Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.41 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
MỤC LỤC
BẢNG PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
BẢNG PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
1 TSCĐ Tài sản cố định
2 TSLD Tài sản lưu động
3 VCĐ Vốn cố định
4 ĐTDH Đầu tư dài hạn
5 TSLNTT Tỷ suất lợi nhuận trước thuê
6 VCSHBQ Vốn chủ sở hữu
7 TSLNRVKD Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh
8 CP Chi phí
9 VCSH Vốn chủ sở hữu
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có một
lượng vốn kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh sẽ quyết định đến quy mô
cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong đó
vốn cố định lại đóng vai trò quan trọng trong vốn kinh doanh. Vì vậy, cùng với


sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật, công nghệ, vốn cố định trong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên
và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô vốn cố định
nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ cũng như
năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và quyết định tới năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm.
Việc khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm thế
nào để vốn cố định được sử dụng có hiệu quả là một khâu trọng tâm trong công
tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời
gian qua, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến đóng góp và thu được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi cần phải tiếp tục
tìm phương hướng hoàn thiện.
Từ tầm quan trọng của vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kiến trúc
và nội thất AZC cùng sự hướng dẫn tận tình của cán bộ lãnh đạo Công ty và sự
giúp đỡ tận tình của thầy, cô Trần Hương Nam, em đã tìm hiểu và chọn đề tài:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn Cố Định tại Công ty cổ phần
kiến trúc và nội thất AZC.
Luận văn của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn gồm những nội
dung chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn và vai trò của vốn trong sản
xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng về Vốn cố định và quản lý, sử dụng vốn cố
định tại công ty.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng Vốn cố định tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA
VỐN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm của vốn trong doanh nghiệp
Vốn trong doanh nghiệp là hình thức giá trị của toàn bộ TLSX được doanh
nghiệp sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Như vậy khi xét về hình thái vật chất,
vốn bao gồm hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối
tượng lao động tạo nên thực thể của sản phẩm. Còn hai bộ phận này đều là
những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh
nghiệp.
Xét về mặt giá trị thì ta thấy: Giá trị của đối tượng lao động được chuyển
một lần vào giá trí sản phẩm. Còn giá trị của tư liệu lao động do nó tham gia
nhiều lần vào quá trình sản xuất nên giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị
sản phẩm qua hình thức khấu hao. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại
vốn, nếu căn cứ vào công dụng của vốn, người ta chia vốn thành hai loại: vốn cố
định và vốn lưu động.
1.2 Vốn cố định
1.2.1 Khái niệm và cách phân loại tài sản cố định
a. Khái niệm tài sản cố định:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có nguồn lực kinh tế như sau: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động. Xét về thời gian hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của doanh
nghiệp được chia làm hai loại, đó là: TSCĐ và TSLĐ.
TSCĐ là các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu
dụng dài. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, các tài sản được ghi nhận
TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N

1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm trở lên.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( hiện nay là 10 triệu đồng).
* Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu
kì sản xuất kinh doanh với vai trò là công cụ lao động. Trong quá trình sử dụng,
TSCĐ bị hao mòn dần. Giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị
sản phẩm, bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất
kinh doanh và hình thái sản xuất vật chất ban đầu của nó vẫn được giữ nguyên
trong suốt thời gian sử dụng.
* ừ các nội dung trên có thể đưa ra định nghĩa về TSCĐ: TSCĐ trong các
doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị
sản phẩm qua các chu kỳ sản xuất.
b. Phân loại tài sản cố định
* Phân loại tìa sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế
gồm có:
Theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia
làm hai loại: Tài sản cố đinh hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái
vật chất cụ thể, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật
chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí
về mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, vị thế kinh doanh…
* Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng gồm có: Căn cứ vào tình
hình sử dụng tài sản cố định của từng thời kỳ, có thể chia toàn bộ tài sản cố định
trong doanh nghiệp thành các loại:

