Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.83 KB, 31 trang )

Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài niên luận, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến:
BGH Trường Đại học Khoa Học Huế, khoa Luật Đại Học Huế cùng với tất
cả quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích. Đặc
biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Ths Lê Thị Nga đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài niên luận này.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ và lãnh đạo
Toà án Nhân dân huyện Eakar, tỉnh Đak Lak. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc đến ông Nguyễn Văn Bằng là chánh án Toà án Nhân dân huyện
Eakar đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thêm nhiều
tài liệu hơn giúp tôi hoàn thành tốt bài niên luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình
khỏi những hạn chế, thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người ta thường nói “Trẻ Em hôm nay thế giới ngày mai”, đây là
câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về Trẻ Em. Đấy là tương lai của nhân
loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi gia
đình.
Cũng như vậy, trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao
giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người
lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp
phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ
luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống
xã hội, cụ thể là:
- Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực


tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra
của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì
và phát triển xã hội.
- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền
văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào
cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ.
- Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải
vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.
Đó là vai trò của người phụ nữ nói chung trên toàn thế giới và ngay
tại Việt Nam vai trò của người phụ nữ cũng rất quan trọng. Trong buổi
tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11
(WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng
định “Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của
phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế”. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt
Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ
hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai trò của phụ nữ hoàn toàn
xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng:
“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Như vậy người phụ nữ có một vị trí rất quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên
năng lực của người phụ nữ vẫn không được đảm bảo và luôn bị xâm phạm
về các quyền lợi. Nên việc nghiên cứu về đề tài: “Một số quy định bảo
vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại
tỉnh Đak Lak” là điều rất cần thiết với mục đích nâng cao sự hiểu biết
của người dân về vấn đề này nhằm nâng cao sự hiểu biết cho mọi người
dân không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn, dân tộc hay
tôn giáo để đi đến xây dựng một xã hội ngày càng dân chủ, công bằng,

văn minh, có trình độ phát triển cao, xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh
phúc cho nhân dân. Vì hai đối tượng phụ nữ và trẻ em là những người
phải chịu nhiều áp bức nhất, quyền lợi bị xâm phạm nhiều nhất trong cuộc
sống thường ngày.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu về đề tài: “Một số quy định bảo vệ và bảo đảm
quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak”
là điều rất cần thiết nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của người dân
về vấn đề này. Vì hai đối tượng phụ nữ và trẻ em là những người phải
chịu nhiều thiệt thòi nhất và bị xâm phạm quyền lợi nhiều nhất.
Hơn nữa Đak Lak là một tỉnh miền núi nên việc thực hiện quyền và
các cơ hội tiếp xúc của phụ nữ đối với các chính sách xã hội còn rất nhiều
hạn chế. Đặc biệt là trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung. Những hạn
chế đó điển hình như việc tiếp xúc với nền giáo dục, các chính sách ưu đãi
dành cho các đối tượng là nữ. Nguyên nhân của sự hạn chế này do sự hạn
chế về nhận thức pháp luật và vì sự tiếp xúc với những điểm mới của
pháp luật về bảo vệ và bảo đảm quyền trẻ em và phụ nữ. Các quy định của
pháp luật không thể được tuyên truyền và phổ biến một cách rộng rãi
trong nhân dân vì điều kiện kinh tế và địa hình không có nhiều điểm thuận
lợi. Hơn nữa đây còn là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với hơn
40 dân tộc nên việc bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em là rất khó. Bởi
vậy việc nghiên cứu về quyền và việc bảo vệ các quyền này cần được xem
xét kỹ lưỡng.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số quy định về bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và
trẻ em trong pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em, thực tiễn thực

