáng chế thì trong đầu họ luôn có một
ý nghĩ, đó là thế giới này chẳng có gì là hoàn thiện cả, tất cả đều có thể cải tiến để cho
nó hoàn thiện thêm. Do đó sửa đổi là một phương pháp thường dùng trong phát minh
sáng chế. Khi nhìn thấy bất cứ một vật gì chúng ta cũng có thể đặt ra được những câu
hỏi như: hình dạng và màu sắc của chúng có thể thay đổi được không, liệu có thể sửa
thành lớn hơn hay nhỏ hơn, dài hơn hay ngắn hơn? Màu sắc nếu chuyển đổi thành
màu đỏ, màu xanh hay màu nâu thì nó sẽ như thế nào? Kết cấu của nó cũng có thể sửa
đổi được không? Kết cấu chuyển động cơ học liệu có thể chuyển thành chuyển động
điện cơ được không?
Ví dụ như cuốn lịch hình tam giác, đó là sự sửa đổi về ngoại hình. Nước Ý nổi
tiếng về những sửa đổi thiết kế ngoại hình của các đồ vật. Ở đất nước này có một
đội ngũ những người chuyên thiết kế hàng đầu, họ tiến hành thiết kế cho xe hơi, đồ

gia dụng, văn phòng phẩm và quần áo Do có những thiết kế đẹp và tinh xảo về
ngoại hình nên các sản phẩm công nghiệp của Ý được nhiều người ưa thích.
Lịch được phát minh ra như thế nào?
Trung Quốc cổ đại là một xã hội nông nghiệp, công việc nông nghiệp được chú
ý hàng đầu. Do đó các công việc như gieo hạt, chăm bón, thu hoạch đều tuân theo một
thời gian nhất định bởi nếu chỉ lỡ một khoảng thời gian ngắn thì có thể không có thu
hoạch. Do đó Trung Quốc cổ đại đã có lịch, lịch ra đời sớm nhất được khắc vào mai
rùa hoặc trên sừng trâu.
Cuốn lịch từng trang cho từng ngày được xuất hiện vào triều nhà Đường (năm
805). Khi đó Đức Tông hoàng đế cho quan ngự sử ghi chép lịch dùng từng trang một
ghi chép các công việc trong cung, mỗi ngày một trang. Sau đó những nội dung như
thiên can địa chi ( giáp, ất bính đinh mậu kỉ canh tân nhâm quí; tí sửu dần mão thìn tị
ngọ mùi thân dậu tuất hợi), 24 tiết cũng đều được ghi vào phần trên của lịch còn
phần dưới để trắng dùng cho việc ghi chép giống như lịch để bàn của chúng ta ngày
nay.
Đến đời nhà Tống, kĩ thuật in ấn phát triển do đó lịch dần dần trở thành một sản
phẩm không thể thiếu được trong đời sống của nhân dân.
Một số đề tài phát minh
Bạn có thể sử dụng phương pháp phát minh sửa đổi tiến hành cải tạo cho những
sản phẩm sau không?
Đối với một cuốn chuyện thú vị:
1, Có thể sửa đổi khổ sách làm cho nó nhỏ hơn được không để có thể bỏ vào
trong túi được?
2, Bìa sách dùng một loại giấy để làm sao cho màu sắc trên bìa luôn tươi tắn.
3, Làm thế nào để khi cuộn cuốn sách này lại thì nó vẫn không hề bị hỏng hoặc
rách nát?
Đối với một chiếc bút chì:
1, Trên cán bút vẽ các hình vẽ ngộ nghĩnh, các bạn nhỏ sẽ thích nó lắm đấy.
2, Màu sắc của cán bút độc đáo để không bao giờ có thể lẫn được với người
khác.