- Tài sản cố định đang dùng là những tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử
dụng cho các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện
tại chúng chưa cần dùng, đang dự trữ để sử dụng sau này.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý là những tài sản cố định
không cần thiết hay không phù hợp với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
* Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng ta có: Theo tiêu thức này,
toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm ba loại:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định
do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước.
* Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
- Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp
- Tài sản cố định đi thuê là tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp khác, bao gồm hai loại: tài sản cố định thuê hoạt động và tài sản cố định
thuê tài chính.
* Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành:
- Tài sản cố định hình thành theo nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả.
1.2.2 Khái niệm vốn cố định:
a. Khái niệm:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần trong
chu kỳ sản xuất và hoành thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời gian sử dụng.
Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm: giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài
chính dài hạn, chi phí XDCB dở dang, giá trị TSCĐ thế chấp dài hạn.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định(TSCĐ) của doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải thanh toán chi trả bằng tiền.
Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và
vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu từ ứng
trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh
nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình.
Vì là vốn đầu từ tự ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên
quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định quy mô TSCĐ, có ảnh hưởng
lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử
dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và lưu chuyển
vốn cố định.
b. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định
- Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sản
phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ
sản xuất quyết định.
- Hai là: Vốn cố định luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân
chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức chi phí khấu
hao) tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ.

- Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng
luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm
dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống
cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết
vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân
chuyển, để đảm bảo và phát triển nguồn vốn đã hình thành nên nó.
Từ những phân tích trên đây ta có thể rút ra khái niệm về vốn cố định như
sau: “ Vốn cố định của doanh nghiệp là mộ bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi
TSCĐ hết thời gian sử dụng”.
1.2.3 Hao mòn và khấu hao TSCĐ:
a. Hao mòn TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác
nhau nên TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và
giá trị của TSCĐ do hao mòn tự nhiên và do tiến bộ của KHKT.
- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất và giá trị của TSCĐ trong
quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, thì đó là sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu
của các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ,
hóa chất để khôi phục lại giá trị sử dụng cần tiến hành sửa chữa thay thê. Về mặt
giá trị, hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị TSCĐ cùng với quá trình chuyển
dịch dần từng phần vào giá trị thương mại và giá trị sản phẩm sản xuất.
- Hao mòn vô hình: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng
của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bao gồm có hao mòn loại 1, hao mòn loại 2, loại 3.
b. Khấu hao TSCĐ:

* Khái niệm:
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn
hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn để chuyển dịch vào
giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ.
* Ý nghĩa: Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế
lớn đối với doanh nghiệp.
- Khấu hao hợp lý là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố
định, làm cho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ
hết thời gian sử dụng.
-Khấu hao hợp lý giúp doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu
hao để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
-Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lý là
mộ nhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các phương pháp khấu hao TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: là phương pháp tỉ lệ khấu hao
và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời
gian sử dụng TSCĐ.
Công thức xác định: Mức khấu hàng năm (M
kh
)

Trong đó: NG : nguyên giá TSCĐ

T : thời gian sử dụng TSCĐ
- Tỉ lệ khấu hao hàng năm: ( T
kh
):
T
kh
=
M
kh
X 100 hay T
kh
=
1
X 100
NG T

Nếu doanh nghiệp trích khấu hao hàng tháng thì lấy mức khấu hao hàng
năm chia cho 12 tháng.
Nhận xét về phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Ưu điểm:
Cách tính này đơn giản, dễ làm, chính xác đối với từng loại TSCĐ.
Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành hoặc chi phí lưu thông một cách
đều đặn, làm cho giá thành và chi phí lưu thông được ổn định.
Nhược điểm:
Khả năng hồi vốn chậm, không phản ánh đúng chất lượng hao mòn thực tế
của tài sản cố định và không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình do không
lường hết được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ( phương pháp khấu hao nhanh)
Công thức tính: M
kh

= G
di
x Tk
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
M
kh
=
NG
T
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Tk = T
kh
x H
s
Trong đó:
G
di
: giá trị còn lại TSCĐ đầu năm.
T
k
: tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần.
T
kh
: tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
H
s
: hệ số điều chỉnh được xác định tùy thuộc vào thời gian sử dụng TSCĐ.
Ưu điểm:

Khả năng thu hồi vốn nhanh và phòng ngừa được hiện tượng mất giá do
hao mòn vô hình.
Nhược điểm:
Số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu
của máy móc. Người ta giải quyết nhược điểm này bằng cách khi chuyển sang
giai đoạn cuối thời gian phục vụ của TSCĐ, ta có thể sử dụng phương pháp khấu
hao bình quân.
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng ( hoặc khối lượng sản phẩm) sản
xuất trong kỳ
Số lượng sản phẩm(khối Mức khấu hao của một
M
kh
= lượng sản phẩm) sản x đơn vị sản phẩm tính
Xuất trong kỳ theo lũy kế
1.2.4 Các giải pháp sử dụng vốn cố định có hiệu quả và bảo toàn vốn
a. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp:
Nhằm phản ánh về mặt chất việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý tài chính có thể so sánh kết quả
quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa đơn vị mình với các doanh nghiệp có quy
mô sản xuất tương tự để rút ra những trọng điểm cần quản lý.
Thuộc loại chỉ tiêu tổng hợp gồm có:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố
định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ ( đoạn nài cắt lên trên )

Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Số VCĐ đầu kỳ + Số VCĐ cuối kỳ
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ =
2
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng
nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Thông qua chỉ tiêu này cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh
Hệ số huy động VCĐ =
trong kỳ Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Hệ số hao mòn tài sản cố định:
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng quan nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
- Hệ số hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu
ứng sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuân trong
kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất:
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam

Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất
Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công =
Nhân công trực tiếp Số lượng nhân công trực tiếp sản xuất
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố
định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu
( đoạn nài cắt lên trên)
Lợi nhuận trước ( sau) thuế thu nhập
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Số dư VCĐ bình quân trong kỳ
Khi sử dụng chỉ tiêu này cần lưu ý là chỉ tính những lợi nhuận có sự tham
gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra. Vì vậy, cần phải loại bỏ những khoản thu nhập
khác như lãi về hoạt động tài chính, lãi do góp vốn liên doanh….không có sự
tham gia của tài sản cố định
b. Các giải pháp nâng cao hiệu quả và bảo toàn vốn cố định
Một là: Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất
định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến
động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của
TSCĐ, để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ, không đủ
mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu sau:
- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh
nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình
thường như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt,
chạy thủ, lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng, thuế
và lệ phí trước bạ nếu có. Tùy theo từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,
nguyên giá TSCĐ được xác định với nội dung cụ thể khác nhau.
+ Ưu điểm: cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm TSCĐ
ở thời điểm ban đầu.
+ Nhược điểm: do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn tới sự khác nhau

Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
về giá trị ban đầu của cùng một loại TSCĐ nếu được mua sắm ở những thời kỳ
khác nhau.
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục ( còn lại là đánh giá lại): là giá trị
để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học
kỹ thuật, giá đánh lại thường xuyên thấp hơn nguyên giá.
+ Ưu điểm: thống nhất mức giá cả của TSCĐ được mua sắm ở thời điểm
khác nhau về thời điểm đánh giá.
+ Nhược điểm: rất phức tạp, do đó thường sau một số năm nhất định người
ta mới đánh giá lại một lần.
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại TSCĐ chưa
chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu hoặc
giá sau khi đánh giá lại.
+ Ưu điểm: đánh giá giá trị còn lại tính theo nguyên giá cho phép thấy
được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá. Từ đó giúp cho việc lựa
chọn phương pháp khấu hao thích hợp để thu hồi vốn đầu tư còn lại để bảo toàn
vốn sản xuất kinh doanh của mình.
Hai là: Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao phù
hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô
hình. Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của
TSCĐ ( cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức
hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời gian sử
dụng. Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi
phí sản xuất đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra để có chính sách khấu hao
phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường, vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn, vừa
không gây nên sự đột biến trong giá cả.

Ba là: Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất,
đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời
gian và công suất. Kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư
hỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng.
Bốn là: Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời gian sử dụng hoặc hư hỏng bất
thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa
chữa lớn, cần cân nhắc tính toán kĩ hiệu quả của nó. Nếu chi phí sửa chữa TSCĐ
mà lớn hơn mua sắm thiết bị mới thì nên thay thế TSCĐ cũ.
Năm là: Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa
rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất Vốn cố định do các nguyên nhân
khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước
chi phí phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Còn nếu tổn thất TSCĐ do
các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường
cho doanh nghiệp.
Sáu là: Khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định của doanh nghiệp.
Khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định của doanh nghiệp. Căn cứ vào các
dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn
đầu tư phù hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể khai thác
nguồn Vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: lợi nhuận để
lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách nhà nước tài trợ, từ
nguồn vốn vay ngân hàng, từ thị trường vốn. Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm,
nhược điểm riêng biệt và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác
nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp phải
chú ý đa dạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn

vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ Vốn cố định hợp lý và có lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén và luôn đổi mới các
chính sách, cơ chế tài chính của nhà nước để tạo mọi điều kiện cho doanh
nghiệp có thể khai thác, huy động được các nguồn vốn cần thiết.
Bảy là: Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu
tư dài hạn ( mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và
trong các trường hợp thiếu vốn lưu động doanh nghiệp có thể sử dụng vốn cố
định thừa vào các loại hoạt động kinh doanh thường xuyên ( sản xuất các sản
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
phẩm hàng hóa, dịch vụ) của doanh nghiệp.
Do đặc điểm của TSCĐ và Vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh song vẫn giữ được nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử
dụng ban đầu ( đối với TSCĐ hữu hình) còn giá trị còn giá còn lại chuyển dịch
dần dần vào giá trị sản phẩm. Vì thế nội dung bảo toàn Vốn cố định luôn bao
gồm hai mặt hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở, tiền
đề để bảo toàn Vốn cố định về mặt giá trị.
Bảo toàn Vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái
vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì
thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá
trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ,
Thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì
và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước
thời hạn quy định. Mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi riêng.
Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ; mọi trường hợp
thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Bảo toàn Vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được giá trị thực( sức

mua) của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban
đầu bất kể sựu biến động giá cả, sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng của
tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Trong các doanh nghiệp nguyên nhân không bảo toàn Vốn cố dịnh có thể
chia làm 2 loại: Nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các nguyên nhân chủ
quan phổ biến là : do các sai lầm trong quyết định đầu từ TSCĐ, do việc quản
lý, sử dụng TSCĐ kém hiệu quả, các nguyên nhân khách quan thường là: do rủi
ro bất ngờ trong kinh doanh( thiên tai, dịch họa), do tiến bộ khoa học kĩ thuật,
do biến động của giá trị thị trường.
Tám là: Phân cấp quản lý vốn cố định.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước do có sự phân biệt giữa quyền sở hữu
vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lsy kinh doanh, do
đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.
Theo quy chế tài chính hiện hành các doanh nghiệp nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc
hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Chủ động thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát
triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu
suất sử dụng.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kĩ

thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất để đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Cấc hình thức
đầu tư đó gồm: mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức
đầu tư khác.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT AZC
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a. Vài nét chính về công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC
Tên viết tắt : AZCompany
Địa chỉ trụ sở: Số nhà 12B- Ngõ 198B – Đường Nguyễn Tuân – Phương
Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội
Điện thoai: 04.5574610
Fax: 04.5574610
Tài khoản số: 102010000051697
Tại ngân hàng Công thương Thanh Xuân
Mã số thuế: 0101222129 cấp ngày 8/2/2001
b. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kiến trúc và nội
thất AZC.
- Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC được thành lập theo giấy đăng ký
kinh doanh số 0103000914 ngày 22/01/2001 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp và đăng ký thay dổi lần thứ 2 ngày 03/11/2006. Cụ thể là: Xây dựng các công

trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng công trình nhà cao tầng, khu đô thị và xây
dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông…
- Người đại diện : Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Lê Mạnh Cường
- Trải qua hơn 10 năm thành lập xây dựng xây dựng và trưởng thành cùng
với sự quản lý giúp đỡ từ các ban ngành và sự nỗ lực vượt bậc trong lao động và
sáng tạo của công nhân viên trong công ty, công ty đã có rất nhiều công trình
góp phần khẳng định mình trên lĩnh vực xây dựng.
- Hiện nay với đội ngũ cán bộ công nhân viên tinh thông nghiệp vụ, các kỹ
sư giàu kinh nghiệm, công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC đang hội nhập
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
và cạnh tranh để tồn tại và phát triển đồng thời nâng cao trình độ, phương pháp
quản lý chất lượng. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần kiến
trúc và nội thất AZC với phương châm đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở duy trì
và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống, góp phần quan trọng trong
công cuộc CNH – HĐH Đất nước.
Bằng định hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm mở rộng
quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, những năm vừa qua, một mặt công ty
cổ phần kiến trúc và nội thất AZC tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và
nâng cao trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật của lĩnh vực truyền thống, mặt
khác đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác, sản xuất ống cống bê tông
cốt thép theo công nghệ quay li tâm, cầu đường giao thông hạ tầng kỹ thuật tại
các thành phố, sân bay, bến cảng…
Những lĩnh vực ngành nghề mới của công ty đã phát huy được hiệu quả,
cùng với ngành nghề truyền thống làm tăng năng suất cạnh tranh, vì thế tạo ra
nhiều sản phẩm mới, nhiều việc làm và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Các công trình tiêu biểu công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC đã và
đang tham gia: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Nhà máy sứ linax, Nhà máy

dược phẩm Hải Dương.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần kiến
trúc và nội thất AZC.
* Mô hình tổ chức quản lý của công ty

Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
15
Giám đốc
Công ty
Phó Giám đốc
Công ty
Phòng tổ chức
Hành chính
Phòng Tài
chính Kế toán
Phòng kế
hoạch kỹ thuật
Các đội
xây dựng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh
vực hoạt động của công ty theo phân công ủy nhiệm của Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức quản lý nhân
lực và cán bộ quản lý trong Công ty. Đồng thời có nhiệm vụ phân phát những tài
liệu cho các phòng ban khác.

- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thma mưu tài chính cho giám
đốc, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, tổ chức công tác kế
toán, phân tích các hoạt động tài chính.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát chất
lượng, an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty, tham gia nghiên
cứu, tính toán chi phí các công trình đấu thầu, xem xét các sáng kiến cải tiến, áp
dụng
Khoa học kỹ thuật tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
của với đơn vị trực thuộc
- Các đội xây dựng: làm việc ở các công trường, chịu sự quản lý của Giám
đốc, phó giám đốc.
2.1.3 Những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính
Công ty kinh doanh xây dựng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của
Tổng công ty và Bộ xây dựng, bao gồm các công trình công nghiệp, công trình
dân dụng, sản xuất cấu kiện, bao gồm các loại vật liệu phụ xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình: Dân dụng – Công nghiệp – Giao thông –
thủy lợi – Nhà ở - San lắp mặt bằng và hạ tầng cơ sở
- Buôn bán, sản xuất, gia công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các
loại vật tư, máy móc phục vụ xây dựng và lắp đặt điện nước
- Buôn bán vật liệu xây dựng
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
- Lắp đặt điện, nước
- Trang trí nội, ngoại thất
- Kinh doanh nhà và bất động sản
- Sản xuất gia công sản phẩm cơ khí, đồ mộc dân dụng và đồ mộc XD
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
- Cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, các
ngành khác theo quy định pháp luật, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.
- Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công
trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: Lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết
kế, thẩm định thiết kế, tổng dự toán, giám sát thi công, trang trí nội ngoại thất.
2.1.4 Tình hình tổ chức kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất
AZC
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán của công ty,
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
17
Kế toán
Trưởng
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán Vật
Tư hàng hóa
Kế toán
Ngân hàng và
Thanh toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình hoạt động tài chính của công ty,
chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan tài chính cấp trên, với thanh
tra kiểm soát nhà nước.
- Kế toán tổng hợp : Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, tổng hợp các
thông tin từ các bộ phận kế toán khác để tính giá thành sản phẩm, lên báo cáo tài
chính và lập báo cáo thuế vào cuối kỳ.
- Kế toán ngân hàng và thanh toán: Chịu trách nhiệm về thanh toán tiền
lương và các khoản thanh toán cho ngân hàng, thực hiện vốn bằng tiền tất cả các

khoản thanh toán trong nội bộ ngân sách nhà nước, với khách hàng, thu hồi vốn
của công ty.
- Kế toán vật tư hàng hóa: theo dõi tình hình mua vào bán ra của các mặt hàng
của công ty, sự biến động của tài sản cố định và ghi sổ khấu hao tài sản cố định.
2.1.5 Một số đặc điểm của công tác kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc
và nội thất AZC
a. Chế độ kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam của Bộ tài chính
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
b. Hình thức kế toán
Hệ thống kế toán của công ty được tiến hành theo hình thức Nhật ký chung.
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán lập định khoản và ghi sổ
Nhật ký chung theo thời gian phát sinh và định khoản. Sau đó căn cứ vào số liệu
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản và các sổ khác có liên
quan bằng phần mềm kế toán máy theo trình tự sau:
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký chung tại công ty





Giải thích
Ghi chú hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
c. Niên độ kế toán.

Công ty áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày
31/12/N hàng năm.
d. Kỳ kế toán: Tháng, quý năm
e. Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán: đồng Việt Nam (VND)
g. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng năm tồn kho: Phương pháp kê
khai thường xuyên.
h. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ thuế.
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
19
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc
biệt
Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi
tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
i. Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp tuyến tính.
k. Phương pháp tính giá trị vốn thực tế hàng xuất kho: phương pháp
bình quân gia quyền.
l. Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, bảng cân đối phát sinh các tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2 Thực trạng công tác quản lý vốn tại công ty cổ phần kiến trúc và
nội thất AZC
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kiến trúc và