hiện tại tỉnh Đak Lak trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010.
4. Ý nghĩ lý luận và ý nghĩ thực tiễn của đề tài:
Cha ông ta từ đời xưa đến nay đều khẳng định một điều: “trẻ em như búp
trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là để khẳng định tầm quan
trọng của trẻ em, những thế hệ trẻ sẽ tiếp bước cha anh thực hiện những
ước mơ hoài bão để xây dụng đất nước ngày một giàu đẹp, hùng mạnh để
sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tuy là những mầm non của đất
nước cần được nuôi dưỡng và bảo vệ nhưng các em vẫn hằng ngày phải
chịu những sự áp bức của người lớn. Bên cạnh những em bé bất hạnh đó
còn có những người phụ nữ, họ là những người mẹ, những người chị,
người bà… thân thích của mỗi chúng ta cũng phải chịu đựng sự xâm
phạm về những quyền cơ bản của con người.
Vì vậy trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Viêt Nam về vấn
đề trên để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ và trẻ em, ngoài ra còn
nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ và bảo đảm các quyền
của phụ nữ và trẻ em, giúp họ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng nhiều
hơn, giúp các chị em phụ nữ mạnh dạn hơn trong việc tiếp thu khoa học,
kỹ thuật để tham gia xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. Nghiên cứu
đề tài còn chỉ ra những vướng mắc, những thiếu sót trong hệ thống pháp
luật Việt Nam từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung các
điều luật sao cho phù hợp với thực tiễn hơn nhất là tại tỉnh Đak Lak, nơi
có dân số rất đông và có tỷ lệ người dân tộc thiểu số sinh sống nhiều nhất
cả nước.
Đề tài: “Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ
em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak” trong một chừng mực nhất
định niên luận sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ công tác học tập và nghiên
cứu, cũng như là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên, sinh viên
khi nghiên cứu vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Niên luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh,

phân tích, tổng hợp, thống kê. Trong sự kết hợp liều lượng khác nhau giữa
các phương pháp nghiên cứu, thì phương pháp phân tích, thống kê, tổng
hợp là phương pháp có vai trò chủ đạo
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phụ lục nội dung đề tài có kết cấu gồm
hai chương:
Chương 1: Những quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền
phụ nữ và trẻ em trong pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của phụ nữ
và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đak Lak từ năm 2005 đến nay và những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái niệm trẻ em
Trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào được gọi là trẻ em. Trong hệ
thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về tuổi trẻ em. Tuy nhiên, có
một số quy định không thống nhất, thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản
này gọi là trẻ em, ở luật khác đã thành… người lớn, dẫn đến những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Theo điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Các luật và văn bản hướng dẫn khác phải
quy định thống nhất với Luật này để thực thi thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế
nhiều quy định về trẻ em vênh nhau, gây khó khăn trong việc vận dụng.
Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Thông tư số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 5.2.2008 Liên bộ Tài chính- Y
tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả
tiền tại các cơ sở y tế công lập quy định: trẻ em dưới sáu tuổi khi khám

bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập phải xuất trình thẻ khám bệnh,
chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai sinh
hoặc giấy chứng sinh hay giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi người
giám hộ trẻ em cư trú (sau đây gọi chung là thẻ khám bệnh, chữa bệnh)…
Tại điều 39, Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định, trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới
16 tuổi nhiễm HIV mới được tiếp cận thuốc kháng HIV. Quy định này về
trẻ em phù hợp với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhưng so với các quy
định khác thì chưa khớp. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2005 không dùng thuật
ngữ trẻ em mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên. Theo đó, Điều 18,
Bộ luật Dân sự quy định, người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành
niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ
luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ
sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp
luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có
thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao
dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện. Như vậy, thuật ngữ người chưa thành niên và thuật ngữ
trẻ em có điều chỉnh những người chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự
không?
Điều 6, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý
vi phạm hành chính gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt
hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị
xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra… Trong
khi đó, Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính lại đề ra việc xử lý

người chưa thành niên vi phạm hành chính: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. 2.
Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại
khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh
này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó. 3. Người chưa thành
niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật”.
Ngay trong cùng một văn bản pháp luật cũng dùng tới 4 thuật ngữ: người
chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và
người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là
người dưới 14 tuổi, như vậy có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo
vệ và chăm sóc trẻ em không?
Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Bộ luật
Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên, (được hiểu trên 18
tuổi), người chưa thành niên ( được hiểu dưới 18 tuổi), người từ đủ 14
tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16;Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14
tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em.
Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển, người ngồi
trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp
sau thì được chở tối đa hai người: “… c) Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định
như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi. Điều 32 Luật Giao thông
đường bộ cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường
đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi
người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Hoặc