3, Cán bút chì có thể làm thành hình dáng ba cạnh được không? Như vậy khi
đặt lên mặt bàn nó không bị lăn đi và rơi xuống đất.
Thiết kế tham khảo
Ở đây xin giới thiệu những cải tạo đối với hộp đựng bút và túi ni lông
Hộp đựng bút: Có thể thiết kế nó giống như hình một cuốn sách, một cái ngăn
kéo phía dưới có thể đựng kim ghim , có thể làm thêm một cái nắp phía trên để nó
giống như một cái bút chì lớn.
Túi ni lông: Khi đồ vật nhiều có thể thắt một nút trên miệng túi để đồ vật không
bị rơi ra, có thể thêm vài chi tiết nào đó để nó có thể biến thành một cái mũ dùng khi
trời mưa, và cũng có thể cải tạo thành một loại chuyên dùng đựng bánh ga tô
Mắc áo có thể di động phần mắc
Đó là câu chuyện kể về cậu bé thích tìm tòi khám phá. Một hôm, cậu giúp mẹ
mang quần áo vừa giặt đi phơi. Cậu mắc từng chiếc áo vào mắc áo, đến chiếc áo len
cao cổ thì không thể nào lồng mắc áo vào được. Nếu lồng mắc áo từ phía dưới thì
chiếc áo len đầy nước sẽ làm cậu ướt mất. Làm thế nào bây giờ? Lúc đó cậu lại nhớ ra
hôm qua khi cậu lấy quần áo ra khỏi mắc áo, chiếc áo len cổ tròn của cậu cứ vướng
víu mãi với cái mắc áo. Vấn đề ở chỗ nào nhỉ? Cậu cầm chiếc mắc áo lên quan sát kỹ!
Ồ thì ra là phần móc treo ở giữa được cố định lại với hai bên của mắc áo với khoảng
cách 20 cm, cổ áo thì bé, làm sao có thể luồn mắc áo vào được.
Cậu bé lại nghĩ làm thế nào để giải quyết đây?
Nếu làm cho mắc áo bé lại, thì quần áo không căng lên được; nếu như cần móc
treo có thể di động thì cho dù là cổ áo to hay nhỏ đều có thể luồn vào được. Vậy là có
cách rồi.
Cách làm
1, Chuẩn bị 1 đoạn dây thép dài 130 cm, dùng kìm cắt sợi dây thép thành 3
đoạn, 1 đoạn 100cm, 1 đoạn 25 cm và 1 đoạn 5 cm.
2, Dùng kìm uốn đoạn dây thép dài 100 cm thành hình cái mắc áo, chú ý hai
bên phải đều nhau.
3, Uốn đoạn dây thép dài 25 cm thành 1 cái móc câu, phía dưới móc câu uốn
thành 1 lỗ hình tròn.

4, Uốn đoạn dây thép dài 5 cm thành hình tròn rồi lồng nó vào vòng tròn dưới
móc câu và phần mắc áo. Sau đó, hàn các vết nối lại.
Túi nước nóng kiểu bánh ham-bơ-gơ
Mùa đông đã đến, bên ngoài thời tiết vô cùng lạnh lẽo, buổi tối đi ngủ hai bàn
chân như đông cứng lại phải mất một thời gian rất lâu mới ủ ấm được. Cậu bé có tên

Nam cứ xuýt xoa mãi mỗi khi đông về, thế là bà của cậu mỗi buổi tối trước khi
đi ngủ lại chuẩn bị cho cậu một túi nước nóng để ủ vào chân. Thế nhưng túi nước
nóng ủ được lòng bàn chân thì bên trên bàn chân vẫn rất lạnh, còn khi ủ ấm được phía
bên trên thì lòng bàn chân lại rất lạnh. Nằm mãi không ngủ được Nam suy nghĩ liệu
có cách nào khắc phục được điều này không? Chợt nghĩ đến cái bánh Hăm - bơ - gơ
mà bố mua cho lúc chiều, thịt bò được kẹp chặt gữa hai chiếc bánh, Nam liền nghĩ tại
sao không làm một chiếc túi có hình dạng như vậy cơ chứ?
Ngay ngày hôm sau, dưới hướng dẫn của giáo viên, Nam đã vẽ ngay một thiết
kế về loại túi đựng nước nóng này. Đó là một thiết kế về việc sử dụng hai chiếc túi
nước nóng nối liền với nhau mô phỏng kiểu chiếc bánh Hăm - bơ - gơ, như vạy chỉ
cần đút chân vào thì cho dù là lòng bàn chân hay bên trên bàn chân cũng đều được
sưởi ấm.
Muốn phát minh sáng chế thì tư duy không được cứng nhắc
Có người cho rằng mọi sự vật trên thế giới này vốn là như thế không thể thay
đổi được như cái mắc áo vốn là cái mắc áo, bút bi là bút bi, quyển lịch là quyển lịch.
Đây là một lối suy nghĩ cứng nhắc, bởi vạn vật trên thế giới này đều có thể biến đổi,
bút máy cũng có thể biến thành cái mắc áo, quyển lịch cũng có thể biến đổi thành bút
máy được. Những người có suy nghĩ cứng nhắc thì không thể nào tham gia được vào
các hoạt động phát minh sáng chế bởi vì họ không có năng lực tưởng tượng và biến
đổi càng không thể nói đến ý nghĩ làm mới.
Làm thế nào để cho tư duy của chúng ta không bị cứng nhắc? Nhất định phải
tin rằng mọi vật trong thế giới này đều có thể biến đổi. Cũng phải thường xuyên theo
dõi các tin tức về khoa học mới, các sản phẩm mới cũng như giới thiệu về các phát
minh. Và còn cần phải bồi dưỡng sức tưởng tượng phong phú của mình bằng cách

xem các tác phẩm văn nghệ, truyện tranh Những sáng tạo mới về khoa học thường
được đến từ những trí tưởng tượng lãng mạn.
Nguồn gốc của bánh ham-bơ-gơ
Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra “đại lục mới” hàng loạt các cư dân châu Âu di
chuyển đến bắc Mỹ để làm ăn sinh sống, nghề hàng hải cũng nhờ đó mà phát đạt. Có
một con tàu mang tên “ Hăm- bơ- gơ A mê ri ca” thường xuyên vận chuyển khách.
Ông chủ con tàu đã sáng chế ra một loại đồ ăn mới: thịt bò băm nhỏ, bên trên là bột

×