nội thất AZC
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán năm 2009 – 2010 của công ty cổ phần
kiến trúc và nội thất AZC.
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ lệ
TÀI SẢN 280.846,5 100 326.398,1 100 45.551,5 13,95
A/TSLĐ và ĐTNH 187.231,67 66,67 201.674,27 61,7 14.442,6 71,6
I/Tiền 60.397,32 21,5 68.432,32 20,9 8.035 11,74
III/Khoản phải thu 104.017,59 37,03 112.356,29 34,42 8.338,7 7,42
IV/HTK 15.602,64 5,55 17.321,74 5,3 17191,1 99,24
V/TSNH khác 4.524,62 2,59 3.563,92 1,08 -960,7 -26,95
B/TSCD và ĐTDH 93.614,93 33,33 124.722,83 38,21 31.107,9 13,95
I/TSCD 49,271,05 17,54 46.875,54 14,36 -2.395,51 1,92
II/Nguyên Giá 62.654,76 22,3 79.765,43 24,43 17,110,67 21,45
III/Khấu hao 50.674,86 18,04 57.987,32 17,76 7.312,46 12,61
IV/Chi phí trả trước
dài hạn
44.343,88 15,78 77.874,29 23,85 33.503,41 43,03
NGUỒN VỐN 280.846,6 100 326.398,1 100 45.551,5 13,95
A/ Nợ phải trả 187.231,87 66,67 195.342,12 59,84 8.110,25 4,15
I/ Nợ ngắn hạn 144.024,5 51,28 150.263,16 46,03 6.238,66 4,15
II/ Nợ dài hạn 43.207,37 15,38 45.078,96 13,81 1.871,59 4,03

B/NVCSH 93.614,13 33,33 131.055,98 40,16 37.441,85 28,56
Theo bảng số liệu trên ta thấy công ty cổ phần kiến trúc và nội thất AZC có
một cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý. Là một công ty mang tính đặc trưng của
ngành xây dưng lẽ ra vốn cố định phải chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Nhưng do
tính chất hoạt động của công ty là hoạt động theo gói thầu nên mọi trang thiết bị
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Hương Nam
máy móc của công ty đều được thuê theo từng công trình. Vì vậy vốn cố định
của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh. Vốn cố định tại công
ty chủ yếu là nhà của, các công trình kiến trúc, đất đai mà công ty sở hữu cùng
một số máy móc có giá trị không lớn, vốn cố định của công ty không có sự biến
đổi đáng kể qua các năm.
Số liệu của bảng trên cho ta thấy quy mô kinh doanh của công ty năm 2010 so
với năm 2009 tăng lên và được phản ánh ở giá trị tài sản của công ty. Năm 2009
đạt 280.846,6 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đạt 326.391,1 triệu đồng. Tăng cao
hơn so với năm 2009 là 45.551,5 triệu đồng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm
2009 chiếm tỷ trọng 33,33% nhưng đến năm 2010 chiếm tỷ trọng là 38,21%
Tổng số vốn kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,95% tương
ứng với số tiền là 45.551,5 triệu đồng. Bên cạnh đó vốn lưu động của công ty lại
tăng một lượng đáng kể, chứng tỏ trong năm 2010 quy mô hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đã được mở rộng ra, từ đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty cũng tăng lên so với năm 2009.
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010 của
công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh
Số tiền Tỷ lệ
1 DTBH và cung cấp dịch vụ 305.234,13 324.256,45 19.022,32 6,23

2 Các khoản giảm trừ 846,69 804,23 -42,46 5,27
3 Doanh thu thuần 340.387,44 323.452,22 19.064,78 5,89
4 Giá vốn hàng bán 234.144,18 237.245,14 3.100,96 1,307
5 Lợi nhuận gộp 70.243,26 86.207,08 15.963,82 18,5
6 Chi phí bán hàng 27.671,58 29.356,15 1.684,57 5,73
7 Chi phí quản lý DN 21.741,96 22.432,14 690,18 3,07
8 Doanh thu từ HĐ TC 380,844 358,456 -22,388 -6,24
9 Chi phí HĐTC 4.798,64 5.579,42 780,78 13,99
10 Lợi nhuận từ HĐTC (4.417,796) (5.220,964) (830,168) 15,38
11 Thu nhập khác 4.257,16 5.321,96 1.064,8 20
12 Chi phí khác 1.150,58 2.003,24 852,66 42,56
13 Lợi nhuận khác 3.106,58 3.318,72 212,14 6,39
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 68.932,044 84.304,836 15.372,792 18,23
15 Thuế TNDN phải nộp 18.696,411 21.076,209 2.379,798 11,29
16 Lợi nhuận sau thuế 50.235,633 63.228,627 12.992,994 20,54
Lê Công Trụ Lớp KT 25 MSV:
6CD1215N
21

×