điều Điều 60 quy định: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có
dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn
máy, còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16
tuổi này có được gọi là trẻ em không, hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em?
Hiện nay, công ước quốc tế liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền
của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều
quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Để thống nhất độ tuổi gọi là trẻ em
trong các văn bản pháp luật ở nước ta, các cơ quan chức năng cần rà soát, hệ
thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi thống nhất để sử dụng các
thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án, một luật sửa nhiều
luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan
đến độ tuổi của trẻ em.
1.2 Đặc điểm và ý nghĩa về việc bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em
Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong
cuộc sống. Các quyền cơ bản nhất của phụ nữ và trẻ em không được đảm
bảo, nạn bạo lực gia đình, sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị đối với các đối
tượng là nữ diễn ra hằng ngày nhưng họ không tự biết cách để bảo vệ mình.
Vì vậy việc đấu tranh giải phóng họ là điều hết sức cần thiết. Trong cuộc đấu
tranh để giải phóng thật sự phụ nữ cần chú ý đến một công cụ đặc biệt là
giáo dục. Họ không chỉ cần được đến trường. Họ cần thực hiện quyền tới
trường của mình và ở trường đủ thời gian cần thiết để phát triển tri thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết để sinh tồn; quyền được có những điều kiện học tập
tối thiểu cần thiết để có thể tận dụng được nhà trường và các cơ hội giáo dục
khác, phát triển trọn vẹn khả năng…Đây là bước đầu để nâng cao sự hiểu
biết pháp luật của họ, giáo dục và tìm hiểu về pháp luật để phụ nữ có ý thức
về quyền thực sự của mình và những điều luật bảo vệ họ. Phụ nữ cũng
cần được tham gia trực tiếp vào mọi sự cải tổ của hệ thống giáo dục cũng
như chương trình và nội dung giáo dục… Tuy nhiên việc làm như thế nào
để nâng cao trình độ giáo dục dành cho phụ nữ và trẻ em gái ở một tỉnh miền
núi có nhiều bà con người dân tộc thiểu số, có địa hình khó khăn, có điều

kiện kinh tế kém phát triển là một điều rất khó khăn. Ngoài ra liên quan
giữa giáo dục phụ nữ và trẻ em gái với chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh
sản; phòng, chống buôn bán phụ nữ; phòng, chống HIV/AIDS; phòng,
chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em; sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực
chính trị...
1.3 Pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Bộ luật Dân
Sự (BLDS) 2005; Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004; Bộ luật
Hình Sự (BLHS) năm 1999 (có sửa đổi bổ sung năm 2009); Bộ luật Tố tụng
Hình sự (BLTTHS) năm 2003; Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Bình
đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2000; Luật Lao động (có sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006,
2007); Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004… Những văn
bản pháp luật trên có nhưng văn bản luật đã được đưa vào áp dụng nhưng
vẫn còn những văn bản pháp luật đang là những dự thảo.
Việc bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em luôn được pháp luật
Việt Nam quy định chặt chẽ và rõ ràng để bảo đảm các quyền đó không bị
xâm phạm hay hạn chế.
Ví dụ:
- Trong BLHS năm 1999 có sửa đổi bổ sung năm 2009, có rất nhiều điều
luật miễn hoặc giảm các mức án cho những người phạm tội là nữ, trong một
số tội đặc biệt nghiêm trọng người nữ lẽ ra phải chịu mức hình phạt cao nhất
là tử hình nhưng được giảm xuống cho hưởng án chung thân khi người nữ
đó đang trong thời gian mang thai hoặc trong một số vụ án đối tượng phạm
tội là trẻ em thì vẫn có những mức xử lý thích hợp như:
Điều 34 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): Không áp dụng tù
chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội;
Điều 35 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): “… Không áp dụng
hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có
thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét

xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù
chung thân…”;
Điều 46 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đối với phụ nữ đang mang thai tại điểm l khoản 1;
Điều 61 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): Tại điểm b khoản 1,
hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
Ngoài ra còn rất nhiều điều luật khác quy định về các hình phạt đối với các
hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ như tội
buôn bán người; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại điều 120
BLHS; các tội xâm phạm tới thân thể, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em

×